Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ở trường trung học phổ thông cờ đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 45 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM QUẢN LÍ LỚP HỌC BẰNG CÁC
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ
LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM LỚP


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ
_____________________________________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM QUẢN LÍ LỚP HỌC BẰNG CÁC
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ

LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM LỚP

Người thực hiện:
Tổ bộ môn:
Thời gian thực hiện:

NGUYỄN THỊ HOA VÂN
Văn - Anh
Năm học 2020 - 2021

Năm học 2020 - 2021




MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài...........................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
6. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu..................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.........................................................................................3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến................................................................................3
1.1. Những vấn đề cơ bản của các phương pháp kỉ luật tích cực..........................3
1.2. Phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực...........................................................5
2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến............................................................................7
2.1. Thuận lợi và khó khăn....................................................................................7
2.2. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động khác...................................................8
3. Các biện pháp đã tiến hành để đưa phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực áp
dụng trong quản lí lớp chủ nhiệm tại trường THPT Cờ Đỏ................................10
3.1. Xác định đặc điểm từng đối tượng học sinh để có phương pháp quản lí phù
hợp.......................................................................................................................10
3.2. Tìm hiểu hồn cảnh học sinh, thiết lập mối liên kết và tình cảm giữa giáo
viên chủ nhiệm và tập thể lớp..............................................................................12
3.3. Quản lí lớp bằng phương pháp giáo dục ý thức tơn trọng nội quy, kỉ luật của
học sinh................................................................................................................13
3.4. Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.....................16
3.5. Thay đổi cách cư xử trong lớp học là dựa trên cơ sở động viên, khuyến
khích nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành vi đúng 17
3.6. Khen thưởng đúng lúc và xử lý kịp thời.......................................................18
3.7. Xây dựng tập thể lớp thân thiện, đồn kết, gắn bó.......................................18

3.8. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác trong
quản lí học sinh....................................................................................................22
3.9. Áp dụng một số hình phạt tích cực trong cơng tác quản lí và giáo dục học
sinh......................................................................................................................24
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................................29
4.1. Đối với tập thể lớp chủ nhiệm......................................................................29
4.2. Với bản thân.................................................................................................33
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................34
1. Kết luận...........................................................................................................34
2. Phạm vi áp dụng của đề tài..............................................................................34
3. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................34
4. Kiến nghị.........................................................................................................35


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

GV

Giáo viên

2


GDKLTC

Giáo dục kỉ luật tích cực

3

HS

Học sinh

4

THPT

Trung học phổ thơng

5

THCS

Trung học cơ sỡ

6

BGH

Ban giám hiệu


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài
Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng
cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa – có đủ tài năng trí tuệ và những
phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân
mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là
giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. Việc đưa lớp
tiến lên là trách nhiệm lớn của những ai làm cơng tác chủ nhiệm, đồng thời cũng
là khẳng định mình về năng lực và lương tâm nhà giáo.
Ở trường phổ thơng nói chung và PTTH nói riêng, giáo viên chủ nhiệm
có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Đạo
đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã hội của con
người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi của con
người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức của học sinh vừa mang ý
thức hệ xã hội, vừa phải phù hợp với với các qui định chuẩn mực của xã hội,
đồng thời phải phù hợp với những qui định của nhà trường phổ thông trong giai
đoạn hiện nay.
Đối với học sinh PTTH ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi đang phát triển
mạnh, các em có nhu cầu hiểu biết, tìm tịi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu,
thích đua địi ăn chơi, thích khẳng định mình. Trong khi đó các hiểu biết về kiến
thức xã hội, về gia đình, pháp luật cịn rất hạn chế do đó các em chưa có trách
nhiệm với hành vi của mình nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường, vi
phạm pháp luật.
Trên thực tế cho thấy có nhiều quan niệm sai lầm trong nhận thức về
nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp nên giáo viên chưa làm hết vai trị của
mình đối với học sinh, làm chưa đúng với các qui chế về quản lí giáo dục quy
định và thậm chí có cả những phương pháp lỗi thời. Có những giáo viên q dễ
dãi, bng lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao để học sinh
tự do vi phạm, làm suy giảm đạo đức của học sinh.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp trong thời kì mở cửa của đất nước, để đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội. Trước những thực tế xảy ra ở trường phổ thông tôi

đã suy nghĩ và quyết định chọn đề tài “Giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp học
bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ở trường trung học phổ thơng
Cờ Đỏ” với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp
phần cùng nhà trường hồn thành tốt mục tiêu giáo dục trong thời kì mới.

1


2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực (GDKLTC) giúp giáo
viên giảm được áp lực quản lí lớp học do học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ
luật. Từ đó giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn
trọng, quý mến. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, xây
dựng được khối đồn kết nhất trí trong lớp, giúp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục.
Học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ. được mọi người quan tâm, tơn
trọng và lắng nghe ý kiến, tích cực, chủ động hơn trong giờ học, tự tin trước mọi
người… Từ đó, các em sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập và hạn chế được
những sai lầm, sa ngã của mình trước cám dỗ của xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Khoá học 2014 - 2017: Lớp C1
- Khoá học 2018 - 2021: Lớp A7
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Do điều kiện không cho phép nên trong đề tài nhỏ này, tôi chỉ nghiên cứu
một số biện pháp “Giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp học bằng các biện pháp
giáo dục kỉ luật tích cực ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ” đối với học
sinh lớp mà tôi chủ nhiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã dùng các phương pháp nghiên
cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp khoa học bằng con
đường suy luận trên thực tế và các tài liệu khác nhau.
- Phương pháp chính: Điều tra tìm hiểu tình hình qua giờ sinh hoạt 15
phút đầu giờ, tiết sinh hoạt lớp, các tiết ngoại khoá, hoạt động Hướng nghiệp và
Ngoài giờ lên lớp...
- Phương pháp hỗ trợ: Trò chuyện, đọc sách, quan sát..
6. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm liên thông
qua các lớp được nhà trường giao làm công tác chủ nhiệm từ năm học 2014 2015 đến năm học 2020 -2021.
- Địa điểm nghiên cứu: trường THPT Cờ Đỏ
2


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
1.1. Những vấn đề cơ bản của các phương pháp kỉ luật tích cực

1.1.1. Khái niệm kỉ luật
Theo từ điển Tiếng Việt: “Kỉ luật là tổng thể những quy định có tính chất
bắt buộc đơí với các hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để đảm
bảo tính chặt chẽ của tổ chức, là hình thức phạt đối với những người vi phạm kỉ
luật”.
Theo quan điểm của Cambell- nhà tâm lí học người Anh: Kỉ luật có nghĩa
là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp trẻ thành những người biết
tự chủ và có ích cho xã hội, sự kỉ luật bao gồm: hướng dẫn trẻ bằng cách nêu
gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua
kinh nghiệm vui chơi. Và hình phạt chỉ là một trong những biện pháp của việc kỉ
luật, thậm chí cịn là biện pháp kỉ luật tiêu cực nhất.
Như vậy, theo hai cách hiểu trên ta thấy kỉ luật là những quy định và hình
phạt, song trong giáo dục cần đưa ra những kỉ luật có tác dụng tích cực đến

người học.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Kỉ luật là tổng thể những quy định có tính chất
bắt buộc đối với các hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để đảm bảo
tính chặt chẽ của tổ chức, là hình thức phạt đối với những người vi phạm kỉ
luật”.
Kỉ luật tích cực: là động viên, khuyến khích, hỗ trợ trong q trình học
tập và rèn luyện của học sinh, ni dưỡng lòng ham học, ý thức kỷ luật tự giác.
Học sinh tự nhận hình thức kỉ luật và hứa khơng tái phạm.
Kỷ luật tích cực khơng phải là ln chú ý kỷ luật học sinh, hoặc hình
phạt nặng hơn trước mà cần có những quan niệm giáo dục như:
- Mắc lỗi của học sinh được coi là lẽ tự nhiên của quá trình học tập, rèn
luyện và phát triển trong nhà trường.
- Việc quan trọng của ngành giáo dục là làm thế nào học sinh nhận thức
được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, nội quy…
- Như vậy, người giáo viên là người phân tích đúng sai, đối chiếu các quy
định của những hành vi không đúng để học sinh nhận ra lỗi của mình để điều
chỉnh sữa đổi, tiến bộ khơng mắc lỗi lần sau.

3


1.1.2. Khái niệm giáo dục kỉ luật tích cực[1]
Giáo dục kỷ luật tích cực là cách tiếp cận mang tính giáo dục, giúp xây
dựng sự tự tin, lòng tự trọng và tính trách nhiệm cao ở trẻ.
Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục học sinh tự kiểm sốt và tự tin để
biết cách thực hiện hành vi mong đợi; không làm tổn thương đến thể xác và tinh
thần của trẻ; có sự thỏa thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ.
Giáo dục kỷ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho các em tính tự giác
tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về

lâu dài.
Giáo dục kỉ luật tích cực là[1]
- Những giải pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỉ luật tự giác
của học sinh.
- Sự thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh
phải tuân thủ.
- Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
- Dạy cho học sinh những kĩ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả
cuộc đời.
- Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học
tập và cuộc sống của các em.
- Dạy cho học sinh cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, khơng bạo lực, có sự tơn
trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác.
1.1.3. Cơ sở của giáo dục kỉ luật tích cực[1]
Giáo dục kỷ luật tích cực dựa trên cơ sở:
- Những hiểu biết về sự phát triển tâm lí của học sinh trong từng giai đoạn
lứa tuổi;
- Các lĩnh vực phát triển của học sinh: thể chất, nhận thức, cảm xúc, xã
hội;
- Những nhu cầu cơ bản của học sinh: an toàn, u thương, hiểu – thơng
cảm, tơn trọng, có giá trị; Tại sao học sinh “hư” và những cảm xúc của người
lớn.

4


1.2. Phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
1.2.1. Các đặc điểm của phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực[1]
- Không bạo lực và tôn trọng trẻ; thực hiện các tác động giáo dục phù
hợp với nhu cầu, trạng thái của trẻ, giúp trẻ khắc phục nhận thức, hành vi chưa

đúng của bản thân.
- Tạo cho trẻ có cảm giác an tồn, thân thiện và được tơn trọng bằng việc
lắng nghe tích cực và khích lệ trẻ, giúp họ có khả năng vượt qua các rào cản về
tâm lí, giảm bớt sự căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân
- Gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho trẻ bằng việc giáo
dục kĩ năng sống cơ bản (theo lứa tuổi) cho các em.
1.2.2. Phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực là gì[1]
Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh khơng sử
dụng đến các hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những
hình thức kỉ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi
không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách
tốt đẹp, bền vững.
1.2.3. Nguyên tắc thực hiện phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực[1]
- Nguyên tắc 1: Vì lợi ích thực tế nhất của học sinh
- Ngun tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần
- Ngun tắc 3: Khích lệ và tơn trọng lẫn nhau
- Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của lứa tuổi học
sinh
1.2.4. Đặc điểm tâm, sinh lí học sinh THPT[2]
Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành ở giai đoạn đầu của tuổi
thanh niên, ở độ tuổi này có những đặc điểm sau:
* Về phát triển thể chất [2]
Cơ thể các em đã đạt đến mức phát triển của người trưởng thành, nhưng
chưa hồn thiện so với người lớn. Tư duy ngơn ngữ và những phẩm chất ý chí
có điều kiện phát triển mạnh. Ở độ tuổi này các em dễ bị kích động, thích bắt
chước, thích thể hiện là người lớn.
* Về phát triển trí tuệ [2]

5



Hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực
trí tuệ. Cảm giác và tri giác của các em đã đạt đến mức độ người lớn. Khả năng
quan sát phát triển, tuy nhiên sự quan sát của các em thường phân tán, chưa tập
trung cao vào một nhiệm vụ nhất định.
* Về phát triển nhân cách [2]
- Sự tự ý thức: Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển
nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý
của lứa tuổi này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá
những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Các em
không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà cịn nhận thức về vị trí của
mình trong xã hội tương lai. Ý thức làm người lớn khiến các em thích khẳng
định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác
quan tâm, chú ý đến mình.
Với những đặc điểm đó, người lớn, thầy cơ giáo cần phải lắng nghe ý kiến
của các em đồng thời cần giúp các em có sự nhìn nhận khách quan về nhân cách
của mình, tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân nhằm giúp cho sự
tự đánh giá bản thân được đúng đắn hơn, xác định được điểm mạnh, điểm yếu
để tự điều chỉnh hoàn thiện bản thân, tránh những suy nghĩ lệch lạc, phiến diện
hoặc quá ảo tưởng hoặc quá tự ti về bản thân dẫn đến các biểu hiện hành vi
khơng tích cực.
- Sự hình thành thế giới quan: Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu
trong tâm lí tuổi học sinh THPT. Vì các em sắp trở thành người lớn, chuẩn bị
bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá tự nhiên, xã
hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con
người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu, cái
đẹp, cái thiện, cái ác, quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cống hiến và hưởng
thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm…
Để giúp các em điều chỉnh suy nghĩ tư tưởng lệch lạc, giáo viên phải khéo
léo, tế nhị khi phê phán những biểu hiện tư tưởng qua thái độ hành vi chưa đúng

đắn của học sinh, giúp các em thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi thái độ của
mình. Giáo viên cần tìm hiểu hồn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm, suy nghĩ của
học sinh, nguyên nhân của những hành vi khơng tích cực để giúp các em phát
triển đúng hướng. Tuyệt đối không dùng bạo lực.
- Hoạt động giao tiếp: Ở tuổi học sinh THPT các em có nhu cầu sống tự
lập, có nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể. Thích được giao
lưu, thích được tham gia các hoạt động tập thể. Tình bạn đối với các em ở độ
tuổi này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tình bạn thân thiết chân thành sẽ cho
phép các em nhìn nhận, điều chỉnh bản thân. Ở lứa tuổi này tình yêu cũng có thể

6


bắt đầu nảy nở. Cảm xúc của các em ở giai đoạn này rất phức tạp, dễ ảnh hưởng
đến học tập, nhiều em không làm chủ được bản thân dẫn đến học hành sa sút.
Giáo viên cần hết sức bình tĩnh, coi đây là sư phát triển bình thường và tất
yếu trong sự phát triển của con người, tế nhị, khéo léo không nên can thiệp một
cách thô bạo như cấm đốn, kiểm điểm phê bình, bêu gương trước lớp…sẽ làm
tổn thương đến tình cảm và lịng tự trọng của các em. Giáo viên nên gặp gỡ
khuyên nhủ để các em xác định được nhiệm vụ học tập và có thái độ đúng đắn
trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới. Giúp các em biết kìm chế những cảm
xúc của bản thân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra ảnh hưởng đến học
tập và tương lai sau này.
Có thể nói, lứa tuổi học sinh THPT là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong
cuộc đời của mỗi con người. Các em đứng trước “ngưỡng cửa cuộc đời”, giai
đoạn này có tính chất quyết định đến sự thành cơng hay thất bại. Giáo viên và
phụ huynh phải hiểu tâm lí của lứa tuổi này để có những cách giáo dục phù hợp.
2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến
2.1. Thuận lợi và khó khăn
2.1.1. Thuận lợi

- Vấn đề ý thức đạo đức của học sinh hiện nay đang được nhà trường và
toàn xã hội quan tâm.
- Đối với trường THPT Cờ Đỏ, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan
tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn
thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm
của giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây
dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
- Các bộ phận trong nhà trường ln quan tâm đến cơng tác chủ nhiệm
lớp, ln có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ
nhiệm để việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt
nhất.
- Tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối
với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Rất nhiều thầy cô giáo ln trăn trở
tìm mọi biện pháp để giáo dục học sinh vươn lên trong học tập.
- Phụ huynh học sinh phần lớn rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên để hỗ
trợ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình, ở các trường THCS đó là
hạt nhân tốt ở tập thể lớp để các học sinh khác noi theo.
7


2.1.2. Khó khăn
- Ngay từ đầu năm học khi tiếp nhận công tác chủ nhiệm lớp, tôi rất băn
khoăn khi thấy lớp mình đa phần các em đều xa nhà, phải ở trọ, thiếu sự quản lí
trực tiếp của phụ huynh. Đặc biệt nề nếp chưa tốt, nhiều học sinh còn vi phạm
nội quy, quy chế của nhà trường như học sinh trèo tường, tụ tập uống rượu, chơi
điện tử, nói tục, chửi thề, nghỉ học khơng có lí do, trang phục không đúng nội
quy mà nhà trường, lớp đề ra và các em coi đó là chuyện bình thường, như
khơng có chuyện gì.

- Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con cái, cịn
nng chiều, phó mặc cho nhà trường, thậm chí có những phụ huynh cịn bất lực
trước con cái. Một số ít phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái đúng
theo khoa học, còn nặng về bạo lực, chửi bới con cái làm tổn hại đến thân xác và
tinh thần của các em.
- Một số ít học sinh được bố mẹ nng chiều, hoặc cịn ỷ lại bố mẹ, nên
dễ dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường và các quy định của xã hội.
- Phần lớn học sinh là con em lao động nghèo, ở xa trường, đường sá còn
hết sức lạc hậu (chủ yếu là đường đất) như học sinh các xã Nghĩa Mai, Nghĩa
Yên, Nghĩa Lâm, Nghĩa Minh..., nên điều kiện học tập còn thiếu thốn đủ bề do
đó ít nhiều có ảnh hưởng đến sự rèn luyện đạo đức, học tập của học sinh.
- Là một giáo viên chủ nhiệm chắc hẳn không ai trong chúng ta không lo
lắng khi thấy những học sinh uống rượu, chơi game sau buổi học, nghỉ học
khơng lí do,...? Bản thân tôi cũng vậy, luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những
biện pháp hạn chế tình trạng này.
2.2. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động khác
Trong bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việc
nuôi dạy, giáo dục trẻ ở nhà và ở trường ngày càng trở nên thách thức hơn. Đa
số người lớn đều mong muốn con em, học sinh của mình có ý thức kỷ luật, giữ
gìn nề nếp tốt, chủ động, tự tin, là “con ngoan trò giỏi”.
Làm thế nào để đạt được điều đó ln là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh,
giáo viên trăn trở, đặc biệt là đối với những trẻ em thường bị coi là bướng bỉnh,
hay quậy phá, mắc lỗi. Trong rất nhiều trường hợp khi trẻ mắc lỗi, người lớn
thường dùng các hình phạt hà khắc như đánh đập, mắng chửi để mong muốn trẻ
thay đổi, sửa sai và khơng phạm lại lỗi đó nữa. Song kết quả thường không được
như họ mong muốn. Thay vì làm theo ý người lớn, nhiều trẻ em trở nên khó bảo
hơn, lì lợm và chống đối; cũng có nhiều trẻ trở nên khép mình hơn, trầm cảm và
thiếu tự tin. Hậu quả là trẻ thường học tập kém, phát triển khơng tồn diện về
thể chất, tinh thần và mối quan hệ với người lớn ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
8



Trong thực tế, đa phần giáo viên đang rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ
trồng người, nêu gương sáng cho cho học sinh noi theo, là chỗ dựa tin cậy cho
học sinh bày tỏ tâm tư tình cảm, suy nghĩ của mình những lúc khó khăn trong
cuộc sống. Các thầy cơ giáo đã xử lí tinh tế khi học sinh phạm lỗi.
Tuy nhiên, khơng ít giáo viên đã sử dụng các hình thức kỷ luật khơng phù
hợp, làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của các em học sinh, gây hậu quả
nghiêm trọng. Gần đây, hiện tượng giáo viên sử dụng các biện pháp trừng phạt
thân thể và xúc phạm tinh thần của học sinh trong lúc dạy học vẫn xảy ra gây
bức xúc trong trong xã hội và gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành giáo dục.
Về phía gia đình, do ảnh hưởng từ cha mẹ, ông bà bởi cách giáo dục trước
đây là “thương cho roi cho vọt” nên khi con cái mắc lỗi, thì bố mẹ đánh thật đau
để chừa thói hư tật xấu.
Những vụ việc nổi cộm thời gian qua đã chứng tỏ một bộ phận giáo viên
và trong một số gia đình chưa được trang bị đầy đủ các phương pháp giáo dục
học sinh hoặc con em mình khi mắc lỗi. Vẫn còn sử dụng biện pháp trừng phạt
thân thể và xúc phạm tinh thần của các em. Nguyên nhân này có thể kể đến là
do:
- Một bộ phận các thành viên trong xã hội còn chịu ảnh hưởng của tư
tưởng phong kiến. Quan niệm người lớn bắt trẻ em phải phục tùng, không được
cãi lại. Quan niệm này được truyền từ đời này sang đời khác và nghiễm nhiên nó
trở thành một biện pháp giáo dục mang tính chất phổ biến.
- Quan niệm sai lầm về giáo dục học sinh thơng qua các hình thức kỷ luật.
Trong giáo dục truyền thống, quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt
cho bùi” hoặc “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” vẫn được hầu hết các bậc
phụ huynh và các thầy cô giáo áp dụng. Nhiều người đã sử dụng biện pháp trừng
phạt thân thể khi trẻ mắc lỗi với hi vọng làm cho trẻ sợ, trẻ sẽ không tái phạm.
- Thiếu hiểu biết về tâm sinh lí của học sinh. Mỗi học sinh lớn lên đều trải
qua các giai đoạn phát triển tâm sinh lí, q trình phát triển đó có nhiều ảnh

hưởng đến thái độ hành vi của các em. Cha mẹ, thầy cô phải nắm được tâm sinh
lí của từng giai đoạn để có những phương pháp giáo dục phù hợp nhằm đạt được
mục tiêu giáo dục, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
- Thiếu sự quan tâm, tình yêu thương. Gia đình - nhà trường - xã hội là 3
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trưởng thành của một con người.
Tuy nhiên, một số em do hoàn cảnh mà thiếu đi sự quan tâm và tình u thương
từ phía gia đình. Về phía nhà trường, một số giáo viên cịn nóng vội hoặc thiếu
hiểu biết khi dùng các biện pháp xử phạt nặng, hi vọng học sinh học tập tốt hơn,
ít quan tâm đến tâm tư, tình cảm, hồn cảnh của các em. Về phía xã hội, một số
người lợi dụng hồn cảnh khó khăn của học sinh để lạm dụng, bắt lao động quá
sức, bạo hành.
9


Dùng bạo lực với trẻ không phải là việc làm bình thường hay là việc riêng
của cha mẹ, thầy cơ mà đó là sự bất lực của người lớn, là sự vi phạm luật pháp
Việt Nam và quốc tế. Khi giáo viên, phụ huynh có hiểu biết về các biện pháp
giáo dục kỷ luật tích cực và vận dụng có hiệu quả thì thì các em sẽ được sống
trong mơi trường an tồn, có tình u thương, các em sẽ phát triển tồn diện, sẽ
trở thành những cơng dân có ích cho xã hội.
3. Các biện pháp đã tiến hành để đưa phương pháp giáo dục kỷ luật tích
cực áp dụng trong quản lí lớp chủ nhiệm tại trường THPT Cờ Đỏ.
3.1. Xác định đặc điểm từng đối tượng học sinh để có phương pháp quản lí
phù hợp.
Nhà giáo dục vĩ đại Nga Usinxki nói rằng : “muốn giáo dục con người về
mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”
Nếu hiểu học sinh thì có thể lựa chọn những tác động thích hợp. Nếu
khơng hiểu học sinh thì khơng thể tìm được những phương pháp giáo dục phù
hợp với đối tượng và do đó có thể thất bại. Kể cả việc lựa chọn nội dung và hình
thức giáo dục cũng cần căn cứ đặc điểm đối tượng. Chú ý đặc điểm đối tượng là

nguyên tắc giáo dục học. Tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh vừa là điều kiện
vừa là một nội dung quan trọng trong cơng tác chủ nhiệm lớp.
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản về
tâm sinh lí, tính cách, năng lực sức khoẻ, năng lực phát triển trí tuệ, sở thích,
nguyện vọng, năng khiếu, phẩm chất đạo đức của học sinh. Về hoàn cảnh sống,
mối quan hệ tập thể, bạn bè…Qua đó để thấy mặt mạnh, mặt yếu của từng học
sinh, của tập thể lớp để phát huy và khắc phục. Trên cơ sở đó phát hiện yếu tố
mới, những mầm mống, những nhân tố tích cực để làm nịng cốt cho phong trào
của lớp.
Có nhiều cách tìm hiểu thơng tin về học sinh và gia đình học sinh như:
Thứ nhất: Cho học sinh viết lí lịch. Nhưng hầu hết giáo viên chỉ khai
thác thơng tin học sinh để lấy các thông tin như ngày tháng năm sinh, nơi sinh
quê quán, họ tên bố mẹ mục đích chính để phục vụ cơng tác hồ sơ lí lịch. Bản
thân tơi cũng thường cho học sinh viết lí lịch để lấy thơng tin nhưng trong đó
bao giờ tơi cũng u cầu các em viết thêm sở thích, mong muốn cũng như những
ước mơ và nguyện vọng của các em. Khi cho các em viết lí lịch, tơi luôn cho các
em mang về nhà viết và để em viết tự do không theo một khuôn mẫu nào cả
miễn sao các em cung cấp đầy đủ thông tin và quan trong nhất tôi luôn động
viên các em chia sẻ những điều mà các em suy nghĩ. Qua đó, tơi có thêm thơng
tin và cũng như hiểu thêm về các em. Từ đó, tơi đã có những biện pháp thích
hợp và những ứng xử phù hợp trong cách giáo dục, quản lí các em.

10


Thứ hai: Tìm hiểu học sinh thơng qua quan sát trực tiếp. Quan sát trực
tiếp học sinh hằng ngày trong các hoạt động trên lớp, ngoài lớp để biết hành vi
thái độ học sinh. Đây là tài liệu sống, qua đó tơi cố gắng tìm ra những nét cá tính
nhất của từng em. Tôi quan sát lớp chủ nhiệm cả trong giờ ra chơi xem em nào
nghịch thái quá, em nào từ tốn, hiền lành, có khi trên đường vào dạy lớp khác tôi

cũng ngang qua lớp chủ nhiệm. Nếu thấy những sai phạm của học sinh thì phải
nhắc nhở ngay.
Thứ ba: Tơi cịn đề nghị các em viết thư tâm sự, trong thư tôi yêu cầu các
em kể về gia đình, về bản thân, về bạn bè trong lớp (có em khơng muốn kể về
gia đình mình nhất là những em có hồn cảnh đặc biệt thì việc lấy thông tin từ
bạn bè rất cần thiết cho GVCN ), nhận xét về ưu nhược điểm của lớp và giải
pháp của em... Nhờ những lá thư này mà tôi biết được những hoàn cảnh đặc biệt
như em Hồ Như Quỳnh (khóa 2014- 2017) bố mẹ li hơn, em đã từng phạm sai
lầm khi dính vào yêu đương năm lớp 8; em Hồ Thị Mai Linh, Ngô Thị thủy,
Nguyễn Lê Thị Hoa (khóa 2014- 2017) khơng có bố từ nhỏ; em Võ Thị Ngọc
Mai (khóa 2014- 2017) mẹ bị bệnh tâm thần; em Hồng Thị Thúy, Nguyễn Thị
Q (khóa 2014- 2017) bố mất từ khi em mới lên 3, 4 tuổi,... Hay em Hồ Quỳnh
Phương, em Hồng Thị Lê (khóa 2019 – 2021) bố mẹ li hôn; em Nguyễn Thị
Quỳnh Anh (khóa 2019 – 2021) bố mẹ li hơn, khơng nhà không cửa, bố bị ung
thư, mẹ cũng bệnh tật nhiều khơng có khả năng ni con, em được dì ruột cưu
mang từ khi mới bảy tháng tuổi; em Ngô Thị Ly, em Võ Quang Hiếu (khóa 2019
– 2021) vì cuộc sống mưu sinh, bố mẹ đi xuất khẩu lao động nhiều năm khơng
về, em phải sống với bà ngoại, có lúc sống một mình... Đồng thời qua những lá
thư đó, tôi biết được điểm mạnh yếu của lớp, của cá nhân, những mong muốn
nguyện vọng của các em, có thêm thông tin và cũng như hiểu thêm về các em.
Từ đó, tơi đã có những biện pháp thích hợp và những ứng xử phù hợp trong cách
giáo dục, quản lí các em.
Thứ tư: Xây dựng hộp thư điều em muốn nói. Hộp thư “Điều em muốn
nói” nhằm tạo ra cơ hội để học sinh được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến
của học sinh có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị của các
em về thầy cô, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều 25 kiện học tập – sinh hoạt và
các hoạt động vui chơi…mà các em khơng thể hoặc chưa dám nói trực tiếp.
Hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm sẽ mở hộp thư và quyết định chia sẻ cá
nhân hoặc chia sẻ trực tiếp về những bức thư trên. Giáo viên chủ nhiệm cần kết
hợp với Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên trong việc giải quyết và trả lời những ý

kiến của học sinh. Nếu có điều kiện, hộp thư nên được quan tâm, giải quyết
hàng ngày.
Qua hộp thư, giáo viên sẽ có điều kiện hiểu các em nhiều hơn, đồng thời
điều chỉnh các hoạt động dạy học, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, cịn
có mục đích giúp các em nhận biết mình là một thành viên nhà trường, có quyền
11


được học tập – vui chơi – tham gia ý kiến. Từ đó, học sinh có ý thức tự giác và
chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em.
Thứ năm: Tơi cịn gặp giáo viên chủ nhiệm lớp năm học trước để nắm
tình hình của lớp nói chung và tình hình cụ thể của từng học sinh nói riêng. Đặc
biệt cần chú ý đến những em ngoan, học giỏi, có năng khiếu và những em chưa
ngoan, học còn yếu kém, hay nghịch ngợm thường được gọi là học sinh cá
biệt…
3.2. Tìm hiểu hồn cảnh học sinh, thiết lập mối liên kết và tình cảm giữa
giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp
Mỗi học sinh được sinh ra và lớn lên trong một hồn cảnh gia đình khác
nhau. Tuổi tác, trình độ văn hố, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của bố mẹ.
Phương pháp giáo dục con cái của bố mẹ, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa
các thành viên trong gia đình. Hồn cảnh kinh tế, tình cảm gia đình, quan hệ bạn
bè tốt hay xấu... Tất cả đều ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Bởi vậy việc
tìm hiểu nắm vững gia phong, hồn cảnh sống nói chung của từng học sinh là
hết sức quan trọng. Nó giúp giáo viên biết được nguyên nhân, những yếu tố tích
cực hay tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh để
lựa chọn phương pháp tác động phù hợp.
Giáo viên có thể tìm hiểu hồn cảnh của các em thơng qua bạn bè, các
cuộc trị chuyện với học sinh để tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh hay nói
chuyện, phát biểu linh tinh, đi trễ, hoặc là gây sự với bạn bè… Giáo viên chủ
nhiệm phải là người cha, người mẹ thứ hai biết yêu thương, quan tâm và thấu

hiểu mọi tâm tư nguyện vọng của học sinh, là chỗ dựa tin tưởng nhất để các em
giãi bày mọi khúc mắc. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt sự việc xảy ra trong
lớp để có hướng xử lí kịp thời, triệt để. Đặc biệt, đối với những học sinh cá biệt
hay những em thiếu thốn tình cảm gia đình thì sự thương u, thơng cảm từ thầy
cơ chủ nhiệm có sức cảm hóa rất lớn.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh là
một trong những nền tảng quan trọng của phương pháp quản lí lớp học bằng các
biện pháp kỉ luật tích cực. Quan hệ bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau giữa người và
người ở đất nước ta hiện nay là điều kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tốt đẹp
giữa người lớn và tuổi mới lớn. Đặc biệt, chúng ta đang thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Tuy vậy khó tránh khỏi những xung
đột nhỏ giữa thanh thiếu niên và người lớn hay giữa giáo viên chủ nhiệm và học
sinh. Điều đó một phần do học sinh và giáo viên chủ nhiệm sống và phát triển ở
hai giai đoạn khác nhau. Bên cạnh đó, nó phụ thuộc nhiều vào thái độ của hai
phía đối với nhau, quan điểm của hai phía về nhau. Quan hệ giữa giáo viên chủ
nhiệm và học sinh có thể tốt đẹp nếu giáo viên chủ nhiệm thực sự tin tưởng vào
học sinh, tạo điều kiện để các em thoả mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt
12


động, tạo điều kiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của học sinh. Giáo viên
chủ nhiệm không được quyết định thay, làm thay cho học sinh như vậy các em
sẽ mất hứng thú và cảm thấy phiền toái. Mặt khác, thái độ “đỡ đầu” quá cặn kẽ
của giáo viên chủ nhiệm sẽ củng cố ở học sinh tính trẻ con, thờ ơ và vô trách
nhiệm. Nếu quen với cảm giác đỡ đầu đó các em sẽ rụt rè, khơng dám quyết
định khi cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức lớp tích cực, tự quản, tự
giác nhưng khơng phải thờ ơ, để mặc lớp làm gì thì làm, phải lôi kéo tất cả học
sinh vào hoạt động chung, kích thích được tinh thần trách nhiệm, sự tự giáo dục
và giáo dục lẫn nhau của các em.
Về điều này, tơi đã tiến hành khảo sát và tìm ra những điều học sinh cần

cũng như những điều học sinh chưa đồng ý về giáo viên chủ nhiệm, từ đó rút ra
kinh nghiệm để xây dựng được mối quan hệ tốt và nhận được sự ủng hộ của học
sinh trong quá trình quản lí lớp.
3.3. Quản lí lớp bằng phương pháp giáo dục ý thức tôn trọng nội quy, kỉ
luật của học sinh
Sự cần thiết của kỉ luật trong nhà trường và thực trạng “nhờn” kỉ luật, coi
thường nội quy của học sinh. Để điều chỉnh hành vi người công dân, Nhà nước
phải có pháp luật, để buộc mọi người tơn trọng pháp luật cần phải có những thiết
chế, cơng cụ như: toà án, nhà tù… Tương tự như thế, nhà trường cũng cần có
nội quy, điều lệ để điều chỉnh hành vi của học sinh, cần có những biện pháp kỉ
luật để buộc học sinh phải tôn trọng nội quy. Nội quy khơng chặt chẽ, kỉ luật
khơng nghiêm thì học sinh sẽ “nhờn”. Học sinh “nhờn” kỉ luật thì kỉ cương nề
nếp nhà trường sẽ sụp đổ. Thực tế hiện nay có một số học sinh hư hỏng. Do
nhiều nguyên nhân như ảo tưởng về khả năng giáo dục của nhà trường với đối
tượng này; sự vô trách nhiệm của cha mẹ học sinh; các quy định về mức độ kỉ
luật quá mềm, sự e ngại đến thành tích nhà trường... nên số học sinh này vẫn
ngang nhiên tồn tại. Điều nguy hiểm là những tấm gương xấu này lại có khả
năng lây lan, lơi kéo một bộ phận học sinh “lưng chừng”. Đây là những học sinh
chưa chăm ngoan nhưng cũng chưa hư hỏng. Nếu thấy kỉ luật của nhà trường
nghiêm thì số học sinh này sẽ khép mình trong khuôn khổ. Nhưng khi thấy
những học sinh quậy phá mà chẳng bị nghiêm trị thì các học sinh này sẽ đua đòi,
bắt chước để trở thành những học sinh hư. Do vậy, kỉ luật nghiêm khắc thì chỉ
loại ra một số học sinh hư hỏng, kỉ luật không nghiêm thì sẽ làm hư ln những
học sinh chưa hư .
Làm thế nào để học sinh “tự giác” chấp hành nội quy, kỉ luật? Thuyết
phục, cảm hố, tác động bằng tình cảm… để học sinh tự giác chấp hành nội
quy? Nghe thì rất hay nhưng lại khơng thực tế. Với những học sinh chăm ngoan,
có ý thức học tập thì chẳng cần ai thuyết phục, cảm hoá cả, các em rất tự giác
chấp hành nội quy. Nhưng đa số với tất cả học sinh, việc chấp hành nội quy là
do sợ bị kỉ luật. Muốn học sinh chấp hành nội quy trước tiên các em phải hiểu

13


nội quy, phải biết điều gì được làm điều gì không được làm, vi phạm mức độ
nào là bị phê bình kiểm điểm trước lớp, bị hạ hạnh kiểm, vi phạm mức độ nào là
bị đưa ra hội đồng kỉ luật… Tất cả đều có trong điều lệ, quy định của nhà trường
nhưng học sinh lại khơng nhớ. Phải có những quy định rõ ràng, cụ thể và bắt học
sinh học thuộc như người tham gia giao thông phải học thuộc luật giao thông.
Để học sinh chấp hành tôt nội quy thì trách nhiệm khơng chỉ ở giáo viên chủ
nhiệm và để học sinh có ý thức tơn trọng và tự giác chấp hành nội quy của lớp,
của trường... tôi đã thực hiện bằng các cách sau:
Thứ nhất: Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho học sinh nắm
được qui chế về xếp loại hạnh kiểm và học lực đối với học sinh
Thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh học nội qui của nhà trường
đối với học sinh đồng thời phổ biến quy định của nhà trường về việc xếp loại
hạnh kiểm hàng tuần, hàng tháng cho học sinh.
Thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự bàn bạc, thống nhất xây
dựng nội quy lớp học, quy chế khen thưởng và hình thức phê bình. Bản nội quy
được treo trên tường của lớp học để luôn nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội
quy. Với biện pháp này học sinh được tự thảo luận rồi đề ra qui ước lớp là một
phương cách khuyến khích ý thức tự giác của học sinh, trong mỗi hành động học
sinh tự hiểu mình sẽ bị phạt hay được khen. Việc giáo viên chủ nhiệm tự đặt ra
các quy định này nọ rất khơ khan lại mang tính áp đặt, nên có khi phạt học sinh
nhưng các em khơng “tâm phục, khẩu phục”. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm phải
rất chú ý đến sự tiến bộ của những học sinh hay vi phạm để kịp thời tuyên
dương, khen ngợi sự cố gắng của học sinh trước lớp, có như vậy mới giúp học
sinh càng thêm tự tin, tạo động lực cho học sinh nhanh chóng tiến bộ.
* Xây dựng nội quy lớp học
Trong cuộc họp lớp đầu năm, tôi cho học sinh xây dựng nội quy lớp dựa
trên nội quy học sinh của nhà trường và tình hình riêng của lớp. Các tiêu chí sẽ

được lượng hóa thành điểm. Mỗi học sinh được tặng điểm ban đầu là 100 điểm.
Nếu học sinh thực hiện tốt sẽ được cộng điểm, nếu thực hiện chưa tốt sẽ bị trừ
điểm. Mỗi tổ sẽ có quyển sổ theo dõi riêng để tại lớp, hàng ngày mỗi người sẽ tự
giác ghi vào sổ những ưu điểm, nhược điểm, những vi phạm của mình, điểm trừ,
điểm cộng (nếu có). Sau mỗi tuần, các tổ trưởng sẽ tổng hợp điểm của các thành
viên của mình. Bầu chọn ra các thành viên xuất sắc để biểu dương khen thưởng.
Sau đây là bảng nội quy của lớp A7 đã xây dựng: (Xem phần phụ lục)
* Xây dựng qui chế khen thưởng và hình thức phê bình
Dựa trên tổng điểm mà mỗi học sinh đạt được, sẽ đưa ra hình thức khen
thưởng và phê bình. Điểm thưởng và điểm trừ do các em tự theo dõi và các bạn
giám sát nên các em rất tự giác và công bằng khách quan. Tôi vận động phụ
14


huynh xây dựng tự nguyện “quỹ khuyến học và thi đua khen thưởng” của lớp.
Hàng tuần, hàng tháng ban đại diện cha mẹ học sinh cử người đến dự sinh hoạt
cùng lớp, trao quà cho những bạn đạt trên 100 điểm.
- Những em có tiến bộ được biểu dương tại lớp và được nhận “tràng pháo
tay” từ cả tập thể lớp. Những học sinh nào còn vi phạm nội quy, bị trừ điểm tự
nhận hình thức đi tưới hoa, nhổ cỏ khu vực bồn hoa mà lớp được phân công
chăm sóc hoặc các hình thức khác như làm vệ sinh, trực nhật... khu vực lớp
được phân công.
- Mỗi tổ đề cử ra 1 học sinh tiêu biểu để được khen thưởng.
- Các tổ cũng thi đua với nhau, dựa vào tổng điểm của các tổ và những
việc tốt làm được, số học sinh đạt điểm cao sẽ bầu chọn tổ tiêu biểu để được
khen thưởng.
- Những học sinh chưa thực hiện tốt thì tự giác làm bản tự kiểm điểm nói
rõ lý do vì sao chưa tốt và cách khắc phục. Đồng thời tự giác đi nhổ cỏ, tưới hoa,
làm vệ sinh, trực nhật... khu vực lớp được phân công.
Thứ tư: Là vai trò chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Do giáo

viên chủ nhiệm không phải lúc nào cũng có mặt ở trường và nếu đến trường thì
cịn phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các lớp khác nên việc quản lí lớp phải
giao cho ban cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, giao nhiệm vụ và hướng
dẫn cách quản lí lớp cho ban cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải thường
xuyên kiểm tra, uốn nắn để cho bộ máy lớp chạy đều. Trong giờ sinh hoạt lớp,
giáo viên chủ nhiệm nên để cho ban cán sự lớp điều hành và chỉ tham gia ý kiến
chỉ đạo khi có những sự việc ban cán sự lớp không giải quyết được.
Thứ năm: Là phát huy vai trị tích cực, chủ động của ban cán sự lớp. Phải
làm cho ban cán sự lớp thấy rằng mình khơng phải kẻ thừa hành, chỉ làm những
cơng việc mà giáo viên chủ nhiệm sai bảo. Ban cán sự lớp phải có những quyền
hành nhất định, phải có “tiếng nói” trong việc khen thưởng, xử kỉ luật và xếp
loại hạnh kiểm học sinh. Giáo viên chủ nhiệm nên động viên ban cán sự lớp đề
xuất những biện pháp đưa lớp tiến bộ. Qua sự theo dõi của mình, ban cán sự lớp
có quyền yêu cầu các học sinh vi phạm nội quy hoặc lơ là học tập phải tự phê
bình, kiểm điểm trước lớp,… Tóm lại vai trị của ban cán sự lớp là hết sức quan
trọng. Nó địi hỏi cao tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực
khơng vị nể… Do đó việc chọn được ban cán sự lớp tốt là yếu tố đầu tiên quyết
định để quản lí lớp thành cơng. Kinh nghiệm cho thấy, không phải việc để cho
tập thể lớp bầu ban cán sự lớp bao giờ cũng tốt. Tuy phát huy dân chủ là cần
thiết nhưng thực tế học sinh ưa bầu những bạn vui vẻ, dễ dãi và sẵn lòng bao che
cho những khuyết điểm của mình trước giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, giáo viên
chủ nhiệm nên hướng cho lớp bầu những học sinh có phẩm chất mà mình đã lựa

15


chọn. Nếu cần, giáo viên chủ nhiệm trực tiếp chỉ định các học sinh làm cán sự
lớp thì vẫn tốt hơn so với bầu cử dân chủ không chọn được học sinh xứng đáng.
Thứ sáu: Là tăng cường sự giám sát nội quy lớp học của của học sinh.
- Làm nhật ký lớp bằng cách làm một quyển sổ để tại lớp, ghi những việc

làm tốt, những nhận xét của các thầy cô giáo và phát biểu cảm nghĩ của các em
học sinh.
- Việc thực hiện nội quy lớp học được giám sát, nhắc nhở bởi chính các
thành viên trong lớp, trong tổ.
- Các tổ trưởng theo dõi, nhắc nhở và giám sát nề nếp tổ mình bằng sổ
theo dõi riêng, đồng thời giám sát nề nếp của tổ khác.
- Giám sát việc thực hiện nội qui của học sinh thơng qua đội thanh niên
xung kích.
- Giáo viên chủ nhiệm gần gũi học sinh, nhắc nhở các em thực hiện tốt nội
qui của trường của lớp.
Mỗi học sinh vừa là người “bị giám sát” vừa là người được tham gia giám
sát các bạn khác nên các em rất tích cực và tự giác.
Thứ bảy: Là phát huy yếu tố “cộng đồng trách nhiệm”. Phát huy tính
cộng đồng trách nhiệm tức là làm cho học sinh tốt hiểu rằng chỉ mình tốt là chưa
đủ mà phải giúp cho bạn mình cùng tốt và làm cho những học sinh chưa tốt hiểu
rằng việc mình vi phạm nội quy, lười học… khơng chỉ mình chịu hậu quả mà
cịn làm cho các bạn khác bị “vạ lây”. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải
hướng dẫn, góp ý cho học sinh xây dựng nội dung và biểu điểm thi đua giữa các
tổ để khen thưởng các tổ thi đua tốt và lấy kết quả thi đua tổ để định mức tỉ lệ
phần trăm các xếp loại hạnh kiểm của những thành viên trong tổ, từng tuần, từng
tháng. Ví dụ tổ xếp hạng nhất thì định mức là 100% học sinh được xếp loại hạnh
kiểm tốt, hạng nhì định mức là 80%, hạng ba định mức là 60%, hạng chót định
mức là 50%...
3.4. Quản lí lớp học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Một tiết học có chất lượng và hiệu quả thì bên cạnh vai trị của giáo viên
cịn có vai trò của học sinh sẽ tạo tâm thế, cảm hứng cho tiết dạy của giáo viên.
Một lớp học và học sinh không thuộc bài cũ, không chuẩn bị bài mới, khơng tập
trung nghe giảng, khơng giơ tay phát biểu... thì giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt
tình bao nhiêu cũng đành bất lực. Với những lớp mà học sinh thông minh, chăm
học thì tự nó đã có “khơng khí” để tạo tâm thế và cảm hứng cho giáo viên.

Nhưng có lớp học sinh, học khơng sơi nổi thì các biện pháp quản lí của giáo viên
chủ nhiệm để tạo “khơng khí” lớp học là rất cần thiết. Tôi đã áp dụng các biện
pháp quản lí sau:
16


Thứ nhất là: Phát huy vai trò của cán bộ lớp và cán sự bộ mơn. Có những
tiết học do giáo viên bộ môn bao quát lớp tốt nên học sinh học tập nghiêm túc
nhưng cũng có những tiết học bộ mơn “thoải mái” học sinh thừa cơ hội nói
chuyện riêng gây mất trật tự. Ở những tiết này vai trị và khả năng quản lí lớp
của ban cán sự lớp sẽ được phát huy. Bằng các biện pháp như nhắc nhở, ghi tên
các học sinh làm mất trật tự để phê bình, khiểm điểm trước lớp, ban cán sự lớp
có thể giúp lớp ổn định. Ban cán sự lớp theo dõi, ghi nhận việc soạn bài, học bài
cũ và phát biểu xây dựng bài của học sinh để làm căn cứ xếp loại thi đua giữa
các tổ và để biểu dương những học sinh học tốt, phê bình kiểm điểm những học
sinh không soạn bài, làm bài tập ở nhà, không thuộc bài cũ,… Ban cán sự lớp tổ
chức, phân công cho các cán sự bộ môn giúp các bạn giải quyết những bài tập
khó và quản lí lớp để việc tự học ở 15 phút đầu giờ có hiệu quả.
Thứ hai là: Các hình thức khen thưởng và khiển trách học sinh trong học
tập. Những học sinh không soạn bài, làm bài tập, không thuộc bài cũ… đều phải
viết kiểm điểm, kiểm điểm phê bình trước lớp. Cần phải đưa việc học tập vào
xếp loại hạnh kiểm học sinh. Số lần làm phê bình, kiểm điểm về học tập cũng
như về thực hiện nội quy càng nhiều thì xếp loại hạnh kiểm càng thấp.
Tuy nhiên, cũng nên tạo cơ hội cho học sinh phấn đấu trong học tập.
Chẳng hạn, một học sinh kiểm tra bài cũ môn này bị điểm 2 thì nếu đạt được
điểm 8 kiểm tra miệng mơn khác thì sẽ được xố một lần kiểm điểm trong tuần
đó. Việc khen thưởng cũng cần có hình thức riêng. Thơng thường chỉ có những
học sinh giỏi khá được khen thưởng, một số học sinh học lực yếu mà phấn đấu
lên trung bình thì khơng được khen mặc dù với học sinh đó đạt loại trung bình là
một cố gắng lớn. Bởi vậy, giáo viên chủ nhiệm nên phối hợp với Chi hội phụ

huynh học sinh có hình thức khen thưởng cho các học sinh có tiến bộ trong học
tập như từ trung bình lên khá, yếu lên trung bình, đặc biệt là những học sinh có
hồn cảnh khó khăn hoặc gia đình neo đơn.
Để việc học tập của mỗi học sinh trở thành phong trào, giáo viên chủ
nhiệm cần cụ thể hoá các khâu học bài cũ, chuẩn bị bài mới phát biểu xây dựng
bài,... thành các chỉ tiêu cụ thể trong thi đua giữa các tổ. Tự phê bình hoặc kiểm
điểm của các học sinh khơng thuộc bài phải được phụ huynh xem và kí tên xác
nhận. Như vậy, phụ huynh có thể nắm được tình hình học tập của con em mình
để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục thích hợp, kịp thời.
3.5. Thay đổi cách cư xử trong lớp học là dựa trên cơ sở động viên, khuyến
khích nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ và hành
vi đúng
Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình, đặc điểm lớp học từ đó có
biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên khơng nên cầu tồn, đặt q nhiều kì
vọng vào học sinh, khơng nên u cầu quá cao vào học trò. Giáo viên cần ghi
nhận những cố gắng và kết quả mà những em đạt được về mọi mặt học tập, nề
17


nếp hay tham gia các hoạt động văn thể mĩ của trường. Đồng thời khuyến khích
các em phát huy thế mạnh của mình, kích thích sự tích cực của mỗi cá nhân
trong lớp học. Giáo viên cần tuyên dương học sinh có tiến bộ trong mỗi tuần. Sự
động viên khích lệ kịp thời của giáo viên sẽ có sức mạnh cổ vũ, động viên ý
thức của học sinh.
Giáo viên nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em
chưa làm được hoặc chưa tốt không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui
chột đi sự tích cực chủ động của các em. Hãy để học sinh cảm nhận được sự tin
tưởng thầy cô dành cho chúng .
Mỗi lời nói, mỗi hành động, tác phong cũng như cách cư xử của giáo viên
trên lớp sẽ có tác động khơng nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học trị. Giáo

viên sẽ khơng thuyết phục được học sinh nghe theo sự chỉ dạy của mình nếu như
bản thân không chuẩn mực và thiếu đi sự chân thành. Cho nên, mỗi giáo viên là
một tấm gương sáng về nhân cách để học sinh noi theo.
3.6. Khen thưởng đúng lúc và xử lý kịp thời
Thông qua các hoạt động học tập, các phong trào thi đua, các hoạt động
bề nổi có những cá nhân tiêu biểu. GVCN có biện pháp nêu gương, khen thưởng
để động viên khuyến khích kịp thời khích lệ tinh thần học tập rèn luyện các em.
Đối với HS vi phạm kỉ luật phải có biện pháp giáo dục, nhắc nhở để các em sửa
chữa. Với đối tượng HS cá biệt GV làm sổ theo dõi quá trình tu dưỡng rèn
luyện, thường xuyên quan tâm, giáo dục kịp thời. Để "thuần hóa" học sinh cá
biệt cần đảm bảo nguyên tắc "nghiêm khắc" và "nhẹ nhàng". Nếu các em vi
phạm ta phải xử lí kịp thời với thái độ nghiêm khắc, công bằng (Không nên
nghiêm khắc quá mức sẽ phản tác dụng). Đồng thời cũng phải quan tâm, thương
yêu gần gũi với các em để các em khơng thấy mình bị ghét bỏ, bị bỏ rơi.
3.7. Xây dựng tập thể lớp thân thiện, đoàn kết, gắn bó
Xây dựng một tập thể lớp thân thiện, cảm thơng, gắn bó giữa học sinh
trong q trình giáo dục. Một tập thể lớp tốt là mơi trường lí tưởng để học sinh
học tập và phát triển nhân cách, là một tập thể hướng tới và hoạt động dựa trên
các giá trị như: tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đồn kết, có tinh thần
trách nhiệm, biết cách giải quyết các xung đột khơng bằng bạo lực… Học sinh
có thể học từ một tập thể lớp tốt những bài học đạo đức qua những tấm gương
tốt của giáo viên và của các bạn trong lớp. Trong tập thể đó, học sinh có cơ hội
để suy nghĩ, bàn bạc, được thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của mình về các
ngun tắc đạo đức với sự khuyến khích, cảm thơng và tôn trọng của thầy cô và
các bạn. Để xây dựng một tập thể lớp thân thiện, cảm thông, gắn bó giữa học
sinh trong q trình giáo dục. Tơi đã áp dụng một số biện pháp sau:

18



Thứ nhất: Phân cơng các nhóm học tập. Dựa vào lực học, tơi chia ra các
nhóm học tập, phân cơng cho các em học giỏi kèm các em học yếu hơn để giúp
bạn trong học tập. Cán bộ lớp, cán bộ đồn thường xun nhắc nhở những bạn
cịn vi phạm nề nếp.
Thứ hai: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. Thơng qua các
buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đồn viên, tơi tư vấn cho các em xây dựng các
chương trình ngoại khóa để các em bày tỏ ý kiến của mình.
Trong năm học tơi đã tổ chức thành cơng buổi ngoại khóa với chủ đề:
“Điều em muốn nói”, buổi ngoại khóa tơi có mời các thầy cơ giáo bộ mơn, đại
diện phụ huynh đến dự. Buổi ngoại khóa được các em xây dựng nội dung rất
chu đáo, phân cơng nhau chuẩn bị. Giữa các hoạt động có xen kẽ các trị chơi,
các tình huống cần thảo luận. Trong buổi ngoại khóa, các em đã mạnh dạn bày
tỏ ý kiến của mình về những mong muốn thầy cơ, cha mẹ dành cho mình. Mạnh
dạn đưa ra những quan điểm của mình về tình cảm, tình u tuổi học trị, những
khó khăn mà các em đang gặp phải,… Các em cũng được nghe những tâm sự
của các thầy cô, cha mẹ, những lời khuyên bổ ích, những định hướng của những
người đi trước.

Hình 1: Học sinh lớp 12A7 đang tham gia trị chơi trong buổi ngoại khóa
Trong năm học tơi cũng đã tổ chức cho các em tham dự buổi ngoại khóa
với chủ đề: “Sống ước mơ và khát vọng” do diễn giả Đào Ngọc Cường lên lớp.
Trong buổi này, tôi mời cả phụ huynh của học sinh cùng đến dự. Tại đây các em
19


được nghe những câu chuyện vượt khó vươn lên, những định hướng cho việc
học tập và chọn nghề, những bí quyết và kinh nghiệm để thành công và cũng là
dịp các em được nói lên ước mơ, dự định của bản thân về tương lai để bố mẹ,
thầy cô và bạn bè cùng biết. Đặc biệt trong buổi ngoại khóa các em cịn có cơ
hội nói lên tâm tư tình cảm của mình đối với thầy cơ, bố mẹ... những điều này

chưa một lần các em nói ra.
Tổ chức ngoại khóa sẽ rất vất vả cho giáo viên chủ nhiệm, nhưng vô cùng
hiệu quả. Vấn đề đặt ra là giáo viên chủ nhiệm phải khéo léo gắn ngoại khóa vào
mục tiêu giáo dục học sinh. Tôi nhận thấy học sinh bây giờ bị áp lực học tập đè
nặng, các em cần có một sân chơi để giải tỏa áp lực, giải phóng năng lượng bản
thân và tự tin thể hiện cá tính. Do vậy khi tơi đặt vấn đề ngoại khóa, các em rất
hào hứng nhưng tơi kèm theo điều kiện là sau ngoại khóa phải đặt chỉ tiêu phấn
đấu về học tập và nề nếp như thế nào – giống như một bản hợp đồng cơ trị kí
kết với nhau. Và đúng là sau ngoại khóa, học sinh thấy cơng sức của giáo viên
đã bỏ ra vì các em như thế nào nên các em đều tự giác thực hiện phần hợp đồng
của mình một cách vui vẻ và tự nguyện. Quan trọng nhất là các em đã được
đánh thức về tính đồn kết, ý thức khẳng định giá trị bản thân và tập thể lớp.

Hình 2: Cơ và trò lớp 12A7 chụp ảnh lưu niệm cùng diễn giả Đào Ngọc
Cường trong buổi ngoại khóa
Thứ ba: Tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao. Các hoạt động
vui chơi lành mạnh, mang niềm vui cho học sinh, tạo sự đoàn kết giữa các em
trong lớp. Trong năm học, tôi đã phối hợp với hội phụ huynh tổ chức các em đi
thăm quan tại các mơ hình du lịch canh nơng ở thị xã Thái Hịa, trang trại THNghĩa Đàn, tham quan các danh lam thắng cảnh trong vùng. Chuyến đi dã ngoại
20


thực tế đã giúp các em hiểu hơn về các kiến thức lí thuyết đã học ở nhà trường,
thêm yêu quê hương đất nước, có ý thức bảo về rừng và tài nguyên của đất

nước. Giúp các em gắn kết nhau hơn.
Hình 3:Đội bóng đá nam học sinh 10A7 nhận giải nhì trong đợt thi đua
chào mừng ngày 26/3/2019
Sau các buổi học căng thẳng, tơi khuyến khích tổ chức cho các em các
buổi giao lưu, luyện tập thể dục thể thao như: bóng chuyền, bóng đá… Khơng

những giúp các em rèn luyện sức khỏe, tạo khơng khí sơi động trong lớp mà cịn
giúp các em đồn kết hơn, gắn bó hơn với các bạn trong lớp.

21


×