Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người thái làng hoa tiến, xã châu tiến, huyện quỳ châu – tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HĨA HỌC
Đề tài:

NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
THÁI LÀNG HOA TIẾN, XÃ CHÂU TIẾN, HUYỆN QUỲ
CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Người hướng dẫn:
ThS. Lương Vĩnh An
Người thực hiện:
Phan Thị Quỳnh Châu

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Th.S Lương Vĩnh An. Những tài liệu sử dụng trong khóa luận là trung thực, khách
quan, được trích nguồn rõ ràng.
Nếu khơng đúng sự thật, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả khóa luận

Phan Thị Quỳnh Châu



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp “Nghề dệt thở cẩm truyền thống của người Thái làng
Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu - Nghệ An”, đây là cơng trình nghiên
cứu có tính chất bước ngoặt rất lớn đối với bản thân tơi. Để hồn thành cơng trình
này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Th.S Lương Vĩnh An đã nhiệt tình,
hướng dẫn giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng da ̣y tơi trong q trình ho ̣c tâ ̣p và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ chú thuộc Trung tâm văn hóa Thơng tin và Thể thao huyện Quỳ Châu, các phòng ban của UBND huyện Quỳ
Châu: Phịng Dân tộc, Phịng Văn hóa, Phịng Thống kê; UBND xã Châu Tiến cùng
các nghệ nhân hợp tác xã làng Hoa Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về tư liệu, tiế p câ ̣n
rõ hơn về nghề dê ̣t thở cẩ m để tơi hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ln
bên cạnh, ủng hộ, động viên, giúp đỡ trong việc hoàn thành đề tài.
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, khố luận cịn có một số hạn
chế. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và ba ̣n bè để khóa luận này
được hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Quỳnh Châu


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đồng bào các dân tộc thiểu số trên đấ t nước Việt Nam từ xa xưa do nhu cầu
của cuộc sống đã sáng ta ̣o nên những nghề truyền thống nổi tiếng và độc đáo. Nghề
và làng nghề truyền thống đã vun đắp hội tụ được các nghệ nhân tài trí sáng tạo,
những bàn tay vàng làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, hồn mỹ vừa có giá

trị kinh tế vừa có giá trị thẩm mỹ, văn hóa. Trong q trình mở đất, lập làng bằ ng
đức tính cần cù và bàn tay khéo léo cùng với trí thơng minh sáng tạo đồng bào các
dân tộc đã hình thành các ngành nghề sản xuất ra vật dụng tiêu dùng, hàng hóa để
trao đổi, mua bán và giao lưu giữa các vùng, miền.
Nghề được truyền từ người này sang người khác, đời này qua đời khác mà
vẫn giữ được cốt cách, nét đẹp và sử dụng hợp lý có tính phổ biến rộng rãi - đó là
nghề truyền thống. Trong q trình hình thành và phát triển các làng nghề truyền
thống đã để lại những phong tục tập quán tốt đẹp. Trên mo ̣i miề n tổ quố c Viê ̣t Nam,
bấ t cứ dân tô ̣c nào hay vùng đấ t nào cũng có những nghề hoặc làng nghề truyền
thống với sản phẩ m mang nét đă ̣c trưng văn hóa riêng. Trải qua biế t bao thăng trầ m
lịch sử, làng nghề truyề n thố ng vẫn tồn tại và phát triể n cho đế n ngày nay. Với trí
tuệ và đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân người Việt bền bỉ gìn giữ, phát triển bảo
tờ n làng nghề truyền thống - di sản văn hoá Việt Nam.
Quỳ Châu là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc Nghệ An, vùng đất của
những ché rượu cần nồ ng say, cùng những cô gái Thái xinh đẹp trong điệu múa xòe
của miề n sơn cước… Là mảnh đất của nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng mà nơi đó chúng
ta nhận ra đươ ̣c màu xanh của đại ngàn; màu đỏ tươi thắm của những cánh hoa
rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời,… trên từng khng vải. Tình yêu và
niềm đam mê nghề hiện lên như nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Thái.
Nghề dệt thổ cẩm người Thái ở Quỳ Châu đã có từ lâu đời. Trước đây, sản
phẩm thổ cẩm được làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi
môn khi con gái về nhà chồng. Đã là cô gái Thái thì ai cũng phải biết dệt thổ cẩm và
thêu thùa, họ thường tự tay làm những những chiếc khăn piêu, những cái váy… Thổ


1

cẩm đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của họ. Chính vì vậy,
mỗi đường nét hoa văn, mỗi gam màu phối trộn dường như thấm đượm tình yêu lao
động, yêu quê hương đất nước. Từ những khung dệt thổ cẩm thô sơ, bằ ng bàn tay

khéo léo, tài tiǹ h người phụ nữ Thái đã dệt nên những tấ m thổ cẩm phục vụ cuộc
sống.
Khi đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, các vùng miền có điều
kiện giao lưu rộng rãi hơn cho nên những sản phẩm thổ cẩm người Thái ở Nghệ An
nói chung, huyện Quỳ Châu nói riêng, đặc biệt là làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến đã
xuất hiện nhiều nơi trên đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người
dân.
Nghề dệt là một trong những nét văn hóa đặc trưng dân tơ ̣c Thái, tìm hiểu về
nghề dệt chúng ta sẽ có cái nhìn tồn diện về giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
Qua đó, chúng ta biế t và hiể u về quy trình dệt tạo nên thổ cẩm, giúp cho việc phục
hồi và phát huy những giá trị vốn có của ngành nghề truyền thống này. Đồng thời,
có thái đô ̣, biê ̣n pháp giữ gìn và tơn vinh nghề trù n thố ng để tránh bi ̣mai một theo
thời gian.
Với một niềm đam mê, yêu thích nghiên cứu khoa học và cũng là người con
của mảnh đất Quỳ Châu thân thương, am hiểu một phần bản sắc văn hóa địa
phương và cũng xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghề dệt thổ cẩm
truyền thống của người Thái làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu- Nghệ
An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài sẽ góp một phần cơng sức vào việc
giới thiệu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của nghề dệt thổ cẩm truyền
thống để vững bề n mãi mãi theo dòng chảy thời gian.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghề dệt thổ cẩm người Thái đã có nhiều công trình, tác giả quan tâm nghiên
cứu như:
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu tìm hiểu về dân tộc Thái ở nhiều khía cạnh
khác nhau như ngơn ngữ, văn hố, lịch sử xã hội,… tiêu biểu mơ ̣t sớ cơng trình sau
đây: Cầm Trọng và Phan Hữu Dật với Văn hoá Thái Việt Nam (1995), Ngô Đức


2


Thịnh, Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn cuốn Tư liệu về lịch sử văn hoá và xã hội dân
tộc Thái (1997). Những cơng trình trên cho chúng ta hiểu về phong tục, tập quán,
hình thái kinh tế, nguồn gốc cũng như lịch sử phát triển của dân tộc Thái.
Phan Ngọc Khuê với “Mỹ thuật dân tộc Thái ở Việt Nam”, tác giả đã khắc
họa một dân tộc Thái với lĩnh vực nghệ thuật trang trí truyền thống sáng tạo lâu đời,
bản sắc nghệ thuật độc đáo, phục vụ cho cuộc sống thường ngày của nhân dân.
Cuốn sách này viết về dân tộc Thái ở Việt Nam, trong đó có kiến trúc và nghệ thuật
trang trí trên vải quần áo, đồ dệt, đồ chạm bạc - trang sức.
“Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam - Nghề dệt, nghề thêu cổ truyền Việt
Nam” của thạc sỹ Bùi Văn Vượng đã nói về nghề dệt, nghề thêu truyền thống ở
nước ta, ông tổ nghề và một vài làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam.
Trong đó, có giới thiê ̣u về làng nghề dê ̣t thổ cẩ m truyề n thố ng của người Thái ở
Nghê ̣ An.
Trong cuốn “Trang phục Việt Nam”, tác giả Đồn Thị Tình giới thiệu trang
phục dân tộc Việt từ xưa đến nay và trang phục của một số tổ chức chung (như quân
đội, tôn giáo…) trong xã hội Việt Nam hiện đại. Trong đó cịn giới thiệu về trang
phục truyền thống của mỗi dân tộc ở Việt Nam và cách thức tạo ra trang phục đó.
Hồng Lương (1998), Hoa văn Thái, Nxb Văn hóa dân tộc. Ở cuốn sách này
tác giả đã làm nổi bật được đă ̣c trưng các loại hoa văn cũng như quan niệm của
người Thái về các loại hoa văn. Cuối cùng tác giả đã nêu bật văn hoá, lịch sử các
loại hoa văn đối với cuộc sống của người Thái.
Trong cuốn Nghê ̣ thuật trang phục Thái xuất bản năm 1990, Nxb Văn hóa
dân tộc Hà Nội của Lê Ngọc Thắng. Ơng đã làm rõ những đặc trưng văn hố Thái
ẩn trong trang phục, so sánh trang phục của một số dân tộc với trang phục của nhóm
ngơn ngữ Tày – Thái và quá trình tiếp thu, ảnh hưởng của trang phục Thái với trang
phục các dân tộc khác, nêu lên thực trạng trang phục Thái trong cuộc sống hiện đại.
Riêng ở Nghệ An có khơng ít cơng trình, bài viết về nhiều khía cạnh của dân
tộc Thái trên địa bàn tỉnh. Trong đó có “Địa chí Quỳ Châu” của nhóm tác giả
Trường Đa ̣i Ho ̣c Vinh đã nghiên cứu khá tỉ mỉ và đầy đủ về đời sống dân tộc Thái ở



3

huyện Quỳ Châu từ tên gọi, đến những phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của
người dân: ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục tập quán... trong đó có những bài viết về
nghề dệt thở cẩm người Thái.
Nhìn chung, những công triǹ h nêu trên đã nghiên cứu mọi mặt văn hoá của
dân tộc Thái. Tuy nhiên nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái làng Hoa
Tiế n – Quỳ Châu chưa có cơng trình nghiên cứu hay bài viết nào thật sự đầy đủ và
có chiều sâu, mang tính hệ thống liên quan đến đề tài. Vì vậy, thơng qua đề tài này
chúng tơi mong ḿ n tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, sâu sắc, tiếp cận một cách hệ
thống và làm nổi bật hơn nữa về nét đặc trưng của nghề dệt thổ cẩm truyền thống
của người Thái làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu – Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái ở làng Hoa Tiến, xã Châu
Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi địa lý: làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ
An.
Phạm vi nội dung: văn hóa làng nghề dệt thổ cẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực thực đề tài khóa luâ ̣n chúng tôi đã sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp điền dã
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp liên ngành…
5. Ý nghĩa đề tài
- Góp phần xây dựng bức tranh tổng thể về nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

- Giới thiệu, quảng bá làng nghề truyền thống đến mọi người


4

- Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những giải pháp trong việc bảo tồn giữ gìn và
khai thác giá trị nghề dệt thổ cẩm.
- Là nguồn tài liệu thành văn hữu ích cho những ai có nhu cầu nghiên cứu về
mảng nghề và làng nghề truyền thống.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bố cục đề tài
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về huyện Quỳ Châu và người Thái làng Hoa Tiến
Chương 2: Đặc trưng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái ở làng Hoa
Tiến
Chương 3: Giá trị kinh tế - văn hóa xã hội và sự biến đổi, giải pháp bảo tồn để phát
triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái làng Hoa Tiến.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN QUỲ CHÂU VÀ NGƯỜI THÁI LÀNG
HOA TIẾN
1.1. Vài nét về vùng đất huyện Quỳ Châu – Nghệ An
Nằ m ở vi ̣ trí trung tâm của vùng rừng núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An, Quỳ Châu
là mảnh đấ t có truyề n thố ng lich
̣ sử văn hóa lâu đời. Thiên nhiên đã ban tă ̣ng cho
Quỳ Châu nhiều danh lam, thắ ng cảnh hùng vi,̃ hữu tình như: rừng rậm núi cao,

sơng sâu thác lớn, hang động có nhiều thạch nhũ đẹp; cùng với mạng lưới sông suối
đan xen dày đặc tưới mát cho những cánh đồng phù sa màu mỡ. Chính trên mảnh
đất này đã tìm thấy những dấ u vế t, chứng tić h về sự hình thành của loài người
nguyên thủy. Sự phong phú, đa dạng về các nguồn thức ăn từ rừng xanh đại ngàn,
những dịng sơng và khe suối, cộng với sự phì nhiêu của đất đai trong thung lũng đã
cuốn hút con người từ nhều nơi quy tụ về đây dựng bản lập mường, xây dựng cuộc
sống từ bao đời nay.
Các thế hê ̣ người dân nơi đây rấ t tự hào về truyề n thố ng lich
̣ sử vẻ vang của
quê hương miǹ h. Trong quá trin
̀ h khai phá, ta ̣o lâ ̣p, xây dựng, bảo vê ̣ và phát triể n
bản làng, các cô ̣ng đồ ng cư dân Quỳ Châu mà đa số là đồ ng bào dân tô ̣c Thái, đã
đúc kế t nên những giá tri ̣ đă ̣c sắ c trong đời số ng văn hóa vâ ̣t chấ t cũng như tinh
thầ n. Những truyề n thuyế t, huyề n thoa ̣i kể về mô ̣t thời oanh liê ̣t, hào hùng thuở
“khai sơn, phá tha ̣ch”, “dựng bản dựng mường”, cho đế n những ngôi nhà sàn,
những bô ̣ trang phu ̣c truyề n thố ng gắ n với nghề thêu dê ̣t thổ cẩ m, những điê ̣u lăm
vông, hát nhuôm, hát suố i, các món ăn ẩ m thực mang đâ ̣m dấ u ấ n của núi rừng…
Tấ t cả đề u gắ n bó mâ ̣t thiế t trong đời số ng và tâm thức của mỗi người dân Quỳ
Châu.
Hiê ̣n nay, phát huy truyề n thố ng anh dũng, kiên cường trong đấ u tranh dựng
nước và giữ nước, cầ n cù, thông minh, sáng ta ̣o trong lao đô ̣ng và sản xuấ t, nhân
dân các dân tô ̣c Quỳ Châu đã đoàn kế t làm cho quê hương ngày càng khởi sắ c, đời


6

số ng an ninh chiń h tri,̣ kinh tế đươ ̣c củng cố và ổ n đinh,
̣ sớm đưa Quỳ Châu thành
mô ̣t huyê ̣n phát triể n vững ma ̣nh, toàn diê ̣n về mo ̣i mă ̣t của vùng Tây Bắ c Nghê ̣ An.
1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Quỳ Châu là một huyện miền núi, cách thành phố Vinh 145km về phía
Tây Bắc, có tọa độ địa lý 19006’ vĩ độ bắc, 104054’ đến 105017’ kinh đông. Huyện
Quỳ Châu tiế p giáp với các huyện sau đây: phiá Đông và Đông Bắ c giáp huyê ̣n
Nghiã Đàn; phía Tây và Tây Bắc giáp với huyện Tương Dương; phía Nam giáp với
huyện Quỳ Hợp và Con Cng; phía Bắc giáp với huyện Quế Phong; phía Bắc và
Đơng Bắc giáp huyện Như Xuân - Thanh Hóa. Ranh giới hành chính giữa huyện
Quỳ Châu và các huyện khác được phân định bởi các dãy núi hoặc thung lũng đứt
gaỹ nhỏ. Với vị trí như vậy, huyện Quỳ Châu có thể giao lưu mọi mặt về kinh tế,
văn hóa, xã hội… với các huyện và tỉnh lân cận.
Huyê ̣n Quỳ Châu nằm trong vành đai kinh tế Phủ Quỳ, tro ̣ng điể m mu ̣c tiêu
phát triể n kinh tế vùng Tây Bắc của tỉnh. Vị trí địa lí trên đã tạo điều kiện thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế, thương ma ̣i, du lich,
̣ góp phần làm tăng năng lực sản
xuất các ngành và nâng cao vai trò của huyện trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế,
thương mại trong vùng với các địa phương khác.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình – khí hậu
Huyện Quỳ Châu có địa hình hiểm trở, chủ yếu là núi cao bao bọc tạo nên
những thung lũng nhỏ và hẹp, độ dốc tương đối lớn. Các dịng sơng hẹp và dốc gây
khó khăn cho phát triển vận tải đường sông, hạn chế khả năng điều hoà nguồn nước
mặt trong các mùa phục vụ cho canh tác nơng nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống sơng
ngịi có độ dốc lớn, ng̀ n nước dờ i dào là tiềm năng cần được khai thác để phát
triển thuỷ điện.
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An thì huyện Quỳ Châu có 14 loại
đất trên tổng số 32 loại đất toàn tỉnh chủ yế u là đấ t Feralit. Do đi ạ hình đấ t đai chủ
yế u là đồ i nú i cho nên phù hợp để phát triển các loại cây trồng sau: các loại cây


7


lâm nghiệp, cây dược liệu quý, cây ăn quả ,… cung cấ p cá c nguyên liê ̣u phu ̣c
vu ̣ cho cuô ̣c số ng hà ng ngà y củ a ngườ i dân.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán cầu Bắc, ơ gió mùa Châu Á, tiểu vùng
khí hậu Bắc Trung Bộ với đặc điểm chung là nhiệt đới gió mùa. Vị trí địa lí và địa
hình tạo nên khí hậu đặc trưng cho huyện Quỳ Châu, dưới tác đơ ̣ng của gió Lào làm
cho khí hậu của Quỳ Châu trở nên khắc nghiệt hơn, nóng bức về mùa hè đặc biệt là
từ tháng 6 đến tháng 9.
Khí hậu ở huyện Quỳ Châu là khí hậu ẩm nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khơ. Mùa mưa thường xun mưa nhiều gây tình trạng ngập úng, sa ̣t lở
đất. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3. Nhiệt độ
trung bình từ 23oC đến 26oC. Lượng mưa trung bình 1700mm, cao nhất vào tháng 8
và tháng 9, thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2.

 Sông ngịi – thủy văn
Hệ thống sơng Hiếu do các con sông Nặm Hạt, Nặm Việc và sông Nặm
Quang hợp thành, hàng năm bồ i đắ p lượng phù sa màu mỡ cho các cánh đồng tạo
điều kiện cho sản xuất nơng nghiệp phát triển. Các con sơng có sự đa dạng về các
loại thủy sản như cá, tôm, ốc, hến,…. cung cấp nguồn thực phẩm và phát triể n đánh
bắ t thủy sản.
Hệ thống sông suối Quỳ Châu dày đặc, mật độ từ 5 đến 7 km/km2 diện tích
tự nhiên của huyện. Trong đó, con sơng lớn nhất là sơng Hiếu – con sơng có tầm cỡ
trong hê ̣ thớ ng sông ở Nghê ̣ An, cung cấp nước tưới tiêu, lượng phù sa cho những
cánh đồng. Ngồi ra, cịn hàng chục con suối, khe lớn nhỏ khác đan xen nhau tạo
thành mạng lưới sông ngòi. Hệ thống sông suối ta ̣o điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i phát triể n
giao thông đường thủy giữa các huyện. Thác Đũa, thác Ta ̣c Ngoi mang vẻ đẹp tự
nhiên và tiềm năng du lịch cho huyê ̣n. Hệ thống sông suối vừa phu ̣c vu ̣ tưới tiêu,
sinh hoa ̣t lại còn cung cấp nguồn thực phẩm lớn cho người dân và cịn có tiề m năng
thuỷ điê ̣n. Vì vâ ̣y, điều kiện tự nhiên Quỳ Châu thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
và văn hóa – xã hô ̣i.



8

 Tài nguyên thiên nhiên
Môi trường sinh thái thuận lợi cho sự phát triển các giống lồi động, thực vật
chính là điều kiện sống thuận lợi cho người dân. Khả năng về nông - lâm nghiệp dồi
dào, công nghiệp vùng đất này cịn có nhiều tiềm năng rất lớn.
Diện tích đất tự nhiên 107.306,78 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm
gần 60% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nơng nghiệp bị hạn chế (chỉ có 1.500ha
chiếm 3,38% tổng quỹ đất). Đất phù sa do con sông Hiếu bồi đắp thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước và các cây hoa màu ngơ, khoai, sắn.
Quỳ Châu có tiềm năng lớn loại khống sản như đá đỏ, vàng, thiếc, quặng…
tạo điều kiện phát triển nghành công nghiệp khai thác. Với tài nguyên thiên nhiên
như vậy Quỳ Châu có đủ điều kiện phát triển đa dạng các ngành nghề kinh tế, tạo
nên tiềm năng lớn cho vùng.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Quỳ Châu gồm 11 Xã và 1 Thị Trấn, được chia thành 4 vùng:
- Vùng trên gồm 4 xã: Châu Tiến, Châu Thắng, Châu Bính, Châu Thuận.
- Vùng trong gồm 3 xã: Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm.
- Vùng dưới gồm 3 xã: Châu Hội, Châu Nga, Châu Bình.
- Vùng giữa gồm 1 xã và 1 Thị trấn: xã Châu Hạnh và Thị trấn Tân Lạc.
Huyện Quỳ Châu là một huyện miền núi cịn nhiều khó khăn, cuộc sống
người dân chưa thực sự ổ n định. Tuy nhiên trong những năm gầ n đây, Quỳ Châu
bắ t đầ u tăng trưởng kinh tế, cuộc sống người dân ngày càng được ổn định, những
chỉ tiêu của năm sau luôn vượt kế hoạch cao hơn năm trước. Năng suất sản lượng
nông nghiê ̣p tăng trưởng ma ̣nh, thu nhập biǹ h quân đầu tăng lên đáng kể .
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng sự giúp đỡ của cơ quan, địa
phương người dân đã nhận thức được vai trò, hiệu quả của cây lúa. Kinh tế nơng
nghiê ̣p có sự chuyển biến tích cực, giống mới được đưa vào sản xuất diện tích gieo
trồng khơng ngừng tăng lên hàng năm.

Vẫn lấ y nề n kinh tế nông nghiê ̣p làm chủ chố t nhưng do áp du ̣ng một số tiến
bộ khoa học kỹ thuật nên sản lượng thu hoạch hoa màu ngày càng cao. Ngoài việc


9

canh tác trồng trọt trên nương rẫy, ruô ̣ng đồ ng, người dân còn trồng các loại cây
như: nhãn, mận, cam, mít, dừa, dưa…
Điều kiện mơi trường tự nhiên thuận lợi, tạo điều kiện cho phát triển chăn
ni trâu, bị, lợn, gà, vịt, dê. Ngồi ra, người dân cịn đào ao thả cá với nhiều loại
khác nhau như: cá tràu, cá trắ m, cá mương…
Người dân Quỳ Châu còn khai thác những nguồn lợi sẵn có trong tự nhiên
như: săn bắt thú, đánh bắt cá và để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mình.
Nhằm cung cấp nhu cầu thực phẩm cho đời sống hàng ngày và trao đổ i ngoài thi ̣
trường để tăng thu nhập cho gia điǹ h. Các nghề thủ công phát triển như đan lát, dệt
thở cẩm, làm đồ trang sức.
Với diện tích rừng lớn thứ ba ở Nghệ An, chiếm gần 60% diện tích đất tự
nhiên có nhiều loại gỗ q: lim, lát hoa, hoàn linh, xăng lẻ và nhiều loại cây dược
liệu: hoài sơn, thiên niên kiện, sa nhân, quế cùng nhiều loài động vật quý hiếm như:
hươu, nai, hổ, gấu… giúp phát triể n nghành nghề mỹ nghê ̣ và cung cấ p nguồ n
nguyên liê ̣u quý cho y ho ̣c.
1.2. Lịch sử hình thành, cư dân và văn hố huyện Quỳ Châu – Nghệ An
1.2.1. Lịch sử hình thành
Tài liệu khảo cổ học ngày nay cho biế t sự tồn tại của người tiền sử cách đây
20 vạn năm ở trên đất Quỳ Châu, trong truyện thơ “Lái lông mương” (dựng bản,
dựng mường) của người Thái Quỳ Châu đã phản ánh ý thức ban đầu về vũ trụ của
con người từ thủa hồng hoang.
“…Ỷ khắc mới đẻ ra hòn đất
Ỷ khi mới đẻ ra ông trời
Miếng đất bằng lá đa

Ơng trời bằng vỏ ốc…”
Trong q trình hình thành và phát triể n, tuy có những nguồn gốc khác nhau,
nhưng mỗi dân tộc ở Quỳ Châu đề u tự hào về sự đóng góp của mình vào việc cải
tạo thiên nhiên, xây dựng cuộc sống tạo nên sự biến chuyển biến về mọi mặt trên
mảnh đất Quỳ Châu. Ngày nay các đơn vị hành chính cũng như các tộc người đều


10

có sự thay đổi, trong q trình di cư thì hiện nay cộng đồng người Thái chiếm 80%,
còn 20% là các tộc người khác (chủ yếu là người Kinh).
Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằ ng, tổ tiên của người Thái
là từ Trung Quốc đến Việt Nam cách ngày nay khoảng 1000 năm. Đầu tiên đồ ng
bào cư trú ở Tây Bắc, sau đó một số tiếp tục di cư sang Lào rồi về miền Tây Nghệ
An, cuối cùng đến định cư ở mảnh đấ t này. Người Thái làm ăn, sinh sống cải tạo
thiên nhiên và hình thành thành nên mảnh đất Quỳ Châu. Ngôn ngữ tiế ng nói so với
các nhóm dân tô ̣c Thái trên cả nước hầ u như không thay đổ i, nhưng thanh điê ̣u thì
có sự biế n đổ i do quá triǹ h sinh số ng và mơi trường tự nhiên.
Trong diễn trình lịch sử của dân tộc, danh xưng hành chính của khu vực
miền núi Nghệ An nói chung, Quỳ Châu nói riêng đã trải qua nhiều lần thay đổi và
được ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng trong sử sách.
Sử cũ chép rằng, hệ thống hành chính của nước ta thời Văn Lang - Âu Lạc
gồm 15 bộ (hay bộ lạc), trong đó có bộ Hoài Hoan. Quỳ Châu ngày nay của tỉnh
Nghệ An, xưa kia từng là một phần trong địa dư của bộ Hoài Hoan.
Dưới thời Lý - Trần, hệ thống hành chính nước ta được thay đổi nhiều lần,
kéo theo sự thay đổi của hệ thống hành chính của nhiều vùng miền trong cả nước,
trong đó có cả vùng miền núi Nghệ An. Tháng 12/1010 (Thuận Thiên nguyên niên),
Lý Thái Tổ chia cả nước làm 24 lộ, đặt Châu Hoan làm trại. Chính quyền các châu
được củng cố và do tri châu, châu bá, châu mục cai quản. [8, tr.281]
Năm 1101 (Long Phù năm thứ nhất), Lý Nhân Tông cho đổi Nghệ An châu

trại thành phủ Nghệ An. Nhưng đến năm 1256 (Nguyên Phong năm thứ 6), Trần
Thái Tông lại đổi phủ Nghệ An thành Trại Nghệ An. Bấy giờ, khu vực miền núi
Nghệ An là miền biên viễn Tây Nam của quốc gia Đại Việt thường xuyên bị quấy
phá của giặc “Lão Qua” từ đất Nam Nhung nước Ai Lao.[8, tr 281]
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng “ trong các năm 1334, 1335 (niên
hiệu Khai Hựu năm thứ 6, 7), Thái thượng hồng Trần Minh Tơng đi tuần thú Nghệ
An cùng các tướng Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Nhữ Hài, đích thân đem quân đánh
Ai Lao, xa giá tới Châu Kiềm và tiến vào đất Nam Nhung. Quân Ai Lao thua chạy,


11

Thượng hoàng sai Nguyễn Trung Ngạn mài đá, khắc chữ ghi công ở núi Thành
Nam, thôn Trầm Hương”.
Sách Nghệ An ký của Hoàng Giáp, Bùi Dương Lịch chép: thời thuộc Minh,
năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1415), tách đặt Châu Quỳ, lệ thuộc phủ Diễn Châu, đến năm
Vĩnh Lạc thứ 15 (1417), lệ thuộc phủ Thanh Hoá… Bấy giờ châu Quỳ quản lĩnh 2
huyện: Trung Sơn và Thuý Vân.
Trong sách Đất nước Việt Nam qua các đời, giáo sư Đào Duy Anh đã dẫn lại
những điều ghi chép của sách “Thiên hạ quân quốc” rằng: “Mật châu ở miền Tây
Nghệ An. Thời thuộc Minh có châu Quỳ, Châu Trà Lung và Châu Ngọc Ma…”. [8,
tr 282].
Dưới các triề u đa ̣i phong kiế n từ thời Ngô, Đinh, Tiề n Lê cho đế n đời Hâ ̣u
Lê vẫn go ̣i tên Hoan Châu, nhưng đế n thời Nguyễn đươ ̣c đổ i tên thành phủ Quỳ
Châu. Đế n thời kỳ Pháp thuô ̣c, khi triề u đình nhà Nguyễn su ̣p đổ , thực dân Pháp
tiế n hành cải cách bô ̣ máy hành chin
́ h để dễ bề cai tri ̣ đấ t nước. Ngày 20/10/1907,
toàn quyề n Đông Dương ra nghi ̣đinh
̣ sửa đổ i hê ̣ thố ng chính phủ ở Quỳ Châu, chia
ra làm hai đơn vi ̣hành chính đó là phủ Quỳ Châu và huyê ̣n Nghiã Đàn.

Ngày 21/5/1958, Tỉnh ủy Nghê ̣ An đã ra quyế t đinh
̣ xây dựng mô ̣t cách toàn
diê ̣n, trong đó có viê ̣c cải cách dân chủ các dân tô ̣c thiể u số và chủ trương chia tách
các huyê ̣n miề n núi thành các huyê ̣n nhỏ để phù hơ ̣p với quá triǹ h quản lý hành
chính và năng lực lañ h đa ̣o của từng cán bô ̣. Vào ngày 19/04/1963, Chính phủ ra
quyế t đinh
̣ số 52/CP chia la ̣i ranh giới Phủ Quỳ thành ba huyện: Quỳ Hơ ̣p, Quỳ
Châu, Quế Phong và chia huyê ̣n Quỳ Châu ra làm 12 xa.̃ Năm 2011, huyê ̣n Quỳ
Châu đổ i tên thi ̣trấ n thành thi ̣trấ n Tân La ̣c.
1.2.2. Con người và văn hóa
 Con người
Quỳ Châu là huyện miền núi thuộc loại dân số thấp nhất tỉnh Nghệ An. Theo
thống kê năm 2010 huyện Quỳ Châu có 52.856 người, chiếm 1,8% dân sớ tồn tin̉ h.
Quỳ Châu là điạ bàn sinh số ng của hai dân tô ̣c chiń h đó là Thái và Kinh. Tuy khác


12

nhau về tiế ng nói, văn hóa, trình độ, cách thức sản xuất, sinh hoạt nhưng các dân tộc
ln đồn kết để xây dựng quê hương Quỳ Châu ngày càng phát triể n.
Đa phầ n người Thái ở vùng núi thấp, dọc các con sông con suối và thung
lũng. Nền kinh tế của họ gắn với việc làm ruộng nước, kỹ thuật canh tác tiến bộ,
chăn nuôi gia súc gia cầm, làm một số nghề thủ công sản xuất ra nhiều sản phẩm
truyền thống độc đáo. Người Kinh đặt chân lên vùng đất này khá sớm, sinh sống
giao lưu buôn bán với đồng bào dân tộc Thái, hai dân tộc sống đan xen và có quan
hệ khá gần gũi với nhau, họ thường số ng ở những vùng trung tâm như vùng thi ̣trấ n,
gầ n đường lô ̣ để thuâ ̣n lơ ̣i cho viê ̣c giao lưu kinh tế giữa các vùng miề n.
 Văn hoá
Quỳ Châu - Nghệ An là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời
được đúc kế t, bảo tờ n từ xưa đến nay. Trong kho tàng văn hóa đó có những câu

truyện cở dân gian mang đâ ̣m màu sắ c, những câu truyện cổ tích ly kỳ hấ p dẫn, hay
những đoa ̣n trường ca chứa chan tin
̀ h cảm, cho đế n những làn điệu dân ca khắp,
xuối mươ ̣t mà sâu lắ ng, cùng các nhạc cụ như: khèn, bè, pí, xi xa lo… Trang phục
dân tộc và nghệ thuật tạo hình trên trang phục được con người sáng tạo trong quá
trình lao động. Đó là những di sản quý giá, được kết tinh qua nhiều thế hê ̣, thể hiện
sức sáng tạo của cha ông trong suốt hành trình lịch sử từ xưa cho đến nay.
Xa xưa, Quỳ Châu là điạ bàn sinh số ng của dân tô ̣c Thái nhưng đế n ngày nay
trên mảnh đấ t này đã có thêm nhiề u dân tô ̣c khác cùng chung số ng, cơ bản là người
Kinh và người Thái, bởi vậy mà có hai song ngữ tồn tại đó tiế ng Thái và tiế ng Kinh.
Phổ biến nhấ t vẫn là sử dùng là tiếng Thái, ngồi ra khi giao tiếp với người Kinh thì
dùng tiếng phổ thông.
Đời số ng tín ngưỡng của người dân Quỳ Châu rấ t phong phú và đa da ̣ng, bởi
đây là nơi hô ̣i tu ̣ nhiề u dân tô ̣c anh em cùng sinh số ng. Tuy mỗi dân tô ̣c có văn hóa
riêng nhưng đề u mang những nét tín ngưỡng chung như: tín ngưỡng thờ cúng các
hiê ̣n tươ ̣ng tự nhiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng, tiń ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tiń
ngưỡng thờ thầ n linh, tín ngưỡng thờ các vi ̣anh hùng.


13

Trải qua quá triǹ h lich
̣ sử lâu dài, đồ ng bào các dân tô ̣c ở Quỳ Châu đã sáng
ta ̣o và lưu giữ nhiề u lễ hô ̣i truyề n thố ng mang đâ ̣m đà bản sắ c văn hóa dân tơ ̣c đó là:
lễ hơ ̣i Hang Bua, lễ hô ̣i Xăng Khan, lễ hô ̣i xuố ng đồ ng (Lồng tồ ng), lễ hô ̣i hô ̣i cầ u
mùa (Lê ̣ hạy), lễ hô ̣i cúng cơm mới (Kin khầ u mợ). Các lễ hội thường đươ ̣c diễn ra
vào đầ u năm mới, đây là dịp để đồng bào gửi ước nguyê ̣n đế n thầ n linh, cầ u mong
bin
̀ h an, mưa thuâ ̣n gió hòa giúp nhân dân có cuô ̣c số ng ấ m no ha ̣nh phúc. Qua việc
tổ chứ lễ hơ ̣i hằng năm khơng những duy trì được nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng

của người dân mà cịn góp phầ n trong viê ̣c phát triể n du lich
̣ cho huyê ̣n.
Đươ ̣c thiên nhiên ưu đaĩ ban tă ̣ng nhiề u sản vâ ̣t cùng những nguyên liê ̣u có
sẵn, con người đã sáng tạo và chế biến nên những món ăn, thức uống mang đậm
hương vị thiên nhiên, mô ̣c ma ̣c, dễ làm la ̣i có tác dụng bồi dưỡng sức khoẻ cho con
người như: cơm lam, la ̣p xưởng, thịt chua, măng đắng, canh bon, canh ô ̣t, rượu nế p
cẩ m, rươ ̣u trú…
Người Thái Quỳ Châu có những làn điệu dân ca trữ tin
̀ h, mươ ̣t mà như
khắp, xuối, lăm, tục ngữ, ca dao, truyện, thơ, truyện cổ, câu đối dân gian phản ánh
cuộc sống của nhân dân, phù hợp với tình cảm, tâm hồn của đồng bào miền núi,
đậm tính nhân văn. Bên cạnh ca hát, múa là một bộ mơn nghệ thuật được đờ ng bào
ưa thích, như múa trống chiêng, múa xăng khàn,… thường tổ chức ba ngày, ba đêm
vào dịp cuối năm.
Ngoài ra, còn có đền, chùa, miếu mạo do các thế hê ̣ trước để la ̣i. Ngày nay,
con cháu đã xây dựng và tu bổ la ̣i như: đề n thờ mường Chiêng Ngam ở xã Châu
Tiế n, cu ̣m di tích Đố c Binh Lang Văn Thiế t xã Châu Bin
́ h, miế u thờ thầ n rừng ở
Hang Bua, trố ng đồ ng Châu Nga, trố ng đồ ng Châu Ha ̣nh. Ngày xưa, hầu hết các
làng, bản trong huyê ̣n đều có đền thờ, miế u thờ các vi ̣thầ n linh nhưng đáng tiếc trải
qua những những biến động thăng trầm của lịch sử, đến nay các đền thờ, miếu mạo
và một số hang động đậm đà truyền thuyết, huyền thoại đã bị tàn phá, chỉ cịn sót lại
một số ít phế tích.


14

1.3. Con người và văn hóa người Thái làng Hoa Tiến ở huyện Quỳ Châu –
Nghệ An
1.3.1. Vài nét về người Thái làng Hoa Tiến

Hoa Tiến thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu là một làng Thái cổ nằm ven
hai con sông: sông Nằm Hạt và sông Nằm Việc. Được biết đến là một làng văn hoá
truyền thống, trong làng chỉ có một dân tộc đó là dân tộc Thái, các hộ gia đình sống
tập trung thành cơ ̣ng đờ ng làng, bản đông đúc. Dân tộc Thái đinh
̣ cư ở đây từ lâu
đời cho nên đã sớm hình thành những nét văn hoá cổ truyền, phong tục tập quán
truyền thống cưới xin, ma chay và các lễ hội truyền thống như: lễ hội Hang Bua, lễ
hội Xến Bản Xến Mường, lễ ăn cơm mới vào ngày 12 tháng 9 hàng năm.

 Nguồn gốc
Người Thái Hoa Tiế n đã có mặt từ rất lâu trên mảnh đấ t Quỳ Châu, theo các
bâ ̣c cao tuổi trong bản kể lại “người Thái cổ khi xưa, do nhiề u nguyên nhân khác
nhau về lịch sử địa lí ng̀n tài ngun và cuộc sống mưu sinh nên đã tiế n hành di
cư tìm vùng đấ t mới để sinh số ng, một phầ n di cư từ nước Lào sang, một phần từ
Tây Bắc xuống và hội tụ tại mảnh đấ t Quỳ Châu này, đồ ng bào sống trong các
thung lũng, chân núi tạo thành các bản làng, ngày càng được mở rộng cũng như sự
phát triển dân số. tạo nên một dân tợc chung về tiếng nói, chữ viết và văn hóa trong
đó có bản Hoa Tiế n” Do vậy người Thái ở Hoa Tiế n có nguồ n gố c từ nhiều dịng
họ khác nhau như: họ Lơ, họ Vi, họ Lang, họ Sầm, họ Lữ.
 Con người
Theo điề u tra của ban dân số năm 2009: bản có hơn 500 hộ gia đình, dân số
tồn xã 2517 người (sớ liê ̣u năm 2012), 100% là người Thái. Trong những năm qua
thực hiện cơng tác dân số của Chính phủ mà tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên
trong những năm gần đây ở bản Hoa Tiến đã giảm đáng kể.
Trong bản người phụ nữ chủ yếu làm nghề dệt thổ cẩm và nương rẫy, đàn
ông làm mô ̣t số nghề thủ cơng tăng thu nhập cho gia đình phục vụ cho cuộc sống
sinh hoạt đảm bảo hơn. Nguồn lao động của bản khá dồi dào, số ng chủ yế u bằ ng
nghề nông, nên chỉ sản xuất theo thời vụ, vì vâ ̣y mô ̣t phầ n thanh niên trong làng có



15

xu hướng đi lao đô ̣ng các vùng khác, hoă ̣c ra những thành phố lớn để vào làm công
nhân ở các công ty, khu công nghiê ̣p hay xuất khẩu lao đô ̣ng ở các nước.
1.3.2. Đời sống văn hoá vật chất
Người Thái chủ yế u định cư ở các thung lũng hoă ̣c chân núi. Những ngôi nhà
trong thôn, bản thường hướng ra ruộng, quay lưng vào núi. Đồ ng bào Thái thường
sống gần gũi với nhau tạo thành một cộng đồng đông đúc ở trong vùng, điều đó
giúp người dân tận dụng được các thế mạnh của tự nhiên sẵn có phu ̣c vu ̣ cho c ̣c
số ng.
Về bản làng: người Thái tập trung sinh sống trong các bản làng ở chân núi,
gần ruộng nước, các thung lũng, gần sơng suối vì thế thuận lợi cho cuộc sống như
trồng trọt, chăn nuôi…
Về nhà cửa: người Thái Hoa Tiế n vốn có truyền thống ở nhà sàn, đồ ng bào
đã tận dụng những cây gỗ quý của tự nhiên để hình thành nên những ngơi nhà
khang trang để ở có tác du ̣ng thoáng mát khi ở, ngăn thú dữ và phòng chố ng baõ lu ̣t.
Nhà sàn thường được dựng trên một khoảng đất rộng, bằng phẳng, hướng về dịng
suối hoặc dịng sơng và được bao quanh bởi vườn cây ăn quả. Nhà gồm hai tầng:
tầng trên được thiết kế từ 3 đến 5 gian, trong đó gian ngồi cùng nằm sát cầu thang
chính dùng để tiếp khách, uống rượu cần; các gian bên trong là nơi sinh hoạt của gia
đình chủ nhà. Tầng dưới là nơi để các nông cụ sản xuất, gỗ, củi...
Về trang phục: y phục của người Thái Hoa Tiế n nói riêng về cơ bản cũng
giống như y phục của người Thái ở các vùng khác ở Việt Nam. Nam giới mặc quần
chân què, được cắt may rộng, phụ nữ mặc váy ống, dưới chân váy có các hình mặt
trời thêu ho ̣a tiế t con voi, con hổ, con rồng rất đặc sắc trên đầu có đội khăn tiêu. Đờ
trang sức thường bằng lụa, sương và sừng như hoa tai, vòng cở , xà tích … Hầu hết
các loại trang sức này đều được chế tác mô ̣t cách tinh xảo có giá trị vật chất và thẩm
mỹ.
Điạ hình bản Hoa Tiế n khá phức tạp, bởi có nhiều đồi núi bị chia cắt bởi hệ
thống sông suối dày đặc, gây cản trở không nhỏ cho sự giao thương và phát triển

các nguồn lực của địa phương. Đời sống của đờ ng bào trong bản cịn gặp nhiều khó


16

khăn, các tập tục lạc hậu như mê tín, dị đoan, tảo hôn, sinh con thứ ba ở trong bản
chưa được đẩy lùi hồn tồn. Đây là những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển kinh tế, xã hội của xã nói chung và việc tổ chức các hoạt động văn hóa,
thể thao và du lịch nói riêng.
Người dân chủ yế u sinh số ng bằ ng nghề làm lúa nước, làm nương rẫy, đánh
bắ t thủy sản, trồng cây hoa màu và mô ̣t số cây ăn quả. Hiện nay trong bản đã có
điện thắp sáng, có nhà văn hoá đa chức năng phục vụ các hoạt động hội họp kiêm
sinh hoạt văn hố cơ ̣ng đờ ng.
Đồng bào Thái bản Hoa Tiế n sinh số ng bằng nhiều nghề khác nhau trong đó
nghề làm ruộng nước là chính, cịn làm thêm nghề dệt đan lát, đánh bắt cá, trồng
cây ăn quả… Tạo khơng ít cơng ăn việc làm cho nhiều người dân trong làng Hoa
Tiến, tạo nguồn thu nhập giúp cải thiện đời sống gia đình.
1.3.3. Đời sống văn hố tinh thần
Về ngơn ngữ: người Thái làng Hoa Tiến vẫn khơng có gì khác xưa, họ vẫn
giữ được tiếng nói của dân tộc mình, trong sinh hoạt thường ngày người Thái vẫn
nói tiếng dân tộc mình với nhau. Người Thái hiện nay bắt đầu ho ̣c tiế ng Việt để
thuâ ̣n lơ ̣i trong viê ̣c giao tiế p và trong ho ̣c tâ ̣p, lao đơ ̣ng.
Về chữ viết: người Thái Hoa Tiến có chữ Thái cổ, năm 2004 ở xã Châu Tiến
đã mở các lớp viết chữ Thái cổ và học tiếng Thái góp phần bảo tồn chữ viết và tếng
nói của dân tộc.
Về tơn giáo tín ngưỡng, văn hóa dân gian: người Thái Hoa Tiến chủ yếu
theo đa thần giáo, phật giáo cũng xuất hiện nhưng chỉ một sớ ít người theo. Người
Thái thờ cúng tổ tiên, bàn thờ tổ tiên được đặt ở gian giữa của ngôi nhà.
Các tập tục như cưới xin, tang ma được tổ chức rất chu đáo, thường diễn ra
từ 2 đến 3 ngày thể hiê ̣n lòng hiế u thảo, tiế c thương của con cháu với người đã

khuấ t. Các lễ hội được diễn ra hàng năm như: Xến Bản Xến Mường, lễ hội ăn cơm
mới, lễ xuống đồng.
Kho tàng văn hoá dân gian của người Thái khá phong phú như: thần thoại, sự
tích kể về nguồn gốc vũ trụ, con người, mn lồi, truyện cổ, truyện thơ, tục ngữ, ca


17

dao, dân ca. Đó là những di sản quý giá, được kết tinh qua bao đời, phản ánh một
cách chân thực, trong sáng về cuộc sống, xây dựng văn hoá vật chất và văn hoá tinh
thần của đồng bào Thái trong q trình phát triển.
Người Thái có những điệu khắp, xên, nhm, xuối, lăm trữ tiǹ h, thiế t tha.
Ngồi ra còn có hát xăng khan, thường tổ chức vào những ngày đầu năm, múa
xăng khan được thầy Mo đứng ra tổ chức. Xăng khan còn là dịp thi tài của nam nữ
thanh niên trong những ngày hội của buôn làng. Đây là thể loại văn hoá nghệ thuật
độc đáo của người Thái.
Lễ hội: mùa xuân là mùa của lễ hội, người Thái Quỳ Châu hàng năm tổ chức
rất nhiều lễ hội khác nhau. Mỗi lễ hội có một ý nghĩa riêng, cách thức tổ chức, tiến
hành cũng khác nhau nhưng tất cả đều đảm bảo hai yếu tố lễ và hội. Điể n hin
̀ h là lễ
hô ̣i Hang Bua diễn ra vào ngày 20-22/1 (âm lịch) hàng năm.
Văn hóa dân tơ ̣c Thái với những phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt,
những ngành nghề thủ công truyền thống đã phản ánh đời sống vật chất cũng như
đời sống tinh thần của từng cá nhân và cộng đồng. Qua đó, thể hiện đươ ̣c sắ c thái
văn hóa riêng của tô ̣c người góp phầ n vào nền văn hóa Việt Nam phong phú và đa
dạng hơn.


18


CHƯƠNG II
ĐẶC TRƯNG NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
THÁI LÀNG HOA TIẾN
2.1. Một số khái niệm chung
Việt Nam là một đất nước có nhiều ngành nghề thủ cơng truyền thống, đặc
biệt là vùng châu thổ sông Hồng. Với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa
vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm, gắn liền với lịch sử thăng
trầm của dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được quy về các khái niệm như
nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề thủ công,...
2.1.1. Khái niệm nghề truyền thống
Theo tác giả Hoàng Phê định nghĩa trong cuốn Từ điển tiếng Việt, 2007, Nxb
Đà Nẵng: “Nghề là một danh từ chỉ công việc chuyên làm theo sự phân công lao
động thường phải rèn luyện học tập mới có”. [22, tr 836]
Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng: “Những nghề được truyền từ người này
sang người khác, đời này sang đời khác mà vẫn giữ được cốt cách, nét đẹp và sử
dụng hợp lý có tính phổ biến rộng rãi - đó là nghề truyền thống”.
Nghề truyền thống ở nước ta phong phú đa dạng, đã hình thành và tồn tại
hàng trăm năm, tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng trong nước và thế giới như: nghề
gốm Bát Tràng, nghề chạm bạc Đồng Xuân (Thái Bình), nghề dệt tơ lụa ở Hà Đông,
nghề làm tranh Đông Hồ, nghề nấu rượu ở Kim Sơn,… Ngày nay cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã tác động đến sản xuất các
sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình cơng nghệ mới với nhiều
nguyên liệu mới.
 Phân loại nghề truyền thống
+ Phân biệt theo trình độ:
- Loại nghề có kỹ thuật giản đơn: đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm,
làm gạch, nung vơi.... Sản phẩm của những nghề này có tính chất thơng dụng, rất
phù hợp với nền kinh tế tự cấp, tự túc



19

- Loại nghề có kỹ thuật phức tạp: kim hồn, đúc đồng, làm gốm, khảm gỗ,
dệt lụa… Các nghề này có kỹ thuật, cơng nghệ phức tạp mà cịn đời hỏi người thợ
sự sáng tạo, khéo léo.
+ Phân loại theo tính chất kinh tế
- Loại nghề phụ thuộc vào nền kinh tế nơng nghiệp tự nhiên, sản phẩm, ít
mang tính chất hàng hóa, chủ yếu phục vụ tại chỗ như sản xuất nông cụ: cày, bừa,
hái, liềm…
- Loại nghề mà hoạt động có tính độc lập với q trình sản xuất nơng nghiệp,
sản phẩm của nó thể hiện một trình độ nhất định của sự tách biệt thủ công nghiệp
với nông nghiệp, của tài năng sáng tạo và khéo léo của người thợ.
Như vậy, theo chúng tôi khái niệm nghề truyền thống có thiểu hiểu như sau:
Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu đời
trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác còn tồn tại cho đến ngày nay, kể
cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ
trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản phẩm của
nó vẫn thể hiện những nét hoa văn đặc sắc của dân tộc.
2.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về làng nghề và làng nghề
truyền thống. Một số tác giả khi nghiên cứu khoa học đều có những nhận định riêng
cho mình.
Theo Tiến sỹ Phạm Cơng Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt
Nam” làng nghề được định nghĩa như sau “Làng là một đơn vị hành chính cổ xưa
mà xũng có nghĩa là một đơn vị quần cư đơng người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ
cương tập quán riêng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà
hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ
sở vững chắc của làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể vừa phát triển kinh tế, vừa giữ
gian bản sắc dân tộc và cá biệt của địa phương”.

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn cịn trồng
trọt theo lối tiểu nơng và chăn ni nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan


20

lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng
lớp thợ thủ cơng chun nghiệp hay bán chun nghiệp, có phường (cơ cấu tổ
chức), có ơng trùm, ơng cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chun tâm, có quy
trình cơng nghệ nhất định “sinh nghệ, tử nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”,
sống chủ yếu đợc bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt
hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với
một thị trờng là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng
ra cả nớc rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngồi”. Định nghĩa này hàm ý về các làng
nghề truyền thống, đó là những làng nghề nổi tiếng từ hàng nghin
̀ năm trước và
được tiếp nối bảo tồn cho đến ngày hôm nay.
Xem xét định nghĩa ở dưới góc độ kinh tế theo Dương Bá Phượng trong:
"Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa”
thì: “làng nghề là làng ở nơng thơn có một hoặc một số nghề thủ công tách ra khỏi
thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập”. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng
cao trong tổng giá trị của tồn làng”. Làng nghề theo cách phân loại về thời gian
gồm có: làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
Theo chúng tơi, làng nghề truyền thống có thể hiểu một cách đơn giản là:
làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Làng nghề truyền thống
phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống. Làng nghề truyền
thống còn là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Trong làng nghề
truyền thống cịn có các hộ gia đình chun làm nghề và được truyền từ đời này
sang đời khác, giữa các hộ có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những chế ước

xã hội và gia tộc.
2.2. Nguồ n gố c ra đời nghề dêṭ thổ cẩ m của người Thái làng Hoa Tiế n
Đất nước Việt Nam với chiều dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ
nước, các dân tộc được hình thành và chung sống với nhau trên mo ̣i miề n của Tổ
quố c. Trong tiế n trình của lich
̣ sử, con người biế t chinh phục tự nhiên tìm ra những
ng̀ n lương thực, thực phẩ m, sáng tạo nên những ngành nghề truyền thống để tồn


21

ta ̣i và phát triển. Điề u đó đã ghi dấu ấn trong giai đoạn Phùng Nguyên điể n hin
̀ h là
những nghề như: nghề gốm, nghề luyện kim, nghề đan lát, nghề mộc và nghề dệt.
Đây là các nghề phát triển nhất đã để lại nhiều chứng tích về sự tồn tại và phát triển
trong suốt chiề u dài của lich
̣ sử. Trong đó, nghề dệt có mặt hầu hết ở các dân tơ ̣c và
có q trình lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời.
Tài liệu khảo cổ học ngày nay cùng các dấu vết tìm đươ ̣c trên đồ gốm, các
hình dáng hoa văn trên đồ đồng cho ta biết, cho đến thời Hùng Vương nghề dệt đã
phát triển. Nhưng để tìm ra ông Tổ nghề dệt ở Việt Nam vẫn mô ̣t ẩ n sớ và tìm hiểu
về lịch sử nghề dệt của người Thái lại càng khó hơn vì nguồn tài liệu thành văn ghi
chép về tổ tiên nghề dệt hầu như không có, nếu có chỉ là truyền miệng trong dân
gian, bởi vâ ̣y hiǹ h thành những truyền thuyết, huyền thoại được lưu truyền từ đời
này qua đời khác.
Theo các cụ lớn tuổi trong làng kể lại thì truyền thuyết về “Nang Mon”, nàng
dâu của nguời Thái vùng núi rừng Tây Bắc chin
́ h là nguồn gốc hin
̀ h thành nên nghề
dệt truyề n thố ng đô ̣c đáo của họ. Truyện kể rằng: “thủa khai thiên lập địa nguời

Thái chưa có quần áo để mặc, chỉ dùng lá cây để che chắ n cơ thể , sinh số ng dựa
hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Một hôm, nàng Dâu xinh đẹp đi vào rừng chơi, thấy
con tằm nhả tơ, nàng lấ y sợi tơ mới đem về dệt nên những tấm lụa thành quần áo để
mặc. Để ghi nhớ ơn người phát hiện ra sợi tơ tằm dệt thành vải lụa giúp con người
có quần áo mặc, người Thái trân trọng gọi nàng Dâu là “Nang Mon” và gọi con
tằm nhả tơ là “ Tô Nang” (Con Nang)”. Như vậy có thể nói nghề dệt truyền thống
của nguời Thái có nguồn gốc từ lâu đời, truờng tồn theo quá trình phát triển của tộc,
trong q trình đó đã hình thành, đúc rút kinh nghiệm truyền lại cho con cháu ngày
nay, tạo ra những nét đặc trưng văn hóa riêng.
Người Thái làng Hoa Tiế n cũng vâ ̣y, từ những kinh nghiê ̣m của thế hê ̣ trước
để la ̣i và truyề n thố ng làm nghề dê ̣t thổ cẩ m đă ̣c sắ c, những người phu ̣ nữ đã dùng
bàn tay khéo léo của miǹ h dê ̣t ra những tấ m thổ cẩ m phu ̣c vu ̣ nhu cầ u ăn mă ̣c trong
cuô ̣c số ng, các thế hê ̣ nố i tiế p nhau và ta ̣o nên mô ̣t nghề truyề n thố ng mang dấu ấ n
riêng, phản ánh đă ̣c trưng riêng trong văn hóa tô ̣c người.


×