Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghi nghiên cứu khả năng hấp thụ co của một số loài cây gỗ trồng xen trong mô hình nông lâm kết hợp tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––––

ĐỒNG VIỆT HUÂN

“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY GỖ TRỒNG XEN TRONG MƠ HÌNH NƠNG LÂM
KẾT HỢP TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

Chuyên ngành

: LÂM NGHIỆP

Khoa

: LÂM NGHIỆP

Khóa học

: 2010-2014

THÁI NGUYÊN - 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––––

ĐỒNG VIỆT HUÂN

“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA MỘT SỐ
LOÀI CÂY GỖ TRỒNG XEN TRONG MƠ HÌNH NƠNG LÂM
KẾT HỢP TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

Chuyên ngành

: LÂM NGHIỆP

Khoa

: LÂM NGHIỆP

Khóa học

: 2010-2014


Giáo viên hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN THANH TIẾN
2. Ths. NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG
Khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hồn
tồn trung thực, chưa cơng bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tơi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm !
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

TS. Nguyễn Thanh Tiến

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng Việt Huân

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


LỜI NĨI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một khâu vơ cùng quan trọng trong quá
trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến
thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó giúp sinh viên có
điều kiện củng cố, hồn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp
làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công
việc sau này.
Sau thời gian thực tập, đến nay luận văn của tơi đã hồn thành.
Có được kết quả như hôm nay, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy,cơ giáo khoa Lâm Nghiệp, các đồng nghiệp, các chú, các
anh và bà con nhân dân tại khu vực tôi thực tập. Đặc biệt là sự chỉ bảo,
giúp đỡ trực tiếp và tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Tiến và
thầy giáo Th.s Nguyễn Đăng Cường.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Nguyễn Thanh Tiến và thầy giáo Th.s Nguyễn Đăng Cường cùng
tồn thể thầy, cơ giáo khoa Lâm nghiệp, các bạn đồng nghiệp, các chú,
các anh và bà con nhân dân xã Tức Tranh nơi tôi tiến hành thực tập đã
giúp đỡ nhiệt tình để tơi hồn thành khóa luận này.
Do thời gian, trình độ bản thân có hạn nên khóa luận của tơi
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong sự góp ý của các thầy
cơ giáo và các bạn để khóa luận của tơi được hồn chỉnh./
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực tập

ĐỒNG VIỆT HUÂN


MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.3.1. Mục tiêu về lý luận .................................................................................. 3
1.3.2. Mục tiêu thực tiễn ................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Khái quát về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 4
2.1.2. Thị trường Carbon ................................................................................... 5
2.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của rừng .................................. 6
2.1.4. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 7
2.1.5. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 10
2.1.5. Nhận xét chung ..................................................................................... 14
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................. 15
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................ 15
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 17
2.2.3. Nhận xét và đánh giá chung .................................................................. 20
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 22
3.4.1. Cách tiếp cận ......................................................................................... 22



3.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 23
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28
4.1. Khái qt mơ hình Nơng lâm kết hợp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên ..................................................................................................... 28
4.1.1. Khái qt diện tích mơ hình NLKH .......................................................... 28
4.1.2. Khái quát tình hình sinh trưởng của một số lồi cây gỗ trồng xen trong
mơ hình Nơng lâm kết hợp.............................................................................. 29
4.2. Đặc điểm sinh khối của một số loài cây gỗ trồng trong mơ hình Nơng lâm
kết hợp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ....................... 33
4.2.1. Đặc điểm cấu trúc sinh khối tươi .......................................................... 33
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc sinh khối khô ............................................................ 34
4.3. Xác định lượng C tích lũy và CO2 hấp thụ của một số cây gỗ trồng xen
trong mơ hình Nơng lâm kết hợp .................................................................... 36
4.3.1. Hàm lượng C trong các mẫu đi phân tích ............................................. 36
4.3.2. Lượng C tích lũy của một số lồi cây gỗ trồng xen trong mơ hình Nông
lâm kết hợp ...................................................................................................... 37
4.3.3. Lượng CO2 hấp thụ của một số lồi cây gỗ trồng xen trong mơ hình
Nơng lâm kết hợp ............................................................................................ 39
4.4. Lượng giá giá trị môi trường hấp thụ CO2 của cây gỗ trồng xen trong mơ
hình Nơng lâm kết hợp .................................................................................... 41
Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Tồn tại.......................................................................................................42
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 44


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
BHYT
C

CDM
CIFOR
CO2
D1.3
HTX
Hvn
ICRAF
NLKH
OTC
REDD

SKK
SKT
USD
VND

Bảo hiểm y tế
Carbon
Clean Development Mechanism
Cơ chế phát triển sạch
Center for International Forestry Research
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế
Carbondioxit
Đường kính ngang ngực (cách mặt đất 1,3m)
Hợp tác xã
Chiều cao vút ngọn
International Centre for Research in Agroforestry
Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Nơng lâm kết hợp
Nơng lâm kết hợp
Ơ tiêu chuẩn

Reducing Emissions from Deforestation and Forest
Degradation
Giảm phát thải từ suy thối rừng và mất rừng
Sinh khối khơ
Sinh khối tươi
Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ
Đơn vị tiền tệ Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Sinh trưởng của một số lồi cây gỗ trồng xen trong mơ hình Nơng
lâm kết hợp .................................................................................... 29
Bảng 4.2. Bảng phân bố ND của một số lồi cây gỗ trồng xen trong mơ hình
Nơng lâm kết hợp .......................................................................... 30
Bảng 4.3. Quy luật tương quan ...................................................................... 32
Bảng 4.4. Cấu trúc sinh khối tươi của một số lồi cây gỗ trồng xen trong mơ
hình Nơng lâm kết hợp .................................................................. 33
Bảng 4.5. Cấu trúc sinh khối khô của một số lồi cây gỗ trồng xen trong mơ
hình Nơng lâm kết hợp .................................................................. 35
Bảng 4.6. Lượng C tích lũy của một số lồi cây gỗ trồng trong mơ hình Nông
lâm kết hợp……………………….................................................35
Bảng 4.7. Lượng CO2 hấp thụ của một số lồi cây gỗ trồng xen trong mơ hình
Nơng lâm kết hợp………………………..............................36
Bảng 4.8. Giá trị kinh tế hấp thụ CO2 của cây gỗ trồng xen trong mơ hình
Nơng lâm kết hợp .......................................................................... 41


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Hình bố trí ƠTC ............................................................................ 23
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố số cây theo D1.3 của một số lồi cây gỗ trồng

trong mơ hình Nơng lâm kết hợp .................................................. 31
Hình 4.2. Biểu đồ cấu trúc sinh khối tươi của một số loài cây gỗ trồng trong
mơ hình Nơng lâm kết hợp ............................................................ 34
Hình 4.3. Biểu đồ cấu trúc sinh khối khơ của một số lồi cây gỗ trồng xen
trong mơ hình Nơng lâm kết hợp .................................................. 36
Hình 4.4. Biểu đồ cấu trúc tích lũy carbon của một số lồi cây gỗ trồng xen
trong mơ hình Nơng kết hợp ......................................................... 38
Hình 4.5. Biểu đồ cấu trúc lượng CO2 hấp thụ của một số loài cây gỗ trồng
xen trong mơ hình Nơng lâm kết hợp ........................................... 40
Hình 4.6. Biểu đồ lượng hấp thụ CO2 trên mặt đất và dưới mặt đất của một
số loài cây gỗ trồng xen trong mơ hình Nơng lâm kết hợp .......... 40


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sự biến đổi khí hậu là chủ đề nóng bỏng hiện nay trên tồn cầu,
khơng chỉ các nhà khoa học mà các nhà chính trị, kinh tế và xã hội đều
quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các hoạt động của
con người như: Việc đốt cháy nhiên liệu, các hoạt động sản xuất cơng
nghiệp (khai thác khống sản, sản xuất hố chất,…), sản xuất nơng lâm
nghiệp (đốt nương, cháy rừng, chặt phá rừng…) và quản lý chất thải. Chính
các hoạt động này của con người đã thải vào môi trường các chất khí độc
hại (CO2, CH4, NOx, CFC…) gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và đó
cũng là ngun nhân chính dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu trong
những năm gần đây. Để giải quyết tận gốc vấn đề trên thì cần nhanh chóng
giảm lượng khí thải nhà kính và phát triển theo “Cơ chế phát triển sạch
CDM”. Vì vậy, các hệ sinh thái rừng và các phương thức canh tác Nơng
lâm nghiệp đóng vai trị quan trọng góp phần cải thiện và giảm tác động
xấu của biến đổi khí hậu.

Nghị định thư Kyoto với cơ chế phát triển sạch CDM mở ra cơ hội
cho các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận đầu tư từ các nước phát
triển để thực hiện các dự án lớn về Lâm nghiệp như (trồng rừng, phục hồi
rừng, quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo
hướng Nơng lâm kết hợp…) góp phần phát triển đất nước mình theo hướng
bền vững. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ lượng CO2 là một hướng nghiên
cứu mới cần được quan tâm và phát triển. Do vậy, đây cũng được xem là
hướng đi quan trọng đối với những nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam trong việc tiến tới xóa đói, giảm nghèo phát triển kinh tế từ những giá
trị thu được từ dịch vụ mơi trường rừng.
Chính vì vậy, nghiên cứu sự tích lũy Carbon của một số lồi cây gỗ
trong mơ hình Nơng lâm kết hợp để xác định giá trị kinh tế đối với chức
năng phịng hộ mơi trường sinh thái của rừng nói chung, cây rừng trong mơ
hình Nơng lâm kết hợp nói riêng là một hướng nghiên cứu cần được quan
tâm, trong đó tập trung vào nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của một số


2

lồi cây gỗ trồng xen trong mơ hình và chỉ ra vai trị của Nơng lâm kết hợp
trong tình hình biến đổi khí hậu tồn cầu và định hướng cho việc tiếp tục
phát triển Nông lâm kết hợp không chỉ về hiệu quả kinh tế mà cịn đóng góp
vào giá trị môi trường, cải thiện đất, giữ nước, hấp thụ và lưu giữ khí CO2
trong hệ thống, giảm khí gây hiệu ứng nhà kính và thay đổi khí hậu.
Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm kết hợp thế giới đã đánh giá, Nơng
lâm kết hợp có thể được coi là giải pháp tốt nhất để giảm sự nóng lên tồn
cầu, đồng thời giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên khả
năng hấp thụ CO2 của từng hệ thống, từng phương thức Nông lâm kết hợp
là bao nhiêu, nhất là trong điều kiện Việt Nam thì chưa được quan tâm.
Hơn nữa vấn đề thể chế hóa “Thương mại carbon” ở nước ta cịn chưa

chính thức được thơng qua, đồng thời hợp phần Nơng lâm kết hợp cịn
thiếu q nhiều cơ sở lý luận để xác lập cơ chế.
Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương, là một xã phát triển về nghề
trồng chè, dự án tưới tiêu thủy lợi vùng đồi của xã nhận hơn 4 tỷ đồng ngân
sách nhà nước xây dựng các cơng trình đập chứa nước, mơ hình “ChèRừng” cũng đóng vai trị quan trọng trong việc giữ nước, che bóng cho cây
chè. Với sự đóng góp của cây rừng đã tạo nên việc sử dụng đất khá bền
vững, nơng dân có thể kinh doanh dài ngày và có thu nhập ổn định. Bên
cạnh giá trị về kinh tế và ổn định về đất đai, mơ hình với cây rừng được
kinh doanh theo nhiều chu kỳ đã giúp cho việc hấp thụ và lưu giữ một
lượng carbon không hề nhỏ, và như vậy nó cịn có ý nghĩa làm giảm khí
gây hiệu ứng hiện nay. Vì vậy các mơ hình Nơng lâm kết hợp đưa vào thực
tiễn sản xuất đóng góp vai trị quan trọng nhằm nâng cao đời sống người
dân và giúp bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong bối cảnh đó, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra như sau:
+ Làm thế nào để lượng hoá được khả năng hấp thụ CO2 của các
loài cây gỗ trồng xen trong mơ hình Nơng lâm kết hợp khác nhau.
+ Định lượng cụ thể giá trị kinh tế của mơ hình gắn với chức năng
phịng hộ mơi trường sinh thái, hỗ trợ ra quyết định đề ra những chính
sách đầu tư hoặc làm cơ sở tính tốn hiệu quả kinh tế cho việc phát triển
mơ hình của người dân để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên.


3

Được sự thống nhất của Khoa Lâm Nghiệp, cùng với sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thanh Tiến và Ths. Nguyễn Đăng Cường, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của một số loài
cây gỗ trồng xen trong mơ hình Nơng lâm kết hợp tại xã Tức Tranh,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Nhằm cung cấp thêm những thơng tin khoa học về giá trị mơi trường
rừng của mơ hình Nơng lâm kết hợp nói chung và tại xã Tức Tranh, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu về lý luận
Góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc định lượng giá trị
môi trường của rừng trong hệ thống Nông lâm kết hợp tại xã Tức Tranh,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và định giá rừng Việt Nam
nói chung.
1.3.2. Mục tiêu thực tiễn
- Xác định được lượng CO2 hấp thụ ở một số lồi cây gỗ trồng trong mơ
hình Nơng lâm kết hợp tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được hướng dẫn phương pháp xác định lượng CO2 hấp thụ
ở một số loài cây gỗ trồng trong hệ thống mơ hình Nơng lâm kết hợp khu
vực nghiên cứu và ước tính giá trị mơi trường thơng qua CO2.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Tích lũy được kĩ năng học tập và quan sát, thực hành. Hiểu rõ các
hoạt động diễn biến sảy ra trong tự nhiên cũng như sự tác động của con
người vào tự nhiên. Được thực hành nghiên cứu khoa học, biết phân bổ
thời gian hợp lý để đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc, đồng thời là
cơ sở củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường để đi vào thực tế.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần xác định được khả năng hấp thụ CO2 của một số loài
cây gỗ trồng xen trong mơ hình Nơng lâm kết hợp, từ đó có thể làm tư liệu
tham khảo cho các cấp, các ngành và là cơ sở khoa học cho việc hình thành
các chính sách.


4


Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái quát về vấn đề nghiên cứu
Biến đổi khí hậu là tất yếu của sự nóng lên tồn cầu làm tất cả các
thành phần của môi trường sống như nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán,
ngập lụt, khí hậu thay đổi, nhiều loại bệnh tật xuất hiện ảnh hưởng xấu đến
đời sống của con người.
Với tầm quan trọng của các bể chứa carbon ở rừng nhiệt đới, trong
gần một thập niên qua, nhiều tổ chức trên thế giới đã có các nghiên cứu liên
quan đến sinh khối rừng và lượng carbon tích lũy trong các hệ sinh thái
rừng để đưa ra phương pháp luận hoặc các đề xuất về thể chế chính sách
trong việc bảo vệ các khu rừng nhiệt đới, sử dụng đất rừng bền vững vì giá
trị mơi trường trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế CIFOR (2007) đưa ra nhu
cầu nghiên cứu để theo dõi thay đổi che phủ rừng, bể chứa carbon và chính
sách để thực hiện chương trình REDD. Trung tâm Nơng lâm kết hợp thế
giới ICRAF (2007) đã phát triển các phương pháp dự báo nhanh lượng
carbon lưu giữ thông qua việc giám sát thay đổi sử dụng đất bằng phân tích
ảnh viễn thám, lập ô mẫu nghiên cứu sinh khối và ước tính lượng carbon
tích lũy. Các phương pháp này cần được kế thừa và xem xét áp dụng một
cách phù hợp hơn đối với các hệ sinh thái rừng của Việt Nam.
Ở Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh
về xác định sinh khối (biomass) và carbon tích lũy trong các hệ sinh thái
rừng tự nhiên, các mơ hình NLKH ở Việt Nam để làm cơ sở lượng giá dịch
vụ môi trường hấp thụ CO2 của các kiểu rừng, canh tác NLKH khác nhau.
Nghiên cứu của Trung tâm sinh thái rừng và môi trường thuộc Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã xác định trữ lượng carbon của thảm
tươi cây bụi, tương ứng với trạng thái rừng IA, IB, để cung cấp thông tin

nhằm xác định đường carbon cơ sở trong các dự án trồng rừng theo cơ chế
CDM. Việc xác định sinh khối tươi khô được thực hiện theo từng bộ phận
thân, cành và lá. Trữ lượng carbon được xác định thông qua sinh khối khô


5

của các bộ phận và hệ số chuyển đổi 0.5. Tuy nhiên nghiên cứu chấp nhận
lượng carbon lưu giữ được chuyển đổi theo hệ số, chưa được phân tích hàm
lượng trong từng bộ phận thực vật cụ thể.
2.1.2. Thị trường Carbon
Tháng 8 năm 2001 thị trường về mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà
kính đã được khai trương ở London. Tại thị trường này trước tiên có 06 loại
khí nhà kính sẽ được giao dịch trong đó quan trọng nhất là khí Carbon
dioxit (CO2). Đơn vị đó các loại hàng hóa khí thải nhà kính được tính theo
tấn khí CO2 và khối lượng quy đổi các loại khí khác. Hiện tại, khách hàng
tham gia thị trường Quốc tế tại London về chỉ tiêu phát thải gồm 34 tập
đoàn và hơn 6000 doanh nghiệp nhỏ. Trong đó 34 tập đồn Sell, Ford, Roll
– Royce, Dalkia và Dupont được xem là lớn hơn cả. Để tạo nguồn hàng ban
đầu, chính phủ Anh đã khuyến khích 34 tập đồn trên khí thải để đổi lại
khoản ưu đãi 215 triệu bảng Anh. Với khoản tiền này, 34 tập đoàn lớn đã
thiết lập mức giá khởi điểm cho một đơn vị khí thải là 53,37 bảng Anh.
Ngày 5/2/2010 chỉnh phủ Anh đã tổ chức bán đấu giá giấy phép carbon lần
thứ 9 với 4,4 triệu định mức xả thải châu Âu đã được bán ra mức 12,66
euro/tấn.
Tại New Zealand tháng 8/2009 đề án thương mại phát thải đã được
luật hóa và sử đổi vào tháng 11/2009.
Tháng 12/2009 Cơng ty cổ phần tài chính dầu khí Việt Nam đưa ra bán
đấu giá 350.000 CER từ dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành mở rộng dự
án phát triển sạch (dự án CDM 0125) đầu tiên được chứng nhận giam phát

thải.
Tháng 4/2010 Tokyo (Nhật Bản) đã khởi động chương trình bn
bán phát thải carbon. Trong chương trình này 1400 tổ chức chuyên sâu về
năng lượng và carbon của thành phố này phải đáp ứng mục tiêu giảm thải
ràng buộc về mặt pháp lý. Giai đoạn đầu của chương trình này kéo dài đến
năm 2014, trong thời gian đó các tổ chức tham gia phải cắt giảm khí thải
carbon ở mức 6%. Những cơng ty nào không tuân thủ theo các quy định
mới sẽ phải nộp phạt và bị chính phủ lên án, nhưng đơn vị nào hoạt động


6

trong hạn mức phát thải sẽ bị ra lệch cắt giảm phát thải 1,3 lần so với mức
ban đầu trong suốt giai đoạn đầu tiên của chương trình.
Theo nguồn tin từ Cơng ty phân tích thị trường Point Carbon có trụ
sở tại Na Uy cho thấy sự phát triển vượt bậc về quy mô và giá trị giao dịch
của thị trường Carbon. Năm 2005 giá trị giao dịch của thị trường tài chính
carbon đạt 10,908 tỷ USD với khối lượng giao dịch khoảng 718 tỷ tấn, năm
2006 đạt 31,235 tỷ USD với khối lượng 1,735 tỷ tấn, năm 2007 đạt đến
mức 64,035 tỷ USD cho 2,983 tỷ tấn và đến năm 2008 đã đến mức 126,345
tỷ USD cho mức giao dịch của 4,811 tỷ tấn. Năm 2009 do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nên giá trị giao dịch của thị trường
carbon giảm, với khối lượng 8,2 tỷ tấn khí thải CO2 đã được trao đổi trên
thị trường mua bán hạn ngạch khí thải thế giới với giá trị giao dịch khoảng
135 tỷ USD.
2.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của rừng
Từ các dịch vụ mơi trường mà những cộng đồng vùng cao có thể
được đền bù (hấp thụ carbon, bảo vệ vùng đầu nguồn và bảo tồn đa dạng
sinh học) thì cơ chế đền bù cho thị trường carbon là cao hơn cả, thậm chí
rừng carbon được xem là một đóng góp quan trọng trong giảm nghèo. Các

kế hoạch đền bù carbon hiện cũng đang tăng lên nhanh chóng chính vì vậy
Smith và Scherr cho rằng có tiềm năng sinh kế từ các dự án rừng carbon.
Khái niệm trao đổi carbon vẫn đang được tranh luận, nhiều nhóm
nghiên cứu mơi trường cho rằng đó chính là kẽ hở cho phép các nước
cơng nghiệp tiếp tục gây ơ nhiễm thay vì tiến hành những biện pháp tốn
kém để kiểm sốt mước độ ơ nhiễm của họ. Tuy vậy “trao đổi carbon” là
một giải pháp có khả năng thực thi và đang tìm kiếm các cơ hội cho việc
thực hiện trao đổi carbon nhằm đền bù cho những người nông dân vùng
cao Châu Á, người đóng vai trị bảo vệ tài ngun, những cộng đồng đó
sẽ được chuẩn bị tốt hơn để hưởng lợi từ việc trao đổi carbon, khi cơ chế
này trở nên khả thi hơn so với những cộng đồng mà ở đây chưa có bất kỳ
loại cơ chế đền bù nào.
Từ cơ sở này hình thành khái niệm rừng carbon (Carbon Forestry), đó
là các khu rừng được xác định với mục tiêu điều hồ và lưu giữ khí carbon


7

phát thải từ công nghiệp. Khái niệm rừng carbon thường gắn với các chương
trình dự án cải thiện đời sống cho cư dân sống trong và gần rừng, đang bảo
vệ rừng. Họ là những người bảo vệ rừng và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi
khí hậu tồn cầu, do đó cần có sự đền bù, chi trả thích hợp, có như vậy mới
vừa góp phần nâng cao sinh kế cho người giữ rừng đồng thời bảo vệ mơi
trường khí hậu bền vững trong tương lai, hay nói cách khác là các hoạt động
nhằm tích lũy carbon dựa vào cộng đồng chỉ có thể thành cơng nếu như có
một cơ chế cụ thể để duy trì và bảo vệ lượng carbon lưu trữ gắn với sinh kế
của người dân sống gần rừng và đang sử dụng đất rừng.
Hiện nay cơ chế trao đổi carbon vẫn đang được tranh luận, từ
chương trình CDM và cho đến nay khái niệm mới là REDD cũng mới ở
bước phát triển khung khái niệm, tiếp cận và một số nơi đang được thúc

đẩy thử nghiệm. Tuy nhiên với xu thế biến đối khí hậu hiện nay do lượng
CO2 phát thải khơng giảm xuống, thì việc bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên
là một chiến lược đúng đắn nhằm cân bằng lượng khí phát thải gây hiệu
ứng nhà kính; đồng thời với nó các quốc gia đang gần đến các thỏa thuận
để đền bù, chi trả cho các cộng đồng ở các quốc gia đang phát triển để bảo
vệ và phát triển rừng với mục đích lưu giữ và tăng khả năng hấp thụ CO2
của các hệ sinh thái rừng, các kiểu sử dụng đất ở vùng nhiệt đới.
2.1.4. Những nghiên cứu trên thế giới
Sự tăng cao hàm lượng CO2 trong khơng khí sẽ dẫn tới nhiều hậu
quả ô nhiễm môi trường. Sự tăng cao này đến một mức độ nào đó sẽ gây
hại cho sự
sống của con người và sinh vật. Có 2 cứu tinh có khả năng hấp thụ một
khối lượng lớn dioxit carbon phát thải vào khơng khí bởi con người là đại
dương và thảm thực vật, nhờ đó mà hàm lượng CO2 làm ơ nhiễm khơng khí
đã giảm đi. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng một nửa khối lượng
dioxit carbon tích tụ trong khơng khí, phần cịn lại do đại dương và cây
xanh hấp thụ. Ngày nay, các đo lường của các nhà khoa học đã cho thấy
thảm thực vật đã thu giữ 1 trữ lượng CO2 lớn hơn một nửa khối lượng chất
khí đó sinh ra từ sự đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Và từ
nguyên liệu carbon này hàng năm thảm thực vật trên Trái đất đã tạo ra


8

được 150 tỷ tấn vật chất khô thực vật. Khám phá này càng khẳng định thêm
vai trò của cây xanh: việc trồng nhiều cây xanh làm giảm hàm lượng
dioxit carbon khí quyển hay ngược lại việc phá rừng đã làm tăng hàm
lượng đó trong khí quyển. Các ngun nhân gây ra ơ nhiễm khơng khí bởi
dioxit carbon và những dẫn liệu có liên quan đến sự biến động CO2 trong
khí quyển:

+ Trong những năm gần đây, các nhà máy công nghiệp và các hoạt
động khác của con người trên toàn cầu đã đốt cháy các nhiên liệu hóa
thạch (than đá, dầu mỏ và khí đốt) hơn 10 tỷ tấn quy ra than đá trong một
năm. Đó chính là ngun nhân làm gia tăng hàm lượng dioxit carbon
trong khí quyển.
+ Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về gây ô nhiễm khơng khí bởi
CO2 và các loại khí thải khác. Mỹ, Canada và Mexico đã tiêu thụ gần 40%
năng lượng hóa thạch tiêu thụ trên thế giới.
+ Cịn ở châu Á, Trung Quốc là nước đứng đầu trong phát thải CO2
và các khí khác vào mơi trường, tiếp theo đó là Nhật Bản.
+ Hoạt động giao thông vận tải cũng là một nguyên nhân quan
trọng làm phát thải khí carbonic và các loại khí khác. Một nghiên cứu cho
biết hoạt động của các ôtô Mỹ đã phát thải vào không khí khoảng 72 triệu
tấn CO2/năm.
+ Các vụ nổ hạt nhân hay các tên lửa hạt nhân đã đốt cháy một khối
lượng ôxy rất lớn và cũng tạo ra một khối lượng dioxit carbon khổng lồ.
+ Việc đốt rừng làm rẫy và nạn phá rừng ở các nước đang phát triển
cùng với nạn cháy rừng ở khắp các Châu lục đã làm phát sinh một lượng
dioxit carbon không kém phần quan trọng.
+ Các vật dụng như tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ cũng góp phần
làm tăng nồng độ CO2 trong khơng khí.
Vì vậy các tổ chức nghiên cứu, các nhà sinh thái trên toàn thế giới đã
nghiên cứu và dành sự quan tâm đặc biệt đến liên quan đến sinh khối rừng và
lượng carbon tích lũy trong các hệ sinh thái rừng để đưa ra các biện pháp cũng
như đề xuất các chính sách liên quan đến việc bảo vệ các khu rừng nhiệt đới,
các hệ sinh thái, sự dụng đất bền vững trong tình hình biến đổi khí hậu toàn


9


cầu. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, áp dụng các biện pháp như hố phân
tích, hố thực vật và đặc biệt là vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong
thiên nhiên, các nhà khoa học đã thu được những thành tựu đáng kể. Tiêu biểu
cho lĩnh vực này có thể kể tới một số tác giả sau:
Chương trình lâm nghiệp tư nhân tại Costa Rica đã khuyến khích các
chủ đất lựa chọn phương thức sử dụng đất gắn liền với lâm nghiệp thông
qua việc cung cấp cho các dịch vụ cố định carbon. Với chương trình này,
đợt đầu tiên các chủ đất đã bán được 200.000 tấn carbon với giá 2 triệu
USD cho Na Uy của Saytyanarayana M (2007) [20].
Nghiên cứu của Jianhua Zhu (2007) [16], khả năng hấp thụ CO2 của
rừng trồng Larix potaninii có độ tuổi từ 2 - 40 cho thấy, hàm lượng carbon
của sinh khối trên mặt đất chứa 49,70% và hàm lượng carbon của sinh khối
dưới mặt đất chứa 48,99%. Hàm lượng carbon trong thân cây chứa 49,47%,
trong khi hàm lượng carbon trong cành chiếm 50,03% và hàm lượng
carbon trong lá chiếm 49,61% so với sinh khối khơ của nó.
Nghiên cứu lượng C lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy,
Romain Pirard (2005) [19] đã tính lượng C lưu trữ dựa trên tổng sinh khối
tươi trên mặt đất, thông qua lượng sinh khối khơ (khơng cịn độ ẩm) bằng
cách lấy tổng sinh khối tươi nhân với hệ số 0.49, sau đó nhân sinh khối khô
với hệ số 0.5 để xác định lượng C lưu trữ trong cây.
Theo nghiên cứu của Kang Binh và cs (2006) [18], về khả năng hấp
thụ CO2 của rừng trồng hỗn giao giữa P. massoniana và Cunninghamia
lanceolata kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với cả 2 loài, hàm lượng
carbon tập trung chủ yếu ở tầng cây gỗ đạt trung bình 51,1%, tiếp đến là
vật rơi rụng chiếm 48,3%, cây bụi chiếm 44,1% và thấp nhất là trong cỏ chỉ
chiếm khoảng 33,0% so với tổng sinh khối khô từng bộ phận tương ứng.
Khả năng hấp thụ carbon của loài P. massoniana lớn hơn lượng carbon của
C. lanceolata, trong đó hàm lượng carbon chứa trong gỗ, rễ, cành, vỏ, lá
của P. masoniana lần lượt là 58,6%, 56,3%, 51,2%, 49,8% và 46,8%, trong
khi đó lồi C. lanceolata có hàm lượng carbon lần lượt là vỏ (52,2%), lá

(51,8%), gỗ (50,2%), rễ (47,5%) và cành thấp nhất là 46,7%.


10

Một nghiên cứu của Joyotee Smith và Sara J.Scherr (2002) [17], đã
định lượng được lượng carbon lưu giữ trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong
các loại hình sử dụng đất ở Brazil, Inđônêxia và Cameroon bao gồm trong sinh
khối thực vật trên mặt đất và dưới mặt đất 0-20 cm. Kết quả nghiên cứu cho
thấy lượng C lưu trữ trong thực vật giảm dần từ kiểu rừng nguyên sinh đến
rừng phục hồi sau nương rẫy và giảm mạnh đối với các loại đất nơng nghiệp.
Trong khi đó dưới mặt đất lượng carbon ít biến động hơn, nhưng cũng có xu
hướng giảm dần từ rừng tự nhiên đến đất không có rừng.
Theo Wei Haidong và Ma Xiangqing (2007) [21], lượng C của cây
trồng, vật rơi rụng và đất của rừng 30 năm tuổi (rừng già) cao hơn lượng C
của rừng 20 năm tuổi (rừng trung niên) và hai loại rừng trên đều có lượng
carbon tích trữ cao hơn so với rừng 7 năm tuổi (rừng non). Tuy nhiên, đối
với thảm thực vật dưới tán rừng thì lượng C cao nhất được ghi nhận ở rừng
già, sau đó đến rừng non và thấp nhất là rừng trung niên.
2.1.5. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Khái quát một số tổng quan nghiên cứu mơ hình Nơng lâm kết hợp tại
Việt Nam, mơ hình Nơng lâm kết hợp trên đất gị đồi và trung du.
Việt Nam là một nước có tiềm năng để thực hiện việc giảm khí phát
thải, là nước đang phát triển Việt Nam nhanh chóng tham gia cam kết với
các tổ chức quốc tế như: Công ước khung, nghị định thư Kyoto, tham gia
các dự án CDM, . . . Bên cạnh đó trong những năm gần đây, Việt Nam đã
có những nỗ lực thực hiện một số nghiên cứu về sinh khối, lượng carbon
tích lũy và các hoạt đơng liên quan đến biến đổi khí hậu tuy chưa đa dạng
và đầy đủ nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu sau này, một
số nghiên cứu như:

Trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới các bể chứa carbon chính là các
sinh khối sống của cây cối và thực vật dưới tán và khối lượng vật liệu chết
của vật rơi rụng, mảnh vụn gỗ và các chất hữu cơ trong đất. Carbon được
lưu trữ trong sinh khối sống trên mặt đất của cây thường là các bể chứa lớn
nhất và ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi nạn phá rừng và suy thối. Như vậy,
ước tính carbon trong sinh khối trên mặt đất của rừng là bước quan trọng


11

nhất trong việc xác định số lượng, dòng carbon từ rừng nhiệt đới. Phương
thức đo lường đối với các bể chứa carbon khác nhau đã được mô tả ở các
tài liệu của Post và cộng sự (1999), Brown và Masera (2003), Pearson và cs
(2005), IPCC (2006), Đỗ Hoàng Chung (2013) [1].
Chu kì kinh doanh bời lời từ 5-10 năm, khí CO2 được hấp thụ biến
động từ 25-84 tấn/ha với giá trị môi trường từ 500-1500 USA/ha, đạt
khoảng 20% giá trị tổng sản phẩm của bời lời và sắn trong mô hình Bảo
Huy (2009) [7].
Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng trồng Keo tai tượng (Acacia
mangium) của Nguyễn Duy Kiên (2007) [9], tại Tuyên Quang đã cho thấy
sinh khối tươi trong các bộ phận lâm phần Keo tai tượng có tỷ lệ khá ổn
định, sinh khối tươi tầng cây gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 75-79%; sinh
khối tầng cây dưới tán chiếm tỷ trọng 17- 20 %; sinh khối vật rơi rụng
chiếm tỷ trọng 4-5%.
Nguyễn Tuấn Dũng (2005) [3], rừng trồng Thông mã vĩ thuần loại
trồng tại Hà Tây ở tuổi 20 có tổng sinh khối khơ là 173,4 - 266,2 tấn/ha và
rừng Keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng sinh khối khơ là 132,2223,4 tấn/ha. Lượng tích luỹ C của rừng Thơng mã vĩ biến động từ 80,7 122 tấn/ha và của rừng Keo lá tràm là 62,5 - 103,1 tấn/ha.
Tại Yên Bái khi nghiên cứu khả năng tích lũy carbon rừng Bạch đàn
Urophylla tuổi 4, 5, 6 cho thấy:
+ Ở tuổi 4: Tổng trữ lượng carbon là 32,81 tấn C/ha, trong đó phần

trên mặt đất là 25,51 tấn C/ha chiếm 77,77%; trữ lượng carbon dưới mặt đất
là 5,48 tấn C/ha chiếm 16,69% và trữ lượng carbon trong thảm mục là 1,82
tấn C/ha chiếm 5,54% tổng trữ lượng carbon.
+ Ở tuổi 5: Tổng trữ lượng carbon là 36,38 tấn C/ha, trong đó phần
trên mặt đất là 25,32 tấn C/ha chiếm 69,60%; trữ lượng carbon dưới mặt đất
là 9,32 tấn C/ha chiếm 25,36% và trữ lượng carbon trong thảm mục là 1,83
tấn C/ha chiếm 5,04% tổng trữ lượng carbon.
+ Ở tuổi 6: Tổng trữ lượng carbon là 47,37 tấn C/ha, trong đó phần
trên mặt đất là 37,17 tấn C/ha chiếm 78,47%; trữ lượng carbon dưới mặt đất


12

là 8,40 tấn C/ha chiếm 17,74% và trữ lượng carbon trong thảm mục là 1,79
tấn C/ha chiếm 3,79% tổng trữ lượng carbon Nguyễn Văn Tấn (2006) [11].
Hoàng Xuân Tý (2004) [14], nếu tăng trưởng rừng đạt 15 m3/ha/năm,
tổng sinh khối tươi và chất hữu cơ của rừng sẽ đạt được xấp xỉ 10
tấn/ha/năm tương đương 15 tấn CO2/ha/năm, với giá thương mại cacbonic
tháng 5/2004 biến động từ 3-5 USD/tấn CO2, thì một ha rừng như vậy có
thể đem lại 45-75 USD (tương đương 675.000 - 1.120.000 đồng Việt Nam).
Võ Đại Hải và cs (2009) [5], trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả
năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ
yếu ở Việt Nam” đã tiến hành nghiên cứu năng suất sinh khối của một số lồi
cây trồng rừng như: Mỡ, Thơng đi ngựa, Thông nhựa, Keo lai, Keo lá
tràm,… Kết quả đã đánh giá được cấu trúc sinh khối cây cá thể và cấu trúc
sinh khối lâm phần rừng trồng, tìm hiểu rõ được mối quan hệ giữa sinh khối
cây cá thể và lâm phần với các nhân tố điều tra,… Góp phần quan trọng
trong nghiên cứu sinh khối rừng trồng và nghiên cứu khả năng hấp thụ
carbon của một số loài cây trồng rừng sản xuất chủ yếu ở nước ta hiện nay.
Bảo Huy, Phạm Tuấn Anh (2007 - 2008)[2], với sự tài trợ của Tổ

chức Nông Lâm kết hợp thế giới (ICRAF) đã có nghiên cứu dự báo khả
năng hấp thụ CO2 của rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên. Kết quả đã
xây dựng được phương pháp nghiên cứu, phân tích hàm lượng carbon hấp
thụ của cây rừng và lâm phần trên mặt đất rừng bao gồm trong thân, vỏ, lá,
cành của cây gỗ và cho lâm phần; đã đưa ra phương pháp dự báo lượng
CO2 hấp thụ cho cây rừng và trên lâm phần. Trên cơ sở năm 2009, Bảo
Huy đã phát triển phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng carbon trong
các bể chứa ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam.
Sau khi thực hiện đề tài “nghiên cứu khả năng hấp thụ C của rừng
trồng keo lai thuần lồi tại một số tỉnh phía Bắc” của Nguyễn Viết Khoa và
TS Võ Đại Hải (2007) [6], thu được kết quả là tổng lượng carbon tích lũy
trong lâm phần Keo lai thuần loài rất lớn, dao động từ 49,6- 113,8 tấn/ha,
trong đó tích lũy C trong đất chiếm 67,9% và C tầng cây gỗ chiếm 27,5%;
C trong vật rơi rụng chiếm 3,1%, trong cây bụi thảm tươi là 1,5%. Lượng
tích lũy C trong lâm phần Keo lai theo các cấp đất và cấp tuổi khác nhau là


13

khác nhau. Thông thường ở cấp đất tốt hơn, tuổi cao hơn, mật độ rừng lớn
hơn thì lượng C tích lũy sẽ lớn hơn.
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 và cải tạo đất của rừng
trồng Keo lai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc” đã xác định được cấu trúc
lượng carbon hấp thụ trong cây cá thể và lâm phần Keo lai tính trung bình
cho các tuổi và cấp đất như sau:
+ Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong cây cá thể Keo lai: Thân
54,31%, rễ 16,4%, cành 15,16%, lá 8,58%, vỏ 5,54%.
+ Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong lâm phần Keo lai: Đất rừng
chiếm 67,74%, tầng cây gỗ 27,58%, tầng cây bụi thảm tươi chiếm 1,48%
và vật rơi rụng chiếm 3,2% của Nguyễn Viết Khoa (2010) [8].

Hồng Văn Dưỡng (2000) [4], đã tìm ra quy luật quan hệ giữa các
chỉ tiêu sinh khối với các chi tiêu biểu thị kích thước của cây, quan hệ giữa
sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phận thân cây Keo lá tràm. Nghiên
cứu cũng đã lập được biểu tra sinh khối và ứng dụng biểu xác định sinh
khối cây cá lẻ và lâm phần Keo lá tràm.
Nghiên cứu về sinh khối và năng suất sơ cấp quần xã Mắm trắng
(Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, kết quả
nghiên cứu sinh khối trung bình của cây rừng Mắm trắng là 98,91 tấn/ha
trong luận án tiến sĩ của Viên Ngọc Nam (2003) [10].
Lượng CO2 hấp thụ trong tầng cây gỗ, tầng tầng cây dưới tán, vật rơi
rụng và trong đất rừng. Tổng lượng CO2 hấp thụ trong lâm phần rừng IIB là
rất lớn, biến động từ 383,68 - 505,87 tấn CO2/ha, trung bình 460,69 tấn
CO2/ha, trong đó lượng CO2 hấp thụ tập trung chủ yếu ở tầng đất dưới tán
rừng là 322,83 tấn/ha, tiếp đến là tầng cây gỗ 106,91 tấn/ha, tầng cây dưới
tán 15,6 tấn/ha và vật rơi rụng là 15,34 tấn/ha. Tổng lượng CO2 hấp thụ
trong lâm phần rừng IIB ở các huyện khác nhau cũng có sự khác biệt, đạt
lớn nhất ở huyện Võ Nhai đạt 485,0 tấn/ha tiếp đến là huyện Định Hóa đạt
446,335 tấn/ha và thấp nhất là huyện Đại Từ đạt 450,809 tấn/ha. Trong
luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Tiến (2012) [12].
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng
trồng Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lambert) và Thông nhựa (Pinus


14

merkusii Jungh et. de Vriese) làm cơ sở xác định giá trị môi trường rừng
theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam” của Đặng Thịnh Triều (2010) [13],
đã xác định được khả năng hấp thụ carbon ở cấp tuổi 6 của lâm phần Thông
mã vĩ khoảng từ 115,21 - 178,68 tấn/ha, của lâm phần Thông nhựa khoảng
117,05 - 135,54 tấn/ha tùy thuộc vào cấp đất, đồng thời tác giả cũng đã xây

dựng được bảng tra khả năng hấp thụ carbon của cây cá thể cũng như lâm
phần Thông mã vĩ và Thông nhựa chung và riêng cho từng cấp đất, xác định
được giá trị thương mại carbon của rừng trồng Thông nhựa và Thông mã vĩ
theo từng cấp đất.
2.1.5. Nhận xét chung
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về
các vấn đề có liên quan có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
+ Các cơng trình nghiên khả năng hấp thụ carbon của thực vật được
thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và đã đạt được nhiều thành công
nổi bật như: Xác định được khả năng hấp thụ CO2 cho nhiều loại rừng khác
nhau, xây dựng được cơ sở khoa học cũng như thực tiễn trong việc nghiên
cứu hấp thụ CO2 của rừng, xây dựng được nhiều phương pháp tiên tiến
trong nghiên cứu khả năng hấp thụ lượng CO2.
+ Đối với Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khả năng hấp thụ lượng CO2
của rừng được nghiên cứu khá muộn so với thế giới, tuy nhiên đây là lĩnh
vực đã được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội và bước đầu cũng đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là đối với một số loài cây trồng
rừng phổ biến ở nước ta như: Thông nhựa, Thông đi ngựa, Mỡ, Bạch
đàn, Keo lai, Keo lá tràm… Góp phần quan trọng trong việc định lượng giá
trị môi trường rừng ở nước ta. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên
cứu khả năng hấp thụ lượng CO2 ở nước ta mới chỉ tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu cho đối tượng là rừng trồng, đối tượng rừng tự nhiên đặc biệt
là các mơ hình NLKH vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức.
Hiện nay, các mơ hình NLKH chiếm một tỷ trọng khá lớn so với tổng
diện tích rừng tự nhiên ở các tỉnh vùng núi phía bắc của nước ta, do vậy
việc nghiên cứu khả năng hấp thụ lượng CO2 cho đối tượng rừng này là
rất cần thiết trong tiến trình lượng hóa các giá trị mơi trường rừng, chi


15


trả dịch vụ môi trường rừng và hướng tới thị trường thương mại carbon
trên thế giới. Thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong
và ngồi nước, đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc các phương pháp của
các tác giả như: Võ Đại Hải, Bảo Huy, Vũ Tấn Phương, Ngơ Đình Quế,
Hồng Văn Dưỡng…
+ Nghiên cứu hấp thụ carbon trong rừng trồng đã được tiến hành
trong vài năm qua, tập trung cho các loài cây trồng rừng thuần lồi chính ở
Việt Nam, trong khi đó mơ hình NLKH, một kiểu sử dụng đất bền vững
hơn về môi trường chưa được nghiên cứu lượng carbon hấp thụ để chỉ ra ý
nghĩa về môi trường của phương thức này.
+ Vấn đề chi trả dịch vụ môi trường trong hấp thụ CO2 của rừng
trồng đã được đưa vào chương trình CMD, và để giảm thiểu mất rừng tự
nhiên, việc chi trả để giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng tự nhiên trong
chương trình REDD cũng đang được xúc tiến. Trong khi đó mơ hình
NLKH, một phương thức hài hịa giữa lợi ích kinh tế sử dụng đất của nơng
dân với lợi ích mơi trường, thì chưa được đề cập để lượng hóa giá trị hấp
thụ CO2 của nó. Vì vậy các vấn đề liên quan cần được nghiên cứu hoàn
thiện là:
+ Phương pháp nghiên cứu ước lượng sinh khối, lượng carbon tích
lũy trong hệ thống mơ hình Nơng lâm kết hợp.
+ Lượng hóa được giá trị dịch vụ hấp thụ CO2 của các mơ hình Nơng
lâm kết hợp và thúc đẩy một cơ chế chi trả nhằm nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý sử dụng đất một cách bền vững
và có hiệu quả nhiều mặt.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Tức Tranh là một xã nằm ở phía Đơng của huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Ngun. Với diện tích đất tự nhiên là 2.614,09 ha và có tọa độ ranh giới như sau:

+ Từ 21o43’ – 21o72’ Vĩ độ Bắc
+ Từ 105o46’ – 105o76’ Kinh độ Đông
Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:


16

+ Phía Đơng giáp với xã Phú Đơ và sơng Cầu
+ Phía Tây giáp với xã Phấn Mễ
+ Phía Nam giáp với xã Vơ Tranh
+ Phía Bắc giáp với n Lạc
2.2.1.2. Địa hình, địa thế
Tức Tranh là một xã vùng trung du miền núi diện tích đất nơng
nghiệp chiếm đa số, có địa hình tương đối bằng phằng, phía Đơng giáp với
Sông Cầu đảm bảo nguồn nước phục vụ lâu dài cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, tưới tiêu chè. Phía Tây giáp với Quốc lộ 3, đây là một thuận
lợi rất lớn cho lưu thơng hàng hóa trong q trình lưu thơng và phát triển
kinh tế xã hội.
2.2.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
+ Tức Tranh mang rõ đặc điểm của khí hậu miền bắc, mang tính chất
đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành 4 mùa rõ rệt.
+ Mùa xuân từ tháng giêng đến tháng 3, mùa này thời tiết mát mẻ,
mưa phùn nhiều khi gây hại cho cây trồng nông nghiệp, cây chè.
+ Mùa hạ nóng nực từ tháng 4 đến tháng 7, nhiệt độ cao, lượng mưa
lớn, thường gây ngập úng cho nhiều nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng lớn đến
sản xuất của bà con nông dân.
+ Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 11 thời tiết mát mẻ, dễ chịu, tạo điều
kiện tốt cho tăng gia sản xuất và cây chè đạt năng suất cao, giá cả tốt.
+ Mùa đông (hanh, khô), từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, mùa này

thời tiết lạnh, có những đợt gió mùa Đơng bắc cách nhau từ 07 đến 10
ngày, mưa ít thiếu nước cho cây trồng vụ Đông.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm 220C, tổng tích ơn là 7000 đến
80000C
+ Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1700 đến 2210 mm.
Lượng mưa cao nhất tháng 8 và thấp nhất tháng 1 là 15,60C.
+ Số giờ nắng trong năm rao động từ 1200 đến 1500 giờ được phân
bố tường đối đồng đều cho các tháng trong năm.


×