Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số phương pháp xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố c, h, o, n trong chương trình hóa học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.93 KB, 20 trang )

Mục Lục
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Dạng bài tập định tính chỉ xác định cơng thức cấu tạo
thơng qua việc tính các giá trị K (độ bất bão hịa) của phân tử.
2.3.2. Dạng bài tốn định lượng dựa trên cơ sở phân tích định
tính tìm ra cơng thức cấu tạo.

Trang
1
1
1
1
2
2
2
4
5
5
8

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt


động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

16

3. Kết luận, kiến nghị

16

3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

16
17


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hợp chất mà phân tử chứa các nguyên tố C, H, O, N thường là hợp chất
khó phân tích hay làm cho học sinh lúng túng trong cách định hướng để xác định
công thức cấu tạo từ đó chỉ ra được con đường đúng và nhanh nhất trong q
trình giải các bài tốn định lượng. Với mức độ kiến thức trong đề thi TN THPT
hàng năm gần đây, thì học sinh có những kiến thức để giải quyết một số bài tốn
khó (đạt điểm 9; 10) là thực sự khó, trong khi số lượng câu hỏi khác (kể cả lý
thuyết lẫn bài tập) để học sinh đạt điểm từ 6,0 – 8,0 là tương đối bình thường.
Với chất lượng học tập của học sinh trường THPT Vĩnh Lộc hàng năm thi TN
THPTQG với mơn Hóa nói riêng thì đạt điểm trung bình dao động khoảng 6,57,8 điểm. Bên cạnh đó, chất lượng học sinh giỏi hàng năm của nhà trường (với
mơn Hóa học) đều đạt ở mức độ khá cao (năm học 2018-2019 có 5 giải trong đó
2 giải ba và 3 giải khuyến khích, năm học 2020-2021 có 4 giải trong đó có 1
Nhì, 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích. Tuy nhiên đa số học sinh chưa thể giải
quyết một cách thấu đáo các bài tốn khó trong đề thi, đặc biệt là những đề thi

có một số câu khó để đạt điểm cao trong các đề thi học sinh giỏi cũng như đề thi
TN THPTQG có thể gặp ở phần hữu cơ về hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O,
N.
Nhằm mục đích nâng cao mức độ tư duy về kiến thức để giải quyết các bài
toán hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O, N thì trong quá trình giảng dạy với
kinh nghiệm khoảng hơn 10 năm, tơi đưa ra một số giải pháp phân tích để tìm ra
những hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O, N mà có thể tồn tại trong phân tử
đó dựa trên cơ sở phân loại liên kết hóa học trong phân tử. Vì vậy tơi chọn đề tài
“Một số phương pháp xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ chứa
các nguyên tố C, H, O, N trong chương trình Hóa học THPT” làm đề tài nghiên
cứu và áp dụng cho các em học sinh mũi nhọn trong trường THPT Vĩnh Lộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong những năm gần đây chất lượng thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của
trường THPT Vĩnh Lộc được cải thiện rất nhiều đặc biệt là về mơn Hóa học. Tuy
nhiên trong đó vẫn có một số câu hỏi thường làm cho học sinh lúng túng và mất
phương hướng trong quá trình làm bài, đặc biệt là bài tập hữu cơ về các hợp chất
chứa các nguyên tố C, H, O, N. Vậy nên mục đích đề tài tơi đưa ra là nhằm giúp
cho các em học sinh có thêm một số phương pháp tốt để giải nhanh những dạng
bài này góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng mơn hóa nói riêng và thành
tích của nhà trường nói chung.
Đề tài được đưa ra mong muốn thêm nữa là được các bạn đồng nghiệp
trong và ngồi nhà trường có thể sử dụng làm cơ sở để hướng dẫn cho học sinh
trong q trình giảng dạy ơn luyện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 12 trường THPT Vĩnh Lộc, trong các năm học 2018 –
2019;
2019 – 2020 và 2020 – 2021.
- Thông qua việc trao đổi kiến thức và phương pháp áp dụng đề tài của các
giáo viên trong cùng bộ mơn Hóa học của trường THPT Vĩnh Lộc.
1



1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm tịi, tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung của
đề tài.
- Phân tích, tổng hợp các nội dung liên quan đến hợp chất hữu cơ chứa các
nguyên tố C, H, O, N.
- Xây dựng hệ thống bài tập cả về lý thuyết và thực hành phục vụ tốt nhất
cho việc xây dựng đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Với các hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O, N trong phân tử có 2 loại liên
kết hóa học ta thường gặp: Liên kết cộng hóa trị và Liên kết ion.
* Đối với các hợp chất chỉ chứa các liên kết cơng hóa trị thì các loại hợp
chất có thể tồn tại trong phân tử bao gồm:
- Aminoaxit;
- Este của Aminoaxit;
- Hợp chất Nitro;
- Hợp chất Nitrit;
- Hợp chất Peptit và Protein;
- Hợp chất tạp chức của Amin với Axit hữu cơ;
- Muối hình thành từ phần tử CO2 với NH3.
* Đối với các hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion thì các cấu tạo có thể
tồn tại trong phân tử đó gồm:
- Muối của axit cacboxylic với amoniac;
- Muối của axit cacboxylic với aminoaxit;
- Muối của axit cacboxylic với amin;
- Muối của aminoaxit với amin;
- Muối của aminoaxit với amoniac;
- Muối của aminoaxit với axit Nitric;

- Muối của amin với axit Nitric;
- Muối của amin với axit Cacbonic;
- Muối của aminoaxit với axit Cacbonic;
- Muối của amino axit với axit cacboxylic và amin hoặc amoniac;
.....
Ngoài ra để xác định chính xác cấu tạo của hợp chất hữu cơ theo điều kiện
của bài tốn thì nhất thiết học sinh phải nắm vững tính chất hóa học của các
nhóm chức để áp dụng trong q trình lập luận.
Để xác định được đúng công thức cấu tạo giúp cho việc định hướng giải bài
toán định lượng được nhanh hơn và chính xác, ta phân tích như sau
Gọi cơng thức tổng quát của hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O và N là
CxHyOzNt ta có:
* Nếu hợp chất hữu cơ đó chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị trong phân tử
thì độ bất bão hịa K trong phân tử được gọi là độ bất bão hòa lý thuyết (kí hiệu
là Klt) khi đó giá trị Klt bằng giá trị Ktt (Ktt được gọi là độ bất bão hòa phân tử
thực tế) giá trị này được xác định như sau.
Klt = = số liên kết π + số vòng
2


* Nếu hợp chất có chứa liên kết ion, tức dạng muối amoni thì trong phân tử
có hai loại liên kết tương ứng với hai giá trị độ bất bão hịa. Trong đó K tt được
xác định. Ktt ≤ Nếu z có giá trị lẻ thì Ktt là số ngun dương gần nhất.
Nếu z có giá trị chẵn thì Ktt = . Khi đó nếu gọi i là số liên kết ion trong phân
tử thì: i = Ktt – Klt.
Cần chú ý rằng:
- Nếu trong phân tử có độ bất bão hịa lý thuyết bé hơn 0 thì phân tử đó
ln là các muối cacbonat của axit cacbonic với amin hoặc amoniac.
- Khi hình thành một liên kết ion thì trong phân tử sẽ tạo ra một liên kết π.
Chẳng hạn ta xét phân tử C4H14O3N2. Trong phân tử này ta có:

Klt = = - 1; Với số nguyên tử O là 3. Thì:
Ktt ≤ = 1,5. Khi đó Ktt nhận giá trị là 1. Vậy số liên kết ion trong phân tử i
= 1-(-1) = 2. Từ đó ta có thể khẳng định X có hai nhóm muối amoni và được tạo
ra từ axit cacbonic với amin hoặc amoniac, các cấu tạo của X có thể có là:
O – NH4
O=C
O – NH3 – C3H7
(Muối của axit cacbonic với NH3 và amin C3H7NH2)
O – NH4
O=C
O – NH3 – CH – CH3
CH3
(Muối của axit cacbonic với NH3 và amin i-C3H7NH2)
O – NH4
O=C
O – NH2 – CH2 – CH3
CH3
(Muối của axit cacbonic với NH3 và amin bậc 2 C2H5NHCH3)
O – NH4
O=C
O – NH(CH3) – CH3
CH3
(Muối của axit cacbonic với NH3 và amin bậc 3 (CH3)3N)
O –NH3 – CH3
O=C
O – NH3 – C2H5
(Muối của axit cacbonic với 2 amin CH3NH2 và C2H5NH2)
O –NH3 – CH3
O=C
O – NH2 – CH3


3


CH3
(Muối của axit cacbonic với 2 amin CH3NH2 và (CH3)2NH)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong q trình giảng dạy và ơn luyện cho các em học sinh thi tốt nghiệp
THPT Quốc gia tôi nhận thấy rằng đa số các em học sinh đều chủ quan dễ mắc
sai lầm và mang tính ngộ nhận trong việc xác định công thức cấu tạo đầy đủ của
hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O, N.
Từ việc xác định sai công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ (do tính chủ
quan, ngộ nhận,...) dẫn đến việc làm sai kết quả cả bài toán định tính và định
lượng.
Cụ thể tơi đưa ra một số ví dụ sau:
* Ví dụ 1: Cho hợp chất hữu cơ A mạch hở có cơng thức phân tử là
C3H7O2N. Có bao nhiêu cấu tạo mà A tác dụng được với dung dịch NaOH.
Đối với ví dụ này đa phần các em chỉ xác định được 5 công thức cấu tạo đó
là các amino axit và este của amino axit bao gồm:
CH3 - CH – COOH
NH2 - CH2 – CH2 – COOH
NH2
CH3 – N – COOH

NH2 – CH2 – COOCH3

CH3
và CH3 –NH-CH2-COOH
Trong đó các em quên mất rằng phân tử của chất A này vẫn có thể tồn tại
dạng muối amoni và khi hình thành 1 liên kết ion trong phân tử sẽ tạo ra một

liên kết π
Vậy A có thêm một số cấu tạo là HCOONH 3CH=CH2 ; CH2=CHCOONH4; ....
* Ví dụ 2: Chất B mạch hở có cơng thức phân tử là C 4H8O3N2. Biết rằng B
tác dụng với dung dịch NaOH. Xác định cấu tạo của B.
Trong ví dụ này học sinh thường lúng túng khi xác định cấu tạo ở chỗ
thường chỉ chú ý trọng tâm do phân tử B có 3 nguyên tử oxi nên các em hay
nghi ngờ dạng tổng quát của B là muối cacbonat hoặc nitrat. Do hướng giải
quyết vấn đề này mang tính chủ quan dẫn đến khơng tìm ra kết quả của bài. Với
phương pháp tính K các em có thể dễ dàng xác định được cấu tạo của B là
đipeptit tạo từ Glyxin:
Cách tính: Klt = 2.
Vì B mạch hở nên trong B có hai liên kết π vậy B không thể là muối amoni
suy ra B là đipeptit được tạo ra từ Gly.
H2N-CH2-CONH-CH2-COOH
* Ví dụ 3: Hợp chất X mạch hở có cơng thức là CH 6O3N2. Biết X tác dụng
với dung dịch NaOH. Tìm cơng thức cấu tạo của X.
Đối với bài này học sinh thường lúng túng ở chỗ là chỉ xác định giá trị K lt =
0, sau đó kết luận trong X khơng có liên kết π từ đó khơng tìm ra được cơng
thức cấu tạo. Vậy nên trong q trình giảng dạy tơi hướng dẫn các em tính thêm

4


giá trị Ktt = 1 để từ đó suy ra trong X có một liên kết ion tức là tồn tại một nhóm
muối amoni.
Nên để khi hình thành một liên kết ion thì phân tử sẽ tạo ra một liên kết π.
Khi đó cấu tạo của X là CH3NH3NO3 (Muối nitrat của amin CH3NH2).
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Dạng bài tập định tính chỉ xác định cơng thức cấu tạo thơng qua
việc tính các giá trị K (độ bất bão hòa) của phân tử.

* Ví dụ 1: Cho hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C 3H9O2N. Biết
X tác dụng với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất
trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Hướng phân tích bài tốn như sau:
Klt = = 0
Với số nguyên tử O là 2. Khi đó Ktt = = 1.
Từ đó có thể suy ra số liên kết ion trong phân tử X là i = 1 – 0 = 1. Vậy X
có một liên kết ion tức là X có một nhóm muối amoni. Vì trong X chỉ có 1
nguyên tử N suy ra X là muối của axit cacboxylic với amin hoặc amoniac.
Các cấu tạo của X là
HCOONH3C2H5
(HCOOH với C2H5NH2)
CH3COONH3CH3
(CH3COOH với CH3NH2)
HCOONH2(CH3)2
(HCOOH với (CH3)2NH)
C2H5COONH4
(C2H5COOH với NH3)
Vậy số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là 4. Đáp án đúng là B
* Ví dụ 2: Cho hợp chất X mạch hở có cơng thức phân tử là C 2H8O4N2. Biết X
tác dụng với dung dịch NaOH. Số cơng thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất
trên là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1

Hướng phân tích bài tốn như sau:
Klt = = 0
Với số nguyên tử O trong phân tử là 4. Nên Ktt = = 2
Số liên kết ion trong phân tử của X là i = 2- 0 = 2. Vậy phân tử X chứa 2 nhóm
muối amoni.
Hoặc: H4NOOC-COONH4 (X1) ; hoặc HCOOH3N-COONH4 (X2)
Đáp án đúng là C
* Ví dụ 3: Cho hợp chất X mạch hở có cơng thức phân tử là C 2H8O3N2.
Biết X tác dụng với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính
chất trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Hướng phân tích bài tốn như sau:
Klt = = 0
Với số nguyên tử O trong phân tử là 3. Nên K tt ≤ = 1,5. Vậy Ktt có giá trị là
1, nghĩa là trong phân tử của X tồn tại một nhóm muối amoni.
Vì trong X có hai ngun tử nitơ nên hợp chất của X được chia làm hai
loại.

5


- Loại 1: X là muối tạo bới CH2(NH2)2 với axit cacbonic có tỉ lệ mol 1:1.
Khi đó X có cấu tạo như sau
[H2N – CH2 – NH3] HCO3
hoặc X là muối tạo bới CH2(NH2)2 với axit cacbonic có tỉ lệ mol 1:2. Khi đó X
có cấu tạo thu gọn như sau:
[CH2(NH3)2]CO3

- Loại 2: X là muối nitrat của amin đơn chức với axit nitric
[C2H5 - NH3]NO3
(amin C2H5NH2 với HNO3)
[(CH3)2NH2]NO3
(amin (CH3)2NH với HNO3)
Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là 4. Đáp án đúng là B
* Ví dụ 4: Cho hợp chất X mạch hở có cơng thức phân tử là C 3H10O3N2.
Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được chất rắn Y chỉ chứa các hợp chất vơ cơ và phần hơi Z chỉ có một hợp chất
hữu cơ no đơn chức có mạch cacbon không phân nhánh. Số công thức cấu tạo
của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Hướng phân tích bài tốn như sau:
Klt = = 0
Với số ngun tử O trong phân tử là 3. Nên Ktt ≤ = 1,5
Vậy Ktt có giá trị là 1tức là trong phân tử của X tồn tại một nhóm muối
amoni.
Trong bài tập này cần chú ý vì sau khi X tác dụng với dung dịch NaOH chỉ
thu được các chất vô cơ và hợp chất hữu cơ no đơn chức có mạch cacbon khơng
phân nhánh.
Nội dung cốt lõi của bài tốn là kết hợp với việc phân tích chỉ ra trong X
chỉ có một nhóm muối amoni. Để giúp cho học sinh định hướng X khơng thể
chứa muối cacbonat. Vì vậy X chỉ có thể là muối của amin với axit nitric. Từ đó
xác định các cơng thức cấu tạo của X là:
[C3H7NH3] NO3;
[(CH3)3NH]NO3;
[(i-C3H7)NH3]NO3;

[(CH3)NH2(C2H5)]NO3.
Trong 4 cấu tạo của X ở trên. Chú ý cấu tạo [(i-C 3H7)NH3]NO3 không thỏa
mãn điều kiện đề bài vì mạch cacbon phân nhánh (gốc iso propyl). Do đó số cấu
tạo của X thỏa mãn yêu cầu của đề bài là 3. Đáp án đúng là A
* Bài tập tự luyện.
Câu 1: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có cơng thức phân tử là C 2H8O3N2 tác
dụng với dung dịch NaOH thu được hợp chất hữu cơ đơn chức Y và các hợp
chất vô cơ. Khối lượng phân tử của Y là
A. 85
B. 68
C. 45
D. 46
Câu 2: Cho phân tử C2H7O2N mạch hở. Có bao nhiêu chất vừa tác dụng với
dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Hai hợp chất hữu cơ mạch hở có cơng thức phân tử C 2H8O3N2 và
C3H7O2N đều tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được hai amin đơn
chức bậc 1 là X và Y. Nhận xét đúng về hai hợp chất hữu cơ trên là
A. Đều tác dụng với dd Br2
B. Lực bazơ của X>Y
6


C. Đều là hợp chất lưỡng tính
D. Đều tác dụng với H2 khi có xt Ni
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol)
C7H18O2N2 + NaOH → X1 + X2 + H2O

X1 + 2HCl → X3 + NaCl
X4 + HCl → X3
X4 → tơ nilon – 6 + H2O
Phát biểu nào sau đây là đúng
A. X2 làm q tím chuyển thành màu hồng
B. X và X4 có tính lưỡng tính
C. Phân tử khối của X> X3
D. Nhiệt độ nóng chảy của X1 < X4
Câu 5: Hợp chất hữu cơ A mạch hở có cơng thức phân tử là C 3H10O2N2 tác
dụng với dung dịch NaOH giải phóng NH 3, mặt khác A tác dụng với dung dịch
axit tạo thành muối của amin bậc 1. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của
A là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 6: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C4H9O2N biết.
A + NaOH → B + CH3OH
B + HCldư→ C + NaCl.
biết A là muối của α –amino axit. Công thức cấu tạo của A và C lần lượt là.
A. H2N – CH2 – CH2 – COOCH3 và ClH3N – CH2 – CH2 – COOH
B. CH3 – CH(NH2) – COOCH3 và CH3 – CH(NH3Cl) – COOH
C. H2N – CH2 – CH2 – COOCH3 và CH3 – CH(NH3Cl) – COOH
D. CH3 – CH2 – CH(NH2) – COOH và CH3 – CH2 – CH(NH3Cl) – COOH
Câu 7: Hợp chất hữu cơ A mạch hở có cơng thức phân tử là C 8H15O4N từ A
thực hiện dãy biến hóa sau:
A + dd NaOH dư, t0 → Natri glutamat + CH3OH + C2H6O.
Số công thức cấu tạo của A thỏa mãn tính chất trên là
A. 2
B. 1

C. 3
D. 4
Câu 8: Hợp chất hữu cơ X có cơng thức phân tử là C 6H8O3N2 chứa vòng
benzen và tác dụng được với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo X thỏa mãn
tính chất trên là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có cơng thức phân tử là C 3H10O2N2 tác
dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí Y nhẹ hơn khơng khí và làm xanh q tím
ẩm. Số cơng thức cấu tạo X thỏa mãn tính chất trên là.
A. 6
B. 8
C. 4
D. 10
Câu 10: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có cơng thức phân tử là C 4H9O2N2 tác
dụng với dung dịch NaOH, HCl và làm mất màu dung dịch Br 2. Số cơng thức
cấu tạo X thỏa mãn tính chất trên là.
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
ĐA
C
B
B
B
D
B
A
A
C
D
2.3.2. Dạng bài toán định lượng dựa trên cơ sở phân tích định tính tìm ra
cơng thức cấu tạo.
7


* Đối với các bài tập định lượng thì ngồi việc xác định được cơng thức
cấu tạo thì địi hỏi các em học sinh phải biết vận dụng; sử dụng một cách thành
thạo các số liệu và dữ kiện của đề bài một cách thật thuần thục giúp cho việc tìm
ra kết quả được nhanh nhất và chính xác nhất. Với kinh nghiệm đã giảng dạy tơi
nhận thấy vẫn cịn một bộ phận không nhỏ các em học sinh chưa có kỹ năng tư
duy tổng hợp một cách tốt nhất.
Trong khuôn khổ (giới hạn) của đề tài tôi đưa ra một số ví dụ tiêu biểu với
mong muốn rằng các em học sinh và các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo để
giải quyết vấn đề một cách thích hợp nhất nhưng đạt hiệu quả cao trong quá

trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
* Ví dụ 1: Cho chất X có cơng thức phân tử C nH2n+4O4N2 là muối amoi của
axit cacboxylic đa chức, chất Y là CmH2m+4O2N2 là muối amoni của một amino
axit. Cho m gam hỗn hợp E gồm X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 7 : 3 tác dụng
hết với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,17 mol etylamin và 15,09 gam
hỗn hợp muối. % khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây.
A. 77,0
B. 71,0
C. 68,0
D. 52,0
Hướng phân tích bài toán.
Trước hết trong bài toán này ta nhận thấy các chất X và Y đã có dạng cơng
thức tổng qt. Vấn đề nằm ở chỗ là trong X có chứa một nhóm muối amoni hay
2 nhóm muối amoni. Y có chứa liên kết bội C – C hay không chứa liên kết bội C
– C. Khi đó ta có thể sử dụng nhanh các giá trị độ bất bão hòa phân tử để kiểm
tra.
Đối với chất X ta có
Klt = = 0
Với số nguyên tử O trong phân tử là 4 nên Ktt = 4/2 = 2
Vậy X có số liên kết ion là i = 2 – 0 = 2. Do đó X là hợp chất chứa hai nhóm
muối amoni của axit no hai chức với amin hoặc amoniac.
Đối với chất Y ta có
Klt = = 0
Với số nguyên tử O trong phân tử là 2 nên Ktt = =1 vậy số liên kết ion
trong Y là 1; đồng thời Y tạo ra từ amino axit no phân tử chứa một nhóm COOH
và một nhóm NH2.
Trong phần định lượng vấn đề khó của bài tốn này là u cầu tính % khối
lượng của chất X, nghĩa là phải tìm được công thức cấu tạo cụ thể và số mol của
từng chất trong hỗn hợp E.
Do E + NaOH thu được C2H5NH2 nên trong phân tử của X và Y đều được

tạo ra từ etyl amin. Như vậy X tạo ra hai phân tử etyl amin còn Y tạo a 1 phân tử
etyl amin
Vì nX: nY = 7: 3 và số mol của etyl amin là 0,17 mol nên dễ dàng suy ra
được
n X = 0,07 (mol) và nY = 0,3 (mol)
Đến đây việc giải bài toán vẫn làm cho học sinh lúng túng trong việc tìm ta
cơng thức cấu tạo biện pháp tốt nhất để giải quyết bài toán là sử dụng định luật
bảo toàn khối lượng và quy đổi hỗn hợp E. Cụ thể
nNaOH = 2nX + nY = 0,17 (mol).
8


Sơ đồ phản ứng:
E + NaOH → Muối + C2H5NH2 + H2O
Trong quá trình giải cần chú ý rằng nước được tạo ra từ quá trình phân hủy
của bazơ tạo ra từ amin nên nước và C2H5NH2 có số mol bằng nhau.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mE = 19,0 gam
Quy hỗn hợp muối về
(COONa)2: 0,07 mol
15,09 gam gồm NH2 – CH2 - COONa: 0,03 mol
CH2:
Bảo toàn khối lượng cho muối ta có:
mCH2 = 15,09 – 0,07.134 – 0,03.97 = 2,8(gam)
= = 0,2 mol.
Gọi số nhóm CH2 trong X là a. Số nhóm CH2 trong Y là b
Suy ra: 0,07.a + 0,03.b = 0,2
Vì a,b là các số nguyên dương nên cặp nghiệm duy nhất của phương trình
là:
a = b = 2. Vậy cấu tạo của X

C2H4(COO)2[NH3C2H5]2
%mX = 100%= 76,63% ≈ 77%. Đáp án đúng là A.
* Ví dụ 2: Cho chất X có cơng thức phân tử C 6H16O4N2 là muối amoi của
axit cacboxylic, Chất Y là C6H15O3N3 mạch hở là muối amoni của đipeptit. Cho
17,82 gam hỗn hợp A gồm X và Y dụng hết với dung dịch NaOH dư đun nóng
thu được sản phẩm hữu cơ gồm 0,1 mol hỗn hợp hai amin no (đều có hai ngun
tử cacbon trong phân tử và khơng phải là đồng phân của nhau) và m gam hỗn
hợp gồm hai muối. Giá trị của m gần nhất là?
A. 18,0
B. 17,0
C. 19,0
D. 16,0
Ta có thể phân tích bài tốn.
Đối với bài toán này mấu chốt để giải quyết vấn đề cấu tạo nằm ở chất Y.
Từ đó ta xẽ phân tích để tìm cấu tạo của chất Y sau đó lấy cơ sở để xác định
dạng tổng quát của chất X
Do Y có 6 nguyên tử cacbon và trong Y có K lt = = 1 đồng thời Y là muối
amoni của đipeptit, khi Y tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra amin no có hai
nguyên tử cacbon nên Y được tạo ra từ đi peptit là Gly – Gly. Khi đó cấu tạo của
Y là
[NH2 – CH2 – CO – NH – CH2 – COO]NH3C2H5.
Phân tích chất X: Trong X có
Klt = = 0
Với số nguyên tử O trong phân tử là 4 nên Ktt = = 2
Số liên kết ion trong X là i = 2 – 0 = 2. X có chứa hai nhóm muối amoni và
được tạo ra từ amin với axit no.
Mặt khác theo bài ra thì khi cho hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH
dư thu được hai amin no có cùng số ngun tử cacbon và khơng phải là đồng
phân của nhau. Vậy amin được tạo ra từ X là NH2 – CH2 – CH2 – NH2
Khi đó cấu tạo của X là

HCOO[NH3C2H4NH3]OOCC2H5
9


hoặc
CH3COO[NH3C2H4NH3]OOCCH3
Tuy nhiên trong phạm vi bài toán này cho dù các gốc hidrocacbon của axit
trong X có thay đổi cũng không làm thay đổi khối lượng của hỗn hợp muối. Vì
vậy một trong 2 cơng thức cấu tạo của X đều cho kết quả như nhau. Chẳng hạn:
Gọi nX = x (mol)
nY = y (mol) theo bài ra ta có hệ phương trình
x + y = 0,1
x = 0,04 mol
180x + 177y = 17,82
y = 0,06 mol
Nếu hỗn hợp muối gồm
NH2 – CH2 – COONa
có số mol là: 0,06.2 = 0,12 mol
CH3COONa
có số mol là: 0,04.2 = 0,08 mol
mmuối = m = 0,12.97 + 0,08.82 = 18,2 gam
Nếu hỗn hợp muối gồm
NH2 – CH2 – COONa : 0,06.2 = 0,12 mol
HCOONa : 0,04 mol
C2H5COONa : 0,04 mol
Khi đó mmuối = m = 0,12.97 + 0,04.(68 + 96) = 18,2 gam
Vậy đáp án đúng là A
Qua ví dụ trên ta thấy để giải quyết nhanh được một bài toán định lượng về
hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O, N khơng phải là một việc đơn
giản, địi hỏi các em học sinh phải có chiều sâu về kiến thức; logic về lý thuyết

và thành thục với các kỹ năng vận dụng tính tốn trong bài tập định lượng. Đôi
khi việc suy nghĩ lệch hướng của đề bài sẽ dẫn đến sự bế tắc trong việc giải
quyết vấn đề.
* Ví dụ 3: Cho 60,15 gam hỗn hợp X gồm chất A có cơng thức phân tử là
C5H16O3N2 và chất B có cơng thức phân tử là C5H14O4N2 tác dụng hoàn toàn với
dung dịch KOH vừa đủ, thu được 11,76 lít khí một amin no, đơn chức (ở đktc)
và dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được hỗn hợp Z gồm ba muối khan (trong đó có
2 muối có số nguyên tử cacbon bằng nhau). Phần trăm khối lượng của muối có
phân tử khối nhỏ nhất trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 39,10.
B. 29,10.
C. 28,86.
D. 20,10.
Cóphân tích bài tốn: Như đã trình bày ở mục trước ta thấy rằng trong
phân tử của A:
Klt = = - 1
Với số nguyên tử O trong phân tử là 3 nên K tt ≤ = 1,5. Vì K tt ≤ 1,5 nên Ktt
nhận giá trị đúng là 1 suy ra số liên kết ion trong A là i = 1 + 1 = 2. Vậy A chứa
hai nhóm muối amoni và được tạo ra từ amin hoặc amoniac với axit cacbonic.
Mấu chốt bài toán này nằm ở chỗ là khi cho hỗn hợp X gồm A và B tác dụng với
dung dịch KOH thu được một amin no đơn chức mạch hở từ đó ta suy ra cấu tạo
của chất A là.
[C2H5 – NH3]2CO3
Đối với chất B ta có
Klt = = 0

10


Với số nguyên tử O trong phân tử là 4 nên K tt = = 2. Trong B có số liên

kết ion là: i = 2 - 0 = 2 chứa hai nhóm muối amoni. Vậy B được tạo ra từ amino
axit với axit cacboxylic và amin. Theo đề bài, nhận thấy khi cho X tác dụng với
dung dịch KOH thu được một amin no đơn chức là C 2H5NH2 và hỗn hợp gồm 3
muối trong đó có hai muối có cùng số nguyên tử cacbon đồng thời phân tử của
B chỉ chứa 5 nguyên tử cacbon suy ra cấu tạo của B là:
HCOO[NH3CH2COO](NH3C2H5)
Từ giả thiết. Số mol C2H5NH2 = = 0,525 (mol)
Gọi nA = x mol; nB = y mol; Khi đó có hệ pương trình
2x + y = 0,525
x = 0,15
152x + 166y = 60,15
y = 0,225
Hỗn hợp muối Z gồm.
Na2CO3: 0,15 mol
HCOONa : 0,225 mol
NH2CH2COONa: 0,225 mol
%mHCOONa = .100% = 28,85%
Gần nhất với 28,86% đáp án đúng là C
* Ví dụ 4: Chất X có cơng thức phân tử là C nH2n+4O4N2 là muối amoni của
axit đa chức, chất Y có cơng thức phân tử là C mH2m-3O6N5 là penta peptit được
tạo bởi amino axit. Cho 0,39 mol hỗn hợp A gồm X và Y tác dụng tối đa với
dung dịch chứa 1,05 mol NaOH đun nóng chỉ thu được etylamin và dung dịch B
chỉ chứa 94,35 gam muối. % khối lượng của chất X trong A gần nhất với giá trị
nào sau đây.
A. 67,24%
B. 63,42%
C. 51,78%
D. 46,63%
Hướng giải bài toán như sau:
- Đối với chất X ta có.

Klt = = 0
Với số nguyên tử O trong phân tử là 4 nên K tt = = 2. Suy ra số liên kết ion
trong X là 2 tức là trong phân tử của X chứa hai nhóm muối amoni của axit no
hai chức với amin
- Chất Y theo đề ra là penta peptit như vậy ta chỉ cần xác định dạng amino
axit tạo ra Y. Với Klt = = 5 đúng bằng tổng số liên kết π trong 5 nhóm – CO –
NH - . Đồng thời phân tử Y có 6 nguyên tử oxi và 5 nguyên tử N.
Do đó Y được tạo ra từ các đơn vị amino axit no phân tử có 1 nhóm COOH và 1
nhóm NH2.
Vì A + NaOH → C2H5NH2 nên X được tạo ra từ axit no hai chức với etyl
amin. Trong bài tốn này vấn đề khó vẫn là phải xác định được công thức cấu
tạo của X và Y. Như vậy để thuận tiện trong q trình tính tốn và tìm cơng thức
cấu tạo của hai chất trên ta quy đổi hỗn hợp A như sau:
COONH3C2H5
Qui A về
COONH3C2H5
Gly – Gly – Gly – Gly – Gly
CH2
11


Gọi nX = x (mol); nY = y (mol) theo bài ra ta có hệ phương trình:
x + y = 0,39
x = 0,3 (mol)
suy ra
2x + 5y = 1,05
y = 0,09 (mol)
khi đó hỗn hợp muối B gồm
(COO – Na)2
: 0,03 (mol)

94,35 (gam)
Gly – Na
: 0,45 (mol)
CH2
: z (mol)
Bảo toàn khối lượng trong muối, suy ra: mCH2 = 10,5 (gam), nCH2 = 0,75 (mol)
Gọi số nhóm CH2 trong X là a, số nhóm CH2 trong Y là b
→ 0,3a + 0,45b = 0,75 dễ dàng thấy a = 1 và b = 1 là nghiệm duy nhất của
phương trình. Vậy cấu tạo của X và Y lần lượt là.
[C2H5NH3]OOCCH2COO[NH3C2H5] (X)
(Gly)4(Ala)
(Y)
%mX(A) = .100% = 67,10%
* Ví dụ 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ A và B đều
mạch hở, chỉ chứa các nguyên tố C, H, O, N (A, B có số nguyên tử nitơ liên
tiếp và không vượt quá 5, M A < MB) tác dụng với 1 lượng dung dịch NaOH
vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m + 15,8) gam hỗn hợp hai muối
của Gly và Ala.
Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được
Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO 2 , H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng
dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng thấy khối lượng bình tăng thêm
56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thốt ra khỏi
bình. Xem như N 2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:
A. 35,37%
B. 58,92%
C. 46,94%
D.
50,92%
Hướng phân tích bài tốn như sau:

Đối với bài tốn này A và B khơng có cơng thức phân tử, do đó ta phân tích
tìm ra dạng tổng qt sẽ dựa vào thành phần hỗn hợp sản phẩm sau khi cho A, B
tác dụng với dung dịch NaOH mà không dựa vào các hệ số của độ bất bão hịa
phân tử.
Vì khi cho hỗn hợp X gồm A và B tác dụng với dung dịch NaOH chỉ thu
được hỗn hợp hai muối của Gly và Ala. Nên A và B là các peptit hoặc amino axit
tạo ra từ hai đơn vị trên.
Vấn đề khó của bài tốn là tính % khối lượng chất B trong hỗn hợp X.
Nghĩa là muốn giải quyết được vấn đề này đòi hỏi học sinh phải tìm được cơng
thức phân tử của A, B và tính được giá trị của m.
Trong q trình giảng dạy tơi thấy học sinh vẫn lúng túng và thiếu định
hướng để tìm ra được cách giải phù hợp nhất. Vậy nên với dạng bài này có thể
định hướng phương pháp cho học sinh như sau:
Vì A và B có thể là peptit hoặc các amino axit nên ta qui đổi hỗn hợp theo
nguyên tắc
A → C2H3ON + nCH2 + H2O
12


B → C2H3ON + mCH2 + H2O
Khi đó hỗn hợp X tương ứng là
C2H3ON: a (mol)
m (g) CH2:
b (mol)
H2O:
c (mol)
C2H3ON: a (mol)
Hỗn hợp muối gồm: m+15,8(g) CH2:
b (mol)
NaOH:

a (mol)
Chú ý rằng trong phép qui đổi này số mol của NaOH phản ứng ln bằng
số mol của C2H3ON (vì phân tử của hai chất trên không chứa Glu) và số mol
H2O là tổng số mol của hỗn hợp
Từ khối lượng muối và khối lượng hỗn hợp X ta có
40a – 18c = 15,8 gam (1)
Đốt hỗn hợp muối thu được sản phẩm có chứa phần hơi Y gồm CO 2, H2O
và N2. Dẫn Y qua NaOH đặc dư, khối lượng bình tăng là tổng khối lượng CO 2 và
H2O, khí thốt ra khỏi bình là N2.
C2H3ON: a (mol)
CH2:
b (mol) + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O + N2
NaOH: a (mol)
a/2
1,5a + b 2a + b
a/2
theo bài ra ta có: a/2 = 4,928/22,4 = 0,22(mol) → a= 0,44(mol) (2)
44.(1,5a + b) + 18.(2a + b) = 56,04 (3)
Từ 1, 2 và 3 suy ra
a = 0,44 (mol)
b = 0,18 (mol)
c = 0,1 (mol)
Từ các giá trị a, b, c. Có thể hướng dẫn học sinh tính số ngun tử N trung
bình có giá trị là a/c = 4,4. Vì A và B có số nguyên tử N liên tiếp nên A là tetra
peptit còn B là penta peptit.
Tiếp theo ta hướng dẫn học sinh tính số mol từng chất và từ đó tìm ra cơng
thức cấu tạo để phục vụ cho việc giải quyết hết vấn đề của bài toán.
Gọi nA = x (mol), nB = y (mol), có hệ phương trình
x + y = 0,1
x = 0,06 (mol)

4x + 5y = 0,44

y = 0,04 (mol)
Gọi số nhóm CH2 trong A và B lần lượt là n và m, ta có
0,06n + 0,04m = 0,18 phương trình cho 2 cặp nghiệm thỏa mãn
Cặp 1
n =1
Cặp 2
n=3
m=3
m=0
- Với cặp 1: A là (Gly)3(Ala), B là (Gly)2(Ala)3
%mB(X) = .100% = 46,94% (đáp án đúng là C)
- Với cặp 2: A là (Gly)(Ala)3, B là (Gly)5
%mB(X) = .100% = 41,22%
* Bài tập tự luyện:
Câu1: Hỗn hợp X gồm các chất có cơng thức phân tử C2H7O3N2 và
C3H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác dụng với dung dịch NaOH hoặc HCl
đều có khí thốt ra. Lấy 0,2 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,5 mol KOH,

13


cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng
không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là.
A. 33,80
B. 34,5
C. 37,3
D. 33,2
Câu 2: Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở: Y có cơng thức phân

tử C2H7O2N và Z có cơng thức phân tử C 4H12O2N2. Đun nóng 9,42 gam hỗn hợp
X với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp T gồm hai amin kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi so với He là 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng
với dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch chứa m gam muối của hợp chất
hữu cơ. Giá trị của m là.
A. 10,31
B. 11,77
C. 14,53
D. 7,31
Câu 3: Hỗn hợp E gồm Gly và một hợp chất hữu cơ mạch hở có cơng thức
phân tử C4H12O4N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Cho 6,04 gam E tác dụng với
dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn
khan gồm hỗn hợp hai muối và một chất khí là hợp chất hữu cơ có khả năng làm
xanh q tím ẩm. Giá trị của m có thể là.
A. 7,46
B. 6,56
C. 6,84
D. 7,08
Câu 4: Hỗn hợp E gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở: X có cơng thức phân
tử C3H10O4N2 và Y có cơng thức phân tử C3H12O3N2 trong đó X là muối của axit
hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam hỗn hợp E tác
dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,06 mol hai chất khí có tỉ lệ
mol tương ứng là 1:5 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là.
A. 5,92
B. 4,68
C. 2,26
D. 3,46
Câu 5: Cho 11 gam hợp chất hữu cơ X mạch hở có cơng thức phân tử
C2H10O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 12 gam NaOH, đun nóng đến phản ứng
xảy ra hồn tồn thu được hỗn hợp Y gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu

q tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là.
A. 24,6
B. 10,6
C. 14,6
D. 28,6
Câu 6: Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở: Y có cơng thức phân
tử C2H10O3N2 và Y có công thức phân tử C2H7O2N. Cho 14,85 gam X phản ứng
vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch M và 5,6 lít đktc hỗn hợp khí
T gồm hai khí đều làm xanh q tím ẩm. Cơ cạn dung dịch M thu được m gam
muối khan. giá trị của m là.
A. 12,5
B. 11,8
C. 10,6
D. 14,7
Câu 7: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có cơng thức phân tử là C 5H15O4N3.
Cho
m gam X tác dụng với 150ml dung dịch KOH 0,24M saukhi kết thúc phản ứng
thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3,681 gam chất rắn khan và khí Z duy
nhất. Mặt khác tồn bộ lượng Y trên tác dụng vừa đủ với a mol dung dịch HCl.
Giá trị của a là.
A. 0,05 1
B. 0,050
C. 0,045
D. 0,054
Câu 8: Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở có cơng thức phân tử
C3H12O3N2 và C2H8O3N2. Cho 3,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH đun
nóng thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp gồm
hai chất hữu cơ đơn chức và đều làm xanhquif tím ẩm. Cơ cạn dung dịch Y thu
được m gam muối. Giá trị của m là.
14



A. 2,76
B. 2,97
C. 3,36
D. 3,12
Câu 9: Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở: A có cơng thức phân
tử C5H16O3N2 và B có cơng thức phân tử C4H12O4N2 tác dụng với dung dịch
NaOH vừa đủ, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn cơ cạn sản phẩm
thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (M Dkhí Z gồm hai amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp có tỉ khối hơi của Z so
với H2 là 18,3. Khối lượng muối E trong Y là.
A. 4,24
B. 3,18
C. 5,36
D. 8,04
Câu 10: Hỗn hợp A gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở có cùng cơng thức
phân tử là C3H9O2N. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A bằng lượng vừa đủ dung
dịch NaOH thu được dung dịch X gồm hai muối và hỗn hợp Y gồm hai amin.
Biết phân tử khối trung bình của X là 73,6(u). Phân tử khối trung bình của Y có
giá trị.
A. 38,4
B. 36,4
C. 39,4
D. 42,4
Đáp án
Câu
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
ĐA
D
B
B
D
C
D
A
A
D
C
Trên đây là một số ví dụ tiêu biểu cho dạng bài tốn định lượng và định
tính về hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O, N.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào công tác giảng dạy ở
trường THPT Vĩnh Lộc, bản thân tơi và các đồng nghiệp ln tìm tịi, trao đổi và
vận dụng những kiến thức đó vào quá trình dạy học của mình nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và bộ mơn Hóa học nói
riêng.
Đối với các em học sinh đã có thêm tài liệu làm cơ sở định hướng cho việc
giải các bài toán liên quan đến hợp chất C, H, O, N góp phần cải thiện thành tích
thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và trong kỳ thi học sinh giỏi hàng năm của bộ

mơn Hóa học.
Cụ thể trước khi áp dụng đề tài tôi đã khảo sát 50 em học sinh khối 12 trong
3 năm học 2018 – 2019; 2019 – 2020 và 2020 – 2021 thì khả năng giải các bài
toán của các học sinh được thống kê như sau:
50 em học sinh được khảo sát
Năm học
Số học sinh làm được
2018 - 2019
10
2019 - 2020
15
Sau khi áp dụng đề tài khả năng giải bài toán của các em đã có sử chuyển
biến rõ rệt.
50 em học sinh được khảo sát
Năm học
Số học sinh làm được
2020 - 2021
40
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
15


Với đề tài “Một số phương pháp xác định công thức cấu tạo của hợp chất
hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O, N trong chương trình Hóa học THPT” có
vai trị quan trọng trong việc gải quyết các bài tốn khó về hợp chất hữu cơ chứa
các ngun tố C, H, O, N. Nó được vận dụng để xác định nhanh các cơng thức
cấu tạo có thể tồn tại trong một phân tử và phục vụ thiết thực cho việc giải các
bài tập định lượng.
Với phương pháp này sẽ giúp cho các em học sinh và các bạn đồng nghiệp

có hướng tư duy bài tốn nhanh hơn, khái quát hơn và đầy đủ hơn giảm thiểu
được tối đa sai sót của các em học sinh đồng thời rút ngắn được thời gian làm
bài trong q trình thi. Góp phần nâng cao chất lượng của các em học sinh và
đạt kết quả cao trong những lần kiểm tra đánh giá.
Bản thân ln mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô
và các đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn thiện hơn nữa và được sử dụng
làm tư liệu học tập, nghiên cứu của các em học sinh cũng như trong quá trình
giảng dạy của các đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
Mặc dù là giáo viên giảng dạy mơn hóa học nhiều năm nhưng bản thân thân
tôi không ngừng nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa của nhiều tác giả, trao đổi
kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao kinh nghiệm cho bản thân.
Trên cơ sở đó tơi xin kiến nghị:
- Với nhà trường: Cần trang bị thêm các thiết bị, mơ hình,... thường xun
bổ sung các tài liệu tham khảo.
- Với SGD&ĐT: Thường xuyên tổ chức các lớp học cho giáo viên trong
tỉnh để có cơ hội trao đổi kinh nghiệm về cơng tác giảng dạy cũng như trao đổi
về các kiến thức nâng cao để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
Trên đây chỉ là một giải pháp nhỏ trong các phương pháp xác định công
thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O, N phục vụ cho cả
dạng bài tập lý thuyết và định lượng nhằm giúp các em học sinh và các đồng
nghiệp, tháo gỡ một phần khó khăn trong việc giảng dạy và học tập mơn Hóa
học.
Tơi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ q thầy cơ và các em
học sinh để cho đề tài được hoàn chỉnh hơn, có tác dụng sâu sắc, thiết thực đến
q trình giảng dạy và học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

16



XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép của người
khác.
Người viết

Lê Đình Hiệp

Tài liệu tham khảo
1. Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ của Đào Hữu Vinh
2. Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia các năm từ 2016 – 2020
3. Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia của các trường THPT trong cả
nước
4. Đề thi thử TN THPT mơn Hóa học trên Moon

17


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Đình Hiệp
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên

TT

1.

Tên đề tài SKKN
Một số phương pháp giải
nhanh bài tốn hóa học vơ cơ

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Tỉnh

Loại C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2012-2013

2.

18



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤU TẠO
CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA CÁC NGUYÊN TỐ C, H, O, N TRONG
TRƯỜNG THPT”

19



×