Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên c ứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số giống chè ở thời k ỳ kiến thiết cơ bản tại nguyên bình cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.42 KB, 102 trang )

1

p
ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
––––––––––––––––

HỒNG VĂN TRỌNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG CHÈ Ở THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI
NGUN BÌNH – TỈNH CAO BẰNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên Thơng Chính Quy

Chun ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nơng học

Khố học

: 2013 - 2015

THÁI NGUN - 2014



2

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
––––––––––––––––

HỒNG VĂN TRỌNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG CHÈ Ở THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI
NGUN BÌNH – TỈNH CAO BẰNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Liên Thơng Chính Quy

Chun ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nơng học

Lớp

: K9 – Liên thơng trồng trọt

Khố học


: 2013 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mão
Khoa Nông Học, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN – 2014


1

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của một số giống chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Nguyên Bình,
Cao Bằng”. Tơi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong bộ
môn khoa Nông học – trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ này. Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và kính trọng tới nhà giáo PGS.TS Đào Thanh Vân & TS. Nguyễn
Thị Mão – người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành nội dung thực tập
chun đề.
Tơi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ UBND xã
Thành Cơng, huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng – đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm để hồn thành việc thực tập chuyên đề.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
người thân và tồn thể bạn bè đã cổ vũ, động viên giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài này khơng tránh
khỏi những hạn chế và thiếu xót. Vì vậy, tơi mong được sự thơng cảm cũng
như những ý kiến đóng góp của q thầy cơ, các chun gia về nghành chè,
và các bạn đồng môn để đề tài nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn!

Cao Bằng, Tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Văn Trọng


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH-KT

: Khoa học kỹ thuật

CT

: Cơng thức

CV%

: Hệ số biến động

LSD.05

: Sai khác có ý nghĩa

NXB

: Nhà xuất bản

TB


: Trung bình

Fao

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

NN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đv

: Đơn vị


3

MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) là loại cây cơng nghiệp dài

ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng tốt trong điều kiện
khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, cây
chè đã được trồng ở nơi khá xa với nguyên sản của nó.
Hiện nay, trên thế giới có trên 60 quốc gia trồng chè, nhưng tập trung chủ
yếu ở các nước châu Á và châu Phi. Nhu cầu về uống chè và tiêu thụ chè trên
thế giới càng tăng bởi lẽ chè là thứ uống bổ dưỡng và có giá trị sinh học cao.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện ưu thế về địa lý thích

hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Hiện nay diện tích chè
khoảng trên 100 ngàn ha trồng tập trung chủ yếu ở vùng núi, trung du phía
Bắc và các tỉnh Tây Nguyên.
Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, sản
phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt
Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng
trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, đặc biệt
là nơng nghiệp nơng thơn vùng Trung du miền núi phía Bắc góp phần xóa đói
giảm nghèo nhanh và bền vững.
Năm 2013 cả nước xuất khẩu được gần 141 ngàn tấn, kim ngạch xuất
khẩu đạt 229 triệu USD, trong những năm tới diện tích và sản lượng chè của
Việt Nam tiếp tục tăng lên, vì thế cây chè ngày càng khẳng định vị trí của nó
trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên ngành chè nước ta còn phát triển chậm so với tiềm năng cả
về năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu. Năng suất còn thấp so với các
nước trong khu vực và các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Indônêsia, Ấn
Độ, Srilanca…Nguyên nhân là do giống chưa tốt hoặc chưa chọn được các


4

giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, các biện pháp kỹ thuật
và sâu bệnh hại cây chè.
Trong những năm gần đây diện tích chè ngày một tăng, đặc biệt ở các
vùng trung du và vùng núi phía bắc. Trong đó tỉnh Cao Bằng là nơi có điều
kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển cây chè. Với điều kiện đặc thù
của vùng đất dốc, nhiều diện tích cịn trống chưa sử dụng khai thác đem lại
nguồn thu nhập cho người dân. Huyện Nguyên Bình - Cao Bằng với diện tích
nơng nghiệp là 4.896,6 ha, diện tích trống là 894,86 ha, về điều kiện tự nhiên,
đất đai rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây chè. Định hướng của

huyện trong thời gian tới đưa các giống chè chất lượng cao vào sản xuất đại
trà. Nhất là vùng Phja Đén xã Thành Công, đưa cây chè thành sản phẩm hàng
hóa của huyện, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên trình độ dân trí khơng
đồng đều, trình độ canh tác lạc hậu, thiếu khoa học kỹ thuật, một số giống
trong những năm trước đã được đưa vào thử nghiệm, tuy nhiên cần nghiên
cứu thêm để xác định giống phù hợp với điều kiện của vùng nhằm tăng năng
suất, chất lượng chè. Đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định góp phần xóa đói
giảm nghèo bền vững cho người nơng dân.
Vì vậy, để mở rộng diện tích các giống chè mới địi hỏi phải giải quyết
nhiều vấn đề. Nhất là nghiên cứu đặc điểm nơng sinh học của các giống chè
có triển vọng. Trên cơ sở đó xác định các yếu tố hạn chế cũng như ưu điểm
của giống, nhằm tìm ra giống chè có khả năng sinh trưởng phát triển tốt đạt
năng suất, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh và đáp ứng cho thị trường
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè ở thời
kỳ kiến thiết cơ bản tại Nguyên Bình, Cao Bằng”
2. Mục đích - Yêu cầu
2.1. Mục đích của đề tài


1

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của một số giống chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Nguyên Bình,
Cao Bằng”. Tơi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong bộ
môn khoa Nông học – trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ này. Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và kính trọng tới nhà giáo PGS.TS Đào Thanh Vân & TS. Nguyễn
Thị Mão – người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành nội dung thực tập

chun đề.
Tơi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ UBND xã
Thành Cơng, huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng – đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm để hồn thành việc thực tập chuyên đề.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
người thân và tồn thể bạn bè đã cổ vũ, động viên giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài này khơng tránh
khỏi những hạn chế và thiếu xót. Vì vậy, tơi mong được sự thơng cảm cũng
như những ý kiến đóng góp của q thầy cơ, các chun gia về nghành chè,
và các bạn đồng môn để đề tài nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn!
Cao Bằng, Tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Văn Trọng


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là cây trồng có giá trị kinh tế, chính vì vậy trong những năm gần
đây cây chè ln được quan tâm và đầu tư phát triển trên mọi phương diện
nhằm khuyến khích người trồng chè, tăng thu nhập cho người sản xuất.
Cây chè là một loại cây trồng mà đối tượng thu hoạch là búp (cơ quan
sinh dưỡng) do vậy để có năng suất và chất lượng tốt cần lựa chọn các giống
phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật, kích thích q trình sinh trưởng tạo búp mới.
Trong nghiên cứu giống phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển của

vùng cần phải theo dõi một số chỉ tiêu của giống cho năng suất chất lượng
nhất.
Lựa chọn các giống chè phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng tác
động đến sinh trưởng phát triển, đến năng suất, chất lượng chè. Tuy nhiên tại
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, thời gian gần đây mới bắt đầu mở rộng
diện tích trồng chè. Nhất là mới đưa vào trồng thử nghiệm một số giống chè
chất lượng cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn giống phù hợp cịn nhiều hạn chế.
Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống
phù hợp với điều kiện của vùng.
1.2 Nguồn gốc, phân loại của cây chè
1.2.1 Nguồn gốc của cây chè
Nguồn gốc của chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay cịn có nhiều ý
kiến khác nhau, dựa trên cơ sở lịch sử, khảo cổ học, thực vật học. Một số
quan điểm được nhiều người công nhận nhât là:
- Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc:


7

Theo Lê Thất Khương và cộng sự (1999)[12]: Daraselia (Gruzia) các
nhà khảo cổ học như Trung Quốc như: Succheeupen, Jaoding,… đã giải thích
sự phân bố của cây chè như sau: Tinh Vân Nam – Trung Quốc là nơi bắt đầu
hàng loại các con sông lớn đổ về những con song của Lào và Việt Nam, Lào,
Campuchia, Minanma. Đầu tiên cây chè được mọc ở Vân Nam, sau đó hạt
chè di chuyển theo dòng nước đến các nước trên và lan truyền sang nhiều
nước khác. Cũng theo Daresila thì 1 luận điểm nữa có cơ sở khoa học là dựa
theo học thuyết “Trung tâm khởi nguyên của cây trồng” của Vaviop thì cây
chè cịn có nguồn gốc ở Trung Quốc.
Đào Thừa Chân ( Trung Quốc) (1951) cho rằng: Nơi nguyên sản của
cây chè là ở Vân Nam – Trung Quốc, chúng đã di chuyển về phía Đơng qua

tỉnh Tứ Xun, bị ảnh hưởng của khí hậu nên biến thành giống chè lá nhỏ, di
thực về phía Nam và Tây Nam - Ấn Độ, Mianma, Việt Nam biến thành giống
chè lá to.
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ):
Theo Nguyên Ngọc Kính (1979) [9] : Robest Buruce (Anh) (1823) đã
phát hiện ra một số cây chè hoang dã ở Atxam (Ấn Độ) thuộc loại thân gỗ
lớn, khác với cây chè thân bụi Linne thu thập ở Trung Quốc. Sau đó qua
nghiên cứu các học giả người Anh cũng cho rằng: Ấn Độ là nguyên sản của
cây chè vì trong kho tang cổ thụ của Trung Quốc khơng có ghi nhận gì về cây
chè cổ thụ trong đất nước Trung Quốc và giống chè ở Trung Quốc cũng như
Nhật bản hiện nay là thu thập từ Ấn Độ.
- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam:
Những cơng trình nghiên cứu của Djemukhade (1982) [5] về sự tiến
hóa của cây chè bằng cách phân tích chất Catechin trong chè mộc hoang dã,
chè do con người trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới (từ Tứ Xuyên, Vân
Nam – Trung Quốc), các vùng chè cổ ở Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ,


8

Lạng Sơn,…) tác giả kết luận: cây chè cổ ở Việt Nam tổng hợp các chất
Catechin đơn giản hơn nhiều cây chè có nguồn gốc Trung Quốc (1961), các
chất Catechin phức tạp ở cây chè Vân Nam nhiều hơn cây chè cổ Việt Nam.
Từ những biến đổi sinh hóa này ở cả lá chè dại và lá chè được trồng trọt chăm
sóc cho phép đi đến một kết luận mới là “nguồn gốc cây chè chính là ở Việt
Nam”.
Các quan điểm trên tuy có sự khác nhau về địa điểm nhưng đều có sự
thống nhất: Nguyên sản của cây chè có nguồn gốc từ châu Á, nơi có điều kiện
khí hậu nóng ẩm.
1.2.2 Phân loại của cây chè

Tên khoa học của cây chè được thống nhất là Camellia sinensis (L) O.Kuntze
và có tên đồng nghĩa là Thea sinensis L.[27]
Việc phân loại chè dựa vào các cơ sở sau :
- Cơ quan sinh dưỡng: Loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình
dạng và kích thước của lá, số đôi gân lá.
- Cơ quan sinh thực: Độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh
của đầu nhụy cái.
- Đặc tính sinh hóa: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin, mỗi giống chè có hàm
lượng tanin biến đổi nhất định (Nguyễn Văn Hùng, 2006) [8].
Chè Camellia sinensis được chia làm 4 thứ:
* Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var.bohea)
Đặc điểm: Cây bụi, thân thấp, phân cành nhiều, lá nhỏ dày, nhiều gợn sóng
màu xanh đậm. Lá dài 3,5-6,5 cm có 6-7 đơi gân lá khơng rõ, răng cưa nhỏ,
không đều, búp nhỏ hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường, khả
năng chịu rét ở nhiệt độ (120C-150C) phân bố chủ yếu ở miền Đông Nam
Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng chè khác.
* Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var.marcophyla)


9

Đặc điểm: Thân gỗ nhỏ, cao 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, lá to
trung bình chiều dài 12-15cm, rộng 5-7 cm, màu xanh nhạt, bóng. Răng cưa
sâu khơng đều,đầu lá nhọn, trung bình có 8-9 đơi gân lá rõ. Năng suất cao,
phẩm chất tốt, nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
* Chè Shan (Camellia sinensis var.Shan)
Đặc điểm: Thân gỗ cao 6-10m, lá to và dài 15-18cm, có màu xanh nhạt, đầu lá
dài, răng cưa nhỏ và dày. Tôm chè nhiều lông tơ trắng mịn trông như tuyết nên
thích ứng ở điều kiện ấm, ẩm, địa hình cao. Năng suất cao, phẩm chất tốt.
Nguyên sản ở Vân Nam (Trung Quốc) miền Bắc Mianma và Việt Nam.

* Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var atxamica)
Đặc điểm: Thân gỗ cao tới 17m, phân cành thưa, lá dài 20-30cm mỏng, mềm,
thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục có trung bình 12-15 đơi gân lá.
Rất ít hoa quả, khơng chịu được rét hạn. Năng suất phẩm chất tốt. Trồng nhiều ở
Ấn Độ, Mianma, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác (Nguyễn Văn
Hùng, 2006) [6].
1.2.3 Phân bố của cây chè
Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Các kết
quả nghiên cứu đều đì tới một kết luận chung: vùng khí hậu nhiệt đới là thích
hợp cho cây chè. Tuy nhiên do KH-KT ngày càng phát triển, đã lai tạo,chọn
lọc nhiều giống chè khác nhau, và được trồng rộng rãi trên thế giới. Theo Đỗ
Ngọc Quý (1980) [11], hiện nay chè được phân bố khá rộng từ 42độ vĩ Bắc
Pochi (Liên Xô cũ) đến 27độ Nam Coriente (Achentina).
Sự phân bố của cây chè tùy theo điều kiện đất đai và địa hình cũng có
sự khác nhau. Đất trồng chè tốt phải có phản ứng chua, nhiều mùn, thốt nước
tốt và có độ dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè
với những giống chè khác nhau và chất lượng khác nhau. Các nhà khoa học
đều cho rằng: chè trồng ở những vùng có độ cao lớn hơn so với mặt nước


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH-KT

: Khoa học kỹ thuật

CT

: Cơng thức


CV%

: Hệ số biến động

LSD.05

: Sai khác có ý nghĩa

NXB

: Nhà xuất bản

TB

: Trung bình

Fao

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

NN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đv

: Đơn vị



11

hiệu đầu tiên của xự lựa chọn với những tương quan cơ bản của các yếu tố
cấu thành năng suất.[9]
Các nước có thành tựu nổi bật trong việc lựa chọn giống mới là:
Theo Nguyễn Văn Toàn và cs (1994) [24]: In donexia bắt đầu trồng chè
vào năm 1684 nhưng không thành công, đến năm 1872 mới thành công trên
giống Asam nhập từ Srilanka. Đến nay Indonexia là một trong năm nước có
diện tích trồng chè lớn trên thế giới, 20 năm trở lại đây họ đã tích cực chọn
tạo giống mới cao sản và năm 1988 đã có các dịng chè vơ tính GMB-1,
GMB-2, GMB-3, GMB-4, GMB-5 có sản lượng cao.
Ấn Độ là nước đứng thứ hai trên thế giới về diện tích chè nhưng lại là
nước đứng đầu thế giới về sản lượng chè. Có được thành tích trên do Ấn Độ
luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới vào sản xuất.
Theo PGS Đỗ Ngọc Quý và cs (2000) [19] thì từ những năm 50 của thế
kỷ 20 Ấn Độ đã thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt trong đó có
102 giống chè được nhân giống bằng phương pháp vơ tính. Đến năm 2009,
Ấn Độ đã có trên 80% diện tích chè được trồng bằng giống tốt. Trong đó có
trên 20% giống trồng bằng phương pháp giâm cành.
Trung Quốc có lịch sử trồng chè từ rất sớm. Đời nhà Tống, Trung Quốc
đã có 7 giống chè tốt được chọn theo Phương pháp cá thể: Các giống Đại
Bạch Trà, Thiết Quan Âm, Thủy Tiên,… đã có từ 200 năm nay là các giống
triết canh do nhân dân tạo ra.[9],[18]
Trong những năm 1950 – 1960 Trung Quốc luôn chú trọng công tác
chọn tạo giống theo chiều sâu. Năm 1956, Trần Khôi Vũ đã đưa ra phương
pháp chọn giống 100 điểm đối với cây ăn quả. Theo điều tra năm 1996, Trung
Quốc đã có trên 1000 giống, trong đó xác định được 50 giống chè tốt phục vụ
cho sản xuất.



12

Srilanka qua nhiều năm chọn lọc cá thể kết hợp chọn dịng có sản
lượng cao với tính chịu hạn, khả năng chống chịu sâu bệnh. Kết quả tạo ra
nhiều dòng TRI777, TRI2043, TRI2025 phù hợp với vùng núi cao, trung du
và vùng núi thấp. Gần đây thêm dòng CT9 cho năng suất cao, chất lượng tốt,
khả năng ra rễ mạnh.[18]
Nhật Bản: Cơng tác chọn tạo dịng rất được chú ý. Các giống chè ở đây
chủ yếu là giống chè trung du lá nhỏ. Hiên nay Viêt Nam nhập hai giống từ
Nhật Bản là: Giống yabukyta và giống Kanaymidori. Đây là giống có khả
năng chế biến chè xanh chất lượng tốt.[18]
Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ và cs (2000) [20]: Tại Kennya, các giống chè
chọn lọc, giâm cành cho năng suất cao hơn giống chè đại trà tới 20%, diện
tích chiếm 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm tới 33% diện tích chè ở các đồn
điền lớn. Ngồi ra, Kenya cịn nhân giống bằng hình thức ghép.
1.2.1.2. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của
cây chè
* Những nghiên cứu về chu kỳ phát triển cá thể cây chè của các nhà
khoa học cho thấy: Chè có 2 chu kỳ phát triển là chu kỳ phát triển lớn và chu
kỳ phát triển nhỏ.
Chu kỳ phát triển lớn hay chu kỳ phát dục cá thể thì chia thành 5 giai
đoạn ( Theo tác giả Trung Quốc):
- Giai đoạn phơi thai ( giai đoạn hạt giống): Được tính từ khi tế bào
trứng thụ tinh bắt đầu phân chia, hình thành cho tới khi chín.
- Giai đoạn cây con: Được tính từ khì hạt chè nảy mầm cho đến khi cây
chè ra hoa, kết quả lần đầu. Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 năm.
- Giai đoạn cây non: Được tính từ khi chè ra hoa, kết quả lần đầu tiên
khi cây chè định hình ( có bộ khung tán ổn định). Giai đoạn này kéo dài 2 – 3
năm.



13

- Giai đoạn chè lớn ( giai đoạn chè kinh doanh, sản xuất): Được tính từ
khi cây chè có bộ tán ổn định bước vào giai đoạn kinh doanh, thu hoạch búp
tới khi có thể thay tán mới. Giai đoạn này kéo dài từ 30 – 40 năm hoặc lâu
hơn.
- Giai đoạn chè già cỗi (hết giai đoạn kinh doanh, sản xuất): Được tính
từ khi chè có biểu hiện thay tán lá đến khi chè già và chết.
Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): Tính từ khi mầm
chè bắt đầu phân hóa sau đốn cho đến khi mầm chè ngừng sinh trưởng. Nó
gồm 2 q trình phát triển song song đó là q trình sinh trưởng sinh dưỡng
và sinh trưởng sinh thực.
- Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng: Bao gồm sinh trưởng búp, cành và
sinh trưởng rễ.
- Quá trình sinh trưởng sinh thực: Là quá trình hình thành trồi hoa, nở
hoa, thụ phấn, và kết hạt.
* Những nghiên cứu về sự hình thành các đợt sinh trưởng cây chè: Theo
Nguyễn Ngọc Kính (1979) [9], M.M.A Liadade (1964) cho rằng: Khi chè có 5
lá thì ở các nách lá thứ nhất, thứ hai đã có mầm nách, khi có lá thứ 6 xuất hiện
thì có mầm nách thứ 3, khi có 7 lá thì mầm nách thứ 4 xuất hiện,…
Ông cũng cho rằng: Khi mầm chè qua đông, 2 lá đầu tiên bao bọc mầm chè là
lá vảy ốc, tiếp theo là lá cá. Các mầm nách lá thứ 4 và lá thứ 5 của các đợt
sinh trưởng thứ nhất sẽ phát triển thành búp ở đợt sinh trưởng thứ hai.
* Nghiên cứu về sinh trưởng của búp chè tác giả K.E Bakhotatde
(1971) và K.M Djemukhatde (1976) cho rằng: Sự sinh trưởng búp chè phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu, các nước có mùa đơng rõ rệt, búp chè ngừng sinh
trưởng vào mùa đơng và nó được phục hồi vào thời kỳ ấm lên, ngược lại ở
những nước nhiệt đới (Sri lanka hay Nam Ấn Độ) búp chè sinh trưởng liên
tục, thời vụ thu hoạch chè quanh năm.



14

Tác giả Carr (1970) (1979)[27] [28], thí nghiệm đã đi đến kết luận: Nhiệt độ
tối thiểu cho cho sinh trưởng của cây chè là 13- 14 0C, tối thích 18 – 30 0C,
những ngày có nhiệt độ tối đa vượt quá 30 0C và tối thiểu thấp hơn 14 0C thì
sinh trưởng của cây chè giảm. Nhiệt độ đất ( tầng 0 – 30cm) thích hợp cho
sinh trưởng của cây chè là 20 – 25 0C. Carr cho rằng số giờ chiếu sáng ngày
dài càng tốt, sự ngủ nghỉ sẽ xuất hiện khi độ dài ngày giảm xuống dưới 11 giờ
15 phút/ngày. Hầu hết các vùng chè có lượng mưa 150mm/tháng thì sẽ sinh
trưởng liên tục, tổng lượng mưa thích hợp là 1800mm/năm và chè không thể
sinh trưởng được ở vùng có lượng mưa dưới 1150mm/năm mà khơng có tưới
nước hợp lý.
* Nghiên cứu thời gian hoàn thành một đợt sinh trưởng búp, tác giả
Carr (1992)[30] đã đưa ra giá trị trung bình là 475 ngày. Việc tính tốn cho 4
vùng khác nhau về kinh độ, độ cao so với mặt nước biển, nhiệt độ khơng khí
bình qn cho thấy số ngày cho 1 đợt sinh trưởng biến động từ 30 – 45 ngày
vào mùa hè và 70 – 160 ngày vào mùa đông.
* Nghiên cứu về sinh trưởng búp chè trong điều kiện khơng đốn và có
đốn thì tác giả K.M Djemukhatde (1982) [5] cho rằng: trong điều kiện để
giống hay khơng đốn thì các mầm chè được phân hóa trong vụ Thu và vụ
Đơng sẽ hình thành búp trong vụ Xuân. Trong khi đó nương chè có đốn thì sự
phân hóa mầm chè chủ yếu bắt đầu sinh trưởng muộn hơn một số ngày so với
nương chè để giống hay không đốn.
* K.M Djemukhatde (1948) đã nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa búp
chè và năng suất đã cho thấy: Tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị
diện tích là tương quan chặt r = 0,965 ± 0,004.
* Nghiên cứu mối quan hệ giữa lá chè và năng suất chè của K.E
Bakhotatde (1971) đã chỉ các chỉ tiêu về lá làm căn cứ chọn giống chè như

sau: Màu sắc, kích thước lá, cấu tạo giải phẫu lá.


15

Lá có màu vàng có lợi cho các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa.
Lá có màu cafe có lợi cho các chỉ tiêu về sinh lý.
* I.G.Kerkatde (1080) đã nghiên cứu về hình dạng lá chè dựa trên góc
nghiêng của lá: Góc lá tối ưu cho quang hợp là 45 độ.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chè trong nước
1.2.2.1. Những kết quả nghiên cứu về giống chè
Năm 1918, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, từ
đó công tác nghiên cứu chè được tiến hành rộng rãi và sâu sắc hơn. Theo
Dupasquer - 1923, đến năm 1923, Việt Nam đã trồng được 10.368 ha chè
đầu tiên với giống chè là Trung Du, Shan và Atxam (Ấn Độ), đã thu thập
được tập đoàn gồm: 43 giống chè trong đó chủ yếu là chè Trung Quốc lá to
[9]. Bên cạnh việc điều tra, thu thập các giống, Trạm chè Phú Hộ cũng tiến
hành nhập các giống từ nhiều nước. Từ năm 1918 - 1927 đã thu thập 13 giống
từ Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc và tiến hành bố trí thí nghiệm, so sánh. Từ
kết quả nghiên cứu năm 1923 Dupas quier cho rằng: Chè Manipua và Atxam
được trồng từ Ấn Độ tới nay đã tỏ ra thích hợp với sản xuất và cho kết quả
tốt ở Việt Nam. Đối với giống Trung Du, ông nhận xét: Trung Du là giống ít
địi hỏi nhất, nó mọc ngay trên đất xấu.
Năm 1969 - 1978, nhiều cuộc điều tra và nhập nội giống được tiến
hành. Trong thời gian này các tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, Trần Thanh, Nguyễn
Văn Niệm đã đề ra phương pháp chọn dòng, chọn ra được giống chè PH1 và
1A là 2 giống cho năng suất cao và phẩm chất tốt [18]. Từ năm 1976 - 1990,
bằng phương pháp chọn dòng các tác giả Nguyễn Văn Niệm, Trần Thị Lư đã
chọn ra các giống TRI777, TH3 là 2 giống có triển vọng, được Bộ Nơng
nghiệp cho phép khảo nghiệm ra sản xuất. Năm 1994 đã có 33 giống chè

được nhập nội vào Việt Nam trong đó có 9 giống chè Đài Loan; 15 giống
Trung Quốc; 11 giống Nhật Bản; 2 giống ấn Độ. Đến nay, nhu cầu sử dụng


3

MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) là loại cây cơng nghiệp dài

ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh trưởng tốt trong điều kiện
khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, cây
chè đã được trồng ở nơi khá xa với nguyên sản của nó.
Hiện nay, trên thế giới có trên 60 quốc gia trồng chè, nhưng tập trung chủ
yếu ở các nước châu Á và châu Phi. Nhu cầu về uống chè và tiêu thụ chè trên
thế giới càng tăng bởi lẽ chè là thứ uống bổ dưỡng và có giá trị sinh học cao.
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện ưu thế về địa lý thích
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Hiện nay diện tích chè
khoảng trên 100 ngàn ha trồng tập trung chủ yếu ở vùng núi, trung du phía
Bắc và các tỉnh Tây Nguyên.
Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, sản
phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt
Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng
trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, đặc biệt
là nơng nghiệp nơng thơn vùng Trung du miền núi phía Bắc góp phần xóa đói
giảm nghèo nhanh và bền vững.
Năm 2013 cả nước xuất khẩu được gần 141 ngàn tấn, kim ngạch xuất
khẩu đạt 229 triệu USD, trong những năm tới diện tích và sản lượng chè của

Việt Nam tiếp tục tăng lên, vì thế cây chè ngày càng khẳng định vị trí của nó
trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên ngành chè nước ta còn phát triển chậm so với tiềm năng cả
về năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu. Năng suất còn thấp so với các
nước trong khu vực và các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Indônêsia, Ấn
Độ, Srilanca…Nguyên nhân là do giống chưa tốt hoặc chưa chọn được các


17

Bảng 1.1 Thống kê các giống chè mới và diện tích đã áp dụng trong sản xuất
Stt

Tên giống chè

Năm cơng nhận giống

Diện tích áp dụng

1

PH1

Quốc gia 1986

2vạn ha, trồng tại các tỉnh trồng chè.

2

1A


Khảo nghiệm 1986

20ha, tại Phú Thọ, Nghê An, Lâm Đồng.

3

TH3

Khảo nghiệm 1989

20ha tại Phú Thọ, Yên Bái, Son La.

4

TRI777

Quốc gia 1997

500ha tại Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái
Nguyên

5

LDP1

Quốc gia 2002

1,5vạn ha tại các tỉnh trồng chè.


6

LDPH2

Khảo nghiệm 1994

2000ha tại Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh.

7

Kim Tuyên

Khảo nghiệm 2003

1000ha tại Lâm Đồng, Lạng Sơn. Phú Thọ,
Hà Tây, Yên Bái, Sơn La.

8

Bát Tiên

Khảo nghiệm 2003

800ha tại Sơn La, Tuyên Quang, Lâm Đồng,
Yên Bái.

9

Thúy Ngọc


Khảo nghiệm 2003

400ha tại Lâm Đồng, Lạng Sơn, Phú Thọ,
Yên Bái, Sơn La

10

Phúc Vân Tiên

Khảo nghiệm 2003

10h tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An,
Yên Bái.

11

Keo Am Tích

Khảo nghiệm 2003

10h tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An,
Yên Bái.

12

PT95

Khảo nghiệm 2003

15ha, tại Phú Thọ, Nghệ An, Thái Nguyên,

Yên Bái.

13

Hùng Đỉnh Bạch

Khảo nghiệm 2003

10h,tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An,
Yên Bái.

14

15

Cây Chè Shan

Khảo nghiệm 2003

1000ha,tại Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Lào

đầu dòng

Cai, Điện Biên, Lai Châu.

Tổng

40.785ha = 35,5% diện tích.



18

1.2.2.2. Những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển ở
Việt Nam
Nguyễn Ngọc Kính (1979) [9] cho rằng búp chè hoạt động sinh trưởng
theo một quy luật nhất định và hình thành các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời
gian.
Sơ đồ sinh trưởng được tóm tắt:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979) [9] cho thấy: Trong năm chè có
3 - 5 đợt để sinh trưởng, điều kiện thâm canh cao có thể có tới 8 - 9 đợt sinh
trưởng. Thời gian hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào
giống, tuổi cây, điều kiện đất đai, khí hậu, chế độ canh tác.
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [9] nghiên cứu về mối quan hệ giữa
búp và sản lượng thì sản lượng chè quyết định bởi 2 yếu tố: Mật độ búp và
trọng lượng búp. Mật độ búp liên quan tới sản lượng của chè.
Tác giả Nguyễn Văn Toàn (1994)[23] khi nghiên cứu về sinh trưởng
búp chè và sản lượng chè đã cho rằng: Tổng số búp/cây có mối tương quan


19

thuận không chặt với sản lượng là yếu tố ổn định, vì thế số búp/cây có ý nghĩa
với sản lượng.
Tác giả Đỗ Văn Ngọc (1991) khi nghiên cứu về hệ số diện tích lá cho
rằng: Hệ số diện tích lá và mật độ búp có quan hệ thuận với nhau từ tháng 5 –
12. tác giả Nguyễn Văn Toàn (1994)[23] cũng có kết luận tương tự và hệ số
diện tích lá thích hợp từ tháng 4 – 6.
Nghiên cứu các tính trạng của chè liên quan tới chất lượng thì tác giả
Nguyễn Văn Niệm (1992)[15] cho rằng: Dạng lá lồi lõm,màu xanh vàng (

nhạt) có chất lượng tốt hơn dạng xanh đậm, nhẵn bằng.
1.2.2.3 Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trong canh tác chè
Theo tác giả Hà Ngọc Ngô (1977) [14], tưới nước cho chè ở Việt Nam
lần đầu tiên được nghiên cứu vào những năm 1960-1961 tại trại thí nghiệm
chè Phú Hộ dưới sự chỉ đạo của giáo sư Fridland trên chè 4 tuổi ở độ dốc 110.
Kết quả cho thấy tưới nước đã làm tăng sản lượng chè từ 13-38% và cho bội
thu cao trong các tháng vụ Đông.
Theo Chu Thị Thơm và cs (2005) [22] thì phủ rác có tác dụng chống cỏ
dại, giữ ẩm, chống xói mịn, tăng độ mùn, độ xốp cho đất. Cách phủ rác có thể
làm tăng năng suất chè từ 35-50%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Đông (2010) [6] thì việc tưới nước
cho chè qua Đơng kết hợp với các biện pháp tủ giữ ẩm và làm đất trước khi tủ
đã làm tăng năng suất chè từ 107,27-181,49%. Việc tưới tủ kết hợp với làm
đất trước khi tủ cho chè đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Mỹ (2010) [13] về ảnh hưởng
của vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển của chè giai đoạn TRI 777 tại
xã Phú Hộ tỉnh Phú Thọ thì che phủ đất bằng xác thực vật cho chè trong giai
đoạn TRI 777 có tác dụng tích cực đối với sinh trưởng phát triển của chè


20

(tăng chiều cao cây, tăng chiều rộng tán, tăng chỉ số diện tích lá, giảm cỏ dại )
đồng thời khắc phục được các yếu tố hạn chế của đất dốc.
Theo Đường Hồng Dật (2004) [4] ở nước ta, do lượng mưa phân bổ
không đều qua các tháng trong năm, lượng chè chiếm 70% sản lượng cả năm.
Trong khi các tháng vụ Đông – Xuân, do thời tiết khô hạn, nhiệt độ thấp, cho
nên sản lượng chè rất thấp, có tháng như tháng 1, các nương chè hầu như
không cho thu hoạch.
Trong các tháng có lượng mưa trên 100 mm, thu hoạch búp chè đạt trên 10%

sản lượng chè cả năm. Dưới 50 mm, thu hoạch búp chè chỉ đạt dưới 5% sản
lượng cả năm.
Tưới nước cho chè, hoặc kết hợp giữa tưới nước và tủ gốc giữ ẩm cây chè
sinh trưởng tốt và làm cho thu hoạch búp với năng suất cao. Ngay cả trong
các tháng vụ Đông-Xuân, nhiệt độ thấp, thời tiết khô hạn vẫn làm tăng năng
suất và sản lượng chè.
Đại học Nông lâm Thái Nguyên (1997), nghiên cứu biện pháp kỹ thuật
nâng cao năng suất chât lượng chè vụ đông xuân ở Bắc Thái. Kết quả cho
thấy sản lượng chè có tủ, tưới nước và tủ, tưới nước cả 3 tháng 10, 11, 12 tăng
tương ứng từ 17- 110%. Tỷ trọng vụ chè đông xuân so cả năm của đối chứng
đốn ngày 25/12 không tưới tủ là 22,9%, có tưới là 32,2%; đốn 25/2 có tưới là
37%; đốn 25/4 có tưới là 56,7%. Đốn chè vào tháng 4 năm sau có tưới + tủ,
sản lượng chè đơng xuân thu trong 3 tháng 10, 11, 12 cao nhất đạt 2.271
kg/ha so với đối chứng là 210,7%. Hiệu quả kinh tế lớn nhất vì bán trước tết
với giá cao.
Kết quả ngiên cứu của PGS.TS. Lê Tất Khương (1997) cho thấy: Các
công thức được tủ giữ ẩm, tưới nước hoặc kết hợp giữa tủ và tưới đã tăng tỷ lệ
búp có tơm từ 3,7- 18,7% và tăng tỷ lệ chè loại A, B lên từ 5,0- 17,3%, tăng


21

hàm lượng tanin từ 0,7- 2,1% và làm tăng hàm lượng chất hòa tan từ 1,01,5%. Còn đốn chè vào tháng 12, ở các cơng thức có tủ và tưới nước đã làm
tăng năng suất chè vụ đông và xuân từ 10,4- 125,1% và đã làm tăng mức thuchi từ 5,3- 67,5% so với không tủ , không tưới nước [11].
1.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới
Chè hiện nay chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu dùng của thị trường đồ uống
nóng thế giới, nhưng chỉ chiếm 20% tổng giá trị của thị trường này. Theo
đánh giá của chuyên gia trong các nước sản xuất kinh doanh chè thuộc tổ
chức Nông Lương Quốc tế, những năm cuối thế kỷ 20 có trên một nửa dân số
thế giới uống chè. Hầu hết các nước đều có người uống chè, trong đó khoảng

160 nước có nhiều người uống chè. Mức tiêu thụ chè bình qn đầu người
một năm trên tồn thế giới là 0,5kg/người/năm và con số này sẽ càng tăng lên
trong thời gian tới (Nguyễn Hữu Khải, 2005) [10].
Theo thống kê của Fao tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga
đều có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2009-2010 nhập khẩu chè đen của
Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là
3%. Có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyển
dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền và
chế biến đặc biệt trong khi tại các thị trường Tây Á và châu Á vẫn thích dùng
các sản phẩm chè truyền thống(w.w.w.viettrade.gov.vn)[3].
Trước nhu cầu tiêu thụ chè chất lượng cao ngày càng tăng lên các nước
sản xuất và xuất khẩu chè buộc phải đầu tư chiều sâu cho các vùng cải tiến
giống, thực hiện nghiêm ngặt hơn nữa các kỹ thật canh tác, thu hái khiến cho
năng suất chè tăng lên rõ rệt. Năng suất bình quân của các nước sản xuất chè
chủ yếu trong hơn 10 năm trở lại đây trung bình tăng 48%. Ấn Độ là một
trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới với tốc độ
năng suất trung bình từ năm 1990 đến nay là 55% theo sau là Srilanka 45%,


22

Trung Quốc 35%, Indonesia 31%. Năm 1991 năng suất chè trung bình trên
thế giới là 1,12 tấn/ha, đến năm 2004 năng suất trung bình đã tăng 1,3 tấn/ha
(Nguyễn Hữu Khải, 2005) [10].
Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới từ năm 2005-2012 được thể
hiện ở bảng 1.2:
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới từ năm 2005-2012
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(10.000ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

2005

268,70

135,86

365,05

2

2006

273,89

135,21

370,31

3

2007


292,97

135,81

397,88

4

2008

299,23

140,62

420,77

5

2009

302,84

140,72

426,17

6

2010


312,98

146,09

457,22

7

2011

326,77

141,52

462,44

8

2012

327,59

147,07

481,81

STT

Năm


1

(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2014)
Qua số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng chè trong giai đoạn
từ năm 2002-2010 cho thấy:
Diện tích chè thế giới tăng đều qua các năm từ năm 2005-2012. Từ năm
2006 – 2007 là sự gia tăng về diện tích có sự vượt trội hơn các năm tăng từ
273,89 năm 2006 lên 292,97 năm 2007. Trong 8 năm trở lại đây diện tích
trồng chè tăng khoảng 1,02-1,03%. Theo thống kê năm 2005, diện tích chè


4

giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, các biện pháp kỹ thuật
và sâu bệnh hại cây chè.
Trong những năm gần đây diện tích chè ngày một tăng, đặc biệt ở các
vùng trung du và vùng núi phía bắc. Trong đó tỉnh Cao Bằng là nơi có điều
kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển cây chè. Với điều kiện đặc thù
của vùng đất dốc, nhiều diện tích cịn trống chưa sử dụng khai thác đem lại
nguồn thu nhập cho người dân. Huyện Nguyên Bình - Cao Bằng với diện tích
nơng nghiệp là 4.896,6 ha, diện tích trống là 894,86 ha, về điều kiện tự nhiên,
đất đai rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây chè. Định hướng của
huyện trong thời gian tới đưa các giống chè chất lượng cao vào sản xuất đại
trà. Nhất là vùng Phja Đén xã Thành Công, đưa cây chè thành sản phẩm hàng
hóa của huyện, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên trình độ dân trí khơng
đồng đều, trình độ canh tác lạc hậu, thiếu khoa học kỹ thuật, một số giống
trong những năm trước đã được đưa vào thử nghiệm, tuy nhiên cần nghiên
cứu thêm để xác định giống phù hợp với điều kiện của vùng nhằm tăng năng
suất, chất lượng chè. Đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định góp phần xóa đói

giảm nghèo bền vững cho người nơng dân.
Vì vậy, để mở rộng diện tích các giống chè mới địi hỏi phải giải quyết
nhiều vấn đề. Nhất là nghiên cứu đặc điểm nơng sinh học của các giống chè
có triển vọng. Trên cơ sở đó xác định các yếu tố hạn chế cũng như ưu điểm
của giống, nhằm tìm ra giống chè có khả năng sinh trưởng phát triển tốt đạt
năng suất, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh và đáp ứng cho thị trường
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống chè ở thời
kỳ kiến thiết cơ bản tại Nguyên Bình, Cao Bằng”
2. Mục đích - Yêu cầu
2.1. Mục đích của đề tài


×