Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10 chương trình cơ bản THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
THÔNG QUA TIẾT HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 10
CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN THPT”.

Người thực hiện: Trần Minh Hường
Chức vụ: Giáo viên.
SKKN thuộc mơn: Lịch sử.

THANH HỐ NĂM 2021.


TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1


3.2

MỤC LỤC
Nội dung
Mở đầu.
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận, kiến nghị.
Kết luận.
Kiến nghị.

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
5
18

18
18
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Thanh Hóa, nhà xuất bản Thanh Hóa, 1996.
2. Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương, khoa lịch sửđại học Vinh, 2002.
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn lịch sử lớp 10, nhà
xuất bản giáo dục, 2010.
4. Mạng Intenet.
5. Các phương tiện thông tin đại chúng.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Minh Hường
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Lộc.

TT
1.

2.

3.

Tên đề tài SKKN
Làm thế nào để dạy tốt một

giờ lịch sử địa phương trong
chương trình THPT
Giáo dục ý thức bảo vệ các di
tích lịch sử qua tiết học lịch
sử địa phương lớp 10chương trình cơ bản.
Một số kinh nghiệm sử dụng
đồ dùng trực quan, cơng nghệ
thơng tin vào dạy bài 11: Tình
hình các nước tư bản giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới
( 1918- 1939).

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa.

C


2008- 2009

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa.

C

2011- 2012

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa.

C

2016- 2017


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói nhiều
đến việc tích cực hóa hoạt động của người học, chính là nói tới vấn đề tổ chức hoạt
động lĩnh hội sáng tạo của học sinh trên cơ sở tư duy độc lập. Giáo viên là người tổ
chức, thiết kế các hoạt động để học sinh chủ động lĩnh hội sáng tạo. Vì thế tổ chức
hoạt động trải nghiệm lịch sử phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay.
Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc
tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngồi (nhìn, sờ,
nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng
tượng). Thơng qua đó,chủ thể có thể học hỏi, tìm tịi, sáng tạo, tiếp thu, tích

lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hồn thiện các kĩ năng trong
cuộc sống.
Ngay từ xa xưa, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và
vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Ở phương Đông, hơn
2000 năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) nói: "Những gì tơi nghe, tơi sẽ
qn. Những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ. Những gì tơi làm, tơi sẽ hiểu". Tư tưởng
này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Điều đó cho
thấy tầm quan trọng của học tập từ thực tế hoạt động và đây được coi là những
nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của “Giáo dục trải nghiệm”.
Ưu thế của giáo dục trải nghiệm trong phát triển tư duy đã được nhiều nhà
khoa học chứng minh. Herman Ebbinghaus – nhà vật lý học người Đức, người
đi tiên phong trong nghiên cứu thực nghiệm và trí nhớ đã chỉ ra rằng nếu tỷ lệ
tiếp thu của bạn (từ một bài giảng) là 100% vào ngày thứ nhất thì tới ngày thứ
hai, con số ấy sẽ giảm đi đáng kể từ 50-80% và cứ thế đến khi chỉ còn 2-3% vào
ngày cuối cùng của tháng. Tương tự như vậy, theo William Glasser, chúng ta chỉ
học được 10% từ việc đọc, 20% từ việc nghe (từ người khác). Trong khi đó, ơng
cho rằng 80% kiến thức chúng ta tiếp thu được là thông qua việc trải nghiệm
thực tế.
Không chỉ có tầm quan trọng đối với việc phát triển trí nhớ, giáo dục trải
nghiệm còn được chứng minh là giúp cho con người phát triển toàn diện: phát
triển kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận thức và tư duy, kỹ năng ứng xử, kỹ năng
cảm nhận, biểu đạt tình cảm (Toddthe Fitch and Janet Watson 2014). Học thông
qua trải nghiệm cũng được đánh giá là giúp phát triển các năng lực của thế kỷ
21: 4 C (Critial thinking – Communication – Collaboration – Creativity/ Tư duy
phản biện – Giao tiếp – Hợp tác – Sáng tạo).
Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục trải nghiệm trong đổi mới
phương pháp dạy học, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối

truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
1


thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, trải nghiệm,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”.
Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử tại trường Trung
học phổ thông, tôi luôn nỗ lực, cố gắng học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học để
học sinh cảm thấy u thích mơn học hơn. Vì vậy tơi đã lựa chọn một đề tài áp
dụng mang tính thực tế ở địa phương Vĩnh Lộc quê tôi là: “ Một số kinh nghiệm
nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua tiết
học lịch sử địa phương lớp 10 chương trình cơ bản THPT” . Tuy nhiên do thời
gian có hạn, cộng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên vấn đề tơi nêu ra đây
chỉ mang tính chất tham khảo. Rất mong các đồng chí góp ý cho tơi để chúng ta
cùng sửa đổi đưa ra một phương pháp hiểu hiệu nhất trong việc tổ chức hoạt động
trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa phương một cách hiệu quả nhất.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thực tiễn giáo dục hiện nay đã đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Học sinh phải chủ động
tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Kết quả dạy học sẽ cao hơn nữa
nếu giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận tài liệu, hình ảnh, kiến thức thơng qua
các buổi hoạt động trải nghiệm, qua cơng nghệ thơng tin.
Vì vậy, tơi xin mạnh dạn đưa ra: “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất
lượng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa
phương lớp 10 chương trình cơ bản THPT”
Với việc nghiên cứu đề tài này, tơi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo
viên tổ chức một buổi hoạt động trải nghiệm có hiệu quả tốt hơn, học sinh lĩnh

hội kiến thức tự giác, chủ động, ngày càng u thích mơn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Tiết học lịch sử địa phương lớp 10 chương trình cơ
bản THPT.
Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 10A2 trường THPT Vĩnh Lộc, năm
học 2020- 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên tinh thần tự học, tự trau dồi kiến thức vận dụng vào thực tế giảng dạy
tại trường THPT Vĩnh Lộc. Bản thân tôi đã áp dụng khá nhuần nhuyễn các
phương pháp, kỹ thuật dạy học vào tiết học trải nghiệm lịch sử địa phương lớp
10 chương trình THPT. Vì vậy với đề tài này, tơi đã áp dụng một số phương
pháp dạy học như sau:
* Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Để thực hiện tốt buổi học trải nghiệm cho học sinh, giáo viên phải khảo
sát thực tế, chọn di tích lịch sử phù hợp, thu thập thơng tin, nắm tình hình và liên
lạc với Ban quản lý di tích, sắp xếp thời gian để có thể tổ chức hoạt động trải
nghiệm đạt kết quả cao nhất.
* Phương pháp dạy học nhóm ( Dạy học hợp tác)
2


Giáo viên chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ, trong khoảng thời
gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân
công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và
đánh giá trước toàn lớp. Hiệu quả của phương pháp này nếu được tổ chức tốt sẽ
phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm
việc và năng lực giao tiếp của HS.
* Phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH đặt ra trước HS các vấn
đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển

HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu
mong muốn giải quyết vấn đề.
* Phương pháp đóng vai, kể chuyện lịch sử
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” hướng
dẫn viên du lịch, giới thiệu về di tích Thành Nhà Hồ. Với phương pháp này sẽ
rèn luyện cho các em khả năng viết và thuyết trình trước đám đơng. Từ đó học
sinh cảm thấy tự tin, hứng thú, hiểu bài và yêu mơn học hơn.
* Phương pháp tích hợp các kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử
Dạy học liên môn có vai trị quan trọng trong dạy học, kiến thức các môn
học bổ sung cho nhau, giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng
cao hiệu quả bài học.
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Học sinh rất thích được quan sát, trải nghiệm từ thực tế… và với phương
pháp này sẽ kích thích trí tị mị, tìm hiểu tạo hứng thú hơn trong học tập.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Học trải nghiệm, hiểu một cách đơn giản, là quy trình ‘học thơng qua
thực nghiệm’. Nói một cách cụ thể hơn, quy trình này bắt đầu với việc thực
hành, thực nghiệm và sau đó người học phân tích, suy ngẫm về sự trải nghiệm
và kết quả của sự trải nghiệm đó. Quy trình này giúp học sinh củng cố kiến thức,
hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng, hành xử mới và thậm chí là cách
tư duy mới. Cách tiếp cận trên được xem là có nhiều điểm ưu việt so với phương
pháp giáo dục truyền thống (chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến
thức/thông tin và truyền tải thông tin qua các bài giảng). Học thơng qua thực
hành là q trình học sinh học từ kinh nghiệm của chính mình thơng qua việc
tiếp xúc trực tiếp với học liệu, vật chất, đối tượng khác với việc học thông qua
đọc một cuốn sách tức là thông qua kinh nghiệm của người khác được đúc kết
lại bằng văn bản.
Thực tế thì những điều này cũng khơng có gì là mới. Trải nghiệm là nền
tảng của khoa học phương Tây. Nhiều triết gia, nhà khoa học đã có những phát

biểu về vai trị của trải nghiệm. Aristotle (384-322 TCN) đã nói: “For things we
have to learn before we can do, we learn by doing” (Với những gì chúng ta
cần phải học trước khi làm, chúng ta sẽ học thơng qua hành). Cịn Albert
Einstein (1879-1955) thì cho rằng: nguồn tri thức duy nhất đến từ trải nghiệm
(“The only source of knowledge is experience”). Ở phương Đông, hơn 2000
3


năm trước, Khổng Tử (551- 479 TCN) nói: "Những gì tơi nghe, tơi sẽ qn.
Những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ. Những gì tơi làm, tơi sẽ hiểu". Tuy nhiên nếu
như ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, hoạt động trải nghiệm được thiết
kế một cách công phu khi tích hợp trong chương trình phổ thơng thì dường như
đây vẫn còn là vấn đề tương đối xa vời đối với hệ thống giáo dục Việt Nam.
Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục trải nghiệm (GDTN), Bộ Giáo
dục và Đào tạo đang có kế hoạch tích hợp hoạt động trải nghiệm vào các chương
trình giáo dục chính thống (Chương trình giáo dục phổ thơng mới của Bộ giáo
dục, 28/12/2018). Một số trường tư thục thậm chí đã bắt đầu áp dụng mơ hình
này trong thực tế. Song song với đó, các dịch vụ giáo dục trải nghiệm (được
cung cấp bởi các cơ sở ngoài trường học như viện nghiên cứu, bảo tàng, trang
trại giáo dục, công ty tổ chức sự kiện) cũng ngày càng phong phú. Tuy nhiên,
những mơ hình giáo dục trải nghiệm hiện tại vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
Giáo dục trải nghiệm là một phương pháp dạy học mới đối với cả giáo
viên và học sinh. Vì vậy, giáo viên dạy thế nào để học sinh động não, làm thay
đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, phát triển trí thơng minh, sáng tạo
của các em. Hiện nay trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu
của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và
làm bài,... nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở trên lớp nên hoạt động trí tuệ
của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn
luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí
thơng minh của học sinh nói chung được xem là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng

nhất của quá trình dạy học hiện đại.
Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, giáo dục trải
nghiệm có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả bài học, giúp cho học
sinh ghi nhớ và hiểu bài nhanh chóng, lâu bền hơn, góp phần làm cho bài giảng
một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Hơn thế nữa, giáo dục trải nghiệm còn giúp học sinh chủ động tìm hiểu
kiến thức, được tham gia vào các hoạt động như: đóng vai, chơi trị chơi, tìm
hiểu kiến thức thực tế,……
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay trong Kế hoạch giáo dục ở các trường Trung học phổ thơng mơn
Lịch sử ở cả 3 khối lớp đều có tiết lịch sử địa phương. Giáo viên có thể linh
động trong việc dạy tiết lịch sử địa phương ở các lớp, các khối khác nhau như:
Tổ chức hoạt động ngoại khóa tại trường, hoạt động trải nghiệm tại khu di tích,
dạy tại phịng học bộ mơn sử dụng máy chiếu, cơng nghệ thơng tin hoặc ngay
chính tại phịng học của lớp…..
Tuy nhiên cho đến nay ở các trường Trung học phổ thơng nói chung và
trường THPT Vĩnh Lộc nói riêng chưa có tài liệu cụ thể nào hướng dẫn dạy tiết
lịch sử địa phương. Vì vậy việc truyền đạt kiến thức cho học sinh là rất khó khăn
và thiếu đồng bộ. Nhiều học sinh hiện nay thờ ơ với lịch sử, hiện tượng học
sinh “ mù lịch sử” ngày càng trở nên phổ biến. Thậm chí có rất nhiều em khơng
có hiểu biết về các di tích lịch sử ngay chính địa phương mình, từ đó các em
4


thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ di tích hoặc có những hành động thiếu ý
thức, vơ trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát triển các di tích lịch sử.
Tài liệu viết về lịch sử địa phương cịn ít, hơn nữa thời gian số tiết cho
phần lịch sử địa phương không nhiều nên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
học sinh đi thăm quan di tích là rất khó khăn.
Nhìn chung tỷ lệ học sinh say mê mơn học ít, đa số các em vẫn quan niệm

đây là mơn học “phụ” nên chưa chịu khó học và khơng chịu đầu tư.
Các tiết học lịch sử địa phương thường ở cuối chương trình. Đây là thời
gian học sinh và giáo viên rất bận nên việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng
gặp những khó khăn nhất định.
Để tổ chức thành công một tiết học lịch sử địa phương tại thực địa đòi hỏi cả
học sinh và giáo viên phải chuẩn bị hết sức công phu, tốn nhiều thời gian.
Xuất phát từ thực trạng trên, trong nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã
thử thay đổi các phương pháp trong giờ dạy học Lịch sử địa phương để giúp học
sinh u thích, say mê, tìm hiểu về các di tích lịch sử trên quê hương mình đồng
thời giáo dục ý thức bảo vệ các di tích cho thế hệ tương lai. Vì thế, bản thân tơi
đã mạnh dạn đưa ra: “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong việc tổ
chức hoạt động trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10
chương trình cơ bản THPT”.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Đề tài : “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức
hoạt động trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10 chương
trình cơ bản THPT” được tôi thực hiện thông qua các giải pháp như sau:
Thứ nhất: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung tổ chức, lên kế hoạch
cụ thể cho một buổi học hoạt động trải nghiệm.
Giáo viên lựa chọn địa điểm ( một di tích lịch sử cụ thể trên địa bàn
huyện) để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn đối tượng học sinh phù hợp với việc tổ
chức hoạt động trải nghiệm.
Liên lạc với Ban quản lý Di tích để phối hợp tổ chức buổi học trải nghiệm
có hiệu quả.
Thứ hai: Thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với một buổi hoạt động
trải nghiệm ( hoạt động nhóm, đóng vai, kể chuyện lịch sử,…. )
Soạn giáo án phù hợp với một buổi hoạt động trải nghiệm nhưng giáo
viên vẫn phải đảm bảo yêu cầu về: Kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng.
Yêu cầu học sinh chuẩn bị , tìm hiểu trước về các vấn đề cần học ( thông qua

hoạt động nhóm). Trước tiên để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm, tơi đã chia
lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm chuẩn bị trước như
sau:
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3

5


Tìm hiểu những nét khái
quát nhất về triều đại nhà
Hồ theo nội dung:
- Thời gian thành lập.
- Các vua.
- Tình hình kinh tế, chính
trị- xã hội.
- Cử đại diện nhóm đóng
vai một hướng dẫn viên
giới thiệu những nét khái
nhất về triều đại nhà Hồ.

- Tìm hiểu về cơng trình
Thành nhà Hồ (q trình
xây dựng và những câu
chuyện có liên quan).
- Cử đại diện nhóm đóng
vai một hướng dẫn viên
giới thiệu về Thành Nhà
Hồ.


Thảo luận và đưa ra
những việc làm cụ thể để
giữ gìn và phát triển di
tích Thành Nhà Hồ.

Hình 1: thảo luận nhóm.
Thứ ba: Tiến hành buổi hoạt động trải nghiệm.
Tổ chức cho học sinh đến học tập tại di tích Thành Nhà Hồ.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai, kể chuyện, thảo luận về các vấn
đề đã được chuẩn bị trước.
Sau khi đại diện của mỗi tổ hồn thành nhiệm vụ, giáo viên u cầu các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên kết luận lại sau hoạt động của từng nhóm.
Sau đó giáo viên đưa ra một số bài tập trắc nghiệm( Phần phụ lục 1) dể
học sinh cùng trả lời những hiểu biết của bản thân về cơng trình Di sản văn hóa
thế giới Thành Nhà Hồ.
Để tiến hành thành công buổi học trải nghiệm, giáo viên phải sắp xếp
thời gian học tập hợp lý, không ảnh hưởng đến thời gian học tập các bộ môn
khác của học sinh.
Thứ 4: Rút kinh nghiệm qua buổi hoạt động trải nghiệm và giao nhiệm vụ
cho học sinh.
Thứ 5: Kế hoạch phải thông qua tổ chuyên môn và được Ban giám hiệu
nhà trường phê duyệt đồng thời giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên
chủ nhiệm lớp và Ban chấp hành Đoàn trường trong việc quản lý học sinh.
Với đề tài này, bản thân tôi đã áp dụng cụ thể vào tiết học lịch sử địa
phương của lớp 10B2 trường THPT Vĩnh Lộc như sau:
Tổ chức cho học sinh lớp 10B2 hoạt động trải nghiệm thực tế thực tế,
thăm quan một di tích lịch sử ở ngay chính địa phương Vĩnh Lộc (Thành
Nhà Hồ).

Trước tiên để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm, tôi đã chia lớp thành
3 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm chuẩn bị trước ( theo u cầu
của hình 1).
Bước 2: Tổ chức cho học sinh đến học tập tại di tích Thành Nhà Hồ.

6


Hình 2: Học Sinh trường THPT Vĩnh Hình 3: Học Sinh trường THPT Vĩnh
Lộc tham quan, học tập tại Di tích
Lộc tham quan, học tập tại Di tích
Thành Nhà Hồ.
Thành Nhà Hồ.

Hình 4: Học Sinh trường THPT Vĩnh Hình 5: Học Sinh trường THPT Vĩnh
Lộc tham quan, học tập tại Di tích
Lộc tham quan, học tập tại Di tích
Thành Nhà Hồ.
Thành Nhà Hồ.
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai, kể chuyện, thảo luận
về các vấn đề đã được chuẩn bị trước.
7


Giáo viên yêu cầu đại diện của nhóm 1 đóng vai một hướng dẫn viên
trình bày những nét khái quát nhất về triều đại nhà Hồ.
Học sinh sẽ giới thiệu được những hiểu biết mà nhóm 1 đã chuẩn bị về
triều đại nhà Hồ trong lịch sử.
Nhà Hồ là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Hồ
Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và

chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7
năm. Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400.
Nhà Hồ do Hồ Quý Ly, một đại quý tộc và đại thần nhà Trần thành lập.
Từ năm 1371, Hồ Quý Ly, khi đó mang họ Lê, được tham gia triều chính nhà
Trần, được vua Trần Dụ Tông cho làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ
Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh.
Nhà Trần, sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự
cướp phá của Chiêm Thành, ngày càng suy sụp. Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc
chính sự do Thượng hồng Trần Nghệ Tơng quyết định. Trần Nghệ Tông lại rất
trọng dụng Hồ Quý Ly nên khi về già thường ủy thác mọi việc cho Quý Ly
quyết định. Dần dần binh quyền của Quý Ly ngày một lớn, Nghệ Tơng tuổi cao
sức yếu cũng khơng kìm chế nổi.
Năm 1394 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính
Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền
hành trong nước.
Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng
loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý
Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu
là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.
Kinh tế
Cải cách kinh tế lớn nhất của triều đại nhà Hồ là phát hành tiền giấy
Thông bảo hội sao. Việc đổi tiền được Hồ Quý Ly khởi xướng thực hiện từ trước
khi nhà Hồ được chính thức thành lập (1400). Năm 1396, tháng 4, Hồ Quý Ly
khi đó nắm toàn quyền điều hành nhà Trần bắt đầu phát tiền giấy Thông bảo hội
sao. Cứ một quan tiền đồng đổi lấy một quan 2 tiền giấy. Cấm tuyệt tiền đồng,
không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và
trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội chết như làm tiền giả.
Hành chính
Dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã cho làm sổ hộ tịch trong cả
nước, lập phép hạn chế gia nô. Năm 1403, di dân không có ruộng đến Thăng

Hoa (vùng đất mới thu được sau khi Chiêm Thành dâng nộp năm 1402, gồm 4
châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa tức là đất các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế
Sơn, Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay, huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh,
Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). Cùng năm
đặt Quảng tế (cơ quan coi về mặt y tế).
Luật pháp
Cuối năm 1401, định quan chế và hình luật nhà nước Đại Ngu. Sử sách
khơng nói rõ là nhà Hồ đã sửa đổi như thế nào so với thời trước của nhà Trần.
8


Học sinh cả lớp chú ý lắng nghe đại diện tổ 1 trình bày.
Sau khi đại diện tổ 1 trình bày xong, giáo viên yêu cầu các bạn khác
nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, kết luận phần chuẩn bị của nhóm 1 và nhấn mạnh
những điểm cần nhớ về triều đại nhà Hồ trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Những nét khái quát nhất về triều đại nhà Hồ
* Thời gian thành lập:
- Nhà Hồ được thành lập bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau
khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị
quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm ( 1400- 1407).
- Quốc hiệu: Năm 1400, Hồ Quý Ly đã đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại
Ngu ( có nghĩa là An vui lớn).
- Kinh đô: Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông phải dời đô từ
Thăng Long về Thanh Hóa. Vì thế, Thành nhà Hồ được xây dựng năm 1397
trên địa phận 2 xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh
Hóa.
* Các vua:
- Triều đại nhà Hồ chỉ tồn tại 7 năm trong lịch sử, qua hai triều vua:
+ Hồ Quý Ly: năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, tự lập làm

vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên. Tháng 12 năm 1400 nhường ngôi cho con
là Hồ Hán Thương để làm Thái thượng hồng.

Hình 7: Hồ Hán Thương.
Hình 6: Hồ Q Ly.
+ Hồ Hán Thương ( 1400- 1407): là con thứ của Hồ Quý Ly, em của
Hồ Nguyên Trừng. Tháng 12 năm 1400 được cha ( Hồ Quý Ly) nhường ngôi.
Hồ Hán Thương làm vua hơn 6 năm ( từ tháng 12 năm 1400 đến tháng 6 năm
1407 bị thua trận và bị giặc Minh bắt giải về Trung Quốc cùng với cha, anh và
cùng nhiều triều thần khác, sau không rõ mất năm nào. Trong thời gian ở ngôi
Hồ Hán Thương đã đặt hai niên hiệu là Thiệu Thành và Khai Đại.
9


- Tình hình kinh tế, chính trị- xã hội.
Kinh tế: Cải cách kinh tế lớn nhất của triều đại nhà Hồ là phát hành tiền
giấy Thơng bảo hội sao.
Hành chính: Dưới triều Hồ Hán Thương, năm 1401 đã cho làm sổ hộ
tịch trong cả nước, lập phép hạn chế gia nơ.
Luật pháp: Cuối năm 1401, định quan chế và hình luật nhà nước Đại Ngu.
Quân đội: Khi nhắc đến vũ khí của nhà Hồ, người ta thường nói nhiều đến
cơng sáng chế ra súng “thần công” của Hồ Nguyên Trừng . Đây chính là loại vũ
khí gây ra bao nỗi kinh hoàng cho giặc Minh và cùng với voi chiến là hai loại
vũ khí khiến quân Minh phải e dè qn đội nhà Hồ.

Hình 8: Súng thần cơng được
trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử
Quân đội, Hà Nội (Ảnh từ
archives.gov.vn.


Hình 9: Các viên đạn bằng đá của
thần cơ thương pháo được khai quật
tại thành Tây Đơ (Thanh Hóa). (Ảnh
từ Trí Thức Trẻ).

Giáo viên u cầu đại diện nhóm 2 đóng vai một hướng dẫn viên giới
thiệu về Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ.
Đến Thanh Hóa, du khách đừng nên bỏ qua dịp tham quan Di sản Văn hóa
thế giới Thành nhà Hồ nằm giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông
Bưởi, thuộc địa phận huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 45km
về hướng tây. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành
nhà Hồ đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, nơi
đây đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di
tích quốc gia đặc biệt. Từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 6 năm 2020, Quỹ Bảo
tồn Văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ (AFCP) đã tài trợ 92,500 USD vào dự án bảo
tồn Cổng Nam, Thành nhà Hồ.
Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây
Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam
thời nhà Hồ), thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa. Đây là tịa thành kiên cố với kiến
10


trúc độc đáo bằng đá có quy mơ lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo
nhất, duy nhất cịn lại ở Đơng Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy
bằng đá cịn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ
khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã
tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối
nguyên vẹn.
Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh
Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh

Hóa.

Hình 10: Cổng Nam Thành Nhà Hồ là
cổng chính bao gồm 3 vịm uốn.

Hình 11: Cổng Bắc Thành Nhà Hồ.

11


Hình 12: Cổng Đơng Thành Nhà Hồ.
Hình 13: Cổng Tây Thành Nhà Hồ.
Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ
Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành
bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng 1 năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái
thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương
xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình
chương qn quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể
tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều
hành cơng việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách
chép Mẫn).
Theo chính sử, thành được xây dựng rất khẩn trương, chỉ trong 3 tháng.
Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phịng ngự qn sự hơn
là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hố. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có
sơng nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phịng thủ,
vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ,
thành bao gồm thành nội và thành ngoại.
Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối,
trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m
bao quanh.

Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc Nam dài 870,5m, chiều Đơng - Tây dài 883,5m. Mặt ngồi của thành nội ghép
thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong
đắp đất.
Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các
cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu cịn gọi
là Cửa Bắc, cửa Đơng Mơn và cửa Tây Giai). Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn,
đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m,
12


cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m,
nặng chừng 15 tấn).
Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích cịn lại
hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích
Đàn tế Nam Giao cịn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền
chính điện chạm một đơi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.
Thành Tây Đơ thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời
bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với
nhau một cách tự nhiên, hồn tồn khơng có bất cứ một chất kết dính nào. Trải
qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.
Thành hình gần vng, mỗi cạnh trên dưới 800m và chu vi trên 3,5 km.
Thành phía ngồi xây bằng đá, bên trong xây bằng đất đầm nện chắc, mở bốn
cửa theo bôn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Tường thành đá bên ngồi xây bằng
những khối đá nặng trung bình 10-16 tấn, có khối nặng đến trên 26 tấn, được
đẽo gọt khá vng vắn và lắp ghép theo hình chữ công (I) tạo nên sự liên kết
kiên cố. Đất đắp bên trong thoai thoải dần.
Thành qua thời gian trên 6 thế kỷ đã bị bào mịn và có chỗ bị sạt lở,
nhưng di tích tường thành chỗ cịn lại vẫn dày khoảng 4-6m, chân thành rộng
khoảng trên 20m. Bốn cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa
Nam là cửa chính có ba cổng ra vào, dài trên 34m, cao hơn 10m.

Bao quanh tồn bộ tịa thành đá và hào thành và La Thành.
Hào bao quanh thành cho đến nay vẫn cịn có đoạn rộng khoảng 10-20m
và La thành bảo vệ vịng ngồi. Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng
gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên
đơn vị các làng xã được điều động về xây thành.
Toàn bộ La Thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì
nối liền với núi đá, lấy núi đá làm bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ, có đoạn
thì nương theo các dịng sơng.
Ngày nay, trên thực địa, La Thành vẫn còn dấu vết từ núi Đốn Sơn (xã
Vĩnh Thành) đến núi Hắc Khuyển (xã Vĩnh Long), các núi Xuân Đài, Trác
Phong, Tiến Sỹ (xã Vĩnh Ninh), núi Kim Ngọ (xã Vĩnh Tiến), núi Ngưu Ngọa,
núi Voi (Xã Vĩnh Quang). Trong đó có những đoạn là đê của sơng Bưởi và sơng
Mã (hình 50-52).
Ngồi ra cịn nhiều kiến trúc khác, trong đó đàn tế Nam Giao xây trên
sườn phía Tây Nam núi Đốn Sơn bằng đá quy mô khá lớn. Hiện các kiến trúc
cung điện, tường gạch bên trên thành cùng các bộ phận bằng gạch, gỗ bị sụp đổ,
hủy hoại và tịa thành cũng khơng tránh khỏi có phần bị sạt lở, nhưng gần như
tổng thể kiến trúc bằng đá vẫn tồn tại.
Một người Pháp nghiên cứu về nghệ thuật Việt Nam là L.Bowdetxie nhận
xét: “Công trình này là một trong những kiến trúc đẹp nhất của nền kiến trúc
Việt Nam”.
Vào hồi 13h (giờ địa phương) tức 18h (giờ Việt Nam) ngày 27/6/2011, Uỷ
ban Di sản thế giới tại kỳ họp thứ 35 được tổ chức tại Paris (Cộng hồ Pháp) đã
chính thức cơng nhận Thành Nhà Hồ trở thành Di sản Văn hoá Thế giới.
13


Hình 14 Đại diện tổ chức UNESCO
Hình 15: Đại diện tổ chức
trao quyết định công nhận Di sản văn

UNESCO trao quyết định cơng
hóa thế giới Thành Nhà Hồ năm 2011. nhận Di sản văn hóa thế giới Thành
Nhà Hồ năm 2011.

Hình 16: Lễ Đón nhận quyết định cơng
nhận Di sản văn hóa thế giới Thành
Nhà Hồ năm 2011.

Hình 17: Lễ Đón nhận quyết định
cơng nhận Di sản văn hóa thế giới
Thành Nhà Hồ năm 2011.
14


Học sinh cả lớp chú ý lắng nghe đại diện tổ 1 trình bày.
Sau khi đại diện tổ 2 trình bày xong, giáo viên yêu cầu các bạn khác
nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, kết luận phần chuẩn bị của nhóm 2.
Giáo viên tập trung vào giới thiệu về di tích. Giáo viên vừa kết hợp cho
học sinh quan sát, vừa giới thiệu nhằm khắc sâu những hiểu biết thực tế về cơng
trình Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cho học sinh, đúng như quan điểm
"Những gì tơi nghe, tơi sẽ qn. Những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ. Những gì tơi
làm, tơi sẽ hiểu" ( Khổng Tử).
Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, tự do đưa ra những câu
hỏi của mình. Buổi học trở nên sôi nổi, ai nấy đều hứng thú, tôi cảm nhận trên
mỗi khuôn mặt của các em học sinh thể hiện rất rõ niềm tự hào vì tại q hương
Vĩnh Lộc có một cơng trình đẹp nhất Việt Nam.
Giáo viên hướng cho học sinh kể một vài câu chuyện liên quan đến việc
xây dựng thành để từ đó học sinh cảm thấy được giá trị của di tích đồng thời có ý
thức giữ gìn, trân trọng.

Sau khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh xem và trình bày về cơng trình
kiến trúc thành nhà Hồ. Giáo viên cho học sinh tập trung thảo luận về vai trò và
trách nhiệm của các em trong việc giữ gìn và phát triển di tích thành nhà Hồ?
- Giáo viên yêu cầu đại diện của nhóm 3 trình bày về q trình chuẩn
bị của nhóm theo nội dung trên.
- Học sinh sẽ trả lời được một số việc làm cụ thể như:
+ Tìm hiểu thêm về di tích Thành Nhà Hồ để giới thiệu cho bạn bè, người
thân cùng biết. Đặc biệt hiện nay di tích Thành Nhà Hồ đã được tổ chức
UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây sẽ là một cơ hội lớn để nhân
dân Vĩnh Lộc nói riêng và nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung quảng bá cho bạn
bè trong nước và quốc tế biết. Muốn làm được điều này bản thân chúng em là
học sinh cần cố gắng nỗ lực học tập tốt và tìm hiểu nhiều hơn sách báo, tài liệu,
mạng internet,… viết về cơng trình thành nhà Hồ.

15


Hình 18: Học Sinh trường THCS
Vĩnh Lộc tham quan, học tập tại Di
tích Thành Nhà Hồ.

Hình 19: Khách du lịch thăm quan
Di tích Thành Nhà Hồ.

Hình 20: Đại sứ Daniel J. Kritenbrink
Hình 21: Khách du lịch thăm quan
tham quan Cổng Nam, Thành Nhà
Di tích Thành Nhà Hồ.
Hồ, kiến trúc được UNESCO cơng
nhận là di sản văn hóa thế giới năm

2011.
Ảnh: Đại sứ quán Mỹ.
+ Chấp hành tốt nội quy, quy định của khu di tích như:
Khơng vứt rác, thả trâu bò, vẽ bậy,…

16


Hình 22: Đơi rồng đá mất đầu ở
Hình 23: Người dân thả trâu, bị vào
Thành Nhà Hồ.
khu di tích.
+ Tun truyền cho bạn bè, người thân, gia đình cùng có
trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, phát triển khu di tích.

Hình 24: Trung tâm bảo tồn di sản
Thành Nhà Hồ đã lắp biển cảnh báo
nguy hiểm đề nghị người dân và du
khách hạn chế đi lại, tham quan ở
khu vực này.

Hình 25: Một đoạn tường thành bị
sạt lở.

17


+ Tích cực tham gia vào các phong trào do Đoàn trường, địa phương phát
động như: Viết bài giới thiệu về di tích, nhận nhiệm vụ dọn vệ sinh quanh khu
vực di tích Thành Nhà Hồ mỗi tháng 1 lần……


Hình 26: Huyện Đồn Vĩnh Lộc tổ
Hình 27: Huyện Đồn Vĩnh Lộc tổ
chức Hội thi Rung chuông vàng tại
chức Hội thi Rung chuông vàng tại
Thành Nhà Hồ.
Thành Nhà Hồ.
- Giáo viên gọi đại diện của các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên kết luận và nhấn mạnh: Những việc làm mà các bạn học sinh
ở nhóm 3 đã nêu ra để giữ gìn và bảo vệ di tích Thành Nhà Hồ là rất cần thiết
đối với mỗi người. Tuy nhiên trong buổi học ngoại khóa hơm nay, nếu cơ cho
các em mỗi bạn một điều ước làm một việc cụ thể với tư cách là những chủ
nhân tương lai trên chính quê hương Vĩnh Lộc để góp phần vào việc bảo vệ và
phát triển di tích Thành Nhà Hồ thì các em sẽ làm gì?
Sau khi giáo viên đưa ra câu hỏi này, dành thời gian 5 phút cho học sinh
suy nghĩ và viết vào giấy. Kết quả thu được rất khả quan: Giáo viên lựa chọn
một số học sinh tiêu biểu lên trình bày điều ước của mình: Bạn muốn trở thành
hướng dẫn viên du lịch về làm việc tại Vĩnh Lộc để giới thiệu về di tích Thành
Nhà Hồ cho khách thăm quan. Có bạn lại muốn sau này mình trở thành một kiến
trúc sư giỏi để nghiên cứu về kiến trúc Thành Nhà Hồ. Và ngạc nhiên hơn cũng
có bạn chỉ mơ ước rất giản dị là sau này được làm một người bảo vệ khu di
tích….Bản thân tơi là giáo viên tôi nhận thấy rất rõ dù các em ước gì cho ngày
mai thì tất cả những điều ước đó rất có ý nghĩa, nó đã thể hiện được ý thức của
các em (Những chủ nhân tương lai của đất nước) về việc giữ gìn và phát triển di
sản thành nhà Hồ.
Bước 4: Sau đó giáo viên đưa ra một số bài tập trắc nghiệm( Phần phụ
lục 1)
18



2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với hoạt động giáo dục
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài với học sinh lớp từ 10B2 và
10B4 tại trường THPT Vĩnh Lộc, cách thức cụ thể sau:
Đối với lớp 10B2: tôi áp dụng đề tài nghiên cứu vào giảng dạy. Tổ chức
cho học sinh học tập trải nghiệm tại khu di tích Thành Nhà Hồ.
Đối với lớp 10B4: tôi không áp dụng, tổ chức dạy học theo hướng truyền
thống tại phịng học.
Qua các hình thức kiểm tra kiến thức của bài học, bản thân tôi thu được
kết quả so sánh như sau:
Các mức độ học tập
Lớp thực hiện
Lớp không thực hiện
10B2.
10B4.
Hứng thú học tập bộ môn Tăng
Không tăng
Khả năng ghi nhớ sự - Nhanh
- Mức độ chậm.
kiện, nhân vật.
- Nhiều, hiểu rõ sự kiện.
Khả năng làm bài, phân - Đa dạng, phân tích có - Chủ yếu thuộc lịng, ghi
tích sự kiên
chiều sâu.
nhớ các sự kiện.
Mục tiêu giáo dục tình - Học sinh có tình cảm, Học sinh có thái độ đúng
cảm
thái độ đúng đắn đối với đắn đối với sự kiện, nhân
sự kiện, nhân vật lịch sử. vật lịch sử. Có hiểu biết

Đồng thời, nhận thức rõ nhất định về Thành Nhà
được ý thức trách nhiệm Hồ.
của mình trong việc bảo
tồn và phát triển di tích
lịch sửở địa phương.
Cũng qua q trình thực hiện, kết quả đáng mừng là số học sinh lớp 10B2
có hứng thú học tập bộ môn tăng, chất lượng môn học cũng thay đổi rõ rệt.
Nhiều em say mê và tích cực học tập bộ mơn.
Đối với bản thân.
Với việc áp dụng đề tài vào giảng dạy, giờ học ở các lớp thực nghiệm bản
thân tôi thấy rất nhẹ nhàng và phấn khởi. Cịn ở lớp khơng thực nghiệm thì giờ
dạy khơ khan và có phần nặng nề đối với cơ và trị.
Đối với đồng nghiệp.
Khi đồng nghiệp dự giờ ở các lớp thực nghiệm đã đánh giá rất cao hiệu
quả của tiết học và áp dụng cho các lớp mình giảng dạy.
Đối với nhà trường.
Giáo viên giảng dạy đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện
rất lớn từ Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, Ban chấp hành Đoàn trường, giáo viên
chủ nhiệm để buổi học trải nghiệm thành công tốt đẹp.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.

19


Sau khi áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy, tôi đã rút ra được “một số
kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10 chương trình cơ bản THPT”
Thứ nhất: giáo viên nên lên kế hoạch cụ thể cho một buổi học trải
nghiệm: thời gian, địa điểm tổ chức, tập trung học sinh,… Kế hoạch phải thông

qua tổ chuyên môn và được Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt.
Thứ hai: cần có đủ điều kiện và phương tiện giảng dạy với trang thiết bị
hiện đại như phương tiện nghe nhìn, học cụ, thư viện với đầy đủ tài liệu,…
Thứ ba: qui mô lớp học phải hợp lý, không quá đông học sinh, đảm bảo
để giáo viên có thể quán xuyến, theo dõi, hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất.
Thứ tư: cần có sự thay đổi của giáo viên. bản thân mỗi giáo viên phải
thường xun học tập, nâng cao trình độ, có vốn hiểu biết và kỹ năng giải quyết
các thắc mắc của học sinh trong quá trình học tập thực tế.
Thứ năm: giáo viên phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch học tập: giao nhiệm
vụ cụ thể cho học sinh chuẩn bị trước theo từng nhóm cơng việc để buổi học trải
nghiệm đạt kết quả cao nhất.
Kết quả thu được từ hoạt động trải nghiệm tại Di sản văn hóa thế giới
Thành Nhà Hồ là hết sức khả quan. Qua buổi học trải nghiệm, học sinh có hiểu
biết rõ hơn về cơng trình kiến trúc thành đá độc đáo nhất Việt Nam, một cơng
trình khơng chỉ là niềm tự hào của người dân Vĩnh Lộc, Thanh Hóa nói riêng mà
cịn là niềm tự hào của người dân cả nước Việt Nam.
Bản thân tơi tin rằng, những gì mà học sinh tiếp thu được qua buổi học
trải nghiệm sẽ là hành trang bổ ích cho các em trong tương lai.
Trước khi áp dụng đề tài này, tôi đã khảo sát 2 lớp học sinh khối 10 về
chất lượng của các em thông qua kết quả học tập mà tôi thu được sau khi tiến
hành hai phương pháp khác nhau khi dạy cùng một vấn đề.
Lớp 10A4: Tôi áp dụng phương pháp dạy tiết lịch sử địa phương tại phòng
học ( theo phương pháp dạy- học truyền thống).
Lớp 10A2: Cùng vấn đề nêu trên nhưng tôi áp dụng phương pháp:
Yêu cầu học sinh chuẩn bị, tìm hiểu trước các nội dung mà giáo viên yêu
cầu, sau đó tổ chức hoạt động trải nghiệm học tập tại khu di tích Thành
Nhà Hồ. Tơi thấy học sinh rất hứng thú, kết quả thu được rất khả quan.
Qua kiểm tra cho thấy mức độ hiểu bài và lĩnh hội kiến thức ở hai lớp có
sự khác nhau rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau:
Giỏi

Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
Sĩ số
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
lượng
lượng
lượng
lượng
10A2 45
13
28,9
26
57,8
6
13,3
0
0
10A4 45
5
11,1
14

31,1
24
53,3
2
4,4
Bảng thống kê trên cho thấy chất lượng khá, giỏi lớp 10A2 cao hơn
so với lớp 10A4. Điều đó chứng tỏ rằng việc giáo viên lựa chọn phương
pháp dạy học thích hợp là rất quan trọng.
Thơng qua buổi học trải nghiệm trên, học sinh học tập rất hào hứng, tích
cực và chủ động. Qua những kiến thức thực tế (Các di tích lịch sử ở địa phương
20


mình) học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các di tích đồng thời thấy
được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát triển các di tích trên quê
hương huyện Vĩnh Lộc.
3.2. Kiến nghị.
Trong quá trình giảng dạy mơn lịch sử nói riêng, chương trình Trung học
phổ thơng nói chung việc tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm tại khu di
tích lịch sử là rất quan trọng, cần thiết và cấp bách. Thông qua buổi trải nghiệm
giúp các em có những hiểu biết sâu sắc và tồn diện về các di tích lịch sử ngay
trên chính q hương mình, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của các di
tích lịch sử, thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát triển
các di tích đó. Giúp các em biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, tuyên truyền
cho mọi người cùng có những hành động bảo vệ di tích lịch sử.
Tuy nhiên trong khi nghiên cứu đề tài và áp dụng thực tiễn, bản thân tơi
xin có một số kiến nghị và đề xuất sau:
- Bộ giáo dục và đào tạo nên nghiên cứu biên soạn một số chuyên đề tự
chọn sát thực với tình hình lịch sử Việt Nam hiện nay để làm tài liệu cho giáo
viên giảng dạy.

- Cần tăng thêm số tiết cho phần lịch sử địa phương vì có như thế thì giáo
viên mới có điều kiện tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm có hiệu quả.
- Tổ chức cho giáo viên tham gia học tập nhiều chuyên đề về lịch sử địa
phương Thanh Hóa để giáo viên có điều kiện tìm hiểu sâu hơn hoặc được mở
rộng hơn.
- Ở các trường mang tên các nhân vật lịch sử như: Trung học phổ thông
Lê Văn Hưu, Hồng Hoa Thám, Lê Lợi,……giáo viên bộ mơn lịc kết hợp với
Đoàn thanh niên tổ chức cho học sinh trường mình tìm hiểu về những nhân vật
lịch sử đó.
- Hằng năm các nhà trường nên tổ chức hội thi tìm hiểu về các di tích trên
địa bàn của huyện mình để từ đó giáo dục cho các em ý thức trong việc giữ gìn
và phát triển các di tích.
- Nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện
cho giáo viên tổ chức các buổi học tập trải nghiệm có hiệu quả.
Với những đề xuất thiết tha như trên, tôi hy vọng rằng nếu được thực
hiện một cách nghiêm túc và khoa học thì việc đổi mới phương pháp dạy học
Lịch sử tất yếu sẽ có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Trên đây là “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng trong việc tổ
chức hoạt động trải nghiệm thông qua tiết học lịch sử địa phương lớp 10
chương trình cơ bản THPT”. Trong quá trình thực hiện chắc chắn cịn nhiều
thiếu sót, mong được sự góp ý, chỉ bảo của các chuyên viên, thầy cô giàu kinh
nghiệm và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

21


×