Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Áp dụng dạy học STEM chủ đề làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường môn công nghệ 11 giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học kĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CẦM BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ÁP DỤNG DẠY HỌC STEM CHỦ ĐỀ LÀM NGÔI NHÀ MƠ
ƯỚC TỪ CÁC VẬT LIỆU TÁI CHẾ NHẰM BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG MÔN CÔNG NGHỆ 11 GIÚP HỌC SINH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC KỸ THUẬT

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Cơng nghệ CN

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu……………………………………………………………….
1.1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………
1.2.Mục đích nghiên cứu………………………………………………
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận………………………………….
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn………………………………
2. Nội dung. ……………………………………………………………
2.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………
2.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học………………………………


2.1.2. Khái niệm về giáo dục STEM……………………………………
2.1.3. Mối liên hệ giữa giáo dục STEM và hoạt động nghiên cứu khoa
học kĩ thuật …………………………………………………………….
2.2. Thực trạng của đề tài……………………………………………….
2.2.1.
Thuận
lợi.
………………………………………………………..
2.2.2. Khó khăn. ………………………………………………………..
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề……………………
2.3.1. Phân tích mơn Cơng nghệ 11 dưới góc độ giáo dục
STEM……
2.3.2. Các bước xây dựng chủ đề/ bài học STEM ……………………...
2.3.3. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học STEM……………
2.3.3.1. Tiến trình dạy học chủ đề/bài học STEM ……………………
2.3.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “Làm ngôi nhà mơ ước từ
các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường” …………………………
2.3.3.3. Thiết kế giáo án dạy STEM chủ đề“Làm ngôi nhà mơ ước từ
các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường” …………………………
2.3.4.
Điều
kiện
thực
hiện
giải
pháp.
…………………………………
2.3.5.
Mối quan
hệ giữa

các
giải pháp,
biện
pháp………………………
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………
3. Kết luận – Kiến nghị……………………………………………........
3.1. Kết luận……………………………………………………………
3.2. Kiến nghị và đề xuất………………………………………………

Trang
1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
5
5
5
7

11
17
18
18
19
19
19



1

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giáo dục đang tích cực
đổi mới một cách tồn diện theo tinh thần nghị quyết 29-BCHTW, đổi mới
phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học để chuyển từ chủ yếu quan tâm
đến việc cung cấp kiến thức sang việc quan tâm đến hình thành, phát triển các
năng lực và phẩm chất của người học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh, tăng cường kĩ năng thực hành.[3]
Những kiến thức và kỹ năng phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho
nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về ngun lý mà cịn có thể áp dụng để
thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.Trong đó
với kỹ năng khoa học, học sinh được trang bị kiến thức về các khái niệm, các
nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học. Mục tiêu
quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng liên kết
các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn
để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
Theo định hướng giáo dục STEM, giáo dục STEM đặt học sinh trước
những vấn đề thực tiễn cần giải quyết, địi hỏi học sinh phải tìm tịi, chiếm lĩnh

kiến thức khoa học và vận dụng kiến thức để thiết kế và thực hiện giải pháp giải
quyết vấn đề. Như vậy mỗi bài học STEM đề cập và giao cho học sinh giải
quyết một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức
đã có và tìm tịi chiếm lĩnh kiến thức mới để sử dụng. Qua trình đó địi hỏi học
sinh phải thực hiện theo “Quy trình khoa học” để chiếm lĩnh kiến thức mới và
“Quy trình kĩ thuật” để sử dụng kiến thức đó vào việc thiết kế và sử dụng giải
pháp nhằm giải quyết vấn đề.[3]
Giáo dục STEM được sử dụng theo mô tả trong Chương trình giáo dục
phổ thơng năm 2018 như sau: Giáo dục STEM là mơ hình giáo dục dựa trên
cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng những kiến thức khoa học, cơng
nghệ, kĩ thuật và tốn học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh
cụ thể.[3]
Từ những lí do trên tơi mạnh dạn đề xuất biện pháp:“Áp dụng dạy học
STEM chủ đề làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi
trường môn Công nghệ 11 giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực
nghiên cứu khoa học kĩ thuật”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục STEM trong giáo dục phổ thơng.
- Tìm hiểu quy trình thiết kế kĩ thuật giáo dục STEM trong dạy học môn
Công nghệ 11 THPT.
- Thiết kế giáo án dạy học STEM chủ đề: “Làm ngôi nhà mơ ước từ các
vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường” môn Công nghệ 11 giúp học sinh hình
thành và phát triển năng lực nghiên cứu KHKT.


2

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy
STEM.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Nghiên cứu áp dụng giáo dục STEM trong dạy học môn Công nghệ 11
THPT.
- Áp dụng dạy học STEM chủ đề: “Làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu
tái chế nhằm bảo vệ môi trường” mơn Cơng nghệ 11 giúp học sinh hình thành và
phát triển năng lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
1.4.1Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, văn bản pháp qui, các cơng trình
nghiên cứu khoa học. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan
đến đề tài.
- Phân tích và tổng hợp các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cự ở
trường THPT.
1.4.2Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: giúp giáo viên có cái nhìn theo
hệ thống từ bao quát đến cụ thể khi xác lập mục tiêu và các phương pháp thực
hiện. Phương pháp phân tích thường được giáo viên sử dụng để phân tích đánh
giá tình hình học sinh ở trong và ngồi nhà trường.
- Phương pháp điều tra: Thơng qua hệ thống câu hỏi theo nội dung xác
định nhằm thu thập những thơng tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của
học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Áp dụng dạy học STEM chủ đề:
“Làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường” môn
Công nghệ 11 tại trường THPT Cầm Bá Thước, huyện Thường Xuân.
- Phương pháp trao đổi, phỏng vẫn theo chủ đề. Sử dụng hệ thống câu hỏi
theo chủ đề xác định để nắm bắt được nhận thức và thái độ của học sinh.
- Phương pháp so sánh: Giáo viên nên so sánh tình hình học tập, lực học
của học sinh ở các lớp khác nhau trong một khối, từ đó xác định mục tiêu, các
hoạt động phù hợp.
- Phương pháp cân đối: Giáo viên căn cứ vào các điều kiện, thế mạnh, khả

năng học tập của từng lớp để đưa ra những chỉ tiêu hợp lý, từ đó xác định các
nhiệm vụ, giải pháp để phân phối tiềm lực cho loại hoạt động học nhằm thực
hiện mục tiêu.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học kĩ thuật là hoạt động tìm hiểu, xem xét, điều tra
hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ thực


3

nghiệm, để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và
xã hội, [1].
Nghiên cứu khoa học không những cũng cố và nâng cao vốn hiểu biết về
kiến thức lý luận, kiến thức xã hội mà cịn góp phần rèn luyện kỹ năng mềm
quan trọng dành cho học sinh như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy độc
lập hay kỹ năng thuyết trình…
Con người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có kiến thức nhất định về
lĩnh vực nghiên cứu, có đam mê nghiên cứu, ham thích tìm tịi, khám phá cái
mới và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp phù
hợp ngay khi cịn ngồi trên ghế nhà trường.
2.1.2. Khái niệm về giáo dục STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology
(Cơng nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Tốn học), thường được
sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật
và Tốn học của mỗi quốc gia.[3]
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người
học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, cơng nghệ,
kỹ thuật và tốn học – theo cách tiếp cận liên mơn(interdisciplinary) và người

học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy
bốn mơn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành
một mơ hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.[2]
Theo mơ tả trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 như sau:
Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên mơn, giúp học
sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải
quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể[3].
2.1.3. Mối liên hệ giữa giáo dục STEM và hoạt động nghiên cứukhoa
học kĩ thuật
Dạy học theo định hướng giáo dụcSTEM tạo ra một phong cách học tập
mới cho học sinh, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò
của một nhà phát minh, người học sẽ hiểu thực chất của các kiến thức được
trang bị, biết cách mở rộng kiến thức, cách sửa chữa, vận dụng chúng cho phù
hợp với tình huống mà người học đang phải giải quyết.
Trong mỗi bài dạy theo định hướng giáo dục STEM, học sinh được đặt
trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến
thức khoa học. Các em được làm việc cá nhân hoặc hoạt động theo nhóm để tạo
ra sản phẩm KHKT gắn với kiến thức lí thuyết mơn học.
Dạy học theo định hướng giáo dụcSTEM được tổ chức ở các nhà trường
với những chủ đề cụ thể đã tạo cho học sinh có nhiều ý tưởng sáng tạo. Mỗi sản
phẩm mang đến những ý tưởng riêng. Hoạt động STEM gắn với chủ đề cụ thể
giúp học sinh chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, học sinh không phụ thuộc
vào giáo viên, vào sách vở. Các em chủ động tìm tòi, nghiên cứu những kiến
thức liên quan (qua sách giáo khoa, thiết bị thí nghiệm, học liệu, mạng


4

Internet…) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Các kiến thức và kĩ
năng này được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh khơng chỉ

hiểu biết về ngun lí mà cịn có thể thực hành để cho ra đời sản phẩm KHKT
gắn với thực tiễn.
Ngoài ra, khi học sinh nghiên cứu KHKT khuyến khích các em quan tâm
đến các vấn đề của thực tiễn, liên hệ kiến thức học được ở trường phổ thông với
thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp đã học để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày; góp phần thúc đẩy giáo dục STEM.
2.2: Thực trạng đề tài vấn đề trước khi áp dụng giải pháp
2.2.1. Thuận lợi.
Đối với trường THPT Cầm Bá Thước:Nhàtrường luôn quan tâm đến việc
đổi mới các phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng
phát triển năng lực học sinh. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham
gia các lớp tập huấn do Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức và báo cáo triển khai
trong các buổi sinh hoạt chun mơn.
Gia đình học sinh phần lớn quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của
học sinh ở trường, nên sự phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh
có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đa phần có nhận thức khá, tương đối ngoan,
có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện,...
2.2.2.Khó khăn.
Trường THPT Cầm Bá Thước, nằm trên địa bàn trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của huyện Thường Xn, bên cạnh những mặt tích cực cịn rất nhiều
tác động của mặt trái đến các em như các quán internet, nhiều trị chơi lơi cuốn
các em. Địa bàn kéo dài cũng là một khó khăn trong quản lí học sinh, nhất là sau
giờ tan trường.
Bên cạnh đó đa số các em là con em các gia đình nơng nghiệp, con em các
đồng bào dân tộc nên ít được giao lưu học hỏi. Các em cịn e ngại khi trình bày ý
kiến của mình trước đám đơng. Giáo viên chỉ mới chú trọng cung cấp nội dung
kiến thức cho học sinh mà chưa quan tâm đến các hoạt động thực hành của học
sinh. Mặt khác một bộ phận không nhỏ các em luôn tư tưởng “Học để thi”, các
em chỉ quan tâm nhiều đến các môn học mà các em thi tốt nghiệp hay thi Đại
học.

Để hình thành và phát triển các năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực
giải quyết vấn đề các em phải tích cực học tập để lĩnh hội kiến thức, các em phải
chủ động tìm tịi, nghiên cứu những kiến thức liên quan để giải quyết các vấn đề
đặt ra trong thực tiễn. Dạy học STEM là cách tốt nhất giúp học sinh phát triển
năng lực nghiên cứu khoa học, tuy nhiên thực tế tại trường THPT Cầm Bá
Thước thì giáo dục STEM rất ít giáo viên sử dụng.
* Kết quả khảo sát thực trạng.
Trước khi áp dụng giải pháp tôi tiến hành khảo sát tại thời điểm tháng 10
năm 2020 với tổng số 6 lớp với 242 học sinh.


5

Kết quả khảo sát như sau:
TT

1
2

3

Nội dung khảo sát
Học hứng thú khi tham
gia vào chủ đề.
Học sinh mạnh dạn, tự
tin trình bày ý kiến trước
đám đơng
Học sinh hợp tác trong
khi thực hiện chủ đề và
tạo ra sản phẩm.


Tổng
số học
sinh

242

Mức độ
Đạt
Chưa đạt
Số
Phần
Số
Phần
lượng trăm lượng
trăm
115

47,7%

127

52,5%

85

35,1%

157


64,9%

118

48,8%

124

51,3%

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phân tích mơn Cơng nghệ 11 dưới góc độ giáo dục STEM
Xem xét mục tiêu, cấu trúc nội dung môn Công nghệ 11 với mụctiêu giáo
dục STEM cho thấy có nhiều điểm tương đồng, cả hai đềuhướng tới định hướng
học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thựctế. Về nội dung môn Công
nghệ 11 rất phù hợp đề hình thành các kĩnăng STEM. Từ đó đưa ra các bài có
nội dung liên quan để xây dựng thành chủ đề: Làm ngôi nhà mơ ước nhằm bảo
vệ mơi trường có thể áp dụng giáo dục STEM như sau:
Bảng 1: Mối liên hệ giữa chủ đề với các bài học trong môn Công nghệ
11
TT
Chủ đề thực tiễn
Kiến thức, kĩ năng mơn Cơng nghệ 12
Bài 7: Hình chiếu phối cảnh.
1
Làm ngôi nhà mơ ước nhằm Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
bảo vệ môi trường
Bài 11: Bản vẽ xây dựng
Bài 12: Thực hành: Bản vẽ xây dựng
2.3.2. Các bước xây dựng chủ đề/ bài học STEM [3]

Bước 1:Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức chương trình mơn học và các hiện tượng, q
trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị cơng nghệ có
sử dụng các kiến thức đó trong thực tiễn…để lựa chọn chủ đề của bài học.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để
giao cho HS thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được
những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình mơn học đã được lựa chọn
hoặc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã biết để xây dựng bài học.


6

Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác
định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để
đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực. Mỗi hoạt động dạy học được thiết kế rõ ràng về
mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà HS phải hồn thành. Các hoạt động
học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học.
2.3.3. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề/bài học STEM
2.3.3.1. Tiến trình dạy học chủ đề/bài học STEM [3]
Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ
thuật sau:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
- Mục tiêu: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu
- Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về
hiện tượng, sản phẩm, công nghệ…

- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hồn thành nội
dung (Bài ghi chép thơng tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt
câu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ).
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung,
phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hồn thành); học sinh (cá
nhân hoặc nhóm) thực hiện nhiện vụ (quan sát thực tế, tài liệu, video); Báo cáo,
thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức); phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên
hỗ trợ).
- Đánh giá: Trên cơ sở sản phẩm của cá nhân và nhóm học sinh, giáo viên
đánh giá, nhận xét các sản phẩm của học sinh để định hướng cho hoạt động tiếp
theo của học sinh.
Hoạt đông 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu cần đạt
của chương trình giáo dục phổ thông.
- Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để
tiếp nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế.
-Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hồn thành nội
dung (Xác định và ghi được thơng tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải
pháp/thiết kế).
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu
đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thơng tin, dữ liệu, giải thích, kiến
thức mới); học sinh (cá nhân hoặc nhóm) nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu,
làm thí nhiệm; báo cáo thảo luận; giáo viên điều hành, chốt kiến thức mới và hỗ
trợ học sinh đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm.


7

- Đánh giá: Căn cứ vào sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên tổ chức
cho hcọ sinh báo cáo, thảo luận; đồng thời nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, kĩ

năng để học sinh ghi nhận và sử dụng.
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
- Mục tiêu: Đề xuất và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề; hoàn thành
sản phẩm theo nhiệm vụ đặt ra.
- Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và
hoàn thiện.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải pháp/bản thiết kế được lựa
chọn/hoàn thiện.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nêu rõ yêu cầu
học sinh trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); HS báo cáo,
thảo luận; giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá và hỗ trợ học sinh lựa chọn
giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm.
- Đánh giá: Theo từng bước trong quy trình hoạt động, giáo viên cần tổ
chức cho học sinh/nhóm học sinh trao đổi, thảo luận để lựa chọn hướng đi phù
hợp. Sản phẩm cuối cùng được học sinh/nhóm học sinh trình bày để giáo viên
đánh giá, nhận xét, góp ý hồn thiện.
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
- Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế.
- Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết
kế; thử nghiệm và điều chỉnh.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mơ
hình/đồ vật…đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng
cụ/thiết bị thí nghiệm để chế tạo, lắp ráp…); học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp
và thử nghiệm; giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
- Mục đích: Trình bày, chia sẻ, đánh giá sản phẩm nghiên cứu.
- Nội dung: Trình bày và thảo luận.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mơ
hình/đồ vật…đã chế tạo được và bài trình bày báo cáo.

- Cách thức tổ chức hoạt động: giáo viên giao nhiệm vụ (mơ tả rõ u
cầu và sản phẩm trình bày); học sinh báo cáo, thảo luận (bài báo cáo, trình
chiếu, video, dụng cụ/thiết bị/mơ hình/đồ vật đã chế tạo…) theo các hình thức
phù hợp (trưng bày, triễn lãm, sân khấu hóa); giáo viên đánh giá, kết luận, cho
điểm và định hướng tiếp tục hồn thiện.
2.3.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “Làm ngôi nhà mơ ước từ
các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường”
Dựa vào tiến trình dạy học STEM ở trên tơi đã thiết kế tiến trình dạy học
chủ đề “Làm ngơi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường”
như sau:


8

Hoạt động 1: Xác định yêu cầu làm “Ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu
tái chế”
A, Mục đích: Sau hoạt động này học sinh có khả năng:
- Biết vẽ phác hình chiếu phối cảnh của các ngơi nhà đơn giản.
- Biết được các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
- Đọc và hiểu được bản vẽ của các ngôi nhà đơn giản
B, Nội dung
- Giáo viên mở đầu bằng vấn đề bảo vệ môi trường. Vậy làm thế nào để
bảo vệ môi trường? Thường Xuân là huyện Miền núi nên việc thu gom rác thải
gặp nhiều khó khăn, mặt khác cả huyện chỉ có một bải tập kết rác duy nhất tại xã
Xuân Cẩm, việc xử lí rác thảy ở đây hồn tồn bằng hình thức chơn lấp đo đó
ảnh hưởng đến mơi trường sống trong đó có mơi trường học đường tại trường
THPT Cầm Bá Thước. Để khắc phục chúng ta cần phải làm gì?
- Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ dự án làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu
tái chế nhằm bảo vệ môi trường.
- Giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh tìm hiểu và tự đề xuất các

thơng số phù hợp với các yêu cầu đặt ra của sản phẩm: ngôi nhà đẹp, phù hợp và
ấm áp....
- Giáo viên và học sinh thống nhất các tiêu chí của sản phẩm dự án như sau:
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về tiến trình thực hiện dự án và yêu
cầu học sinh ghi vào nhật kí học tập.
Bước 1: Nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng có liên quan.
Bước 3: Lập phương án thiết kế và báo cáo.
Bước 4: Làm sản phẩm.
Bước 5: Báo cáo kết quả và đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên có thể định hướng: Để thực hiện được dự án trên các em cần
tìm hiểu về một số kiến thức, kĩ năng môn học. Giáo viên phân công nhiệm vụ
cho các nhóm tìm hiểu những kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập
phương án thiết kế sản phẩm.
C, Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Bảng ghi nhiệm vụ, kế hoạch dự án, phân công công việc cho các
thành viên.
D, Cách thức tổ chức hoạt động
Tổ chức lớp và chia nhóm học tập
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 HS. Yêu cầu mỗi
nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí và đặt tên nhóm mình.
* Đặt vấn đề; giao nhiệm vụ học tập


9

- Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh hoặc video cho học sinh xem về
việc cần thiết phải bảo vệ môi trường, sự cần thiết của việc tái chế rác thải, đặc
biệt là rác thải nhựa.

- Giáo viên đặt vấn đề: làm thế nào để bảo vệ môi trường? Làm thế nào
các em có thể học tập ở mơi trường xanh, sạch, đẹp?
- Học sinh thảo luận, đại diện các nhóm trình bày phương án. Giáo viên
có thể gợi ý từ việc sử dụng các vật liệu tái chế để làm một số đồ chơi, đồ lưu
niệm…nhằm bảo vệ mơi trường. Từ đó gợi ý sử dụng các vật liều tái chế để
thực hiện dự án “Ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi
trường ”.
Giáo viên giới thiệu chủ đề: Làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế
nhằm bảo vệ mơi trường.
* Tìm hiểu thơng số kĩ thuật của sản phẩm
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi. Các nhóm học sinh tìm kiếm thơng tin,
thảo luận để trả lời. Sau thời gian 5 phút đại diện các nhóm báo cáo.
- Khi Học sinh báo cáo, giáo viên và học sinh các nhóm khác phản hồi.
Giáo viên và học sinh thống nhất các yêu cầu của sản phẩm.
* Thống nhất tiến trình dự án và tiêu chí đánh giá
- Giáo viên đặt vấn đề: Để hoàn thành dự án này trong 4 tuần (4 tiết) thì
cần thực hiện theo tiến trình nào?
- Giáo viên và học sinh thống nhất kế hoạch dự án
TT
1

2
3

Nội dung
- Nhận nhiệm vụ
- Thống nhất tiến trình
và tiêu chí đánh giá
Tìm hiểu kiến thức, kĩ
năng liên quan và vật

liệu cần dùng.
Báo cáo kiến thức, kĩ
năng liên quan

Sản phẩm cần đạt
Bảng kế hoạch dự
án và tiêu chí đánh
giá
Bản ghi nhận kiến
thức nền và các vật
liệu cần dung
Bản phương án thiết
kế
Sản phẩm mẫu

Ghi chú
Học trên lớp (1 tiết)
Học sinh làm việc theo
nhóm ở nhà (1 tuần)
Học sinh báo cáo trên
lớp (1 tiết)
Học sinh làm việc theo
nhóm ở nhà (1 tuần)

4

Lập phương án thiết kế

5


Báo cáo phương án thiết Bản báo cáo kết quả Học sinh báo cáo trên
kế
sản phẩm
lớp (1 tiết)

6

Làm sản phẩm theo
phương án thiết kế

7

Báo cáo sản phẩm

HS làm việc theo
Báo cáo kết quả sản nhóm ở nhà (1 tuần)
phẩm và sản phẩm
Học sinh báo cáo trên
trình bày
lớp (1 tiết)


10

- GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá cơng bằng giữa các nhóm?
- GV và HS thống nhất các tiêu chí để đánh giá.(Phụ lục 1)
4, Giao nhiệm vụ tìm kiếm kiến thức, kĩ năng và lập bản thiết kế sản
phẩm
- Giáo viên yêu cầu học sinh cần xem nội dung các bài học
Bài 7: Hình chiếu phối cảnh.

Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
Bài 11: Bản vẽ xây dựng.
Bài 12: Thực hành: Bản vẽ xây dựng
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu kiến thức, kĩ năng cần thiết
và lập bản thiết kế sản phẩm trong vòng 1 tuần với các yêu cầu:
(1) Các em tự nghiên cứu bài học và trả lời các câu hỏi. Phần trả lời câu
hỏi nộp lại cho giáo viên trước buổi báo cáo.
(2) Thảo luận nhóm để lập bản thiết kế sản phẩm với các yêu cầu sau:
Bài trình chiếu Powerpoint về bản thiết kế sản phẩm gồm các nội dung
* Bản vẽ thiết kế sản phẩm.
* Vật liệu, các dụng cụ cần thiết.
* Ý nghĩa trong việc bảo vệ mơi trường.
(3) Các nhóm chuẩn bị phần trình bày trong 5 phút, gồm các nội dung
* Vật liệu và các dụng cụ cần thiết.
* Bản vẽ các hình biểu diễn của ngơi nhà.
- Giáo viên thống nhất thang điểm đánh giá buổi báo cáo thiết kế. (Phụ
lục 2)
Hoạt động 2: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế làm ngôi nhà
mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ mơi trường.
A, Mục đích
- Mơ tả được bản thiết kế của ngôi nhà.
- Vận dụng các kiến thức liên quan để bảo vệ cho phương án thiết kế của
nhóm mình.
- Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện.
B, Nội dung
- Tại gia đình trong 1 tuần: Học sinh làm việc nhóm để hồn thành bản
thiết kế.
- Trên lớp học:
* Các nhóm báo cáo phương án thiết kế.
* Học sinhvận dụng kiến thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án

thiết kế
* Giáo viên và học sinh các nhóm cịn lại phản biện.


11

* Nhóm báo cáo ghi nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để
tiến hành làm sản phẩm.
C, Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản thiết kế dự kiến của sản phẩm.
- Bản ghi nhận ý kiến đóng góp và phản biện của các nhóm, các câu hỏi.
D, Cách tổ chức hoạt động
Tổ chức
- Giáo viên thơng báo tiến trình của buổi báo cáo
* Thời gian báo cáo của mỗi nhóm.
* Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi.
* Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi học sinh ghi chép ý kiến nhận xét
và đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo.
- Giáo viên nhắc lại về các tiêu chí đánh giá cho báo cáo bản thiết kế.
(Phụ lục 1)
Báo cáo
- Các nhóm học sinh báo cáo, ghi chép và trả lời câu hỏi phản biện.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, phản biện và đặt câu hỏi.
- Giáo viên sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của các
nhóm học sinh.
Tổng kết
- Giáo viên tổng hợp các kiến thức quan trọng cần lưu ý.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá các nhóm trên các tiêu chí đã
thống nhất.
- Giáo vên thực hiện bản đánh giá riêng:

* Nội dung
* Hình thức bài báo cáo
* Kĩ năng thuyết trình
- Giáo viên yêu cầu học sinh tổng hợp các ý kiến của giáo viên và của
các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
- Giáo viên thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập tiếp theo: thi cơng và
báo cáo sản phẩm của nhóm.
Hoạt động 3: Làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo
vệ mơi trường.
A, Mục đích
- Làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường
dựa trên phương án đã lựa chọn.
- Thử nghiệm sản phẩm và tiến hành điều chỉnh cần thiết.
B, Nội dung


12

- Học sinh làm ngôi nhà mơ ước tại gia đình theo các nhóm.
- Giáo theo dõi và hỗ trợ học sinh khi các em gặp khó khăn.
C, Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Sản phẩm ngôi nhà mơ ước.
- Bản thiết kế sau điều chỉnh nếu có.
- Bài báo cáo q trình thực hiện ngơi nhà mơ ước.
- Thao tác thực hiện sản phẩm (các clip, ảnh…).(phụ lục 3)
D, Cách thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên lấy số điện thoại của nhóm trưởng và thư kí của các nhóm để
thuận tiện trong liên lạc để giáo viên có thể đơn đốc và hỗ trợ các nhóm khi
cần thiết.
Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm “ngơi nhà mơ ước từ các vật liệt tái

chế” và thảo luận
A, Mục đích
- Trình bày cách thực hiện lắp ráp ngơi nhà mơ ước.
- Giải thích được ưu, nhược điểm của sản phẩm.
- Đề xuất ý tưởng cải tiến.
B, Nội dung
- Học sinh báo cáo thử nghiệm sản phẩm.
- Giáo viên và học sinh các nhóm nhận xét và nêu câu hỏi.
- Học sinh giải thích được ưu, nhược điểm của sản phẩm và đề xuất ý
tưởng cải tiến.
C, Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản đề xuât cải tiến sản phẩm.
- Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu
tái chế nhằm bảo vệ môi trường.
D, Cách thức tổ chức hoạt động
Báo cáo trên lớp
Nội dung báo cáo của mỗi nhóm:
- Tiến trình thực hiện sản phẩm.
- Kết quả các lần thử nghiệm.
- Phương án thiết kế cuối cùng.
- Ý nghĩa của sản phẩm trong bả vệ môi trường.
Thử nghiệm sản phẩm trên lớp học
- Giáo viên xem hình vẽ phác của sản phẩm.
- Học sinh trình bày sản phẩm.
- Đánh giá hình thức bên ngồi của sản phẩm.
- Giáo viên và học sinh ghi nhận vào phiếu đánh giá sản phẩm.


13


Tổng kết, đánh giá dự án
- Học sinh và giáo viên nhận xét về sản phẩm của các nhóm.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá chung về dự án.
- Giáo viên u cầu các nhóm về hồn thành hồ sơ dự án.
2.3.3.3. Thiết kế giáo án dạy STEM chủ đề“Làm ngôi nhà mơ ước từ
các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường”
1. Tên chủ đề:
“Ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ mơi trường”
2. Mơ tả chủ đề:
Hiện nay có nhiều cách để sử dụng các vật liệu tái chế. Trong đó việc sử
dụng các vật liệu tái chế để làm sản phẩm Hand made đang được giới trẻ quan
tâm. Thông qua chủ đề này học sinh sử dụng các vật liệu tái chế như bìa cotton,
ống nhựa, ống hút hay những que kem, que tăm…để thiết kế “Ngôi nhà mơ ước
từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ môi trường”.
Địa điểm tổ chức: Trên lớp học.
Mơn học chính: Cơng nghệ 11
Kiến thức nền cần tìm hiểu của chủ đề:
- Bài 7: Hình chiếu phối cảnh.
- Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật.
- Bài 11: Bản vẽ xây dựng.
- Bài 12: Thực hành: Bản vẽ xây dựng
3. Mục tiêu chủ đề:
Sau khi hồn thành chủ đề học sinh có khả năng:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của ngơi nhà đơn giản.
- Biết được giai đoạn chính của cơng việc thiết kế.
- Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế.
- Biết được khái quát về các loại bản vẽ xây dựng
- Biết các loại hình biểu diễn trong bản vẽ nhà.
- Đọc và hiểu được bản vẽ của một ngơi nhà đơn giản.

* Phát triển phẩm chất
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- u thích mơn học, thích khám phá,tìm tịi và vận dụng các kiến thức
học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sơng.
- Có ý thức tn thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật.
- Chăm chỉ, trung thực và có tinh thần trách nhiệm.
* Phát triển năng lực.
- Năng lực tự chủ và tự học (Tự tìm hiểu, nghiên cứu các nguồn học liệu
phục vụ cho quá trình thiết kế sản phẩm của nhóm).


14

- Năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo (Thiết kế ngôi nhà mơ ước).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác (Làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ
học tập).
- Năng lực công nghệ (Thiết kế và đánh giá sản phẩm).
- Năng lực tính tốn (Tính tốn, xử lí các số liệu để lựa chọn phương án
thiết kế).
- Năng lực ngơn ngữ (Học sinh trình bày sản phẩm một cách logic và linh
hoạt)
4. Dụng cụ, thiết bị:
Tùy thuộc và ý tưởng các em chuẩn bị dụng cụ và vật liệu khác nhau như:
Giấy bút, bìa cotton, kéo, dao, băng dính, keo dán, que tăm, ống hút…và một số
phụ kiện khác.
5. Tiến trình thực hiện.
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế của “ngôi nhà mơ ước từ các
vật liệu tái chế”
A: Mục đích
Sau hoạt động này học sinh có khả năng:

Xác định được nhiệm vụ dự án là thiết kế một ngôi nhà đơn giản thỏa mãn
các u cầu:
(1) Ngơi nhà được thiết kế và hồn thành từ các vật liệu tái chế.
(2) Ngôi nhà phải phù hợp với bản vẽ thiết kế.
(3) Ngôi nhà phải được thiết kế một cách khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ.
B: Nội dung
- Giáo viên mở đầu từ việc sử dụng các vật liệu tái chế để làm một số đồ
chơi, đồ lưu niệm… nhằm bảo vệ môi trường. Từ đó gợi ý sử dụng các vật liều
tái chế để thực hiện dự án “Ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế nhằm bảo vệ
môi trường”.
- Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái
chế nhằm bảo vệ môi trường.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu và đưa ra yêu cầu thiết kế.
- Giáo viên và học sinh cùng thống nhất đưa ra tiêu chí của sản phẩm như sau:
(1) Ngơi nhà được thiết kế và hồn thành từ các vật liệu tái chế.
(2) Ngôi nhà phải phù hợp với bản vẽ thiết kế.
(3) Ngôi nhà phải được thiết kế một cách khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về tiến trình thực hiện dự án và yêu
cầu học sinh ghi vào nhật kí học tập.
Bước 1: Nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan.


15

Bước 3: Lập phương án thiết kế và báo cáo.
Bước 4: Làm sản phẩm.
Bước 5:Báo cáo và đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên có thể định hướng: Để thực hiện được dự án trên các em cần
tìm hiểu về một số kiến thức, kĩ năng môn học. Giáo viên phân cơng nhiệm vụ

cho các nhóm tìm hiểu những kiến thức và kĩ năng, vật liệu liên quan trước khi
lập phương án thiết kế sản phẩm.
C: Dự kiến sản phẩm đạt được của học sinh.
Bảng ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho
các thành viên.
Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.(Phụ lục 1)
D: Cách thức tổ chức hoạt động
Tổ chức lớp và chia nhóm học tập (5 phút)
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 học sinh. Yêu cầu
mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí và đặt tên nhóm mình.
* Đặt vấn đề; giao nhiệm vụ học tập (5 phút)
- Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh hoặc video cho học sinh xem về
việc cần thiết phải bảo vệ môi trường, sự cần thiết của việc tái chế rác thải đặc
biệt là rác thải nhựa.
- Giáo viên đặt vấn đề: làm thế nào để bảo vệ môi trường? Làm thế nào
các em có thể sinh sống và học tập trong mơi trường xanh, sạch, đẹp?
- Hoạc sinh thảo luận, đại diện các nhóm trình bày phương án. Giáo viên
gợi ý phương án: sử dụng các vật liệu tái chế để làm đồ chơi, làm đồ lưu
niệm...
- Giáo viên giới thiệu chủ đề: Làm ngôi nhà mơ ước nhằm bảo vệ môi
trường.
* Tìm hiểu thơng số kĩ thuật của sản phẩm (15 phút)
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi. Các nhóm học sinh tìm kiếm thơng tin,
thảo luận để trả lời. Sau thời gian 5 phút đại diện các nhóm báo cáo.
Câu hỏi
Câu 1: Hãy nêu ví dụ về ơ nhiễm mơi trường?
Câu 2: Đê có mơi trường sống xanh, sạch, đẹp chúng ta cần phải làm
gì?
Câu 3: Nêu một số sản phẩm được tái chế từ rác thải, đặc biệt là rác tải
nhựa.

- Khi học sinh báo cáo, giáo viên và học sinh các nhóm khác phản hồi.
Giáo viên và học sinh thống nhất các yêu cầu của sản phẩm.
(1) Sản phẩm (ngơi nhà) được thiết kế và hồn thành từ các vật liệu tái chế.
(2) Sản phẩm (ngôi nhà) phải phù hợp với bản vẽ thiết kế.


16

(3) Sản phẩm (ngôi nhà) phải được thiết kế một cách khoa học và đảm
bảo tính thẩm mỹ.
* Thống nhất tiến trình dự án và tiêu chí đánh giá (10 phút)
- Giáo viên đặt vấn đề: Để hoàn thành dự án này trong 4 tuần (4 tiết) thì
cần thực hiện theo tiến trình nào?
- Giáo viên và học sinh thống nhất kế hoạch (Giáo viên trình chiếu cho
học sinh xem)
Bảng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
TT
1

2
3

Nội dung
- Nhận nhiệm vụ
- Thống nhất tiến trình
và tiêu chí đánh giá
Tìm hiểu kiến thức, kĩ
năng có liên quan và
vật liệu cần dùng.
Báo cáo kiến thức, kĩ

năng liên quan

Sản phẩm cần đạt
-Bảng kế hoạch và
tiêu chí đánh giá
Bản ghi nhận kiến
thức nền và các vật
liệu cần dùng
Bản phương án thiết
kế

Ghi chú
Thực hiện trên lớp

Học sinh làm việc
theo nhóm ngồi
giờ
Báo các trên lớp

4

Lập phương án thiết kế

Sản phẩm mẫu

Học sinh làm việc
theo nhóm ngồi
giờ

5


Báo cáo phương án
thiết kế

Báo cáo kết quả sản
phẩm

Báo các trên lớp

6

Làm sản phẩm theo
phương án thiết kế

7

Báo cáo sản phẩm

Báo cáo kết quả sản
phẩm và sản phẩm
trình bày

Học sinh làm việc
theo nhóm ngồi
giờ
Báo các trên lớp

- Giáo viên đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá cơng bằng giữa các
nhóm?
- Giáo viên và học sinh thống nhất các tiêu chí để đánh giá và thang điểm

(phụ lục 1)
* Giao nhiệm vụ tìm kiếm kiến thức, kĩ năng và lập bản thiết kế sản
phẩm (10 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh cần xem nội dung các bài học
Bài 7: Hình chiếu phối cảnh.
Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật.
Bài 11: Bản vẽ xây dựng.
Bài 12: Thực hành: Bản vẽ xây dựng
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu kiến thức, kĩ năng cần thiết


17

và lập bản thiết kế sản phẩm trong vòng 1 tuần với các yêu cầu:
(1) Các em tự nghiên cứu bài học và trả lời các câu hỏi. Phần trả lời câu
hỏi nộp lại cho giáo viên trước buổi báo cáo.
(2) Thảo luận nhóm để lập bản thiết kế sản phẩm với các yêu cầu
Bài trình chiếu Powerpoint về bản thiết kế sản phẩm gồm các nội dung
* Bản vẽ phác mơ hình sản phẩm.
* Bản vẽ thiết kế sản phẩm.
* Thiết bị, vật liệu cần dùng.
(3) Các nhóm chuẩn bị phần trình bày trong 5 phút, gồm các nội dung
* Thiết bị, vật liệu cần dùng.
* Bản vẽ thiết kế sản phẩm.
- GV thống nhất thang điểm đánh giá buổi báo cáo thiết kế ( Phụ lục 2).
Hoạt động 2: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế ngôi nhà mơ ước
nhằm bảo vệ môi trường (Thực hiện báo cáo trên lớp, thời gian 45 phút)
A, Mục đích
- Mô tả được bản thiết kế ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế.
- Vận dụng các kiến thức liên quan để bảo vệ cho phương án thiết kế của

nhóm mình.
- Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện làm ngôi nhà mơ ước.
B, Nội dung
- Tại gia đình trong 1 tuần: Học sinh làm việc nhóm để hồn thành bản
thiết kế.
- Trên lớp học:
* Các nhóm báo cáo phương án thiết kế.
* Học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án
thiết kế
* Giáo viên và học sinh các nhóm cịn lại phản biện.
* Nhóm báo cáo ghi nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để
tiến hành làm sản phẩm.
C, Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản thiết kế dự kiến của sản phẩm.
- Bản ghi nhận ý kiến đóng góp và phản biện của các nhóm, các câu hỏi.
D, Cách tổ chức hoạt động
Tổ chức(5 phút)
- Giáo viên thông báo tiến trình của buổi báo cáo
* Thời gian báo cáo của mỗi nhóm.
* Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi.


18

* Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi học sinh ghi chép ý kiến nhận xét và
đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo.
- Giáo viên nhắc lại về các tiêu chí đánh giá cho báo cáo bản thiết kế
(giáo viên trình chiếu bảng phụ lục 1)
Báo cáo (30 phút)
- Các nhóm học sinh báo cáo, ghi chép và trả lời câu hỏi phản biện.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, phản biện và đặt câu hỏi.
- Giáo viên sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của các
nhóm học sinh.
Tổng kết (10 phút)
- Giáo viên tổng hợp các kiến thức quan trọng cần lưu ý.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá các nhóm trên các tiêu chí đã
thống nhất.
- Giáo viên thực hiện bản đánh giá riêng:
* Nội dung
* Hình thức bài báo cáo
* Kĩ năng thuyết trình
- Giáo viên yêu cầu học sinh tổng hợp các ý kiến của giáo viên và của
các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
- Giáo viên thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập tiếp theo: thi công và
báo cáo sản phẩm của nhóm.
Hoạt động 3: Thực hiện làm ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế
(học sinh thực hiện ở nhà, thời gian 1 tuần)
A, Mục đích
- Làm ngơi nhà mơ ước từ vật liệu tái chế dựa trên phương án đã lựa
chọn.
- Thử nghiệm sản phẩm chế tạo được và tiến hành điều chỉnh cần thiết.
B, Nội dung
- Học sinh làm ngôi nhà mơ ước từ vật liệu tái chế tại gia đình theo các nhóm.
- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ học sinh khi các em gặp khó khăn.
C, Dự kiến sản phẩm hoạt vật liệu tái chế của học sinh
- Sản phẩm hồn thiện “ngơi nhà mơ ước từ vật liệu tái chế”.
- Bản thiết kế sau điều chỉnh nếu có.
- Bài báo cáo q trình thực hiện làm ngơi nhà mơ ước từ vật liệu tái chế.
- Thao tác thực hiện sản phẩm (các clip, ảnh…) (Phụ lục 3)
D, Cách thức tổ chức hoạt động



19

- Giáo viên lấy số điện thoại của nhóm trưởng và thư kí của các nhóm,
để thuận tiện trong liên lạc để giáo viên có thể đơn đốc và hỗ trợ các nhóm khi
cần thiết.
Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm “Ngôi nhà mơ ước từ vật liệu tái
chế” và thảo luận (Thực hiện báo cáo trên lớp, thời gian 45 phút)
A, Mục đích
- Trình bày các vật liệu cần thiết và các thao tác khi thực hiện nhiệm vụ.
- Giải thích được ưu, nhược điểm của ngơi nhà, đặc điểm nổi bật của
ngơi nhà.
- Giải thích được ý nghĩa về bảo vệ môi trường của sản phẩm trong thực tiễn.
- Đề xuất ý tưởng cải tiến.
B, Nội dung
- Học sinh báo cáo thử nghiệm sản phẩm.
- Giáo viên và học sinh các nhóm nhận xét và nêu câu hỏi.
- Học sinh giải thích được ưu, nhược điểm của ngơi nhà, đặc điểm nổi bật
của ngôi nhà và đề xuất ý tưởng cải tiến.
- Học sinh giải thích được vì sao sản phẩm của nhóm có ý nghĩa bảo vệ
mơi trường.
C, Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản đề xuât cải tiến sản phẩm.
- Hồ sơ học tập hồn chỉnh của dự án làm ngơi nhà mơ ước từ các vật liệu
tái chế nhằm bảo vệ môi trường.
D, Cách thức tổ chức hoạt động
Báo cáo trên lớp(25 phút)
Nội dung báo cáo của mỗi nhóm (Mỗi nhóm báo cáo trong 5 phút):
- Tiến tình thực hiện sản phẩm.

- Đặc điểm nổi bật của sản phẩm
- Ý nghĩa sản phẩm trong bảo vệ môi trường.
Trưng bày sản phẩm trên lớp học (10 phút)
- Học sinh các nhóm trưng bày sản phẩm .
- Đánh giá hình thức bên ngồi của sản phẩm (so sánh hình thức bên
ngồi của sản phẩm).
- Giáo viên và học sinh ghi nhận vào phiếu đánh giá sản phẩm.
Tổng kết, đánh giá dự án (10 phút)
- Học sinh và giáo viên nhận xét về sản phẩm của các nhóm.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá chung về dự án.
* Kiến thức, kĩ năng liên quan đến dự án.


20

* Quá trình thực hiện sản phẩm.
* Kĩ năng làm việc theo nhóm.
* Kĩ năng trình bày, báo cáo, trả lời câu hỏi.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm về hoàn thành hồ sơ dự án.
2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.
Đối với giáo viên:Cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất
lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường vì vậy nâng cao nhận thức là một
việc làm cần thiết.
Luôn quan tâm, theo dõi và gần gũi với các em học sinh. Đánh giá được
khả năng tư duy, nhận thức về học tập và ý thức tham gia các hoạt động giáo dục
của học sinh. Tìm hiểu được điều kiện sống, sự quan tâm của gia đình đối với học
sinh. Nhận thấy được sự thay đổi trong tâm, sinh lí của các em học sinh để có các
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp.
Đối với gia đình học sinh: Ln phải quan tâm đến nhu cầu học tập của
con cái. Theo dõi sự phát triển của con cái để hiểu được tâm, sinh lí và đáp ứng

các nhu cầu cần thiết trong học tập của con cái. Luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến
con cái để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về tinh thần, vật chất cho con cái học
tập tốt.
Đối với cá nhân học sinh:
Luôn xác định nhiệm vụ học tập và rèn luyện của bản thân trong một tập
thể, một môi trường học tập là quan trọng nhất. Có phương pháp học tập khoa
học, có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập và rèn
luyện. Ln có lối sống lành mạnh, học tập những chuẩn mực đạo đức đúng đắn
để có cách ứng xử đúng với thầy cô, cha mẹ, bạn bè và những người xung
quanh. Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, luôn biết lắng nghe lời dạy
của gia đình, thầy cơ và sự góp ý của bạn bè. Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, tự giác
chấp hành nội quy trường, lớp để hoàn thành tốt mọi kế hoạch đề ra.
Thông qua các hoạt động giáo dục của các mơn học như: Cơng nghệ, Vật
lý, Sinh học, Hóa học... giúp học sinh nhận thức được trong thời đại công nghiệp
hố hiện đại hố đất nước, ngồi việc đào tạo những người thầy phải cần đến
những người thợ. Những kiến thức mà các em được học trên lớp cần phải được
vận dụng vào thực tiễn.Thông qua hoạt động này sẽ giúp các em đam mê nghiên
cứu khoa học tạo hứng thú học tập cho học sinh giúp các em định hướng được
nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Đối với nhà trường và các lực lượng ngồi xã hội.
Nhà trường có trách nhiệm giúp phụ huynh học sinh, các lực lượng khác
ngồi xã hội như các cơng ty, nhà máy hay các cơ sở sản xuất nhận thức đúng
đắn vai trò, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động này không
thể ảnh hưởng đến chất lượng đến việc học các mơn văn hố mà đây là hoạt
động tạo hứng thú học tập cho học sinh, đặc biệt giúp các em phát triển toàn
diện hơn . Từ nhận thức đầy đủ về hoạt động này nhà trường dễ dàng tranh thủ
sự hỗ trợ, hợp tác của họ trong qúa trình giáo dục.


21


2.3.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong một năm học cho
tất cả các chủ đề có thể giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM, các hoạt
động nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục cho học sinh.
Xác định thời gian thực hiện, hình thức thực hiện và người thực hiện đối
với các hoạt động mà giáo viên đã định hướng.
Có hình thức phối hợp chặt chẽ, hiệu quả đối với các tổ chức giáo dục
khác như: Nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất, giáo viên bộ mơn và gia đình học
sinh…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng định hướng giáo dục STEM vào công tác giảng dạy bộ
môn Công nghệ 11 thông qua chủ đề “Ngôi nhà mơ ước từ các vật liệu tái chế”
tôi nhận thấy.
- Đối với học sinh:
Học sinh hứng thú hơn thi tham gia vào các hoạt động học đặc biệt là
những vấn đề liên quan đến thực tiễn.
Học sinh tự tin hơn khi trình bày quan điểm, hiểu biết của cá nhân trước
tập thể lớp.
Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề của các em tốt hơn.
- Đối với giáo viên
Giáo viên linh động hơn trong việc lựa chọn nội dung, tổ chức thực hiện
các phương pháp, hình thức dạy học mới.
Sau khi tổ chức cho học sinh thực hiện chủ đề “Ngôi nhà mơ ước”. Tôi
thu được kết quả sau.
Bảng khảo sát kết quả sau khi áp dụng giải pháp.

TT

1

2

3

Nội dung khảo sát
Học hứng thú khi tham
gia vào chủ đề.
Học sinh mạnh dạn, tự
tin trình bày ý kiến trước
đám đông
Học sinh hợp tác trong
khi thực hiện chủ đề và
tạo ra sản phẩm.
3. Kết luận – Kiến nghị

Tổng
số học
sinh

242

Mức độ
Đạt
Chưa đạt
Số
Phần
Số
Phần
lượng trăm lượng
trăm

203

83,9%

39

16,1%

197

81,4%

45

18,6%

205

84,7%

37

15,3%


22

3.1. Kết luận
Giáo dục STEM đề cao một hình thức học tập mới cho người học, đó là
hình thức học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò nhà phát minh, người học

phải hiểu được các kiến thức được trang bị, phải biết cách mở rộng kiến thức,
phải biết cách sửa chữa lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà
người học đang phải giải quyết
Qua mỗi chủ đề dạy học STEM, các em học sinh đã hình thành và phát
triển năng lực giải quyết vấn đề. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh
được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến
các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tịi, nghiên
cứu những kiến thức thuộc các mơn học có liên quan đến vấn đề và sử dụng
chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
Khi áp dụng giáo dục STEM học sinh đã được tiếp cận kiến thức liên mơn
và thơng qua thực hành, ứng dụng. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức
khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn từ đó giúp các
em hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Giáo dục
STEM đã từng bước tạo ra những con người năng động và sáng tạo phù hợp với
sự phát triển của khoa học công nghệ.
Để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học từ chủ yếu quan
tâm đến việc cung cấp kiến thức cho học sinh sang việc hình thành, phát triển
các năng lực, phẩm chất của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh, tăng cường kĩ năng thực hành…thì dạy học theo định hướng giáo
dục STEM là cách tốt nhất. Giáo dục STEM sẽ đạt kết quả cao hơn nếu được
mở rộng thông qua các chủ đề liên môn giữa các môn học STEM.
3.2. Kiến nghị và đề xuất
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tơi có có một số kiến nghị và
đề xuất như sau:
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa.
Thường xuyên tổ chức tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
cách thức tổ chức các hoạt động dạy học cho tất cả giáo viên vào dịp hè, trước
khai giảng với thời lượng thích hợp (khoảng 3 ngày). Tất cả các giáo viên đều
được tham dự tập huấn và trực tiếp được bồi dưỡng các chuyên đề từ các chuyên
gia, chuyên viên của Sở GD&ĐT

- Đối với trường THPT Cầm Bá Thước.
BGH nhà trường cần nâng cao nhận thức trách nhiệm và năng lực tổ chức
các hoạt động giáo vào từng bộ môn, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác
hướng nghiệp cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Liên tục phát triển đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng trên cơ sở
vận dụng các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn và giáo dục học sinh, vận dụng
công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy học sinh…đồng thời nhà trường


×