Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

TRƢƠNG THỊ THÙY TRANG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH THUỶ SẢN TỈNH QUẢNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN SƢ PHẠM ĐỊA LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. HOÀNG THỊ DIỆU HUYỀN

Đà Nẵng, năm 2015


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................2
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................................2
6. Bố cục của đề tài .....................................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN ..................5
1.1. Vị trí, vai trị của ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế ....................................5
1.2. Khái quát về ngành thuỷ sản ............................................................................6
1.2.1. Khai thác thuỷ hải sản .......................................................................................6


1.2.2. Nuôi trồng thuỷ sản ...........................................................................................6
1.2.3. Chế biến thuỷ sản ..............................................................................................7
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến
thuỷ sản ......................................................................................................................7
1.3.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.................................7
1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ..............................................................................9
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH
QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 ................................................................12
2.1. Các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển ngành
thủy sản tỉnh Quảng Trị .........................................................................................12
2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...............................12
2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................16
2.2. Thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2012..20
2.2.1. Hoạt động khai thác thủy sản ..........................................................................20
2.2.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ........................................................................27
2.2.3. Hoạt động chế biến thủy sản ...........................................................................37

1


2.3. Đánh giá chung .................................................................................................38
2.3.1. Hoạt động khai thác ........................................................................................38
2.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ........................................................................40
2.3.3. Hoạt động chế biến..........................................................................................41
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH
QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020 .............................................................................42
3.1. Định hƣớng phát triển ngành thủy sản của tỉnh Quảng Trị ........................42
3.1.1. Định hướng chung ...........................................................................................42
3.1.2. Định hướng phát triển đối với từng ngành ......................................................44
3.2. Giải pháp phát triển ngành thủy sản .............................................................45

3.2.1. Hoạt động khai thác thủy sản ..........................................................................45
3.2.2. Hoạt động nuôi trồng ......................................................................................46
3.2.3. Hoạt động chế biến thủy sản ...........................................................................47
3.2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................................47
3.2.5. Về tổ chức chỉ đạo của thành phố, các huyện,thị xã .......................................48
3.2.6. Giải pháp về tổ chức chỉ đạo của các ngành chức năng..................................48
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................50
1. Kết luận .................................................................................................................50
2. Kiến nghị ...............................................................................................................51
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................52
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TS

: thuỷ sản

KTTS
NTTS
CBTS

: khai thác thủy sản
: nuôi trồng thủy sản
: chế biến thủy sản

CSCB
CSVCKT

: cơ sở chế biến

: cơ sở vật chất kỹ thuật

CSHT
KT – XH

: cơ sở hạ tầng
: kinh tế - xã hội

NN & PTNT

: nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVNL
TP

: bảo vệ nguồn lợi
: thành phố

TX
KHKT
KHCN

: thị xã
: khoa học kỹ thuật
: khoa học công nghệ

Q

: lưu lượng nước



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng tàu thuyền KTTS tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005 – 2012 .........21
Bảng 2.2: Tổng cơng suất và cơng suất bình qn của các tàu thuyền khai thác giai
đoạn 2005 – 2012 ....................................................................................22
Bảng 2.3: Tổng hợp số lượng tàu thuyền phân theo công suất và địa phương
năm 2012 .................................................................................................22
Bảng 2.4: Sản lượng KTTS tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005 – 2012 .........................26
Bảng 2.5: Diện tích NTTS tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2012 ...........................27
Bảng 2.6: Diện tích NTTS tỉnh Quảng Trị phân theo địa phương giai đoạn
2006 – 2012 .............................................................................................29
Bảng 2.7: Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2006 - 2012 ..............................................................................................30
Bảng 2.8: Diện tích NTTS nước lợ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2012 .............31
Bảng 2.9: Sản lượng NTTS tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2012 .........................34
Bảng 2.10: Sản lượng các loài NTTS nước lợ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2012....35
Bảng 2.11: Diện tích, sản lượng và năng suất ni trồng thủy sản tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2006 – 2012 .............................................................................36
Bảng 2.12: Sản phẩm thủy sản chế biến của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2012 38
Bảng 3.1: Mục tiêu quy hoạch ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 ........44


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng về sản lượng khai thác cá, tôm và các ........26
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện diện tích NTTS tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2012.28
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện diện tích NTTS tỉnh Quảng Trị phân theo địa phương
trong năm 2012 .........................................................................................29
Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2006 – 2012 ......................................................................................34
Hình 2.11: Biểu đồ thể hiện về tốc độ tăng diện tích, sản lượng và năng suất nuôi

trồng thủy sản tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2012 ..............................36


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.3: Tàu đánh cá có cơng suất lớn huyện Triệu Phong ....................................23
Hình 2.4: Ngư dân huyện Vĩnh Linh giăng lưới đánh bắt cá ....................................23
Hình 2.8: Hồ ni cá tại xã Gio Việt, Huyện Gio Linh.

...............................30

Hình 2.9: Nông dân xã Vĩnh Thái thu hoạch cá trắm ...............................................30
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đường bờ biển của nước ta trải dài trên 3260 km. Đặc điểm này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành tổng hợp kinh tế biển, trong đó có
ngành thuỷ sản.Trong nhiều năm qua, Việt Nam là một trong các nước có sản lượng
ni trồng và khai thác thuỷ sản lớn của thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của đất nước.
Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, với đường bờ biển 75km và một
ngư trường rộng lớn trên 8.400 km2, đồng thời có nhiều sơng, hồ, đất thấp trũng, vì
vậy có tiềm năng để khai thác và phát triển nuôi thuỷ sản các loại. Trong những
năm qua người dân tỉnh Quảng Trị đã tích cực trạng bị các loại tàu thuyền, công cụ,
nâng công suất tàu đánh bắt để phục vụ cho khai thác thủy sản. Để phát triển nuôi
trồng thủy sản, người dân cũng đã chuyển đổi diện tích đất hoang hoá, đất lúa, đất
màu kém hiệu quả sang các mơ hình ni chun cá, ni tơm và một số loại thuỷ
sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, địa phương cũng hiện đại hóa

các trang thiết bị, máy móc chế biến thủy sản nâng cao chất lượng sản phẩm, phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của nhân dân và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Nhờ sự cố gắng nỗ lực, trong những năm qua ngành thuỷ sản đã có những
bước tiến đáng kể: đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm
cho nhân dân. Tuy nhiên, sự phát triển ngành thuỷ sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn một
số tồn tại: cơ sở vật chất đầu tư còn hạn chế, một số vùng chưa có hệ thống xử lí
nước thải, cấp nước mặn, trình độ lao động chưa cao. Chính những điều này đã ảnh
hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của ngành thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi quyết định chọn đề tài:
“Thực trạng và giải pháp phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Trị” làm
khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu thực trạng ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất các giải pháp phát triển ngành thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp các cơ sở về vấn đề lí luận chung về ngành thuỷ sản tỉnh Quảng
Trị.

1


-

Nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển ngành thuỷ sản trên địa bàn tỉnh
để tìm ra vấn đề cần giải quyết.

-

Đề xuất một số giải pháp phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Trị.


3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Quảng Trị.
- Nội dung nghiên cứu: thực trạng và giải pháp phát triển ngành thuỷ sản.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế chính trong cơ cấu ngành
nơng nghiệp của tỉnh Quảng Trị, sự phát triển của ngành là mối quan tâm lớn của
tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít các cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện về
thực trạng phát triển của ngành trong từng giai đoạn cụ thể mà chủ yếu là các báo
cáo đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của ngành trong từng năm, từng giai đoạn
do Sở NN & PTNT và Chi cục khai thác và BVNL thủy sản tỉnh Quảng Trị tổng
kết về một khía cạnh nhỏ của ngành thủy sản…Vì vậy, đề tài “Thực trạng và giải
pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị” sẽ cho ta thấy một cách toàn diện
về sự phát triển của ngành và những định hướng, giải pháp thúc đẩy ngành thủy
sản tỉnh Quảng Trị phát triển.
Sau đây là một số tài liệu có liên quan đến đề tài:
+ Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp, Sở NN & PTNT, năm 2013.
+ Báo cáo tình hình NTTS năm 2012. Chi cục khai thác và BVNL thủy sản
tỉnh Quảng Trị, năm 2013.
+ Chính sách phát triển NTTS năm 2012. Chi cục khai thác và BVNL thủy
sản tỉnh Quảng Trị, năm 2013.
+ Kết quả NTTS giai đoạn 2006 – 2011. Chi cục khai thác và BVNL thủy
sản tỉnh Quảng Trị, năm 2013.
+ Báo cáo tổng kết công tác thủy sản năm 2012. Chi cục khai thác và BVNL
thủy sản tỉnh Quảng Trị, năm 2013.
+ Đề án quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020. Sở NN &
PTNT tỉnh Quảng Trị, năm 2011.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống

- Quan điểm này giúp xem xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều
mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái vận động và phát triển, việc phân tích

2


những điều kiện nhất định để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng.
- Khi tìm hiểu về thực trạng của ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Trị và giải pháp
thì chúng ta phải đặt nó trong hệ thống ngành thuỷ sản Việt Nam.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
- Được vận dụng để phát hiện các cấu trúc bên trong và động lực phát triển
của nó, đặc biệt là cảnh quan tự nhiên rồi sau đó đến cảnh quan văn hóa, các hình
thái KT – XH ở một địa phương.
- Theo quan điểm này thì bất kì một ngành kinh tế nào muốn phát triển đều
phải chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó có các nhân tố tự nhiên và nhân tố
KT – XH. Ngành TS cũng chịu sự tác động của các nhân tố trên và được cấu thành
từ sự phát triển tổng hợp của các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến.
5.1.3. Quan điểm sinh thái
Ngành thuỷ sản chịu sự tác động tự nhiên, vì vậy trong đề tài này cần chú ý
đến các nhân tố về tự nhiên: vị trí địa lí, khí hậu, tài nguyên biển
5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Đối với đề tài này, quan điểm lịch sử - viễn cảnh được thể hiện: khi tìm hiểu
thực trạng phát triển ngành thuỷ sản thì chúng ta cần phải phát hiện được sự nảy
sinh, phát triển của ngành trong thời gian nhất là giai đoạn 2005 – 2012 và không
gian cụ thể là tỉnh Quảng Trị.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập, xử lí, phân tích và tổng hợp
- Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, cần thu thập các số liệu, tài liệu của
nhiều cơ quan, ban ngành có liên quan. Sau đó tiến hành xử lí số liệu, tài liệu để
đảm bảo thống nhất về nguồn số liệu.

5.2.2. Phƣơng pháp thực địa
Để hình thành đề tài này, cần đi thực địa quan sát, tìm hiểu, thu thập tài liệu
nghiên cứu thực tế những hoạt động của ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Trị và các hình
ảnh minh họa nhằm tăng thêm tính thuyết phục, tính thực tiễn của đề tài.
5.2.3. Phƣơng pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp truyền thống của khoa học địa lí, phương pháp này được vận
dụng trong tất cả các khâu: phân tích xử lí số liệu, lựa chọn phương pháp biểu hiện,
thành lập biểu đồ, so sánh đối chiếu, phân tích đánh giá các biểu đồ để xác định sự
phân bố, những biến động của các đối tượng nghiên cứu.
6. Bố cục của đề tài

3


- Mở đầu
- Nội dung
+ Chương 1: Cơ sở lí luận chung về ngành thủy sản
+ Chương 2: Thực trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2005 – 2012
+ Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị đến
năm 2020.
- Kết luận

4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN
1.1. Vị trí, vai trị của ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế

Thuỷ sản là ngành đóng vai trò quan trọng nhất định đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân, được thể
hiện cụ thể:
 Cung cấp nguồn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của con người
Các loại thuỷ sản bao gồm cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn tham gia vào
bữa ăn hàng ngày của con người với nguồn thực phẩm có chất lượng cao về giá trị
dinh dưỡng. Nguồn đạm bổ dưỡng cho con người trong các loại thuỷ sản như tôm,
cua, cá, mực…giúp dễ tiêu hoá. Đặc biệt là cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp
thụ và có lợi cho sức khoẻ con người như iốt, mangan, photpho…
Cá và sản phẩm thuỷ sản là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với người Việt
Nam. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người hằng năm đã tăng từ 11,8 kg
(năm 1993) lên 13,5 kg (1995) và hiện nay tăng lên 19 kg.
 Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Ngành thuỷ sản phát triển cung cấp nguyên liệu phong phú cho ngành cơng
nghiệp chế biến thực phẩm. Góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận
lao động ở nông thôn, đặc biệt là dân cư vùng ven biển. Trong những năm qua,
ngành thuỷ sản nước ta đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động đem lại cuộc sống
ổn định hơn cho ngư dân.
 Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế
Ngành thuỷ sản phát triển cịn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác như
cơng nghiệp đóng tàu, cơng nghiệp cơ khí – chế tạo máy để cung cấp tàu thuyền ,
máy móc, trang thiết bị cho ngành. Bên cạnh đó, nó cịn thúc đẩy ngành cơng
nghiệp chế biến, hoạt động xuất – nhập khẩu…phát triển.
 Góp phần khai thác các lợi thế về tài nguyên
Nguồn tài nguyên sinh vật trên sơng, biển rất dồi dào…và có khả năng phục
hồi. Vì vậy việc phát triển ngành thuỷ sản góp phần khai thác lợi thế tài nguyên của
đất nước, địa phương giáp biển, có nhiều sơng, hồ…nhằm thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của địa phương, quốc gia. Tuy nhiên việc phát triển của ngành thuỷ sản phải
đảm bảo được việc cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.


5


1.2. Khái quát về ngành thuỷ sản
Ngành thuỷ sản bao gồm các hoạt động khai thác, nuôi trồng, và hoạt động
chế biến thuỷ sản cũng là một lĩnh vực trong kinh tế thuỷ sản. Thuỷ sản là một
ngành truyền thống của các nước có tiềm năng. Đối với những nước giáp biển hay
có nhiều sơng, hồ…mới có điều kiện phát triển mạnh ngành này. Hiện việc phát
triển ngành thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên việc phát triển các
hoạt động thuỷ sản phải đảm bảo được việc bảo vệ nguồn lợi hải sản, bảo vệ nguồn
tài nguyên và môi trường.
1.2.1. Khai thác thuỷ hải sản
Là hoạt động khai thác các nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, ao hồ, đầm,
phá…bằng các phương tiện khai thác nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho con
người và phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Khai thác thuỷ sản bao gồm khai thác hải sản (khai thác trên biển) và khai thác
thuỷ sản nội địa (trên sông, hồ, đầm..). Đối với lĩnh vực khai thác trên biển tuỳ theo
phạm vi khai thác mà phân ra khai thác ven bờ hay xa bờ. Đối với hoạt động khai
thác thuỷ sản phải tuân theo các nguyên tắc quy định của Luật Thuỷ sản và các Quy
định pháp luật có liên quan, khai thác đảm bảo khơng làm cạn kiệt nguồn hải sản,
tuân theo các quy định về đảm bảo an toàn cho ngư dân, sản lượng khai thác hàng
năm, theo mùa vụ, chủng loại các loại thuỷ sản được phép khai thác, kích cỡ, vùng
khai thác…Phương tiện trang thiết bị đánh bắt phải được trang bị đầy đủ phục vụ
tốt cho việc khai thác.
1.2.2. Nuôi trồng thuỷ sản
Là hoạt động sử dụng diện tích mặt nước ven biển, trên sông, hồ, ao, đầm…để
nuôi trồng các loại thuỷ sản nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản đã được chú trọng phát triển. Để đạt
được hiệu quả cao trong ni trồng thuỷ sản thì cần phải đảm bảo các u cầu về kĩ
thuật ni trồng.

- Diện tích mặt nước: đây là yêu cầu đầu tiên, muốn tiến hành nuôi trồng thì
diện tích mặt nước phải đảm bảo các u cầu về kĩ thuật như độ sâu, độ mặn, độ
chua, khả năng cấp – thoát nước.
- Giống thả: các giống được nuôi thả phù hợp với môi trường nước, phải đạt
tiêu chuẩn về kích cỡ, đảm bảo yêu cầu về kiểm dịch con giống, chất lượng nguồn
giống.

6


- Phịng chống dịch bệnh: để hoạt động ni trồng thuỷ sản đạt kết quả cao thì
cơng tác phịng chống dịch bệnh là hết sức quan trọng, các loại thuỷ sản nuôi trồng
rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống cũng nhưc các điều kiện khác.
Nếu môi trường nước mặn hoặc chua quá tiêu chuẩn quy định đều gây ra những
thiệt hại lớn trong sản xuất. Ngoài ra ô nhiễm môi trường, thay đổi môi trường sống
đột ngột…cũng là những nhân tố gây ra dịch bệnh cho các loại thuỷ sản. Nếu cơng
tác phịng chống dịch bệnh không kịp thời và sâu sát sẽ gây ra những thiệt hại rất
lớn trong nuôi trồng.
- Kỹ thuật nuôi trồng: là nhân tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả
sản xuất. Muốn nuôi trồng đạt kết quả cao thì phải đảm bảo các u cầu về kỹ thuật
ni trồng như cải tạo ao, đồng, nguồn thức ăn phù hợp, đúng liều lượng, môi
trường nước phù hợp với từng lồi, cấp thốt nước tốt…
Ni trồng thuỷ sản góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất
nước nói chung và các địa phương có tiềm năng phát triển nói riêng. Tuy nhiên việc
phát triển của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phải đi đôi vớiviệc bảo vệ mơi trường
sin thái. Hai vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau, mơi trường góp phần nâng
cao hiệu quả trong nuôi trồng, đồng thời hoạt động ni trồng phát triển đúng
hướng sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.3. Chế biến thuỷ sản
Là hoạt động sử dụng các nguồn thuỷ sản đã thu hoạch được từ khai thác và

nuôi trồng để tạo ra nguồn thực phẩm có thể bảo quản được lâu và đảm bảo an tồn
vệ sinh.
Vì sản phẩm của hoạt động đánh bắt và nuôi trồng là cơ thể sống không thể sử
dụng trực tiếp và khơng đảm bảo được độ an tồn của thực phẩm trong một thời
gian dài, thời hạn sử dụng rất ngắn. Vì vậy chế biến thuỷ sản sẽ tạo ra nguồn thực
phẩm tươi ngon hoặc khô, đảm bảo dinh dưỡng và bảo quản được lâu hơn khi vận
chuyển và tiêu thụ ở xa. Chính vì thế, hoạt động kinh tế này ngày càng được đầu tư
và phát triển mạnh.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động khai thác, ni trồng và chế biến
thuỷ sản
1.3.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đặc trưng lớn nhất của ngành thuỷ sản là phát triển phụ thuộc chủ yếu vào
điều kiện tự nhiên kể cả đánh bắt và ni trồng. Vì vậy vấn đề cần quan tâm ở đây
là tìm hiểu được các đặc điểm về điều kiện tự nhiên của từng vùng, theo dõi diễn

7


biến chặt chẽ của các hiện tượng thời tiết, khí hậu…để có thể nắm được tiềm năng,
thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từ đó bố trí khai thác các tiềm năng phát
triển ngành thuỷ sản một cách hợp lí, khoa học nhất. Đồng thời cịn hạn chế được
những tổn thất do điều kiện tự nhiên gây ra.
a. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí nhìn chung quyết định sự có mặt của ngành thuỷ sản. Thơng
thường những quốc gia có vị trí giáp biển, có hệ thống sơng ngòi hồ đầm lớn là
những quốc gia phát triển mạnh ngành này, đặc biệt là những quốc gia có điều kiện
thuận lợi về điều kiện tự nhiên.
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương với 3 mặt giáp biển, lại có vị trí kéo
dài trên nhiều vĩ độ với lãnh thổ hẹp ngang. Vùng biển nước ta rộng lớn (trên 1 triệu
km2), đường bờ biển dài với nhiều vũng vịnh, đầm phá, nhiều khu vực kín gió…là

điều kiện thuận lợi cho cả hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
 Khí hậu, thời tiết
Vì đối tượng lao động của ngành chính là cơ thể sống, vì vậy điều kiện khí hậu
- thời tiết có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của ngành. Ở các nước có vị trí
thuận lợi và điều kiện khí hậu thích hợp thì ngành thuỷ sản rất phát triển.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hố theo mùa,
các chỉ số khí hậu là: nhiệt độ trung bình 22 – 270C, tổng nhiệt độ trung bình năm >
95000C, độ ẩm cao > 80%, số giờ nắng nhiều > 1500h, lượng mưa trung bình từ
1400 – 2000mm.
Với những đặc điểm như vậy là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của các
loài thuỷ sản.
 Mạng lưới thuỷ văn
Sự phân bố của mạng lưới sơng ngịi, ao hồ là mơi trường sống cho các lồi
thuỷ sản. Ở những vùng có mạng lưới sơng hồ dày đặc là điều kiện để phát triển các
loài thuỷ sản.
Sự phân bố của mạng lưới sơng ngịi, ao hồ là mơi trường sống cho các lồi
thuỷ sản. Ở những vùng có mạng lưới sơng hồ dày đặc là điều kiện để phát triển
ngành thuỷ sản cả về nuôi trồng và đánh bắt.
Ở nước ta với mạng lưới sơng ngịi dày đặc: 2360 con sơng với độ dài 10 km
trở lên, chảy trên nhiều vùng đồng bằng, cùng với hệ thống ao đầm, các ô trũng
nhiều là lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản nước ngọt và nước lợ. Cả nước đã sử

8


dụng 850.000 ha diện tích mặt nước để NTTS. Điển hình của nước ta là vùng đồng
bằng sơng Cửu Long. Đây là vùng có mạng lưới sơng ngịi lớn nhất nước ta và là
vùng đứng đầu cả nước về phát triển kinh tế thuỷ sản.


 Tài nguyên biển
Biển là tài ngun có vai trị quan trọng to lớn đối với sự phát triển ngành thuỷ
sản của mỗi quốc gia. Những nước có ngành thuỷ sản phát triển mạnh đều là những
quốc gia giáp biển với nguồn tài nguyên biển phong phú. Biển chính là ngư trường
đánh bắt của hoạt động khai thác hải sản. Đồng thời địa hình vùng ven biển cịn tạo
điều kiện phát triển hoạt động ni trồng thuỷ sản.
Nước ta với vùng biển rộng lớn > 1 triệu km2, tài nguyên sinh vật biển phong
phú, có hệ sinh vật biển đa dạng về chủng loại và có nhiều lồi hải sản q hiếm và
có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản 3,9 – 4 triệu tấn. Biển nước ta có
khoảng 2000 lồi cá, trong đó có khoảng 100 lồi có giá trị kinh tế; 1647 lồi giáp
xác, trong đó có hơn 100 lồi tơm và nhiều lồi có giá trị xuất khẩu cao; nhuyễn thể
có hơn 2.500 lồi; rong biển hơn 600 lồi. Ngồi ra cịn có nhiều đặc sản như: hải
sâm, bào ngư, sị, điệp…Nước ta có 4 ngư trường lớn đó là: Hải Phịng – Quảng
Ninh, Trường Sa – Hồng Sa, Ninh thuận – Bình Thuận – Bà rịa – Vũng Tàu, Cà
Mau – Kiên Giang. Đường bờ biển nước ta dài 3260 km, dọc bờ biển có nhiều bãi
triều, đầm phá, các cánh đồng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho NTTS
nước lợ. Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều hải sản có giá trị
kinh tế. Bờ biển khúc khuỷu, vũng vịnh, nhiều đầm phá lại có hệ thống đảo ven bờ
khá lớn tạo ra nhiều khu vực kín gió, mơi trường nước ổn định, ít sóng lớn là điều
kiện thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, đồng thời đây cũng là
điều kiện xây dựng các cảng cá phục vụ cho đánh bắt và nuôi trồng.
Tuy nhiên khó khăn lớn đối với ngành thuỷ sản đó là nước ta nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là chịu
tác động manh mẽ của các cơn bão lớn. Hằng năm có nhiều cơn bão đổ bộ vào
vùng biển nước ta đã gây ra những thiệt hại lớn về người và của trong các hoạt động
kinh tế nói chung nhất là ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên biển.
1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Có vai trò nhất định trong sự phát triển của ngành thuỷ sản.
a. Dân cư, lao động và truyền thống kinh nghiệm, sản xuất
Dân cư nguồn lao động là nhân tố quyết định cho sự phát triển các hoạt động

kinh tế. Đối với ngành thuỷ sản là nguồn cung cấp lao độngu dồi dào phục vụ cho

9


việc khai thác các điều kiện tự nhiên đồng thời góp phần sử dụng hợp lí, có hiệu quả
các nguồn lợi tự nhiên. Ngành thuỷ sản là ngành cần nhiều lao động, đặc biệt là
hoạt động khai thác.
Nhìn chung lao động phục vụ trong ngành thuỷ sản tuy đông nhưng chất lượng
lao động chưa cao. Lao động phần lớn là lao động thủ công, hoạt động trong ngành
chủ yếu dựa vào lợi thế về truyền thống, kinh nghiệm lâu đời, trình độ văn hố cịn
thấp.
Ở nước ta với dân số gần 90,5 triệu người (năm 2014), trong đó số người trong
độ tuổi lao động là 54,4 triệu người, đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ trong
các ngành kinh tế đặc biệt là ngành thuỷ sản. Người nông dân nói chung và nơng
dân vùng ven biển nói riêng có nhiều kinh nghiệm lâu đời trong việc đánh bắt và
nuôi trồng thuỷ sản và đây chính là nghề đem lại nguồn thu nhập chính cho họ. Tuy
vậy, dân cư vùng ven biển nước ta nhìn chung trình độ văn hố chưa cao nên việc
đánh bắt,ni trồng cịn mang tính chất thủ cơng, chưa áp dụng phổ biến trình độ kỹ
thuật vào sản xuất nên năng suất lao động chưa cao. Vì vậy việc đào tạo trình độ
chun mơn cao phục vụ cho ngành này có ý nghĩa rất to lớn.
b. Vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật
Vốn có vai trị quan trọng đến sự phát triển của ngành. Có vốn mới có điều
kiện để đầu tư vào sản xuất đồng thời quyết định đến vấn đề tái sản xuất mở rộng.
CSVCKT góp phần quyết định đến năng suất lao động trong ngành thuỷ sản.
Đối với hoạt động đánh bắt, CSVCKT cung cấp các phương tiện đánh bắt, các tàu
thuyền, thiết bị thăm dò, thiết bị định vị, bảo quản sản phẩm sau đánh bắt xa
bờ…cũng như việc xây dựng hệ thống các cảng cá. Đối với hoạt động nuôi trồng,
CSVCKT góp phần cung ứng tốt về giống có chất lượng cao, kỹ thuật ni trồng,
nguồn thức ăn, thuốc phịng chống dịch bệnh…

Ở nước ta, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, CSVC vào sản xuất của ngành
thuỷ sản đang còn nhiều yếu kém và hạn chế. Tuy nhiên trong những năm gần đây
vấn đề này ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và phổ biến rộng rãi ở các
địa phương nhằm nâng cao năng suất nuôi trồng đánh bắt, đồng thời cịn góp phần
bảo vệ mơi trường sinh thái.
c. Đường lối, chính sách phát triển ngành thuỷ sản
Đường lối chính sách có vai trị nhất định, nó góp phần tạo thuận lợi hay gây
khó khăn cho sự phát triển của ngành.

10


Đánh giá đúng tiềm năng của ngành thuỷ sản, trong những năm qua nước ta đã
có nhiều đường lối, chủ trương phát triển kinh tế thuỷ sản để khai thác tiềm năng
vốn có của đất nước. Đảng và nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2001 – 2010 đã khẳng định: “Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành ngành kinh
tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vưc”. Ngày 26/11/2003, Nhà nước đã ban
hành Luật Thuỷ sản và các văn bản có liên quan và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
1/7/2014. Ngày 13/02/2012, Thủ tướng chính phủ ra quyết định về việc phê duyệt
Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020. Bên cạnh đó,
nhà nước cịn ban hành các cơ chế chính sách như: chính sách vay vốn, chính sách
thuế, chính sách khuyến ngư…nhằm khuyến khích ngư dân tích cực, đẩy mạnh
tham gia sản xuất.
Đồng thời, Nhà nước đã ban hành các quyết định để ngư dân sản xuất cũng
như các quyết định phát triển khai thác thuỷ sản theo hướng bền vững. Nhà nước đã
tăng cường đầu tư vốn, CSVCKT, mở rộng thị trường xuất khẩu…để tạo điều kiện
phát triển ngành thuỷ sản.
Tất cả những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang có tác
động tích cực tới sự phát triển của nghành như góp phần khuyến khích ngư dân tích
cực, mạnh dạn sản xuất tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển

mạnh, nghề cá ngày càng được chú trọng, khai thác gắn liền với việc bảo vệ nguồn
lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.
d. Thị trường tiêu thụ
Bất kỳ một ngành kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có thị
trường tiêu thụ rộng lớn, ngành thuỷ sản cũng khơng nằm ngồi quy luật chung đó.
Với dân số nước ta năm 2014 là gần 90,5 triệu người, đây là thị trường nội địa rộng
lớn để tiêu thụ các sản phẩm của ngành thuỷ sản. Đối với nhân dân ta từ xưa đến
nay, các loại thực phẩm từ thuỷ sản như cá, tôm,…không thể thiếu trong bữa ăn
hàng ngày. Đồng thời cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới, hoạt động xuất - nhập khẩu của nước ta ngày càng được mở rộng tới nhiều
quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Chính vì vậy trong những năm gần đây, các mặt
hàng thuỷ sản nước ta đã thâm nhập vào các thị trường lớn: Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật
Bản…và nhu cầu ngày một tăng.

11


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN
TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2005 - 2012
2.1. Các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển ngành
thủy sản tỉnh Quảng Trị
2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a . Vị trí địa lí
Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ. Toạ độ địa lý của tỉnh từ 16018' đến
17010' vĩ độ Bắc và 106032' đến 107034' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy
(tỉnh Quảng Bình). Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới (tỉnh Thừa Thiên
Huế). Phía Đơng giáp biển Đơng. Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước
CHDCND Lào (với khoảng 206 km đường biên giới).
Tồn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 4.739,82 km2 với 10 đơn vị hành chính, bao

gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 8 huyện (Hướng Hóa, Đa Krơng, Cam
Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ). Thành phố
Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh.
Nằm trên địa bàn tỉnh có các trục giao thơng quốc tế, quốc gia chạy qua gồm:
(quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam), có Quốc lộ 9 nối liền VN,
Lào, Thái lan, Myanma trên tuyến EWEC qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu
quốc gia La Lay,... có 75 km bờ biển cùng với 2 cảng Cửa Việt, Mỹ Thủy. Đây là điều
kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị; hợp tác phát
triển kinh tế với các địa phương trong cả nước và quốc tế, đặc biệt là với nước bạn
Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanma...
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
 Khí hậu
Nằm phần lớn bên sườn đơng dãy Trường Sơn, nên tỉnh Quảng Trị có chế độ khí
hậu chủ yếu thể hiện đặc điểm của miền khí hậu Đơng Trường Sơn, một phần lãnh thổ
nhỏ mang đặc điểm của miền khí hậu Tây Trường Sơn.
Mang tính chất khí hậu chung của cả nước là nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên,
do sự phân hóa đơng – tây khá rõ nét tạo nên một mùa hè khơ nóng do có sự hoạt
động của gió phơn Tây Nam, ít mưa và mùa đơng mưa ẩm. Đặc điểm khí hậu được
biểu hiện qua các số liệu cụ thể:
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 230 – 25,50C.

12


13


- Chế độ mưa: lượng mưa bình quân khá cao khoảng từ 2.100 - 2.400 mm
(riêng năm 2005 đạt 3.032 mm).
- Độ ẩm: có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83-84%.

- Nắng: số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ngày
- Tổng số giờ nắng trong năm đạt khoảng 1.600 – 1.800 giờ.
- Gió: chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (từ tháng
5 đến tháng 8) và gió mùa Đơng Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau). Đặc biệt gió
Tây Nam khơ nóng (khơ nóng từ tháng 3 đến tháng 8), trung bình mỗi năm có
khoảng 45 ngày.
- Bão và lũ lụt: Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão.
Mùa bão thường từ tháng 7 đến tháng11 (đặc biệt tập trung từ tháng 8 đến tháng
10).

 Địa hình
Địa hình của tỉnh Quảng Trị khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông, suối và
đồi núi. Với cấu tạo của dãy Trường Sơn địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang
Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao; vùng núi thấp, đồi
gị; vùng đồng bằng; vùng ven biển.
Địa hình đồng bằng: bao gồm đồng bằng thuộc các huyện Triệu Phong, Hải
Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sơng Bến Hải,
Thạch Hãn và Ơ Lâu. Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối
từ 25 – 30m.
Có vùng ven biển khá rộng lớn, nhiều địa phương có địa hình đồng bằng, lại
có các dịng sơng lớn là điều kiện để phát triển ngành thủy sản cả nuôi trồng đánh
bắt thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
 Mạng lưới thủy văn
Quảng Trị có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,91 km/km2,
có rất nhiều ao, hồ, kênh rạch.
Các sông ở Quảng Trị hầu hết đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, các dòng
chảy theo hướng Tây - Đông (trừ các phụ lưu sông Thạch Hãn), chiều dài các sơng
ngắn, lịng hẹp, dốc, nhiều ghềnh thác.
Tồn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ và khoảng 60 phụ lưu, tạo thành 3 hệ thống
sơng chính là hệ thống sơng Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu (Mỹ Chánh).

- Hệ thống sông Bến Hải: bắt nguồn từ sườn Đông Bắc của núi Lư Bư (cao
705 m), chảy qua phía Bắc của tỉnh theo hướng Đông qua các vùng Vu Con, Bến

14


Thao, Xuân Hoà rồi đổ ra biển qua Cửa Tùng. Hệ thống sơng được hình thành do 2
sơng chính là sông Bến Hải và phụ lưu sông Bến Xe. Tổng chiều dài 64,5 km, diện
tích lưu vực 963 km2. Đặc điểm dòng Bến Hải như sau: Qtb = 15 m 3 /s; Qmax =
2.120 m3 /s; Qmin = 2,3 - 2,5 m3 /s.
- Hệ thống sông Thạch Hãn: bắt nguồn từ dãy Ca Kút (biên giới Việt Lào).
Chiều dài sông khoảng 156 km, diện tích tồn lưu vực là 2.660 km 2 (trong đó:
vùng đồng bằng: 11,4%; vùng cồn cát: 4,5%; vùng đồi núi: 84,1%). Hệ thống
sông được hợp thành bởi các nhánh là sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, sông Nhùng,
sông Ái Tử và các phụ lưu. Các sông và các phụ lưu thuộc hệ thống sơng Thạch
Hãn có đặc điểm chung là dòng chảy gấp khúc nhiều đoạn và đổi hướng liên tục.
Độ cao bình quân lưu vực 301 m; độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%; độ rộng
trung bình lưu vực là 36,8 m; mật độ dịng chảy 0,91 km/km 2; hệ số uốn khúc là
3,5. Do vậy thường gây ứ đọng dòng chảy về mùa mưa, mực nước dâng lên
nhanh. Đặc điểm dòng Thạch Hãn như sau: Qtb = 80 m 3/s; Qmax = 8000 m3/s;
Qmin = 8 m3/s.
- Hệ thống sơng Ơ Lâu (Mỹ Chánh): chiều dài khoảng 65km, diện tích lưu vực
816 km2; lưu lượng dịng chảy trung bình năm khoảng 44m3/s; mật độ dịng chảy
chỉ đạt 0,81 km/km2.
Ngồi ra ở phía Tây giáp biên giới Việt – Lào cịn có sơng Xê Pơn, sông Sê
Păng Hiêng và nhiều hồ lớn khác như: hồ Rào Quán, Bảo Đài, La Ngà, Kinh Môn,
Hà Thượng, Trúc Kinh, Nghĩa Hy, Ái Tử... với tổng diện tích mặt nước đạt hàng
trăm km2, dung tích đạt hàng triệu m3 nước.
- Chế độ thuỷ triều của biển Quảng Trị chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều, hầu hết các ngày trong tháng đều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống cách

khoảng trên dưới 6 giờ. Chênh lệch độ cao giữa 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng
khá rõ rệt. Trong thời kỳ nước cường, độ lớn triều ở Cửa Tùng đạt trên 0,4m.
Các hệ thống sơng chính này cùng với ao, hồ, kênh rạch có ý nghĩa to lớn trong
việc phát triển ngành ni trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản trên sông.
 Tài nguyên biển
Quảng Trị là tỉnh ven biển miền Trung, có đường bờ biển dài 75 km, vùng lãnh
hải Quảng Trị khoảng 8.400km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn. Biển Quảng Trị có
đầy đủ các loại hải sản quý như: tôm hùm, mực, cá thu, cá ngừ, cá chim, hải sản,
tảo... có trữ lượng khoảng 60.000 tấn/năm (theo đánh giá của FAO). Khả năng nuôi

15


trồng hải sản ven bờ biển khá lớn, mặt nước lợ các vùng sơng có khả năng ni trồng
tơm sú, tôm he, cua biển, rong câu... Đây là các loại hải sản xuất khẩu tốt.
Ngồi ra ven bờ biển có các bãi cát rộng lớn, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
nước mặn.
c. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển ngành
thủy sản
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của tỉnh có những thuận lợi khá cơ bản: nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, mạng lưới sông suối, ao, hồ, kênh rạch
dày đặc, cùng với đường bờ biển dài, ngư trường rộng lớn thích hợp cho sự sinh
trưởng các lồi thủy sản, từ đó phát triển các ngành đánh bắt, ni trồng thủy sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thủy văn
của tỉnh Quảng Trị cũng rất phức tạp địi hỏi việc tính tốn thời vụ trong ngành thủy
sản rất nghiêm ngặt nhằm tránh né các hiện tượng thời tiết bất lợi, cực đoan, song
song với việc tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế.
2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
a. Dân cư – lao động và truyền thống kinh nghiệm sản xuất

Dân số toàn tỉnh là 608.142người, dân số khu vực thành thị chiếm 28,02%.
Trên địa bàn tỉnh gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh (chiếm 87,13%) Vân Kiều
(chiếm 10,47%), Pa Cơ (chiếm 2,14%), các dân tộc cịn lại chiếm 0,26%. Đồng bào
dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở hai huyện Đa Krơng, Hướng Hố và một số xã
thuộc các huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ.
Năm 2012, tỉnh Quảng Trị có 330.396 người trong độ tuổi lao động (chiếm
54,3% dân số), trong đó lao động phân bố trong các ngành thủy sản hơn
13.215,84 người, chiếm 4,0%.
Dân số đông với nguồn lao động dồi dào là điều kiện để cung cấp lực lượng
lao động phục vụ cho ngành thủy sản. Đây là ngành cần nhiều lao động, nhất là
hoạt động khai thác.
Quảng Trị là tỉnh ven biển, vì vậy người dân của tỉnh đặc biệt là cư dân
vùng ven sơng, ven biển đã có nhiều kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ trong
việc đánh bắt, ni trồng và chế biến thủy sản. Đó là một điều kiện thuận lợi cho
việc đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh.
Lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản đã giải quyết việc làm,
tăng thêm thu nhập cho hơn 13.000 người trong địa bàn tỉnh.

16


b. Đường lối, chính sách
Nhận thức được vai trị to lớn của ngành thủy sản đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, trong những năm qua tỉnh Quảng Trị đã có những đường lối,
chính sách đúng đắn, kịp thời để phát triển ngành thủy sản. Tỉnh quan tâm mạnh
đến vấn đề vốn, trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật và trình độ khai thác,
cụ thể là những chính sách về đầu tư vốn, CSVCKT và đào tạo chuyên gia.
 Chính sách về đầu tư xây dựng CSVSKT, CSHT
Từ khi có Nghị quyết và đề án phát triển Thủy sản năm 2003, Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh cùng với các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện và xã tích cực

kêu gọi đầu tư và đã có nhiều chính sách cho việc phát triển kinh tế thủy sản,
nhất là việc thực hiện các chính sách đầu tư CSVCKT cho ngành như: đầu tư xây
dựng tụ điểm nghề cá chính của tỉnh tại Cửa Việt và Cửa Tùng. Đối với tụ điểm
nghề cá Cửa Việt thì tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ cảng cá Cửa Việt; khu
neo đậu trú bão và hậu cần nghề cá Cửa Việt; chợ cá Cửa Việt; hệ thống giao
thông trong và liên vùng. Đối với tụ điểm nghề cá Cửa Tùng thì tập trung đầu tư
xây dựng khu neo đậu trú bão và hậu cần nghề cá Cửa Tùng; chợ cá Vĩnh Quang,
hệ thống giao thông trong và liên vùng. Ngồi ra cịn đầu tư xây dựng các điểm
cấp nước; xăng, dầu; sản xuất và cung ứng nước đá; cung ứng vật tư, thiết bị đi
biển, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền…
Bên cạnh đó năm 2005 với kinh phí hỗ trợ hơn 2,348 tỉ đồng từ nguồn vốn
Trung ương hỗ trợ, Sở NN & PTNN tỉnh Quảng Trị đã triển khai hai dự án nuôi
cá nước ngọt và một dự án xây dựng hệ thống ao ươm cá giống tại xã Triệu Sơn,
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra 1,2 tỉ trong số vốn này sẽ được đầu
tư xây dựng đê bao, hệ thống cấp nước chính cho vùng ươm cá giống, kênh lấy
và tiêu nước. Hai dự án nuôi cá nước ngọt, hệ thống ao ươm cá giống và
CSVCKT đã được hồn thành, đóng góp rất lớn trong giải quyết việc làm, ổn
định cuộc sống cho người dân xã Triệu Sơn.
Những chính sách trên đã thực sự thúc đẩy ngành thủy sản có tốc độ phát
triển tốt.
 Về chính sách đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật
Đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật là chính sách quan trọng trong
các đường lối, chính sách phát triển ngành thủy sản, mục đích là nâng cao trình
độ cho ngư dân, từ đó góp phần quan trọng cho sự phát triển ngành của tỉnh về
số lượng và chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, hằng năm Chi cục

17


Khai thác và BVNL thủy sản tỉnh Quảng Trị tiến hành đào tạo thuyền trưởng,

máy trưởng cho các tàu thuyền có cơng suất lớn đáp ứng được sự phát triển của
nghề khai thác thủy sản xa bờ và tuân thủ các quy định của pháp luật về khai
thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
c. Cơ sở hạ tầng
Là tỉnh đang có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua vì vậy CSHT
ngày càng được trang bị tốt hơn.
CSHT của tỉnh rất đa dạng, phong phú. Quảng Trị là tỉnh có giao thơng đa dạng,
bao gồm cả đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển…
Hệ thống giao thông
+ Đường bộ
Giao thông đường bộ gồm 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn 9/10 huyện thị (trừ
huyện đảo Cồn cỏ), với tổng chiều dài 376,7 km, trong đó. Tuyến quốc lộ 1A - là
tuyến giao thông huyết mạch chạy xuyên suốt từ Bắc xuống Nam qua 7/10 huyện,
thành phố, thị xã với chiều dài 75 km, toàn bộ mặt đường được trải bê tông nhựa.
Quốc lộ 9 từ cảng Cửa Việt đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Đường Hồ Chí Minh:
tạo điều kiện cho các vùng sâu vùng xa liên thông với các địa bàn trong tỉnh và các
vùng lân cận.
+ Đường sắt: Có 76 km tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh.
+ Đường thủy: tuyến đường sông chạy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có tổng
chiều dài trên 400 km, trong đó khoảng 300 km đang khai thác, hoạt động vận tải
với 4 sông lớn bao gồm sông Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Bến Hải và sơng Mỹ
Chánh.
+ Cảng sơng: Có 1 cảng sơng trên tuyến sông Hiếu (thuộc Thành phố Đông
Hà) khả năng thơng qua bến 50.000 tấn/năm, loại tàu có trọng tải 200 – 250 tấn.
Ngồi ra cịn có 1 bến thuyền chợ Đông Hà, 1 bến thuyền chợ tại thị xã Quảng Trị.
+ Cảng biển: Cảng Cửa Việt có 2 cầu cảng dài 128 m, dùng cho tàu thuyền
hoạt động vận tải. Cảng Đông Hà do được xây dựng trước năm 1975 nên đến nay đã
bị hư hỏng không sử dụng được, cần được nâng cấp, làm mới. Tỉnh đang dự kiến
đưa vào sử dụng cơng trình cảng và khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ.
+ Cửa khẩu: Quảng Trị có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc gia La

Lay và 4 cửa khẩu phụ Tà Rùng, Cheng, Thanh, Cóc với nước Cộng hịa dân chủ
nhân dân Lào tạo thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa và
phương tiện qua lại trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

18


×