Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tiếp biến nghệ thuật trong thơ văn nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.54 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

TIẾP BIẾN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VĂN
NGUYỄN TRÃI
Người hướng dẫn:

Th.S Lê An Vinh
Người thực hiện:

Đào Thị Xuân

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Đào Thị Xuân, lớp 09CVH2, khoa Ngữ văn, trường Đại học
Sư phạm Đà Nẵng.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th. S Lê An Vinh.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện


Đào Thị Xuân


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng, phòng thư viện trường đã tạo điều kiện cho tơi trong
suốt khóa học và nhất là thời gian thực hiện khóa luâ ̣n.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến ThS. Lê An Vinh, người đã tận tình hướng dẫn, dìu
dắt, quan tâm tơi về mọi mặt.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè
đã ln khích lệ, động viên tơi trong suốt q trình học và
hoàn thành khóa luâ ̣n này.
Dù đã cố gắng nhưng bài khóa l ̣n khơng tránh khỏi
những sai sót, rất mong sự góp ý của thầy cơ và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
Đào Thị Xuân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4
5. Bố cục khóa luận .............................................................................................. 5
NỘI DUNG............................................................................................................ 6

CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN CỦA VĂN CHƯƠNG TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM............................................................................................................ 6
1.1. Văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ trong q trình giao lưu với văn
học trung đại Việt Nam........................................................................................ 6
1.1.1. Sự giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa ........................................ 6
1.1.2. Sự giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ .............................................14
1.2. Sự tiếp biến các thể loại văn học ................................................................20
1.2.1. Sự du nhập các thể loại văn học nước ngoài .......................................20
1.2.2. Sự tiếp nhận và sáng tạo của các tác giả văn học trung đại ...............23
CHƯƠNG 2. ĐẶC SẮC TIẾP BIẾN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VĂN
NGUYỄN TRÃI..................................................................................................28
2.1. Sự tiếp biến về chất liệu, thi liệu văn học và quan niệm nghệ thuật ......28
2.2. Sự tiếp biến về ngôn ngữ ............................................................................41
2.3. Sự tiếp biến về thể loại văn học ..................................................................49
2.4. Nguyễn Trãi người phát huy tích cực tính ưu Việt của văn học dân tộc .....59
KẾT LUẬN .........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................68


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc của văn học trung đại Việt
Nam. Văn chương của Nguyễn Trãi thật đặc biệt, đó là “thứ văn chương có đủ
sức để sửa sang việc đời” như Ngơ Thế Vinh đã nói, là một “thanh âm trong
trẻo” còn vang mãi đến sau này. Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế một sự nghiệp
văn học thật đồ sộ cả về chữ Hán và chữ Nôm. Mặc cho sự bào mòn của thời
gian, sự “gọt giũa” của độc giả, các nhà phê bình… thì những sáng tác ấy vẫn
như những bài ca đi cùng năm tháng và tên tuổi của ông mãi rực sáng như “Sao

Khuê” trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam.
Nếu như văn thơ chữ Hán thể hiện rõ tính chất bác học, tính quy phạm,
ngơn ngữ cao q, giàu chất triết luận của một Nho gia, thì những bài thơ Nơm
lại là những hình ảnh, ngơn ngữ rất gần gũi, giản dị. Nhưng dù ở thể loại nào
Nguyễn Trãi cũng thể hiện được sự toàn tài và khả năng tiếp nhận, sáng tạo vơ
biên của mình. Thơ văn Nguyễn Trãi là một đại diện tiêu biểu cho sự tiếp biến
văn học, đặc biệt là sự tiếp biến về mặt nghệ thuật.
Nghiên cứu về “Tiếp biến nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Trãi”, cho
chúng ta thấy sự nỗ lực to lớn của thi nhân Nguyễn Trãi trong việc xây dựng nền
văn học mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ
của văn chương Nguyễn Trãi đã khẳng định sự tiếp thu chân chính, uyên bác, tài
năng, bản lĩnh của tác gia đối với văn hóa, văn học dân tộc và nước ngoài.
Thực hiện đề tài là một thao tác thực nghiệm lại kiến thức đã được học về
văn học trung đại, đặc biệt là tác gia Nguyễn Trãi. Đồng thời qua đề tài này,
chúng tôi cũng mong sẽ có được cái nhìn sâu sắc, tồn diện hơn về sự tiếp biến
nghệ thuật trong văn chương Nguyễn Trãi. Nghiên cứu về một vấn đề mang tính
chất khoa học nhằm có được kinh nghiệm cho cơng việc học tập, nghiên cứu sau
này của chúng tôi.


2
Chính vì những lí do trên, chúng tơi chọn “Tiếp biến nghệ thuật trong thơ
văn Nguyễn Trãi” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Trãi - một tác gia lớn trong nền văn học Việt Nam, là “ngôi sao
Khuê” hội tụ ánh sáng văn học của năm thế kỷ trước đó, đồng thời tỏa rạng con
đường phát triển của văn học dân tộc trong nhiều thế kỷ sau. Chính vì vậy chưa
bao giờ dịng thác nghiên cứu về Nguyễn Trãi ngừng chảy. Có hàng ngàn cơng
trình nghiên cứu về văn thơ Nguyễn Trãi, nhưng với đề tài này, chúng tôi chỉ đề
cập một số cơng trình đã nghiên cứu, tìm hiểu về sự tiếp biến của thơ văn

Nguyễn Trãi ở phương diện nghệ thuật.
Nguyễn Đăng Na, trong cuốn Giáo trình Văn học trung đại Việt
Nam,(tập1), đã phân tích rất chi tiết sâu sắc về thơ văn Nguyễn Trãi, đặc biệt là
sự tiếp nhận và sáng tạo trong thơ Nôm: “Tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi là tác
phẩm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn. Đây đồng thời cũng là tập
đại thành của thơ ca tiếng Việt. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là người
“khai sơn phá thạch” người đặt nền móng và xây dựng một thể thơ mới cho văn
học dân tộc trên cơ sở tiếp thu và sáng tạo thể thơ Đường luật Trung Quốc”.
Nguyễn Phong Nam, trong cuốn Tác gia văn học trung đại Việt Nam,
cũng đã đi vào nghiên cứu: vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn hóa, văn học
Việt Nam, và tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề tiếp biến văn hóa, văn học trong
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi: “Quốc âm thi tập là sự khởi đầu ấn tượng của
thơ Nôm Việt Nam. Đây cũng là kết quả mỹ mãn của những nỗ lực lớn lao trong
quá trình tiếp biến khuôn mẫu văn chương Trung Quốc”.
Phạm Thị Ngọc Hoa, với bài viết Hệ thống biểu tượng thẩm mỹ trong thơ
văn Nguyễn Trãi, thì lại đi vào nghiên cứu sự tiếp nhận và đổi mới của Nguyễn
Trãi trong việc sử dụng các biểu tượng thẩm mỹ của thơ Đường. Tác giả bài viết
khẳng định: “Hệ thống biểu tượng thẩm mỹ trong thơ là kết quả sáng tạo của
Nguyễn Trãi dựa trên hai nguồn: kế thừa và chủ động sáng tạo ra cái mới".


3
Phạm Thị Ngọc Hoa đã so sánh ý nghĩa của các biểu tượng thẩm mỹ như: tùng,
trúc, mai trong thơ Nguyễn Trãi với ý nghĩa của các biểu tượng thẩm mỹ ấy
trong thơ Đường và nhận định: Biểu tượng thẩm mỹ biểu đạt quan niệm của
Nguyễn Trãi về nhà Nho. Đó chính là sự tiếp biến có sáng tạo và uyên bác.
Nguyễn Tài Cẩn – Vũ Đức Nghiêu, bàn về việc sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Trãi trong bài Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn
Trãi đã nhận xét: “Nói đến ngơn ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, điểm đầu tiên
nổi bật là sự phong phú của tác giả về mặt dùng từ.”. Tác giả bài viết đã thống

kê toàn bộ các bài trong Quốc âm thi tập và phát hiện ra hơn một vạn một ngàn
lượt từ (11.067), trong đó có tất cả 2.235 từ khác nhau. Điều đó chứng tỏ khả
năng vận dụng từ ngữ phong phú, điêu luyện của Nguyễn Trãi.
Hoàng Tuệ với bài viết Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt đã
khẳng định: “Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt đó là một cống hiến
hết sức lớn lao”. [25, tr. 826]. Nguyễn Trãi trên cơ sở của thái độ quý trọng và
đề cao chất liệu của tiếng Nôm, văn học dân gian truyền miệng đã sử dụng một
cách thành công bộ phận từ vựng tiếng Việt, ngữ pháp Việt, đặc biệt là tục ngữ
rõ ràng là vật được quý chuộng. Song song với việc sử dụng kho văn liệu Hán
học, Nguyễn Trãi còn cố gắng “xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở
ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân gian”.
Tác giả Phạm Luận trong bài viết Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam, sau khi căn cứ vào hình thức loại biệt trong
tổ chức chất liệu ngôn ngữ, tác giả đã chỉ ra ba thể thơ mà Nguyễn Trãi đã sử
dụng là thể luật Đường, thể thất ngôn và thể câu 6 chữ xen câu 7 chữ. Ngồi ra,
tác giả cịn khẳng định “trong quá trình sáng tác thơ bằng tiếng Việt Nguyễn
Trãi đã tiếp thu sâu sắc thi pháp thơ luật Đường…” [ 25, tr. 856 ].
Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu kể trên thì cịn rất nhiều nghiên
cứu khác về sự tiếp biến về mặt thể loại, quan điểm thẩm mỹ, tư tưởng…. của
văn chương Nguyễn Trãi như: Lê Trí Viễn với bài Chất đại Việt trong Ức Trai


4
thi tập; Quan điểm văn nghệ của Nguyễn Trãi của Đinh Gia Khánh…
Các cơng trình nghiên cứu đều đã khẳng định sự ưu tú, đặc sắc của thơ
văn Nguyễn Trãi. Thơ văn Nguyễn Trãi không chỉ là sự tiếp nhận có chọn lọc
mà đó là sự sáng tạo tinh tế hòa cùng dòng nhiệt huyết yêu dân tộc của một con
người tài năng.
Chính vì vậy việc tìm hiểu “Tiếp biến nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn
Trãi” là một đề tài hay, mang lại nhiều kiến thức cho chúng tôi trong quá trình

nghiên cứu, học tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng chúng tôi nghiên cứu trong đề tài là
Tiếp biến nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Trãi
Phạm vi nghiên cứu: ở đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu:
Quốc âm thi tập do Bùi Văn Nguyên (biên khảo, chú giải, giới thiệu), NXB Giáo
dục, 2003.
Và các tác phẩm của Nguyễn Trãi trong cuốn Nguyễn Trãi toàn tập, NXB
Văn học. Hà Nội, 2001.
Là những tác phẩm tiêu biểu cho văn thơ chữ Nôm và chữ Hán của
Nguyễn Trãi. Từ đó làm nổi bật lên sự tiếp biến và sáng tạo của văn chương
Nguyễn Trãi chủ yếu là về mặt thi pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu đề tài “Tiếp biến nghệ thuật trong thơ văn
Nguyễn Trãi” chúng tôi đã chọn phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đọc tài liệu
Phương pháp sưu tầm chọn lọc
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp hệ thống
Phương pháp so sánh đối chiếu


5
5. Bố cục khóa luận
Khóa luận của chúng tơi, ngồi phần mở đầu kết luận và lời cam đoan,
mục lục, tài liệu tham khảo, thì nội dung chính gồm:
Chương 1: Qúa trình tiếp biến của văn chương trung đại Việt Nam
Chương 2: Đặc sắc tiếp biến nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Trãi



6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
QÚA TRÌNH TIẾP BIẾN CỦA VĂN CHƯƠNG TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM
Việt Nam là dân tộc có nền văn hóa rất đặc sắc, chịu ảnh hưởng từ nhiều
nền văn hóa khác nhau (Trung Quốc, Ấn Độ…), nhưng nổi bật vẫn là tinh thần
yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu đậm. Điều đó được thể hiện đậm nét
trong văn chương, đặc biệt là văn chương trung đại Việt Nam.
1.1. Văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ trong quá trình giao lưu với văn
học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam như một tháp đài vừa trang nghiêm, vừa lộng
lẫy, nó được xây dựng nên từ nhiều chất liệu khác nhau, có sự pha trộn của chất
liệu Trung Hoa, Ấn Độ, Việt Nam… nhưng nó lại là cơng trình mang cốt móng
dân tộc, được những người “thợ” Việt Nam chắt lọc, thiết kế theo kiểu dáng Việt
Nam, mang hồn cốt, kiến trúc dân tộc. Có được sự thay đổi sáng tạo chính là nhờ
sự giao lưu, tiếp biến của văn học Việt Nam với văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa.
1.1.1. Sự giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa
Việt Nam bị nghìn năm đơ hộ của phương Bắc nên văn học Việt Nam
chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là một điều hiển nhiên, nhưng cái
hay, cái đặc sắc đó là các nhà văn Việt đã biết “tìm hoa, khai nhụy và hút mật từ
những bông hoa” văn chương Trung Hoa biến thành mật ngọt cho văn chương
dân tộc. Ở đây chúng tôi chỉ ra một số vấn đề được các nhà văn hóa Việt Nam
tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa:
Tiếp thu về mặt chữ Hán: Văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng đến nhiều lĩnh
vực trong đời sống dân tộc. Trước hết là sự thâm nhập của chữ Hán. Chữ Hán vào
Việt Nam khi nước ta hình như chưa có chữ viết. Người Việt tiếp thu chữ Hán
dưới nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc tiếp thu ấy đã mang lại nhiều hiệu
quả cho văn học dân tộc. Người Việt đã dùng chữ Hán như một phương tiện văn



7
hoá trong hoạt động giao tiếp xã hội cũng như trong sáng tác văn học. Tuy nhiên
người Việt dùng chữ Hán theo cách riêng của mình và đây chính là điều kiện cho
chúng ta dần tách khỏi phạm vi ảnh hưởng của văn hố Hán.
Chữ Hán chính là cơng cụ văn ngôn đầu tiên giúp ta hiểu sâu đạo Nho, đạo
Phật, tiếp thu tịch văn của Trung Quốc. Tuy dùng chữ Hán làm văn ngôn nhưng lại
biểu thị tinh thần u nước, cảnh trí, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhiều tác
phẩm văn học chữ Hán đã thoát khỏi chuyện Nghiêu Thuấn, chuyện Tam Hoàng,
Ngũ Đế của Trung Hoa và nói trực tiếp về đất nước Việt Nam ta:
Những tác phẩm xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc như: bài Quốc tộ của Đỗ
Pháp Thuận, Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt…
“Vận nước như dây mây leo quấn quýt,
Ở cõi trời Nam cảnh thái bình.
Vơ vi ở nơi cung điện,
Khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.”
(Quốc tộ - Đỗ Pháp Thuận)
Tinh thần dân tộc còn thể hiện ở những sáng tác về những địa danh Việt,
những cảnh đẹp quê hương:
“Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Mn đời vẫn có non sơng này.”
(Tụng giá hồn kinh sư- Trần Quang Khải)
Cảnh đẹp quê hương đất Việt Nam, những sinh hoạt vui tươi của quê hương:
“Dâu thưa, tằm mới hết tơ,
Cũng vừa cua béo, lại mùa lúa thơm.
Quê nhà, nghèo vẫn sướng hơn,
Giang Nam vui mấy cũng khôn bằng về.”

( Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn)


8
Và đặc biệt trên cơ sở chữ Hán và bộ chữ Hán đọc theo âm Hán Việt, cha
ông ta đã sáng tạo ra loại văn tự dân tộc chủ yếu dùng để ghi âm tiếng Việt, đó là
chữ Nơm - được coi là quốc ngữ thời đó. Sự Việt hóa từ ngữ Hán đã cho thấy
khả năng sáng tạo và ý thức vượt thốt sự ảnh hưởng của nước ngồi và ý thức
tạo nên tiếng nói, chữ viết riêng cho dân tộc của ông cha ta.
Việc tiếp thu chữ Hán là cần thiết khi nền văn học nước nhà chưa có
được một thứ chữ viết chính thức. Chữ Hán là nền tảng giúp chữ Nôm ra đời. Sự
ra đời của chữ Nơm và sự có mặt của chữ Hán đã tạo nên sự đa màu sắc cho
dòng văn học trung đại Việt Nam: văn thơ chữ Hán với những áng văn thơ bất
hủ, mang tính chất bác học, với nghệ thuật tinh túy, cùng song song tồn tại với
dòng văn học chữ Nơm với ngơn từ gần gũi, bình dị. Bên cạnh đó thì văn học
Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo.
Ảnh hưởng của Nho giáo: tại Trung Hoa, Nho giáo được độc tôn từ
thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống và có ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống, văn chương của Trung Hoa. Trong dịng thác của sự đơ hộ, Hán hóa
của Trung Hoa, dân tộc ta đã chịu sự tác động mạnh mẽ của tư tưởng, văn hóa
Nho giáo. Nho giáo đã đi vào trong tư tưởng của các nhà nho Việt, được thể hiện
rộng khắp trong các quan điểm sáng tác của họ. Hàng trăm cây đại thụ của văn
chương trung đại đã tiếp thu, học tập tư tưởng của Nho giáo, vận dụng và sáng
tạo nó vào sáng tác văn chương, tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn cả về mặt
tư tưởng và nghệ thuật. Các tư tưởng của Nho giáo Trung Hoa đã được các Nho
sĩ Việt Nam tiếp thu gần như trọn vẹn, nhưng các tư tưởng ấy đi vào các sáng tác
văn học thì đã được làm “mềm” đi, được “cải tạo”, “vun trồng” thành tư tưởng
Nho giáo mang hương vị Việt. Tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng dân tộc, tư tưởng
hiếu đễ, tư tưởng về trí, nhân, dũng… là những hệ tư tưởng chiếm giữ vị trí quan
trọng trong suy nghĩ, sáng tác của con người thời trung đại. Nhưng có lẽ chịu

ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và cũng thể hiện rõ nhất sự cách tân, đổi mới trong hệ
tư tưởng Nho Việt là tư tưởng nghĩa nhân và tư tưởng dân tộc.


9
Tư tưởng nhân nghĩa được được các nhà nho trung đại Việt Nam nhắc
đến rất nhiều, với Nguyễn Trãi nhân nghĩa là:
“Việc nhân nghĩa cốt ở an dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
(Bình Ngơ đại cáo)
Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười”
(Của nặng hơn người)
Tư tưởng nhân nghĩa là một triết lí sâu sắc cốt lõi của đạo Nho. Vẫn trên
nền tảng tư tưởng nhân nghĩa của Khổng - Mạnh, nhưng khi được một dân tộc
thông minh, giàu truyền thống yêu nước, giàu tình thương yêu con người như
Việt Nam tiếp nhận thì nó đã được biến tấu thành những gam màu mang đậm sắc
thái dân tộc. Tư tưởng nhân nghĩa qua sự tiếp thu, sáng tạo của các nhà nho đã
mang ý nghĩa mở rộng và được nâng cao hơn. Tư tưởng nhân nghĩa trong Nho
giáo Trung Hoa là đạo về chữ Nhân, tư tưởng cách ứng xử của con người, nó là
một mệnh đề có tính giáo khoa. Nhân nghĩa theo Mạnh Tử cũng chỉ nhằm duy trì
chế độ đẳng cấp mà thơi, nhưng tư tưởng ấy khi vào Việt Nam, nhân nghĩa đã
khơng cịn là đối tượng chung chung, nó đã được gắn với một đối tượng cụ thể,
trong môi trường cụ thể và biểu hiện của nhân nghĩa là rất rõ ràng. Nhân nghĩa
chính là yêu nước thương dân. An dân là mục tiêu, phương tiện của nhân
nghĩa.Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam bị xâm lăng thì “Trừ bạo”, đánh giặc
dành lại độc lập, ấm lo cho nhân dân là mục tiêu của nhân nghĩa:
“ Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy trí nhân thay cường bạo”
(Bình Ngơ đại cáo- Nguyễn Trãi)

Mục tiêu an dân đã tạo một nấc thang mới cho sự phát triển nhân nghĩa,
thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, thể hiện tinh thần thân dân. Coi trọng nhân
dân, biết lấy dân làm gốc là một trong những tư tưởng tiến bộ thể hiện tinh thần


10
dân chủ, trọng tình của văn hóa nơng nghiệp Phương Nam.
Nhân nghĩa được đặt trên cơ sở thực tiễn của lịch sử dân tộc, nên nhân
nghĩa khi được dùng với kẻ bại trận còn là lòng thương người, sự bao dung, độ
lượng với kẻ thù. Nó hợp với truyền thống hiếu hòa của nhân dân ta.
Tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo Trung Hoa thường chỉ dùng cho
người quân tử. Nó là bậc, là thước đo của người quân tử “Người quân tử có khi
phạm điều bất nhân, Chớ chưa từng thấy kẻ tiểu nhân mà làm được điều nhân
nghĩa”. (Khổng Tử). Trong tư tưởng của Khổng Tử ông không thừa nhận đức
nhân ở người lao động, nhưng trong văn học trung đại Việt Nam, nhân nghĩa sống cao đẹp, xả thân vì người khác - có mặt trên mọi nẻo đường, có trong tất cả
mọi con người, nó trở thành tiêu chuẩn đạo đức của người có đức hạnh, đó cũng
là lối sống của bất cứ ai trọng tấm lịng. Tư tưởng nhân nghĩa đó rất phù hợp với
truyền thống cộng đồng của dân tộc. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên ta thấy một
hình ảnh ngư ơng - người lao động - thực hiện lòng nhân nghĩa:
“ Ngư rằng lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghiã há chờ trả ơn”
( Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu)
Như vậy tư tưởng nhân nghĩa – một tư tưởng của đạo Nho khi vào Việt
Nam đã được tiếp thu, sáng tạo mang hồn cốt dân tộc, đậm phong vị Việt, phù
hợp với cuộc sống, phong tục, quan niệm lối sống của người Việt. Hành động
nhân nghĩa nhằm hướng tới dân manh lệ, và nhân nghĩa cũng không trừ những
người dân manh lệ, khác với dân chung chung của Nho giáo Trung Hoa.
Tràn ngập trong rừng hoa văn học trung đại là các sáng tác thể hiện tình
cảm yêu nước của các văn nhân. Qua các sáng tác có thể dễ dàng nhận thấy sự
tiếp thu một cách thông minh tư tưởng dân tộc – tư tưởng tiêu biểu của Nho gia

Trung Hoa. Tư tưởng dân tộc là một trong những nét độc đáo đã được khúc xạ
rất rõ trong văn thơ Việt.
Tư tưởng dân tộc đã tràn ngập trong các sáng tác của cha ông ta ngay từ


11
khi văn học viết mới ra đời, được thể hiện ở tinh thần yêu nước, yêu mến quê
hương, lòng tự hào dân tộc. Tư tưởng dân tộc được tiếp thu và tỏa sáng vì nó
được soi rọi bởi hai chữ nhân dân, trong tư tưởng ấy, Nước - Đất nước không
phải là của vua, mà trước hết là của dân, nước gắn với dòng họ, yêu nước là
thương dân, yêu dân, trọng dân. Dân là nước, nước có thể chở thuyền, nước cũng
có thể lật thuyền, dân là kẻ có ơn với người ăn lộc, cũng như ý dân là ý trời, dân
vi quý. Tư tưởng dân tộc của Việt Nam không chỉ là sự trung thành tuyệt đối với
vua:“Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” (Vua xử tôi chết, tôi không chết,
tôi không trung), mà trung quân ái quốc của Nho gia đã có sự biến đổi: trung với
vua chính là yêu nước, yêu nước đồng nghĩa với yêu dân “Vì quốc dĩ dân vi
bản”, vua - nước – dân là một. Ơng vua sáng suốt có đức là người thấy rõ mình
là người che chở, cứu vớt, là thầy, là cha nhân dân. Còn với bậc nhà nho tư
tưởng dân tộc là “trí quân trạch dân”, phụng sự cho lý tưởng vì dân vì nước:
“Đã cam chút phận dở dang,
“Trí quân” hai chữ mơ màng năm canh
Đã cam lỗi với thương sinh,
“Trạch quân” hai chữ luống danh ở lòng”.
( Ngư tiều y thuật vấn đáp- Nguyễn Đình Chiểu)
Tư tưởng dân tộc của các tác gia văn học trung đại Việt Nam mang nhiều
nét độc đáo, tư tưởng đó mang hình thức tư tưởng trung nghĩa, tư tưởng trung
nghĩa gắn với ước mơ một xã hội thái bình thịnh trị do vua sáng, tơi hiền đưa lại,
tư tưởng yêu nước dân chủ, tràn đầy lòng tự hào về dân tộc, về truyền thống
đoàn kết quân dân, sự đồng lịng vua tơi trong việc gìn giữ và bảo vệ đất nước và
văn hiến có từ lâu đời của dân tộc.

Trong q trình du nhập văn hóa Trung Hoa, nhà Nho đã tiếp xúc với các
sách kinh điển Tống Nho nên quan niệm nghệ thuật của các nhà Nho trung đại
cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của Nho giáo. Nhưng đó khơng phải là sự
tiếp thu lặp lại, cày bừa lại trên những luống cày cũ, mà các quan điểm văn học,


12
nghệ thuật của văn chương Trung Quốc khi vào Việt Nam được ví như những
mảnh đất giúp thi nhân Việt có thể ươm trồng nên những trái ngọt, mang hương
vị của quê hương, xứ sở.
Quan niệm văn học được văn chương trung đại sử dụng nhiều trong các
sáng tác của mình như: quan niệm Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí, quan niệm về
con người, về mối quan hệ giữa con người và trời đất… Vẫn tiếp thu quan điểm
văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí của Nho giáo, nhưng qua sự nhìn nhận của các bút
Nho trung đại Việt, quan niệm ấy đã được mở rộng hơn nhiều. Với Nguyễn Du,
văn chương khơng chỉ chở đạo, nói chí, khơng chỉ để bày tỏ, biểu hiện mà cịn
đem lại những điều hiểu biết, những kiến thức có khi rất thiết thực:
“ Thôn ca sơn học ma tang ngữ”
(Dân ca mời mọc lời thôn dã)
Đạo qua sự tiếp nhận của Nguyễn Trãi có tác dụng trừ độc, trừ tham, trừ
bạo ngược:
“Văn chương chép lấy đôi câu thánh,
sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.
Trừ độc trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng"
(Bảo kính cảnh giới 5)
Đạo đến thời của Nguyễn Đình Chiểu khơng cịn dừng lại ở đạo lý của
Nho giáo mà đạo đó là cứu nước thương nịi nói chung, xa lạ với cơng thức “tải
đạo” thường lấy trong văn chương trung đại. Trong bài Đạo nghĩa của Nguyễn
Đình Chiểu có nói điều này:

“Mến nghĩa sao đành làm hại nước
Có nhân nào nỡ phụ tình nhà”
Tác dụng của văn chương không chỉ dừng lại ở việc nói đạo, nói chí, thể
hiện tính hiện thực, tính thẩm mỹ, văn chương theo các nhà văn Việt chính là


13
cái đẹp của nghệ thuật, của cảnh vật, của đời sống và chúng có mối quan hệ
khăng khít với nhau. Văn chương giúp con người nhìn hiện thực cuộc sống từ
phương diện thẩm mĩ, làm cho cuộc sống trở nên đẹp hơn như: Tân mai kiều
ngoạn nguyệt - Phạm Ngũ Dực, với vua Lê Thái Tổ, ơng lại nhìn thấy ý nghĩa
của văn chương trong việc giữ gìn biên cương đất nước:
“Đề thơ khắc vào núi đá
Trấn giữ phía Tây nước Việt ta.”
(Thân chinh phục lễ châu)
Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí, là đặc điểm, mơ hình quen thuộc trong văn
thơ trung đại Việt Nam, nhưng nó lại được thể hiện một cách rất đa dạng, phong
phú, thể hiện tầm hiểu biết sâu rộng, khả năng sáng tạo, cái nhìn đa diện của các
nhà Nho Việt Nam xưa.
Bên cạnh quan niệm về văn chương “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí”, thì
văn chương trung đại cũng có nhiều biến đổi khi tiếp nhận các quan điểm về con
người, quan niệm về trời, mệnh trời, và quan niệm về mối quan hệ giữa con
người với trời đất. Theo nhiều tác giả, nhiều nhà nho thời phong kiến thì con
người khơng hồn tồn bị chi phối bởi mệnh và mệnh trời, trái lại con người có
thể cải biến mệnh nhờ vào lỗ lực của bản thân.
Từ các quan điểm đã ăn sâu, bám rễ vào trong các sáng tác của văn
chương Trung Hoa, khi sang Việt Nam các quan điểm nghệ thuật ấy đã được tiếp
nhận và sáng tạo rất độc đáo trong văn chương: vừa có màu sắc thâm Nho, quan
điểm khuôn mẫu của Trung Quốc, cộng thêm vào đó là sự gần gũi, quan điểm
sống rất đời, rất thực của đời sống xã hội Việt được đúc rút từ cảnh trí Việt, nếp

sống Việt, suy nghĩ của con người Việt.
Qua các tác phẩm văn học trung đại ta thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam. Trong sự tiếp nhận không thể khơng có
sự dung nạp của nhiều yếu tố tiêu cực, nhưng cái tài tình của ơng cha ta đó là đã
biết phát huy rất mạnh mẽ những tinh hoa của nước khác, đưa những cái hay của


14
Trung Hoa vào đời sống, vào văn chương Việt, đồng thời với ý thức dân tộc
mạnh mẽ, sự tài hoa, uyên bác của mình, các nhà Nho đất Việt đã biết sáng tạo
làm nên nét đẹp riêng của tri thức, của bản sắc Việt Nam. Chính sự nỗ lực tiếp
nhận và đổi mới ấy đã tạo nên một nền văn chương trung đại rực rỡ và có giá trị
- nền văn chương có cả cái tinh túy của văn học các nước, lại có cả những đường
nét, những sản phẩm rất Việt Nam.
1.1.2. Sự giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ
Cùng với sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa thì văn học, văn hóa Ấn Độ, đặc
biệt là các hệ tư tưởng Phật giáo và các loại hình văn học Phật giáo đã có ảnh
hưởng rất lớn đến nền văn học trung đại Việt Nam.
Ảnh hưởng các hệ tư tưởng Phật giáo Ấn Độ
Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, có thể từ trước cơng
ngun và đã nhanh chóng được tiếp nhận, bản địa hóa trở thành tư tưởng chủ
đạo trong nền văn hóa dân tộc. Phật giáo đã đi vào đời sống Việt, như luồng gió
mát lan tỏa rộng khắp trong văn chương Việt Nam và luôn đồng cam cộng khổ
cùng vận mệnh thăng trầm của xứ sở. Văn học Việt Nam, đặc biệt văn học thời
Lý – Trần đã tiếp nhận và chịu ảnh hưởng sâu đậm của các tư tưởng đạo lý, các
tư tưởng từ bi bác ái, vị tha, tư tưởng nhân quả và mục đích cứu khổ, cứu nạn…
của đạo Phật.
Từ các tư tưởng, đạo lý tiếp thu từ Phật giáo Ấn Độ như Đạo lý duyên
khởi, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo… khi vào Việt Nam đã được kết hợp với
phong tục, tập quán, nếp sống, tinh thần dân tộc và tâm hồn con người Việt, nên

nó đã mang những màu sắc rất riêng độc đáo. Phật giáo Việt Nam là sự kết hợp
cao độ giữa Đạo và Đời. Những điều như vậy ánh xạ vào văn học làm cho văn
học mang nhiều tính tự nhiên:
“Bầu trời cảnh Bụt thú Hương Sơn
Ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây.
Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải?


15
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lững lờ khe yến, cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chầy kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.”
(Hương Sơn Phong Cảnh - Chu Mạnh Trinh)
Tư tưởng của các Nho gia cũng chịu tác động nhiều của tư tưởng Từ bi
đạo Phật:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu Phạt trước lo trừ bạo”
“Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo”
( Bình Ngơ đại cáo – Nguyễn Trãi)
Tư tưởng đạo Phật đã được nhà nho Nguyễn Trãi dung hợp cùng với tư
tưởng nhân nghĩa của đạo Nho, đây cũng là một nét rất độc đáo của quá trình
tiếp thu các hệ tư tưởng ngoại lai của các tác gia trung đại. Sự tổng hòa của ba tư
tưởng Nho, Phật, Đạo còn được Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh vận dụng
nhiều trong các sáng tác của mình: cảnh Phật được miêu tả bằng cái nhìn của
Đạo, chất thiền trong thơ thấm đẫm lòng trắc ẩn về nỗi bi kịch nhân thế, thể hiện
được tư tưởng từ bi, bác ái, thể hiện trong các bài như Đề Sùng Hư lão túc - Trần
Nguyên Đán, Thiên Thánh Hựu Quốc Bảo tự tảo của Nguyễn Phi Khanh…

Các thiền sư Lý – Trần tiếp thu tư tưởng Phật học rồi kiến giải theo chân
lý, theo chỗ tỏ ngộ của mình, có nhiều vị đã đề ra thuyết lý với những lí giải mới
theo yêu cầu của dân tộc như thuyết Tâm pháp Nhất như của Cửu Chi, Thuyết
Tam ban của Ngộ Ấn. Tư tưởng giác ngộ về sự sống và cái chết đã được Vạn
Hạnh thiền sư giác ngộ và thể hiện vào văn chương:
“Thân như bóng chớp, có rồi khơng,
Cây cối xn tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,


16
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đơng.”
(Thị đệ tử)
Phật giáo đã đi vào Việt Nam và nhanh chóng ảnh hưởng sâu rộng đến
đời sống, tâm tưởng người Việt. Vốn là một dân tộc sống trọng tình, sống chan
hịa, bình đẳng nên những tư tưởng, đạo lý nhà Phật đã đi vào nếp nghĩ, vào văn
thơ một cách rất tự nhiên. Từ những lí thuyết, triết lí có phần khơ khan của Phật
giáo các tác gia trung đại đã làm “mền” đi bằng cách kết hợp, sáng tạo với tư
tưởng của các đạo Nho, đạo Giáo, kết hợp cùng cách diễn đạt rất riêng của
phong cách từng tác gia… đã tạo nên những tác phẩm mang đậm màu sắc Phật
giáo Việt Nam. Những tác phẩm ấy không chỉ là những đứa con lai tạo tinh xảo
mà nó cịn mang giá trị nghệ thuật cao, thể hiện được nét rất riêng trong dịng
văn học trung đại.
Văn học Việt Nam khơng chỉ ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng Phật
giáo Ấn Độ, mà cịn tiếp thu các loại hình văn học phật giáo từ Ấn Độ.
Ảnh hưởng các loại hình văn học Phật giáo từ Ấn Độ
Phâ ̣t giáo Trung Quố c và Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam tiế p thu tư tưởng – giáo lý
Phâ ̣t giáo chủ yếu qua hê ̣ thố ng Kinh văn. Mô ̣t số thể loa ̣i thường gă ̣p trong văn
ho ̣c Phâ ̣t giáo Viê ̣t Nam mà những thể loa ̣i này có nguồ n gố c từ các thể loa ̣i Kinh
văn Ấn Đô ̣ như: Kê ̣ (kê ̣ tán, kê ̣ tu ̣ng, kê ̣ ngô ̣ giải), Ngữ lu ̣c, Tu ̣ng cổ , Niêm tu ̣ng

kê ̣, Luâ ̣n thuyế t, Phổ thuyế t, Tự thuyế t (Tự), Minh, Bi, Ký, Truyêṇ truyề n
đăng v.v… Đặc biệt văn học thời Lý – Trần có một dịng văn học mang khuynh
hướng Phật giáo - là đỉnh cao của văn học Phật giáo Việt Nam - chính vì vậy,
văn ho ̣c Phâ ̣t giáo Lý - Trầ n chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ và thể hiện rõ nét nhất
sự ảnh hưởng của các thể loại kể trên.
Văn ho ̣c Phâ ̣t giáo Lý – Trầ n, tồ n ta ̣i đầ y đủ các loa ̣i Vâ ̣n văn, Tản văn,
Biề n văn… với các thể tài tiêu biể u của văn ho ̣c trung đa ̣i. Những thể loa ̣i đó
là những sản phẩ m thành văn tuân theo quy luâ ̣t văn - sử - triế t bấ t phân. Với hai
chức năng chính: chức năng hành chính gồ m các thể tài: Chiế u, Chế , Biể u, Hich,
̣


17
Cáo, Văn sách... chức năng lễ nghi - tôn giáo gồ m các thể tài: Kinh, kê ̣, thơ
Thiề n, Ngữ lu ̣c, Tu ̣ng cổ , Niêm tu ̣ng kê ̣, bi, Minh, Ký, Văn tế , Luâ ̣n thuyế t tôn
giáo, truyêṇ truyề n đăng, truyê ̣n các thánh… Sau đây, chúng tôi đưa ra bảng
thống kê so sánh để làm rõ sự ảnh hưởng này:
BẢNG THỐNG KÊ CÁC THỂ LOẠI TÁC PHẨM
VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÝ - TRẦN
STT

Tên thể loa ̣i

Văn ho ̣c Phâ ̣t giáo

Văn ho ̣c Phâ ̣t giáo

đời Lý

đời Trầ n


Tổ ng số

1

Sấ m vi ̃

13

00

13

2

Từ khúc

01

00

01

3

Kê ̣,
Thơ Thiề n

148Triế t lý : 139


257 Triế t lý : 182

Trữ tình : 09

Trữ tình : 75

405

4

Ngữ lu ̣c

03

04

07

5

Tu ̣ng cổ ,

00

02

02

Niêm tu ̣ng kê ̣
6


Ca, ngâm

00

04

04

7

Phú

00

03

03

8

Minh, Bi ký

09

07

16

9


Tự

00

04

04

10

Luâ ̣n thuyế t

04

06

10

01

05

06

179

292

471


tôn giáo
11

Truyêṇ ký

Tổ ng cô ̣ng

Qua bảng thống kê trên ta thấy các loại hình văn học Ấn Độ đã có ảnh
hưởng khá mạnh đến văn học trung đại. Tiếp thu những hình thức văn chương có
sẵn, đồng thời là sự sáng tạo của các tác gia, có nhiề u tác phẩ m về hiǹ h thức có


18
sự kế t hơ ̣p ba lố i văn: Tản văn, Biề n văn và Vâ ̣n văn trong các sách của nhà
Phâ ̣t, hình thức kế t hơ ̣p ba lố i văn thì đươ ̣c sử du ̣ng nhiề u trong các tác
phẩ m thuô ̣c thể loa ̣i Ngữ lu ̣c, Luâ ̣n thuyế t, Tu ̣ng cổ , Niêm tu ̣ng kê ̣ của nhà chùa
như tác phẩm Thiề n uyể n tập anh, Tham đồ hiể n quyế t của Viên Chiế u, Khoá hư
lục của Trầ n Thái Tông, Thượng si ̃ ngữ lục của Tuê ̣ Trung Thươ ̣ng Si ̃ Trầ n
Tung; trong các truyêṇ truyề n kỳ của nhà Nho như Thánh Tông di thảo tương
truyề n của Lê Thánh Tông, Truyề n kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ v.v..
Những thể loa ̣i trên đề u bắ t nguồ n từ thể loa ̣i kinh điể n nhà Phâ ̣t ở Ấn Đô ̣,
từ các thể loa ̣i văn ho ̣c cổ Trung Quố c và khi tiế p thu rồ i sáng ta ̣o, các tác giả
của bô ̣ phâ ̣n văn ho ̣c này ít nhiề u có cải biên đôi chút cho phù hơ ̣p với thực tế
của mình. Những luâ ̣n thuyế t triế t lý đời Trầ n như tác phẩm Khoá hư lục chẳ ng
ha ̣n, tác phẩ m là sự tổ ng hơ ̣p nhiề u thể loa ̣i của Kinh văn như Ứng tu ̣ng (Trùng
tu ̣ng); Luâ ̣n thuyế t (Giải thuyế t); đồ ng thời tác phẩ m còn đươ ̣c tôn vinh là mô ̣t
bản Kinh nhật tụng đời Trầ n. Các thể Kê ̣ (kê ̣ tán, kê ̣ tu ̣ng, kê ̣ ngô ̣ giải v.v.. ) là
bắ t nguồ n từ thể Phúng tu ̣ng (Kê ̣ tu ̣ng) trong Kinh văn.
Nế u so sánh với thể loa ̣i văn bản kinh Phật thì văn ho ̣c Phâ ̣t giáo của ta

còn có thêm thể thơ Thiề n, thể tài này chưa thấ y trong kinh văn ở Ấn Đô ̣. Các
bâ ̣c tiề n bố i khi xưa đã đánh giá rấ t cao về thơ chữ Hán thời Lý – Trầ n, trong đó
có Kệ và thơ Thiề n, đây là những vầ n thơ hay trong bô ̣ phâ ̣n thơ chữ Hán ở Viê ̣t
Nam. Chỉ riêng trên góc đô ̣ thể loa ̣i, có thể thấ y văn ho ̣c Phâ ̣t giáo thời Lý – Trầ n
có những tác phẩm văn học mang tính chất Thiền khơng chỉ dừng lại ở hình thức
bề ngồi là giãi bày giáo lý nhà Phật mà nó cịn đạt đến những ý nghĩa và giá trị
nhân văn sâu sắc.
Kế thừa và phát huy truyền thống “Đạo Phật không rời cuộc sống”, các vị
vua thiền sư thời Trần đã đem đạo Phật đi vào cuộc đời một cách hữu hiệu từ
phương châm hành động: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy
tấm lịng của thiên hạ làm tấm lịng của mình” và đã hình thành “tinh thần nhập
thế tích cực” nổi bật của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Vì có nghiệp báo nên hành


19
giả khuyên mọi người sống có đức, cấy phúc gieo duyên, Thiền sư Vạn Hạnh đã
thể hiện điều đó trong bài thơ đưa cho kẻ muốn hại mình:
“Thổ mộc sinh ra cấn cạnh câm (kim)
Thù ta toan định sẵn mưu ngầm
Tăng này biết chuyện lòng buồn dứt
Cả đến mai sau chẳng ốn thầm.”
(Ký Đỗ Ngơn)
Với chủ trương diệt dục tất yếu con người phải ý thức được nguồn gốc
của mọi tham dục là cái sắc thân ơ uế của mình.
“Trang sức bề ngoài như vậy
Vẫn là cái gốc nhớp nhơ. ”
(Khố hư lục – Trần Thái Tơng)
Thơ Thiền Lí –Trần là một trong những đỉnh cao của thơ ca cổ điển Việt
Nam, được ra đời, hình thành và phát triển trong bối cảnh thời đại hào hùng, đầy
niềm tự tôn, ý thức bình đẳng và đang cuồn cuộn sức sống. Vì thế, nó mang

trong mình những mạch nguồn cảm hứng từ giáo lý Thiền tông vô cùng đa dạng
và phong phú. Với mạch nguồn cảm hứng này, thơ thiền đã thể hiện rõ vai trị
của loại hình thơ chức năng: giải tỏa sự bừng ngộ và tạo ra trợ lực nhằm giác
ngộ tha nhân. Có thể nói rằng, thơ Thiền là minh chứng phản ánh được những
tinh hoa giáo lý Phật giáo tiếp thu từ kinh Phật Ấn Độ kết hợp với sự sáng tạo tài
tình của các tác gia đã tạo nên một dòng thơ nội dung mang đậm nét Phật giáo
nhưng cũng rất đặc sắc về nghệ thuật.
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của các tư tưởng và thể loại của văn hóa Ấn Độ
cịn thể hiện qua: văn học Chăm vẫn còn giữ được nguyên tên trường ca
Ramayana, kể bằng ngôn ngữ Chăm; Chuyện Dạ xoa vương trong Lĩnh Nam
chích quái rút ra từ cốt truyện Ramayana của Ấn Độ.
Văn hóa Ấn Độ đã đi vào Đại Việt, đặc biệt văn hóa Phật giáo và các sách
kinh Phật đã được nhân dân ta tiếp thu rất trọn vẹn. Các tư tưởng Phật giáo đã


20
đem đến cho văn học dân tộc một hướng tiếp cận mới, cảm nhận mới. Tư tưởng
cùng với các thể loại du nhập từ Ấn Độ đã mở ra một chân trời mới cho các tác
gia thỏa sức sáng tạo, nhào nặn những đứa con tinh thần của mình, tạo nên nét
độc đáo rất riêng cho văn học trung đại Việt Nam.
1.2. Sự tiếp biến các thể loại văn học
Trong văn chương trung Đại Việt Nam ta dễ dàng nhận thấy những mẫu
thơ kiểu Thịnh Đường, những văn khuôn tiền Hán. Đó là những mơ hình sáng
tác du nhập của Trung Hoa. Nhưng không phải chỉ rập khuôn trong tiếp nhận,
mà ông cha ta đã rất khéo léo biến nhưng thứ tiếp thu của nước ngoài thành
những sản phẩm của riêng mình, những sản phẩm có mẫu mã Trung Hoa, Ấn
Độ… nhưng lại là hàng Việt Nam, chất lượng Việt Nam. Văn chương các nước
đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng sáng tác, quan niệm nghệ thuật, đề tài, hình
ảnh, chất liệu thi liệu, thể loại… Nhưng có lẽ sự tiếp nhận về mặt thể loại đã có
ảnh hưởng lớn đến văn chương dân tộc.

1.2.1. Sự du nhập các thể loại văn học nước ngồi
Trên hành trình đi tìm cái đẹp cho văn chương dân tộc, các thi nhân Việt
đã không ngừng tiếp thu và chọn lọc những thể loại ngoại nhập của nước ngoài
làm giàu thêm cho kho tàng nghệ thuật của dân tộc mình. Các thể loại văn học
nước ngoài du nhập vào nước ta từ những điều kiện khác nhau, cách thức khác
nhau. Nhưng văn học trung đại chịu sự tác động mạnh mẽ nhất và cũng đã tiếp
thu nhiều nhất về các thể loại thì đó là các thể loại của văn học Trung Hoa. Các
thể thơ cổ phong, thơ Đường luật, Văn hịch, Cáo, Văn chiếu, Văn phú… là
những thể loại quan trọng, được sử dụng nhiều trong sáng tác và mang lại hiệu
quả cao trong văn chương. Đặc biệt là thể thơ Đường luật đã được tiếp thu và
vận dụng nhiều trong các sáng tác thơ ca Việt Nam trung đại.
Thơ Đường luật là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra ở
thời nhà Đường Trung Hoa. Thơ Đường luật đã du nhập vào nước ta từ khá sớm.
Ngay từ các bài kệ của các vị sư đời Lý đã có ảnh hưởng và chi phối của thơ Đường.


21
Thơ Đường luật là loại thơ mà: “Đi khắp thế giới đâu thấy được một thứ
thơ nào so sánh được với thứ thơ đó về cách diễn đạt thanh nhã, tế nhị, về tình
cảm dịu dàng, điều độ về sự bình dị và cơ đọng của một câu ngắn thơi mà bao
chùm được tư tưởng cân nhắc kĩ lưỡng”.( Will Durant)
Chính vì thế mà nhiều văn bản Đường thi vẫn như những suối nguồn
khơng cạn, có sức hút lớn. Nền văn học nghệ thuật Việt Nam đã đón nhận và lưu
giữ những tác phẩm Đường thi như Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Phong kiều dạ
bạc của Trương Kế, đồng thời cũng có những ảnh hưởng sâu sắc từ các tác phẩm
ấy, các tác giả lớn ở giai đoạn văn học trung đại Việt Nam cũng đã có nhiều tác
phẩm lớn, có giá trị về thể loại thơ Đường này. Thơ Đường luật Việt Nam là sự
kết tinh thống nhất kì diệu giữa ngơn ngữ , âm nhạc, tình cảm, lí trí, nghệ thuật,
đảm bảo niêm, luật, vận, đối. Thơ Đường luật Việt Nam là một nền thơ có thi
pháp riêng, thi pháp ấy có sức gọi mời thi nhân sáng tạo với sự góp mặt của

nhiều tác giả và tác phẩm có giá trị nghệ thuật như: các bài thơ chữ Hán của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du… Bên cạnh các thể thơ, thì Hịch
cũng là một trong các thể loại đã được vận dụng nhiều trong sáng tác và mang lại
thành cơng lớn trong q trình tiếp nhận.
Hịch: Hịch là một loại văn bố cáo (thông cáo) công khai như Chiếu, Cáo
nhưng sử dụng trong lĩnh vực quân sự nhằm lên tiếng tố cáo, lên án một đối
tượng nào đó. Cũng có khi Hịch được dùng để hiểu rụ, răn dạy thần dân và
người dưới quyền. Hịch thuộc loại văn học chức năng, nên đặc điểm quan trọng
là mục đích chức năng của Hịch. Hịch để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu
tranh, cũng có khi dùng để răn dạy thần dân và người dưới quyền, nó khích lệ
tinh thần,tình cảm của người nghe vì vậy được dùng nhiều trong lĩnh vực chính
trị và quân sự.
Hịch là thể văn nghị luận mang tính chiến đấu mạnh mẽ, có kết cấu chặt
chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép. Thể
văn này có từ đời Hán - Trung Quốc và nó đã nhanh chóng đi vào văn chương


×