Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch thiền tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 83 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

TRẦN THỊ NGỌC OANH

Tiềm năng và định hướng phát triển du
lịch thiền tại thành phố Đà Nẵng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
5.2. Phương pháp nghiên cứu


5.2.1. Phương pháp logic – phương pháp lịch sử
5.2.2. Phương pháp điền dã
5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
5.2.4. Phương pháp liên ngành
5.2.5. Phương pháp khai thác tư liệu thành văn
6. Đóng góp của đề tài
7. Bố cục đề tài


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch
1.1.2. Thiền
1.1.3. Du lịch thiền
1.2. Những đặc điểm cơ bản và các giá trị của loại hình du lịch thiền
1.2.1. Đặc điểm của loại hình du lịch thiền
1.2.2. Giá trị của loại hình du lịch thiền
1.3. Tình hình hoạt động du lịch thiền trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
1.3.2. Ở Việt Nam
1.4. Tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng
1.4.1. Đặc điểm tổng quan
1.4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.2. Đánh giá tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng
1.4.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.4.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

1.4.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH THIỀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG


4

2.1. Tình hình hoạt động du lịch tại thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Khách du lịch
2.1.2. Doanh thu du lịch
2.1.3. Lao động du lịch
2.2. Tiềm năng du lịch thiền tại thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thiền
2.2.2. Về tài nguyên
2.2.2.1. Tài nguyên mang yếu tố vật thể
2.2.2.2. Tài nguyên mang yếu tố phi vật thể
2.2.3. Về nguồn khách
2.3. Tác động của du lịch thiền đối với thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Kinh tế
2.3.2. Văn hóa
2.3.3. Xã hội
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỀN TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Định hướng phát triển
3.2. Đề xuất giải pháp
3.2.1. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
3.2.2. Sản phẩm
3.2.3. Nhân lực
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC



5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, bên cạnh các loại hình du lịch khám phá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
sinh thái… thì du lịch thiền (Zentourism) đang là loại hình được ưa chuộng tại
nhiều nước.
Du lịch thiền ra đời và trong những năm gần đây đã đem lại nhiều kết quả khả
quan. Các nước châu Á chính là cái nơi của loại hình du lịch này và hàng năm du
lịch thiền đã mang lại doanh thu khá lớn cho ngành cơng nghiệp khơng khói ở các
nước này mà đứng đầu là Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của tổ chức du lịch quốc
gia Nhật Bản cho thấy, doanh thu của du lịch thiền đạt đến 30 tỉ USD/năm. Các
nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã bắt tay vào tổ chức loại hình du
lịch thiền và đã thành cơng. Hiện nay, Trung Quốc đã tổ chức các chương trình du
lịch tham quan, tập võ sinh và tìm hiểu về cuộc sống của các thiền sư Thiếu Lâm.
Tại Thái Lan, những thiền viện lớn hàng năm thu hút hàng triệu du khách đến thực
hành thiền thơng qua chương trình “Thailand Zen tour”. Thái Lan đã thực hiện
thành cơng chương trình này cho nhiều đồn khách Việt Nam do cơng ty du lịch
Fidtour tổ chức.
Việt Nam cũng bắt đầu có những kế hoạch phát triển loại hình du lịch này dựa
vào tiềm năng của mình. Việt Nam có hơn 120 thiền viện, những ngôi chùa nổi
tiếng như chùa Dâu (Bắc Ninh), Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh), Từ Đàm, Thiên
Mụ, Từ Hiếu (Thừa Thiên Huế), Từ Lâm, Giác Lâm (thành phố Hồ Chí Minh),
Viện Bát Nhã (Lâm Đồng)… Những ngơi chùa cổ kính ẩn hiện trong khung cảnh
thiên nhiên thanh tịnh cùng với những thiền viện yên tĩnh là nguồn tài nguyên
phong phú của du lịch thiền. Bên cạnh đó, nước ta cịn có các cơng trình văn hóa,

danh thắng có thể khai thác thiền như Việt Phủ Thanh Chương (Hà Nội), làng Việt
cổ Cố Viên Lầu (Ninh Bình)… Đặc biệt, Việt Nam có rất nhiều loại hình nghệ thuật
chịu ảnh hưởng triết lý thiền như nghệ thuật hội họa, điêu khắc, thưởng thức trà,


6

cắm hoa, bon – sai, nghệ thuật sắp đặt hay các mơn võ dân tộc… những loại hình
này đều là cơ sở để phát triển thành du lịch thiền phục vụ du khách.
Ở thành phố Đà Nẵng có rất nhiều chùa và thiền viện lớn nhỏ. Trong đó, có
những địa điểm có thể khai thác du lịch thiền như hệ thống chùa Linh Ứng (Ngũ
Hành Sơn - Bà Nà - Bãi Bụt), chùa Tam Bảo, chùa Pháp Lâm, Thiền Viện Bồ Đề…
Một số địa điểm này đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng
trong thời gian qua nhưng chưa được khai thác ở góc độ du lịch thiền. Nếu như chùa
Linh Ứng Bãi Bụt được xem là nơi hội tụ khí thiêng đất trời, nơi Bồ Tát đứng ra
cứu khổ cho dân thì các chùa ở Ngũ Hành Sơn ghi đậm dấu ấn thiền của Hòa
Thượng Pháp Nhãn trong ba năm, là quốc tự và di tích Phật giáo, nơi vua nhà
Nguyễn đi thưởng ngoạn. Bên cạnh đó, “chùa Tam Bảo (đường Phan Châu Trinh)
có hai cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề nơi đức Phật đắc đạo” (Võ Hà 2011:41).
Đó là những cơ sở ban đầu mang yếu tố dấu tích để góp phần phát triển thành địa
điểm thiền độc đáo.
Mặt khác, ở thành phố Đà Nẵng có nhiều loại hình mang tính thiền như nghệ
thuật sắp đặt, mỹ nghệ Non Nước, nghệ thuật in tranh thủy mặc và thư pháp trên đá,
nghệ thuật thưởng thức trà, các quán chay… Thực tế các loại hình nghệ thuật này
đang được khai thác khá tốt để phục vụ khách như ở trong khu “Không gian xưa”,
các quán café – trà mang tính thiền, các quán chay, khu spa tại các khách sạn trên
địa bàn thành phố.
Ngồi ra Đà Nẵng cịn có một số địa điểm có thể xây dựng những điểm trong
tuyến du lịch thiền phù hợp như đỉnh núi Sơn Trà, núi Bà Nà hay đỉnh núi Hải Vân:
“có dấu tích chiếc tơ sứ ký kiểu của chúa Nguyễn Phúc Chu trong bài thơ Ải lĩnh

xuân vân” (Võ Hà 2011:42)
Đà Nẵng thực sự có những tiềm năng, lợi thế để tổ chức loại hình du lịch thiền.
Nếu đi theo hướng này thành cơng, khơng những góp phần làm phong phú thêm sản
phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng mà còn là cách bảo tồn và phát huy các di sản
văn hóa truyền thống dân tộc; bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu xây dựng
thành phố Đà Nẵng là thành phố môi trường. Chính vì vậy, chúng tơi mạnh dạn lựa


7

chọn đề tài nghiên cứu “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch thiền tại
thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp cho mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đà Nẵng là một thành phố du lịch. Điều này đã được đông đảo nhà nghiên
cứu, học giả… công nhận qua các bài viết. Hầu như, các tiềm năng để phát triển du
lịch thành phố được nghiên cứu khá kỹ.
Đà Nẵng vốn là vùng đất có vị trí địa lý đặc biệt của Việt Nam. Lịch sử thành
phố đã trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, đồng thời với việc sở hữu
một điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi mà không phải nơi nào cũng có nên việc
nghiên cứu Đà Nẵng để phục vụ cho phát triển du lịch có từ rất sớm. Trong tác
phẩm “Văn hóa xứ Quảng – một góc nhìn”, các nhà nghiên cứu đã xác định:“vào
đầu thế kỉ XX, nhờ những thành tựu tiên tiến nhất của nghệ thuật nhiếp ảnh thời
bấy giờ, bưu thiếp được khuyến khích phát triển mạnh mẽ tại Đơng Dương. Tại Đà
Nẵng, Tồn quyền Đông Dương chủ trương dùng bưu ảnh để giới thiệu Đà Nẵng
như một thành phố “đẹp vào hàng bậc nhất Trung Kỳ”, vùng đất đầy tiềm năng du
lịch” (Võ Văn Hòe 2007:11). Hay như ấn phẩm “Ấn tượng Đà Nẵng” của nhiều tác
giả, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2002 nhận xét về tiềm năng du lịch của thành phố:
“Chẳng cịn nghi ngờ gì nữa về một Đà Nẵng có lợi thế về phát triển du lịch bởi có
nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa có tiếng, lại nằm giữa 3 di sản

văn hóa thế giới và là điểm đến của khách tham quan du lịch trong nước, khu vực
và thế giới” (Nhiều tác giả 2002:28).
Đặc biệt trong những năm gần đây, nghiên cứu Đà Nẵng một cách tổng quan
và nhiều nhất về du lịch phải kể đến đó là các bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí
“Văn hóa du lịch Đà Nẵng” của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành phố.
Các khu, điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng mà theo chúng tơi có khả năng
khai thác du lịch thiền cũng được nhiều học giả, sinh viên quan tâm và nghiên cứu ít
nhiều. Có thể kể đến, đề tài nghiên cứu khoa học “Tiềm năng và giải pháp phát
triển du lịch khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa” của TS. Nguyễn Đình
Lâm, “Bản thảo du lịch Bà Nà – Suối Mơ” của Nguyễn Văn Đến hay “Đánh giá tài


8

nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn
Thị Duyên. “Bút ký Đà Nẵng (1997 - 2010)” của Hội nhà văn Đà Nẵng, nhà xuất
bản Đà Nẵng, 2010 có bài viết của Bùi Công Minh về Bà Nà với “Tiềm năng không
gian” đã nhận xét ở Bà Nà có sự: “thanh thản mát lành của một khơng gian có thể
coi là chốn bồng lai tiên cảnh…Tiếng chuông chùa, khi nghe, người ta không nghĩ
đến cái mõ, cái chuông mà tận hưởng cái ngân vang trong khơng trung, chỉ có trên
cao này mới có. Tự nhiên dấy lên một cảm giác siêu thốt” (Hội nhà văn Đà Nẵng
2010:130). Điểm chung của những bài nghiên cứu này là đánh giá tài nguyên mà
chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên tại Bà Nà để phục vụ cho du lịch, đồng thời bước
đầu đưa ra một số ý kiến đóng góp để khai thác hiệu quả những tài ngun đó.
Các sách, báo, tạp chí có nghiên cứu về khu danh thắng Ngũ Hành Sơn trong
vấn đề phát triển du lịch có khá nhiều như “Ngũ Hành Sơn – vùng văn hóa lịch sử,
văn hóa tâm linh” do nhà nghiên cứu Lê Hoàng Vinh sưu tầm, tập hợp. Đây là
quyển sách gồm những bài tham luận, khảo cứu của những nhà nghiên cứu, những
người làm quản lý của danh thắng Ngũ Hành Sơn và một số bài văn thơ do các bậc
vua chúa, quan lại sáng tác mỗi lần ghé thăm Ngũ Hành Sơn. Hay như cuốn “Đà

Nẵng bước vào thế kỉ 21” (năm 2000) do Ngô Quy Nhơn chủ biên, nhà xuất bản
Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua bài viết “Tài ngun văn hóa và sự
phát triển của du lịch Đà Nẵng” có viết về Ngũ Hành Sơn: “Ngũ Hành Sơn – một
thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng với nhiều hang động thạch nhũ kì vĩ như Hoa
Nghiêm, Lăng Lư, Linh Nham…, những danh lam cổ tự như Tam Thai, Lin h Ứng,
Từ Tâm…Trên đỉnh Thủy Sơn có Vọng Giang Đài, Vọng Hải Đài được xây dựng từ
thời vua Minh Mạng với những “đường lên trời, hang âm phủ” đầy huyền thoại và
hết sức thú vị. Riêng Ngũ Hành Sơn hằng năm có hằng trăm nghìn lượt khách du
lịch trong và ngồi nước đến tham quan, vãn cảnh” (Ngơ Quy Nhơn 2010:240).
Có thể thấy rằng, các tác phẩm kể trên đều có ít nhiều nghiên cứu về những
tiềm năng phát triển du lịch ở Đà Nẵng. Có tác phẩm nghiên cứu một cách tổng thể
về tất cả tài nguyên du lịch (chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên) của Đà Nẵng và đặt
hy vọng vào sự phát triển du lịch của thành phố trong tương lai. Có tác phẩm chỉ


9

nghiên cứu một khu, điểm du lịch nhất định, thường là những điểm du lịch nổi tiếng
để làm nổi bật được tiềm năng, vai trò của điểm du lịch ấy, khu du lịch ấy trong sự
phát triển chung của du lịch thành phố. Như vậy, kết hợp với thực tế đang diễn ra và
qua sự nghiên cứu của các học giả, ta có thể kết luận rằng thành phố Đà Nẵng là
một thành phố du lịch từ rất sớm và hồn tồn có khả năng phát triển mạnh trong
tương lai nhờ những tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên cũng thấy rằng, các tác phẩm trên
và hầu hết các tác phẩm viết về lĩnh vực du lịch của thành phố chưa nghiên cứu giá
trị của tài nguyên du lịch dưới góc độ khai thác để phục vụ cho du lịch thiền. Mặt
khác, ngoài những khu, điểm du lịch nổi tiếng, đã có từ lâu đời thì các khu du lịch
nhỏ, lẻ (chủ yếu là các điểm, khu du lịch sinh thái ở phía Tây, phía Tây Nam thành
phố) chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Với đề tài khóa luận này, chúng tôi
sẽ đi sâu nghiên cứu giá trị khai thác phục vụ du lịch thiền ở tất cả tài nguyên du
lịch, cả tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn, cả những điểm

du lịch nổi tiếng, có từ lâu lẫn những điểm du lịch “mới nổi”, những quán café,
quán ăn mang phong cách thiền, những không gian yên tĩnh…
Riêng việc nghiên cứu về thiền và các tác dụng tích cực của thiền đối với đời
sống của con người hiện nay cũng đang được nghiên cứu rộng rãi. Một số sách tiêu
biểu như “Thiền là gì?” của Hịa thượng Tinh Vân, nhà xuất bản Phương Đông,
năm 2007, “Tham thiền tư cảnh sách văn” của Thanh Lương Thích Thiện Sáng,
năm 2007 hay “Lời thiền trong cuộc sống” của Thích Tụng Khang viết, Đào Văn
Học dịch, năm 2005.
Tuy nhiên, nghiên cứu về loại hình du lịch thiền thì đến nay vẫn cịn rất ít.
Trên trang web của một số báo có viết về loại hình du lịch thiền, đã đưa ra những ví
dụ thành cơng khi áp dụng loại hình du lịch này vào thực tiễn của nhiều nước cũng
như những tiềm năng mà Việt Nam có để phục vụ cho du lịch thiền. Nhưng đó chỉ
là những cái nhìn, tìm hiểu bước đầu về du lịch Thiền chứ chưa đi sâu. Bài viết
“Tiềm năng phát triển du lịch thiền ở thành phố Đà Nẵng” của Võ Hà được đăng
trên tạp chí Văn hóa du lịch Đà Nẵng được nhiều nhà nghiên cứu cũng như lãnh đạo
cấp Sở đánh giá cao về mặt ý tưởng, có sự tìm tịi và hướng đi mới cho du lịch của


10

thành phố; song với số lượng hai trang giấy thì bài viết này cũng mới nêu khái quát
về những tiềm năng ở Đà Nẵng có thể đưa vào khai thác, phục vụ cho du lịch thiền.
Tóm lại, nghiên cứu về du lịch nói chung, về tài nguyên du lịch nói riêng ở Đà
Nẵng mà theo chúng tơi có khả năng khai thác du lịch thiền thì có nhiều nhưng chưa
có tài liệu nào nghiên cứu những tài nguyên đó dưới góc độ phục vụ cho du lịch
thiền sâu, kĩ và có sự liên kết chặt chẽ để thiết lập một chuyến du lịch thiền. Nhưng
cũng cần khẳng định, các bài viết, cơng trình ở trên là cơ sở tiền đề mà chúng tơi có
thể kế thừa để tiến hành nghiên cứu hồn thiện đề tài khóa luận của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm hướng tới một loại hình du lịch mới là
du lịch thiền tại thành phố Đà Nẵng, góp phần đa dạng các loại hình du lịch tại địa
phương này, từ đó đem lại nguồn lợi lớn cho thành phố.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiến hành phân tích, tập hợp các tài nguyên du lịch của thành phố Đà Nẵng có
khả năng phục vụ khai thác du lịch thiền (bao gồm cả về tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn).
Bước đầu đưa ra một số giải pháp để định hướng cho loại hình du lịch thiền có
thể tồn tại và phát triển tại thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các tài nguyên tự nhiên, tài nguyên
nhân văn phù hợp để phục vụ cho loại hình du lịch thiền. Bên cạnh đó là nguồn
nhân lực phục vụ cho loại hình du lịch này.

4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi thành phố Đà Nẵng mà chủ
yếu là các khu, điểm du lịch, chùa chiền, thiền viện, quán cafe - trà, quán ăn mang
tính thiền.


11

Phạm vi thời gian: Đề tài này nghiên cứu thực trạng chung của du lịch thành

phố hiện nay và những định hướng phát triển giai đoạn 2010 – 2020, từ đó nêu bậc
lên những tiềm năng để hình thành loại hình du lịch thiền.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Tài liệu thành văn bao gồm sách, báo, tạp chí.
Tài liệu điền dã bao gồm các văn bản, thơng tin, số liệu trong q trình khảo
sát thực tế tại các khu, điểm du lịch, các quán ăn, quán café – trà mang tính thiền và
qua phiếu thu thập thông tin cá nhân của người dân về “Nhu cầu tham gia du lịch
thiền tại Đà Nẵng”.
Tài liệu mạng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp logic – phương pháp lịch sử
Khi nghiên cứu về đề tài này, ta sẽ tìm được nhiều nguồn tài liệu do phương
Tây biên soạn trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam nói chung, Đà Nẵng
nói riêng nên ta dùng phương pháp này để có cái nhìn khoa học, chính xác hơn.
Hơn nữa, thiền là một trong những pháp môn của Phật giáo nên khi nghiên cứu ta
dùng phương pháp này để tránh những suy nghĩ nghiêng về tôn giáo, để đánh giá sự
vật khách quan hơn.

5.2.2. Phương pháp điền dã
Khảo sát trên thực địa để tìm hiểu, nghiên cứu thực tế hoạt động du lịch diễn
ra như thế nào, có yếu tố nào có thể khai thác cho du lịch thiền từ đó đánh giá đúng
tiềm năng của tài nguyên du lịch.
Mặt khác, tiến hành điều tra xã hội học thông qua phiếu thu thập thông tin cá
nhân về nhu cầu tham gia du lịch thiền tại Đà Nẵng. Sau khi khảo sát, áp dụng phần
mềm SPSS để xử lý và cuối cùng đưa ra những nhận xét khách quan.

5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ



12

Phân tích các bản đồ về tự nhiên, biểu đồ du lịch để bổ sung, đánh giá tình
hình hoạt động của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng và các điểm, tuyến du lịch
hiện tại. Từ đó, thiết lập những điểm, tuyến du lịch thiền.
Ngồi ra, từ những thơng tin thu thập được, sinh viên còn hệ thống qua vài
biểu đồ, bản đồ để góp phần làm sáng tỏ và trực quan hơn những thông tin quan
trọng.

5.2.4. Phương pháp liên ngành
Sử dụng phương pháp này để hỗ trợ cho việc khai thác tài liệu, không chỉ là
tài liệu của ngành du lịch mà cịn có tài liệu của ngành kinh tế, ngành giao thơng
vận tải, ngành văn hóa…

5.2.5. Phương pháp khai thác tư liệu thành văn
Bên cạnh tài liệu có từ quá trình điền dã thì đề tài này sử dụng nhiều tài liệu
thành văn như sách, báo, tạp chí…để nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp này là một
trong những phương pháp rất quan trọng.

6. Đóng góp của đề tài
Đề tài này sau khi được nghiên cứu hoàn chỉnh sẽ cho ra đời một loại hình
du lịch mới tại Đà Nẵng – loại hình du lịch thiền. Sự xuất hiện của loại hình du lịch
này sẽ làm phong phú thêm các loại hình du lịch hiện đang có tại Đà Nẵng, từ đó
thu hút du khách đến Đà Nẵng nhiều hơn.
Hơn nữa, du lịch thiền là loại hình du lịch vừa đem lại sự cân bằng về mặt
trạng thái tinh thần, thư giãn cho con người vừa thân thiện với mơi trường nên chắc
chắn khi ra đời, loại hình du lịch này là một trong những loại hình sẽ phát triển theo
đúng hướng du lịch bền vững.


7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục và tài liệu tham khảo, đề tài “Tiềm
năng và định hướng phát triển du lịch thiền tại thành phố Đà Nẵng” bao gồm
phần nội dung với 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung của đề tài
Chương 2: Tiềm năng du lịch thiền tại thành phố Đà Nẵng


13

Chương 3: Định hướng phát triển du lịch thiền tại thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

1.1.

Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch

Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh,
cuộc dạo chơi. Trong từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, du lịch (tourism) có
nghĩa là đi xa và du lãm.
Theo Pirogiơnic (1985), thuật ngữ du lịch được hiểu là một dạng chuyển cư
đặc biệt bên ngoài nơi cư trú trong thời gian rỗi nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa…
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch là các hoạt động liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

(Luật du lịch Việt Nam 2005:3).
Như vậy, du lịch có thể hiểu là quá trình hoạt động của con người ngồi nơi cư
trú thường xun của mình với mục đích cảm nhận những giá trị vật chất và tinh
thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời
gian nhất định, không nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.2. Thiền
Thiền có nguồn gốc từ Ấn Độ do đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập, có tên là
Thiền Thiên Trúc (Dhyàna) bằng cách áp dụng các phương pháp luyện tập theo Ấn
Độ giáo và tu tập Phật pháp. Sự kết hợp giữa Dhyàna và đạo Lão từ khi sư Bồ Đề
Đạt Ma sang truyền đạo ở Trung Quốc tạo nên Thiền tông Trung Hoa (Ch’an Na).
Khi Ch’an Na được truyền sang đất nước Phù Tang (Nhật Bản) đã kết hợp với Thần


14

đạo (Shinto) tạo ra Zen (thiền Nhật Bản). Ngày nay, Zen trở thành thuật ngữ trong
tiếng Anh của Thiền và ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều mặt đời sống của Nhật Bản.
Thiền được truyền vào Việt Nam từ rất sớm khoảng năm 580 do đệ tử đời thứ
ba của Bồ Đề Đạt Ma đã cho người truyền vào và ở lại Chùa Dâu (Bắc Ninh). Từ
đây Thiền Việt Nam chia thành nhiều dòng nhưng tiêu biểu nhất là Thiền phái Trúc
Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập.
Thiền theo thuật ngữ Hán Việt được phiên âm từ chữ Dhyàna trong tiếng Phạn,
nghĩa là sự tập trung tư duy, chiêm nghiệm. Theo cách phiên âm tiếng Trung Hoa là
Ch’an na là Thiền Na, cịn có cách phiên âm khác là ‘Trì a na’(Tịnh Lự) (tịnh =
định; lự = tuệ), nghĩa là chiêm nghiệm trong tĩnh tâm. Như vậy thiền là một trạng
thái tập trung tinh thần hồn tồn, tập trung trí tuệ để suy nghĩ, suy nghiệm nhằm
tìm chân lí.
Trong thực hành thiền người ta thường thực hiện bằng cách ngồi im lặng (tức
tĩnh tọa). Trạng thái này được gọi bằng nhiều thuật ngữ như tọa thiền, tham thiền,
nhập định, thiền định… Tuy nhiên, từ cổ chí kim, giới tu hành theo đạo Phật từng

sản sinh nhiều dòng thiền còn phản bác cả tọa thiền, ví như quan niệm cho rằng:
“Đạo do tâm ngộ, khỏi tại tọa dã – tức đạo do tâm mà giác ngộ, chứ không phải cứ
ngồi mà được” (Nhiều tác giả 2005:27), hay “Bình thường tâm thị đạo, có nghĩa là
giữ cho tâm bình thường, bình ổn đã là đạo vậy. Nó đảm bảo mang lại cho con
người sự thanh nhẹ thân tâm, cảm giác như xuất hiện sự kỳ diệu, thậm chí như có
phép màu” (Nhiều tác giả 2005:31). Chính vì vậy, trong kĩ thuật luyện thiền có thở,
đi bộ chậm trong tỉnh giác (gọi là thiền hành), nhắc đi nhắc lại những câu thần chú
tiếng Phạn (gọi là thần thiền), thậm chí có cả thiền vũ (múa thiền)... Nói tóm lại,
gốc của Phật là thiền, mà gốc của thiền là tâm. Đã bước vào thế giới thiền, theo nhà
Phật gọi là “vô thủy vô chung”, nhất thiết phải giữ cho tâm trong suốt thì tuệ giác
mới khai mở, khi đó mới đạt thiền.
Thiền có nhiều phương cách khác nhau. Ví dụ:
- Thiền Ấn Độ (ta quen gọi là Yoga). Khởi thủy vốn và thuần là phương cách
tâm linh, nhưng càng ngày nó càng nghiêng nhiều về mục đích thể thao, sức khỏe.


15

- Thiền niệm xứ, vốn là phép tu gốc của thiền, nhằm mở ra con đường giải
thoát, thực sự hướng tới Niết bàn.
- Ở Trung Quốc có thiền Đơng Độ.
- Ở Nhật, thiền được coi như một phép thư giãn, thích hợp với số đơng người,
nhằm tìm kiếm sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Ở nước ta có thiền Trúc Lâm – Yên Tử do vị vua Phật Trần Nhân Tông sáng
lập và khởi dựng theo hướng nhập thế tích cực (gọi là vui đạo giữa đời thường), cốt
trọng ở tu tâm dưỡng tính, trong khi vẫn lo trịn bổn phận cơng dân.

1.1.3. Du lịch thiền
Hiện nay, trong ngành kinh tế du lịch tồn tại rất nhiều loại hình du lịch. Xu thế
cho thấy, càng ngày càng có nhiều loại hình du lịch mới ra đời và nhiều lúc tên gọi

của loại hình du lịch đó chưa làm thỏa đáng được nhiều người. Du lịch thiền là một
trường hợp như vậy.
Xung quanh các ý kiến bàn tán về tên gọi “du lịch thiền”, nổi lên các ý kiến
đáng chú ý sau:
- Đã du lịch thì làm sao thiền được.
- Du lịch thiền và du lịch tâm linh là một, chỉ khác nhau về tên gọi.
Trước tiên, cần phải cơng nhận rằng, tên gọi của loại hình du lịch đóng vai trị
rất quan trọng. Về phía người làm du lịch, xác định đúng và cụ thể tên gọi loại hình
du lịch sẽ giúp họ đề ra những chiến lược kinh doanh hợp lý. Trong đó, quan trọng
nhất là khâu tuyên truyền, quảng cáo, đánh trúng vào nhu cầu của thị trường. Về
phía khách du lịch, tên gọi của loại hình du lịch góp phần thu hút sự chú ý của họ.
Đối tượng khách du lịch rất đa dạng vì vậy nhu cầu cũng rất đa dạng. Đi kèm với
nội dung chương trình du lịch mới, tên gọi loại hình du lịch càng mới lạ sẽ càng
được khách quan tâm khám phá. Hơn nữa, chu kỳ của một loại hình du lịch khơng
dài, bởi vậy du khách biết đến càng sớm, càng nhiều thì hiệu quả kinh doanh đem
lại cho các nhà làm du lịch càng lớn. Vì vậy, có thể tên gọi của một loại hình du lịch
nào đó khơng đáp ứng được một bộ phận người này nhưng lại rất được hiếu kỳ, thỏa
mãn nhu cầu của một bộ phận người khác.


16

Thứ hai, du lịch là ngành mang đặc điểm tổng hịa của nhiều ngành kinh tế, xã
hội. Vì vậy, sản phẩm du lịch được tạo ra cũng đan xen nhiều ngành, nhiều mối
quan hệ khác nhau. Tên gọi của một loại hình du lịch nào đó vì vậy cũng chỉ mang
tính đối, khơng rạch rịi. Đến nay cũng chưa có một cơ quan, ban ngành nào đi sâu,
nghiên cứu về cách gọi tên cũng như có những quy định cụ thể về cách gọi tên các
loại hình du lịch. Trong kinh doanh và các trường học về du lịch, gọi tên một loại
hình du lịch nào đó là với tư cách “học thuật”, chỉ về một loại hình du lịch nhất định
với những đặc trưng vượt trội hơn so với những đặc điểm khác. Mặt khác, thực tế

cho thấy, không ai và không một chuyến du lịch nào thực hiện việc đi du lịch đơn
thuần đúng như tên gọi của loại hình du lịch đó mà có sự kết hợp của nhiều loại
hình du lịch. Ví dụ, khơng ai đi xuyên suốt một chuyến du lịch mà chỉ có mua sắm
(loại hình du lịch mua sắm) hoặc chỉ có chơi thể thao (du lịch thể thao) hết ngày này
qua ngày khác.
Chính vì hai lý do trên, tên gọi của một loại hình du lịch nào đó ra đời chỉ
mang tính chất tương đối, xã hội cần chấp nhận ở một mức độ nhất định. Loại hình
du lịch thiền cũng vậy. Khơng những trong chuyến du lịch thiền sẽ có nhiều sản
phẩm mang tính thiền phục vụ du khách mà cịn có sự kết hợp của nhiều hoạt động,
nhiều sản phẩm du lịch của các loại hình du lịch khác. Lại thêm, du lịch thiền khơng
chỉ có “ngồi – hít – thở”, thực hành thiền mà cịn có nhiều sản phẩm du lịch khác
mang đặc tính thiền như tham quan chùa chiền, tham quan nơi sinh hoạt, ăn ở của
các vị thiền sư, tìm hiểu những giá trị của thiền, thưởng thức trà, leo núi dưỡng sinh,
tham gia các nghệ thuật địi hỏi sự nghiên cứu tỉ mẫn, tập trung… Vì vậy, tên gọi
“du lịch thiền” hồn tồn có cơ sở để tồn tại như là một loại hình du lịch.
Với cơ sở đó và từ khái niệm “thiền”, ta có khái niệm về “du lịch thiền” hay
còn gọi là “Zentoursim” là chương trình du lịch khai thác tốt các giá trị của Thiền
từ đó giúp cho khách tách khỏi những áp lực trong cuộc sống, tâm hồn trở nên
thanh tịnh để sống tốt hơn.
Du lịch thiền có nhiều mặt giống với du lịch tâm linh nhưng không phải là du
lịch tâm linh. Về đối tượng, du lịch tâm linh có đối tượng hướng đến thường là


17

những nơi nghiêng về tôn giáo như thánh đường, thánh địa, nơi tu hành… (của tất
cả các tôn giáo) để du khách cảm thấy được sự giao cảm với những bậc thánh, thần
hoặc quay về với những vùng đất đã gắn với họ một thời để hoài tưởng, suy ngẫm
như thăm lại chiến trường xưa, thăm lại nơi đồng đội an nghỉ. Ngược lại, đối tượng
của du lịch thiền cũng có một phần của tơn giáo nhưng chỉ là những cơ sở thờ tự

của Phật giáo chứ không phải của tất cả tơn giáo. Bởi vì, thiền là một trong 72 mơn
phái của đạo Phật, do Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Du lịch thiền cịn có thể tổ chức ở
những nơi gắn với thiên nhiên, có khí hậu trong lành, yên tĩnh hoặc ở những khu
nghỉ dưỡng, khách sạn. Bên cạnh đó, nhiều mơn nghệ thuật địi hỏi sự tập trung, chú
ý để hướng đến sự tĩnh tâm cũng được khai thác để tổ chức loại hình du lịch này.
Về mục đích, du lịch tâm linh hướng tới sự hoài niệm, chiêm nghiệm cuộc
sống đã trải qua hoặc dựa vào sự cảm nhận linh thiêng, con người có thể trao cho
“một thế giới khác” những thông điệp chứa đựng sự giác ngộ, huyền bí. Ngược lại,
du lịch thiền với sự nhẹ nhàng, khơng huyền bí, là những phút giây để con người
tĩnh tâm, đi du lịch là để trở lại với chính con người của mình. Có thể nói, từ thiền
đến du lịch thiền có một khoảng cách khá xa nên giữa du lịch thiền và du lịch tâm
linh càng khác nhau. Thiền trong giai đoạn khởi nguyên chỉ áp dụng cho những
người tu theo đạo Phật. Song, thiền nhằm mục đích giải phóng con người khỏi sắc
tướng, những cám dỗ, làm chủ được tâm và nhìn thế giới như nó vốn có để hồn
thiện tâm của mình. Xuất phát từ ý nghĩa đó, thiền khơng đơn thuần là một môn
phái của Phật giáo mà trở thành một pháp môn được thực hành sâu rộng để cân
bằng tâm sinh lý, bảo vệ sức khỏe. Giá trị triết lý của thiền được khoa học hiện đại
chứng minh: thiền giúp con người rèn luyện nội tâm, làm chủ cảm xúc, thư giản
tuyệt đối để điều chỉnh ý thức, tập trung vào việc đang làm, đồng thời giúp con
người hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ, hòa hợp hơn với thiên nhiên và con
người. Chính vì vậy, du lịch thiền với việc khai thác tối đa những giá trị của thiền
để hướng tới số đông, đến tất cả những vị khách cần những không gian yên tĩnh để
sự tịnh tâm. Không gian đó có thể là nơi chùa chiền, thiền viện, có thể là những khu


18

du lịch sinh thái với việc gần gũi thiên nhiên, những khu nghỉ dưỡng tại khách sạn
hay nơi có những loại hình nghệ thuật địi hỏi sự tập trung, tỉ mẫn.
Cũng chính vì lý do trên mà du lịch thiền có tính phổ biến, rộng ra tồn thế

giới cịn du lịch tâm linh thường được biết đến ở phương Đông. Phương Đơng
huyền bí, nơi xuất hiện nhiều tơn giáo lớn của thế giới vì vậy những chuyến du lịch
tâm linh nổi tiếng, đặc sắc là ở phương Đông. Ngược lại, du lịch thiền với đặc trưng
là tìm đến những nơi tĩnh lặng để tịnh tâm, giải tỏa căng thẳng thì khơng chỉ ở
những đất nước có nền Phật giáo phát triển như phương Đông mà ngay cả những
đất nước ở châu Mỹ, châu Âu như Mỹ, Anh, Pháp cũng có thể hình thành những
chuyến du lịch thiền như vào những khu nghỉ dưỡng ở khách sạn hay những công
viên cây cảnh, nơi có khí hậu mát mẻ... Thực tế, ở các nước có nền cơng nghiệp
phát triển, áp lực cơng việc cao, nhu cầu xả căng thẳng là rất lớn nên việc thực
hành, tu tập theo thiền rất phổ biến, thậm chí được đưa vào như là một mơn học
trong nhà trường. Như vậy, về quy mơ thì du lịch thiền rộng hơn du lịch tâm linh.

1.2. Đặc điểm và giá trị của loại hình du lịch thiền
1.2.1. Những đặc điểm cơ bản của loại hình du lịch thiền
Thứ nhất, du lịch thiền là loại hình du lịch có sự định hướng về tài nguyên.
Với việc khai thác các giá trị văn hóa mang tính thiền để phục vụ du khách, đòi hỏi
các tài nguyên phải phù hợp triết lý của nhà Phật. Những không gian yên tĩnh mang
đậm phong cách Phật giáo, gắn với thiên nhiên, các hoạt động được tổ chức trong
chuyến du lịch thường có sự tập trung giữa tâm và trí… đó là những cơ sở ban đầu
và nịng cốt để tổ chức loại hình du lịch này.
Thứ hai, lập lại sự cân bằng tâm trạng, thư giãn cho du khách là mục đích cao
nhất của loại hình du lịch thiền. Đi du lịch thiền, khách du lịch sẽ được đưa về với
không gian yên tĩnh, thống đãng, trở lại với bản thể thơng qua việc thực hành theo
thiền, nương theo thiền hoặc được trợ giúp bởi các liệu pháp chữa bệnh giúp mọi
suy tư, xung đột, căng thẳng bị đẩy lùi thay vào đó là thân, tâm của du khách được
yên ổn, thanh nhẹ.


19


Thứ ba, du lịch thiền là du lịch thân thiện với mơi trường. Khơng gian tổ chức
loại hình du lịch này thường gắn với thiên nhiên đẹp, trong lành, thích hợp với khí
hậu mát mẻ. Đối với du lịch nói chung, những nơi này thường là điểm du lịch hấp
dẫn cịn với du lịch thiền nói riêng, thì đây là nơi có thể trở thành những điểm thực
hành thiền rất tuyệt vời. Chính vì vậy, khi du lịch thiền được khai thác đồng nghĩa
với việc các tài nguyên thiên nhiên cảnh quan môi trường được bảo tồn, quy hoạch.
Du lịch thiền được đánh giá là loại hình du lịch của tương lai vì vậy đầu tư, phát
triển loại hình du lịch thiền là hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển du lịch
bền vững.

1.2.2. Giá trị của du lịch thiền đối với du khách
Du lịch Thiền mang lại rất nhiều lợi ích cho du khách. Trong đó, nổi lên những
lợi ích sau:
- Bảo vệ sức khỏe:
Tạo sự cân bằng và ổn định – trước hết là hệ thần kinh, giúp điều hòa tốt các
hoạt động sống – nhất là hệ tim mạch, huyết áp, tuyến nội tiết…, khai thông toàn bộ
hệ kinh lạc, tránh ứ trệ và ách tắc trong các hoạt động chuyển hóa bên trong cơ thể,
làm sạch cả về thể chất lẫn tinh thần con người, nghĩa là giúp cho thân tâm được
bình ổn. Đó là cơ sở của sự sống tốt đẹp.
- Giúp tạo dựng và nuôi dưỡng tinh thần nhân bản:
Đi du lịch Thiền, du khách sẽ có ý thức hướng thiện cao, với nguồn tâm trong
trẻo, vô nhiễm. Thiền giúp con người tự nhìn nhận sâu sắc nhất các giá trị tự thân –
các giá trị bản thể: lòng từ bi, yêu thương, độ lượng… không để cho dục vọng lôi
cuốn, biết tự kiềm chế để giữ nhân cách và thói ứng xử khoan hịa.
- Tự giải thốt:
Tham gia những lớp thiền trong chuyến du lịch Thiền, con người sẽ tạo dựng
khả năng tự chủ bản thân cao độ, điềm tĩnh trước mọi nỗi của đời sống nhân thế, giữ
tâm tính trong sáng và thanh thản. Vì thế, sống trong cõi Thiền, con người ln giữ
được sự tự do và an lạc. Nói đến việc giải thốt thì hàng đầu và cũng là chỗ khó
nhất là giải thốt chính kiến. Đây là chỗ rất dễ vướng mắc, gây ấm ức và tù túng,



20

thậm chí cả những nan giải và bi kịch cho đời sống cá nhân và cộng đồng, nhất là về
tư tưởng và tinh thần. Bởi trên thực tế, con người thường hay tự đề cao chính kiến
của mình, thậm chí dẫn tới thái độ cao ngạo vô lối, với những hệ lụy vốn phức tạp
và khôn lường. Về mặt bản chất, Thiền – trong khi giúp cho con người có được sự
qn bình tâm tính và nhận thức rõ về bản thân mình, cũng chính là để có được cách
sống và hành động phù hợp với quy luật tự nhiên, không áp đặt mà cũng không mặc
cảm, nghĩa là đạt tới giới hạn tự do tinh thần và tôn trọng sự thật – sự thật của chính
mình và các mối quan hệ. Và như thế, đối diện với Thiền và trong Thiền, chỉ có sự
thật và lẽ phải, lẽ tự nhiên thơi – đó là tính tất yếu thuần nhiên của các giá trị hiện
hữu – cả trong vũ trụ và đời sống con người. Với nó – mọi thứ, mọi lẽ trở nên đơn
giản và nhẹ nhàng. Với nó – con người có được nền tảng và mơi trường căn bản cho
một đời sống thanh nhàn và tâm hồn thống đạt. Cuộc sống khi đó, cho dù người
đời vẫn ví là “bể khổ”, là “trần ai”… thì với người đã sống Thiền trở nên đơn mộc.
Nói cách khác, tất cả đều trong trạng thái trong trẻo đến lạ thường và con người
được cất nhẹ mọi nỗi. Không phải ngẫu nhiên mà người ta cịn gọi Thiền chính là
Tâm. Và khi đi du lịch Thiền, khách du lịch sẽ trải nghiệm được những lợi ích như
đã nói.

1.3. Tình hình hoạt động du lịch thiền trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Du lịch thiền đang được phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới. Các nước
Châu Á là nơi sản sinh ra loại hình du lịch này và hoạt động có kết quả, mà đi đầu
có thể kể đến đó là Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Các nước này có những
thiền viện có sức chứa rất lớn, là nơi để du khách hành hương về đây và thực hành
thiền, tìm kiếm sự thanh thản, nhẹ nhàng tinh thần.
Số liệu thống kê của Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản cho thấy, hằng năm

doanh thu của du lịch thiền đạt đến 30 tỷ USD. Du khách đến với du lịch thiền
không chỉ là người bản địa mà còn từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á,
mặc dù giá của các tour này đều đắt hơn so với các chương trình du lịch khác.


21

Các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã tổ chức loại hình du
lịch thiền và đều thành cơng. Hiện nay, Trung Quốc nổi tiếng với chương trình du
lịch tham quan, tập võ sinh và tìm hiểu về cuộc sống của các thiền sư Thiếu Lâm.
Còn tại Thái Lan, những thiền viện lớn mỗi năm thu hút hàng triệu du khách đến
thực hành thiền thơng qua chương trình “Thailand Zen tour”; trong đó, nổi bật là
thiền viện Dhammakaya, tiếng Thái nghĩa là “thế giới tâm linh an lành”, là nơi dành
cho tất cả những ai muốn nghiên cứu về nghệ thuật thiền, tìm sự thư thái, bình an
giữa đời sống thường ngày. Dhammakaya là một trong những thiền viện lớn nhất
thế giới, diện tích trên 40km², gồm 6 thiền đường lớn, mỗi gian có sức chứa
250.000 người. Ngồi thiền đường Cetiya, Dining Hall, thiền viện Dhammakaya
còn 4 gian thiền đường khác cũng quy mơ khơng kém, đó là thiền đường Sapha
Hall, Memorial Hall, Meditation Hall, Meditation Ampitheatre dành cho khách
hành hương khắp nơi đến học và tập thiền.
Ở các nước phương Tây, du lịch thiền không phát triển mạnh bằng phương
Đông (chủ yếu là tổ chức trong các khu spa của khách sạn), song việc tìm hiểu và
chọn lựa thiền định như là một phương pháp tu tập lại diễn ra phổ biến. Thiền định
đã trở thành một phương thuốc kỳ diệu để chữa trị bệnh tật: “Đi đầu trong làn sóng
này lại chính là giới khoa học Mỹ, với những tên tuổi cá nhân và tổ chức danh tiếng
như Hiệp hội Thần kinh học, Viện tâm linh và sự sống, các trường Đại học lớn như
Đại học Massachusettes, Đại học Georgetown, đại học John Hopskin, 29 trường
Đại học Y khoa trên toàn nước Mỹ… Gần đây, người ta đã tổ chức hàng chục cuộc
hội thảo khoa học và đối thoại nghiêm túc với giới thiền học” (Nhiều tác giả
2005:49). Giáo sư tâm lý và tâm thần học Richard Davidson thuộc Viện Đại học

Wisconsin Hoa Kỳ, đồng thời là Giám đốc Trung tâm thí nghiệm đã hồn thành sự
ghi nhận những tín hiệu điện lực và hình ảnh cộng từ, đã cho thấy việc thiền định
đều đặn thực sự làm gia tăng hoạt động ở vùng trước của não bên trái, liên quan đến
quá trình chi phối những cảm xúc tích cực, có lợi cho việc gia tăng sức đề kháng
hiệu quả hơn của hệ miễn dịch. Và ông nói: “Thiền định chắc chắn là cách chuẩn bị
tốt nhất để trở nên công minh và sáng suốt hơn khi quay về thế giới xung quanh ”


22

(Văn Quân 2011:50). Theo đó, ta có thể hiểu, thiền là một phương cách làm mềm
dẻo và nhu nhuyễn các hoạt động của bộ não, tức kiểm soát tốt các hoạt động của lý
trí, tránh những thái quá và bất cập với hệ lụy của dục vọng khơn cùng. Cịn một
nhà giáo dục danh tiếng khác thuộc Bộ giáo dục Hoa Kỳ phát biểu: “để đối đầu với
vấn đề chú tâm và tính khí hung hãn nơi học đường, có thể phải đem thiền định để
giảng dạy cho trẻ em ngay từ các lớp học nhỏ tuổi” (Văn Quân 2011:51). Hơn thế,
nhờ kết quả thực tế đưa thiền vào hệ thống trị liệu y khoa, từ 25 năm qua đã có hàng
chục ngàn người Mỹ thốt khỏi các chứng bệnh đa dạng: tim mạch, huyết áp, tiêu
hóa, mất ngủ, thần kinh… Và hiện nay, Thiền học đã chính thức đưa vào giảng dạy
tại hàng chục trường Đại học Y khoa trên tồn nước Mỹ. Đó là một minh chứng
sống động về sức mạnh thiền.
Tóm lại, trên thế giới hiện nay, nhiều người tìm đến với loại hình du lịch thiền
để thoát khỏi những căng thẳng của đời sống thường ngày, tìm ra được những điều
chân, thiện, mỹ của thế giới và từ đó có thái độ tốt đẹp hơn với cuộc sống, thiên
nhiên và con người. Một số nhà làm du lịch đã tổ chức các chương trình du lịch
khai thác các giá trị tốt đẹp của thiền. Họ gọi các chương trình kiểu này bằng rất
nhiều tên gọi khác nhau: Zen tour hay Zentoursim (tour thiền)... Đây là hình thức tổ
chức cho khách du lịch tham quan vào các hoạt động văn hóa mang đậm tính thiền
thơng qua các hình thức như: Luyện Yoga; tham quan các thiền viện, các cơng trình
kiến trúc thiền; tham gia vào cuộc sống, sinh hoạt giống như các thiền sư; thưởng

thức, chiêm ngưỡng, cảm nhận những nét đặc sắc của các loại hình nghệ thuật thiền
như cắm hoa, trà đạo, bonsai, ngắm hoa, ẩm thực, họa thiền...

1.3.2. Tại Việt Nam
Với bề dày 2.500 năm phát triển của đạo Phật và số Phật tử hiện nay đã lên tới
hơn 10 triệu người, một hệ thống chùa chiền đẹp và đa dạng, Việt Nam có tiềm
năng trở thành điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch thiền.
Theo thống kê, hiện ở Việt Nam có khoảng 120 thiền viện, trong đó có những
ngơi chùa nổi tiếng đã được đưa vào các chương trình du lịch như: chùa Bà Đá,
chùa Trấn Quốc (Hà Nội); Chùa Dâu (Bắc Ninh); Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh


23

Phúc); Bích Động (Ninh Bình); Trúc Lâm n Tử (Quảng Ninh), Từ Đàm, Thiên
Mụ, Từ Hiếu (Thừa Thiên Huế); Từ Ân, Giác Lâm, Giác Viên (Thành phố Hồ Chí
Minh)... Những ngơi chùa cổ kính ẩn hiện trong khung cảnh thiên nhiên thanh tịnh
cùng với những thiền viện yên tĩnh là nguồn tài nguyên phong phú của du lịch
thiền.
Đặc biệt, Việt Nam cũng có rất nhiều loại hình nghệ thuật chịu ảnh hưởng của
triết lý thiền như: nghệ thuật hội họa, điêu khắc; nghệ thuật thưởng trà; nghệ thuật
ẩm thực; nghệ thuật sắp đặt vườn nhà, nội thất; nghệ thuật gốm méo; mơn võ thái
cực trường sinh đạo... Những loại hình nghệ thuật này đều là cơ sở để phát triển
thành du lịch thiền phục vụ du khách.
Hiện nay, nhu cầu tham dự các chương trình du lịch mang tính thiền tại các
nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản... là rất lớn. Trong khi đó, hiện chỉ có
một vài quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… quan tâm phát triển loại
hình du lịch này. Đây chính là một điều kiện rất thuận lợi về nguồn khách quốc tế
đối với Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có nguồn khách nội địa rất lớn cho phát triển du

lịch thiền. Khách du lịch thiền khá đa dạng, bao gồm cả người lớn tuổi, người trẻ
tuổi và không chỉ giới hạn ở giới doanh nhân. Người cao tuổi, người đã nghỉ hưu
thường có nhu cầu tham gia các tour du lịch thiền để vừa kết hợp thăm chùa vừa thư
giãn, tĩnh tâm chữa bệnh. Đối với giới doanh nhân, những người trẻ tuổi lại có nhu
cầu giải tỏa stress hay cơng việc bận rộn hàng ngày để tìm nơi thanh tịnh tâm hồn,
lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, hiện các tour du lịch thiền thường bao gồm các lớp học yoga,
điều trị tâm lý, liệu pháp spa cùng những chuyến viếng thăm đền chùa, thiền viện
hay các địa danh tâm linh khác. Mỗi một chuyến đi như vậy, du khách lại được trực
tiếp trải nghiệm văn hóa Phật giáo bằng cách tham gia vào đời sống hàng ngày của
các nhà tu hành và thưởng thức những món ăn chay tịnh. Những hoạt động giải trí
đầy tính thiền, thư giãn đầu óc như spa, thiền trà... cũng được đưa vào chương trình
du lịch, mang lại sự tĩnh tâm cần thiết.


24

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều cơng ty du lịch đã chú tâm xây dựng
những chương trình du lịch nương theo thiền. Những điểm đến mang tính thư giãn,
gần gũi với thiên nhiên được các công ty chú trọng thiết kế, điển hình như cơng ty
Cholontourist, Vietnam Travel Guide, Hịa Bình, Zen Leader... Ngồi việc tham
quan các điểm du lịch như chùa chiền, vùng sông nước yên tĩnh, các miệt vườn, du
khách còn được các chuyên gia, bác sĩ uy tín tư vấn về các loại bệnh của người già
như tiểu đường, cao huyết áp...
Một số doanh nghiệp lữ hành khác lại hướng dẫn cho khách trao đổi những
vấn đề về cuộc sống, tham gia sinh hoạt tập thể và hướng dẫn cho du khách phương
pháp hít thở an tịnh - cấp độ ban đầu của thiền, tạo cho du khách cảm giác nhẹ
nhàng, thoải mái...
Tại một số thành phố lớn, các quán cà phê Thiền (Zen Cafe), Trà Thiền (Zen
Tea), Công viên Thiền (Zen Park) hay các Zen Spa trong một số khách sạn ngày

càng thu hút du khách. Trong đó hoạt động mạnh nhất là ở Đà Lạt: “Trên địa bàn
thành phố có 75 khách sạn tiêu chuẩn 1 sao trở lên trong đó có 9 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 4 – 5 sao. Một số khách sạn như Sofitel, Sammy, Sài gòn – Đà Lạt, Ana
Mandara Villas Resort, Hoàng Anh Gia Lai Resort, Blue Moon Resort… có khơng
gian rộng và đủ điều kiện để có thể xây dựng các Zenspa hoặc các ZenPark cao cấp
phục vụ khách du lịch thiền” (Ths. Đào Minh Ngọc 2010:12).
Trong giai đoạn sắp đến, theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (Unwto),
lượng khách du lịch trên toàn cầu sẽ đạt hơn 1 tỷ lượt người và thu nhập xã hội từ
du lịch đạt khoảng 90 tỷ USD vào năm 2020, tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó Đơng Nam Á chiếm khoảng 34% lượt khách. Trong bối
cảnh đó, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trở
thành phương châm quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của mỗi quốc gia,
nhất là đối với các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Du lịch thiền
là hướng phát triển mới, mang theo nhiều hứa hẹn, góp phần tăng cường thu hút
khách du lịch, đặc biệt trong bối cảnh ngành du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới.


25

1.4. Tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng
1.4.1. Đặc điểm tổng quan
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15 055' đến 16 014' vĩ Bắc, 107 0 18' đến 108 020' kinh
Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông
giáp Biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên nhiều trục giao thơng Bắc Nam quan trọng. Ngồi ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hố thế giới
nổi tiếng là cố đơ Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa
ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,

Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây
với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến
đường biển và đường hàng khơng quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý
đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích tự nhiên là 1. 255,53 km2; trong đó, các
quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2 và các huyện ngoại thành chiếm diện
tích 1. 042,48 km2.
- Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và
ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến


×