Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tài liệu DỊCH AIDS doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 64 trang )



07
Tháng 12
Cập nhật tình hình dịch AIDS

UNAIDS/07.27E/JC1322E (Nguyên bản tiếng Anh, Tháng 12, 2007)

© Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2007.
Giữ toàn bộ bản quyền. Có thể nhận các ấn phẩm do UNAIDS và WHO xuất bản từ Trung tâm thông tin của UNAIDS. Xin
phép tái bản hoặc dịch các ấn phẩm của UNAIDS cho mục đích thương mại hoặc phi thương mại xin gửi tới Trung tâm thông
tin theo địa chỉ dưới đây, hoặc gửi tới số fax +4122 791 4187, hoặc email:
Hình thức trình bày và thiết kế mỹ thuật của ấn phẩm này không ám chỉ bất cứ một quan điểm nào của UNAIDS hoặc WHO
liên quan đến tình trạng pháp lý của bất cứ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hay khu vực tự trị nào hoặc liên quan đến sự phân
chia ranh giới hoặc biên giới.
Việc nhắc đến tên của một số công ty hay nhà sản xuất cụ thể không có nghĩa là chúng đã được UNAIDS hoặc WHO kiểm tra
hay khuyến nghị so vớí các công ty hay nhà sản xuất khác không được nhắc tên. Trừ khi do bị lỗi hoặc nhầm lẫn, tất cả các
tên của các sản phẩm đều được phân biệt bằng chữ cái đầu in hoa.
UNAIDS không thể đảm bảo được rằng tất cả các thông tin trong ấn phẩm này là đầy đủ và chính xác, và không chịu trách
nhiệm về bất cứ tổn thất nào do việc sử dụng thông tin trong ấn phẩm này.
Dữ liệu trong danh mục thư viện của WHO
UNAIDS
Cập nhật tình hình dịch AIDS: tháng 12 năm 2007.
“UNAIDS/07.27E / JC1322E”.
1. Nhiễm HIV – Dịch tễ học. 2. Nhiễm HIV – Kiểm sóat và Phòng chống. 3. Hội chức miễn dịch mắc phải – dịch tễ học. 4. Hội
chứng miễn dịch mắc phải – Kiểm soát và phòng chống. 5 Các vụ dịch. I. Tổ chức y tế Thế giới. II. Tên
ISBN 978 92 9 173621 8 (Phân loại NLM: WC 503.41)
UNAIDS
20 Đại lộ Appia
CH-1211 Geneva 27
Thụy Sĩ


T (+41) 22 791 36 66
F (+41) 22 791 48 35

www.unaids.org
Cập nhật tình hình dịch AIDS
Tháng 12 / 2007

NỘI DUNG
T
ÓM
T
ẮT
T
ÌNH
H
ÌNH
D
ỊCH
A
IDS
T
OÀN
C
ẦU
T
ÓM
T
ẮT
T
ÌNH

H
ÌNH
D
ỊCH
A
IDS
T
HEO
K
HU
V
ỰC
C
ẬN
S
AHARA
C
HÂU
P
HI
C
HÂU
Á
Đ
ÔNG
Â
U VÀ
T
RUNG
Á

K
HU
V
ỰC
C
A-RI-BÊ
M

L
A-TINH
B
ẮC
M
Ỹ,
T
ÂY VÀ
T
RUNG
Â
U
T
RUNG
Đ
ÔNG VÀ
B
ẮC
P
HI
C
HÂU

Đ
ẠI
D
ƯƠNG
B
ẢN
Đ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
17
17
25
31
34
36
39
41
42
44
50
Ước tính số người trưởng thành và trẻ em toàn cầu, 2007
Ước tính số người trưởng thành và trẻ em đang sống với HIV trong năm 2007
Ước tính số người trưởng thành và trẻ em mới bị nhiễm HIV trong năm 2007
Ước tính số người trưởng thành và trẻ em tử vong liên quan đến AIDS trong năm 2007
45
46
47
48
Bản dịch do UNAIDS Việt Nam cung cấp













Tóm tắt tình hình dịch AIDS toàn cầu
Tháng 12/2007
Số người sống với HIV năm 2007
Tổng số 33.2 triệu [30.6 - 36.1 triệu]
Người lớn 30.8 triệu [28.2 - 33.6 triệu]
Phụ nữ 15.4 triệu [13.9 - 16.6 triệu]
Trẻ em dưới 15 tuổi 2.5 triệu [2.2 - 2.6 triệu]
Số ca mới nhiễm HIV trong năm 2007
Tổng số 2.5 triệu [1.8 - 4.1 triệu]
Người lớn 2.1 triệu [1.4 - 3.6 triệu]
Trẻ em dưới 15 tuổi 420 000 [350 000 - 540 000]
Số ca tử vong do AIDS trong năm 2007
Tổng số 2.1 triệu [1.9 - 2.4 triệu]
Người lớn 1.7 triệu [1.6 - 2.1 triệu]
Trẻ em dưới 15 tuổi 330 000 [310 000 - 380 000]
Khoảng dao động xung quanh các con số ước tính trong bảng này là xác định giới
hạn trong đó bao gồm con số thực, dựa trên các thông tin tốt nhất hiện có.
1

2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÓM TẮT TÌNH HÌNH
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÓM TẮT TÌNH HÌNH
3
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
TÓM TẮT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS TOÀN CẦU
Trong năm 2007, những tiến bộ trong
phương pháp ước tính dịch HIV áp dụng
đối với nhiều loại số liệu quốc gia đã
mang lại những kết quả đáng kể trong
ước tính số người đang sống với HIV
trên toàn thế giới. Tuy nhiên việc đánh
giá định tính mức độ nghiêm trọng và
những ảnh hưởng của dịch vẫn chưa có
nhiều thay đổi. Ước tính số người đang
sống với HIV toàn cầu trong năm 2007
là 33,2 triệu [30,6 – 36,1 triệu], giảm 16%
số với con số ước tính công bố năm 2006
(39,5 triệu [34,7 – 47,1 triệu.] (UNAIDS/
WHO, 2006) Sự giảm đi này chủ yếu
là nhờ những biện pháp chuyên sâu áp
dụng khi đánh giá dịch HIV tại Ấn Độ,
từ đó xem xét và cập nhật lại các số liệu
ước tính của quốc gia này. Việc đánh giá
lại các con số ước tính của một số quốc
gia khác, nhất là khu vực Cận Sahara
Châu Phi, cũng góp phần làm giảm số
ước tính ban đầu. 70% khác biệt giữa số
ước tính của năm 2006 và 2007 là do có
sự thay đổi số liệu tại sáu nước: Angola,
Ấn Độ, Kenya, Mozambique, Nigeria,

và Zimbabwe. Tại Kenya và Zimbabwe,
ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy
tỷ lệ nhiễm ở đây giảm một phần là do
số ca nhiễm mới giảm xuống, kết quả có
phần đóng góp của việc giảm các hành vi
nguy cơ cao.
Do ước tính số ca nhiễm HIV mới và số
ca tử vong liên quan đến HIV dựa trên
mô hình toán ứng dụng cho việc ước
tính tỷ lệ nhiễm HIV, những ước tính
mới về số ca nhiễm HIV mới và tỷ lệ
tử vong trong năm 2007 cũng khác biệt
đáng kể so với đánh giá ban đầu. Cần
nhấn mạnh rằng những khác biệt giữa
Giới thiệu
số ước tính công bố năm 2006 và số ước
tính công bố năm 2007 phần lớn là kết
quả của việc cải tiến phương pháp, chứ
không phải là những xu hướng của bản
thân dịch. Do đó, không nên đưa ra kết
luận dựa vào việc so sánh những con số
ước tính năm 2007 với số công bố năm
2006. Tuy nhiên phương pháp mới cũng
đã được ứng dụng đối với tất cả các số
liệu về tỷ lệ nhiễm HIV trước đây, với
mục đích các ước tính về số ca nhiễm
mới, tỷ lệ hiện nhiễm và số tử vong từ
những năm về trước nêu trong bản báo
cáo này vẫn có thể được sử dụng để
đánh giá các xu hướng dịch qua nhiều

thời kỳ.
Tài liệu Cập nhật Tình hình Dịch AIDS
công bố những biến chuyển gần đây nhất
của đại dịch AIDS và được xuất bản
hàng năm liên tục từ năm 1998. Bản báo
cáo năm 2007 này cung cấp những ước
tính cập nhật nhất về quy mô dịch và
số tử vong cũng như tìm hiểu những xu
hướng phát triển mới của dịch. Báo cáo
này do UNAIDS và WHO phối hợp thực
hiện và các ước tính do Nhóm Chuyên
đề về Giám sát HIV/AIDS và STI toàn
cầu của UNAIDS/WHO đưa ra đều dựa
trên các phương pháp và thông số công
bố bởi Nhóm Chuyên đề của UNAIDS
về Ước tính, Lên Mô hình, và Dự đoán
HIV/AIDS (UNAIDS Reference Group
on HIV/AIDS Estimates, Modelling and
Projections). Những ước tính này cũng
dựa vào nghiên cứu của các chuyên gia
quốc gia trong loạt 11 hội thảo ước tính
HIV khu vực do UNAIDS và WHO tổ
chức. Cách thức và phương pháp ước
tính do UNAIDS và WHO sử dụng cũng
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
4
được xem xét và thông qua trong cuộc
hội đàm quốc tế về ước tính dịch AIDS
do Văn phòng UNAIDS và WHO tổ
chức vào ngày 14 và 15 tháng 11 năm

2007 tại Geneva.
Những yếu tố cơ bản của phương pháp
mới được ứng dụng bao gồm hiểu biết
sâu rộng hơn về dịch HIV thông qua
điều tra dựa vào dân số, mở rộng giám
sát trọng điểm tới nhiều vùng hơn tại
các quốc gia liên quan, và chỉnh sửa các
mô hình toán học bởi đã có hiểu biết
nhiều hơn về lịch sử tự nhiên của việc
lây nhiễm HIV không được điều trị tại
các nước thu nhập thấp và trung bình.
Những chỉnh sửa phương pháp này
được giải thích kỹ hơn trong phần “Số
liệu mới dẫn đến nhiều thay đổi trong
giả định và số ước tính.” UNAIDS và
WHO sẽ tiếp tục chỉnh sửa các số ước
tính về nhiễm HIV và tử vong vì AIDS
sau khi có được các số liệu khoa học,
nghiên cứu và phân tích mới.
Một số so sánh trong báo cáo này là giữa
các ước tính HIV tính theo cùng phương
pháp mới trong các năm 2007 và năm





0
5
10

15
20
25
30
35
40
Biểu đồ 1
Ước tính số người sống chung với HIV trên toàn cầu,
1990 - 2007
Số người
sống với
HIV
Triệu người
Khoảng cách này để chỉ khoảng dao động xung quanh số ước tính
Năm
1990 ‘91 ‘92 ‘93 ‘94 ‘95 ‘96 ‘97 ‘98 ‘99 2000 ‘01 ‘02 ‘03 ‘04 ‘05 ‘06 ‘07
2001. 2001 là năm diễn ra Khóa họp Đặc
biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về
HIV/AIDS, lần đầu tiên đưa ra những
mục tiêu can thiệp, nhưng cũng là thời
điểm cách đây đủ lâu để có thể xem xét
hiệu quả các xu hướng thể hiện qua số
liệu được phân tích thống nhất.
Cập nhật tình hình dịch AIDS năm
2007 – một số kết luận cơ bản
Hiện mỗi ngày có trên 6.800 người bị
nhiễm HIV và trên 5.700 người tử vong
vì AIDS, chủ yếu là do không được tiếp
cận đầy đủ với các dịch vụ dự phòng và
điều trị HIV. Đại dịch HIV vẫn là căn

bệnh lây truyền nguy hiểm nhất đe dọa
sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên việc
đánh giá tình hình dịch hiện nay có một
số yếu tố khả quan với những nhận định
sau:
tỷ lệ hiện nhiễm HIV toàn cầu (tỷ lệ
người mắc HIV) vẫn dừng ở mức độ
như trước, mặc dù số lượng người
sống với HIV toàn cầu đang tăng lên
bởi các ca nhiễm mới tiếp tục tích lũy
| | | | | | | | | | | | | | | | | | |
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
5
0. 0
1. 0
2. 0
3. 0
4. 0
5. 0
6. 0
7. 0
1990 ‘91‘92 ‘93‘94 ‘95‘96 ‘97‘98 ‘992000‘01 ‘02‘03 ‘04‘05 ‘06‘07
Biểu đồ 2
Biểu đồ 3
với tuổi thọ người bệnh cao hơn, tính
theo số dân nói chung đang không
ngừng tăng lên;
tại một số nước tỷ lệ nhiễm hiện đang
giảm;
số ca tử vong có liên quan đến HIV

cũng giảm, một phần là do khả năng
tiếp cận điều trị đang được mở rộng;

số ca nhiễm HIV mới toàn cầu hàng
năm đang giảm
Nghiên cứu các xu hướng toàn cầu và
Ước tính tỷ lệ nhiễm HIV (%) trong người lớn (15-49 tuổi) toàn cầu và
Cận Sahara Châu Phi, 1990 – 2007
% tỷ lệ nhiễm
Châu Phi
cận Sahara
Toàn cầu
Ước tính số ca tử vong người lớn và trẻ em do AIDS toàn cầu,
1990 – 2007

1990‘91 ‘92‘93 ‘94‘95 ‘96‘97 ‘98‘99 2000 ‘01‘02 ‘03‘04 ‘05‘06 ‘07

0. 0
0. 5
1. 0
1. 5
2. 0
2. 5
3. 0
Số ca tử
vong người
lớn và trẻ
em do
AIDS
Triệu người

Năm
Khoảng cách này để chỉ khoảng dao động xung quanh số ước tính
6
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
1990‘91 ‘92‘93 ‘94‘95 ‘96‘97 ‘98‘99 2000 ‘01‘02 ‘03‘04 ‘05‘06 ‘07
0
1
2
3
4
5
6
Ước tính số người mới nhiễm HIV trên toàn cầu,
1990 - 2007
Số người
mới
nhiễm
HIV
Triệu người
Năm
Dao động cao
Ước tính
Dao động thấp
khu vực cho thấy dịch đã hình thành hai
mô hình chính:
dịch đại trà ở đối tượng dân cư nói
chung tại rất nhiều quốc gia Cận
Sahara Châu Phi, nhất là ở miền nam
châu lục này; và
dịch tại các khu vực còn lại của thế

giới tập trung chủ yếu ở các nhóm đối
tượng nguy cơ cao nhất, ví dụ nam
giới quan hệ đồng tính, người tiêm
chích ma túy, người hoạt động mại
dâm và các bạn tình của họ.
Cận Sahara Châu Phi vẫn là khu vực
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với AIDS
là nguyên nhân chính gây tử vong ở đây.
Mặc dù tỷ lệ phần trăm nhiễm HIV
không biến động, việc tiếp tục xuất hiện
những ca nhiễm mới (dù với tốc độ đã
chậm lại) vẫn khiến số ước tính người
đang sống với HIV lên đến 33,2 triệu
[30.6 – 36,1 triệu], con số lớn nhất từ
trước đến nay (Biểu đồ 1). Tỷ lệ nhiễm
HIV có xu hướng giảm chậm theo thời
gian khi các ca nhiễm mới giảm đi và
theo số ca tử vong của những người
nhiễm HIV; nó có thể tăng lên qua số
lượng ca nhiễm HIV mới và qua tỷ lệ tử
vong của người nhiễm HIV giảm đi
Biểu đồ 4
nhờ điều trị ARV. Những phân tích
trong báo cáo này không thể đánh giá cụ
thể những ảnh hưởng khác nhau đối với
các nỗ lực phòng chống lây nhiễm HIV
nhằm giảm số ca nhiễm mới và việc mở
rộng điều trị nhằm giảm ca tử vong của
người sống với HIV.
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV toàn cầu – tỷ lệ

dân số người lớn trên toàn cầu đang
sống với HIV – được ước tính không
biến động nhiều từ năm 2001 (Biểu đồ
2). Tại một số nước tỷ lệ nhiễm HIV
đang có xu hướng giảm, khi các nỗ lực
nhằm giảm ca nhiễm HIV mới từ năm
2000 và 2001 đang bắt đầu mang lại hiệu
quả. Tại hầu hết các nước vùng Cận Sa-
hara Châu Phi, tỷ lệ nhiễm HIV quốc gia
hoặc không tăng hoặc đang có dấu hiệu
giảm (Biểu đồ 2). Bờ biển Ngà, Kenya và
Zimbabwe đều chứng kiến tỷ lệ nhiễm
quốc gia giảm xuống, tiếp tục các xu
hướng trước đó. Tại Đông Nam Á, dịch
tại Cam-pu-chia, Myanmar và ái Lan
đều có dấu hiệu giảm.
Con số ước tính ca tử vong vì AIDS
trong năm 2007 là 2,1 triệu [1,9 – 2,4
triệu] trên toàn thế giới (Biểu đồ 3),
trong số đó 76% là ở Cận Sahara Châu
Phi. Những con số giảm trong hai năm
7
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
qua một phần là nhờ việc mở rộng
các dịch vụ điều trị ARV. AIDS vẫn là
nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn
cầu và nguyên nhân tử vong chính tại
Cận Sahara Châu Phi, minh chứng cho
thách thức lớn và dài lâu cho việc cung
cấp các dịch vụ điều trị sẽ phải đối mặt,

với tác động hết sức lên vùng Cận Sahara
Châu Phi ngày càng rõ rệt.
Số ca nhiễm HIV mới (số lượng ca
nhiễm HIV mới trong một cộng đồng
hàng năm) là thông số chính mà các nỗ
lực dự phòng muốn giảm, bởi những
người mới nhiễm làm tăng thêm tổng số
người đang sống với HIV; họ sẽ chuyển
sang giai đoạn bệnh và tử vong sau một
thời gian; và là một nguồn nguy cơ lây
nhiễm tiếp. Số nhiễm mới HIV toàn cầu
dường như đã đạt đỉnh vào cuối những
năm 1990 (Biểu đồ 4) với con số 3 triệu
ca nhiễm mới một năm, và đã được ước
tính là 2,5 triệu [1,8 – 4,1 triệu] ca nhiễm
mới trong năm 2007, trong đó trên hai
phần ba (68%) là ở Cận Sahara Châu Phi.
Việc số ca nhiễm mới giảm đi này có lẽ
phản ánh những xu hướng tự nhiên của
dịch cũng như kết quả của các chương
trình dự phòng mang đến sự thay đổi
hành vi trong những hoàn cảnh khác
nhau.
Kết luận cuối cùng là về chất lượng và
bản chất của các thông tin chiến lược
liên quan đến dịch và tác động của các
chương trình của chúng ta. Tăng đầu
tư vào các biện pháp can thiệp về dự
phòng, điều trị, và chăm sóc liên quan
đến HIV đang chứng tỏ hiệu quả nhưng

cũng làm tăng đáng kể tính chất phức
tạp của dịch và việc phân tích các xu
hướng dịch. Những phân tích trong báo
cáo này không thể định nghĩa đầy đủ tác
động của các biện pháp can thiệp hoặc
chương trình cụ thể. Điều này đòi hỏi
phải có nghiên cứu đặc biệt tại các vùng
địa phương, bao gồm cả việc đánh giá
trực tiếp số lượng nhiễm HIV mới, tỷ lệ
tử vong, hiệu quả của chương trình và
gánh nặng của nhiễm HIV, bệnh tật và tử
vong ở trẻ em.
Cùng với việc các nguồn lực được cam
kết dành cho ứng phó với AIDS và các
bệnh nguy hiểm khác tiếp tục tăng lên,
cần nhấn mạnh đến việc củng cố hệ
thống thu thập và phân tích số liệu cũng
như việc nâng cao chất lượng số liệu
nhằm định hướng việc lập kế hoạch một
cách có chiến lược. Mặc dù thu thập
số liệu theo phương pháp này không
tránh khỏi thách thức và hạn chế, những
nguồn lực dành cho ứng phó AIDS toàn
cầu đã góp phần tăng chất lượng thông
tin và giúp hiểu biết của chúng ta về dịch
HIV đầy đủ hơn so với các căn bệnh
toàn cầu khác.
Tóm tắt tình hình dịch tại các khu
vực
Số liệu theo vùng được nêu trong Bảng

1. Cận Sahara Châu Phi tiếp tục là
khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
của đại dịch AIDS toàn cầu. Hơn hai
phần ba (68%) người lớn và gần 90%
trẻ em nhiễm HIV sống tại khu vực này,
và hơn ba phần tư (76%) số ca tử vong
vì AIDS trong năm 2007 xảy ra ở đây,
minh chứng cho nhu cầu chưa được đáp
ứng về điều trị ARV tại Châu Phi. Tuy
nhiên, dịch ở khu vực này có mức độ
rất khác nhau, với tỷ lệ nhiễm HIV quốc
gia ở người lớn (15-49 tuổi) thay đổi từ
dưới 2% tại một số nước ở Sahel đến
trên 15% tại hầu hết các nước vùng nam
châu Phi. Chỉ riêng vùng Nam Phi đã
chiếm gần một phần ba (32%) tổng số
các ca nhiễm HIV mới và ca tử vong vì
AIDS trên toàn cầu trong năm 2007.
Tổng số 1,7 triệu [1,4 – 2,4 triệu] người
tại Cận Sahara Châu Phi đã bị nhiễm
HIV trong năm vừa qua, giảm từ 2,2
triệu [1,7 – 2,7 triệu] ca nhiễm mới năm
2001. Hiện tại ước tính có 22,5 triệu
[20,9 – 24,3 triệu] người sống với HIV
trong khu vực trong năm 2007 – so với
20,9 triệu [19,7 – 23,6 triệu] năm 2001.
Tại Cận Sahara Châu Phi, tỷ lệ nhiễm
8
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
Số liệu về HIV và AIDS theo khu vực, 2001 và 2007

Người lớn và trẻ em
sống với HIV
Người lớn và trẻ em
mới nhiễm HIV
Tỷ lệ người lớn
hiện nhiễm (%)
Số người lớn và trẻ
em tử vong vì AIDS
2007
2001
Cận Sahara Châu Phi
2007
2001
Trung Đông và Bắc Phi
2007
2001
Nam và Đông Nam Á
2007
2001
Đông Á
2007
2001
Châu Đại Dương
2007
2001
Mỹ La-tinh
2007
2001
Khu vực Ca-ri-bê
2007

2001
Đông Âu và Trung Á
2007
2001
Tây Âu và Trung Âu
2007
2001
Bắc Mỹ
2007
2001
TỔNG SỐ
22,5 triệu
[20,9 triệu - 24,3 triệu]
20,9 triệu
[19,7 triệu - 23,6 triệu]
1,7 triệu
[1,4 triệu - 2,4 triệu]
2,2 triệu
[1,7 triệu - 2,7 triệu]
380 000
[270 000 - 500 000]
300 000
[220 000 - 400 000]
4,0 triệu
[3,3 triệu - 4,5 triệu]
3.5 triệu
[2,9 triệu - 4,5 triệu]
35 000
[16 000 - 65 000]
41 000

[17 000 - 58 000]
340 000
[180 000 - 740 000]
450 000
[150 000 - 800 000]
800 000
[620 000 - 960 000]
420 000
[350 000 - 510 000]
92 000
[21 000 - 220 000]
77 000
[4900 - 130 000]
75 000
[53 000 - 120 000]
26 000
[19 000 - 39 000]
1,6 triệu
[1,4 triệu - 1,9 triệu]
1,3 triệu
[1,2 triệu - 1,6 triệu]
230 000
[210 000 - 270 000]
190 000
[180 000 - 250 000]
1,6 triệu
[1,2 triệu - 2,1 triệu]
630 000
[490 000 - 1,1 triệu]
760 000

[600 000 - 1,1 triệu]
620 000
[500 000 - 870 000]
1,3 triệu
[480 000 - 1,9 triệu]
1,1 triệu
[390 000 - 1,6 triệu]
33,2 triệu
[30,6 triệu - 36,1 triệu]
29,0 triệu
[26,9 triệu - 32,4 triệu]
2,5 triệu
[1,8 triệu - 4,1 triệu]
3,2 triệu
[2,1 triệu - 4,4 triệu]
14 000
[11 000 - 26 000]
3800
[3900 - 5600]
100 000
[47 000 - 220 000]
20 000
[17 000 - 25 000]
17 000
[15 000 - 230 000]
20 000
[17 000 - 25 000]
150 000
[70 000 - 290 000]
230 000

[98 000 - 340 000]
31 000
[19 000 - 86 000]
32 000
[19 000 - 76 000]
46 000
[38 000 - 68 000]
44 000
[40 000 - 63 000]
5,0%
[4,6% - 5,5%]
5,8%
[5,5% - 6,6%]
0,3%
[0,2% - 0,4%]
0,3%
[0,2% - 0,4%]
0,3%
[0,2% - 0,4%]
0,3%
[0,2% - 0,4%]
0,1%
[<0,2%]
<0,1%
[<0,2%]
0,4%
[0,3% - 0,7%]
0,2%
[0,1% - 0,3%]
0,5%

[0,4% - 0,6%]
0,4%
[0,3% - 0,5%]
1,0%
[0,9% - 1,2%]
1,0%
[0,9% - 1,2%]
0,9%
[0,7% - 1,2%]
0,4%
[0,3% - 0,6%]
0,3%
[0,2% - 0,4%]
0,2%
[0,1% - 0,3%]
0,6%
[0,5% - 0,9%]
0,6%
[0,4% - 0,8%]
0,8%
[0,7% - 0,9%]
0,8%
[0,7% - 0,9%]
1,6 triệu
[1,5 triệu - 2,0 triệu]
1,4 triệu
[1,3 triệu - 1,9 triệu]
25 000
[20 000 - 34 000]
22 000

[11 000 - 39 000]
270 000
[230 000 - 380 000]
170 000
[120 000 - 220 000]
32 000
[28 000 - 49 000]
12 000
[8200 - 17 000]
1200
[1100]
<500
[17 000 - 58 000]
58 000
[49 000 - 91 000]
51 000
[44 000 - 100 000]
11 000
[9800 - 18 000]
14 000
[13 000 -21 000]
55 000
[42 000 - 88 000]
8000
[5500 - 14 000]
12 000
[<15 000]
10 000
[<15 000]
21 000

[18 000 - 31 000]
21 000
[18 000 - 31 000]
2,1 triệu
[1,9 triệu - 2,4 triệu]
1,7 triệu
[1,6 triệu - 2,3 triệu]
Bảng 1
HIV ở người lớn (15-49 tuổi) giảm từ
5,8% [5,5% - 6,6%] năm 2001 xuống
5,0% [4,6% - 5,5%] trong năm 2007.
AIDS tiếp tục là nguyên nhân chính gây
tử vong tại Cận Sahara Châu Phi (WHO,
2003); trong tổng số 2,1 triệu [1,9 - 2,4
9
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
triệu] ca tử vong ở người lớn và trẻ em
do AIDS gây ra trong năm 2007, 1,6 triệu
[1,5 – 2 triệu] là ở Cận Sahara Châu
Phi. Ước tính có khoảng 11,4 triệu [10,5
– 14,6 triệu] trẻ mồ côi do AIDS
1
tại khu
vực này.
Bên cạnh xu hướng giảm số lượng ca
nhiễm mới tại Cận Sahara Châu Phi
trong giai đoạn 2001 – 2007, số lượng
nhiễm HIV mới ước tính hàng năm cũng
giảm tại khu vực Nam và Đông Nam Á
từ 450.000 [150.000 – 800.000] năm 2001

xuống 340.000 [180.000 – 740.000] trong
năm 2007, và tại Đông Âu từ 230.000
[98.000 – 340.000] vào năm 2001 xuống
150.000 [70.000 – 290.000] năm 2007.
Sự khác biệt trong số ca nhiễm mới tại
Đông Âu phần lớn là do tốc độ phát
triển dịch HIV đã chậm lại ở Cộng hòa
Liên bang Nga, quốc gia có số nhiễm
lớn nhất khu vực này và cũng là nơi số ca
nhiễm mới tăng đột biến vào cuối những
năm 1990 trước khi lên đến đỉnh điểm
năm 2001. Số ca nhiễm HIV mới hàng
năm được báo cáo (không phải là ước
tính) của Liên bang Nga trong những
năm gần đây lại tăng lên, nhưng với tốc
độ chậm hơn so với hồi đầu thế kỷ.
Con số 92.000 [21.000 – 220.000] người
lớn và trẻ em ước tính bị nhiễm HIV
tại Đông Á trong năm 2007 thể hiện
mức tăng gần 20% so với 77.000 [4.900
– 130.000] người nhiễm HIV vào năm
2001. Tại Châu Đại Dương số ca nhiễm
mới ước tính cũng tăng lên – từ 3.800
[3.000 – 5.600] vào năm 2001 lên 14.000
[11.000 – 26.000] vào năm 2007. Tại khu
vực Ca-ri-bê, Châu Mỹ La-tinh, Trung
Đông và Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Âu, số
ca nhiễm mới HIV trong năm 2007 gần
như không biến động.
Những con số tỷ lệ theo khu vực này có

có thể khiến người ta quên mất thực tế
rằng con số thực những người đang sống
với HIV có thể đang tăng lên; ví dụ như
ở Đông Âu, tổng số người có HIV tăng
gần 150% từ năm 2001 đến 2007. Tương
tự tại một số quốc gia, ví dụ như Việt
Nam và In-đô-nê-xi-a, tỷ lệ nhiễm HIV
đang tăng lên.
Phụ nữ sống với HIV
Tổng số ước tính các ca nhiễm mới ở
nam giới và phụ nữ từ năm 2001 đến
năm 2007 cũng tăng tương tự - tỷ lệ
phụ nữ trên nam giới toàn cầu vẫn giữ
ổn định. Con số 15,4 triệu [13,9 – 16,6
triệu] phụ nữ đang sống với HIV trong
năm 2007 đã tăng thêm 1,6 triệu so với
con số 13,8 triệu [12,7 – 15,2 triệu] vào
năm 2001. Đối với nam giới, ước tính
15,4 triệu [14,3 – 17 triệu] người đang
sống với HIV trong năm 2007 so với
13,7 triệu [12,6 – 15,2 triệu] vào năm
2001. Tại Cận Sahara Châu Phi, gần
61% người lớn đang sống cùng HIV là
phụ nữ, trong khi tại khu vực Ca-ri-bê
con số này là 43% (so với 37% năm 2001)
(Biểu đồ 5 ). Tỷ lệ phụ nữ sống với HIV
tại Châu Mỹ La-tinh, Châu Á và Đông
Âu đang tăng với tốc độ chậm, bởi HIV
bị lây nhiễm sang những bạn tình nữ của
những người đàn ông rất có thể đã bị

nhiễm qua tiêm chích ma túy, hoặc qua
mại dâm không an toàn, hoặc qua quan
hệ tình dục với bạn đồng tính nam. Tại
Đông Âu và Trung Á, ước tính phụ nữ
chiếm 26% số người lớn có HIV trong
năm 2007 (so với 23% năm 2001), trong
khi tại Châu Á tỷ lệ đó lên đến 29% năm
2007 (so với 26% năm 2001).
Trẻ em (dưới 15 tuổi) sống với HIV
Số lượng trẻ em đang sống với HIV trên
toàn cầu đã tăng từ 1,5 triệu [1,3 - 1,9 9
triệu] năm 2001 lên 2,5 triệu [2,2 – 2,6
triệu] vào năm 2007. Tuy nhiên số ca
nhiễm mới ước tính trong trẻ em đã
giảm từ 460.000 [420.000 – 510.000]
1

Trẻ mồ côi (0-17 tuổi) hiện đang sống được định nghĩa là số ước tính trẻ em từ 0 đến 17 tuổi trong năm 2007 đã
mất bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ vì bệnh AIDS.
10
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU

0
10
20
30
40
50
60
70

1990 ‘91‘92 ‘93‘94 ‘95‘96 ‘97‘98 ‘99
2000
‘01‘02 ‘03‘04 ‘05‘06 ‘07

2
Tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm trên nam giới phạm vi toàn cầu vẫn giữa nguyên ở mức khoảng 50% từ cuối những năm
1990. Trong biểu đồ tỷ lệ này, mặc dù tỷ lệ phụ nữ trên nam giới tăng lên tại mỗi khu vực, tại hầu hết các khu vực
tổng số nam giới bị nhiễm vẫn vượt xa số phụ nữ bị nhiễm.
3
Nhóm Chuyên đề của UNAIDS về Ước tính, Lên Mô hình, và Dự đoán HIV/AIDS (UNAIDS Reference Group on
HIV/AIDS Estimates, Modelling and Projections) bao gồm những nhà nghiên cứu hàng đầu về HIV, dịch tễ học,
nhân khẩu học, và các lĩnh vực liên quan. Nhóm có chức năng đánh giá những kết quả được xuất bản hoặc chưa
xuất bản dựa trên các nghiên cứu tại các nước khác nhau. Nhóm cũng xem xét những bước tiến trong lĩnh vực
hiểu biết về dịch HIV, và đưa ra nhiều phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và độ chính xác của các con số
ước tính.
Tỷ lệ phần trăm người lớn (trên 15 tuổi) là phụ nữ đang sống với HIV,
1990 – 2007
Năm
Cận Sahara
Châu Phi
TOÀN CẦU
Ca ri bê
Châu Á
Đông Âu và
Trung Á
Châu Mỹ
La-tinh
Biểu đồ 5
2
năm 2001 xuống còn 420.000 [390.000

– 470.000] năm 2007. Số ca tử vong
do AIDS ở trẻ em đã tăng từ 330.000
[380.000 – 560.000] năm 2001 lên
360.000 [350.000 – 540.000] năm 2005,
nhưng hiện đã bắt đầu giảm xuống còn
khoảng 330.000 [310.000 – 380.000] năm
2007. Gần 90% tổng số trẻ em nhiễm
HIV đang sống tại khu vực Cận Sahara
Châu Phi .
SỐ LIỆU MỚI DẪN ĐẾN NHIỀU THAY ĐỔI TRONG GIẢ ĐỊNH VÀ SỐ ƯỚC
TÍNH
Là một nội dung trong quá trình liên tục chỉnh sửa các số ước tính về HIV,
UNAIDS và WHO thường xuyên cập nhật phương pháp ước tính của mình với
các thông tin mới, theo đề nghị của Nhóm Chuyên đề Đánh giá của UNAIDS
về Ước tính, Lên Mô hình, và Dự đoán HIV/AIDS (UNAIDS Reference Group
on HIV/AIDS Estimates, Modelling and Projections), và dựa trên những tiến bộ
khoa học gần đây nhất
3
. Ngoài ra, Văn phòng UNAIDS và WHO cũng đồng tổ
chức Hội đàm Quốc tế về Ước tính Dịch AIDS vào ngày 14 và 15 tháng 11 năm
2007 tại Geneva, Thụy Sĩ nhằm đánh giá các cách thức và phương pháp hiện
UNAIDS và WHO đang sử dụng để đưa ra các số ước tính HIV ở cấp quốc gia,
khu vực, và toàn cầu.
Những công cụ được thiết kế theo khuyến nghị của Nhóm Chuyên đề đề Đánh
giá của UNAIDS gồm có Bộ Ước tính và Dự đoán (EPP), WORKBOOK, và
Spectrum. Những công cụ này tạo ra đường cong dao động tỷ
lệ HIV và dự
đoán tác động nhân khẩu học theo tuổi của tỷ lệ tử vong vì AIDS. Những
thông tin thu được bao gồm tỷ lệ nhiễm HIV qua các thời kỳ, số người
11

2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
đang sống với HIV, số ca nhiễm mới, số tử vong do AIDS, số trẻ mồ côi, và nhu
cầu điều trị. Số ước tính về số ca nhiễm mới và tỷ lệ tử vong được rút ra từ tỷ lệ
nhiễm HIV người lớn qua các thời kỳ - tỷ lệ này lại dựa vào số liệu từ quá trình
giám sát, điều tra và nghiên cứu chuyên đề.
Các hệ thống giám sát HIV đã được mở rộng và nâng cấp đáng kể trong những
năm qua, nhất là ở khu vực Cận Sahara Châu Phi và Châu Á. Chất lượng số
liệu giám sát trọng điểm HIV cũng được cải thiện bởi số lần giám sát trọng điểm
cũng như phạm vi địa lý và dân số tăng lên. Ví dụ tại Ấn Độ số vùng được giám
sát trọng điểm đã tăng lên hơn 1.100 trong năm 2006 (từ 155 năm 1998) và
hiện đối tượng giám sát đã bao gồm những nhóm có nguy cơ cao nhất. Tại một
số nước châu Phi nơi trước đây số liệu về tỷ lệ HIV rất hạn chế (như Angola,
Liberia, và Sudan), việc giám sát trọng điểm tăng lên đã mang lại những số liệu
chính xác hơn.
Số liệu thu thập từ các cuộc điều tra quốc gia dựa trên dân số làm tăng độ
chính xác của số ước tính HIV và AIDS. Trong khi tỷ lệ nhiễm HIV từ giám sát
trọng điểm vẫn sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin quý giá về xu hướng dịch
thì tỷ lệ HIV dựa trên điều tra quốc gia đã được chỉnh sửa để tránh các sai số
do không có hồi đáp hoặc do thành kiến, cung cấp số liệu tốt hơn để có thể tính
toán tỷ lệ nhiễm quốc gia. Tuy nhiên những điều tra quốc gia tại các nước có
dịch tập trung có thể không tiếp cận được các nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV
cao và do đó cần phải tiếp tục được chỉnh sửa cho phù hợp. Từ năm 2001, 30
nước vùng Cận Sahara Châu Phi, châu Á và Ca-ri-bê đã tiến hành nhiều điều
tra quốc gia dựa vào dân số bao gồm nội dung đánh giá tỷ lệ HIV (Bảng 2). Kết
quả của những cuộc điều tra này nhìn chung đều cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV quốc
gia thấp hơn so với kết quả suy đóan được từ các giám sát trọng điểm khu vực.
Đối với những con số ước tính theo vùng và toàn cầu nêu trong báo cáo này,
tỷ lệ nhiễm HIV người lớn có được từ các cuộc điều tra đó đã được sử dụng
để chỉnh sửa lại tỷ lệ nhiễm HIV của năm tiến hành điều tra tại từng nước. Với
những nước mới tiến hành điều tra gần đây (như Benin, Cam-pu-chia, Cộng

hòa Trung Phi, Haiti, Ấn Độ, Liberia, Malawi, Mali và Swaziland), các số ước
tính thấp hơn so với những con số nêu trong bản ước tính khu vực và toàn cầu
được đề cập trong báo cáo Cập nhật tình hình dịch AIDS năm 2006.
Ngoài ra một số giả định mới đã được đưa vào các công cụ phần mềm ước tính
phiên bản 2007, đó là Bộ Ước tính và Dự đoán (EPP) 2007 và Spectrum 3. Một
giả định mới quan trọng liên quan đến các quốc gia có dịch HIV đại trà nhưng
chưa tiến hành điều tra HIV quốc gia trong dân số. So sánh tỷ lệ nhiễm HIV của
phụ nữ có thai đến khám tại các cơ sở y tế với tỷ lệ nhiễm HIV dựa theo điều
tra quốc gia cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV người lớn qua điều tra quốc gia là khoảng
80% tỷ lệ nhiễm HIV của phụ nữ có thai đến khám tại các cơ sở y tế ở cả vùng
nông thôn lẫn thành thị (UNAIDS, 2007). Quan sát đó dẫn đến khuyến nghị rằng
tại các nước có dịch HIV đại trà nhưng chưa tiến hành điều tra quốc gia trong
dân số, số liệu tỷ lệ nhiễm HIV của phụ nữ có thai đến khám trước sinh tại các
cơ sở y tế nên được điều chỉnh giảm xuống trung bình theo hệ số 0,8 (Nhóm
Chuyên đề của UNAIDS về Ước tính, Lên Mô hình, và Dự đoán HIV/AIDS,
2006). Trước đây chỉ có tỷ lệ nhiễm lấy từ các cơ sở y tế trước sinh vùng nông
thôn được điều chỉnh.
Giả định quan trọng thứ hai liên quan đến việc ước tính số ca nhiễm mới và số
ca tử vong. Số ca nhiễm HIV mới và số ca tử vong vì AIDS được tính bằng cách
kết hợp tỷ lệ nhiễm HIV qua các thời kỳ và giả thiết rằng một người bị nhiễm
12
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
Quốc gia
Tỷ lệ nhiễm theo
điều tra quốc gia
trong dân số (%)
(năm)
Tỷ lệ nhiễm
HIV 2001 (%)
nêu trong

Báo cáo tình
hình dịch
AIDS toàn
cầu 2002
Tỷ lệ nhiễm
HIV 2003 (%)
nêu trong
Báo cáo tình
hình dịch
AIDS toàn
cầu 2004
Tỷ lệ nhiễm
HIV 2005 (%)
nêu trong
Báo cáo tình
hình dịch
AIDS toàn
cầu 2006
Cận Sahara Châu Phi
Benin 1,2 (2006) 3,6 1,9 1,8
Botswana 25,2 (2004) 38,8 38,0 24,1
Burkina Faso 1,8 (2003) 6,5 4,2 2,0
Burundi 3,6 (2002) 8,3 6,0 3,3
Cameroon 5,5 (2004) 11,8 7,0 5,4
Cộng hòa Trung Phi 6,2 (2006) 12,9 13,5 10,7
Chad 3,3 (2005) 3,6 4,8 3,5
Bờ Biển Ngà 4,7 (2005) 9,7 7,0 7,1
Equatorial Guinea 3,2 (2004) 3,4 NA 3,2
Ethiopia 1,4 (2005) 6,4 4,4 (0,9-3,5)
Ghana 2,2 92003) 3,0 3,1 2,3

Guinea 1,5 (2005) NA 2,8 1,5
Kenya 6,7 (2003) 15,0 6,7 6,1
Lesotho 23,5 (2004) 31,0 29,3 23,2
Malawi 11,8 (2004) 15,0 14,2 14,1
Mali 1,3 (2006)
1,7 (2001)*
1,7 1,9 1,7
Niger 0,7 (2006)
0,9 (2002)
NA 1,2 1,1
Rwanda 3,0 (2005) 8,9 5.1 3,1
Senegal 0,7 (2005) 0,5 0,8 0,9
Sierra Leone 1,5 (2005) 7,0 NA 1,6
Nam Phi 16,2 (2005)
15,6 (2002)
20,1 20,9 18,8
Swaziland 25,9 (2006-7) 33,4 38,8 33,4
Uganda 7,1 (2004-5) 5,0 4,1 6,7
Dân chủ thống nhất
Tanzania
7,0 (2004)
7,8 9,0 6,5
Zambia 15,6 (2001-2) 21,5 16,5 17,0
Zimbabwe 18,1 (2005-6) 33,7 24,6 20,1
Châu Á
Cam pu chia 0,6 (2005) 2,7 2,6 1,6
Ấn Độ 0,28 (2005-6) 0,8 0,9 0,9
Châu Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê
Cộng hòa Dominica 1,0 (2002) 2,5 1,7 1,1
Haiti 2,2 (2005-6) 6,1 5,6 3,8


* Bao gồm cả nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 49
Tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn (15-49 tuổi) tại các nước đã tiến hành điều tra HIV
trong dân số trong những năm gần đây
Bảng 2
13
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
HIV vẫn có thể sống được mà không cần điều trị, trong khi những người được
điều trị có thể sống lâu hơn (Stover, 2006). Trong trường hợp không có điều
trị, thời gian sống trung bình sau khi nhiễm HIV giờ được ước tính là 11 năm
(Nhóm Chuyên đề của UNAIDS về Ước tính, Lên Mô hình, và Dự đoán HIV/
AIDS, 2006), thay vì con số 9 năm được đưa ra trước đó (Nhóm Chuyên đề
của UNAIDS về Ước tính, Lên Mô hình, và Dự đoán HIV/AIDS, 2006). Điều
này được áp dụng đối với mọi quốc gia trừ các nước phần lớn các ca nhiễm là
HIV loại E. Đối với các nước này, thời gian sống trung bình sau khi nhiễm HIV
vẫn còn đang được xem xét lại, nhưng một số nghiên cứu cho thấy con số ước
tính là 9 năm (Nhóm Chuyên đề của UNAIDS về Ước tính, Lên Mô hình, và Dự
đoán HIV/AIDS, 2006). Những khuyến nghị mới này dựa trên các thông tin mới
cung cấp bởi nhiều nghiên cứu dọc (Todd và nhóm tác giả, 2007; Marston và
nhóm tác giả, 2007). Đối với cùng mức độ tỷ lệ nhiễm, thời gian sống trung bình
sau khi nhiễm HIV dài hơn này dẫn đến việc các số ước tính ca nhiễm mới và
ca tử vong do AIDS giảm xuống.
Bên cạnh những thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV tại các quốc gia do có sự điều
chỉnh dựa theo kết quả điều tra quốc gia (xem bên trên), những quốc gia khác
cũng có tỷ lệ nhiễm thấp hơn (sau khi chỉnh sửa) nhờ hiệu quả mở rộng hệ
thống giám sát của họ (ví dụ Angola và Madagascar.) Ngoài ra, tại một số
nước có dịch đại trà nhưng chưa tiến hành điều tra quốc gia, chính việc điều
chỉnh lại số liệu từ các cơ sở y tế tại vùng thành thị (xem bên trên) đã làm cho
số ước tính về tỷ lệ nhiễm quốc gia giảm xuống, ví dụ tại Angola, Congo, Eri-
trea, Gambia, Guinea-Bissau, Mozambique, Namibia, Nigeria, Somalia và

Sudan.
Thay đổi về giả thiết thời gian sống (xem bên trên) đã làm cho số ước tính về
số ca tử vong và nhiễm mới giảm đi tại tất cả các quốc gia, trừ những nước
phần lớn bị nhiễm HIV loại E. Điều này không có tác động lớn đối với thời điểm
các ca nhiễm mới đạt đỉnh điểm. Tất cả những thay đổi này mang lại những
con số ước tính chính xác hơn về số người đang sống với HIV, số ca tử vong
do AIDS, và số ca nhiễm HIV mới. Hầu hết các số ước tính trong bản báo cáo
này đều thấp hơn so với số đề cập trong các báo cáo trước đây, không chỉ cho
năm 2007 mà còn cho các năm trước. Do đó không thể so sánh trực tiếp các số
liệu trong báo cáo này với các báo cáo trước đây. Khác với các báo cáo trước
thường nêu số liệu của hai năm liền trước đó, báo cáo này đưa ra số liệu so
sánh giữa năm 2001 và năm 2007, điều này giúp cho việc đánh giá xu hướng
được chính xác hơn. Bởi nhiều nước vẫn chưa có số liệu giám sát của năm
2007, các xu hướng ước tính của giai đoạn 2005- 2007 sẽ ít chính xác hơn so
với những xu hướng của giai đoạn 2001-2007 bởi giai đoạn này kéo dài hơn.
Những thay đổi này và một số thay đổi khác về giả thiết dựa vào các đánh giá
và số liệu nghiên cứu gần đây cũng sẽ làm thay đổi việc ước tính số người cần
được điều trị ARV, nhưng chúng sẽ không được đề cập trong báo cáo này.
Tại một số nước vẫn tồn tại nhiều hạn chế đáng kể trong hệ thống giám sát,
khiến việc đánh giá các xu hướng và hiện trạng dịch khó có thể chính xác. UN-
AIDS và WHO sẽ tiếp tục cải tiến chất lượng các con số ước tính về HIV/AIDS
khi có được sự hỗ trợ từ những số liệu giám sát mới và từ các nghiên cứu khoa
học.
14
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
Những xu hướng gần đây về HIV
và hành vi tình dục trong thanh
niên

Trong năm 2001, bản Tuyên bố Cam kết

Phòng chống HIV/AIDS của Liên Hợp
Quốc đã khái quát mục tiêu đến năm
2005 phải giảm được 25% tỷ lệ hiện
nhiễm HIV trong thanh niên (tuổi 15--
24) tại các quốc gia bị ảnh hưởng nặng
nề nhất, nhằm mục đích đánh giá các
tiến bộ trong công tác dự phòng các ca
nhiễm HIV mới. Việc xác định các xu
hướng hiện tại về mức độ lây nhiễm của
dịch HIV (và cụ thể là các tác động của
các chương trình dự phòng đối với sự lây
nhiễm của dịch HIV), về lý thuyết, đòi
hỏi phải có các nghiên cứu lâu dài và liên
tục trên một số lượng lớn người tham
gia. Tuy nhiên với những khó khăn thực
tế khó có thể thực hiện những nghiên
cứu như vậy, một biện pháp gián tiếp
đã được đề xuất (Tỷ lệ hiện nhiễm HIV
trong đối tượng nữ thanh niên tuổi từ
15- 24 đến khám trước sinh tại các cơ sở
y tế.)
Để đánh giá các bước tiến trong việc
thực hiện mục tiêu này, các nước có tỷ lệ
hiện nhiễm toàn quốc trên 3% đã được
Nhóm Hoạt động Chuyên đề về Giám sát
HIV/AIDS và STI toàn cầu của WHO/
UNAIDS đề nghị tham gia vào nỗ lực
này trong các năm 2006 và 2007. Những
quốc gia này là 35 quốc gia trong Bảng 3.
Các xu hướng về HIV và hành vi tình

dục trong thanh niên có thể cung cấp
thông tin về những biến động gần đây
của tình hình dịch HIV tại nhiều quốc
gia. Cụ thể là, những xu hướng về tỷ lệ
nhiễm HIV trong đối tượng thai phụ
từ 15-24 tuổi, những người có thể vừa
mới bị nhiễm HIV, hiện không chịu
ảnh hưởng của tỷ lệ tử vong và điều trị
ARV nhiều như những xu hướng về tỷ
lệ nhiễm HIV đối tượng người lớn hoặc
đối tượng chung không phân biệt lứa
tuổi. Do đó các xu hướng về tỷ lệ nhiễm
HIV trong đối tượng 15-24 tuổi được coi
là có thể phản ánh chính xác nhất các xu
hướng lây nhiễm HIV.
Nghiên cứu những thông tin cập nhật
nhất hiện có cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV
trong đối tượng thai phụ trẻ (15-24 tuổi)
thăm khám trước sinh tại các cơ sở y tế
từ năm 2000/2001 đã giảm tại 11 trên 15
quốc gia thu thập được đầy đủ số liệu (tỷ
lệ nhiễm trong ba năm khác nhau) để
phân tích những xu hướng gần đây trong
thanh niên tại các quốc gia bị ảnh hưởng
nặng nề nhất (xem Bảng 3).
Tại Kenya, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong
thai phụ trẻ đã giảm rõ rệt, trên 25%, tại
cả khu vực nông thôn và thành thị, trong
khi tại vùng thành thị của Bờ biển Ngà,
Malawi, và Zimbabwe, cũng như vùng

nông thôn của Botswana cũng có những
tỷ lệ giảm tương tự. Không đáng kể bằng
(về con số) nhưng tại khu vực nông thôn
và thành thị của Burkina Faso, Namibia
và Swaziland, vùng thành thị của Baha-
mas, Botswana, Burundi và Rwanda,
vùng nông thôn của Cộng hòa Tanza-
nia, tỷ lệ nhiễm trong thai phụ trẻ cũng
giảm. Tuy nhiên tại Mozambique, Nam
Phi và Zambia lại không có bằng chứng
giảm mức độ lây nhiễm HIV trong thanh
niên.
Tại 9 trong số 35 nước nói trên, các cuộc
điều tra trên phạm vi quốc gia thực hiện
từ năm 1994 đến năm 2006 đã cung
cấp đủ số liệu so sánh để đánh giá các
xu hướng hành vi tình dục trong thanh
niên. Tại 2 quốc gia trong số đó – Haiti
và Kenya – số liệu xu hướng cho thấy có
sự giảm đáng kể trong một số loại hành
vi tình dục gây nguy cơ lây nhiễm HIV.
Tỷ lệ thanh niên cho biết đã từng quan
hệ tình dục với nhiều bạn tình khác
nhau trong năm trước đã giảm xuống
đối với cả nam và nữ tại Cameroon, Ke-
nya, và Zimbabwe, đối với nữ tại Haiti
và Zambia, và đối với nam tại Chad và
Malawi. Tuy nhiên tỷ lệ nam thanh niên
và nữ thanh niên có quan hệ tình dục với
15

2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU
Quốc gia
Phân
tích năm
2006/2007
Chiều hướng nhiễm
Tuổi bắt đầu
quan hệ tình
dục
Tình dục
với bạn
tình không
thường
xuyên
Sử dụng
bao cao su
khi quan
hệ với bạn
tình không
thường
xuyên
Thành thị Nông thôn Nữ Nam Nữ Nam Nam Nữ
Angola * 2006
Bahamas
2007
NS
Benin **
Botswana
2007
NS ≥ 25% 

Burkina Faso
2007
NS NS
Burundi
2006/2007
NS 
Cameroon *
2006
     
Cộng hòa Trung Phi **

Chad *
2006
     
Congo * 2007
Bờ Biển Ngà
2006
≥ 25%
ID
Cộng hòa Congo * 2006
Djibouti **
Ethiopia **
Gabon **
Gambia **
Ghana **
Haiti **
     
Kenya
2006
≥ 25% ≥ 25%      

Lesotho *
2006
 
Liberia **
Malawi
#
2006
≥ 25%       
Mozambique

2006

Namibia
2007
NS NS  
Nigeria *
2007

Rwanda
2006
NS
ND
     
Sierra Leone * 2007
Nam Phi
§
2006

Sudan * 2007
Swaziland

2007
NS NS
Togo *
2006
  
Uganda **
  
Dân chủ thống nhất Tanzania
2006
 NS      
Zambia

2006
    
Zimbabwe
2006
≥ 25% NS      
Phân tích chiều hướng 2006/2007 ở nhóm 15-24 tuổi tại các nước có tỷ lệ hiện nhiễm cao:
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở phụ nữ có thai (2000-2005) từ các chương trình giám sát trọng điểm,
và một số hành vi tình dục của nam giới và phụ nữ (1994-2006) từ các điều tra quốc gia
Bảng 3
Notes: [1] Các ô bôi đậm để chỉ các chiều hướng tích cực về tỷ lệ hiện nhiễm hoặc hành vi
[2] Năm phân tích là năm phân tích được tiến hành, không nhất thiết là năm cuối số liệu được sử dụng trong phân tích
* Các vùng cố định được sử dụng để tính trung vị tỷ lệ hiện nhiễm theo năm trong ít nhất 3 năm liên tục. Test thống kê dựa trên Ho:slope=0. Phân
tích của các nước có số liệu trên 3 năm dựa trên số các vùng cố định ở thành thị và nông thôn: Botswana (10,10), Burundi (3,3), Bờ biển Ngà
(9 vùng thành thị), Kenya (20,13), Malawi (11,8), Mozambique (5 Nam, 8 Trung, 7 Bắc), Rwanda (6 vùng thành thị), Cộng hòa Tanzania (11,8),
Zimbabwe (7,6).
** Trong nhóm 15-24 tuổi, tỷ lệ cho biết có quan hệ tình dục trước 15 tuổi. Phân tích dựa trên số liệu DHS, MICS hoặc điều tra quốc gia thực hiện từ
1995- 2005.
*** Trong nhóm 15-24 tuổi, tỷ lệ cho biết có quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên trong vòng 1 năm trước đó. Tại Nam Phi, tỷ lệ nhóm

15-24 tuổi cho biết có hơn một bạn tình trong vòng 12 tháng trước đó. Phân tích dựa trên số liệu DHS, MICS hoặc điều tra quốc gia của Nam Phi
thực hiện từ 1995- 2005.
**** Trong nhóm 15-24 tuổi, tỷ lệ cho biết có dùng bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn tình không thường xuyên cuối cùng trong vòng 1 năm
trước đó. Phân tích dựa trên số liệu DHS, MICS hoặc điều tra quốc gia của Nam Phi thực hiện từ 1995- 2005
Legend:
16
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | TÌNH HÌNH TOÀN CẦU

Ý nghĩa thống kê tăng

Ý nghĩa thống kê giảm

≥ 25%
Ý nghĩa thống kê giảm hơn 25%

NS
Giảm theo thời gian nhưng không có ý nghĩa thống kê

Không có bằng chứng đi xuống
*ID
Không đầy đủ số liệu, có nghĩa không đủ số liệu đầy đủ của 3 năm để phân tích tỷ lệ hiện nhiễm
**ND
Không nhận được số liệu
#
Bán thành thị và thành thị được gộp lại khi phân tích số liệu thành thị
↕ Phân tích ở Mozambique theo các vùng Nam, Trung, Bắc
§ Không nhận được số liệu theo yêu cầu của Nhóm làm việc của UNAIDS; phân tích dựa trên số liệu của báo cáo giám sát của Nam Phi
¶ Không nhận được số liệu theo yêu cầu của Nhóm làm việc của UNAIDS; phân tích dựa trên số liệu của báo cáo giám sát của Zambia 2005. Phân
tích dựa trên số liệu cộng gộp cả nông thôn và thành thị.
nhiều bạn tình khác nhau lại tăng ở cả

Rwanda và Cộng hòa Tanzania.
Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình
dục với nhiều bạn tình không thường
xuyên khác nhau cũng đã có những thay
đổi đáng kể. Tỷ lệ thanh niên cho biết
họ đã dùng bao cao su trong lần quan
hệ gần đây nhất với một bạn tình không
thường xuyên đã tăng lên đối với cả nam
lẫn nữ tại Cameroon, Haiti, Kenya, Ma-
lawi, và Zimbabwe, đối với nữ tại Chad,
Rwanda, Togo và Uganda, và đối với
nam tại Botswana. Mặt khác, tỷ lệ này lại
giảm đối với cả nam lẫn nữ thanh niên
tại Cộng hòa Tanzania, và đối với nam
tại Chad, Rwanda và Uganda.
Đáng tiếc là có đến hơn hai mươi trên
tổng số 35 nước không có đủ hoặc không
hề có số liệu về tỷ lệ hiện nhiễm HIV và/
hoặc về các xu hướng hành vi tình dục ở
thanh niên - gồm cả một số nước ở miền
nam châu Phi có tỷ lệ nhiễm HIV đặc
biệt cao.
Mặc dù các xu hướng hành vi ở thanh
niên phát triển theo hướng thuận lợi cho
công tác phòng chống HIV chỉ rõ ràng ở
một vài quốc gia (Cameroon, Kenya và
Zimbabwe), số liệu này cũng cho thấy
một số thay đổi đáng khích lệ gần đây tại
sáu nước khác (Botswana, Chad, Haiti,
Malawi, Togo, và Zambia). Những xu

hướng này, cùng với bằng chứng tỷ lệ
HIV đang giảm đáng kể trong đối tượng
thai phụ trẻ ở các vùng thành thị và/hoặc
nông thôn của năm quốc gia (Botswana,
Bờ biển Ngà, Kenya, Malawi, và Zimba-
bwe) cho thấy các nỗ lực dự phòng đang
có một ảnh hưởng nhất định đối với một
số các nước chịu hậu quả nặng nề nhất.
17
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | CẬN SAHARA - CHÂU PHI
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH DỊCH THEO KHU VỰC
CẬN SAHARA CHÂU PHI
Cận Sahara Châu Phi vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch AIDS
toàn cầu. Hơn hai phần ba (68%) tổng số người có HIV dương tính sống tại khu vực
này, và trong năm 2007 đã có trên ba phần tư (76%) tổng số ca tử vong vì AIDS. Ước
tính 1,7 triệu [1,4 – 2,4 triệu] người đã bị nhiễm HIV mới trong năm 2007, nâng tổng
số người đang sống với HIV lên 22,5 triệu [20,9 – 24,3 triệu]. Không giống các khu vực
khác, đa số số người sống với HIV tại Cận Sahara Châu Phi (61%) là phụ nữ.

Biểu đồ 6
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trung vị ở phụ nữ (15 – 49 tuổi) khám thai tại các cơ sở y tế tại một
số vùng của các nước miền nam châu Phi, 1998 – 2006
0
5
10
15
20
25
30
35

40
45
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Botswana
Lesotho
Namibia
South Africa
Swaziland
Zimbabwe
% Tỷ lệ nhiễm HIV
Năm
Nguồn: nhiều cuộc điều tra khác nhau tại các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ trước sinh
Miền Nam Châu Phi
Quy mô và xu hướng dịch tại khu vực này khác nhau đáng kể, với vùng nam Châu Phi
là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tiểu vùng này chiếm 35% tổng số người đang sống
với HIV và gần một phần ba (32%) tổng số các ca nhiễm HIV mới và tử vong vì AIDS
trên toàn cầu trong năm 2007. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người trưởng thành quốc gia
đã vượt quá 15% tại tám quốc gia trong năm 2005 (Botswana, Lesotho, Mozambique,
Namibia, Nam Phi, Swaziland, Zambia và Zimbabwe). Trong khi có bằng chứng cho
thấy tỷ lệ hiện nhiễm quốc gia của Zimbabwe đã giảm đáng kể, dịch tại hầu hết các
nước trong tiểu vùng này hoặc đang lên chậm hoặc đang tiến tới bình ổn. Chỉ duy nhất
tại Mozambique số liệu HIV mới nhất (năm 2005) cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm tăng lên so
với thời kỳ giám sát trước đó.
Tại Zimbabwe, tỷ lệ hiện nhiễm ở phụ
nữ có thai đến khám trước sinh tại các
cơ sở y tế đã giảm mạnh trong những
năm vừa qua, từ 26% năm 2002 xuống
còn 18% năm 2006. Ở phụ nữ có thai
trẻ (15-24 tuổi) tỷ lệ hiện nhiễm giảm từ
21% xuống còn 13% trong cùng thời kỳ.

Tỷ lệ hiện nhiễm cao nhất ở đối tượng
phụ nữ có thai đến khám trước sinh
trong ngành mỏ (26% tỷ lệ hiện nhiễm
HIV) và ngành nông nghiệp thương mại
(22% tỷ lệ hiện nhiễm) (Bộ Y tế và Phúc
lợi Trẻ em Zimbabwe, 2007).
Xu hướng giảm trong số liệu giám sát
tại Zimbabwe cũng phù hợp với kết quả
của một số nghiên cứu (UNAIDS, 2005;
Mahomva và cộng sự, 2006; Hargrove và
cộng sự, 2005; Mugurungi và cộng sự,
2005; Bộ Y tế và Phúc lợi Trẻ em Zim-
babwe, 2007), trong khi tỷ lệ hiện nhiễm
ở nam giới và phụ nữ đều giảm tại các
vùng nông thôn Manicaland (Gregson và
cộng sự, 2006). Xu hướng này phản ánh
sự kết hợp giữa số tử vong rất cao với số
ca HIV mới giảm xuống, một phần là do
thay đổi hành vi (UNAIDS, 2005). Có
nhiều bằng chứng từ miền đông Zim-
babwe cho thấy ngày càng có nhiều phụ
nữ và nam giới tránh quan hệ tình dục
với bạn tình không thường xuyên, và số
phụ nữ dùng bao cao su thường xuyên
với bạn tình không thường xuyên cũng
tăng lên (từ 26% năm 1998-2000 lên 37%
năm 2001-2003). Các công thức toán
học cũng cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV
giảm không chỉ là tiến triển tự nhiên
của dịch AIDS tại Zimbabwe, mà còn là

do thay đổi hành vi (Hallet và cộng sự,
2006).
Nam Phi là nước có số người nhiễm
HIV cao nhất thế giới. Số liệu tỷ lệ hiện
nhiễm HIV thu được từ cuộc giám sát cơ
sở khám thai gần đây nhất cho thấy mức
độ lây nhiễm HIV đang chậm lại, với tỷ
lệ hiện nhiễm HIV ở phụ nữ có thai là
30% năm 2005 và 29% năm 2006 (Bộ Y
tế Nam Phi, 2007). Ngoài ra, tỷ lệ hiện
nhiễm HIV ở phụ nữ có thai trẻ (15-24
tuổi) cũng cho thấy một xu hướng giảm
trong số ca nhiễm mới hàng năm. Dịch
thay đổi nhiều tại mỗi tỉnh, từ 15% tại
Western Cape đến 39% tại tỉnh KwaZu-
lu-Natal. (Bộ Y tế Nam Phi, 2007).
eo những số liệu ban đầu thu được từ
cuộc điều tra dân số mới tại Swaziland,
ước tính có một trên bốn (26%) người
trưởng thành (15-49 tuổi) ở nước này
nhiễm HIV. Cả số liệu từ điều tra theo
dân số và giám sát tại các cơ sở khám
thai cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm không
khác biệt lắm giữa các vùng, nhưng có
một sự khác biệt đáng kể về mức độ
nhiễm giữa phụ nữ và nam giới: 20%
nam giới trưởng thành xét nghiệm
dương tính với HIV, so với 31% phụ nữ
(Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội Swaziland,
2007; Cơ quan ống kê Trung ương

Swaziland & Macro International, 2007).
Tỷ lệ hiện nhiễm tại Lesotho vẫn cao, với
tỷ lệ nhiễm ở phụ nữ đến khám thai là
38% ở nhóm 25-29 tuổi trong năm 2005
(Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội Lesotho,
2005). Phụ nữ chiếm khoảng 57% người
sống với HIV. Số liệu giám sát HIV gần
đây nhất cho thấy mức độ lây nhiễm
ở phụ nữ có thai trẻ (15-24 tuổi) đang
giảm, từ 25% năm 2003 xuống 21% năm
2005, nhưng sự giảm này có thể là do số
lượng khu vực được giám sát trọng điểm
mới được tăng lên trong cuộc điều tra
gần đây nhất (Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội
Lesotho, 2005).
Tổng thể, dịch tại Namibia nhìn chung
ổn định với một trên năm (20%) phụ nữ
khám thai có HIV dương tính năm 2006
(Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội, 2007). Xu
hướng khá ổn định này kể từ giữa những
năm 1990 của tỷ lệ hiện nhiễm ở phụ
nữ có thai trẻ (15-24 tuổi), và xu hướng
đang tăng ở những người độ tuổi 30 cho
thấy cần đẩy mạnh các nỗ lực dự phòng
(Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội, 2007).
Xu hướng giảm trong tỷ lệ hiện nhiễm
HIV ở phụ nữ đến khám thai tại Bo-
tswana trong những năm gần đây (từ
18
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | CẬN SAHARA - CHÂU PHI

36% năm 2001 xuống 32% năm 2006)
cho cho thấy dịch ở đây đã chạm đỉnh
và hiện có thể bắt đầu giảm. Tỷ lệ hiện
nhiễm đặc biệt cao ở vị thành niên có
thai, 18% số này xét nghiệm HIV dương
tính trong năm 2005. Tuy nhiên, mức độ
lây nhiễm ở phụ nữ có thai trẻ đã giảm
xuống trong những năm gần đây (Bộ
Y tế Botswana, 2006). Ở phụ nữ có thai
tuổi 15-19 đi khám thai, tỷ lệ hiện nhiễm
giảm từ 25% xuống 18% trong những
năm 2001 – 2006, trong khi tỷ lệ ở
những người độ tuổi 20-24 giảm từ 39%
xuống còn 29% trong cùng thời kỳ (Bộ Y
tế Botswana, 2006).
Số liệu HIV mới nhất thu được từ các cơ
sở khám thai tại Angola cho thấy tỷ lệ
hiện nhiễm ở phụ nữ có thai không thay
đổi nhiều lắm trong các năm 2004 và
2005. Tỷ lệ hiện nhiễm quốc gia trung vị
được ước tính là 2,5% trong năm 2005,
so với 2,4% năm 2004 (Ministério da
Sáude & CDC USA, 2006).
Tại Mozambique, dịch lại bắt đầu tăng
lại tại cả ba khu vực sau khi có vẻ ổn
định trong những năm đầu của thập kỷ.
Tỷ lệ hiện nhiễm ở phụ nữ đến khám
thai thấp nhất ở miền bắc (trung bình
9% năm 2004), nhưng ở miền trung và
miền nam tỷ lệ này là hơn 20%, gồm cả

thủ đô Maputo, và tại các tỉnh Gaza, In-
hambane, Manica và Sofala (nơi tỷ lệ này
lên đến gần 27% năm 2004) (Conselho
Nacional de Combate ao HIV/SIDA,
2006).
Dịch tại Malawi có dấu hiệu chậm lại
và giảm tại một số địa phương trong bối
cảnh có nhiều bằng chứng về thay đổi
hành vi giúp làm giảm số nhiễm HIV
(Heaton, Fowler & Palamuleni, 2006).
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trung vị ở phụ nữ
có thai tại các khu vực giám sát trọng
điểm vẫn dừng ở mức từ 15% đến 17%
từ những năm đầu những năm 2000 (Ủy
ban Quốc gia Phòng chống AIDS Ma-
lawi, 2005).
Trong khi tỷ lệ hiện nhiễm HIV cấp quốc
gia ít có dấu hiệu giảm tại Zambia, dịch
có vẻ giảm tại một số vùng của nước này.
Giám sát cơ sở khám thai gần đây nhất
cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm ở phụ nữ có
thai vùng thành thị cao gấp hai lần vùng
nông thôn (25% so với 12%) (Bộ Y tế,
2005), con số này cũng phù hợp với ước
tính từ cuộc giám sát theo dân số trước
đó (23% so với 11%) (Cơ quan ống kê
Trung ương Zambia và cộng sự, 2003).
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV đã giảm ở phụ
nữ có thai tuổi 20-24 tại vùng thành thị
(giảm từ 30% năm 1994 xuống 24% năm

2004) cũng như ở phụ nữ có thai độ tuổi
15-19 (giảm từ 20% năm 1994 xuống
14% năm 2004) (Bộ Y tế Zambia, 2005).
Dịch HIV tại các quốc đảo miền nam
châu Phi thấp hơn rất nhiều. Số liệu
HIV gần đây thu được từ phụ nữ khám
thai tại Madagascar cho thấy tỷ lệ hiện
nhiễm HIV quốc gia ở đây chỉ là 0,2%,
mặc dù tỷ lệ đó cao 1,1% tại Sainte Maria
và 0,8% tại Morondava (Ministère de la
Santé et du Planning Familial Madagas-
car, 2005). Dùng chung dụng cụ tiêm
chích không khử trùng là yếu tố nguy cơ
chính gây lây nhiễm HIV tại Mauritius,
nơi khoảng ba phần tư số ca nhiễm HIV
chẩn đoán trong sáu tháng đầu năm 2004
là ở người tiêm chích ma túy (Sulliman
& Ameerberg, 2004).
Đông Phi
Tại hầu hết các quốc gia Đông Phi tỷ lệ
hiện nhiễm HIV ở người trưởng thành
hoặc không tăng hoặc bắt đầu giảm. Xu
hướng thứ hai rõ rệt nhất ở Kenya, nơi
dịch HIV đang giảm nhờ thay đổi hành
vi. Bên cạnh thay đổi hành vi, số ca tử
vong của người nhiễm HIV vài năm trước
đây cũng làm giảm tỷ lệ hiện nhiễm.
Uganda là nước đầu tiên ở khu vực Cận
Sahara Châu Phi công bố giảm tỷ lệ hiện
nhiễm HIV quốc gia ở người trưởng

thành quốc gia. Tuy nhiên dịch tại đây
vẫn nghiêm trọng với mức độ lây nhiễm
cao nhất là ở phụ nữ (7,5% so với 5% ở
19
2007 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH AIDS | CẬN SAHARA - CHÂU PHI

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×