Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống hoa phong lữ (pelargonium zonale l ) bằng kĩ thuật nuôi cấy invitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƯỜNG
***

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG
HOA PHONG LỮ (PELARGONIUM ZONALE L.)
BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÀ NẴNG - Năm 2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƯỜNG
***

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG
HOA PHONG LỮ (PELARGONIUM ZONALE L.)
BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO

Ngành: SƯ PHẠM SINH HỌC

Người hướng dẫn: ThS. VÕ CHÂU TUẤN


ĐÀ NẴNG - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Trang


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin chân
thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Công nghệ Sinh học, Khoa Sinh – Môi
trường, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến NCS. Ths. Võ Châu Tuấn – thầy
giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Bùi Thị Thơ, Ths. Nguyễn Thị
Duy Nhất, những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc trau dồi kiến thức và
kĩ năng thực hành thí nghiệm trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài khố luận
của mình.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã ln
động viên, khích lệ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tơi có thể đạt được kết quả
tốt nhất.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Trang



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................3
1.1. Sơ lược về hoa và tình hình sản xuất hoa .......................................................3
1.1.1. Sơ lược về hoa ..............................................................................................3
1.1.2. Tình hình sản xuất hoa .................................................................................3
1.2. Nghiên cứu nhân giống in vitro các loài hoa ..................................................4
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng trong nhân giống in vitro .........................................4
1.2.1.1. Nguồn mẫu vật nuôi cấy ...........................................................................4
1.2.1.2. Điều kiện khử trùng ..................................................................................5
1.2.1.3. Môi trường nuôi cấy ..................................................................................5
1.2.1.4. Điều kiện nuôi cấy ....................................................................................7
1.2.1.5. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật .....................................................8
1.2.2. Những thành tựu nghiên cứu nhân giống các loài hoa bằng kỹ thuật in
vitro ........................................................................................................................8
1.2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .....................................................................9
1.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước .....................................................................11
1.3. Giới thiệu về cây phong lữ ............................................................................13
1.3.1. Phân bố .......................................................................................................13
1.3.2. Đặc điểm hình thái .....................................................................................13
1.3.3. Thành phần hóa học ...................................................................................14
1.3.4. Giá trị sử dụng ............................................................................................14

1.3.5. Các nghiên cứu nhân giống hoa phong lữ..................................................15


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................18
2.2.1. Phương pháp vô trùng mẫu vật ..................................................................19
2.2.2. Phương pháp nảy mầm hạt in vitro ............................................................19
2.2.3. Phương pháp tạo protocorm .......................................................................19
2.2.4. Phương pháp nhân nhanh protocorm .........................................................19
2.2.5. Nhân nhanh chồi từ protocorm ..................................................................20
2.2.6. Phương pháp tạo rễ in vitro - hình thành cây hồn chỉnh ..........................20
2.2.7. Xử lí thống kê.............................................................................................20
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................21
3.1. Đánh giá hiệu quả khử trùng mẫu .................................................................21
3.2. Ảnh hưởng của BA và KIN đến khả năng nảy mầm của hạt phong lữ ........22
3.3. Ảnh hưởng của BA đến khả năng hình thành protocorm từ các nguồn mẫu
vật cây phong lữ ...................................................................................................24
3.4. Ảnh hưởng của BA, KIN đến khả năng nhân protocorm cây phong lữ .......27
3.5. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây
phong lữ................................................................................................................28
3.5.1. Ảnh hưởng của BA, KIN riêng rẽ đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro
cây phong lữ .........................................................................................................28
3.5.2. Ảnh hưởng của BA và KIN phối hợp đến khả năng nhân nhanh chồi in
vitro cây phong lữ ................................................................................................31
3.5.3. Ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây
phong lữ................................................................................................................32
3.6. Ảnh hưởng của IBA, NAA đến khả năng hình thành rễ in vitro cây phong lữ .....34
3.7. Quy trình nhân giống cây phong lữ từ hạt bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro .......37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................40
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2,4-D

: diclorophenoxyacetic acid

AC

: active carbon (than hoạt tính)

BA

: 6-benzyl adenine

BAP

: 6-benzylaminopurine

B5

: Gamborg (1968)

cs

: cộng sự

CW


: coconut water (nước dừa)

ĐHST : điều hòa sinh trưởng
IAA

: indole 3-acetic acid

IBA

: indole 3-butyric acid

I&Y

: Ichihashi & Yamashita

KC

: Knudson C (1965)

KIN

: kinetin

L

: lít

MS


: Murashige và Skoog (1962)

NAA

: α-naphthalen acetic acid

MKC

: Modified Knudson ‘C’

RE

: Robert Ernst (1979)

SH

: Schenk và Hildebrandt (1972)

TDZ

: thidiazuron (N-phenyl-N’-1,2,3-thidiazol-5-ylurea)

V & W : Vacin và Went (1949)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
3.1
3.2


3.3

3.4
3.5

Tên bảng
Hiệu quả khử trùng mẫu
Ảnh hưởng của BA và KIN đến khả năng nảy mầm của hạt
hoa phong lữ
Ảnh hưởng của BA đến khả năng hình thành protocorm
cây phong lữ sau 5 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của BA, KIN đến khả năng nhân protocorm
cây phong lữ sau 4 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của BA, KIN đến khả năng nhân chồi in vitro
cây phong lữ sau 3 tuần nuôi cấy

3.6

3.7

3.8

Ảnh hưởng của BA và KIN đến khả năng nhân nhanh chồi
in vitro cây phong lữ sau 3 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi
in vitro cây phong lữ sau 3 tuần nuôi cấy
Ảnh hưởng của IBA, NAA đến khả năng hình thành rễ in
vitro cây phong lữ sau 3 tuần nuôi cấy

Trang

21
22

25

27

29

31

33

35


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Cây phong lữ ngồi tự nhiên

18

2.2


Hạt phong lữ

18

2.3

Sơ đồ thí nghiệm

18

Hạt phong lữ nảy mầm in vitro sau 3 tuần nuôi cấy:
(a) Hạt nảy mầm trên môi trường MS
(b) Hạt nảy mầm trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L
3.1

BA
(c) Hạt nảy mầm trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L

24

KIN
(d) Hạt nảy mầm trên môi trường MS bổ sung 2,0 mg/L
KIN
Khả năng tạo protocorm từ các nguồn mẫu vật sau 5
tuần nuôi cấy:
(a) Protocorm tạo thành trên môi trường MS bổ sung 1,0
mg/L BA
3.2


(b) Lá không phát sinh protocorm trên môi trường MS
bổ sung 2,5mg/L BA

26

(c) Callus tạo thành từ cuống lá hóa đen trên môi trường
MS bổ sung 0,5 mg/L BA
(d) Callus tạo thành từ lá hóa nâu trên mơi trường MS bổ
sung 1,5 mg/L BA
Protocorm được nhân nhanh sau 4 tuần nuôi cấy:
3.3

(a) Trên môi trường MS bổ sung 1,0 mg/L BA
(b) Trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L BA

28


Chồi in vitro phát sinh từ protocorm sau 3 tuần nuôi cấy
trên môi trường bổ sung BA, KIN riêng rẽ:
3.4

(a) Trên môi trường MS bổ sung 2,0 mg/L BA
(b) Trên môi trường MS bổ sung 4,0 mg/L KIN

30

(c) Trên môi trường MS bổ sung 2,5 mg/L KIN
(d) Trên môi trường MS bổ sung 3,5 mg/L KIN
3.5


Chồi in vitro phát sinh từ protocorm sau 3 tuần nuôi cấy
trên môi trường MS bổ sung 1 mg/L BA và 1 mg/L KIN.

32

Chồi in vitro phát sinh từ protocorm sau 3 tuần nuôi cấy
3.6

trên môi trường MS bổ sung 1 mg/L BA và 0,1 mg/L

34

IBA
Chồi in vitro hình thành rễ sau 3 tuần ni cấy:
(a) Trên môi trường MS
3.7

(b) Trên môi trường MS bổ sung 1,0 mg/L IBA
(c) Trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L NAA

37

(d) Chồi khơng hình thành rễ trên mơi trường MS bổ
sung 1,0 mg/L NAA
3.8

Sơ đồ quy trình nhân giống hoa phong lữ bằng kỹ thuật
nuôi cấy in vitro


38


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngồi những lồi có giá trị kinh tế cao
như các cây thuốc, cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây dược liệu… thì các lồi hoa cũng
góp phần mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Ngày nay, đời sống vật chất
và tinh thần được nâng cao, nhu cầu hoa tươi và cây cảnh cũng tăng lên. Hoa
tươi đã trở thành một loại sản phẩm mang giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí đặc
biệt trên thị trường hàng hóa nơng nghiệp [16].
Thị trường hoa, cây cảnh ở nước ta ngày càng đa dạng, phong phú với
nhiều loài hoa được nhập về từ nhiều nơi trên thế giới. Phong lữ (Pelargonium
zonale L.) cũng là một loài hoa nhập nội được ưa chuộng, với tên gọi khác là
thiên trúc quỳ. Phong lữ là loài hoa đẹp phổ biến khắp thế giới thường được
trồng làm cảnh, trang trí nhà cửa, cơng viên, đường phố. Lồi hoa này ra hoa từ
tháng 5 đến tháng 10, mang ý nghĩa của sự quyết tâm, an lạc và tình bạn. Hơn
nữa, nó cịn đặc biệt hấp dẫn bởi mùi hương dễ chịu, mang lại cảm giác thư thái
cho người thưởng thức trong cuộc sống nhộn nhịp, tấp nập ngày nay [5]. Ở Nam
Phi, hoa phong lữ còn được trồng để lấy tinh dầu thơm sử dụng trong công
nghiệp sản xuất nước hoa và dược phẩm [28].
Nhu cầu về hoa tươi tăng mạnh, phong lữ là loài hoa mới tại Việt Nam phù
hợp với thị hiếu của nhiều người tiêu dùng, nhưng vấn đề cung cấp giống lại gặp
nhiều khó khăn bởi rất nhiều lí do. Phong lữ là lồi có khả năng nảy mầm tự
nhiên của hạt thấp, những người thích thưởng ngoạn lồi hoa này thường trồng
bằng hình thức giâm cành, tuy nhiên sinh sản bằng hình thức giâm cành cho hệ
số nhân giống không cao, chất lượng cây thấp, tuổi cây lớn [5]. Đồng thời người
nông dân chưa chủ động được nguồn giống mà phải nhập hạt giống từ nước

ngoài về trồng với giá thành khá cao. Vì vậy tìm ra phương thức nhân giống mới
đáp ứng nhu cầu nguồn giống với số lượng lớn, nhanh chóng, đảm bảo chất
lượng, sạch bệnh và giảm giá thành cây giống thì phương pháp nhân giống in
vitro là hữu hiệu nhất.


2

Xuất phát từ những cơ sở trên đây, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
xây dựng quy trình nhân giống hoa phong lữ (Pelargonium zonale L.) bằng
kỹ thuật nuôi cấy in vitro”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng quy trình nhân giống hoa phong lữ bằng kỹ thuật nuôi cấy in
vitro với hệ số nhân giống cao, chất lượng cây giống tốt.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp những dẫn liệu khoa học về nhân giống vơ tính nhằm làm phong
phú cơ sở dữ liệu, tạo cơ sở để nghiên cứu phát triển loài hoa phong lữ này tại
Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nhân nhanh và cung cấp một số lượng lớn cây giống đáp ứng nhu cầu
giống cho người trồng hoa trong nước.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về hoa và tình hình sản xuất hoa
1.1.1. Sơ lược về hoa

Trên thế giới có ước tính khoảng 350.000 lồi thực vật, trong đó thực vật có
hoa có khoảng hơn 250.000 lồi [45]. Có thể thấy rằng thực vật có hoa rất đa
dạng và phong phú, chiếm phần lớn các loài thực vật trên thế giới, góp phần tạo
nên một thế giới tự nhiên muôn màu, muôn vẻ và tràn đầy màu sắc. Những họ
thực vật chiếm số lượng lớn nhất của thực vật có hoa gồm họ cúc (Asteraceae)
với khoảng 24.000 lồi, họ phong lan (Orchidaceae) với khoảng 20.000 loài và
các cây họ đậu (Fabaceae) với 18.000 lồi. Ngồi ra cịn có một số họ có số
lượng lớn các lồi như họ cà phê (Rubiaceae), họ hoa môi (Lamiaceae), họ thầu
dầu (Euphorbiaceae)… [33]. Thực vật có hoa đã chiếm ưu thế với số lượng
khổng lồ trên Trái đất, mỗi loài hoa mang trong mình mỗi đặc điểm, sắc thái
riêng. Có hàng ngàn lồi hoa đẹp được cả thế giới ưa chuộng khơng chỉ vì vẻ bề
ngồi kiêu sa, thu hút mà cịn bởi ý nghĩa hàm chứa trong nó mà con người
muốn hướng đến. Có thể nhắc đến như hoa hồng, tulip, hoa chng, … là những
lồi hoa tượng trưng cho tình yêu. Phong lữ, hoa cúc… tượng trưng cho tình
bạn, hoa thủy tiên mang ý nghĩa của lòng tự trọng, hay hoa păng – xê là sự thận
trọng, chu đáo… Hơn nữa, hoa còn là biểu trưng của một đất nước. Mỗi quốc
gia, dân tộc đều có quốc hoa, là lồi hoa được người dân khắp cả nước yêu
chuộng. Hoa anh đào nổi tiếng là biểu tượng của Nhật Bản, Hà Lan là xứ sở của
hoa tulip, hoa hướng dương tượng trưng cho tâm hồn Nga, tính cách Nga, hay
hoa iris là biểu trưng của nước Pháp… Do đó, hoa đã trở thành một phần không
thể thiếu trên thế giới này.
1.1.2. Tình hình sản xuất hoa
Hoa đóng vai trị quan trọng vừa là sản phẩm mang giá trị tinh thần vừa
mang giá trị kinh tế do đó nhu cầu tiêu thụ hoa tươi trên thế giới rất cao, trong đó


4

liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ, Trung Quốc và Nhận Bản là các khu vực tiêu thụ
hoa lớn nhất. Chỉ riêng 25 nước thuộc EU đã chi trung bình 13,7 tỷ USD/năm (CBI,

2007) cho tiêu dùng hoa, chiếm trên 50% tổng mức tiêu dùng hoa thế giới. Trong
đó Đức đứng đầu với khoảng 3 tỷ Euro mỗi năm. Để đáp ứng được nhu cầu về hoa
tươi lớn như vậy, việc sản xuất hoa cũng được quan tâm phát triển. Tồn cầu có
300.000 ha sản xuất hoa phân bố trên 27 nước chủ yếu, các nước châu Á, Thái Bình
Dương chiếm 70% diện tích này, trong đó Trung Quốc chiếm 40% với 120.000 ha
(EC, 2006), Ấn Độ 15% với 45.000 ha (theo AIC, 2006). Nhật Bản, Thái Lan, Đài
Loan là những quốc gia sản xuất hoa quan trọng trong khu vực với tổng diện tích
chiếm 10%.
Tình hình sản xuất hoa trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều biến
chuyển. Các nước sản xuất hoa, cây cảnh nổi tiếng như Hà Lan, Pháp đã trở
thành những nước nhập khẩu và cũng là thị trường tiêu thụ. Thay vào đấy, những
nước đang phát triển nơi có lực lượng lao động dồi dào như Trung Quốc, Nam
Phi, Ấn Độ, Ecuador… lại trở thành những nước sản xuất và xuất khẩu. Trên thế
giới, bình quân hằng năm, sản lượng hoa tươi tăng 10%. Riêng Trung Quốc, hiện
nay cũng đã trở thành một trong những quốc gia sản xuất hoa lớn nhất thế giới.
Cho đến cuối năm 2001, nước này đã có hơn 20.000 cơ sở sản xuất hoa lớn nhỏ.
Ở Việt Nam, hoa – cây cảnh mới chỉ được sản xuất trên một diện tích rất
nhỏ tập trung ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh (Hốc
Môn, Củ Chi), Lâm Đồng. Tuy nhiên, những cơ sở sản xuất hoa cơng nghệ cao
vẫn cịn rất ít, Lâm Đồng là nơi có ngành hoa phát triển vượt trội hơn cả về số
lượng và chất lượng. Hằng năm có nhiều giống hoa được lai tạo và nhập nội,
nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất nên diện
tích trồng hoa ngày càng được nâng cao.
1.2. Nghiên cứu nhân giống in vitro các loài hoa
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng trong nhân giống in vitro
1.2.1.1. Nguồn mẫu vật nuôi cấy
Nguồn nguyên liệu sử dụng cho nuôi cấy mô, tế bào thực vật rất đa dạng, có


5


thể là hạt, lá, đoạn thân, đỉnh sinh trưởng, cuống lá, rễ, củ, hạt phấn… [4]. Tùy
vào mục đích nghiên cứu và từng lồi thực vật mà ngun liệu ni cấy được sử
dụng khác nhau. Có rất nhiều cơng trình đã nghiên cứu nhân giống nhiều loài
dựa trên nhiều nguồn nguyên liệu. Có thể kể đến nghiên cứu của Đặng Ngọc
Phúc và cs (2011) đã dùng đỉnh sinh trưởng và đoạn thân mang chồi nách lấy từ
thân rễ cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) làm nguyên liệu khởi
đầu và nhân giống thành cơng lồi cây này [11]. Bùi Văn Thế Vinh và cs (2011)
đã tiến hành nghiên cứu tái sinh chồi trực tiếp từ những lá non của cây dầu mè
(Jatropha curcas L.) [17]. Nghiên cứu của Vũ Ngọc Lan và cs (2013) đã sử
dụng chồi mầm và những quả lan 5 tháng tuổi thu từ tự nhiên làm nguyên liệu
khởi đầu để nghiên cứu nhân giống in vitro loài lan bản địa Dendrobium nobile
Lindl [6].
1.2.1.2. Điều kiện khử trùng
Môi trường nuôi cấy mô và tế bào thực vật thường có đường, vitamin và
muối khống… rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm [4, 17]. Vì
vậy để loại trừ nấm, vi khuẩn bám trên nguyên liệu ban đầu sinh trưởng trong
bình ni, mẫu vật cần được khử trùng trước khi đưa vào nuôi cấy.
Với mỗi nghiên cứu, mỗi đối tượng thường có cách khử trùng khác nhau.
Năm 2011, Phùng Thị Hằng và cs đã nghiên cứu nhân giống cây tràm
(Melaleuca cajuputi Powell) từ nguyên liệu là các đoạn chồi non, hiệu quả khử
trùng tốt nhất khi sử dụng cồn 700 trong 30 giây, dung dịch Clorox 20% trong 30
phút và HgCl2 0,50/00 trong 30 phút [3]. Theo kết quả nghiên cứu của
Manonmani và cs (2012) với đề tài nghiên cứu nhân giống in vitro dây thìa canh,
mắt thân được khử trùng tốt nhất khi sử dụng HgCl2 0,01% trong 3 phút [42].
1.2.1.3. Môi trường nuôi cấy
Chất dinh dưỡng được cung cấp cho tế bào thực vật trong nuôi cấy in vitro
lấy từ môi trường nuôi cấy. Thành phần cấu tạo nên môi trường nuôi cấy được
chia ra làm 4 nhóm: nước cất, mơi trường cơ bản gồm carbon và chất khoáng,
chất ĐHST và các chất khác như agar, agarose (Phytagel và cs). Vì vậy, với từng



6

đối tượng nghiên cứu cần phải lựa chọn môi trường ni cấy thích hợp. Các mơi
trường khống cơ bản thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là MS
(Murashige và Skoog, 1962), B5 (Gamborg, 1968), SH (Schenk và Hildebrandt,
1972) hoặc White (1963) [7]. Tuy nhiên hiện nay môi trường MS (Murashige và
Skoog, 1962) được xem là môi trường có hàm lượng và thành phần muối khống
phong phú hơn nên hầu hết các nghiên cứu về nuôi cấy mô đều được thực hiện
trên môi trường này.
Đường là nguồn carbon cung cấp cho mẫu ni cấy đồng thời cịn tham gia
vào điều chỉnh khả năng thẩm thấu của môi trường, nồng độ thích hợp là 2 - 3%.
Theo Trigiano và Gray (2000) hidratcarbon đóng góp 50 - 70% vào khả năng
thẩm thấu của mơi trường [4]. Các nguồn carbon có thể sử dụng là sucrose và
glucose, tuy nhiên sucrose được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi cấy mô thực
vật. Sucrose sẽ được các enzym ngoại bào thủy phân tạo ra các đường đơn là
glucose và fructose trong quá trình ni cấy [19].
Ngồi ra, trong một số nghiên cứu, người ta còn sử dụng nhiều dung dịch
hữu cơ phức tạp có thành phần khơng xác định như nước dừa, dịch chiết bổ sung
vào mơi trường ni cấy để kích thích sự sinh trưởng và phát triển của mẫu cấy.
Theo nghiên cứu của Sinha và Jahan (2012) trên loài Rhynchostylis retusa (Lin.)
Blume thì mẫu phát sinh chồi cao nhất trên mơi trường ½ MS có bổ sung 1,5
mg/L BA; 0,5 mg/L NAA ngồi ra cịn bổ sung thêm 2g/L peptone; 10% CW;
0,5 g/L AC. Chồi được cấy trên mơi trường ½ MS bổ sung 2,0 g/L peptone; 10%
CW; 0,5 g/L AC; 5,0 g/L bột chuối để hình thành rễ in vitro [53].
Nước dừa (CW) đã được sử dụng trong nuôi cấy mô từ năm 1994, trong
nước dừa chứa cytokinin, myo-inositol và các hợp chất có hoạt tính. Nước dừa
thường được bổ sung vào môi trường từ 10 - 25% để giúp cho q trình kích
thích tạo callus, protocorm và tỏ ra hiệu quả đối với nhiều đối tượng nuôi cấy

khác nhau [25].
Ngoài nước dừa, một số hợp chất khác như peptone, nước cà rốt, nước
nghiền chuối…cũng được bổ sung vào môi trường và cho hiệu quả nuôi cấy cao.


7

1.2.1.4. Điều kiện ni cấy
Ngồi mơi trường ni cấy, các điều kiện nuôi cấy như ánh sáng, nhiệt độ,
pH cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của mơ thực vật.
- Ánh sáng: ánh sáng có ảnh hưởng đến mẫu cấy thông qua thời gian chiếu
sáng, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng. Theo Dương Công Kiên, việc
nuôi cấy in vitro tốt nhất trong điều kiện ánh sáng 1000 lux (Dương Công Kiên,
2002). Tuy nhiên trong nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và hàm
lượng đường sucrose trong môi trường nuôi cấy đến sự phát triển chồi cây dưa
hấu tam bội in vitro do Lâm Ngọc Phương và cs (2005) thực hiện, thí nghiệm
được bố trí với 3 cường độ ánh sáng 1200, 1500, 1800 lux, kết quả cho thấy sự
phát triển của chồi tốt nhất dưới cường độ ánh sáng 1800 lux [12]. Hay trong
nghiên cứu nhân giống loài lan bản địa (Dendrobium nobile Lindl.) thì mẫu ni
cấy lại được chiếu sáng 12 giờ/ngày với cường độ từ 800 – 2300 lux [6]. Lê Thị
Kim Đào (2002), nghiên cứu nhân giống in vitro cây trầm hương (Aquilaria
crassna Pierre), chồi in vitro sinh trưởng tốt nhất khi thời gian chiếu sáng 10
giờ/ngày và cường độ chiếu sáng 2800 – 4000 lux [2]. Nhìn chung, cường độ
ánh sáng thích hợp cho ni cấy mơ là từ 1000 – 7000 lux (Moresin, 1974) và
thời gian chiếu sáng thích hợp là từ 8 – 12 giờ/ngày.
- Nhiệt độ: là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của tế bào. Nhiệt độ
thích hợp cho ni cấy mô là từ 20 – 270C. Sự tăng trưởng và tăng số lượng chồi
bên từ chồi ngọn cây Asparagus plumosus trong môi trường MS bổ sung KIN
tăng nhanh ở 240C, tuy nhiên ở 170C chồi ngọn tăng trưởng chậm và ở 300C thì
ngừng tăng trưởng [29].

- pH: là một yếu tố rất quan trọng, sự ổn định pH của môi trường là yếu tố
duy trì trao đổi chất trong tế bào. Murashige và Skoog đã nhận thấy rằng pH môi
trường dao động từ 5,7 – 5,8 thích hợp để duy trì thích hợp sự hịa tan các chất
khống trong mơi trường MS, sự ổn định của môi trường và duy trì khả năng hấp
thụ chất dinh dưỡng của cây. Nếu pH thấp (pH < 4,5) hoặc cao (pH > 7,0) đều
ức chế sinh trưởng, phát triển của cây trong nuôi cấy mô.


8

1.2.1.5. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Ở thực vật, các chất điều hòa sinh trưởng còn được gọi là các phytohormon,
có thể chia các chất phytohormon ra thành 5 nhóm: auxin, cytokinin, giberillin,
ethylen, abscisic acid. Các chất ĐHST được sử dụng riêng rẽ hay phối hợp, nồng
độ sử dụng cao hay thấp là yếu tố quyết định đến sự thành công của nghiên cứu.
Auxin và cytokinin là 2 nhóm chính thường được sử dụng trong ni cấy mơ
thực vật. Nhóm auxin gồm các chất IAA, IBA, NAA, 2,4-D. Trong đó, IAA ít
được sử dụng do kém bền vững với nhiệt và ánh sáng, IBA, NAA, 2,4-D thường
được sử dụng ở nồng độ thấp 0,1 – 2 mg/L, còn IAA thường được sử dụng ở
nồng độ khá cao từ 1 - 30 mg/L [8]. Auxin thường được sử dụng để kích thích sự
phân chia tế bào, hình thành rễ, hình thành mơ sẹo, phân chia rễ phụ… [15].
Cytokinin được bổ sung để kích thích sự phân chia tế bào, quyết định sự phân
hóa chồi bất định từ mơ sẹo vào cơ quan, làm tăng số chồi. Các chất cytokinin
thường được sử dụng là BA, KIN, zeatin, …
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, đối với mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn
nuôi cấy các chất ĐHSTvà nồng độ được sử dụng không giống nhau.Trong
nghiên cứu của Đặng Ngọc Phúc và cs (2011) nghiên cứu nhân giống cây sa
nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu), môi trường MS bổ sung 1,0 mg/L
BA hoặc 1,0 mg/L KIN cho hiệu quả tái sinh chồi tốt nhất, nhưng nồng độ 1,5
mg/L BA có kết hợp với 0,25 mg/L NAA lại thích hợp nhất cho việc nhân nhanh

chồi loài cây này [11]. Kaur và cs (2009) đã nghiên cứu tái sinh và nhân nhanh
loài Malaxis acuminate D. Don kết quả cho thấy môi trường thúc đẩy tạo
protocorm là MS có bổ sung 1,0 mg/L NAA và 1,0 mg/L BA, tuy nhiên theo
Mahendran và cs (2012) trong nghiên cứu tái sinh phôi trực tiếp và cho ra cây
con thơng qua giai đoạn tạo protocorm lồi Cymbidium bicolor Lindl thì mơi
trường ½ MS bổ sung 1,0 mg/L BA và 2,0 mg/L 2,4-D là phù hợp nhất để tạo
protocorm từ hạt [35, 40].
1.2.2. Những thành tựu nghiên cứu nhân giống các loài hoa bằng kỹ thuật in
vitro


9

1.2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trong những năm qua, việc nghiên cứu ni cấy in vitro các lồi hoa trên
thế giới đang được quan tâm chú ý. Rất nhiều loài hoa đẹp và quý hiếm đã được
nhân giống thành công bằng kỹ thuật in vitro.
Nayak và cs (1997) đã nghiên cứu nhân giống lan Acampe praemorsa
(Roxb.). Nguồn mẫu vật được lựa chọn làm nguyên liệu nuôi cấy là mẫu lá. Kết
quả cho thấy cảm ứng tạo chồi trên môi trường MS có 1,0 mg/L TDZ. Chồi phát
triển khi chuyển lên mơi trường có 2,0 mg/L NAA và 0,5 mg/L BA. Nồng độ
NAA thấp khơng có tác dụng tái sinh chồi, nhưng thúc đẩy sự kéo dài chồi và
phát triển lá. Chồi tạo rễ trên môi trường MS chứa 1,0 mg/L IBA. Các cây con
được thích nghi và đưa ra vườn ươm [44].
Quy trình nhân nhanh giống in vitro cây lavender có nguồn gốc từ Địa
Trung Hải (Lavandula viridis L'Hér) được nghiên cứu bởi Dias và cs (2002).
Hiệu quả nhân chồi cao nhất với tỉ lệ (11,69 chồi/mắt thân) thu được trên mơi
trường ½ MS bổ sung 0,67 μM BA. Chồi được ra rễ trên môi trường Gresshoff
và Doy cơ bản. Tăng nồng độ sucrose 58,4 - 87,6 μM dẫn đến sự gia tăng đáng
kể tần số ra rễ, 80% cây con được thích nghi và phát triển ở điều kiện mơi trường

bên ngồi [27].
Lan Dendrobium tosaense là lồi dược liệu quý phân bố ở Đài Loan, Trung
Quốc, Hàn Quốc được tìm thấy trên các vách đá ở độ cao từ 300 – 1200m đã
được Lo và cs (2004) nghiên cứu nảy mầm và nhân giống trong ống nghiệm. Hạt
lan Dendrobium tosaense được nuôi cấy trên môi trường MS hay ½ MS, có 3%
sucrose và khơng bổ sung chất kích thích sinh trưởng. Sự nảy mầm của hạt phụ
thuộc vào từng loại mơi trường và mức độ chín của hạt. Cây con nảy mầm từ hạt
được chuyển sang môi trường MS có 1,5% sucrose, 8% dịch nghiền chuối hoặc
nước khoai tây hoặc CW sau 20 tuần phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây
con phát triển tốt được đưa ra vườn ươm có tỷ lệ sống cao. Với sự thành cơng
trong nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào việc bảo tồn loài lan quý hiếm
này [39].


10

Basker và cs (2006) đã tiến hành nghiên cứu nhân giống in vitro loài lan
quý Coelogyne stricta (D.Don) Schltr. từ các đoạn giả hành. Các đoạn giả hành
lan Coelogyne stricta (D.Don) Schltr. được cảm ứng tạo chồi trên môi trường ½
MS bổ sung NAA và BA riêng rẽ hoặc kết hợp. Sự kết hợp 1,0 mg/L NAA và
2,0 mg/L BA hoặc chỉ 2,0 mg/L BA riêng rẽ cho kết quả cảm ứng tạo chồi nhiều
nhất. Chồi tạo rễ trên môi trường MS có bổ sung 1,0 mg/L và 2,0 mg/L NAA.
Các chồi khỏe mạnh được chọn lựa đưa ra đất với cơ chất là hỗn hợp xơ dừa, đá,
than, ngói vụn, gạch vụn với tỷ lệ 2:1:1:1:1, tỷ lệ cây con sống đạt 70% [22].
Sadang và cs (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của những môi trường nuôi
cấy khác nhau đến sự nảy mầm của hạt và sự tạo thành protocorm của loài lan
Hygrochilus parishii (Veith & Rchb.f) Pfitz. Hạt của cây được nuôi cấy trên 8
môi trường khác nhau là MS, MKC, V&W, I&Y và ½ nồng độ khống của 4
môi trường trên. Kết quả cho thấy, hạt nảy mầm sau 15 – 20 ngày nuôi cấy trên
tất cả 8 môi trường và phát sinh protocorm sau 80 – 100 ngày ni cấy. Trong

đó, hạt nảy mầm tốt nhất trên mơi trường ½ MKC và protocorm phát sinh mạnh
nhất sau 100 ngày trên môi trường V&W. Các protocorm tạo thành được cấy
chuyển sang 8 môi trường trên và bổ sung thêm NAA, BAP, 2,4-D, IAA với
nồng độ từ 0,5 – 2,0 mg/L, dịch chiết chuối (BP, 10%), nước dừa (15%) để khảo
sát khả năng nhân nhanh protocorm. Trên môi trường ½ MS bổ sung NAA (2,0
mg/L) cho kết quả nhân nhanh protocorm tốt nhất. Rễ được tạo thành sớm nhất
trên môi trường V&W bổ sung 15% nước dừa, 10% BP và không bổ sung
sucrose [51].
Năm 2009, Pandey và cs đã tiến hành nghiên cứu nhân giống in vitro hoa
lily (Lilium). Củ hoa được khử trùng bề mặt bằng HgCl2 0,1% và Bavistin 2%
trong 7,5 phút và trên môi trường MS bổ sung 0,75 mg/L KIN, 0,5 mg/L NAA
cho hiệu quả sinh trưởng tối đa. Trên mơi trường MS có bổ sung 0,75 mg/L BAP
và 0,5 mg/L NAA cho hiệu quả nhân chồi tối đa với 7,2 chồi/mẫu cấy. Các chồi
được tách riêng rẽ và chuyển sang môi trường ra rễ. Kết quả cho thấy môi trường


11

MS bổ sung 1,0 mg/L NAA cho hiệu quả ra rễ tốt nhất với tỉ lệ ra rễ là 97,32%
và chiều dài rễ là 1,66 cm, các cây con sinh trưởng, phát triển tốt [46].
Đỗ quyên Sutsuki với tên khoa học Rhododendron indicum là một trong
những loài đỗ quyên thường xanh lâu đời nhất, không chỉ được coi như một loại
cây cảnh nổi tiếng, mà còn là một loại thuốc quý để điều trị bệnh. Mục đích
nghiên cứu của Rahimi và cs (2013) là tìm ra nồng độ cytokinin thích hợp nhất
để tái sinh chồi loài cây này. Kết quả cho thấy trên mơi trường ½ Anderson bổ
sung 10 mg/L 2ip (isopentil adenine) phối hợp 0,2 mg/L TDZ cho khả năng tái
sinh chồi tốt nhất và mơi trường ½ Anderson bổ sung 10 mg/L 2ip phối hợp 0,1
mg/L Zeatin là hiệu quả nhất để kéo dài chồi và tăng số đốt trên chồi. Nghiên
cứu quan trọng này là hữu ích để có thể tái sinh và mở rộng nhân nhanh giống
trên diện rộng lồi cây cảnh có giá trị này [48].

1.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, trong thời gian gần đây, đã có nhiều nghiên cứu nhân giống in
vitro các lồi hoa với mục đích bảo tồn nguồn gen của nhiều loài hoa quý và
nhân nhanh cung cấp giống cho thị trường tiêu thụ nhiều loài hoa đẹp.
Cymbidium sp. được mệnh danh là nữ hoàng của các loài lan, một giống lan
cắt cành có giá trị rất cao và được thị trường ưa chuộng, để thương mại hóa loài
hoa này, Dương Tấn Nhựt và cs (2006) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
hệ thống nuôi cấy lên sự hình thành thể trịn tương tự chồi non (protocorm – like
body) và nghiên cứu rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây hoa địa lan này. Kết
quả nghiên cứu thu được, nuôi cấy lỏng cho tỉ lệ nhân nhanh cao hơn so với nuôi
cấy trên môi trường thạch, đặc biệt là ni cấy lỏng lắc, mơi trường MS có bổ
sung 0,5 mg/L BA, 0,5 mg/L NAA, 200 mL/L nước dừa và 1g/L than hoạt tính
cho cây phát triển tốt. Tuy nhiên sự hình thành rễ nhanh hơn khi bổ sung 10
mL/L HB101 vào cùng môi trường nuôi cấy này [9].
Nhằm bảo tồn và lưu giữ cây đào Nhật Tân (Prunus persica L.), là loài cây
đặc trưng của những ngày Tết cổ truyền ở miền Bắc, năm 2009, Nguyễn Thị Lý
Anh và cs đã tiến hành nghiên cứu nhân giống in vitro loài cây này. Kết quả


12

nghiên cứu cho thấy, hiệu quả khử trùng mẫu tốt nhất với cồn 700 trong 5 phút
và HgCl2 0,1% trong 5 phút. Trên môi trường MS lỏng bổ sung Cefotaxime cho
tỷ lệ mẫu sống cao nhất đạt 65% sau 14 ngày nuôi cấy. Ở giai đoạn nhân chồi,
môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L TDZ và 0,1 mg/L NAA cho hiệu quả nhân
chồi tốt, chồi xanh khỏe. Trên môi trường MS bổ sung 3mg/L IBA các chồi đạt
tỷ lệ ra rễ 100% sau 3 tuần nuôi cấy [1].
Loa kèn đỏ nhung (Hippeastrum equestre Herb) là một giống cây trồng có
nhiều ý nghĩa về giá trị thẩm mỹ và đặc tính chữa bệnh. Ninh Thị Thảo và cs
(2009) đã tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích xác định một số thơng số kỹ

thuật để hướng tới xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây loa kèn đỏ nhung.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn vật liệu vào mẫu ban đầu tốt nhất của
cây loa kèn đỏ nhung là phần đế củ mang 2 vảy củ, môi trường vào mẫu tốt nhất
là mơi trường MS có bổ sung 5,0 mg/L BA. Trên môi trường này, tỷ lệ mẫu tái
sinh đạt 94,44%. Môi trường MS bổ sung 1,0 mg/L BA và 0,5 mg/L NAA cho
hệ số nhân chồi cao nhất, đạt 1,93 chồi sau 4 tuần, các chồi sinh trưởng khoẻ
mạnh. Trên môi trường chứa 0,2 mg/L NAA, 91,67% các chồi ra rễ, số lượng rễ
nhiều, chất lượng tốt [14].
Nguyễn Thị Pha và cs (2011) đã nghiên cứu nuôi cấy mầm ngủ phát hoa lan
hồ điệp (Phalaenopsis sp.) không qua giai đoạn tạo mô sẹo. Kết quả thu được ở
môi trường có nồng độ khống thấp ½ macro MS + ½ miciro MS bổ sung 2mg/L
BAP và 0,5 mg/L NAA có hiệu quả tạo chồi cao nhất (2,83 chồi/mầm) sau 60
ngày ni cấy. Vị trí phần gốc hoa cho tỉ lệ chồi sinh dưỡng cao (82%) trong khi
mầm ngủ xa gốc phát hoa lại cho tỉ lệ chồi sinh sản cao (33,24%). Chồi hình
thành rễ tốt nhất ở mơi trường có thành phần khống đa lượng tương tự mơi
trường B5, khống vi lượng tương tự mơi trường MS, khơng bổ sung chất điều
hòa sinh tưởng, vitamin, dịch chiết hữu cơ (trung bình 2 rễ với chiều dài 0,87
cm) [10].
Năm 2012, Nguyễn Thị Sơn và cs đã nghiên cứu nhân giống in vitro lan
Hoàng thảo Long nhãn (Dendrobium fimbriatum Hook.), loài lan đẹp đang có


13

nguy cơ tuyệt chủng. Với nguyên liệu được sử dụng là hạt của quả lan 3 tháng
tuổi. Mơi trường thích hợp cho nảy mầm và phát sinh protocorm của hạt là môi
trường MS bổ sung 100 mL nước dừa, 10g sucrose, 6g agar/1 lít mơi trường.
Mơi trường nhân nhanh protocorm tốt nhất là môi trường KC bổ sung 100 mL
nước dừa, 10g sucrose, 6g agar, 60g khoai tây/1 lít mơi trường. Mơi trường MS
có 100 mL nước dừa, 20g sucrose, 6g agar, 60g chuối chín/1 lít mơi trường là

thích hợp nhất cho nhân chồi in vitro. Môi trường tạo cây hoàn chỉnh là RE bổ
sung 10g sucrose, 6g agar, 1g THT/1 lít mơi trường [13].
1.3. Giới thiệu về cây phong lữ
1.3.1. Phân bố
Hoa phong lữ có tên khoa học là Pelargonium zonale L. thuộc chi
Pelargonium, họ Mỏ hạc (Geraniaceae), bộ Mỏ hạc (Geraniales), phân lớp Hoa
Hồng (Rosidae) [55]. Họ Mỏ hạc là họ lớn nhất của bộ Mỏ hạc với khoảng 750 800 loài, phân bổ trong khoảng 7 đến 14 chi [28].
Cây phong lữ có nguồn gốc từ các nước miền nam châu Phi, đơng Phi,
Australia, phía bắc của New Zealand và các đảo Madagascar, St. Helena, Tristan
de Cunha [26, 49]. Hiện nay loài hoa này được trồng ở khắp nơi trên thế giới,
trong các khu vực ôn đới hoặc ôn đới ấm, một số vùng nhiệt đới và đặc biệt phát
triển rộng rãi ở châu Âu và châu Mỹ [29, 49].
1.3.2. Đặc điểm hình thái
Phong lữ là cây bụi thấp, thường xanh, có chiều cao khoảng 50 – 100 cm.
Lá đơn, dạng trịn, có thùy, mọc xen kẻ. Lá phong lữ có cuống dài và thường có
lá kèm, có mùi thơm, lơng bao phủ. Đơi khi, trên bề mặt lá thường có dải màu
rộng, màu tối hoặc màu sáng quanh tâm lá, nằm giữa tâm lá và mép lá. Hoa
phong lữ là hoa mẫu năm, có 5 cánh, mọc thành cụm trên một cuống hoa vươn
dài lên cao. Hoa có màu sắc tươi sáng như đỏ, hồng, trắng và có hương thơm
[20].


14

1.3.3. Thành phần hóa học
Các đại diện trong chi Pelargonium được sử dụng để sản xuất tinh dầu gồm
P. graveolens, P. odoranissimum, P. zonale và P. roseum. Dầu phong lữ được
lấy từ lá, hoa và thân cây bằng hơi nước hoặc hydrodistillation. Năm 2012,
Bigos và cs đã nghiên cứu về các thành phần hóa học của dầu phong lữ với tổng
cộng có 67 hợp chất được tìm thấy. Trong đó, các thành phần chính được xác

định



citronellol

(26,7%),

geraniol

(13,4%),

linalool

(5,2%),

isomenthone(6,3%), nerol (8,7%), 10- epi-γ-eudesmol (4,4%) và citronellyl
format (7,1%) [24, 52].
Axit Gallic và methyl ester có hàm lượng lớn trong cây phong lữ và một số hoạt
chất chiết xuất của nó được coi là có tác dụng điều hòa miễn dịch nổi bật [37]. Trong
cây cịn có nhiều chất oxy hóa như 6,8-dihydroxy-7-methoxycoumarin; 6,7,8trihydroxycoumarin;

6,8-dihydroxy-5,7-dimethoxycoumarin



7-acetoxy-5,6-

dimethoxycoumarin [36].
1.3.4. Giá trị sử dụng

Phong lữ là loài hoa được biết đến như một loại cây cảnh có giá trị, một
trong những cây nhà vườn phổ biến trên thế giới. Hoa đẹp và có tầm quan trọng
kinh tế đáng kể trong thị trường hoa - cây cảnh.
Ngoài giá trị làm cảnh, cây phong lữ còn được trồng để lấy tinh dầu thơm
sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất nước hoa, các ngành công nghiệp
mỹ phẩm và cũng được sử dụng như một chất gia vị trong chế biến món ăn,
rượu, nước giải khát [28].
Trong y học, phong lữ được sử dụng để cầm máu, chữa lành vết thương, vết
loét, rối loạn da và trong điều trị đau bụng. Tinh dầu có tính chất kháng khuẩn và
cơn trùng [52]. Tác dụng chữa bệnh của dầu phong lữ tìm thấy trong điều trị
nhiều bệnh khác như lỵ, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tiểu đường, ung thư, viêm
phế quản thấp, viêm họng ở trẻ em và cảm lạnh [23, 38, 42]. Sử dụng dịch này,
người ta nhận thấy khả năng điều trị bệnh thuận lợi và khả năng dung nạp tốt


15

hơn so với các loại thuốc khác. Do đó, tinh dầu phong lữ còn được sử dụng trong
sản xuất dược phẩm [34].
1.3.5. Các nghiên cứu nhân giống hoa phong lữ
Phong lữ là một cây hoa tươi rất được ưa chuộng khơng những có ý nghĩa
về mặt khoa học mà cịn có giá trị về kinh tế. Với mùi hương dễ chịu tạo cảm
giác thư thái cho người thưởng ngoạn, cùng với sắc hoa tươi sáng, dễ trồng nên
nhu cầu về loài hoa này càng ngày càng tăng cao. Cùng với đó, có nhiều nghiên
cứu được tiến hành trên đối tượng này, tạo tiền đề, dữ liệu khoa học cho nhiều
nghiên cứu sau này.
Từ 1972 – 1976, 46 giống phong lữ lai (P. zonale, P. peltatum, P. zonalex
P. peltatum, P. Grandiflorum) đã được nghiên cứu tái sinh trong ống nghiệm.
Các đoạn đỉnh thân (1,0 - 1,5 mm) được nuôi cấy trên các mơi trường khác nhau
để tìm ra mơi trường tái sinh chồi tốt nhất. Sự phát triển của lá và rễ đã được

theo dõi trên các môi trường MS cơ bản với nồng độ khống khác nhau. Mơi
trường thứ nhất là mơi trường MS cơ bản có sự thay đổi ở 2 thành phần là
arginine (2,0 mg/L) và tyrosine (2,0 mg/L) bổ sung KIN (10,0 mg/L), NAA (0,1
mg/L) và IAA (2,0 mg/L) để kích thích sự phát triển của chồi và rễ. Môi trường
thứ 2 là môi trường MS và có một ít thay đổi bởi Paludan (1970) đó là sự thay
đổi ở hàm lượng NaH2PO4.H2O (170,0 mg/L), adenine (50,0 mg/L), axit
gibberellic (1,0 mg/L) và bổ sung thêm IAA (2,0 mg/L) và KIN (2,0 mg/L). Hơn
nữa, môi trường thứ 2 đã được sử dụng như là môi trường cơ bản để khảo sát sự
tăng dần nồng độ NH4NO3 (1650,0 - 4573,5 mg/L) và KIN (2,0 - 8,0 mg /L) đến
sự phát sinh chồi. Tỷ lệ chồi của P. zonale (22 giống) và P. zonale x peltatum (1
giống) hình thành trên môi trường thứ nhất dao động từ 0,0 - 22,7 chồi và trên
môi trường 2 là 0,0 - 18,2 chồi. Đỉnh thân của 4 giống P. peltatum chỉ phát triển
mô sẹo lớn mà khơng hình thành chồi và rễ. Trong các thí nghiệm với P.
Grandiflorum (19 giống) chỉ sử dụng mơi trường 2, kết quả cho thấy callus và
chồi hình thành sau 4 tuần. Hầu hết các chồi được ra rễ sau 8 tuần. Sự phát triển
của chồi và rễ của P. zonale 'Stadt Bern’ được thúc đẩy khi nồng độ NH4NO3


×