Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đại trà trong dạy học ôn thi lớp 12 ở trường THPT nguyễn đức mậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.93 KB, 65 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong nhà trường phổ thơng, Lịch sử là mơn học có vai trò và ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Môn Lịch sử giúp học sinh hiểu biết về
quá khứ, về cội nguồn dân tộc, giáo dục cho các em ý thức bảo tồn và phát huy các
giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước.
Có thể nói học môn lịch sử sẽ cung cấp cho học sinh nhiều kĩ năng quan
trọng khác như: phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp đánh giá quá khứ hiện tại,
tương lai một cách đúng đắn phù hợp với thời cuộc. Môn lịch sử cũng góp phần
khơng nhỏ vào kết quả tham gia xét vào các trường Đại học, tạo điều kiện để các
em tham gia học tập, công tác trở thành những cơng dân tốt, có ích cho xã hội.
Nhưng thực tế hiện nay cho thấy chất lượng học môn lịch sử của học sinh các
trường THPT những năm gần đây kết quả thi THPT Quốc gia và tốt nghiệp THPT
môn lịch sử quá thấp so với kỳ vọng của giáo viên.
Cụ thể tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu, với địa bàn tuyển sinh thuộc các
xã bãi dọc ven biển Quỳnh Lưu và các xã lân cận, với đầu vào tuyển sinh thấp nhất
huyện, mức sàn từ 17 đến 19 điểm, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, hàng năm
tỷ lệ mũi nhọn HSG tỉnh rất thấp. Phần nhiều các em khơng thích học mơn lịch sử
vì qua nhận thức chủ quan của mình, các em cho rằng lịch sử là mơn phụ, khơng
quan trọng, lại có q nhiều mốc thời gian và sự kiện khơ khan, khó nhớ. Đồng
thời, do cách giảng dạy của một số giáo viên chưa cuốn hút được học sinh. Vì vậy
các em khơng hứng thú trong học tập môn này, hoặc chỉ học qua loa đối phó, có
một số em chỉ học để thi miễn sao qua điểm liệt lấy bằng tốt nghiệp THPT để đi
xuất khẩu lao động, vào làm ở các công ty hoặc về nhà tham gia lao động sản xuất.
Vì vậy, kết quả thi đều rất thấp, rất đáng buồn.
Hiện tại cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu đổi mới phương pháp nhằm
nâng cao chất lượng môn lịch sử, tuy nhiên họ chú trọng vào lực lượng học sinh
khá, giỏi. Với một đề tài không mới nhưng đã đưa ra một số phương pháp giảng
dạy mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy được năng lực của học sinh để thu

1




hút, lôi cuốn nâng cao nhận thức về môn lịch sử của học sinh đại trà, từ đó đã nâng
cao điểm thi THPT cuối năm học.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phương pháp
dạy học nhằm nâng cao chất lượng đại trà trong dạy học ôn thi lớp 12 ở
trường THPT Nguyễn Đức Mậu”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Phải từ sau năm 1975 thì việc nghiên cứu các phương pháp, biện pháp dạy
học lịch sử mới phát triển khá mạnh mẽ. Trên các tạp chí của ngành giáo dục: Tạp
chí nghiên cứu giáo dục, Tập san phổ thông cấp II, cấp III, Thông báo khoa học
của các trường Đại học Sư phạm đã cơng bố nhiều luận văn, bài viết có giá trị cả
về lý luận lẫn thực tiễn. Nhà Xuất bản Giáo dục, các trường đại học sư phạm cũng
phát hành nhiều tài liệu đề cập một cách có hệ thống các vấn đề về biện pháp,
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng mơn lịch sử: Vị trí của dạy học lịch sử
ở trường phổ thông, Gây hứng thú học tập lịch sử, Phương pháp học tập lịch sử, Sử
dụng tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử, Cơng tác ngoại
khóa, thực hành mơn lịch sử ở trường phổ thông, Phát triển tư duy học sinh trong
dạy học lịch sử...
Tháng 2 năm 1997, Vụ Trung học phổ thông ban hành tài liệu Tập huấn
giảng dạy môn lịch sử dành cho cán bộ chỉ đạo và giáo viên chuẩn bị cho học sinh
tham gia kỳ thi quốc gia. Giáo sư Phan Ngọc Liên đã có bài viết dài tới 23 trang:
“Một số vấn đề phương pháp bồi dưỡng học sinh học giỏi môn lịch sử ở trường
THPT” đầy bổ ích. Trong bài viết này, Giáo sư đã đề cập đến hai điểm: Cần nhận
thức đúng về học tập lịch sử và xác định phương pháp học tập giỏi môn lịch sử, với
các biện pháp, con đường, phương tiện có hiệu quả cao.
Năm 1999, Hội giáo dục lịch sử (thuộc Hội khoa học lịch sử Việt Nam)Khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội) đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm
của tập thể tác giả: Nguyễn Thị Côi, Trần Bá Đệ, Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Thanh
Tốn, Trịnh Tùng: “Hướng dẫn ơn tập và làm bài thi môn lịch sử” dày 428 trang.
Cuốn sách giúp học sinh học tập, ôn thi môn lịch sử đạt kết quả tốt nhất nhờ tính

chủ động, sáng tạo và những phương pháp học tập thích hợp.
2


Đến năm 2003, Hội giáo dục Lịch sử, Khoa Lịch sử trường Đại học sư
phạm Hà Nội tiếp tục cho tái bản lần thứ 3 quyển sách: “Hướng dẫn thi đại họccao đẳng môn lịch sử” dày 474 trang của tập thể tác giả do PGS. TS Trần Bá Đệ
(chủ biên). Trong lời nói đầu, các tác giả đã khẳng định: “xuất phát từ nhận thức
đúng về bộ môn, từ yêu cầu xác định những kiến thức cơ bản của các giáo trình
lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, lựa chọn phương pháp học tập,ơn và làm bài
có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu học tập và ôn thi.
Từ thực tế trên, tôi không đặt cho mình nhiệm vụ hướng dẫn học sinh nắm
chắc các đề thi cụ thể, mà trang bị cho các em những kiến thức và phương pháp cơ
bản để có thể ứng phó vi mọi “tình huống có vấn đề” trong các kỳ thi.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Góp phần nâng cao chất lượng đại trà học sinh khối lớp 12 trường THPT. Từ
đó giúp Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu nhận
thức đúng đắn vai trị của mơn Lịch sử trong hệ thống giáo dục. Trên cơ sở đó có
cách thức quản lý và cơng tác dạy - học sao cho hiệu quả nhất.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Lịch sử.
Nêu, phân tích khả năng ứng dụng của từng biện pháp cho từng kiểu bài, nội dung
lên lớp, cũng như một số biện pháp nhằm nâng chất lượng giáo viên trực tiếp giảng
dạy.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của Sáng kiến kinh nghiệm là việc tìm ra, vận dụng
một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong khối lớp 12 trường
THPT Nguyễn Đức Mậu. Những biện pháp này sẽ được ứng dụng cho từng bài
học, kiểu bài lên lớp, ôn tập cho học sinh thi THPT Quốc gia và kỳ thi TN THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu.

Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng đại trà học sinh lớp 12 THPT. Cơ sở để đưa ra giải pháp giải quyết thực
3


trạng dạy-học, thi cử môn lịch sử hiện nay, chương trình sách giáo khoa lịch sử cơ
bản, sách giáo viên khối 11, 12 và một số tài liệu tham khảo khác.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7. Đóng góp của đề tài:
Qua việc vận dụng một số phương pháp dạy học trên cơ sở phát triển năng
lực học sinh tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu, đề tài đã tạo được hứng thú cho
học sinh trong học tập môn lịch sử, đã cuốn hút được đa số học sinh học tập môn
lịch sử khi thi tổ hợp KHXH. Kết quả điểm thi THPT mơn lịch sử có nhiều tiến bộ,
tỷ lệ điểm yếu giảm, tỷ lệ điểm trung bình tăng cao, điểm khá và giỏi môn lịch sử
vượt trội hơn so với những năm học trước.
8. Bố cục của đề tài.
- A. Phần mở đầu
- B. Phần nội dung
- C. Phần kết luận

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề.
4


1. Cơ sở lí luận.

1.1. Mục tiêu giáo dục.
Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã nêu rõ cần “tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của
người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống đánh giá và
kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm
đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập. Khắc phục những mặt
yếu kém và tiêu cực của giáo dục”.
Từ mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, mục tiêu của giáo dục trung học
phổ thông được cụ thể hóa như sau: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học
sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hồn thiện
học vấn phổ thơng và những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp,
có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học
đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Điều 27,
mục 2, chương 2, luật giáo dục 2005).
1.2. Mục tiêu bộ môn.
Cùng với các môn học khác, bộ môn Lịch sử có vị trí, vai trị quan trọng
trong việc phát triển tồn diện học sinh. Mục tiêu của bộ mơn Lịch sử ở trường
trung học phổ thông được xây dựng trên cơ sở mục tiêu giáo dục của cấp học, quan
điểm đường lối của Đảng về Sử học và giáo dục. Nó cũng được căn cứ vào nội
dung, đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; yêu cầu của tình hình
và nhiệm vụ cách mạng hiện nay.
1.2.1. Kiến thức.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, bao
gồm: sự kiện lịch sử cơ bản, các khái niệm thuật ngữ, nhân vật, niên đại, những
hiểu biết về quan điểm lý luận đơn giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu
học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh.
Ví dụ: Ở bậc trung học phổ thơng.

5



- Học sinh được tìm hiểu những kiến thức chủ yếu về quá trình phát triển
của lịch sử Việt Nam với những sự kiện nổi bật. Trên cơ sở đó giúp học sinh nắm
được những quy luật chung và đặc thù của xã hội Việt Nam.
- Về lịch sử thế giới, học sinh được tìm hiểu những sự kiện chính của lịch sử
xã hội loài người từ nguyên thủy cho đến nay mà trọng tâm là thời kỳ cận hiện đại.
Qua đó học sinh hiểu rõ hơn quy luật phát triển của xã hội loài người, những tác
động của lịch sử thế giới tới lịch sử dân tộc, mối quan hệ giữa lịch sử Việt Nam với
lịch sử các nước láng giềng.
- Hơn nữa, học sinh còn được nâng cao và hồn chỉnh hơn những nhận thức
Mácxít- Lê-ninnít về lịch sử. Đồng thời được cung cấp những kiến thức sơ giản về
phương pháp tìm hiểu nghiên cứu lịch sử, cải tiến phương pháp học tập, phát huy
tính tích cực trong học tập lịch sử.
1.2.2. Về kĩ năng.
Môn lịch sử ở trường phổ thông giúp cho người học phát triển và rèn luyện
các kỹ năng như phân tích, so sánh, tổng hợp, kỹ năng học tập và kỹ năng thực
hành gồm cả kỹ năng thực hành bộ môn và kỹ năng thực hành trong cuộc sống. Cụ
thể là bồi dưỡng:
- Tư duy trong nhận thức và hành động, biết phân tích đánh giá liên hệ...
- Kỹ năng học tập và thực hành bộ môn: sử dụng SGK, các tài liệu tham
khảo khác, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử dụng một số đồ dùng trực
quan, những hoạt động ngoại khóa của mơn học.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay.
1.2.3. Về thái độ.
Lịch sử có sở trường và ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, từ thời cổ đại
người ta đã thấy rằng “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “là bó đuốc soi đường đi
tới tương lai”. Do đó, giáo dục cho học sinh quan điểm tư tưởng, lập trường, phẩm
chất đạo đức, nhân cách, tình cảm là một yêu cầu quan trọng cần chú ý thực hiện
trong dạy học lịch sử. Tri thức lịch sử khơng chỉ có tác dụng giáo dục trí tuệ mà
cịn giáo dục cả tình cảm tư tưởng, góp phần đào tạo con người toàn diện.

6


Thông qua việc học tập lịch sử ở trường trung học phổ thơng, những phẩm
chất, đạo đức, tư tưởng, tình cảm...được bồi dưỡng một cách hệ thống ở những
điểm chủ yếu sau:
- Trước hết học sinh được bồi dưỡng lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, lòng
yêu quê hương- một biểu hiện của lòng yêu nước, trong lao động sản xuất cũng
như trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
- Thứ hai, cần bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đồn kết quốc tế, tình hữu
nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hịa
bình, dân chủ.
- Đồng thời học sinh cũng cần có niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của
xã hội loài người và dân tộc, dù trong tiến trình lịch sử có những bước quanh co,
khúc khuỷu, tạm thời tụt lùi hay dừng lại.
- Thứ tư, học sinh có ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa
vụ quốc tế.
- Và đặc biệt người học cần có những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống
cộng đồng...
1.2.4. Năng lực hướng tới.
- Môn lịch sử ở trường phổ thông giúp cho người học phát triển và rèn luyện
năng lực tư duy như tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật.
- Thực hành với đồ dùng trực quan
- Xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng.
- So sánh, phân tích, khái qt hóa
- Nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử
- Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra
- Thơng qua sử dụng ngơn ngữ thể hiện chính kiến của mình
Tóm lại, mục tiêu bộ mơn lịch sử ở trường trung học phổ thông là cung cấp
kiến thức cơ bản có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã

hội loài người. Trên cơ sở đó giáo dục lịng u nước tự hào dân tộc, lý tưởng độc
7


lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành. Như vậy,
để có thể thực hiện được tốt chức năng và nhiệm vụ của bộ môn trong nhà trường
người giáo viên phải sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học và không ngừng
đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Tình hình cơng tác giảng dạy mơn lịch sử ở trường
2.1.1. Tình hình đội ngũ giáo viên mơn lịch sử ở trường
Hiện nay nhóm Lịch sử của trường gồm 5 giáo viên. Đội ngũ giáo viên nhìn
chung đều tâm huyết với nghề, có sự học hỏi và kế thừa qua các thế hệ, khá nhạy
bén và năng động trong việc tiếp cận với cácphương pháp dạy học mới. Hàng năm,
nhà trường đều rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ đặc biệt quan tâm đến
việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thơng qua các hình thức:
- Cử đi học ngắn hạn, dài hạn.
- Bồi dưỡng tại chỗ thông qua các công việc được giao, thông qua sinh hoạt
chuyên môn.
- Tăng cường giao lưu với các trường trong huyện để tạo điều kiện cho giáo
viên giao lưu học hỏi.
- Động viên giáo viên tự học, tự nghiên cứu: Hàng năm, mỗi giáo viên đăng
kí các chun đề tự bồi dưỡng và trình bày trước nhóm trong các buổi họp nhóm.
Sau khi được nhận xét, bổ sung hồn thiện thì chun đề có có thể dùng để giảng
dạy ở các lớp hoặc phục vụ công tác bồi dưỡng HSG
- Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Sở GD&ĐT tổ
chức, sau khi học xong sẽ tổ chức trao đổi trong nhóm.

2.1.2. Tình hình về  năng lực của đội ngũ giáo viên giảng dạy mơn lịch sử   ở
trường.

- Trường có 05 giáo viên dạy mơn Lịch sử, trong đó:
+ 02 đồng chí là Phó hiệu trưởng.
8


+ 04 đồng chí là Thạc sĩ.
+ 02 đồng chí là giáo viên giỏi cấp Tỉnh.
- Trước hết phải khẳng định, đội ngũ giáo viên lịch sử ở trường được đào
tạo chính quy, bài bản trong hệ thống các trường đại học sư phạm trên cả nước: Đại
học Sư phạm I Hà Nội và Đại học Vinh nên có trình độ chuyên môn vững vàng,
đáp ứng cơ bản yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong nhiều năm
qua đội ngũ giáo viên lịch sử đã có những đóng góp to lớn vào việc trang bị những
tri thức lịch sử cho nhiều thế hệ học sinh, giúp họ bước vào đời với những hiểu biết
về lịch sử, truyền thống của dân tộc và thế giới. Nhiều thầy, cô giáo dạy giỏi môn
lịch sử đã làm cho học sinh không những nắm vững kiến thức một cách vững chắc
mà cịn u mến mơn lịch sử.
- Bên cạnh những ưu điểm nói trên, giáo viên nhóm lịch sử hiện nay cũng
cịn những hạn chế:
+ Về trình độ chun mơn: Đội ngũ giáo viên lịch sử ở trường chủ yếu là
những giáo viên ra trường nhiều năm nên không cập nhật kịp thời kiến thức mới và
phương pháp mới để đáp ứng u cầu của chương trình, sách giáo khoa. Cơng tác
bồi dưỡng thường xun hiện nay cịn hình thức và kém hiệu quả, do đó việc nâng
cao trình độ chun mơn của giáo viên trong trường cịn hạn chế .
+ Về năng lực sư phạm: Phương pháp giảng dạy phần lớn của giáo viên
trong nhóm vẫn là trình bày miệng, thầy giảng trị ghi. Phần lớn giáo viên ít sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học, thậm chí có giáo viên hồn tồn khơng sử
dụng nếu khơng bị nhắc nhở trong cuộc họp. Khả năng sử dụng tin học để soạn và
giảng bài lịch sử bằng giáo án điện tử còn hạn chế hơn. Thực tế giáo viên chỉ chăm
chút cho bài giảng khi có dự giờ hoặc thanh tra, cịn giờ bình thường thì vẫn giảng
theo phương pháp cũ.

Trong điều kiện chương trình và sách giáo khoa lịch sử phổ thơng trung học
vẫn cịn nặng nề thì giáo viên chưa thực sự và thường xun đóng vai trị tổ chức,
hướng dẫn hoạt động học của học sinh, chưa làm tốt vai là cầu nối, là một “bộ lọc”
quyết định để chuyển tải những nội dung trong chương trình, sách giáo khoa đến
học sinh một cách tốt nhất
9


+ Khả năng tổ chức kiểm tra đánh giá còn hạn chế: Đánh giá chất lượng dạy
học bộ môn là một công việc quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, năng lực ra đề, tổ
chức kiểm tra đánh giá của giáo viên cũng còn những hạn chế. Cách ra đề thi theo
kiểu hỏi những vấn đề vụn vặt, chỉ yêu cầu học thuộc, kiểm tra đối phó, chạy theo
thành tích… là những nguyên nhân dẫn đến làm giảm sút chất lượng dạy học bộ
môn ở trường.
2.2. Kết quả học tập môn lịch sử của học sinh
Nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú đối với môn học, thái độ học tập
mang tính đối phó, nặng về ghi nhớ máy móc, không hiểu bản chất của sự kiện, kết
quả môn lịch sử trong kỳ thi THPT rất thấp. Tỷ lệ vào các trường Đại học, cao
đẳng thấp.
II. Thực trạng vấn đề.
Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
là một số giáo viên chú trọng và dành nhiều thời gian cho việc đầu tư giảng dạy mà
ít tìm tịi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong công tác này giáo
viên phần lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh tự
học, tự rèn luyện, tự lĩnh hội kiến thức và tự làm bài tập theo bài, theo chủ đề một
cách có hệ thống để có khả năng nghiên cứu chuyên sâu để hiểu và vận dụng một
vấn đề lịch sử vào bài thi có hiệu quả tốt nhất, kích thích sự say mê nghiên cứu tìm
tịi của các em.
III. Giải pháp giải quyết vấn đề.
1. Điều tra tình hình học tập mơn Lịch sử.

1.1. Điều tra theo lớp học.
Đầu năm học, tôi được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử cho lớp 12 theo
tổ hợp KHXH. Ngay khi nhận lớp tôi đã tiến hành các bước nhằm nắm bắt tâm lý
của học sinh đối với môn lịch sử, phương pháp học tập của từng em thơng qua
phiếu khảo sát:
1. Mức độ u thích mơn lịch sử của em?
(Khoanh tròn vào số mà bạn cho là mức độ u thích, lấy 1 là Khơng thích)
10


1
Khơng thích

2
Hơi thích

3
Thích

4
Rất thích

2 .Theo ý kiến của em, vì sao học sinh THPT thích học Lịch sử?
A. Mơn Lịch sử giúp hiểu biết vê Lịch sử hào hùng của nước nhà.
B. Môn lịch sử rất thú vị và hấp dẫn.
C. Phương pháp dạy của giáo viên thu hút, hấp dẫn.
D. Khác :………………………………………………………………….
3. Theo ý kiến của em,vì sao học sinh THPT khơng thích học Lịch sử?
A.Mơn Lịch sử có nhiều sự kiện và ngày, tháng, năm rất khó nhớ.
B. Cách trình bày kiến thức Lịch sử trong sách giáo khoa chưa phù hợp.

C. Phương pháp dạy của giáo viên khơng thu hút, hấp dẫn.
D.Khác: …………………………………………………………………
4. Mục đích học mơn Lịch sử cùa em là?
A. Học để đối phó vì nghĩ nó là mơn phụ. B. Học để biết, hiểu và vận dụng.
C. Học vì u thích. D. Khác:……………………………….....................
5. Em có tự tin về trình độ hiểu biết Lịch sử của mình hay khơng?
A. Có

B. Khơng

6. Trong một tuần, thời gian tự học Lịch sử của em là bao nhiêu?(giờ).
……………………………………………………………………………
7. Mức độ hiểu bài tại lớp của em đối với mơn Lịch sử như thế nào?
(Khoanh trịn vào số mà bạn cho là mức độ hiểu, lấy 1 là Không hiểu)
1

2

3

Không hiểu

Hơi hiểu

Hiểu

4
Rất hiểu

8. Em học Lịch sử bằng cách nào?

A. Chỉ học theo bài giảng của giáo viên trên lớp.
11


B. Kết hợp học theo bài giảng của giáo viên trên lớp với học nhóm.
C. Kết học theo bài giảng của giáo viên trên lớp với đọc sách.
D. Khác:…………………………………………………………………
9. Mức độ hài lòng của em đối với phương pháp giảng dạy của giáo viên dạy Lịch
sử
(Khoanh tròn vào số mà em cho là mức độ hài lòng, lấy 1 là rất khơng hài lịng)
1
Khơng hài lịng

2

3

Hài lịng Rất hài lịng

10. Em có đọc sách Lịch sử trước khi đến lớp hay khơng?
A. Có

B. Khơng

11. Để học tốt mơn Lịch sử, em đã đề ra cho mình những biện pháp gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
12. Em có đóng góp gì về phương pháp dạy của giáo viên Lịch sử hay không?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Qua phiếu điều tra, giáo viên nhận ra nhữn ý thức và mong muốn của học
sinh, từ đó giáo viên có cách tiếp cận học sinh hiệu quả nhất.
1.2. Điều tra theo nhóm học sinh qua chất lượng học tập.
Đối với một nhóm học sinh học tập có chất lượng, ở mức khá trở lên thì việc
tìm hiểu được tiến hành bằng Phương pháp phỏng vấn, trị chuyện.
Thơng qua những cuộc trị chuyện với các câu hỏi xoay quanh vấn đề về
nhận thức việc học tập môn lịch sử của học sinh THPT. Qua cách trị chuyện cởi
mở, tơi sẽ có thêm những kiến thức liên qua đến đề tài , giúp cho việc nghiên cứu
trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn:
- Em có thể cho biết về tình hình học tập mơn Lịch sử của em trong năm học
này như thế nào được không ?
12


- Việc nhận thức về học tập môn Lịch sử của em như thế nào?
- Theo em, phương pháp dạy và chương trình sách giáo khoa có tác động
như thế nào đến việc học mơn Lịch sử ?
- Mục đích học tốt mơn lịch sử của em là gì ?
Từ những câu hỏi trên, tôi sẽ thu được những lời chia sẻ, trả lời từ nhóm học
sinh khá-giỏi, đây là những thơng tin đáng tin cậy, giúp tơi có được kế hoạch giáo
dục bộ môn một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học sinh.
2. Lập kế hoạch cho việc nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử.
2.1. Lập kế hoạch theo lớp.
- Phát phiếu tìm hiểu về mức độ yêu thích và sự định hướng tương lai khi
học môn lịch sử.
- Giáo viên thu phiếu và dựa trên kết quả để có sự định hướng cho học sinh.
Tìm rõ nguyên nhân điểm thi thấp, phân tích và chỉ rõ cho học sinh thấy ma trận đề
thi, sự phân hóa về chất lượng học sinh, từ đó học sinh rút ra được nhiệm vụ cần
làm.
- Đề ra giải pháp cụ thể.

- Giáo viên có kế hoạch cụ thể việc dạy lớp.
2.2. Lập kế hoạch nhóm học sinh theo chất lượng học tập.
- Đối với nhóm học sinh khá -giỏi, trước hết cũng tìm hiểu qua thẩm vấn,
trao đổi.
- Qua trao đổi, giáo viên sẽ có kế hoạch và định hướng vào trường Đại học
cho học sinh.
- Tìm rõ nguyên nhân điểm thi chưa cao của các năm trước, phân tích biểu
điểm và lượng kiến thức đề minh họa các năm cho học sinh hiểu..
- Giáo viên có kế hoach, giải pháp cụ thể để năng cao.
- Giáo viên lên kế hoạch dạy học.
3. Các biện pháp được tiến hành.
3.1.Tìm ra nguyên nhân chất lượng học sinh chưa cao.
13


3.1.1. Phía giáo viên.
+ Cịn nặng về cung cấp kiến thức cơ bản.
+ Chưa đi sâu phân tích, đánh giá, tổng hợp các kiến thức lịch sử cho học
sinh nghe, biết, hiểu và biết vận dụng vào làm bài thi.
+ Có rèn luyện kĩ năng nhưng cịn hạn chế vì khơng có quỹ thời gian.
+ Đã có đổi mới về phương pháp song cịn nặng cung cấp kiến thức.
3.1.2. Phía học sinh.
+ Chưa làm việc một cách độc lập, chưa chú trọng sưu tầm và sử dụng các
loại tư liệu lịch sử, làm bài, thực hành, do áp lực các môn học khác để đáp ứng cho
yêu cầu của các kì thi….
+ Khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp cịn hạn chế….
+ Học sinh ít đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
+ Chưa có mục tiêu, mục đích cụ thể cho học tập môn lịch sử.
3.2. Đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng đại trà.
3.2.1. Đối với giáo viên.

+ Cung cấp kiến thức cơ bản, kết hợp dạy đi sâu vào phân tích, đánh giá,
tổng hợp các kiến thức lịch sử cho học sinh nghe, biết, hiểu và biết vận dụng vào
làm bài thi.
+ Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
+ Nghiên cứu chương trình chuyên sâu và đề ra phương pháp thích hợp để
kích thích và tạo sự hứng thú nghiên cứu, học tập của học sinh, phát triển năng lực
tự học và tự giải quyết các vấn đề cho học sinh.
3.2.2. Đối với học sinh.
+ Tập làm việc một cách độc lập, chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại tư
liệu lịch sử, làm bài thực hành, …
+ Rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp..
+ Học sinh tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
14


4. Các phương pháp được tiến hành.
4.1. Hệ thống kiến thức cơ bản môn lịch sử.
4.1.1. Hệ thống kiến thức cơ bản môn lịch sử 11.
* Phần lịch sử thế giới
- Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (Từ XIX đến đầu thế kỷ
XX).
- Các cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ XX.
- Những thành tựu văn hoá thời cận đại.
- Các nước tư bản chủ nghĩa và các nước châu á giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới (1918 - 1939).
- Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng CNXH ở
Liên Xô (1921 - 1941)
* Phần lịch sử Việt Nam
- Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX
- Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)

* Qua việc phân tích mục tiêu cũng như nội dung kiến thức cơ bản của phần
Lịch sử lớp 11 ta có thể thấy vai trị và vị trí quan trọng của phần kiến thức này
trong chương trình học. Lượng kiến thức của phần này khá nhiều với những sự
kiện, mốc thời gian liên tiếp nhau, đặc biệt là có nhiều bài trình bày về diễn biến
cách mạng hoặc chiến tranh với rất nhiều mốc thời gian và sự kiện, do vậy học
sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong q trình ơn tập. Hơn nữa, chương trình lịch
sử lớp 11 chỉ có thời lượng 1 tiết/1 tuần nên giáo viên ít có điều kiện để hướng dẫn
học sinh ôn tập trên lớp, mà chủ yếu là giáo viên cần có các biện pháp hướng dẫn
học sinh tự ơn tập kiến thức ngồi giờ lên lớp.
Cụ thể, học sinh phải tự học, tự ôn tập. Trên cơ sở nội dung đã được giáo
viên hệ thống hóa, giáo viên định hướng cho học sinh ôn tập những kiến thức cơ
bản bằng việc tìm ra những từ khóa, những câu chốt trong sách giáo khoa để từ đó
nắm được những nội dung quan trọng nhất của cả bài. Bên cạnh đó, sách giáo khoa
15


còn cung cấp những câu hỏi, bài tập giúp học sinh có thể tự củng cố được kiến
thức đã học trên lớp. Trả lời câu hỏi, làm bài tập trong sách giáo khoa là một biểu
hiện tích cực trong học tập của học sinh, nó giúp học sinh khai thác tốt nguồn tri
thức, bổ sung và làm rõ những kiến thức cịn mờ nhạt, chưa có thời gian đi sâu
khai thác trên lớp.
Sau khi hướng dẫn học sinh hệ thống hóa chương trình, sử dụng sách giáo
khoa để tự ơn tập kiến thức, giáo viên có thể kiểm tra hoạt động tự ôn tập kiến thức
của các em bằng các cách như kiểm tra bài cũ trên lớp bằng phiếu học tập có câu
hỏi/bài tập khái quát nội dung bài học, hoặc yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài
học trong khoảng từ 2 – 3 câu. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá được chất lượng
hoạt động tự ôn tập của học sinh.
4.1.2. Hệ thống kiến thức cơ bản môn lịch sử 12.
* Lịch sử thế giới.
- Quan hệ quốc tế (1945-2000)

- Liên Xô, Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000
- Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh (1945-2000
- Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)
- Cách mạng KHCN và xu thế tồn cầu hóa
* Lịch sử Việt Nam
- Lịch sử Việt Nam (1919-1930)
- Lịch sử Việt Nam (1930-1945)
- Lịch sử Việt Nam (1945-1954)
- Lịch sử Việt Nam (1954-1975)
- Lịch sử Việt Nam (1975-2000)
* Sau khi khái quát hóa cho học sinh xong, giáo viên định hướng cho học
sinh tự học, tự tìm tịi kiến thức thơng qua sách giáo khoa theo những ý cơ bản sau:
- Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000 học sinh cần nắm vững
tồn bộ chương trình, song tập trung chủ yếu và các nhóm vấn đề:
16


+ Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội;
+ Phong trào giải phóng dân tộc và cơng cuộc xây dựng đất nước của các
quốc gia giành độc lập;
+ Các nước tư bản, đế quốc lớn từ sau 1945 đến nay;
+ Quan hệ quốc tế qua các giai đoạn;
+ Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật, văn học nghệ thuật.
- Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000, học sinh cần lưu ý, đặc điểm của lịch sử là
diễn ra liên tục, kết quả của sự kiện trước có liên hệ đến sự kiện sau. Do đó, nếu
học sinh học cả một chuỗi sự kiện có liên hệ với nhau trong cùng một giai đoạn
lịch sử, thì sẽ thấy hấp dẫn, thú vị và nhớ có hệ thống hơn, cụ thể như:
+ Thứ nhất, diễn biến của cách mạng Việt Nam từ 1939 đến 1945 xoay
quanh 4 sự kiện lớn là: Hội nghị Trung ương 6 (11/1939), Hội nghị Trung ương 8

(5/1941), Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng 12/3/1945 (ra chỉ thị Nhật – Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta) và cuối cùng là Hội nghị toàn quốc của Đảng
(13-15/8/1945). Nếu nhóm cả 4 sự kiện này lại (từ bối cảnh đến nhận định tình
hình, xác định kẻ thù, đề ra chủ trương của Đảng và quá trình triển khai các chủ
trương đó), thì các em sẽ thấy được quá trình phát triển liên tục của Cách mạng
Việt Nam từ 1939 đến 1945: từ chỗ bảo toàn được lực lượng vừa mới phục hồi
(chủ trương của Hội nghị Trung ương 6) đến chuẩn bị lực lượng (chủ trương của
Hội nghị Trung ương 8), rồi khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa
(quyết định của Hội nghị Ban Thường vụ TW Đảng 12/3/1945) và cuối cùng là
tiến lên tổng khởi nghĩa thắng lợi (quyết định của Hội nghị toàn quốc của Đảng).
+ Thứ hai, trong giai đoạn từ 1946 đến 1954, học sinh cần chú ý đến 4 kế
hoạch của thực dân Pháp: Bôlae (1947), Rơ-ve (1949), Đờ-lát-đơ Tát-xi-nhi (1950)
và Nava (1953). Nếu nhóm 4 kế hoạch trên và quá trình ta đánh bại từng kế hoạch
của địch bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, các em sẽ thấy được một thực trạng thú
vị là các kế hoạch của Pháp đề ra theo kiểu “thua keo này, bày keo khác”, sau một
lần thất bại của kế hoạch trước, thực dân Pháp thay tướng và đưa ra một kế hoạch

17


mới, nhưng cuối cùng đều bị quân và dân ta đánh bại, buộc phải ký hiệp định Giơne-vơ rút quân về nước.
+ Thứ ba, trong giai đoạn 1954 – 1973, ở miền Nam Việt Nam, các bạn cần
chú ý đến giai đoạn 1954 – 1960 (trước đây gọi là chiến tranh đơn phương) và 3
chiến lược: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh.
Nếu lập bảng tổng hợp tất cả các chiến lược trên với các nội dung: “Âm mưu, thủ
đoạn”, “quá trình triển khai” và “quá trình nhân dân ta đánh bại các chiến lược của
Mỹ”, các bạn sẽ thấy được một đặc điểm thú vị là sau mỗi lần thất bại, Mỹ lại can
dự sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam: từ chỗ chỉ viện trợ kinh tế, quân sự
cho chính quyền Sài Gịn (1954 - 1960), tiến đến đưa cố vấn quân sự vào chỉ huy,
phong tỏa miềm Bắc,… (1961 - 1965), đưa quân đội trực tiếp tham chiến, ném

bom hậu phương miền Bắc (1965 - 1968) và cuối cùng Mỹ đành phải chấp nhận
rút quân đội ra khỏi Việt Nam bằng cách tăng cường sức mạnh cho quân đội Sài
Gòn song song với việc mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương, thương lượng
với Liên Xơ và Trung Quốc giảm viện trợ, làm cho cách mạng miền Nam suy yếu
dần (1969 - 1973). Và đừng quên những thắng của ta trong từng chiến lược qua
những sự kiện lịch sử và số liệu cụ thể.
+ Thứ tư, đối với các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí
Minh, các em bắt đầu từ chủ trương và kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam.
Lúc đầu, Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam trong 2 năm,
nhưng sau khi chiến dịch Tây Nguyên diễn ra, Đảng ta đã liên tục điều chỉnh rút
ngắn kế hoạch giải phóng miền Nam. Cuối cùng, trong chưa đầy 3 tháng, ta đã giải
phóng hồn tồn miền Nam. Vấn đề còn lại chỉ là nhớ những sự kiện cơ bản của 3
chiến dịch này.
+ Thứ năm, đối với giai đoạn 1930 – 1931 và giai đoạn 1936 – 1939, các em
chú ý đến cấu trúc: bối cảnh, chủ trương của Đảng, diễn biến, ý nghĩa và kết quả.
+ Thứ sáu, đối với bài Việt Nam trong năm đầu tiên sau khi giành được độc
lập (1946), các em cần lập một sơ đồ có cấu trúc gồm 2 vế: thứ nhất là tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc” của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong năm 1946 (bối
cảnh, những khó khăn về đối nội, đối ngoại), thứ hai là q trình giải quyết những
khó khăn về đối nội và đối ngoại tương ứng.
18


+ Thứ bảy, trong những năm gần đây, nhiều đề thi thường hỏi về mối quan
hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam (chủ yếu rơi vào giai đoạn từ 1919 đến
1945). Chính vì vậy, các em cần chú ý đến mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam với
các kiến thức lịch sử thế giới có liên quan trong sách giáo khoa.
Như vậy, qua hệ thống hóa kiến thức và sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tự học, tự ôn tập theo các chủ đề, các nội dung
trong sách giáo khoa. Do đó kết quả đem lại cho học sinh là rất khả quan, học sinh

dễ làm chủ kiến thức, dễ nhớ và dễ vận dụng vào quá trình làm bài thi.
4.1.3. Phân tích đề tham khảo, đề thi của những năm học trước.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia 2017 là việc có bài thi tổ hợp KHTN và KHXH,
trong đó lần đầu tiên trong kỳ thi THPT Quốc gia các môn Lịch sử, địa lý và
GDCD chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm với số câu ở mỗi phần thi là 40 câu
cơ bản và bám sát chương trình lịch sử lớp 12.
Phần lịch sử thế giới gồm 11 câu chiếm 27,5% số điểm. Hầu hết các chương
trong lịch sử thế giới đều có 2 câu. Phần kiến thức trong lịch sử thế giới hầu hết là
kiến thức cơ bản và là mức độ nhận biết, thông hiểu. Với cấu trúc như trên, chỉ
cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa thì có thể làm gần trọn vẹn phần này.
Phần lịch sử Việt Nam gồm 29 câu chiếm 72,5% số điểm. Kiến thức trong
đề minh họa phân bố không đều tập trung chủ yếu vào chương II, chương III mà
nhiều nhất là chương III với 12. Trong 39 câu đó có khoảng 5 câu là phần vận
dụng và 8 câu là phần thông hiểu. Học sinh cần nắm thật chắc kiến thức và hiểu
sâu sắc các vấn đề của bài học.
Số
câu

Phần
Lịch
sử
thế
giới

Chương I: Sự hình thành trật tự thế giới
mới sau chiến tranh TG hai (1945-1949)
Chương II. Liên Xô và các nước Đông Âu
(1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)
Chương III. Các nước Á, Phi và Mĩ la- tinh
(1945-2000)

Chương IV. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (19452000)

Mức độ
Nhận Thông Vận
biết
hiểu dụng

2

2

0

0

1

1

0

0

2

1

0

1


2

1

1

0

19


Chương V. Quan hệ quốc tế (1945- 2000)
Chương VI. Cách mạng khoa học - cơng
nghệ và xu thế tồn cầu hoá
Chương I. Việt nam từ 1919 đến năm 1930
Lịch
Chương I. Việt nam từ 1930 đến năm 1945
sử
Chương I. Việt nam từ 1945 đến năm 1954
Việt
Chương I. Việt nam từ 1954 đến năm 1975
Nam
Chương I. Việt nam từ 1975 đến năm 2000

2

1

1


0

2

1

1

0

4
7
12
4
2

4
2
6
2
1

0
3
3
1
1

0

2
2
1
0

- Đề minh họa 2018 Bộ giáo dục đưa ra đầy đủ các mức độ. Mức độ khó
tăng lên và kiến thức phủ cả kiến thức lớp 11 + 12.
+ Câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 chiếm 20% ở 3 mức độ là nhận biết,
thông hiểu và vận dụng ở mức độ thấp và trải đều cả Lịch sử thế giới và Lịch sử
Việt Nam.
+ Câu hỏi thuộc chương trình lớp 12 có đủ cả 4 mức độ: nhận biết, thông
hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Về tỉ lệ câu hỏi: 20% lịch sử thế giới và 80% lịch sử Việt Nam.
- Đề có mức độ phân hóa khá cao và được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến
khó.
Mức độ nhận biết: có 8 câu (chiếm 20% trong đối khối 11 chiếm 5%), học
sinh chỉ cần học thuộc kiến thức cơ bản là có thể hồn thành.
Mức độ thơng hiểu: có 12 câu (chiếm 30% trong đó khối 11 chiếm 5%), học
sinh cần đọc hiểu các kiến thức cơ bản và có sự liên hệ giữa một vài kiến thức nhỏ,
đồng thời ở đây cũng khơng có điểm gài bẫy cho học sinh.
Mức độ vận dụng thấp: có 12 câu (chiếm 30% trong đó khối 11 chiếm 10%),
ở mức độ này yêu cầu cao hơn, cần các em có nền kiến thức vững chắc, vận dụng
kiến thức ở nhiều vấn đề, nhiều bài để trả lời câu hỏi một cách đúng nhất.
Mức độ vận dụng cao: có 8 câu ( chiếm 20%, tồn bộ thuộc chương trình lớp
12), với những câu hỏi này cần các em đọc thật kĩ đề bài, vận dụng các kiến thức
nền tảng một cách linh hoạt để từ đó tư duy, suy luận để tìm được đáp án đúng
nhất. Ở phần này, các câu hỏi thường có nhiều đáp án nhiễu, lừa học sinh nên các
em cần tư duy và suy luận thật cẩn thận.
Mức độ
20



C8

C17

C9

C26

C25

Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000

C37
C38
C39
C40

- Phân tích đề ninh họa 2019: Theo đó, Lịch sử thế giới gồm 6 chuyên đề:
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô (1921 -1941); Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới
thứ hai; Liên bang Nga (1991 -2000); Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản; Các nước Á, Phi, Mĩ
Latinh; Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh.
Lịch sử Việt Nam: bao gồm 6 chuyên đề: Việt Nam từ 1858 – 1918; Việt
Nam từ năm 1919 đến 1930. Việt Nam từ năm 1930 đến 1945; Việt Nam từ năm
1945 đến 1954; Việt Nam từ năm 1954 đến 1975; Việt Nam từ năm 1975 đến 2000.
Số lượng câu hỏi dàn đều ở các chuyên đề và tập trung vào các chuyên đề
trọng tâm: Các nước Á – Phi – Mĩ La-tinh 1945 - 2000 ( 4 câu); Việt Nam từ năm

1930 – 1945 (7 câu); Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 (8 câu).
Về cấp độ nhận thức của các câu hỏi: Câu hỏi nhận biết –thông hiểu: 25
câu; Câu hỏi vận dụng: 7 câu; Câu hỏi vận dụng cao: 8 câu.
Đề thi vẫn bám sát nội dung sách giáo khoa Lịch sử 11 và 12. Tuy nhiên, để
đạt được điểm cao, ngoài việc nắm chắc kiến thức sách giáo khoa, học sinh cịn
cần phải có năng lực phân tích, đánh gia và khái quát kiến thức cao.
Mức độ
Chủ đề

Nhậ
n
biết

Thôn

Vận

g hiểu

dụng

Vận

Tổn

dụng

g

cao


CM tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc
đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-

1

1

1921)
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau

1

1

chiến tranh TG hai (1945-1949)
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-

1

1
21


1991). Liên bang Nga (1991-2000)
Các nước Á, Phi và Mĩ la- tinh (1945-

1

2


1

1

1

4

2000)
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000)
Quan hệ quốc tế (1945- 2000)
Lịch sử Việt nam từ 1858 đến 1918

2

2
2

1

3

1

1

4

1


4

Việt nam từ 1919 đến năm 1930

2

1

Việt nam từ 1930 đến năm 1945

2

2

2

1

7

Việt nam từ 1945 đến năm 1954

1

1

1

1


4

Việt nam từ 1954 đến năm 1975

2

3

1

2

8

Việt nam từ 1975 đến năm 2000

1

Tổng

12

1
23

7

8


40

Như vậy, qua việc phân tích các cấu trúc của đề minh họa hàng năm của Bộ
GD&ĐT ,học sinh có thể nhìn vào đề tham khảo để thấy được cấu trúc đề thi như
thế nào, nội dung kiến thức cụ thể ra sao. Từ đó, bản thân tơi đã nhanh chóng
nghiên cứu để hình dung, định hướng cụ thể cho việc dạy học và ôn tập, chuẩn bị
cho kỳ thi đạt kết quả tốt nhất. Và trên thực tế, học sinh đã chủ động nắm bắt các
kiến thức lịch sử qua các buổi ôn tập hiệu quả.
4.2. Các kỹ năng ôn luyện để làm bài thi.
4.2.1. Luôn nắm chắc kiến thức.
4.2.1.1. Sự kiện đó diễn ra khi nào, ở đâu, gắn với ai, như thế nào, vì sao?
- Lịch sử ln có 2 phần: Phần sử và phần luận. Trong phần sử các em cần
trả lời được các câu hỏi:
+ Địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử là ở đâu?.
+ Thời gian sự kiện lịch sử diễn ra là khi nào?
+ Nhân vật lịch sử gắn với sự kiện là ai?
+ Diễn ra sự kiện lịch sử gì.

22


Trong phần luận các em trả lời câu hỏi: Lý giải tại sao, vì sao lại xảy ra sự
kiện Lịch sử đó.
Đây là một vấn đề rất cần được lưu ý trong q trình học mơn lịch sử, nội
dung này được áp dụng một cách linh hoạt trong các bước khác nhau và ở những
dạng nội dung bài học khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ, dạy
bài mới, củng cố kiến thức và giao bài tập về nhà, cũng có thể sử dụng ở những
dạng nội dung bài học khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng nội dung này có thể
được tiến hành qua các bước chung như sau:
+ Bước 1: Học sinh lập sơ đồ theo gợi ý của giáo viên

+ Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết
trình về sơ đồ mà nhóm mình đã thiết lập.
+ Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thành sơ đồ về kiến thức của
bài học đó. Giáo viên sẽ là cố vấn, trọng tài giúp học sinh hồn chỉnh sơ đồ, từ đó
dẫn dắt đến kiến thức của bài.
+ Bước 4: Củng cố kiến thức bằng 1 sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn và
cho học sinh lên bảng trình bày, thuyết minh về kiến thức đó
VD1: Ngày 19 – 12 -1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chinh phủ đọc
bản “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Địa điểm diễn ra
sự kiện ?

Sự kiện diễn ra
khi nào?

Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến
Lời

Diễn ra Sự kiện gì?

Ai là người đọc lời
kêu gọi?

Vì sao lại có sự
kiện này?

23



4.2.1.2. Trả lời các dạng câu hỏi như thế nào?
- Giáo viên xác định được trong bài thi Lịch sử sẽ thường gặp các dạng câu
hỏi như thế nào, trong các bài kiểm tra trắc nghiệm thường gặp dạng câu hỏi này ở
mức vận dụng, do đó học sinh phải hiểu rõ để có thể trả lời chính xác, đúng yêu
cầu.
Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến

Sự kiện diễn ra
như thế nào ?

- Như vậy, để giải quyết một vấn đề lịch sử nào đó, giáo viên thường kết hợp
5 yếu tố: "Ai?, Ở đâu? Cái gì? Khi nào? Vì sao có?" với yếu tố "Như thế nào?". Trả
lời được các câu hỏi này là các em đã nắm chắc về sự kiện Lịch sử.
VD2: Khi dạy học bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ .
+ Bước 1: Giáo viên yêu cầu Học sinh lập sơ đồ theo gợi ý của giáo viên:
Ai?, Ở đâu?, Cái gì?, Khi nào?, Vì sao?, Như thế nào?".
+ Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết
trình về sơ đồ mà nhóm mình đã thiết lập.
+ Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thành sơ đồ về kiến thức của
bài học đó. Giáo viên sẽ là cố vấn, trọng tài giúp học sinh hồn chỉnh sơ đồ, từ đó
dẫn dắt đến kiến thức của bài.
+ Bước 4: Củng cố kiến thức bằng 1 sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn và
cho học sinh lên bảng trình bày, thuyết minh về kiến thức đó
Do ai thành lập?

Được thành lập
khi nào?

Thành lập ở đâu?


ASEAN

Đảng Quốc Đại

Vì sao lại thành lập ?

Được thành lập như
thế nào?

Đặc điểm nổi bật của tổ chức
này là gì?

24


VD3: Khi dạy bài Các nước Châu Phi và Khu vực Mĩ La-tinh
+ Bước 1: Giáo viên yêu cầu Học sinh lập sơ đồ theo gợi ý của giáo viên:
Ai?, Ở đâu?, Cái gì?, Khi nào?, Vì sao?, Như thế nào?".
+ Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết
trình về sơ đồ mà nhóm mình đã thiết lập.
+ Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thành sơ đồ về kiến thức của
bài học đó. Giáo viên sẽ là cố vấn, trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ, từ đó
dẫn dắt đến kiến thức của bài.
+ Bước 4: Củng cố kiến thức bằng 1 sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn và
cho học sinh lên bảng trình bày, thuyết minh về kiến thức đó:
Ai là lãnh tụ tiêu biểu
của phong trào?

Tại sao đấu tranh lại

diễn ra mạnh mẽ từ sau
CTTG2?

Phong trào bắt đầu từ
khi nào?

Phong trào GPDT ở ChâuPhi
và KV Mĩla-tinh

Phong trào đấu tranh
tiêu nhất là ở đâu?

Quá trình đấu tranh
diễn ra như thế nào?

Đặc trưng nổi bật của
phong trào là gì?

Như vậy, với thực hiện phương pháp này, bản thân tôi đã giúp cho học sinh
tự tổng hợp kiến thức lịch sử dưới dạng tổng quát nhất như một cơng thức. Từ thói
quen này học sinh sẽ xây dựng nhiều sơ đồ hơn, tự trả lời các câu hỏi và qua đó
hình thành tư duy độc lập của học sinh. Hiệu quả học tập của học sinh rất cao.
25


×