Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống khi dạy học về sự trao đổi nước và khoáng trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.32 KB, 19 trang )

1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học mơn Sinh học nói riêng
đề cập khá nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp dạy học tích
cực, phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp, phương pháp dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, phương pháp
dạy học bằng tình huống…
Nói về phương pháp dạy học bằng tình huống, trên thực tế tồn tại nhiều
cách gọi khác nhau cho phương pháp này, ví dụ như: phương pháp dạy học theo
tình huống, phương pháp nghiên cứu tình huống, hay ngắn gọn hơn là phương
pháp tình huống. Có thể nói, tư tưởng áp dụng các tình huống của cuộc sống vào
giảng dạy đã có từ thời Khổng Tử, khi ơng sử dụng các hồn cảnh, câu chuyện
có thực gặp trong cuộc sống hàng ngày để truyền đạt kiến thức, những điều răn
dạy cho học trị của mình.
Phương pháp dạy học tình huống đã chứng tỏ là một phương pháp rất hiệu
quả trong việc đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Nếu tình huống được xây
dựng có chất lượng thì sẽ tạo ra những cơ hội giúp người học có được những
kinh nghiệm thực tế, trau dồi và phát triển được các kỹ năng thực hành cho
người học. Đặc biệt, việc áp dụng lý thuyết vào thực tế, kỹ năng liên kết kiến
thức của các môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề và ra quyết định.
Phương pháp này có thể kích thích ở mức cao nhất tính tích cực học tập của học
sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện được kĩ năng
nhận thức, kĩ năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác
nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo...từ
đó giúp cho học sinh chủ động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. Phương
pháp này còn giúp giáo viên phát hiện và bồi dưỡng hạt nhân làm mũi nhọn cho
mơn học của mình.
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học các mơn học nói
chung và mơn Sinh học nói riêng khơng phải là đề tài mới, nhưng nó sẽ ln
mới nếu chúng ta biết cách khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, với những
phát hiện riêng đưa lại hiệu quả cao hơn cho dạy và học. Mặt khác môn Sinh học


là môn học gắn liền với nhiều kiến thức liên hệ thực tế, đặc biệt là khi đề cập
đến sự trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Trên quan điểm đó, tơi đã tiến hành
đề tài “ Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống khi dạy học về sự trao đổi
nước và khống trong phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh hứng thú hơn khi học về vai trị của nước và khống đối với
thực vật. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh
có điều kiện rèn luyện kỹ năng độc lập nghiên cứu, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng hình thành và giải quyết tình huống trong quá trình học và trong
thực tiễn.
1


Giúp GV sử dụng trong dạy bài mới, hỏi bài cũ và kiểm tra đánh giá dạy
đại trà hay bồi dưỡng học sinh giỏi.
Giúp các đồng nghiệp tham khảo để có thể vận dụng tốt hơn phương pháp
dạy học này. Từ đó thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống cho các bài học,
các chương hay các phần khác trong chương trình Sinh học THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Bài 1, 3 và 4 trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
(sinh học 11).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm, thống kê xử lý số liệu.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Tình huống dạy học
Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và
nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và
thường là hành động chưa hồn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết,
chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”.
Những tình huống trong giảng dạy là những tình huống mang tính điển
hình, miêu tả những sự kiện, hồn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học
hiểu và vận dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học
phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó
từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những
trường hợp thực tế.
Tiêu chuẩn của một tình huống tốt:
* Về mặt nội dung, tình huống phải:
- Mang tính giáo dục.
- Chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích.
- Tạo sự thích thú cho người học.
- Nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp với người học,...
* Về mặt hình thức, tình huống phải:
- Có cách thể hiện sinh động.
- Sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tích.
- Được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu.
- Có trọng tâm, và tương đối hồn chỉnh để khơng cần phải tìm hiểu thêm
q nhiều thơng tin,...
2.1.2. Bài tập tình huống dạy học
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có
thể xảy ra trong q trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học
sinh giải bài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kỹ
năng học tập cần thiết.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học

2.1.3.1.Khái niệm phương pháp nghiên cứu tình huống
PPNCTH là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo
tình huống. Ở đó, các tình huống là đối tượng chính của q trình dạy học. Theo
Nguyễn Hữu Lam (2003), “phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng dạy
trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với
những người học với các mục đích minh hoạ hoặc các kinh nghiệm giải quyết
vấn đề”.
2.1.3.2.Cấu trúc của tiến trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tình
huống:
Dưới đây là cấu trúc lý tưởng cho việc tiến trình thực hiện PPNCTH:

3


1. Tiếp cận tình huống
2. Thu thập thơng tin
3. Nghiên cứu tình huống

Người học tiếp cận với tình huống
Người học nắm thơng tin về tình huống, thu
thập thơng tin giải quyết tình huống
Người học nghiên cứu, phân tích tình huống

4. Ra quyết định

Người học đưa ra quyết định về cách giải
quyết vấn đề nêu ra trong tình huống

5. Bảo vệ quan điểm


Người học giới thiệu và bảo vệ quan điểm
về giải pháp của mình

6. So sánh giải pháp

Người học so sánh các giải pháp đưa ra để
lựa chọn lấy giải pháp tối ưu nhất

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập số liệu cụ thể về
thực trạng dạy và học Sinh học ở trường THPT, Trung tâm GDNN- GDTX bằng
các phương pháp điều tra thực tế, dùng phiếu thăm dò GV và HS.
2.2.1. Thực trạng giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT và Trung tâm
GDNN- GDTX.
Để có sự đánh giá khách quan, tôi dùng phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến
của 10 GV dạy môn sinh ở các trường THPT, Trung tâm GDNN- GDTX trên
địa bàn huyện Hậu Lộc.
Qua kết quả điều tra kết hợp với việc tham khảo giáo án và trao đổi với các
GV, tôi nhận thấy rằng phương pháp giảng dạy theo kiểu thuyết trình ít được GV
chú ý, mà tập trung theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của HS.
Trong đó phương pháp hỏi đáp – tái hiện thông báo và dạy học theo nhóm được
nhiều GV quan tâm và sử dụng phổ biến. Đó là kết quả của sự cố gắng đổi mới
phương pháp giảng dạy của GV, theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Tuy
nhiên đối với phương pháp sử dụng tình huống để kích thích tính tích cực hoạt
động của HS đang cịn sử dụng rất ít. Điều đó đã hạn chế tính tự chủ và hứng thú
học tập của HS, chưa phát huy hết việc rèn luyện các kỹ năng cho HS trong quá
trình học tập.
Bảng 1. Kết quả thăm dò việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện
các kỹ năng tư duy trong dạy học của giáo viên
Rất cần thiết

Cần thiết
Không cần thiết
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
4
40%
5
50%
1
10%
Mặc dù việc thiết kế bài tập tình huống để kích thích tính tích cực hoạt
động của HS đang cịn sử dụng rất ít, nhiều GV cũng cho rằng việc thiết kế bài
4


tập tình huống trong dạy học sẽ mất nhiều thời gian. Nhưng đa phần GV đều
thấy được những ưu điểm trong giảng dạy nếu chúng ta thiết kế được hệ thống
các bài tập tình huống theo hướng phát triển năng lực cho HS.
Đối với phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11
THPT, qua kết quả thăm dò đã cho thấy việc thiết kế bài tập tình huống để rèn
luyện các kỹ năng tư duy cho HS là rất cần thiết bởi lẽ nó vừa phát huy được
tính tích cực của HS vừa tạo khơng khí lớp học sơi nổi hơn, nâng cao được hiệu
quả tiết dạy đặc biệt là rèn luyện được các kỹ năng tư duy cho HS (bảng 2)
Bảng 2.Kết quả thăm dò ý kiến của GV về hiệu quả của việc thiết kế
bài tập tình huống để dạy học Sự trao đổi nước và khống ở thực vật trong
phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật- Sinh học 11
(Phiếu thăm dị: phụ lục 1)
Khơng
Đồng ý
đồng ý
Nội dung

TT
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
% lượng
%
1
Phát huy được tính tích cực của HS
10
100
2
Tạo khơng khí lớp học sơi nổi hơn
8
80
2
20
3
Ít tốn thời gian chuẩn bị cho tiết dạy
2
20
8
80
Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời
4
8
80
2
20

gian, tốn kém
5
Hiệu quả bài dạy không cao
1
10
9
90
6
Nâng cao hiệu quả bài dạy
9
90
1
10
7
Đảm bảo kiến thức vững chắc, cơ bản
8
80
2
20
Rèn luyện được các kỹ năng tư duy
8
8
80
2
20
cho HS
Truyền đạt nhiều thông tin, tiết kiệm
9
7
70

3
30
thời gian tiết dạy
Có thể nâng cao khả năng tự học cho
10
8
80
2
20
HS
2.2.2. Thực trạng việc học tập của học sinh
Song song với việc điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên, tôi
đã tiến hành điều tra việc học tập của 250 HS ở các trường THPT và Trung tâm
GDNN- GDTX trên địa bàn huyện Hậu Lộc.
2.2.2.1. Ý kiến của HS về bộ môn và phương pháp học tập môn Sinh học.
Qua kết quả điều tra và trao đổi với HS tôi thấy rằng đa số HS rất u thích
mơn Sinh học, các em cho rằng đây là mơn học mang tính bắt buộc nhưng rất lý
thú, đặc biệt chương trình Sinh học 11. Một số HS cho rằng đây là mơn học khó,
một số nội dung các em phải học một cách máy móc do chưa hiểu rõ nguyên
nhân, cơ chế của các vấn đề. Phương pháp học chủ yếu là các em lắng nghe GV
giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đặt ra để ghi chép nội dung chính của bài
theo hướng dẫn của GV một cách thụ động.
5


Vì thế tơi thấy rằng để phát huy tối đa tính tích cực của các em nhằm rèn
luyện cho các em một số các kỹ năng đòi hỏi GV phải tổ chức cho HS làm việc
nhiều hơn nữa với các bài tập tình huống.
2.2.2.2. Ý thức, thái độ của học sinh về môn học
Bảng 3. Kết quả điều tra về ý thức học tập của bộ môn và phương

pháp học tập môn Sinh học.
(Phiếu điều tra: phụ lục 2)
Các chỉ tiêu điều tra
u thích mơn học.

Số lượng
162

Tỉ lệ (%)
64,8

Ý thức học
88
35,2
tập mơn Sinh Khơng u thích mơn học.
học
Xem mơn học là nhiệm vụ bắt
223
89,2
buộc.
Nhớ máy móc, học thuộc lịng kiến
156
62,4
thức để đối phó khi kiểm tra.
Chú ý lắng nghe GV giảng bài, suy
165
66,0
nghĩ để hiểu và nhớ lâu.
Đọc trước bài mới, ghi lại những
Phương pháp

24
9,6
thắc mắc để hỏi GV trong giờ học
học tập mơn
Nghe giảng, để có thể vận dụng
Sinh học
kiến thức đã học vào việc giải quyết
160
64,0
một vấn đề lý thuyết hay thực tiễn.
Xử lý thơng tin, phân tích, tổng hợp
để hoàn thành bài tập, lĩnh hội kiến
74
29,6
thức mới.
Từ kết quả điều tra bằng phiếu (trình bày ở bảng 3) và qua trao đổi với HS
cho thấy đa số các em đều khơng thích thầy cơ trình bày từ đầu đến cuối tiết dạy
cũng khơng thích một tiết học có nhiều kiến thức phải nhớ một cách máy móc.
Ngược lại, các em tỏ ra thích thú với những phương tiện trực quan như tranh
ảnh, thí nghiệm và những tình huống cụ thể để lĩnh hội tri thức.Tuy nhiên, nhiều
em cịn lúng túng trong tiếp cận và giải quyết tình huống giáo viên đưa ra, nhiều
em chưa mạnh dạn phát biểu suy nghĩ của bản thân về những thắc mắc trong q
trình học.
Từ những vấn đề trên, tơi thấy việc nghiên cứu, thiết kế và sử dụng bài tập
tình huống là một trong những biện pháp góp phần cải thiện thực trạng dạy và
học hiện nay để đáp ứng chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng
lực.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong chương trình Sinh học 11, phần chuyển hóa vật chất và năng lượng
được xem là phần học có nhiều nội dung quan trọng gắn liền với thực tiễn.

Trong đó các bài 1, 3, 4 đề cập đến vấn đề trao đổi nước và khống ở thực vật có
nhiều kiến thức thực tế mà người học cần lĩnh hội để từ đó giải thích được các
6


hiện tượng thực tế cũng như biết cách chăm sóc và tưới tiêu hợp lí cho cây
trồng.
Chính vì vậy, việc thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống để dạy học
kiến thức về sự trao đổi nước và khống ở thực vật là hợp lí.
2.3.1. Thiết kế bài tập tình huống khi dạy học về sự trao đổi nước và
khống ở thực vật trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực
vật – Sinh học 11.
2.3.1.1. Quy trình thiết kế bài tập tình huống
Bước 1: Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học
Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học là định hướng căn bản cho việc tiến
hành giảng dạy một bài cụ thể hay dùng để hỏi bài cũ hoặc để bồi dưỡng học
sinh giỏi. Từ đó giáo viên căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn tình huống
dạy học sao cho phù hợp.
Bước 2: Xác định nội dung kiến thức dạy học gắn với tình huống sẽ sử
dụng. Từ nội dung bài học, xác định những nội dung có khả năng thiết kế tình
huống. Tình huống xây dựng phải đảm bảo sau khi giải quyết tình huống đó thì
người học sẽ đạt được điều gì? Tình huống có phù hợp với mục tiêu và đối
tượng dạy học không?
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Từ những tình huống, hiện tượng bắt gặp ở thực vật trong thực tiễn. Để
thiết kế nhiều tình huống cần phải thu thập tài liệu, mạng internet, những kinh
nghiệm dân gian trong ca dao, tục ngữ...
Bước 4: Lựa chọn hình thức mơ tả tình huống
GV cần lựa chọn hình thức mơ tả tình huống nhằm khai thác tối đa giá trị
của tình huống. Tùy theo nội dung và điều kiện cụ thể, có thể mơ tả tình huống

dưới các hình thức sau: Mơ tả tình huống bằng câu chuyện kể, thơng qua các thí
nghiệm, thơng qua các hiện tượng thường gặp trong đời sống hằng ngày, có thể
sử dụng các đoạn phim, tranh vẽ,...
Bước 5: Thiết kế tình huống
GV cần phân tích thơng tin, xác lập logic các sự kiện, tiên lượng trình độ
nhận thức, kĩ năng hành động, thái độ của học sinh. Tình huống cần được cấu
trúc một cách logic để học sinh dễ suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết.
Bước 6: Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
Tham khảo về các vấn đề: độ chính xác của nguồn thơng tin, tính hợp lí,
cách dẫn dắt tình huống...
Bước 7: Chỉnh sửa và hồn thiện.
2.3.1.2 Thiết kế bài tập tình huống
Tình huống 1: Khi rửa rau muống cho mẹ, Lan nhận thấy cọng rau phồng
lên khi ngâm vào nước trong một thời gian ngắn. Em hãy giúp bạn ấy giải thích
hiện tượng trên.
Trả lời: Nước ln có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật
làm tế bào trương lên. Nguyên nhân là do các chất ln có khuynh hướng
chuyển động từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Ở trong tế bào
7


thực vật thường có nồng độ chất tan cao hơn ở mơi trường nên có áp suất thẩm
thấu lớn. Do vậy các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào tế bào thực
vật làm cho tế bào trương phồng lên.
Tình huống 2: Minh thắc mắc tại sao khi bón nhiều phân hóa học thì cây
lại bị héo. Em hãy giải thích giúp bạn Minh nhé.
Trả lời:Khi bón nhiều phân hóa học thì cây bị héo vì:
- Bón nhiều phân hóa học làm tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn tới làm
giảm thế nước của đất. Khi thế nước của đất thấp hơn thế nước của tế bào rễ thì
nước khơng thẩm thấu vào rễ nên cây khơng hút được nước.

- Q trình thốt hơi nước ở lá vẫn diễn ra trong khi quá trình hút nước ở
rễ bị giảm hoặc rễ không hút nước. Điều này làm cho cây bị mất nước dẫn tới
cây bị héo.
Tình huống 3: Tùng thắc mắc: Tại sao khi mới trồng cây non người ta cần
phải che bớt để tránh ánh nắng gắt?
Trả lời:Do cây non mới trồng có đặc điểm:
+ Hệ rễ chưa phát triển, số lượng tế bào lông hút ít, nên khả năng hút
nước kém.
+ Lá non nên thoát hơi nước mạnh  cây mất nhiều nước
Vì vậy, khi ánh nắng gắt cần che bớt để giảm thoát hơi nước tránh cây bị
héo và chết.
Tình huống 4: Liên thắc mắc: Tại sao khi lúa nước bước vào giai đoạn
đứng cái (giai đoạn vươn lóng), người ta thường rút nước phơi ruộng. Em hãy
giải thích giúp bạn.
Trả lời:Bước vào giai đoạn đứng cái người ta rút nước phơi ruộng vì:
+ Giai đoạn đứng cái là giai đoạn vươn lóng của lúa, là kết quả của sự
giãn tế bào ở các tế bào phía dưới mơ phân sinh. Điều kiện ngoại cảnh cực kì
quan trọng cho sự giãn tế bào là nước.
+ Vì vậy, rút nước phơi ruộng lúc này là hạn chế sự vươn lóng từ đó hạn
chế nguy cơ lốp đổ ở những ruộng lúa sinh trưởng mạnh.
Tình huống 5: Hải đố Thanh: Đố bạn, vì sao thực vật thủy sinh không bị
thối rữa trong môi trường nước? Thanh đang lúng túng chưa biết trả lời ra sao.
Em hãy giúp Thanh trả lời câu đố.
Trả lời:+ Trong lớp vỏ rễ cây thủy sinh đều có những khoang rỗng tương
đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí.
+ Đặc biệt biểu bì rễ cây là 1 lớp màng mỏng mờ đục cho phép lượng
oxygen ít ỏi hòa tan trong nước thấm qua vào trong rễ. Trong các khoang rỗng
giữa các tế bào, oxygen được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí
cho bộ phận này hơ hấp.
+ Lớp biểu bì của thân thực vật thủy sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp

cutin khơng phát triển hoặc hồn tồn khơng có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp
lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ.
Nhờ có thể hơ hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn” nên thực vật thủy
sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rửa.
8


Tình huống 6: Tuyên đố Lan: Đố bạn, tại sao khi làm giá đỗ người ta
thường dùng nước sạch? Lan chưa biết phải trả lời ra sao. Em hãy giúp Lan trả
lời câu đố của Tuyên.
Trả lời:Khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch ít chất khống
nhằm mục đích ngăn cản sự phát triển rễ, tập trung vào phát triển trụ mầm làm
cho giá dài và mập. Nguồn chất dinh dưỡng trong trường hợp này được huy
động chủ yếu từ 2 lá mầm vì thế lá mầm teo nhỏ lại giá ăn sẽ ngon hơn. Khi
nước không sạch có nhiều chất khống thì rễ phát triển nhiều, trụ mầm mảnh
mai.
Tình huống 7: Linh thắc mắc: Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở
những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
Trả lời:Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi thấp và ở những cây
thân thảo vì những cây này thấp, dễ bị tình trạng bão hịa hơi nước và áp suất
rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.
Tình huống 8: Nam băn khoăn khơng biết hạn sinh lý là gì? Nguyên nhân
dẫn đến hạn sinh lý? Em hãy giúp Nam giải quyết băn khoăn trên.
Trả lời:- Hạn sinh lý là hiện tượng rễ cây được cung cấp đủ nước nhưng
cây vẫn không hút được nước.
- Nguyên nhân:
+ Nồng độ các chất tạo áp suất thẩm thấu ở môi trường đất quá cao so với
áp suất thẩm thấu trong rễ (do bón phân,…)
+ Do cây ngập trong môi trường nước lâu ngày, thiếu oxygen để hơ hấp.
Tình huống 9: Vinh thắc mắc: Tại sao khơng nên tưới nước cho cây vào

buổi trưa? Em hãy giải thích giúp bạn ấy.
Trả lời:Khơng nên tưới nước vào buổi trưa vì:
- Buổi trưa: Nhiệt độ, ánh sáng cao, cây hô hấp mạnh, cần nhiều oxygen,
nếu tưới nước đất sẽ bị nén chặt  cây không lấy được oxygen  hơ hấp kị khí
 năng lượng giảm và khơng tạo được các hợp chất trung gian (tiềm năng
thẩm thấu) đồng thời sinh ra sản phẩm độc làm cây hút nước khơng được trong
khi lá cây thốt nước mạnh.
- Những giọt nước đọng lại trên lá như một thấu kính hấp thụ năng lượng
ánh sáng mặt trời  đốt nóng cây.
Vì vậy, nếu tưới nước vào buổi trưa thì cây dễ bị héo.
Tình huống 10: Trang thắc mắc: Quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng
ở thực vật chủ yếu nhờ có lơng hút, nhưng nhiều lồi thực vật khơng có lơng hút
thì chúng hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cách nào? Em hãy giúp bạn giải
đáp thắc mắc trên.
Trả lời:- Thực vật thủy sinh khơng có lơng hút thì cây hấp thụ nước và ion
khống bằng tồn bộ bề mặt cơ thể.
- Một số cây trên cạn, hệ rễ khơng có lơng hút (thơng, sồi), chúng hấp thụ
nước và ion khoáng nhờ rễ các loại cây này có nấm rễ bao bọc. Mặt khác sợi
nấm cịn tạo nên bề mặt hấp thụ lớn.
9


- Ở tế bào còn non, vách tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ
nước và ion khống.
Tình huống 11: Bảo đố Nhung: Đố bạn, Tại sao khi cây thiếu nguyên tố
Mg thì lá cây mất màu xanh? Nhung chưa biết phải trả lời bạn như thế nào. Em
hãy giúp Nhung trả lời câu đố của Bảo.
Trả lời:Màu xanh của lá mà chúng ta nhìn được là do trong lá cây có diệp
lục. Mà Mg là nguyên tố tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục. Vì vậy, khi
cây thiếu Mg, diệp lục khơng được hình thành, lá mất màu xanh lục.

Tình huống 12: Khánh đố Vân: Đố bạn, tại sao các nguyên tố vi lượng chỉ
cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu đối với sự sinh trưởng- phát triển
của thực vật? Vân chưa biết phải trả lời ra sao. Em hãy giúp Vân trả lời câu đố
của Khánh.
Trả lời: Vì vai trị của các nguyên tố vi lượng trong cây không phải là vai
trò cấu trúc mà chủ yếu là vai trò hoạt hóa enzim trong các q trình trao đổi
chất nên chúng chỉ cần một lượng rất nhỏ.
Đồng thời, do chúng còn liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất
hữu cơ trong hoạt hóa enzim, giúp tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa, rất quan
trọng với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Tình huống 13: Trong một lần về quê, Mai nghe bà nội kể chuyện: Cứ sau
một thời gian mưa nhiều thì lá già ở cây lạc bị biến thành màu vàng. Nếu em là
Mai em sẽ giải thích với Bà như thế nào?
Trả lời:Sau một thời gian dài mưa nhiều, các lá già ở cây lạc biến thành
màu vàng, đây là triệu chứng thiếu nitrogen (sự hóa vàng của lá già) vì:
+ Ở rễ cây lạc có vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh tạo nốt sần, có khả
năng cố định N2. Vi khuẩn này sinh trưởng, phát triển trong điều kiện hiếu khí.
Mưa nhiều làm cạn kiệt oxygen trong đất làm cho cây không hình thành được
nốt sần dẫn đến khơng chuyển được N2 thành NH4+ nên cây thiếu N (nguyên
nhân dẫn đến lá vàng).
+ Mặt khác, trời mưa nhiều làm rửa trôi NO3+ trong đất.
Tình huống 14: Dung thắc mắc: Các cây sống ở vùng ngập mặn ven biển
hấp thụ nước bằng cách nào? Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn.
Trả lời:Các cây ven biển hấp thụ nước bằng tập trung các ion khoáng và
các chất tan khác tạo áp suất thẩm thấu cao ở dịch tế bào lơng hút. Ngồi ra
các cây này có thể hấp thu thêm nước ngọt vào ban đêm qua hệ rễ khí sinh.
Tình huống 15: Kiên đố Mạnh: Đố bạn, vì sao Nitơ được xem là nguyên
tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây xanh?
Trả lời:- Nitơ được xem là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây
xanh là vì:

+ Nitơ là nguyên tố tham gia cấu tạo nhiều chất hữu cơ quan trọng của cơ
thể thực vật như Protein, axit nucleic, enzim, ATP, sắc tố, diệp lục.
+ Nitơ tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất ở thực vật thông qua
enzim.
+ Cây thiếu nitơ lá kém màu xanh, sinh trưởng bị ức chế.
10


Tình huống 16: Long thắc mắc: Tại sao khi thiếu sắt thì lá vàng? Em hãy
giải thích cho bạn hiểu.
Trả lời:Sắt là thành phần hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục, do vậy khi
thiếu sắt thì enzim tổng hợp diệp lục khơng hoạt hóa nên q trình tổng hợp
diệp lục bị ngưng trệ. Nên hàm lượng diệp lục trong lá giảm mạnh dẫn tới lá
chuyển từ màu xanh sang màu vàng.
Tình huống 17: Có ý kiến cho rằng: ngun tố đa lượng quan trọng hơn
nguyên tố vi lượng. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích?
Trả lời:Sai, vì tuy chúng có hàm lượng trong tế bào cơ thể và vai trò khác
nhau nhưng chúng đều là nguyên tố thiết yếu đối với tế bào cơ thể, nếu thiếu
nguyên tố nào thì cơ thể đều khơng hồn thành chu trình sống và dẫn đến cơ thể
bị chết.
Ví dụ: Ở thực vật nếu khơng có ngun tố đa lượng N  khơng có protein,
axit nucleic,…
Nếu khơng có ngun tố vi lượng Mo  khơng hoạt hóa một số enzim 
chết.
Tình huống 18: Bạn Yến cho rằng: nước và ion khoáng được vận chuyển
từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường tế bào chất nhanh hơn con đường gian
bào. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Yến khơng? Em hãy trình bày các con
đường vận chuyển nước và ion khống từ đất vào mạch gỗ nói trên.
Trả lời:Khơng
- Con đường gian bào: Nước và ion khống men theo tế bào lông hút vào

các khoảng trống gian bào, đến thành tế bào nội bì, gặp vịng đai Caspari chặn
lại, chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.
- Con đường tế bào chất: Nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất của
các tế bào biểu bì, tế bào vỏ, tế bào nội bì rồi vào trung trụ.
Như vậy có thể thấy rằng con đường gian bào nhanh hơn nhưng lượng
nước và chất khoáng hịa tan khơng được kiểm tra. Cịn con đường tế bào chất
thì lượng nước và ion khống được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của màng
tế bào nhưng nước được hấp thụ chậm và ít hơn.
Tình huống 19: Thắng cho rằng các dấu hiệu của nguyên tố dinh dưỡng
khoáng thiết yếu là:
(1) Ngun tố mà thiếu nó cây khơng hồn thành được chu trình sống.
(2) Có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
(3) Trực tiếp tham gia vào q trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
Em hãy cho biết bạn Thắng đưa ra các dấu hiệu đã đúng chưa? Nếu chưa
đúng em hãy sửa lại cho đúng.
Trả lời:Bạn Thắng trả lời đúng ở dấu hiệu (1) và (3), sai ở dấu hiệu (2).
Dấu hiệu (2) đúng là: Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào
khác.
Tình huống 20:Tùng thắc mắc: Vì sao nước luôn được rễ cây hấp thụ từ
đất vào mà không phải đi ra theo chiều ngược lại? Em hãy giải đáp thắc mắc
giúp bạn.
11


Trả lời:Nước luôn đi trong đất vào tế bào lông hút là do:
- Q trình thốt hơi nước ở lá hút nước lên phía trên  làm giảm hàm
lượng nước trong tế bào lông hút  nước thẩm thấu vào rễ cây.
- Nồng độ các chất tan trong tế bào cao: axit hữu cơ, đường sacarozo… là
sản phẩm của quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khống được rễ
cây hút vào (theo cơ chế thụ động).

Tình huống 21: Tuấn thắc mắc: Tại sao các loài thực vật như Đước, Sú,
Vẹt có thể sinh trưởng bình thường trên đất ngập mặn. Em hãy giải thích cho
bạn hiểu.
Trả lời:Các lồi Đước, Sú, Vẹt thích nghi với mơi trường đất ngập mặn
nhờ có nồng độ dịch bào của tế bào lông hút rất cao so với môi trường. Do vậy,
các lồi thực vật này vẫn có thể lấy được nước.
Tình huống 22: Có ý kiến cho rằng: Thốt hơi nước là một “tai họa tất
yếu”. Em có đồng ý với ý kiến trên khơng? Hãy giải thích?
Trả lời:- Đồng ý
- Giải thích: “Tai họa” ở đây là muốn nói trong suốt quá trình sinh trưởng
và phát triển của mình, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy
nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là một điều
khơng dễ dàng gì trong điều kiện mơi trường ln ln thay đổi.
“Tất yếu” là muốn nói thực vật cần phải thốt một lượng nước lớn như
thế, vì có thốt nước mới lấy được nước. Mặt khác, khi thoát một lượng nước
lớn như vậy, nhiệt độ của bề mặt lá được điều hòa. Một lí do quan trọng hơn
nữa là khi thốt hơi nước thì khí khổng mở và đồng thời với hơi nước thốt ra,
dịng CO2 sẽ đi từ khơng khí vào lá đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện
một cách bình thường.
Tình huống 23: Vĩnh thắc mắc: Tại sao qua những đêm ẩm ướt, vào buổi
sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc biệt,
thường thấy ở lá cây một lá mầm)? Em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn.
Trả lời:Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên
lá và thốt ra ngồi. Nhưng qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm tương đối của khơng
khí q cao, bão hịa hơi nước, khơng thể hình thành hơi nước để thốt vào
khơng khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá,
nơi có thủy khổng. Hơn nữa, do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo
nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá.
Tình huống 24: Dung đố Thành: Đố bạn: Có mấy cách hấp thụ nước và
ion khống ở rễ? Đó là những cách nào? Thành lúng túng nên quên mất chưa

nhớ ra. Em hãy giúp Thành trả lời câu đố của bạn.
Trả lời:Có hai cách hấp thụ ion khống ở rễ: hấp thụ thụ động và hấp thụ
chủ động
+ Hấp thụ thụ động: Một số ion khống đi từ nơi có nồng độ cao (trong
đất) nơi có nồng độ thấp (trong cây).

12


+ Hấp thụ chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao sẽ di
chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ, đòi hỏi tiêu tốn năng
lượng ATP.
Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động.
2.3.2. Sử dụng bài tập tình huống vào dạy một số nội dung ở bài 1, 3, 4 phần
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật SGK 11 cơ bản
2.3.2.1. Quy trình sử dụng bài tập tình huống trong dạy học
+ Xây dựng kế hoạch dạy học bằng bài tập tình huống
+ Tiến hành dạy học bằng tình huống
Bước 1: Giới thiệu tình huống
Bước 2: Tổ chức hoạt động giải quyết tình huống
GV tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống theo nhiều cách khác nhau:
làm việc độc lập từng học sinh, làm việc theo nhóm nhỏ hay thảo luận cả lớp.
Bước 3: Học sinh trình bày phương án giải quyết tình huống
Bước 4: Kết luận và khẳng định
Sau khi cá nhân hoặc từng nhóm báo cáo xong, GV nên cho cả lớp nhận xét
hoặc thảo luận để đưa ra cách giải quyết tình huống tối ưu nhất.
Cuối cùng GV xác nhận kiến thức, kĩ năng, phương pháp mà HS cần thu
nhận được thơng qua tình huống.
2.3.2.2. Sử dụng bài tập tình huống vào bài 1, 3, 4
BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHỐNG Ở RỄ

Ở bài này, tơi sẽ sử dụng bài tập tình huống vào mục 1, 2 của mục II và
mục III.
Mục II- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
Mục tiêu của mục này là:
- HS phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khống ở rễ cây.
- HS trình bày được các con đường hấp thụ nước và muối khoáng từ dung
dịch đất vào rễ cây.
Bước 1: Giới thiệu tình huống
Để tìm hiểu về cơ chế hấp thụ nước và ion khống ở rễ cây, GV đưa ra 3
tình huống cho cả 4 nhóm cùng nghiên cứu (hồn thành trong 10 phút):
Tình huống 1: Khi rửa rau muống cho mẹ, Lan nhận thấy cọng rau phồng
lên khi ngâm vào nước trong một thời gian ngắn. Em hãy giúp bạn ấy giải thích
hiện tượng trên.
Tình huống 2 : Dung đố Thành: Đố bạn: Có mấy cách hấp thụ ion khống ở
rễ? Đó là những cách nào? Thành lúng túng nên quên mất chưa nhớ ra. Em hãy
giúp Thành trả lời câu đố của bạn.
Tình huống 3: Bạn Yến cho rằng: nước và ion khoáng được vận chuyển từ
đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường tế bào chất nhanh hơn con đường gian
bào. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Yến khơng? Em hãy trình bày các con
đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ nói trên.
Bước 2: Tổ chức hoạt động giải quyết tình huống
13


GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II để tìm kiến thức liên quan phục vụ
cho giải quyết tình huống.
Bước 3: Học sinh trình bày phương án giải quyết tình huống
GV gọi một vài nhóm học sinh trả lời các bài tập tình huống này. Cho các
nhóm khác nhận xét về câu trả lời của nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận và khẳng định

Sau khi các nhóm trình bày phương án của nhóm và nhận xét cho nhau, GV
cùng cả lớp thống nhất chọn ra cách giải quyết tình huống tối ưu nhất.
Kết quả giải quyết các tình huống trên cần đạt được là:
Tình huống 1:
Nước ln có khuynh hướng thẩm thấu vào trong tế bào thực vật làm tế
bào trương lên. Ngun nhân là do các chất ln có khuynh hướng chuyển động
từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Ở trong tế bào thực vật thường
có nồng độ chất tan cao hơn ở mơi trường nên có áp suất thẩm thấu lớn. Do vậy
các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ môi trường vào tế bào thực vật làm cho tế bào
trương phồng lên.
Tình huống 2:
Có hai cách hấp thụ ion khống ở rễ: hấp thụ thụ động, hấp thụ chủ động
+ Hấp thụ thụ động: Một số ion khống đi từ nơi có nồng độ cao (trong đất) 
nơi có nồng độ thấp (trong cây).
+ Hấp thụ chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao sẽ di chuyển
ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng
ATP.
Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động.
Tình huống 3:
Khơng
- Con đường gian bào: Nước và ion khống men theo tế bào lơng hút vào các
khoảng trống gian bào, đến thành tế bào nội bì, gặp vịng đai Caspari chặn lại,
chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ.
- Con đường tế bào chất: Nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các
tế bào biểu bì, tế bào vỏ, tế bào nội bì rồi vào trung trụ.
Như vậy có thể thấy rằng con đường gian bào nhanh hơn nhưng lượng nước và
chất khống hịa tan khơng được kiểm tra. Cịn con đường tế bào chất thì lượng
nước và ion khống được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của màng tế bào
nhưng nước được hấp thụ chậm và ít hơn.
Mục III- Ảnh hưởng của các tác nhân mơi trường đối với q trình

hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
Mục tiêu của mục này là HS phải:
Giải thích được yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến hấp thụ nước và ion
khoáng ở rễ cây: áp suất thẩm thấu, độ pH, độ thoáng của đất.
Bước 1: Giới thiệu tình huống
Ở nội dung này GV đưa ra 2 tình huống (học sinh hoạt động cặp đơi trong
5 phút)
14


Tình huống 1: Nam băn khoăn khơng biết hạn sinh lý là gì? Nguyên nhân
dẫn đến hạn sinh lý? Em hãy giúp Nam giải quyết băn khoăn trên.
Tình huống 2: Trang thắc mắc: Quá trình hấp thụ nước và các ion khống ở
thực vật chủ yếu nhờ có lơng hút, nhưng nhiều lồi thực vật khơng có lơng hút
thì chúng hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cách nào? Em hãy giúp bạn giải
đáp thắc mắc trên.
Bước 2: Tổ chức hoạt động giải quyết tình huống
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, thảo luận với bạn trong nhóm cặp đơi
hồn thành bài tập.
Bước 3: Học sinh trình bày phương án giải quyết tình huống
GV gọi một vài nhóm học sinh trả lời bài tập tình huống này. Cho các
nhóm khác nhận xét về câu trả lời của nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận và khẳng định
Kết quả giải quyết tình huống cần đạt được:
Tình huống 1:
- Hạn sinh lý là hiện tượng rễ cây được cung cấp đủ nước nhưng cây vẫn không
hút được nước.
- Nguyên nhân:
+ Nồng độ các chất tạo áp suất thẩm thấu ở môi trường đất quá cao so với áp
suất thẩm thấu trong rễ (do bón phân,…)

+ Do cây ngập trong mơi trường nước lâu ngày, thiếu oxygen để hơ hấp.
Tình huống 2:
- Thực vật thủy sinh khơng có lơng hút thì cây hấp thụ nước và ion khống bằng
tồn bộ bề mặt cơ thể.
- Một số cây trên cạn, hệ rễ khơng có lơng hút (thơng, sồi), chúng hấp thụ nước
và ion khống nhờ rễ các loại cây này có nấm rễ bao bọc. Mặt khác sợi nấm
còn tạo nên bề mặt hấp thụ lớn.
- Ở tế bào còn non, vách tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ
nước và ion khống.
BÀI 3: THỐT HƠI NƯỚC.
Ở bài này tơi sẽ sử dụng bài tập tình huống vào mục I
Mục tiêu của mục này là HS nêu được vai trò của quá trình thốt hơi nước.
Bước 1. Giới thiệu tình huống
Để tìm hiểu về vai trị của q trình thốt hơi nước, GV đưa ra tình huống
(hồn thành trong 7 phút): Có ý kiến cho rằng: Thoát hơi nước là một “tai họa
tất yếu”. Em có đồng ý với ý kiến trên khơng? Hãy giải thích?
Bước 2: Tổ chức hoạt động giải quyết tình huống
GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I SGK, thảo luận nhóm hồn thành bài
tập.
Bước 3: Học sinh trình bày phương án giải quyết tình huống
GV gọi một vài nhóm học sinh trả lời bài tập tình huống này. Cho các
nhóm khác nhận xét về câu trả lời của nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận và khẳng định
15


Kết quả giải quyết tình huống trên cần đạt được là:
- Đồng ý
- Giải thích:
“Tai họa” ở đây là muốn nói trong suốt q trình sinh trưởng và phát triển

của mình, thực vật phải mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp
thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là một điều khơng dễ dàng
gì trong điều kiện mơi trường ln ln thay đổi.
“Tất yếu” là muốn nói thực vật cần phải thốt một lượng nước lớn như
thế, vì có thốt nước mới lấy được nước. Mặt khác, khi thoát một lượng nước
lớn như vậy, nhiệt độ của bề mặt lá được điều hịa. Một lí do quan trọng hơn
nữa là khi thốt hơi nước thì khí khổng mở và đồng thời với hơi nước thốt ra,
dịng CO2 sẽ đi từ khơng khí vào lá đảm bảo cho q trình quang hợp thực hiện
một cách bình thường.
BÀI 4: VAI TRỊ CỦA CÁC NGUN TỐ KHỐNG
Ở bài này GV sử dụng tình huống vào mục I và mục II
Mục I- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
Mục tiêu của mục này là HS nêu được: khái niệm nguyên tố dinh dưỡng
khoáng thiết yếu trong cây.
Bước 1: Giới thiệu tình huống
Để tìm hiểu khái niệm về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây,
GV đưa ra tình huống (hồn thành trong 5 phút): Thắng cho rằng các dấu hiệu
của nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
(1) Nguyên tố mà thiếu nó cây khơng hồn thành được chu trình sống.
(2) Có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
(3) Trực tiếp tham gia vào q trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
Em hãy cho biết bạn Thắng đưa ra các dấu hiệu đã đúng chưa? Nếu chưa
đúng em hãy sửa lại cho đúng.
Bước 2: Tổ chức hoạt động giải quyết tình huống
GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I để tìm kiến thức liên quan phục vụ
cho giải quyết tình huống.
Bước 3: Học sinh trình bày phương án giải quyết tình huống
GV gọi ngẫu nhiên một vài học sinh trả lời bài tập tình huống này. Cho các
học sinh khác nhận xét về câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận và khẳng định

Kết quả giải quyết tình huống cần đạt được:
Bạn Thắng trả lời đúng ở dấu hiệu (1) và (3), sai ở dấu hiệu (2).
Dấu hiệu (2): Khơng thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
Mục II-Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong
cây
Ở mục này HS cần nêu được vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khống
thiết yếu trong cây.
Bước 1. Giới thiệu tình huống
16


GV đưa ra 4 tình huống cho cả 4 nhóm cùng nghiên cứu ( hồn thành trong
12 phút)
Tình huống 1: Có ý kiến cho rằng: nguyên tố đa lượng quan trọng hơn
nguyên tố vi lượng. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích?
Tình huống 2: Long thắc mắc: Tại sao khi thiếu sắt thì lá vàng? Em hãy
giải thích cho bạn hiểu.
Tình huống 3: Kiên đố Mạnh: Đố bạn, vì sao Nitơ được xem là nguyên tố
dinh dưỡng quan trọng nhất của cây xanh?
Tình huống 4: Khánh đố Vân: Đố bạn, tại sao các nguyên tố vi lượng chỉ
cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu đối với sự sinh trưởng- phát triển
của thực vật? Vân chưa biết phải trả lời ra sao. Em hãy giúp Vân trả lời câu đố
của Khánh.
Bước 2: Tổ chức hoạt động giải quyết tình huống
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hồn thành bài tập.
Bước 3: Học sinh trình bày phương án giải quyết tình huống
- Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình (GV cho mỗi
nhóm trình bày 1 tình huống trong 4 tình huống bất kì nêu trên).
- Các nhóm bổ sung góp ý cho nhau. GV nên khuyến khích cộng điểm cho
các nhóm có ý kiến bổ sung hay.

Bước 4: Kết luận và khẳng định
Sau khi từng nhóm và cá nhân trả lời xong, GV cùng cả lớp thống nhất
chọn ra cách giải quyết tình huống tối ưu nhất.
Kết quả giải quyết các tình huống trên cần đạt được là:
Tình huống 1:
Sai, vì tuy chúng có hàm lượng trong tế bào cơ thể và vai trò khác nhau nhưng
chúng đều là nguyên tố thiết yếu đối với tế bào cơ thể, nếu thiếu ngun tố nào
thì cơ thể đều khơng hồn thành chu trình sống và dẫn đến cơ thể bị chết.
Ví dụ: Ở thực vật nếu khơng có ngun tố đa lượng N  khơng có protein, axit
nucleic,…
Nếu khơng có ngun tố vi lượng Mo  khơng hoạt hóa một số enzim  chết.
Tình huống 2:
Sắt là thành phần hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục, do vậy khi thiếu sắt thì
enzim tổng hợp diệp lục khơng hoạt hóa nên quá trình tổng hợp diệp lục bị
ngưng trệ. Nên hàm lượng diệp lục trong lá giảm mạnh dẫn tới lá chuyển từ
màu xanh sang màu vàng.
Tình huống 3:
- Nitơ được xem là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây xanh là vì:
+ Nitơ là nguyên tố tham gia cấu tạo nhiều chất hữu cơ quan trọng của cơ thể
thực vật như Protein, axit nucleic, enzim, ATP, sắc tố, diệp lục.
+ Nitơ tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất ở thực vật thông qua enzim.
+ Cây thiếu nitơ lá kém màu xanh, sinh trưởng bị ức chế.
Tình huống 4:
17


Vì vai trị của các ngun tố vi lượng trong cây khơng phải là vai trị cấu trúc
mà chủ yếu là vai trị hoạt hóa enzim trong các q trình trao đổi chất nên
chúng chỉ cần một lượng rất nhỏ.
Đồng thời, do chúng còn liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ

trong hoạt hóa enzim, giúp tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa, rất quan trọng
với sự sinh trưởng và phát triển của cây.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc áp dụng bài tập tình huống trong giảng dạy ở 3 năm học 2017 –
2018; 2019- 2020 và 2020 – 2021 tại Trung tâm GDNN- GDTX Hậu Lộc đã
mang lại hiệu quả cao cả về kết quả và thái độ học tập.
2.4.1. Về kết quả học tập của học sinh
Tôi đã chọn 3 năm học ở trung tâm GDNN- GDTX Hậu Lộc để thực
nghiệm.
Tôi chọn mỗi năm học 2 lớp, 1 lớp dạy bằng các phương pháp dạy học
truyền thống làm đối chứng (ĐC) và 1 lớp dạy học có sử dụng bài tập tình
huống (TN). Các lớp sĩ số gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập
tương đương nhau. Trên cơ sở đó, tơi đã tiến hành 2 bài kiểm tra ngay sau khi
học các bài liên quan đến trao đổi nước và ion khoáng thuộc chương chuyển hóa
vật chất và năng lượng ở thực vật ở lớp ĐC và TN. Bài kiểm tra gồm các bài tập
tình huống ở 4 mức độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng
cao), nhằm kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức cũng như khả năng phát triển tư duy
và các năng lực của học sinh. Sau đây tơi xin được trình bày kết quả thu được ở
bảng 4
Bảng 4: Kết quả học tập qua các lần kiểm tra thực nghiệm
Bài
kiểm
tra

Lớp

Tổng
số
bài


Yếu,
kém
Số
bài

Tỉ lệ
%

TB
Số
bài

Tỉ lệ
%

Khá
Số
bài

Tỉ lệ
%

Giỏi
Số
bài

Tỉ lệ
%

1


ĐC
125
16
12,8
72
57,6
31
24,8
6
4,8
TN
125
11
8,8
48
38,4
50
40,0
16
12,8
2
ĐC
125
18
14,4
71
56,8
29
23,2

7
5,6
TN
125
3
2,4
23
18,4
72
57,6
27
21,6
Tổng ĐC
250
34
13,6 143 57,2
60
24,0
13
5,2
TN
250
14
5,6
71
28,4 122 48,8
43
17,2
2.4.2. Về ý thức thái độ học tập của HS
Qua bảng 4 và quá trình thực nghiệm cho thấy PPDH tình huống đã đưa lại

kết quả khả quan: Tỉ lệ số học sinh đạt điểm khá, giỏi cao hơn cịn số HS có
điểm trung bình, yếu thì thấp hơn nhiều so với PPDH truyền thống. Mặt khác
còn cho thấy các em học tập hứng thú hơn, thấy được kiến thức sinh học gần gũi
gắn liền với thực tiễn đời sống và khơng những thế dạy học tình huống cịn giúp
các em phát triển năng lực tư duy tốt hơn, tự chủ tốt hơn.
18


3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Thực hiện đề tài này tơi đã thu được một số kết quả như sau:
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và
sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng tư duy cho HS trong dạy
học về trao đổi nước và khống trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
thực vật - Sinh học 11 THPT.
Điều tra thực trạng dạy và học môn Sinh học cho thấy đa số GV nhận thức
được sự cần thiết sử dụng bài tập tình huống trong dạy học để nâng cao tính tự
chủ và khă năng khám phá của người học. Đa số HS rất thích các tiết học mà
GV có sử dụng bài tập tình huống , bởi nó buộc HS phải làm việc tích cực hơn
qua đó giúp cho HS tự tin hơn vào bản thân.
Trên cơ sở phân tích cấu trúc nội dung chương trình, tơi đã thiết kế được
hệ thống 24 bài tập tình huống có hướng dẫn trả lời để rèn luyện kỹ năng tư duy,
khả năng vận dụng cho HS trong dạy học về trao đổi nước và khống ở thực vật
trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. Đồng thời cũng đã
vận dụng quy trình sử dụng bài tập tình huống vào giảng dạy các bài 1, 3 và 4
phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên bộ môn sinh học cần tích cực nghiên cứu tài liệu kết
hợp liên hệ thực tiễn để thiết kế các bài tập tình huống trong dạy học nhằm phát
huy tính tích cực học tập của học sinh.

Đối với các trung tâm GDNN- GDTX cần tăng cường đầu tư trang thiết bị
và đẩy mạnh việc dạy học theo phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả học
tập bộ môn sinh học.
Đối với sở GD&ĐT cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội thảo, hướng dẫn
cơng tác nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu viết sáng kiến kinh
nghiệm nói riêng để nhiều giáo viên tham gia nghiên cứu, trao đổi để tìm ra
những giải pháp dạy học có hiệu quả nhất nhằm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi
mới căn bản toàn diện GD&ĐT trong thời kỳ cơng nghiệp hóa và hội nhập Quốc
tế phù hợp với cuộc cách mạng khoa học 4.0.
Đối với bản thân tác giả kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
đề tài cịn hạn chế. Kính mong q Thầy Cơ đóng góp ý kiến để đề tài được
hồn thiện hơn./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 2 tháng 5 năm 2021.
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Thúy
19



×