Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp huyện krông nô – tỉnh đắk nông một số giải pháp đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

----

NGƠ VĂN HỮU

PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG NÔ – TỈNH ĐẮK
NÔNG. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

Trang 1


Từ khi chọn đề tài, bảo vệ đề cương đến hồn thành nội dung khóa luận tốt nghiệp
ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản thân, đề tài cịn có sự đóng góp nhiệt tình của q
thầy, cơ giáo, các bạn sinh viên khoa Địa lí của trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng cũng như các ban ngành thuộc lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu đã giúp đỡ em
hồn thành khóa luận tốt nghiệp năm nay.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Hồ Phong, giảng viên khoa Địa lí trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, thầy đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo cùng các bạn sinh viên khoa Địa lí đã
đóng góp ý kiến xây dựng cho khóa luận được hồn thiện hơn.
Và cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bác, cô, chú và anh, chị th uộc ủy ban nhân
dân; phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn; phịng Kinh tế hạ tầng; phịng Tài
ngun và mơi trường; phịng Tài chính kế hoạch; phịng Lao động thương binh và xã
hội huyện Krơng Nô – tỉnh Đắk Nông đã cung cấp số liệu cần thiết và nhiệt tình đóng


góp ý kiến xây dựng cho khóa luận này.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, mặc dù em đã có nhiều cố gắng song khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót nên đề tài rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
phía các thầy, cô giáo cùng các bạn sinh viên kho a Địa lí, trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng để đề tài được hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm trong những lần
nghiên cứu sau này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Ngô Văn Hữu

Trang 2


Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG NÔ – TỈNH ĐẮK NÔNG.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Huyện Krơng Nơ thuộc 1 trong 8 huyện của tỉnh Đắk Nông, là một trong
những huyện có nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất
nông nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng nói chung, huyện Krơng Nơ nói
riêng nơng nghiệp là ngành đóng vai trị chủ đạo, đây cũng là nguồn thu nhập chính
cho nhân dân trong vùng. Trong thời gian qua việc nghiên cứu các ĐKTN trên địa
bàn huyện Krông Nô là chưa nhiều, mặt khác kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
huyện hiện nay phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Chính
vì vậy việc nghiên cứu các ĐKTN nhằm phục vụ cho phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện là rất cần thiết, hơn nữa việc nghiên cứu các ĐKTN vừa góp phần
phát triển nơng nghiệp, tăng thu nhập cho người dân và vừa thúc đẩy sự phát triển
các ngành kinh tế khác trên địa bàn của huyện.
Huyện Krông Nô cũng là địa bàn quen thuộc thuận lợi cho việc đi thực tế, thu

thập nguồn tài liệu, đồng thời để chuẩn bị cho công tác sau này tại địa phương. Tơi
quyết định thực hiện đề tài: “Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự
phát triển nông nghiệp huyện Krông Nô – Tỉnh Đắk Nông. Một số giải pháp
đề xuất”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Thơng qua việc phân tích những thuận lợi và khó khăn về các ĐKTN để
đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của nó tới ngành nơng nghiệp huyện Krơng Nơ – Tỉnh
Đắk Nơng.
- Trên cơ sở đó, bước đầu đưa ra một số đề xuất nhằm khai thác hợp lí và hiệu
quả những ĐKTN huyện Krông Nô – Tỉnh Đắk Nông phục vụ cho việc phát triển
nông nghiệp ở địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài là:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn.
Trang 3


- Thu thập và xử lí thơng tin, tài liệu có liên quan.
- Phân tích các ĐKTN ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp huyện Krông
Nô – Tỉnh Đắk Nông.
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Krơng Nơ – Tỉnh Đắk
Nơng.
- Tìm hiểu định hướng và giải pháp đã có của địa phương về phát triển ngành
nơng nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hợp lí và hiệu quả các
ĐKTN phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp huyện Krông Nô - tỉnh Đắk Nông.
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nghiên cứu các ĐKTN phục vụ cho ngành nông nghiệp trên địa bàn
huyện Krông Nô cho đến nay cịn ít, thời gian qua đã có một số đề tài được đề cập
như:

- GS.TS Trần An Phong, kết quả nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm
cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông, năm 2011.
- Trung tâm xúc tiến đầu tư, Thương mại và du lịch tỉnh Đắk Nơng, khí hậu
Đắk Nơng - tiềm năng lớn cho sản xuất nông nghiệp, năm 2011.
- Lê Thị Quyên, tìm hiểu hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Đắk Nông, một số
giải pháp nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng của tỉnh Đắk Nông, đề tài
khóa luận tốt nghiệp năm 2008.
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến một khía cạnh mà
chưa nghiên cứu tồn diện các ĐKTN và cũng chưa phân tích một cách cụ thể ảnh
hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển nơng nghiệp trên địa bàn huyện Krông
Nô, và cho đến nay chưa có đề tài nào “Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng
đến sự phát triển nông nghiệp huyện Krông Nô - tỉnh Đắk Nông” được công bố.
4. Giới hạn đề tài
4.1. Về nội dung
+ Đề tài này tập trung nghiên cứu và phân tích các ĐKTN ảnh hưởng tới sự
phát triển nông nghiệp huyện Krông Nô - tỉnh Đắk Nơng bao gồm: địa hình, thổ
nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.
+ Nông nghiệp giới hạn ở ngành trồng trọt (bao gồm cây lương thực có hạt
như lúa, ngơ; cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều); ngành chăn nuôi
và lâm nghiệp.
4.2. Về không gian

Trang 4


Đề tài này tập trung nghiên cứu trong địa bàn huyện Krơng Nơ - tỉnh Đắk
Nơng với tổng diện tích đất tự nhiên là 81.365,7 ha, 12 đơn vị hành chính trực
thuộc (1 thị trấn: Thị trấn Đắk Mâm, 11 xã bao gồm: Đắk Sôr, Đắk D’Rô, Buôn
Choah, Nam Đà, Nam Xuân, Tân Thành, Nam Nung, Nam N’Dir, Đức Xuyên, Đắk
Nang, Quảng Phú).

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp
Mỗi bộ phận lãnh thổ đều được tạo nên bởi nhiều thành phần cùng tồn tại và
tác động qua lại lẫn nhau đó là yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội, việc nghiên cứu
các ĐKTN ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Nô –
Tỉnh Đắk Nơng phải đặt nó trong tổng thể tự nhiên và kinh tế - xã hội để thấy được
mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần đó và việc nghiên cứu dựa trên
quan điểm hệ thống kết quả mới chính xác, khách quan, khơng phiến diện.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Kiến thức gắn liền với lãnh thổ, đây cũng là nét đặc trưng riêng của khoa học
địa lí. Vì vậy khi nghiên cứu một đề tài Địa lí nào cũng phải xác định trên một lãnh
thổ cụ thể.
5.1.3. Quan điểm sinh thái
Đây là một quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu về địa lí tự nhiên,
nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và con người. Trong quá
trình tồn tại và phát triển con người phụ thuộc vào tự nhiên và làm biến đổi tự
nhiên. Vì vậy việc ứng dụng quan điểm sinh thái học cho phép xây dựng và cân
bằng mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên cũng như mối quan
hệ qua lại giữa con người và tự nhiên, đặc biệt việc bảo vệ tự nhiên và đảm bảo sự
phát triển bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu
Thu thập và xử lí tài liệu là một phương pháp khơng thể thiếu trong q trình
nghiên cứu một đề tài. Dựa vào mục đích và yêu cầu của đề tài, các nguồn tài liệu
sẽ được cung cấp từ các cơ quan chun ngành có liên quan. Đây chính là nguồn tư
liệu có tính khách quan cao. Từ nguồn tư liệu thu thập sẽ được phân loại, tính tốn,

Trang 5



xử lí, tổng hợp để tìm ra những nội dung, những kết luận cần thiết cho đề tài nghiên
cứu.
5.2.2. Phương pháp bản đồ
Mục đích của việc ứng dụng phương pháp này nhằm số liệu hóa các số liệu
một cách đầy đủ và cho thấy sự tương phản giữa các đối tượng. Trong đề tài nghiên
cứu này, phương pháp này được sử dụng để biết được sự phân bố rừng, đất nơng
nghiệp, đặc điểm địa hình, mạng lưới thủy văn... Những thơng số trên sẽ góp phần
rất lớn trong cơng tác đánh giá các ĐKTN ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện Krông Nô - tỉnh Đắk Nơng.
5.2.3. Phương pháp chun gia
Tìm hiểu và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia của Trung tâm khí tượng thủy
văn tỉnh Đắk Nông, Sở Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông, Phịng Nơng nghiệp huyện
Krơng Nơ, Sở Tài ngun mơi trường tỉnh Đắk Nơng, Phịng Tài ngun và mơi
trường huyện Krơng Nô, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông và huyện Krơng Nơ
cùng các ban ngành có liên quan của huyện Krông Nô - tỉnh Đắk Nông.
5.2.4. Phương pháp thực địa
Để phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu đề tài, phương pháp thực địa giúp
cho việc khảo sát, điều tra thực địa một cách chính xác hơn và đề xuất một số giải
pháp sẽ tránh được sự chủ quan, áp đặt trong quá trình nghiên cứu.
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần A. MỞ ĐẦU
Phần B. NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương II. Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển nông
nghiệp huyện Krông Nô – tỉnh Đắk Nông
Chương III. Các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Krông Nô - tỉnh Đắk
Nông
Phần C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ


Trang 6


Trang 7


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các vấn đề cơ bản của ngành nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn ni,
cịn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.
1.1.2. Vai trị của nơng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Từ khi ra đời cho đến nay, nơng nghiệp ln đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo sự sinh tồn của lồi người nói riêng.
Ănghen đã khẳng định: nơng nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với tồn bộ
thế giới cổ đại và hiện nay nơng nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế. Vai trị to lớn
của nơng nghiệp được thể hiện ở các điểm sau:
1.1.2.1. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục nhu cầu cơ bản của
con người
Các Mác đã khẳng định: nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho
con người… và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên cho sự sống
của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung. Điều này khẳng định vai trị đặc
biệt quan trọng của nơng nghiệp trong việc nâng cao mức sống của người dân, đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như sự ổn định chính trị - xã hội của đất
nước. Từ đó, có thể khẳng định ý nghĩa to lớn của vấn đề lương thực trong chiến
lược phát triển nông nghiệp và phân công lại lao động xã hội. Cho đến nay, chưa có
ngành nào dù hiện đại đến đâu, có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp.
1.1.2.2. Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu

để sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư
Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công
nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; công nghiệp
dệt, da đồ dùng bằng da… đều sử dụng nguyên liệu từ nơng nghiệp.
Một số loại nơng sản, nếu tính trên đơn vị diện tích, có thể tạo ra số việc làm
sau nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương số việc làm của chính khâu sản xuất
ra nơng sản ấy.

Trang 8


1.1.2.3. Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa của nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ
Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp và nông thôn chiếm tỉ lệ cao
trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cơ cấu ngành nghề của dân cư. Đời
sống của dân cư nông thôn càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa
dạng và đạt tốc độ tăng trưởng cao thì nơng nghiệp và nơng thơn sẽ trở thành thị
tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân.
1.1.2.4. Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu,
mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
Nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến là bộ phận hàng hóa xuất khẩu chủ
yếu của hầu hết các nước đang phát triển. Trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu, tỉ lệ
nông sản xuất khẩu - nhất là dưới dạng thơ, có xu hướng giảm đi nhưng về giá trị
tuyệt đối thì vẫn tăng lên. Vì vậy trong thời kì đầu của q trình cơng nghiệp hóa ở
nhiều nước, nơng nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ yếu, tạo ra tích lũy để tái
sản xuất và phát triển nền kinh tế quốc dân.
1.1.2.5. Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các
lĩnh vực hoạt động khác của xã hội
Đây là xu hướng có tính quy luật trong phân cơng lại lao động xã hội. Tuy
vậy, khả năng di chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác còn

phụ thuộc vào việc nâng cao năng xuất lao động trong nông nghiệp, vào việc phát
triển nông nghiệp và dịch vụ ở thành thị và cả việc nâng cao chất lượng nguồn lao
động ở nông thôn.
1.1.2.6. Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái , bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Quá trình phát triển nơng nghiệp gắn liền với việc sử dụng thường xuyên đất
trồng, nguồn nước, các loại hóa chất… với việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh
cây trồng, phủ xanh đất trống, đồi trọc… Tất cả điều đó đều ảnh hưởng lớn đến mơi
trường. Chính việc bảo vệ nguồn tài ngun thiên nhiên, mơi trường sinh thái cịn
là điều kiện để sản xuất nơng nghiệp có thể phát triển và đạt hiệu quả cao.
1.1.3. Đặc điểm ngành nông nghiệp
1.1.3.1. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
Trong nông nghiệp, đất trồng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như là
tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Thường thì khơng thể có
sản xuất nơng nghiệp nếu khơng có đất. Quy mơ sản xuất, trình độ phát triển, mức
Trang 9


độ thâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp lệ
thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của đất trồng.
1.1.3.2. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, cơ thể sống.
Cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và
đồng thời cũng chịu tác động rất nhiều của quy luật tự nhiên (điều kiện ngoại cảnh
như thời tiết, khí hậu, mơi trường). Q trình sản xuất ra sản phẩm nơng nghiệp là
q trình chuyển hóa về vật chất và năng lượng thơng qua sự sinh trưởng của cây
trồng và vật ni. Q trình phát triển của sinh vật tuân theo các quy luật sinh học
khơng thể đảo ngược.
1.1.3.3. Sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ
Tính thời vụ là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là ngành trồng trọt, bởi vì một mặt thời gian lao động khơng trùng với thời gian sản

xuất của các loại cây trồng và mặt khác, do biến đổi của thời tiết nên mỗi loại cây
trồng thích ứng khác nhau.
Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác động trực tiếp tới
việc hình thành sản phẩm. Cịn thời gian sản xuất là thời gian sản phẩm đang trong
quá trình sản xuất.
Tính thời vụ thể hiện khơng những ở nhu cầu về đầu vào như lao động, vật tư,
phân bón, mà còn ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường.
Sự không phù hợp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất là ngun
nhân nảy sinh tính mùa vụ. Thời gian nơng nhàn và thời gian bận rộn thường xen
kẽ nhau. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay bằng nhiều biện pháp kinh tế - tổ chức
người ta đã hạn chế tính thời vụ đến mức thấp nhất. Chẳng hạn như xây dựng cơ
cấu cây trồng, vật ni hợp lí, thực hiện đa dạng hóa sản xuất, phát triển ngành
nghề dịch vụ ở nông thôn.
1.1.3.4. Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào ĐKTN, nhất là thổ nhưỡng và khí hậu.
Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và
vật ni. Chúng có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự
nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, khơng khí và chất dinh dưỡng, trong đó yếu tố
này không thể thay thế yếu tố kia. Các yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với
nhau trong một thể thống nhất.

Trang 10


1.1.4. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp
1.1.4.1. Thổ nhưỡng
Tất cả các yếu tố của thổ nhưỡng đều có những ảnh hưởng nhất định đối với
sản xuất nông nghiệp. Qũy đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có
ảnh hưởng đến quy mô và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng,

vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng. Qũy đất càng lớn thì diện tích
đất có khả năng mở rộng dành cho nơng nghiệp càng lớn, cùng với nó là diện tích
trồng các loại cây càng được mở rộng. Các loại đất càng đa dạng thì cơ cấu các loại
cây trồng càng phong phú và ngược lại.
1.1.4.2. Khí hậu
Khí hậu với các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ
gió… có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sản xuất nơng nghiệp. Bởi vì mỗi loại cây
trồng, vật ni đều thích hợp với một loại điều kiện sinh thái nhất định. Cho nên
điều kiện khí hậu sẽ quy định sự có mặt của một hay nhiều sản phẩm nông nghiệp
và mỗi lãnh thổ nằm trong cùng một đới khí hậu sẽ có những sản phẩm nơng
nghiệp đặc trưng mà các đới khí hậu khác khơng có hoặc có rất ít.
Khí hậu cũng có tác động khơng nhỏ đến khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu
quả sản xuất nơng nghiệp.
1.1.4.3. Nguồn nước
Mỗi lồi cây trồng, vật ni trong q trình sinh trưởng và phát triển ln địi
hỏi được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, trong đó quan trọng nhất và khơng thể
thiếu được đó là nguồn nước. Bởi nếu các lồi cây trồng, vật ni khi khơng được
cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khác thì chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và
năng suất của các lồi cây đó nhưng nếu thiếu nước thì cây trồng, vật ni khơng
thể tồn tại được.
Bên cạnh đó, nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng cây
trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
1.1.4.4. Sinh vật
Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề hình thành và phát triển
các giống vật nuôi, cây trồng tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp phù hợp
với ĐKTN và sinh thái.
Diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở thức
ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi.

Trang 11



1.1.5. Đặc điểm sinh thái của một số đối tượng sản xuất nông nghiệp
1.1.5.1. Đặc điểm sinh thái cây cà phê
a. Thổ nhưỡng
Cây cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất bazan là
đất lí tưởng để trồng cà phê vì có đặc điểm lý hóa tính tốt và tầng dày của loại đất
này. u cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có độ
thốt nước tốt. Các loại đất ở vùng cao như phù sa cổ, đá vơi, dốc tụ,…đều có thể
trồng cà phê. Ở những vùng đất dốc cũng có thể trồng được cà phê nếu làm tốt
cơng trình chống xói mịn.
b. Khí hậu
* Nhiệt độ: Trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 50C đến 320C cây cà
phê vẫn có khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên phạm vi nhiệt độ
phù hợp đối với từng giống cà phê có sự khác nhau. Cà phê ưa nơi mát và hơi lạnh
phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 180C đến 250C, thích hợp nhất từ 200C đến 220 C. Do
yêu cầu nhiệt độ như vậy nên cà phê chè được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 –
2.500m). Ngược lại cà phê vối thích ở nơi nóng ẩm, phạm vi nhiệt độ thích hợp từ
220C đến 260C, song giới hạn nhiệt độ thích hợp nhất từ 240C đến 260C.
* Lượng mưa: Lượng mưa cần thiết đối với cà phê chè thường 1.300mm –
1.900mm, đối với cà phê vối cần từ 1.300mm – 2.500mm. Nếu lượng mưa phân bố
tương đối đều trong năm có một mùa khơ hạn ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch,
nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho q trình phân hóa mầm hoa của cây cà phê. Đối với
cà phê mít có u cầu về nhiệt độ và lượng mưa tương tự như cà phê vối, song cây
cà phê mít có bộ rễ ăn sâu, vì vậy có thể trồng ở những nơi có lượng mưa ít hơn.
* Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và
phát triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có độ ẩm
cao, nếu độ ẩm quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao làm cho các
mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng.
* Ánh sáng: Cà phê chè thích ánh sáng tán xạ, ánh sáng trực xạ làm cho cây

bị kích thích ra hoa quá độ dẫn đến hiện tượng khơ cành, khơ quả, ánh sáng tán xạ
có tác dụng điều hòa sự ra hoa, năng suất ổn định. Cà phê vối là loại cây thích ánh
sáng trực xạ yếu, ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường độ mạnh thì cây cà
phê vối cần lượng cây che bóng để điều hịa ánh sáng.

Trang 12


1.1.5.2. Đặc điểm sinh thái cây điều
a. Thổ nhưỡng: Cây điều được xem là một loại cây trồng của vùng đất hoang
hóa, trồng được trên nhiều loại đất như đất cát rời, đất bazan, đất bồi, đất
feralit,...Tuy nhiên cây điều chỉ sinh trưởng tốt trên đất xốp, sâu, thoát nước tốt
(cây điều khơng ưa đất ngập nước) và có độ pH từ 4,5 – 6,5. Cây điều nhạy cảm
với các điều kiện lý tính hơn các điều kiện hóa tính của đất. Việc trong đất thiếu
một số chất dinh dưỡng nào đó thì có thể khắc phục bằng các biện pháp bón phân
thích hợp và đúng lúc.
b. Khí hậu
* Nhiệt độ: Chế độ nhiệt thích hợp nhất để cây điều mọc mạnh, trái nhiều là ở
những nơi nhiệt độ bình qn hàng năm khơng dưới 200C, trong năm khơng có
tháng nào nhiệt độ bình quân dưới 150C, với nhiệt độ tối thấp không lúc nào dưới
70C.
* Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng điều thay đổi từ 500
– 4.000mm/năm. Tuy nhiên theo các tài liệu tổng kết của các nước thì các vùng có
lượng mưa nằm trong giới hạn 1.000 – 2.000mm/năm là thích hợp nhất.
* Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí khơng vượt q 75% là thích hợp cho sự nở của
bao phấn và sự truyền phấn hoa. Độ ẩm tương đối của khơng khí q cao cùng với
chất mật của hoa điều tiết ra sẽ là môi trường thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh
phát triển gây thối, rụng hoa và quả non. Song nếu độ ẩm tương đối của khơng khí
vào thời kì này q thấp, dưới ngưỡng 50% lại kèm theo gió khơ nóng thì tuy q
trình truyền phấn thụ phấn ít ảnh hưởng nhưng lại làm cho núm nhụy bị khô, làm

ảnh hưởng đến sản lượng hạt điều.
* Ánh sáng: Cây điều là cây ưa sáng hoàn toàn. Mặc dù cây điều vẫn sống
được ở những nơi rậm rạp, tuy nhiên ở nơi đó cây điều mọc cịi cọc, khẳng khiu và
khơng bao giờ có trái. Vì q trình ra hoa, đậu trái của điều ln địi hỏi một lượng
ánh sáng đầy đủ nên khi trồng dày điều chẳng những không phát triển bộ tán lá
được mà hầu như khơng có hoa và trái hoặc chỉ những cành ở đỉnh tán có lưa thưa
vài hoa, vài trái do đó cây điều được trồng ở những nơi có ánh sáng chiếu nhiều.
1.1.5.3. Đặc điểm sinh thái cây cao su
a. Thổ nhưỡng: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở
vùng nhiệt đới ẩm, cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối
thấp: dưới 200m. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: Vùng xích
đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500 – 600m. Độ sâu lý
Trang 13


tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8
- 2m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 5,5.
b. Khí hậu
* Nhiệt độ: Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên thường sinh trưởng
bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 220C đến 300C và khoảng nhiệt độ tối thích
là 260C đến 280C. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và gây trở
ngại cho quá trình chảy mủ khi khai thác. Tuy là cây nhiệt đới nhưng nếu nhiệt độ
lớn hơn 300C cũng gây một số trở ngại cho cây cao su như hiện tượng mủ chóng
đơng khi khai thác, làm giảm năng suất mủ cho lần khai thác đó, ở nhiệt độ cao hơn
400C cũng gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây làm cho cây chết.
* Lượng mưa: Cây cao su thường được trồng ở những nơi có lượng mưa từ
1.800 đến 2.500mm/năm, số ngày mưa thích hợp nhất trong năm từ 100 đến 150
ngày. Nhu cầu về lượng mưa hằng năm của cây cao su còn thay đổi tùy thuộc vào
điều kiện thổ nhưỡng, cụ thể là khả năng giữ nước và thành phần sét trong đất. Bên
cạnh đó, sự phân bố mưa và tính chất của cơn mưa cịn quan trọng hơn.

* Độ ẩm và khả năng chịu hạn: Độ ẩm bình qn thích hợp cho sinh trưởng
của cây cao su là trên 75%. Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây
công ngiệp khác như: tiêu, cà phê,…Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở
xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong
vườn ươm thì khơng thể chịu hạn q 1 tháng, nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng
có thể chịu được hạn 4 – 5 tháng.
* Ánh sáng: Cây cao su là cây ưa sáng, thời gian và cường độ chiếu sáng
trong ngày càng lớn thì việc sinh tổng hợp được càng nhiều. Ánh sáng còn ảnh
hưởng đến đến khả năng đề kháng của cây, nhất là tính chống chịu của cây. Số giờ
chiếu sáng tốt nhất cho cây cao su bình quân từ 1.800 – 2.800 giờ/năm.
1.1.5.4. Đặc điểm sinh thái cây lúa
a. Thổ nhưỡng: Nói chung, đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ,
tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn
sâu, bám chặt vào đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất
thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH = 5,5 – 7,5) là thích hợp đối với cây lúa.
Tuy nhiên, muốn trồng lúa đạt năng suất cao, đất ruộng cần bằng phẳng và chủ
động nước. Trong thực tế, có những giống lúa có thể thích nghi được trong những
điều kiện đất đai khắc nghiệt (như: phèn, mặn, khô hạn, ngập úng) rất tốt.
Trang 14


b. Khí hậu
* Nhiệt độ: Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây
lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20 – 300C), nhiệt độ
càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 400C hoặc dưới 170C, cây lúa
tăng trưởng chậm lại. Dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ
cây lúa sẽ chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối
hảo thay đổi tùy theo giống lúa, giai đọan sinh trưởng. Nói chung, các giống lúa ôn
đới chịu đựng nhiệt độ thấp giỏi hơn các giống lúa nhiệt đới và ngược lại. Cây lúa
già chịu đựng giỏi hơn cây lúa non; thời gian bị ảnh hưởng càng dài, cây lúa càng

suy yếu thì khả năng chịu đựng càng kém.
* Lượng mưa: Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một
trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng
trồng lúa và các vụ lúa trong năm. Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho
cây lúa trung bình là 6 – 7 mm/ngày và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khơ nếu khơng
có nguồn nước khác bổ sung. Nếu tính ln lượng nước thấm rút và bốc hơi thì
trung bình 1 tháng cây lúa cần một lượng mưa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5
tháng cần khoảng 1000 mm.
* Ánh sáng: Thông thường, cây lúa chỉ sử dụng được khoảng 65% năng
lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới ruộng lúa. Trong điều kiện bình thường, lượng
bức xạ trung bình từ 250 – 300 cal/cm2/ngày thì cây lúa sinh trưởng tốt và trong
phạm vi nầy thì lượng bức xạ càng cao thì quá trình quang hợp xảy ra càng mạnh.
Bức xạ mặt trời ảnh hưởng lớn đến các giai đọan sinh trưởng khác nhau và năng
suất lúa, đặc biệt ở các giai đoạn sau.
1.1.5.5. Đặc điểm sinh thái cây ngô
a. Thổ nhưỡng: Ngô sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt
pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. pH tốt nhất cho cây phát triển là
5,5 – 7,0. Ở đất chua (pH<5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa các gân, sau đó
có màu tím đỏ và cây bị chết. Ngô cần rất nhiều các loại nguyên tố đa vi lượng: N,
P, K, Mg, Ca, Bo, Cu, Zn, Fe, Mn, Mo,…Đạm là nguyên tố ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô. Thời kỳ tạo hột là thời kỳ cây cần
nhiều lân nhất. Với Kali cây cần nhiều trong thời kỳ tăng trưởng tích cực đến giai
đoạn trổ cờ.

Trang 15


b. Khí hậu
* Nhiệt độ: Ngơ là cây trồng khí hậu ấm, nhiệt độ yêu cầu từ khi trồng đến
lúc ra hoa, suốt thời kỳ nảy mầm, thích hợp vào khoảng 18,30C; nhiệt độ dưới

12,80C dẫn đến giảm năng suất. Nhiệt độ tối thiểu nằm giữa 9 – 100C. Theo
Wallace và Bressman (1937), ở nhiệt độ bình quân giữa 15,5 – 18,30C thời gian từ
gieo đến mọc thường từ 8 – 10 ngày. Còn ở nhiệt độ từ 10 đến 12,80C quá trình nảy
mầm kéo dài từ 18 – 20 ngày. Nếu đất ẩm và ở nhiệt độ 21,10C quá trình nảy mầm
có thể xảy ra trong 5 – 6 ngày. Khí hậu lạnh ẩm bệnh sẽ phát triển mạnh.
* Nước: Nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với đời sống của cây ngơ,
vì vậy nhu cầu nước đối với ngơ là rất lớn. Ở những vùng nóng, nơi có bốc hơi và
thốt nước cao, nhu cầu nước của cây ngô lại càng cao. Các nhà khoa học đã tính ra
là một cây ngơ có thể bốc thốt từ 2 - 4 lít nước/ngày. Trong q trình sinh trưởng
và phát triển 1 ha ngơ bốc thốt khoảng 1800 tấn nước tương đương với lượng
nước mưa khoảng 175mm. Tuy vậy, ngơ là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển mạnh,
nên cây có khả năng hút nước từ đất rất khỏe, khỏe hơn nhiều lồi cây trồng khác.
Ngơ là cây có khả năng sử dụng nước tiết kiệm cho nên lượng nước cần để tạo ra
một đơn vị chất khô là rất thấp.
* Độ ẩm đất: Độ ẩm đất vốn gây ảnh hưởng đến việc tích lũy sinh khối và ít
gây ảnh hưởng đến tốc độ các bước phân hóa cờ. Trong điều kiện đồng ruộng, trữ
lượng ẩm trong đất vào thời kỳ bắt đầu hình thành lá thường trên 40mm ở lớp đất 0
– 50cm và 70mm ở lớp đất 0 – 100cm, ở vùng đất đen thường > 100mm ở lớp đất 0
– 100cm. Trữ lượng ẩm thay đổi trong giới hạn đó khơng gây biến động thời gian
từ mọc đến trỗ cờ (có nghĩa là ở bước 2 – 8). Tốc độ phát triển của phân hóa cờ phụ
thuộc chủ yếu vào chế độ nhiệt. Độ ẩm đất vốn có ảnh hưởng tích lũy vật chất và ít
ảnh hưởng đến tốc độ hồn thành các bước phân hóa cờ và bắp.
* Ánh sáng: Chế độ ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sự sống của thực vật.
Ngơ là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới thuộc nhóm cây ngày ngắn. Nghiên
cứu phản ứng của cây ngô đối với độ dài ngày cho thấy cây ngơ hình thành các
kiểu hình thái khác nhau với độ dài ngày khác nhau.
1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Krông Nô – Tỉnh
Đắk Nơng
1.2.1. Vị trí địa lí
Huyện Krơng Nơ nằm phía Đơng của tỉnh Đăk Nơng, có tổng diện tích tự

nhiên 81.365,7 ha, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn;
Trang 16


có toạ độ địa lý từ 12o11’16” đến 12o33’12” độ vĩ Bắc và từ 107o41’52” đến
108o05’41” độ kinh Đông; vị trí địa lý của huyện tiếp giáp với các đơn vị như sau:
- Phía Nam giáp huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nơng;
- Phía Bắc giáp huyện Cư Jút và huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nơng;
- Phía Tây giáp huyện Đăk Mil và huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nơng;
- Phía Đơng giáp huyện Krông Ana và huyện Lắk, tỉnh ĐắkLắk.
Huyện Krông Nơ là huyện nằm phía Đơng – Bắc của tỉnh Đắk Nơng, có các
tuyến giao thơng quan trọng chạy qua trung tâm huyện như tuyến giao thông tỉnh lộ
4 dài 54,5 km nối Ql 14; đi qua huyện Đăk Glong nối với thị xã Gia Nghĩa dài 90
km; tuyến tỉnh lộ 3 đi thị trấn Đắk Mil, dài 20 km đã được đầu tư nâng cấp; các
tuyến đường giao thông này tạo thành trục dọc, trục ngang trong huyện nối liền các
tuyến đường giao thông nông thôn của huyện với đường quốc gia cũng như tiếp nối
sang nước láng giềng Campuchia tạo nên mối quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa
giữa các huyện trong tỉnh, các tỉnh lân cận và với nước láng giềng Campuchia, đây
là một trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi để huyện phát triển nhanh kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm tới để sớm trở
thành một trong những hạt nhân về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông.
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên
1.2.2.1. Địa hình
Địa hình huyện Krơng Nơ đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa
hình thung lũng, cao ngun và đồi núi. Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đơng Bắc.
Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông, suối huyện Krơng
Nơ. Điạ hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây
lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Nam Nung, độ cao trung bình trên 800 m.
Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công

nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Địa hình núi phân bố ở phía tây của huyện. Đây là khu vực địa hình chia cắt
mạnh và có độ dốc lớn. Ở phần đất phía tây này là các cánh rừng nguyên sinh và
rừng trồng của huyện.
1.2.2.2. Khí hậu
Khí hậu huyện Krơng Nơ chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu gió mùa Tây
Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung lũng,
Trang 17


mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1800 – 2000mm.
1.2.2.3. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có hệ thống sông, suối tương đối dày đặc, sông lớn nhất
là sông Krông Nô – là một trong những con sơng lớn, có vai trị quan trọng đối với
đời sống sinh hoạt và sản xuất trong vùng. Ngoài ra trên địa bàn cịn có một hệ
thống các suối cũng có vai trị lớn, đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp. Nước ngầm
trên địa bàn huyện cũng khá phong phú, là nguồn điều tiết nước cho các sông, suối
vào mùa khô.
1.2.2.4. Thổ nhưỡng
Trên địa bàn huyện Krông Nô, tài nguyên đất cũng khá phong phú và màu
mỡ, đặc biệt là đất đỏ bazan, đất phù sa sơng chiếm một diện tích lớn tạo điều kiện
cho sản xuất nông ngiệp.
1.2.2.5. Sinh vật
Tài nguyên rừng hiện nay trên địa bàn huyện Krông Nô cịn khá nhiều, trong
rừng có nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao đặc biệt là trong khu bảo tồn thiên
nhiên Nam Nung có nhiều loại cây thuốc có giá trị chữa bệnh. Ngoài rừng nguyên
sinh, trên địa bàn huyện diện tích rừng trồng cũng tương đối lớn. Chúng có vai trị
lớn đối với kinh tế cũng như đối với môi trường trên địa bàn huyện Krông Nô.
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.2.3.1. Cơ cấu kinh tế
Trong thời gian qua (giai đoạn 2005 – 2010), nền kinh tế của huyện đã có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chiến lược phát triển cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng giảm
dần tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp từ 73,63% xuống còn 55,58%; công
nghiệp và xây dựng tưng từ 14,66% lên 24,16%; ngành dịch vụ tăng từ 12,7% lên
20,24%.
Với tiềm năng và thế mạnh của mình, trong tương lai ngành cơng nghiệp –
xây dựng và dịch vụ sẽ là động lực để huyện phát triển toàn diện. Ngoài ra, nguồn
tài nguyên đất đai màu mỡ sẽ tạo điều kiện để huyện phát triển một nền nông
nghiệp bền vững.

Trang 18


Bảng 1.1: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế huyện Krông Nô với khu vực lân cận
(Đơn vị: %)
Ngành
Đơn vị

Nông - lâm – ngư ngiệp
2005

2010

Công nghiệp –
xây dựng
2005
2010


Dịch vụ
2005

2010

22,6

22,1

T. Đắk Nông

59,6

52,6

17,8

25,3

H. Krông Nô
H. Cư Jút

72,63

55,58
29

14,66

24,16

48

12,8 20,26
23

27,16
18,8

24,52
9,6 21,08

H. Đắk Mil
H. Đắk Glong

74,34

48,32
60,12

16,06

Nguồn: Niên giám thống kê các năm tỉnh Đắk Nơng
Qua bảng trên có thể thấy nhìn chung hầu hết các huyện trong tỉnh Đắk
Nông tỉ trọng KV1 luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu (>50%), trừ huyện Cư Jút
và Đắk Mil; KV2 và KV3 chiếm tỉ trọng thấp tuy nhiên xu hướng chuyển dịch hai
ngành này là đang tăng dần, tỉ trọng KV1 giảm dần. So với các huyện trong tỉnh,
tỉ trọng các ngành kinh tế của huyện Krông Nô gần tương đương nhau, sự chênh
lệch tỉ trọng của các ngành là không nhiều.
Cơ cấu kinh tế hiện nay của huyện (năm 2010) bao gồm 3 ngành: nông – lâm
– ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.


Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế huyện Krông Nô năm 2010.

Trang 19


- Ngành nơng nghiệp là ngành sản xuất chính, chiếm tỉ lệ 55,58 % các
ngành. Cơ cấu ngành nông nghiệp như sau: nông nghiệp 88,96 %, lâm nghiệp 9,10
% và ngư nghiệp chỉ chiếm 1,94 %.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: tập trung vào các ngành
chế biến nông, lâm sản, thủy điện, khai thác và chế biến vật liệu xây dựng trên cơ
sở sử dụng nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên tại chỗ.
- Dịch vụ: bao gồm các ngành chính là thương mại, dịch vụ và du lịch.
Bảng 1.2: Dự báo cơ cấu GDP huyện Krông Nô giai đoạn 2006 – 2020.
Năm 2010

Năm 2015

(Đơn vị: %)
Năm 2020

Tổng số

Huyện
Krông

100

Tỉnh
Đắk

Nông
100

Huyện
Krông

100

Tỉnh
Đắk
Nông
100

Huyện
Krông

100

Tỉnh
Đắk
Nông
100

1
2

Nông – lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng

55,58

24,16

55,80
22

57,19
25,61

38,60
32

38,62
36,86

27,70
35,50

3

Dịch vụ

20,26

22,20

17,20

29,40

24,52


36,80

Chỉ tiêu

TT

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Nô, năm 2011
Theo định hướng, cơ cấu GDP của huyện Krông Nô sẽ phát triển mạnh công
nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Qúa
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Krông Nô phù hợp với xu hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Đắk Nông và của cả nước.
1.2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế
a. Khu vực nông nghiệp
Trong những năm qua huyện đã chú trọng đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu
cây trồng theo hướng tạo ra sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh
tế cao; ứng dụng ngày càng rộng rãi các tiến bộ KH - KT vào sản xuất, nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm. Từng bước cơ cấu thời vụ hợp lí theo quy luật
vận động của tự nhiên, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Năm 2010, diện tích đất canh tác đạt 28.080 ha, tăng 580 ha so với năm
2005; diện tích gieo trồng đạt 39.105 ha, tăng 4.195 ha so với năm 2005. Tổng sản
lượng lương thực đạt trên 126.000 tấn, tăng 1,47 lần so với năm 2005; giá trị sản
phẩm đạt 44,62 triệu đồng/ha, tăng 10,97 triệu đồng/ha so với năm 2005; tổng giá
trị ngành trồng trọt đạt 1.377 triệu đồng, tăng 425 tỉ đồng so với năm 2005.
Trang 20


a.1. Trồng trọt: Là một trong những vùng trọng điểm sản xuất lương thực
của tỉnh, trong năm 2010, ngành trồng trọt đạt được một số kết quả như sau:
+ Cây có củ: diện tích gieo trồng 3.563 ha, trong đó: Cây sắn 3.505 ha,

khoai lang 58 ha; tổng sản lượng đạt 70.844 tấn.
+ Cây thực phẩm: diện tích gieo trồng 1.692 ha; tổng sản lượng đạt 7.857
tấn, trong đó sản lượng rau đạt 6.420 tấn.
+ Cây lương thực: diện tích gieo trồng 18.917 ha, sản lượng đạt 126.898
tấn, trong đó: cây lúa diện tích 4.158 ha, sản lượng đạt 26.366 tấn; cây ngơ diện
tích 14.759 ha, sản lượng 100.532 tấn.
+ Cây cơng nghiệp: diện tích 14.658 ha, trong đó: diện tích cà phê 6.024 ha
(trồng mới 187 ha), sản lượng đạt 11.502 tấn; cây cao su 3.440 ha (trồng mới 310
ha), sản lượng 1.081,8 tấn (mủ khô); cây điều 4.523 ha, cây ca cao 106 ha, cây hồ
tiêu 266 ha, cây ăn quả 299 ha.
a.2. Chăn nuôi: Giá trị ngành chăn nuôi đạt 117,15 tỉ đồng, chiếm 8,51 %
giá trị sản xuất nông nghiệp. Phần lớn gia súc gia cầm là giống lai có năng suất cao,
chất lượng sản phẩm tốt. Huyện đã từng bước phát triển chăn nuôi với quy mô lớn,
tập trung, nâng dần tỉ trọng trong sản xuất nơng nghiệp. Các mơ hình trang trại
chăn ni trâu, bò, dê, gia cầm,… phát triển mạnh, áp dụng tiến bộ KH - KT về
giống, thức ăn nên quy mô đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh về số lượng, đảm bảo
về chất lượng, hiện nay trên địa bàn huyện Krơng Nơ có 25 trang trại. Tổng đàn gia
súc, gia cầm trên địa bàn huyện hiện có 48.909 con, trong đó: đàn trâu 1.384 con,
đàn bị 3.855 con (trong đó có 20% là giống bị lai), đàn dê 1.670 con, đàn lợn
42.000 con, tổng đàn gia cầm 305.000 con. Công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm
dịch động vật xuất, nhập trên địa bàn huyện luôn được chú trọng, không để xảy ra
dịch bệnh lớn trên địa bàn.
a.4. Lâm nghiệp: UBND huyện thường xuyên chỉ đạo lực lượng kiểm lâm
phối hợp với chính quyền các xã, đơn vị rừng tổ chức tốt cơng tác quản lí và bảo
bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn xảy ra tình trạng phá rừng trái
phép, diện tích rừng bị phá trong năm 2010 là 21,84 ha, mua bán vận chuyển lâm
sản, động vật trái phép 21 vụ. Trong thời gian qua công tác triển khai trồng rừng đã
được chú trọng, diện tích trồng mới 224,5 ha, trong đó người dân tự trồng 100 ha,
doanh nghiệp trồng 124 ha.
a.5. Ngư nghiệp: Krông Nô là huyện miền núi nên ngành ngư nghiệp

khơng có nhiều thuận lợi để phát triển, hoạt động đánh bắt thủy sản chủ yếu trên
Trang 21


sông Krông Nô, các suối lớn và các hồ, tuy nhiên sản lượng đạt được là khơng đáng
kể; diện tích mặt nước ni trồng thủy sản cịn nhiều hạn chế, chủ yếu là ni trồng
với quy mơ hộ gia đình. Dự báo sản lượng thủy sản của huyện năm 2020 đạt
khoảng 50.000 tấn/năm; trong đó ni trồng chiếm 60%, đánh bắt chiếm 40%.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 214,56 tỉ
đồng, tăng 18,24 % so với năm 2015. Hiện nay trên địa bàn huyện có 270 cơ sở sản
xuất kinh doanh (chế biến, xay sát, khai thác khoáng sản…) tăng 120 cơ sở so với
năm 2005, giải quyết việc làm mới cho 415 lao động… Các cơ sở đã từng bước
phát huy tốt vai trò trong việc phát triển kinh tế nơng thơn, bước đầu góp phần
chuyển đổi nền kinh tế sản xuất tự cung, tự cấp nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, sản
xuất hàng hóa.
Cụm CN-TTCN Nam Xuân đã được UBND tỉnh phê duyệt với diện tích 25
ha, sẽ động lực quan trọng để huyện đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa trên địa
bàn huyện; thu hút nhiều dự án đầu tư, tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa
phương.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Trong những năm qua ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Krơng Nơ có bước
tăng trưởng khá nhanh với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng. Doanh thu ngành
thương mại quốc doanh đạt 19,8 tỉ đồng; doanh thu thương mại ngoài quốc doanh
đạt 475,9 tỉ đồng.
Mạng lưới thương mại từ đô thị đến nông thôn phát triển khá nhanh, đáp
ứng tốt nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hệ thống chợ
trên địa bàn huyện khá phát triển bao gồm: Chợ trung tâm thị trấn Đăk Mâm đã
được xây dựng kiên cố, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa phục vụ các xã trên địa
bàn huyện, chợ trung tâm xã Nâm N’Đir và xã Quảng Phú đã được đầu tư kiên cố

tuy nhiên hoạt động thương mại của 2 chợ này còn hạn chế, chưa tương xứng với
vốn đã được đầu tư, các chợ tại xã Nam Đà, Đức Xuyên, Đăk Drô hiện tại là chợ
tạm, tuy nhiên hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa và phạm vi hoạt động rộng.
Dịch vụ vận tải có bước phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa
và vận chuyển hành khách với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, doanh thu đóng góp
quan trọng vào cơ cấu GDP của huyện.

Trang 22


1.2.3.3. Dân cư và lao động
Huyện Krơng Nơ có cộng đồng dân cư gồm 18 dân tộc anh em cùng sinh
sống. Theo số liệu thống kê của huyện năm 2010, tồn huyện có 64.520 nhân
khẩu, trong đó dân số đơ thị là 5.886 người, chiếm 9,12%, dân số ở nông thôn là
58.634 người, chiếm 90,88%; đồng bào dân tộc thiểu số là 5.355 hộ , với 25.571
nhân khẩu, chiếm 39,63% tổng dân số của toàn huyện.
Tỷ lệ phát triển dân số trung bình giai đoạn 2006 - 2010 là 1,82% (tăng
tự nhiên 1,60%, tăng cơ học 0,22%) và giai đoạn 2011 - 2015 là 1,5% (tăng tự
nhiên 1,30%, tăng cơ học 0,20%). Số người trong độ tuổi lao động (năm 2006)
chiếm 49,36% dân số tồn huyện, chỉ tính bình qn 5 năm (2001 – 2005) tăng
bình quân 4,61%/năm. Tuy tỉ lệ số dân trong độ tuổi lao động cao, song người dân
huyện Krông Nô sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính vì vậy sự hiểu biết về
trình độ chuyên môn cũng như tiến bộ khoa học kĩ thuật còn hạn chế, đời sống
người dân trong huyện còn nhiều khó khăn, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cịn cao.
Bảng 1.3: Dân số và dự báo dân số huyện Krông Nô giai đoạn 2005 – 2020
(Đơn vị: người)
TT

Tên xã


1
2

TT. Đắk Mâm
Xã Đắk Sơr

3

Xã Bn Chóah

4
5

Năm 2005

Năm 2010

Dự báo phát triển
Năm 2015 Năm 2020

4.617
10.834

5.110
11.991

5.587
13.110

6.048

14.193

2.126

2.353

2.573

2.785

Xã Nam Đà
Xã Đắk D’Rô

10.130
6.185

11.212
6.845

12.258
7.484

13.270
8.102

6
7

Xã Tân Thành
Xã Nam Nung


2.073
3.871

2.294
4.284

2.508
4.684

2.716
5.071

8
9

Xã Đức Xuyên
Xã Đắk Nang

3.195
2.095

3.536
2.319

3.866
2.535

4.185
2.744


10

Xã Quảng Phú

3.958

4.381

4.789

5.185

11

Xã Nâm N’Đir
Toàn huyện

6.169
55.253

6.828
61.153

7.465
66.859

8.081
72.382


Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Nô, năm 2011.
Qua bảng số liệu trên và theo kết quả dự báo nguồn lao động huyện Krông Nô
cùng với định hướng phát triển các ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, số lao
động có xu hướng ngày càng tăng lên, đặc biệt là số lao động trong độ tuổi lao
Trang 23


động ngày càng đông. Đây là nguồn lao động trực tiếp tham gia sản xuất nhằm đáp
ứng nhu cầu lao động cho các ngành kinh tế trên địa bàn huyện, đặc biệt là ngành
nông nghiệp cần nhiều lao động, nhất là trong thời gian thu hoạch mùa.
Như vậy nguồn nhân lực trên địa bàn huyện tương đối dồi dào, người dân cần
cù chịu khó tích lũy kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, do phân bổ không đồng đều
giữa các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu KH KT vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Lao động trên địa bàn huyện chủ yếu trong
lĩnh vực nông nghiệp, vốn đầu tư thấp dẫn đến thu nhập chưa cao nên đời sống
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH
HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRƠNG NƠ
– TỈNH ĐẮK NƠNG
2.1. Địa hình
2.1.1. Đặc điểm địa hình huyện Krơng Nơ
Địa hình huyện Krơng Nơ đa dạng và được chia thành ba dạng chính:
- Dạng địa hình núi cao: phân bố về phía Tây và phía Nam của huyện, chiếm
khoảng 51% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trên 200, độ cao
trung bình từ 800 – 1.200 m so với mặt mước biển, các xã Đắk Nang, Đức Xuyên,
Nâm Nung, Nâm N’Đir, khu bảo tồn Nam Nung mang nét đặc trưng của dạng địa
hình này.
- Dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình: tập trung ở phía bắc và trung tâm
huyện, chiếm khoảng 39% tổng diện tích, độ dốc từ 3 - 150, độ cao trung bình 450 600 m so với mặt nước biển, địa hình bị chia cắt. Tập trung ở các xã Đăk Sôr, Nam
Đà, thị trấn Đắk Mâm, đây là dạng địa hình được hình thành từ đá mẹ chủ đạo là đá

sét và biến chất, đá bazan và đá granit. Qúa trình hình thành đất chủ đạo là phong
hố tích luỹ Fe – Al tương đối, q trình xói mịn rửa trơi đất.
- Dạng địa hình thung lũng: tập trung phía đơng, dọc theo dịng sơng Krông
Knô và các suối lớn, chủ yếu ở các xã Đức Xun, Bn Chóah, Đắk Nang, Nâm
Đ’Nir chiếm khoảng 10% tổng diện tích, độ dốc dưới 30, độ cao trung bình 400 450m so với mặt nước biển. Khu vực này chủ yếu được hình thành do quá trình bồi
lắng phù sa, hình thành nên những cánh đồng màu mỡ ven sơng Krơng Nơ và các
suối chính trên địa bàn.

Trang 24


2.1.2. Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển nơng nghiệp
2.1.2.1. Thuận lợi
Nhìn chung, địa hình huyện Krơng Nơ có độ cao trung bình và đa dạng có
thể trồng được các loài cây trồng khác nhau phù hợp với địa thế địa hình của
huyện.
Với dạng địa hình núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên với dạng
địa hình này khơng thích hợp cho ngành trồng trọt và chăn nuôi, hiện nay rừng ở
đây phát triển tốt với sự đa dạng về thành phần loài nên ngành lâm nghiệp trên địa
bàn huyện dựa vào thế mạnh của địa hình này để phát triển nghề rừng, hiện nay
trên địa bàn huyện có một khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung nhằm bảo vệ khu
vực rừng nguyên sinh và tính đa dạng sinh học trên địa bàn huyện, với địa hình cao
tạo điều kiện thuận lợi cho rừng phát triển, cơng tác trồng rừng hiện nay được chính
quyền địa phương quan tâm hàng đầu, rừng ở đây được trồng với mục đích chống
xói mịn đất, cung cấp gỗ ngun liệu, dân dụng…
Dạng địa hình đồi thấp đến trung bình (chiếm 39% tổng diện tích) với những
đồng cỏ tương đối rộng trên những sườn đồi thoải, đây là điều kiện thuân lợi cho
ngành trồng trọt và chăn nuôi phát triển. Các cây công nghiệp lâu năm như cà phê,
cao su, hồ tiêu, điều rất thích hợp với địa hình đồi núi thấp và trung bình nên hiện
nay ở phía bắc và trung tâm của huyện đã khai thác thế mạnh này vào việc trồng

cây công nghiệp lâu năm cho hiệu quả kinh tế cao; canh tác trên điều kiện địa hình
đồi núi thấp sẽ chủ động được nguồn nước tưới và thuận lợi cho việc chăm sóc và
thu hoạch. Đồng cỏ phát triển trên những sườn đồi thoải là điều kiện tốt cho huyện
phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn ni gia súc lớn như trâu, bị theo hình
thức trang trại.
Dạng địa hình thung lũng tương đối rộng, bằng phẳng và phân bố dọc theo
các sông, suối lớn, được hình thành do sự bồi lắng lâu dài của phù sa, phân bố dọc
sông Krông Nô, các sông suối lớn trên địa bàn huyện như cánh đồng khu A, B, C
thuộc xã Đức Xuyên, cánh đồng xã Nam N’Dir, cánh đồng Đắk Nang… Đây là
những cánh đồng tương đối rộng và màu mỡ, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt, nhất là cây lương thực như lúa và ngô lai,
hiện nay những cánh đồng này là vùng chuyên canh cây lúa nước, cây ngô lớn nhất
của tỉnh Đắk Nông với sản lượng, năng suất đạt rất cao.
2.1.2.2. Khó khăn

Trang 25


×