Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ mối isoptera hại rừng trồng keo tại xã động đạt huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ LAN ANH

“KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG
TRỪ MỐI (ISOPTERA) HẠI RỪNG TRỒNG KEO TẠI
XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Nơng lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2010 - 2014

Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ LAN ANH

“KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ
MỐI (ISOPTERA) HẠI RỪNG TRỒNG KEO TẠI
XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Nơng lâm kết hợp
: Lâm nghiệp
: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Kim Tuyến
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học việc làm đề tài
tốt nghiệp là có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Cơng việc
này giúp sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, bổ sung

và củng cố kiến thức của bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu,
để phục vụ cho công việc và các hoạt động chuyên môn sau này.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và của giáo viên hướng dẫn tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng
trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên”.
Để đề tài có kết quả như ngày nay tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc
đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các cán bộ,
các vị lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của UBND xã Động Đạt, đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, sự đóng góp ý kiến của
các thầy, cơ giáo và sự giúp đỡ của bạn bè để tôi hồn thành đề tài này
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn cơ giáo Đặng Kim Tuyến đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Do trình độ bản thân cịn hạn chế, nên đề tài khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy
giáo, cô giáo và các bạn để đề tài hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày … tháng .. năm 2014
Sinh viên

Dương Thị Lan Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hồn
tồn trung thực, chưa cơng bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tơi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!


XÁC NHẬN CỦA GVHD

TS. Đặng Kim Tuyến

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 05 năm 2014
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Dương Thị Lan Anh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu..................................................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4
2.1. Tổng quan tài liệu ....................................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu .....9
2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................... 9
2.2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 9
2.2.1.2. Khí hậu - thủy văn .............................................................................. 10

2.2.1.3. Đất đai ................................................................................................ 11
2.2.1.4 Tài nguyên rừng .................................................................................. 11
2.2.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .................... 12
2.2.2.1. Dân số ................................................................................................. 12
2.2.2.2 Tình hình kinh tế xã Động Đạt............................................................ 13
2.2.3. Văn hóa - Xã hội ................................................................................... 15
2.2.3.1. Giáo dục ............................................................................................. 15
2.2.3.2. Y tế ..................................................................................................... 16
2.2.3.3. Giao thông .......................................................................................... 16
2.2.3.4. Thủy lợi .............................................................................................. 16
2.2.3.5. Điện .................................................................................................... 16


Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................................... 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 18
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc ............................................. 18
3.4.2. Phương pháp điều tra qua phỏng vấn và điều tra quan sát trực tiếp. .... 19
3.4.2.1. Điều tra sơ bộ ..................................................................................... 19
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp điều tra quan sát trực tiếp . 21
3.4.3.1 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh ................................................................ 21
3.4.3.2. Biện pháp cơ giới vật lý ..................................................................... 21
3.4.3.3. Biện pháp sinh học ............................................................................. 22
3.4.4.4. Biện pháp hóa học .............................................................................. 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 26
4.1. Kết quả khảo sát hiện trạng rừng trồng Keo tại xã Động Đạt, huyện Phú

Lương, tỉnh Thái Nguyên. ........................................................................................... 26
4.1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn ................................................................... 27
4.1.3. Kết quả điều tra sơ bộ ........................................................................... 28
4.1.4. Kết quả điều tra tỷ mỷ tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo ............. 29
4.1.4.1. Kết quả tỷ lệ nhiễm mối và mức độ hại của mối đối với rừng trồng Keo 29
4.1.4.2. Kết quả điều tra mức độ hại do mối đối với rừng trồng Keo............. 30
4.2. Đặc điểm sinh học của quần thể mối .................................................................. 32
4.2.1. Tổ mối ................................................................................................... 32
4.2.2. Thức ăn của mối .................................................................................... 32
4.2.3. Thành phần trong tổ mối ....................................................................... 32


4.2.4. Thời kỳ bay giao hoan phân đàn ........................................................... 34
4.3. Kết quả đánh giá hiệu quả của các biện pháp phịng trừ mối tại rừng trồng... 34
4.3.1. Kết quả thí nghiệm của biện pháp cơ giới vật lý .................................. 34
4.3.1.1. Biện pháp đào tổ mối ......................................................................... 34
4.3.1.2.Thí nghiệm bẫy mối xu quang ............................................................ 36
4.3.2. Kết quả thí nghiệm biện pháp Lâm sinh ............................................... 36
4.3.3. Biện pháp sinh học ................................................................................ 38
4.3.3.1. Thí nghiệm biện pháp rắc lá cau xung quanh gốc cây ....................... 38
4.3.3.2. Kết quả biện pháp nhử mối bằng bã Mía ........................................... 40
4.3.3.3. Kết quả thí nghiệm phun nước lá xoan và vỏ lá xoan ta.................... 41
4.3.4. Kết quả thí nghiệm biện pháp hóa học.................................................. 43
4.4. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ mối đất hại rừng trồng Keo tại khu vực
nghiên cứu..................................................................................................................... 47
4.4.1. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ........................................................... 48
4.4.2. Biện pháp cơ giới vật lý ........................................................................ 48
4.4.3. Biện pháp sinh học ................................................................................ 49
4.4.4. Biện pháp hóa học ................................................................................. 49
4.4.5. Cơng tác quản lý và bảo vệ rừng........................................................... 50

4.4.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM ...................................................... 50
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 52
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 54


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT
ODB
OĐC
OTC
OTN
S
STT
TB
VS

: Cơng thức
: Ơ dạng bản
: Ơ đối chứng
: Ơ tiêu chuẩn
: Ơ thí nghiệm
: Diện tích
: Số thứ tự
: Trung bình
: Vệ sinh


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất đai xã Động Đạt .......................... 11
Bảng 2.2. Tổng hợp thành phần dân tộc xã Động Đạt .................................... 13
Mẫu bảng 3.1. Kết quả điều tra tình hình phân bố mối hại ............................ 19
Mẫu bảng 3.2. Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm Mối ................................. 20
Mẫu bảng 3.3. Điều tra mức độ hại do mối .................................................... 20
Mẫu bảng 3.4. Mức độ hại do mối .................................................................. 21
Mẫu bảng 3.5. Kết quả bẫy mối bằng đèn ...................................................... 21
Mẫu bảng 3.6. Số lượng mối hại trên mồi nhử ............................................... 25
Mẫu bảng 3.7. Kiểm tra sự sai khác giữa công thức đối chứng và ................. 25
ơ thí nghiệm..................................................................................................... 25
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình phân bố mối hại .................................... 28
Bảng 4.2.1. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 7 tuổi ... 29
Bảng 4.2.2. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 5 tuổi ... 29
Bảng 4.2.3. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 3 tuổi ... 29
Bảng 4 .2.4. Điều tra mức độ hại do mối ở tuổi 7........................................... 30
Bảng 4.2.5. Điều tra mức độ hại do mối ở tuổi 5............................................ 30
Bảng 4.2.6. Điều tra mức độ hại do mối ở tuổi 3............................................ 31
Bảng 4.3. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm đào tổ mối .................................. 34
Bảng 4.4. Kiểm tra sự sai khác giữa ơ đối chứng và ơ thí nghiệm trong biện
pháp đào tổ mối. .............................................................................................. 35
Bảng 4.5. Kết quả bẫy mối giống có cánh ...................................................... 36
Bảng 4.6. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh....... 37
Bảng 4.7. Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thí nghiệm trong thí
nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh ............................................................... 37


Bảng 4.8. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm biện pháp rắc lá Cau tươi........... 38
Bảng 4.9. Kiểm tra sự sai khác giữa ơ đối chứng và ơ thí nghiệm trong thí
nghiệm biện pháp rắc lá cau ............................................................................ 39

Bảng 4.10. Mức độ do mối hại ở thí nghiệm biện pháp nhử mối bằng bã Mía
......................................................................................................................... 40
Bảng 4.11. Kiểm tra sự sai khác giữa ơ thí nghiệm và ơ đối chứng trong thí
nghiệm biện pháp rắc bã mía .......................................................................... 40
Bảng 4.12. Mức độ do mối hại, thí nghiệm biện pháp phun nước vỏ lá Xoan
ta ...................................................................................................................... 42
Bảng 4.13. Kiểm tra sự sai khác giữa ơ thí nghiệm và ơ đối chứng trong thí
nghiệm phun nước vỏ lá xoan ......................................................................... 42
Bảng 4.14. Số lượng mối thợ còn lại sau phun thuốc ..................................... 43
Bảng 4.15. Số lượng mối thợ còn lại sau phun thuốc ..................................... 43
Bảng 4.16. Mức đội hại do mối ở biện pháp thử nghiệm thuốc hóa học........ 44
Bảng 4.17. Tỷ lệ tăng mức độ hại của mối ở các công thức ........................... 44
Bảng 4.18. Kiểm tra sự sai khác giữa các ơ thí nghiệm trong thí nghiệm biện
pháp hóa học.................................................................................................... 45
Bảng 4.19. Bảng sai dị từng cặp X i − X j cho chiều dài vết hại ..................... 46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Hiện trạng rừng trồng keo tại xã Động Đạt .................................... 28
Hình 4.2. Hình ảnh mối phá hại cây Keo ........................................................ 31
Hình 4.3. Hình ảnh Mối vua, Mối chúa và hồng cung .................................. 35
Hình 4.4. hình ảnh bẫy đèn ............................................................................. 36
Hình 4.5. Hình ảnh rắc lá Cau tươi ................................................................. 39
Hình 4.6. Bã Mía khi mối chưa khai thác ....................................................... 41
Hình 4.7. Bã Mía sau khi bị mối khai thác ..................................................... 41
Hình 4.9. Hình ảnh phun nước lá Xoan ta ...................................................... 41
Hình 4.8. Nước giã vỏ,lá Xoan ta ................................................................... 41
Hình 4.9. Hình ảnh phun nước lá Xoan ta ...................................................... 41
Hình 4.12. Đặt mồi nhử gỗ trám cho gốc cây bị mối hại................................ 47

Hình 4.13. Hình ảnh mối khai thác mồi nhử sau 10 ngày .............................. 47


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá có thể tái tạo được. Rừng có tác dụng nhiều
mặt đối với cuộc sống con người. Ngồi vai trị cung cấp gỗ củi và các lâm
đặc sản thì rừng có vai trị vơ cùng quan trọng là điều hịa khí hậu, bảo vệ mơi
trường sinh thái, chống xói mịn, rửa trôi. Nhưng rất nhiều nguyên nhân gây
mất rừng như do thiên tai, lũ lụt, do cháy rừng, do con người chặt phá......Việc
diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp dẫn tới ảnh hưởng đến rất nhiều tới cuộc
sống của con người, làm biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên.... Rừng hồi phục
được cần phải có một thời gian dài, để đảm bảo cho việc bảo vệ khí hậu và
phát huy thế mạnh của rừng chúng ta cần sử dụng hợp lý tài nguyên, tái tạo và
gây trồng rừng cho hiệu quả, đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng kinh tế của
thế giới và của nước ta hiện nay. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã
có những chủ trương, chính sách nhằm tái tạo và trồng lại rừng. Theo chiến
lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 là nâng tỷ lệ đất có
rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020(Bộ NN & PTNT) [3].
Có nhiều lồi cây sinh trưởng nhanh, có tác dụng cải tạo đất, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc dễ trồng và dễ chăm sóc được đưa vào sản xuất như Keo,
Mỡ, Lát... Đặc biệt phổ biến là Keo lồi cây ưa thích của người dân.
Keo (Acasia spp): Là loài cây ưa sáng mọc nhanh, sinh trưởng phát
triển mạnh, trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, có tác dụng cải tạo đất, gỗ
thường dùng làm nguyên liệu giấy, ván dăm...(Lê Mộng Chân và cs, 2008)
[5]. Keo là lồi cây có nhiều đặc tính tốt, tuy vậy loài cây này rất dễ nhiễm
sâu bệnh hại, trong đó có họ mối đất (Termitidae).

Keo là cây đa tác dụng, gỗ Keo được dùng nhiều để làm nguyên liệu
trong công nghiệp chế biến giấy, làm ván dăm, làm đồ gia dụng, xây dựng…
và chúng cung cấp một lượng củi lớn cho người dân. Bên cạnh đó Keo có bộ
rễ rất phát triển, là loài cây họ đậu nên rễ của chúng có khả năng cố định đạm
rất tốt cho đất có tác dụng cải tạo đất. Cây Keo sinh trưởng nhanh (chu kỳ
kinh doanh 6 - 7 năm) nên khả năng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống


2

xói mịn… rất hiệu quả. Keo có thể trồng và sinh trưởng tốt ở những nơi đất
dốc, xấu, nghèo kiệt .
Mối (Isoptera) thuộc nhóm cơn trùng sống có tính chất xã hội, có sự
phân hóa cao về hình thái và chức năng. Khác với nhiều loại côn trùng đơn
sinh, mỗi tổ mối là một "đơn vị sống" hoặc được coi là một "xã hội" riêng
biệt. Trong mỗi tổ mối, tuỳ theo từng lồi, có từ vài trăm con đến vài chục
triệu con. Với đặc tính làm tổ và hoạt động tinh vi cùng với khả năng phân
giải các sản phẩm có nguồn gốc từ xenluloza, mối đang được xem là một
trong những côn trùng gây thiệt hại lớn nhất của ngành lâm nghiệp. Lồi
thức ăn ưa thích của chúng là xenlulo do đó chúng là cơn trùng phá hoại gỗ
rất mạnh, đối với cây rừng có ảnh hưởng rất lớn. Theo thống kê chưa đầy
đủ của Mỹ hàng năm thiệt hại của mối gây ra vào khoảng 150 triệu USD
(Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [13].
Nhưng hiện nay trên địa bàn xuất hiện nhiều mối hại Keo, sự tồn tại của
loài mối gây hại đặc biệt nghiêm trọng tới sự sinh trưởng cũng như phẩm chất
gỗ của cây Keo. Tuy nhiên, địa phương chưa có biện pháp kỹ thuật phịng trừ
mối hại Keo.
Việc điều tra, nghiên cứu sinh thái, sinh học và các kỹ thuật phòng trừ của
các tác giả từ trước đến nay đã thu được những kết quả nhất định làm cơ sở
ban đầu cho việc phòng trừ và giảm thiểu các tác hại do mối gây ra. Nhưng

cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các loài mối gây hại ngày càng
phát triển mạnh mẽ, phổ rộng khắp mọi nơi, gây thiệt hại to lớn đến nền kinh
tế quốc dân của tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là đời sông của người
dân sống phụ thuộc vào rừng. Vì vậy, cần mở rộng nghiên cứu về Mối, tìm ra
được những biện pháp phòng trừ Mối hại Keo hiệu quả hơn.
Xuất phát từ thực tiễn để góp phần vào việc phát triển kinh tế cũng như
bảo vệ môi trường được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp, ban giám hiệu nhà
trường, cô giáo hướng dẫn cùng sự tiếp nhận của địa phương, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ
mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên”.


3

1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được mức độ gây hại của mối ở rừng trồng Keo tại khu vực
xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở để đề xuất một
số biện pháp phòng trừ tổng hợp mối hại cây Keo ở rừng trồng giúp cây trồng
sinh trưởng, phát triển tốt nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng và góp
phần đáp ứng mục tiêu kinh doanh của người dân địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được mức độ mối gây hại ở rừng Keo tại xã nghiên cứu.
- Đánh giá được hiệu quả một số biện pháp phòng trừ mối đề xuất biện
pháp phòng trừ phù hợp giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn góp phần
nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
* Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng
vào thực tiễn sản xuất.

- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
một đề tài cụ thể.
- Nắm vững được các phương pháp điều tra mối hại ở cây rừng trồng.
- Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc, kỹ năng tiếp xúc với người dân và kỹ
năng nghiên cứu một đề tài khoa học.
* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được thông qua phỏng vấn thu thập
thông tin từ người dân và quá trình điều tra tại địa bàn nghiên cứu nên sẽ là cơ
sở khách quan nhất để nắm rõ tình hình gây hại và đề xuất giải pháp phịng
trừ tác hại của loài mối đối với rừng trồng cây Keo một cách có hiệu quả.


4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu
2.1.1. Cơ sở lý luận
Côn trùng là lớp động vật phong phú nhất trong giới động vật. Chúng
phân bố rộng khắp trên hành tinh chúng ta, hình thái của chúng rất phong phú
và đa dạng. Sinh thái học côn trùng là mơn khoa học nghiên cứu đặc tính sinh
học, sinh thái của các lồi cơn trùng nhằm nắm được đặc điểm hình thái và
tập tính sống của mỗi lồi cơn trùng. Trên cơ sở đó ứng dụng vào thực tiễn
sản xuất, trồng rừng phát huy được những lợi ích và hạn chế được những tác
hại của các lồi cơn trùng, đồng thời để nghiên cứu đề xuất các biện pháp
phịng trừ hợp lý đối với từng loại cơn trùng có hại như: Biện pháp sinh học,
biện pháp cơ giới vật lý, biện pháp phòng trừ tổng hợp... ngăn chăn những
thiệt hai do cơn trùng gây ra (Phạm Bình Quyền, 2006) [10].

Biện pháp lâm sinh: Đây là phương pháp thông qua hàng loạt các biện
pháp kỹ thuật canh tác hợp lý trong các khâu sản xuất để tạo ra những diện
tích cây trồng khỏe mạnh, có sức kháng sâu bệnh cao, thúc đẩy quá trình cân
bằng sinh thái, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu hại. Biện pháp lâm
sinh bao gồm: Chọn giống, xử lý giống, xử lý đất, chăm sóc…
Biện pháp cơ giới vật lý: Khơng gây hại cho môi trường nhưng lại yêu
cầu công lao động lớn và hiệu quả không cao, hiệu quả lao động phụ thuộc
vào việc tổ chức lao động. Biện pháp cơ giới vật lý bao gồm: Bắt giết, mồi
nhử, bẫy hố, bẫy đèn…
Biện pháp sinh học: Mang lại hiệu quả cao, không ảnh hưởng tới môi
trường cũng như sức khỏe của con người nhưng chi phí lại cao. Biện pháp
sinh học bao gồm: Sử dụng các chế phẩm sinh học, gây ni thiên địch thả
vào ổ dịch…
Biện pháp hóa học: Mang lại hiệu quả nhanh, giá thành thấp, thực hiện
đơn giản nhưng lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con
người và gia súc. Dễ gây mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên.


5

Để hạn chế thiệt hại do côn trùng gây ra con người đã mất rất nhiều
thời gian và chi phí cho việc phịng trừ các lồi sâu hại đối với sản xuất nơng
lâm nghiệp. Ngồi các biện pháp như: Gieo trồng đúng thời vụ, chọn giống,
chăm sóc, kiểm dịch thực vật thì chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học. Sử dụng
thuốc hóa học đã tưởng như là biện pháp hữu hiệu đối với các lồi sâu hại.
Thuốc hóa học đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi vì có giá thành thấp, sử
dụng đơn giản, hiệu quả cao với nhiều lồi sâu hại và có thể nhanh chóng dập
được các trận dịch (Đặng Kim Tuyến, 2008) [12].
Việc sử dụng thuốc hóa học q mức ngồi việc phá vỡ cân bằng sinh
học trong tự nhiên đã gây ra những hậu quả khơn lường, nhiều vấn đề nảy

sinh khó giải quyết như: Ơ nhiễm mơi trường, sức khỏe con người, nhiều lồi
sâu hại hình thành khả năng kháng thuốc… Kể từ khi phát hiện ra những ảnh
hưởng bất lợi của thuốc hóa học tới sức khỏe con người và mơi trường cũng
như tác dụng diệt sinh vật lợi của chúng và những điểm yếu của phòng trừ
sinh vật hại truyền thống, người ta nhận ra rằng phòng trừ sâu bệnh hại khơng
chỉ bằng biện pháp hóa học như quan niệm ban đầu mà cần thiết phải có một
cách giải quyết hợp lý để tránh hậu quả trên mà vẫn đạt được mục tiêu của
phịng trừ sâu bệnh hại trong nơng lâm nghiệp (Đặng Kim Tuyến, 2008) [12].
Loài Mối thuộc bộ cánh bằng (Isoptera), là một trong những loài gây
hại nguy hiểm nhất ở vùng nhiệt đới. Mối có khoảng 2700 lồi khác nhau.
Mối là nhóm cơn trùng sống có tính chất xã hội với những đẳng cấp khác
nhau gồm các dạng: Mối vua, mối chúa, mối thợ, mối lính, mối giống có cánh
và mối giống khơng có cánh, ngồi ra trong tổ mối cịn có mối con, mối nhỡ
và trứng. Mỗi một dạng có hình thái và chức năng riêng. Chính điều này đã
làm cho tính xã hội của các lồi mối khá phức tạp và chặt chẽ, đây cũng chính
là những trở ngại cho cơng tác phịng trừ của con người và đặc biệt là ở rừng
trồng đối với nhóm côn trùng này (Trần Công Loanh và cs, 1997)[6].
Mối là phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Việt Nam
hoàn toàn nằm trong vùng phân bố của mối. Do đó dọc suốt từ Bắc vào Nam
vùng nào cũng có mối, riêng ở vùng núi mối có thể có mặt ở những đỉnh núi
cao trên 1700m. Nói như vậy thì hầu hết tất cả các khu vực trên đất nước Việt
Nam mối đều có thể tấn cơng và gây hại.


6

Mối có rất nhiều họ, trong đó họ mối đất thường làm tổ trong đất. Tổ
mối có lồi cấu tạo đơn giản chỉ là những khe rỗng ở trong gỗ hay những tập
đoàn nhỏ ở trong đất. Nguyên liệu chủ yếu để xây tổ là gỗ và đất được nhào
với nước bọt của mối. Ngồi ra cịn thấy có sỏi, cỏ, phân và xác mối

Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành
phần quan trọng nhất là chất xơ (cellulose), vì vậy đối tượng bị mối gây hại
rất đa dạng.
- Thực vật sống: Nhiều loài mối lấy thức ăn từ cây sống, đặc biệt là vào
mùa khơ hạn, cây sống cịn cung cấp nước cho chúng, nhất là các cây còn non
như bạch đàn, chè sắn vá các cây trồng khác.
- Thực vật khơ: Ruột của lồi mối nhà tiêu hóa được chất xơ nên ngoài gỗ,
tre nứa tát cả các sản phẩm được chế biến từ thực vật như giấy, vải đều bị
chúng phá hoại. Trên đường đến nguồn thức ăn, mối có thể đục qua nhiều loại
vật liệu khác như xốp cách âm, cao su, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm
nhiều máy móc hư hỏng theo.
Các loại mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ ở trạng thái khác nhau.
Mối nhà thích ăn gỗ thơng màu trắng, tám trắng còn tốt nguyên, một số loại
mối đất lại ăn những loại gỗ đã hơi bị mục () [14].
Hiện tượng và tác hại:
- Mối ăn tạo nên những đường hầm xung quanh thân, làm mất vỏ cây.
- Phá hại cắn rễ và gốc thân ở dưới đất làm cho cây chết. Nguyên nhân
chủ yếu làm cho cây chết do mối tấn cơng là vịng vỏ bị cắt và hệ thống mạch
dẫn nhựa bị tắc.
- Mối phá hủy các đồ vật, các cấu kiện phục vụ cho sản xuất Lâm nghiệp.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Snyder, 1949 đã xuất bản cuốn sách danh mục về mối trên thế giới, ơng
đã lập được một danh sách các lồi thuộc 5 họ. Ơng cịn đưa ra những mơ tả
sơ bộ hình thái lồi M. pakistanicus làm cơ sở nhận biết lồi này trong tự
nhiên (Lê Văn Nơng, 1999) [7].
Theo tài liệu của Emerson (1952), trên thế giới đã phát hiện được 1855
lồi mối trong đó có 1762 lồi mối hiện nay đang tồn tại và ước có 93 lồi
hố thạch. Theo bản danh lục côn trùng và mối trên thế giới của Snyder năm
1949 để từ đó bổ sung tu sửa cho phong phú thêm thì trong 12 năm từ năm



7

1952 đến 1963 là ngừng khơng bổ sung thì trên thế giới đã phát hiện thêm
150 loài mối mới đưa tổng số lồi mối lên 2000 lồi trong đó bao gồm cả hố
thạch (Lê Văn Nơng, 1999) [7].
Năm 1965, FAO đã đưa ra khái niệm về phịng trừ tổng hợp.
Cơn trùng học là môn khoa học lấy côn trùng làm đối tượng nghiên cứu, côn
trùng được nghiên cứu từ thế kỷ XVI- XVII. Nhưng chỉ đến thế kỷ XVIII thì
cơn trùng lâm nghiệp mới được thực sự chú ý khi những tác hại do chúng gây
ra ngày càng lớn (Trần Công Loanh và Cs, 1997) [6].
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thuốc trừ sâu thuộc nhóm hữu cơ ra đời
DDT, 666, Heptaclơr... sau đó nhiều loại thuốc hố học trừ sâu bệnh cũng
được phổ biến trên thị trường (Đặng Kim Tuyến, 2008) [12].
Tìm hiểu về bả hóa chất: Dow Elanco dùng chất điều chỉnh tăng trưởng
côn trùng IGR (Insect growth regulator), bả hexaflumuron 0,5% để diệt mối
đất và được đưa vào sản xuất và thương mại năm 1995
() [14].
Ngoài ra mọi người còn sử dụng rất nhiều biện pháp sinh học như:
- Giun trịn: Một số lồi giun trịn ký sinh (Nematodes) sẽ tràn vào giết
mối, chúng đã được vài công ty nghiên cứu và đẩy mạnh tiếp thị vào những
năm 1980. Điều kiện ẩm ướt của đất và loại đất có vẻ hạn chế khả năng di
chuyển trong đất và khả năng phát hiện mối của giun tròn. Mặc dù có hiệu
quả trong phịng thí nghiệm nhưng trong điều kiện thực tế việc diệt mối
thường khá nhiều thay đổi.
- Nấm ký sinh: Một loài nấm Metarhizium anisopliae, được dùng trong
chất ESCI (Bio-Blast) là một chất diệt mối sinh học. Những con mối bị nhiễm
nấm này có thể truyền lây cho các con mối khác, Bio-Blast được dùng diệt
mối đang hồnh hành và phịng mối ở các vùng có khả năng bị mối tấn công,
hiệu lực cao khi gây nhiễm cho nhiều cá thể trong đàn mối, có thể xử lý ở các

cơng trình xây dựng và ngồi trời.
Vào những năm cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 người ta đã phát
hiện ra ảnh hưởng bất lợi của thuốc hóa học với sức khỏe con người và môi
trường cũng như tác dụng diệt vi sinh vật hại của chúng. Đã có nhiều ý kiến


8

đề nghị phải sử dụng thuốc hóa học hạn chế và khoa học. Những khái niệm
đầu tiên về phòng trừ tổng hợp ra đời (Đặng Kim Tuyến, 2008) [12].
2.1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, theo thống kê của Nguyễn Đức Khảm (1976, 1989) đã phát
hiện được 82 lồi mối chiếm 4,1% số lồi mối có trên tồn thế giới ở Việt
Nam (BNN & PTNT, 2006) [3].
Cho đến bây giờ khó có thể tìm được những tài liệu nghiên cứu về mối
trong các thư tịch cổ xưa nhất ở nước ta. Những nghiên cứu này được cho
rằng đã bắt đầu từ rất sớm, đến năm 1945 khi nước ta bước vào cuộc kháng
chiến chống Pháp lâu dài thì những nghiên cứu về mối tạm thời bị gián đoạn.
Sau năm 1954, hịa bình lập lại đất nước vẫn bị chia cắt, việc nghiên cứu mối
vẫn ở hai miền riêng rẽ, các loài mối đã gây được nhiều chú ý và thu hút
nhiều cán bộ Việt Nam tham gia nghiên cứu như: Bùi Huy Dưỡng, Nguyễn
Xuân Khu, Vũ Văn Tuyển... nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu kinh
nghiệm về phòng chống mối và đặc điểm của một số loại gây hại chính (Lê
Văn Nơng, 1999) [7].
Ở miền Nam, năm 1997 cơng trình “Mối macrotermes (Termitidea,
Isoptera) ở miền Nam Việt Nam và biện pháp phòng trừ” (Luận văn khoa học
của Nguyễn Tân Vương).
Bathellier là tác giả có cơng trình nghiên cứu hình thái, sinh thái đầu
tiên về mối ở Việt Nam (Lê Văn Nơng, 1999) [7].
Theo Lâm Bình Lợi và Nguyễn Tân Vương có 11 lồi mối thuộc giống

Macrotermes được ghi nhận ở miền nam Việt Nam, trong đó có 3 lồi mới
cho khu hệ và 3 lồi mới cho khoa học. Như vậy, ở Việt Nam có 18 giống
gồm 44 loài thuộc Isoptera được phát hiện từ Đèo Ngang trở vào.
Từ những nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất, tác giả Nguyễn Thế
Viễn đã đưa ra nhận xét về đặc tính sinh vật học của mối và hai nhóm mối hại gỗ
xây dựng là: mối gỗ khơ và mối đất, cách diệt mối là làm bẫy để diệt mối, đào 1
hố dài 100cm, ngang 50cm, sâu 40cm, cho mồi nhử mối vào đó và tưới nước cho
ẩm, đậy nắp lại, khi mối vào nhiều dùng thuốc SiF6Na2 DDt để phun diệt mối.
Năm 1999, Nhà xuất bản nông nghiệp xuất bản cuốn “Côn trùng hại gỗ và
biện pháp phịng trừ” do tác giả Lê Văn Nơng biên soạn (Lê Văn Nông và cs) [9].


9

Theo thống kê chưa đầy đủ của Nguyễn Chí Thanh, 1999 mỗi năm ở
Việt Nam mối gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng (Lê Văn Nông và cs) [9].
Những nghiên cứu về khu hệ mối, sinh học, sinh thái mối cũng bắt đầu
được các cơ quan nghiên cứu khoa học chú ý như các trường đại học, viện
nghiên cứu của nhà nước, trong đó trung tâm nghiên cứu phịng trừ Mối Viện Khoa học Thuỷ lợi đã có được những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ
(Chu Thị Thơm và cs, 2006) [11].
Năm 2006, nhà xuất bản Nông nghiệp đã xuất bản cuốn “Sinh thái học
côn trùng” do tác giả Phạm Bình Quyền biên soạn (Phạm Bình Quyền, 2006) [9].
Năm 2008, Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn “Côn trùng Lâm
nghiệp” do tác giả: Đặng Kim Tuyến, Nguyễn Đức Thạnh, Đàm Văn Vinh
biên soạn (Đặng Kim Tuyếnvà cs, 2008) [13].
Ở Việt Nam hiện nay, sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
rừng đã ngày càng được áp dụng rộng rãi theo ngun tắc “Phịng là chính,
phịng thường xuyên. Trừ là quan trọng, trừ phải kịp thời, triệt để và toàn
diện”. Việc áp dụng và xây dựng các biện pháp phịng trừ cho các lồi cây
trồng lâm nghiệp đối với một số loài sâu bệnh là rất cần thiết, địi hỏi phải có

thời gian và các điều kiện nhất định (Đặng Kim Tuyến, 2008) [12].
Đã có nhiều nghiên cứu về loài mối và tác hại của chúng cũng như các
biện pháp phòng trừ chúng nhưng chủ yếu là nghiên cứu về mối nhà, Các
nghiên cứu về mối đất hại rừng trồng cịn ít được quan tâm.
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu mang những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên,
dân sinh, kinh tế xã hội chi phối trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng cũng
như mức độ mối hại đối với cây trồng trong khu vực.
2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Động Đạt nằm ở phía Bắc của huyện Phú Lương có trục đường
quốc lộ 3 chạy qua, cách trung tâm thành phố 25km. Ranh giới hành chính
xã như sau:
- Phía Đơng giáp xã Yên Lạc.
- Phía Tây giáp Phủ Lý, Phục Linh- Đại Từ.


10

- Phía Nam giáp Phấn Mễ.
- Phía Bắc giáp xã Yên Đổ.
Xã Động Đạt là một xã miền núi có địa hình phức tạp. Đồi, núi dạng
bát úp kéo dài thành dải dọc theo hướng Bắc Nam. Đất chủ yếu phát triển trên
đá vôi… Ferarit đỏ, vàng, nâu, đất núi đá thích hợp cho phát triển nơng lâm
nghiệp đặc biệt thích hợp cho phát triển cây cơng nghiệp chè, cây ăn quả và
cây màu. Nhờ có đường giao thơng nối liền các vùng lân cận là điều kiện
thuận lợi để lưu thơng hàng hóa.
2.2.1.2. Khí hậu - thủy văn
Động Đạt là một xã miền núi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa

nóng ẩm. Nằm trong vùng dự báo khí tượng của trạm khí tượng Thái nguyên
- Khí hậu của xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng mưa
nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, thời tiết
hanh khô, thường có các đợt gió mùa đơng bắc, nhiệt độ xuống thấp gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, gia súc và làm cho cây trồng khơng phát triển.
Khí hậu địa phương được phân ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 9, lượng mưa phân bố không đều tập trung vào tháng 6 tháng 7. Gây lụt
lội ở vùng trũng và xói mịn mạnh ở các cùng đất dốc, mưa nhiều kết hợp với
khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện phù hợp cho nhiều sâu, bệnh, dịch hại …phá
hoại mùa màng. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khô hạn
kết hợp với rét đậm, sương muối rất khó khăn cho việc chăm sóc cây trồng,
vật ni và mở rộng sản xuất.
Nhiệt độ trung bình trong năm ở xã (theo số liệu quan trắc) là 22oC,
nhiệt độ cao nhất (vào tháng 7) có ngày lên tới 38oC và thấp nhất (vào tháng
12) có ngày xuống tới 3oC.
Lượng mưa trung bình đạt 2000mm/năm, song lượng mưa phân bố
không đều lượng mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm tới 90%.
Về đặc điểm thời tiết ở Động Đạt, tương đối thuận lợi cho phát triển
sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
- Thủy văn: Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nơng lâm nghiệp
của xã là do con sông bắt nguồn từ Chợ Mới - Bắc Kạn cung cấp và một số hồ
đập ngăn lại từ các con suối nhỏ. Với hệ thống kênh mương chưa phát triển


11

gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất đặc biệt là mùa khơ, một số xóm vùng
cao cịn thiếu cả nước sinh hoạt.
2.2.1.3. Đất đai
Toàn xã với tổng diện tích đất tự nhiên là 3988,71 ha gồm nhiều loại

đất với mục đích sử dụng khác nhau, được thể hiện thơng qua bảng biểu:
Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất đai xã Động Đạt
Thứ tự
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.2
1.2.2
1.2.3
1.3
2
2.1
2.1.1
2.2
2.2.2
2.2.3
2.3
2.4
3
3.1
3.2
3.3

Mục Đích Sử Dụng Đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất Nơng nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp

Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phịng hộ
Đất ni trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất quốc phịng
Đất có mục đích cơng cộng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Đất núi đá khơng có rừng cây


NNP
SXN
CHN
LUA
HNK
CLN
LNP
RSX

RPH
NTS
PNN
OTC
ONT
CDG
CQP
CCC
NTD
SMN
CSD
BCS
DCS
NCS

Diện tích năm
2012 (ha)
3988,71
3394,94
1494,25
763,06
474,88
288,18
1049,19
1508,91
1092,41
416,5
73,78
581,16
89,96

89,96
290,19
93,31
7,15
11,94
88,61
12,60
0,05
10,375
2,175

(Nguồn: Phịng địa chính xã Động Đạt)
2.2.1.4 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp tồn xã có 1508,91 ha, trong đó rừng phòng
hộ 416,5 ha và rừng sản xuất 1413,41ha. Đối với kinh tế rừng, do có chính
sách phù hợp của nhà nước, nhân dân trong xã đã biết phát huy thế mạnh từ


12

việc trồng rừng, phát triển kinh tế rừng. Với diện tích rừng trồng, các cây
trồng chủ yếu keo tai tượng, sản lượng khai thác hàng năm 3.514 m3. Góp
phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo cảnh quan mơi trường sinh thái
ở xã.
2.2.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất trong sản xuất có ý nghĩa
rất lớn đến đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội của người dân. Nó khơng những
giúp ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu
số, thúc đẩy quá trình sản xuất nhỏ lẻ phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa
và có sự phối kết hợp giữa các ngành sản xuất trên diện tích canh tác, nó vừa

mang tính chất cung cấp, bảo vệ, ổn định. Đó là tiền đề cơ sở vững chắc để
phát triển nông lâm nghiệp canh tác ở những vùng đồi núi địa phương còn
gặp phải khó khăn. Để thấy rõ ảnh hưởng của nó thơng qua nghiên cứu các
mặt sau:
2.2.2.1. Dân số
Xã Động Đạt với tổng diện tích đất tự nhiên là 3988.71 bao gồm 23
xóm bản là một xã thuần nơng có 2.757 hộ, 10.892 nhân khẩu (biểu tổng hợp
của xã năm 2013), có mật độ dân số tương đối cao và phân bố ở các độ tuổi
lao động không đồng đều. Hiện tại số lao động trong độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi
và khoảng 6.690 lao động trong đó lao động trẻ từ 18 tuổi đến 35 tuổi chiếm
số đông hơn. Lao động trong ngành nơng nghiệp có 5.352 LĐ chiếm 80%, lao
động trong ngành dịch vụ - thương mại có 936 LĐ chiếm 14%, lao động trong
các ngành khác có 402 LĐ chiếm 6%. Đó là nguồn lao động trẻ dồi dào,
người dân nơi đây đủ tiềm năng để phát triển kinh tế và nông nghiệp. Cung
cấp một lượng lao động trẻ, khỏe sang các vùng khác và các nước khác. Đặc
biệt đó là nguồn cung cấp nhân lực để thúc đẩy phong trào sản xuất nông lâm
nghiệp tại thôn bản, khai hoang, phục hóa những vùng đất trống đồi trọc thối
hóa chưa sử dụng vào sản xuất để mang lại kinh tế ổn định.
+ Thành phần dân tộc xã Động Đạt
Động Đạt là một xã miền núi, người dân sống lâu đời ở đây chủ yếu là
người Tày, Nùng, Dao, Sán Chí… Cịn phần lớn là do phong trào di dân tự do
trong vài chục năm gần đây đến sinh sống trên địa bàn.


13

Bảng 2.2: Tổng hợp thành phần dân tộc xã Động Đạt
Trong đó
Tổng nhân
Tổng số hộ Trong đó hộ

khẩu trên
Dân tộc
Dân tộc
dân trên địa dân tộc thiểu
Tỷ
địa bàn
thiểu số
kinh
bàn (hộ)
số (hộ)
lệ %
(người)
(người)
(người)
2712
1.598
1.0736
5.308
5.328 49,4
(Biểu tổng hợp thành phần dân tộc của xã tính đến tháng 1 năm 2013)
2.2.2.2 Tình hình kinh tế xã Động Đạt
Nhìn chung kinh tế xã hiện nay xếp vào loại trung bình khá của cả huyện.
về sản xuất nông lâm nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã có những tiến bộ
đáng kể, đã có những ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng
suất. Xã cũng đã khuyến khích người dân tham gia sản xuất kinh tế tập trung với
mục đích là tạo ra sản phẩm hàng hóa. Dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành
trong xã đã ưu tiên đầu tư cho phát triển nông lâm nghiệp, đảm bảo đủ cung cấp
lương thực cho người dân và giảm số hộ nghèo, phát triển kinh tế theo hướng vừa
và nhỏ đồng thời chú trọng phát triển nghề rừng và thực hiện tốt các chỉ thị về
quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng khoanh ni, khai thác và trồng mới.

Chăm sóc rừng trồng theo dự án 661 đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng và
vật nuôi kịp thời để gia tăng thu nhập cho người dân.
* Về Nông - Lâm nghiệp:
- Cây lương thực:
+ Cây lúa: Diện tích 328 ha vụ xuân và 471 ha vụ mùa, năng suất bình
quân 9,6 tấn/ha/năm, (năm cao nhất 10,4 tấn/ha/ năm), tổng sản lượng 5.065,5
tấn. Diện tích lúa chất lượng cao đạt 200ha, sản lượng 1.100 tấn.
+ Cây ngơ được bố trí vụ Ðông sớm - Xuân muộn khoảng 80 ha và vụ Hè
thu diện tích 47 ha, năng suất 43 tạ/ ha, sản lượng 688 tấn; tập trung tại các xóm
có diện tích soi bãi khơng chủ động nước: Đồng Tâm, Khe Nác, Đá Vơi, Ao
Trám (trồng tận dụng, hình thức tiêu thụ sản phẩm tự sản tự tiêu).
Bình quân lương thực đạt khoảng 475,8kg/người/ năm.
- Cây công nghiệp ngắn ngày:
Các cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ, lạc các loại được 20 ha.


14

Nhân dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng
những giống có năng xuất cao, chất lượng tốt. Địa bàn xã có nhiều hồ, đầm,
ao và có suối chảy qua cung cấp nước cho sản xuất lúa và các cây trồng khác.
Đánh giá về những lợi thế trong sản xuất cây lúa và cây công nghiệp ngắn
ngày được thể hiện đó là:
- Đối với cây lương thực, diện tích trồng lúa nước trên 400 ha, đồng
ruộng bằng phẳng, rễ canh tác, chất đất tốt. Hệ thống hồ đập, trạm bơm điện
được bố trí tạo điều kiện chủ động về nguồn nước. Các tuyến giao thông nội
đồng đã được hình thành có điều kiện áp dung cơ giới vào sản xuất. Với điều
kiện trên về cây lúa đủ điều kiện áp dụng thâm canh tăng năng xuất, đưa các
giống lúa có năng xuất và chất lượng cao vào sản xuất, tạo sản phẩm hàng
hóa. Năm 2010, việc đưa mơ hình sản xuất hạt giống lai F1 thành công, đây

được coi là hướng đột phá, cần quan tâm trong thời gian tới. Riêng cụm xóm
phía bắc của xã, diện tích đồi bãi rộng, độ dốc thấp, khó khăn về nước tưới.
Đây là khu vực có thế mạnh trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như
ngô, đậu và sắn cao sản...
- Cây chè:
+ Cây chè: Diện tích 316ha, năng suất 92 tạ/ha/năm, sản lượng 3.160 tấn
(trong đó diện tích chè giống mới 80ha)
Đối với cây chè, Động Đạt với đặc điểm địa hình, chất đất rất phù hợp với
cây chè. Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh, chế biến chè.
Hiện nay cây chè được coi là cây mũi nhọn trong việc nâng cao thu nhập cho
người dân.
* Về chăn ni:
+ Ðàn bị 39 con, đàn trâu 1.050 con chăn ni theo hình thức chăn thả
và bán chăn thả.
+ Ðàn lợn có 5.000 con.
+ Ðàn dê có 160 con.
+ Ðàn vật ni khác: Rắn có 500 con, hộ nhiều nhất ơng Bạch Đình
Chn xóm Làng Mạ 250 con. Đối với nghề nuôi Ong lấy mật, đàn ong trên
địa bàn xã có khoảng 500 đàn tập trung chủ yếu ở xóm Ao Trám, Đồng


×