Đọc kỹ khuyến cáo tại trang cuối báo cáo phân tích này
PHÒNG PHÂN TÍCH
NGÀNH DƯỢC
Tháng 12/2008
CÔNG TY CP TRAPHACO – TRA
NỘI DUNG CHÍNH KHUYẾN NGHỊ: BÁN
Giá trị nội tại 49.100 VND
Giá thị trường 42.000 VND
THÔNG TIN CỔ PHẦN
Mã chứng khoán TRA
Sàn giao dịch HOSE
Mệnh giá 10.000 VND
Số lượng CP 8.000.000 CP
EPS 2008 (E) 5.945 VND
Chủ động nguyên liệu và chuyên môn hóa sản xuất: TRA hiện có
50% vốn góp vào TRA Sapa và 15% vốn góp vào TRA CNC. Hai công
ty này hỗ trợ TRA thu mua nguyên liệu và thực hiện sản xuất một số mặt
hàng bán lại cho TRA.
Hệ thống phân phối rộng tạo cơ hội gia tăng sản lượng bán: TRA đã
xây dựng hệ thống phân phối dựa trên việc mở rộng mạng lưới đại lý.
Bên cạnh đó, TRA còn mở r
ộng tiếp cận bệnh viên đa khoa cấp huyện.
Lãi gộp biên được cải thiện nhiều trong năm 2009: Trong năm 2008,
TRA đã tăng giá các mặt hàng của mình, tân dược tăng khoảng 30% và
đông dược tăng trung bình khoảng 25 – 30%.
Việc gia công ngoài có thể làm giảm chất lượng sản phẩm thuốc:
Hiện tại, TRA đang gia công ngoài một số dược liệu trong đó nhiều nhất
là Atiso. Việc này là rủ
i ro lớn mà chúng tôi nhấn mạnh vì có thể phá vỡ
việc tuân thủ qui trình sản xuất dược phẩm như TRA đã cam kết với Bộ
Y Tế.
Bị chiếm dụng vốn nhiều qua tín dụng thương mại: việc tiêu thụ sản
phẩm qua đại lý khiến số ngày thu tiền bình quân của TRA dài hơn
doanh ngiệp khác với cách bán hàng truyền thống.
Việc chuyển lợi nhuận là mộ
t rủi ro cho nhà đầu tư: Việc bán nguyên
liệu cho TRA CNC giá thấp và thậm chí không có lời; trong khi mua lại
hàng của TRA CNC với giá cao khiến tỷ suất lợi nhuận của TRA hiện tại
đang thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp cùng ngành.
Biểu đồ giá
THÔNG TIN TÀI CHÍNH CƠ BẢN
(1.000.000 đồng) 2005 2006 YoY 2007 YoY 2008E YoY
Tổng tài sản 189,630 234,068 23% 403,799 73% 384,044 73%
Vốn CSH 73,388 100,799 37% 241,485 140% 269,844 140%
Doanh thu thuần 261,227 360,241 38% 533,221 48% 700,000 48%
ROA 12% 7% -43% 9% 39% 12% 39%
ROE 31% 16% -49% 16% 0% 18% 0%
EPS 22,844 7,984 -65% 4,781 -40% 5,945 -40%
PE 1.8 5.3 8.8 7.1 73%
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRAPHACO Tháng 12/2008
2
TỔNG QUAN CÔNG TY
Công ty cổ phần Traphaco ra đời năm 2001. Tháng 11/2008, Traphaco chính thức
niêm yết trên sàn Hồ Chí Minh với mã TRA. Công ty có 3 hoạt động chính:
thương mại (50% doanh thu); sản xuất đông dược (38% doanh thu), sản xuất tân
dược (12% doanh thu).
Cơ cấu cổ đông
Nước
ngoài
10%
Nhà nước
37%
Khác
53%
Thay đổi vốn điều lệ
9,900
20,000
80,000 80,000
2005 2006 2007 Q3.2008
Nguồn: TRA
Trong 3 mảng hoạt động này, TRA
nổi tiếng về đông dược, đặc biệt là
thị trường miền Bắc. Trong nhóm
các công ty có qui mô vốn tương
đồng, TRA đứng thứ hai về doanh
số sản xuất.
Hiện tại, TRA đang sở hữu 15%
công ty CP Công nghệ cao
Traphaco CNC (TRA CNC) và 50%
công ty TNHH Traphaco Sapa
(TRA SAPA).
Doanh thu sản xuất năm 2007
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
TRA OPC DCL MKP
Nguồn: TRA
TỔNG QUAN NGÀNH
Tân dược tăng trưởng mạnh trong khi đông dược tăng trưởng khiêm tốn
Tốc độ tăng trưởng bình quân nhân của ngành dược ở mức 23%/năm từ năm 2001
– 2008. Theo dự báo của Bộ Y Tế và BMI, trong khoảng 3 năm tới mức tăng
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRAPHACO Tháng 12/2008
3
trưởng này đạt khoảng 15%/năm. Trong khi nhìn chung tình hình ngành dược khá
khả quan thì đông dược không thực sự có những bước chuyển đáng kể.
Trao đổi với một số chuyên gia trong ngành, chúng tôi được biết mức tăng trưởng
của ngành này chỉ khoảng 8 – 10%/năm từ năm 2006 trở lại đây. Mức tăng trưởng
khiêm tốn này xuất phát từ một số lí do 1) Thiếu các tiêu chuẩn của sản phẩm
đông dược góp ph
ần tạo điều kiện cho hàng giả/ kém chất lượng gia tăng khiến
các doanh nghiệp sản xuất thuốc tốt bị thiệt hại khi lòng tin của người bệnh đối
với thuốc đông dược giảm. 2) Tốc độ thành lập các khoa đông dược và các bệnh
viện Y Học Dân Tộc diễn ra khá chậm chạp (BV đa khoa có khoa YHCT tăng
27% trong vòng 4 năm từ 2003 - 2007, tức khoảng 7%/năm – tính theo trung bình
cộng). 3) Thiếu ngu
ồn dược liệu có chất lượng tốt trong nước cản trở sự tăng
trưởng của đông dược.
Thiếu dược liệu đông dược và nhập khẩu hàng từ Trung Quốc đang phổ biến
Theo thống kê của Bộ Y Tế, lượng đông
dược nhập khẩu chiếm 54% sản lượng
đông dược sử dụng trong nước. Việc nhập
khẩu nhiều do nguồn nguyên liệu trong
nước không đáp ứng đủ. Trong tương lai,
nhiều khả năng nguồn nguyên liệu này
càng khan hiếm do việc nuôi tr
ồng dược
liệu chưa được thực hiện bài bản và số gia
đình trồng cây thuốc và diện tích trồng
cây thuốc cũng đang giảm dần.
Nguồn dược liệu năm 2005
Nguồn nuôi
trồng
27%
Khai thác
tự nhiên
21%
Nhập khẩu
52%
Đây là rủi ro lớn cho ngành đông dược
trong hiện tại và thời gian tới đây (báo
cáo Bộ Y Tế tháng 12/2008).
Nguồn: Báo cáo Bộ Y Tế (12/2008)
Việc nhập khẩu hiện nay phần lớn từ Trung Quốc và qua đường tiểu ngạch đang
diễn ra phổ biến khiến ngành đông dược trong nước phụ thuộc vào dược liêu
Trung Quốc càng nhiều.
Triển vọng tăng trưởng ngành đông dược theo định hướng của chính phủ và
xu hướng chữa bệnh hiện đại
So sánh với một số quốc gia trong khu vực Châu Á hoặc các quốc gia có nền văn
hóa theo hướng Châu Á và thói quen sử dụng các loại dược phẩm tự nhiên, tỷ lệ
sử dụng đông dược của Việt Nam đang nằm ở mức khá thấp. Đơn cử trường hợp
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRAPHACO Tháng 12/2008
4
Trung Quốc, tỷ lệ sử dụng đông dược đạt 90% trong khi con số này của Việt Nam
chỉ đạt 50%.
Tỉ lệ dân số sử dụng đông dược
Thống kê ngành dược Trung Quốc
48.50%
45%
49%
57.30%
60%
60%
69%
90%
50%
Úc
Singapore
Nhận Bản
Việt Nam
Phillipine
Hông Kông
Nauru
Hàn Quốc
Trung Quốc
Thuốc thú y,
2%
Sản phẩm
sinh học, 8%
Hóa ch
ất cho
ngành dược,
28%
Thuốc
y học
c
ổ truyền ,
30%
Thành ph
ẩm tân
dược, 32%
Nguồn: Traditional Medicine Report, WHO Nguồn: Growth of Chinese Pharma
Industry Report – 2007, U.S policy team
Theo định hướng của Bộ Y Tế, đến năm 2010, chữa bệnh bằng Y Học Cổ Truyền
tại các tuyến điều trị sẽ đạt tỷ lệ khá cao.
Tỉ lệ điều trị bằng đông dược
Kế hoạch 2010 Thực hiện năm 2008
Tuyến tỉnh 20% 8.3%
Tuyến huyện 25% 9.8%
Tuyến xã 40% 21.3%
Nguồn: Bộ Y Tế
Như vậy, kế hoạch đặt ra cho thời điểm 2010 có một khoảng cách khá lớn so với
thực tế năm 2008. Mặc dù, nếu nhìn vào thị trường dược Trung Quốc và thói
quen sử dụng thuốc của người Việt Nam, chúng tôi có thể thấy vẫn còn cơ hội
cho ngành đông dược tại Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều vấn đề chưa được giải
quyết như đã đề cập
ở phần trên, chúng tôi cho rằng khả năng về một mức tăng
trưởng nhanh trong ngắn hạn là khó khăn.
PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ
Chủ động nguyên liệu và chuyên môn hóa sản xuất
TRA hiện có 50% vốn góp vào TRA Sapa và 15% vốn góp vào TRA CNC. Trong
đó, TRA SAPA sẽ hỗ trợ TRA thu mua Atisô tại khu vực Sapa đúng thời hạn
nhằm đảm bảo chất lượng của Atisô. Như vậy, TRA chủ động được nguồn
nguyên liệu đối với sản phẩm Atisô (sản xuất ra Boganic – có doanh thu hơn 40 tỉ
đồng/ năm). Sự chủ động này cộng với việc thu mua những nguyên liệu không
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRAPHACO Tháng 12/2008
5
khó mua trong nước (đinh lăng, biển súc, hà thủ ô) giúp TRA chủ động 60% dược
liệu cần sử dụng.
TRA CNC mua nguyên liệu từ TRA và tập trung sản xuất các thuốc đông dược
theo dạng bào chế truyền thống như viên hoàn cứng, viên hoàn mềm (thuốc tể) và
viên bao đường. Các sản phẩm này được bán cho TRA (doanh thu đông dược
chiếm 70% doanh thu TRA CNC). Trong khi đó, TRA - ở đây là nhà máy Hoàng
Liệt - tập trung sản xuất thuốc tân dược và thuốc đông d
ược (30% tổng doanh thu
là đông dược) có dạng bào chế tiến bộ như viên nang mềm và viên bao phim. Như
vậy, cách làm này định hướng chuyên môn hóa cho TRA vào một số sản phẩm
nhất định nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
Hệ thống phân phối rộng tạo cơ hội gia tăng sản lượng bán trong tương lai
TRA không trực thuộc Bộ Y Tế nên không có thuận lợi về mạng lưới phân phối
vào th
ời điểm bắt đầu kinh doanh. Do vậy, TRA đã xây dựng hệ thống phân phối
dựa trên việc mở rộng mạng lưới đại lý. Nếu so sánh với một doanh nghiệ
p khác
trong cùng ngành sản xuất đông dược là OPC, chúng tôi nhận thấy hệ thống đại lý
của TRA là một lợi thế và sẽ là kênh giúp gia tăng mạnh doanh số bán hàng của
công ty khi có những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu.
Bên cạnh đó, TRA còn tiếp cận không chỉ các bệnh viên đa khoa cấp tỉnh mà còn
ở cấp huyện. Đây là hướng đi mang lại nhiều cơ hội cho TRA khi tỉ lệ thuốc đông
dược sử dụng trong các tuyến địa phương sẽ tăng lên trong tương lai.
Hệ thống phân phối của TRA và OPC
TRA OPC
Trụ sở chính 1 1
Số chi nhánh 2 6
Số đại lý 53 0
Nguồn: TRA, OPC
Lãi gộp biên được cải thiện nhiều trong năm 2009
Trong một thời gian dài, các công ty đông dược nói chung và TRA nói riêng đã
không tăng giá sản phẩm và tạo ra một thị trường đông dược với giá bán khá ổn
định. Tuy nhiên, trong năm 2008, nhiều công ty đông dược và TRA đã tăng giá
các mặt hàng của mình. Điển hình như TRA đã tăng giá các mặt hàng chủ lực sau.