Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Từ ngữ biểu thị tư tưởng nho giáo trong văn học dân gian người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.5 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN A HÙNG

TỪ NGỮ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN A HÙNG

TỪ NGỮ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Đà Nẵng - Năm 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng
tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Trần A Hùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 3
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT CHUNG........................................................ 5
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT................................................ 5
1.1.1. Khái quát về từ tiếng Việt................................................................ 5
1.1.2. Khái quát về ngữ tiếng Việt............................................................. 8
1.2. KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO................................................................. 12
1.2.1. Lịch sử hình thành học thuyết Nho giáo........................................ 12
1.2.2. Những vấn đề cơ bản của tư tưởng Nho giáo................................ 13
1.2.3. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội và văn học Việt Nam .... 18
1.3. KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT... 20
1.3.1. Khái quát về các thể loại văn học dân gian người Việt................. 20
1.3.2. Những vấn đề tư tưởng Nho giáo thể hiện trong văn học dân gian

người Việt........................................................................................................ 21
1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA ........................... 23
1.4.1. Văn hóa và đặc trưng văn hóa Việt Nam....................................... 23
1.4.2. Ngơn ngữ là thành tố của văn hóa ................................................. 26
1.4.3. Ngơn ngữ chuyển tải văn hóa ........................................................ 29
1.4.4. Vấn đề ngơn ngữ văn hóa trong văn học dân gian ........................ 30


CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TỪ NGỮ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT................................................................ 32
2.1. CHỨC NĂNG TỪ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG CA
DAO NGƯỜI VIỆT ........................................................................................ 32
2.1.1. Các từ biểu thị tư tưởng Nho giáo trong ca dao người Việt .......... 33
2.1.2. Ý nghĩa biểu đạt của từ thể hiện tư tưởng Nho giáo trong ca dao
người Việt........................................................................................................ 34
2.2. CHỨC NĂNG NGỮ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG CA
DAO NGƯỜI VIỆT ........................................................................................ 38
2.2.1. Các ngữ biểu thị tư tưởng Nho giáo trong ca dao người Việt ....... 38
2.2.2. Ý nghĩa biểu đạt ngữ...................................................................... 40
2.3. CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP CỦA CÁC CẤU TRÚC TỪ NGỮ BIỂU
THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT ................ 46
2.3.1. Chức năng từ trong ngữ ................................................................. 46
2.3.2. Chức năng của từ trong câu ........................................................... 49
2.3.3. Chức năng của ngữ trong câu ........................................................ 51
2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................... 54
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ BIỂU THỊ TƯ
TƯỞNG NHO GIÁO TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT.......................... 55
3.1. BIỂU THỊ QUAN NIỆM VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH VÀ XÃ
HỘI .................................................................................................................. 55
3.1.1. Biểu thị quan niệm về các mối quan hệ gia đình........................... 55

3.1.2. Biểu thị quan niệm về các mối quan hệ xã hội.............................. 64
3.2. BIỂU THỊ QUAN NIỆM VỀ QUY CHUẨN ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI..
3.2.1. Biểu thị về đạo làm người.............................................................. 71
3.2.2. Biểu thị về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín............................................ 72


3.3. BIỂU THỊ VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI
PHONG KIẾN................................................................................................. 75
3.3.1. Biểu thị thân phận người phụ nữ ................................................... 75
3.3.2. Biểu thị vị thế trong gia đình nhà chồng ...................................... 76
3.4. BIỂU THỊ QUAN NIỆM VỀ VỊ TRÍ VÀ VAI TRỊ NGƯỜI CON TRAI
3.4.1 Biểu thị chí làm trai ........................................................................ 80
3.4.2. Vị trí và vai trò người con trai trưởng ........................................... 84
3.5. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO CỦA NHÂN DÂN
TRONG CA DAO........................................................................................... 86
3.5.1. Sự phản đối nam quyền ................................................................. 86
3.5.2. Vai trò truyền nối thống trị của vua............................................... 88
3.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm
nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ

đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói, văn minh Trung
Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát
minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra
nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng
như toàn thế giới. Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Hoa thì quả là rộng lớn.
Biết bao nhiêu hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ
thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão tử... Thế nhưng
trong các học thuyết ấy, khơng ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho
giáo có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử phát triển của Trung Hoa nói
riêng và các nước Đơng Nam Á nói chung. Nho giáo đã du nhập vào Việt
Nam cách đây hàng ngàn năm. Từ khi hình thành chế độ phong kiến Việt
Nam, đặc biệt từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến
Việt Nam đều sử dụng Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng và là công cụ để
trị nước và quản lý xã hội. Với tư cách là một trong những hình thái ý thức xã
hội, Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
và con người Việt Nam, là một trong những yếu tố góp phần hình thành và tác
động sâu sắc đến văn hóa truyền thống Việt Nam đặc biệt ảnh hưởng sâu rộng
nhất là văn hóa dân gian Việt Nam.
Với quan niệm về xã hội lý tưởng, con người, đạo đức… của Nho giáo
đã ảnh hưởng khá sâu vào tác phẩm văn học dân gian. Việc nghiên cứu tư
tưởng Nho giáo trong văn học dân gian chưa được nghiên cứu sâu và trình
bày có hệ thống. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi cho rằng, cần phải tiếp


2

tục nghiên cứu hệ thống từ ngữ biểu thị tư tưởng Nho giáo trong văn học dân
gian. Vì vậy, với đề tài: “Từ ngữ biểu thị tư tưởng Nho giáo trong văn học
dân gian người Việt” sẽ phần nào làm sáng tỏ thêm ảnh hưởng của Nho giáo
đến văn học, qua đó có thể rút ra những giá trị tư tưởng văn hóa.

2. Lịch sử vấn đề
Lịch sử nghiên cứu về Nho giáo: Trần Trọng Kim là người có cơng đầu
trong nghiên cứu Nho giáo. Trong cuốn Nho giáo, ông đã trình bày khá hệ
thống tư tưởng Nho giáo và ảnh hưởng Nho giáo đối với Việt Nam. Cuốn
sách được Nxb TP. Hồ Chí Minh tái bản năm 1990…
Đáng chú ý là các cơng trình nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo đối
với văn hóa và văn học Việt Nam. Lịch sử nghiên cứu ảnh hưởng của Nho
giáo đối với đời sống và văn học phải kể đến: Trần Quốc Vượng (2000), Nho
giáo và văn hóa Việt Nam, Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc; Nguyễn
Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội; Trần Đình
Hượu (1995), Nho giáo và Văn học Việt Nam trung cận đại. Nxb VHTT;
Nguyễn Ngọc Thơ (2011), Nho giáo và tính cách văn hóa Việt Nam, Tạp chí
Triết học…
Về văn học dân gian, các thể loại ca dao, tục ngữ đã có các cơng trình
biên khảo cơng phu của Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam,
Nxb. Văn học, tái bản năm 2003; Nguyễn Xuân Kính (chủ biên-1995), Kho
tàng ca dao người Việt, Nxb. VHTT.
Về các cơng trình nghiên cứu văn học dân gian, các chúng tôi Đinh Gia
Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1997), Văn học dân gian Việt Nam,
Nxb. Giáo Dục. Ngoài ra cịn có có các cơng trình của các chúng tơi: Hồng
Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trường Phát, Nguyễn Xn Đức. Riêng ca dao,
tục ngữ, các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu như: Thi pháp tục ngữ của
Phan Thị Đào, Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê Đức Luận…


3

Về lĩnh vực nghiên cứu ngơn ngữ và văn hóa, các cơng trình của
Nguyễn Lai (1996), Ngơn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo
Dục, Nguyễn Văn Độ (2004), Tìm hiểu mối quan hệ ngơn ngữ - văn hoá, Nxb

ĐHQG Hà Nội.; Phan Ngọc (2000), Thử xem xét văn hố văn học bằng ngơn
ngữ, Nxb Thanh Niên; Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hoá - dân tộc
của ngôn ngữ và tư duy, Nxb. KHXH.; Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn
hoá Việt Nam, Nxb Giáo Dục.
Riêng đề tài Từ ngữ biểu thị tư tưởng Nho giáo trong văn học dân gian
người Việt vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Từ ngữ biểu thị tư tưởng Nho
giáo trong văn học dân gian người Việt.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn khảo sát từ ngữ biểu thị
tư tưởng Nho giáo trong ca dao.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này của mình, chúng tơi vận dụng những phương pháp
nghiên cứu chung cho ngành ngữ văn:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp lựa chọn phân tích
Ngồi ra, đề tài thuộc chuyên ngành ngôn ngữ nên tôi vận dụng các
phương pháp nghiên cứu ngơn ngữ học.
5. Đóng góp của luận văn
Cơng trình này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công
chúng tôing dạy, nghiên cứu và học tập về Nho giáo nói chung và từ ngữ biểu
thị tư tưởng Nho giáo trong văn học dân gian nói riêng.


4

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn triển khai thành 3 chương
- Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG

- Chương 2. CẤU TRÚC TỪ NGỮ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO
GIÁO TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT
- Chương 3. GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ BIỂU THỊ TƯ
TƯỞNG NHO GIÁO TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT


5

CHƯƠNG 1

GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT
1.1.1. Khái quát về từ tiếng Việt
a. Khái niệm từ
Mặc dù đa số các nhà ngôn ngữ học thừa nhận từ là đơn vị cơ bản của
ngôn ngữ, nhưng vấn đề nhận diện và định nghĩa từ rất khó. F. de Saussure đã
viết: “ vì từ mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà trí tuệ buộc phải
chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể của ngơn ngữ”. Cái khó
khăn nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về cách định hình, về chức
năng và các đặc điểm ý nghĩa trong các ngơn ngữ khác nhau, thậm chí trong
cùng một ngơn ngữ. Có từ mang chức năng định danh, có từ không mang
chức năng định danh (số từ, thán từ, các từ phụ trợ); có từ biểu thị khái niệm,
có từ chỉ là dấu hiệu của những cảm xúc nào đó (thán từ) có từ liên hệ với
những sự vật, hiện tượng thực tại (các thực từ), có từ lại chỉ biểu thị những
quan hệ trong ngôn ngữ mà thôi (các hư từ ); có từ có kết cấu nội bộ, có từ
khơng có kết cấu nội bộ; có từ tồn tại trong nhiều dạng thức ngữ pháp khác
nhau, có từ chỉ tồn tại trong một dạng thức mà thôi. Hiện tượng đồng âm và
đa nghĩa cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc tách biệt và đồng nhất các
từ. Vì vậy, khơng thể có sự thống nhất trong cách định nghĩa và miêu tả các từ.
Hiện nay, có tới trên 300 định nghĩa khác nhau về từ.

Theo J.Dubois (1994) thì “từ” là một yếu tố ngơn ngữ có ý nghĩa gồm
một hay nhiều âm vị. Còn tác giả Đỗ Hữu Châu bàn về từ trong quyển Các
bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1985 quan
niệm: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định,


6

tất cả ứng với một kiểu nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo
câu. [15, tr.55].
Cũng bàn về từ, Nguyễn Kim Thản trong tác phẩm Nghiên cứu ngữ
pháp tiếng Việt, tập I, NXB Khoa học xã hội, 1963 nêu “Từ là đơn vị cơ bản
của ngôn ngữ, có thể tách các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách
độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ
pháp) và chức năng ngữ pháp. [35, tr.64]. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cũng đưa
ra quan niệm về từ trong Ngữ pháp tiếng Việt, NXB GD, 1999 “Từ là một
đơn vị của ngôn ngữ gồm một hoặc một số âm tiết, có nghĩa nhỏ nhất, có cấu
tạo hồn chỉnh và được vận dụng tự do để cấu tạo nên câu”. [18, tr.18].
Còn quan điểm của GS Nguyễn Thiện Giáp trong quyển 777 Khái niệm
ngôn ngữ học cho rằng “Từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất, có tính
hồn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị khác; nó có hình thức một
âm tiết, một chữ viết liền, là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngơn ngữ.
Do tính chất hiển nhiên, có sẵn của các từ mà ngơn ngữ của lồi người bao
giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu
xây dựng mà thiếu nó thì khơng thể hình dung được một ngơn ngữ” [1, tr.440].
Trên cơ sở những quan niệm của các nhà nghiên cứu về Từ tiếng Việt,
theo tác giả thì Từ chính là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất, có một âm tiết và có
nghĩa nhỏ nhất dùng để đặt câu.
b. Các loại từ

Căn cứ vào tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp, từ trước
đến nay người ta thường chia ra thực từ và hư từ. Đối với thực từ là những từ
mang ý nghĩa từ vựng, có khả năng làm thành phần câu và có khả năng làm
trung tâm cụm từ bao gồm danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. Cịn hư từ là
những từ không mang ý nghĩa tựng, không độc lập tạo thành câu và làm thành
tố trong cụm từ hoặc liên kết tạo cụm từ mới gồm phụ từ, kết từ, tình thái từ,


7

trợ từ.
c. Cấu tạo từ
- Từ đơn: Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đa số từ đơn
tiếng Việt là từ đơn đơn âm. Ví dụ: sông, núi, cha, mẹ, sách, vở, đi, đứng, ngủ,
nằm, thương, buồn, nhớ…
Từ đơn đa âm gồm những từ vay mượn từ tiếng nước ngồi, chưa thuần
hóa theo cấu trúc âm tiếng Việt mà vẫn giữ nguyên cách phát âm của tiếng
nước đó. Ví dụ: computer, castrol, photocopy… hoặc những từ gốc thuần Việt
nhưng mỗi âm tiết đều không mang nghĩa. Ví dụ: bồ hóng, bồ hịn, thắc mắc,
bù nhìn, bồ nông, bồ cu, bồ kết…
- Từ phức: Bao gồm từ ghép, từ láy và từ ngẫu kết.
+ Từ ghép: là từ chứa hai (hoặc hơn hai hình vị có sự hòa phối với
nhau về nghĩa (quan hệ chủ yếu giữa các hình vị trong từ là quan hệ ngữ
nghĩa”. Ví dụ: Tiếng Anh: break “bẻ gãy” + fast “đói” = breakfast “bữa ăn
sáng”. Class “lớp” + room “phòng” = classrom “phịng học” Có những từ
ghép có đến 3 hoặc 4 hình vị như: hợp tác xã, vận động viên, cổ sinh vật
học…
+ Từ láy: là từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng
tạo nghĩa. Để tạo ra nhạc tính cho sự hịa phối âm thanh, sự láy không đơn
thuần là sự lặp lại âm, thanh của âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng có sự biến

đổi âm thanh nhất dịnh, dù là ít, để tạo ra cái thế vừa giống nhau lại vừa khác
nhau (“vừa điệp vừa đối”). Ví dụ: mấp mơ, chập chờn, chon von, lóng lánh…
Căn cứ vào số lượng tiếng người ta thường chia từ láy ra làm 3 lớp: từ láy đơi,
từ láy ba, từ láy tư. Trong đó, từ láy đơi chiếm vị trí quan trọng hàng đầu bởi
vì chúng chiếm số lượng lớn tuyệt đối và vì nó hội đủ các đặc trưng bản chất
của hiện tượng láy xét ở mặt cấu tạo âm thanh cũng như mặt cấu tạo nghĩa.
+ Từ ngẫu kết: Là những từ mà các thành tố trực tiếp của nó được kết


8

hợp một cách ngẫu nhiên, không trên quan hệ ngữ nghĩa hay quan hệ ngữ âm
nào cả (Nhưng kết hợp được tạo thành lại có nghĩa và hồn tồn có tư cách
của từ). Ví dụ: bồ hịn, bồ nơng, mồ hơi, kỳ nhơng, bù nhìn, cà nhắc, cà lăm…
1.1.2 . Khái quát về ngữ tiếng Việt
a. Khái niệm ngữ
Trong quá trình phát triển của dân tộc, một trong những thành tựu quan
trọng nhất là sự mở rộng không ngừng những tư tưởng, những khái niệm mà
con người có thể truyền đạt được. Con người cần thông báo cho nhau không
những cảm xúc, tri thức, mà cả một số lượng vô hạn các trạng thái, quan hệ,
đối tượng và sự kiện bên trong cũng như bên ngoài con người. Hệ thống các
từ trong tiếng Việt không đủ biểu thị một số lượng lớn như thế các khái niệm,
hiện tượng khác nhau. Nhu cầu tất yếu là phải cấu tạo thêm những đơn vị từ
vựng mới trên cơ sở những từ đã có. Những đơn vị như thế được gọi là ngữ,
có giá trị tương đương với từ.
Theo tác giả GS TS Nguyễn Thiện Giáp trong Vấn đề từ trong tiếng
Việt [1, tr.155] thì ngữ chính là cụm từ cố định sẵn có trong ngơn ngữ, có giá
trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ đó là: Chúng có thể tái
hiện trong lời nói như các từ. Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể làm thành
phần câu, cũng có thể là cơ sở để cấu tạo các từ mới. Về mặt ngữ nghĩa,

chúng cũng biểu hiện những hiện tượng của thực tế khách quan, gắn liền với
những kiểu hoạt động khác nhau của con người. Tính cố định và tính thành
ngữ là hai đặc trưng cơ bản của ngữ. Có nhiều kiểu ngữ khác nhau như đặc
ngữ, thành ngữ, quán ngữ. Ngữ khác với cụm từ tự do ở tính hồn chỉnh về
cấu tạo và khả năng tái hiện như một đơn vị có sẵn.
b. Các loại ngữ (cụm từ)
- Ngữ cố định một đơn vị ngôn ngữ có vị trí, vai trị quan trọng trong hệ
thống các đơn vị tiếng Việt. Nghiên cứu ngữ cố định, các tác giả đưa ra những


9

kiến giải khác nhau nhưng về cơ bản vẫn có nhiều thống nhất. Theo tác giả
Đỗ Hữu Châu được trình bày trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” thì
ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo
là cấu tạo của cụm từ) nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt
chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ. Đối với tác giả Mai Ngọc Chừ;
Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến trong giáo trình “Cơ sở ngơn ngữ học
và tiếng Việt” thì Ngữ cố định là tổ hợp từ được cố định hố, có cấu trúc chặt
chẽ, hồn chỉnh. khi sử dụng không thể thêm bớt hoặc thay thế các yếu tố sẵn
có của nó. Ngữ cố định mang ý nghĩa chuyên biệt, khơng thể giải thích bằng
cách cộng ý nghĩa của các từ tạo nên nó. Ví dụ “mẹ trịn con vuông”, “thân
trâu ngựa”, “nuôi ong tay áo”, “dốt đặc cán mai”. Do sự cố định hóa, do
tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có tính thành ngữ. Tính
thành ngữ được định nghĩa như sau: cho một tổ hợp có nghĩa S do các đơn vị
A, B, C… mang ý nghĩa lần lượt S1, S2, S3… tạo nên, nếu như nghĩa S
khơng giải thích bằng các ý nghĩa S1, S2, S3… thì tổ hợp A, B, C… có tính
thành ngữ. Đa số các ngữ cố định là các cụm từ được cố định hóa, nhưng bên
cạnh đó cũng có những ngữ cố định có hình thức cấu tạo như một câu hồn
chỉnh, ví dụ như chuột chạy cùng sào, chạch bỏ giỏ cua, đũa mốc mà chòi

mâm son… Bởi thế, điều quyết định để xác định các ngữ cố định là tính tương
đương với từ của chúng về chức năng cấu tạo câu.
Ngữ cố định có hình thức cấu tạo của cụm từ nhưng lại mang chức
năng ngữ nghĩa như từ. Với những đặc điểm nổi bật như tính biểu trưng, tính
dân tộc, tính hình tượng và tính biểu thái. Ngữ cố định có ý nghĩa lớn trong
việc góp phần đưa tiếng Việt ngày một giàu đẹp và tinh tế hơn. Ngữ cố định
có thể được chia làm 3 loại, đó là thành ngữ, quán ngữ, ngữ cố định định danh:
+ Thành ngữ: là những cụm từ mà trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa
của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách khác,


10

thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó khơng được tạo thành từ ý nghĩa
của các từ cấu tạo nên nó. Ngay cả khi biết nghĩa của tất cả các từ trong đó
vẫn chưa thể đốn chắc nghĩa thành ngữ của cả cụm từ đó. Ví dụ: Chó ngáp
phải ruồi; Mẹ trịn con vng; Nước đổ lá khoai…
+ Quán ngữ: là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại
văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt
nào đó. Mỗi phong cách thường có những quán ngữ riêng, chẳng hạn, các
quán ngữ: Của đáng tội; nói bỏ ngồi tai; Chẳng nước non gì;… thường được
dùng trong phong cách hội thoại. Các quán ngữ: Như trên đã nói; Thiết nghĩ;
Có thể nghĩ rằng… thường được dùng trong phong cách sách vở.
+ Ngữ cố định định danh: là cụm từ cố định định danh, gọi tên sự vật.
Ngữ cố định định danh là đơn vị có tính trung gian giữa thành ngữ và từ ghép.
Chúng ổn định về cấu trúc và ý nghĩa hơn các quán ngữ rất nhiều nhưng lại
chưa có được ý nghĩa mang tính hình tượng như thành ngữ. Ngữ cố định
thường tập trung gọi tên các bộ phận cơ thể con người; một số khác gọi tên
các sự vật khác, các trạng thái, thuộc tính… Ví dụ: mắt bồ câu, chân vịng
kiềng, tóc rễ tre, thẳng ruột ngựa, mũi dọc dừa, cười cầu tài…

- Ngữ tự do bao gồm Ngữ động từ, ngữ tính từ, ngữ danh từ, cụm chủ
vị.
+ Ngữ động từ: là một cụm từ tự do có quan hệ chính phụ, trong đó có
động từ là trung tâm, ngồi ra cịn có các thành tố khác quây quần xung quanh
để sung ý nghĩa cho từ trung tâm đó. Ví dụ:
(Chim) Đang hót líu lo/ vẫn đang líu lo trên cành.
Ví dụ trên động từ “hót” làm vị ngữ của câu có thể được mở rộng về
phía trước và phía sau thêm một thành tố phụ khác. Mặc dù ta thêm một số
thành tố phụ khác nhưng chức vụ của toàn cụm không thay đổi – vẫn làm vị
ngữ của câu. Cụm từ được xây dựng gồm một động từ “hót” làm trung tâm và


11

xung quanh nó có những thành tố phụ khác được gọi là ngữ động từ hay động
ngữ.
+ Ngữ tính từ: là một cụm từ tự do có quan hệ chính phụ, trong đó có
tính từ làm trung tâm và các thành tố phụ khác quây quần xung quanh để bổ
sung ý nghĩa cho từ trung tâm đó.
Ví dụ: (Hoa lục bình) tím cả bờ sơng / đang tím cả bờ sơng/ vẫn đang
tím cả bờ sơng.
Câu trên có tính từ “tím” làm vị ngữ. Nó có thể mở rộng cả về phía
trước và phía sau một số thành tố khác. Mặc dù thêm thành tố phụ nhưng
chức vụ của toàn cụm không thay đổi, vẫn làm vị ngữ của câu. Cụm từ được
xây dựng gồm một tính từ “tím” làm trung tâm và các thành tố phụ quây quần
xung quanh để bổ sung ý nghĩa cho tính từ đó được gọi ngữ tính từ hay tính
ngữ.
+ Ngữ danh từ: hay cịn gọi là danh ngữ là một nhóm từ, trong đó có
danh từ làm thành tố trung tâm và có một hoặc nhiều thành tố phụ quây quần
xung quanh để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho danh từ trung tâm đó.

Ví dụ:
Nhà ấy //
Cả ngơi nhà ấy //
Cả ngơi nhà mới xong ấy //
Với ví dụ trên từ nhà đang ở dạng đơn được phát triển thêm nhờ những
từ phụ quây quần xung quanh. Chúng làm cho ý nghĩa từ trung tâm đầy đủ
hơn nhưng chức năng ngữ pháp của chúng vẫn hồn tồn khơng thay đổi,
nghĩa là vẫn mang chức năng ngữ pháp như từ nhà đảm nhận. Đơn vị phát
triển đó được gọi là ngữ danh từ.
+ Cụm từ chủ vị: là cụm từ mà giữa hai thành phần C - V có tác động
qua lại lẫn nhau, tồn tại nương tựa nhau và cùng mang ý nghĩa tường thuật.


12

Là đơn vị cấu tạo có cấu trúc cao hơn từ, gần giống cấu trúc câu bình thường
nhưng chưa thành câu.
Ví dụ:

Anh

đến

C1

V1

C

làm


tơi
C2

vui
V2

V

Qua ví dụ trên có 3 kết cấu chủ - vị, kết cấu C1 - V1 và kết cấu C2 - V2
chưa làm thành câu mà chỉ mới là bộ phận cấu thành câu vì nó chưa mang nội
dung thơng báo chính. Chỉ có kết cấu C - V mới làm thành câu. Đứng ở góc
độ cấu tạo thì kết cấu C-V có cấu tạo nên câu giống với kết cấu C-V cấu tạo
nên cụm.
1.2 . KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO
1.2.1 . Lịch sử hình thành học thuyết Nho giáo
Nho giáo, cịn được gọi là Khổng giáo, đó là một hệ thống đạo đức,
triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị.
Khổng Tử tuy sáng lập ra học thuyết Nhân Nghĩa Nho gia nhưng không
được các quân vương thời Xuân Thu coi trọng mà phải do các hậu học như
Tử Cống, Tử Tư, Mạnh Tử, Tuân Tử truyền bá rộng về sau. Trải qua nhiều nỗ
lực của giai cấp thống trị và các sĩ đại phu triều Hán, Khổng tử và tư tưởng
Nho gia của ông mới trở thành tư tưởng chính thống. Đường Thái Tơng sau
khi hồn thành tồn diện thống nhất quốc gia, liền cho kinh học gia Khổng
Dĩnh Đạt chú giải, hiệu đính lại năm kinh Nho gia là Dịch, Thi, Thư, Tà tuyên,
Lễ ký thành bộ Ngũ kinh chính nghĩa gần như tổng kết tồn diện kinh học từ
đời Hán đến đó. Ngũ kinh chính nghĩa trở thành sách giáo khoa dùng cho thi
cử đời Đường. Khi lịch sử Trung Quốc tiến vào thời kỳ phát đạt - thời kỳ nhà
Tống, vị hoàng đế khai quốc là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lập tức chủ



13

trì nghi lễ long trọng tế tự Khổng Tử để biểu dương lịng hiếu để, vua cịn
đích thân chủ trì khoa thi tiến sĩ mà nội dung hoàn toàn theo Nho học. Đối với
Nho học mới bột hưng ở thời Tống, chúng ta thường gọi đó là Lý học. Lý học
trình Chu nhấn mạnh Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín như lễ trời (thiên lý) dùng học
thuyết Khổng Mạnh làm nguồn gốc, hấp thu thêm các học thuyết tư tưởng của
Phật giáo, Đạo giáo cung cấp sự nhu yếu cho xã hội qn chủ chun chế.
Ngồi Lý học của Trình Chu có địa vị chi phối, phái Cơng học của Trần
Lượng, Diệp Thích, phái Tâm học của Vương Dương Minh cũng đều tôn
sùng Khổng Tử, tiếp thu một phần tư tưởng cơ bản của ông. Những học
thuyết này đều được lưu truyền rộng rãi và tạo ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội
văn hoá Trung Quốc. Do Nho học được các sĩ đại phu tôn sùng, được các
vương triều đua nhau đề xướng nên Nho học thuận lợi thẩm thấu mọi lĩnh vực
trong mỗi giai tầng xã hội, trở thành tâm lý của cộng đồng dân tộc Trung
Quốc, là cơ sở văn hố của tín ngưỡng và tập tính.
1.2.2. Những vấn đề cơ bản của tư tưởng Nho giáo
a. Quan niệm về bản chất con người
Nho giáo đặt vấn đề đi tìm một bản tính có sẵn và bất biến của con
người. Đức Khổng Tử và Mạnh Tử đều quan niệm bản tính con người ta sinh
ra vốn thiện. Bản tính “thiện” ở đây là tập hợp các giá trị chính trị, đạo đức
của con người. Xuất phát từ quan niệm này, Khổng Tử đã xây dựng phạm trù
“nhân” với tư cách là phạm trù trung tâm trong triết học của ông. Chữ nhân
được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những
quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội. Con người
phải chú trọng vào sự nỗ lực học tập, làm việc tận tâm tận lực, còn việc thành
bại như thế nào, lúc đó là tại ý trời”.
Tuy nhiên, trong triết học Nho giáo, nếu Khổng Tử và Mạnh Tử cho
rằng con người vốn có bản tính thiện thì Tn Tử đưa ra lý luận bản tính con



14

người là ác. Ơng cho rằng có thể giáo dục, cải hóa con người từ ác thành thiện
được. Nếu ra sức tu dưỡng đạo đức thì bất cứ người nào cũng có thể đạt địa vị
“người quân tử”. Tuân Tử đề cao khả năng và vai trị con người. Ơng cho
rằng trời không thể quyết định được vận mệnh con người. Con người không
thể chờ đợi tự nhiên ban phát một cách bị động mà phải vận dụng vào tài trí,
khả năng của mình, dựa vào quy luật tự nhiên mà sáng tạo ra của cải, sản vật
để phục vụ đời sống.
Như vậy, Nho giáo thể hiện là một học thuyết có tính nhân văn rất cao,
nhìn thấy nét đẹp của con người và rất tin tưởng vào con người, tin tưởng vào
khả năng giáo dục của con người.
b. Quan niệm về đạo đức trong Nho giáo
Nho giáo đã đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức nhằm cải tạo và hoàn
thiện nhân cách con người. Đạo là quy luật chuyển biến, tiến hố của trời đất,
mn vật. Đối với con người đạo là con đường đúng đắn phải noi theo để xây
dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp. Đạo của người theo quan điểm của Nho gia
là phải phù hợp với tình người do con người lập nên. Trong kinh dịch, sau hai
câu “lập đạo của trời, nói âm và dương, lập đạo của đất, nói nhu và cương” là
câu “lập đạo của người nói nhân và nghĩa”. Khổng Tử chủ trương cải tạo xã
hội bằng đạo đức. Theo ông làm người cần phải có đức.
Nhân nghĩa theo cách hiểu thơng thường thì nhân là lịng thương người,
nghĩa là dạ thuỷ chung, mọi đức khác đều từ nhân mà ra cũng như mn vật
mn lồi trên trời, dưới đất đều do âm dương nhu cương mà ra. Nhân cao
hơn các đức khác, có phần bao gồm cả các đức mục khác nhưng nhân cũng có
những tiêu chí riêng. Khổng Tử nói: “Ai làm được điều này trong thiên hạ
người đó có nhân: cung, khoan, tín, mẫn, huệ”. Cung là khiêm tốn, biết tôn
trọng người và tôn trọng công việc không tỏ ra coi thường người khác thành

ra kiêu ngạo, thành ra không chu đáo. Khoan là rộng rãi, thông biết rộng, thu


15

nhận của người đến kiệt. Tín là nói sao làm vậy. Mẫn là nhanh nhẹn không lề
mề, ỷ lại. Làm được năm điều đó dân sẽ tin tưởng, dễ sai khiến. Đó là đức
mục của người cầm quyền trong quan hệ với dân. Nhân như vậy phải đòi hỏi
xuất phát từ lịng thương người, từ sự tơn trọng của con người mà làm việc có
hiệu quả. Ngồi ra nhân cịn bao gồm các đức là lễ, nghĩa, trí, và tín. “lễ” vừa
là cách thức thờ cúng vừa là những quy định có tính luật pháp, vừa là những
phong tục tập quán vừa là một kỉ luật tinh thần “tự khắc kỷ phục lễ”. Suy cho
cùng lễ chỉ là sự bổ sung cụ thể hố cho chính danh nhằm thiết lập trật tự xã
hội phong kiến. Nghĩa là những việc nên làm nhằm duy trì đạo lí, như ta
thường nói “hành hiệp trượng nghĩa”. Trí là tri thức, phải có tri thức mới
thành nhân được. Vậy con người phải tu nhân để tề gia trị quốc và bình thiên
hạ. Tín là lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau. Có tín thì mới có tin.
Như vậy đức nhân trong Nho giáo không chỉ là thương người mà thực chất là
đạo làm người. Nhân bao gồm nhiều tiêu chuẩn đạo đức nên một người có
một số tiêu chuẩn khác mà khơng có nhân thì khơng gọi là người có đạo đức
được.
Đức gắn chặt với đạo. Từ đức trong kinh điển Nho gia thường được
dùng để chỉ một cái gì thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người trong tâm
hồn ý thức cũng như hình thức, dáng điệu… Theo Nho gia, mối quan hệ giữa
đạo và đức trong cuộc sống con người: đường đi lối lại đúng đắn phải xây
dựng quan hệ lành mạnh, tốt đẹp là đạo, noi theo đạo một cách nghiêm chỉnh,
đúng đắn trong cuộc sống thì có được đức trong sáng quý báu ở trong tâm.
Trong kinh điển của Nho gia, ta thấy năm quan hệ lớn. Bao quát gọi là
“ ngũ luân” đã được khái quát bằng quan hệ: vua-tôi, cha-con, anh-em, vợchồng, bạn-bè. Từ quan hệ ấy, kinh lễ đã nêu lên mười một đức lớn: vua nhân,
tôi trung, cha từ, con hiếu, anh lành, em đễ, chồng có nghĩa, vợ vâng lời,

trưởng có ân, ấu ngoan ngỗn, với bạn hữu phải có đức tín. Những tiêu chuẩn


16

đạo đức mà Nho giáo đưa ra để khuyên răn, dạy bảo mọi người có rất nhiều
tác dụng đối với sự hình thành nhân cách của mỗi người trong xã hội, chính
vì những tư tưởng đó mà nho giáo cịn có ảnh hưởng lớn đến xã hội ngày nay.
c. Quan điểm về giáo dục
Khổng Tử chủ trương thành lập các trường học hướng mọi người tới
con đường học hành để mở mang dân trí, rèn luyện đạo đức con người, cải tạo
nhân tính. Chính tư tưởng giáo dục về thái độ và phương pháp học tập của
Khổng Tử là bộ phận giàu sức sống nhất trong tư tưởng Nho giáo. Theo
Khổng Tử giáo dục là cải tạo nhân tính. Muốn dẫn nhân loại trở về tính gần
nhau, tức là chỗ “thịên bản nhiên” thì phải để cơng vào giáo dục vì giáo dục
có thể hố ác thành thiện. “Tu sửa đạo làm người” và “ làm sáng tỏ đức sáng”
là mục đích tối cao của giáo dục trong việc cải tạo nhân tính. Ơng coi giáo
dục khơng chỉ mở mang nhân tính, tri thức, giải thích vũ trụ mà ơng chú trọng
tới việc hình thành nhân cách con người, lấy giáo dục để mở mang cả trí,
nhân, dũng, cốt dạy con người ta hồn thành con người đạo lí. Mục đích của
giáo dục là học để ứng dụng cho có ích với đời, với xã hội, chứ không phải là
dễ làm quan bổng lộc. Học để hoàn thiện nhân cách. Học để tìm tịi đạo lí.
Phương pháp giáo dục: học một cách đúng lịch trình đúng với điều kiện tâm
sinh lí, coi trọng mối quan hệ giữa các khâu của giáo dục: trong việc học, cần
tuân thủ học gắn liền với tư, với tập, với hành.
Khổng Tử coi giáo dục cho dân đạo lí làm người, thể hiện tư tưởng
giáo dục của nho giáo. Tư tưởng “trăm năm trồng người” của Khổng Tử
nhằm đào tạo lớp người lấy đức trị là chính. Khổng Tử nói: “tiên học lễ, hậu
học văn” vì học phải đi đơi với hành. Trong giáo dục Khổng Tử coi trọng sự
nêu gương của các tầng lớp vua quan và mở trường học cho dân “hữu giáo vô

đạo’ dạy cho mọi người không phân biệt đẳng cấp là tư tưởng tiến bộ của
Khổng Tử và chính ơng là người thực hiện tư tưởng tiến bộ này.


17

d. Quan điểm về quản lý xã hội
Để theo đuổi mục tiêu lý tưởng xây dựng xã hội đại đồng, Nho giáo
nêu nguyên tắc quản lý xã hội như sau:
Nguyên tắc 1: Thực hiện nguyên tắc tập quyền cao độ. Trong phạm vi
quốc gia, toàn bộ quyền lực tập trung vào một người là Hoàng đế.
Nguyên tắc 2: Thực hiện chính danh trong quản lý xã hội. “Chính
danh” nghĩa là mỗi người cần phải nhận thức và hành động theo đúng cương
vị, địa vị của mình. Vua phải ra đạo vua, tôi phải ra đạo tôi, cha phải ra đạo
cha, con phải ra đạo con, chồng phải ra đạo chồng, vợ phải ra đạo vợ… Nếu
như mọi người khơng chính danh thì xã hội ắt trở nên loạn lạc, khơng thể có
một xã hội trị bình mà ngun tắc chính danh bị vi phạm. Khổng Tử đặc biệt
đề cao giữa danh và thực. Thực do học, tài và phận quy định.
Nguyên tắc 3: Thực hiện Văn trị – Lễ trị – Nhân trị. Đây là ngun tắc
có tính chất đường lối căn bản của Nho giáo. Văn trị: đề cao trị bằng hiểu biết,
tạo ra vẻ đẹp của một nền chính trị để mọi người tự giác tuân theo. Lễ trị:
dùng tổ chức, thiết chế xã hội để trị quốc; đề cao nghi lễ giao tiếp trong trị
quốc. Nhân trị: trị quốc bằng lòng nhân ái, mở rộng ân trạch của hoàng cung
tới bốn phương. Tiếp tục thuyết “nhân trị” của Khổng Tử, Mạnh Tử đề ra tư
tưởng “nhân chính”. Theo Mạnh Tử việc chăm dân, trị nước vì nhân nghĩa
chứ khơng phải vì lợi và Mạnh Tử chủ trương một chế độ “bảo dân”, trong đó
người trị vì phải lo cái lo cho dân, vui cái vui của dân, tạo cho dân có sản
nghiệp riêng và cuộc sống bình yên, no đủ, như thế dân không bao giờ bỏ vua.
Đặc biệt Mạnh Tử có quan điểm hết sức mới mẻ và sâu sắc về nhân quyền.
Ơng nói “dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ vi”, vì theo ông, có dân mới có

nước, có nước mới có vua. Thậm chí ơng cho rằng dân có khi cịn quan trọng
hơn vua.
Nguyên tắc 4: Đề cao nguyên lý công bằng xã hội. Khổng Tử đã nói:


18

“ Không lo thiếu mà lo không đều/ Không lo nghèo mà lo dân không yên”. Sự
không công bằng là đầu mối của loạn. Công bằng trên cơ sở danh của mình,
tức là cơng bằng theo danh trong hưởng quyền lợi phân phối theo địa vị.
1.2.3 . Ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội và văn học Việt Nam
a. Sự du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam
Tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận hướng dẫn tư duy
và hành động cho dân tộc mình là một chân lý phổ biến, là một sự thực khách
quan của các thời đại, của các dân tộc. Trong ý thức hệ phong kiến mà người
Hán đưa vào nước ta từ thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo lâu bền nhất và có ảnh
hưởng sâu sắc nhất. Phật giáo dần dần rút lui vào chùa chiền, lão giáo cũng
dần biến thành một thứ mê tín dị đoan mà các thầy phù thuỷ dùng làm kế sinh
nhai. Tư tưởng trị vì trong lĩnh vực chính trị và học thuật suốt 2000 năm là tư
tưởng Nho giáo. Có nhiều ngun nhân, trong đó có một ngun nhân vơ
cùng quan trọng là sức sống của dân tộc. Trong hoàn cảnh thời trước, nhất là
từ khi giành được nền tự chủ dân tộc, Việt Nam muốn tồn tại thì phải chọn lấy
một ý thức hệ tích cực, quan tâm đến con người, cuộc đời, đến xã hội, vận
mệnh dân tộc. Nho giáo có nhiều hạn chế nhưng trong ba ý thức tơn giáo thì
phải nói Nho giáo có nhiều nhân tố tích cực nhất. Ngay khi Ngơ Quyền đánh
bại qn Nam Hán, giành được độc lập đã xây dựng thể chế quốc gia, đặt các
nghi lễ phẩm phục, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, tức là tinh thần tôn
ti đẳng cấp. Các triều đại đầu tiên khi niên hiệu, tôn hiệu cũng đã thể hiện sự
tin tưởng lý thuyết mệnh trời như “ứng thiên”, “thuận thiên”, “Phụng thiên”.
Phần “Chiếu dời đơ” của nhà Lí cũng đượm mùi Nho giáo. Cái gương “nhà

Thương, nhà Chu” cũng được nêu lên, cái gương “kính vâng mạng trời” cũng
được nhấn mạnh. Các triều đại sau, Trần, Lê, Nguyễn thờ đạo Nho như thế
nào thì sử sách đã nêu rõ.


19

b. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam
Nho giáo với hệ thống tư tưởng chính trị của mình đã góp phần xây
dựng các nhà nước phong kiến trung ương, tập quền vững mạnh, góp phần
xây dựng một hệ thống quản lý thống trị xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh
quân sự và kinh tế quốc gia.
Nho giáo rất coi trọng tri thức, coi trọng học hành. Khổng tử là người
“học nhi bất yếm, hối nhân bất nguyện”. Hàng nghìn năm qua, nhà nước Việt
Nam đều lấy Nho học, Nho giáo làm nền tảng lý luận để tổ chức Nhà nước,
pháp luật và đặc biệt là giáo dục. Nội dung giáo dục của Nho giáo là dạy đức
và dạy tài vẫn cịn có ý nghĩa. Nho giáo coi trọng đức là coi trọng cách làm
người, coi trọng con người là yếu tố quyết định. Giáo dục Nho giáo góp phần
nâng cao văn hóa con người, đặc biệt về văn hóa, sử học, triết học. Với
phương châm “học nhi ưu tắc sĩ”, học để có thể tìm ra một nghề nghiệp mới
và nâng cao vị trí xã hội của bản thân là động lực hiếu học trong nhân dân.
Hiếu học là đặc điểm của Nho giáo. Hiếu học đã trở thành truyền thống văn
hóa Á Đơng trong đó có Việt Nam.
Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua tơi ở vị trí cao nhất trong năm quan
hệ giữa người với người. Các Nho sĩ Việt Nam cũng nhấn mạnh mối quan hệ
này, xây dựng tinh thần trung quân, ái quốc nhưng không mù quáng, trung
quân mà vẫn đặt ái quốc lên hàng đầu. Họ đòi hỏi nhà vua trước hết phải
trung thành với tổ quốc và trung hậu với nhân dân.
Nhân nghĩa trong Khổng giáo là tình cảm sâu sắc, nghĩa vụ thiêng liêng
của bề tôi đối với nhà vua, của con đối với cha, của vợ đối với chồng, nhưng

đối với Nguyễn Trãi và các trí thức Việt Nam thì điều cốt yếu của nhân nghĩa
phải nhằm tiêu diệt những quân tàn bạo.
c. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt Nam
Nho giáo góp phần hướng văn học vào cuộc sống, theo Trần Đình


×