Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Cấu trúc địa chất tụ khoáng suối thầu và ý nghĩa đối với tạo khoáng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LƯU CƠNG TRÍ

CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT TỤ KHỐNG SUỐI THẦU
VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI TẠO KHOÁNG ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LƯU CƠNG TRÍ

CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT TỤ KHỐNG SUỐI THẦU
VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI TẠO KHOÁNG ĐỒNG
Ngành: Kỹ thuật địa chất
Mã số: 60520501

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN MỸ DŨNG

HÀ NỘI – 2014



1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội ngày 16 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Lưu Cơng Trí


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................... 4
DANH MỤC CÁC ẢNH CHỤP ................................................................ 5
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 6
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ............................................................ 7
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7
6. Những điểm mới của luận văn............................................................... 8
7. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................. 8
8. Cơ sở tài liệu .......................................................................................... 8
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............... 10
1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu ............................................................ 10
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất .............................................................. 11
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954 ......................................................... 11
1.2.2. Giai đoạn sau năm 1954 ............................................................ 11
1.3. Đặc điểm địa chất vùng .................................................................... 14
1.3.1. Địa tầng ...................................................................................... 14
1.3.2. Các thành tạo magma xâm nhập................................................ 16
1.3.3. Kiến tạo ...................................................................................... 18
a) Đặc điểm đứt gãy.......................................................................... 18
b) Đặc điểm nếp uốn ......................................................................... 20
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 21
2.1. Khái quát về khoáng sản đồng .......................................................... 21
2.1.1. Đặc điểm địa hóa – khống vật.................................................. 21
2.1.2. Các ứng dụng của đồng ............................................................. 21
2.2. Phân loại các kiểu mỏ đồng trên thế giới và Việt Nam .................... 22
2.2.1. Phân loại các kiểu mỏ đồng trên thế giới .................................. 22
2.2.2. Các kiểu nguồn gốc mỏ đồng ở Việt Nam .................................. 23
2.2.3. Kiểu mỏ đồng porphyr ............................................................... 24
2.3. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................... 25
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................. 25
2.3.2. Các phương pháp trong phòng .................................................. 26
a) Phương pháp phân tích lát mỏng thạch học ................................ 26
b) Phương pháp phân tích khống tướng ......................................... 26
c) Phương pháp phân tích tuổi U-Pb zircon .................................... 26


3


CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ QUẶNG HĨA TỤ
KHỐNG SUỐI THẦU ........................................................................... 31
3.1. Đặc điểm địa chất tụ khoáng Suối Thầu ........................................... 31
3.1.1. Đặc điểm địa tầng ...................................................................... 31
3.1.2. Đặc điểm magma xâm nhập ....................................................... 32
3.1.3. Đặc điểm các thân quặng ........................................................... 33
3.2. Đặc điểm quặng hóa ......................................................................... 33
3.2.1. Đặc điểm thành phần khoáng vật quặng ................................... 33
3.2.2. Đặc điểm cấu tạo, kiến trúc quặng ............................................ 36
a) Cấu tạo quặng .............................................................................. 36
b) Kiến trúc quặng ............................................................................ 37
3.3. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật và các giai đoạn tạo quặng ................ 37
3.3.1. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật ..................................................... 37
3.3.2. Các giai đoạn tạo quặng ............................................................ 38
CHƯƠNG 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC KIẾN TẠO VÀ
QUẶNG HĨA TỤ KHỐNG SUỐI THẦU .......................................... 39
4.1. Đặc điểm thạch học và tuổi thành tạo khối xâm nhập trung tính Suối
Thầu ......................................................................................................... 39
4.1.1. Đặc điểm thạch học và biến đổi nhiệt dịch ................................ 39
4.1.2. Tuổi thành tạo ............................................................................ 41
a) Mẫu phân tích và phương pháp phân tích.................................... 41
b) Kết quả phân tích.......................................................................... 41
4.2. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo tụ khoáng .............................................. 44
4.2.1. Các dạng cấu tạo gặp trong khu vực nghiên cứu ...................... 44
4.2.2. Cấu trúc trước tạo quặng ........................................................... 44
a) Cấu tạo mặt .................................................................................. 45
b) Cấu tạo đường .............................................................................. 46
4.2.3. Cấu trúc trong tạo quặng ........................................................... 46
a) Cấu tạo bên trong ......................................................................... 47
b) Cấu tạo bên ngoài ........................................................................ 48

4.2.4. Cấu trúc sau tạo quặng .............................................................. 49
4.3. Vai trò của cấu trúc kiến tạo trong tạo khoáng đồng vùng nghiên cứu
.................................................................................................................. 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 57


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1: Phân loại các loại hình mỏ đồng cơng nghiệp

23

2

Bảng 2.2: Chu kì bán phân rã và các hằng số phân rã phóng xạ của đồng vị U

26

3


Bảng 2.3: Trị số để thiết lập đường cong U-Pb phù hợp và tỉ lệ 207Pb/206Pb

28

4

Bảng 3.1: Thống kê các dạng cấu tạo trong bộ mẫu

37

5

Bảng 3.2: Thống kê các dạng kiến trúc trong bộ mẫu

37

6

Bảng 3.3: Sơ đồ thứ tự thành tạo các khoáng vật

38

7

Bảng 4.1: Kết quả phân tích tuổi tuyệt đối U-Pb zircon

42

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT


Nội dung

Trang

1

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu

10

2

Hình 2.1: Biểu đồ đường cong phù hợp - khơng phù hợp

30

3

Hình 4.1: Biểu đồ đẳng thời biểu diễn tuổi thành tạo cho khối tonalit

44

4

Hình 4.2: Sơ đồ cấu trúc trước tạo quặng

45

5


Hình 4.3: Sơ đồ cấu trúc tụ khống Suối Thầu sau quá trình tạo quặng

51

6

Hình 4.4: Sơ đồ khối thể hiện các phần của thân quặng đồng

53


5

DANH MỤC CÁC ẢNH CHỤP
STT

Nội dung

Trang

1

Ảnh 3.1: Một số hình ảnh về khoáng vật chalcopyrit trong bộ mẫu

34

2

Ảnh 3.2: Một số hình ảnh về khống vật pyrit và pyrotin trong bộ mẫu


35

3

Ảnh 3.3: Một số hình ảnh về khống vật thứ sinh trong bộ mẫu

36

4

Ảnh 4.1: Khảo sát khối tonalit tại vết lộ trung tâm Suối Thầu

39

5

Ảnh 4.2: Thành phần khoáng vật tạo đá trong khối xâm nhập

40

6

Ảnh 4.3 : Biến đổi silicat kali hóa

40

7

Ảnh 4.4: Hình ảnh phát quang âm cực cho các hạt zircon


43

8

Ảnh 4.5: Một số hình ảnh khảo sát cấu tạo đường và cấu tạo mặt tại thực địa

46

9

Ảnh 4.6: Khoáng vật quặng dạng mạch lấp đầy trong các khe nứt của đá

47

10

Ảnh 4.7: Biến đổi sericit hóa quan sát tại thực địa và trong lát mỏng

48

11

Ảnh 4.8: Các khống vật có biểu hiện bị biến dạng tại phần ven rìa khối

48

12

Ảnh 4.9: Ranh giới giữa khối xâm nhập với đá vây quanh


49

13

Ảnh 4.10: Vị trí trung tâm tụ khống Suối Thầu nhìn từ trên cao

50

14

Ảnh 4.11: Một số hình ảnh tương ứng với sơ đồ cấu trúc tụ khoáng tại vết lộ

52

15

Ảnh 4.12: Các khoáng vật bị kéo dài theo phương dịch trượt của đứt gãy

52


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong q trình phát triển kinh tế của đất nước địi hỏi ngày
càng nhiều hơn nguồn nguyên liệu khoáng phục vụ trong các ngành công
nghiệp. Khu vực Tây Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Lào Cai, là một trong những
khu vực trung tâm về cơng nghiệp khai khống, tại đây có nhiều mỏ quặng

lớn đang được khai thác [18]. Đặc biệt, Lào Cai đã xây dựng một khu công
nghiệp luyện đồng với cơng suất lớn. Do vậy, hoạt động tìm kiếm – thăm
dò, nâng cao trữ lượng quặng đồng trong những năm gần đây tại Lào Cai
đang rất được chú ý và coi trọng.
Công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản khu vực trước
đây đã phát hiện được một số mỏ quặng đồng có trữ lượng lớn (Sin Quyền,
Tả Phời, Vi Kẽm) [1, 2, 4, 10, 14] và một loạt các điểm quặng đồng có giá
trị khác (Nậm Chạc, Trịnh Tường, Suối Thầu, Lũng Pô,…) [3, 6, 9, 17].
Tuy nhiên, mức độ nghiên cứu ở mỗi mỏ và điểm quặng là rất khác nhau.
Những nghiên cứu chuyên sâu chủ yếu được tiến hành tại mỏ Sin Quyền
[8, 25, 27, 28], tại những mỏ và điểm quặng khác mức độ nghiên cứu cịn
khá sơ bộ.
Tụ khống đồng Suối Thầu phân bố ở rìa đơng bắc đới Phan Xi Pan,
nằm về phía tây bắc của đới khống hóa đồng Sin Quyền – Vi Kẽm. Những
cơng trình nghiên cứu trước đây đã tiến hành trong khu vực cho thấy quặng
hóa đồng có tiềm năng lớn chủ yếu phân bố trong các đá biến chất tuổi
Proterozoi đang được xếp vào hệ tầng Sin Quyền và các thành tạo xâm
nhập chưa rõ tuổi có thành phần chủ yếu gồm diorit, diorit thạch anh,
tonalit và monzodiorit. Quá trình khảo sát của chúng tôi trong thời gian gần
đây đã phát hiện một thể tonalit chứa quặng lộ thành một khối nhỏ có diện
tích khoảng 0,365 ha tại trung tâm khu mỏ [5]. Trên bình đồ, diện phân bố
của khối có dạng một thấu kính kéo dài theo phương tây bắc – đơng nam
xun cắt các đá biến chất của tập 2 thuộc hệ tầng Sin Quyền. Các khoáng
vật quặng phân bố cả ở phần trung tâm và phần ven rìa khối với những mức
độ khác nhau. Ngoài ra, xung quanh khu trung tâm cịn có một số thể granit
aplit và pegmatit quy mơ nhỏ, phân bố rải rác trong các đá trầm tích biến
chất. Kích thước các thể này chỉ một vài mét, quan hệ với đá vây quanh có


7


dạng xuyên theo hoặc cắt qua mặt phiến. Do vậy, việc xác định rõ cấu trúc
địa chất của tụ khoáng đồng ở khu vực này là một nhu cầu cần thiết được
đặt ra.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quặng hóa đồng khu vực Suối Thầu thuộc địa
bàn thôn Tân Long, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Phạm vi nghiên cứu: quặng hóa đồng trong khu vực thôn Tân Long và
vùng lân cận.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu
Xác định cấu trúc địa chất của tụ khoáng đồng khu vực Suối Thầu và vai
trị của cấu trúc đó đối với tạo khoáng đồng.
b) Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên thì luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau:
- Khảo sát địa chất làm cơ sở thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:25.000
khu vực Suối Thầu, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; sơ đồ cấu trúc tụ
khoáng Suối Thầu tỷ lệ 1:10.000 hoặc lớn hơn.
- Gia công, phân tích mẫu thạch học lát mỏng, mẫu khống tướng; xử
lý kết quả phân tích tuổi đồng vị.
- Thành lập mặt cắt địa chất tại khu vực trung tâm tụ khoáng Suối
Thầu.
- Tổng hợp các kết quả, viết báo cáo và đưa ra các kết luận, nhận định.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cấu trúc địa chất tụ khoáng Suối Thầu.
- Nghiên cứu đặc điểm quặng hóa đồng khu vực Suối Thầu.
- Nghiên cứu đặc điểm thạch học khối xâm nhập trung tính tại phần
trung tâm Suối Thầu.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc kiến tạo với quá trình tạo
quặng đồng tại khu vực Suối Thầu.

5. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát các điểm lộ trong vùng nghiên cứu: tại mỗi điểm lộ tiến hành
mô tả và chụp ảnh vết lộ, nhận diện và đo đạc các loại cấu tạo địa chất (cấu


8

tạo mặt, cấu tạo đường,…), ghi nhận lại các hiện tượng biến đổi đá vây
quanh.
- Thu thập các loại mẫu: mẫu lát mỏng, mẫu khống tướng, mẫu phân
tích tuổi U-Pb.
b) Các phương pháp phân tích và xử lý kết quả trong phịng
- Phương pháp phân tích lát mỏng thạch học.
- Phương pháp phân tích khống tướng.
- Phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối U-Pb zircon.
- Xử lý các kết quả phân tích và viết báo cáo tổng kết.
6. Những điểm mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu đã làm rõ đặc điểm cấu trúc địa chất tụ khoáng Suối
Thầu.
Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quá trình tạo quặng
với các yếu tố cấu trúc – kiến tạo, từ đó xác định được yếu tố cấu trúc nào
đóng vai trị quyết định trong việc tạo quặng đồng tại khu vực Suối Thầu.
7. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu là những đóng góp quan trọng trong việc luận giải
q trình tạo quặng và vai trị của các yếu tố cấu trúc trong tạo khoáng
đồng, cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thăm dò sâu và khai thác về
sau đối với thân quặng đồng khu vực Suối Thầu.
8. Cơ sở tài liệu
Luận văn được hoàn thành dựa trên các cơ sở tài liệu chính sau:

- Các số liệu được thu thập ngồi thực địa do học viên trực tiếp khảo
sát.
- Báo cáo đo vẽ địa chất và điều tra khống sản nhóm tờ Lào Cai –
Kim Bình tỷ lệ 1:200.000 của Bùi Phú Mỹ và những người khác, năm
1978.
- Báo cáo đo vẽ địa chất và điều tra khống sản nhóm tờ Lào Cai tỷ lệ
1:50.000 của Dương Quốc Lập và những người khác, năm 2003.
- Kết quả thăm dò quặng đồng và các khống sản đi kèm vùng Lũng
Pơ của Trần Cao Hà, năm 2001.
- Báo cáo thăm dị tỉ mỉ khống sản đồng Lào Cai của Tạ Việt Dũng,
năm 1975.
- Một số bài báo khoa học và các cơng trình nghiên cứu có liên quan.


9

9. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 59 trang đánh máy, trong đó có 7 biểu bảng các loại,
2 bản vẽ, 6 hình vẽ, 15 nhóm ảnh chụp và phần nội dung chính bao gồm
các chương, mục như sau:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đặc điểm địa chất và quặng hóa tụ khống Suối Thầu
Chương 4. Mối quan hệ giữa cấu trúc kiến tạo và quặng hóa tụ
khống Suối Thầu
Kết luận và kiến nghị

10. Lời cảm ơn
Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại Bộ mơn Khống Sản, Khoa

Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Trần Mỹ Dũng. Thông qua luận văn này, học viên xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, học viên đã nhận được sự giúp
đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
Khoa Địa chất; các thầy giáo, cô giáo trong Bộ mơn Khống Sản, Bộ mơn
Địa chất; Ban lãnh đạo và đặc biệt là một số kỹ thuật viên của Công ty Cổ
phần Tập đồn Lào Cai; chính quyền và nhân dân khu phố Tân Long, xã
Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc về những giúp đỡ quý báu từ các cơ quan, đơn vị và
bạn bè đồng nghiệp.


10

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu thuộc địa bàn thôn Tân Long, xã Cốc Mỳ, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai; cách thành phố Lào Cai khoảng 25 km về phía tây bắc,
cách trung tâm huyện Bát Xát khoảng 16 km về phía tây bắc.
Vùng nghiên cứu được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý như sau:
22o35’00’’ đến 22o39’39’’ vĩ độ bắc;
103o41’45’’ đến 103o50’26’’ kinh độ đơng.
Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu:

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu


11


1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954
Những kết quả dưới đây đã được tác giả tổng hợp từ hai nguồn tài liệu
chính [10, 21].
Nghiên cứu địa chất tại khu vực trong thời kỳ này chủ yếu là do người
Pháp tiến hành trên những diện tích rộng. Kết quả nghiên cứu cịn ít và khá
sơ lược. Một số cơng trình cụ thể trong thời kỳ này:
- Năm 1921, Dussault L và sau đó là Jacop Ch trong cuốn “Nghiên cứu
địa chất miền Tây Bắc Bộ” đã đưa ra những khái niệm sơ bộ về cấu trúc địa
chất và lịch sử nghiên cứu địa chất miền Tây Bắc Bộ, trong đó có vùng
nghiên cứu của đề tài.
- Năm 1930, Promagie J, tổng hợp một số cơng trình nghiên cứu của
Lacroix A, Jacop Ch và những người khác. Đây cũng là lần đầu tiên ông
đưa ra nhận định về tuổi thống nhất cho các khối granit ở Đông Dương.
Theo ơng, ở đây có ba loại granit tuổi khác nhau: loại có tuổi trước Cambri,
loại có tuổi Hecxini, loại có tuổi Trias muộn.
- Năm 1931, Sở Địa chất Đơng Dương xuất bản tờ “Địa chất Cao Bằng”
tỷ lệ 1:500.000, trong đó có diện tích phần phía đơng của vùng này.
- Năm 1933. Lacroix A, xuất bản một tác phẩm lớn lấy tên là “khái niệm
về thành phần hóa học và khống vật học của các đá magma ở Đơng
Dương”. Trong tác phẩm này, ông vẫn sử dụng quan điểm về tuổi của các
đá magma như Promagie J (1930) nhưng ông cũng đi sâu vào nghiên cứu
thành phần hóa học và nghiên cứu các đặc tính khống vật của từng loại đá.
Lacroix phân chia granit thành 2 loại và gọi là granit kiềm và granit kiềm
vôi.
- Năm 1937, Promagie J công bố tài liệu “nghiên cứu địa chất Tây Bắc
Bắc Bộ và Thượng Lào” kèm theo tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000, một
tài liệu được xem là công trình nghiên cứu có giá trị vào lúc bấy giờ. Theo
Promagie J thì địa chất ở đây thuộc một phần của các cấu trúc gọi là: cung
Phanxipan, cung Sông Mã, võng Sông Đà.

1.2.2. Giai đoạn sau năm 1954
Sau năm 1954, cơng tác nghiên cứu, tìm kiếm – thăm dị khống sản
trong khu vực đã có những bước tiến mới. Nhiều bài báo khoa học và đề án


12

sản xuất được tiến hành và đạt những kết quả nhất định. Các cơng trình tiêu
biểu cụ thể là:
- Năm 1962, trong bài viết “Giới thiệu những nét sơ bộ tình hình đồng
khu vực Lào Cai”, tác giả Tạ Việt Dũng đã đưa ra đặc điểm khoáng sàng
đồng tại khu vực Lũng Pô, Trịnh Tường, Trịnh Quyền [3]. Các tác giả bước
đầu nhận đình quặng đồng ở những khu vực trên thuộc loại quặng nhiệt
dịch, dạng xâm nhiễm mạch nhỏ, tồn tại cùng với các mạch thạch anh –
cancit trong những đới khe nứt. Tuy nhiên, triển vọng quặng còn chưa được
khẳng định chắc chắn.
- Từ năm 1958 đến 1963, có một số báo cáo tìm kiếm graphit, mica, sét
kaolin dọc theo dải Lào Cai – Lũng Pô [11, 15]. Trong các báo cáo này các
vấn đề về địa tầng, magma khơng có gì mới. Năm 1967 trong bài viết “Về
địa tầng chứa photphorit bị biến chất ở Cam Đường”, Trần Văn Trị đã phân
chia chi tiết một số địa tầng [19]. Các đá biến chất và quarzit được xếp vào
hệ tầng Chiêm Hóa, giữ nguyên hệ tầng Đá Đinh, các trầm tích Devon nằm
phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Cam Đường.
- Năm 1964, Phan Trường Thị đã nghiên cứu về các đá metasomatit
chứa sắt và đồng ở khu vực Lào Cai. Tác giả cho rằng, đá chứa quặng hóa
magnetit – đồng là metasomatit nằm trong phức hệ các đá biến chất có tuổi
Proterozoi, được thành tạo do quá trình hoạt động magma ở dưới sâu [17].
Song, mối liên quan giữa đá chứa quặng và các đá vây quanh
(plagiogranitogneis, amphibolit) còn chưa được làm rõ.
- Năm 1967, Trần Quốc Hải đã có một số ý kiến về các thành tạo PoSen

trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chất khu vực; theo tác giả: các thành tạo
PoSen là một tầng trầm tích phun trào cổ bị biến chất khu vực trình độ cao
có kèm theo siêu biến chất, khối granitoid PoSen chỉ là một bộ phận bị
actinolit hóa và tái nóng chảy của tầng này [7].
- Từ năm 1967 đến 1969, có một số nghiên cứu khác của Trần Quốc Hải
(1967), Nguyễn Xuân Tùng (1968), Hoàng Hoa Cương (1969) và Nguyễn
Đức Hân (1969). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các đá biến
chất trao đổi và quặng hóa mỏ đồng Sin Quyền.
- Năm 1969, Trần Quốc Hải và nnk đã tìm hiểu về các thể đá biến chất
trao đổi có chứa quặng trong vùng. Theo các tác giả cho rằng: các đá biến
chất trao đổi chứa quặng trong vùng không phải là ortho amphibolit bị


13

skarn hóa mà là sản phẩm bazơ hóa của các loại đá gneis, migmatit dạng
dải, nebulit,… do tác dụng của những dung dịch giàu Fe, Ca, Mg,… bắt
nguồn từ đới granit hóa lặp lại ở phần sâu của đứt gãy khu vực [8]. Bài viết
cũng nêu ra được mối liên hệ giữa quặng hóa và các đá biến chất, bước đầu
luận giải được quá trình thành tạo quặng dưới sâu.
- Năm 1978, Bùi Phú Mỹ và nnk đã hoàn thành đo vẽ lập bản đồ địa
chất khống sản nhóm tờ Lào Cai – Kim Bình tỷ lệ 1:200.000 [14]. So với
các cơng trình nghiên cứu trước đó thì bản đồ địa chất khoáng sản của Bùi
Phú Mỹ được đánh giá là hồn thiện và có giá trị hơn cả. Trong đó các
thành tạo trầm tích, phun trào, biến chất được chia thành các hệ tầng, phức
hệ. Các đá magma xâm nhập được phân chia thành các phức hệ có tuổi
khác nhau. Đồng thời đã phát hiện nhiều đá mạch lamprophyr, pegmatit và
granit aplit. Nhìn chung, việc phân chia và xếp tuổi các thành tạo địa chất
trong vùng của Bùi Phú Mỹ là có cơ sở. Về khống sản đã phát hiện nhiều
điểm quặng và điểm khống hóa có giá trị.

- Từ năm 1961 đến 1979, đoàn địa chất 5 đã tìm kiếm thăm dị dải
quặng đồng từ Bát Xát đến Lũng Pơ. Trong đó có “Báo cáo kết quả thăm
dị tỉ mỉ khoáng sàng đồng Sin Quyền – Lào Cai” [4]. Các tác giả đã xếp đá
trầm tích biến chất vào hệ tầng Sin Quyền có tuổi Proterozoi, đá hoa được
xếp vào hệ tầng Sa Pa có suổi Sini và đá phiến sericit có vật chất than, đá
phiến carbonat – thạch anh và đá phiến thạch anh – biotit – chlorit vào hệ
tầng Cam Đường có tuổi Cambri sớm. Các đá magma được xếp vào phức
hệ Cốc Mỳ có tuổi Proterozoi muộn gồm amphibolit và granitogneis. Xâm
nhập tuổi Permi gồm gabro, amphibolit, granit biotit, plagiogranit.
- Đầu những năm 90, có một số báo cáo kết quả tìm kiếm khống sản:
tìm kiếm apatit và các khoáng sản khác vùng Bát Xát – Lũng Pơ [9]; đề án
tìm kiếm đánh giá thăm dị đồng Lũng Pơ, trong đó một số diện đá gneis,
amphibolit hệ tầng Suối Chiềng, hệ tầng Sin Quyền và đá phiến hệ tầng
Cam Đường ở khu vực Bát Xát – Nậm Mít được xếp vào hệ tầng Ngịi Nhu
có tuổi Devon sớm – giữa [9]; các đá bazan và monzodiorit ở Lũng Pô
được xếp chung vào hệ tầng Viên Nam tuổi Trias sớm và chia thành hai
tướng phun trào, xâm nhập á phun trào [6].
- Năm 2003, Dương Quốc Lập và nnk đã hoàn thành báo cáo đo vẽ lập
bản đồ địa chất khống sản nhóm tờ Lào Cai tỷ lệ 1:50.000 [10], đây được


14

coi là tài liệu chi tiết nhất tại thời điểm hiện tại. Trong báo cáo này, các tác
giả đã tập trung đo vẽ và phân chia chi tiết các phân vị địa tầng có mặt
trong vùng, xác định các ranh giới tiếp xúc. Đặc biệt có phát hiện thêm một
số yếu tố mới như: các thành tạo xâm nhập trung tính chưa rõ tuổi, các thể
đai mạch lamprophyr.
1.3. Đặc điểm địa chất vùng
1.3.1. Địa tầng

Dựa theo kết quả khảo sát và nghiên cứu của các tác giả [10, 13, 14, 21],
tham gia vào cấu trúc địa chất của vùng có mặt các phân vị địa tầng sau
đây: hệ tầng Suối Chiềng (PP sc), hệ tầng Sin Quyền (PP sq), hệ tầng Cam
Đường (ε1 cđ), hệ tầng Văn Yên (N12 vy), hệ Đệ Tứ (Q).
Hệ tầng Suối Chiềng (PP sc)
Hệ tầng Suối Chiềng được Nguyễn Xuân Bao xác lập và mô tả năm
1969, bao gồm 2 tập. Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng Suối Chiềng chỉ lộ ra
tập 2 (PP sc2) và phân bố dọc theo hướng tây bắc – đông nam từ bản Phố
Mới đến bản Na Lùng.
Thành phần thạch học: đá phiến biotit – epidot – sphen, amphibolit, xen
những lớp mỏng đá phiến felspat – thạch anh – mica và đá phiến hai mica.
Hệ tầng Suối Chiềng nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Sin Quyền (PP sq).
Chiều dày tập 2 khoảng 1400m.
Hệ tầng Sin Quyền (PP sq)
Hệ tầng Sin Quyền do Tạ Việt Dũng, Trần Quốc Hải xác lập năm 1963.
Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng Sin Quyền phân bố dọc theo phương
tây bắc – đông nam, kéo dài từ bản Trung Tiến đến thôn Minh Trang.
Thành phần thạch học: hệ tầng Sin Quyền gồm 2 tập (1 và 2), với đặc
điểm thạch học của từng tập như sau:
- Tập 1 (PP sq1): nằm chỉnh hợp lên tập 2 của hệ tầng Suối Chiềng,
bao gồm: đá phiến thạch anh – felspat – biotit, đá phiến biotit. Chiều dày
tập 1 khoảng 800m.
- Tập 2 (PP sq2) gồm: đá phiến mica – graphit, đá phiến biotit, đá
phiến thạch anh – felspat – mica có chứa ít graphit. Chiều dày tập 2
khoảng 1200m.


15

Tập 1 của hệ tầng Sin Quyền chỉnh hợp trên tập 2 của hệ tầng Suối

Chiềng, còn tập 2 của hệ tầng Sin Quyền tiếp xúc kiến tạo dưới hệ tầng
Cam Đường (ε1 cđ).
Hệ tầng Cam Đường (ε1 cđ)
Dovjikov A.E (1965) lần đầu tiên mô tả và đặt tên hệ tầng Cam Đường
trên cơ sở điệp Cốc San của Kalmukov A.F (1959).
Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng Cam Đường lộ ra cả 3 tập và phân bố
dọc theo phương tây bắc – đông nam từ bản Tân Quang đến bản Chang.
Thành phần thạch học:
- Tập 1 (ε1 cđ1): đá phiến thạch anh – mica, đá phiến sericit màu xám
có chứa vật chất than, cát kết dạng quarzit, đá phiến thạch anh có thấu
kính đá hoa – dolomit. Chiều dày tập 1 khoảng 230m.
- Tập 2 (ε1 cđ2): đá phiến cacbonat, đá phiến sericit chứa vật chất than,
đá phiến apatit – cacbonat, đá phiến thạch anh – apatit. Chiều dày tập 2
khoảng 150m.
- Tập 3 (ε1 cđ3): cát sạn kết thạch anh – felspat biến chất màu xám
xanh, đá phiến thạch anh – sericit xen lẫn lớp mỏng đá vôi. Chiều dày tập
3 khoảng 200m.
Hệ tầng Cam Đường có ranh giới kiến tạo dưới với hệ tầng Sin Quyền
và ranh giới kiến tạo trên với hệ tầng Văn Yên.
Hệ tầng Văn Yên (N12 vy)
Hệ tầng Văn Yên do Trịnh Dánh xác lập năm 1980.
Đây là các trầm tích lục nguyên phân bố dọc bờ phải sông Hồng từ
thành phố Lào Cai, qua Bát Xát đến khu vực tây bắc Trịnh Tường. Trong
vùng nghiên cứu, hệ tầng phân bố thành một dải theo phương tây bắc –
đơng nam kéo dài từ phía bắc bản Tân Quang đến bản Chang.
Thành phần thạch học: chủ yếu là cuội kết, sạn kết, cát kết hạt thô với
các đặc điểm như sau:
- Cuội kết: chiều dày khơng duy trì ổn định, dày 10cm – 5m. Thành
phần cuội khá đa dạng, gồm: quarzit, granit, thạch anh, cát kết, đá
phiến silic, đá phiến kết tinh và cuội vôi. Cuội được mài trịn tốt,

đường kính cuội từ 1-10cm, cuội tảng có kích thước lớn hơn (0,5-1m).
Xi măng gắn kết là cát sạn và sét bột.


16

- Cát kết: có màu xám, xuất hiện nhiều vảy mica bên trong, khi phong
hóa có màu vàng, đơi chỗ có xen kẹp lẫn vật chất than. Thế nằm biến
đổi liên tục và thường không ổn định.
Chiều dày của hệ tầng khoảng 250m.
Hệ Đệ Tứ (Q)
Phân bố ở vùng gần trung tâm tờ bản đồ với diện tích hẹp. Thành phần
trầm tích gồm: cuội, sỏi, sạn, cát và dăm tảng mài trịn kém, thành phần đa
khống, chưa gắn kết.
1.3.2. Các thành tạo magma xâm nhập
Phức hệ PoSen
Phức hệ PoSen do Bùi Phú Mỹ và Phan Viết Kỷ xác lập (1971) trong
cơng trình đo vẽ lập bản đồ địa chất tờ Lào Cai – Kim Bình tỷ lệ 1:200.000.
Trong phạm vị vùng nghiên cứu, khối PoSen có mặt tại vị trí tây nam tờ
bản đồ và có diện tích khoảng 6,14 km2.
Thành phần thạch học của khối gồm: diorit, diorit thạch anh, tonalit
granodiorit, granit. Các đá diorit thạch anh, granodiorit, tonalit và diorit
phân bố ở phía bắc, phía đơng và đơng nam của khối. Còn các đá granit
phân bố ở trung tâm và rìa phía tây của khối.
Khối PoSen được hình thành bởi 3 pha xâm nhập:
- Pha 1: diorit thạch anh, tonalit và granodiorit.
- Pha 2: granit biotit.
- Pha 3: các đá mạch.
Diorit thạch anh: có màu lục xẫm, đơi khi sáng màu, hạt nhỏ đến lớn.
Cấu tạo chủ yếu là định hướng, thỉnh thoảng gặp cấu tạo khối, kiến trúc hạt

nửa tự hình.
Tonalit: màu xám lục nhạt đến xám đen, cấu tạo gneis hoặc cấu tạo
khối. Kiến trúc hạt nửa tự hình, đơi khi là kiến trúc porphyr.
Granodiorit: đây là thành phần chính của khối PoSen. Đá có màu xám
sáng, xám lục. Cấu tạo định hướng hoặc gneis. Kiến trúc hạt nửa tự hình.
Granit: phân bố ở trung tâm của khối. Đá thường sáng màu; cấu tạo chủ
yếu là định hướng, ít hơn là cấu tạo khối. Kiến trúc cà nát dạng mylonit và
kataclazit.
Các nghiên cứu trước đây về khối PoSen cho thấy: các đá của phức hệ
có hàm lượng SiO2 cao (từ 62,48% đến 71,34%, trung bình là 67,49%).


17

Tổng kiềm Na2O + K2O = 7,16, trong đó K2O/Na2O = 0,75. Trên biểu đồ
phân chia các kiểu granit của Chappell B.W và White A.J.R (1974) cho
thấy phần lớn các đá của phức hệ thuộc kiểu S–granit, chỉ có số ít rơi vào
trường I-granit. Kết quả phân tích tuổi đồng vị 87Sr/86Sr = 0,7115.
Các thành tạo xâm nhập chưa rõ tuổi
Được phát hiện và đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1965 trong q trình
tìm kiếm đồng do Đồn 5 thực hiện. Sau này, các thành tạo xâm nhập trung
tính cịn lần lượt được nghiên cứu thơng qua các cơng trình đo vẽ lập bản
đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 [10, 14].
Tại khu vực nghiên cứu, các thành tạo này lộ ra thành một khối nhỏ ở
trung tâm của tờ bản đồ, thuộc khu vực bản Phìn Ngan, xã Cốc Mỳ. Chúng
thường có dạng khối nhỏ kéo dài theo phương tây bắc – đông nam xuyên
cắt các đá biến chất của hệ tầng Suối Chiềng và hệ tầng Sin Quyền.
Thành phần thạch học của khối bao gồm các đá: diorit, diorit thạch anh,
monzodiorit, trong đó chiếm chủ yếu là diorit thạch anh. Đá có màu xám,
xám sáng. Kết tinh hạt nhỏ đến vừa, kiến trúc porphyr, cấu tạo định hướng.

Hiện tượng biến đổi nhiệt dịch trong khối xâm nhập là felspat kali hóa,
biểu hiện đặc trưng là sự tăng cao hàm lượng của felspat kali làm cho đá có
màu sáng hồng đặc trưng. Ngồi ra cịn thấy có hiện tượng biến đổi
propylit hóa phát triển mạnh tại phần rìa tiếp xúc giữa khối xâm nhập với
các đá vây quanh.
Đặc điểm thạch địa hóa: dựa theo các kết quả nghiên cứu trước đây cho
thấy hàm lượng SiO2 của phức hệ dao động từ 44,5% đến 65,9%, trung
bình là 56,06%. Tổng kiềm Na2O + K2O = 5,06, trong đó K2O/Na2O =
0,39. Trên biểu đồ AFM, các đá của phức hệ có mặt ở cả loạt kiềm vơi
(CA) và loạt tholeit (TH), chủ yếu là kiểu S-granit, thứ yếu là kiểu I-granit.
Hoạt động tạo khống của khối xâm nhập: cơng tác khảo sát và tìm
kiếm đồng trước đây nhận thấy rằng: tụ khoáng đồng được phát hiện dọc
theo bờ phải sông Hồng từ Lùng Thàng đến Lũng Pô đều nằm trùng hoặc
cạnh các khối xâm nhập này. Kết quả phân tích quặng hóa đồng trong đá
gốc cho thấy hàm lượng đồng khá cao (0,01-0,3%). Các tác giả trước đây
đã nhận định, dải xâm nhập có thành phần từ siêu bazo đến axit đóng vai
trị chính trong việc thành tạo quặng đồng ở khu vực này. Tuy nhiên, quá
trình phân dị kết tinh của các dung thể magma trên vẫn chưa tạo ra lượng


18

đồng lớn như hiện tại mà đồng được thành tạo chính trong giai đoạn nhiệt
dịch hậu magma.
Nguồn gốc và tuổi của khối xâm nhập: căn cứ vào hình thái và quan hệ
của các khối xâm nhập với đá vây quanh cũng như biểu hiện quặng hóa tại
các khối xâm nhập này, một số nhà nghiên cứu cho rằng: các khối xâm
nhập trung tính xuất hiện rải rác dọc theo bở phải sông Hồng là một phần
nhỏ của khối xâm nhập sâu mà hiện nay các biểu hiện của chúng ở trên bề
mặt mới chỉ quan sát thấy tồn tại ở dạng mạch, nhánh, cịn khối batholit

chính thì chưa lộ lên. Việc xác định tuổi cho khối xâm nhập chưa có căn cứ
chắc chắn. Các khối xâm nhập diorit được thành tạo tiếp sau xâm nhập siêu
bazơ và bazơ dọc bờ phải sơng Hồng. Đây có thể là loạt sản phẩm xâm
nhập từ siêu bazơ đến axit chưa được thể hiện rộng rãi trên bề mặt. Do vậy,
muốn xác định đúng đắn tuổi của khối xâm nhập trên thì phải xác định tuổi
chính xác cho các đá trầm tích biến chất thuộc hệ tầng Suối Chiềng, hệ tầng
Sin Quyền. Sau khi kết thúc công tác đo vẽ và lập bản đồ địa chất nhóm tờ
Lào Cai tỷ lệ 1:50.000, các tác giả tạm xếp xâm nhập trung tính trong khu
vực vào tuổi Permi muộn, được thành tạo sau xâm nhập bazơ dọc bờ phải
sông Hồng.
1.3.3. Kiến tạo
a) Đặc điểm đứt gãy
Vùng nghiên cứu nằm ở phía tây và trong miền ảnh hưởng của đới trượt
cắt Sông Hồng là ranh giới địa chất quan trọng của khu vực, phân chia
miền Đông Dương và Nam Trung Hoa. Do vậy, các đứt gãy của vùng là tập
hợp các đứt gãy thuộc hệ thống Sông Hồng có quy mơ sâu và hoạt động đa
chu kỳ. Chúng đóng vai trị phân dị cấu trúc, tạo cơ chế cho các nguồn
magma, nhất là magma bazan và kiềm cũng như mang ý nghĩa tích cực về
sinh khống của vùng.
Đặc trưng chung của hệ thống đứt gãy trong vùng là kéo dài và song
song nhau theo phương tây bắc - đơng nam gần trùng hợp hoặc có độ lệch
nhỏ so với phương cấu trúc chung. Chúng tạo cho vùng có cấu trúc dạng
bậc thang, theo đường phương thấp dần về phía nam và theo chiều ngang
địa hình thấp dần về hai phía đơng và tây. Các đứt gãy phương đơng bắc tây nam phát triển thưa và thường có quy mơ ngắn. Một số nơi (Mường Vi,
Tả Giang Phình, Chu Va, Hua Bó…) các đứt gãy này cắt, làm dịch chuyển


19

hệ thống đứt gãy phương tây bắc-đông nam và đôi khi là ranh giới phân

cách các thành tạo địa chất (Mường Vi, Chu Va).
- Đứt gãy Sông Hồng: gần trùng và kéo dài theo dịng chảy sơng Hồng,
đứt gãy là ranh giới phân chia hai đơn vị cấu trúc chính của vùng là Địa lũy
Con Voi ở phía đơng và phức nếp lồi Hồng Liên Sơn ở phía tây. Dọc theo
đứt gãy hình thành hố sụt kiểu địa hào được lấp đầy bởi cuội kết có tảng,
sỏi – cát – sạn kết của hệ tầng Văn Yên (N1vy). Đặc trưng tính chất của đứt
gãy Sơng Hồng đã được thừa nhận là đứt gãy trượt bằng phải với biên độ
trung bình 2-5mm/năm. Trong q trình hoạt động của đứt gãy Sơng Hồng
đã tạo ra hàng loạt các đứt gãy kéo theo phân nhánh phương tây bắc – đơng
nam có ý nghĩa sinh khoáng đặc biệt ở khu vực này.
- Đứt gãy Lũng Pô - Trịnh Tường – Tả Phời: là đứt gãy kéo dài chạy gần
song song đứt gãy Sông Hồng, khống chế sự phân bố của các thành tạo
biến chất cổ hệ tầng Sin Quyền (PPsq) ở phía tây và các thành tạo lục
nguyên biến chất carbonat hệ Cam Đường(ε1cđ) ở phía đơng. Đồng thời,
dọc theo đứt gãy bị phủ bởi các thành tạo aluvi - proluvi tuổi Đệ tứ. Đứt
gãy này có tính chất là đứt gãy nghịch cắm về tây nam với góc dốc 70 ÷
80o. Thuộc đứt gãy phân nhánh của đứt gãy chính Sơng Hồng, cùng với các
đứt gãy phân nhánh khác đứt gãy Lũng Pô - Trịnh Tường - Tả Phời đóng
vai trị quan trọng trong việc tạo khoáng nội sinh của vùng như đồng, sắt,
molybden, graphit, mica, apatit, chì,... Trong đó có các khống sản có quy
mơ đáng kể về đồng (Lũng Pơ, Trịnh Tường, Sin Quyền, Tả Phời), sắt
(Nậm Mít, Nậm Chạc, Bản Vược, San Bang - Minh Tân, ...), apatit (Nậm
Chạc, Trịnh Tường, Bản Vược, Bắc Nhạc Sơn, Cam Đường). Dọc theo đứt
gãy hình thành các đới kataclazit, mylonit cũng như phát triển hiện tượng
vò nhàu uốn nếp và ép phiến đá. Theo đứt gãy này cùng tạo ra hệ các đứt
gãy phân nhánh nhỏ hơn có phương gần song song.
- Đứt gãy Phố Mới – Vi Kẽm: đây là một trong số những đứt gãy mới
được chúng tôi phát hiện và đo vẽ trong quá trình khảo sát gần đây. Đứt
gãy có phương tây bắc – đơng nam, song song với phương cấu trúc chung
của khu vực. Các đặc điểm chi tiết của đứt gãy sẽ được tác giả đề cập đến

trong phần sau của báo cáo này.


20

b) Đặc điểm nếp uốn
Trong vùng nghiên cứu chỉ có một nếp lõm ở phần tây bắc tờ bản đồ.
Nếp lõm được tạo thành bởi đá phiến mica xen kẽ gneis biotit tập 2 hệ tầng
Sin Quyền ( PPsq2). Nếp lõm kéo dài khoảng gần 2km, rộng 1,8 ÷ 2km có
mặt trục 210∠85o, bản lề nổi 142∠3 ÷ 5o. Nếp lõm có dạng khơng cân đối
với cánh tây hẹp (≈ 0,6km), cắm dốc 65 ÷ 70o và cánh đơng rộng 1,3 ÷
1,5km và cắm thoải hơn (55o). Nếp lõm bị các đứt gãy phương tây bắc đông nam và phương đông bắc - tây nam cắt xén và bị các mạch thạch anh
xuyên cắt ở phần nhân, theo hai cánh phát triển vi uốn nếp phức tạp.


21

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về khoáng sản đồng
2.1.1. Đặc điểm địa hóa – khống vật
Đồng là ngun tố hóa học trong bảng tuần hồn ngun tố có ký hiệu là
Cu và số nguyên tử bằng 29. Đồng kim loại ở thể rắn có màu vàng kim, độ
dẫn điện và dẫn nhiệt cao, nhiệt độ nóng chảy 1084,5oC, nhiệt độ sơi
2562oC. Trong tự nhiên, đồng tồn tại tại dưới dạng kim loại ngun chất.
Đồng có trị số Clark là 4,7×10-3 %, phân bố trong nhiều loại đá khác
nhau với tỷ lệ không đồng đều. Đồng có nguồn gốc magma (cả bazan và
granit). Trong quá trình tác dụng magma bazơ sẽ tạo ra các mỏ đồng dung
ly, skarn và mỏ đồng conchedan. Liên quan với các đá magma axit thì sẽ
tạo thành các mỏ đồng nhiệt dịch sau magma. Trong điều kiện ngoại sinh,
mỏ đồng chủ yếu được tìm thấy ở trong các đới biến đổi thứ sinh quặng

sulfur.
2.1.2. Các ứng dụng của đồng
Kim loại và các hợp kim của đồng đã được biết đến và đưa vào sử dụng
trong cuộc sống của con người từ cách đây hàng nghìn năm. Hiện nay,
đồng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Trong lĩnh vực điện tử, điện máy: đây là lĩnh vực mà kim loại đồng
được sử dụng nhiều nhất. Do có tính dẫn điện cao nên hơn 60% sản lượng
đồng khai thác được sử dụng vào việc chế tạo các thiết bị điện như: dây
dẫn điện (dây dẫn thông thường và dây dẫn trong các thiết bị điện khác:
động cơ điện, máy phát điện, máy biến áp,…), thiết bị chuyển mạch điện,
bộ phận dẫn sóng cho các máy bức xạ vi sóng, thiết bị tản nhiệt, các chi
tiết quan trọng trong nhiều thiết bị điện khác, các loại nhạc cụ,…
- Trong lĩnh vực xây dựng: đồng kim loại không phải là thành phần
trực tiếp trong các loại vật liệu xây dựng nhưng nó lại được sử dụng trong
các hoạt động xây dựng cơ bản, cụ thể như: các thiết bị máy móc hỗ trợ
xây dựng, các thiết bị xây lắp ở các khâu hoàn thiện trong xây dựng.
- Trong giao thông vận tải: đồng được sử dụng nhiều trong việc chế
tạo các chi tiết máy, các đường ống dẫn.


22

- Trong nông nghiệp – y sinh học: đồng được sử dụng làm thuốc diệt
nấm, chất bảo quản gỗ, sử dụng trong các máy chụp X quang cho phép đo
lưu lượng máu trong tim, các thiết bị thí nghiệm.
- Trong cơng nghiệp hóa chất, phụ gia: các sản phẩm muối đồng có
màu xanh lam nên thường được sử dụng để làm thuốc nhuộm; các chất
phụ gia trong quá trình sản xuất đồ gốm sứ; sử dụng trong kỹ thuật mạ
điện.
2.2. Phân loại các kiểu mỏ đồng trên thế giới và Việt Nam

2.2.1. Phân loại các kiểu mỏ đồng trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có nhiều quan điểm về phân loại các kiểu mỏ
đồng khác nhau. Theo quan điểm của Xmirnov V.I, Iakovlev G.F (1986),
các ông đã phân loại quặng đồng thành 7 nhóm có nguồn gốc khác nhau.
Bảng 2.1: Phân loại các loại hình mỏ đồng cơng nghiệp (Xmirnov V.I, Iakovlev G.F, 1986)
Cấu trúc hình thái
thân quặng
Dạng xâm nhiễm,
dạng vỉa, đặc sít,
mạch, thấu kính bám
đáy

Khống vật đặc trưng

Mỏ điển hình

Chalcopyrit,
penlandit, pyrotin,
manhetit

Sotberi (Canada), Norim,
Petsenga (Nga)

Nhóm mỏ cacbonatit

Dạng ống, cấu trúc
phân đới đồng tâm

Bocnit, chalcopyrit,
chalcozin, valerit,

pyrotin, pyrit,…

Palabora (Nam Phi),
Xibia, Cola (Nga)

Nhóm mỏ skarn

Thấu kính, bướu,
ống, mạch, ổ, phân
nhánh

Sulfur và silicat tạo
skarn

Uran, Tây Xiabia (Nga),
Clifton, Bicbi (Mỹ),
Dolores (Mehico)

Nhóm mỏ nhiệt dịch:
1. Đồng porphyr
a. Molipden porphyr
b. Molipden – đồng
porphyr
c. Đồng porphyr
2. Mỏ dạng mạch
a. Thành hệ chalcopyrit
b. Thành hệ enargit

Dạng mạch, ống,
bướu, mạng, oval,

vành khuyên.

Pyrit, vàng,
asenopyrit, turmalin,
molipdenit,
chalcopyrit, galenit,
sphalerit, manhetit,…

Klaimac, Kadjaran,
Xalavat (Nga),
Trukikamata, Teniente
(Chi Lê), Biut (Mỹ)

Nhóm mỏ nhiệt dịch
phun trào

Dạng mạch, ống,
bướu

Kiểu mỏ

Nhóm mỏ magma

Nhóm mỏ Konchedan

Nhóm mỏ giả tầng

Dạng đẳng thước,
bướu kéo dài, vỉa,
thấu kính, mạch, đai

Dạng vỉa, thấu kính,
dạng dải nằm khớp
đều với đá vây quanh

Cu tự sinh,
chalcopyrit,
chalcozin, S tự sinh
Chalcopyrit, quặng
đồng xám, bocnit,
sphalerit
Chalcozin, bocnit,
chalcopyrit, quặng
đồng xám, covelin

Azerbaidan, Uran, Cola
(Nga), Hồ Thượng (Mỹ)
Kazacstan (Nga),
Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ,
Canada, Trung Quốc
Kazacstan, cận Baican
(Nga), Zambia, Zaia,
Đức, Balan, Afganistan


23

2.2.2. Các kiểu nguồn gốc mỏ đồng ở Việt Nam
Quặng đồng ở Việt Nam phân tán ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn
La, Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng. Những khu vực tập trung
khống hóa đồng hình thành các mỏ khống có giá trị cơng nghiệp bao

gồm: vùng mỏ đồng Sin Quyền (Lào Cai), vùng mỏ đồng – niken Bản Phúc
(Sơn La), vùng mỏ đồng Vạn Sài (Sơn La), vùng mỏ đồng Suối Nùng
(Quảng Ngãi). Ngoài ra cịn có một số điểm quặng nhỏ khác phân bố rải
rác ở các tỉnh Lào Cai, Thanh Hóa, Lạng Sơn.
Theo nguồn tài liệu báo cáo thuyết minh “bản đồ khoáng sản Bắc Việt
Nam tỷ lệ 1:500.000, năm 1965”, các nhà địa chất Việt Nam đã chia ra các
kiểu thành hệ quặng sau:
- Chalcopyrit – pyrotin – manhetit nguồn gốc skarn (Lương Sơn).
- Chalcopyrit – thạch anh, chalcopyrit – barit – thạch anh nguồn gốc
nhiệt dịch (Vạn Sài).
- Chalcopyrit – chalcozin – bocnit trầm tích (Bắc Giang).
- Chalcopyrit – manhetit – octit siêu biến chất (Sin Quyền).
- Pyrotin – penlandit – chalcopyrit dung ly (Tạ Khoa).
Nguyễn Văn Nhân (1985) đã phân chia các thành hệ quặng đồng ở miền
bắc Việt Nam như sau:
- Pyrotin – penlandit – chalcopyrit trong đá siêu mafic.
- Pyrotin – chalcopyrit – manhetit trong đá biến chất trao đổi.
- Chalcopyrit – thạch anh mạch trong đá phun trào mafic.
- Đồng tự sinh.
- Đồng trong cát kết.
Năm 1990, trong khn khổ đề tài “Nghiên cứu sinh khống và dự báo
triển vọng khống sản đới Sơng Đà – Sơng Mã”, Nguyễn Văn Nhân,
Nguyễn Ngọc Liên và nnk đã phân ra 5 thành hệ quặng đồng, đồng – nikel:
- Pyrotin – penlandit – chalcopyrit.
- Chalcopyrit – thạch anh.
- Bocnit – chalcozin trong trầm tích lục nguyên xen phun trào mafic
hoặc đá vôi.
- Chalcopyrit – pyrit – sphalerit – konchedan đồng – đa kim.
- Đồng tự sinh.



×