Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.43 MB, 49 trang )

1
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Biện pháp 1: Tăng cường hoạt động nhận thức cho CB, GV, NV
Biện pháp 2: Nâng cao trình độ Tin học cho CB, GV, NV
Biện pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT
Biện pháp 4: Công tác xây dựng cơ sở vật chất
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN


2
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý và dạy học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công nghệ thông tin trong công tác quản lý và
dạy học
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 8 năm 2017 đến ngày 30 tháng
5 năm 2020.
4. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Thị Bích Hằng
Năm sinh: 27/02/1970
Nơi thường trú: Xóm 13 xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định


Trình độ chuyên môn: Đại học, chuyên ngành Sư phạm Tiểu học
Chức vụ cơng tác: Phó hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Hải Phúc
Điện thoại: 0813784739
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
5. Đồng tác giả (nếu có): không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Hải Phúc
Địa chỉ: Trường Tiểu học Hải Phúc xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Điện thoại: 0977470126

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I-ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN


3
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng cơng
nghệ thơng tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Vai trò, tác động của
công nghệ thông tin đối với công tác quản lý và dạy học, vận hành nhà trường là
vấn đề không cần bàn cãi. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin
bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý và dạy học. Nhiều đơn vị đã
dạy môn Tin học cho học sinh lớp 3. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở một số trường học nước ta còn
rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng
dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta khơng nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực
công nghệ thông tin mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành
cơng cụ hiệu quả cho cơng việc của mình, mục đích của mình.
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và hiệu quả to lớn
của nó. Nhà nước, Chính phủ và ngành Giáo dục đã có các văn bản chỉ thị đối với
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nói

chung và phát triển ngành Giáo dục nói riêng. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã có nhiều văn bản yêu cầu triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý và dạy học ở nhà trường, xem nó như một cơng cụ hiệu quả để đổi
mới quản lý và dạy học.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và
Đào tạo Nam Định, nhận thức được rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục
vụ cho việc đổi mới cơng tác quản lí và phương pháp dạy học là một trong những
hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Nhưng làm thế nào để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong cơng cơng tác
quản lí và dạy học, để cơng tác quản lí đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng dạy và học
ngày càng được nâng cao là vấn đề mà bất cứ một đơn vị giáo dục, một cán bộ
quản lí hay một giáo viên nào đều quan tâm khi có ý định đưa cơng nghệ thơng tin
vào trong cơng tác quản lí và dạy học. Do đó, địi hỏi người làm cơng tác giáo dục
khơng ngừng học tập để cập nhất cái mới, nâng cao trình độ đáp ứng u cầu.
Người quản lí phải ln có ý tưởng mới, đi trước thời đại, chỉ dẫn, khai sáng và


4
thúc đẩy, tìm tịi, sử dụng các thiết bị hiện đại, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên
trên Internet, các phần mềm quản lí và các phần mềm dạy học.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra
khơng ít thách thức đối với ngành Giáo dục Việt Nam. Để thích ứng với giai đoạn
này thì Giáo dục Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi cách quản lí, cách dạy, cách
học cho phù hợp với thời đại. Việc quản lí và dạy học của các nhà giáo dục cũng
khác trước rất nhiều. Mọi kiến thức, hiểu biết của học sinh khơng chỉ được hình
thành qua sách vở, qua thực tế mà qua cả công nghệ thông tin (mạng Internet).
Công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh: tra cứu tài liệu, tìm kiếm thơng tin, tranh
ảnh, trao đổi bài qua diễn đàn trên các website, học trực tuyến giúp học sinh biết tự
học, tự rèn luyện một cách sáng tạo.
Vậy đối với người làm công tác giáo dục trong thời kì này cần làm gì và thay

đổi như thế nào, để thích ứng với thời đại số hóa. Các thiết bị cơng nghệ điện tử,
máy tính và mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cơng tác quản lí cũng
như trong dạy và học để giáo dục học sinh trở thành công dân của những Thành
phố thơng minh và Chính phủ điện tử đó là điều mỗi người làm công tác giáo
dục cần trăn trở để hoàn thành sứ mệnh được giao.
Xuất phát từ những lí do trên tơi mạnh dạn chọn sáng kiến “Một số biện pháp
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học” để nghiên cứu
và thực hiện.
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến :
Thực trạng hiện nay là nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân
viên cịn hạn chế về vai trị của cơng nghệ thông tin nên ngại áp dụng, không vượt
qua được những khó khăn bước đầu nhất là cán bộ, giáo viên, nhân viên cao tuổi.
Họ chỉ thấy mặt trái của công nghệ thông tin, thấy một số hiện tượng tiêu cực của
giới trẻ trong xã hội là đổ lỗi cho công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý cịn phụ thuộc nhiều vào trình độ về tin học của cán bộ quản


5
lý, của một số giáo viên cùng với sự hỗ trợ thích hợp về cơ sở vật chất,...của các
cấp quản lý.
Từ năm học 2017 – 2018 trở về trước, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở
trường Tiểu học Hải Phúc vẫn chỉ dừng lại ở việc khuyến khích, động viên giáo
viên ứng dụng thay vì trở thành quy định, chỉ tiêu, điều kiện phải đáp ứng trong quá
trình giáo dục học sinh. Nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà
trường và dạy học còn rất ít, chủ yếu là dùng máy tính soạn thảo một số văn bản, in
ấn tài liệu. Nhiều công việc khác như tra cứu văn bản; soạn thảo văn bản, kế hoạch
hàng tuần, hàng tháng; thống kê, tổng hợp báo cáo; phải làm thủ công nên mất
nhiều thời gian và nhân lực nhưng đơi khi kết quả vẫn có sự nhầm lẫn ngồi mong
muốn. Thực tế khi khơng ứng dụng cơng nghệ thông tin vào quản lý tôi thấy ở

Trường TH Hải Phúc có những hạn chế như sau:
+ Việc tra cứu văn bản, nhất là các văn bản, các kế hoạch ban hành cách đây
đã lâu thì việc tìm các văn bản này trong tập hồ sơ lưu trữ là một vấn đề không đơn
giản, phải mất khá nhiều thời gian nếu cần ngay các văn bản này để giải quyết cơng
việc thì khơng thể đáp ứng được.
+ Để phục vụ thống kê báo cáo phải huy động một lực lượng lớn cán bộ, giáo
viên, nhân viên ở nhiều bộ phận khác nhau. Đơn cử như báo cáo chất lượng giảng
dạy thì phải huy động hết giáo viên trong trường, các tổ trưởng chun mơn, bộ
phận văn phịng để tổng hợp, lãnh đạo phải kiểm tra lại thông tin báo cáo có khớp
hay khơng. Nếu các báo cáo này cần phân loại theo giới tính, lớp, mơn…thì cịn địi
hỏi nhân lực và thời gian nhiều hơn. Tuy số lượng tham gia đông, thời gian nhiều,
nhưng nhiều khi số liệu lại không khớp giữa các môn, các khối làm ảnh hưởng đến
tổng hợp báo cáo của tồn trường thiếu độ chính xác. Công tác thống kê kế hoạch
đầu năm học, thống kê chất lượng giữa kỳ, cuối năm việc so sánh chất lượng học
tập và giảng dạy giữa các lớp, giữa các giáo viên, giữa các năm học thực hiện khó
khăn nên khó có thể có các quyết định quản lý để điều chỉnh mang tính kịp thời,
thuyết phục.


6
+ Cơng tác quản lí học sinh và kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng diễn
ra khơng thuận lợi. Giáo viên và phụ huynh muốn trao đổi với nhau về tình hình
học tập của học sinh, các hoạt động nhà trường thì gặp riêng hoặc chờ các buổi họp
phụ huynh nên rất hạn chế và mất nhiều thời gian. Nhất là đối với phụ huynh đi làm
xa thì việc liên lạc với gia đình càng khó khăn. Do vậy đơi khi việc kết hợp với gia
đình để giáo dục học sinh chưa kịp thời, hiệu quả.
Đội ngũ giáo viên: Đa số là giáo viên có tuổi đời cao nên trình độ Tin học, kỹ
năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế. Kết quả thống kê
tháng 9/2017: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 19 giáo viên (Khơng tính giáo
viên hợp đồng); Trong đó số cán bộ, giáo viên, nhân viên có chứng chỉ Tin học:

14/19 đạt tỷ lệ 73,68%. Mặc dù đã có chứng chỉ nhưng nhiều giáo viên về kỹ năng
sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ cịn hạn chế do khơng thường xun
rèn luyện, khơng tranh thủ thời gian để học tập nâng cao kỹ năng. Một số người sử
dụng máy do thiếu kiến thức bảo quản máy nên chất lượng máy tính và các thiết bị
nhanh xuống cấp, hư hỏng ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Tại thời điểm tháng 9
năm 2017 số lượng giáo viên sử dụng thiết bị dạy học có liên quan như máy chiếu
đa năng cịn ít, máy chiếu tập trung chỉ đầu tư vào một số tiết phục vụ thao giảng
hoặc kiểm tra toàn diện ở trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc
dạy môn Tin học và ứng dụng cơng nghệ thơng tin của nhà trường cịn nhiều hạn
chế. Số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh cịn ít (15 máy tính sử dụng
được). Với một thực trạng như thế việc đưa công nghệ thông tin vào công tác quản
lý và dạy học trong nhà trường không chỉ là một nhu cầu tất yếu mà còn bảo đảm
sự tồn tại và phát triển của nhà trường trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của giáo dục
và đào tạo.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
Biện pháp 1: Tăng cường hoạt động nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên:


7
Mặc dầu hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lí
khơng cịn là việc quá mới mẻ với người làm công tác giáo dục nhưng không phải
tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có nhận thức đúng về việc này. Vì vậy bản
thân cán bộ quản lý phải có nhận thức đúng và hiểu rõ vai trò tầm quan trọng của
việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lí và dạy học, phải có nhận thức
đúng đắn và sâu sắc về công tác nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên về ứng dụng công nghệ thông tin và xem đây là nhiệm vụ quan trọng để phát
huy nội lực, tiềm năng của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Người quản lý cần nắm rõ
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy định về ứng dụng cơng

nghệ thơng tin trong cơng tác quản lí và dạy học, triển khai các văn bản chỉ đạo của
Bộ, Ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, dạy học.
Nếu giáo viên chưa có nhận thức đúng về việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy thì khơng thể thực hiện tốt việc này dù người quản lý có tài giỏi đến
đâu đi nữa. Vì thế trên cơ sở văn bản của cấp trên, Ban giám hiệu phải cụ thể hóa
thành kế hoạch của nhà trường và triển khai rộng rãi đến cán bộ, giáo viên, nhân
viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn nhà trường, tổ khối, hội thảo chuyên đề,
dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các công việc, các cuộc thi có ứng dụng
cơng nghệ thơng tin do ngành tổ chức. Đồng thời đề ra các yêu cầu cụ thể về số tiết
dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong năm học. Dạy học trực tuyến trong thời
điểm đặc biệt như thời gian GV và HS nghỉ phòng chống dịch COVID-19. Từ đó
việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy trở thành phong trào thi đua sôi
nổi trong nhà trường. Qua phong trào này cán bộ, giáo viên, nhân viên sẽ thấy được
vai trò, tầm quan trọng, hiệu quả và sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin
trong cơng việc bản thân.
Vai trị của một số phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
và dạy học:
*Trong lĩnh vực soạn thảo văn bản và thống kê của nhà trường:


8
+ Phần mềm Microsoft Word: Microsoft Word còn được biết đến với tên
khác là Winword, là một chương trình soạn thảo văn bản phổ biển hiện nay của
công ty phần mềm nổi tiếng Microsoft. Nó cho phép người dùng làm việc với văn
bản thô (text), các hiệu ứng như phông chữ, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ
họa (graphics) và nhiều hiệu ứng đa phương tiện (multimedia) khác như âm
thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn. Ngồi ra cũng
có các cơng cụ như kiểm tra chính tả, ngữ pháp của nhiều ngơn ngữ khác nhau để
hỗ trợ cho người dùng.
+ Phần mềm Excel: Excel nằm trong bộ cơng cụ văn phịng Microsoft Office

gồm nhiều phần mềm hỗ trợ viết văn bản, thuyết trình, quản lý email hay bảng tính
như Excel. Phần mềm này giúp tạo ra các bảng tính, cùng các tính năng, cơng cụ hỗ
trợ người dùng tính tốn dữ liệu nhanh, chính xác với số lượng hàng triệu ơ tính.
Phần mềm Excel được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau: Kế
tốn, Nhân sự, Hành chính, Giáo viên, Kỹ sư ... và cả học sinh, sinh viên.
Công cụ này phù hợp cho những cán bộ, giáo viên, nhân viên soạn thảo tài
liệu, tính tốn các con số, phân tích dữ liệu gồm nhiều hàm thơng dụng như
Vlookup (tìm kiếm), SUM (tính tống), AVG (tính trung bình cộng) ,... cho phép
người dùng tính tốn nhanh chóng mà khơng cần sử dụng đến máy tính hay bất kì
thiết bị nào khác hỗ trợ tính tốn.


9

Biểu tượng của phần mềm Microsoft Word và Excel
*Trong lĩnh vực quản lí tài chính:
Phần mềm kế tốn Misa là phần mềm kế tốn đơn giản, thơng minh và đơi
lúc thật diệu kỳ. Nó cung cấp tình hình tài chính nhanh nhất, giúp cho kế toán nhập
liệu tự động và kiểm sốt tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, kho bạc, hóa đơn
và mã số thuế…. Phần mềm Misa tự động hạch tốn hóa đơn đầu vào, tự động tổng
hợp báo cáo thuế, tài chính, tiết kiệm thời gian nhập liệu. Nó cịn giúp cho người
quản lí ln nắm được tình hình tài chính của cơ quan, đơn vị kịp thời để ra quyết
định điều hành đúng. Phần mềm kế tốn Misa tối ưu hóa hiệu quả làm việc: Tiết
kiệm 80% chi phí và thời gian; giảm thiểu 90% sai sót; tăng hơn 85% năng suất
cơng việc.

Một số trang giao diện của phần mềm kế toán Misa


10


*Trong lĩnh vực quản lí học sinh:


11
+ Sổ liên lạc điện tử: Sổ liên lạc điện tử sử dụng trong trường tiểu học có vai
trị quan trọng trong việc kết nối thơng tin giữa gia đình và nhà trường. Sổ liên lạc
điện tử là hình thức liên lạc nhà trường với gia đình chủ yếu thơng qua tin nhắn
điện thoại. Theo đó, mỗi ngày phụ huynh sẽ nhận được những thơng báo của
trường học về tình hình của con ở lớp: từ điểm số, kết quả học tập, rèn luyện, sức
khỏe học sinh… tới những thông báo của nhà trường. Hiện nay rất nhiều cha mẹ
học sinh mải miết với cơng việc cả ngày, ít có thời gian trao đổi trực tiếp với giáo
viên, sổ liên lạc điện tử được ví như một trợ thủ đắc lực.

Giao diện chính của phần mềm Sổ liên lạc điện tử
+ Sổ học bạ điện tử: sổ học bạ điện tử mang lại nhiều tiện ích trong cơng tác
quản lí HS tại các nhà trường. Sổ học bạ điện tử đảm bảo tính chính xác cao, lưu dữ
an tồn và đặc biệt là hạn chế tình trạng sửa chữa bổ sung điểm khơng theo quy
định. Tìm kiếm và tra cứu dữ liệu được thực hiện mọi lúc, mọi nơi không chỉ có
GV mà phụ huynh và HS cũng có thể tra cứu được. Việc sử dụng sổ điểm điện tử
giúp giảm áp lực cho GV về việc xếp loại học lực, xếp hạng HS.

Giao diện nhận xét định kì lớp 1A trường Tiểu học Hải Phúc của trang
Sổ học bạ điện tử


12

*Trong lĩnh vực quản lí Phổ cập giáo dục – Chống mù chữ:
Phần mềm Quản lý thông tin Phổ cập giáo dục– Chống mù chữ (Prosoft.ESCI)

là phần mềm được xây dựng và phát triển bởi Vietec, Corp nằm trong gói thầu dự
án: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý Phổ cập Giáo dục– Chống mù chữ – Bộ
Giáo dục và Đào tạo triển khai cho toàn bộ các đơn vị xã/phường trên toàn quốc,
nhằm hỗ trợ các nhà trường, Phịng và Sở Giáo dục và Đào tạo trong cơng tác điều
tra, thống kê tình hình phổ cập giáo dục theo từng độ tuổi tương đương với các cấp
Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên phạm vi quản lý.
Trên cơ sở đó, lập ra các báo cáo Phổ cập giáo dục theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, góp phần tin học hố cơng tác quản lý Phổ cập Giáo dục– Chống
mù chữ ở tất cả các cấp quản lý; đảm bảo các u cầu tiêu chuẩn thơng tin chính
xác, thống nhất, nhằm góp phần tăng cường cơng tác chỉ đạo Phổ cập giáo dục–
Chống mù chữ trên phạm vi toàn quốc.

Giao diện chính của phần mềm PCGD-CMC trường TH Hải Phúc


13

*Trong lĩnh vực quản lí An ninh-An tồn trường học:
Camera giám sát: lắp Camera giám sát trong trường học là giải pháp an ninh
hữu ích. Camera giám sát đang đóng vai trò ngày càng quan trọng và mang lại
nhiều lợi ích đối với các cá nhân, tập thể. Lợi ích mà camera giám sát mang lại rất
lớn. Nó hỗ trợ công tác quản lý giám sát được mọi hoạt động diễn ra tại nhà trường
mà tiết kiệm được thời gian. Đồng thời nó góp phần đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ
tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường cũng như tính mạng của giáo viên và học
sinh.

Hình ảnh được trích xuất từ camera giám sát của trường Tiểu học Hải Phúc


14


*Trong lĩnh vực quản lí dữ liệu của nhà trường:
Trong thời đại công nghệ 4.0, cơ sở dữ liệu chiếm vị trí quan trọng và trở
thành một phần khơng thể thiếu trong hầu hết các hoạt động đời sống hàng ngày.
Phần mềm Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo giúp các người quản lý giáo
dục lưu trữ thơng tin có hệ thống theo một cấu trúc nhất định, có tính nhất qn
cao. Với đặc điểm này, Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo giúp người dùng
thuận tiện trong việc tạo lập, lưu trữ, tìm kiếm và sử dụng dữ liệu một cách chính
xác và nhanh chóng. Bên cạnh đó nó cịn đảm bảo an toàn dữ liệu. Đảm bảo toàn
vẹn và an toàn dữ liệu là điểm quan trọng hàng đầu trong công tác lưu trữ dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo đảm bảo khả năng truy xuất đồng thời
của nhiều người dùng trên dữ liệu. Nhiều người có thể sử dụng cơ sở dữ liệu cùng
lúc mà không phải qua các khâu rườm rà phức tạp nhờ vào việc truy xuất từ các
cách khác nhau. Do đó, chúng ta sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc sử dụng, quản lý,
truy cập dữ liệu của mình. Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo giúp cho công
tác quản lý dễ dàng hơn. Cơ sở dữ liệu ngành được thiết kế, hình thành, lưu trữ để
dễ dàng trong việc tạo lập, cập nhập và khai thác thông tin. Dữ liệu sẽ được cập
nhật thường xuyên và hoàn toàn khơng trùng lặp. Nó giúp tạo ra các sản phẩm
chun nghiệp hơn, lưu trữ có hệ thống, dễ dàng trong cơng tác quản lí dữ liệu của


15
nhà trường về học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất và các hoạt
động…

Giao diện chính của phần mềm Cơ sở dữ liệu ngành của trường TH Hải Phúc

*Trong lĩnh vực dạy học của nhà trường:
Thư viện trực tuyến Violet, Thư viện bài giảng điện tử: là mạng xã hội của
cộng đồng giáo viên Việt Nam, nơi giao lưu kiến thức và chia sẻ tài nguyên dạy

học. Kho chứa các bài giảng điện tử; giáo án điện tử; đề thi và kiểm tra…

Giao diện chính của phần mềm Thư viện bài giảng điện tử


16

+ Phần mềm PowerPoint: PowerPoint là một công cụ trợ giúp để tạo và trình
diễn các bài giảng, các bài thuyết trình. Có các tính năng hiện đại cho phép tạo và
thay đổi nội dung một cách nhanh chóng và thuận tiện. Cho phép tạo các bài giảng
đa phương tiện bằng cách hỗ trợ văn bản, hình vẽ (động và tĩnh), âm thanh. Ưu
điểm của PowerPoint so với phương pháp soạn bài giảng truyền thống:
+ Cho phép tiết kiệm thời gian soạn bài.
+ Tăng tính sinh động và hấp dẫn của bài giảng.
+ Cho phép người nghe tiếp cận vấn đề nhanh hơn và sâu hơn.
+ Có ưu thế về tính tương thích cao với hệ điều hành Windows (là hệ điều hành
phổ biến trên các máy PC ở Việt Nam).
+ Có khả năng hỗ trợ đa phương tiện rất mạnh.
+ Sự đa dạng về hiệu ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản.
+ Tính nhất quán trong bộ Micosoft Office giúp người đã biết dùng Micosoft
Word dễ dàng sử dụng Micosoft PowerPoint.
Đối với các môn khoa học tự nhiên, bài giảng điện tử dùng PowerPoint có ưu
thế rất lớn ở chỗ: Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “bảng
phấn” không thể làm được như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến
được đến từng học sinh, … Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm
chuyên dụng phục vụ bộ môn.
Bài giảng điện tử cũng hỗ trợ tốt cho việc dạy các môn khoa học xã hội. Các
tư liệu xuất hiện trong bài giảng thật nhẹ nhàng, tự nhiên như một trang trí cho màn



17
hình trình diễn giúp cho học sinh dễ dàng nhận thức được điều giáo viên đang nói
và muốn nói.

Biểu tượng của phần mềm PowerPoint
+ Phần mềm dạy học, họp trực tuyến miễn phí:
Zoom Meeting: Zoom Meeting thường được sử dụng để học trực tuyến, họp
online, đào tạo hoặc hỗ trợ kỹ thuật cực kỳ tiện lợi thông qua mạng Internet.
Tổ chức lớp học online, họp online với Zoom
+ Đơn giản hóa các bước bắt đầu, tham gia và hợp tác chia sẻ trên mọi thiết bị.
+ Hỗ trợ video call đa nền tảng: giữa PC với máy tính bảng, điện thoại thông
minh.
+ Hỗ trợ liên lạc nội bộ hoặc bên ngoài.
+ Cuộc gọi video chất lượng, kèm âm thanh rõ nét.
+ Nhiều người có thể tham gia chia sẻ màn hình cùng lúc và chú thích để
tương tác.


18
+ Mã hóa đầu cuối cho mọi cuộc họp và lớp học trực tuyến. Bảo mật người
dùng dựa trên vai trò, bảo vệ bằng mật khẩu, phòng chờ...
+ Lưu cuộc họp hay buổi học online vào thiết bị hoặc lên dịch vụ đám mây.
+ Hỗ trợ đặt lịch từ Outlook, Gmail hoặc iCal.
+ Cho phép trị chuyện giữa các nhóm, lưu lịch sử tìm kiếm, chia sẻ file và
lưu trữ dữ liệu tới 10 năm.
Bạn có thể tổ chức hoặc tham gia cuộc họp 100 người thông qua gọi video mặt
đối mặt, chia sẻ màn hình và gửi tin nhắn tức thời. Zoom Meetings là lựa chọn
hồn hảo cho mơi trường giáo dục khi muốn tổ chức các lớp học trực tuyến.

chính

của
phần
Zoom
+ Phần mềm xây Giao
dựng diện
và khai
thác
học
liệumềm
để dạy
học:Meetings
Olm.vn; Shub Classroom..
Olm.vn; Shub Classroom giúp cho nhà quản lý, giáo viên quản lý lớp học cụ
thể: Dạy học trực tuyến trên Olm;
Quản lý học sinh;
Giao bài cho học sinh;
Xem thống kê, báo cáo tình hình học tập của học sinh cả về số lượng và chất
lượng.

Giao diện chính của trang Olm.vn và Shub Claaroom


19

+ Phần mềm khác:
Trang Website để phản ánh thông tin kịp thời các hoạt động và kết quả dạy
học, giáo dục của nhà trường. Xây dựng nguồn tư liệu dạy học, giáo dục (bài giảng
điện tử, giáo án, đề thi, sáng kiến kinh nghiệm) phục vụ cho dạy và học, giáo dục
và tự bồi dưỡng của giáo viên. Nó cịn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ giữa cán bộ,
giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và những người quan tâm đến công tác

giáo dục của nhà trường. Quảng bá hình ảnh của nhà trường giúp cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh tự hào về trường.

Giao diện chính của trang Website trường Tiểu học Hải Phúc


20

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, Ban giám
hiệu cũng cần phải thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ của giáo viên về việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để có sự điều chỉnh kịp thời, phù
hợp, cũng như động viên khích lệ đối với những đóng góp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục và việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong giảng dạy. Đồng thời
có những chấn chỉnh đối với những giáo viên có nhận thức chưa đúng về việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để họ có những nhận thức đúng đắn hơn.
Biện pháp 2: Nâng cao trình độ Tin học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Mặt khác, để ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học cán bộ,
giáo viên, nhân viên phải có trình độ tin học nhất định và những kỹ năng công nghệ
thông tin cần thiết. Nếu cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ tin học thấp, có kỹ
năng cơng nghệ thơng tin yếu thì hiệu quả ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào công
việc của họ thấp, không đạt được mục tiêu mà nhà quản lý đề ra. Việc xác định
những năng lực ứng dụng công nghệ thông tin ở người cán bộ, giáo viên, nhân viên
sẽ giúp cán bộ quản lý thấy được thực trạng trình độ cơng nghệ thơng tin của đội
ngũ, từ đó có những biện pháp bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp lý. Do
đó đây là nhân tố có ảnh hưởng khơng ít đến việc người quản lý ứng dụng công


21
nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong nhà trường. Từ đó cán bộ quản lý
vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp học tập

để có chứng chỉ Tin học do các Trung tâm dạy nghề mở, đây vừa là yêu cầu nâng
cao trình độ vừa đáp ứng việc đẩy mạnh công nghệ thông tin trong nhà trường. Từ
năm 2017-2019, giáo viên Tin học của trường được tạo điều kiện về thời gian để
tham gia học nâng cao trình độ từ Cao đẳng lên Đại học Tin học đã có bằng Đại
học; 5 giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học có chứng chỉ Tin học. Tạo điều
kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi
dưỡng công nghệ thông tin do ngành tổ chức.
Biện pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
Muốn ứng dụng công nghệ thơng tin vào giảng dạy hiệu quả thì ngồi những
hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ,
địi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có
chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai
một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phịng nhưng nếu bạn chịu khó
học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy sẽ chẳng
mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, nhà trường cần chú trọng bồi dưỡng kỹ
năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên thưỡng xuyên thông qua nhiều
hoạt động, như:
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin
học với giảng viên là kỹ thuật viên của Tập đồn Cơng nghiệp-Viễn thơng Qn đội
Viettel, giáo viên Tin học và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của trường.
Hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà cán
bộ, giáo viên, nhân viên cần sử dụng trong công việc hàng ngày như lấy thông tin
từ các trang Web phổ biến và thông dụng, các bước soạn một bài trình chiếu, các
phần mềm thơng dụng, cách chuyển đổi các loại phơng chữ, hướng dẫn thể thức và
kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo Thơng tư số 01/2011/TT-BNV cách sử
dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế
bài kiểm tra...


22

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Định hướng cho giáo viên ln có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng
công nghệ thông tin hiệu quả. Bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên (bằng cách làm này nhà trường sẽ có nhiều tài liệu
hay, dễ dàng cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án
powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử eLearning, dạy học trực tuyến trên các phần mềm Zoom Meeting, Trans hay xây
dựng và khai thác học liệu trên trang Olm.vn....)
Động viên giáo viên tích cực tự học tập, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ,
luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; lãnh đạo nhà trường
phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một mơi trường học hỏi chun mơn
tích cực.
Để làm được điều đó, cán bộ quản lý, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn
quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới
hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì? Lý thuyết
đi đôi với thực hành luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong
trào phát triển.
Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản
lý và giảng dạy của cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua bồi dưỡng, tập huấn,
cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của trường tại địa chỉ
/>Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu
quả trong trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên lập, đăng ký
một địa chỉ gmail cố định với nhà trường để tham gia trao đổi, cập nhật thơng tin có
chất lượng. Nhà trường cần lên kế hoạch cụ thể từ khâu chọn cử giáo viên, tổ chức
tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, động viên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho giáo viên.


23
Ví dụ: Trong thời gian giáo viên, học sinh phịng chống dịch COVID -19 cán

bộ quản lý đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt trực tuyến để cán bộ, giáo viên cùng
nhau chia sẻ cách tổ chức lớp học trực tuyến cho học sinh trên phần mềm Zoom
Meeting như sau:
*Bộ phận chuyên môn nghiên cứu phần mềm dạy học trực tuyến phù hợp để lấy tài
liệu, poto cho mỗi người 1 bộ hướng dẫn sử dụng phần mềm Zoom Meeting.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Zoom Meeting
1. Đăng ký tài khoản Zoom
Bước 1: mở một trình duyệt web bất kỳ như: Chrome, Firefox, Cốc Cốc,
Internet Explorer (hệ điều hành Windows 7), Microsoft Edge (hệ điều hành
Windows 10).
Truy cập vào Zoom: />Điền địa chỉ Email của mình rồi click Sign Up

Bước 2: Zoom sẽ gửi một Email kích hoạt tài khoản về địa chỉ Email mà bạn
vừa dùng để đăng ký, truy cập Email của bạn, click vào Active Account để kích
hoạt tài khoản.


24

Bước 3: Sau khi đã kích hoạt thì bạn chọn 1 trong 3 lựa chọn sau:
- Sign in With Google => Tiếp tục đăng nhập sử dụng các thông tin từ Email
của Google => bạn sẽ sử dụng chính mật khẩu của Gmail để đăng nhập => không
thay đổi mật khẩu của Zoom được muốn thay đổi thì phải thay đổi cả mật khẩu của
Gmail.
- Sign in With Facebook => Tiếp tục đăng nhập sử dụng các thông tin Email từ
Facebook => tương tự như Gmail, đăng nhập bằng Facebook cũng không thay đổi
mật khẩu được.
- Sign Up with a Password => Nếu bạn không muốn sử dụng các thông tin có
sẵn của Google, Facebook thì có thể tự thiết lập theo ý mình.



25

Bước 4:
Tiếp đến là phần cài đặt Password đăng nhập cho tài khoản. Bạn điền đầy đủ
thông tin bao gồm họ, tên, mật khẩu của tài khoản.
Lưu ý khi đặt Password:
➢ Mật khẩu phải:
+ Ít nhất 8 ký tự
+ Có ít nhất 1 chữ cái (ví dụ: a, b, c, …)
+ Có ít nhất 1 chữ số (ví dụ: 1, 2, 3, …)
+ Bao gồm cả chữ hoa và chữ thường
➢ Mật khẩu không được:
+ Chỉ chứa một ký tự (ví dụ: 11111111 hoặc aaaaaaaa)
+ Chỉ chứa ký tự liên tiếp (ví dụ: 12345678 hoặc abcdefgh)
Khi các bạn đặt đúng thì các dịng password sẽ xanh lên như hình.


×