Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.44 KB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ
MỒM, MIỆNG, RĂNG, LƯỠI TRONG CA DAO,
THÀNH NGỮ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ
MỒM, MIỆNG, RĂNG, LƯỠI TRONG CA DAO,
THÀNH NGỮ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRƯƠNG THỊ DIỄM


Đà Nẵng, Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Trương Thị Diễm
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
4.1. Phương pháp chung................................................................................. 3
4.2. Các bước tiến hành ................................................................................. 3
5. Bố cục của Luận văn .................................................................................. 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.................... 7
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN............................................................. 7
1.1.1. Khái niệm ngữ nghĩa ............................................................................ 7
1.1.2. Khái niệm ngữ nghĩa học...................................................................... 8
1.2. VÀI NÉT VỀ CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ............................ 11

1.2.1. Khái niệm về ca dao, thành ngữ, tục ngữ ............................................ 11
1.2.2. Phân biệt ca dao với tục ngữ, thành ngữ ............................................. 18
1.2.3. Vai trò của ca dao, thành ngữ, tục ngữ................................................ 21
1.3. TIỂU KẾT............................................................................................. 25
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ MỒM, MIỆNG, RĂNG, LƯỠI
TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM.................... 26
2.1. YẾU TỐ MỒM TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ........... 27
VIỆT NAM .................................................................................................. 27
2.1.1. Tần số xuất hiện của yếu tố mồm........................................................ 28
2.1.2. Khảo sát nghĩa của yếu tố mồm trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam ............................................................................................................. 28


2.2. YẾU TỐ MIỆNG TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ....... 34
VIỆT NAM .................................................................................................. 34
2.2.1. Tần số xuất hiện của yếu tố miệng...................................................... 34
2.2.2. Khảo sát nghĩa của yếu tố miệng trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam ............................................................................................................. 35
2.3. YẾU TỐ RĂNG TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ .......... 42
VIỆT NAM .................................................................................................. 42
2.3.1. Tần số xuất hiện của yếu tố răng ........................................................ 42
2.3.2. Khảo sát nghĩa của yếu tố răng trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam ............................................................................................................. 43
2.4. YẾU TỐ LƯỠI TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM. 47
2.4.1. Tần số xuất hiện của yếu tố lưỡi ......................................................... 47
2.4.2. Khảo sát nghĩa của yếu tố lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam ............................................................................................................. 48
2.5. TIỂU KẾT............................................................................................. 51
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ MỒM,
MIỆNG, RĂNG, LƯỠI TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ

VIỆT NAM ................................................................................................. 54
3.1. BIỂU THỊ HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI VIỆT .................................... 56
3.2. BIỂU THỊ THÁI ĐỘ TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI VIỆT ........................ 61
3.3. BIỂU THỊ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT....................................... 65
3.4. BIỂU THỊ NGOẠI HÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT..................................... 66
3.5. BIỂU THỊ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI VIỆT ......................... 69
3.6. TIỂU KẾT............................................................................................. 76
KẾT LUẬN................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ (BẢN SAO)


DANG MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Bảng khảo sát yếu tố mồm trong ca dao, thành

28

ngữ, tục ngữ
Bảng 2.2

Bảng khảo sát yếu tố miệng trong ca dao, thành


34

ngữ, tục ngữ
Bảng 2.3

Bảng khảo sát yếu tố răng trong ca dao, thành

42

ngữ, tục ngữ
Bảng 2.4

Bảng khảo sát yếu tố lưỡi trong ca dao, thành

47

ngữ, tục ngữ
Bảng 2.5

Bảng so sánh tần số xuất hiện của các yếu tố mồm,

52

miệng, răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam (tính theo tỉ lệ %)
Bảng 3.1

Ca dao, thành ngữ, tục ngữ có các yếu tố mồm,
miệng, răng, lưỡi xét trên phương diện ngữ nghĩa


55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngơn ngữ là “thứ của cải lâu đời và vô cùng quý giá của dân tộc”
(Hồ Chí Minh). Ngơn ngữ là một trong những cầu nối quan trọng để mọi
người có thể tiếp cận với cội nguồn và bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Đúng như nhà văn hóa của nhân dân Đức W. Humbold từng nói: “Ngơn ngữ
là linh hồn của một dân tộc”.
Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao, tục ngữ, thành ngữ là những
viên ngọc quý giá nhất. Quý ở chỗ trong quá trình phát triển của văn học Việt
Nam từ xưa đến nay, nó ln ln giữ vai trị quan trọng trong việc hình
thành tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt của nhân dân, biểu hiện những
nhận xét, những ý nghĩ của nhân dân trong cuộc đấu tranh sinh tồn, đối phó
với mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội của mình.
Về hình thức, ca dao, thành ngữ, tục ngữ của ta dù có những câu bốn
chữ, sáu chữ hay những câu dài hơn đều rất phong phú về cách gieo vần, nên
nó đã làm “khuôn vàng, thước ngọc” cho nhiều thi nhân trong sáng tác.
Về nội dung, so với các bộ phận khác của kho tàng văn học nước nhà, ca dao,
thành ngữ, tục ngữ là bộ phận phản ánh nhiều hơn về tình hình sản xuất, sinh
hoạt và các đặc tính dân tộc như: tinh thần chịu đựng gian khổ, đức tính bền
bỉ và dũng cảm trong chiến đấu, yêu lao động, yêu tự do, yêu quê hương đất
nước, yêu con người của nhân dân Việt Nam. Ca dao, thành ngữ, tục ngữ cịn
đi sâu biểu thị thái độ tình cảm, hành động, tính cách, ngoại hình cũng như
các mối quan hệ xã hội giữa người và người.
Qua khảo sát bước đầu, chúng tơi nhận thấy có khơng ít những câu ca
dao, thành ngữ, tục ngữ có chứa các yếu tố chỉ mồm, miệng, răng, lưỡi. Đây

không phải là sự ngẫu nhiên. Đằng sau những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ


2

ấy là bức tranh cuộc sống, bức tranh văn hóa của dân tộc ta. Những câu ca
dao, thành ngữ, tục ngữ có chứa các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi đã góp
phần phản ánh lối sống, cách tư duy, ứng xử, tính cách, các mối quan hệ xã
hội của cư dân nông nghiệp lúa nước lâu đời theo cái cách riêng của mình.
Vì lẽ trên, chúng tơi chọn đề tài: Ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng,
răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam làm luận văn thạc sĩ
khoa học của mình. Mong muốn của chúng tơi là góp phần tri nhận nếp tư
duy độc đáo, đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt qua bộ phận văn học dân
gian này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca dao,
thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” khơng ngồi mục đích làm rõ ngữ nghĩa của
các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi; sự tác động của nó đối với việc bộc lộ tư
duy, nếp sống, văn hóa Việt qua ca dao, thành ngữ, tục ngữ... Đồng thời, Luận
văn cũng mong muốn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về ngữ
nghĩa học tiếng Việt, làm sáng tỏ thêm đặc trưng văn hóa tư duy người Việt
thơng qua bộ phận văn học dân gian.
Đối với công tác giảng dạy, chúng tôi mong muốn cung cấp một nguồn
ngữ liệu khoa học, tương đối đầy đủ về các thành ngữ có yếu tố mồm, miệng,
răng, lưỡi,... góp phần giúp sinh viên, học sinh và những người có quan tâm
nhận rõ được dấu ấn văn hóa Việt thơng qua bộ phận văn học này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi.



3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu của đề tài được chọn lọc trong các tuyển tập ca dao, thành ngữ,
tục ngữ Việt Nam như:
- Kho tàng Ca dao người Việt, tập I, II, III của Nguyễn Xuân Kính –
Phan Đăng Nhật – Phan Đăng Tài – Nguyễn Thúy Loan – Đặng Diệu Trang.
- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân.
Ngồi ra, chúng tơi cịn tham khảo thêm ở một số tài liệu khác.
Sở dĩ, chúng tôi lựa chọn những tư liệu trên để khảo sát vì đây là những
cơng trình được đánh giá cao.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chung
Trong luận văn này, chúng tôi đã áp dụng các phương pháp:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
Ca dao, thành ngữ, tục ngữ vốn là những sáng tác dân gian mang tính
ngun hợp. Vì vậy, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi không chỉ tiếp cận
chúng ở góc độ ngơn ngữ mà cịn vận dụng cả phương pháp nghiên cứu liên
ngành (văn học – văn hóa học – ngôn ngữ học).
4.2. Các bước tiến hành
- Bước 1: Sưu tầm, tập hợp các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca
dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.


4

- Bước 2: Trên cơ sở cứ liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành thống kê,

khảo sát, phân loại, tính tỉ lệ từng loại. Sau khi đã phân loại, chúng tơi tiến
hành phân tích và đưa ra giá trị ngữ nghĩa mà các yếu tố mồm, miệng, răng,
lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ biểu hiện.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca dao,
thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
Chương 3: Giá trị ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong
ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về ngữ nghĩa trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ là một đề tài
khá hấp dẫn. Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy có hơn 30 cơng trình nghiên
cứu ngữ nghĩa của từ trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ dưới những góc độ và
phương diện khác nhau. Chúng tơi tạm thời chia các cơng trình này thành hai
nhóm sau:
- Nhóm các cơng trình sưu tầm, giải thích ca dao, thành ngữ, tục ngữ.
Thuộc nhóm này gồm: “Kho tàng ca dao người Việt” (Nguyễn Xuân
Kính); “Kho tàng tục ngữ người Việt” (Nguyễn Xuân Kính); “Tục ngữ, ca dao,
dân ca Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan); “Từ điển thành ngữ – tục ngữ Việt Nam” (Vũ
Quang Hào, Vũ Thúy Anh, Vũ Dung); “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”
(Nguyễn Lân); “Ca dao, tục ngữ Việt Nam” (Phương Thu); “Từ điển giải thích
thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Như Ý); “Tục ngữ Việt Nam” (Ngọc Lan); “Ca


5

dao Việt Nam” (Bích Hằng); “Tuyển tập Văn học Dân gian Việt Nam”, tập IV,
quyển 1 (Tục ngữ – ca dao) (Trần Thị An và Nguyễn Thị Huế); “Giáo trình Văn

học Dân gian Việt Nam” (Nguyễn Bích Hà); “Bình giảng ca dao” (Hồng Tiến
Tựu); “Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt” (Lê Đức Luận); “Tìm hiểu thi pháp
tục ngữ Việt Nam” (Phan Thị Đào); “Đi tìm điển tích thành ngữ” (Tiêu Hà
Minh)… Đây là những cơng trình nghiên cứu công phu, phản ánh được sự đồ sộ
về khối lượng của kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ, giải thích ý nghĩa của
chúng khi tham gia giao tiếp. Các vấn đề được đào sâu nghiên cứu về ca dao,
thành ngữ, tục ngữ của các cơng trình trên chủ yếu là những vấn đề về mặt xã hội,
đóng góp vào việc bảo tồn, phát huy và làm giàu thêm kho tàng văn hóa, văn học
dân gian của dân tộc.
- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về phương diện có liên quan đến các
yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi.
Về phía các cơng trình luận văn có: “Đối sánh thành ngữ có yếu tố chỉ
một số bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt” (Liêu Thị Thanh Nhàn);
“Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể” (Nguyễn Thị
Thảo). Ngồi ra, cịn có những bài viết đăng trên tạp chí Ngơn ngữ, Ngơn ngữ
và đời sống như: “Nghiên cứu thêm về tổ hợp kiểu cái răng, cái tóc, cái
chân,…” (Trần Đại Nghĩa); “Hiện tượng nhiều nghĩa của các từ chỉ bộ phận
cơ thể người trong tiếng Việt” (Phạm Thị Hịa); “Đi tìm nghĩa biểu trưng của
tục ngữ cái răng, cái tóc là gì?” (Nguyễn Văn Nở); “Hình ảnh biểu trưng của
từ chỉ cái miệng trong thành ngữ Việt” (Hà Quang Năng),… Nhìn chung, các
bài viết nêu trên chỉ đi vào tìm hiểu một khía cạnh, góc độ của một số bộ phận
trên cơ thể người chứ chưa có một cơng trình nào thực sự phân tích một cách
đầy đủ giá trị ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca dao,
thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ


6

dưới góc độ ngơn ngữ học cũng chưa nhiều lắm vì vậy cũng chưa có nhiều
cơng trình nghiên cứu chun sâu về mảng đề tài này.

Trên cơ sở tham khảo và kế thừa những cơng trình nghiên cứu của các
tác giả đi trước về ca dao, thành ngữ, tục ngữ với tư cách là các cơng trình
mang tính gợi mở, cơng trình này của chúng tơi hi vọng sẽ có những đóng
góp nhất định khi đi sâu nghiên cứu “Ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng,
răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm ngữ nghĩa
Một tín hiệu ngơn ngữ thường có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu
đạt, trong đó cái biểu đạt thuộc phương diện hình thức cịn cái được biểu đạt
thuộc về nội dung ý nghĩa. Trong ngơn ngữ, nói đến ý nghĩa trước hết người
ta thường nói đến ý nghĩa của từ. Theo Đỗ Hữu Châu: “Ý nghĩa của từ biểu
thị những sự vật và hiện tượng của đời sống thực tế vào đời sống tâm lí con
người. Người ta có thể hiểu biết về một đối tượng nào đó khơng có trước mắt
khi nhắc đến cái tên gọi của nó” [3, tr.55]. Nghĩa của từ ln có mối quan hệ
mật thiết với đặc điểm ngữ pháp của từ. Khi nói về mối quan hệ này, Đỗ Hữu
Châu nhận xét: “Đặc điểm ngữ pháp của từ khơng hồn tồn độc lập với ý
nghĩa. Đặc điểm ngữ pháp của từ chính là những biểu hiện ở khả năng tạo
câu của một ý nghĩa nào đó của từ. Ý nghĩa của từ chính là cơ sở của các đặc
điểm ngữ pháp. Ngược lại, đặc điểm ngữ pháp là cái khn hình thức đã định
hình một ý nghĩa. Một hiểu biết về thực tế khách quan mà chưa gắn với một
đặc điểm ngữ pháp nào đó thì chưa phải là ý nghĩa của từ” [2, tr.21]. Đỗ Hữu
Châu nhận xét thêm: “Ý nghĩa của từ vừa là cái riêng vừa là cái chung cho
những từ cùng loại. Nắm được cả cái riêng cả cái chung trong ý nghĩa từ mới
thực sự hiểu từ, thực sự hiểu được những cái tinh tế trong từ và mới hiểu

được những cái đặc sắc của từng ngôn ngữ ở phương diện nội dung” [2,
tr.85]. Và cũng theo tác giả, nghĩa của từ gồm nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm
và nghĩa biểu thái. Ba thành phần này thường được gọi chung là ý nghĩa từ
vựng và thành phần ý nghĩa thứ tư đối lập với chúng là ý nghĩa ngữ pháp. Và
như vậy, ý nghĩa được xem là “cái quyết định, là lí do tồn tại của ngơn ngữ,


8

không một đối tượng nghiên cứu nào của ngôn ngữ học mà không liên hệ với
ý nghĩa, không một sự nghiên cứu nào mà không đụng chạm đến ý nghĩa, ý
nghĩa là tờ “chứng chỉ” cho các sự skiện ngôn ngữ. Thế nhưng, nó là tờ
“chứng chỉ” trừu tượng và “khá mơ hồ” [2, tr. 21]. Trên cơ sở nghiên cứu về
nghĩa, ngơn ngữ học hình thành chun ngành ngữ nghĩa học. “Ngữ nghĩa là
tồn bộ nội dung thơng tin được truyền đi hoặc được đơn vị nào đó của ngơn
ngữ thể hiện” [52, tr.183].
Như vậy, ngữ nghĩa là bình diện nội dung của những biểu hiện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ có thể biểu hiện, bộc lộ trên nhiều hình thức khác nhau; nó có thể
là nội dung của từ, của các ngữ (cố định) như thành ngữ, tục ngữ; nó có thể
thể hiện ở trong câu, trong văn bản. Nói trừu tượng hơn, ngữ nghĩa trong ngôn
ngữ học hiện đại có thể thể hiện trong cách dùng, trong hoạt động (người ta
đưa vào sử dụng) và mặt tổng hợp khái quát hơn - ngữ nghĩa được thể hiện
trong hệ thống cấu tạo của nó. Ngữ nghĩa trong phạm vi nghĩa từ vựng gọi là
ngữ nghĩa từ vựng. Nghĩa trong phạm vi ngữ pháp tức là trong hình thái học,
cú pháp học người ta gọi là nghĩa ngữ pháp. Trong ngữ pháp, người ta có thể
chú ý nghiên cứu nghĩa của câu thì gọi là nghĩa cú pháp.
1.1.2. Khái niệm ngữ nghĩa học
Cho đến nay, khái niệm “ngữ nghĩa học” vẫn không được hiểu một cách
thống nhất. Thuật ngữ này vốn bắt nguồn từ chữ semantics trong tiếng Hy
Lạp và được dùng chủ yếu để chỉ lĩnh vực khoa học nghiên cứu về ý nghĩa

của các từ, mệnh đề, câu, kí hiệu hoặc các biểu thức ngôn ngữ. Trong hệ
thống thuật ngữ khoa học quốc tế, “ngữ nghĩa học” có những tên gọi khác
nhau, ví dụ: trong tiếng Anh: semantics, semiology, semiotics, semasiology.
Xét về nội hàm của thuật ngữ, trong tiếng Việt có thể cần phải phân biệt hai
khái niệm: “nghĩa học” và “ngữ nghĩa học”.


9

Có thể nêu một cách khái quát những cách hiểu chủ yếu sau đây về
“nghĩa học”:
- Nghĩa học có thể được hiểu như là một thuật ngữ của lí thuyết chung về
tín hiệu (thường được gọi là nghĩa học lơ gích), nó là một trong ba bộ mơn
của lơ gích học nghiên cứu về các tín hiệu, các thuộc tính và chức năng của
chúng. Đó là: nghĩa học, dụng học và kết học (theo Charles W.Morris). Đây là
một lĩnh vực nghiên cứu nằm ở ranh giới của các ngành khoa học: triết học,
ngơn ngữ học, lơ gích học, lí thuyết thông tin và nhân học. Theo cách hiểu
này, nghĩa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các tín hiệu và hiện thực mà
chúng biểu đạt. Khác với tín hiệu học lơ gích, tín hiệu học khơng phải là một
lĩnh vực khoa học được xác định rõ ràng. Các nghiên cứu tín hiệu học đã
được khai triển tương đối muộn và cho đến tận ngày nay phạm vi của chúng
vẫn chưa được xác định một cách chính xác.
Thuật ngữ tín hiệu học được sử dụng lần đầu trong tác phẩm “Giáo trình
ngơn ngữ học đại cương” của F.de Saussure. Trong tác phẩm này, Saussure đã
đề xuất thành lập một ngành khoa học mới là tín hiệu học với đối tượng quan
tâm chủ yếu là tín hiệu. Tuy nhiên, ý tưởng của Sausure là trong ngành khoa học
này, tín hiệu sẽ được xem xét trước hết ở sự hoạt động xã hội của nó, và ngành
khoa học mới này sẽ trở thành cơ sở của ngôn ngữ học theo cách hiểu mới, tức là
khoa học nghiên cứu về một loại tín hiệu – tín hiệu ngơn ngữ. Như vậy, ngơn
ngữ học sẽ trở thành một bộ phận của tín hiệu học – khoa học chung về tất cả

các tín hiệu. Một số nhà tín hiệu học, như Pierre, Guiraud chẳng hạn, thì định
nghĩa tín hiệu học hẹp hơn, coi đây là ngành khoa học nghiên cứu về tất cả
những hệ thống tín hiệu nào khơng phải là tín hiệu ngơn ngữ. [dẫn theo Lê Đình
Tư, Những vấn đề ngữ nghĩa học âm vị, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ số 3,
2005].


10

- Nghĩa học theo cách hiểu của triết học ngôn ngữ (gọi là nghĩa học tổng
quát) – một quan niệm xã hội học – triết học về ngôn ngữ, phát triển ở Mỹ từ
những năm hai mươi của thế kỷ XX. Thực ra, thuật ngữ này khơng có mấy
điểm chung với nghĩa học lơ gích và nghĩa học ngơn ngữ học, vì nó chủ yếu
nghiên cứu việc cải thiện các quan hệ giữa con người với con người thông qua
việc cải thiện ngơn ngữ, cịn những vấn đề quan tâm khác của nó lại liên quan
chủ yếu đến lĩnh vực xã hội học, tâm lí học và tâm lí trị liệu. Người khởi
xướng cho nghĩa học tổng quát là Alfred Korzybski, một triết gia và nhà lơ
gích học người Mỹ gốc Ba Lan. Chính Koszybski vẫn thường nhấn mạnh
rằng khơng nên lẫn lộn nghĩa học tổng quát của ông với nghĩa học ngơn ngữ
học. Trong hai tác phẩm của mình (“Manhood of Humanity” – Sự trưởng
thành của nhân tính, và “Science and Sanity” – Khoa học và sự tỉnh táo), ông
đã nêu ra và giải thích những vấn đề chủ yếu của nghĩa học, trong đó quan
trọng nhất là quan điểm của ông về kiến thức và sự truyền đạt kiến thức. Theo
ông, kiến thức của con người cũng như việc chuyển giao kiến thức đó bị giới
hạn bởi cấu trúc của hệ thần kinh con người và cấu trúc của ngôn ngữ. Con
người không thể tiếp thu thế giới khách quan một cách trực tiếp mà chỉ có thể
tiếp nhận nó thơng qua những mối liên tưởng trừu tượng, những hình ảnh tiếp
nhận được thơng qua hệ thần kinh và được truyền tải nhờ ngơn ngữ. Q trình
này bị tác động bởi những cảm nhận phức tạp của con người và sự thiếu chính
xác của ngơn ngữ khiến bức tranh của hiện thực bị biến dạng.

Quan điểm của Koszybski sau đó tiếp tục được các học trị của ơng tiếp
thu và phát triển.
- Nghĩa học được hiểu là một bộ môn của ngôn ngữ học (gọi là “nghĩa học
ngôn ngữ học” hoặc ngắn gọn hơn: “ngữ nghĩa học”) nghiên cứu về ý nghĩa
của các từ nói riêng và các đơn vị ngơn ngữ nói chung từ thành ngữ, câu, văn
bản. Thuật ngữ “ngữ nghĩa học”’ theo cách hiểu này đã được nhà ngôn ngữ


11

học Pháp Michel J. A.Bréal đưa ra lần đầu trong tác phẩm Essai de sémantique
xuất bản năm 1897 [dẫn theo Lê Đình Tư, Những vấn đề ngữ nghĩa học âm vị,
Tạp chí Khoa học ngoại ngữ số 3, 2005]. Ngữ nghĩa học nghiên cứu trước hết ý
nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, nhưng cũng nghiên cứu cả mối quan hệ giữa
hình thức và nội dung của tín hiệu ngơn ngữ theo nghĩa đồng đại và lịch đại.
Ngoài ra, ngữ nghĩa học còn nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nghĩa của từ,
tức là giữa nghĩa cơ bản (hoặc nghĩa gốc) của nó với các nghĩa phái sinh hoặc
nghĩa cụ thể được sử dụng trong phát ngôn.
1.2. VÀI NÉT VỀ CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
Ca dao, thành ngữ, tục ngữ là một bộ phận vô cùng quan trọng trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam. Đó là một kho tàng vô cùng phong phú,
phản ánh nếp sống, lối suy nghĩ của dân tộc Việt trải qua 4000 năm văn hiến.
Trải qua nhiều thời đại, ca dao, thành ngữ tục ngữ Việt Nam càng trở nên
phong phú, súc tích với giá trị nhiều mặt.
1.2.1. Khái niệm về ca dao, thành ngữ, tục ngữ
Trong các loại hình văn hóa dân gian của mỗi dân tộc thì ca dao, thành
ngữ và tục ngữ là loại hình có mối quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói
của nhân dân. Nếu ca dao được sáng tạo để phản ánh những tâm tư, tình cảm
của nhân dân đối với quê hương đất nước, với cha mẹ,… thì thành ngữ, tục
ngữ được sáng tạo trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tổng kết và phổ biến kinh

nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội của mỗi cộng đồng. Ca dao,
thành ngữ, tục ngữ là lời nói, lại là lời nói hay nên có sức bay xa, truyền rộng.
Điều đó khiến cho ba thể loại này từ lâu đã trở thành một trong những loại
hình văn hóa dân gian quen thuộc nhất, hay được sử dụng nhất và có sức sống
lâu bền nhất trong đời sống tinh thần của nhân dân.


12

a) Khái niệm ca dao
Nói về ca dao, có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Sách giáo khoa Văn học lớp 7 định nghĩa: “Ca dao dân ca là những khái
niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc,
diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao là thơ của dân ca. Ca dao
còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung
với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn để chỉ một thể loại thơ dân gian
– thể ca dao” [27, tr. 35].
Theo Trần Đình Sử: “Ca dao dân ca là thể loại trữ tình bằng văn vần,
diễn tả đời sống nội tâm của con người. Dân ca khác ca dao ở chỗ kết hợp
giữa lời và giai điệu âm nhạc” [28, tr. 27].
Lê Đức Luận, trong cuốn “Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt”, định
nghĩa: “Ca dao là lời của các câu hát dân gian và những sáng tác ngâm vịnh
được lưu truyền trong dân gian và gọi chung là lời ca dân gian” [23, tr. 26].
“Ca dao là danh từ ghép (theo nghĩa gốc: ca là bài hát có khúc điệu, dao là
bài hát khơng có khúc điệu) chỉ tồn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong
dân gian có hoặc khơng có khúc điệu. Trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa
với dân ca” [48, tr. 31].
Với Vũ Ngọc Phan: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được
như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca” [26, tr. 53].
Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Xuân Kính phát biểu ngắn

gọn: “Ca dao là thơ dân gian, có nội dung trữ tình và trào phúng bao gồm
hàng loạt lời. Người ta có thể hát, ngâm, đọc (và cả xem bằng mắt sau khi ca
dao đã được ghi chép lại)” [20, tr. 23].


13

Điểm qua một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng ta thấy rằng: Mặc
dù có những cách diễn đạt chưa thật đồng nhất, chưa có một khái niệm chung
về ca dao, nhưng các tác giả đã giúp chúng ta nhận diện được bản chất của
đơn vị ngôn ngữ đặc biệt này. Trên cơ sở đó chúng tơi xin nêu lên một cách
hiểu về ca dao như sau: Ca dao là những thể loại trữ tình dân gian, kết hợp
lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao là lời thơ của
dân ca, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng. Khái niệm ca dao còn
được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao.
b) Khái niệm thành ngữ
Thành ngữ vốn được xem là một phần vô cùng quan trọng trong lời ăn
tiếng nói của người Việt. Từ lâu, thành ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu
trong các nhà ngơn ngữ như Hồng Văn Hành, Cù Đình Tú, Mai Ngọc
Chừ,…
Mặc dù thành ngữ được sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi trong đời
sống của nhân dân lao động và góp sức to lớn vào sự nghiệp làm giàu vốn từ
tiếng Việt, song để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về thành ngữ đến nay
vẫn là một vấn đề không dễ dàng. Chúng tôi xin đưa ra một số quan niệm về
thành ngữ của các tác giả sau:
Được xem là người mở đường trong hành trình tìm ra khái niệm về thành
ngữ, Dương Quảng Hàm đưa ra một khái niệm: “Thành ngữ chỉ là những lời
nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho
có màu mè” [12, tr. 25].
Căn cứ vào nội dung và kết cấu ngữ pháp, Vũ Ngọc Phan cho rằng:

“Thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều
người đã quen dùng, nhưng tự nhiên nó khơng diễn đạt được một ý trọn vẹn”
[26, tr. 48].


14

Nguyễn Thiện Giáp lại đưa ra một quan niệm khác về thành ngữ. Theo
ông: “Thành ngữ nằm trong những kết cấu” mà trong quan niệm của ông
“Tiếng kết hợp với tiếng sẽ tạo thành những đơn vị cao hơn, gọi chung là kết
cấu”. Từ đó, tác giả cho rằng thành ngữ là những đơn vị trung gian giữa một
bên là các ngữ và một bên là quán ngữ và tục ngữ. Tính chất trung gian này
thể hiện ở chỗ: “Thành ngữ cũng là đơn vị định danh, cũng là tên gọi của mọi
sự vật, hiện tượng, là sự thể hiện một khái niệm” [36, tr. 47].
Trong khi đặt ra các tiêu chí cho việc xác định và lựa chọn thành ngữ,
các tác giả cuốn Thành ngữ tiếng Việt là Nguyễn Lực – Lương Văn Đang
quan niệm về thành ngữ có chỗ gần với Nguyễn Thiện Giáp. Họ cho rằng:
“Thành ngữ tiếng Việt phổ biến thuộc loại cụm từ cố định” [24, tr. 7]; về mặt
biểu hiện, nghĩa của thành ngữ là nghĩa bóng và xem đây là vấn đề “có tầm
quan trọng hơn cả, nghĩa bóng là đặc tính bản chất của thành ngữ” [24, tr.
8]; về mặt chức năng: “thành ngữ là cụm từ cố định, có giá trị tương đương
như từ, khi thành ngữ được sử dụng như một mệnh đề, một ngữ cố định nào
đó trong câu phức hợp thì nó có giá trị như một cụm từ chủ vị” [24, tr. 9].
Tác giả Nguyễn Văn Mệnh trong bài “Ranh giới giữa thành ngữ và tục
ngữ” đã chỉ ra những đặc điểm về nội dung và hình thức của thành ngữ: “Về
nội dung, thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái,
một tính cách, một thái độ… Có thể nói nội dung của thành ngữ mang tính
chất hiện tượng” và “Về hình thức ngữ pháp, một thành ngữ chỉ là một cụm
từ, chưa phải là một câu hồn chỉnh”. [39, tr. 13].
Cù Đình Tú khẳng định: “Thành ngữ là những đơn vị sẵn mang chức

năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Về
mặt này mà nói, thành ngữ là những đơn vị tương đương như từ” [44, tr. 40].
Quan niệm về thành ngữ, Hoàng Văn Hành thì cho rằng: “Theo cách


15

hiểu thơng thường thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về
hình thái – cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi
trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ" [tr.31]. Trên cơ sở
phân tích sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ, tác giả đưa ra nhận định:
“Thành ngữ là tổ hợp từ đặc biệt biểu hiện những khái niệm một cách bóng
bẩy” [13, tr. 35].
Trong cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, tác giả Nguyễn Lân
xác định: “Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái
niệm" [47, tr. 5].
Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” có đưa ra khái
niệm chung về thành ngữ (ở đây thành ngữ nằm trong loại ngữ cố định): “Nói
ngữ cố định là các cụm từ cố định hóa là nói chung… Bởi vậy cái quyết định các
ngữ cố định là tính tương đương với từ khơng phải chỉ vì chúng có thể thay thế
cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu” [5, tr. 73].
Nguyễn Đức Tồn trong bài “Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri
nhận trong thành ngữ” xác định: “Thành ngữ là một cụm từ (hoặc kết cấu C – V)
cố định, có cấu trúc bền chặt, có thể có vần điệu. Thành ngữ tương đương với từ,
thường được dùng để định danh các hiện tượng của hiện thực và hoạt động
trong câu với tư cách là một thành phần của câu. Tuy nhiên, tính cố định của
thành ngữ khơng phải là tuyệt đối…” [46, tr. 32].
Ngoài ra, “Từ điển thuật ngữ văn học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đưa ra nhận định: “Thành ngữ là những đoạn câu,
những cụm từ sẵn có tương đối cố định, bền vững, không nhằm diễn đạt trọn

một ý, một nhận xét như tục ngữ mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một
hình thức sinh động hấp dẫn, được sử dụng tương đương như từ nhưng là từ


16

được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa bằng sự diễn đạt sinh động, có nghệ thuật”
[47, tr.97].
Như vậy, có thể nói các tác giả đã cho chúng ta một cách hiểu chung về
thành ngữ. Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào đưa ra một khái niệm phản ánh
đầy đủ các đặc điểm của thành ngữ có thể làm cơ sở cho nhận diện và phân
loại thành ngữ. Ở đây, chúng tơi khơng có điều kiện bàn sâu về những đặc
điểm của thành ngữ, mà trên cơ sở của các quan niệm trên chỉ tạm thời nêu
lên một định nghĩa như sau:
Thành ngữ là những cụm từ có sẵn, có chức năng định danh một cách
hình tượng, có kết cấu cố định, bền vững, có ý nghĩa hồn chỉnh, bóng bẩy và
được sử dụng tương đương như từ.
Chúng tôi dựa vào những đặc điểm trong định nghĩa này để làm cơ sở
cho q trình khảo sát, phân tích, miêu tả trong Luận văn.
c) Khái niệm tục ngữ
Cùng với ca dao và thành ngữ, khái niệm tục ngữ cũng được nhìn nhận
dưới nhiều góc độ và quan điểm:
“Tục ngữ là một câu hồn chỉnh diễn đạt một ý trọn vẹn có kết cấu là hai
trung tâm” [14, tr.19].
Trong lời mở đầu cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nguyễn
Lân quan niệm: “Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói
lên hoặc một nhận xét về tâm lý, hoặc một lời phê phán, khen hay chê, hoặc
một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã
hội…” [47, tr. 5].



17

Trong quyển Việt nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, tục ngữ
được định nghĩa như sau: “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ,
hoặc khun răn, hoặc chỉ bảo điều gì” [12, tr.47].
Khơng đồng nhất với ý kiến trên, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Tục ngữ là
một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân
lý, một cơng lý, có khi là một sự phê phán” [26, tr. 48].
Vũ Thị Thu Hương trong quyển Ca dao Việt Nam và những lời bình đưa
ra nhận xét: “Tục ngữ là lời ăn tiếng nói của nhân dân đã được đúc kết lại
dưới những hình thức tinh giản mang nội dung súc tích. Tục ngữ thiên về biểu
hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con người.
Nói như Gorki, “tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống,
kinh nghiệm xã hội, lịch sử của nhân dân lao động” [16, tr. 15].
Phạm Việt Long đã đưa ra khái niệm: “Tục ngữ là một thể loại văn học
dan gian, được hình thành và sử dụng trong lời nói hàng ngày, đúc kết tri
thức, kinh nghiệm sống, thường ngắn gọn, có vần điệu, thành câu hồn chỉnh,
có chức năng thơng báo, được phổ biến rộng rãi trong nhân dân” [22, tr. 37].
Nguyễn Bích Hà khái qt: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn
gọn, có vần, có nhịp, có hình ảnh, có ý nghĩa khái quát lớn, thường tổng kết,
khái quát kinh nghiệm trong đời sống phong phú của nhân dân” [11, tr. 170].
Qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đưa ra quan điểm về tục
ngữ: Tục ngữ là những câu nói hồn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân
về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Tục ngữ được hình
thành từ cuộc sống thực tiễn, do nhân dân trực tiếp sáng tác và được vận
dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp của nhân dân.


18


1.2.2. Phân biệt ca dao với tục ngữ, thành ngữ
Tục ngữ, thành ngữ và ca dao là tài sản tinh thần chung của người lao
động. Chúng tiêu biểu cho lối suy nghĩ của một dân tộc về các vấn đề cuộc
sống, đồng thời cũng tiêu biểu cho lời ăn tiếng nói, ngơn ngữ dân tộc. Giữa
tục ngữ, thành ngữ và ca dao có mối quan hệ rất chặt chẽ. Đây là ba thể loại
của văn học dân gian Việt Nam, đều có tính ngắn gọn, hàm súc, có vần điệu,
thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, ngoa dụ,
nhân hóa... để phản ánh đời sống, nhận thức, sinh hoạt của nhân dân.
Giữa tục ngữ với ca dao thường có mối liên hệ lẫn nhau, đơi khi tục ngữ
được sử dụng trong ca dao. Ví như tục ngữ có câu: “Ai biết uốn câu cho vừa
miệng cá thì ca dao lại là: “Ai uốn câu cho vừa miệng cá/ Tôi nghĩ như
chàng chẳng khá hơn ai”. Giữa tục ngữ và ca dao thường xảy ra những
trường hợp thâm nhập lẫn nhau, khi những câu tục ngữ có thêm yếu tố xúc
cảm thì nó đã tiếp cận với ca dao: “Lời nói chẳng mất tiền mua” (tục ngữ),
“Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau (ca dao).
Do tính chất súc tích của nội dung mà nhiều câu vốn là ca dao đồng thời
được dùng như tục ngữ: “Gánh cực mà đổ lên non/ Còng lưng mà chạy cực
còn chạy theo”.
Cũng giống như tục ngữ, khi thành ngữ đi vào ca dao thì bài ca dao đó
trở nên gần gũi, giàu nhạc điệu, cách biểu hiện trở nên cụ thể hơn. Bởi, nói
như M.Gorki, “cách nói hình ảnh và hàm súc của thành ngữ lắm khi phải
dùng nhiều trang sách mới minh hoạ được”. Thành ngữ là đơn vị định danh
hình tượng. Mặt khác, tính chất đối của thành ngữ làm cho kết cấu của nó
thêm vững chắc, làm cho nghĩa của nó thêm gợi cảm. Do đó, ca dao có vận
dụng thành ngữ thì sẽ sâu sắc, gợi cảm, hấp dẫn hơn. Đó là sự biểu đạt bằng
những hình ảnh biểu trưng:


19


-

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hơm nao”.

Khơng chỉ có thế, ta thấy ca dao sử dụng sáng tạo một vài yếu tố của
thành ngữ: Từ thành ngữ ăn ngay nói thẳng, ca dao có câu:
“Ăn mặn nói ngay
Cịn hơn ăn chay nói dối”.
Cách dùng linh hoạt như vậy khiến cho thành ngữ càng thêm bóng bẩy
và người nghe có cái thích thú vì được nhắc lại lời ăn tiếng nói của mình.
Dù vậy, giữa tục ngữ, thành ngữ và ca dao vẫn cịn có ranh giới để
phân biệt.
a) Phân biệt tục ngữ với ca dao
Các cơng trình sưu tập trước đây thường gộp chung dưới tên gọi
“tục ngữ phong dao”, “tục ngữ ca dao”. Tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân
Diên trong cuốn “Lịch sử văn học Việt Nam” quan niệm: tục ngữ thiên về lý
trí, cịn ca dao thiên về tình cảm. Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn
“Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp” lại cho rằng, tục ngữ hình thành
trong lời thoại hàng ngày, ca dao là những văn bản nghệ thuật thực sự. Xét về
nội dung, tục ngữ thường là những nhận xét thuộc phạm vi lý trí trong khi ca
dao là tiếng nói của tình cảm. Để phân biệt hai khái niệm này, ta có thể dựa
vào các tiêu chí như: tiêu chí số lượng, tiêu chí nội dung, tiêu chí mơi trường
sử dụng…



×