Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hình tượng nhân vật raxcolnicov trong tiểu thuyết tội ác và trừng phạt của f m dostoevsky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.01 KB, 89 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT RAXCOLNICOV TRONG
TIỂU THUYẾT
Người hướng dẫn:
Th.S Vũ Thường Linh
Người thực hiện:

Hồ Thị Lan

Đà Nẵng, tháng 5/2013
1


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5


5. Giới thuyết thuật ngữ ................................................................................... 5
Chương 1: Dostoevsky trong sự vận động của văn học Nga thế kỷ XIX . 8
1.1.Sáng tác của Dostoevsky trong bối cảnh văn học Nga thế kỷ XIX ........... 8
1.2.Dostoevsky – người đi tìm chân lí khơng biết mệt mỏi ........................... 11
1.3. Đề tài Tội ác và Trừng phạt trong sáng tác của Dostoevsky................... 16
1.4. Tội ác và trừng phạt – “cuốn tiểu thuyết tội bình vĩ đại nhất của mọi thời
đại” .................................................................................................................. 18
Chương 2: Raxcolnicov – hình tượng nhân vật điển hình trong tiểu thuyết
Tội ác và Trừng phạt của Dostoevsky .......................................................... 21
2.1. Raxcolnicov – hiện thân của lòng hào hiệp, chính trực........................... 21
2.2. Raxcolnicov – một kẻ sát nhân tự coi mình là vĩ nhân ............................ 29
2.3. Raxcolnicov – cuộc đấu tranh giằng xé khủng khiếp giữa ý thức phân
mảnh của con người vị tha và vị kỷ ................................................................ 35
2.4. Raxcolnicov – con người cô đơn về tinh thần và tư tưởng .................... 45
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Raxcolnicov trong
tiểu thuyết Tội ác và Trừng của Dostoevsky ............................................... 55
3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật ................................................ 55
3.2. Giấc mơ vô thức phản ánh thế giới nội tâm nhân vật .............................. 59
3.3. Đối thoại – sự ý thức của nhân vật .......................................................... 65
3.4. Độc thoại nội tâm – bản chất ý thức và vô thức trong nhân vật .............. 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO

77
2


3

LỜI CẢM ƠN

Sau thành cơng của học trị là sự tận tụy của người thầy. “Nhất tự vi sư, bán tự
vi sư”, tơi ln mang trong mình lịng tri ân sâu sắc đến các thầy, cô trong trường
Đại học Sư phạm, Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện giúp đỡ trong chặng đường cuối
cùng của hành trình tìm kiếm tri thức trên giảng đường Đại học.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo ThS Vũ Thường Linh đã giúp đỡ
và hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện khố luận tốt nghiệp. Với vai trị của
người hướng dẫn, cô luôn sát sao định hướng, chỉ bảo, đốc thúc tơi trong q trình
nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Lan

3


4

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung trong luận văn này là do tôi nghiên
cứu, thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Vũ Thường Linh. Mọi tham khảo trong
luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên cơng trình, thời gian, địa
điểm công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm những nội dung khoa học trong cơng trình
này.

4


5


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Văn học ln có những đóng góp cho cuộc sống con người ở những
khía cạnh khác nhau. Văn học có chức năng giúp cho con người hướng đến
những giá trị tốt đẹp như Chân - Thiện - Mỹ. Bên cạnh đó, văn học cịn phản
ánh sự phát triển của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong dòng chảy của văn học Nga, Lev Tolstoy và Dostoevsky được
xem là hai ngọn núi cao nhất của văn học Nga thế kỷ XIX. Nếu như tác phẩm
của Tolstoy phản ánh hiện thực lịch sử Nga trong thời đại phong kiến suy tàn
và chủ nghĩa Tư bản bắt đầu định hình thì ngịi bút của Dostoevsky lại dẫn dắt
độc giả đến với những khu rừng đại ngàn âm u, bí ẩn của tâm hồn con người
khơng chỉ ở thời đại ơng sống mà cịn ở mn đời. Ở ông, ta cảm nhận được
một con người thông thái, suy nghĩ bằng nhân vật, mượn nhân vật để bộc lộ
những suy nghĩ sâu lắng của mình về cuộc đời, về giá trị của con người giữa
cuộc đời. Với tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt, Dostoevsky đã thể hiện đến
tận cùng những nỗi đau của con người khi bị trừng phạt bởi lương tâm.
Nghiên cứu về Hình tượng nhân vật Raxcolnicov trong tiểu thuyết Tội
ác và Trừng phạt của F.M. Dostoevsky, chúng tơi xin góp thêm một chút tâm
huyết vào việc khám phá giá trị của tác phẩm, cũng như tài năng của tác giả.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Fyodor Mikhailovich Dostoevsky (11/11/1821 – 9/2/1881) là nhà văn vĩ
đại của nước Nga. Ơng được giới phê bình đánh giá rất cao, phần lớn xem ông
là người sáng lập hay là người báo trước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ XX.
Trong Giáo trình văn học Nga, Đỗ Hải Phong nhận định: “Sáng tác của
Dostoievsky xác lập một loại hình tư duy nghệ thuật mới mang tính nhân văn
sâu sắc, tạo tiền đề cho nhiều khuynh hướng văn chương và tư tưởng đặc biệt
phát triển trong thế kỉ XX” [12, tr.55]. Sáng tác của Dostoevsky khơng chỉ có
5



6

ảnh hưởng rất lớn đến sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn kế tiếp nhân loại, mà
còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới tư tưởng và ý thức của con người trong xã
hội hiện đại. Viết về các nhân vật trong tác phẩm của Dostoevsky, trong giáo
trình Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX do nhóm tác giả Nguyễn Hải Hà, Đỗ
Xuân Hà biên soạn (Nhà xuất bản Giáo dục, ấn hành năm 1978) có nhận định:
“Nét nổi bật trong sáng tác của Dostoievsky là sự đồng cảm sâu sắc với số
phận của những người cùng khổ, của dân nghèo thành thị, viên chức nhỏ, thợ
thủ công… Ông miêu tả chân thực sự phá sản của triết lí người hùng của bọn
người sùng bái chủ nghĩa Napơlêơng. Ông đã xây dựng nên nhiều điển hình
thuộc giai cấp thống trị nằm giữa quyền lực của đồng tiền, bị những dục vọng
đen tối, độc ác dày vò và rơi vào các hành vi tội lỗi mất hết nhân cách” [4,
tr.25]. Các tác giả cho rằng: “Dostoievski là nhà tâm lý sâu sắc, nhân vật của
ông rơi vào cơn lốc của dục vọng, chìm đắm trong những giây phút kinh
khủng của tội lỗi, giữa cái thời đại đảo điên trong đó tất cả đều bị đảo lộn, và
đang được sắp xếp” [4, tr.25]. Cùng với quan điểm đó, Nguyễn Văn Dân trong
Lí luận văn học so sánh nhận định: “… Dostoevski đã đạt được những kết quả
tuyệt vời: tác phẩm của ông là những bài ca về những con người bình thường
và nghèo nàn. Do đó tác phẩm của ơng có giái trị thẩm mĩ rất cao. Và mặc dù
Dostoevski không phải là nhà triết học nhưng tác phẩm sinh động của ơng
cũng cung cấp cho lồi người nhiều tư tưởng q báu, và vì tư tưởng đó biểu
hiện dưới dạng nghệ thuật tuyệt vời, nên chúng có khả năng tiếp cận rất cao”
[2, tr.173]. Điều đó cho thấy, Dostoevsky là biểu hiện của sự đa dạng về tính
cách của nhân vật, cũng từ đó mà dẫn tới sự đa dạng của các dạng thức biểu
hiện.
Một trong những người có công lớn nhất trong việc phát hiện ra những
điều mới mẻ trong nghệ thuật của Dostoevsky đó là nhà mỹ học, nhà nghiên
cứu Mikhain Mikhailơvich Bakhtin với cơng trình Những vấn đề thi pháp
6



7

Dostoevsky. Đánh giá về tài năng của Dostoevsky, Bakhtin viết: “Đơxtơiepxki
là chủ nhân của một ngơi nhà có thể chung sống tốt đẹp với các ơng khách tạp
nham nhất, có khả năng thu hút sự chú ý của một xã hội có thành phần phức
tạp nhất và biết duy trì tất cả trong trạng thái căng thẳng như nhau” [9, tr.27].
Và “nhân vật của Đơxtơiepxki khơng phải là hình tượng khách quan, mà là
một tiếng nói đầy sức nặng, một tiếng nói thuần túy” [9, tr.50].
Đánh giá về tác phẩm Tội ác và Trừng phạt, trong Giáo trình văn học
Nga, Đỗ Hải Phong nhận định: “Tiểu thuyết Tội ác và hình phạt là tác phẩm
tiêu biểu đầu tiên của Dostoievsky thể hiện những mâu thuẫn giằng xé và khát
vọng hài hòa đến cùng cực của nhà văn” [12, tr.65]. Trong bài viết Không
gian cốt truyện tiểu thuyết Nga thế kỉ XIX đăng trên Tạp chí Văn học nước
ngồi (Đỗ Hải Phong dịch) NXB Hội nhà văn Việt Nam số 1&2,
IU.M.Lotman cũng có bàn về tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt, trong đó ơng
cho rằng: “Tội ác và hình phạt cũng được xem là một trong những tác phẩm
tiêu biểu cho loại tiểu thuyết đa thanh như là một sáng tạo độc đáo trong thi
pháp nghệ thuật của Đôxtôiepxki” [10, tr.470]. Trong Cá tính sáng tạo của
nhà văn và sự phát triển văn học, Khrapchenkô nhận định: “Tội ác và hình
phạt miêu tả những kiếp người tủi cực và cùng quẫn với một nội dung xã hội
sắc bén và sức truyền cảm mãnh liệt… tiêu biểu hơn cả là những “luồng gió”
mới xuất hiện trong đời sống xã hội ở một thành phố lớn – thủ đô Pêtecbua,
mà ở đấy, từ chiều sâu nhất của hiện thực đã phát sinh nhiều xung đột bi kịch
mới cùng một lúc với những mâu thuẫn vốn có từ trước đang diễn ra gay gắt”
[11, tr.459].
Nhận định về nhân vật Raxcolnicov trong tiểu thuyết Tội ác và Trừng
phạt của F.M. Dostoevsky, Đỗ Hải Phong cũng viết: “Tư tưởng của
Raskonikov tự nó đã chất chứa mâu thuẫn. Mâu thuẫn ấy làm thành cuộc đấu

tranh giằng xé khủng khiếp của ý thức phân mảnh giữa con người vị tha và
7


8

con người vị kỉ ở bên trong Raskonikov. Đó là hình phạt đầu tiên đối với
Raskonikov. Thực tế, hình phạt này xuất hiện đồng thời với hệ tư tưởng tội ác
và trước cả hành động tội ác” [12, tr.74]. Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn
và sự phát triển văn học, Khrapchenkơ nhận định: “Bản thân Raskonikov
thuộc lồi người cùng khổ và bị chà đạp. Những nỗi đau buồn, khổ sở tinh
thần của anh bắt nguồn không phải chỉ ở những điều kiện sống rất khó khăn
của mình, khơng phải chỉ những ở những thử thách nặng nề đã đổ lên những
người thân… Raskonikov cảm thông nhạy bén với nỗi đau khổ của người
khác” [11, tr.466]. Còn trong cuốn Đôxtôéppxki cuộc đời và sự nghiệp,
L.Gôrxman viết: “Raxcônhicốp là nhân vật cuối cùng trong hàng loạt những
nhân vật là thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ có “bản chất được lựa chọn” hoặc “bản chất
bí ẩn” mà chủ nghĩa lãng mạn rất ưa thích. Nhân vật này thực hiện một cái
méo mó và kì quặc một kẻ giết người, có thực trong thực tế” [8, tr.446]. Từ đó
hiện lên một nhân vật phạm tội sát nhân vì những tham vọng điên cuồng, vì
những ức chế, vì những xung đột tâm lý mạnh mẽ, tạo nên một hình tượng
nhân vật.
Nhìn chung đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Dostoevsky cũng
như tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt. Tuy nhiên trên thực tế, các cơng trình
này chưa đi sâu vào nghiên cứu về Hình tượng nhân vật Raxcolnicov trong
tiểu thuyết, có chăng cũng chỉ là những nhận định, đánh giá chung chung về
vấn đề này. Vì thế, đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn xây dựng
một cái nhìn mới về Hình tượng nhân vật trong tác phẩm, qua đó góp phần
nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu về tài năng Dostoevsky nói chung cũng
như tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt nói riêng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài: Hình tượng nhân vật Raxcolnicov
trong tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt của F.M. Dostoevsky.
8


9

Phạm vi nghiên cứu: Bản dịch Tội ác và Trừng phạt của Cao Xuân
Hạo và Cao Xuân Phố, Phạm Vĩnh Cư, NXB Văn học ấn hành năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
-

Phương pháp hệ thống

-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp thống kê

5. Khái niệm hình tượng nhân vật
Nhân vật là trung tâm của mọi tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác
phẩm văn học tự sự. Xây dựng nhân vật là công việc hàng đầu của nhà văn,
nhất là nhà viết truyện, viết tiểu thuyết. Qua nhân vật nhà văn giãi bày những
tư tưởng, những suy nghĩ, tình cảm, hay cách tiếp cận cũng như giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua nhân vật, nhà văn thể nghiệm

những tìm tịi, sáng tạo nghệ thuật của mình. Có thể nói, khi nhân vật hình
thành thì cũng là lúc tác phẩm của nhà văn đã định hình. Nhân vật là nơi thâu
tóm mọi ý đồ của tác giả. Và nếu nhân vật càng chân thật và sống động thì sức
sống của tác phẩm càng mạnh mẽ, bền lâu với thời gian.
Chúng ta cần phân biệt giữa nhân vật với tính cách và tính cách điển
hình. Trong văn học, nhân vật được coi là khái niệm chung, “mới là hình ảnh
con người”, tính cách là “hình tượng về con người”, tính cách điển hình là
“điển hình về con người”. Tính cách có vai trị rất quan trọng trong văn học.
Nói như Hêghen tính cách chính là “điểm trung tâm của mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức”. Về nội dung, tính cách làm nhiệm vụ cụ thể hóa chủ đề tư
tưởng của tác phẩm. Về hình thức, có thể nói tính cách là yếu tố tạo nên
những xung đột cũng như sắp xếp các sự kiện trong cốt truyện của tác phẩm.
Bên cạnh đó, để có thể đưa ra quan niệm về hình tượng nhân vật trong
tiểu thuyết một cách tương đối đầy đủ, chúng tơi cịn dựa trên cơ sở thuật ngữ
9


10

“hình tượng nghệ thuật”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “hình tượng nghệ
thuật” được hiểu là “sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo
hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật. (…). Mỗi loại
hình nghệ thuật sử dụng một chất liệu riêng biệt để xây dựng hình tượng. Chất
liệu của hội họa là đường nét, màu sắc; của kiến trúc là mảng khối; của âm
nhạc là giai điệu, âm thanh. Văn học lấy ngơn từ làm chất liệu”. Vì vậy, “hình
tượng văn học là loại hình tượng nghệ thuật thể hiện bằng chất liệu ngơn từ
nghệ thuật, cũng gọi là hình tượng ngơn từ” [5, tr.146 - 147].
Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết khơng giống với hình tượng nhân
vật trong sử thi, kịch, truyện trung đại. Bởi hình tượng nhân vật trong tiểu
thuyết là hình tượng con người nếm trải chứ khơng phải là hình tượng con

người hành động, con người nêu gương đạo đức. Hứng thú của hình tượng
nhân vật trong kịch và hình tượng nhân vật trong truyện cổ là ở chỗ nhân vật
làm gì, nói gì, nghĩ gì. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết cũng là hành
động, nhưng với tư cách là con người cảm nhận, tư duy, chịu đau khổ, dằn vặt
lương tâm. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hồn cảnh, khơng tách khỏi
hồn cảnh một cách giả tạo, không cô lập, cũng như khơng cường điệu sức
mạnh của nó. Nó khắc họa hình tượng nhân vật như một con người đang
trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Khi hành động, hình tượng nhân vật
trong tiểu thuyết “lãnh đủ” mọi tác động của đời. M.Bakhtin nhận xét, con
người trong tiểu thuyết khác với sử thi và thường khơng đồng nhất với chính
nó. Trong sử thi, con người có địa vị như thế nào thì hành động như thế ấy,
phù hợp với cương vị của mình. Trái lại, trong tiểu thuyết một người có địa vị
cao nhưng có thể hành vi lại rất thấp, một người dưới đáy xã hội lại có thể có
những hành động rất cao thượng. Chính vì vậy, miêu tả thế giới bên trong,
phân tích tâm lí là một phương tiện rất đặc trưng cho tiểu thuyết. Bên cạnh đó,
ngồi hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, tiểu thuyết miêu tả
10


11

suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ diễn biến tình
cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa
người và người về đồ vật, môi trường.

11


12


Chương 1. Dostoevsky trong sự vận động của văn học Nga thế
kỷ XIX
1.1.Sáng tác của Dostoevsky trong bối cảnh văn học Nga thế kỷ
XIX
Văn học Nga thế kỉ XIX là một trong những nền văn học phong phú và
tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của
nghệ thuật thế giới. Nó phát triển đến đỉnh cao với những ngơi sao chói lọi
như Pushkin, Dostoevsky, Sholokhov... Những tác phẩm của các tác gia này là
những mẫu mực, tinh hoa của nền nghệ thuật hiện đại và có ảnh hưởng lâu
dài, sâu rộng đến các nền văn học khác trên thế giới.
Vào đầu thế kỷ XVIII, nước Nga ở dưới quyền cai trị của Sa hồng
Alexander I. Khởi đầu Sa Hồng này đã có các ý niệm về cải tổ chính quyền,
về chính thể quân chủ lập hiến nhưng khi lên ngai vàng, Sa Hoàng khơng cịn
quan tâm đến các cải cách trong nước Nga vì ảnh hưởng của các cuộc chiến
tranh gây nên do Napoleon, các biến cố chính trị quốc tế, ảnh hưởng của các
cố vấn bảo thủ và cũng do niềm tin tơn giáo mang tính chất bí ẩn của Chính
Thống giáo. Trong xã hội Nga thời đó, con cháu trong gia đình quý tộc trở
thành các sĩ quan nắm giữa các chức vụ trong quân đội, họ là những người
được giáo dục cao hơn các tầng lớp xã hội khác, vì thế tư tưởng của họ rất tiến
bộ.
Sau cuộc chiến tranh vệ quốc 1812, nhân dân Nga là người chiến thắng
quân xâm lược, điều này giúp họ ý thức được sức mạnh và quyền lợi chính
đáng của mình, nhưng thực tế của cuộc sống nông nô và sự ngột ngạt của chế
độ chuyên chế tàn bạo đã đi ngược lại những u cầu chính đáng của họ. Ảo
tưởng về sự hịa hợp giữa quý tộc địa chủ và nông dân, nông nơ khơng cịn
phù hợp với thực tế. Trong hồn cảnh mới, quan niệm thẩm mỹ, lý tưởng
12


13


thẩm mỹ, tư tưởng xã hội đã cơ bản thay đổi dẫn đến sự hình thành một
khuynh hướng văn học mới. Chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu được hình thành, kế
tục và thay thế cho chủ nghĩa tình cảm khơng còn phù hợp với thực tế lịch sử.
Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trong cao trào yêu nước sau chiến tranh vệ quốc và
trở thành một sự kiện văn học nổi bật trong 15 năm đầu thế kỷ, đánh dấu một
bước phát triển quan trọng của nền văn học Nga thế kỷ XIX.
Năm 1824, Sa hoàng Alexander I qua đời, lên ngơi là Nikolai. Chế độ
áp chế của Sa Hồng Nikolai I đã kéo dài ba thập niên và nền văn hóa Nga đã
hình thành với các nhà văn nổi tiếng thuộc tầm vóc quốc tế như Pushkin,
Lermontov Gogol… Hồn cảnh đàn áp văn hóa của xã hội nước Nga dưới thời
Sa Hoàng Nikolai I tạo điều kiện để du nhập và truyền bá các tư tưởng triết
học của Tây phương. Các nhà tri thức Nga vào thập niên 1830 đã quan tâm tới
các học thuyết của Schelling và Hegel với sự nhấn mạnh về đời sống thực của
tâm hồn hơn là tinh thần lãng mạn của thập niên trước. Các nhà tri thức Nga
thời kỳ này đã thất vọng vì nhận rõ rằng nước Nga quá lạc hậu so với các
quốc gia Tây phương, ngay cả về phương diện văn hóa. Nhà phê bình
Belinsky đã cho rằng văn chương phải hiện thực, phải trình bày những điều
xấu của xã hội để cải tiến xã hội và nghành phê bình văn học là “nữ hoàng”
của các khoa học với vai trị hướng dẫn các bộ mơn khoa học xã hội khác như
triết học, chính trị, xã hội học, thảm mĩ học… Chính Belinsky là người đã ca
tụng cuốn tiểu thuyết Đám Kẻ Nghèo của Dostoevsky bởi vì tác phẩm này đã
phản ánh xã hội Nga một cách trung thực và trong một bức thư, Belinsky đã
gọi Gogol là một kẻ phản bội đối với phong trào cải cách. Dostoevsky đã đọc
bức thư tố cáo này trong một buổi họp của nhóm khuynh tả và hành động này
đã là mọt trong các lí do khiến cho Dostoevsky bị bắt vào năm 1849. Nhưng
vào phút chót họ được ân xá của Sa hồng. Cùng các bạn, ơng bị kết án 4 năm

13



14

lao động khổ sai tại Omsk, thuộc Tây Nam miền Sibir lạnh buốt và 5 năm làm
lính lao cơng chiến trường, phục vụ tại Semipalatinsk, cũng trong miền Sibir.
Trên bình diện quan điểm mĩ học, thời kì này các nhà cách mạng dân
chủ mà nhất là Secnusepxky đã kế thừa quan điểm mĩ học của Belinsky và
xây dựng được một hệ thống mĩ học hoàn chỉnh. Bản luận văn nổi tiếng
Những quan hệ thẩm mĩ giữa nghệ thuật và hiện thực ra đời 1855 đã mở ra
một bước ngoặc lịch sử trên quá trình phát triển mĩ học Nga và nhân loại. Kể
từ bây giờ, các nhà văn phải nhận thức được rằng cái đẹp là cuộc sống, mỗi
tác phẩm của mình phải là một cuốn sách giáo khoa về cuộc sống. Các nhà
văn khơng chỉ có nhiệm vụ giương cao ngọn cờ lí tưởng yêu nước, nhân đạo,
dân chủ, tự do mà cịn phải lên án mọi bất cơng và tất cả những gì chà đạp lên
quyền sống con người.
Bên cạnh việc hoàn thiện quan điểm mĩ học, văn học thời kỳ này cịn có
những thành tựu to lớn trong việc thâm nhập vào thế giới tâm hồn của nhân
vật. Ði sâu vào tâm lý, tâm hồn nhân vật không những là một thủ pháp,
nguyên tắc nghệ thuật phổ biến, mà cịn là một phương thức nghiên cứu nhằm
tìm hiểu tính cách con người và các quan hệ xã hội phức tạp đương thời.
Thành tựu quan trọng nhất khẳng định sự toàn thắng của chủ nghĩa hiện
thực Nga thời kỳ này là việc khẳng định được vị trí của con người nhỏ bé
trong xã hội, nhìn thấy được vẻ đẹp bên trong của lớp người đó cùng với việc
bóc trần mọi thứ xấu xa của xã hội. Đồng thời tố cáo mạnh mẽ thế lực của
đồng tiền đã chà đạp lên luân thường đạo đức. Lúc này, các nhà văn như
Tolstoy, Dostoevsky đã tái hiện những thân phận hèn mọn bị sỉ nhục, bị lăng
mạ của đông đảo quần chúng lao động. Song song với việc miêu tả con người
nhỏ bé bằng tấm lòng nhân đạo cao cả, các nhà văn còn tố cáo gay gắt xã hội,
tố cáo chủ nghĩa tư bản Nga đang âm mưu sắp xếp lại xã hội, điều khiển xã
hội bằng quyền lực và sức mạnh của đồng tiền. Những vấn đề này, nhất là vấn

14


15

đề thế lực và sức mạnh đồng tiền được nhà văn Dostoevsky hình tượng hóa
vào các tác phẩm của mình một cách chân thật và sinh động.
Trên bình diện thể loại, thời kỳ này văn học phải phản ánh toàn diện
những vấn đề cấp bách và phức tạp của thời đại, cho nên văn học có sự thay
đổi khá lớn về thể loại. Thời kỳ này thơ ca vẫn phát triển đa dạng nhưng đặc
biệt văn xi đạt đến tính mẫu mực, hồn chỉnh. Nó trở thành thể loại chủ yếu
trong việc thể hiện và đăng tải các nội dung xã hội trong nửa sau thế kỷ XIX.
Có thể thấy, các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết anh hùng ca, truyện vừa vào
lúc này phát triển rất mạnh và giữ địa vị thống trị so với các thể loại khác.
Tiêu biểu cho thể loại này là các sáng tác của Dostoevsky và Tolstoy.
Sự phát triển của ngôn ngữ văn học Nga cũng là một đặc điểm nổi bật
trong thời kỳ này. Nếu như ở giai đoạn trước Pushkin là người có cơng xây
dựng và khẳng định được nền văn học và ngơn ngữ văn học dân tộc thì đến
nửa sau thế kỷ XIX, công lao phát triển ngôn ngữ thuộc về đội ngũ đông đảo
các nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ sĩ ngơn từ đã cống hiến hết mình vì nền văn
học dân tộc, trong đó có Dostoevsky.
Tóm lại, văn học Nga thế kỷ XIX đã phát triển đến đỉnh cao nhất của
chủ nghĩa hiện thực phê phán. Công lao ấy ngồi những tên tuổi tiêu biểu, cịn
có sự góp sức của Dostoevsky. Họ đã cùng vai sát cánh tạo nên một nền văn
học tiên tiến và bất hủ cho nhân loại.
1.2. Dostoevsky – người đi tìm chân lí không biết mệt mỏi
Con người quan hệ với hiện thực khơng hề đơn giản, một chiều mà đó
là mối quan hệ khá phức tạp. Người nghệ sĩ với sứ mệnh cao cả của mình,
phải có nhiệm vụ khám phá con người với dáng vẻ tồn vẹn và riêng biệt thì
nhà văn trước hết phải đi tìm một chân lí. Chân lí ấy sẽ giúp cho nhà văn có

một lối đi cho cuộc đời, giải quyết được và trả lời những câu hỏi mà dường
như khơng có lời giải đáp trong tác phẩm của mình. Dostoevsky đã ln đi
15


16

tìm cho mình một chân lí để phản ánh những sự vật, hiện tượng của hiện thực
vào nhận thức con người đúng như chúng tồn tại trong thực tế khách quan.
Fyodor Mikhailovich Dostoevsky là một nhà văn nổi tiếng người Nga,
ông sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821 và mất ngày 9 tháng 2 năm 1881. Cha
ông là Mikhail, vốn thuộc dòng dõi quý tộc nhưng đã sa sút, một bác sĩ quân y
sau khi nghỉ hưu làm việc tại bệnh viện Maryinski chuyên chữa trị cho người
nghèo. Mẹ ông là Maria Feodorovna, con một thương gia. Là một người mê
văn chương và ao ước trở thành một nhà văn, Dostoevsky ngay từ nhỏ đã đọc
rất nhiều sách vở bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng Pháp và tiếng Đức. Ngoài văn học
Nga và châu Âu, Dostoevsky am tường lịch sử nước ông và châu Âu trung cận đại và rất yêu triết học. Dostoevsky được nhiều nước trên thế giới đánh
giá một cách công bằng và tri ân những cống hiến của ông cho nghệ thuật văn
chương và kho tàng tư tưởng của lồi người.
Là một người nghệ sĩ ln trăn trở, tìm cho mình một hướng đi,
Dostoevsky đã năng nổ để tỏa sáng và bền lâu trong lòng người đọc. Những
tìm tịi và định hướng tinh thần của ơng thể hiện những chiều sâu nhân bản
mới, những khía cạnh chân lí vĩnh hằng trước đây cịn ẩn khuất như L.Tolstoy
gọi Dostoevsky “là cả một cuộc vật lộn”. Từ một cậu bé kinh nghiệm nghệ
thuật chỉ nằm trong giới hạn là “những thể nghiệm”, Dostoevsky đã đi vào
văn học bằng cái chủ nghĩa hiện thực rối răm của riêng ông: một sự kết hợp kì
quặc giữa thể đặc tả về sinh lí với thể truyện lãng mạn, một sự kết hợp lạ đời
giữa văn xuôi thông thường với sự tưởng tượng ma quái và sự kết hợp oái ăm
giữa cái vẻ đẹp lộng lẫy bề ngoài với những tấm thảm kịch diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày.

Là một người sùng bái cái đẹp, khát khao sự hài hịa, suốt đời ơng viết
về những cái không đẹp, cái hỗn độn đến khủng khiếp. Là một người chống
lại bạo lực, ông lại là người viết nhiều nhất về những tư tưởng bạo lực nảy
16


17

sinh một cách tự nhiên như một trong con người. Là nhà văn hiện thực đến
nghiệt ngã, Dostoevsky lại đặc biệt chú ý đến những tiên tri và những dự cảm
về những gì chưa có và chưa thực hiện trong thực tại. Vì thế trong Dostoevsky
ln có một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa các thái cực. Tất cả những
mâu thuẫn trong thế giới quan của Dostoevsky được tổng hịa lại một cách kì
lạ làm nên gương mặt riêng của ông trong nền văn học thế giới.
Là một nhà văn hiện thực, Dostoevsky đã tỉ mỉ, chính xác trong việc
miêu tả các chi tiết, xác định không gian, thời gian, nhân vật hành động hết
sức một cách cụ thể, sống động. Ơng đã xác định mục đích chính của mình là
đi tìm “con người ở trong con người”, bởi vậy đối với ông hiện thực bao giờ
cũng luôn mang đậm dấu ấn cảm nhận tâm lí của nhân vật. Ơng đã thấy rằng,
con người là một bí ẩn. Vì vậy, cần phải tìm ra bí ẩn ấy, và nếu có tìm suốt
đời, thì cũng đừng cho là đã mất thì giờ. Dostoevsky đã vật vã với nó, vì ơng
muốn làm người. Ơng đã tìm ra được những chiều sâu và độ rộng rợn ngợp
đến không cùng của thế giới bên trong mỗi con người như một nhân cách cá
nhân. Trong các tác phẩm của ơng, hiện thực ln có những vận động ý thức
tâm lí xã hội và cá nhân hết sức phức tạp với tất cả những bước ngoặc đột
biến, đơi lúc mang tính nghịch lí giữa tình u – lịng căm thù, hành động trái
ngược… Đó là những tìm tịi của nhà văn trong ý thức của những nhân cách
trong một thực tại xã hội đầy mâu thuẫn. Dostoevsky đã ln dày vị về sự bất
hồn thiện của thế giới và con người, khao khát tìm ra nguồn gốc siêu lí của
tội lỗi. Ngịi bút Dostoevsky khơng phải những hiện tượng trên bề nổi cuộc

sống, mà còn là những trạng huống tâm thức ẩn khuất sau chúng và chi phối
chúng, khơng phải những tính cách thực chứng trong những hoàn cảnh thực
chứng, mà những thực thể tinh thần.
Trên cơ sở những tương phản xã hội như vậy, phương pháp nghệ thuật
của chàng thanh niên Dostoevsky bắt đầu được hình thành. Những sáng tác
17


18

ban đầu của ông là sự khai thác tối đa những sáng tác của Gogon, nhưng với
một nhiệm vụ công khai được đặt ra là nghiên cứu sâu sắc về tâm lý.
Dostoevsky đã học tập nghệ thuật của Gogon, sử dụng những thủ pháp phóng
đại, lạ hóa, giả tưởng, cố lột tả những hình tượng trực quan tâm trạng mâu
thuẫn đến bệnh hoạn của nhân vật, rọi ánh sáng vào cái phần tăm tối ẩn khuất
trong tâm hồn. Con người nhỏ bé của Dostoevsky tiềm ẩn trong mình một ác
quỷ khơng bé nhỏ - kẻ song trùng của nó. Ĩc đố kị là một sức mạnh phá hoại
xã hội và tàn phá bản thân nó. Sự nghiêng ngả tinh thần của nó nguy hiểm cho
những ai đi theo. Những ứng biến của nó tùy theo thời thế thay đổi là khơn
lường. Tiếng khóc nỉ non trong thân phận thấp hèn, bị ngược đãi có thể
chuyển giọng thành tiếng thét man rợ của kẻ bạo hành chiếm đoạt, tiếng cười
khả ố của tiểu nhân đắc thắng.
Nhưng Dostoevsky đã không phải là một con người an phận mà đang
dị tìm con đường riêng của mình trong nghệ thuật. Càng ngày ơng càng
khơng thỏa mãn với thứ chủ nghĩa hiện thực với việc tái tạo “giống như thật”
cái bề nổi của cuộc sống, lấy ngoại giới giải thích nội tâm, vì cái phổ biến mà
hi sinh cái đặc thù và cái đơn nhất. Dostoevsky biết miêu tả trung thực và
sống động cái hiện thực thấy được bằng mắt, cảm được bằng các giác quan Bút kí từ nhà chết làm cả châu Âu khâm phục bằng những hình ảnh sinh hoạt
hàng ngày của nhà tù khổ sai, đã đọc là không thể quên - nhưng đích nghệ
thuật của Dostoevsky ở chỗ khác. Ơng hướng về hiện thực cấp thứ nhất, cấp

bản chất chi phối hiện tượng. Chủ nghĩa hiện thực ấy sẽ tất yếu sàng bỏ nhiều
chi tiết bề ngoài dễ thấy của cuộc sống để nắm bắt cái thực thể, nhiều khi hi
sinh cái “giống thật” để tìm ra cái đích thực, quan tâm đặc biệt đến cái dị
thường, cái ngoại biệt, vì chính ở đấy tập trung cao độ những “vấn nạn” của
nhân sinh phân tán trong những hiện tượng thông thường phổ biến. Trong
những tiểu thuyết lớn của Dostoevsky, sáng tác những năm 40 thế kỉ XIX cho
18


19

ta thấy những tìm tịi đầu tiên theo hướng ấy. Cuối đời, suy nghĩ về những đặc
điểm của phương pháp sáng tác của mình và tranh luận với chủ nghĩa thực
chứng trong triết học và văn học, Dostoevsky viết những dịng cơ đúc, chắc
nịch như những châm ngơn: “Tơi u ghê gớm chủ nghĩa hiện thực, một chủ
nghĩa hiện thực đi tới cái huyễn tưởng”. “Người ta gọi tôi là nhà tâm lí, khơng
phải, tơi là nhà văn hiện thực nhưng theo nghĩa cao nhất, có nghĩa là tơi lột tả
mọi bề sâu của tâm hồn con người”. “Lí tưởng cũng là hiện thực, cũng là hiện
thực chính đáng như thực tại trước mắt”. “Tồn bộ hiện thực khơng nằm hết
trong cái hiện hữu mà một phần to lớn còn tồn tại ở dạng tiềm ẩn, như là tiếng
nói chưa được phát ra của tương lai”.
Quan điểm của Dostoevsky khá độc đáo và sâu sắc, đáng được đời sau
biết đến. Ơng khẳng định: khơng có thứ “nghệ thuật vị nghệ thuật”, mọi nghệ
thuật đích thực đều vì con người và cần cho con người, khơng bây giờ thì mai
sau, khơng trong hồn cảnh này thì trong hồn cảnh khác. Và vì thế cứ để cho
người nghệ sĩ sáng tạo tự do, đừng ép ai theo khuynh hướng này hay khuynh
hướng kia, nhập trường phái này hay trường phái nọ. Với cái đẹp cũng thế.
“Con người tiếp nhận cái đẹp một cách hồn tồn vơ điều kiện, chỉ vì nó là cái
đẹp, ngưỡng mộ nghiêng mình trước nó, khơng hỏi vì sao nó có ích...”. Cái
đẹp là “mục đích cuối cùng của sinh tồn”. Từ luận điểm này, dễ bắc cầu sang

định thức nổi tiếng sau này của Dostoevsky: “Cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới”.
Con đường sáng tạo của Dostoevsky rất phức tạp và mâu thuẫn. Đọc
tiểu thuyết của ông chúng ta thấy được nét bút thiên tài của nhà họa sĩ và sự
thông cảm sâu sắc của nhà văn đối với nỗi đau khổ của con người. Tài năng
đặc biệt đó đã giúp ơng giảm bớt những mâu thuẫn trong tư tưởng chính trị và
triết học của ơng. Bằng nghệ thuật thiên tài của mình, Dostoevsky biết cách
tạo nên những điển hình bất tử trong số đó có những nạn nhân của chế độ mà
19


20

cuối đời ơng, ơng ra sức bảo vệ. Đó là những con người tù đày, những sinh
viên nghèo khổ, những viên chức tù túng, nghèo đói… tất cả những con người
đó đều bị q trình nhà nước tư bản chủ nghĩa ruồng bỏ, hắt hủi tàn nhẫn.
1.3. Đề tài Tội ác và Trừng Phạt trong sáng tác của Dostoevsky
Tội ác là một vấn đề luôn được sự quan tâm của mọi thời đại. Trong ý
tưởng của Dostoevsky, ông muốn xây dựng nên những nhân vật mà theo ông
phải luôn luôn tồn tại một chủ đề khác đối lập với chính nó. Vì vậy
Dostoevsky đã đưa vào những sáng tác của mình đề tài tội ác, một hành vi vơ
nhân đạo nhất của loài người. Tội lỗi ấy từ xưa đã phải chịu một sự trừng phạt
ghê gớm, tuy nhiên, không vì thế mà nó khơng tái diễn. Vịng quay của tội ác
và trừng phạt vẫn tiếp tục quay cuồng trong thế giới con người, có thể xuất
hiện dưới những hình thức khác nhau, nhưng dường như vẫn có những đặc
điểm chung nào đó thuộc về bản chất. Tội ác và Trừng phạt trở thành một đề
tài phổ quát được phản ánh và lý giải trong các tác phẩm văn chương của nhân
loại. Bằng cách nhìn xâu chuỗi ấy, chúng ta có thể nhận ra các nhà văn viết rất
nhiều về các đề tài này, đặc biệt là Dostoevsky với tiểu thuyết Tội ác và Trừng
phạt.
Vấn đề Tội ác và Trừng phạt của Dostoevsky xuất hiện từ đầu những

năm năm mươi, sau khi nghe lời khuyên của Apôlôn Grigôriép: “Cậu cứ viết
kiểu như vậy đi” [8, tr.406]. Từ mầm mống đó, Dostoevsky ấp ủ một hình
tượng nhân vật trong suốt mười lăm năm. Đặc biệt trong thời kì khổ sai, sống
giữa những con người khốn khó, nhà văn đã có một quan niệm mới về nhân
cách con người. Sống cùng với những người phạm tội, ông không sợ mà cảm
thấy được thế giới nội tâm cao quý và một nghị lực mạnh mẽ đã được tôi
luyện: “Mọi người đều biết rõ người ấy. Một con người hồn tồn do trí óc
điều khiển. Anh coi khinh mọi đau đớn và hình phạt, chẳng biết sợ là gì.
Chúng tơi đều thấy ở anh một nghị lực vô tận” [8, tr.443]. Và thế là lần đầu
20


21

tiên, vấn đề quyền được phạm “Tội ác” được đặt ra với tư cách một đề tài triết
học và mĩ học, điều đó đã gây ra những cuộc tranh luận gay gắt. Từ đó nảy
sinh nên hình tượng anh chàng người khổng lồ bị đày ải trong thần thoại Hy
Lạp, một anh hùng cho phép mình gây đổ máu vì lương tâm. Đối với
Dostoevsky, “Tội ác” là một cách nêu lên vấn đề đạo đức, tôn giáo của cuộc
sống. “Trừng phạt” là hình thức giải quyết vấn đề. Vì vậy cả “Tội ác” lẫn
“Trừng phạt” đều là chủ đề cơ bản của sáng tác Dostoevsky.
Chủ đề đó cịn được khẳng định vững vàng hơn trong đoạn viết: “Trong
tiểu thuyết, tư tưởng tự cao tự đại và xem khinh xã hội này sẽ được thể hiện
trong hình tượng của anh ta… Anh ta muốn có quyền nhưng lại khơng biết
cách làm thế nào để có quyền hành đó. Phải nhanh chóng có quyền hành và
phải trở nên giàu có. Thế là anh ta nảy ra ý định giết người” [8, tr.443]. Đó là
ý đồ chính cho tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt. Hầu như trong các tiểu
thuyết của Dostoevsky bao giờ cũng thấy có một hình tượng chính Puskin. Ở
sổ tay của Dostoevsky có những dịng rất q giá: “Alêcơ đã giết người. Anh
ta hiểu rằng làm việc đó, anh ta khơng xứng đáng với lí tưởng của mình, và

điều này làm anh ta đau lịng. Đó là tội ác và sự trừng phạt” [8, tr.444].
Dostoevsky viết Tội ác và Trừng phạt những năm sáu mươi, nhưng mãi
đến những năm bảy mươi, nghĩa là sau khi Dostoevsky đọc lại trường ca của
Puskin và sau khi đã đặt mua ở Xibir cuốn Anencốp, một tác phẩm mới của
Dostoevsky mới được xuất bản. Và như vậy là hành động giết người và hồn
cảnh khốn khó của Alêcơ là một trong những cội nguồn của hành động gây
giết người và nỗi cô đơn của Raxcolnicov.
Ngoài ra, tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt là sự phát triển sâu sắc của
tiểu thuyết Nhật ký viết dưới nhà hầm. Đó là một sự kết hợp những vấn đề
triết học với những tán bi kịch riêng của nhân vật. Raxcolnicov cũng giống
như người dưới nhà hầm, sống tách biệt với thế giới bên ngoài để được tự do
21


22

phê phán những quy luật bất di bất dịch theo ý muốn tùy tiện của mình. Và do
sống tách biệt với mọi người, trí tuệ anh ta bị mịn mỏi, tinh thần bị mỏi mệt,
đến nổi anh phải cầu xin một cô gái làng chơi cứu vớt.
“Tội ác” là một vấn đề tâm lý, một chứng bệnh thần kinh ở con người.
Ám ảnh tội lỗi đã gây ra cho con người tình trạng bất ổn, thác loạn, mất tự
chủ, đẩy cuộc sống của họ vào bi kịch. Bằng giấc mơ của công lý, “Tội ác”
phải bị “Trừng phạt”, nhưng sự trừng phạt thật sự và ghê gớm nhất chính là sự
tự trừng phạt diễn ra trong chính tâm hồn của kẻ sát nhân. Dostoevsky đã
mong muốn một sự phục thiện, sự cứu rỗi, sự lặp lại của trật tự, nhưng chính
họ đều nhận thấy rằng sự tồn tại tất yếu của tội ác, mà đạo đức bình thường
khơng thể giải thích được, và con người bất lực trước vấn đề đó. Cho nên tội
ác và sự trừng phạt vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại, vô tận. Khi một kẻ giết người
chết đi vẫn tiếp tục nuôi dưỡng, sản sinh những tên sát nhân khác. Đó là một
vấn đề chung của cuộc sống nhân loại, chính vấn đề đó được thể hiện trong

văn chương và trở thành một đề tài lớn.
1.4.Tội ác và Trừng phạt – “cuốn tiểu thuyết tội bình vĩ đại nhất của
mọi thời đại”
Ra mắt bạn đọc năm 1866, tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt nếu khơng
phải là tác phẩm vĩ đại nhất của Dostoevsky thì chắc chắn là tác phẩm nổi
tiếng nhất, được nhiều người yêu thích nhất, được dư luận các nước đánh giá
nhiều nhất. Hầu như ở mọi nước, biết tới Dostoevsky đều bắt đầu bằng việc
công chúng độc giả làm quen với tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt. Thiên tài
nghệ thuật Dostoevsky và triết lý nhân văn của ông đã hun đúc nên một tác
phẩm văn học sâu sắc hiếm có, một cuốn sách hiện đại trong mọi thời đại, gần
gũi với mọi con người trên hành tinh chúng ta.
Tội ác và Trừng phạt là cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh và hay nhất của
toàn bộ hệ thống tác phẩm Dostoevsky, là một trong những tác phẩm có nội
22


23

dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại. Nhân vật chính trong truyện là
Raxcolnicov, một chàng thanh niên nghèo lên thủ đô ăn học. Không đủ tiền
học, tiền thuê nhà nên anh luôn cảm thông với những con người nghèo khổ.
Với tấm lịng nhân đạo vơ bờ bến, Dostoevsky đã dựng lên một bức tranh ảm
đạm về số phận bế tắc của Raxcolnicov và những con người nghèo khổ khác.
Họ phải sống trong một bầu khơng khí ảm đạm, khơng tìm cho mình một lối
thốt. Raxcolnicov vì những người nghèo, gia đình… đã giết người để mang
lại một cuộc sống hạnh phúc cho nhân loại. Để rồi, anh phải dằn vặt lương
tâm giữa một con người vị tha và vị kỉ, một con người vì hạnh phúc người
khác mà lại phải giết người. Đồng thời, tác phẩm còn là lời tố cáo mãnh liệt
tầng lớp tư sản đã giẫm đạp lên đạo đức, nhân phẩm, tài năng của người khác.
Với sự kết hợp tình tiết mạch lạc với tình tứ sâu thẳm, tác phẩm đã trở

thành: “cuốn tiểu thuyết tội bình vĩ đại nhất của mọi thời đại” [6, tr.729]
(Tomax Mann). Đây là một bản khảo sát tâm lí của một tội ác. Raxcolnicov đã
quyết định giết chết một mụ vợ góa của một cơng chức nhỏ làm nghề cho vay
nặng lãi để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho người khác. Đó là một mụ già
ngu xuẩn, điếc lác, đau ốm, keo kiệt… độc ác và sống một kiếp thừa, áp bức
những người xung quanh. Tội ác khủng khiếp đó được thực hiện một cách trót
lọt, khơng để lại một tang chứng, vật chứng làm người khác nghi ngờ. Nhưng
chính lúc đó Raxcolnicov lại rơi vào tâm trạng giằng xé giữa cái thiện và cái
ác như những tấm bi kịch thường có của một kết cục thê thảm đối với con
người. Raxcolicov cảm thấy mình bị cơ lập, bị tách khỏi nhân loại, anh khơng
tìm thấy bầu khơng khí cho riêng mình, điều đó làm giày vị trái tim anh. Và
cuối cùng Raxcolnicov đã chấp nhận đau khổ để ra chuộc tội. Dostoevsky đã
thuật lại sự tích giết người của Raxcolnicov rất đơn giản, nhưng đã thâu tóm
được nguyên nhân và động cơ phạm tội của của chàng thanh niên Nga ấy.

23


24

Cuốn tiểu thuyết có nội dung rộng lớn được tập trung theo một chủ thể
thống nhất xuyên qua toàn bộ hành động. Tất cả đều gắn với trọng tâm và làm
nổi bật lên cái vòng tròn thống nhất. Và trong suốt sáu chương, cuốn tiểu
thuyết tràn đầy những nguyên nhân tư tưởng của tội ác và cách thức chuẩn bị
cho tội ác. Vì thế, Tội ác và Trừng phạt được gọi là một cuốn tiểu thuyết đòi
hỏi tâm linh mà bạn nghe rất nhiều giọng nói bằng tranh cãi về đạo đức, chủ
đề chính trị, và triết học. Đặt trung tâm tư tưởng của tiểu thuyết Tội ác và
Trừng phạt vào những vấn đề cơ yếu bậc nhất đối với xã hội lồi người, ơng
khơng chỉ nói lên những mối lo âu mà cịn thể hiện niềm tin của mình vào con
người. Cho thấy sự thất bại của Raxcolnicov, chỉ rõ những thảm họa “thoát

thai” từ cái mưu đồ phi nhân đạo của anh, nhà văn đã miêu tả mưu đồ đó như
một căn bệnh nhất thời của một tâm hồn về cơ bản lành mạnh, một sự lầm lạc
khó tránh trên con đường gian trn tìm chân lí. Ý chí cuồng nhiệt tìm chân lí,
tìm lẽ sống chân chính là lời biện hộ đích đáng cho nhân vật anh hùng của
Dostoevsky.
Nội dung sâu sắc như trên được chuyển tải bằng nghệ thuật phân tích
tâm lí sâu sắc, tinh tế đến mức kì diệu đào đến tận đáy sâu tâm hồn nhân vật,
tới cả đường gân thớ thịt dưới làn da con người, bằng sự đan xen giữa tuyến
cốt truyện trung tâm Tội ác và Trừng phạt với một số tuyến độc lập khác.
Chính trong quan hệ đối chiếu đó mà chiều sâu xã hội cùng những tâm tư
phức tạp của con người có điều kiện được bộc lộ một cách chân thật.

24


25

Chương 2. Raxcolnicov – hình tượng nhân vật điển hình trong
tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt của Dostoevsky
2.1. Raxcolnicov – hiện thân của lịng hào hiệp, chính trực
Văn học là cánh cửa đưa con người đến thế giới rộng lớn với bao điều lí
thú. Bước qua cánh cửa rộng mở đó, con người sẽ đối diện với những tâm
hồn, xúc cảm và số phận của những nhân vật khác nhau ở những không gian
và thời gian khác nhau. Từ thời cổ - trung đại, văn học đã chiếm giữ vị trí
trung tâm, trở thành tiếng nói đầy quyền uy trong sân chơi văn hóa. Khơng
giống như các ngành nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu xây
dựng nên hình tượng nghệ thuật, để phản ánh cuộc sống thực tại. Vì thế, hình
tượng nhân vật trong sáng tác văn học đã trở thành quan niệm nghệ thuật và lí
tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Điều đó chứng tỏ văn học nghệ
thuật hướng con người đến tự do và hạnh phúc. Do đó, văn học làm đẹp trái

tim, tâm hồn của mỗi con người. Nó khai thác những tình cảm phong phú bên
trong của con người. Và trong mỗi tác phẩm của mình, mỗi một nhà văn đều
xây dựng cho mình một hình tượng nói lên những quan điểm và nhận thức của
mình. Trong tiểu thuyết Tội ác và Trừng phạt, nhà văn Dostoevsky đã xây
dựng nên hình tượng nhân vật Raxcolnicov có nhận thức rộng rãi và trái tim
sâu sắc cảm thông với những cuộc đời bất hạnh của người xung quanh.
Raxcolnicov hiện lên như một con người của lịng hào hiệp, chính trực.
Ngay từ khi còn là một cậu bé, Raxcolnicov đã thấy được những bất
công trong xã hội. Khi thấy một con ngựa khơng có tội tình gì mà nó bị những
kẻ say rượu đánh đập một cách tệ hại, Raxcolnicov cảm thấy thương cho con
ngựa lắm. Raxcolnicov khóc thương cho những con vật, cảm thấy bất bình khi
nhiều người to khỏe lấy roi đánh con ngựa bé choắt, gầy đét. Với tình thương
của một cậu bé cịn nhỏ, cậu chỉ biết khóc, ơm hơn con ngựa. Đứng trước một
25


×