Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Sử dụng mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề giới thiệu chung về thế giới sống sinh học 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.24 KB, 47 trang )

MỤC LỤC
Danh mục viết tắt trong đề tài......................................................................................................2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài: 3
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu

3

4

4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

4

PHẦN II: NỘI DUNG...............................................................................................................5
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lí luận.

5

2. Cơ sở thực tiễn

9

5

II. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
1. Thực trạng hiểu biết và vận dụng hoạt động TNST vào dạy học của giáo viên
2. Hứng thú học tập của học sinh đối với hoạt động TNST trong dạy học Sinh học ở các
Trường THPT.


III. Thực nghiệm sư phạm tổ chức HĐ TNST trong dạy học chủ đề: "Giới thiệu
chung về thế giới sống" - Sinh học 10 THPT.........................................................................12
1. Đối tượng, thời gian thực hiện. 12
2. Phân tích chủ đề: "Giới thiệu chung về thế giới sống"

13

3. Xây dựng nội dung tiến trình thực hiện và cách thức dạy học chủ đề

14

4. Tổ chức thực hiện24
IV. Hiệu quả của sáng kiến......................................................................................................25
1. Đánh giá việc thực hiện hình thức tổ chức HĐ TNST trong dạy học chủ đề
2. Khảo sát hiệu quả giáo dục qua bài kiểm tra chất lượng
3. Khảo sát hiệu quả hình thành các kĩ năng, năng lực và mức độ hứng thú HĐ TNST của
học sinh lớp thực nghiệm
4. Hiệu quả sáng kiến

30

V. Bài học kinh nghiệm............................................................................................................30
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................32
1. Kết luận 32
2. Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................33

1



DANH MỤC VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

HĐ TNST

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2

PPDH

Phương pháp dạy học

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

GDĐT


Giáo dục đào tạo

5

DH

Dạy học

6

NL

Năng lực

7

GV

Giáo viên

8

HS

Học sinh

9

THPT


Trung học phổ thông

10

SH

Sinh học

11

st

Sưu tầm

2


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Nhân loại đang chứng kiến một thời kỳ phát triển của tri thức, sự bùng nổ
công nghệ thông tin(CNTT) và khoa học ứng dụng giúp con người dễ dàng tiếp
nhận tri thức qua nhiều phương tiện. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục là chủ động thay đổi từ cách tiếp cận nội dung sang
tiếp cận năng lực người học, nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ
năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong
thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
Một trong những giải pháp giáo dục hiện đại giúp định hướng và phát huy tối
đa năng lực người học là tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST)
nhằm gắn đào tạo với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Hoạt động trải

nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trị rất quan trọng trong chương trình giáo dục
phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để
vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn và phát huy tiềm năng sáng tạo
của bản thân.
Sinh học (SH) là môn khoa học sự sống, tập trung nghiên cứu các cá thể
sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Ngồi các năng lực
(NL) chung, DH SH cịn cần phát triển các NL đặc thù môn học (NL nghiên cứu
khoa học, NL thực địa, NL khảo sát, ...) và kĩ năng sống.
Để hiện thực hóa được mục tiêu trên, DH SH cần gắn với thực tiễn. Khi xét
đến bức tranh tổng thể sinh học THPT và đặc thù môn học thì việc vận dụng HĐ
TNST trong dạy học lại càng cấp thiết. Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy môn
sinh học tại trường THPT Nghi Lộc 2, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ về
hình thức tổ chức dạy học: “Sử dụng mơ hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong dạy học chủ đề: Giới thiệu chung về thế giới sống - Sinh học 10 THPT”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứa trên phạm vi trường THPT Nghi Lộc II, THPT Nghi Lộc V
và THPT Nguyễn Duy Trinh và khảo sát trên địa bàn một số xã miền tây Nghi lộc,
Vườn bảo tồn gen quý hiếm – Nghi Lâm; Trung tâm giống và công nghệ cao DKC
– Nghi Lâm.

3


Hình thức tổ chức dạy học thơng qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề:
Giới thiệu chung về thế giới sống - Sinh học 10 THPT
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đề xuất một số
kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để đổi mới phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhà
trường.

4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học kết hợp học tập ở trường, gia đình và
địa phương với việc áp dụng hoạt động TNST;
- Thử nghiệm thành cơng hình thức tổ chức dạy học bằng hoạt động TNST
gắn với chủ đề: "giới thiệu chung về thế giới sống";
- Phát triển các năng lực sẵn có của người học đồng thời giúp các em khám
phá các năng lực tiềm ẩn thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập;
- Phát huy tính tích cực, chủ động và khả năng ứng dụng CNTT trong quá
trình học tập của học sinh;
- Gắn quá trình học tập lí thuyết với hoạt động trải nghiệm của bản thân học
sinh, từ đó giúp các em nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc học tập;
- Đáng giá khả năng lĩnh hội kiến thức của HS thông qua các sản phẩm mà
HS hoàn thành: Như bài tập lớn, kết quả khảo nghiệm trên thực địa, báo cáo…

4


PHẦN II: NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST):
HĐ TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của
nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực
tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách
là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách
và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
HĐTNST là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận
dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái qt hóa thành kiến
thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn.
Như vậy, HĐTNST là hình thức hoạt động được thực hiện sáng tạo và hiệu

quả, giúp HS phát hiện, hình thành kiến thức, vận dụng kiến thức đã học và áp
dụng trong thực tế đời sống. Các hoạt động được thực hiện trong lớp học, trường,
nhà hay tại bất kì địa điểm nào phù hợp.
1.2. Bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Bản chất của HĐTNST chính là hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp (trước
đây), được tổ chức theo phương thức trải nghiệm sáng tạo.
- Tổ chức HĐTNST là quá trình tổ chức các loại hình hoạt động giáo dục và
các mối quan hệ giao tiếp phong phú, đa dạng cho học sinh.
- HĐTNST được tổ chức theo phương thức trải nghiệm
- Giáo dục thơng qua sự trải nghiệm có liên quan chặt chẽ với: học đi đôi với
thực hành, học thông qua làm.
1.3. So sánh hoạt động trải nghiệm sáng tạo với hoạt động dạy học tiếp
cận nội dung.
Đặc trưng
Mục tiêu

Hoạt động dạy học tiếp
cận nội dung

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hình thành và phát triển hệ Hình thành và phát triển những phẩm chất,
5


Đặc trưng

Hoạt động dạy học tiếp
cận nội dung


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

thống tri thức khoa học, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng
năng lực nhận thức và hành sống và những năng lực chung cần có ở con
động của học sinh.
người trong xã hội hiện đại.

Nội dung

- Kiến thức khoa học, nội - Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống,
dung gắn với các lĩnh vực địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính
chun mơn
tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều
môn học; dễ vận dụng vào thực tế.
- Được thiết kế thành các
phần chương, bài, có mối - Được thiết kế thành các chủ điểm mang
liên hệ lơgic chặt chẽ
tính mở, khơng u cầu mối liên hệ chặt chẽ
giữa các chủ điểm
- Đa dạng, có quy trình
chặt chẽ, hạn chế về khơng
gian, thời gian, quy mô và
đối tượng tham gia ...

- Các phương pháp và hình thức giáo dục
dựa vào sự trải nghiệm: Trị chơi, làm bài
tập, đọc truyện, xem phim/ băng hình, Phân
tích, chia sẻ kinh nghiệm

- Học sinh ít cơ hội trải - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt,

nghiệm
mở về khơng gian, thời gian, quy mơ, đối
Hình thức tổ
tượng và số lượng...
chức
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Người chỉ đạo, tổ chức
họat động học tập chủ yểu - Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ
là giáo viên
chức các hoạt động trải nghiệm với các mức
độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà
hoạt động xã hội, chính quyền, doanh
nghiệp...)
- Chủ yếu là thầy - trị

- Tương tác: Đa chiều

Tương tác,
phương pháp - Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, - Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là
trò hoạt động là chính
chính
Đánh giá

- Nhấn mạnh đến năng lực - Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực
tư duy
thực hiện, tính trải nghiệm.
6


Đặc trưng


Hoạt động dạy học tiếp
cận nội dung
- Theo chuẩn chung

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá
biệt hố, phân hố

- Thường đánh giá kết quả
đạt được bằng điểm số
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng
nhận xét
- Tri thức người học có - Tri thức người học có được là khả năng
được chủ yếu là ghi nhớ
áp dụng vào thực tiễn.

Sản phẩm

- Do kiến thức có sẵn nên - Phát huy sự tìm tịi nên người học khơng
người học phụ thuộc vào phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách
Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.
giáo khoa.
- Phát huy khả năng ứng dụng nên sản
- Ít chú ý đến khả năng phẩm GD là những con người năng động,
ứng dụng nên sản phẩm tự tin.
GD là những con người ít
năng động, sáng tạo.

1.4. Đặc điểm của HĐTNST:

- HĐTNST là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được
thực hiện trong hoặc ngồi nhà trường
- HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, ngồi kiến thức
về SH, HĐTNST cịn tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều mơn học, nhiều lĩnh
vực học tập và giáo dục
- HĐTNST có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngồi
nhà trường như: lớp học, thư viện, phịng đa năng, phịng truyền thống, sân trường,
vườn trường, cơng viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các
danh lam thắng cảnh, các cơng trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề,
cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ
đề hoạt động.
- HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm,
hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã
ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng,
lao động cơng ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội,...
7


1.5. Xây dựng mơ hình HĐTNST
(1) Xác định nhiệm vụ: HS đánh giá nhiệm vụ được giao, đánh giá điểm
mạnh và điểm yếu của bản thân.
(2) Trải nghiệm cụ thể: Dựa trên vốn kinh nghiệm của bản thân, HS sẽ trải
nghiệm, thực hiện nhiệm vụ của hoạt động.
(3) Chia sẻ: Chia sẻ các kết quả, các chú ý và những điều quan sát, cảm
nhận từ trong hoạt động đã thực hiện của mình. HS học cách diễn đạt và mơ tả lại
rõ ràng nhất các kết quả trải nghiệm và mối tương quan của chúng.
(4) Phân tích: HS cùng thảo luận, nhìn lại cả q trình trải nghiệm, phân tích
và phản ánh lại. HS sẽ liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạt động và các kĩ năng
sống học được.
(5) Khái quát hóa: Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm

với các ví dụ trong cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy HS suy nghĩ về việc có
thể áp dụng những điều học được vào các tình huống khác như thế nào.
(6) Vận dụng: HS sử dụng những kĩ năng, hiểu biết mới áp dụng vào tình
huống tương tự hoặc các tình huống khác - thực hành.
1.6. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
phổ thông
HĐ TNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ
bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo
dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là
những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm
và sáng tạo. Điều đó địi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐ TNST phải
đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Có 4 phương pháp chính, đó là:
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp sắm vai
- Phương pháp trị chơi
- Phương pháp làm việc nhóm
8


1.7. Khả năng vận dụng tổ chức hoạt động TNST trong dạy học Sinh học
ở trường trung học phổ thông
Sinh học là môn học thực nghiêm kết hợp lý thuyết và vận dụng thực tiễn.
Điều này có thể kích thích hứng thú học tập của học sinh; giáo viên có thể khai thác
để u cầu học sinh tìm tịi các hiện tượng thực tiễn, ứng dụng CNTT để tìm hiểu
và trình bày kết quả cơng việc của mình. Đặc điểm này là điều kiện rất thuận lợi để
áp dụng hình thức tổ chức HĐ TNST vào giảng dạy.
Học sinh THPT có tính độc lập cao, có thể sử dụng thành thạo các cơng cụ
(các phần mềm, internet...) và biết tìm kiếm tài liệu để thực hiện nhiệm vụ. Mặt
khác, ở độ tuổi này, các em có tính hiếu kì và đam mê tìm tịi khám phá và thể hiện

mình. Đặc điểm này là điều kiện rất thuận lợi để áp dụng hình thức tổ chức TNST
vào giảng dạy Sinh học ở trường THPT.
1.8. Cơ sở của việc vận dụng tổ chức hoạt động TNST trong dạy học chủ
đề: Giới thiệu chung về thế giới sống - Sinh học 10 THPT
Chủ đề được xây dựng trên cơ sở phần đầu tiên trong chương trình Sinh học
10, bao gồm các kiến thức và các vấn đề tổng quan về thế giới sống, một bức tranh
tổng thể về sinh giới từ lý thuyết đến những ứng dụng thực tiễn gần gũi với đời
sống sản xuất như đa dạng sinh học, mối quan hệ giữa con người và môi trường
sống, các vấn đề về môi trường như: ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên, bảo
tồn đa dạng sinh học hoặc các vấn đề về sức khỏe cộng đồng như: thực phẩm bẩn,
dịch bệnh do vi sinh vật gây ra, điển hình là dịch Covid 19... Những nội dung này
đặc biệt phù hợp để kích thích hứng thú tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo của
học sinh. Phù hợp để thực hiện các hoạt động trải nghiệm.
Qua các phân tích trên, có thể thấy việc tổ chức HĐ TNST có khả năng ứng
dụng cao trong dạy học chủ đề: Giới thiệu chung về thế giới sống - Sinh học 10.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ
thơng của một số nước trên thế giới
Trong chương trình giáo dục phổ thơng của một số nước trên thế giới - nhất
là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng theo định hướng phát triển
năng lực, hoạt động trải nghiệm hay “học qua trải nghiệm” rất được quan tâm,
nhằm giáo dục khả năng tự chủ giải quyết vấn đề và sáng tạo, giáo dục phẩm chất
và kỹ năng sống... Sau đây là một số ví dụ điển hình:
9


a) Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt,
trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư
duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình.
b) Nhật: Ni dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội,

hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo.
c) Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến con người
được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo. Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ
sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển
cơng dân tồn cầu có suy nghĩ sáng tạo.
d) Vương quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong
phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong
chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo
nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ
hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…
e) Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục nghệ
thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thơng tồn bộ chương trình của các
nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…
2.2. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở Việt Nam
HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ chức trò chơi,
diễn đàn, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo,
hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động cơng ích,
sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể
thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo
dục nhất định.
Tuy nhiên, các hoạt động này thường được tổ chức dưới hình thức các buổi
ngoại khố, các hoạt động ngồi giờ lên lớp, tương đối tách biệt với chương trình
giáo dục chính khố, ít gắn liền với bài học. Vì vậy, nhìn chung việc tổ chức các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong bài học chưa được chú trọng và
hiệu quả chưa cao.
II. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
1. Thực trạng hiểu biết và vận dụng hoạt động TNST vào dạy học của giáo
viên
10



Chúng tơi đã tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học mới của GV trong giảng dạy Sinh học ở các trường THPT Nghi Lộc
2, THPT Nghi Lộc 5 và THPT Nguyễn Duy Trinh bằng cách sử dụng điều tra trực
tuyến trên ứng dụng Google Forms của Google qua địa chỉ Website được thiết kế
như sau:
/>2Z5sj4WnIifnTTdVJFC8vO8Q/viewform?usp=sf_link
Hoạt động điều tra bằng mẫu phiếu ở Phụ lục I – Phiếu điều tra số 1.
Số lượng giáo viên được điều tra: 12 giáo viên(Sinh học). Kết quả do phần
mềm tổng hợp và thống kê như sau (theo tỉ lệ %):

TT

Tiêu chí cần điều tra

Số lượng lựa
chọn
a

b

c

1

Sự cần thiết áp dụng hình thức tổ chức dạy học mới

0

25


75

2

Hiểu biết về hình thức tổ chức HĐ TNST ở trường THPT

0

41,7

58,3

3

Thực trạng tổ chức HĐ TNST trong các hoạt động ngoại
khóa ở đơn vị cơng tác

0

25

75

4

Thực trạng tổ chức HĐ TNST trong dạy học sinh học ở
đơn vị công tác

8,3


0

91,7

5

Khó khăn lớn nhất gặp phải nếu tổ chức dạy học HĐ
33,3 41,7
TNST

6

Khả năng vận dụng dạy học TNST vào dạy học các chủ
đề trong bộ môn Sinh học

0

8,3

25
91,7

Qua kết quả điều tra, có thể nhận thấy:
- Hầu hết các giáo viên đều cho rằng việc vận dụng các PPDH và hình thức
tổ chức dạy học tích cực là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Việc tổ chức HĐ TNST cho học sinh chủ yếu thơng qua các hoạt động
ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp ở các trường THPT, chưa được áp dụng rộng rãi để
11



đạt hiệu quả trong dạy học. Đối với một số giáo viên, hoạt động dạy học này còn
mới.
- Các giáo viên hầu hết cho rằng có nhiều khó khăn khi triển khai dạy học
gắn với trải nghiệm, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy học bởi điều
kiện hiện tại chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy học của GV và HS. Mặt khác cần có
biện pháp làm thay đổi tâm lý của phụ huynh HS vì sự thay đổi phương pháp chưa
đến được với cha mẹ HS.
- Sinh học có nhiều kiến thức thực tiễn hấp dẫn, do đó phần lớn giáo viên
đồng ý rằng nếu vận dụng dạy học TNST thành cơng thì sẽ rất hiệu quả.
2. Hứng thú học tập của học sinh đối với hoạt động TNST trong dạy học
Sinh học ở các Trường THPT.
Chúng tơi đã tìm hiểu hứng thú và hiểu biết của HS về phương pháp dạy học
TNST trong dạy học Sinh học ở các trường THPT Nghi Lộc 2, THPT Nghi Lộc 5
và THPT Nguyễn Duy Trinh bằng mẫu phiếu điều tra số 2 (Phụ lục II – Phiếu điều
tra số 2). Học sinh được điều tra ngẫu nhiên nhờ ứng dụng Google Forms của
Google thông qua trang cá nhân Facebook hoặc Gmail hoặc linkZalo của HS có địa
chỉ Website sau:
/>ayMYHSSG4NznceqmZ25g0R-iQ/viewform?usp=sf_link
Kết quả phản hồi từ HS được phần mềm tổng hợp tại thời điển thơng kê có
687 em. Kết quả cụ thể ứng với từng tiêu chí như sau(theo tỉ lệ %):
TT

Tiêu chí cần điều tra

Số lượng lựa chọn
a

b


c

1

Thực trạng học tập TNST ở trường THPT

34,6

64,5

0,9

2

Hình thức tổ chức HĐ TNST ở trường THPT

44,1

19,8

36,1

3

Hứng thú học tập thông qua HĐ TNST

0,1

10,9


89,0

4

Sự phù hợp của TNST trong bộ mơn Sinh học

0

8,0

92,0

5

Vấn đề u thích trong các hoạt động thực tiễn

57,9

38,0

4,1
12


6

Sự cần thiết của công tác tuyên truyền và bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên

0,3


11,9

87,8

Qua kết quả điều tra, có thể nhận thấy:
- Hình thức dạy học TNST triển khai chưa nhiều ở các trường THPT trên địa
bàn. Việc triển khai tập trung ở các buổi học ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp. Do đó,
số lượng học sinh tiếp cận và có kinh nghiệm học tập theo cách thức này cịn hạn
chế.
- Học sinh có hứng thú cao với hình thức học tập TNST và hầu hết các em
đều cho rằng hình thức này phù hợp để ứng dụng vào môn Sinh học ở trường
THPT.
- Trong học tập, các vấn đề liên hệ thực tiễn luôn thu hút học sinh. Theo điều
tra, học sinh mong muốn được tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội, các hoạt
động trải nghiệm thực tế.
- Hầu hết học sinh nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công
tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nhận thấy
nhiều vấn đề tồn tại về mơi trường xung quanh mình và mong muốn trực tiếp tham
gia tuyên truyền và bảo vệ môi trường.
Như vậy, thông qua điều tra thực trang dạy và học ở địa phương cho thấy
tầm quan trọng của đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, trong đó
đưa các PPDH mới các hình thức tổ chức dạy học vào vận dụng là việc làm cần
thiết để nâng cao chất lượng. Đồng thời cho thấy hình thức dạy học TNST phù hợp
để phát triển năng lực người học thông qua các hoạt động tổ chức học tập chuyên
biệt của nó.
III. Thực nghiệm sư phạm tổ chức HĐ TNST trong dạy học chủ đề: "Giới
thiệu chung về thế giới sống" - Sinh học 10 THPT
1. Đối tượng, thời gian thực hiện.
a. Đối tượng

Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng ở Trường THPT Nghi
Lộc II. Các cặp lớp được chọn làm đối chứng và thực nghiệm có số lượng, trình độ
tương đương nhau.
Lớp thực nghiệm: Dạy học chủ đề theo hình thức tổ chức HĐ TNST
13


Lớp đối chứng: Dạy học chủ đề theo hình thức học tập trên lớp
Cụ thể như sau:
Trường

Lớp thực
nghiệm

Lớp đối
chứng

THPT Nghi
Lộc 2
THPT Nghi
Lộc 2

10A1
(42 hs)
10A8
(42 hs)

10A2
(43 hs)
10A9

(39 hs)

Trình độ
học sinh

Giáo viên thực hiện

Khá - Giỏi

Dương Văn Tuấn

Trung bình

Dương Văn Tuấn

Ở các trường Nguyễn Duy Trinh và Nghi Lộc 5: Ở mỗi trường chúng tơi dạy
1 lớp thực nghiệm theo trình tự nội dung như trên.
b. Thời gian thực hiện dạy thực nghiệm và đối chứng.
Từ ngày 03/09/2020 đến ngày 18/09/2020.
2. Phân tích chủ đề: "Giới thiệu chung về thế giới sống"
2.1. Nội dung.
Chủ đề này gồm 2 bài (chia làm 2 tiết theo PPCT) là nội dung của “Phần I:
Giới thiệu chung về thế giới sống, trong chương trình Sinh học 10 Cơ bản”:
- Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Bài 2: Các giới sinh vật.
2.2. Mạch kiến thức.
a. Học sinh hình dung được tính đa dạng sinh học và các cấp tổ chức của sinh
giới:
+ Tìm hiểu các cấp tổ chức chung của sinh giới từ tổ chức thấp đến cao.
+ Tìm hiểu các các cấp tổ chức cơ bản của sinh giới.

+ Mô tả về học thuyết tế bào.
+ Đặc điểm chung của các giới sinh vật.
14


+ Nhận xét về nguồn gốc chung của sinh giới.
b. Các giới sinh vật:
+ Nêu khái niệm giới sinh vật; Hệ thối phân loại 5 giới.
+ Rèn luyện kỹ năng phân tích các giới sinh vật, mơ tả đặc điểm của mỗi giới.
+ Giải thích được nguyên nhân làm mất cân bằng sinh học, giảm độ đa dạng
về thành phần lồi. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường sống.
3. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề
3.1. Mục tiêu
Kiến thức
- Nêu được các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao.
- Nêu được hệ thống phân loại 5 giới sinh vật và đặc điểm chung của mỗi giới.
- Vẽ được sơ đồ phát sinh các giới sinh vật.
- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Phân tích mối liên hệ giữa đa dạng
sinh học với mơi trường. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.
Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, xem phim về đa dạng của thế giới sinh vật, rút ra nội
dung trọng tâm.
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, khái qt, hoạt động nhóm.
- Tìm kiếm các tư liệu về đa dạng sinh học và vận dụng vào thực tiễn trồng trọt,
chăn nuôi, bảo về môi trường.
Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường và u thích thiên nhiên
- Có ý thức bảo tồn về đa dạng sinh học.
- Ứng dụng bài học vào trong thực tiễn (nhất là trong nông nghiệp, trồng rừng và
bảo vệ rừng), khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững.

15


3.2. Định hướng phát triển năng lực
Các năng lực chung:
STT

Tên năng lực

Các kĩ năng thành phần
- Học sinh tự xác định mục tiêu học tập.
- Học sinh lập kế hoạch học tập cụ thể về: thời gian, nội
dung công việc, người thực hiện, sản phẩm.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan về các giới sinh vật như:
+ SGK 10 Cơ bản, SGK nâng cao 10, sách bài tập.
+ Sách tham khảo ở thư viện trường.
+ Một số website.

1

Năng lực tự học

- Một số nội dung HS cần tìm hiểu như:
+ Khái niệm và đặc điểm về các cấp tổ chức của thế giới
sống.
+ Tìm hiểu về đặc điểm chung của các giới sinh vật.
+ Tìm hiểu về đa dạng sinh học, vai trị của sự đa dạng
đó.
+ Tìm hiểu về mối liên hệ giữa đa dạng sinh học với đời
sống sản xuất.

+ Tìm hiểu phương pháp bảo vệ, duy trì đa dang sinh học.

2

Năng lực phát Giải quyết các tình huống có liên quan như:
hiện và giải
+ Xác định được tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên thế
quyết vấn đề
giới sống.
+ Phân loại được các sinh vật trong tự nhiên vào mỗi
giới tương ứng theo hệ thống phân loại 5 giới, sưu tầm
tranh ảnh, tư liệu minh họa.

16


STT

Tên năng lực

Các kĩ năng thành phần
+ Giải pháp bảo vệ môi trường, cứu hộ và bảo tồn động
vật hoang giã.
HS tự đặt ra các câu hỏi học tập:
+ Từ đặc điểm về sự tiến hóa và các mối liên hệ cần suy
luận về nguồn gốc chung của sinh giới.

3

+ Hiểu rỏ đặc điểm về hệ thống mở, tự điều chỉnh để vận

dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, làm trang trại,
Năng lực tư duy bảo vệ môi trường …
và sáng tạo
+ Từ đặc điểm về tổ chức theo thứ bậc, cần làm rõ mối
liên hệ hữu cơ giữa các cấp tổ chức và ứng dụng.
+ Từ hậu quả do thiên tai, sụt lỡ, lũ ống, lũ quét, ô nhiễm
mơi trường để lại cần biết mình phải làm gì và làm như
thế nào để giảm thiểu thiệt hại thông qua việc bảo tồn đa
dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
- Tập trung trong học tập, quản lí thời gian và quản lí
nhóm trong q trình tìm hiểu, thực hiện và báo cáo.

4

Năng lực tự - Lắng nghe báo cáo của các thành viên trong nhóm.
quản lý bản thân - Chia sẻ cách nghiên cứu nội dung được phân cơng.
- Hình thành kĩ năng làm việc nhóm: kĩ năng phân chia
công việc, ý thức trách nhiệm khi thực hiện.
- Lắng nghe các thành viên khác.
- Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm

5

Năng lực giao - Sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học liên quan đến
tiếp
chủ đề
- Phát triển ngơn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận.
- Hoạt động nhóm, thảo luận, trao đổi ý kiến.
17



STT

6

Tên năng lực

Các kĩ năng thành phần

- Trao đổi thông tin với bạn bè, giáo viên, người thân,
chuyên gia, nhóm,… HS biết thực hiện nhiệm vụ bản
Năng lực hợp tác thân và biết lắng nghe ý kiến của các thành viên khác.
- Có phản hồi tích cực khi tiếp nhận các chủ đề (dự án)
được phân công.
- Sử dụng thành thạo cách khai thác thông tin trên mạng;
chia sẻ thông tin qua mạng, sách báo, các phương tiện
truyền thông.

7

Năng lực sử
dụng công nghệ - Sử dụng thành thạo các ứng dụng đánh giá, khảo sát trên
thông tin và Google Forms do GV hướng dẫn
truyền thông
- Biết sử dụng phần mềm word, excel, pwerpoint thu
thập và xử lý thông tin.
- Thu thấp các nguồn thơng tin có chọn lọc và tin cậy.
Diễn đạt được một số nội dung như:
+ Khái niệm về các cấp tổ chức cơ bản từ tế bào, cá thể,
quần thể, hệ sinh thái, sinh quyển.


8

Năng lực sử + Phân biệt được các giới sinh vật.
dụng ngôn ngữ
+ Nêu được các đặc điểm chung của thế giới sống.
+ Nêu được đặc điểm chung của mỗi giới.
+ Nêu các tồn tại của môi trường hiện nay, đề xuất các
biện pháp khắc phục.
Các năng lực chuyên biệt

STT
1

Tên năng lực

Các kĩ năng thành phần

Các kĩ năng khoa Quan sát:
học
- Quan sát đại diện của từng giới sinh học trong tự nhiên.
18


- Quan sát và phân biệt được các cấp tổ chức của thế giới
sống.
- Thực địa: Quan sát thực tế tại vườn trường, rừng lân
cận để làm rõ thành phần loài, mức độ đa dạng của loài
và cân bằng sinh học…


2

- Biết sơ đồ hóa về các cấp tổ chức trong sinh giới và về
Các kĩ năng sinh các đặc điểm của mỗi giới.
học cơ bản
- Đưa ra các tiên đốn: chiều hướng tiến hóa trong sinh
giới, dự đốn về nguồn gốc sinh giới…
- Các phương pháp nghiên cứu các giới sinh vật.

3

Các phương pháp
- Phương án ngăn chăn và khắc phục hâu quả do mất cần
sinh học
bằng sinh học.
- Nhận định sự biến đổi của các cấp tổ chức sống.
3.3. Chuẩn bị
Chuẩn bị của GV
- Nội dung chủ đề “Giới thiệu chung về thế giới sống”
- Kế hoạch thực hiện chủ đề
- Kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các nhóm học sinh.
- Gợi ý các nội dung trải nghiệm của các nhóm học sinh
Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung phần I: “Giới thiệu chung về thế giới sống”
- Sưu tầm một số hình ảnh về các đại diện của mỗi giới ở địa phương.
- Giấy A0, bút lơng, máy ảnh, máy tính …
3.4. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm
(1) Giao nhiệm vụ (lớp học – tiết 1)
19



* Phân nhóm:
Chia lớp ra 4 nhóm dựa vào địa điểm cư trú của các HS, trong đó HS cùng
hoặc gần khu vực xóm, xã về cùng một nhóm để thuận tiện cho việc tập trung cho
hoạt động nhóm.
* Giao nhiệm vụ chung:
- Mỗi nhóm bầu ra 1 trưởng nhóm, nhóm phó, thư ký.
- Dựa vào mạch kiến thức của chủ đề và nhiệm vụ của nhóm, các nhóm lập
kế hoạch hoạt động học tập bao gồm:
+ Phân công nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu.
+ Phân công thu thập tài liệu, tư liệu, hình ảnh về đại diện mỗi giới, đặc điểm
mỗi giới, đại diện, phương thức dinh dưỡng và phương thức sinh sản, các vấn đề
cân bằng sinh học và đa dạng sinh học.
+ Phân công viết thu hoạch, báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
+ Dự kiến thời gian thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.
* Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu về các cấp tổ chức của sinh giới.
Cụ thể:
- Tìm hiểu các cấp tổ chức chính của hệ thống sống theo thứ tự từ thấp đến
cao, phân tích mối liên hệ giữa các cấp tổ chức đó, lấy ví dụ minh họa.
- Chỉ ra các cấp tổ chức cơ bản và các cấp tổ chức trung gian.
- Rút ra nhận xét chung về sinh giới trong tự nhiên.
Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của mỗi giới.
Cụ thể:
+ Phân tích đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.
+ Đặc điểm nổi trội là gì? Đặc điểm nổi trội do đâu mà có.
20


+ Liên hệ với thực tiễn và lấy ví dụ cho mỗi đặc điểm.

Nhóm 3: Tìm hiểu khái niệm giới sinh học, hệ thống phân loại 5 giới và
đặc điểm của giới khởi sinh và giới nguyên sinh.
Cụ thể:
+ Tìm hiểu khái niệm giới sinh học, hệ thống phân loại 5 giới của Whittaker
và Magulis.
+ Tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc của giới khởi sinh và giới nguyên sinh.
+ Lấy ví dụ cụ thể về các đại diện, nêu phương thức dinh dưỡng và phương
thức sinh sản và cho ví dụ cụ thể.
Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm của giới nấm, giới thực vật và giới động vật.
Cụ thể:
+ Tìm hiểu về đặc điểm giới nấm, giới thực vật và giới động vật, chỉ ra các
đại diện điển hình.
+ Lấy được ví dụ về thảm họa mơi trường do mất cân bằng sinh thái.
* Hướng dẫn sử dụng phiếu điều tra và một số kĩ năng điều tra:
Các phiếu điều tra trực tuyền trên Google được thiết kế đơn giản dễ hiểu, dễ
sử dụng phù hợp với đối tượng HS THPT. Mỗi phiếu điều tra gồm nội dung cần
điều tra và thông tin điều tra thu được từ đối tượng được điều tra.
Các kĩ năng điều tra cơ bản:
- Lựa chọn đối tượng điều tra: Nên lựa chọn nhiều đối tượng, ở nhiều khu
vực địa lí khác nhau, đa dạng hóa phương thức dinh dưỡng, sinh sản khác nhau...
- Đặt câu hỏi dựa theo mẫu phiếu và câu hỏi mở rộng nếu cần thiết.
- Khai thác thông tin thêm để làm rõ các nội dung được đề cập.
- Tổng hợp và đánh giá thông tin trong phiếu và thực tế điều tra được.
(2) Trải nghiệm cụ thể (Thực địa ở địa phương, gia đình, trang trại – 1
tuần)
21


- Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ
tương ứng cho các thành viên: các HS có thể độc lập thu thập thơng tin hoặc làm

việc theo nhóm để hồn thành nhiệm vụ chung đã được phân cơng.
- Các nhóm chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập, nghiên cứu chủ đề ở
phịng thí nghiệm, vườn trường, trang trại, rừng tự nhiên...
(3) Chia sẻ, phân tích, khái qt hóa vấn đề (tiết 2)
Các nhóm lần lượt báo cáo đánh giá kết quả điều tra. GV hỗ trợ HS trong
q trình phân tích kết quả, rút ra kết luận.
* Nội dung 1: Tìm hiểu về các cấp tổ chức của sinh giới.
GV đánh giá bằng các câu hỏi và các tình huống để hình thành kiến thức
như:
- Sinh vật khác vật vô sinh ở những điểm nào?
- Tổ chức thế giới sống bao gồm những cấp tổ chức chính nào?
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống?
- Nêu đặc điểm của từng cấp tổ chức?
- Các cấp tổ chức trung gian là gì?
- Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật ?.
* Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của mỗi giới.
- Em hãy cho biết các đặc điểm chung của thế giới sống?
- Nguyên tắc thứ bậc là gì?
- Thế nào là đặc tính nội trội ? cho ví dụ? Đặc tính nội trội do đâu mà có?
- Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Lấy ví dụ cho mỗi đặc
điểm.
- Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác?
- Làm thế nào để sinh vật có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất trong môi
trường?
22


- Tại sao ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh?
* Nội dung 3: Tìm hiểu đặc điểm của giới khới sinh, giới nguyên sinh và giới
nấm

- Nêu đặc điểm cấu tạo của từng giới?
- Phương thức dinh dưỡng của mỗi giới?
- Phương thức sinh sản của mỗi giới?
* Nội dung 4: Tìm hiểu đặc điểm của giới thực vật và giới động vật.
- Nêu đặc điểm cấu tạo của từng giới?
- Phương thức dinh dưỡng của mỗi giới?
- Phương thức sinh sản của mỗi giới?
- Đặc điểm tiến hóa giữa các giới sinh vật?
(4) Vận dụng
- Giải quyết vấn đề bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập và các hiện
tượng gắn sinh học với thực tiễn.
- GV giao nhiệm vụ cho HS dưới dạng 1 bài tập lớn, mỗi cá nhân vận dụng,
tìm tịi để hồn thiện.
Một số câu hỏi bài tập ví dụ:
A – Tự luân
Câu 1. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của cơ thể sống ?
Trả lời:
Bởi vì tế bào là cấp độ nhỏ nhất tồn tại những đặc trưng cơ bản của sự sống
như trao đổi chất, trao đổi năng lượng, có sự sinh sơi phát triển và mỗi loại tế bào có
một chức năng riêng biệt (tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào da....) vì vậy mà tế bào
là cấp tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

23


+ Tế bào đơn vị cấu trúc và thực hiện chức năng của mọi cơ thể sống (mọi cơ thể
sống đều cấu tạo từ tế bào, các đặc trưng của sự sống đều thể hiện đủ trong tế bào
=> Chứng tỏ tế bào là đơn vị cấu trúc nên cơ thể - quần thể - ...).
+ Các hoạt động sống chỉ diễn ra trong tế bào và chỉ khi tế bào xuất hiện. Tế bào chỉ
được sinh ra từ tế bào có trước đó (chứng tỏ tế bào là cấp tổ chức sống cơ bản nhỏ

nhất).
+ Các đại phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi ở trong tế bào
(chứng tỏ đại phân tử, bào quan không phải là cấp tổ chức cơ bản)
Câu 2. Tại sao tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng?
Trả lời:
Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống
+ Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, sự sống chỉ xuất hiện khi có tổ chức
tế bào. Các đại phân tử chỉ thể hiện chức năng sống trong tổ chức tế bào. Các q
trình chuyển hóa vật chất và di truyền đều được diễn ra trong TB, TB được sinh ra
từ TB.
+ TB tồn tại dưới những cấp độ khác nhau của tổ chức vật chất sống.
- Ở cơ thể đơn bào nó là mức độ cơ thể, cơ thể đa bào đã có những phương thức
thích nghi đa dạng để tồn tại nhưng khơng vượt ra ngồi giới hạn mơ hình chung
của cấu tạo tế bào.
- Ở cơ thể đa bào chúng thuộc mức độ dưới cơ thể, trong quá trình tiến hóa đã xuất
hiện những dạng sống khác nhau, bằng chứng là đã có sự phân hóa về cấu tạo và
chuyên hóa về chức năng sinh lí, sinh thái, di truyền.
- TB cũng như các hệ thống sống khác: có sinh trưởng, phát triển, bảo tồn, phục hồi
tính nguyên vẹn và sinh sản nhờ năng lượng - vật chất lấy từ môi trường. TB là một
hệ thống sống gồm 2 thành phần: Nhân và tế bào chất có quan hệ chặt chẽ với nhau,
là cơ sở của sự phát triển, cấu tạo và hoạt động của mọi thực vật, động vật.
- Nói cách khác TB khơng chỉ là 1 phần của cơ thể đa bào mà còn là một đơn vị
sống ngun vẹn.
- Vì vậy có thể nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng di truyền
của tất cả cơ thể sống.
24


Câu 3: Đặc tính nổi trội của các cấp độ sống là gì? Nêu một ví dụ?
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới

làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
Trả lời:
Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp
thấp hơn mà cịn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn khơng có
được.
Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác
của các bộ phận cấu thành.
Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và
năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...
Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập
hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ
giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thơng minh và trạng thái tình cảm mà
ở mức độ từng tế bào khơng thể có được.
Câu 4: Hãy trình bày một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của con người.
Trả lời
- Ở nam giới, khi bước vào tuổi dậy thì, các hoocmơn tuyến yên (LH, FSH) sẽ kích
thích các tế bào kẽ nằm giữa các ống sinh tinh trong tinh hoàn tiết ra hoocmơn sinh
dục nam, đó là testơstêrơn. Testơstêrơn được phóng thích vào máu và khi nồng độ
hoocmơn này tăng cao, theo đường máu, chúng sẽ ức chế quá trình sản xuất FSH,
LH của tuyến yến, từ đó giúp điều chỉnh và kiểm sốt nồng độ testơstêrơn trong
giới hạn bình thường.
- Khi trời giá rét, để duy trì thân nhiệt, con người có một số phản ứng tự vệ như:
run để tăng cường sinh nhiệt, co cơ dựng lông (nổi gai ốc) và co mạch máu dưới da
(biểu hiện ở làn da bợt màu, tím tái) để hạn chế sự mất nhiệt.
- Khi cơ thể dung nạp nguồn thực phẩm nhiễm bẩn, chứa vi sinh vật gây hại hoặc
có nhiều độc tố thì cơ thể tự vệ bằng cách tăng cường nhu động ruột và xuất hiện
phản xạ nôn để đào thải chúng ra ngồi cơ thể. Đó là lý do giải thích vì sao khi bị
ngộ độc thực phẩm, chúng ta thường có biểu hiện : nơn ói, đau bụng quằn quại và
tiêu chảy cấp.
25



×