ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA ḶN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HĨA HỌC
Đề tài:
VĂN HÓA ẨM THỰC HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI
QUA MÓN CHÈ LAM
Người hướng dẫn:
ThS. Lương Vĩnh An
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Ngân
Đà Nẵng, tháng 5/2013
1
Lời Cam Đoan
Tơi: Nguyễn Thị Ngân xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lương
Vĩnh An.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học đã trình bày trong Khóa luận
của mình
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ngân
Lời Cảm Ơn
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, các cán bộ khoa
Ngữ Văn, Phòng tư liệu khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện Khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ
Lương Vĩnh An, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi
trong suốt q trình thực hiện và hồn thành Khóa luận tốt
nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các ban ngành, lãnh đạo, chính
quyền địa phương và nhân dân các xã làng nghề của huyện Thạch
Thất – Hà Nội, cũng như cơ sở sản xuất Chè Lam Phượng Châu ở
khu 2 – thị trấn Vĩnh Lộc – Thanh Hóa đã cung cấp tư liệu và
đóng góp những ý kiến quý báu cho Khóa luận tốt nghiệp của tơi.
Xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đã giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp
này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ngân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................4
6. Bố cục khóa luận .....................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................9
1.1 Một vài khái niệm liên quan..................................................................................9
1.1.1 Khái niệm Văn hóa – Văn hóa Ẩm thực .............................................................9
1.1.2 Khái niệm Ẩm thực ...........................................................................................12
1.1.3 Làng nghề - Khái niệm Làng Nghề truyền thống .............................................12
1.2 Đôi nét về huyện Thạch Thất ..............................................................................14
1.2.1 Lịch sử, tên gọi và sự thay đổi địa giới hành chính .........................................14
1.2.2 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và dân cư .............................................................17
1.2.3 Điều kiện Văn hóa – Xã hội .............................................................................19
1.2.4 Văn hóa Ẩm thực của người Xứ Đồi ..............................................................22
Chương 2 : ĐẶC SẢN CHÈ LAM – NÉT VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN
HUYỆN THẠCH THẤT ........................................................................................29
2.1 Đặc sản Chè Lam huyện Thạch Thất ..................................................................29
2.1.1 Nguồn gốc Chè Lam .........................................................................................29
2.1.2 Qui trình chế biến Chè Lam .............................................................................30
2.1.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu ....................................................................................30
2.1.2.2 Q trình chế biến .........................................................................................34
2.1.2.3 Cách thức trang trí ........................................................................................36
2.1.2.4 Thưởng thức ..................................................................................................36
2.2 Đặc trưng văn hóa Chè Lam Thạch Thất ............................................................38
2.2.1 Tính tổng hợp ...................................................................................................39
2.2.2 Tính đa dạng và linh hoạt ................................................................................40
2.3 Giá trị đặc sản Chè Lam ......................................................................................43
2.3.1 Giá trị kinh tế ...................................................................................................43
2.3.1.1 Giá trị dân sinh .............................................................................................43
2.3.1.2 Giá trị phát triển du lịch làng nghề ..............................................................44
2.3.2 Giá trị văn hóa .................................................................................................46
2.3.2.1 Giá trị vật chất ..............................................................................................46
2.3.2.2 Giá trị tinh thần .............................................................................................49
Chương 3 : PHƯƠNG HƯỚNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ
THƯƠNG HIỆU CHÈ LAM THẠCH THẤT – HÀ NỘI ........................................53
3.1 Thực trạng phát triển làng nghề và thương hiệu Chè Lam của Huyện Thạch Thất .....53
3.1.1 Thực trạng làng nghề sản xuất và thương hiệu Chè Lam ở huyện Thạch Thất –
Hà Nội .......................................................................................................................53
3.1.1.1 Sự vận động, phát triển của hộ sản xuất và kinh doanh Chè Lam. ..............53
3.1.1.2 Thực trạng về lao động trong làng nghề.......................................................54
3.1.1.3 Tình hình về vốn ở các hộ trong làng nghề...................................................55
3.1.1.4 Số lượng Chè Lam được sản xuất trong làng nghề ......................................55
3.1.1.5 Thị trường của làng nghề sản xuất Chè Lam ................................................56
3.1.1.6 Kỹ thuật cơng nghệ trong làng nghề .............................................................57
3.1.1.7 Tình hình tổ chức kinh doanh........................................................................58
3.1.1.8 Tình hình mơi trường trong làng nghề ..........................................................58
3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo tồn phát triển làng nghề và thương hiệu Chè
Lam ở huyện Thạch Thất – Hà Nội ...........................................................................59
3.1.2.1 Sự biến động của nhu cầu thị trường ............................................................59
3.1.2.2 Chính sách của nhà nước ..............................................................................60
3.1.2.3 Kết cấu hạ tầng. ............................................................................................60
3.1.2.4 Trình độ khoa học và công nghệ ...................................................................61
3.1.2.5 Vốn cho phát triển sản xuất ..........................................................................61
3.1.2.6 Nguyên vật liệu ..............................................................................................62
3.1.2.7 Yếu tố truyền thống .......................................................................................62
3.2. Phương hướng bảo tồ n, phát triể n làng nghề và thương hiê ̣u Chè Lam của
huyê ̣n Thạch Thấ t ......................................................................................................63
3.2.1 Tiềm năng và phương hướng bảo tồn, phát triển làng nghề cùng thương hiệu
Chè Lam ở huyện Thạch Thất – Hà Nội ...................................................................63
3.2.1.1 Tiềm năng phát triển của làng nghề và thương hiệu Chè Lam ở huyện Thạch
Thất – Hà Nội. ...........................................................................................................63
3.2.1.2 Phương hướng bảo tồn và phát triển làng nghề ...........................................64
3.2.2 Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất Chè Lam ở
huyện Thạch Thất – Hà Nội ......................................................................................65
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................69
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH CHÈ LAM
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ai đã từng đến thăm thắng cảnh nổi tiếng chùa Tây Phương thì chắc hẳn sẽ
không quên được hương vị dẻo thơm ngon ngọt của Chè Lam – đặc sản truyền
thống xứ Đoài.
Mùa xn là lúc khí trời ấm áp, lịng người phơi phới, nhẹ nhõm. Trong dịp
này người Việt ta có thói quen đi lễ chùa cầu sức khỏe và bình an cho năm mới.
Đến với chùa Tây Phương – danh thắng nổi tiếng trên đất Hà Thành, người ta
không chỉ để tĩnh tâm nơi cửa Phật mà cịn có cơ hội thưởng thức đặc sản của xứ
Đoài – bánh, kẹo Chè Lam.
Khoảng gần 30km về phía Tây nội thành, huyện Thạch Thất – Hà Nội là “quê
hương” của ngôi chùa Tây Phương – một chùa nổi tiếng của đạo Phật. Món Chè
Lam đặc sản của miền đất này được bắt nguồn từ chốn linh thiêng đó.
Khơng giống với các loại bánh kẹo được sản xuất theo dây chuyền công
nghiệp, Chè Lam là sản phẩm thủ công truyền thống mang những nét độc đáo riêng
có của một vùng cư dân nơng nghiệp lâu đời.
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia trên thế giới
ngày một chú trọng hơn đến vấn đề văn hóa. Văn hóa là động lực của sự phát triển,
văn hóa có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó ẩm thực là một
hình thái văn hóa quan trọng. Theo GS Trần Quốc Vượng thì “cách ăn uống là
cách sống, là bản sắc văn hóa hay truyền thống ẩm thực là một thực thể văn hóa
của các vùng miền Việt Nam”.
Trong văn hóa “ăn” có văn hóa “q”, hay cịn gọi là đặc sản bình dân nó là
nét đặc trưng riêng của từng địa phương, vùng – miền
Những năm gần đây, vấn đề ẩm thực đã được xã hội quan tâm rộng rãi hơn,
cuộc sống của nền kinh tế thị trường mở ra nhiều hướng tiếp cận mới với văn hóa
thưởng thức, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Thạch Thất có tiềm năng
lớn để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Văn hóa ẩm thực Thạch Thất
cũng là một trong những loại tài nguyên có giá trị cần phải được tìm hiểu và khai
2
thác một cách có hiệu quả. Hiện nay, việc khai thác những nét đặc sắc của văn hóa
ẩm thực, trong đó có văn hóa qua những món đặc sản vẫn đang là một cánh cửa để
ngỏ cho những người làm du lịch Thạch Thất.
Khách du lịch đến với Hà Nội, ít nhiều cũng đã được làm quen với những gia
tài ẩm thực của người Hà Nội, song phần lớn du khách mới chỉ biết đến một nền ẩm
thực cầu kì, tây hóa, phong phú và đặc sắc về chủng loại, mà ít ai có dịp hịa mình
vào những món q đặc sản bình dân mà các huyện của Hà Nội đem đến. Trong đó
có một loại bánh đặc sản khơng phải bánh Cốm làng Vịng, cũng khơng phải Phở
Hà Nội, hay chả cá Lã Vọng... mà đó là loại bánh có tên Chè Lam Thạch Thất – một
loại bánh của người dân xứ Đoài cổ.
Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu sâu,
về khai thác văn hóa ẩm thực Chè Lam để phát triển kinh tế làng nghề ở huyện
Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. Mặc dù đây là vùng đất có nhiều tiềm năng về ẩm
thực nhưng chưa có riêng một chuyên luận hay cuốn sách nào tập trung nghiên cứu
tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Thạch Thất, nói đúng hơn là món bánh đặc sản Chè
Lam. Chính vì vậy mà chúng tôi đã mạnh dạn đi thực tế để thu thập và sưu tầm tài
liệu, món q đặc sản bình dân Chè Lam Thạch Thất, hi vọng được đóng góp một
phần cơng sức của mình trong việc quảng bá, giữ gìn, phát huy và bảo vệ các giá trị
văn hóa ẩm thực của cư dân vùng đất này.
Ăn Chè Lam, thưởng thức Chè Lam đã để lại dư vị khó quên cho thực khách,
nhưng mấy ai biết được qui trình chế biến Chè Lam, cái gì làm nên hương vị rất
riêng của nó. Với mong muốn tìm hiểu cặn kẽ món đặc sản bình dân của q hương,
chúng tơi đã lựa chọn đề tài: “Chè Lam trong văn hóa ẩm thực huyện Thạch
Thất” cho đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chè Lam Thạch Thất – Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung:
+ Qui trình làm Chè Lam
3
+ Đặc trưng văn hóa ẩm thực qua đặc sản Chè Lam
- Không gian: Tại một số làng nghề chuyên sản xuất Chè Lam ở Thạch Thất –
Hà Nội như Thạch Xá, Đại Đồng, Bình n, Cẩm n... Từ đó, đề xuất những giải
pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề cũng như thương hiệu Chè
Lam.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu quan niệm ẩm thực, nguồn gốc Chè Lam; đặc trưng của Chè Lam
trong gia tài văn hóa ẩm thực Thạch Thất, từ cách chuẩn bị nguyên liệu đến cách
thức chế biến, trang trí, thưởng thức, bảo quản đặc sản Chè Lam của người dân
huyện Thạch Thất.
Ngoài ra, cịn có ý nghĩa quảng bá giá trị văn hóa, phong tục tập quán, cách
thức ăn uống, thói quen sống của người dân xứ Đồi. Đó cũng là một cách để quảng
bá cho hoạt động du lịch của Thạch Thất.
Bên cạnh đó đề tài cũng cố gắng đưa ra một số giải pháp cụ thể để giữ gìn
được bản sắc của đặc sản Chè Lam Thạch Thất, vừa gắn nó với các hoạt động phát
triển du lịch của huyện.
Là sinh viên chun ngành văn hóa học chúng tơi nhận thấy tìm hiểu đặc sản
ẩm thực Chè Lam Thạch Thất là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn và phát huy
các di sản văn hóa quý giá. Hơn nữa, với mong muốn trau dồi kỹ năng tìm hiểu văn
hóa vùng – miền, việc thực hiện Khóa luận này giúp tơi tìm hiểu sâu hơn về ảnh
hưởng cũng như thực trạng và phương hướng phát triển của Chè Lam trong chiến
lược phát triển làng nghề của huyện Thạch Thất – Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, Khóa luận sử dụng số liệu, tài liệu
liên quan đến văn hóa ẩm thực nói chung qua đó tổng hợp phân tích, chọn lọc
những tư liệu có liên quan.
- Phương pháp điền dã – đi thực tế để quan sát và nghiên cứu qui trình làm
bánh Chè Lam, giá trị ẩm thực của Chè Lam với tư cách là món quà quê đặc sản với
4
hoạt động làng nghề của người dân huyện Thạch Thất – Hà Nội.
Khi đi điền dã, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người thợ, những hộ gia đình làm
bánh có kinh nghiệm để lấy tư liệu cụ thể.
+ Phương pháp so sánh – đối chiếu: so sánh ảnh hưởng của Chè Lam Thạch Thất
với Chè Lam của các nơi khác.
+ Phương pháp khảo tả, phương pháp này tập trung khảo tả lại quy trình chế biến
Chè Lam một cách thật tỉ mỉ, thông qua điền dã trực tiếp tại các làng nghề sản xuất
Chè Lam.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp, đây là phương pháp cuối cùng sau khi đã
điền dã thực tế, có tư liệu so sánh – đối chiếu.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển kinh tế làng nghề là một trong những vấn đề quan trọng đối với đời
sống kinh tế, xã hội của Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế, vì thế chủ đề này đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học được cơng bố. Dưới đây, chúng
tôi xin điểm qua một số công trình ít nhiều có liên quan đến định hướng nghiên cứu
của đề tài luận văn:
- “Phát triển làng nghề truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, TS. Mai Thế Hởn, Hà Nội, 2002. Trong cơng
trình này, tác giả đã làm rõ vai trò của làng đối với sự phát triển của đất nước; đi sâu
phân tích thực trạng làng nghề về lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ
sản phẩm và kỹ thuật công nghệ và đề xuất bốn phương hướng, bảy giải pháp thúc
đẩy làng nghề phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đề
tài chưa đề cập tới mối quan hệ phát triển làng nghề với việc xây dựng và củng cố
mối quan hệ cơng – nơng – trí thức, và quan hệ giữa “bốn nhà”; sự ảnh hưởng của
phát triển làng nghề tới việc giữ gìn, phát triển một số giá trị văn hóa truyền thống;
sự tác động trực tiếp của làng nghề tới việc làm, thu nhập, mức sống, trình độ học
vấn, ổn định chính trị, quyền làm chủ của nhân dân. Trong các chính sách và giải
5
pháp đưa ra, tác giả chưa đề cập đến phát triển làng nghề như một giải pháp quan
trọng góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện có
hiệu quả một số vấn đề xã hội, qua đó thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
- Luận án Tiến sĩ: “Làng nghề truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa”, Trần Minh Yến, NXB Khoa học Xã hội, năm 2004. Trong luận án,
tác giả đã phân tích rõ vai trò của làng nghề truyền thống trong quá trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, đồng thời tác giả còn đưa ra những kinh
nghiệm phát triển làng nghề của các nước trong khu vực châu Á như Nhật Bản,
Trung Quốc, Thái Lan, và một số nước trong khu vực ASEAN… Đề tài còn nêu rõ
thực trạng hiện nay của các làng nghề truyền thống ở Việt Nam từ đó chỉ ra xu
hướng vận động và 8 nhóm giải pháp của làng nghề truyền thống dưới tác động của
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu tác giả
còn chưa nêu ra được nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, khó khăn của làng
nghề truyền thống hiện nay đó là cơng tác truyền nghề và năng lực quản lý của
doanh nghiệp làng nghề trong quá trình tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, là
một trong những khâu quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong làng nghề
truyền thống.
- “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, năm 2009.
Cơng trình nghiên cứu khoa học này trước hết đã chỉ ra được vai trị có ý nghĩa to
lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Làng nghề góp phần tạo công ăn việc
làm cho lao động trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu, làm tăng kim ngạch
xuất khẩu trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, cơng trình
nghiên cứu cịn chỉ ra vai trò của làng nghề trong việc bảo tồn, chấn hưng và phát
triển làng nghề không chỉ phát triển kinh tế theo ý nghĩa thơng thường, mà cịn là
phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc trong tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu đưa
ra giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề, đề tài đã chỉ ra thực trạng phát triển của
các làng nghề Việt Nam hiện nay; cơ hội lớn với các làng nghề hiện nay là việc trở
6
thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ đó tạo ra
nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, doanh nghiệp làng nghề cũng không
bị phân biệt đối xử trong các vụ tranh chấp thương mại nhờ có cơ chế giải quyết
tranh chấp chung; tuy nhiên đề tài cũng chỉ ra những khó khăn và yếu kém đang gặp
phải: về nguồn nhân lực, vốn sản xuất, mặt bằng sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu
vào, máy móc thiết bị sản xuất cịn chậm cải tiến, năng lực quản lý của các doanh
nghiệp làng nghề cũng như cơ chế chính sách và lãnh đạo địa phương, đặc biệt là
tình hình ơ nhiễm hiện nay ở các làng nghề... Qua phân tích những cơ hội và thách
thức đối với làng nghề Việt Nam cơng trình nghiên cứu chỉ ra những hướng bảo tồn
và những giải pháp nhằm thực hiện.
- Hội thảo quốc tế: “Bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống”,
8/1996 tại Hà Nội. - “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, tác giả Bùi Văn
Vượng, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998.
- “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong q trình cơng nghiệp hóa”, TS.
Dương Bá Phượng, NXB Khoa học Xã hội, năm 2001.
- Hội thảo: “Phát triển bền vững làng nghề Hà Tây: Thực trạng và giải pháp”,
Hà Đông, 11/2006.
- “Diễn đàn làng nghề năm 2007”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
tổ chức 17/11/2007, tại số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Hội thảo “Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội”, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổ chức ngày 17/9/2010, tại Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ: “Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở Việt
Nam”, Vũ Thị Thu, Hà Nội, 1998.
- Luận văn thạc sĩ: “Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc
tế”, Nguyễn Thị Nghĩa, Hà Nội, năm 2008.
- Đề tài nghiên cứu: “Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch Thất Thành phố Hà Nội”, Đỗ Thị Lan, Hà Nội, năm 2009.
Những công trình nói trên và cịn nhiều cơng trình khác đã nghiên cứu, đề cập
đến nhiều vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn phát triển của các làng nghề Việt Nam
7
nói chung và ở một số địa phương nói riêng. Đây là nguồn tư liệu tham khảo rất có
ý nghĩa đối với chúng tôi trong việc thực hiện đề tài luận văn.
Cùng với các đề tài nghiên cứu về văn hóa ẩm thực nói chung, có nhiều cơng
trình, nhiều tác phẩm quy mơ mà chúng ta có thể dễ dàng kể tên như: Hà nội 36 phố
phường của Thạch Lam; Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ Miền Nam của Vũ Bằng;
Đặc sản ba miền của Băng Sơn; Ăn chơi xứ Huế của Ngô Minh... Trong cuốn “Đặc
sản ba miền” của Băng Sơn, ơng có viết về những món ngon nổi tiếng của Hà Nội,
Huế, Sài Gòn. Còn trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam, tác giả
nói tới những món ăn ngon gắn liền với tên phố và những địa chỉ để du khách có thể
tới. Những cuốn sách kể trên đã viết về ẩm thực Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ đó
đến nay, cuộc sống có nhiều thay đổi, nhu cầu và gu thưởng thức của con người
cũng thay đổi theo. Vì thế đã ra đời một số chuyên luận tạp chí nghiên cứu về ẩm
thực như: Tạp chí món ngon; Tạp chí Món ngon Việt Nam; Tạp chí Tiếp thị và Gia
đình của Trung tâm hợp tác báo chí và truyền thơng quốc tế; Tạp chí Du lịch và
giải trí của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch... với mục đích vừa giữ gìn và phát huy
cái vốn có của ẩm thực, mặt khác vẽ lên một bức tranh mới hiện đại hơn, đa dạng
hơn về ẩm thực Việt Nam đương đại.
Theo tư liệu (văn bản chỉ đạo, hướng dẫn) của Phịng Văn hóa – Thông tin
huyện Thạch Thất phối hợp với các ban ngành khác trong huyện về công tác quản
lý, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường kinh doanh du lịch; củng cố và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch năm 2011, có đề cấp tới việc quảng bá các
sản phẩm làng nghề độc đáo tại các xã có nghề, làng nghề truyền thống như: Chè
Lam Thạch Xá, Đại Đồng, Mây giang đan Bình Phú, Đồ mộc Chàng Sơn, Canh
Nậu, Dị Nậu…
Đến thời điểm này (2013) chưa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ
thống đặc sản Chè Lam Thạch Thất – Hà Nội.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mục lục, mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo,
hình ảnh thực tế thì phần nội dung : Gồm 3 Chương
8
Chương 1 : Một số vấn đề chung
Chương 2 : Đặc sản Chè Lam – Nét văn hóa ẩm thực của người dân huyê ̣n
Thạch Thất
Chương 3 : Phương hướng bảo tồn, phát triển làng nghề và thương hiệu Chè
Lam Thạch Thất – Hà Nô ̣i
9
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Một vài khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm Văn hóa – Văn hóa Ẩm thực
Khái niệm văn hóa:
Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người với tự nhiên và xã hội. Chính văn hóa tham
gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được
tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các
kiểu và hình thức tổ chức đời sống, hành động của con người cũng như trong giá trị
vật chất và tinh thần do con người tạo ra.
Khái niệm về văn hóa: Trong tiếng việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông
dụng để chỉ học thức, lối sống. Với nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của
một giai đoạn. Theo nghĩa rộng nhất, thì văn hóa bao gồm tồn bộ thế giới vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Chính với cách hiểu
rộng, văn hóa là đối tượng đích thực của văn hóa học.
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hóa Việt Nam –
Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thơng tin,
xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người
sáng tạo ra trong lịch sử”... Trong khóa luận của mình chúng tơi chỉ sử dụng hai
khái niệm gần nhất so với đề tài của mình đó là khái niệm văn hóa trong “Từ điển
Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học và khái niệm văn hóa trong cuốn “Tìm về bản
sắc văn hóa Việt Nam” của PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm.
Trong “Từ điển tiếng Việt” tác giả Hồng Phê (chủ biên) của Viện Ngơn ngữ
học, do NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng xuất bản năm
2000 đã đưa ra một loạt các quan niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
10
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên xã hội.
- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống
tinh thần (nói tổng quát)
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái qt)
- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh
- Văn hóa cịn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ
xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống
nhau, ví dụ Văn hóa Hịa Bình, Văn hóa Đơng Sơn.
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, PGS.TSKH Trần Ngọc
Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể và phi vật thể
do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
Khái niệm Văn hóa ẩm thực:
Văn hóa Việt Nam với bề dày truyền thống lịch sử từ ngàn xưa vẫn mang
trong mình nét đẹp bản sắc dân tộc. Ăn uống cũng là một loại hình văn hóa, chính
xác hơn, đó là văn hóa ẩm thực, mang những nét đẹp riêng vốn có.
Trên cơ sở định nghĩa về văn hóa, có thể hình dung ra khái niệm về văn hóa
ẩm thực, cụm từ “văn hóa ẩm thực” được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau. Những
quan niệm xa xưa cũng khác nhiều so với thời đại hiện nay.
Ăn uống chỉ hai hành động, hai việc khơng tách rời nhau trong văn hóa ẩm
thực. Cũng như ăn, uống ban đầu cũng chỉ vì khát, khát vốn là nhu cầu sinh lí của
sinh vật, nhưng rồi với diễn trình lịch sử, uống cái gì, uống với ai, uống như thế
nào, uống vào thời điểm nào cũng đã trở thành nghệ thuật.
Văn hóa ẩm thực với sự thực hành ăn uống nằm trong di sản văn hóa nói
11
chung. Nó tham gia vào việc tích cực phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, bởi ăn
uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để duy trì và phát triển sự
sống. Dân gian ta có câu “Có thực mới vực được đạo” chúng ta coi cái đói là một
thứ giặc cần phải diệt trước tiên.
Con người đã nâng vấn đề ẩm thực lên thành vấn đề văn hóa, vấn đề nghệ
thuật. Dân tộc nào cũng có món ăn, món uống truyền thống. Tất cả đều sử dụng
nguồn nguyên liệu từ tự nhiên rồi qua thời gian được biến đổi, được sàng lọc nâng
cấp và mang trong mình những giá trị văn hóa.
Một trong những cuốn sách hay về nghệ thuật ăn uống là cuốn “Phân tích khẩu
vị”, được xuất bản lần đầu tiên ở Pari vào năm 1825, tác giả của cuốn sách luật sư
Anthenlme Brillas Savarin cho rằng : “Chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn
ni sống họ lại cịn cho họ mùi khối lạc với các món ăn ngon”. Đó là một niềm
hạnh phúc lớn lao của con người, là phần thưởng của tạo hóa dành tặng cho con
người. Mỗi dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển của mình đều có những
phong cách ẩm thực và những đặc thù nhất định, đúng như vị luật sư đó đã nhận
xét: “Có thể đốn biết được phần chính yếu của số phận một dân tộc thông qua việc
quan sát họ ăn như thế nào?”
Nói cho cùng việc ăn uống đã vượt lên trên sự thỏa mãn nhu cầu đói khát
mang tính thuần sinh lí để trở thành một nét văn hóa, là cả một nghệ thuật và thật ra
bao hàm trong đó “một di sản văn hóa ẩm thực Việt Nam mà thế hệ đương đại
chúng ta cần sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến, phát huy tinh hoa, giữ gìn truyền
thống”
Từ những điều đã phân tích trên chúng ta có khái niệm về văn hóa ẩm thực:
- Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng
thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm…
khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng
miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp
của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy.
- Theo nghĩa hẹp, “Văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con
12
người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn
uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức
món ăn.
Tóm lại văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống.
Nhất là đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà
cịn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa, thể
hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc,
phong tục trong cách ăn uống.
1.1.2 Khái niệm Ẩm thực
Ẩm thực vốn là từ gốc Hán Việt, “ẩm” có nghĩa là uống, “thực” có nghĩa là ăn.
“Ẩm thực” là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị
và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người trên Thế giới. Tuy hầu như ít
nhiều có sự khác biệt, ẩm thực vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả
những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối
phổ thông trong cộng đồng người.
1.1.3 Làng nghề - Khái niệm Làng Nghề truyền thống
Làng nghề:
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề”. Theo Giáo sư
Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu
nơng và chăn ni nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm
tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công
chuyên nghiệp hay bán chun nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ơng trùm,
ơng cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chun tâm, có quy trình cơng nghệ nhất
định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được
bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có
tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường
là vùng rộng xung quanh cùng với thị trường đô thị, tiến tới mở rộng ra cả nước rồi
có thể xuất khẩu ra cả nước ngồi”. Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu
“dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ” trở
13
thành văn hóa dân gian.
Theo tác giả Bùi Văn Vượng thì: “Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền
thủ cơng, ở đấy không nhất thiết dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ
thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông nhưng yêu cầu
chuyên mơn hóa cao đã tạo ra những người thợ chun sản xuất hàng truyền thống
ngay tại làng quê mình...”
Làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông
thôn Việt Nam
Trong kỷ yếu hội thảo quốc tế về “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống Việt Nam” tháng 8/1996, trang 38 – 39. Định nghĩa này hàm ý về các làng
nghề truyền thống, đó là những làng nghề nổi tiếng từ hàng nghìn năm.
Vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung sau: “Làng nghề là
một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và
nghề, tồn tại trong không gian địa lí nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình
sinh sống bằng nghề thủ cơng là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và
văn hóa”.
Theo quy định tạm thời của Cục chế biến nơng lâm sản và ngành nghề nông
thôn (cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh
vực này).
Làng nghề là làng (thôn ấp) ở nông thơn có ngành nghề phi nơng nghiệp phát
triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của
người dân trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 30 – 40% số hộ
trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề và có thể sống bằng chính nguồn thu nhập
từ ngành nghề (nghĩa là thu nhập từ ngành nghề chiếm trên 50% thu nhập của các
hộ) và giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của
địa phương. Vì vậy, khái niệm làng nghề cần được hiểu là những làng ở nơng thơn
có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu
nhập so với nghề nơng.
Tóm lại: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
14
bn, phun, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên một xã, thị trấn (được gọi là
chung là làng), có hoạt động ngành nghề nơng thơn, sản xuất ra một hoặc nhiều
loại sản phẩm khác nhau”.
Khái niệm làng nghề truyền thống:
Khái niệm làng nghề thường được xuất hiện khá nhiều trên sách báo địa
phương và trung ương, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất
nào, mà nó được “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hố. Nên chúng ta
thường gặp những câu “tình làng, nghĩa xóm”, “sau luỹ tre làng”, hay “trai khơn
chọn vợ cùng làng”… Song để nhận dạng làng như vậy không thể thống kê được
Bởi vậy chúng tôi dựa theo cuốn sách của ơng Hồng Văn Thức, trong “Thực
trạng và giải pháp phát triển nghề, làng nghề truyền thống của Thủ đô giai đoạn
2001 – 2010” của NXB Cục Thống kê Việt Nam, 2002 “Nghề truyền thống là nghề
được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được
lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Nghề truyền thống phải đạt ba tiêu chí : Thứ nhất đã xuất hiện tại địa phương từ
trên 50 năm; thứ hai tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; thứ ba phải gắn
với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.”
Thực vậy, làng nghề truyền thống: là làng nghề có nghề truyền thống được
hình thành từ lâu đời. Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít
nhất một nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống còn là nơi quy tụ các nghệ
nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Trong làng nghề truyền thống còn có các hộ gia đình
chun làm nghề và được truyền từ đời này sang đời khác, giữa các hộ có sự liên
kết, hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các
thành viên luôn ý thức tuân thủ những chế ước xã hội và gia tộc.
1.2 Đôi nét về huyện Thạch Thất
1.2.1 Lịch sử, tên gọi và sự thay đổi địa giới hành chính
Trong lịch sử Việt Nam, huyện Thạch Thất vốn nổi danh là vùng đất có truyền
thống văn hóa, khoa cử (từng nổi tiếng với Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan) đồng
thời là mảnh đất kiên cường bất khuất, giàu truyền thống yêu nước trong kháng
15
chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Khi hòa bình trở lại dưới sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, truyền thống ấy lại càng được phát huy và tô đậm thêm,
giúp cho huyện Thạch Thất ghi thêm nhiều trang sử vẻ vang. Phát huy truyền thống
quý báu đó, ngày nay trong cơng cuộc đổi mới, Đảng bộ chính quyền và nhân dân
huyện Thạch Thất đã kiên trì phấn đấu, vươn lên xây dựng kinh tế cũng như nâng
cao đời sống của người dân trong huyện ngày càng tiến bộ. Đặc biệt, người dân
huyện Thạch Thất luôn biết giữ gìn và phát huy những nghề truyền thống cha ơng
đã để lại, để xứng danh với “mảnh đất trăm nghề’.
Thạch Thất vùng được mệnh danh là nơi của những ngôi nhà đá. Theo nghĩa
xưa thì “thạch” có nghĩa là “đá”, “thất” có nghĩa là “nhà”, “Thạch thất” có nghĩa là
nhà đá. Theo quyển “Địa chí Huyện Thạch Thất” do Huyện ủy huyện Thạch Thất,
tỉnh Hà Tây (cũ), năm 2005. Thạch Thất được hình thành từ vùng đất cổ, hình thành
từ rất sớm cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; đây là vùng đất
được thiên nhiên ưu đãi, “Địa linh nhân kiệt” của xứ Đoài, có vị trí chiến lược quan
trọng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng Tây Bắc và là cửa
ngõ phía Tây của thủ đơ Hà Nội.
Địa phận Huyện Thạch Thất – Hà Nội là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng, thuộc bậc thềm phía Tây Hà Nội nên có lịch sử dân cư và tổ chức hành
chính từ rất sớm. Trải qua hàng ngàn năm, cùng với sự biến đổi về địa giới hành
chính, thì tên huyện cũng thay đổi nhiều lần. Nhiều học giả có những đánh giá khác
nhau, đến thế kỷ XV, với cải cách hành chính của nhà Hồ (1400 – 1407), hay chính
xác hơn đến năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404) tên huyện được gọi là Thạch Thất, là một
trong hai huyện thuộc châu Từ Liêm thuộc lộ Quốc Oai.
Huyện Thạch Thất, phía Bắc và Đơng Bắc giáp huyện Phúc Thọ; Phía Đơng
Nam và Nam giáp huyện Quốc Oai; Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Hịa Bình;
Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây. Tỉnh Sơn Tây được thành lập năm Minh Mạng thứ 12
(năm 1831). Khi đó, huyện Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Từ 1852
cho đến trước cách mạnh tháng 8 – 1945 Thạch Thất nằm trong phủ Quốc Oai. Năm
1948, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh số 48/1948/SL
16
bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, châu, quận, Thạch Thất trở thành một trong sáu
huyện của tỉnh Sơn Tây. Ngày 21/4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị
quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà
Đông. Theo đó, huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V thơng qua Nghị quyết hợp
nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hịa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Thạch
Thất thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VI thơng qua Nghị quyết phê
chuẩn việc sát nhập một số huyện, thị xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình vào thành
phố Hà Nội. Theo đó, huyện Thạch Thất được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.
Huyện Thạch Thất khi đó có 19 đơn vị hành chính trực thuộc gồm Bình Yên,
Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thượng, Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim
Quan, Cần Kiệm, Hương Ngải, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng
Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn, Liên Quan.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thơng qua Nghị quyết về
việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, chuyển huyện Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây.
Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 52 – CP về việc điều chỉnh địa
giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện tỉnh Hà Tây. Theo đó,
thành lập thị trấn Liên Quan thuộc huyện Thạch Thất trên cơ sở diện tích tự nhiên
và nhân khẩu của xã Liên Quan.
Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Thạch Thất có 19 đơn vị hành chính gồm
thị trấn Liên Quan và 18 xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thượng,
Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hương Ngải, Thạch Xá,
Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn.
Ngày 28/8/1994, Chính phủ ra Nghị định số 107 – CP về việc điều chỉnh địa
giới hành chính để thành lập xã Thạch Hịa trên cơ sở một phần diện tích và nhân
khẩu của các xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng và Đồng Trúc. Sau khi điều chỉnh,
huyện Thạch Thất có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Liên Quan và
17
19 xã gồm Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thượng, Đại Đồng, Phú
Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hương Ngải, Thạch Xá, Bình Phú, Canh
Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch Hoà.
Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết
của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Thạch Thất
trở thành một trong 29 quận huyện của thành phố Hà Nội theo nghị quyết số 15 của
Quốc Hội về mở rộng địa giới hành chính của Thủ đơ.
Ngày 1/8/2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ký quyết định
số 19/QĐ – UBND về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba xã Tiến
Xuân, Yên Bình, Yên Trung (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình) về
huyện Thạch Thất quản lý.
Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ – CP về việc xác lập địa
giới hành chính các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất.
Sau khi xác lập địa giới hành chính huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính trực
thuộc gồm thị trấn Liên Quan và 22 xã là Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên,
Lại Thượng, Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hương Ngải,
Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch
Hòa, Tiến Xn, n Bình, n Trung.
1.2.2 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và dân cư
Huyện Thạch Thất thuộc vùng trung du, địa hình trong huyện là kết quả của
các quá trình vận động địa chất nâng lên, hạ xuống, đồng thời do quá trình tác động
của tự nhiên mà tạo thành. Các q trình địa chất xảy ra khơng đều trong huyện tạo
ra những địa hình tương đối khác nhau và được chia ra thành hai vùng là vùng đồng
bằng phù sa ở phía Đơng và phía Nam; vùng đồi gị phía Tây của huyện. Trung tâm
huyện lị cách thị xã Sơn Tây về phía Bắc là 13km, cách thị xã Hà Đơng về phía
Đơng Nam là 28km, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội về phía Đơng là 40km.
Cực Bắc của huyện là hai thôn Minh Nghĩa và Minh Đức thuộc địa phận xã
Đại Đồng, cực Nam là Đồng Táng xã Đồng Trúc, khoảng cách hai cực Nam – Bắc
là 22km, cực Đông là làng Bùng Thôn xã Phùng Xá, cực Tây là thôn 10 xã Thạch
18
Hịa, khoảng cách hai cực Đơng – Tây là 16km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện
là 18.459,05 ha dân số là 199.470 người (theo số liệu năm 2012).
Thạch Thất có vị trí Tây Bắc đồng bằng Bắc Bộ, nơi chuyển tiếp giữa vùng núi
phía Tây và đồng bằng phía Đơng Nam. Tồn bộ đất đai của huyện là kết quả đan
xen của nhiều quá trình địa chất nâng lên, hạ xuống mà tạo thành, nên địa hình, địa
chất phức tạp.
Sơng Tích chảy qua huyện Thạch Thất theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam phân
giới huyện thành hai vùng có địa chất, địa tầng khác nhau. Vùng tả ngạn sông (đồng
bằng), có lịch sử kiến tạo địa chất giống các vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vùng hữu
ngạn sơng Tích là vùng đồi gị nơi có lịch sử kiến tạo địa chất phức tạp, đan xen
nhiều quá trình từ Kỷ nguyên sinh đến Kỷ tam đệ. Đặc biệt vùng Thạch Thất là nơi
hai quá trình địa chất xảy ra mạnh mẽ và gần đây nhất, quyết định tới địa hình, địa
chất như hiện nay. Chính q trình vận động địa chất chồng lên các trầm tích trước,
chiếm tồn bộ diện tích của Huyện, các trầm tích đa dạng này vài chục mét: đó là
vùng rìa đá ong ở các xã đồi gị, trầm tích kỷ Đệ này cũng là nơi tìm ra các sa
khoáng như cao lin, sét chịu lửa…
Tài nguyên và khoáng sản là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
địa phương. Tài nguyên, khoáng sản trong huyện chưa được khảo sát, đánh giá một
cách khoa học đầy đủ về trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác… Nhưng nhìn
chung tài ngun và khống sản trong huyện khơng nhiều, đơn giản, trữ lượng ít.
Khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ là nhiệt đới gió
mùa là đặc tính nóng ẩm, mưa nhiều và có bốn mùa xn, hạ, thu, đơng giống như
miền Bắc. Độ ẩm cao, trung bình khoảng 85% trong năm, độ ẩm tháng 89% và
tháng thấp là 82%. Vùng là nơi có thời tiết đặc biệt có áp thấp xuất hiện vào mùa
hè, kèm theo mưa lớn; sương mù xảy ra trong suốt những tháng mùa đông, kéo dài
tới 9 giờ; sương muối xuất hiện nhiều vào 3 tháng đầu năm khiến đêm giá buốt.
Thủy văn phong phú và phức tạp, diện tích mặt nước 887,6 ha. Có sơng Tích
là con sơng tự nhiên duy nhất chảy qua huyện có độ dài 16,5km, đây là dịng thốt
nước chính của dãy núi phía Tây.
19
Dân số chiếm 95% sống bằng nghề nông nghiệp trong đó dân tộc Kinh chiếm
99,8%, mật độ dân cư là 1.143 người/km2 phân bố không đồng đều giữa các vùng,
các xã trong huyện. Cơ cấu lao động 84,5% lao động nông nghiệp, 10,5% lao động
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 5% lao động dịch vụ và các nghề khác. Người
dân theo tôn giáo chiếm 11,3% chủ yếu là đạo Phật và đạo Thiên chúa.
1.2.3 Điều kiện Văn hóa – Xã hợi
Với việc hình thành các khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, khu công nghiệp Bắc
Phú Cát, khu Đại học quốc gia Hà Nội, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng
các cụm điểm cơng nghiệp Bình Phú, Phùng Xá… nằm trên địa bàn, huyện Thạch
Thất là một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh của thành phố Hà Nội.
Tổng giá trị sản xuất năm 2009 của huyện ước đạt 2.057 tỷ đồng, đạt 100,2%
kế hoạch, tăng 10,8% so với năm 2008. Tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 65,7%; ngành thương mại, du lịch và dịch vụ
chiếm 17,5%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,8%.
- Về làng nghề: với hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng (35/54 làng nghề),
trong đó có nhiều làng được cơng nhận là làng nghề có bề dày truyền thống hàng
trăm năm và nổi tiếng cả nước, Thạch Thất được đánh giá là huyện rất có tiềm năng
để phát triển các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
- Về nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: Cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp
có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành chăn nuôi đang dần chiếm
ưu thế với 53%, trồng trọt chiếm 47%. Tổng diện tích ni trồng thủy hải sản đạt
600ha, với tổng sản lượng cá khoảng 1.260 tấn.
Huyện Thạch Thất có rất nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua
như quốc lộ 32, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc; quốc lộ 21A – điểm khởi đầu tuyến
đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc; tỉnh lộ 80, 84 nối
trung tâm huyện với các huyện lân cận… tạo cho Thạch Thất có vị thế hết sức thuận
lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại.
- Về giáo dục: Huyện giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và
phổ cập trung học cơ sở ở 23/23 xã, thị trấn.