Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả của một số phác đồ điều trị đa u tủy xương từ 2015 2018 TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 27 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa u tuỷ xương (ĐUTX, Kahler) là một bệnh ác tính dịng lympho
đặc trưng bởi sự tích lũy các tương bào (Tế bào dòng plasmo) trong tủy
xương, sự có mặt của globulin đơn dịng trong huyết thanh và/hoặc trong
nước tiểu gây tổn thương các cơ quan. Bệnh chiếm 1-2% bệnh ung thư
và 17 % bệnh ung thư hệ tạo máu tại Mỹ, tại Việt Nam bệnh chiếm
khoảng 10% các bệnh ung thư hệ tạo máu. Khoảng 160.000 ca bệnh mới
mắc và nguyên nhân tử vong của 106.000 NB trên thế giới năm 2016.
Bệnh học của ĐUTX là một quá trình phức tạp. Giả thuyết được
ủng hộ nhất là ĐUTX phát triển từ bệnh tăng đơn dịng gamma globulin
khơng điển hình (MGUS). Sự tăng sinh tương bào ác tính ảnh hưởng đến
tổn thương các cơ quan (thiếu máu, loãng xương, tăng canxi, suy thận)...
Sự phát triển của khoa học đặc biệt là huyết học như di truyền phân
tử, gen,… nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán đã được cập nhật giúp các nhà lâm
sàng chẩn đốn sớm, phân nhóm các yếu tố tiên lượng,... Phân loại giai
đoạn dựa vào bất thường NST và ngày càng có giá trị, tuy nhiên việc
chẩn đốn đó phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tỷ lệ tương bào chưa thể
đảm bảo ở những nước đang phát triển, vì vậy nhiều nghiên cứu đã áp
dụng các yếu tố tiên lượng độc lập khác nhau rồi áp dụng thành bộ chỉ số
đa biến các yếu tố tiên lượng MPI như Calci, LDH, NLR, Hb, FLCr,…
Phát triển cùng q trình chẩn đốn và phân loại, nhiều phương
thức điều trị được đưa ra, từ những năm 1950 Corticoid và Melphalan,
cho đến nay bên cạnh các phác đồ cổ điển như VAD, MPT, TD… đã có
nhiều phác đồ khác nhau như ghép tế bào gốc, Bortezomid, VRD …. Các
thuốc điều hòa miễn dịch, các chất ức chế proteasome, các kháng thể đơn
dòng... bằng các cơ chế khác nhau, sử dụng đơn độc hoặc phối hợp tạo
thành các phác đồ đã cải thiện tỷ lệ đáp ứng và giảm tỷ lệ tái phát sớm
của bệnh, ghép tế bào gốc tự thân được điều kiện hóa bởi Melphalan ở
nhóm đủ điều kiện là phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh ĐUTX.
Sự phát triển các phương pháp điều trị và thuốc hỗ trợ đã cải thiện
đáp ứng điều trị, tuy nhiên bệnh hiện nay vẫn khó điều trị khỏi.


Nhằm cập nhật những thay đổi về quan điểm chẩn đốn, phân
nhóm nguy cơ, tiên lượng và điều trị ĐUTX. Chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của các yếu tố tiên lượng tới kết quả
của một số phác đồ điều trị Đa u tủy xương từ 2015 - 2018” nhằm:
1.
Nghiên cứu đặc điểm các yếu tố tiên lượng ở người bệnh ĐUTX.


2.

Nghiên cứu giá trị của các yếu tố tiên lượng đó tới kết quả của
một số phác đồ điều trị ĐUTX tại Bệnh viện Bạch Mai 2015 2018.
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Là một nghiên cứu có cỡ mẫu tương đối lớn 289 bệnh nhân mới chẩn
đoán, được tiến hành ở cơ sở có chất lượng chun mơn hàng đầu Việt Nam.
Luận án có bố cục trình bày đầy đủ, nội dung hợp lý. Luận án là một trong
những nghiên cứu có đánh giá đầy đủ nhất, đặc biệt là ở Việt Nam về các
yếu tố tiên lượng và mối liên quan tới các phác đồ điều trị về tỷ lệ đáp ứng,
thời gian sống thêm toàn bộ (OS) và sống thêm bệnh không tiến triển (PFS)
và nguy cơ tử vong, có thể coi là tài liệu tham khảo tốt.
Mục tiêu 1. Đặc điểm các yếu tố tiên lượng ở người bệnh ĐUTX
- Đột biến số lượng NST: 11,8%. Del 13q và t(4;14) là 26,76%, del(17p) là
11,27% và t(14;16) là 5,63%.
- Nhóm nguy cơ cao: tuổi ≥ 65 là 41,87%, ECOG ≥ 2 là 87,89%, P ≥
30% là 48,79%, Hb < 100 g/L là 73,7%, NLR ≥ 2,25 là 46,37%, SLTC <
150 G/L là 28,03%. FLCr ≥ 100 hoặc ≤ 0,01 là 34,67%, nồng độ Calci ≥
2,67 mmol/L là 20,6%, theo nồng độ β2M ≥ 5,5 mg/L là 63,6%.
- Phân loại MPI: Tỷ lệ nguy cơ cao 67,13%, trung bình 25,26% và tiêu
chuẩn là 7,61%.
Mục tiêu 2. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng

tới kết quả điều trị
- Kết quả điều trị chung: Tỷ lệ LBMPRT trở lên là 54,05%, tỷ lệ LBMP
là 9,01% và LBTT là 14,41%, bệnh không đáp ứng hoặc tiến triển là 22,52%.
OS là 37,24 ± 1,87 tháng, PFS là 35,96 ± 2,54 tháng.
- Các yếu tố tiên lượng liên quan tới tỷ lệ đáp ứng LBMPRT trở lên:
ECOG < 2 , NLR < 2,25, SLTC ≥ 150, phác đồ điều trị mới và bộ chỉ số
tiên lượng MPI.
- Các yếu tố tiên lượng liên quan tới OS: R-ISS, ECOG< 2, P<30%,
NLR< 2,25, SLTC ≥ 150 G/L, Calci < 2,67 mmol/L, β2M ≥ 5,5 mmol/L và
MPI. Liên quan tới PFS: Tuổi < 65 và SLTC ≥ 150 G/L.
- Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng tới nguy cơ tử vong bao
gồm : nguy cơ cao theo Mayo Clinic, R-ISS III, ECOG ≥ 2, tỷ lệ P ≥ 30%,
NLR ≥ 2,25, SLTC < 150 G/L, Calci ≥ 2,67 mmol/L, β2M ≥ 5,5 mmol/L.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có 133 trang, gồm: đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu (2 trang),
tổng quan (34 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (21 trang), kết
quả nghiên cứu (29 trang), bàn luận (44 trang), kết luận (2 trang) và kiến


nghị (1 trang). Luận án có 76 bảng, 20 biểu đồ, 20 mục hình ảnh, 199 tài
liệu tham khảo, trong đó 11 tài liệu tiếng Việt và 188 tài liệu tiếng Anh.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về lịch sử và bệnh nguyên, bệnh sinh
1.1.1. Sơ lược lịch sử bệnh
Năm 1844 Samuel Solley mô tả ca bệnh đầu tiên. Năm 1889, Otto
Kahler mô tả biểu hiện thường gặp của bệnh (bệnh còn gọi là Kahler).
1972, Mathé và Rappaport định nghĩa bệnh ĐUTX là bệnh “ung thư hệ
thống tương bào”. 1975 Durie - Salmon phân loại 3 giai đoạn kèm chức
năng thận (I, II, III, A hoặc B), 1982 ca ghép tế bào gốc đầu tiên. Năm
2005, Hệ thống phân chia giai đoạn quốc tế (ISS) ra đời, IMWG 2014

cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán và 2015 cập nhật đột biến NST phối hợp
với ISS thành R-ISS thuận lợi phân chia giai đoạn bệnh. Cùng với q
trình chẩn đốn và phân loại, nhiều phương thức điều trị cũng được đưa
ra: 1950 bằng Corticoid và Melphalan đầu thế kỷ 21 là các thuốc điều
hòa miễn dịch, chất ức chế proteasome và kháng thể đơn dòng... Cho đến
nay bên cạnh các phác đồ cổ điển: VAD, MPT, TD… đã có nhiều phác đồ
như ghép tế bào gốc, sự phổi hợp các thuốc mới Bortezomid,
Lenalidomide: VCD, VRD… đã cải thiện tỷ lệ đáp ứng và giảm tỷ lệ tái
phát sớm, ghép tế bào gốc tự thân được điều kiện hóa bởi Melphalan ở
nhóm đủ điều kiện là phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh ĐUTX.
1.1.2. Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc bệnh 4-5/100.000 dân/năm. Khoảng 32.110 ca mới
mắc/100.000 NB đang điều trị, khoảng 12.960 người chết năm 2019. Tỷ
người da đen cao gấp 2-3 so với da trắng. Nam/nữ là 1,44:1. Bệnh tăng dần
theo tuổi, trung bình ở nam là 69 và nữ là 71, < 5 % dưới 40 tuổi. Tỷ lệ
sống 5 năm là 50%. Tỷ lệ mắc tại một số quốc gia là 3,7-5,2/100.000.
Ở Bv Bạch Mai 1991- 1996 có 44 NB, T1/2010 – T6/2012 có 127
NB, T1/2015 - T12/2018 có 289 NB mới được chẩn đốn ĐUTX.
1.1.3. Sinh bệnh học đa u tủy xương
Bệnh học của bệnh ĐUTX phức tạp tiến triển qua 2 quá trình với
giả thuyết bệnh phát triển từ tăng đơn dịng gammaglobumin khơng điển
hình. Bệnh tiến triển gây tổn thương cơ quan được chẩn đoán ĐUTX.


Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh ĐUTX
Sinh bệnh học của tổn thương cơ quan cuối cùng
Khi tiến triển thành bệnh ĐUTX, NB sẽ gây tổn thương các cơ
quan đích (tăng calci máu, tổn thương xương, suy thận và thiếu máu…),
do sự xâm lấn các tế bào plasma vào xương sự lắng đọng chuỗi nhẹ.
1.1.4.1. Tổn thương xương: là đặc trưng của bệnh do sự mất cân bằng

hoạt động các tế bào tạo cốt bào và hủy cốt bào.
1.1.4.

Hình 1.2. Tổn thương xương trong bệnh ĐUTX
1.1.4.2. Đau xương: khoảng 70% do tiêu xương và tổn dây thần kinh.
1.1.4.3. Tăng calci huyết thanh: hậu quả của sự phá hủy xương.
1.1.4.4. Suy thận: ngun nhân chính là tăng protein đơn dịng và canxi.
1.1.4.5. Giảm các dòng máu ngoại vi: do xâm lấn tế bào Plasmo phá hủy
vi môi trường tủy xương.
1.1.4.6. Bệnh Amyloidosis và bệnh lắng đọng chuỗi nhẹ: xảy ra ở các cơ
quan như tim, thận, tiêu hóa, và phế quản phổi...
1.1.4.7. Tăng độ nhớt huyết tương: do protein đơn dòng bất thường.
1.1.4.8. Bệnh trụ thận(Cast neropathy): do lắng đọng chuỗi nhẹ cầu thận.
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh ĐUTX theo IMWG 2014
a) Tỷ lệ tế bào Plasmo trong tủy xương ≥ 10% hoặc trên mảnh sinh
thiết mô bệnh học chẩn đoán u tương bào và
b) Tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể (≥1cơ quan)(CRAB):


[C] : Tăng canxi máu (Calci >11 mg/L hoặc >2,75mmol/L).
[R] : Suy thận (creatinine >2 mg/100ml hoặc >177 µmol/L).
[A] : Thiếu máu (Hb <100 g/L hoặc < giới hạn thấp 2g/L).
[B] : Tổn thương xương hoặc loãng xương ở 1 hoặc nhiều vị trí ≥
5 mm trên chụp X.Quang, MRI, CT, hoặc PET / CT.
c) Hoặc có sự hiện diện của ít nhất một biomarker liên quan đến sự tiến
triển khơng thể tránh khỏi đến tổn thương cơ quan đích:
- ≥ 60 phần trăm tế bào plasmo trong tủy xương.
- Tỷ lệ thành phần chuỗi nhẹ ≥ 100 hoặc ≤ 0,01.
- Tổn thương xương trên phim chụp MRI có nhiều hơn một tổn
thương trọng tâm (bao gồm xương hoặc tủy xương).

Các biểu hiện của tổn thương cơ quan không phải là CRAB
không đặc hiệu và không dùng làm tiêu chẩn chẩn đoán ĐUTX.
1.1.6. Chẩn đoán phân biệt: Bệnh MGUS, ĐUTX tiềm tàng, Bệnh
Waldenstrom Macroglobin và Bệnh U plasmo ngoài tủy
1.2. Các yếu tố tiên lượng trong Đa u tủy xương
1.2.1. Các bất thường di truyền: Có vai trị trung tâm, 2 loại bất thường
di truyền được sử dụng rộng rãi là bất thường về NST và gen. Các bất
thường được chia làm các nhóm nguy cơ cao và nguy cơ chuẩn.

Hình 1.3. Các bất thường di truyền trong ĐUTX
1.2.1.3. Độ biểu hiện gen tăng trưởng (GEP - Gene Expression Profile):
tăng sinh bất thường một số gen nguy cơ cao là yếu tố tiên lượng xấu.
1.2.2. Các yếu tố tiên lượng lâm sàng
1.2.2.1. Tuổi: Tuổi càng cao tiên lượng càng kém, tuổi trẻ có nhiều lựa
chọn điều trị, nhiều nghiên cứu chọn ngưỡng nguy cơ cao là 65 tuổi.
1.2.2.2. Chỉ số lâm sàng ECOG: các nghiên cứu đều chọn ngưỡng ECOG
≥ 2 thuộc nhóm nguy cơ cao.
1.2.3. Các yếu tố tiên lượng huyết học
1.2.3.1. Chỉ số tương bào PLCi: PCLi cao có thời gian tiến triển bệnh
ngắn, hiện nay ít sử dụng vì đánh giá khó khăn, kỹ thuật cao.


1.2.3.2. Tỷ lệ Plasmo: nhiều nghiên cứu chọn tỷ lệ 30% để đánh giá kết quả.
1.2.3.3. Nồng độ Hb: Các nghiên cứu đều chọn Hb <100 g/L là nguy cơ cao.
1.2.3.4. NLR: nhiều tác giả lấy NLR ≥ 2,25 là ngưỡng nguy cơ cao .
1.2.3.5. SLTC: liên quan giữa SLTC đến tỷ lệ đáp ứng điều trị còn hạn
chế, hầu hết các nghiên cứu đều lấy ngưỡng nguy cơ SLTC là 150 G/L.
1.2.4. Các yếu tố tiên lượng sinh hóa
1.2.4.1. Nồng độ Albumin và β2M: là những yếu tố nguy cơ quan trọng,
được phân tích trong bảng nguy cơ theo ISS và R-ISS.

1.2.4.2. Nồng độ Creatinin: Ngưỡng 177 µmol/L là tiêu chuẩn tổn thương
cơ quan đích để chẩn đốn và được nhiều nghiên cứu lựa chọn.
1.2.4.3. Theo FLCr: tương tự nghiên cứu của JT Larsen và CS chúng tôi
chọn FLCr 0,01-100 là ngưỡng nguy cơ cao.
1.2.4.4. Nồng độ Calci: Nồng độ Calci ≥ 2,67 mmol/L là ngưỡng nguy cơ
cao được lựa chọn của hầu hết các nghiên cứu.
1.2.4.5. Nồng độ LDH: nguy cơ cao LDH > 480 U/L do tiêu chuẩn xét nghiệm.
1.2.5. Theo các nhóm yếu tố tiên lượng (phân nhóm nguy cơ)
Bên cạnh các yếu tố đơn lẻ tiên lượng người bệnh ĐUTX, nhiều
nghiên cứu tổng hợp một số chỉ số tiên lượng và đưa ra bộ chỉ số tiên
lượng bệnh dựa vào các yếu tố tiên lượng đơn lẻ có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê như phân loại Duri - Salmon, hay ISS, R-ISS, MPI
1.2.5.1. Phân loại giai đoạn theo Durie- Salmon (D- S) dựa vào các chỉ
số U tương bào, Hb, tổn thương xương và creatinin huyết thanh.
1.2.5.2. Phân loại theo ISS dựa vào β2M và Albumin chia thành 3 giai đoạn.
ISS1: Albumin ≥ 35 g/L và β2M < 3,5 mg/L
ISS2: 3,5 < β2M < 5,5 mg/L Hoặc β2M <3,5 mg/L và albumin < 35 g/L.
ISS3: β2M ≥ 5,5 mg/L
1.2.5.3. Phân loại theo ISS cập nhật (R-ISS) bổ xung đột biến NST và
LDH giúp phân nhóm giai đoạn chính xác hơn và giải thích thỏa đáng
hơn đáp ứng điều trị cũng như thời gian sống thêm.
1.2.5.4. Bộ chỉ số tiên lượng MPI (Myeloma prognostic index) các nghiên
cứu thay những yếu tố tiên lượng như di truyền NST, FISH hay PET-CT
bằng các yếu tố Calci, LDH, Hb, NLR, SLTC và CRP để tạo bộ chỉ số MPI.
1.2.6. Một số nghiên cứu về các yếu tố tiên lượng ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Lan Phương nghiên cứu ISS. Tác giả Võ Thị
Thanh Bình nghiên cứu một số cytokine: IL- 1β, IL- 6, TNFα và β2M,
Nguyễn Thùy Dương nghiên cứu yếu tố tiên lượng chuỗi nhẹ,…



1.3. Điều trị bệnh Đa u tủy xương
Phát triển cùng với phương tiện chẩn đoán, các yếu tố nguy cơ,
tiêu chuẩn và phân chia giai đoạn, các thuốc và phương pháp điều trị
được phát triển. Cổ điển là Melphalan và Corticoid, Cyclophosphamide,
Doxorubicin, Vincristine. Thập niên 90 là thời kỳ của ghép tế bào gốc tự
thân, ngày nay, điều trị ĐUTX có nhiều thay đổi, các thuốc thế hệ mới ức
chế miễn dịch, ức chế proteasome hay kháng thể đơn dòng... đã thay đổi
chỉ định về điều trị tăng tỷ lệ lui bệnh cũng như khả năng tái phát.
Các phác đồ điều trị bệnh nhân mới chẩn đoán ĐUTX
1.3.1. Các phác đồ cổ điển điều trị bệnh nhân mới chẩn đoán ĐUTX
Do tuổi ≥65 tuổi, có thể trạng yếu hoặc khơng ghép tế bào gốc,
các phác đồ cổ điển VAD, MP và MPT vẫn được sử dụng rộng rãi.
1.3.2. Các phác đồ mới điều trị bệnh nhân mới chẩn đoán ĐUTX
Do bảo hiểm y tế và kinh tế hiện tại ở Việt Nam, một số thuốc
đặc trị chưa có tại bệnh viện, do đó phác đồ mới phối hợp thuốc
Bortezomib hay Lenalidomide được coi là phác đồ đầu tay và hiệu quả
nhất đối với NB mới chẩn đoán như LD, VRD, VTD, VCD, VD.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Trung tâm HHTM, Bệnh viện Bạch Mai.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2015 đến 31/12/2018.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn: 289 NB mới chẩn đoán ĐUTX từ 01/2015 đến
12/2018 trong đó có 111 NB được đánh giá hiệu quả điều trị tại Trung
tâm HHTM, Bệnh viện Bạch Mai theo tiêu chuẩn IMWG 2014.
- Các bước tiến hành nghiên cứu:
o Chẩn đoán xác định và ghi nhận chỉ số các yếu tố tiên lượng
 Tổng kết các yếu tố nguy cơ (Mục tiêu 1)
o Tiến hành điều trị hóa chất theo các phác đồ
o Đánh giá hiệu quả điều trị (mức độ lui bệnh, thời gian OS, PFS,

nguy cơ tử vong, bệnh tiến triển) theo các yếu tố tiên lượng.
 Mối liên quan của các YTTL tới kết quả của một số
phác đồ điều trị (Mục tiêu 2)


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: mơ tả có phân tích.
2.3.2. Cỡ mẫu: Được tính theo cơng thức ước lượng một tỷ lệ cho quần
thể, thay các giá trị vào cơng thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là 79.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu (Lựa chọn chọn cỡ mẫu theo 2 mục tiêu)
Mục tiêu 1: Lựa chọn toàn bộ 289 người bệnh mới chẩn đoán.
Mục tiêu 2: 111 NB được đánh giá hiệu quả điều trị (trong 289
mới chẩn đốn) theo 2 nhóm phác đồ mới và phác đồ cổ điển để đánh giá
mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng tới hiệu quả các phác đồ điều trị.
2.3.4. Biến số và chỉ số
 Mục tiêu 1: Mô tả các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân ĐUTX.
Mô tả đặc điểm và phân nhóm các yếu tố nguy cơ:
- Theo di truyền: Đột biến NST theo nhuộm và FISH
- Theo lâm sàng: Tuổi, giới và chỉ số lâm sàng ECOG.
- Theo huyết học: Tỷ lệ % Plasmo, Hb, NLR, SLTC.
- Theo sinh hóa: Albumin và β2M, Creatinin, FLCr, Calci, LDH.
 Mục tiêu 2: Đánh giá mối liên quan của các YTTL tới kết quả điều trị.
- Kết quả điều trị chung: Tỷ lệ đáp ứng (các tỷ lệ lui bệnh, thời gian
OS và thời gian PFS trung bình) của nhóm đối tượng nghiên cứu.
- Mối liên quan giữa các YTTL tới tỷ lệ đáp ứng LBMPRT trở lên:
Tìm mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng thuộc nhóm di truyền, lâm
sàng, huyết học và sinh hóa tới tỷ lệ đáp ứng LBMPRT trở lên.
- Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng tới thời gian OS,
thời gian PFS: Tìm mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng thuộc nhóm
di truyền, lâm sàng, huyết học và sinh hóa tới thời gian OS, PFS.

- Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng tới nguy cơ tử vong: Tìm
mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng thuộc nhóm di truyền, lâm sàng,
huyết học và sinh hóa tới nguy cơ tử vong.
- Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng tới nguy cơ tiến triển bệnh:
Tìm mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng thuộc nhóm di truyền, lâm
sàng, huyết học và sinh hóa tới nguy cơ tiến triển bệnh.
- Tìm ra điểm nguy cơ phối hợp đa yếu tố MPI.
2.3.5. Vật liệu nghiên cứu
 Máu ngoại vi: lấy máu làm xét nghiệm khi bệnh nhân nhập viện
trước khi tiến hành điều trị mỗi đợt.
 Lấy 8 ml dịch tủy xương xét nghiệm huyết – tủy đồ và 2 ml dịch
tủy xương phân tích NST, 4 ml dùng thực hiện kỹ thuật FISH.


 Lấy mảnh sinh thiết tủy xương để đánh giá tổ chức tủy xương.
2.3.6. Các kỹ thuật xét nghiệm trong nghiên cứu
Được thực hiện, xử trí và phân tích tại Trung tâm HHTM và khoa
Sinh hóa, Bệnh viện Bạch Mai bằng hệ thống hiện đại, chất lượng được kiểm
soát theo tiêu chuẩn ISO 15189 đã được phê duyệt và chứng nhận.
2.3.7. Công cụ nghiên cứu: Sử dụng bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1).
2.4. Các tiêu chuẩn phân loại và đánh giá sử dụng trong nghiên cứu
2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo IMWG 2014 (mục 1.1.5).
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị ĐUTX theo IMWG
- Theo dõi, đánh giá đáp ứng điều trị sau 4 chu kỳ điều trị hóa chất
o Đánh giá tình trạng lâm sàng
o Xét nghiệm tế bào, sinh hóa máu ngoại vi
o Xét nghiệm huyết tuỷ đồ, sinh thiết tủy xương
o Định lượng chuỗi nhẹ huyết thanh.
o Điện di miễn dịch cố định (Huyết thanh và/hoặc nước tiểu).
- Phân loại đáp ứng điều trị sau 4 chu kỳ hóa chất theo IMWG.

- Bên cạnh điều trị hóa chất, NB được điều trị hỗ trợ, nâng cao thể
trạng và kiểm soát biến chứng.
2.4.3. Các phác đồ điều trị: theo hướng dẫn của Bộ y tế và
trung tâm HHTM.
2.4.3.1. Các phác đồ cổ điển: VAD và MPT
2.4.3.2. Các phác đồ thuốc mới (có sự phối hợp của thuốc Bortezomid
và/hoặc Lenalidomide): LD, VCD, VRD, VD
2.4.4. Tiêu chuẩn nguy cơ phối hợp đa yếu tố MPI (Myeloma prognostic
index)
Bao gồm chỉ số ECOG, β2M và SLTC, tổng 3 điểm và phân loại
nguy cơ: 0: Nguy cơ chuẩn, 1-2: Nguy cơ trung bình, 3: Nguy cơ cao.


2.5. Thu thập số liệu
2.5.1. Thông tin thu thập: Khám lâm sàng trước mỗi đợt điều trị, các xét
nghiệm cận lâm sàng. Ghi nhận thời gian chẩn đoán, tái phát và tử vong.
2.5.2. Sai số và khống chế sai số: thu thập số liệu theo mẫu bệnh án, lưu
lại hình ảnh để kiểm chứng và đối chiếu. Các số liệu trước làm sạch và so
sánh, mã hóa đảm bảo tính riêng tư trước khi nhập vào máy tính.
2.6. Phân tích và xử lý số liệu: Số liệu nhập bằng Microsoft Excel 2016, xử lý
theo SPSS 25, các thuật toán thống kê tại Bộ môn Thống kê y học, ĐHY Hà Nội.
2.7. Đạo đức nghiên cứu: Phê duyệt theo Quyết định số 187/HĐĐĐĐHYHN
ngày 20/02/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 289)
3.1.1. Đặc điểm người bệnh phân bố theo tuổi
Tuổi trung bình là 62,7 ± 10,5. Nhóm 60-69 tuổi là 37%, nhóm 5059 tuổi 29,8%, 70-79 là 19%. Nhóm < 40 có tỷ lệ 1,4%.
3.1.2. Đặc điểm người bệnh phân bố theo giới
Tỷ lệ mắc bệnh tương đương, nam chiếm 50,87%, nữ là 49,13%.
3.1.3. Đặc điểm tình trạng lâm sàng theo ECOG

Gần 88% người bệnh có điểm ECOG ≥ 2 điểm, chỉ có khoảng
12,1% người bệnh có điểm ECOG là 0 (3,1%) hoặc 1 điểm (9%).
3.1.4. Đặc điểm phân loại theo thể bệnh
Tỷ lệ IgG là 56,75%, Tỷ lệ IgA chiếm 23,53%, chuỗi nhẹ là 19,72%.
3.1.5. Đặc điểm phân loại theo phân độ ISS
Tỷ lệ ISS 3 là 64,01%; nhóm ISS 2 là 30,45%; và ISS 1 là 5,54%.
3.1.6. Đặc điểm phân loại theo phác đồ điều trị
Nhóm người bệnh điều trị bằng phác đồ mới chiếm 45,05%, nhóm
người bệnh điều trị phác đồ cổ điển chiếm 54,95%.
3.2. Các yếu tố tiên lượng người bệnh ĐUTX
3.2.1. Đặc điểm yếu tố di truyền
3.2.1.1.
Kết quả phân tích NST tế bào tủy xương trên nhuộm băng G
Tỷ lệ NST bình thường 86,02%, mất NST là 5,59%, thêm NST và đa
bội thể là 5,59%, không phân bào là 2,80%. Trong nhóm giảm số lượng phổ
biến là mất NST Y (50%), 14 (50%), 13 (37,5%), nhóm tăng số lượng phổ
biến nhất là thêm NST 9 (75%), 3 (62,5%), 5 (62,5%), 7 (62,5%), 19
(37,5%).
3.2.1.2.
Kết quả phân tích đột biến NST bằng kỹ thuật FISH
Tỷ lệ del 13q và t(4;14) là 26,76%, del(17p) là 11,27% và t(14;16) là
5,63%.


3.2.1.3.
Phân loại nguy cơ theo yếu tố đột biến nhiễm sắc thể
Theo Mayo Clinic: nhóm tiêu chuẩn 66,20%, trung bình là 18,31% và
cao 15,49%. Theo R-ISS: R-ISS 1,2,3 lần lượt là 8,45%, 80,28% và
11,27%.
3.2.2. Các yếu tố tiên lượng lâm sàng

Nhóm nguy cơ cao theo tuổi (≥ 65 tuổi) 41,87%, nhóm cịn lại 58,13%.
Theo ECOG: nguy cơ cao (ECOG ≥ 2) 87,9%, nguy có thấp 12,1%.
3.2.3. Các yếu tố tiên lượng huyết học
Tỷ lệ P: Nhóm tỷ lệ P ≥ 30% là 48,8%, nhóm tỷ P < 30% là 51,2%.
Chỉ số Hb: nguy cơ cao (Hb < 100 g/L) 73,7%, Hb ≥ 100 g/L là 26,3%.
NLR: Nguy cơ cao (NLR ≥2,25) 46,4%, nguy cơ thấp (NLR < 2,25) 53,6%.
SLTC: Nguy cơ cao (< 150 G/L) 28%, nguy cơ thấp (≥150 G/L) là 72%.
3.2.4. Các yếu tố tiên lượng sinh hóa
Nồng độ Albumin: Nhóm nguy cơ cao (Albumin < 35 g/L) chiếm
31,1%, nhóm nguy cơ thấp (Albumin ≥ 35 g/L) chiếm 68,9%.
Nồng độ β2M: Nhóm nguy cơ cao (>5,5 mg/L) chiếm 63,6%, nhóm
nguy cơ thấp (β2M < 5,5 mg/L) chiếm 36,33%.
Nồng độ Creatinin: Nhóm Creatinin ≥ 177 µmol/L chiếm 32,64%,
nhóm có Creatinin < 177 µmol/L chiếm 67,4%.
Nhóm FLCr nguy cơ cao (> 100 hoặc < 0,01) chiếm 34,67%, nhóm
FLCr nguy cơ thấp chiếm 65,33%.
Nhóm nguy cơ cao Calci ≥ 2,67 mmol/L chiếm 20,6%, nhóm Calci <
2,67 mmol/L chiếm 79,4%.
Nồng độ LDH: Nhóm nguy cơ cao (LDH > 480 U/L) chiếm 3,2%,
nhóm nguy cơ thấp (LDH ≤ 480) chiếm 96,8%.
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng và hiệu quả điều trị.
3.3.1. Kết quả điều trị chung
Sau 4 đợt điều trị, tỷ lệ LBMPRT trở lên là 54,05%, tỷ lệ LBMP
là 9,01% và LBTT là 14,41%, bệnh KĐU hoặc tiến triển là 22,52%.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đáp ứng chung sau 4 đợt điều trị


3.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố và phác đồ tới hiệu quả điều trị
3.3.1.1. Mối liên quan giữa đột biến NST với hiệu quả điều trị

Theo Mayo Clinic: tỷ lệ LBMPRT trở lên ở nhóm nguy cơ cao, trung
bình và chuẩn lần lượt là 69,23%, 57,14% và 66,67% (p = 0,88). Theo RISS: lần lượt là 80%, 64,29% và 66,67 (p = 0,87).
3.3.1.2. Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng với hiệu quả điều trị
Theo tuổi: tỷ lệ LBMPRT < 65 tuổi là 47,30% và ≥ 65 tuổi là 43,24%
(p=0,69). Theo ECOG < 2 điểm là 78,57% và ≥ 2 điểm là 34,94%, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
3.3.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố huyết học với hiệu quả điều trị
Tỷ lệ LBMPRT trở lên theo tỷ lệ P < 30% là 50%, P ≥ 30% là 41,18%
(p = 0,35). Theo Hb ≥ 100 g/L là 54,84% và Hb < 100 g/L là 42,50% (p =
0,24). Theo NLR < 2,25 là 55,56 % và NLR ≥ 2,25 là 33,3% (sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,02, theo SLTC < 150 G/L là 30% và ≥
150 G/L là 51,85 (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,04).
3.3.2.4. Mối liên quan giữa các yếu tố sinh hóa với hiệu quả điều trị
Tỷ lệ LBMPRT trở lên theo Albumin < 35 g/L là 45,45 % và Albumin
≥ 35 g/L là 46,67% (p=0,9). Theo β2M < 5,5 mg/L là 57,89% và β2M ≥
5,5 mg/L là 39,73%. Theo Creatinin < 177 µmol/L là 48,65% và
Creatinin ≥ 177 µmol/L là 38,89%. Theo FLCr < 100 và > 0,01 là 39,13
% và Theo FLCr ≥ 100 hoặc ≤ 0,01 là 39,29% (p=0,99), theo Calci < 2,67
mmol/L là 46,43% và Calci ≥ 2,67 mmol/L là 40,91% (p=0,64).
3.3.2.5. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng khác tới tỷ lệ
LBMPRT trở lên
Tỷ lệ LBMPRT trở lên theo phác đồ mới là 62% và phác đồ cổ
điển là 32,79%, mối liên quan ý nghĩa thống kê p<0,01. Theo nhóm đa
yếu tố nguy cơ MPI, tỷ lệ đáp ứng giảm dần ở nhóm nguy cơ chuẩn,
trung bình và cao lần lượt là 80%, 53,85% và 35,71%. Mối liên quan
giữa MPI với mức độ đáp ứng MPRT trở lên có ý nghĩa thống kê p<0,01.
Qua phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến đáp
ứng điều trị, ECOG ≥ 2 điểm tăng 2,39 lần nguy cơ không đạt đáp ứng
MPRT trở lên và phác đồ điều trị mới giảm 0,57 lần nguy cơ không đạt
đáp ứng MPRT trở lên so với phác đồ cổ điển.

Những yếu tố tiên lượng có ảnh hưởng tới tỷ lệ LBMPRT trở
lên bao gồm:
Chỉ số lâm sàng ECOG với p<0,01, NLR với p=0,02, SLTC với
p=0,04, phác đồ với p<0,01 và bộ chỉ số MPI với p<0,01


3.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng tới thời
gian OS và PFS
3.3.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền tới thời gian OS và PFS

Theo Mayo-Clinic: Các nhóm nguy cơ có OS và PFS khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê (p=0,15 và p=0,42). Theo R-ISS: Giai đoạn I,
II và III: Thời gian OS là 44,5; 39,12 và 22,67 tháng, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p=0,02). R-ISS 3 ảnh hưởng xấu đến OS. Thời gian PFS
là 43,33; 30,27 và 19 tháng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.3.2.2. Mối liên quan giữa yếu tố lâm sàng tới thời gian OS và PFS
Phâ
Yếu tố tiên
OS
pLogPFS pLogn
n
n
Rank
lượng
(tháng)
(tháng) Rank
loại
2 31,39
< 65
74

36,94
6
0,0
Tuổi
0,82
1
2 45,88
≥ 65
37
36,63
5
3 37,52
<2
28
45,95
ECOG PS
<0,0 5
0,4
(Điểm)
1
1 34,49
≥2
83
32,61
6


Bảng 3.1. Mối liên quan giữa yếu tố lâm sàng tới thời gian OS và PFS

3.3.2.3. Mối liên quan giữa yếu tố huyết học tới thời gian OS và PFS

Bảng 3.2. Mối liên quan giữa yếu tố huyết học tới thời gian OS và PFS
Yếu tố tiên
Phân
OS
pLogPFS
pLogn
n
Rank
lượng
loại
(tháng)
(tháng) Rank
3
39,45
< 30%
60
40,11
0,0 0
0,0
Tỷ lệ tương bào
2
9
2
27,83
≥ 30%
51
33,08
1
1
32,37

≥ 100
31
40,26
Nồng độ Hb
0,3 7
0,9
(g/L)
4
4
3
35,72
< 100
80
35,98
4
3
34,10
< 2,25
63
41,34
0,0 5
0,4
NLR
2
3
1
38,42
≥ 2,25
48
31,30

6
< 150
30
29,70
9
25,37
0,0
0,0
SLTC (G/L)
4
38,45
3
5
≥ 150
81
39,83
2
3.3.2.4. Mối liên quan giữa yếu tố sinh hóa tới thời gian OS và PFS
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa yếu tố sinh hóa tới thời gian OS và PFS
OS
PFS
Yếu tố tiên
Phân
pLogpLogn (tháng Rank
n (tháng Rank
lượng
loại
)
)
3 33,78

< 35
66 35,19
0
Nồng độ
0,3
0,31
Albumin (g/L)
5
2 38,79
≥ 35
45 39,10
1


Nồng độ β2M
(mg/L)
Creatinin
(mmol/L)
FLCr
Nồng độ Calci
(mmol/L)
Nồng độ LDH
(U/L)

< 5,5
≥ 5,5
< 177

38


43,29

73

33,78

74

37,92
0,61

≥ 177

3

35,92

0,01-100

46

34,14

≤0,01|
≥100

28

37,30


84

40,27

22
10
6
4

27,97
37,63

< 2,67
≥ 2,67
≤ 480
> 480

<0,0
1

0,45
<0,0
1
0,16
24,75

2
2
2
9

3
6
1
1
8
1
1
3
9
9
4
9
1

40,32
32,55
33,03
42,61

0,3
4
0,1
4

37,33
0,5
33,67
37,65
30,97
36,22


0,2
5
0,1

18,00

3.3.2.5. Mối liên quan giữa yếu tố khác tới thời gian OS và PFS
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố khác tới thời gian OS và PFS
Yếu tố tiên
Phân
OS
pLogPFS pLogn
n
Rank
lượng
loại
(tháng)
(tháng) Rank
50 38,05
3 33,24
Mới
1
Phác đồ
0,2
0,8
điều trị
2
61 35,57
2 37,58

Cổ điển
0
MPI
15 49,15 <0,0 1 42,21 0,0
Chuẩn
1
2
8
T.Bình 26 41,12
1 34,18


4
70 31,21
2 29,83
Cao
5
3.3.3. Nguy cơ tử vong theo các yếu tố tiên lượng
3.3.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố tiên lượng di truyền tới nguy cơ tử vong
Các yếu tố di truyền: Theo Mayo Clinic, nhóm nguy cơ cao có HR =
2,95(p=0,08), nguy cơ tử vong của R-ISS 2 và 3 có HR=3,76 và 17,3.
3.3.3.2. Mối liên quan giữa yếu tố tiên lượng lâm sàng tới nguy cơ tử vong
Tuổi không tăng nguy cơ (p=0,82). ECOG ≥ 2 tăng nguy cơ tử vong 2,96 lần
p=0,01.
3.3.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng huyết học tới
nguy cơ tử vong
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong: tỷ lệ P ≥ 30% tăng nguy cơ 2,02
lần (p=0,02), Nồng độ Hb < 100 g/L tăng nguy cơ 1,39 lần (p=0,34),
NLR≥2,25 tăng nguy cơ 2,03 lần (p=0,02), SLTC<150 G/L tăng nguy cơ 1,94
lần (p=0,03).

3.3.3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng sinh hóa tới nguy cơ tử vong
Bảng 3.5. Tỷ số nguy cơ tử vong giữa các nhóm phân loại theo các yếu
tố tiên lượng hóa sinh theo phân tích đơn biến Cox (n=111)
Yếu tố tiên lượng
Phân loại
n
HR 95% CI
p
1,3
< 35 g/L
66
0,75 - 2,48 0,3
Nồng độ
6
Albumin
2
≥ 35 g/L
45
1
< 5,5 mg/L
38
1
0,0
Nồng độ β2M
2,4
1
≥ 5,5 mg/L
73
1,25 - 4,91
8

< 177 µmol/L
74
1
Nồng độ
0,6
1,1
Creatinin
1
≥ 177 µmol/L
36
0,63 - 2,22
8
< 100 và > 0,01
46
1
0,4
FLCr
0,7
5
≥ 100 / ≤ 0,01
28
0,34 - 1,62
4
< 2,67 mmol/L
84
1
0,0
Nồng độ Calci
2,2
1

≥ 2,67 mmol/L
22
1,20 - 4,31
8
Nồng độ LDH
< 480 U/L
10
1
0,1
6
7


2,2
0,69 - 7,51
8
Các yếu tố tiên lượng sinh hóa liên quan tới nguy cơ tử vong
(HR) bao gồm: nồng độ Calci ≥ 2,67 mmol/L, β2M ≥ 5,5 mmol/L.
3.3.5.5. Mối liên quan giữa yếu tố tiên lượng khác tới nguy cơ tử vong
Phác đồ điều trị mới HR = 0,93 (p=0,8) và bộ chỉ số MPI nguy cơ trung
bình HR = 1,27 (p=0,74) và nguy cơ cao HR = 2,92 (P=0,07) không ảnh
hưởng đến nguy cơ tử vong.
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến
nguy cơ tử vong gồm: R-ISS 3 có HR= 17,3, ECOG ≥ 2 có HR = 2,96
lần (p=0,01), tỷ lệ P ≥ 30% HR = 2,02 lần (p=0,02), β2M ≥ 5,5 mg/L có HR
= 2,48 lần (p=0,01), calci ≥ 2,67 mmol/L có HR = 2,28 lần (p=0,01).
3.3.4. Nguy cơ tiến triển theo các yếu tố tiên lượng
3.3.4.1. Mối liên quan giữa yếu tố tiên lượng di truyền tới nguy cơ tiến triển bệnh
Bảng 3.6. Tỷ số nguy cơ tiến triển bệnh theo các yếu tố tiên lượng di
truyền theo phân tích đơn biến Cox (n=26)

Yếu tố tiên lượng
Phân loại
n
HR
95% CI
pCox
Nguy cơ chuẩn 18
1
Đột biến NST
Nguy cơ TB
4
1,09
0,29 - 4,13
0,90
theo Mayo Clinic
Nguy cơ cao
4
2,85 0,53 - 15,38
0,22
R-ISS I
4
1
R-ISS
R-ISS II
18
7,30 0,79 - 67,43
0,08
R-ISS III
4
5,87 0,63 - 54,74

0,12
Đột biến NST khơng có ảnh hưởng tới nguy cơ tiến triển bệnh.
3.3.4.2. Mối liên quan giữa yếu tố tiên lượng khác tới nguy cơ tiến triển bệnh :
Nhóm yếu tố lâm sàng: Tuổi ≥ 65 có HR =0,19, ECOG ≥ 2
có HR = 1,45.
Nhóm yếu tố huyết học: P ≥ 30% có HR = 2,05, Hb < 100 g/L là 0,97,
NLR ≥ 2,25 là 0,67, SLTC< 150 G/L là 0,06.
Nhóm yếu tố sinh hóa: Nồng độ Albumin < 35 g/L có HR = 1,52,
Nồng độ β2M là 1,79. Nồng độ Creatinin ≥ 177 µmol/L là 0,41, FLCr ≥
100 hoặc ≤ 0,01là 1,40. Nồng độ LDH ≥ 480 U/L là 4,67, Phác đồ mới là
0,56 và MPI nguy cơ trung bình, cao là 1,27 và 2,92.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm người bệnh phân bố theo tuổi
Tuổi trung bình là 62,71, chỉ 1,38 % < 40 tuổi, nhóm ≥ 60 tuổi
≥ 480 U/L

4


61,94%; Tác giả Nguyễn Thùy Dương tỷ lệ < 40 tuổi là 3,7%, nhóm ≥ 60
tuổi 47,5%, theo Vũ Minh Phương thì tuổi trung bình là 55,3, giả Qian J
tuổi trung bình là 61, Blimark C là 72 tuổi, Birgegård G nhóm người
bệnh < 40 tuổi chiếm 1,4%, nhóm ≥ 60 tuổi chiếm 72,3%.
4.1.2. Đặc điểm người bệnh phân bố theo giới
Tỷ lệ Nam 50,87%. Nữ 49,13%, các nghiên cứu ở Việt Nam cho
thấy tỷ lệ giới tính có xu hướng ngang bằng, theo Nguyễn Thùy Dương,
tỷ lệ Nam 52,4% và Nữ 47,6%, Bùi Thị Hoa tỷ lệ Nam là 44,4% và Nữ là
55,6%, các nghiên cứu nước ngoài cho thấy giới tính nam cao hơn so với
nữ như Blimark C là 53,9% và 46,1%, Tang CH là 58% và 42%, Kyle

RA và CS là 59% và 41% hay Qian J và CS là 62,4% và 37,6%.
4.1.3. Đặc điểm tình trạng lâm sàng người bệnh phân loại theo ECOG.
Tỷ lệ NB ECOG 3-4 là 35,99% và 39,79% nhóm ECOG ≤1 là
12,11%, cao hơn nhiều so với Despiégel N và CS tỷ lệ ECOG ≥ 2 là
35,2% hay Dimopoulos MA và CS là 44,43%, Rifkin RM và CS chỉ
26,6%, Facon T và CS là 44%. Trong thực tế của chúng tôi NB nhập viện
muộn, thời gian chẩn đoán kéo dài do đó chỉ số ECOG ≥ 2 có tỷ lệ cao.
4.1.4. Đặc điểm phân loại theo thể bệnh
Tỷ lệ IgG là 56,75%, IgA là 23,53%, chuỗi nhẹ là 19,72%, tương
tự Bùi Thị Hoa và CS tỷ lệ là 48,1%, 18,5% và 33,4%, tác giả Nguyễn
Thùy Dương tỷ lệ chuỗi nhẹ 17,6%, tác giả Vũ Minh Phương tỷ lệ IgG
là 55,6%, IgA là 33,3% và chuỗi nhẹ 11,1%. Qian J và CS tỷ lệ là
46,6%, 26,4% và 23,1%. Tác giả Greipp PR và CS nghiên cứu trên
10.750 NB ở 17 trung tâm IgG là 60%, IgA là 22%, chuỗi nhẹ là 11%.
4.1.5. Đặc điểm phân loại theo ISS
Tỷ lệ ISS I, II, III lần lượt là 5,5 %, 30,5% và 64%. Theo Bùi Thị
Hoa tỷ lệ lần lượt là 0%, 33,3% và 66,7%. Tác giả Greipp PR nghiên cứu
10.750 NB ở 17 trung tâm tỷ lệ là 28,9%, 37,5% và 33,6%. Tác giả
Dimopoulos MA tỷ lệ lần lượt là 29 %, 38% và 33%.
4.2. Các yếu tố tiên lượng người bệnh ĐUTX
4.2.1. Đặc điểm yếu tố di truyền
4.2.1.1. Bất thường số lượng nhiễm sắc thể trên nhuộm băng G
11,18% có đột biến, 50% giảm và 50% tăng số lượng NST, tương
tự Nguyễn Thùy Dương tỷ lệ là 7,4%. Các nghiên cứu trên thế giới cho
thấy tỷ lệ bất thường số lượng NST cao, Smadja NV, Bastard C,
Brigaudeau C và CS có tới 66%, Paluszewska M và CS nhóm tăng là
39% và nhóm giảm số lượng NST là 39%.
4.2.1.2. Bất thường cấu trúc NST trên xét nghiệm FISH



Đột biến t(4;14) và đột biến del(13q) gặp nhiều nhất tỷ lệ
26,76%. Tác giả Nguyễn Thùy Dương tỷ lệ del 13q là 53,8%, dup1q là
41,2% và del 17p là 23,8%. Tác giả Suzanne MCB Thanh Thanh tỷ lệ del
13q gặp 31,8% và del 17p là 29,5%, Avet-Loiseau H cho thấy del(13p) là
48%, del(17p) là ít nhất 11%, tương tự Fonseca R del(13p) chiếm nhiều
nhất (50%), tỷ lệ t(14;16) ít nhất 5%, nghiên cứu của chúng tôi là 5,63%.
4.2.1.3. Đặc điểm phân loại nguy cơ theo yếu tố di truyền
Theo Mayo Clinic, nguy cơ chuẩn 66,2%, trung bình 18,31% và
cao 15,49%. Nguyễn Thùy Dương nhóm nguy cao 53,8%, trung bình là
27,5% và nguy cơ chuẩn là 18,7%. Theo Rajkumar nguy cơ cao là 15%,
trung bình 10% và chuẩn là 75%, tương tự DS Kim với tỷ lệ nguy cơ
chuẩn và nguy cơ cao là 71,4% và 28,6%, kết quả của Kumar SK nhóm
nguy cơ tiêu chuẩn là 75% và nguy cơ cao 25%.
Theo R-ISS, Nhóm R-ISS I 8,45%, R-ISS II 80,28%, và nhóm
R-ISS III là 11,27%. Palumbo A tỷ lệ này lần lượt là 28,5%, 61,9% và 9,6%.
Tandon N cho thấy R-ISS I lần lượt là 26,5%, R-ISS II là 42,5%, và R-ISS III
là 31%. Kastritis E và CS là 18%, 64% và 18%, sự khác biệt do nhóm NB của
chúng tơi chẩn đốn muộn, tỷ lệ R-ISS I giảm và R-ISS III tăng lên.
4.2.2. Đặc điểm tiên lượng theo các yếu tố huyết học
Tỷ lệ tương bào: nhóm tỷ lệ P ≥ 30% là 48,8% tương đồng với
Qian J 49,09%. Chỉ số Hb: nhóm nguy cơ cao (Hb < 100 g/L) là 73,7%,
cao hơn kết quả của Qian J là 64,78% hay DS Kim là 59,0%. Kim K và
CS 60,7%, NLR: Nhóm nguy cơ cao NLR ≥2,25 là 46,4%, Romano A
hay Lee GW tỷ lệ cũng là 46,6%. SLTC: nhóm nguy cơ cao (SLTC < 150
G/L) chiếm 28%, Nguyễn Thùy Dương nhóm SLTC <150 G/L 39,2%.
Kumar SK là 16,5%. Tỷ lệ nhóm nguy cơ về huyết học cao nguyên nhân
chủ yếu là NB nhập viện muộn.
4.2.3. Đặc điểm tiên lượng theo các yếu tố sinh hóa
Albumin, β2M đã được nêu trong ISS và R-ISS. Tỷ lệ creatinin ≥
177 µmol/L là 32,64%, tương đồng với Qian J với 22,45% hay DS Kim là

22,71%. FLCr > 100 hoặc < 0,01 là 34,67%. Tỷ lệ Calci ≥ 2,67 mmol/L là
20,58%, tương đồng với Zagouri F tỷ lệ tăng Calci là 19,5%, DS Kim là
11,36 và Kastritis E là 16%. Tỷ lệ tăng LDH là 3,2%, DS Kim là 24,18%,
Dimopoulos là 8%, Gkotzamanidou M là 7%. Gu Y là 13,3%. Sự gia tăng
của LDH cho thấy tăng chuyển hóa tế bào gặp khoảng 10% ĐUTX tuy
không đặc hiệu nhưng LDH tăng là yếu tố tiên lượng xấu của bệnh.
4.2.4. Đặc điểm tiên lượng theo nhóm các yếu tố nguy cơ (MPI)
Nhóm nguy cơ cao là 67,13%, trung bình 25,26% và chuẩn 7,61%,


tương đồng với phân nhóm theo ISS. Kim DS lựa chọn 3 yếu tố là SLTC, CRP và
NLR để đánh giá bộ chỉ số MPI.
4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng và hiệu quả điều trị
4.3.1. Kết quả điều trị chung
4.3.1.1. Tỷ lệ đáp ứng sau 4 đợt điều trị
Tỷ lệ đáp ứng chung 63,06%, tỷ lệ LBMPRT trở lên là 54,05%,
tỷ lệ LBMP là 9,01% và LBTT là 14,41%, bệnh KĐU hoặc tiến triển là
22,52%, nhóm điều trị phác đồ mới, tỷ lệ đạt LBMPRT trở lên đạt 62%,
Nguyễn Thùy Dương và Bùi Thị Hoa cho thấy tỷ lệ đáp ứng chung
83,2% và 92,6%, trong đó LBMPRT trở lên đạt 72,6% và 77,8%. Tan D
cho thấy sự tương đồng khi tỷ lệ lui bệnh là 72% trong đó tỷ lệ LBMPRT
trở lên đạt 41%, LBMP đạt 31% và có 27% KĐU hoặc tiến triển.
4.3.1.2. Thời gian OS, thời gian PFS của người bệnh ĐUTX
Thời gian OS trung bình là 37,24 tháng và thời gian PFS của
nhóm NB LBMPRT trở lên là 35,96 tháng. Nguyễn Thùy Dương hay
Attal M cho thấy OS là 36,32 và 44 tháng, thời gian PFS là 30,72 tháng
và 36 tháng. Nghiên cứu của Dimopoulos thời gian OS là 48,5 tháng.
Ishida T thời gian PFS là 28 tháng và OS là 55,3 tháng.
4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng với hiệu quả điều trị
4.3.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố di truyền với đáp ứng điều trị

- Theo Mayo Clinic và R-ISS: tỷ lệ LBMPRT tốt trở lên ở nhóm
nguy cơ cao, trung bình và chuẩn là 69,23% và 80%, 57,14% và 65,22%,
66,67% và 63,64%, Tandon N đánh giá sau 2 đợt tỷ lệ đáp ứng LBMPRT
trở lên ở nhóm nguy cơ cao là 28%. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống
kê có thể là do số lượng trong nghiên cứu chưa đủ lớn.
4.3.2.2. Mối liên quan giữa yếu tố lâm sàng với hiệu quả điều trị
Tỷ lệ đáp ứng MPRT trở lên của nhóm < 65 tuổi là 47,3 % và tuổi
≥ 65 là 43,27%. Tandon N tỷ lệ đáp ứng MPRT trở lên là 25%. nhóm
ECOG < 2 và ≥ 2 điểm là 78,57% và 34,94% Có mối liên quan giữa
ECOG với mức độ đáp ứng điều trị, tương đồng với NJ Bahlis và CS tỷ
lệ là 79% và 21%, Tỷ lệ đáp ứng cao hơn ở nhóm trẻ vì có xu hướng điều
trị hóa chất liều cao và ghép tế bào gốc.
4.3.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố huyết học với đáp ứng điều trị
Tỷ lệ đạt lui bệnh MPRT trở lên ở nhóm P ≥ 30% là 41,18%
nhóm Plasmo < 30 % là 50 %. Hb ≥ 100 g/L là 54,84% cao hơn so với
nhóm Hb < 100 g/L (42,5%). Tandon N cho thấy Hb < 100 g/L là 36%.
nhóm NLR < 2,25 là 55,56% cao hơn nhóm NLR ≥ 2,25 chiếm 33,33%
(p=0,02). Nhóm có SLTC ≥ 150 G/L là 51,85% nhóm có SLTC < 150


G/L với 30% (p=0,04). Tác giả Bakeer M nhóm có SLTC giảm có tỷ lệ
đáp ứng thấp hơn 46,7% so với nhóm có SLTC bình thường 50%.
4.3.2.4. Mối liên quan giữa các yếu tố hóa sinh với đáp ứng điều trị
Tỷ lệ đạt LBMPRT trở lên của: Nhóm creatinin ≥ 177 µmol/L là
38,89%, nhóm creatinin < 177 µmol/L là 48,65%. Nhóm FLCr 0,01-100 là
39,13% nhóm FLCr ≥ 100 hoặc ≤ 0,01 là 39,29%. Nhóm Calci ≥ 2,67
mmol/L là 40,91%, nhóm Calci < 2,67 mmol/L là 46,43%. Tandon N tỷ lệ
nhóm Creatinin > 176,8 µmol/L là 21% và Calci ≥ 2,67 mmol/L là 10%.
4.3.2.5. Mối liên quan giữa các phác đồ điều trị với hiệu quả điều trị
Bảng 4.6. Bảng so sánh mối liên quan giữa phác đồ điều trị tới hiệu

quả điều trị với một số nghiên cứu khác
Phác đồ điều
Đánh giá lui
Tác giả
Tỷ lệ %
trị
bệnh
LBMP trở lên
71 và 35
Miguel JFS và CS
VMP và MP
LBHT
30 và 4
Đáp ứng chung
90 và 81
Bortezomid
Eom HS và CS
và VAD
MPRT trở lên 66,7 và 34,2
MPRT trở lên 62,5 và 45,4
Chen RA và CS
VTD và VAD
CR
29,2 và 13,6
Harousseau JL và
VD và VAD
MPRT trở lên 37,7 và 15,1
CS
Sonneveld P và CS
PAD và VAD

CR và nCR
31 và 15
Zonder JA và CS
LD và Dexa
Đáp ứng chung
78 và 48
MPR-R, MPR
Palumbo A và CS
Đáp ứng chung 77, 68 và 50
và MP
Phác đồ mới và
Hàn Viết Trung
MPRT trở lên
62 và 32,8
phác đồ cổ điển
4.3.2.6. Mối liên quan giữa MPI với hiệu quả điều trị
Tỷ lệ đáp ứng MPRT trở lên giảm dần ở nhóm người bệnh nguy
cơ chuẩn, trung bình và cao lần lượt là 80%, 53,85% và 35,71%; p<0,01.
4.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố tiên lượng với
thời gian OS và PFS
4.3.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền với thời gian OS và PFS
Theo Mayo Clinic và R-ISS nhóm nguy cơ tiêu chuẩn, trung
bình và cao có OS tương ứng là 42 và 45, 39 và 39, 27 và 22 tháng, PFS
tương ứng là 31 và 43, 35 và 30, 19 và 19 tháng. Theo Kim DS và CS thì
OS của nhóm nguy cơ chuẩn và cao là 45,2 và 15,3 tháng (p<0,001).


4.3.3.2. Mối liên quan các yếu tố lâm sàng với thời gian OS, PFS
Thời gian OS nhóm tuổi < 65 và ≥ 65 lần lượt là 36,94 và 36,63
tháng (p =0,82), theo ECOG < 2 và ECOG ≥ 2 lần lượt là 45,95 và 32,61

tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,01), thời gian PFS lần lượt là
31,39 và 37,52, 45,88 và 34,49 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
=0,01). Tuổi và ECOG được coi là yếu tố liên lượng quan trọng đối với
cả OS và PFS ở một số nghiên cứu, nhóm trẻ tuổi và ECOG thấp có tiên
lượng tốt hơn. Kim DS sự khác biệt OS giữa nhóm ≥ 65 và < 65 tuổi, là
22,2 và 45,2 tháng. Qian J và CS là 46 và 63 tháng, Dimopoulos MA OS
nhóm ECOG < 2 và ≥ 2 lần lượt là 29 và 16 tháng (p<0,001), Kim DS và
các CS thì thời gian OS lần lượt là 42 và 13 tháng (p<0,001).
4.3.3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố huyết học với thời gian OS, PFS
Nhóm P < 30% và P ≥ 30% có OS là 40,11 và 33,08 tháng
(p=0,02), khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05, PFS là 39,5 và 27,8
tháng (p=0,09). Gu Y 2 nhóm là 23 tháng. Acquah ME có OS là 65 và 23
tháng, p=0,023. Kim DS là 38 tháng so với 20,2 tháng, p<0,001.
Nhóm Hb < 100 g/L và Hb≥ 100 g/L là 36 và 40,3 tháng
(p=0,34), PFS là 32,3 và 35,7 (p=0,94). Gu Y OS là 40,5 và 60 và PFS là
19 và 24 tháng, Dimopoulos MA cho thấy OS là 19 và 26 tháng hay
Qian J là 48 và 65 tháng. Thiếu máu do tiến triển của bệnh và suy giảm
chức năng thận.
Nhóm NLR ≥ 2,25 có thời gian OS là 31,3 tháng và NLR < 2,25
là 41,34 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,02, tương đồng với
Onec B lần lượt là 26,14 và 42,75 tháng (p=0,04). Kim DS là 16,0 và
44,2 tháng (p<0,001). Li Y cho thấy thời gian OS và PFS vượt trội OS 29
so với 18 tháng, PFS 20 so với 12 tháng với p<0,01.
Nhóm SLTC < 150 G/L và bình thường, thời gian OS là 29,7
tháng so với 39,8 tháng, PFS tương ứng là 25,4 và 38,4 tháng, khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p=0,03 và p=0,05. Cavo M cho thấy OS là 20 và
60 tháng. Kim DS là 18,5 và 45,2 tháng. Tao ZF là 29 tháng và 43 tháng.
4.3.3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố hóa sinh với thời gian OS và PFS
Nhóm β2M < 5,5 mg/L và β2M ≥ 5,5 mg/L, OS 43,29 và 33,78
tháng khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01, PFS là 40,32 và 32,55 tháng

(p=0,34), Kyle RA OS là 40 và 28 tháng. Tao ZF là 49 và 26 tháng. Kim
DS là 47,33 và 18 tháng. β2M đánh giá sự luân chuyển của tế bào khối
u, việc gia tăng nồng độ β2M là một yếu tố tiên lượng xấu trong điều trị.
Nhóm Creatinin < 177 µmol/L và ≥ 177 µmol/L, OS là 33 và
42,6 tháng và PFS là 37,9 và 36 tháng (p>0,05). Qian J có OS là 60 và 44


tháng, p=0,001. Kyle RA và CS là 36 và 21 tháng. Gonsalves WI là 99 và
42 tháng, trong khi Gu Y và CS OS là 48 và 44 tháng, PFS là 23 và 24
tháng, tương tự như chúng tơi.
Nhóm nguy cơ cao và nguy cơ chuẩn theo FLCr, OS và PFS lần
lượt là 37,30 và 34,14; 33,67 và 37,33 tháng. Larsen JT và CS, PFS là 15
so với 55 tháng. Lakshman A là 29,8 và 83,1 tháng, Özkurt ZN là 12,2 và
18 tháng, nhóm tác giả Matsukawa T là 27,8 và 17,8 tháng. Sự chênh
lệch FLCr chỉ ra sự dư thừa các yếu tố chuỗi nhẹ một cách bất thường, là
ngun nhân chính dẫn đến các biến chứng suy thận.
Nhóm Calci < 2,67 mmol/L và nhóm Calci ≥ 2,67 mmol/L, thời
gian OS là 40,3 và 27,9 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01.
Thời gian PFS là 37,6 và 30,8 tháng (p =0,25), Acquah ME thời gian OS
là 41 và 17 tháng. Qian J là 60 và 34 tháng. Tăng calci là hậu quả của sự
hoạt động hủy cốt bào dẫn đến sự ly giải một lượng lớn calci vào máu.
Nhóm LDH < 480 U/L so với LDH ≥ 480 U/L, thời gian OS là
37,6 và 24,7 tháng và thời gian PFS là 36,2 và 18 tháng (p>0,05). Qian J
thời gian OS là 60 và 34 tháng, thời gian PFS là 24 và 12 tháng, khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Dimopoulos MA thời gian OS là 22 và 9,4 tháng
(p=0,02). Gu Y cho thấy OS của 2 nhóm là 12,5 và 52,5 tháng. Simonsson
B và CS cho thấy thời gian OS là 45 và 15 tháng.
4.3.3.5. Mối liên quan giữa phác đồ điều trị với thời gian OS, PFS
Bảng 4.7. Bảng so sánh mối liên quan giữa phác đồ điều trị tới thời
gian OS, PFS với một số nghiên cứu khác

PFS
Tác giả
Phác đồ điều trị
OS (Tháng)
(Tháng)
Miguel JFS và CS
MP và VMP
16,6 và 24
Eom HS và CS
Bortezomid và VAD 32,4 và 19,5
Sebag M và CS
VRD và RD
43 và 30
75 và 64
Harousseau JL
3 năm (%)
VD và VAD
36 và 29,7
và CS
81,4 và 77,4
Sonneveld P và
5 năm (%)
PAD và VAD
35 và 28
CS
61 và 55
Zonder JA và CS
LD và Dexa
19 và 11
43 và 28

Weber DM và CS LD và Placebo-Dexa 11,1 và 4,7 29,6 và 20,2
Phác đồ mới và
Hàn Viết Trung
37,6 và 33,2
38 và 35,5
phác đồ kinh điển
Những NB mới chẩn đoán được điều trị bằng phác đồ có Bortezomid


và/hoặc Lenalidomide có hiệu quả cao hơn rõ rệt so với nhóm cịn lại.
4.3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với nguy cơ tử vong
4.3.4.1. Mối liên quan giữa đột biến NST với nguy cơ tử vong
Đột biến NST nguy cơ cao Mayo Clinic tăng 2,95 lần và R-ISS
tăng 17,31 lần nguy cơ tử vong. Kim DS nguy cơ cao gây tăng 1,82 lần
(p=0,007). Tandon N nguy cơ là 1,2. Kapoor P và CS kết luận nguy cơ là 2,1.
4.3.4.2. Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng với nguy cơ tử vong
Tuổi có nguy cơ tử vong HR = 0,93, tương tự các Tác giả Gu Y
và CS, Chretien ML và CS, Bringhen S và CS hay Kumar SK và CS cho
thấy nguy cơ không chặt chẽ (HR 1,23 – 1,8). Điều này cho thấy tuổi liên
quan rất chặt chẽ đến các phương pháp điều trị bệnh tối ưu, nhưng cũng
đi kèm các tác dụng phụ và biến chứng nặng.
Chỉ số lâm sàng ECOG ≥ 2 làm tăng nguy cơ tử vong 2,96 lần có
ý nghĩa thống kê (p=0,01). Dimopoulos MA nguy cơ tăng 2,0 lần
(p=0,003), Kim DS và CS cho thấy nguy cơ tăng 1,73 lần (p=0,009).
4.3.4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố huyết học với nguy cơ tử vong
Tương bào ≥ 30% tăng 2,02 lần nguy cơ tử vong có ý nghĩa
thống kê (p=0,02, tương tự Lakshman A và CS HR = 2,28. Kim DS là
1,82 (p=0,001). Tác giả Gu Y là 1,35 và Saleh ASA và CS là 1,24. Tác
giả Li J và CS nghiên cứu trên 11 trung tâm với 2943 người bệnh cho
thấy tỷ lệ tương bào có liên quan đến nguy cơ tử vong với HR = 1,82.

Nồng độ Hb < 100 g/L tăng 1,93 lần nguy cơ tử vong (p=0,34),
Dimopoulos MA với HR = 1,39. Nhóm tác giả Iriuchishima H và CS có
HR = 6,71 và Atrash S và CS là 2,04. Tác giả Lee H và CS HR = 0,86.
NLR ≥ 2,25 tăng nguy cơ tử vong 2,02 lần có ý nghĩa thống kê
(p=0,02), tương tự Onec B và CS có HR=3,14. Theo Kim DS và CS
nguy cơ tăng 1,56. Mu S và CS là 1,57 và Shi L và CS là 2,47.
SLTC <150 G/L tăng nguy cơ tử vong 1,94 lần có ý nghĩa thống
kê (p=0,03), tương tự như Kim DS và CS có HR là 1,48. Dimopoulos
MA với HR = 1,17. Tác giả Greipp PR và CS với HR = 1,63. Tiểu cầu
giảm là giai đoạn muộn của bệnh do sự xâm lấn tủy xương của tương
bào, tăng nguy cơ xuất huyết, dẫn đến tăng nguy cơ tử vong.
4.3.4.4. Mối liên quan giữa các yếu tố sinh hóa với nguy cơ tử vong
NB có β2M ≥ 5,5 mg/L tăng nguy cơ tử vong 2,48 lần có ý nghĩa
thống kê (p=0,01). Ngưỡng nguy cơ ≥ 3,5 mg/L, Greipp PR trên 10.750 NB
có HR = 1,81, Gu Y là 1,46. Ngưỡng 6 mg/L Durie BGM cho thấy HR =
1,63.
NB có Creatinin ≥ 177 µmol/L tăng nguy cơ tử vong 1,18 lần (p=0,61),


tương tự nhiều nghiên cứu của Greipp PR và CS, Tandon N và CS,
Iriuchishima H và CS hay Gu Y và CS đều công bố nguy cơ HR= 0,98 – 1,4.
FLCr thuộc nhóm nguy cơ cao > 100 hoặc < 0,01 không làm
tăng nguy cơ tử vong HR = 0,74 (p=0,45), tác giả Dispenzieri A và CS
công bố HR = 1,8. Sørrig R và CS là HR = 1,5, Snozek CLH có HR = 1,51.
NB có Calci ≥ 2,67 mmol/L tăng nguy cơ tử vong 2,28 lần, có ý
nghĩa thống kê p=0,01. Tác giả Greipp PR và CS có HR=1,28 so. Tác giả
Zagouri F và CS là 1,33 còn tác giả Iriuchishima H và CS có HR = 0,53.
NB có LDH > 480 U/L tăng nguy cơ tử vong HR = 2,28 lần
(p=0,17), tương tự với nhiều nghiên cứu của các tác giả Palumbo A và
CS HR = 2,55. Tác giả Gu Y và CS cho thấy HR = 3,2.

Bảng 4.33. Bảng tổng hợp các yếu tố tiên lượng liên quan nguy cơ tử
vong theo phân tích đa biến Cox
Yếu tố tiên lượng
Phân loại
HR
pCox
ECOG
≥2
2,96
0,01
Tỷ lệ tương bào
≥ 30%
2,05
0,03
NLR
≥ 2,25
2,56
0,01
SLTC
< 150 G/L
2,35
0,01
Nồng độ Calci
≥ 2,67 mmol/L
2,03
0,04
Nồng độ β2M
≥ 5,5 mg/L
2,48
0,01

Kim DS và CS phân tích hồi quy Cox đa biến kết luận các yếu tố
tiên lượng ảnh hưởng có ý nghĩa đến nguy cơ tử vong gồm: ECOG ≥ 2
điểm (HR=1,82; p=0,003), tỷ lệ tương bào ≥ 40% (HR=1,82; p=0,001),
nguy cơ cao về di truyền (HR=1,82; p=0,002), MPI nhóm nguy cơ trung
bình (HR=1,91) và cao (HR=3,37; p<0,001), điều trị phác đồ cổ điển
(HR=2,15; p<0,001) và không ghép tế bào gốc (HR=1,87; p=0,004).
4.3.5. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với nguy cơ tiến triển
bệnh:
Không phát hiện thấy yếu tố tiên lượng liên quan tới nguy cơ tiến triển bệnh
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 289 NB mới chẩn đốn ĐUTX, trong đó có 111 NB
được đánh giá hiệu quả điều trị tại Trung tâm HHTM Bệnh viện Bạch Mai
từ 01/2015 đến 12/2018 về đặc điểm yếu tố tiên lượng, tỷ lệ lui bệnh, thời
gian OS, PFS, nguy cơ tử vong chúng tôi rút ra kết luận:
1. Đặc điểm các yếu tố tiên lượng ở người bệnh đa u tủy xương
1.1. Đặc điểm các yếu tố tiên lượng di truyền
Đột biến NST: 5,59% mất NST và 5,59% có thêm NST hoặc đa


×