Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - A CHT

---------o0o---------

NGUYN VN THNH

NGHIÊN CứU Đề XUấT CáC GIảI PHáP NÂNG CAO NĂNG LựC
Và HIệU QUả QUảN Lý NHà NƯớC Về HOạT ĐộNG
KHOáNG SảN TRÊN ĐịA BàN TỉNH Hà TĩNH

LUN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - A CHT
---------o0o---------

NGUYN VN THNH

NGHIÊN CứU Đề XUấT CáC GIảI PHáP NÂNG CAO NĂNG LựC
Và HIệU QUả QUảN Lý NHà NƯớC Về HOạT ĐộNG
KHOáNG SảN TRÊN ĐịA BàN TỉNH Hà TĩNH

Ngnh: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Chuyên ngành: Địa chất khoáng sản và thăm dò
Mã số: 60520501


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Quang Luật

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà nội, ngày ...... tháng ..... năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thành


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT 5
VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

1.1.
1.2.
1.3.
1.4.


Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh
Đặc điểm về kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Đặc điểm cấu trúc địa chất - khống sản tỉnh Hà Tĩnh
Vai trị của tài ngun khống sản đối với sự phát triển nền
kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh

5
8
9
28

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN VỀ KHOÁNG 29
SẢN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM

2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

Cơ sở pháp lý
Khái niệm về khoáng sản và hoạt động khoáng sản
Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động khoáng sản
Những nguyên tắc và nội dụng của hoạt động khoáng sản.
Những nguyên tắc của Hiến chương về Tài nguyên Thiên
nhiên (Natural Rource Charter - NRC)

29
39

39
40
41

Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA 44
BÀN TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2013

3.1. Khái quát về đặc điểm tình hình của hệ thống các tổ chức,
đơn vị thực hiện hoạt động khoáng sản và quản lý hoạt
động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
3.2. Tình hình hoạt động khống sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
3.3. Công tác bảo vệ mơi trường trong hoạt động khống sản
3.4. Một số kết quả nổi bật đã đạt được trong hoạt động khoáng sản
và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Chương 4: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUN NHÂN TRONG CƠNG TÁC

44
44
53
56
74

QUẢN LÝ TÀI NGUN KHỐNG SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG
KHOÁNG SẢN TẠI TỈNH HÀ TĨNH

4.1. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý, điều tra cơ bản
4.2. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác hoạt động thăm dò
4.3. Tồn tại và nguyên nhân trong công tác khai thác, chế biến
và bảo vệ môi trường
4.4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hoạt động

khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

74
80
81
82
85

HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

5.1. Tăng cường tiềm lực hoạt động khống sản trên địa bàn tỉnh 85
5.2. Đổi mới cơng tác tổ chức quản lý hoạt động khoáng sản trên 88
địa bàn tỉnh
5.3. Tăng cường tuyên truyền, hợp tác với các cơ quan, tổ chức 92
quản lý trong tỉnh cũng như với các cơ quan quản lý khoáng
sản và hoạt động khoáng sản cấp trung ương và khu vực
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
102


DANH MỤC VIẾT TẮT

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường


BYT:

Bộ Y tế

LĐĐC BTB:

Liên đoàn Địa chất Bắc Trung bộ

UBND:

Ủy ban nhân dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân

PGS.TS:

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

ĐCM:

Đóng cửa mỏ

ĐTM:


Đánh giá tác động mơi trường

BVMT:

Bảo vệ mơi trường

VLNCN:

Vật liệu nổ cơng nghiệp

GCN:

Giấy chứng nhận

HĐKS:

Hoạt động khống sản

GPMB:

Giải phóng mặt bằng

KKT:

Khu kinh tế

ATLĐ:

An tồn lao động


PCCC:

Phịng cháy chữa cháy

VLXD

Vật liệu xây dựng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khống sản là tài nguyên quan trọng của quốc gia, chúng được sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, những năm qua hoạt động khai thác
khoáng sản trên phạm vi cả nước tăng nhanh, góp phần vào việc phát triển
nền kinh tế của đất nước. Ngoài ra, việc cấp phép thăm dị khống sản tăng
nhanh đã góp phần vào việc đánh giá được cấu trúc địa chất, làm rõ chất
lượng trữ lượng của nhiều loại khoáng sản, định hướng cho việc quy hoạch,
khai thác khoáng sản phát triển đất nước.
Bên cạnh những thành tích đáng khích lệ của việc tăng nhanh về số
lượng mỏ được cấp phép mới, từ đó giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao
động ở địa phương, đóng góp ngân sách thơng qua các khoản thu ngân sách
như thuế, phí bảo vệ mơi trường, đóng góp ủng hoọ địa phương, làm các cơng
trình phúc lợi … cũng đã bộc lộ một số tồn tại như khai thác khoáng sản trái
phép, cấp phép khai thác khi chưa đủ về tài liệu đại chất khu mỏ, việc thi
công thăm dị được thực hiện bởi một số đơn vị khơng có năng lực, trách
nhiệm của các cấp trong cơng tác quản lý tài nguyên khoáng sản, quy hoạch
chưa đồng bộ, cấp phép nhưng chưa thực hiện theo quy định hiện hành…
Để thực hiện tốt việc quản lý, quy hoạch, khai thác chế biến nguồn tài
nguyên khoáng sản gắn với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, bảo vệ

môi trường, đặc biệt là thực hiện theo quy định của pháp luật về khống sản
mới được ban hành thì cần phải có những giải pháp đồng bộ, trước khi đưa ra
giải pháp phải làm rõ thực trạng công tác quản lý về hoạt động khoáng sản.
Hà Tĩnh là địa bàn có cấu trúc địa chất phức tạp và phong phú các loại
hình khống sản và do đó, đây là một trong những đại phương của khu vực
Bắc Trung Bộ có hoạt động khống sản sơi động. Ngồi những lợi ích mà
hoạt động khoáng sản mang lại cho địa phương, doanh nghiệp, cũng cịn
nhiều bất cập và tồn tại trong cơng tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa


2
bàn như đã nêu trên. Trước đây đã có một số bài viết về công tác quản lý nhà
nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn Hà Tĩnh, nhưng chưa có hệ thống,
chỉ mới đề cập một số nội dung mang tính báo cáo giải trình, chưa nêu lên
được đầy đủ về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục các tồn tại
trong các tác quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương. Đề tài luận văn “
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.”
Được lựa chọn hoàn toàn xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết của thực tiễn
khách quan nêu trên, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản tại địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ các nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động khống
sản và cơng tác quản lý hoạt động khống sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Đề xuất và luận giải một số giải pháp quản lý có hiệu quả hoạt động
khoáng sản trên đại bàn tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xác định cơ sở khoa học của cơng tác quản lý hoạt động khống sản.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khống sản trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 – 2014.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý có hiệu quả hoạt động
khống sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khống sản và cơng tác quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Hà Tĩnh
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, tác giả sử dụng các nhóm
phương pháp nghiên cứu sau:


3
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu Luật khoáng sản
và các Luật liên quan, nghiên cứu các Nghị định, Nghị quyết các cấp, các Quy
định, Quyết định, Quy hoạch, Hướng dẫn về hoạt động khoáng sản và Quản
lý hoạt động khoáng sản. Nghiên cứu hệ thống tổ chức và quản lý hoạt động
khoáng sản ở tỉnh Hà Tĩnh
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phỏng
vấn, hội thảo, tổng kết kinh nghiệm quản lý về hoạt động khoáng sản trên
phạm vi các vùng, miền cả nước nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Dùng biểu bảng, sơ đồ, hình
vẽ, hình ảnh minh họa, ứng dụng công nghệ thông tin xử lý số liệu
5. Những điểm mới dự kiến của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ rút ra được một số điểm
mới sau:
- Dựa trên những căn cứ về lý luận và thực tiễn, kết quả nghiên cứu của
luận văn sẽ làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên những
tồn tại trong hoạt động khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được những vấn đề cần giải quyết trong
quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đưa ra các giải
pháp phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Từ hoạt động khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản quy mô cấp
tỉnh, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học và
thực tiễn giúp cho việc hoàn thiện hệ thống quản lý hoạt động khống sản có
hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh trên phạm vi cả nước
nói chung.


4
6.2. Giá trị thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho công tác quản lý về địa
chất khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ngày càng tốt hơn, định hướng cho
công tác điều tra cơ bản, quy hoạch khống sản, cơng tác cấp phép hoạt động
khống sản, đánh giá được ý nghĩa của việc nghiên cứu địa chất và khoáng
sản đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Luận văn giới thiệu bức tranh tổng thể về hoạt động khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đây là một phần cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước
ở trung ương và địa phương có cách nhìn tổng qt cũng như có những giải
pháp để tăng cường quản lý trong lĩnh vực này hiệu quả hơn nữa.
7. Cơ sở tài liệu
Luận văn sẽ được hoàn thành trên cơ sở nguồn tài liệu thực tế đa dạng
và phong phú, thu nhập công tác đo vẽ bản đồ địa chất khu vực tỷ lệ 1: 50
000; các báo cáo tìm kiếm, thăm dị khu vực nghiên cứu; tài liệu về quy hoạch
khoáng sản; tài liệu về khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản
…cũng như các tài liệu mang tính pháp lý trong quản lý Nhà nước về tài
nguyên khoáng sản và hoạt động khống sản.

8. Cấu trúc luận văn
Luận văn khi hồn thành gồm 01 bản lời có khối lượng 100 - 120 trang
in đánh máy vi tính khổ A4, các bản vẽ - bảng biểu và phụ lục kèm theo.
Bằng sự cố gắng nỗ lực của bản thân và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình,
chu đáo của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quang Luật và các thầy cô giáo trong
ngành, em đã hoàn thành Luận văn đúng thời hạn. Do kinh nghiệm và trình độ
cịn nhiều hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ cũng như các bạn đồng nghiệp
để bài Luận văn này hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Quang Luật, các thầy cô giáo trong ngành và các bạn đồng
nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian qua.


5
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh

1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm ở 17o54' đến 18o50' độ vĩ Bắc
và 105o06’ đến 106o31’ độ kinh Đơng; phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam
giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp tỉnh Bo Li Khăm Xay và Khăm Muộn
của nước Cộng hoà Nhân dân Lào (với 145km biên giới Quốc gia) và phía
đơng giáp Biển Đơng với chiều dài bờ biển hơn 137km (hình I.1).
Hình I.1: Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Hà Tĩnh


6

Hà Tĩnh nằm ở trung tâm của cả nước, trên trục giao thông quan trọng
xuyên Bắc - Nam và hành lang đông tây của khu vực đông bắc Thái Lan - Lào
- Bắc Trung Bộ, với các tuyến giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A, đường sắt
bắc - nam, đường Hồ Chí Minh, đường biển, Quốc lộ 8 qua Cửa khẩu Quốc tế
Cầu Treo, Quốc lộ 12 qua Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), nối với hệ thống
cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương đang đầu tư xây dựng.
Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 599.782ha, dân số 1.265.411 người,
chiếm 1,8% diện tích tự nhiên và 1,7% dân số cả nước. Hà Tĩnh có 1 thành
phố, 1 thị xã và 10 huyện, trong đó có 7 huyện thị nằm trên quốc lộ 1A và 4
huyện có tuyến đường sắt bắc - nam và đường Hồ Chí Minh đi qua.
Với vị trí địa lý nêu trên, Hà Tĩnh có nhiều điều kiện thuận lợi phát
triển sản xuất hàng hoá với những ngành mũi nhọn đặc thù, mở rộng liên kết
và giao lưu kinh tế với ngoài tỉnh và quốc tế, sớm hội nhập vào xu thế phát
triển chung của khu vực.

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Hà Tĩnh nằm ở phía đơng dãy Trường Sơn, địa hình hẹp, dốc và
nghiêng từ tây sang đơng với độ dốc trung bình 1,2%. Phía tây là núi cao (độ
cao trung bình 1.500m), tiếp đến vùng trung du và bán sơn địa, vùng đồng
bằng và cuối cùng là các dải cồn cát ven biển.
- Địa hình núi cao: chiếm khoảng 1/4 diện tích tự nhiên của tỉnh, phân
bố phần phía tây các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê và phía tây
nam huyện Kỳ Anh. Địa hình có độ cao từ 500 đến 1.700m, gồm nhiều dải
núi phân cắt, sườn dốc, điều kiện đi lại khó khăn, đỉnh cao nhất 1.785m (đỉnh
Phu Lao Cơ thuộc huyện Vũ Quang).
- Địa hình đồi, núi thấp: độ cao từ 50m đến nhỏ hơn 500m, phân bố
trên vùng chuyển tiếp giữa địa hình núi cao và địa hình đồng bằng. Các đồi
núi có sườn thoải, liên kết thành dải lượn sóng hoặc đơn lẻ dạng bát úp, mức
độ phân cắt yếu, thảm thực vật phần lớn là rừng trồng.



7
- Địa hình đồng bằng: độ cao từ 0,5 đến nhỏ gần 50m, phân bố thành
dải từ chân các dãy đồi thấp phía tây ra đến bờ biển, nơi rộng nhất 24 - 26km
(khu vực huyện Can Lộc và huyện Thạch Hà), nơi hẹp nhất khoảng 1,5km
(huyện Kỳ Anh). Phần đồng bằng tiếp giáp địa hình đồi là vùng đất trồng lúa
trọng điểm của tỉnh.
Trong địa hình đồi núi thấp và địa hình đồng bằng có khá nhiều điểm
mỏ khống sản phân bố trên các đồi núi và dọc thung lũng sơng. Mặt khác,
vùng địa hình đồi núi thấp có mật độ dân cư đông đúc, nhiều cảnh quan sinh
thái thiên nhiên, các khu di tích lịch sử - văn hóa hấp dẫn và nhiều tiềm năng
du lịch khác cần được bảo vệ.

1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Hà Tĩnh nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền
Bắc và miền Nam, khí hậu vừa có tính chất nhiệt đới điển hình của miền
Nam, vừa có mùa đơng giá lạnh của miền Bắc và cịn chịu ảnh hưởng gió
Lào, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Chia làm 2 mùa khá rõ:
- Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau, trong đó đầu
mùa khơ (tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) thời tiết thường mưa
phùn kèm theo gió đơng bắc (lạnh), nhiệt độ khơng khí thấp nhất 13oC (tháng
12); cuối mùa khơ ít mưa (tháng 4 đến tháng 7) nắng gắt, có gió Lào khơ
nóng, nhiệt độ có ngày lên tới 40oC.
- Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa trung bình
cao (2.300 - 3.000mm), tháng 9 và tháng 10 thường có mưa bão, gây lũ lụt,
sạt lở đất.
Hà Tĩnh có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc nhưng có đặc điểm chung
là sơng ngắn, lưu vực nhỏ, dốc, nên dòng chảy xiết vào mùa mưa lũ nhưng lại
cạn nước vào mùa khô.
Hệ thống sông lớn nhất nằm ở phía bắc tỉnh, gồm sơng Ngàn Sâu bắt

nguồn từ dải núi phía tây nam và sơng Ngàn Phố bắt nguồn từ các dãy núi cao


8
phía tây, có tổng lưu vực 3.221km2, sau đó hợp lưu ở Đức Thọ thành sông La và
nhập với sông Lam đổ ra biển Đông. Đây là nguồn cung cấp nước mặt to lớn cho
các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ và Nghi Xuân.
Khu vực từ Can Lộc vào đến Kỳ Anh quy mô sông nhỏ hơn, gồm các
sơng chính: sơng Cửa Sót là hợp lưu của sơng Nghèn và sơng Rào Cái, có
tổng lưu vực 1.349km2; sơng Cửa Nhượng có lưu vực 356km2, gồm 2 nhánh:
sơng Gia Hội và sông Rác; sông Cửa Khẩu là hợp lưu của sơng Kênh, sơng
Trí, sơng Quyền với tổng lưu vực 510km2. Do các con sông nêu trên ngắn,
phần lớn chảy ở vùng đồi, đồng bằng và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều nên
khả năng cung cấp nước ngọt cho các khu vực nằm 2 bên sông hạn chế, nhất
là vào mùa khô hạn.
Dọc theo các hệ thống sông lớn thường hình thành các tích tụ cát sỏi,
một số nơi chứa khoáng sản quan trọng như vàng, titan...
1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh nằm ở trung tâm của cả nước, trên trục giao thông quan trọng
xuyên Bắc - Nam và hành lang đông tây của khu vực đông bắc Thái Lan - Lào
- Bắc Trung Bộ, với các tuyến giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A, đường sắt
bắc - nam, đường Hồ Chí Minh, đường biển, Quốc lộ 8 qua Cửa khẩu Quốc tế
Cầu Treo, Quốc lộ 12 qua Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), nối với hệ thống
cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương đang đầu tư xây dựng.
Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 599.782ha, dân số 1.265.411 người
(2012), chiếm 1,8% diện tích tự nhiên và 1,7% dân số cả nước. Hà Tĩnh có 1
thành phố, 1 thị xã và 10 huyện, trong đó có 7 huyện thị nằm trên quốc lộ 1A
và 4 huyện có tuyến đường sắt bắc - nam và đường Hồ Chí Minh đi qua.
Với vị trí địa lý nêu trên, Hà Tĩnh có nhiều điều kiện thuận lợi phát
triển sản xuất hàng hoá với những ngành mũi nhọn đặc thù, mở rộng liên kết

và giao lưu kinh tế với ngoài tỉnh và quốc tế, sớm hội nhập vào xu thế phát
triển chung của khu vực.


9
1.3. Đặc điểm cấu trúc địa chất - khoáng sản tỉnh Hà Tĩnh

1.3.1. Đối cấu trúc sinh khoáng Sầm Nưa - Hoành Sơn
a. Sơ lược đặc điểm cấu trúc địa chất
Đới cấu trúc sinh khống Sầm Nưa - Hồnh Sơn là một đới rift nội lục
tuổi Mezozoi phát triển trên móng miền cố kết Paleozoi giữa - muộn Việt
Lào; phía bắc tiếp xúc với đới khâu Sông Mã qua hệ thống đứt gãy sâu phân
đới Sơng Mã, phía tây nam tiếp xúc với đới cấu trúc sinh khoáng Phu Hoạt
qua hệ thống đứt gãy sâu đường 48 - Thông Thụ (Quế Phong) và hệ thống đứt
gãy Hồng Mai - Đơ Lương; phần cực nam tiếp giáp với đới cấu trúc sinh
khoáng Long Đại qua hệ thống đứt gãy sâu phân đới Rào Nậy. Như vậy, đới
cấu trúc sinh khoáng Sầm Nưa - Hoành Sơn kéo dài từ tỉnh Sầm Nưa (Lào)
qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và ra biển Đơng với cấu trúc hình chữ Z
đặc trưng, phương cấu trúc chủ yếu TB - ĐN.
Cấu trúc phần móng của đới rift gồm trầm tích lục nguyên dạng flish
hệ tầng Sơng Cả (O3 - S1sc), trầm tích lục ngun carbonat và carbonat các hệ
tầng La Khê (C1lk), Bắc Sơn (C - Pbs); phủ bất chỉnh hợp lên là trầm tích lục
nguyên núi lửa hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt) và hệ tầng Quy Lăng (T3lql), Đồng
Đỏ (T3n-rđđ) phân bố trong các bồn trũng hẹp. Phần trên là trầm tích phun
trào Creta phân bố rải rác ở Hương Sơn, Cẩm xuyên, Kỳ Anh, chiếm khối
lượng không đáng kể.
Các thành tạo magma chủ yếu gồm loạt Hồnh Sơn - Sơng Mã gồm
phun trào, á phun trào Hồnh Sơn (G/T2ahs) và phức hệ Sơng Mã (G/T3asm),
phức hệ Phia Bioc (G/T3npb).
Loạt Hồnh Sơn - Sơng Mã phân bố chủ yếu ở vùng Hoành Sơn gồm

các thành tạo núi lửa (ryolit porphyr, dacit porphyr, felzit) hệ tầng Đồng Trầu
và granophyr, granit biotit horblend hạt vừa, hạt nhỏ, granodiorit porphyr...
thuộc phức hệ Sông Mã được xem là comagma đặc trưng với đặc tính quá


10
bão hịa silic, q bão hịa nhơm và giàu kiềm (K>> Na) vừa có đặc tính kiềm
vơi vừa có yếu tố á kiềm. Các thành tạo này tạo nên các cấu trúc núi lửa - á
núi lửa- xâm nhập nông (cấu trúc dương) trong các địa hào (cấu trúc âm) liên
quan khơng gian và thời gian với khống hóa vàng phong phú ở vùng quặng
vàng Hoành Sơn. Các đá phức hệ Sông Mã phân bố không liên tục từ Cẩm
Xuyên đến Kỳ Anh tạo nên các khối xâm nhập lớn như khối Cẩm Quan Cẩm Thịnh (30km2), khối Kỳ Tân (10km2)… Các khối này xuyên cắt, gây
sừng hóa các đá các hệ tầng Huổi Nhị, Đồng Trầu, gây skarn hóa các đá
carbonat các hệ tầng La Khê. Thành phần thạch học chủ yếu là granit biotit,
granit biotit dạng porphyr, granit biotit horblend, granodiorit biotit horblend,
diorit thạch anh. Các đá thuộc loại q bão hịa nhơm (Al = 1,25 - 7,6), thuộc
loạt kiềm vơi, kiểu S granit và một ít thuộc kiểu I granit.
Các thành tạo thuộc phức hệ Phiabioc tạo nên 2 khối lớn là Núi Ông và
Mỹ Sơn và các khối nhỏ khác rải rác trong toàn đới, phân bố chủ yếu trong
các cấu trúc địa lũy trong đới rift. Các khối này xuyên cắt, gây sừng hóa các
đá lục nguyên hệ tầng Sông Cả, hệ tầng La Khê và gây skarn hóa các thành
tạo đá vơi tuổi Devon, với quặng hoá sắt magnetit (mỏ Fe Thạch Khê). Thành
phần thạch học gồm granit biotit dạng prophyr, granodiorit, ít tonalit. Các đá
thuộc loạt kiềm vôi, loạt potasic, rất giàu nhôm, nghèo calci, và thuộc kiểu S
granit, được thành tạo trong bối cảnh đồng va chạm mảng lục địa. Khống
hóa liên quan khơng có gì nổi trội ngồi quặng Fe skarn ở mỏ sắt Thạch Khê.
Bản thân các đá granit có thể làm đá ốp lát.
Các thành tạo thuộc phức hệ Bản Chiềng (G,GDi/Ebc) phân bố ở vùng
Thường Xuân, lớn nhất là khối Sông Chu (100km2). Khối Sông Chu xuyên
cắt và gây sừng hóa các trầm tích lục ngun núi lửa hệ tầng Đồng Trầu, các

đá núi lửa hệ tầng Mường Hinh. Thành phần thạch học gồm granoxienit biotit
ban trạng, granit biotit dạng porphyr, granit biotit hạt nhỏ, alaskit và pegmatit,


11
aplit. Các đá thuộc loại bão hịa nhơm, giàu kiềm (K> Na), nghèo calci. Phức
hệ Bản Chiềng có tính chun hóa địa hóa đối với Sn, W, Be, Bi và liên quan
với khống hóa thiếc, wolfram, đá bán q ở Bù Me, Xuân Trinh - Xuân Lệ.
Về cấu trúc, đới Sầm Nưa - Hồnh Sơn có các địa lũy, địa hào, các cấu
trúc núi lửa - á núi lửa - xâm nhập nơng khá điển hình như ở vùng Khe Máng
- Kỳ Tây với nhân là các xâm nhập nông Sơng Mã, á núi lửa phức hệ Hồnh
Sơn và tầng phủ là các đá núi lửa hệ tầng Đồng Trầu. Đây là các cấu trúc
dương trong các địa hào Triat (cấu trúc âm) rất triển vọng đối với vàng.
Phần giữa của đới có cấu trúc dạng tuyến phương TB - ĐN, bị các đứt
gãy TB - ĐN và đông bắc - tây nam phá hủy, biểu hiện magma yếu ớt, phổ
biến các biểu hiện khống hóa nhiệt dịch nhiệt độ thấp và viễn nhiệt của chì kẽm, barit và thuỷ ngân.
Các cấu trúc địa lũy (rõ nhất ở vùng Hoành Sơn) được cấu thành bởi
các đá hệ tầng Sông Cả ít triển vọng về khoáng sản.
Hệ thống đứt gãy TB - ĐN và các đới khe nứt, dập vỡ kéo theo của
chúng vẫn là hệ thống có ý nghĩa quan trọng cả về cấu trúc, dẫn quặng, phân
phối quặng và chứa quặng; nhất là những nơi các đứt gãy này phá hủy các cấu
trúc dương liên quan quặng hóa.
Khống sản ở đới Sầm Nưa - Hoành Sơn khá phong phú, điển hình là sắt,
thiếc, mangan, vàng, thạch anh kỹ thuật, sericit, thạch anh sạch, đá ốp lát magma.
b. Đặc điểm địa chất khoáng sản các vùng quặng, đới quặng
b.1. Vùng quặng vàng Hoành Sơn
Vùng quặng vàng Hoành Sơn phân bố trên diện tích các huyện Hương
Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh và kéo dài đến huyện Tun Hóa (Quảng Bình),
gắn bó chặt chẽ với phần phía nam của đới rift nội lục Sầm Nưa - Hồnh Sơn
tuổi Mezozoi. Ranh giới phía tây nam của đới là hệ thống đứt gãy sâu phân

đới Rào Nậy, cũng là ranh giới của vùng quặng, ranh giới phía đơng chìm
dưới đáy Biển Đơng.


12
Vùng quặng vàng Hoành Sơn được cấu thành bởi các trầm tích lục
nguyên núi lửa hệ tầng Đồng Trầu, dưới cùng là cuội kết, sạn kết, tuf, cát kết
tuf, xen ít phiến sét, phiến sericit chứa vật chất núi lửa (tập 1); phần giữa (tập
2) chủ yếu là phun trào ryolit porphyr, dacit porphyr, fenzit, phân lớp vừa đến
dày, cấu tạo khối; phần trên (tập 3) chủ yếu là phiến sét, phiến sericit, bột kết
xen ít cát kết hạt nhỏ, trên cùng là phiến sét than nhiễm carbonat. Trầm tích
hệ tầng Đồng Trầu lấp đầy các địa hào Đức Thọ - Kỳ Anh (phía bắc) và
Tun Hóa - Quảng Trạch (phía nam) với chiều dày hàng ngàn mét; đá uốn
lượn và biến vị mạnh mẽ tạo nên các hệ thống nếp uốn dốc, hẹp, có nơi đảo,
nối đi nhau theo phương TB - ĐN và thường bị các đứt gãy nhỏ, đới khe
nứt phá hủy dọc trục là yếu tố cấu trúc thuận lợi cho khống hóa Au. Các
trầm tích núi lửa thuộc tập 2 (ryolit, ryodacit, fenzit và tuf của chúng), lục
nguyên thuộc tập 3 hệ tầng Đồng Trầu (đá phiến sericit, phiến sét sericit, bột
kết, phiến sét vôi…) là tiền đề thạch học địa tầng tìm kiếm vàng.
Trung tâm các địa hào, hoặc dọc các đứt gãy phân khối cấu trúc phát
triển các thể á núi lửa với thành phần ryolit porphyr giàu ban tinh, ryodacit
porphyr giàu ban tinh, granit granophyr, cấu tạo khối, tạo thành phức hệ á núi
lửa Hoành Sơn. Ở độ sâu lớn hơn (chỉ một vài nơi lộ trên mặt) là các thể xâm
nhập nông phức hệ Sông Mã (G/T2-3sm), thành phần granitoid hạt nhỏ đến hạt
vừa, một ít granit porphyr. Các trầm tích phun trào thực sự hệ tầng Đồng
Trầu, á núi lửa phức hệ Hồnh Sơn, xâm nhập nơng phức hệ Sơng Mã tạo nên
loạt Hồnh Sơn - Sơng Mã. Tổ hợp này tạo nên các cấu trúc núi lửa - á núi lửa
- xâm nhập nơng điển hình ở Cẩm Xun - Kỳ Anh. Đây là những cấu trúc
dương nằm trong cấu trúc âm (địa hào) và là tiền đề cấu trúc quan trọng nhất
của quặng hóa vàng trong vùng quặng. Gắn bó với chúng là các nút quặng

vàng Cẩm Xuyên - Kỳ Anh. Các đá á núi lửa phức hệ Hồnh Sơn cũng là tiền
đề thạch học tìm kiếm vàng (như mỏ vàng Khe Máng chẳng hạn).


13
Các đá của hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc) gồm cát kết dạng quarzit, phiến
thạch anh sericit, phiến sét cấu thành khối địa lũy trung tâm, tiếp xúc với các
địa hào hai bên qua đứt gãy phân khối cấu trúc. Các trầm tích này bị khối
granit phức hệ Phiabioc (G/T3npb) xuyên cắt, gây sừng hóa. Cấu trúc địa lũy
khơng triển vọng cho khống hóa vàng.
Hệ thống đứt gãy TB - ĐN có vai trị phân khối cấu trúc (địa lũy và địa
hào) và khống chế các nút quặng Au; các đứt gãy nhỏ hơn khống chế các cấu
trúc núi lửa - á núi lửa - xâm nhập nông đồng thời khống chế các trường
quặng Au; các đới khe nứt kéo theo khống chế các mỏ, điểm quặng và thân
quặng vàng, nhất là các đới khe nứt phát triển dọc trục các nếp lồi như ở mỏ
Khe Nang, Khe Gát.... .
Hệ thống đứt gãy đông bắc - tây nam là hệ thống đứt gãy trẻ chủ yếu
làm phức tạp hóa bức tranh cấu trúc và làm dịch chuyển các khối, các đới
khoáng hóa và thân quặng vàng.
Quặng hóa vàng ở vùng quặng Hồnh Sơn có 3 kiểu khống: thạch anh
vàng sulfur đa kim, hàm lượng sulfur 10 - 20 %, điển hình là mỏ vàng Khe
Nang; thạch anh vàng pyrit, pyrit chiếm 10 - 20 %, thậm chí cao hơn, điển
hình là các điểm quặng Xóm Tửa, Thượng Tuy; thạch anh vàng nghèo sulfur,
tổng lượng sulfur <3%, điển hình là mỏ Khe Máng, các điểm quặng Khe
Đập, Khe Đá Trắng, Rào Mốc…
Vùng quặng được chia làm 2 nút quặng là: Động Đỏ và Cẩm Xuyên Kỳ Anh, trong đó nút quặng Cẩm Xuyên - Kỳ Anh có ý nghĩa hơn cả.
Sau đây sẽ nêu một số mỏ và điểm quặng vàng điển hình:
+ Mỏ vàng Khe Máng: ở xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Mỏ gồm
2 khu là Khe Máng và Khe Gát, thuộc kiểu khoáng vàng thạch anh nghèo
sulfur, lượng sulfur <3% gồm pyrit, rất ít các sulfur đa kim. Các thân quặng

dạng mạch phức tạp, thấu kính, chuỗi ổ, đới vi mạch xuyên cắt các đá ryolit


14
porphyr giàu ban tinh, granit granophyr thuộc các khối nhỏ á núi lửa phức hệ
Hồnh Sơn ở phần vịm các khối này. Biến đổi cạnh mạch có sericit hố,
thạch anh hoá. Đã đánh giá 18 thân quặng, hàm lượng vàng thường gặp 6,97 8,82g/t, TNDB C2 = 1421,02 kg Au, P1 = 2988,23 kg Au.
+ Điểm quặng vàng Rào Mốc: ở xã Kỳ Sơn, Kỳ Anh Hà Tĩnh. Quặng
thuộc kiểu khoáng vàng thạch anh nghèo sulfur. Thân quặng là đới vi mạch
thạch anh cùng với đá biến đổi thạch anh hoá, sericit hoá mang vàng, phát
triển trong đá ryolit dạng felzit hệ tầng Đồng Trầu. Các thân quặng dày 2,6 6,2 m, hàm lượng Au 1,1 - 45,1 g/t, TNDB P1 = 9665 kg Au. Điểm quặng
hiện đã được khai thác.
+ Điểm quặng vàng Xóm Tửa: ở xã Kỳ Lạc, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Điểm
quặng thuộc kiểu khoáng vàng thạch anh pyrit, thành phần quặng gồm thạch
anh, pyrit và vàng, các sulfur khác rất ít. Các thân quặng là các đới xâm tán
pyrit và vi mạch thạch anh phát triển trong đá ryolit porphyr, ryodacit
porphyr, biến đổi nhiệt dịch có thạch anh hoá, sericit hoá, sulfur hoá. Các thân
quặng dày 3 - 15 m, hàm lượng vàng 0,3 - 1,5 g/t, lưu huỳnh 12,88 - 22,25%.
TNDB chung cho lưu huỳnh đạt 119.570 T, vàng chưa được dự báo.
Ngoài các mỏ và điểm quặng nêu trên cịn có các điểm quặng vàng
phân bố ở các vùng Kỳ Anh (các điểm quặng Kỳ Tây, Vàng Tim), Hương
Khê (các điểm Mạn Chạn, Hương Thọ, Hoà Hải, Trại Trụ, Động Đỏ), Cẩm
Xuyên (các điểm Thượng Tuy, Tóc Tiên), TNDB chung cho vàng vùng quặng
vàng Hồnh Sơn có thể đạt 50.000 kg Au.
Ở vùng quặng vàng Hồnh Sơn cịn có các vùng sau đây có triển vọng
khoáng sản:
- Vùng Động Đỏ - Kè Gỗ với các điểm quặng Động Đỏ, Hòa Hải,
Hương Thọ và các biểu hiện vàng gốc và vàng sa khoáng vùng Kẽ Gỗ, phổ
biến các vành trọng sa vàng.



15
- Phần sâu các mỏ vàng Khe máng, Khe Gát, Tóc Tiên, Thượng Tuy và
vùng phụ cận của các điểm mỏ này.
b.2. Đới quặng mangan Thiên Nhẫn
Đới quặng mangan, mangan sắt nguồn gốc phong hóa thấm đọng liên
quan các đá phiến silic, sét silic chứa Mn hệ tầng Thiên Nhẫn kéo dài từ Đức
Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên, đến Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã được điều tra, đánh giá
ở vùng Đức Thọ - Can Lộc với tổng tài nguyên đạt 2.578.018 tấn, còn vùng
phần kéo dài dải quặng từ Can Lộc đến Kỳ Anh có tiền đề, dấu hiện tương tự,
nhưng chưa được điều tra.
b.3. Các khoáng sản khác
- Sắt
Mỏ sắt Thạch Khê có nguồn gốc skasn (tiếp xúc trao đổi giữa granit
phức hệ Phiabioc với đá vôi Devon) đã được thăm dò, đang mở mỏ khai thác,
trữ lượng đạt 540 triệu tấn. Quặng sắt sắt limonit (chủ yếu làm phụ gia) ở
Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê … nguồn gốc phong hóa thấm đọng có
quy mơ khá lớn.
- Sericit
Khống sản sericit liên quan đến các đá felzit, tuf ryolit giàu felspat hệ
tầng Đồng Trầu bị biến đổi nhiệt dịch, phát triển dọc đới đứt gãy sâu Rào
Nậy, đã đánh giá ở Sơn Bình (Hà Tĩnh) có quy mơ lớn, chất lượng khá tốt.
Các thân quặng là các đới sericit hoá dài hàng trăm mét, rộng hàng mét đến
hàng chục mét, chứa sericit tới hàng chục phần trăm, phần còn lại là thạch anh
và đá tàn dư; TNDB cấp C2 + P1 = 1.565.000 tấn. Diện tích có cấu trúc địa
chất tương tự như trên ở vùng Vũ Quang - Kỳ Anh có triển vọng sericit, cần
tiếp tục điều tra.
- Kaolin
Kaolin với loại hình phong hố từ ryolit, fenzit giàu felspat thuộc hệ
tầng Đồng Trầu có mặt ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã được đánh giá, TNDB đạt



16
4.185.000T, chất lượng kaolin trung bình. Các biểu hiện kaolin khác trong đới
Sầm Nưa - Hồnh Sơn có quy mơ nhỏ, ít ý nghĩa.
- Thạch anh sạch và thạch anh kỹ thuật
Thạch anh sạch và thạch anh kỹ thuật cũng khá phổ biến ở vùng Hà
Tĩnh, Quảng Bình, vùng Bản Pảng (Thanh Hóa), Thanh Chương (Nghệ An),
tuy nhiên chỉ mới đánh giá được một mỏ thạch anh Kỳ Lợi ở Kỳ Anh, Hà
Tĩnh với TNDB đạt 1.430.000 tấn. Thân quặng là các mạch thạch anh kích
thước lớn, cấu tạo khối, SiO2 = 98 - 99 %, Fe2O3 = < 1%. Tại vùng Vũ Quang
các tinh thể thạch anh kích thước lớn mọc ở trung tâm các mạch pegmatit; ở
vùng Kỳ Anh tồn tại nhiều mạch thạch anh kích thước lớn có nhiều hang hốc
ở phần trung tâm, trong đó mọc các tinh thể thạch anh chất lượng khá tốt. Các
biểu hiện khống sản nêu trên có triển vọng cơng nghiệp.
- Đá granit ốp lát
Trên diện tích các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Hương Sơn phát
triển rộng rãi các đá granit phức hệ Phia bioc, nhiều nơi có thể sử dụng làm
đá ốp lát. Riêng khối granit Núi Ông cs quy mơ lơn. Đá có thành phần chủ
yếu granit biotit hạt nhỏ đến trung, granit porphyr màu xám phớt hồng đến
hồng. Thành phần khoáng vật gồm microclin 25 - 55,8%, thạch anh 20,3 35,9 %, biotit 1,8 - 5 % và các khống vật phụ. Thành phần hóa học: SiO2
= 70 - 72,5 %, Fe2O3 = 0,3 - 0,88 %, FeO = 1,8 - 2,54 %, Al2O3 = 13,19 13,28 %, CaO = 1,12 - 3,57 %, MgO = 0,5 - 0,7%, TiO2 = 0,1 - 0,3%;
Na2O = 3,13 - 3,54%, K2O = 3,06 - 4,58 %; P2O5 = 0,11 %, MnO = 0,05 %;
cơ lý: Độ hút nước W = 0,48 %, thể trọng nhỏ 2,61 g/cm3, cường độ kéo
123 kg/cm2, hệ số kiên cố 16,9.
Tóm lại: Đới cấu trúc sinh khống Sầm Nưa - Hồnh Sơn rất giàu tài
ngun khống sản, trong tương lai cần điều tra có hệ thống các vùng và các
loại khoáng sản chủ yếu sau:



17
- Quặng vàng ở vùng quặng vàng Cẩm Xuyên - Kỳ Anh.
- Thạch anh kỹ thuật ở vùng Kỳ Anh - Cẩm Xuyên.
- Quặng sắt nguồn gốc thấm đọng vừng Hương Sơn, Vũ Quang,
Hương Khê
- Quặng sericit vùng Vũ Quang - Kỳ Anh.

1.3.2. Đới cấu trúc sinh khoáng Long Đại
a. Sơ lược đặc điểm cấu trúc địa chất
Đới cấu trúc sinh khống Long Đại chiếm hơn 1/3 diện tích lãnh thổ Hà
Tĩnh, chạy dài theo phương TB - ĐN từ tây huyện Hương Sơn đến tây huyện
Kỳ Anh, thuộc miền cố kết Paleozoi giữa - muộn Việt - Lào.
Cấu thành đới Long Đại chủ yếu là các trầm tích lục nguyên dạng flish
tuổi O3 - S1 hệ tầng Sông Cả (O3 - S1sc), hệ tầng Đại Giang (S2 - D1đg); các
trầm tích tuổi S2 - D1 có diện phân bố hẹp thuộc hệ tầng Huổi Nhị (S2 - D1hn).
Thành phần hệ tầng Sông Cả gồm cát kết dạng quarzit xen phiến thạch
anh sericit, cát kết đa khoáng chứa felspat, phiến sericit, phiến sét xen bột,
phiến sét vôi, bột kết, phiến sét chứa hữu cơ, một số nơi có tuf, ryolit, fenzit.
Ở những nơi bị biến chất nhiệt động mạnh, các đá hệ tầng Sông Cả bị biến
chất cao tạo nên phiến thạch anh 2 mica chứa cordierit, thậm chí chứa
silimanit, phiến đốm sần, quarzit... Chiều dày hệ tầng ~ 2500m. Các trầm
tích hệ tầng Sơng Cả là thành phần chính của phức nếp lồi theo phương tây
bắc - đông nam Ở những cấu trúc dương magma này, trầm tích hệ tầng Sơng
Cả bị biến chất nhiệt động, biến vị, vị nhàu mạnh mẽ, chứa các đới khống
hóa Sn - Ta - Nb ở Kim Sơn… Hệ tầng Sông Cả thuộc tổ hợp thạch kiến tạo
rìa lục địa tích cực..
Các trầm tích tuổi S2 - D1 có diện phân bố hẹp thuộc các hệ tầng Huổi
Nhị (S2 - D1hn) phân bố ở vùng Hương Khê; hệ tầng Đại Giang (S2 - D1đg)
phân bố chủ yếu ở nam Kỳ Anh. Các trầm tích hệ tầng Huổi Nhị nằm chỉnh



18
hợp trên các đá hệ tầng Sơng Cả, cịn các trầm tích hệ tầng Đại Giang nằm
chỉnh hợp trên các đá hệ tầng Long Đại.
Thành phần thạch học hệ tầng Huổi Nhị chủ yếu là cát kết hạt thô xen
bột kết, phiến sét màu đen chứa thực vật, chuyển lên trên là cát kết, cát kết hạt
thô, bột kết xen phiến sét. Chiều dày > 1000 m. Thành phần hệ tầng Đại
Giang gồm cuội kết, cát kết ngậm cuội, cát kết hạt thô, phiến sét, bột kết,
phiến sét vôi, thấu kính vơi, phần hạt mịn vẫn trội hơn, dày ~ 1000 m. Các đá
của các hệ tầng này thuộc tổ hợp thạch kiến tạo rìa lục địa thụ động. Các đá
của các hệ tầng Huổi Nhị và Đại Giang tham gia vào các cấu trúc nếp lõm và
nằm dưới các trầm tích tuổi Devon. Các trầm tích Huổi Nhị đơi nơi bị biến
đổi, chứa khống hóa Au (vùng Tương Dương).
Các trầm tích tuổi Devon phân bố rải rác trên tồn đới, tham gia chủ
yếu vào các cấu trúc nếp lõm cùng với các đá có tuổi Carbon, Permi. Các
trầm tích Devon với khối lượng khá lớn tham gia vào cấu trúc phức nếp lõm,
được nghiên cứu khá tốt, được chia ra nhiều hệ tầng.
- Hệ tầng Tân Lâm (D1tl): Thành phần gồm cuội kết, cát kết đa khoáng,
cát kết màu đỏ, bột kết, phiến sét màu đỏ, đá vôi phân lớp mỏng, thành phần
hạt mịn trội hơn, chiều dày 600 m. Các loại phiến sét hệ tầng Tân Lâm phong
hóa là sét phụ gia xi măng và sét gạch ngói chất lượng tốt.
- Hệ tầng Rào Chan (D1rc): gồm cát kết, phiến sét màu nâu đỏ, cát bột
kết, ít phiến sét vôi, đá vôi màu đen, dày 1400 - 1500m.
- Hệ tầng Bản Giàng (D2ebg): gồm cát kết dạng quarzit, bột kết, phiến
sét đen, dày 800 - 900 m.
- Hệ tầng Mục Bài (D2gmb): gồm đá vôi màu đen, sét vôi, phiến sét, bột
kết, cát kết, dày 400 m. Đá vơi hệ tầng Mục Bài có thể sản xuất xi măng.
- Hệ tầng Co Bai (D2-3cb): gồm đá vôi màu xám đen, phiến sét vơi, vơi
bị dolomit hố yếu, dày 500 - 600 m. Đá vôi và sét vôi hệ tầng Co Bai là
nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng tốt.



19
- Hệ tầng Đông Thọ (D3frđt): gồm cát kết dạng quarzit, bột kết, phiến
silic, dày 220 m.
- Hệ tầng Cát Đằng (D3frncđ): gồm đá vôi màu xám, đá vôi vân đỏ, sét
vôi, bột kết kẹp lớp mỏng phiến chứa mangan, dày 400 - 500 m. Đá vôi, sét
vôi hệ tầng này có thể sản xuất xi măng.
Các trầm tích tuổi Devon thuộc tổ hợp thạch kiến tạo lục địa.
Các trầm tích Devon của các hệ tầng trên có mặt cắt tương đối hoàn
chỉnh, chuyển tiếp nhau cấu thành các cánh phức nếp lõm lớn Hương Khê, ở
trung tâm là các đá hệ tầng La Khê (C1lk) và Bắc Sơn (C - Pbs) nằm bất chỉnh
hợp lên chúng.
Các trầm tích tuổi Carbon và Permi chủ yếu có thành phần lục nguyên
carbonat gồm các hệ tầng La Khê (C1lk) và Bắc Sơn (C - Pbs) có cấu tạo bình
ổn hơn, nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích các hệ tầng Sơng Cả, Long Đại,
các trầm tích tuổi Devon và chiếm lĩnh phần trung tâm các nếp lõm lớn nhỏ
và thuộc tổ hợp thạch kiến tạo rìa lục địa thụ động.
- Hệ tầng La Khê (C1lk): Gồm ít cuội kết ở phần dưới, chủ yếu cát kết
màu đen, phiến sét đen, chuyển lên sét vôi xen cát kết, đá vôi dolomit màu
xám đen, dày 200 - 400 m.
- Hệ tầng Bắc Sơn (C - Pbs): Chủ yếu là đá vôi phân lớp mỏng đến vừa
ở phần dưới, phần trên là đá vôi màu xám sáng, phân lớp dày, dạng khối,
chiều dày 600 - 700 m. Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn là nguồn nguyên liệu xi măng
và đá ốp lát carbonat quy mơ lớn.
Các trầm tích tuổi Triat thuộc hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt), lấp đầy các
cấu trúc địa hào nhỏ dạng tuyến phát triển trên móng Paleozoi giữa muộn, cho
thấy đới Long Đại bị lơi kéo vào q trình tạo rift nội lục Sầm Nưa – Hoành
Sơn bên cạnh. Thành phần thạch học hệ tầng Đồng Trầu chủ yếu là cát kết,
cát bột kết, bột kết xen ryolit, ryodacit, tuf ryolit, fenzit, chuyển lên trên gồm



20
phiến sét xen bột kết, dày 800 - 1000 m. Các đá cắm dốc, bị ép, phân phiến
mạnh mẽ, nhiều nơi bị biến đổi nhiệt dịch, chứa các đới khoáng hoá vàng rất
đáng chú ý ở vùng Hương Khê. Các đá hệ tầng Đồng Trầu thuộc phức hệ
thạch kiến tạo rift nội lục.
Trầm tích tuổi Jura với khối lượng rất ít phân bố rải rác vùng ven biển
Đông gồm cuội kết, cát kết, chuyển lên trên là cát bột kết xen tuf, ryolit và
ryodacit, phủ bất chỉnh hợp trên các đá tuổi cổ hơn.
Trầm tích Creta cùng với khối lượng hạn chế phân bố ở vùng sát biên
giới phía tây tỉnh Quảng Bình được xếp vào hệ tầng Mụ Giạ (K2mg) gồm cuội
kết cơ sở màu loang lổ, sét vôi, bột kết vôi, bột kết phân lớp dày, sét silic, sét
vôi silic, chuyển lên trên chủ yếu cát kết, dày 750 m. Các trầm tích Creta tạo
nên nếp lõm lớn vùng Mụ Giạ phương á vĩ tuyến.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hoạt động magma xâm nhập xảy ra mạnh mẽ
trong đới Long Đại, chủ yếu vào Carbon.
- Phức hệ Trường Sơn (G,GDi/C1ts): Các đá xâm nhập phức hệ Trường
Sơn tạo nên các khối kích thước rất lớn (hàng trămkm2) như khối Kim Cương
(Hương Sơn), xuyên cắt các trầm tích hệ tầng Sông Cả, hệ tầng Long Đại gây
biến đổi sừng hoá mạnh mẽ, tạo đới sừng rộng hàngkm. Thành phần đá gồm
granit biotit, granodiorit có cordierit, tonalit biotit, granit 2 mica và các đá
mạch pegmatit, aplit. Các đá thuộc loại giàu nhôm (12 - 17 %), tổng kiềm 5 8,25 % (K2O > Na2O), thuộc loạt kali - natri, nghèo calci, thuộc loạt kiềm vôi,
kiểu S granit đặc trưng cho bối cảnh kiến tạo đồng va chạm. Các đá pha 2 và
pha 3 của phức hệ này liên quan với khống hố Sn - Ta - Nb quy mơ lớn ở
vùng Sơn Kim (Hà Tĩnh) với loại hình pegmatit, aplit bị greizen hoá chứa
casiterit, columbit, tantalit; các mạch pegmatit phân bố trên mái khối granit
Đồng Hới là nguyên liệu felspat.
Về cấu trúc, đới Long Đại có hướng chung chủ đạo là TB - ĐN, bị
phức tạp hoá bởi các hệ thống đứt gãy và các vòm nâng magma tạo nên các



×