Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghệ thuật tự sự của phan tứ qua tiểu thuyết mẫn và tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TRẦN KHÁNH VY

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA PHAN TỨ
QUA TIỂU THUYẾT MẪN VÀ TÔI

Chuyên ngành: Văn ho ̣c Viêṭ Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC THU

Đà Nẵng - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN TRẦN KHÁNH VY

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA PHAN TỨ
QUA TIỂU THUYẾT MẪN VÀ TÔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2012



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Khánh Vy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 6
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: NHÀ VĂN PHAN TỨ VÀ TIỂU THUYẾT MẪN VÀ TÔI . 8
1.1. Khái lược về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Phan Tứ .............................. 8
1.1.1. Cuộc đời của một nhà văn – chiến sĩ ................................................. 8
1.1.2. Sự nghiệp văn chương ...................................................................... 12
1.1.2.1. Quan niệm sáng tác ................................................................. 12
1.1.2.2 Những chặng đường sáng tác. .................................................. 15
1.2. Vài nét về tiểu thuyết Mẫn và tơi ............................................................. 23
1.2.1. Hồn cảnh ra đời ............................................................................. 23
1.2.2. Vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Phan Tứ ............ 24

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ THÔNG QUA HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT NGƯỜI TRẦN THUẬT ......................................................... 27
2.1. Về khái niệm hình tượng nhân vật người trần thuật ............................... 27
2.2. Đặc điểm của hình tượng người trần thuật trong tiểu thuyết Mẫn và tôi
của Phan Tứ ..................................................................................................... 29
2.2.1. Nhân vật người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất ...................... 29
2.2.1.1. Nhân vật Thiêm ........................................................................ 29
2.2.1.2. Ý nghĩa của phương thức trần thuật ngôi thứ nhất ................. 34
2.2.2. Sự phối hợp các điể m nhìn trầ n thuật.............................................. 46


2.2.2.1. Điểm nhìn trần thuật qua nhân vật Mẫn ................................. 46
2.2.2.2. Điểm nhìn trần thuật qua những nhân vật khác ...................... 52
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỰ SỰ THÔNG QUA KẾT CẤU,
NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU ....................................................................... 64
3.1. Kết cấu...................................................................................................... 64
3.1.1. Cách sắp xếp tình tiết ....................................................................... 64
3.1.2. Khơng – thời gian nghệ thuật .......................................................... 67
3.1.3. Kết cấu liên văn bản ........................................................................ 76
3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 79
3.2.1. Ngôn ngữ độc thoại ......................................................................... 80
3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại .......................................................................... 83
3.2.3. Ngôn ngữ miêu tả ............................................................................. 86
3.2.4. Ngôn ngữ mang sắc thái địa phương ............................................... 92
3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 95
3.3.1. Giọng điệu ngợi ca ........................................................................... 95
3.3.2. Giọng điệu trữ tình lạc quan .......................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phan Tứ (1930-1995) là một trong những nhà văn - chiến sĩ tiêu biểu của
nền văn xuôi cách mạng Việt Nam. Từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
đến những năm chiến tranh giải phóng miền Nam, ơng đều là người có mặt ở
tuyến đầu. Sự nghiệp văn chương Phan Tứ để lại đã góp phần phản ánh và
biểu hiện chân thực, sinh động cuộc sống và con người trong những tháng
năm vô cùng gian khổ, ác liệt, nhưng cũng rất đỗi hào hùng, vẻ vang ấy. Ông
cũng là một trong những nhà văn đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh Giải thưởng cao quý nhất về Văn học Nghệ thuật của nước ta. Vì vậy, thế giới
nghệ thuật với hàng nghìn trang sách của ơng rất cần được tiếp tục nghiên cứu
và tìm hiểu thêm từ nhiều phương diện khác nhau.
Trong hành trình sáng tác của mình, bút lực Phan Tứ đã trải nghiệm qua
nhiều thể loại, nhưng tiểu thuyết vẫn là thể loại được nhà văn dồn nhiều tâm
sức nhất. Ngay từ giai đoạn 1955-1965, với bút danh Lê Khâm, ông đã được
người đọc biết đến với hai cuốn tiểu thuyết Bên kia biên giới (1958) và Trước
giờ nổ súng (1960). Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, được
trở về quê hương, sau tập truyện ngắn Về làng (1965), tiểu thuyết Gia đình
má Bảy (1968), Phan Tứ đã tiếp tục cho ra đời tiểu thuyết Mẫn và tôi (1972),
một tác phẩm được tái bản nhiều lần, được giới nghiên cứu, phê bình quan
tâm và nhiều bạn đọc một thời mến mộ. Mẫn và tôi cũng là cuốn tiểu thuyết
hội đủ sự chín muồi của phong cách Phan Tứ; đồng thời cũng đánh dấu một
bước tiến của tiểu thuyết của văn học cách mạng miền Nam hồi bấy giờ; cho
đến nay đọc lại vẫn làm ta xúc động. Vì thế, đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự
của Phan Tứ qua Mẫn và Tơi, chính là góp phần phát hiện một nét đặc sắc nổi
trội của tác phẩm và cũng là ghi nhận một đóng góp của nhà văn vào thành
tựu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam viết về đề tài chiến tranh cách mạng.



2

Mặt khác, Phan Tứ là người con của quê hương Quảng Nam. Tuy sinh ra
ở Bình Định, nhưng cả cuộc đời ông từ tuổi ấu thơ đến trưởng thành trong
chiến đấu và sáng tạo đều gắn bó máu thịt với vùng đất Quảng thân yêu này.
Do đó, việc nghiên cứu, tiếp cận sự nghiệp văn chương của Phan Tứ từ nhiều
phương diện khơng chỉ góp phần tiếp tục tìm hiểu vẻ đẹp truyền thống văn
hóa, văn học của một địa phương, mà cịn có ý nghĩa thiết thực cung cấp thêm
tư liệu giúp ích việc dạy học các tác gia, tác phẩm trong chương trình văn học
địa phương ở nhà trường phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Những bài viết, cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp
của nhà văn Phan Tứ, cũng như tiểu thuyết Mẫn và tơi, hầu hết đã được nhà
văn Hồng Minh Nhân và bà Đinh Thị Phương Thảo, biên soạn trong tập Mẫn
và Tôi sống mãi, Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2001.
Một số bài viết trực tiếp liên quan đến đề tài luận văn có thể điểm lại như
sau:
Nguyễn Nghiệp trong bài viết “Mẫn và tôi một bước phát triển mới của
Phan Tứ” đã nêu nhận xét: “về phản ánh hiện thực chiến đấu, về tầm khái
quát của chủ đề, về ý nghĩa điển hình của hồn cảnh, đặc biệt là nhân vật
Mẫn – một hình ảnh đẹp quán xuyến từ đầu đến cuối tác phẩm. Mặt khác, tác
phẩm cịn là sự đổi mới ít nhiều về bút pháp của tác giả.” [22, tr.187]. Riêng
về nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Mẫn và Tôi, Nguyễn Nghiệp cũng phát
hiện: “Tác giả đã chọn phương thức trình bày câu chuyện theo ngôi thứ nhất.
Cách làm này đã đem lại cho tác phẩm những nét bút táo tợn hơn, cởi mở hơn
trước. Những thủ pháp liên tưởng, hồi tưởng, bộc bạch nội tâm được sử dụng
một cách rộng rãi, phóng khống. Mọi việc đều được thuật lại thơng qua tâm
trạng, cảm nghĩ của một cái “tôi” mà nhiều khi người đọc cũng khó phân biệt

đâu là của tác giả, đâu là của nhân vật trong truyện. Tất cả những cái đó đã


3

đem lại cho “Mẫn và tơi” một khơng khí trữ tình ít bộc lộ trong những tác
phẩm trước đây của anh, đồng thời cũng làm cho kết cấu cuốn truyện có phần
nhuần nhuyễn hơn trước.” [22, tr.200]. Bên cạnh việc điểm lại những mặt
thành cơng thì tác giả cũng chỉ ra những mặt hạn chế của tác phẩm. Tuy
nhiên, tác giả cho rằng những tồn tại đó cũng là tồn tại chung của văn học ta,
đặc biệt là tiểu thuyết.
Nếu như Nguyễn Nghiệp đi vào phân tích những bước phát triển của
tiểu thuyết Mẫn và tơi thì Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết“Phan Tứ với
Mẫn và tôi” lại chú ý vào nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, đặc biệt
là hai hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm. Mẫn được xem là nhân
vật thành công của Phan Tứ. Đó là hình ảnh của một nữ thanh niên Việt
Nam trong thời đại chống Mỹ, một cán bộ xã điển hình trong một hồn cảnh
điển hình. Bên cạnh Mẫn là nhân vật Thiêm. Thiêm xuất hiện ở ngôi thứ
nhất, mọi thứ trong tác phẩm được trình bày thơng qua sự hiểu biết, cách
cảm nghĩ, đánh giá của Thiêm. “Với hình thức này, tác phẩm dễ có một sự
thống nhất cao trong quan niệm, giọng văn. Nhà văn phóng khống hơn
trong việc lựa chọn chi tiết, quyết định độ đậm nhạt từng cảnh, đi sâu vào
đời sống nội tâm của nhân vật, sử dụng rộng rãi thủ pháp hồi tưởng, liên
tưởng, độc thoại bên trong cho phép hạn chế dung lượng mà sức bao quát
thực tế vẫn lớn. Và đối với những khía cạnh cuộc sống gần gũi, thân thiết
với tâm hồn người kể, có thể tăng thêm chất trữ tình ấm áp.”[22, tr.216].
Ngồi ra, trong bài viết này tác giả cũng đã phát hiện ra Phan Tứ rất có ý
thức trong việc sử dụng ngôn ngữ địa phương.
Trong bài “Tiểu thuyết Mẫn và tôi của Phan Tứ”, Phan Cự Đệ đã đề cập
đến rất nhiều khía cạnh được xem là thành công của tác phẩm: về mặt kết cấu,

về nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trung tâm. Và tác giả cũng đã nhận
xét điểm mới của tác phẩm là dùng nhân vật chính làm người kể chuyện. Với


4

phương thức nghệ thuật này khả năng bao quát của người viết có thể bị hạn
chế trong tầm nhìn của nhân vật tuy nhiên “Phan Tứ đã vượt qua được khó
khăn đó và nâng được tầm bao quát sử thi của tác phẩm.” [22, tr.240].
Thiếu Mai với “Mẫn và tôi của Phan Tứ” cũng đi vào phân tích nghệ
thuật xây dựng tính cách nhân vật trung tâm Mẫn và Thiêm từ đó chỉ ra
những điểm thành cơng và hạn chế của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật,
đặc biệt là Thiêm. Và tác giả đã cho rằng: “Tính cách của họ càng được bộc
lộ rõ nét qua tình yêu của họ. Phan Tứ muốn ca ngợi tình yêu của họ như
“một tình yêu trong một anh hùng ca”. Quả thật, chúng ta bắt gặp ở đây sự
gắn quyện hòa vào nhau rất hài hịa giữa tình u và lý tưởng Cách Mạng,
yếu tố này trở thành động lực thúc đẩy yếu tố kia. Tình yêu của họ giúp mỗi
người sống đúng hơn, đẹp hơn để xứng đáng với người mình u. Ở đây
khơng có mâu thuẫn giữa tình u và lý tưởng.” [22, tr.262-263]. Mặt khác,
theo tác giả về văn phong, ngơn ngữ Phan Tứ có ưu điểm khá rõ “Anh viết
trơn, trôi chảy. Anh thành thạo tiếng địa phương, và dùng tiếng địa phương,
đặc biệt là cách nói địa phương nhiều chỗ đạt. Đọc nhiều trang đối thoại, ta
có cảm giác đang đứng trước một người miền Nam Trung Bộ, và tai nghe
chính người ấy nói chứ khơng phải người vùng khác. Anh cũng sử dụng vừa
phải những câu ca dao tục ngữ có chọn lọc làm cho câu nói có sức sống và
giàu chất triết lý dân gian.”[22, tr.268-269].
Trong “Phan Tứ từ Về làng đến Mẫn và tôi”, nhà nghiên cứu Lê Thị
Đức Hạnh đã giúp người đọc nhìn lại một cách khái quát và cụ thể q trình
tự vượt lên chính mình trong trong các sáng tác của Phan Tứ. Càng về sau các
tác phẩm của anh càng có sức hấp dẫn từ cách xây dựng nhân vật, bố cục, lời

văn, ngôn ngữ. Kết thúc bài viết tác giả cho rằng “bằng các sáng tác của
mình, đặc biệt là “Mẫn và tơi”, Phan Tứ đã có đóng góp đáng quý cho nền


5

văn học cách mạng miền Nam. Với sức viết luôn ln tự vượt mình, người đọc
cịn hi vọng nhiều hơn ở anh.” [22, tr.307].
Năm 2002, trong bài viết giới thiệu bộ sách Phan Tứ toàn tập, do Nhà
xuất bản Văn học ấn hành, khi đề cập đến tiểu thuyết Mẫn và Tôi, Mai Hương
một lần nữa khẳng định: “Cuốn tiểu thuyết dày dặn này đã tạo được tiếng
vang lớn và thực sự hấp dẫn đối với nhiều thế hệ công chúng…Với những
thành cơng đặc sắc của nó,“Mẫn và Tơi” đã chứng tỏ một bước tự vượt mình
rất lớn của Phan Tứ, xét trên nhiều phương diện: tầm khái quát tư tưởng, quy
mô phản ánh hiện thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tiểu
thuyết..” [14, tr 21].
Tuy vậy, khi nhìn lại một số các bài nghiên cứu trên đây chúng ta có thể
thấy được mỗi bài viết đã phát hiện một vài khía cạnh thành cơng của tác phẩm
Mẫn và Tơi, nhưng chưa có bài viết nào tập trung đi sâu trực tiếp nghiên cứu
nghệ thuật tự sự -như một thành cơng đặc sắc của cuốn tiểu thuyết này.
Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của người đi trước, luận văn sẽ cố
gắng tiếp cận nghệ thuật tự sự của Phan Tứ qua tiểu thuyết Mẫn và tơi để phát
hiện thêm đóng góp của nhà văn vào tiến trình phát triển của nền văn xi
hiện đại nước ta trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1955-1975).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu nghệ thuật tự sự của Phan Tứ qua
hình tượng nhân vật người trần thuật, qua kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn ở tiểu thuyết Mẫn và tơi được in trong cuốn Phan Tứ

tồn tập (tập 2) do Mai Hương sưu tầm-biên soạn và giới thiệu (Nxb Văn
học, Hà Nội, 2002), và có đề cập ít nhiều đến các tác phẩm khác khi cần thiết
so sánh.


6

4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp tự sự học và thi pháp học luận văn sử dụng phối
hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này gắn cảm hứng, nội dung của
tác phẩm với bối cảnh lịch sử ra đời để cảm nhận đúng thế giới nghệ thuật qua
ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật của tác phẩm.
- Phương pháp hệ thống, cấu trúc: Phương pháp này giúp người viết
nhìn nhận các khía cạnh trong tác phẩm là một yếu tố, một cấu trúc trong
chỉnh thể nghiên cứu để chỉ ra những nét đặc sắc của tác phẩm.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Đây sẽ là phương pháp
chủ yếu để người viết phát hiện những phương diện cơ bản về nghệ thuật tự
sự của nhà văn Phan Tứ qua tác phẩm. Từ đó, luận văn có thể đánh giá những
thành tựu và sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học Việt Nam.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu (đồng đại và lịch đại): Phương pháp
này giúp người viết chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về nghệ thuật tự
sự của Phan Tứ trong tiểu thuyết Mẫn và tôi so với các tiểu thuyết khác của
nhà văn cũng như so với các nhà văn khác cùng thời.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Luận văn là sự kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà
nghiên cứu đi trước đồng thời là sự vận dụng lý thuyết tự sự học vào việc
nghiên cứu, khảo sát một tác phẩm cụ thể; qua đó nhằm phát hiện những nét
đặc sắc trong nghệ thuật tự sự, một đóng góp nổi bật của nhà văn.
5.2. Việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn hi vọng mang

lại cho người đọc yêu thích văn chương Phan Tứ một cái nhìn đầy đủ hơn về
tác giả; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu và
giảng dạy về văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung và văn học địa phương xứ
Quảng nói riêng.


7

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần nội
dung gồm 3 chương:
Chương 1: Nhà văn Phan Tứ và tiểu thuyết “Mẫn và tơi”
Chương 2: Nghệ thuật tự sự thơng qua hình tượng nhân vật người trần
thuật.
Chương 3: Nghệ thuật tự sự thông qua kết cấu, ngôn ngữ và giọng
điệu.
***


8

CHƯƠNG 1
NHÀ VĂN PHAN TỨ VÀ TIỂU THUYẾT MẪN VÀ TÔI
1.1. Khái lược về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Phan Tứ
1.1.1. Cuộc đời của một nhà văn – chiến sĩ
Nhà văn Phan Tứ, tên khai sinh là Lê Khâm, sinh ngày 20 tháng 12 năm
1930 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tuy vậy, suốt thời niên thiếu
sống ở quê cha tại xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam và cả
cuộc đời ông dù đi nơi đâu cũng ln gắn bó máu thịt với q nhà.
Phan Tứ xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách

mạng. Ông là cháu ngoại của cụ Phan Châu Trinh, một người con ưu tú của
quê hương Quảng Nam, một chí sĩ yêu nước tiêu biểu, một bậc thức giả của
dân tộc hồi đầu thế kỷ XX. Ông nội là cụ Lê Tự, đỗ cử nhân nhưng khơng
theo con đường làm quan mà tích cực tham gia hoạt động phong trào Duy
Tân. Thân phụ của ông là cố giáo sư Lê Ấm (1897-1976), một nhà giáo nổi
tiếng và rất có trách nhiệm với nghề nghiệp. Cụ từng là đốc học ở trường
Quốc học Huế. Thân mẫu của ông là bà Phan Thị Châu Liên (1901-?), tục gọi
là cô Đậu, vốn là con gái đầu của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh.
Phan Tứ là con thứ tư và là con trai duy nhất trong gia đình, các chị của
nhà văn cũng đều sớm giác ngộ và tham gia cách mạng. Chính hồn cảnh ấy
đã tác động đến cuộc đời và sự lựa chọn của nhà văn cho lẽ sống của cuộc đời
mình.
Lê Khâm đã tiếp xúc rất sớm với lý tưởng cách mạng. Năm 15 tuổi ông
đã tham gia vào đội xung phong tuyên truyền làm liên lạc vận chuyển tài liệu
và báo chí bí mật cho Việt Minh của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Cách
mạng tháng Tám (1945) bùng nổ, ông đã tham gia cướp chính quyền ỏ quê


9

nhà. Cũng từ trong nguồn ánh sáng ấy, Lê Khâm đã từ trải nghiệm cuộc đời
chiến sĩ thực sự rồi đến với con đường sáng tác văn học.
Năm 1950 ông nhập ngũ tại Hà Tĩnh, học trường Lục quân Trần Quốc
Tuấn phân hiệu Trung Bộ (Cồn Kênh, Thọ Xuân, Nông Cống, Như Xuân,
Thanh Hóa). Cuối năm 1951, sau khi tốt nghiệp, ơng được phân cơng theo đội
qn tình nguyện Việt Nam sang chiến đấu ở chiến trường Hạ Lào.
Sau hiệp định Giơnevơ, tháng 11 năm 1954, Lê Khâm tập kết ra Bắc.
Vốn khát khao tri thức, tháng 8 năm 1958 ông theo học khoa Ngữ văn trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội. Những năm tháng này, với vốn sống và kiến thức
văn chương đã tích lũy được, với bút danh Lê Khâm, Phan Tứ đã cho ra đời

truyện dài đầu tay Bên kia biên giới (1958), và chỉ hai năm sau là tiểu thuyết
Trước giờ nổ súng (1960) tiếp nối mảng đề tài cuộc chiến đấu của bộ đội tình
nguyện Việt Nam trên đất bạn Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà
bản thân tác giả đã từng là người trong cuộc. Cả hai quyển sách được người
đọc và giới nghiên cứu đón nhận, và ơng trở thành một nhà văn tên tuổi ngay
từ thời bấy giờ khi mới 30 tuổi.
Năm 1961, sau khi tốt nghiệp đại học, Phan Tứ tiếp tục viết văn làm báo
trong quân đội. Trong hoàn cảnh nước nhà bị chia cắt hồi bấy giờ, cũng như
bao nhiêu người con miền Nam khác, giữa năm 1961, ơng tình nguyện trở về
q hương trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ. Ông là phái viên tuyên
truyền khu ủy Liên khu V, ủy viên đảng đoàn Văn nghệ khu 5, tham gia phát
động phong trào quần chúng ở cơ sở. Phan Tứ lăn lộn với đủ công việc khác
nhau trên nhiều chiến trường, đặc biệt là chiến trường Trung Trung bộ. Vùng
đất quê hương mà Phan Tứ ln ln thương nhớ. Và có thể nói cũng chính
những năm tháng được sống và chiến đấu ở vùng đất này có một ý nghĩa hết
sức to lớn đối với đời sống và đời văn của Phan Tứ. Ông đã ghi lại một cách
cảm động và chân thực ý nghĩ của mình trong những năm tháng đầy gian khổ


10

hy sinh ấy: “Tơi khơng băn khoăn gì trước những khó khăn ấy, bởi thực tế
cách mạng miền Nam đang cuốn hút tôi hết sức dữ dội. Tôi đang sống lại
những năm tháng vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở ở Hạ Lào hồi chống
Pháp, nhưng sung sướng hơn trước nhiều là tôi đang hoạt động ngay trên đất
quê hương mà tôi luôn thương nhớ.” [23, tr.81-82]. Trong những năm tháng
này, Phan Tứ đã sống với tư cách là một chiến sĩ giải phóng thực sự bám thực
tế, bám phong trào, “trải đời”, “trải đạn”, với quần chúng nhân dân địa
phương từ đồng bào người Thượng ở vùng núi cao hiểm trở đến đồng bào
người Kinh ở đồng bằng. Và một khi đã sống thực sự là một chiến sĩ, Phan Tứ

với tư chất của một nhà văn đã không quên ghi lại những năm tháng hào hùng
này bằng những tác phẩm phản ánh thật sinh động những thân phận, cuộc đời
của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên với khoảng thời gian ít ỏi nên lúc đầu
Phan Tứ chỉ kịp tranh thủ viết truyện ngắn, mặc dù nhà văn ln nung nấu
mình sẽ viết một cuốn tiểu thuyết dài hơi. Đứa con tinh thần trở dạ rất gấp rút
vào thời gian này với bút danh Phan Tứ được nhà văn gửi ra Bắc từ chiến
trường miền Nam nóng bỏng là tập truyện ngắn Về làng (1964). Tiểu thuyết
Gia đình má Bảy cũng được khởi thảo trong năm 1963 song phải đến năm
1968 mới hoàn chỉnh và xuất bản.
Tháng 6 năm 1966, Phan Tứ trở ra Bắc chữa bệnh do chấn thương cột
sống vì bị thương và hậu quả của những năm tháng lăn lộn ở chiến trường.
Ơng cịn bị ảnh hưởng nặng của chất độc màu da cam và bom Napan. Trở ra
Bắc với bệnh tật mang trong mình những dư âm thắng lợi của Gia đình má
Bảy và hơn hết là hiện thực những năm tháng chiến đấu ở chiến trường Trung
Trung bộ vẫn còn ngồn ngộn nên Phan Tứ tiếp tục viết cuốn tiểu thuyết Mẫn
và tôi (1972) dày dặn và bề thế hơn. Trong thời gian này, ông công tác tại Hội
Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, sau đó giữ chức quyền Tổng biên


11

tập Nhà xuất bản Giải phóng. Năm 1970, ơng được kết nạp làm hội viên Hội
Nhà văn Việt Nam.
Đầu năm 1974, Phan Tứ trở lại chiến trường miền Nam kịp góp phần vào
cuộc tổng tiến cơng 1975 và đặc biệt là giải phóng quê hương Quảng Nam –
Đà Nẵng (29-3-1975). Thời gian này nhà văn làm việc cật lực song lại rất khí
thế và say sưa. Khi Đà Nẵng được giải phóng ơng đã hối hả viết tùy bút Khi
cuộc sống vượt xa mơ ước. Hàng loạt bút kí, phóng sự phản ánh kịp thời tình
hình, khơng khí sơi động của đất nước những ngày đầu giải phóng.
Ơng được về sinh sống và làm việc tại quê hương Quảng Nam – Đà

Nẵng. Từ năm 1975 đến 1988, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong
Hội Nhà văn cũng như Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng và
vẫn không quên nung nấu viết một tiểu thuyết dài hơi trong đời văn của mình.
Phan Tứ đã “cố thu thập vốn sống trực tiếp và gián tiếp” và lần giở từng trang
ký ức để tiếp tục nuôi dưỡng cảm hứng sáng tác.
Tuy nhiên, do hậu quả của những năm tháng gian khổ trong chiến tranh
đã để lại những di chứng nặng nề cho nhà văn. Khoảng thời gian từ năm 1993
đến tháng 4 năm 1995, ông phải nằm viện chữa bệnh với bao khó khăn cả về
vật chất lẫn tinh thần. Với nghị lực phi thường có lúc ơng phải viết những
trang bản thảo ngay trên giường bệnh nhưng Phan Tứ vẫn tiếp tục hoàn thành
bộ tiểu thuyết Người cùng quê đến hết tập 3, với gần hai nghìn trang sách.
Phan Tứ ra đi ngày 17 tháng 4 năm 1995 để lại bao nuối tiếc cho gia
đình, bạn bè và những độc giả yêu thích những sáng tác của ông. Trong buổi
tiễn đưa nhà văn ngày ấy, người ta vẫn nhắc mãi đến một vịng hoa có tên
Mẫn và tơi sống mãi của những con người bình dị nhất. Đó là vịng hoa của
một thầy giáo cũ ở miền núi, một cô bán bánh mỳ, một chị thợ dệt... Họ là
những độc giả đã từng đọc tác phẩm của ơng. Chiếc vịng hoa đầy ý nghĩa đó
là biểu hiện của một niềm thương tiếc không nguôi, và cũng là minh chứng


12

cho sự nghiệp văn chương của Phan Tứ sẽ còn mãi với cuộc đời này. Và nhà
văn của chúng ta cũng sẽ sống mãi như cái cách những tác phẩm của ơng
sống mãi trong lịng bạn đọc.
Có thể nói rằng, Phan Tứ là tấm gương sáng tiêu biểu của lớp nhà văn
chiến sĩ. Cả cuộc đời ông, sự nghiệp văn chương của ơng ánh lên vẻ đẹp trong
sáng của lí tưởng mà ông đã giành cả đời để đeo đuổi đến cùng. Những năm
tháng cuối đời chiến đấu với bệnh tật càng cho chúng ta thấy Phan Tứ là nhà
văn đầy nghị lực. Ơng ln cháy hết mình cho cuộc sống đến tận giây phút

cuối cùng. Những đóng góp của nhà văn cho nền văn học cách mạng nói riêng
và nền văn học Việt Nam nói chung là khơng nhỏ. Những đóng góp ấy đã
được ghi nhận xứng đáng khi ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh năm 2000. Và giải thưởng ấy càng xứng đáng hơn khi 16 năm sau
khi ơng mất bộ nhật kí Từ chiến trường khu V đã được ra mắt vào ngày 26
tháng 7 năm 2011. Đó là 70.000 trang nhật kí của Phan Tứ ghi chép ở chiến
trường được chọn lọc cơ đọng lại trong 3 tập sách với 2500 trang.
Nhìn lại cuộc đời của Phan Tứ, có thể nói rằng, ông là một trong những
tấm gương tiêu biểu nhất cho thế hệ nhà văn – chiến sĩ trên văn đàn Việt
Nam. Sự nghiệp của nhà văn Phan Tứ là một biểu hiện sống động nhất của
loại hình nhà văn này, trong nền văn học hiện đại nước ta ở thế kỷ XX- một
thế kỷ chiến tranh và bão táp cách mạng.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương
1.1.2.1. Quan niệm sáng tác
Những thế hệ nhà văn trong kháng chiến thuộc lớp nhà văn - chiến sĩ
ln xác định cho mình một cách sống: “Sống thực sự vào cuộc, làm một
chiến sĩ thực sự, tham gia hết mình trong cuộc sống như bất cứ người chiến sĩ
nào, không làm nhà văn chuyên ghi chép và quan sát, đứng bên cạnh, đứng
ngồi.”(Ngun Ngọc). Nguyễn Đình Thi đã từng tâm niệm: “Mình sẽ trở lại


13

cầm bút khi nào cầm bút thực sự cần thiết và có ích như cầm súng”. Hay như
Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám cũng đã quan niệm “Sống đã rồi hãy
viết, hãy hịa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”. Với quan niệm sống
của cả một thế hệ như thế nên Phan Tứ trong trang đầu tiên của cuốn nhật kí
đã viết rằng: “Mai sau, nếu đến một lúc tôi cảm thấy chùn chân không dám
lao vào chỗ khó khăn nhất của cuộc sống, cảm thấy muốn đứng ngồi rìa để
quan sát lạnh lùng hơn là sắn tay áo để góp phần cơng sức của mình xây

dựng cuộc sống, nếu đến một lúc nào đó tơi bắt đầu hoài nghi hai chữ hi sinh,
bắt đầu cho phép mình dễ dãi trong sáng tác văn học tơi sẽ vất bút đi khơng
viết nữa, vì những câu tơi viết ra sẽ mất sức sống, lạc hậu và giả tạo”. Từ
quan niệm về một nhà văn chiến sĩ như vậy nên trong 37 năm sáng tác văn
chương của mình, nhà văn luôn tâm niệm sáng tác văn chương là “phải tắm
mình trong cuộc sống”, “vừa chung tay xây dựng nó, vừa rèn giũa mình, chắt
chiu gạn lọc mỗi ngày đêm lấy vài nét độc đáo của nó, khơng ngừng suy nghĩ
và cảm xúc về nó, nghiền ngẫm tìm cách tái hiện nó” như có lần Phan Tứ đã
từng nói. Đúng vậy, nhà văn đã thực sự “tắm mình” bằng những năm tháng
xơng pha ngồi chiến trường, tiếp xúc tìm hiểu nhiều lớp người, nhiều thế hệ,
nhiều tình huống để rồi ghi chép cẩn thận làm tư liệu sống cho những đứa con
đang thai nghén của mình. Nói như Đặng Tiến một Việt kiều ở Pháp trong
một bài báo in ở Pháp thì: “Lịch sử đã cung cấp cho Phan Tứ một cốt truyện
mà khơng một bộ óc cá nhân nào có thể tưởng tượng ra nổi”. Từ những nguồn
tư liệu sống quý giá có được nhà văn khi đối diện với trang giấy đã chắt lọc,
chọn lựa những chi tiết đắt nhất, độc đáo nhất để tái hiện lại trên trang viết
của mình. Đọc những trang viết của Phan Tứ ta luôn cảm nhận được một điều
viết văn đối với ông không chỉ là sự bộc lộ tình cảm, niềm say mê văn chương
mà còn là sự thể nghiệm những nhận thức, suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề
cấp bách của cuộc sống đang đặt ra cho chính mình và rộng hơn cho cả dân


14

tộc.(Theo diễn đạt của Lê Thị Đức Hạnh). Với tư cách là một nhà văn của nền
văn học cách mạng Phan Tứ ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình. Nhà văn
chiến sĩ đánh giặc khơng chỉ bằng “vũ khí của tiếng nói” mà ngịi bút của
mình phải nhanh nhạy, xông xáo nắm bắt các chuyển động của thời cuộc. Bởi
nếu nhà văn chiến sĩ thiếu đi một tinh thần mạnh dạn tiến cơng đón đầu thì cái
hiện thực vĩ đại của chiến tranh nhân dân sẽ trôi đi mất. Và thật đáng xấu hổ

nếu nhà văn của nền văn học cách mạng ấy đã dấn thân mà lại không có lấy
một tác phẩm tương xứng với các biến chuyển lớn của cách mạng.
Những quan niệm sống, quan niệm về nhà văn chiến sĩ cũng như quan
niệm về văn chương ấy đã chi phối tồn bộ xun suốt q trình sáng tác của
Phan Tứ. Mỗi chặng đường sáng tác nhà văn đều có cách khai thác riêng
nhưng chung quy lại với tư cách là nhà văn - chiến sĩ tiêu biểu, ơng đã gắn bó
và đi đến cùng với đề tài chiến tranh cách mạng. Đó là đề tài được nhà văn
trung thành khai thác xuyên suốt các sáng tác của mình từ truyện ngắn đầu tay
Một ngày bên đồn địch (1957) cho đến tiểu thuyết cuối cùng còn dang dở
Người cùng quê và bộ nhật kí Từ chiến trường khu 5 xuất bản sau khi nhà văn
qua đời. Và hơn nữa mỗi giai đoạn sáng tác của Phan Tứ đều ấm nóng khơng
khí của lịch sử, đánh dấu từng chặng đường phát triển thăng trầm của công
cuộc cách mạng.
Mặt khác, cũng do sống hết mình với thực tiễn đấu tranh cách mạng,
trong quan niệm nghệ thuật của Phan Tứ về hiện thực cũng có những suy nghĩ
và cách thể hiện riêng đầy bản lĩnh, khác với dòng chảy sử thi quen thuộc của
văn xuôi nước ta khi viết về hai cuộc chiến tranh.
Cũng trong “Tập bản thảo ấy”, ngay khi trở lại chiến trường, nhà văn đã
từng tâm sự:
“Trong gần 7 năm ở miền Bắc, tơi ln ln hình dung miền Nam là một
kho thuốc súng đang đợi châm ngịi, chỉ cần một mồi lửa dí vào là Mỹ - ngụy


15

tan xác ngay. Thế nhưng sau nhiều tháng đi phát động quần chúng ở miền núi
cũng như đồng bằng khu năm, tôi thấy thực tế không đơn giản như thế. Số lớn
nhân dân ta căm ghét địch, nhưng khơng ít người thấy địch quá mạnh và ta
quá yếu, chưa tin cách mạng thắng nổi Mỹ - ngụy. Cũng khơng ít cán bộ và
bộ đội ta từ lạc quan tếu ngả sang bi quan khi nhân dân bị kìm kẹp quá đánh

mõ la làng không ngớt…Nhiều truyện và ký từ miền Nam gửi ra Bắc được in
và phát thanh trên đài, đã phản ánh rất đúng đắn những gương hy sinh dũng
cảm của đồng chí đồng bào ta ở miền Nam, gây xúc động mạnh mẽ trong cả
nước và trên thế giới. Mặc dù vậy, tơi vẫn nghĩ rằng nên có những bài viết về
một mặt khác của hiện thực: quá trình vươn tới chủ nghĩa anh hùng cách
mạng của những con người bình thường và cả nhưng người lạc hậu nữa”
[23, tr.83, 84]. Và, ngay từ lúc bấy giờ, Phan Tứ đã khẳng định rằng: “cần sửa
đổi cách nhìn quá đơn giản đối với thực tế miền Nam, cũng như đối với việc
sáng tác về miền Nam”, theo ông “bức tranh hiện thực cần cả màu sáng lẫn
màu tối, bản nhạc cần cả nốt thanh lẫn nốt trầm” [23, tr.86].
Quan niệm như vậy về cách nhìn và cách phản ảnh hiện thực vào trong
tác phẩm văn học, thiết nghĩ cũng rất cần thiết cho cả người viết hôm nay,
1.1.2.2 Những chặng đường sáng tác.
Nhìn một cách khái lược, hành trình gần bốn mươi năm sáng tác của
Phan Tứ trải qua hai chặng đường như sau:
- Chặng đường gắn với bút danh Lê Khâm (từ 1954 đến 1960).
Có thể coi đây là những năm tháng Phan Tứ từ thể nghiệm đến xuất
hiện và khẳng dịnh vị trí của mình trên văn đàn.
Đang học khoa văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, với chất liệu của
những năm tháng tham gia chiến trận ở chiến trường Hạ Lào và niềm yêu
thích được cầm bút, Phan Tứ lấy bút danh bằng tên khai sinh Lê Khâm, đã
cho ra mắt một truyện ngắn đầu tay Một ngày bên đồn địch (1957), nói lên


16

lịng u nước của nhân dân Lào và tình cảm khăng khít giữa quân dân Lào
Việt. Truyện ngắn đã gây được sự chú ý của bạn đọc. Nhưng phải đến truyện
dài đầu tay Bên kia biên giới (1958) thì độc giả miền Bắc mới thực sự nhớ
đến tên Lê Khâm. Câu chuyện xoay xung quanh hoạt động của Trung đội B 8

bộ đội tình nguyện Việt Nam trên đất Lào trong thời kì kháng chiến chống
thực dân Pháp. Tác phẩm đã tái hiện sâu sắc và cảm động cuộc chiến đấu vô
cùng gian khổ và quả cảm của trung đội B 8. Ở “bên kia biên giới” của tổ
quốc, họ đã trải qua những thiếu thốn, gian khổ vô cùng về vật chất và cả
trang thiết bị. Nhưng thử thách lớn nhất họ phải vượt qua là những thủ đoạn,
âm mưu chia rẽ hiềm khích thâm độc, quỷ quyệt của thực dân Pháp. Một mặt
chúng quản lí, cấm đốn dân Lào khơng được vào rừng liên hệ với Ítxala và
Việt Minh, mặt khác chúng ra sức xuyên tạc, ly gián bộ đội Việt Minh với
quân Ítxala và đồng bào Lào. Dù vậy, những người lính tình nguyện Việt
Nam vẫn vượt qua tất cả tìm mọi cách bám sát, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhân
dân các bộ tộc Lào để cảm hóa và giác ngộ quần chúng. Đồng thời, bộ đội
Việt Nam còn giúp lực lượng kháng chiến Lào huấn luyện quân đội, gây dựng
phong trào cách mạng, phát động chiến tranh du kích, lập làng kháng chiến.
Tác phẩm đã làm sáng tỏ q trình nhen nhóm, gây dựng và phát triển đầy
khó khăn, vất vả nhưng tất thắng của qn đội Ítxala và phong trào cách mạng
Lào. Thành cơng đáng kể của tác phẩm là đã xây dựng được một cách trung
thực hình ảnh những người lính tình nguyện Việt Nam và quân cách mạng
Lào với một cảm quan hiện thực sắc sảo và có chiều sâu. Qua tác phẩm tác
giả đã đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: bản chất cách mạng của
quân đội cách mạng Việt Nam và Lào, tinh thần đoàn kết hai dân tộc Lào Việt
trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Tác phẩm là một đóng góp có giá
trị vào sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam.
Đến năm 1960, Lê Khâm tiếp tục cho ra mắt độc giả tiểu thuyết Trước


17

giờ nổ súng. Tác phẩm tiếp nối mảng đề tài vốn quen thuộc của tác giả, ấy là
cuộc chiến đấu của đội quân tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Lào trong
những năm kháng chiến chống Pháp. Câu chuyện xảy ra năm 1952 xoay xung

quanh một tiểu đội chuẩn chiến CC3 gồm 8 người. Trong đó 7 thành viên là
tình nguyện quân Việt Nam, chỉ có một Văn Thon là đại đội trưởng trinh sát
của bộ đội giải phóng Lào cùng đi để rút kinh nghiệm. Đội CC3 được giao
nhiệm vụ quan trọng: đi trinh sát, lập kế hoạch để chuẩn bị đánh đồn Pà Thạc.
Để hoàn thành được nhiệm vụ đội CC3 đã phải vượt qua muôn vàn thử thách,
gian nguy, hi sinh, tổn thất. Bảy trong tám người của tiểu đội trinh sát phải
nằm lại rải rác trên đường về. Chỉ cịn lại một mình Văn Thon với chút tàn lực
cuối cùng mang bản báo cáo vạch lá, rẽ rừng cố lết về phía mặt trận. Cuối
cùng bản báo cáo cũng được chuyển về mặt trận trước giờ nổ súng mở chiến
dịch, góp phần quyết định vào chiến thắng của quân đội Việt Lào trên chiến
trường Pà Thạc. Ngọn bút của tác giả đã không né tránh những mặt hy sinh,
tổn thất trong chiến tranh, nhưng cũng chính từ đó, với cảm quan hiện thực
của mình, nhà văn đã làm nổi bật từ tác phẩm những vấn đề có ý nghĩa: phẩm
chất cách mạng, anh hùng của những người chiến sĩ Việt – Lào, tinh thần
quốc tế vô sản cao đẹp giữa hai dân tộc Lào Việt và hiện thực cuộc kháng
chiến anh hùng đầy bi tráng của cách mạng Lào những năm năm mươi. Mặt
khác, cũng như Bên kia biên giới trong Trước giờ nổ súng, tác giả khơng chỉ
biểu dương ngợi ca một chiều, mà cịn sớm phát hiện, phê phán lên án cả
những mặt tiêu cực, thối hóa. Tác phẩm là một thành cơng của Lê Khâm,
đồng thời nó cũng được xem là một trong mấy cái mốc nổi bật của tiểu thuyết
năm 1960, năm được mùa của thể loại tiểu thuyết kể từ khi hịa bình lập lại.
Có thể nhận thấy bộ ba tác phẩm ở giai đoạn này cùng khai thác một đề
tài: viết về quân tình nguyện Việt Nam ở chiến trường Hạ Lào. Tuy nhiên mỗi
tác phẩm lại có một cách thể hiện riêng và một độ sâu riêng, tác giả không tự


18

lặp lại mình. Trước Lê Khâm chưa có những tác phẩm văn xi viết về đề tài
này. Đóng góp ấy đã tạo ra một “vùng thẩm mỹ” riêng, khẳng định vị trí của

Lê Khâm trên văn đàn.
- Chặng đường gắn với bút danh Phan Tứ (từ 1964 đến 1995).
Từ năm 1960 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời, cách
mạng miền Nam bước vào cao trào đồng khởi. Do yêu cầu của chiến trường,
trên mặt trận văn học - nghệ thuật, nhiều nhà văn vốn là con em của miền
Nam đã tập kết ra Bắc sau bao năm mong đợi, lại trở về với bút danh mới.
Nguyễn Ngọc Tấn lấy bút danh là Nguyễn Thi, Nguyễn Văn Bổng bút danh là
Trần Hiếu Minh, Nguyên Ngọc với bút danh là Nguyễn Trung Thành, Bùi
Đức Ái bút danh là Anh Đức…Lê Khâm là một trong những nhà văn trở về
quê hương sớm nhất với bút danh Phan Tứ.
Về làng là tập truyện ngắn mở đầu cho giai đoạn sáng tác này của nhà
văn. Mười ba truyện ngắn trong tập truyện này được viết ngay tại chiến
trường khu Năm sau ngày trở về. Do điều kiện in ấn khó khăn, từng truyện
viết xong tác giả gửi về khu, rồi sau đó theo đường giao liên được chuyển ra
Bắc. Lần lượt các truyện được đăng báo, phát trên đài ở Hà Nội, với bút danh
Phan Tứ “từ miền Nam gửi ra”. Cuối năm 1964 các mẩu truyện rời được tập
hợp lại, do nhà xuất bản Văn học ấn hành thành sách.
Bối cảnh của truyện là những năm tháng từ 1954 đến 1960 ở Liên khu V
với tình thế giằng co ác liệt giữa nhân dân ta với quân thù. Địch đã khủng bố
nhân dân qua hàng loạt các vụ tố cộng đẫm máu, qua hàng loạt các “ấp chiến
lược” – trại giam trá hình... Mặc dù, trật tự sắp xếp các truyện không theo ý
đồ nghệ thuật của nhà văn nhưng tổng hợp lại người đọc cũng nhận ra được
quá trình phát triển của cách mạng miền Nam. Mười ba truyện ngắn gắn bó
với nhau như một bộ ảnh liên hồn, khoảng trống giữa các ảnh là những chỗ
phải giữ bí mật. Bộ ảnh được bố trí từ thấp đến cao, mở đầu bằng Một buổi


19

chợ và kết thúc với Hai anh em. Với bút pháp hiện thực nhạy cảm và tỉnh táo

tác giả đã mơ tả, phân tích lại q trình chuyển biến giác ngộ cách mạng của
một số bộ phận quần chúng như ông Sần (Về làng), cô Cúc (Con đĩ), chị hai
Phước (Một buổi chợ), Bác Tám Sành (Lửa đêm),...Tuy chất lượng của các
truyện ngắn trong Về làng còn chưa đều song nó đã đánh dấu một bước tiến
mới trong q trình sáng tạo của nhà văn nói riêng và đồng thời, nó cũng đánh
dấu một bước phát triển của nền văn nghệ giải phóng miền Nam nói chung.
Tập truyện là một trong những đóa hoa đầu mùa của nền văn xi cách mạng
miền Nam còn non trẻ.
Sau tập truyện ngắn Về làng, nhà văn cho ra mắt tiểu thuyết Gia đình má
Bảy. Tác phẩm được nhà văn khởi thảo trong năm 1962 khi nhà văn vẫn còn
đang ở chiến trường miền Nam và hồn tất xuất bản năm 1968 khi ơng đã trở
ra lại miền Bắc để chữa bệnh. Gia đình má Bảy được viết trong một hoàn
cảnh hết sức đặc biệt đúng với cái cách mà nhà văn trong chiến đấu phải viết
tận dụng tranh thủ từng giờ từng phút để viết. Phan Tứ vừa làm nhiệm vụ
canh kho thóc cho huyện ủy Tam Kỳ bằng cách giật dây khua những lon sữa
bị chống sự “tấn cơng” của chim, chuột, sóc, gà rừng… vừa viết những trang
bản thảo đầu tiên. Cung cách của một nhà văn chiến sĩ được bộc lộ rõ. Nhà
văn khi sáng tạo vẫn không quên nhiệm vụ của một người chiến sĩ vì sự
nghiệp cách mạng. Những năm tháng trước và sau Đồng Khởi của những năm
1961-1962 đã được Phan Tứ ghi dấu trong tiểu thuyết Gia đình má Bảy. Nếu
như Về làng tập trung vào khối quần chúng trung gian và quá trình giác ngộ
của họ thì Gia đình má Bảy lại hướng vào khối quần chúng cách mạng đã
được giác ngộ. Qua tác phẩm nhà văn muốn khắc họa rõ nét số phận của
người nông dân thông qua đấu tranh đang làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống.
Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng của má Bảy và các con của mình.Với
quá trình diễn biến tư tưởng và hành động của các nhân vật, nhà văn đã tái


20


hiện chân thật và sinh động phong trào đồng khởi của xã Kỳ Bường – một xã
nhỏ của khu V kiên cường. Từ đó khái qt khá tồn diện bước chuyển đầy
gian khổ nhưng vĩ đại của cách mạng miền Nam sang thế tiến cơng. Gia đình
má Bảy ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của nền tiểu thuyết cách
mạng miền Nam.
Chất liệu hiện thực đầy sôi động của chiến trường quân khu V vẫn còn
đang đầy ắp và nóng hổi, Phan Tứ viết tiếp tiểu thuyết Mẫn và tơi (1972). Tác
phẩm tập trung xây dựng hai hình tượng người anh hùng trẻ tuổi của cách
mạng miền Nam và đằng sau đó là hình ảnh của những con người dân làng Cá
cũng như cái chân trời rộng lớn của phong trào cách mạng của những năm
1965. Mẫn và tơi có thể nói là một bước phát triển mới của nhà văn về nhiều
mặt. Đây cũng là một tác phẩm góp phần đánh dấu thành tựu của tiểu thuyết
nước ta trong những năm chống Mỹ, cứu nước.
Vào những năm 1963 Phan Tứ được phân công công tác tại một trạm tù
binh Mỹ. Những mảng hiện thực trong những năm tháng này đã được nhà văn
tái hiện trong cuốn tiểu thuyết viết dưới dạng nhật kí Trại S.T.18 (1974). Đây
là một tiểu thuyết với một đề tài mới mẻ, lần đầu tiên xây dựng thành công
nhân vật Mỹ không chỉ riêng đối với Phan Tứ mà ngay cả đối với nền văn
xuôi cách mạng miền Nam. Trại S.T.18 là trại tạm giam tù binh Mỹ nằm biệt
lập giữa rừng Trường Sơn. Nhà văn đã tập trung khai thác và khám phá quá
trình diễn biến tư tưởng khá chật vật để đi tới nhận thức được chân lý của hai
tên tù binh Mỹ Tôm và Sam. Đồng thời, thông qua hai thế giới nhân vật đối
lập: Những chiến sĩ giải phóng quân và những tên tù binh Mỹ, nhà văn đã tô
đậm chủ nghĩa nhân đạo cao cả, bản chất cách mạng trong sáng và vẻ đẹp đầy
sức cảm hóa của quân đội cách mạng Việt Nam với tù binh Mỹ. Những con
người với một chân lí giản dị mà cao cả: “Ta càng đổ máu thì càng khao khát
thêm bạn bớt thù, ta càng nắm chắc phần thắng thì càng đối xử cao thượng



×