Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Hình tượng người phụ nữ tân thời trong tiểu thuyết nhất linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THANH THẢO

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÂN THỜI
TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH

Chuyên ngành
Mã số

: Văn học Việt Nam
: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS HỒ THẾ HÀ

Đà nẵng, năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu đã nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Người thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thảo


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Thần thoại Hy Lạp kể đại ý rằng: Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt
trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét
mềm mại của lồi lau cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc
lá, cảm giác tinh vi của vịi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít
của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biến
động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con
chim cơng, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc
kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết, đức
trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người
phụ nữ. Điều này có nghĩa, phụ nữ là linh hồn của cuộc sống mn lồi, là
phái đẹp, mà đẹp thì thường là đề tài của văn chương. Thực tiễn đã chứng
minh, hình tượng người phụ nữ ln là một trong những đề tài lớn, có sức hấp
dẫn của văn học thế giới. Trong nền văn học Việt Nam, hình tượng người phụ
nữ, khi được miêu tả, luôn chứa đựng nhiều vẻ đẹp. Thế nhưng, vào thời kỳ
phong kiến, người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, họ là nạn nhân của một
số tư tưởng phong kiến. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là nguyên nhân sâu
xa dẫn đến những bi kịch số phận của phụ nữ. Người phụ nữ không được
quyền quyết định số phận mình, khơng được học hành, họ phải chấp nhận
sống phụ thuộc. Bổn phận người phụ nữ trong nhà là vâng vâng dạ dạ trước
đàn ông, nghĩa là tuân theo cha khi còn nhỏ, rồi tuân theo chồng (xuất giá
tòng phu) và tuân lời con trai cả khi góa bụa; nên đa phần phụ nữ phải chịu
cuộc đời long đong, lận đận, vất vả, thân phận trôi nổi, bèo bọt với bao oan
khiên trước sự vùi dập của xã hội phong kiến…Trước thực tế đó, nhiều nhà


văn, nhà thơ đã phải lên tiếng bênh vực. Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện
Kiều đã khơng ít lần thốt lên rằng:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Và hàng loạt những tác phẩm khác của Hồ Xuân Hương cũng đã lên
tiếng bênh vực cho thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng, xem thường,…
Tuy nhiên, phải đến những năm 30 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng giải
phóng người phụ nữ mới thực sự mạnh mẽ. Nhóm thi văn sĩ thuộc thế hệ mới
gồm 7 thành viên nhận thấy hình ảnh của phụ nữ Việt Nam truyền thống
khơng cịn thích hợp với thời đại mới nên đã sáng tác nên những tác phẩm mà
ở đó người phụ nữ đã dám tự cởi trói cho mình, hướng đến cái tơi cá nhân
hơn là hi sinh, cam chịu. Đặc biệt là những nguời phụ nữ trong tiểu thuyết của
Nhất Linh như: Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đời mưa gió,...với những motip thơng
minh, xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, yêu thương, hi sinh cho gia đình, chồng
con, nhưng khơng vì thế mà qn đi quyền được sống cho mình; người phụ
nữ đã biết đấu tranh cho quyền được tự do yêu đương, quyền được sống theo
ý thích cá nhân,...
Trong chừng mực nào đó, có thể nói sự ra đời hàng loạt tiểu thuyết của
các tiểu thuyết gia Tự lực văn đồn đã gióng lên hồi chng khá mạnh mẽ để
người phụ nữ thức tỉnh, để đại gia đình phong kiến nhìn lại, ngẫm nghĩ lại
hành vi của mình đối với những người phụ nữ xung quanh họ. Tiểu thuyết Tự
lực văn đồn, trong đó Nhất Linh là vị chủ soái đã thực sự là những trang viết
đầu tiên khắc họa đầy đủ, hoàn chỉnh về những người phụ nữ đi tiên phong
trong cơng cuộc giải phóng phụ nữ ra khỏi lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự
do yêu đương,…của những năm đầu thế kỷ XX. Chính vì ý nghĩa đó, chọn đề
tài “hình tượng người phụ nữ tân thời trong tiểu thuyết Nhất Linh”, chúng tôi
muốn khắc họa lại chân dung của những người phụ nữ hiện đại giai đoạn đầu


tiên trong Văn học Việt Nam hiện đại; qua đó, khảo sát những cách tân trong
điểm nhìn nghệ thuật của Nhất Linh về hình tượng người phụ nữ tân thời, tìm
hiểu nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật nữ trong các tiểu thuyết của
ơng. Trên cơ sở đó có thể đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học đối
với tiểu thuyết của Nhất Linh.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhất Linh xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ XX với nhiều tác
phẩm gây được tiếng vang trong lịng cơng chúng; do đó số lượng bài viết và
các cơng trình nghiên cứu về tác giả này khá phong phú, đề cập đến nhiều
phương diện về con người và văn nghiệp. Trong khuôn khổ vấn đề nghiên
cứu, chúng tơi chủ yếu đưa ra những cơng trình đã ít nhiều đề cập đến nghệ
thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Trong đó, có những
nhận xét, đánh giá về cách xây dựng, miêu tả,…hình tượng người phụ nữ
trong tiểu thuyết của tiểu thuyết gia này. Nhằm thuận tiện trong q trình tìm
hiểu, chúng tơi dựa trên tiến trình lịch sử của dân tộc để nắm bắt các nghiên
cứu của các nhà phê bình, giới nghiên cứu.
Trước năm 1945
Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu
hút được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Các nhà nghiên
cứu phê bình văn học cùng thời với Nhất Linh, đã có nhiều bài viết đánh giá
sâu sắc, phản ánh đúng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới văn học,
trong đó, các tác giả tập trung đề cập đến phương diện nghệ thuật xây dựng
nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh. Tiêu biểu là các tác phẩm và bài viết như:
Tác phẩm Dưới mắt tôi (1939) của Trương Chính; Việt Nam văn học sử yếu
(1941) của Dương Quảng Hàm; Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc
Phan…Trong cơng trình Nhà văn hiện đại, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã
nêu lên những nhận định khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh


như sau: “Nếu đọc Nhất Linh, từ Nho phong cho đến những tiểu thuyết gần
đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ơng biến đổi rất mau. Ơng
viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến
tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hố ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ơng càng muốn đi
sâu vào tâm hồn người ta” [17, tr.828].
Từ năm 1945 đến trước năm 1986

Thời kỳ này có nhiều ý kiến đánh gía trái chiều nhau của các nhà
nghiên cứu, giới phê bình giữa hai miền Nam-Bắc. Ở miền Nam, nghiên cứu
về Nhất Linh, bên cạnh những bài báo đăng trên những Tạp chí Văn và Văn
học, đã có nhiều chun luận, các cơng trình văn học sử viết dưới dạng giáo
trình dùng trong các trường Trung học, Đại học. Tiêu biểu là các cơng trình
của Nguyễn Văn Xung (Bình giảng về Tự lực văn đoàn, 1958), Phạm Thế
Ngũ (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, 1960), Doãn Quốc Sỹ (Tự lực
văn đoàn, 1960), Thanh Lãng (Văn học thế hệ 1932, in trong: Bảng lược đồ
văn học Việt Nam, quyển hạ, 1967), Vũ Hân (Văn học Việt Nam thế kỷ XIX
tiền bán thế kỷ XX : 1800-1945, 1973), Thế Phong (Nhà văn tiền chiến 1930 1940, 1974)…Trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế
Ngũ đã viết “Nguyễn Trường Tam không phải chỉ là lãnh tụ Tự lực văn đoàn
ở sáng kiến và tổ chức, ở cơng việc làm mấy tờ Phong hóa, Ngày nay. Ơng
cịn là tiểu thuyết gia quan trọng của nhóm, tự mình sáng tác theo đường lối
nhóm đề ra và tên tuổi ở lại trong văn học sử như một văn tài tiêu biểu của
nhóm” [38, tr.137].
Ở miền Bắc, các cơng trình của nhóm Lê Q Đơn (Lược thảo lịch sử
văn học dViệt Nam, tập 3 - từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945, 1957) của Bạch
Năng Thi - Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 -1945, tập 1, 1961), bài viết
của Nguyễn Đức Đàn (Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng - Hai nhà văn


tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn, 1958)…đã cho thấy một cách nhìn khá
khách quan về tiểu thuyết của Nhất Linh.
Bạch Năng Thi trong bài viết Nhất Linh – tác giả tiêu biểu đã viết “Một
đặc sắc của Nhất Linh là đã bằng một nghệ thuật chắc chắn, hình tượng hóa
những luận đề xã hội, những quan niệm trừu tượng. Truyện là truyện sống, ở
đó tốt lên cái ý nghĩa xã hội; khơng phải là cái gì gị ép lên khuôn, để chứng
minh bằng được cho một định đề” [16, tr.103].
Giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay
Trong xu thế đổi mới, một số hiện tượng văn học quá khứ được nhìn

nhận, đánh giá lại và được đánh giá tồn diện hơn, trong đó nổi bật lên là
những tác phẩm của Nhất Linh. Cùng với một số cuộc Hội thảo về văn học 30
- 45 nói chung, văn học lãng mạn nói riêng, cuộc Hội thảo “Về văn chương
Tự lực văn đoàn” ngày 27 - 5 - 1989, do khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp phối hợp
tổ chức, đã đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình nhìn nhận lại văn
chương Tự lực văn đồn. Các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức,
Trương Chính, Phong Lê, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Hồnh Khung, mà trong đó
có người đã từng có nhiều bài viết về văn chương lãng mạn, thì đến nay cũng
có sự điều chỉnh và bổ sung nhiều ý kiến mới, với những cách tiếp cận mới.
Trong cuộc hội thảo có cả các nhà văn, nhà thơ và rất đáng chú ý là ý kiến
đúng đắn, sâu sắc của nhà thơ Huy Cận đăng trên Đặc san giáo viên nhân
dân, 7 -1989: “Ta đã có đủ thời gian để đánh giá Tự lực văn đồn. Có thể nói
Tự lực văn đồn đã đóng góp lớn vào văn học sử Việt Nam. Họ có hồi bão
về văn hố dân tộc. Họ có điều kiện nhưng khơng thích con đường làm quan,
làm giầu mà đi vào chuyện văn chương. Đáng phê phán ở Tự lực văn đoàn
cũng như ở Nhất Linh, Khái Hưng là chặng cuối đời. Nhưng cũng đừng vì
lăng kính đó mà đánh giá sai họ. Lúc đầu họ có lịng u nước thực sự nhưng


vì chọn nhầm đường và cuối cùng là phản động... Tự lực văn đồn đã có đóng
góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp
vào tiếng nói và câu văn của dân tộc với lối văn trong sáng và Việt Nam” [11,
tr.420 ].
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả như: Phan Cự Đệ (Tự lực
văn đoàn – con người và văn chương), Hà Minh Đức (Các bài giảng về
Đoạn tuyệt, Đôi bạn trong Tác phẩm văn học 1930 -1945); Trương Chính
(Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đồn; Nhìn lại vấn đề giải
phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn ); Trần Đình Hượu (Tự lực
văn đồn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại

hoá trong lịch sử văn học Phương Đông); Nguyễn Trác - Đái Xuân Ninh
(Về Tự lực văn đoàn -1989), Lê Thị Đức Hạnh (Thêm mấy ý kiến đánh giá
về Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn và Thơ mới ); Vu Gia (Nhất Linh
trong tiến trình hiện đại hố văn học (1995))…đã thể hiện một sự đánh giá
phong phú, một cách nhìn tồn diện, đúng đắn và đa chiều về tiểu thuyết
Tự lực văn đồn cũng như tiểu thuyết Nhất Linh. Chúng tơi có thể dẫn ra
đây một số ý kiến tiêu biểu. Chẳng hạn Nguyễn Hoành Khung nhận xét:
“Với Lạnh lùng, Nhất Linh khơng cịn gị cốt truyện, dàn nhân vật nhằm
minh hoạ cho một luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân
tích tâm lý, tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu
thuyết già dặn, thành thục” [11, tr.533].
Bên cạnh những cơng trình khẳng định thành cơng của Nhất Linh
trên một số phương diện thì các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm
hạn chế của ông. Vũ Đức Phúc trong bài viết Tiểu thuyết của Tự lực văn
đoàn đăng trên Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 cho rằng
“Tinh thần dân tộc khơng có trong tác phẩm, ít nhất cũng khơng có một cơ
sở vững chắc, cho nên khi Nhất Linh muốn vẽ những người cách mạng cho


rõ nét hơn thì ơng ta chỉ sáng tác được những tác phẩm giả tạo, và đến khi
ông ta định làm cách mạng thật thì hóa ra phản động” [11, tr.571].
Trong các cơng trình của các nhà nghiên cứu, ít nhiều đã xuất hiện
những ý kiến nhận xét, đánh giá về các nhân vật nữ xuất hiện trong các tiểu
thuyết của nhà văn này. Tuy nhiên, những đánh giá, nhận xét về xây dựng
hình tượng người phụ nữ và nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ
tân thời là chưa sâu và cũng chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đặt vấn
đề phân tích hình tượng người phụ nữ tân thời trong tiểu thuyết của Nhất
Linh một cách tồn diện và bản chất.
Do đó, đề tài mà chúng tôi thực hiện sẽ cố gắng đưa ra những đặc
điểm chung nhất về các hình tượng nhân vật nữ xuất hiện trong các tiểu

thuyết của Nhất Linh, đồng thời, qua đó khẳng định những đóng góp của
Nhất Linh trong việc cách tân văn xuôi, xây dựng nhân vật, phát triển tiểu
thuyết về sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết của Nhất Linh, bao gồm: Đoạn tuyệt (1934-1935), Lạnh
lùng (1936-1937), Bướm trắng (1940), Đôi bạn (1938).
Tác phẩm viết chung cùng Khái Hưng: Gánh hàng hoa (1934), Đời
mưa gió (1935).
- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các tiểu thuyết của Nhất Linh viết sau năm 1932.
Trong đó, luận văn chủ yếu tập trung vào tìm hiểu những tác phẩm viết trong
thời kỳ Tự lực văn đoàn của Nhất Linh - thời kỳ Nhất Linh chưa chuyển sang
hoạt động chính trị. Vì theo người viết, những tác phẩm này mới thực sự có
giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở phân tích những tác phẩm
này, luận văn đi sâu vào phân tích thế giới hình tượng nhân vật trong tiểu


thuyết của Nhất Linh, đi sâu vào các thủ pháp xây dựng nhân vật của tiểu
thuyết, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố thể hiện tâm lý,…để làm sáng tỏ hơn
những nét mới trong cách xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết
của Nhất Linh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Luận văn tiến hành thống kê, phân loại các
phương pháp, phương tiện thể hiện nhân vật, tần số xuất hiện của chúng trong
tác phẩm…từ đó đưa ra những nhận xét khái quát trên cơ sở những số liệu cụ
thể.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Khi đi vào từng sáng tác, chúng tôi sẽ sử

dụng phương pháp phân tích để tìm hiểu tác phẩm được cụ thể trên cả hai
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Và sau đó, phương pháp tổng
hợp sẽ được dùng để khái quát lại vấn đề.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được vận dụng trong luận văn khi cần thiết
để thấy được những điểm tương đồng và dị biệt của các tiểu thuyết và một số tác
phẩm cùng giai đoạn văn học, để chỉ ra được những bước đổi mới của Nhất Linh
trong sáng tác. Trong những trường hợp cần thiết, luận văn cũng so sánh nghệ
thuật xây dựng nhân vật của tác giả khác trên hai bình diện lịch đại và đồng đại.
Ngồi ra, luận văn cịn vận dụng các lý thuyết Thi pháp học để nghiên cứu
tính chỉnh thể nghệ thuật các tác phẩm của Nhất Linh.
5. Đóng góp khoa học của đề tài
Mặt dù trong 10 tiêu chí hoạt động của nhóm Tự lực văn đồn khơng có
một tiêu chí đề cập cụ thể đến việc giải phóng người phụ nữ; tuy nhiên những
tiểu thuyết của nhóm đều thấm đẫm tinh thần nhân văn, chống lễ giáo, hủ tục
phong kiến, đề cao con người cá nhân. Vì vậy, trong những tác phẩm của Nhất


Linh, nhân vật nữ luôn xuất hiện với những chi tiết rất mới. Họ không chỉ xinh
đẹp, giỏi giang mà cịn mạnh mẽ, táo bạo trong tình u, trong cuộc sống gia
đình, đấu tranh khơng mệt mỏi để tìm kiếm hạnh phúc cá nhân.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ của giao lưu, gặp gỡ;
người phụ nữ đang dần khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Nghiên cứu đề
tài này góp phần khẳng định rằng cách đây hơn 50 năm, vị trí của người phụ nữ
đã được khẳng định. Họ có quyền yêu, quyền sống theo ý thích cá nhân, quyền
được hạnh phúc. Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ tân thời trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn để thấy rằng những tiểu thuyết gia của nhóm Tự lực văn đồn
đã đi trước, đón đầu trong việc đề cao vai trò của người phụ nữ.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm các
nội dung chính sau:

Chương 1: Sự xuất hiện của Nhất Linh trong bối cảnh văn học Việt Nam
giai đoạn 1930-1945
Chương 2: Phẩm tính cá nhân và quan hệ xã hội của hình tượng người phụ
nữ tân thời trong tiểu thuyết Nhất Linh
Chương 3: Phương thức xây dựng hình tượng người phụ nữ tân thời trong
tiểu thuyết Nhất Linh


CHƯƠNG 1: SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHẤT LINH TRONG BỐI CẢNH
VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
1.1. Bối cảnh xã hội và văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
1.1.1. Về tình hình xã hội và văn học
Giai đoạn lịch sử 1930-1945 tuy chỉ kéo dài 15 năm nhưng lại là thời
kỳ xảy ra nhiều biến cố, trong đó có những sự kiện quan trọng tác động mạnh
đến đời sống vật chất, tinh thần của con người. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tạo ra
con đường cách mạng cho nước ta. Kể từ đây, tấn bi kịch cho những người
u nước khơng tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đã chấm dứt.
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã ảnh hưởng đến
Việt Nam một cách nặng nề. Thực dân Pháp ra sức bịn vét, bóc lột dân thuộc
địa để bù đắp cho những thiệt hại của chúng và dốc vào chiến tranh: tăng sưu,
thuế, bắt phu, bắt lính, lạm phát giấy bạc...Kinh tế của nước ta dường như kiệt
quệ dưới ách thống trị của giai cấp phong kiến và thực dân Pháp. Cả Ðông
Dương thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa thừa ế của chính quốc, kể cả
lúa mì năm 1933, Ðông Dương phải bỏ ra 1500 triệu Frăng để mua 50 vạn tấn
lúa mì ế của Pháp. Thêm vào đó, nạn đói hồnh hành, gây sự hoảng loạn
trong nhân dân. Các thế lực thống trị mâu thuẫn nhau sâu sắc, những lực
lượng đối kháng giao tranh, các chính sách kinh tế chính trị, văn hóa xảo
quyệt của thực dân làm nhân dân ta dù yêu nước nhưng vẫn lơ láo, bàng
quang, lẩn trốn. Trong khi đó, giai cấp tư sản Việt Nam phát triển khó khăn

yếu đuối. Tư sản dân tộc Việt Nam phần lớn là do địa chủ chuyển thành hoặc
dính liền với địa chủ thành một thứ tư sản địa chủ khiến cho thái độ chống
Phong kiến của nó cũng khơng dứt khốt. Giai cấp này một mặt mâu thuẫn
với đế quốc Phong kiến, mặt khác lại phụ thuộc vào chúng. Ðịa vị kinh tế non
yếu, mỏng manh khiến tư sản dân tộc mất hết khả năng chiến đấu, nếu không


có một lực lượng nào thực sự lãnh đạo thì họ chỉ cịn có một thái độ là thỏa
hiệp với đế quốc.
Giai cấp tư sản Việt Nam làm cuộc bạo động Yên Bái ngày 9-2-1930
nhưng thất bại, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hoang mang tới cao độ, họ cùng
với giai cấp tư sản tìm đường thỏa hiệp với thực dân hoặc chỉ cịn thực hiện
nhiệm vụ giải phóng dân tộc bằng con đường văn chương. Cao trào cách
mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh; tuy
nhiên, do những điều kiện khách quan, chủ quan chưa đầy đủ, phong trào bị
thất bại. Bọn đế quốc một mặt điên cuồng khủng bố, dùng cả máy bay ném
bom xuống các đồn biểu tình, mặt khác ra sức xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản,
nói xấu và vu khống Liên Xơ hịng chia rẽ quần chúng với Ðảng.
Từ cuối năm 1931, cách mạng Việt Nam bước vào thời kì thối trào và
dần dần hồi phục vào cuối năm 1932 nhưng đến cuối năm 1933, bóng đen
chiến tranh phát xít đe dọa nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản,
một phong trào rộng rãi chống phát xít và chiến tranh lan rộng trên thế giới. Ở
Pháp, Mặt trận nhân dân thành lập và dành được thắng lợi trong kì tuyển cử
tháng 5-1936. Lợi dụng thời cơ đó, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Mặt trận dân
chủ Ðông Dương ra đời, tạo nên một phong trào dân chủ sâu rộng chưa từng
thấy trong lịch sử dân tộc bao gồm công, nông, dân nghèo, tiểu thương, tiểu
chủ, học sinh, viên chức vv...và một số tư sản. Trước thực tế đó, bọn đế quốc
phải nhượng bộ, hàng nghìn tù chính trị được trả lại tự do, Luật lao động được
ban hành, báo chí tiến bộ được cơng khai xuất bản.
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Mặt trận dân chủ

tan vỡ. Lợi dụng tình thế đó, bọn thống trị Ðông Dương thủ tiêu mọi quyền tự
do dân chủ mà nhân dân ta vừa giành được. Ðảng phải rút vào bí mật. Thời kì
này phong trào cách mạng lên cao, một phong trào giải phóng dân tộc bùng
lên, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Với đường lối chiến lược,


sách lược vững vàng, sáng suốt, Đảng đã đoàn kết, phát huy một cách mạnh
mẽ tính tích cực sáng tạo của quần chúng nhân dân, Cách mạng tháng Tám
thành công. Tháng 9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Tuy nhiên, Việt Nam lúc này là một xã hội rối ren, đen tối về kinh tế
cũng như về kiến trúc thượng tầng. Nền kinh tế kiệt quệ dưới ách thực dân
phong kiến với hàng loạt những chế độ sưu thuế, chế độ bắt phu bắt lính của
thực dân Pháp. Khắp nơi nạn đói hồnh hành, bọn đầu trâu mặt ngựa tác oai
tác quái, người chết hàng loạt và khủng khiếp nhất là nạn đói vào mùa xuân
năm 1945, hai triệu người bị chết đói. Những thế lực thống trị mâu thuẫn
nhau: Mâu thuẫn giữa thực dân phong kiến. Mâu thuẫn giữa phong kiến với
tư sản. Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân. Những lực lượng đối kháng giao
tranh, có những chiến tuyến rõ rệt như cách mạng, phản cách mạng; có người
yêu nước nhưng hoang mang, có người lơ láo, bàng quang, lẩn trốn...
Chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa vơ cùng xảo quyệt của thực dân
ngày càng nhào nặn xã hội Việt Nam vào cái khuôn khổ có lợi cho chúng.
Cùng với việc tiếp tục khai thác nền kinh tế nước ta, Thực dân Pháp tiếp tục
chính sách ngu dân, khiến cho số người mù chữ của cả nước chiếm đến 90%
dân số. Chế độ kiểm duyệt gắt gao, cấm đoán tất cả sách báo tiến bộ trong và
ngoài nước. Thực dân Pháp đưa vào nước ta đủ thứ rác rưởi của văn hóa Tư
sản phản động phương Tây, cùng với cặn bã phong kiến, chúng gọi là kết hợp
Văn minh Âu Mỹ với Quốc hồn quốc túy An Nam.
Chính những biến động trên lĩnh vực chính trị xã hội Việt Nam đã làm
cho trạng thái tâm lí của con người thay đổi. Vì vậy, ít nhiều ý thức thẩm mĩ,
quan niệm về cái đẹp của cuộc sống, của con người, cũng như cái đẹp trong

nghệ thuật đã có nhiều thay đổi. Lối sống tư sản đã tấn công quyết liệt vào xã
hội phong kiến Việt Nam, cùng với nó là sự du nhập ồ ạt của nền văn hoá
phương Tây. Mười lăm năm này, lịch sử văn học chứng kiến sự phát triển


nhanh chóng của các xu hướng, phương pháp, phong cách sáng tác của thể
loại và ngôn ngữ văn học. Trên cơ sở một xã hội Việt Nam thực dân nửa
phong kiến, nền văn học Việt Nam đã từng bước đi vào con đường hiện đại
hóa, hội nhập với văn học khu vực và sau này là văn học thế giới. Theo Hoài
Thanh: “Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có thời đại phong phú
như thời đại này” [49, tr.37]. Văn chương đã có sự đấu tranh giữa cái cũ và
cái mới, nó thốt ra khỏi bản ngã của cái ta, phá bỏ hệ thống ước lệ truyền
thống. Một nền văn học hiện đại đã dần hình thành trên cơ sở kế thừa truyền
thống văn học dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Tây. Ðối
với sáng tác văn chương, trước đây, người ta quan niệm cái đẹp tốt lên từ sự
hài hồ cân đối của một bài thơ Ðường luật, từ sự hoàn chỉnh của phép đối,
của cách gieo vần...Giờ đây, những yếu tố đó đang chịu sự lấn át dần bởi chất
phóng khống, tự do vừa tìm thấy được từ văn học phương Tây. Trong 15
năm này, văn chương phát triển thành 2 bộ phận (bộ phận văn học vô sản và
bộ phận văn học tư sản, với những thời kỳ tương đối rõ rệt. Ta có thể tạm chia
15 năm này làm ba thời kỳ. Thời kỳ 1930-1935 mở đầu với những sáng tác
thơ văn gắn liền với cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là Xô
viết Ngệ Tĩnh. Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này nổi lên là văn
học lãng mạn tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và Thơ mới. Xu hướng văn học phê
phán có từ trước 1930 đến thời kỳ này phát triển hơn và xác định rõ ràng hơn
về phương pháp thể tài. Tiếp đó là thời kỳ 1936-1939 với sự thành công của
văn học vô sản, văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn tư sản, tiểu
tư sản. Văn học vơ sản khắc họa thành cơng hình tượng người chiến sĩ cộng
sản say mê lí tưởng, mang một tinh thần nhân đạo mới mẻ: Thể loại phóng sự,
ký sự phát triển. Thơ ca cách mạng phát triển. Một loạt nhà thơ cách mạng đã

xuất hiện: Sóng Hồng, Lê Ðức Thọ, Xuân Thủy, Tố Hữu. Văn học cách mạng
thời kỳ này đánh dấu một bước tiến triển mới mẻ của văn học vô sản theo


hướng hiện đại hóa. Bên cạnh đó, văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh
mẽ và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc: Vấn đề nông dân, nông thôn được
đặt ra trong tác phẩm hiện thực phê phán Bước đường cùng của Nguyễn Công
Hoan, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Vấn đề phong
kiến thực dân được nêu lên một cách gay gắt trong các tác phẩm hiện thực
phê phán: Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất
Tố...Tác phẩm hiện thực phê phán không dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự
mà phát triển mạnh mẽ ở thể loại tiểu thuyết. Ðây chính là một thành cơng lớn
của văn học hiện thực phê phán thời kì này. Văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư
sản vẫn tiếp tục phát triển, song nó phân hóa theo các hướng khác nhau. Bên
cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực
văn đồn cịn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải
thiện đời sống cho nông dân trong tác phẩm Gia đình của Khái Hưng, Con
đường sáng của Hồng Ðạo. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập tới hình
tượng người chiến sĩ như: Ðoạn tuyệt, Ðơi bạn của nhà văn Nhất Linh. Thơ
mới vẫn tiếp tục trên đà phát triển. Cái tôi vẫn được khai thác đến phút chót.
Thời kì này, Xn Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học. Cái tôi của các
nhà thơ mới càng đi sâu vào thế giới u đương thì càng cơ đơn, lạc lõng và
càng sợ sệt. Đối với thời kỳ cuối cùng, thời kỳ 1939-1945, văn học vô sản rút
vào bí mật nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ. Thơ ca cách mạng trong tù và thơ
ca cách mạng ngoài nhà tù phát triển. Văn học vơ sản nói nhiều tới tương lai,
một tương lai rực rỡ đang tiến gần. Thơ Tố Hữu trưởng thành nhanh chóng
như tập Từ ấy. Tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh cũng ra đời trong thời
kì này. Thời kì này, thơ tuyên truyền kết hợp với thơ trữ tình cách mạng càng
thấm thía, sâu sắc hơn. Hàng loạt bài chính luận của đồng chí Trường Chinh
xuất hiện trên các báo chí của Ðảng vào thời kì này cũng có nhiều giá trị văn

học. Văn học vô sản trong những năm tiền khởi nghĩa đã góp phần quan trọng


vào cuộc vận động cách mạng của Ðảng, đập tan chế độ thuộc địa, giành
thắng lợi trong những ngày tháng 8 lịch sử 1945. Trong khi đó, văn học hiện
thực phê phán có sự phân hóa: Có nhà văn thì chết (Vũ Trọng Phụng); có nhà
văn khơng viết tiểu thuyết nữa chuyển sang khảo cứu dịch thuật như Ngô Tất
Tố,…Một thế hệ nhà văn hiện thực mới ra đời: Nam Cao, Nguyễn Tuân,
Mạnh Phú Tư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển,...Nhà văn hiện thực vẫn tiếp tục
miêu tả cuộc sống tăm tối của người nơng dân Chí Phèo, Lão Hạc của Nam
Cao; Sống nhờ của Mạnh Phú Tư. Cuộc sống bế tắc mịn mỏi của người trí
thức tiểu tư sản cũng được các nhà hiện thực đề cập một cách sâu sắc qua:
Sống mòn, Ðời thừa, Trăng sáng của Nam Cao. Các nhà văn nêu lên mâu
thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với tầng lớp nhân dân lao động. Đối với
văn học lãng mạn: Cái tơi có sự phân hóa và phát triển đa dạng. Trong đó,
Nguyễn Tuân nổi lên là cây bút tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư
sản trong văn xuôi. Cái ngông của Nguyễn Tn xuất hiện, đó là một thứ
ngơng lịch lãm, tài hoa. Ở Nguyễn Tuân còn xuất hiện chủ nghĩa xê dịch, đó
cũng là thứ xê dịch chân thành và những rung cảm rất tinh tế. Dòng thơ điên,
thơ loạn, thơ say càng phát triển mạnh. Tất cả đều là những hình thức chuyển
hóa, phân hóa nghệ thuật theo các khuynh hướng khác nhau,…
Trong thời kỳ 1930-1945 đã xuất hiện nhiều văn đồn, nhiều nhóm phái
văn chương như Xn thu nhã tập, nhóm Tao Đàn, nhóm thơ Bình Định,
trường thơ Bạch Nga, nhóm thơ Dạ Đài. Trong những nhóm phái trên, Xuân
thu nhã tập nổi lên đặc biệt là về lý thuyết nhưng lại chưa có được những tác
phẩm văn chương phù hợp với tôn chỉ. Tự lực văn đồn ra đời với hướng sáng
tác theo tơn chỉ gồm 10 điều: “Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về
văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngồi nếu những sách này chỉ có
tính cách văn chuơng thơi: Mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước;
soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho người và



cho xã hội ngày một hay hơn; theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách
có tính bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân; dùng
một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam;
lúc nào cũng mới mẻ, u đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ; ca tụng
những nét hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người
khác đem lịng u nước một cách bình dân, khơng có tính cách trưởng giả
mà q phái; trọng tự do cá nhân; làm cho đạo khổng không hợp thời nữa;
đem phương pháp Thái tây áp dụng vào văn chương Việt Nam; theo một
trong chín điểm này cũng được miễn là đừng trái ngược với những điều
khác”.
Dù tôn chỉ của nhóm Tự lực văn đồn có những điều trùng lặp như các
điều 2, 3, 6 hoặc không quan trọng như điều 10, mang tính nửa vời, chưa thật
tập trung theo một quan điểm tiến bộ có hệ thống và căn cứ thực tế…nhưng
hoạt động dựa trên những tôn chỉ này, nhóm Tự lực văn đồn đã thực sự
chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đàn công khai, sách báo của họ in đẹp nhất,
bán chạy nhất, có một ảnh hưởng nhất định trong giới trí thức tư sản và tiểu tư
sản thành thị. Cùng với phong trào Thơ mới, Tự lực văn đồn như bó hoa của
văn chương khi bước vào thời kỳ hiện đại. Lớp công chúng văn học mới với
hàng vạn viên chức, sinh viên, học sinh đã mang đặc điểm của thế hệ công
chúng mới. Họ khát khao sống tươi trẻ, tự do với thời hiện đại. Họ muốn bộc
lộ suy nghĩ và tình cảm của mình trong cuộc sống, đặc biệt là lớp trẻ với tình
yêu và hi vọng. Những trang văn của Tự lực văn đoàn cũng như những áng
thơ của phong trào Thơ mới đã đáp ứng được một phần yêu cầu và mong ước
của họ.
Tóm lại, lịch sử phát triển 15 năm của xã hội cũng là sự phát triển của
văn học 1930 - 1945. Trong q trình phát triển cũng có lúc nhanh, lúc chậm



nhưng trong hoàn cảnh nào văn học giai đoạn 1930- 1945 cũng là tiền đề phát
triển cho nền văn học Việt Nam sau này.
1.1.2. Hành trình đến với văn học của Nhất Linh
Văn học Việt Nam thay đổi từ diện mạo tới nội dung, hàng loạt những
thể tài, thể loại mới hình thành và phát triển, một đội ngũ đơng đảo các nhà
văn sung sức tung hoành trên khắp mọi lĩnh vực văn chương. Một trong
những đại diện xuất sắc của đội ngũ này là Nhất Linh.
Nhất Linh (1906-1963) tên khai sinh là Nguyễn Tường Tam. Ông quê ở
Quảng Nam nhưng sinh ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong một gia
đình viên chức có gốc Nho học và quan lại. Đậu bằng Cao đẳng tiểu học năm
1923, ơng có học đại học một năm rồi học trường mỹ thuật, song lại bỏ
ngang. Năm 1927, ông xin đi du học về ngành chụp ảnh, nhưng khi sang Pháp
ông lại chọn ngành khoa học vì nghĩ rằng đất nước cịn lạc hậu, học khoa học
về để giúp nước, ông đậu cử nhân khoa học. Trong vòng hơn hai năm du học
ở Pháp, Nhất Linh là một trong những người Việt Nam đầu tiên nhận bằng cử
nhân khoa học ngay tại “mẫu quốc”. Những tháng ngày sống ở Pháp, ngoài
việc học khoa học, Nhất Linh còn chuyên tâm nghiên cứu văn học nghệ thuật
phương Tây. Chính vì vậy, khi về nước, ơng đã thổi vào văn học Việt Nam
một luồng sinh khí mới đậm nét hiện đại theo kiểu phương Tây.
Sau những năm du học tại Pháp, Nhất Linh trở về nước và tham gia
thành lập nhóm Tự lực văn đồn vào năm 1933, đảm nhận nhiều hoạt động
của nhóm như chủ bút Phong hóa rồi Ngày nay, phụ trách Nhà xuất bản Đời
nay của Tự lực văn đoàn, tổ chức Hội ánh sáng,…và ông được đánh giá là cây
bút vào loại sáng giá nhất của Tự lực văn đoàn.
Nhất Linh vào đời văn khá sớm và có đời văn khá dài. Tác phẩm đầu tay
Nho phong được viết năm 1924 - 1925 và in năm 1926. Tiếp đó là Người
quay tơ (1927). Những cuốn tiểu thuyết này còn viết theo lối nệ cổ, ít được


chú ý. Giai đoạn thứ 2 là thời kỳ Nhất Linh có những đóng góp đặc biệt, ngịi

bút đổi thay và khởi sắc, gây được ấn tượng rộng rãi với bạn đọc. Nhất Linh
viết chung với Khái Hưng các tác phẩm Gánh hàng hoa (1934), Đời mưa gió
(1934) và một số sáng tác của riêng mình khá ấn tượng: Lạnh lùng (1936),
Tối tăm (tập truyện, 1936), Hai buổi chiều vàng (1937), Đôi bạn (1937) và
Bướm trắng (1940). Tác phẩm của ông đã chinh phục được người đọc thời kỳ
này không chỉ với nội dung phong phú, hấp dẫn mà ông còn gây chú ý với
khả năng xây dựng tác phẩm, sáng tạo nhân vật, phân tích tâm lí, hành văn,
trong cách kết cấu tiểu thuyết hiện đại không theo trật tự thời gian, câu
chuyện có thể phát triển theo tâm lý nhân vật và cũng có thể đột ngột chuyển
từ nhân vật này qua nhân vật khác. Đặc biệt, nhà văn có nhiều thành cơng
trong xây dựng nhân vật. Ơng đi sâu vào tâm lý nhân vật, chú trọng đến cuộc
sống nội tâm nhân vật. Trong đó, có thể nói hình tượng người phụ nữ hiện lên
với một vẻ đẹp riêng, vừa mang tính cách của cơ gái truyền thống: đôn hậu,
đảm đang nhưng cũng không kém phần tân thời, mới mẻ.
Gần bốn mươi năm cầm bút, Nhất Linh để lại một văn nghiệp khơng nhỏ
về số lượng. Ngồi những tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn thì Nhất Linh
cịn lưu cho đời cả loạt tác phẩm văn học nghệ thuật giá trị, bao gồm các tập
truyện ngắn Nho phong, Người quay tơ, Anh phải sống (viết chung với Khái
Hưng), Đi Tây, Hai buổi chiều vàng, Thế rồi một buổi chiều, Thương chồng,
các tiểu thuyết viết sau này như Xóm cầu mới, Dịng sơng Thanh Thuỷ, tiểu
luận Viết và đọc tiểu thuyết, bản dịch Đỉnh gió hú của Emily Brontë. Tuy
nhiên, giai đoạn hoạt động sơi nổi nhất của nhóm Tự lực văn đồn cũng chính
là giai đoạn Nhất Linh chứng tỏ khả năng sáng tác của mình với ngịi bút sắc
sảo, đa dạng hơn nhiều so với thời kỳ đầu viết Nho phong. Những đóng góp
này của Nhất Linh đã được giới nghiên cứu, phê bình nhìn nhận. Nguyễn
Hồnh Khung đã từng giới thiệu, đánh giá khái quát về sự nghiệp sáng tác của


Nhất Linh và đưa ra những so sánh về nghệ thuật miêu tả nhân vật giữa tác
phẩm Lạnh lùng và Đơi bạn. Nguyễn Hồnh Khung nhận xét: “Trong Lạnh

lùng, Nhất Linh khơng cịn gị cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh hoạ cho
một luận đề nữa, mà đã đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm lí và
đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục. Đến Đôi bạn (…) tác
phẩm đào sâu tâm tư, khát vọng của một lớp thanh niên; không luận đề,
không tuyên ngôn, nhưng Đôi bạn lại như tác phẩm được ấp ủ, gửi gấm tâm
sự, phô diễn tâm trạng nhiều nhất của nhà văn” [11, tr.533]. Cách nhìn nhận
này của Nguyễn Hoành Khung cho thấy Nhất Linh dường như đã có những
bước thay đổi rõ nét qua từng tác phẩm. Những thay đổi lớn lao này của Nhất
Linh xuất phát từ việc ơng đã thâu tóm được những nét cơ bản những tinh hoa
văn học phương Tây, mà chủ yếu là văn học Pháp. Nói như Vũ Ngọc Phan
trong cuốn Nhà văn hiện đại Việt Nam thì đọc văn của Nhất Linh ở giai đoạn
1932-1940 và so sánh với Nho phong do Nhất Linh viết trước đó khơng lâu
thì thấy “biến đổi rất mau”. Dù ảnh hưởng của văn học phương Tây, nhưng
Nhất Linh luôn dung nạp cả hai khuynh hướng đó là lối văn cũ và lối văn
mới. Điều này đã được Vũ Ngọc Phan khẳng định “Đọc Nhất Linh từ trước
đến nay, người ta thấy tiểu thuyết của ơng tiến hóa rất mau. Từ cái lối cịn cổ
lỗ như Nho phong, tiểu thuyết của ông đã đi vào loại tình cảm, rồi đi thẳng
lối tiểu thuyết luận đề, là một lối rất mới ở nước ta. Đến nay, trong loại tiểu
thuyết luận đề, tiểu thuyết của Nhất Linh vẫn là những tiểu thuyết chiếm địa
vị cao hơn cả” [17, tr.837].
1.2. Quan niệm về con người cá nhân trong tiểu thuyết Nhất Linh
1.2.1. Quan niệm về con người trong văn học
Con người là đối tượng hàng đầu của văn chương, là trung tâm chú ý
của nhà văn. Điều này đã thành ngun lí có tính phổ qt, khơng cần phải
bàn cãi. Nói về đối tượng của văn chương, ta hay nhắc tới câu nói nổi tiếng


của M.Gorki: Văn học là nhân học. Từ xưa đến nay, văn chương đều lấy con
người làm đối tượng miêu tả, phản ánh. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật,
hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người. Mặt

khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu không hiểu biết, cảm
nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Điều này tạo thành chiều
sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học. GS.TS Trần Đình
Sử đã nhận định rằng “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt
nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc,
phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ
thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [43, tr.55]
Dựa trên quan điểm này, Trần Đình Sử cho rằng quan niệm nghệ thuật
về con người là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con người trong văn
học nhưng các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử. Trần Đình
Sử đã lý giải, trong Hệ tư tưởng Đức, Mác nói rằng: Trong tất cả các hình thái
xã hội có trước chủ nghĩa tư bản các đặc điểm đẳng cấp và tầng lớp được từng
cá nhân riêng lẻ thời đó cảm nhận như là cá tính khơng thể tách rời của họ.
Ngược lại, trong các xã hội có sự thống trị của tư hữu ruộng đất, thì các quan
hệ tự nhiên chiếm ưu thế. Nơi nào tư bản thống trị thì các yếu tố được tạo
thành bằng phương thức xã hội và lịch sử chiếm ưu thế. Hiểu như vậy thì
quan niệm nghệ thuật về con người là một sản phẩm của lịch sử. Đồng thời,
quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính
nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ. Đây là điều đã được phổ biến công
nhận. Chẳng hạn, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong quan niệm
nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nam Cao so với Vũ Trọng Phụng
hoặc Ngô Tất Tố.


Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống
phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau
quan trọng.
Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ
thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Sự vận động của thực
tế làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những con người ấy sẽ làm

văn học đổi mới. Nhưng còn một khía khác là đổi mới cách giải thích và cảm
nhận con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản. Trong lịch sử văn học
sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến. Vẫn là
con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hơm nay nhìn
sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới.
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải bất cứ cách cắt nghĩa,
lý giải nào về con người, mà là cách cắt nghĩa có tính phổ qt, tột cùng mang
ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong
mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá
giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người,
cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng
khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực
chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nhất Linh
Trong văn học, con người bao giờ cũng là con người được quan niệm, vì
thế “nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến ý hướng của nhà văn hướng đến
thế giới và con người ngay trong khi sáng tác văn học” [19, tr.211]. Và
“quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện tầm nhìn của nhà
văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm” [19, tr.210]. Quan niệm con người


trong tiểu thuyết Nhất Linh thể hiện tầm quan sát, sự nhận thức về con người
của nhà văn, tạo cho tác phẩm có được chiều sâu triết lí nhất định.
Quan niệm về con người trong văn chương có sự thay đổi qua các thời kì
phát triển của lịch sử văn học, đồng thời cũng có nét riêng ở mỗi tác giả. Quá
trình chuyển biến của lịch sử văn học Việt Nam từ thời kì Trung đại sang thời
kì Hiện đại cũng là quá trình biến đổi quan niệm con người trong văn chương.
Đối với Nhất Linh - một người sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến
nhưng sớm tiếp thu nền văn hóa của phương Tây thì tư tưởng đã có những

thay đổi nhất định. Chính vì vậy, trong những sáng tác của mình, quan niệm
về con người của tác giả đã biểu hiện sự thay đổi tư duy và quan niệm thẩm
mĩ về con người,…Đây cũng chính là một trong những thay đổi đầu tiên ở
thời kì đầu của q trình hiện đại hố.
Nhất Linh xuất thân từ một gia đình phong kiến lớn, rồi được tiếp xúc
với nền văn hóa của một nước tư bản phát triển cao là nước Pháp, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của văn hóa Pháp nên có thể nói rằng Nhất Linh có ý thức rất
rõ về con người cá nhân. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nhất Linh
chính là quan niệm về con người cá nhân cá thể (Individu). Với tư cách là
tiếng nói của tinh thần, của thế giới tâm hồn, văn học nghệ thuật còn là mảnh
đất để cái tôi cá nhân hiện diện. Điều này là cần thiết không phải chỉ bởi đặc
thù của hoạt động sáng tạo nghệ thuật luôn gắn liền với vấn đề phong cách, cá
tính sáng tạo, gắn liền với những trải nghiệm của cá nhân người cầm bút. Cơ
bản hơn, sự hiện diện của cái tôi cá nhân trong văn học nghệ thuật còn là một
nhu cầu để cân bằng cho đời sống tinh thần của con người, giúp anh ta được
sống với chính mình, tạm gác bỏ những ràng buộc, những giới hạn của con
người chức phận luân thường.
Đối với văn học Việt Nam, những yếu tố của con người cá nhân đã xuất
hiện trong văn học Trung đại Việt Nam với mức độ đậm nhạt khác nhau. Đó


là sự phát hiện của Văn Tâm trong Giới thuyết Thơ mới đã đưa ra nhận xét
đầy suy ngẫm: “nếu các nhà thơ mới lãng mạn khẳng định mạnh mẽ cái tơi,
thì thơ Hồ Xn Hương, Cao Bá Qt, hát nói của Nguyễn Cơng Trứ ít nhiều
cũng mang ý nghĩa là những giai điệu dạo đầu cho xu thế ấy…nếu như trong
thơ mới hiện rõ rệt “cái khát vọng được thành thực” thì những cảm xúc suy
ngẫm chân thành ít nhiều bao hàm yêu sách dân chủ và nhân bản nào có
hiếm hoi gì trong những dịng thơ Việt khoảng cuối thế kỷ XVIII trở đi
(Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Cơn, Đồn Thị
Điểm, Hồ Xn Hương)” [47, tr.10] . Hoặc như Trương Chính nhận xét về tác

phẩm của Nguyễn Cơng Trứ: “Những bài hát nói hay những bài thơ tình của
ơng có giọng chân thành, say đắm giống như thơ của các nhà thơ lãng mạn
sau này. Những bài thơ vịnh chữ tình, vịnh sầu tình, bài ca từ biệt, nhớ tri
âm,…có thể xem là những bài mở đường cho các nhà thơ hồi 1932-1945”. [3,
tr.10]. Đến với văn học giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ
XIX, văn học đã xây dựng được nhiều nhân vật cả phản diện và chính diện
như Thúy Kiều, Kim Trọng, Phạm Kim, Trương Quỳnh Như, Lương Sinh,
Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hoạn Thư, nhà sư, tên đơ đốc,…và nhiều
nhân vật trữ tình xuất hiện dưới hình thức cái tơi của nhà thơ trong tác phẩm.
Khơng ai có thể lẫn lộn cái tơi tràn đầy sức sống, lạc quan và hết sức tinh
nghịch của Hồ Xuân Hương với cái tôi ngông nghênh, phiêu bạc, có tính chất
hư vơ chủ nghĩa của Phạm Thái; hay cái tôi trầm ngâm, lắng sâu trong suy
nghĩ của Nguyễn Du với cái tôi bay bổng, ngang tàn của Cao Bát Quát. Một
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm biểu hiện khát vọng
được hưởng hạnh phúc tuổi trẻ hay con người bản năng trong thơ Nôm của
Hồ Xuân Hương. Nguyễn Lộc viết: “Hồ Xuân Hương khơng giả dối, bà đã
cơng khai nói lên cái sự thật ấy. Thỏa mãn cuộc sống bản năng cũng là một
khát vọng chính đáng của con người giống như bất cứ một khát vọng chính


×