Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.32 MB, 38 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11
LĨNH VỰC: SINH HỌC


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
=====  =====

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11
LĨNH VỰC: SINH HỌC

Tên tác giả

: Phạm Thị Ngọc Bích

Tổ bộ mơn

: Khoa học tự nhiên

Năm thực hiện

: 2020 - 2021


MỤC LỤC


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................5
2. Tính mới của đề tài........................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................7
1. Cơ sở lí luận...................................................................................................7
1.1. Cơ sở lí luận chung.................................................................................7
1.2. Lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.............................................7
1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo..............................................................7
2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................8
3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thơng mới
của Việt Nam...................................................................................................10
4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học.............................13
5. Một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương
trình sinh học 11..............................................................................................14
5.1. Phương pháp tổ chức trị chơi...............................................................14
5.2. Trải nghiệm thơng qua hoạt động thí nghiệm.......................................17
5.3. Phương pháp hoạt động nhóm..............................................................19
5.4. Phương pháp tổ chức tham quan, dã ngoại...........................................21
5.5. Phương pháp trải nghiệm thông qua lao động, sản xuất......................23
6. Thiết kế giáo án minh họa..........................................................................26
1. Tiến trình dạy học....................................................................................27
2. Tiến trình cụ thể.......................................................................................28
7. Kết quả nghiên cứu......................................................................................32
PHẦN III. KẾTLUẬN........................................................................................36
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.....................................................................................37



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV

: Giáo viên

GVCN : Giaó viên chủ nhiệm
HS

: Học sinh

SGK

: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

TNST : Trải nghiệm sáng tạo


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo. Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân
tài. Nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông
trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận
dụng kiến thức, kĩ năng của người học.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, là người giáo viên, chúng ta nên bắt đầu việc
đổi mới từ chính những giờ dạy của mình, từ chính những bài giảng của mình.
Phải làm sao để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức
tổ chức dạy học và cách thức đánh giá phù hợp nhằm giúp học sinh học tập tích
cực, chủ động, sáng tạo. Phải làm thế nào để phát huy tính tự giác, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào
những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn nhằm tác động đến
tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.
Giống như Khổng Tử đã từng nói: “Biết mà học, khơng bằng thích mà học; thích
mà học khơng bằng vui mà học”.
Sinh học là một trong những môn khoa học tự nhiên có vai trị to lớn trong
học tập và đời sống. Tuy nhiên hiện nay học sinh dường như thờ ơ với mơn học,
xem Sinh học là mơn học phụ. Vì vậy để tạo hứng thú học tập cho học sinh đồng
thời thực hiện đường lối của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo hiện nay bản thân giáo viên cần có những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực để hấp dẫn, lơi cuốn được học sinh. Nhận thức được điều này tôi đã không
ngừng tìm tịi, vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Trong sáng
kiến kinh nghiệm lần này tơi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về việc
tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học sinh học 11 với tên đề tài
“Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương
trình sinh học 11”
2. Tính mới của đề tài
- Thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa
các hình thức dạy học mơn Sinh học trong giai đoạn hiện nay.
- Hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất và năng lực cốt lõi mà
chương trình giáo dục phổ thơng hướng tới như tự học, giao tiếp, sáng tạo, hợp
tác...

5


- Vận dụng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp dạy học
mới, áp dụng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào một số bài học cụ thể
trong chương trình sinh học lớp 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Học sinh lớp 11 trung học phổ thông.
3.2. Phạm vi
- Sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản, sách giáo viên.
- Các tài liệu về lí luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy học
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề hoặc bài thực hành được
vận dụng vào giảng dạy Sinh học lớp 11.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy học ở một số bài cụ thể.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung các bài học trong Sinh học 11 ban cơ bản.
- Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm .
- Rút kinh nghiệm qua các tiết dạy.
- Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài.
- Tiến hành khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài

6


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Cơ sở lí luận chung

Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, để đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh, nội dung
sách giáo khoa được viết mới và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trở thành một nội
dung học tập được cấu trúc độc lập trong kế hoạch giáo dục thuộc chương trình
giáo dục phổ thơng mới. Mục đích của hoạt động này nhằm hình thành và phát
triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những
năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Trong tất cả các mơn học
của chương trình thì Mơn Sinh học đóng vai trị là một mơn học cơng cụ nên rất
phù hợp để tiến hành các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đổi
mới dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục, các giáo
viên cần chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới đó là đạt tới mục đích phát
triển toàn diện phẩm chất năng lực của người học. Việc đổi mới phương pháp
dạy học khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức hướng dẫn
định hướng hoạt động cho học sinh. Các hoạt động dạy học phải làm sao tạo cho
học sinh say mê, hứng thú, chủ động, sáng tạo… Trong các phương pháp, kĩ
thuật dạy học thì tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một kĩ thuật dạy học
tích cực mà học sinh rất hứng thú.
1.2. Lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.2.1. Theo Từ điển tiếng Việt, trải nghiệm được hiểu là trải qua, kinh
qua. Để học hỏi, con người cần đến sự trải nghiệm, khám phá. Khám phá giúp
con người nhận ra được cái đúng, cái sai trong cuộc sống, từ đó rút ra những bài
học quý giá để hồn thiện bản thân.
1.2.2. “Sáng tạo” hay cịn gọi là năng lực sáng tạo (creativity) được sử
dụng đồng nghĩa với nhiều thuật ngữ khác như: sự sáng tạo (creation), tư duy
hay óc sáng tạo (creative thinking), sản phẩm hay nhân cách sáng tạo (creative
product or personality) vv… Các thuật ngữ này điều có liên quan đến một thuật
ngữ gốc Latin “Crear” và mang một nghĩa chung là sự sản xuất, tạo ra, sinh ra
một cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại. Sáng tạo là biểu hiện của tài
năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu tri thức, hình

1.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được biết đến với tư cách là một quan điểm
giáo dục do David Kolb (1939) đề xuất. Năm 1970, ông cùng Ron Fry phát triển
lý thuyết trải nghiệm và năm 1984 ơng xuất bản mơ hình học tập, gây được sự
chú ý cũng như tạo thêm nhiều cảm hứng cho nhiều nhà nghiên cứu.
7


Từ việc kế thừa những ý tưởng cơ bản, D.A. Kolb đã hoàn thiện lý thuyết
về Học tập trải nghiệm với những đặc điểm nổi bật: Thứ nhất: Học tập được tiếp
nhận tốt nhất là trong q trình chứ khơng phải là kết quả. Thứ hai: Học tập là
một quá trình liên tục được khởi nguồn từ kinh nghiệm. Thứ ba: Q trình học
tập địi hỏi giải pháp cho những sự xung đột về sự thích nghi của các phương
thức đối lập biện chứng về thế giới. Thứ tư: Học tập bao gồm các tương tác giữa
con người với môi trường. Thứ năm: Học tập là quá trình tạo ra tri thức, là kết
quả của các giao dịch giữa các kiến thức xã hội và kiến thức cá nhân. Những đặc
điểm này tiếp tục được ơng chuyển hóa vào q trình học tập được mơ tả trong
sơ đồ sau:

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt
động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng
cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau
của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngồi xã hội với tư cách là chủ
thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và
phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Bản chất của hoạt động này là vận dụng nội dung môn học, các kiến thức để
thực hành, vận dụng, giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Học sinh
được chủ động tham gia, trải nghiệm, sáng tạo những vấn đề lí thuyết để tạo ra các
sản phẩm. Có thể nói trải nghiệm là cầu nối hữu hiệu giữa lí thuyết được giảng
dạy và thực tiễn cuộc sống.

2. Cơ sở thực tiễn
- Trong những năm gần đây phương pháp kĩ thuật dạy học đã có sự đổi mới
song chưa nhiều. Vì vậy việc học sinh hứng thú với học tập nói chung và mơn
Sinh học nói riêng cịn hạn chế. Một số giáo viên vẫn còn lúng túng với phương
8


pháp dạy học mới, chưa thu hút học sinh, bài giảng chưa hấp dẫn hoặc lối dạy
quá nhàm chán. Do đó, việc tạo ra và áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo là hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên dạy Sinh học hiện nay.
- Nội dung chương trình, Sách giáo khoa hiện hành cịn nặng về kiến thức
hàn lâm, chưa gắn bó nhiều với thực tiễn cuộc sống. Mặc dù có thêm vào các
tiết dạy thực hành để rèn luyện những kĩ năng sử thực hành cho học sinh. Song,
các tiết dạy trên lớp vẫn được bố trí khá dày đặc, ít tiết học dành cho vận dụng,
thực hành trải nghiệm, tự nghiên cứu, tự học.
Qua thực tế khảo sát ở một số lớp trong trường THPT Quỳnh lưu 4 cho kết
quả như sau:
Lớp

Sĩ số

11A9

Thích

Khơng thích

Số lượng

Tỉ lệ(%)


Số lượng

Tỉ lệ(%)

41

17

41,4

24

58,6

11A10

40

20

50

20

50

11A11

40


15

37,5

25

62,5

11A12

40

18

45

22

55

- Một thực tế nữa cũng dễ nhận thấy là do áp lực thi cử, yêu cầu kiểm tra đánh giá nên dạy học môn Sinh học hiện nay vẫn còn nặng về cung cấp kiến
thức, chưa chú trọng nhiều trong việc rèn luyện kĩ năng. Giáo viên sợ dạy không
kĩ, ảnh hưởng đến việc làm bài thi của học sinh nên dạy từ A đến Z, khơng lựa
chọn trọng tâm, khơng có thì giờ cho học sinh trao đổi, sợ “cháy giáo án”. Vì thế
việc học tập của học sinh nhiều khi cịn mang tính chất thụ động. Để thực sự
phát huy được sự tích cực, chủ động của học sinh, yêu cầu trước hết là đổi mới
phương pháp và hình thức dạy học. Và một trong những cách thức phù hợp là tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Bên cạnh đó là sự khó khăn về thời gian tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch,

chương trình dạy học hiện nay thường kín về thời lượng vì chưa giảm tải được
chương trình cho những bài không cần thiết; nếu muốn tổ chức một hoạt động
trải nghiệm bổ trợ cho mơn học, chương trình học thì rất khó bố trí vào khoảng
thời gian giữa các tiết học, buổi học. Không thể tiến hành một hoạt động trải
nghiệm trong vòng một tiết học khi phải lấy quỹ thời gian của tiết học khác. Vì
vậy, việc sắp xếp quỹ thời gian hợp lý cho hoạt động trải nghiệm cần được
nghiên cứu và phân bố hợp lý.
Qua việc tham gia tập huấn tổ chức các phương pháp dạy học tích cực trong
chương trình bồi dưỡng thường xun ở modul 2 Sinh học THPT do bộ giáo dục và
đào tạo tổ chức trong năm học 2020 - 2021, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc
tổ chức cho học sinh được học thông qua trải nghiệm trong các môn học nói chung
9


và trong mơn Sinh học nói riêng nên đã chủ động đọc, tìm hiểu, tham khảo các tài
liệu liên quan đến hoạt động này từ sách, báo, mạng internet. Từ thực tiễn dạy học
trong những năm qua, đặc biệt là năm học này, tôi đã áp dụng nhiều cách thức tổ
chức dạy học tích cực, tơi thấy học sinh thực sự hứng thú, nhiệt tình tham gia và
các em đã thực sự có thêm những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống nên tơi mạnh dạn
tích lũy thành kinh nghiệm để chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp.
3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ
thơng mới của Việt Nam
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái niệm xuất hiện trong chương
trình giáo dục phổ thơng theo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đạt được mục tiêu phát triển
năng lực học sinh, nội dung sách giáo khoa được viết mới và hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trở thành một nội dung học tập được cấu trúc độc lập trong kế
hoạch giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thơng mới. Mục đích của hoạt
động này là “Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình
cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã

hội hiện đại”. Nội dung tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế
thành các chủ điểm linh hoạt có kiến thức gắn với đời sống thực tiễn, tích hợp
nhiều lĩnh vực giáo dục giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm. Nếu các
phương pháp tổ chức chú trọng tính đa chiều thì các hình thức tổ chức lại tập
trung vài tính đa dạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự hoạt động.
Để phù hợp với nội dung và phương pháp, khâu kiểm tra đánh giá tất yếu phải
sử dụng đến hình thức đánh giá định tính trong đó nhấn mạnh đến kinh nghiệm
cá nhân học sinh.
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa
cao. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức đa
dạng, địi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các
hình thức học tập khác không thực hiện được, thể hiện qua các chủ đề đa dạng,
phong phú vừa đảm bảo yêu cầu chung và vừa phù hợp với đặc điểm của từng
trường, địa phương. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của chương
trình, có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học, gắn lí thuyết với thực tiễn.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất
nhân cách, các năng lực tâm lí xã hội …; giúp học tích luỹ kinh nghiệm riêng
cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình; làm tiền đề cho mỗi cá
nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.
Với cách hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như trên, có thể thấy bất
kỳ mơn học, lĩnh vực nào cũng có thể xây dựng nội dung trải nghiệm. Nội dung
trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng, mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ
năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập, giáo dục như: đạo đức, trí tuệ,
kỹ năng sống, giá trị sống, nghệ thuật, thẩm mỹ, thể chất, an tồn giao thơng,
10


mơi trường ... Giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề thiết thực, gần gũi với
cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em

vận dụng hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục có ưu thế về quy mơ
tổ chức. Có nhiều cách tổ chức như: theo nhóm, lớp, khối lớp, trường hoặc liên
trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối
hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, hội
phụ huynh, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức,...
Theo quan điểm của cô Lê Thu - giáo viên trường THCS & THPT Nguyễn
Tất Thành - Hà Nội: có thể chia trải nghiệm sáng tạo ở hai dạng. Thứ nhất, trải
nghiệm trong môn học (thực chất là một hình thức tổ chức dạy học, giúp học
sinh biết liên hệ, vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống). Thứ hai là dạng các nhà biên soạn chương trình đặt độc lập như
tổ chức hoạt động giáo dục. Khi phân chia các loại “trải nghiệm”, người biên
soạn chương trình cần làm rõ dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học.
Theo TS Ngô Thị Thu Dung - Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghiên
cứu phát triển giáo dục cộng đồng (CCE) thì việc thiết kế các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cụ thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến
hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành; xác định rõ đối tượng thực hiện.
Việc hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt
động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phịng ngừa những
đáng tiếc có thể xảy ra cho học sinh.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó
đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động.Tên hoạt
động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy
hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tịi, suy nghĩ để đặt tên
hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn. Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm
bảo các yêu cầu sau: rõ ràng, chính xác, ngắn gọn; phản ánh được chủ đề và nội

dung của hoạt động; tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh.
Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp
để lựa chọn tên khác cho hoạt động. Giáo viên cũng có thể lựa chọn các hoạt
động khác ngồi hoạt động đã được gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng
phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục
tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu.
11


Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng
tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó. Mục tiêu của hoạt
động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải
được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp
của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Nếu xác
định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là: Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để
chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động. Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt
động. Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò. Tùy theo chủ đề của
hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng
của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.
Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ
nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)
- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của
nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh
sau hoạt động?
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của
hoạt động

Mục tiêu có thể đạt được hay khơng phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ
và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động. Trước hết, cần căn cứ
vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể
của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung
phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung hoạt động phải
thực hiện. Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định
những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức
hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác
nhau được thực hiện đan xen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ
đạo, cịn hình thức khác là phụ trợ.
Bước 5: Lập kế hoạch
Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực
(nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, khơng gian… cần cho việc hồn thành
các mục tiêu.
Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra
phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiên mỗi một mục tiêu. Vì đạt được
mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cai nhất trong cơng việc.
Đó là điều mà bất kỳ người quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạt
được. Tính cân đối của kế hoạch địi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn
12


lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng khơng cho phép tập
trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục
tiêu khác đã lựa chọn. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và
điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng
đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm
năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính tốn tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi
mục tiêu theo một phương án tối ưu.
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Trong bước này, cần phải xác định: Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? Tiến trình và thời gian thực
hiện các việc đó như thế nào? Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá
nhân. Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
Rà sốt, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện
cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.
Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào
hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hồn thiện bản thiết kế chương
trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng căn bản. Đó là giáo án tổ
chức hoạt động.
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.
4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học
- Nội dung giáo dục cốt lõi của môn sinh học bao quát các cấp độ tổ chức
sống, gồm: Phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
Kiến thức về mỗi cấp độ tổ chức sống bao gồm: Cấu trúc, chức năng; mối quan
hệ giữa cấu trúc, chức năng và môi trường sống.Từ kiến thức về các cấp độ tổ
chức sống, chương trình mơn học khái qt thành các đặc tính chung của thế
giới sống như: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát
triển, sinh sản, cảm ứng, di truyền, biến dị và tiến hố. Thơng qua các chủ đề nội
dung, chương trình mơn học trình bày các thành tựu công nghệ sinh học trong
chăn nuôi, trồng trọt, xử lí ơ nhiễm mơi trường, nơng nghiệp và thực phẩm sạch;
trong y - dược học.
- Ngồi việc hình thành năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và
hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo(thuộc nhóm năng lực chung),
mơn sinh học cịn có trách nhiệm hình thành và phát triển ở học sinh năng lực
chuyên biệt của môn học là năng lực sinh học: nhận thức kiến thức sinh học; tìm
tịi và khám phá thế giới sống; vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Vấn
đề đặt ra là mức độ tương thích giữa nội dung chương trình mơn Sinh học với
hoạt động trải nghiệm sáng tạo như thế nào. Những hoạt động trải nghiệm sáng

tạo nào thực sự phù hợp với từng bộ phận kiến thức.
13


Như vậy, để hồn thành một q trình giáo dục thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong môn Sinh học, trước tiên phải đảm bảo các yêu cầu chung
của hoạt động. Tuy nhiên muốn q trình đó có hiệu quả tất cả mọi đề xuất về
giải pháp cần phải khai thác trên đặc điểm riêng của từng nội dung ứng dụng.
5. Một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
chương trình sinh học 11
5.1. Phương pháp tổ chức trị chơi
Trị chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và khơng thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối
với học sinh nói riêng. Trị chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với
nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi
mà học, học mà chơi”.
Trị chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt
động trải nghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học
tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và
củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng
tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức
mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu
khơng khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,…
Khi dạy học môn Sinh học 11, giáo viên có thể áp dụng phong phú các trò
chơi gợi hứng thú cho học sinh như trò chơi tam sao thất bản, mảnh ghép, ơ chữ,
trị chơi ai là triệu phú hay trị chơi chiếc nón kì diệu.
Ví dụ 1: Trị chơi tam sao thất bản
1. Luật chơi:
- Cả lớp chia làm 4-6 đội,cử bầu ra một người làm đội trưởng để chỉ huy
và một người làm đại diện của đội để nhận thông tin từ đội trưởng.

- Người đội trưởng sẽ mời người đại diện của đội lên và đưa cho 1 tờ giấy
đã chuẩn bị sẵn có ghi thơng tin nào đó. Ví dụ "chim hô hấp bằng phổi", "cá
sống ở dưới nước"...
- Sau khi đội trưởng phát ra mệnh lệnh bắt đầu trò chơi, người đại diện
nhanh chóng về đội của mình và nói thầm câu đó với người ngồi kề bên, cứ như
vậy cho đến người ngồi cuối cùng.
- Người cuối cùng sẽ nói to câu nói mà mình nghe được, chắc chắn sẽ có
đội nói sai lệch so với nội dung của đội trưởng đưa ra ban đầu. Người được cử
ghi lại nội dung nghe được sẽ ghi lên bảng
- Đội nào truyền tin chính xác nhất và được nhiều câu đúng nhất là đội
chiến thắng.
Trò chơi này thường làm rộ lên những trận cười vui vẻ khi đội nào đó
truyền nhầm tin
14


- Thời gian: 5 - 7 phút.
2. Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên giới thiệu và giải thích luật chơi.
+ Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
+ Bước 3: Giáo viên tổng kết trò chơi và củng cố bài học
- Cụ thể:
BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU
1. Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 9- 10 người,cử ra một người
làm đội trưởng để chỉ huy tất cả các nhóm.
2. Người chỉ huy mời đại diện của tất cả các đội lên và đưa cho người đại
diện đọc những câu ghi trong tờ giấy và yêu cầu người địa diện ghi nhớ trong 2
giây. Cụ thể:
- Nhóm 1: Tờ giấy ghi về chức năng của tim: "Tim như cái máy bơm, có
chức năng hút và đẩy máu"

- Nhóm 2: Tờ giấy ghi về hệ tuần hồn hở: "Hệ tuần hồn hở có áp lực
máu chảy thấp, tốc độ máu chảy chậm"
- Nhóm 3: Tờ giấy ghi về hệ tuần hồn kín: "Bị sát có hệ tuần hồn kín,
tim 3 ngăn, tuần hồn 2 vịng"
- Nhóm 4: Tờ giấy ghi về hệ tuần hồn kín: "Thỏ có hệ tuần hồn kín, tim
4 ngăn, tuần hồn 2 vịng"
3. Sau khi người chỉ huy phát ra mệnh lệnh bắt đầu chơi, người dại diện về
đội của mình và nói thầm với người kế bên, cứ như vậy cho đến người cuối cùng
người cuối cùng sẽ nói to câu mà mình nghe được và cử địa diện viết lên bảng.
4. Đội nào truyền tin chính xác nhất, nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc.

Học sinh chơi trò chơi “Tam sao thất bản”
15


Trị chơi được tổ chức sau phần hình thành kiến thức vừa tạo cho các nhóm
sự thư giãn, lại vừa giúp các em củng cố kiến thức nên các nhóm tham gia nhiệt
tình, xua đi sự căng thẳng, mệt mỏi.
Ví dụ 2: Trị chơi chiếc nón kì diệu
1. Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội rồi gọi 2 đại diện lên quay
nón. Thành viên của 2 nhóm sẽ đoán từng chữ cái. Mỗi lần quay sẽ được số
điểm tương ứng nếu đoán đúng chữ cái. Nếu quay vào ô phần thưởng thì người
chơi sẽ được phần thưởng, quay vào ơ may mắn sẽ được mở chữ cái đó lên mà
khơng cần đốn. Nếu quay vào ơ mất lượt thì sẽ nhường lại phần chơi cho đội
bạn.Cuối cùng đội nào trả lời được cả từ thì sẽ chiến thắng.
- Thời gian: 5- 7 phút.
- Chuẩn bị đồ dùng: Nếu dạy trên lớp học khơng có máy chiếu: Giáo
viên phải làm đồ dùng ở nhà. Lấy một tấm bìa cứng cuộn thành hình chiếc
nón, viết các con số lên trên chiếc nón đó. Làm một giá đỡ bằng gỗ. Đóng
một que hình trụ ở giữa. Đặt chiếc nón đã làm vào que. Đóng 1 que phía bên

ngồi để chỉ số điểm học sinh quay được . Hoặc giáo viên sử dụng máy
chiếu khi dạy ở phòng máy
2. Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên giới thiệu và giải thích luật chơi.
+ Bước 2: Các đội cử người lên chơi. Giáo viên nêu câu hỏi. Thành viên
của 2 đội sẽ quay và đoán chữ cái hoặc cả từ. Nếu đội nào đốn được cả từ thì sẽ
chiến thắng.
Bước 3: Giáo viên tổng kết trò chơi và vào bài.
- Cụ thể :
BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG
Hoạt động 1: Khởi động
Câu hỏi: Đây là hiện tượng ngọn cây mọc nghiêng về phía ánh sáng
( gồm 9 chữ cái)
H

Ư

Ơ

N

G

S

A

N

G


16


Học sinh chơi trị chơi “Chiếc nón kì diệu”
5.2. Trải nghiệm thơng qua hoạt động thí nghiệm
Trước hết thực hành góp phần hình thành và phát triển các khái niệm.
Trong khi học sinh tiến hành thực hành, các em có thể phát hiện các đặc điểm về
hình thái giải phẫu, cũng như các chức năng. Sự phát triển đó có ý nghĩa củng cố
những dấu hiệu của khái niệm đã được nghiên cứu trong phần lý thuyết, có khi
những dấu hiệu mới chưa đề cập đến. Thực hành là cơ hội để rèn luyện kỹ năng
của bộ mơn, góp phần hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học. Qua thực hành
học sinh được rèn luyện để sử dụng thành thạo các phương tiện thí nghiệm như
kính lúp, kính hiển vi, máy đo huyết áp,nhiệt kế..biết cách làm thí nghiệm chứng
minh sự thoát hơi nước ở lá, đo huyết áp, thân nhiệt, biết vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống.
Trong nội chương trình sinh học 11, theo phân phối chương trình thì có rất
nhiều bài thực hành thí nghiệm như: Bài 7: Thí nghiệm thốt hơi nước và vai trị
của phân bón; Bài 13: Thực hành phát hiện diệp lục và carotenoit; Bài 14: Thực
hành phát hiện hô hấp ở thực vật, Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí
ở người; Bài 25: Thực hành Hướng động; Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập
tính của động vật; Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển
của động vật; Bài 43: Thực hành nhân giống vơ tính ở thực vật bằng
giâm,chiết,ghép.
Khơng những thế, trong các bài học khác cịn có rất nhiều nội dung liên
quan đến thực hành thí nghiệm, ví dụ như bài 3: Thốt hơi nước, bài 8: Quang
hợp, bài 12: hơ hấp ở thực vật, bài 23: Hướng động,.. Trong những bài học này,
tơi thường phân nhóm giao cho các em làm thực hành thí nghiệm. Có những thí
nghiệm đơn giản, cần ít thời gian thì có thể tiến hành ngay trong tiết học, nhưng
có những thí nghiệm cần nhiều thời gian thì tơi sẽ giao cho các em về nhà làm.

17


Ví dụ 1: Khi dạy thực hành bài 3 “Thốt hơi nước”, khi vào hình thành
kiến thức, tơi sẽ cho học sinh làm thí nghiệm ở nhà trước đó: để chứng minh lá
cây có hiện tượng thốt hơi nước, mỗi nhóm học sinh cần chuẩn bị 2 chậu cây
hoặc cành cây cắm vào lọ nước, một chậu có lá,một chậu khơng có lá (đảm bảo
q trình thốt hơi nước vẫn diễn ra), sau đó chùm túi ni lơng lên cả 2 chậu. Sau
một thời gian nhận xét hiện tượng xuất hiện ở 2 túi nilơng.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người,
giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm đo các thông số theo hướng dẫn của SGK :
nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt. Với việc trải nghiệm thông qua thực hành thí
nghiệm,giờ học rất sơi nổi, học sinh thực sự rất hứng thú, và tiếp thu bài rất tốt.

Học sinh thực hành đếm nhịp tim

Học sinh thực hành đo huyết áp
18


5.3. Phương pháp hoạt động nhóm
Dạy học nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp
tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước tồn lớp.
Đây là một PPDH mà "Hs được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt,
chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ
riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại,
liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".

Phương pháp hoạt động nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi hs tham
gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia
sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội
dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau
hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 13: "THỰC HÀNH PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ
CAROTENOIT". Để tìm hiểu về các sắc tố có trong thực vật tôi sẽ giao
nhiệm vụ cho học sinh trước bài học 1 tuần, tôi yêu cầu học sinh về nhà chuẩn
bị các mẫu vật bài học theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm sau đó lên thực hành
tại phịng thí nghiệm
Nhóm 1: Chuẩn bị lá cây màu xanh và làm thí nghiệm chiết rút sắc tố từ lá xanh
Nhóm 2: Chuẩn bị lá cây màu vàng và làm thí nghiệm chiết rút sắc tố từ lá vàng
Nhóm 3: Chuẩn bị quả màu đỏ và làm thí nghiệm chiết rút sắc tố từ quả đỏ
Nhóm 4: Chuẩn bị củ màu vàng và làm thí nghiệm chiết rút sắc tố từ củ vàng
Rồi yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo bằng mẫu vật sau khi làm thí
nghiệm, giải thích các hiện tượng quan sát được
Ví dụ 2: Khi dạy chủ đề trải nghiệm hoạt động sáng tạo: " MÂM XÔI
NGŨ SẮC ".
Chủ đề này thực hiện trong vòng 4 tiết (tiết 8,9,10,11) trong đó có tiết 8 ,9
tìm hiểu về quang hợp ở thực vật, tiết 10 hướng dẫn học sinh thực hành tại
phịng thí nghiệm chiết rút sắc tố thực vật và giao nhiệm vụ về nhà cho các
nhóm tìm hiểu và chế biến mâm xơi ngũ sắc. Tiết 11 là báo cáo sản phẩm của
các nhóm.
Để chế biến thành công mâm xôi ngũ sắc, tôi chia lớp thành 4 nhóm và
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
- Đề xuất các ý tưởng tạo màu thực phẩm từ nguyên liệu thực vật
- Thảo luận được với thành viên trong nhóm để cùng xác định nhiệm vụ
cùng thực hiện chiết rút sắc tố thực vật để chế biến xôi ngũ sắc vừa giàu dinh
dưỡng, vừa đẹp mắt.
- Mô tả được các bước của quy trình chế biến xơi ngũ sắc.

19


- Vận dụng được các kiến thức liên quan đến sắc tố thực vật để lí giải và
bảo vệ phương án lựa chọn quy trình chế biến xơi ngũ sắc.
- Lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện món xôi ngũ sắc.
Yêu cầu tại buối báo cáo:
- Xôi dẻo, thơm, màu sắc đẹp tự nhiên.
- Các món ăn kèm xơi ngon, trình bày đẹp mắt
- Quy trình chế biến sau điều chỉnh, nếu có
- Video quay tiến trình thực hiện sản phẩm.
Rồi yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo trên các slide hoặc video mà
các em đã chuẩn bị ở nhà, đồng thời trình bày sản phẩm của nhóm mình.
Với nội dung giáo viên đã đưa ra các em sẽ bằng hiểu biết của mình, kết
hợp với các kiến thức bài thực hành 13 " chiết rút diệp lục và carotenoit" để tìm
hiểu các chiết rút các loại sắc tố từ thực vật tạo màu cho xôi. Trong 1 nhóm,
nhóm trưởng sẽ phân chia cơng việc cho từng thành viên để phát huy tối đa năng
lực, sở trường cho từng người: nguyên liệu, dụng cụ, bài báo cáo, các món ăn
phụ đi kèm xơi. Đại diện các nhóm sẽ lên báo cáo,cịn các bạn cịn lại sẽ bày tỏ
suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề
liên quan đến bài báo cáo. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học
tập lẫn nhau. Đồng thời rèn luyện các em kĩ năng ăn nói thuyết phục người
nghe.
Sau khi tôi đưa ra nội dung này, các học sinh thực sự hào hứng tiếp nhận.
Đã có 39/40 học sinh của một lớp chuẩn bị bài chu đáo. Trong tiết học, có những
học sinh năng lực học bình thường, ít khi phát biểu lại đưa ra được những ý kiến
rất đáng ghi nhận. Tiết học diễn ra sôi nổi, có hiệu quả và thực hiện đúng mục
đích u cầu của chủ đề.
Một số hình ảnh chế biến xơi ngũ sắc của các nhóm học sinh thực hiện tại nhà


20


Ngun liệu chế biến xơi

Sản phẩm của các nhóm học sinh thực hiện tại nhà

Sản phẩm của các nhóm tại lớp học
5.4. Phương pháp tổ chức tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối
với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi
thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa,
cơng trình, nhà máy, vườn thực vật, đồng ruộng, đồi núi… ở xa nơi các em đang
sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp
dụng vào cuộc sống của chính các em.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh
như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, yêu quê hương, đất
21


nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của
Đảng, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã
ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các cơng trình cơng cộng, nhà
máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện
bảo tàng; Tham quan công viên, vườn hoa…
Trong khn khổ chương trình mơn sinh học 11, có bài 43: Nhân giống
vơ tính bằng Giâm, Chiết, Ghép. Được sự giúp đỡ, đồng thuận của hội phụ
huynh khối 11 cũng như của ban giám hiệu cùng giáo viên chủ nhiệm,
chúng tôi đã tổ chức buổi tham quan tại vườn ươm giống thực vật, các

trang trại cây trồng như trang trại TH, đồi hoa hướng dương...
Sau đây là một số hình ảnh ghi được tại buổi tham quan

22


Với buổi tham quan thiên nhiên, các em rất là hào hứng, vui vẻ, tinh thần
rất thoải mái sau những giờ học căng thẳng.Giúp các em củng cố và mở rộng
kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong những điều kiện sống
cụ thể của môi trường. Qua quan sát, nhận xét thực vật trong thiên nhiên, các em
sẽ yêu quý và bảo vệ thực vật, say mê nghiên cứu tìm hiểu thế giới thực vật đa
dạng và phong phú.
5.5. Phương pháp trải nghiệm thông qua lao động, sản xuất
Lao động sản xuất là một trong những phương pháp giáo dục có ý nghĩa
quan trọng trong hình thành nhân cách người học. Ngồi giờ học trên lớp, học
sinh còn tham gia lao động ở nhà trường, lao động cơng ích ở địa phương, từ đó
hình thành nên đức tính yêu lao động, giúp các em hiểu và có trách nhiệm với
bản thân và gia đình phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.
Trong chương trình Sinh học 11, vận dụng kiến thức chủ đề " Trao đổi chất
và năng lượng ở thực vật", chủ đề " Quang hợp", được sự phối hợp với GVCN
kết hợp với đồn trường, tơi đã tổ chức hướng dẫn cho học sinh trải nghiệm
thông qua lao động sản xuất như sau:
- Trồng rau và trồng hoa tại các khoảng đất trống ở khu vực vườn trường
vào các buổi lao động, việc chăm sóc cây được các nhóm phân cơng thực hiện
hàng ngày trước khi giờ vào học chính thức.
Với hình thức này, các em được trải nghiệm thực tế như cách chăm sóc cây
trồng, vừa tạo rau xanh phục vụ cho nhu cầu của mình đồng thời thay đổi cảnh
quan xung quanh trường học xanh đẹp hơn.
Một số hình ảnh ghi lại tại khu vườn trường


Học sinh tiến hành lao động trồng hoa và trồng rau

23


Học sinh chăm sóc rau và hoa

24


- Tổ chức cho học sinh tham gia lao động cộng sản:
Qua tổ chức của đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày lao động
cộng sản thu hút hàng triệu lượt đoàn viên thanh niên tham gia, giải quyết nhiều
vấn đề cấp thiết ở địa phương như khai thông kênh rạch, nạo vét mương máng ở
các xã trên địa bàn như Tân Sơn, Quỳnh Tam... Qua đây, giáo dục cho các em
tình yêu thiên nhiên, tinh thần vì cộng đồng tạo sự lan tỏa mạnh trong giới trẻ.
Các hoạt động được cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân ủng hộ, ghi
nhận và đánh giá cao.
Một số hình ảnh ghi lại tại buổi lao động cộng sản

Học sinh lao động cộng sản
- Tham gia hoạt động sản xuất tại địa phương:
Với đặc điểm trường tơi dạy đóng trên địa bàn trung du, kinh tế của người
dân là nông nghiệp, việc hướng dẫn các em vận dụng những hiểu biết về kiến
thức môn sinh học 11 như chủ đề " Sinh sản ở thực vật" áp dụng vào thực tế địa
phương để trồng dứa, mía nhằm tăng thu nhập cho gia đình là một trải nghiệm là
rất cần thiết.
25



×