Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn huyện kbang tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA HÓA HỌC
----0----

NGUYỄN THỊ LỰC

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CƠNG TÁC
QUẢN LÍ TÀI NGUN RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HOÁ
--------

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÍ
TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KBANG – TỈNH GIA LAI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

SVTH: Nguyễn Thị Lực
Lớp: 11 CQM


GVHD: Th.S Phạm Thị Hà

Đà nẵng, tháng 5 năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐHSP

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc


KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Lực
Lớp

: 11 CQM

1. Tên đề tài:Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
công tác quản lí tài nguyên rừng trên địa bàn Huyện Kbang – Tỉnh Gia Lai.

2. Nội dung nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao cơng tác quản lí tài ngun rừng trên địa bàn Huyện Kbang
– Tỉnh Gia Lai.

3. Giáo viên hƣớng dẫn:Th.S Phạm Thị Hà

4. Ngày giao đề tài:09/2014
5. Ngày hoàn thành: 05/2015
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

( Ký và ghi rõ họ tên)

( Ký và ghi rõ họ tên)


Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày…tháng…năm 2015
Kết quả điểm đánh giá:…….
Ngày…tháng…năm 2015

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại trường Đại Học Sư Phạm- Đại
Học Đà Nẵng, với những kiến thức đã học cùng với sự tận tình
hướng dẫn của q Thầy Cơ trong khoa Hố học, em đã hồn thành
bài khố luận tốt nghiệp Cử nhân Khoa Học Mơi Trường với đề tài:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
cơng tác quản lí tài nguyên rừng trên địa bàn Huyện Kbang – Tỉnh
Gia Lai”.
Hoàn thành đề tài này trước hết em xin chân thành cảm ơn
quý Thầy Cô tại trường Đaih Học Sư Phạm- Đại Học Đà Nẵng, nơi
đã gắng bó với em trong suốt quãng đời sinh viên. Và em cũng xin

trân trọng cảm ơn Th.S Phạm Thị Hà đã tận tình hướng, dẫn chỉ bảo,
giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hồn thành bài khố luận
tốt nghiệp này.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu lĩnh vực sáng tạo trong
nghiên cứu khoa học, kiến thức của em còn nhiều hạn chế và gặp
nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp q báu của q Thầy Cơ để em
có thể hoàn thiện kiến thức của bản thân hơn.
Sau cùng em xin kính chúc q Thầy cơ trong khoa Hố học
thật dồi dào sức khoẻ, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao
đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng,tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Lực


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
Chƣơng 1 : TỔNG QUAN LÍ THUYẾT............................................................... 4
1.1.Tổng quan về rừng ............................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm, phân loại, cấu trúc, tầm quan trọng và phân bố .................... 4
1.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng trên thế giới ................................................ 18
1.1.3. Hiện trạng rừng ở Việt Nam ..................................................................... 19
1.1.4. Cơng tác quản lí tài ngun rừng ............................................................. 22
1.2. Giới thiệu về huyện KBang ........................................................................... 25
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 25
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 31
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 34

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 34
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 34
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 34
2.2.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết .......................................... 34
2.2.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................... 34
2.2.3. Nhóm các phƣơng pháp thống kê .............................................................. 35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 36
3.1. Khảo sát hiện trạng tài nguyên rừng Huyện KBang .................................. 36
3.1.1. Kết quả khảo sát diện tích và sự phân bố ................................................. 36
3.1.2. Hiện trạng độ che phủ rừng tính theo đơn vị hành chính....................... 37
3.1.3. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp qua các năm .................................... 39
3.2. Tình hình thực hiện cơng tác quản lí bảo vệ rừng trên địa bàn huyện ... 41
3.3. Kết quả thực hiện công tác QLBVR trong năm 2014 ................................ 41


3.3.1. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về rừng ............................ 41
3.3.2. Công tác tổ chức tuần tra, kiểm tra truy quét lâm tặc ............................ 42
3.3.3.Công tác ngăn chặn xử lí tình trạng phát, lấn chiếm rừng để sản xuất, làm
nƣơng rẫy trái phép .............................................................................................. 44
3.3.5.Công tác quản lí các cơ sở chế biến gỗ ....................................................... 44
3.3.6.Cơng tác quản lí lâm sản ............................................................................. 45
3.3.7.Cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng ........................................................ 45
3.3.8.Công tác kiểm lâm phụ trách địa bàn ........................................................ 46
3.3.9.Tình hình thực hiện quy chế phối hợp quản lí bảo vệ rừng giữa huyện với
các huyện giáp ranh. ............................................................................................. 46
3.3.10.Thực hiện trồng rừng thay thế ................................................................. 47
3.4.Tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng ...................................... 48
3.5. Những mặt tích cực trong cơng tác quản lí rừng trên địa bàn huyện .... 50
3.6. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 51

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG ........ 53
4.1. Các giải pháp .................................................................................................. 53
4.1.1. Giải pháp về mặt pháp lý ........................................................................... 53
4.1.2. Giải pháp về mặt kinh tế ............................................................................ 53
4.1.3. Các giải pháp về mặt xã hội ....................................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa chữ viết tắt

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

QLBVR

Quản lí bảo vệ rừng

TN-MT

Tài nguyên – môi trường


TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

PTNT

Phát triển nông thôn

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

QLRPH

Quản lí rừng phịng hộ


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Rừng tự nhiên (Ảnh minh họa) ............................................................. 4
Hình 1.2. Tình trạng mất rừng do khai thác trái phép ở Gia Lai. ................... 20

Hình 1.3. Bản đồ địa giới hành chính huyện KBang, tỉnh Gia Lai .................. 26
Hình 3.1. Biểu đồ diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ qua các năm 2013
và 2014 .................................................................................................................... 40
Hình 3.2. Cơng tác tun truyền và phổ biến pháp luật về rừng ..................... 42
Hình 3.3. Kiểm lâm địa bàn đi kiểm tra rừng .................................................... 43
Hình 3.4. Thanh niên huyện Kbang trong cơng tác trồng rừng bảo vệ mơi
trƣờng .....................................................................................................................48
Hình 3.5: Ngƣời dân sử dụng cƣa xăng để cƣa đốn cây rừng .......................... 49


1

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại đất chính của huyện Kbang ..................................................29
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát diện tích đất rừng và phân bố ...............................36
Bảng 3.2. Tổng hợp độ che phủ rừng tính theo đơn vị hành chính ( tính đến
tháng 12/2014)........................................................................................................37
Bảng 3.3. Chi tiết rừng chức năng sử dụng năm 2013 và năm 2014 ................39


2

LỜI MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu, mang
tính tồn cầu. Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của tồn Đảng,
tồn dân mà cịn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thời gian gần đây, Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang nổi lên vấn
đề được quan tâm đó là tình trạng khai thác rừng quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài

nguyên này. Những vấn đề này đã đặt ra những yêu cầu trong công tác quản lý tài
nguyên trên địa bàn tỉnh. Việc khai thác tài nguyên này đòi hỏi phải được quản lý chặt
chẽ bởi lẽ: rừng là một loại tài nguyên quý giá của quốc gia, hoạt động khai thác rừng
kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên khác (một diện tích
lớn đất đai bị bỏ trống, một số lượng lớn các động thực vật hoang dã quý hiếm đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và tài nguyên nước bị ảnh hưởng…) và ảnh hưởng lớn
đến môi trường của vùng gây nên hiện tượng khô hạn thiếu nước vào mùa khô và sạt lở
lũ quét vào mùa mưa lũ. Trước các vấn đề nêu trên, vấn đề nâng cao hoạt động quản lí
về Tài ngun và Mơi trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai là yêu cầu cần thiết trước yêu
cầu của tình hình thực tế.
Đối với huyện Kbang, vốn là một huyện thuộc tỉnh Gia Lai, ở đây có nguồn tài
nguyên thiên nhiên khá phong phú, nhất là nguồn tài nguyên rừng. Những đặc điểm đó
đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phịng cũng như bảo vệ mơi trường sinh thái. Tuy vậy, vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm môi trường của địa phương hiện vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của sự phát triển. Tài nguyên đang bị suy thoái do việc khai thác và sử
dụng thiếu hợp lý, rừng tự nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất đai bị xói mịn và thối hóa, đa
dạng sinh học bị suy giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng bởi các


3

yếu tố hóa học, chất thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, công tác vệ sinh môi
trường cịn nhiều yếu kém.
Trước những thực trạng trên tơi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng
và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lí tài nguyên rừng trên
địa bàn Huyện Kbang – Tỉnh Gia Lai”nhằm giải quyết phần nào đó các vấn đề liên
quan đến tài nguyên rừng trên địa bàn huyện và góp phần nâng cao cơng tác quản lí
bảo vệ rừng trên địa bàn.
 Nội dung nghiên cứu

-

Tìm hiểu về tài ngun rừng và cơng tác quản lí bảo vệ rừng trên địa bàn
huyện Kbang.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao cơng tác quản lí bảo vệ rừng.

 Ý nghĩa khoa học
Các giải pháp được đề xuất trong bài hy vọng sẽ được áp dụng vào thực tế để
giảm thiểu được phần nào nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng của huyện Kbang.


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan về rừng [1 ][2] [6] [7] [10] [11] [12]
1.1.1. Khái niệm, phân loại, cấu trúc, tầm quan trọng và phân bố[1 ][4][6][12]
1.1.1.1.Khái niệm
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu.Quần xã sinh
vật phải có diện tích đủ lớn.Giữa quần xã sinh vật và mơi trường, các thành phần trong
quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hồn cảnh
rừng và các hồn cảnh khác.

Hình 1.1. Rừng tự nhiên (Ảnh minh họa)
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên
hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi khơng gian nhất định ở mặt đất và trong khi quyển.
Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa

lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật.


5

Trong q trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn
nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Melekhop cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của
tựnhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối
quan hệ tương tác giữa sinh vật với mơi trường.Hệ sinh thái có khả năng tự duy trì và
tự điều hồ, nhờ có khả năng này mà hệ sinh thái có khả năng chống chọi đối với
những biến đổi của mơi trường, đó chính là cơ chế cân bằng hệ sinh thái.Hệ sinh thái
có tính ổn định càng cao thì khả năng sử dụng tiềm năng của mơi trường càng lớn.
1.1.1.2.Phân loại
Có thể phân loại rừng theo nhiều tiêu chí khác nhau. Cụ thể như sau:
* Phân loại rừng theo chức năng
- Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu dùng để cung cấp nguyên liệu
trong sản xuất gỗ,lâm sản, đặc sản.
- Rừng đặc dụng:Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên
cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết
hợp với phòng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái.
- Rừng phịng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo
vệđất, chống xói mịn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu, bảo vệ
mơi trường.Rừng phòng hộ lại bao gồm 3 loại:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng ở nơi phát sinh hoặc bắt nguồn nước tạo
thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khơ, hạn chế lũ lụ, chống xói



6

mịn, bảo vệ đất. Gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng hỗn giao gồm
nhiều tầng, khơng đều tuổi, mật độ dày, cây có rễ sâu, bền, chắc.
+ Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn
cát bay,ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các
cơngtrình ven biển.
+ Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hịa khí
hậu, chống ơ nhiễm mơi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch.
* Phân loại rừng theo trữ lượng:
- Rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha.
- Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng 100-150 m³/ha.
- Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng 80-100 m³/ha.
- Rừng kiệt: Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha.
*Hệ sinh thái
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín lá cứng hơi khơ nhiệt đới.
- Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.
- Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới.
- Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới.
- Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.


7

- Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa.

- Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao.
* Phân loại rừng dựa vào tác động của con người:
- Rừng tự nhiên: Là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự
nhiên, bao gồm:
+ Rừng nguyên sinh: Là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai;
Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định.
+ Rừng thứ sinh: Là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức
làm cấu trúc rừng bị thay đổi.
+ Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất
rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt.
+Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.
- Rừng nhân tạo: Là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:
+ Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng.
+ Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có.
+ Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại
cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
* Phân loại rừng dựa vào nguồn gốc:
- Rừng chồi: Là rừng được trồng bằng chồi thân, chồi rễ hay chồi gốc. Chỉ áp
dụng cho các loài cây có khả năng đâm chồi mạnh.Một số rừng áp dụng phương thức


8

này.Những loại này sau khi khai thác rừng lần đầu tiên thì có thể áp dụng phương chức
này cho một hoặc hai luân kỳ sau.
-Rừng hạt: Là rừng có nguồn gốc hạt, tiến hành tái sinh hạt sau khai thác trong
q trình ni dưỡng rừng. Rừng hạt có sức sống mạnh, ổn định, đời sống dài, cây gỗ
lớn.
-Rừng theo tuổi

+ Rừng non: Giai đoạn phát triển của rừng từ lúc cây con hình thành, tán bắt đầu
giao nhau (đối với rừng trồng) cho đến lúc cây mọc ổn định về chiều cao.
+ Rừng sào: Rừng bắt đầu khép tán, xuất hiện quan hệ cạnh tranh gay gắt về ánh
sáng và chiều cao giữa các cá thể cây gỗ. Giai đoạn này cây gỗ phát triển mạnh về
chiều cao.
+ Rừng trung niên: Rừng khép tán hoàn toàn, sự phát triển về chiều cao chậm
lại, có sự phát triển về đường kính. Rừng đã thành thục về tái sinh.
+ Rừng già: Trữ lượng cây gỗ đạt tối đa. Có một vài cây gỗ già, chết.Tán cây
thưa dần, cây rừng vẫn ra hoa kết quả nhưng chất lượng không tốt.
1.1.1.3. Cấu trúc của rừng
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần
thể thực vật rừng theo không gian và thời gian.
* Cấu trúc tổ thành
Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài thamg gia và số cá thể của từng loài trong
thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác,tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ
tham gia của các lồi cây khác nhau trên cùng đơn vị thể tích.Trong một khu rừng nếu
một lồi cây nào đó chiếm trên 95% thì rừng đó được coi là rừng thuần lồi, cịn rừng
có từ 2 lồi cây trở lên với tỷ lệ sấp xỉ nhau thì là rừng hỗn lồi.Tổ thành của các khu


9

rừng nhiệt đới thường phong phú về các loài hơn là tổ thành các lồi cây của rừng ơn
đới.
* Cấu trúc tầng thứ
Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc
vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Cấu trúc
tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thước nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh thái
rừng ôn đới.Một số cách phân chia tầng tán:
- Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, khơng có tính liên tục.

- Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính liên
tục.
- Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.
- Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.
- Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo.
* Cấu trúc tuổi
Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây tham gia hệ sinh
thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc về mặt không
gian.Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi lâm phần thành
các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều khi là các mức 10,
15, hoặc 20 năm tùy theo đổi tượng và mục đích.
* Cấu trúc mật độ
Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ảnh mức độ tác
động giữa các cá thể trong lâm phần.Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả
năng sản xuất của rừng.Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ ln thay đổi.Đây
chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng.


10

* Một số chỉ tiêu cấu trúc khác
-

Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ. Ví dụ

độ che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.
-

Độ tàn che: Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường phân chia


theo các mức từ: 0,1; 0,2;...0,9;1.
-

Mức độ khép tán: Mức độ này thể hiện sự giao tán giãu các cá thể. Cũng là chỉ

tiêu để xác định giai đoạn rừng.
-

Phân bố mật độ theo đường kính: Biểu đồ và hàm toán học phân bố mật độ cây

rừng theo chỉ tiêu đường kính.
-

Phân bố mật độ theo chiều cao: Tương tự như với đường kính chỉ khác là căn cứ

theo chiều cao.
1.1.1.4. Tầm quan trọng của rừng
Vai trò của rừng ngày càng được khẳng định từ những nghiên cứu, hiểu biết về
rừng, từ những thực tiễn cho thấy rừng đã và đang đóng vai trị quan trọng trọng trong
nền kinh tế - xã hội và đặc biệt trong mơi trường.
* Vai trị của rừng đối với mơi trường
Nóng lên toàn cầu là vấn đề mới được ghi nhận trong vài thập kỷ trở lại đây.Tuy
nhiên có tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh thái (UNFCCC
2005b). Biến đổi khí hậu, là một hệ quả của trái đất nóng lên tồn cầu, làm tổn hại đến
tất cả các thành phần của môi trường sống như nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán,
ngập lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, gia tặng các loại bệnh tật, thiếu hụt nước ngọt, suy
giảm đa dạng sinh học và gia tăng các khí hậu cực đoan (WWF).
Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái
khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5



11

tỷ tấn (hay 44%) dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ
trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976).
Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000
m² cây xanh tạo ra trong một năm. Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng
300 - 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
6 CO2 + 6 H2O

C6H12O6 + 6O2

Nhiệt độ khơng khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 5°C.Lượng đất xói mịn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mịn của
vùng đất khơng có rừng.Đồng thời rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão, cải tạo độ phì
của đất.
Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng
sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hồ khí hậu, đảm bảo chu
chuyển ơxy và các ngun tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ
màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mịn đất, làm giảm nhẹ sức tàn
phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm
mức ô nhiễm không khí và nước.
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa
dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến
á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự
phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như
rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi,
rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm,
rừng ngập nước ngọt,...
Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một
thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề.Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng



12

lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp
khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng,
một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã
bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng cịn
lại 43% diệntích đất tự nhiên. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng
Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom
đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy
hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ cịn lại
khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước. Trong những năm vừa qua, để đáp
ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng
nền kinh tế cịn yếu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách
mạnh mẽ diện tích rừng cịn lại. Số liệu thu được nhờ phân tích ảnh Landsat chụp năm
1979 - 1981 và KATE 140 trong cùng thời gian, cho thấy trong giai đoạn này rừng chỉ
còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước (Viện Điều tra và Quy hoạch
rừng), trong đó 10% là rừng nguyên sinh. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất
thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ
che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và
đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn
cỗi.Những khu rừng cịn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị
chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.
Đồng thời rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các lồi
động thực vật q hiếm. Rừng cịn có vai trò to lớn trong việc điều tiết nguồn nước.Để
ổn định lượng điện phát ra từ các nhà máy thuỷ điện địi hỏi chúng ta phải duy trì bảo
vệ và triển diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn.Các nhà lâm sinh học còn coi “Rừng là
một bể nước”.


 Suy giảm tài nguyên rừng gây thiên tai ở nhiều nơi


13

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chịu tác động trực tiếp của ổ bão châu Á
-Thái Bình Dương - một trong 5 ổ bão lớn của thế giới, Việt Nam thường xuyên phải
đối mặt với các loại hình thiên tai. Nước ta còn nằm trong số 10 nước hàng đầu về tần
suất bị thiên tai trên thế giới, với những loại thiên tai phổ biến là bão, lũ, lũ quét, sạt lở
đất, hạn hán.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, 10 năm gần
đây, bình qn mỗi năm, có khoảng 750 người chết và mất tích do thiên tai, giá trị thiệt
hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP. Theo các chuyên gia về môi trường,
Việt Nam sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai trong tương lai với tần suất
nhiều hơn, cường độ mạnh hơn do chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu tác động của suy giảm tài nguyên rừng.
Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang được tranh luận trên khắp
thế giới. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế
giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra
trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ
lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giữ nước cũng
như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẽ ít hơn
lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các
vùng hạ lưu.

Khi rừng bị suy thối thì xảy ra nạn ơ nhiễm mơi sinh, nạn trái đất ấm dần lên, nạn
đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản .v.v.
Người ta ước tính, nạn phá rừng khiến mỗi năm thế giới thiệt mất một số tiền
lên tới 45 tỷ Mỹ Kim. Tuy số tiền vừa đề cập là một số tiền vô cùng lớn lao; thế nhưng
những chính sách hay hành động có tính thiển cận, tạo ra vô vàn thiệt hại khác mà thiệt
hại có' tầm mức nghiêm trọng nhất lại là thiệt hại về tính đa dạng sinh tháị.Như ta đã

biết rừng nhiệt đới giữ một vai trò đặc biệt trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh tháị
Đây là nơi ở của tới 70% chủng loại cây cối và muông thú của trái đất; đồng thời cũng


14

là nơi chứa tới hơn 13 triệu chủng loại khác nhaụ. Rừng nhiệt đới chứa tới 70% loại
cây có ống mạch, 30% tất cả các loài chim và 90% loài động vật khơng xương sống.
Đặt biệt rừng nhiệt đới cịn là nơi sinh sống của những loài động vật độc đáo nổi
tiếng như các loài linh trưởng như đười ươi, vượn; các giống thuộc họ miêu, tức mèo
như sư tử, cọp, beo, v.v. Riêng trong lĩnh vực chủng loại thảo mộc mà thôi, rừng nhiệt
đới cũng cực kỳ đa dạng và mỗi mẫu rừng chứa tới hơn 200 chủng loại khác nhaụ Việc
phá hoại rừng khiến hàng nghìn chủng loại cây cối và thú vật bị tuyệt chủng. Số lượng
chính xác bị tuyệt chủng là bao nhiêu thì người ta quả khơng rõ; thế nhưng có người
đốn mỗi năm khoảng 50.000 chủng loại khác nhau bị tuyệt chủng

Rừng ảnh hưởng đến khí hậu địa phương và có lẽ khí hậu tồn địa cầu nữa. Rừng
trung hịa và làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy trì được
độ ẩm.
Rừng hấp thụ lượng carbon trong khí quyển và nhả ra khí oxy, tức dưỡng khí
cho chúng ta thở. Về phương diện này, rừng có thể được coi là máy lọc, hút thán khí và
nhả dưỡng khí cho con người dùng. Một tác động trực tiếp khác của việc tình trạng mơi
sinh bị đảo lộn là chuyện khí hậu trái đất đang ấm dần lên.nguời ta đốn tiên đoán là
trong thế kỷ 21 này, cứ mỗi một thập niên, trái đất trái đất ấm dần lên độ 0,3 độ C. Lý
do là vì số lượng carbon dioxide hiện diện trong bầu khí quyển gia tăng; và kể từ 150
năm qua, số này đã tăng tới 25%; và mặc dù chỉ chiếm có 1/20 của một phần trăm khí
quyển địa cầu, carbon dioxide có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ rất cao.

 Mất rừng ngập mặn sẽ đẩy mạnh sự xâm nhập nước mặn vào đất liền, thúc đẩy q
trình xói lở, gây ơ nhiễm đất và nguồn nước

Trong vòng 50 năm qua, Việt Nam đã mất đi hoặc suy giảm chất lượng hơn
80% diện tích rừng ngập mặn. Đặc biệt giai đoạn từ năm 1995 trở lại đây, rừng ngập
mặn đã bị tàn phá với tốc độ nhanh khủng khiếp để phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy
sản. Tại nhiều địa phương, nuôi tôm đã từng được coi là một nghề siêu lợi nhuận, dẫn
đến phong trào nơi nơi, nhà nhà đầu tư vào ngành này một cách tự phát, làm chết hoặc
chủ động phá đi hàng trăm ngàn ha rừng ngập mặn, bất chấp những rủi ro và nguy cơ


15

tiềm ẩn về tình trạng ơ nhiễm mơi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và những biến cố,
thảm họa tự nhiên có thể xảy ra. Phong trào này đồng thời kéo theo hàng loạt các vấn
đề kinh tế xã hội phức tạp khác. Thực trạng này đã diễn ra ở nhiều tỉnh duyên hải, đặc
biệt thấy rõ ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu… Điều đó, một mặt phản ánh sự thiếu hiểu biết và thái độ bất chấp của người
dân, mặt khác cho thấy sự yếu kém trong vấn đề quản lý, quy hoạch của chính quyền
địa phương đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động kinh tế xã hội
của địa phương.Sau hơn 10 năm thực hiện “công cuộc tàn phá rừng ngập mặn", giờ đây
khơng ai khác mà chính người dân địa phương ở những nơi này đang phải chứng kiến
và gánh chịu hậu quả về sinh thái và kinh tế xã hội.
Việc phá rừng ngập mặn làm đìa tơm trước mắt có thể đem lại lợi nhuận hàng
trăm tỉ đồng mỗi năm, nhưng hậu quả thì khơn lường. Một thực tế là ở những nơi rừng
ngập mặn bị tàn phá, lượng mưa giảm rõ rệt, khơng khí nóng bức hơn, bầu khơng khí
bị ô nhiễm do lượng khí CO2 tăng.
-

Môi trƣờng đất:
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền

móng cho các cơng trình xây dựng dân dụng, cơng nghiệp và văn hóa của con người.

Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động
sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con
người.Hiện nay đất đang bị suy thoái do các hoạt động sống của con người đặc biệt là
hoạt động khai thác rừng bừa bãi,đốt rừng làm nương rẫy,…Chính những hoạt động
này đã làm mất thảm thực vật bảo vệ đất khỏi xói mịn,rửa trơi, ngồi ra suy giảm tài
nguyên rừng còn làm giảm độ ẩm, độ phì của đất… làm tăng diện tích đất bị thối hóa.
Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thối tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và
nghiêm trọng.
Khoảng 2/3 diện tích đất nơng nghiệp thế giới đã bị suy thối nghiêm trọng
trong 50 năm qua do xói mịn, rửa trơi,sa mac hóa, chua hóa, mặn hóa…Thối hóa mơi


16

trường đất có nguy cơ làm giảm 10-20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm
tới.
Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau; mất rừng 30%,khai thác
rừng quá mức (chặt cây cối làm củi…) 7%,chăn thả gia súc 35%, canh tác nơng nghiệp
khơng hợp lí 27%,cơng nghiệp hóa 1%.

Qua đây ta thấy suy giảm tài ngun rừng là ngun nhân gây suy thối đất.
-

Mơi trƣờng nƣớc:
Rừng khơng chỉ có khả năng hấp thụ CO2 mà rừng góp phần giữ ổn định nguồn

cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán cũng như lũ lụt. Rừng còn giúp cân bằng dòng
chảy cố định cho các hệ sinh thái và các trung tâm đô thị. Bởi vậy, suy giảm rừng gây
biến động thủy chế sơng ngịi, giảm sự điều hịa của dịng chảy, làm tăng q trình bốc
hơi giảm lượng nước ngầm, dẫn đến lũ lụt khô hạn. Hiện nay, nước ta đang diễn ra tình

trạng thiếu nước trong mùa khô đặc biệt là ở các tỉnh ở Tây Nguyên và lũ lụt trong suốt
mùa mưa.

 Hiện tượng này một phần do suy giảm rừng và tác động của biến đổi khí hậu.
- Mơi trƣờng khơng khí:
Rừng là“ lá phổi xanh”,có khả năng hấp thụ CO2 tạo khí O2 thơng qua q trình
quang hợp.Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ,độ ẩm khơng khí,thành phần khí quyển và
có ý nghĩa điều hịa khí hậu.Trong q trình sản xuất và sinh hoạt (đi lại bằng xe cơ
giới,..) chúng ta thải ra mơi trường khơng khí hàng tấn bụi,khí,sol khí…những khí thải
này sẽ bay lơ lững và nếu như khơng có những hàng cây để chúng bám vào thì ơ nhiễm
khơng khí là khơng tránh được.
Bên cạnh đó suy giảm rừng sẽ làm tăng lượng CO2 ,tăng nhiệt độ…hiệu ứng nhà
kính tăng.Bởi vậy,khơng riêng gì nước ta mà tồn thế giới đang chịu ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu.


×