Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Dương Nhật Lễ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.77 KB, 2 trang )

Dương Nhật Lễ
Dương Nhật Lễ hay Hôn Đức Công (?-1370) là vua Việt Nam trong thời nhà Trần, là người kế vị vua
Trần Dụ Tông, ở ngôi từ năm 1369 đến 1370 thì bị truất ngôi.
Thân thế
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương,
đã có mang ông nhưng mẹ ông đã bị Cung Túc vương Trần Dục, anh vua Trần Dụ Tông cướp. Xong, vua
Trần Dụ Tông say mê mẹ ông nên đã lấy làm vợ. Theo các nhà sử học, vua Dụ Tông có tật, bị vô sinh nên
ông không thể là con vua Dụ Tông. Không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào.
Ông vua đoản mệnh
Dẹp đảo chính lần đầu
Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ. Ông đặt niên hiệu Đại Định.
Nhật Lễ làm vua nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, lại giết bà nội là mẹ Dụ Tông vì bà hối hận
việc lập Nhật Lễ. Sau đó, ông còn định đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình.
Đêm ngày 20 tháng 9 năm 1370, cha con thái tể Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của
công chúa Thiên Ninh, chị/em gái vua Dụ Tông
[1]
đem người tôn thất vào thành định giết vua Đại Định.
Vua Đại Định trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp
sáng, Nhật Lễ vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.
Bị phế truất
Anh vua Trần Dụ Tông là Cung Tĩnh vương Trần Phủ, vì có con gái làm hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây
đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần
Kính, Chương Túc quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại
Lại
[2]
, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân
đội.
Khi ấy, Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần
Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất
nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính
mạnh thêm.


Tháng 11, Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh lật đổ Dương Nhật Lễ,
giáng làm Hôn Đức Công. Trần Phủ lên ngôi, tức là Trần Nghệ Tông.
Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi
Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết
Dương Nhật Lễ.
Nguyên nhân
Nhật Lễ ở ngôi được hơn 1 năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Nhà Trần lúc đó đã suy yếu, các tôn thất bạc
nhược. Nhiều việc thất đức của Nhật Lễ lẽ ra chưa dẫn đến việc bị phế truất. Tư tưởng phong kiến không
chấp nhận người dị tộc làm vua trong triều, bởi vậy sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ
Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tính từ khi Nhật
Lễ lên ngôi cho tới khi cuộc đảo chính đầu tiên xảy ra tới 1 năm nhưng không có ai chống đối vì khi đó
Nhật Lễ vẫn giữ họ Trần.
Tần Thuỷ Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo,
thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã
[3]
, giết luôn Lã Bất Vi (người bị dị nghị là cha
mình) và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thuỷ
Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn.
Khách quan nhìn nhận, Nhật Lễ không có tài năng và tư cách, mắc hàng loạt sai lầm nên việc nhanh chóng
bị lật đổ là tất yếu.
Riêng tác giả Trần Xuân Sinh trong sách Việt Sử kỷ yếu
[4]
lại cho rằng Trần Nhật Lễ thực ra chỉ là "đứa con
hư của dòng họ nhà Trần" nên bị truất đi.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

×