Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Lỗi dùng từ và đặt câu trong các bài tập làm văn của học sinh thcs ở hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 84 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

LỖI DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM
VĂN CỦA HỌC SINH THCS Ở HÀ TĨNH
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Đăng Châu
Người thực hiện:
Trần Thị Thùy An

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hà Tĩnh - một vùng quê nghèo nổi tiếng với truyền thống học hành, văn
chương và khoa bảng. Thế nhưng, trong những năm gần đây, truyền thống tốt đẹp
ấy của mảnh đất Hà Tĩnh đang có nguy cơ bị đe dọa và đang dần bị mai một. Biểu
hiện dễ thấy nhất là trong các bài tập làm văn của các em học sinh từ tiểu học, trung
học cơ sở đến trung học phổ thông kể cả những bài viết của những sinh viên đại học
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay hầu như bài nào cũng mắc lỗi về dùng từ và đặt


câu. Điều này chứng tỏ kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em là rất yếu kém.
Thực tế cho thấy trong nhiều năm gần đây, ngành giáo dục nước nhà quan
tâm, chú ý rất nhiều đến việc trau dồi tiếng mẹ đẻ cho học sinh, sinh viên thế nhưng
hiện tượng mắc lỗi trong cách dùng từ, đặt câu trong các bài tập làm văn của các em
vẫn rất phổ biến không chỉ ở riêng Hà Tĩnh mà trên địa bàn cả nước.
Trước thực trạng đó cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở Hà
Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung và nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của quê
hương, đất nước, chúng tôi thực sự cảm thấy bức xúc và muốn góp một phần bé nhỏ
của mình nhằm giúp các em học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ một cách khoa học,
theo chuẩn ngôn ngữ. Chỉ có như vậy thì sự trong sáng của Tiếng Việt mới thực sự
được giữ gìn, và nền giáo dục nước nhà mới thực sự phát triển. Đó cũng chính là lí
do khiến chúng tơi chọn đề tài Lỗi dùng từ và đặt câu trong các bài tập làm văn
của học sinh THCS ở Hà Tĩnh để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
Lỗi dùng từ và đặt câu là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và đáng
quan tâm đối với việc dạy học phân mơn Tập làm văn nói riêng và bộ mơn Ngữ văn
nói chung. Từ trước đến nay đã có rất nhiều các cơng trình lớn nhỏ khác nhau
nghiên cứu về vấn đề này. Sau đây chúng tôi xin nêu ra một vài cơng trình tiêu biểu.
Đầu tiên cần phải kể đến là cuốn Giảng dạy từ ngữ ở trường Phổ thông của
các tác giả Phan Thiều – Nguyễn Quốc Túy - Nguyễn Thanh Tùng. Trong phần 3
của cuốn sách này các tác giả đã đề cập đến việc giảng dạy từ ngữ trong Tập làm


3

văn trong đó họ đã nói đến vị trí của phân môn Tập làm văn trong sự phát triển
ngôn ngữ của học sinh, về cách dạy từ ngữ trong phân môn Tập làm văn mà cụ thể
là trong văn miêu tả và trong văn kể chuyện.
Tiếp đến là cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân – Trần Thị Ngọc
Lang với cuốn Câu sai và câu mơ hồ. Với cuốn sách này các tác giả đã giúp người

đọc hiểu rõ khái luận về câu sai và câu mơ hồ. Theo các tác giả “Câu sai là những
câu dùng chệch so với những câu chuẩn mực đã quy ước. Sự quy ước này có thể
được chế định hóa như các quy định về chính tả, nhưng cũng có thể chỉ là sự ngầm
quy ước của xã hội” [ 6, tr.9] và khi phân loại các kiểu câu sai thì các tác giả phân
thành các kiểu như: Sai chính tả, sai cách dùng từ, những câu sai ngữ pháp, những
câu sai lôgic, những câu sai về quy chiếu, những câu sai phong cách và những loại
câu sai khác… Còn câu mơ hồ theo Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang thì đó
là “ một câu trong khi có một biểu hiện duy nhất ở cấp độ này lại có ít nhất hai cách
biểu hiện ở một cấp độ khác” [6, tr.90].
Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tươm với cuốn Dạy học tiếng Việt Trung học cơ
sở. Trong cuốn sách này, ở phần Ngữ pháp Tiếng Việt, các tác giả đã đưa vào phụ
lục 2 với tiết dạy: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ (SGK Ngữ văn 7 tập một). Trong
phần II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC của tiết dạy này có nói “Thơng qua việc phân
tích lỗi về quan hệ từ ở mỗi câu để giúp học sinh biết cách sửa các lỗi đó” [13,
tr.74]. Cụ thể là các lỗi: lỗi thiếu quan hệ từ, lỗi dùng quan hệ từ khơng thích hợp về
nghĩa, lỗi dùng thừa quan hệ từ, lỗi dùng quan hệ từ mà khơng có tác dụng liên kết.
Bùi Minh Toán với cuốn Tiếng Việt thực hành. Trong cuốn sách này Bùi
Minh Tốn đã giành hai chương để nói về việc đặt câu và dùng từ trong văn bản.
Trong đó các tác giả đã đề cập đến rất nhiều lỗi câu (lỗi về cấu tạo ngữ pháp của
câu, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu, lỗi về thiếu thông tin…) và các lỗi về từ
trong văn bản (lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo, lỗi về nghĩa của từ, lỗi về kết
hợp từ …). Từ việc chỉ ra các lỗi về từ trong văn bản các tác giả đã đi tới một số
vấn đề cần lưu ý về quá trình phát hiện và sửa các lỗi về dùng từ trong văn bản.
Cuốn Tiếng Việt thực hành do Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2009) là một
cuốn sách đề cập rất nhiều đến các lỗi thông thường về câu và về cách dùng từ trong


4

văn bản. Cụ thể về câu, tác giả đề cập đến các lỗi như: lỗi về cấu tạo câu, lỗi về dấu

câu, lỗi về liên kết câu và các cách chữa các lỗi này. Về cách dùng từ thì gồm các
lỗi: lặp từ, dùng từ không đúng nghĩa, dùng từ không hợp phong cách và cách chữa.
Trên đây là một số cơng trình nghiên cứu chung về lỗi dùng từ, đặt câu. Điều
này chứng tỏ đây là vấn đề hiện nay rất được dư luận quan tâm. Tuy nhiên đây mới
chỉ là sự phát hiện thực tế nhỏ lẻ, chung chung và chưa có một cơng trình nghiên
cứu nào theo hướng tiếp cận trên cứ liệu đặt câu, dùng từ của học sinh Hà Tĩnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các lỗi thường gặp trong cách dùng từ và đặt câu trong các bài tập làm văn
của học sinh THCS ở Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát các bài tập làm văn của học sinh một số trường THCS ở ba khu vực
đồng bằng, miền núi và thành phố thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tổng hợp, nhận xét và đánh giá
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo thì phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quát về từ, câu và lỗi dùng từ, đặt câu
Chương 2: Các lỗi dùng từ và đặt câu thường gặp trong các bài tập làm văn
của học sinh THCS ở Hà Tĩnh hiện nay
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp nhằm hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu
trong các bài tập làm văn của học sinh THCS ở Hà Tĩnh hiện nay.


5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ TỪ, CÂU VÀ LỖI DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề
1.1.1. Lí thuyết về từ và lỗi dùng từ
1.1.1.1. Lí thuyết về từ vựng học ngữ nghĩa và từ pháp học
a. Từ vựng học ngữ nghĩa
* Từ và cấu tạo từ
Từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa về từ. Theo quan niệm của tác giả
Đỗ Hữu Châu thì “Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả
ứng với những kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo
câu”.
Cấu tạo từ tiếng Việt xét ở hai vấn đề: yếu tố cấu tạo từ và phương thức cấu
tạo từ.
Có thể nói rằng, trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức
ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất – tức là những yếu tố không thể phân chia thành những
yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa – được dùng để cấu tạo ra các từ theo các
phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt. Chúng ta gọi các yếu tố có đặc điểm và có
chức năng như trên bằng thuật ngữ có tính quốc tế: hình vị.
Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để
cho ta các từ. Để cấu tạo nên từ, tiếng Việt sử dụng ba phương thức chủ yếu sau: từ
hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị.
Có mấy điểm sau đây cần chú ý về hình vị tiếng Việt: hình vị phải tự thân
mang nghĩa đi vào các hình thức cấu tạo từ mà sản sinh ra từ. Từ một hình vị đi vào
các phương thức khác nhau hoặc một hình vị mang nhiều nghĩa có thể tạo ra nhiều
từ khác nhau. Vì vậy, trong sử dụng tiếng Việt, cần phải nắm vững nghĩa của hình
vị cấu tạo nên từ, có như vậy mới sử dụng một cách đúng nghĩa. Một khi xác định
giới hạn cấu tạo của một từ đồng thời sẽ xác định luôn nghĩa của từ và phạm vi sử
dụng từ để từ đó dẫn tới việc lĩnh hội nội dung. Bởi vậy, “hình vị, từ, cụm từ, câu…

về mặt ngữ âm đều là những âm tiết hoặc những tổ hợp âm tiết, cho nên việc nhận


6

thức một âm tiết hoặc một tổ hợp âm tiết nào đó có phải là từ hay khơng có ý nghĩa
cực kì quan trọng đối với việc sử dụng từ và lĩnh hội ý nghĩa của câu nói.
Có nhiều loại đơn vị khác nhau về chức năng trong ngôn ngữ. Âm vị là
những đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, tự thân khơng có nghĩa nhưng có giá trị khu biệt
nghĩa khi tham gia tạo vỏ âm thanh cho các đơn vị có nghĩa. Hình vị là đơn vị được
tạo ra từ kết hợp các âm vị, tự thân có nghĩa, là đơn vị tạo từ nhưng không được
dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo
thành câu.
Từ hóa hình vị, ghép hình vị, láy hình vị tạo ra từ, mà chức năng của chúng
là kết hợp với nhau thành câu.
Với các từ như: nhà, chiếu, đường, mặt trời, bên, sáng… chúng ta tạo ra một
đơn vị lớn hơn từ như: “Nhà bên đường”.
Các đơn vị mới này khơng sẵn có, khơng cố định và không bắt buộc. Chúng
được tạo ra trong một hoạt động giao tiếp nào đó. Giao tiếp kết thúc thì nó lại bị
“tháo rời” ra thành các từ trong bộ não. Đợi đến những lần giao tiếp khác, từ lại kết
hợp với nhau cho vô số những đơn vị mới.
Các đơn vị được cấu tạo bởi các từ, xuất hiện trong giao tiếp gồm cụm từ,
câu, văn bản. Từ có những đặc điểm:
- Có hình thức ngữ âm và ý nghĩa.
- Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc.
- Là những đơn vị thực tại hiển nhiên của ngơn ngữ.
Nó là đơn vị lớn nhất của hệ thống ngơn ngữ. Trong hệ thống ngơn ngữ,
khơng có đơn vị nào cũng có hình thức ngữ âm và ý nghĩa cụ thể mà lại lớn hơn từ
- Nhưng nó lại đơn vị nhỏ nhất ở trong câu, là đơn vị trực tiếp nhỏ nhất để
tạo câu.

Bất kì đơn vị nào, lớn nhất trong hệ thống của một ngôn ngữ và nhỏ nhất để
tạo câu thì đều là từ.
Trong ngơn ngữ, bên cạnh từ, cịn có những tập hợp từ mang tính sẵn có, cố
định, bắt buộc và nhỏ nhất để tạo câu như: mắt lá răm, một nắng hai sương…đó là
các ngữ cố định. Ngữ cố định là những đơn vị từ vựng tương đương với từ.


7

Tập hợp các từ và ngữ cố định được gọi là từ vựng của ngơn ngữ. Hay nói
cách khác “Từ vựng là đơn vị có nghĩa có sẵn trong ngơn ngữ, phân biệt với cụm từ
hay nghĩa tự do” [10, tr.13].
* Nghĩa của từ và hoạt động
Sự hình thành và phát triển nghĩa của từ chỉ xảy ra trong hoạt động. Thông
qua hoạt động lao động, hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan, con
người ngày càng nhận thức ra các sự vật, hiện tượng và đặc trưng của chúng. Kết
quả nhận thức này được biểu hiện trong tên gọi (nghĩa biểu vật) và quan niệm về
chúng (nghĩa biểu niệm). Về mặt nhận thức ý nghĩa của từ cũng vậy, để hiểu nghĩa
của từ, con người cũng cần thơng qua hoạt động và trong q trình đó mới tiếp xúc,
hiểu biết bản chất của hiện thực, nắm vững các khái niệm và tên gọi của chúng – từ
ngữ. Khơng có hoạt động, hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, con người
không thể nào chiếm lĩnh được khái niệm và theo đó cũng khơng bao giờ có một
vốn từ cần thiết và khả năng sử dụng chúng. Hoạt động giao tiếp là hoạt động đặc
trưng của con người, có quan hệ trực tiếp đến sự hình thành và phát triển năng lực
ngơn ngữ nói chung, năng lực từ ngữ nói riêng. Con người học từ, trước hết là học
trong thực tiễn giao tiếp. Chính văn cảnh, hồn cảnh đó, từ mới xuất hiện sẽ là động
cơ thúc đẩy người nghe, người đọc dần dần đoán nhận ra nội dung ngữ nghĩa; qua
đó mà “chiếm lĩnh” từ ngữ mới vào vốn liếng riêng của mình.
* Sự tích lũy và sử dụng từ ngữ
Vốn từ vựng của con người ngày càng phong phú, đa dạng và tích cực nhờ

sự tích lũy liên tục khơng ngừng. Vốn từ vựng đó trong con người khơng phải là
một tập hợp hỗn độn, cô lập lẫn nhau mà là một hệ thống chặt chẽ cũng tương tự
như hệ thống từ vựng trong ngơn ngữ vậy. Trong đầu óc của con người, từ được sắp
xếp theo các lớp hạng trên cơ sở những mối liên hệ đồng nhất và đối lập giữa chúng
với nhau. Các nhà tâm lí – ngơn ngữ học đã tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau
và đều dẫn đến kết luận trên.
Như vậy là sự phân tích từ góc độ tâm lí về mặt tiếp cận, tích lũy từ ngữ rất
thống nhất với sự phân tích bản thân hệ thống từ vựng của ngơn ngữ. Từ ngữ trong
đầu óc của mỗi con người là một bản sao, một biểu hiện của hệ thống từ vựng ngôn


8

ngữ. Tất nhiên “bản sao” này trong mỗi con người có khác nhau và khơng thể hồn
tồn đầy đủ như hệ thống từ vựng ngơn ngữ.
Sự tích lũy và sử dụng ngôn ngữ diễn ra trên hai trục: trục liên tưởng và trục
kết hợp. Trên cơ sở đó vốn từ ngữ được hình thành và được “tích cực hóa”. Như
nhà ngơn ngữ M. West đã nói “ngơn ngữ cũng như quần vợt, đó khơng phải là tri
thức mà là thói quen, là phản ứng tức thời vô thức tiếp nhận được thơng qua thực
hành”. Từ đó có thể thấy rằng việc rèn luyện từ ngữ luôn phải được gắn liền với
hoạt động tích lũy vốn từ. Song song với đó là “khai thác” vốn từ, sử dụng để giao
tiếp đạt hiệu quả.
Có dạy từ ngữ tốt thì học sinh mới có thể vận dụng hiệu quả trong giao tiếp
và xâm nhập vào địa hạt của văn chương – nghệ thuật ngôn từ. Việc dạy học từ ngữ
giúp các em hiểu sâu thêm về tiếng Việt biết tự hào về ngôn ngữ của dân tộc mình.
Từ đó, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tạo điều kiện phát triển
năng lực sử dụng tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng
như đưa tiếng Việt phát triển lên một tầm cao mới.
b. Từ pháp học
Từ pháp học tiếng Việt chỉ quan tâm đến từ loại. Việc nhận biết từ loại tiếng

Việt bên ngoài văn cảnh là không cần thiết và không khả thi. Chúng ta cần dạy cho
học sinh cách nắm vững từ loại trong thực hành giao tiếp.
Cho đến nay, chủ yếu có hai phương pháp phổ biến để phân định từ loại:
phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là thực từ và hư từ;
hoặc phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể hơn với các đặc trưng xác định hơn.
Đây là các cách phân chia của ngữ pháp truyền thống châu Âu. Lịch sử nghiên cứu
ngữ pháp tiếng Việt có hai xu hướng: một xu hướng cho rằng từ vựng tiếng Việt
không được định loại vì chúng khơng có một dấu hiệu hình thức nào cả, nói cách
khác là khơng tồn tại từ loại trong tiếng Việt. Tuy nhiên số đông các nhà nghiên cứu
tiếng Việt vẫn cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và tồn tại những dấu hiệu khách
quan để định loại. Và việc phân loại cũng theo hai cách: phân biệt thực từ và hư từ;
phân biệt thành những lớp ngữ pháp cụ thể. Hiện nay trong tiếng Việt có thể phối
hợp hai cách phân loại này.


9

Có thể dựa vào ba đặc điểm sau để biết từ trong văn cảnh cụ thể đó thuộc từ
loại nào. Đó là ý nghĩa khái quát của từ, khả năng kết hợp của nó với các từ khác (từ
chứng) và khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của nó trong ngữ, trong câu.
1. Ý nghĩa khái quát: có tác dụng tập hợp các từ có cùng kiểu ý nghĩa khái
quát thành các lớp (và lớp con); ví dụ như ý nghĩa về sự vật, về hành động, về trạng
thái, về tính chất, về quan hệ,...đến lượt ý nghĩa khái quát về sự vật lại được chia
nhỏ thành ý nghĩa khái quát về vật thể (ví dụ các từ nhà, cửa, cây...), về chất thể (ví
dụ nước, khí, muối...), v.v...
2. Khả năng kết hợp của nó với các từ khác, được hiểu ở ba mức độ như sau:
Khả năng kết hợp của từ đang xét với một hay một số hư từ. Từ đó nói được
bản tính từ loại của từ đang xét. Những hư từ trong trường hợp này được gọi là các
chứng tố. Và với chứng tố, thường chỉ xác định được ba lớp từ chính trong tiếng
Việt là: lớp danh từ, lớp động từ và lớp tính từ. Ví dụ: những từ có thể đứng trước

các chỉ định từ “này”, “nọ” thì thuộc lớp danh từ; những từ có thể đứng sau “đang”,
“vẫn’... thì thuộc lớp động từ; những từ đứng sau “rất” thường thuộc lớp tính từ.
Khả năng kết hợp của từ đang xét được đặt trên cơ sở cách cấu tạo của cụm
từ chính phụ. Với cách này, có thể xác định thêm lớp các phó từ của động từ (có nét
gần gũi với các phụ từ và một số trạng từ ngôn ngữ châu Âu).
Khả năng kết hợp từ với từ, khơng chỉ tính đến các yếu tố không nằm trong
cụm từ, thông qua các tiêu chuẩn sau: khả năng làm đầu tố trong cụm từ chính phụ;
khả năng làm yếu tố mở rộng trong cụm từ chính phụ; khơng tham gia vào cụm từ
chính phụ, chỉ xuất hiện ở bậc câu nhưng có thể có quan hệ với cụm từ chính phụ
trong các trường hợp cụ thể.
3. Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp của nó trong ngữ, trong câu: Khả
năng giữ chức vụ ngữ pháp trong một câu thường được dùng như một tiêu chuẩn hỗ
trợ cho việc phân định từ loại.
Động từ
Ý nghĩa khái quát: động từ là những từ biểu thị ý nghĩa quá trình, trạng thái.


10

Khả năng kết hợp: động từ làm trung tâm trong cụm động từ. Các từ chứng
tiêu biểu của động từ là: hãy, đừng chớ, đã, đang, sẽ, đều, vẫn, cũng…(đứng trước);
xong, rồi, nữa…(đứng sau).
Chức vụ cú pháp: chức năng cú pháp chính của động từ là làm vị ngữ trong
câu.
Phân loại và miêu tả:
* Nhóm động từ tác động đến đối tượng (động từ ngoại động): loại động từ
này đòi hỏi phải có thành tố phụ (bổ ngữ) đi sau. Ví dụ: làm, cắt, chặt, quăng, trồng,
vẽ, để…(làm cá, chặt cây, vẽ tranh…)
* Nhóm động từ trao nhận: thường cần hai bổ ngữ trả lời câu hỏi ai? cái gì?
Ví dụ: cho, biếu, tặng, bán, nhận, vay, mua…(tặng bạn món quà…)

* Nhóm động từ gây khiến: loại này cũng cần hai bổ ngữ. Ví dụ: cấm, báo,
bắt buộc, kêu gọi, đề nghị, xin, ép …(nhờ bạn chép bài, bắt bò kéo xe…)
* Nhóm động từ chuyển động (bổ ngữ của nó thường là những từ chỉ địa
điểm). Ví dụ: ra, vào, lên, xuống, đi, chạy, bị, lăn, kéo…
* Nhóm động từ tồn tại hoặc tiêu biến. Ví dụ: cịn, có, biến, mất, hết, vỡ…
Loại động từ này thường tham gia cấu tạo nên câu đơn đặc biệt có trạng ngữ
chỉ nơi chốn (trong nước biển có muối…)
* Nhóm động từ chỉ quan hệ so sánh, đối chiếu. Ví dụ: giống, khác, như, tựa,
in, hệt…
* Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian. Ví dụ: bắt đầu, tiếp
tục, kết thúc, ngừng, thôi, hết…
Loại động từ này thường đi kèm với một động từ khác.
* Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến trong khơng gian. Ví dụ: gần, xa, ở…
* Nhóm động từ biến hóa. Ví dụ: làm, trở thành, hóa, hóa ra…
* Nhóm động từ tình thái:
- Tình thái về sự cần thiết: cần, nên, phải, cần phải…
- Tình thái về khả năng: có thể, khơng thể, chưa thể…
- Tình thái về ý chí: định, toan, nỡ, dám…
- Tình thái về mong muốn: mong, muốn, ước, tơ tưởng…


11

- Tình thái về sự tiếp thụ, chịu đựng: bị, mắc, phải, được…
- Tình thái về đánh giá: cho, xem, thấy…
* Nhóm động từ trạng thái, tâm lý: (kết hợp được với “rất, quá…”). Ví dụ:
yêu, ghét, sợ, thích, mê…
* Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng: (kết hợp được với “ rất, quá…”). Ví dụ:
biết, hiểu, nghĩ, nghe, thấy, tin…
* Nhóm động từ khơng tác động đến đối tượng (nội động từ). Loại động từ

này khơng cần có bổ ngữ trực tiếp. Ví dụ: ở, ngồi, đứng, nằm, ngủ, thức, cười, cằn
nhằn…
* Nhóm động từ tổng hợp: Ví dụ: đi đứng, ngủ ngáy, ra vào, trò chuyện…
Danh từ:
Ý nghĩa khái quát: danh từ là những từ mang ý nghĩa chỉ thực thể. (Hiểu theo
nghĩa rộng: ý nghĩa thực thể là ý nghĩa chỉ sự vật và những gì được “sự vật hóa”).
Khả năng kết hợp: Danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh
từ; có khả năng kết hợp với các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ…; có khả năng kết
hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ.
Chức năng cú pháp: Chức năng cú pháp chính của nó là làm chủ ngữ trong
câu.
Phân loại và miêu tả:
* Danh từ riêng: Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng sự vật cụ
thể…Khả năng kết hợp của danh từ riêng so với danh từ chung có nhiều hạn chế.
Danh từ riêng ít được dùng kèm với số từ. Trên chữ viết, danh từ riêng phân biệt với
danh từ chung ở chỗ mỗi chữ cái đầu âm tiết thường viết hoa. Danh từ riêng bao
gồm: danh từ riêng chỉ tên người, danh từ riêng chỉ sự vật.
* Danh từ chung: là từ chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có tính khái
qt, trừu tượng, khơng có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật cụ thể được gọi
tên. Danh từ chung gồm: danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp (danh từ chỉ
chất liệu, danh từ chỉ đơn vị, nhóm danh từ chỉ khoảng thời gian, khơng gian, nhóm
danh từ chỉ khái niệm về sự vật, sự việc, khái niệm trừu tượng, nhóm danh từ chỉ
người, nhóm danh từ chỉ đồ vật, động vật, thực vật).


12

Tính từ:
Ý nghĩa khái quát: là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay
đặc trưng của q trình).

Khả năng kết hợp: tính từ thường làm thành tố trung tâm trong cụm tính từ.
Từ chứng cho tính từ là các phó từ như: rất, hơi, q, lắm…
Chức năng cú pháp: tính từ thường làm vị ngữ trong câu.
Phân loại và miêu tả:
* Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, đẹp, xấu, khéo, vụng…
* Tính từ chỉ đặc trưng về lượng: nhiều, ít, rậm, thưa, ngắn, dài, cao, thấp…
* Tính từ chỉ đặc trưng về cường độ: mạnh, yếu, nóng, lạnh, mát…
* Tính từ chỉ đặc trưng về hình thể: vng, trịn, thẳng, gãy, cong, méo, gầy,
béo…
* Tính từ chỉ đặc trưng về màu sắc: xanh, đỏ, vàng, nâu, đậm, nhạt…
* Tính từ chỉ đặc trưng về âm thanh: ồn, im, vắng, lặng, ồn ào…
* Tính từ chỉ đặc trưng về mùi vị: thơm, thối, đắng, cay, ngọt, nhạt…
* Tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối: riêng, chung, công tư…
Đại từ:
Ý nghĩa khái quát: đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Nó mang nội
dung phản ánh vốn có của các thực từ được chúng thay thế.
Khả năng kết hợp: đại từ có khả năng kết hợp rất hạn chế.
Chức năng cú pháp: đại từ nói chung có thể đảm nhận được các chức năng
cú pháp của thực từ được thay thế.
Phân loại và miêu tả:
Đại từ có thể chia thành hai lớp con là: đại từ xưng hô và đại từ chỉ định.
* Đại từ xưng hô là từ dùng để thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia
quá trình giao tiếp. Những đại từ xưng hơ trong tiếng Việt có thể chia thành hai lớp:
lớp đại từ xưng hơ đích thực (tơi, tao, tớ, mày, nó, hắn, chúng tơi…) và lớp đại từ
xưng hô lâm thời (nguyên là những từ thuộc các lớp từ loại khác nhau như: danh từ


13

chỉ quan hệ thân thuộc, chỉ chức vụ, nghề nghiệp…Chẳng hạn: ông, bà, cha, mẹ,

anh, chị, em…).
* Đại từ chỉ định: là từ dùng để thay thế và chỉ trỏ các đối tượng được phản
ánh trong mối liên hệ “định vị” trong thực tại. Đại từ chỉ định có thể chia làm hai
nhóm: đại từ xác chỉ và đại từ phiếm chỉ (đại từ nghi vấn).
Số từ
Ý nghĩa khái quát: số từ gồm những từ biểu thị ý nghĩa số. Ý nghĩa số vừa có
tính chất thực, vừa có tính chất hư.
Khả năng kết hợp:
- Số từ phổ biến là được dùng kèm với danh từ để biểu thị số lượng sự vật
nêu ở danh từ.
- Số từ có thể có từ kèm bổ nghĩa cho nó (hạn chế): độ, chừng, khoảng, hơn,
ngót…
Chức năng cú pháp: số từ có thể đảm nhiệm một số chức năng cú pháp như
chủ ngữ, vị ngữ nhưng rất hạn chế. Ví dụ: ba với ba là sáu.
Phân loại:
Số từ có thể chia thành hai lớp con:
* Số từ xác định: gồm những từ chỉ ý nghĩa số lượng chính xác như: một,
hai, ba, hai phần ba.
Số từ xác định khi đặt trước danh từ thì biểu thị ý nghĩa về số lượng, khi đặt
sau danh từ thì biểu thị ý nghĩa về thứ tự. Ví dụ: phịng 15 = 15 phịng
* Số từ khơng xác định: biểu thị số khơng chính xác với ý nghĩa phỏng định
hay phiếm định. Loại này có số lượng khơng nhiều lắm. Ví dụ: vài ba, dăm ba, một
vài…
Trợ từ:
Ý nghĩa khái quát: là từ loại biểu thị ý nghĩa tình thái nhằm thể hiện thái độ
của người nói đối với hiện thực khách quan và với đối tượng tham dự trực tiếp.
Khả năng kết hợp: trợ từ không có khả năng làm trung tâm trong cụm từ. Nó
có thể đứng trước từ mà nó bổ sung ý nghĩa tình thái.



14

Chức năng cú pháp: Khơng có khả năng làm thành phần câu. Trợ từ có thể
đứng ở cuối câu (đơi khi ở đầu câu) để bổ sung ý nghĩa cho cả câu.
Phân loại:
* Trợ từ bổ sung ý nghĩa tình thái cho từ hoặc ngữ, chẳng hạn như: chính, tự,
ngay, cả, những…
* Trợ từ bổ sung ý nghĩa tình thái cho câu, chẳng hạn như: à, ư, nhỉ, nhé,
chứ, chăng, hử…
Thán từ:
Ý nghĩa khái quát: thán từ là từ loại dùng để biểu thị cảm xúc (ngạc nhiên,
đau đớn, vui mừng…) của người nói hoặc dùng làm lời gọi, đáp…
Khả năng kết hợp: thán từ khơng có mối liên hệ hình thức với từ đứng trước
hoặc sau chúng.
Chức năng cú pháp: thán từ có thể dùng độc lập như một câu đơn đặc biệt,
có thể dùng kết hợp với các từ khác làm hô ngữ.
Phân loại:
* Thán từ biểu hiện cảm xúc: ồ, ơi, chao ơi, ơ kìa, ơ này, trời ơi…Loại thán
từ này thường đi kèm với dấu than. Ví dụ: Ơi! Làng Rơ nhỏ của tơi.
* Thán từ gọi đáp: a, hỡi, ơi, này, dạ…Ví dụ: Hỡi cơ tát nước bên đường.
Kết từ:
Ý nghĩa khái quát: kết từ là từ loại biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái
niệm và đối tượng được phản ánh. Nó là dấu hiệu biểu thị các quan hệ cú pháp giữa
các thực từ.
Khả năng kết hợp: không làm thành tố trung tâm trong cụm từ. Kết từ được
dùng để nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu, các đoạn văn với nhau.
Chức năng cú pháp: Không làm thành phần chính trong câu.
Phân loại:
Kết từ được chia thành hai lớp là:



15

* Kết từ chính phụ: chỉ ý nghĩa quan hệ chính phụ, chúng dùng để nối kết
thành tố phụ vào thành tố chính. Kết từ chính phụ thường có xu hướng gắn với
thành tố phụ. Ví dụ: của, cho, bằng, do, vì, bởi, tại, để, mà…
* Kết từ đẳng lập: chỉ ý nghĩa quan hệ đẳng lập. Kết từ đẳng lập khơng gắn
bó với bất cứ thành tố nào trong một kết hợp có quan hệ đẳng lập. Chẳng hạn: và,
với, cùng, hay, hoặc…
Phó từ:
Ý nghĩa khái quát: là những từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và
đặc trưng với thực tại, biểu thị ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các quá
trình và đặc trưng trong hiện thực.
Khả năng kết hợp: thường dùng kèm với động từ, tính từ (được xem là từ
chứng để phân loại động từ, tính từ).
Chức năng cú pháp: làm thành tố phụ trong cụm động từ, cụm tính từ khi
các cụm từ tham gia cấu tạo thành phần câu.
Phân loại:
* Nhóm phó từ thời gian: đã, từng, vừa, mới (quá khứ), đang (hiện tại), sẽ,
sắp (tương lai)…
* Nhóm phó từ so sánh và phó từ tiếp diễn: cũng, cùng, lại, đều, vẫn, cứ…
* Nhóm phó từ trình độ (mức độ): rất, quá, lắm, cực kỳ…
* Nhóm phó từ khẳng định, phủ định: khơng, chẳng, chưa, có…
* Nhóm phó từ sai khiến: hãy, đừng, chớ…
* Nhóm phó từ chỉ kết quả: mất, được, ra, đi…(nhóm phó từ này có nguồn
gốc từ động từ).
* Nhóm phó từ chỉ tần số: thường, ít, hiếm, ln…
* Nhóm phó từ tác động: cho
* Nhóm phó từ tình thái: vụt, thốt, chợt, bổng…



16

Cụm từ
Cụm từ hiểu theo nghĩa rộng (cụm từ nói chung) là những kiến trúc gồm hai
từ trở lên kết hợp tự do với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định
và không chứa kết từ ở đầu.
Cụm từ gồm có các cụm chủ yếu sau:
* Cụm danh từ: là tổ hợp tự do khơng có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính
phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ và thành tố chính là danh từ. Ví dụ: ba
thúng gạo nếp, ba con trâu đực, tất cả những con mèo ấy…
* Cụm động từ: là tổ hợp tự do khơng có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính
phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là động từ. Ví dụ: đùa
nghịch ở sau nhà, mượn của bạn quyển sách…
* Cụm tính từ: là tổ hợp từ tự do khơng có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính
phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ và thành tố chính là tính từ. Ví dụ: vẫn cịn
đang trẻ như một thanh niên, rất giỏi nghề thêu…
1.1.1.2. Những lỗi về nghĩa từ vựng thường gặp trong cách diễn đạt của
học sinh
Nội dung ý nghĩa là một trong những bình diện của từ. Nó là cái được biểu
đạt của mỗi từ. Do đó muốn đạt được hiệu quả giao tiếp, khi nói cũng như khi viết,
phải dùng từ cho đúng ý nghĩa của từ.
Một trong những lỗi từ vựng thường gặp trong cách diễn đạt của học sinh đó
là lỗi về nghĩa từ vựng. Một trong những lỗi về nghĩa từ vựng thường gặp trong
cách diễn đạt của các em là:
Từ được dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung cần thể hiện, nghĩa là
ý nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung cần thể hiện. Thế nhưng, trong cách diễn
đạt của học sinh hiện nay vẫn có một số trường hợp không đạt được sự phù hợp
này. Ví dụ:
Hoạt động y tế cơ sở là một hoạt động thầm kín.

“Thầm kín” là trạng thái yên lặng và kín đáo, khơng để lộ điều bí mật. Với
nghĩa này, nó khơng phù hợp với nội dung định thể hiện trong câu trên, bởi vì hoạt


17

động y tế cơ sở có phần lặng lẽ, khơng ồn ào, sơi động nhưng khơng có gì phải giữ
kín. Chính xác hơn, trong câu trên cần dùng từ “ thầm lặng”.
Nghĩa của từ bao gồm cả thành phần nghĩa sự vật, cả thành phần nghĩa biểu
thái (biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người). Chẳng hạn: các từ biếu,
tặng, dâng, hiến, thí, bố thí, cho…đều có nghĩa sự vật là “chuyển các vật thuộc sở
hữu của mình để người khác dùng mà khơng cần trả lại hoặc đổi bằng vật khác”,
nhưng mỗi từ lại có sắc thái biểu cảm khác nhau. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra khi
dùng từ là dùng từ vừa đúng về nghĩa sự vật, vừa đúng về nghĩa biểu thái, biểu cảm.
Thế nhưng thực tế cho thấy có những trường hợp sử dụng từ khơng đúng về nghĩa
sự vật. Ví dụ:
Hàng nối hàng số phận hẩm hiu phải sống buông thả mặc cho bao giông tố
xảy ra.
“Buông thả” là “ thả lỏng hồn tồn để cho tự do khơng giữ gìn hạn chế”. Từ
này thường được dùng để chỉ một lối sống tiêu cực, khơng tốt đẹp do chính con
người đó chủ trương. Trong khi đó câu văn muốn thể hiện “hình ảnh bèo dạt hàng
nối hàng khơng làm chủ được số phận của mình phải lênh đênh, trơi dạt”. Vì vậy,
không thể dùng “buông thả” mà phải dùng “buông xuôi” (bỏ mặc không can thiệp
để cho sự việc tiếp tục diễn biến theo chiều xấu).
Cũng có một số trường hợp sử dụng từ khơng đúng nghĩa biểu thái. Ví dụ:
“Người chiến sĩ ấy ngoan cường, dũng cảm như con cà cuống chết đến đít
vẫn cịn cay”
- Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng (nghĩa gốc và nghĩa
chuyển đổi, nghĩa phái sinh). Mỗi từ, ngoài nghĩa đen, nghĩa gốc cịn có thể có
nhiều nghĩa chuyển đổi, nghĩa phái sinh, tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa. Các nghĩa

này phát triển từ nghĩa gốc và có quan hệ với nhau trên cơ sở duy trì một nét nghĩa
giống nhau nào đó. Chúng tạo thành một hệ thống nghĩa của từ. Vì thế, khi muốn
dùng một từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, cần phải dựa vào nghĩa đen, nghĩa gốc
của từ, giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc. Trong một số trường hợp, do người viết
dùng từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa nhưng lại không dựa vào nghĩa đen, nghĩa


18

gốc của từ không giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc nên việc dùng từ đã bị mắc
lỗi. Ví dụ:
“Tôi cảm thấy sau bộ ngực nở căng ấy một cái gì mạnh mẽ đang quẫy lộn
bừng bừng”.
Riêng yếu tố cấu tạo Hán Việt thường dễ bị hiểu sai nghĩa hơn cả. Ví dụ:
“Đơn thương độc mã” (miêu tả một người đơn độc cầm thương cưỡi ngựa vào chỗ
nguy hiểm) thì lại bị đổi thành “đơn phương độc mã”; “độc nhất vơ nhị” (nghĩa là
chỉ có một cái duy nhất khơng có cái thứ hai) thì bị đổi thành “độc nhất vô vị” …
Không hiểu rõ yếu tố Hán Việt mà lạm dụng nó để tạo từ cũng gây ra những
lỗi từ vựng. Ví dụ: tạo ra từ “hành chém” (“Huấn Cao đang ở trong tù chờ ngày
hành chém”) trong lúc Tiếng Việt đã có những từ “xử chém”, “hành quyết”, “xử
trảm”.
1.1.2. Lí thuyết về câu và lỗi đặt câu
1.1.2.1. Lí thuyết về cú pháp học tiếng Việt
a. Cú pháp học là gì?
Cú pháp học nghiên cứu những quy tắc kết hợp từ, nhóm từ thành các kết
cấu biểu đạt nghĩa trong các câu ở ngơn ngữ tự nhiên. Có hai hệ thống cú pháp
chính là VO (động từ - tân ngữ) và OV (tân ngữ - động từ). Trong các hệ thống này
lại có các tiểu hệ thống liên quan đến vị trí của chủ ngữ. Tiếng Việt thuộc loại SVO.
Thuật ngữ “cú pháp” còn được sử dụng trong lôgic học và các ngành ngôn ngữ nhân
tạo như ngôn ngữ máy tính.

b. Các quan niệm về câu tiếng Việt
Từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về câu Tiếng Việt như
quan niệm của Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Hoàng Trọng Phiến … Trong các
quan điểm đó, theo chúng tơi thì quan điểm của Giáo sư Hoàng Trọng Phiến là phù
hợp nhất. Bởi cách định nghĩa và phân loại của Giáo sư đáp ứng được các tiêu chí
về cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng
Tác giả Hoàng Trọng Phiến quan niệm về câu tiếng Việt như sau: “Câu là
đơn vị của ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ
điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói


19

hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư
tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất” (Mai ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, “ Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” – Nxb Giáo dục,
2005)
Phân loại
Phân loại theo mục đích nói:
- Câu tường thuật
- Câu nghi vấn
- Câu cảm thán
- Câu mệnh lệnh
Căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực:
- Câu khẳng định
- Câu phủ định
Phân loại theo cấu tạo: Câu đơn, câu ghép.
c. Cấu trúc câu tiếng Việt.
Cấu trúc câu Tiếng Việt - nòng cốt câu về mặt cấu trúc hạt nhân của câu
thường là một kết cấu chủ - vị, là trung tâm thông báo của câu. Phân loại câu theo

cấu trúc ngữ pháp gồm có các kiểu câu: câu đơn, câu phức, câu ghép, câu ghép
chuỗi. Ở bất kì loại câu gì thì câu cũng phải có thành phần nịng cốt câu là bộ khung
ngữ pháp của câu đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về cấu trúc.
Cấu tạo ngữ pháp của nòng cốt câu phải đảm bảo đủ hai thành phần chủ ngữ và vị
ngữ. Thiếu một trong hai thành phần ấy câu sẽ trở thành câu cụt câu què (trừ câu
tỉnh lược và câu đặc biệt). Ngồi thành phần chính là nịng cốt câu, cấu trúc câu
Tiếng Việt cịn có các thành phần phụ (trạng ngữ, đề ngữ) và thành phần biệt lập
(thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú
và thành phần chuyển tiếp) bổ sung ý nghĩa cho câu.
Các thành phần cấu tạo nên câu phải nhất quán với nhau về ngữ nghĩa đảm
bảo nội dung thông báo của câu.
d. Dấu câu


20

Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp (thay cho ngữ điệu khi
nói). Nó có tác dụng rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp bằng cách chỉ ranh
giới giữa các câu, giữa các thành phần trong câu đơn, giữa các vế của câu ghép,
giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Tri thức về dấu câu giúp học sinh xác lập
giới hạn câu và kiến tạo cấu trúc của câu trong văn bản của mình. Ngồi ra, nó cịn
thể hiện ngữ liệu lên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó khơng phải chỉ là
một phương tiện ngữ pháp mà cịn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị
về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết
Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn.
Khơng dùng dấu câu có thể gây ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà
thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa. Chính vì vậy, quy tắc về dấu câu cần được vận
dụng một cách nghiêm túc.
Tiếng Việt có mười loại dấu câu có nhiệm vụ đánh dấu các bộ phận của câu,
đánh dấu giới hạn câu hoặc xác định loại câu theo mục đích nói. Các loại dấu câu

đó là: Dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu lửng (…), dấu phẩy
(,), dấu chấm phẩy (;), dấu hai chấm (:), dấu ngang (-), dấu ngoặc đơn (( )) và dấu
ngoặc kép (“”). Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật (câu kể). Dấu phẩy được
dùng để chỉ ranh giới bộ phận nịng cốt với thành phần ngồi nịng cốt (thành phần
than gọi, chuyển tiếp, chú thích, tình huống, khởi ý) của câu đơn và câu ghép. Ngồi
ra nó cịn được dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp, nhất là liên hợp
qua lại. Nó cũng được dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song song
hay qua lại). Trong một số trường hợp nó có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề
và phần thuyết trong những trường hợp sau: khi phần đề làm thành một đoạn khá
dài, khi lược bớt động từ “là” trong câu luận, khi phần thuyết được đặt trước phần
đề. Dấu phẩy cịn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu có tác dụng
biểu cảm. Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép
song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức. Dấu
chấm phẩy cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp
song song bao gồm những ngữ.


21

Dấu chấm hỏi dùng trong câu nghi vấn, ngoài ra còn được bỏ trong ngoặc
đơn trong một số trường hợp để biểu thị các ý nghĩa sắc thái khác nhau (nghi ngờ,
hoài nghi, mỉa mai…). Dấu chấm than được đặt cuối câu cảm thán, câu cầu khiến,
khuyên răn, mệnh lệnh. Dấu chấm than được đặt cuối câu khi người viết khơng
muốn nói hết ý mình hoặc đặt cuối đoạn liệt kê khi người viết không muốn liệt kê
hết các sự vật, hiện tượng…trong một chủ đề, đặt sau từ, ngữ biểu thị khi lời nói đứt
quãng, đặt sau từ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh, đặt sau từ ngữ biểu
thị sự châm biếm hài hước. Trong một số trường hợp nó được đặt trong dấu ngoặc
đơn (!) để biểu thị thái độ mỉa mai, hay dùng kết hợp với dấu hỏi rồi đặt trong dấu
ngoặc đơn (!?) để biểu thị thái độ vừa mỉa mai, vừa hoài nghi.
Dấu hai chấm dùng để liệt kê thành phần vị ngữ của câu đơn có động từ “là”

hoặc trong thành phần vị ngữ có sự liệt kê ở sau các từ: “sau đây”, “như sau”,
“để”…hoặc đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó hoặc đánh dấu
lời dẫn trực tiếp. Dấu gạch ngang chỉ ranh giới của thành phần chú thích hoặc được
đặt trước những lời đối thoại, thành phần liệt kê hoặc dùng trong trường hợp phiên
âm tiếng nước ngoài. Dấu ngoặc đơn dùng để ngăn cách phần chú thích với từ ngữ
trong thành phần chính của câu. Dấu ngoặc kép dùng để chỉ ranh giới của một lời
nói được thuật lại trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc
biệt khác với thông thường. Dấu chấm lửng dùng ở cuối câu (hay giữa câu hay có
khi ở đầu câu) để biểu thị rằng người viết đã không diễn đạt hết. Nó cịn được dùng
để biểu thị những lời nói bị đứt qng vì xúc động hay vì lí do khác. Trong một số
trường hợp nó cũng được dùng để biểu thị một chỗ ngắt đoạn dài giọng với ý châm
biếm, hài hước, để ghi lại một chỗ kéo dài của âm thanh khi đọc. Hiện nay có cách
dùng dấu lửng trong ngoặc đơn (…) để chỉ người trích dẫn có lược bớt câu văn trích
dẫn.
Việc đánh dấu câu tác động trực tiếp đến sự hình thành cấu trúc ngữ và cấu
trúc câu. Nếu dùng dấu câu không chuẩn xác hoặc dùng dấu câu không phù hợp sẽ
làm cho nội dung câu mơ hồ và có thể dẫn tới sai ngữ pháp, sai ngữ nghĩa.
1.1.2.2. Những lỗi cú pháp thường gặp trong cách diễn đạt của học sinh


22

Trong cách diễn đạt của học sinh có rất nhiều lỗi cú pháp. Các lỗi cú pháp
thường gặp trong cách diễn đạt của các em là: Lỗi kết hợp từ với bốn dạng chủ yếu:
Kết hợp sai nghĩa ngữ pháp, kết hợp sai nghĩa từ vựng, kết hợp thiếu hụt từ, kết hợp
lặp từ, thừa từ, không đúng quan hệ kết hợp của các từ. Lỗi lôgic câu gồm lỗi lơgic
hình thức và lỗi lơgic hàm ngơn. Lỗi về cấu trúc câu gồm: câu chập cấu trúc cú
pháp, câu sai cấu tạo ngữ pháp (thiếu thành phần nòng cốt của câu, không phân định
rõ các thành phần, sắp xếp sai trật tự các thành phần. Lỗi về dấu câu gồm ba lỗi cơ
bản là: lỗi về dấu tách các bộ phận của câu, lỗi về ngắt câu và lỗi dùng sai dấu trong

câu.
1.2. Cơ sở xã hội của vấn đề
1.2.1. Dư luận về thực trạng diễn đạt của học sinh THCS
Thực trạng diễn đạt của học sinh THCS là một trong những vấn đề đang
được dư luận hết sức quan tâm. Việc học sinh THCS dùng từ sai, đặt câu sai hàng
loạt trong bài làm của mình đang trở thành một vấn đề gây sự chú ý của dư luận xã
hội. Để hiểu rõ hơn về điều này sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến về thực
trạng diễn đạt của học sinh THCS hiện nay.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết giáo viên dạy môn văn trường THCS Lam Hồng –
Xuân Lam – Nghi Xuân – Hà Tĩnh cho biết: Trong bài làm của các em thì lỗi chính
tả là loại phổ biến nhất. Các em viết sai thanh điệu, sai âm đầu, sai vần, sai âm cuối.
Ngoài ra hiện tượng các em dùng từ sai nghĩa cũng khá nhiều. Cịn về câu thì lỗi mà
các em mắc nhiều nhất là lỗi khơng ngắt câu. Có nhiều bài từ đầu đến cuối các em
không hề sử dụng một dấu chấm ngắt câu nào. Bên cạnh lỗi ngắt câu thì cịn có lỗi
đặt câu khơng đủ thành phần chính chủ ngữ, vị ngữ, lỗi sử dụng sai dấu câu chấm
thành phẩy, phẩy thành chấm …
Nguyễn Thị Hà, sinh viên trường đại học sư phạm Đà Nẵng cũng cho biết:
qua quá trình đi dạy kèm mình nhận thấy học sinh THCS viết văn rất kém. Các em
viết sai chính tả rất nhiều, câu văn diễn đạt lủng củng. Tình trạng viết câu thiếu chủ
ngữ, vị ngữ rất nhiều trong bài làm của các em. Nhiều bài văn đề cho một đàng
nhưng các em lại viết một nẻo. Có một số bài mình đọc vào nhưng chẳng hiểu các


23

em đang viết gì. Có một số bài viết của các em có ý nhưng đọc vào mình khơng biết
ngắt chỗ nào vì trong bài khơng hề có một dấu ngắt câu.
Như vậy có thể thấy rằng việc dùng từ, đặt câu sai trong cách diễn đạt không
chỉ xảy ra ở học sinh THCS Hà Tĩnh mà nó phổ biến trên địa bàn cả nước. Chính
điều này đã tạo nên một luồng dư luận khá mạnh mẽ. Đã đến lúc ngành giáo dục

cũng như những người có trách nhiệm tâm huyết với Tiếng Việt nhập cuộc đi sâu
tìm hiểu thực trạng này để hiểu rõ nguyên nhân và từ đó đưa ra giải pháp thiết thực
để khắc phục, cải thiện.
1.2.2. Từ địa phương Hà Tĩnh và từ toàn dân
Đất nước Việt Nam được chia thành nhiều vùng miền khác nhau mà cụ thể là
bao gồm ba vùng miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Mỗi vùng miền trên
lãnh thổ nước ta bên cạnh cái chung, cái thống nhất vẫn cịn tồn tại rất nhiều những
nét văn hóa khác nhau. Nằm trên dải đất miền trung, do chịu ảnh hưởng của tính
chất vùng miền trong văn hóa giao tiếp (nói và viết) nên người Hà Tĩnh phát âm
theo thổ ngữ địa phương do đó có nhiều điểm khác biệt nhất định với chuẩn quốc
ngữ Tiếng Việt. Cụ thể:
Trong phát âm, phương ngữ Nghệ Tĩnh (PNNT) còn lưu giữ nhiều nét ngữ
âm rất cổ của tiếng Việt thế kỉ XV- XVII. Một số thổ ngữ Hà Tĩnh như Đức An,
Đức Lập (Đức Thọ), Cương Gián (Nghi Xuân) còn tồn tại thấp thống các âm đầu
tiền thanh hầu hóa [?b, ?d] của tiếng Việt cổ. Những dấu vết về tổ hợp phụ âm như
[tl], cách cấu âm tắc, hữu thanh/ vô thanh ngạc hóa mạnh [dj], [bj], [cj] vốn có trong
tiếng Việt thế kỉ XVII vẫn tồn tại trong nhiều thổ ngữ Hà Tĩnh. Trong cách phát âm
của PNNT, [dj] tương ứng với [z] (d), [bj] tương ứng với [v], [cj] tương ứng với [z]
(gi) trong Tiếng Việt văn hóa (TVVH). Miêu tả một cách phát âm cụ thể, chẳng
hạn, âm [z] (d) trong TVVH được người Nghệ Tĩnh phát âm [dj]. Cách phát âm này
lưu giữ dấu vết của tiếng Việt trung đại mà A.de Rhoder ghi lại trong Từ điển Việt Bồ- La: dea (da), deải (dải), deạy (dạy), dẹam (dạm)…. Các tác giả Nguyễn Tài Cẩn
(1995), M.Ferlus (1985), Vương Lộc (1995) đều thừa nhận (de) là biến thể của (d)
và đã miêu tả như một âm tắc đầu lưỡi. Trong những nghiên cứu gần đây, Nguyễn
Văn Lợi (2005) cho đó là phụ âm tắc, hữu thanh thở, tác giả ghi bằng kí hiệu [dh],


24

cịn Đồn Văn Phúc (2005) lại khẳng định đây là cách phát âm tắc, đầu lưỡi tiền
thanh hầu hóa, ghi bằng kí hiệu /d/. Thế nhưng, quan sát cách phát âm của người

Nghệ Tĩnh (đặc biệt ở những người già) chúng ta nhận thấy có hiện tượng thanh
mơn mở, đầu lưỡi đưa lên lợi tiếp ngạc tạo cảm giác lưỡi căng do bị kéo lùi về phía
sau, luồng hơi đi qua thanh môn làm dây thanh rung mạnh. Đây là cách cấu âm của
một phụ âm tắc, hữu thanh, ngạc hóa mạnh; vị trí cấu âm đầu lưỡi - lợi tiếp ngạc
[dj].
Hệ thống vần PNNT cũng mang đặc trưng của vùng PNT. Khác với PNB,
PNNT có sự phân biệt các vần ɯw(ưu)/ iw(iu), ɯɤw(ươu)/ iew( iêu), tận dụng tối
đa các vần ɯn(ưn)/ ɯt(ưt), bảo lưu một lối tiếp hợp lỏng giữa đỉnh vần và kết vần
như e:η(êêng)/ e:k(êêk), ɛ:η(eng)/ ɛ:k(ec), u:η(uung)/ u:k(uuc), o:η(ôông)/ o:k(ôôc),
ɔ:η(oong)/ ɔ:k(ooc) và cả ɤ:η(ơng)/ ɤ:k(ơc), i:η(ing)/ i:k(ic).
Hệ thống thanh điệu Nghệ Tĩnh là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng làm
nên đặc trưng giọng Nghệ Tĩnh. Đặc trưng nổi bật là phương ngữ Nghệ Tĩnh chỉ có
5 thanh, trong đó thanh ngã và thanh nặng tương ứng với thanh nặng. Qua phân tích
ngữ âm và xác lập hệ thanh Nghệ Tĩnh có thể thấy rằng hệ thanh điệu Nghệ Tĩnh
mang màu sắc tiêu biểu cho vùng phương ngữ Trung (PNT). Các thanh điệu được
thể hiện trong vùng âm vực hẹp nên khơng có dấu hiệu khu biệt rõ ràng. Đường nét
các thanh quá nghèo nàn và có xu hướng hỗn nhập các thanh như ngã với nặng, hỏi
với nặng, sắc với hỏi và có sự nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi…Chính điều
này thể hiện một tình trạng rối loạn trong hệ thống thanh điệu. Phải chăng, lối cấu
âm của người Nghệ Tĩnh không tận dụng các khoang cộng hưởng vùng miệng như
người miền Bắc (tồn thân lưỡi nghiêng về phía trước) làm hẹp phần thốt của
khoang hầu (do tồn thân lưỡi dồn về phía sau) nên đã hạn chế sự thể hiện các đặc
trưng điệu tính có ở các nét ngữ âm của hệ thống thanh điệu trở lên là những nét đặc
trưng của sắc thái ngữ âm tạo nên sự khác biệt giữa PNNT với TVVH và các
phương ngữ khác, khẳng định PNNT là trung tâm của vùng PNT, lưu giữ được
nhiều dấu vết khá xa xưa của tiếng Việt, nhờ nó mà tính chất cổ của vùng PNT


25


được khẳng định. Bởi vậy, PNNT có một vị trí nhất định trong phản ánh khơng gian
của tiến trình phát triển theo thời gian của tiếng Việt, là một chứng tích trong việc
nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt.
Hà Tĩnh có một hệ thống từ địa phương rất đa dạng, phong phú mang đặc
trưng riêng của văn hóa Hà Tĩnh. Ngôn ngữ nào, kể cả những ngôn ngữ địa phương
có ít nhiều dị biệt so với ngơn ngữ chính thống được sử dụng trong một quốc gia
cũng đều có cái văn hóa riêng của nó. Ngơn ngữ địa phương Hà Tĩnh nói riêng và
tiếng miền trung của các tỉnh khu 4 cũ (Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) nói chung cũng vậy. Thế nhưng người Hà Tĩnh
khi mới ra bắc vào nam lập nghiệp hay học hành đều cảm thấy ngượng ngùng, xấu
hổ, mất tự tin và vô cùng lúng túng trong giao tiếp bởi cái tiếng Hà Tĩnh nghe khá
buồn cười của mình làm cho người đối thoại khơng thể hiểu.
Có thể nói rằng, phương ngữ Hà Tĩnh về mặt cấu trúc, phân chia nhánh ngành,
lang lớp, khái niệm bao quát và khái niệm chi tiết v.v. nhiều khi còn khoa học hơn
cả ngôn ngữ phổ thông mà ta đang sử dụng. Xin lấy một ví dụ. Nếu nói “khoai”
theo tiếng phổ thơng thì người ngồi Bắc chỉ hiểu là khoai lang hoặc khoai tây mà
thơi. Cịn các loại củ ăn được thì kèm ln tên gọi là “củ từ”, “củ mỡ”, “củ dong
riềng”, “củ mài”, .... Còn tiếng Hà Tĩnh thì phân chia rõ ràng hơn. Cây gì có rễ
phình to thì cái rễ đó được gọi là “cổ”. “Cổ” gì ăn được thì “cổ” đó được gọi là
khoai. Rồi mới đến tên riêng và thành ra “cổ khoai từ”, “cổ khoai vạc” (củ mỡ), “cổ
khoai đao” (củ dong riềng), “cổ khoai mài” (củ mài).... Như vậy là “cổ” trở thành
khái niệm chung, hay nói cách khác thành một loại quán từ ngang hàng với “con”
“cái”... làm cho ngôn ngữ phong phú hơn, chính xác hơn, rõ nghĩa hơn. Cũng chính
vì thế nên người Hà Tĩnh ít ai gọi “cổ lạc” (củ lạc) mà thường gọi là “trấy lạc” (trái
lạc, quả lạc). Tương tự là từ “ló” (lúa) để rồi có ló kê, ló ré (lúa tẻ), ló nếp, ló ngô
(ngô).... hay “bù” để rồi phân biệt bù ta (bầu), bù rợ (bí đỏ).....
Ngồi ra phương ngữ Hà Tĩnh cũng có một hệ thống tên gọi các loại nơng cụ,
cơng cụ, các đồ dùng thường ngày… rất phong phú và ít vay mượn các từ Hán Việt hơn so với ngôn ngữ phổ thông. Các dụng cụ đan bằng tre nứa để đựng đồ vật
là một ví dụ. Để chỉ đồ tre nứa đan thưa dùng để đựng các loại rau, củ, quả thì tiếng



×