Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gis xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy cho quận gò vấp thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 87 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thơng tin địa lý
Mã số: 60440214

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS Đỗ Thị Phương Thảo

HÀ NỘI - 2015


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Huyền


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ..............6
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................7
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................8
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................10
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................10
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11
4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................11

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................12
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................12
CHƯƠNG 1 ..............................................................................................................14
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY KHU VỰC ĐƠ
THỊ ............................................................................................................................14
1.1. Tình hình cháy nổ và PCCC khu vực đơ thị TP Hồ Chí Minh ..........................14
1.2. Hiện trạng quản lý về phịng cháy chữa cháy tại khu vực đô thị Thành phố Hồ
Chí Minh ...................................................................................................................18
1.2.1. Giới thiệu Sở Cảnh sát Phịng cháy và Chữa cháy TP Hồ Chí Minh ......19
1.2.2. Giới thiệu cơng tác PCCC trên địa bàn quận Gị Vấp .............................22
1.3. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................23
1.3.1. Trên thế giới .............................................................................................23
1.3.2. Tại Việt Nam .............................................................................................25
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................28
CÔNG NGHỆ GIS VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HỖ TRỢ TRONG CƠNG TÁC
PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY ................................................................................28
2.1. Tổng quan về Hệ thông tin địa lý .......................................................................28
2.1.1. Khái niệm chung .......................................................................................28


3

2.1.2. Các thành phần của GIS...........................................................................29
2.1.2.1. Phần cứng(Hardware ) .....................................................................29
2.1.2.2. Phần mềm ..........................................................................................30
2.1.2.3. Cơ sở dữ liệu .....................................................................................31
2.1.2.4. Con người ..........................................................................................32
2.1.2.5. Phương pháp .....................................................................................33
2.1.3. Các nhiệm vụ của GIS ..............................................................................33
2.1.3.1. Nhập dữ liệu ......................................................................................33

2.1.3.2. Lưu trữ dữ liệu ..................................................................................34
2.1.3.3. Thao tác dữ liệu.................................................................................34
2.1.3.4. Xử lý dữ liệu .....................................................................................35
2.1.3.5. Quản lý dữ liệu ..................................................................................36
2.1.3.6. Tìm kiếm phân tích khơng gian ........................................................37
2.1.3.7. Hiển thị ..............................................................................................39
2.1.4. Tổng quan về cơ sở dữ liệu GIS ...............................................................39
2.1.4.1. Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu[1]....................................39
2.1.4.2. Cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS. ...............................................................40
2.1.4.3. Tổ chức cơ sở dữ liệu GIS ................................................................44
2.1.4.4. Chuẩn cơ sở dữ liệu GIS ...................................................................45
2.2. Khả năng ứng dụng công nghệ Hệ thông tin địa lý hỗ trợ công tác chữa cháy
khu vực đô thị ............................................................................................................46
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................49
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỖ TRỢ CƠNG
TÁC PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY QUẬN GỊ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ........................................................................................................................49
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu............................................................................49
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................50
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................50
3.1.2.1. Địa hình .............................................................................................50


4

3.1.2.2. Khí hậu ..............................................................................................50
3.1.3. Giao thơng – thủy hệ ................................................................................51
3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................52
3.1.4.1. Dân cư ...............................................................................................52
3.1.4.2. Kinh tế - xã hội..................................................................................52

3.2. Quy trình cơng nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu phòng cháy chữa cháy ................53
3.2.1. Quy trình chung ........................................................................................53
3.2.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu phòng cháy chữa cháy quận Gò Vấp..55
3.3. Mơ hình cơ sở dữ liệu PCCC .............................................................................57
3.3.1. Mơ hình CSDL ..........................................................................................57
3.3.2. Nội dung cơ sở dữ liệu nền .......................................................................57
3.3.3. Nội dung cơ sở dữ liệu chuyên đề về phòng cháy chữa cháy ...................58
3.4. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS về PCCC ...................................................58
3.4.1. Thiết kế cấu trúc các lớp cơ sở dữ liệu nền ..............................................58
4.4.1.1. Lớp dữ liệu nền hành chính cấp tỉnh/thành phố................................58
3.4.1.2. Lớp dữ liệu nền hành chính cấp quận/ huyện/ thị xã ........................58
3.5.1.3. Lớp dữ liệu nền hành chính cấp xã/phường/thị trấn .........................59
3.5.1.4. Lớp dữ liệu đường địa giới hành chính .............................................59
3.5.1.5. Lớp đường giao thông .......................................................................60
3.5.1.6. Lớp Thủy văn dạng nét (Sông/suối) .................................................61
3.5.1.7. Lớp Thủy văn dạng vùng ..................................................................61
3.5.1.8. Lớp đối tượng dân cư, kinh tế, xã hội dạng vùng .............................62
3.5.1.9. Lớp đối tượng dân cư, kinh tế, xã hội dạng điểm .............................63
3.3.2. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu chuyên đề ................................................64
3.3.2.1. Lớp dữ liệu Routing ..........................................................................64
3.3.2.2. Lớp dữ liệu: Segments ......................................................................65
3.3.2.3. Lớp dữ liệu Junctions ........................................................................67
3.3.2.4. Lớp dữ liệu: Turns ............................................................................67
3.3.2.5. Lớp cơ sở dữ liệu các điểm trụ nước ................................................68


5

3.3.2.6. Cấu trúc cơ sở dữ liệu các điểm cháy nổ ..........................................68
3.3.2.7. Cấu trúc cơ sở dữ liệu các trạm PCCC .............................................69

3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu PCCC ...........................................................................69
3.4.1. Xác lập cơ sở toán học .............................................................................69
3.4.2. Thu thập và đánh giá các tư liệu ..............................................................70
3.4.3. Chuyển đổi định dạng dữ liệu ..................................................................70
3.4.4. Xây dựng Geodatabase .............................................................................70
3.4.5. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu ................................................................71
3.4.6 Biên tập, trình bày bản đồ PCCC ..............................................................73
3.5. Ứng dụng CSDL thực nghiệm giải quyết một số bài toán về PCCC .................74
3.5.1. Xây dựng mạng Network ..........................................................................74
3.5.1.1. Sơ đồ tổng quát của bài toán phân tích mạng ...................................74
3.5.1.2. Xây dựng mạng (Network) ...............................................................75
3.5.2. Các bài tốn phân tích mạng liên quan tới PCCC ...................................76
3.5.2.1. Tìm vị trí trạm chữa cháy gần nhất ...................................................76
3.5.2.2. Tìm các điểm lấy nước gần nhất .......................................................78
3.5.2.3. Bài toán phân tích tìm vùng phục vụ ................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................81
1. Kết luận .................................................................................................................81
2. Kiến nghị ...............................................................................................................82
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................84


6

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
HTTĐL -GIS

Hệ thơng tin địa lý

PCCC


Phịng cháy chữa cháy

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CNCH

Cứu nạn cứu hộ

ANTC

An ninh toàn cầu

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

DBMS

Database Management System – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

UBND

Ủy ban nhân dân


7


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thơng tin các phịng Cảnh sát PCCC của Thành phố năm 2013 ..............20
Bảng 2.1 Một số nguyên tắc topology ......................................................................42
Bảng 3.1 Cấu trúc dữ liệu lớp nền hành chính tỉnh ..................................................58
Bảng 3.2 Cấu trúc dữ liệu lớp nền hành chính quận .................................................59
Bảng 3.3 Cấu trúc dữ liệu lớp nền hành chính phường ............................................59
Bảng 3.4 Cấu trúc dữ liệu lớp địa giới hành chính ...................................................60
Bảng 3.5 Cấu trúc dữ liệu lớp giao thông .................................................................61
Bảng 3.6 Cấu trúc dữ liệu lớp sông 1 nét ..................................................................61
Bảng 3.7 Cấu trúc dữ liệu lớp sông hồ ......................................................................62
Bảng 3.8 Cấu trúc dữ liệu lớp đối tượng dân cư, kinh tế, xã hội dạng vùng ............62
Bảng 3.9 Cấu trúc dữ liệu lớp đối tượng dân cư, kinh tế, xã hội dạng điểm ............64
Bảng 3.10 Cấu trúc dữ liệu lớp Routing ...................................................................64
Bảng 3.11 Cấu trúc dữ liệu lớp Segments.................................................................65
Bảng 3.12 Cấu trúc dữ liệu lớp đối tượng Junctions ................................................67
Bảng 3.13 Cấu trúc dữ liệu lớp Turns .......................................................................67
Bảng 3.14 Cấu trúc dữ liệu lớp đối tượng điểm trụ nước .........................................68
Bảng 3.15 Cấu trúc cơ sở dữ liệu các điểm cháy nổ .................................................68
Bảng 3.16 Cấu trúc cơ sở dữ liệu các trạm PCCC ....................................................69
Bảng 3.17 Thơng số về cơ sở tốn học của hệ quy chiếu VN2000 trong ArcGIS ...69


8

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Hiện trường vụ cháy qn karaoke New, tại số 180 Trần Quốc Thảo,
phường 7, quận 3, TP.HCM, vào lúc 21 giờ ngày 30/12 ..........................................15
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí
Minh [Nguồn: Website Sở cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh] ..................................20
Hình 1.3 Mơ hình phịng cháy chữa cháy của Esri[5] ..............................................24

Hình 1.4 Mơ hình phục vụ công tác PCCC khi hệ thống được triển khai ................26
Hình 2.1 Các thành phần của GIS .............................................................................29
Hình 2.2 Các thiết bị phần cứng của GIS.................................................................30
Hình 2.3 Phân tích liền kề .........................................................................................38
Hình 2.4 Phân tích chồng xếp ...................................................................................39
Hình 2.5 Cấu trúc dữ liệu GIS ..................................................................................40
Hình 2.6 Cấu trúc dữ liệu raster và vector ................................................................41
Hình 2.7 Biểu diễn thơng tin dạng điểm, đường, vùng theo cấu trúc vector ............41
Hình 2.8 Minh họa thơng tin raster ...........................................................................42
Hình 2.9 Tổ chức cơ sở dữ liệu – GeoDatabase .......................................................44
Hình 2.10 Tổ chức cơ sở dữ liệu Shape files ............................................................45
Hình 3.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ................................................................49
Hình 3.2 Sơ đồ tổng quát xây dựng cơ sở dữ liệu phòng cháy chữa cháy ................54
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình cơng nghệ xây dựng CSDL GIS PCCC quận Gị Vấp .....55
Hình 3.4 Mơ hình tổ chức dữ liệu PCCC ..................................................................57
Hình 3.5 Cơ sở dữ liệu PCCC ...................................................................................71
Hình 3.6 Nội dung lớp dữ liệu Segments_ND_Junctions .........................................71
Hình 3.7 Nội dung lớp dữ liệu các trụ PCCC ...........................................................72
Hình 3.8 Nội dung lớp dữ liệu các điểm lấy nước khác ...........................................72
Hình 3.9 Nội dung lớp dữ liệu giao thơng ................................................................72
Hình 3.10 Nội dung lớp dữ liệu Nhà và các khu chức năng .....................................73
Hình 3.11 Một phần bản đồ PCCC quận Gị Vấp .....................................................73
Hình 3.12 Hiển thị thơng tin của đối tượng trên bản đồ ...........................................74


9

Hình 3.13 Sơ đồ tổng qt phân tích mạng ...............................................................74
Hình 3.14 Mạng lưới giao thông đã được xây dựng network ...................................75
Hình 3.15 Hiển thị kết quả tìm lộ trình ngắn nhất. ...................................................76

Hình 3.16 Hiển thị thơng tin chi tiết về lộ trình ........................................................77
Hình 3.17 Bản đồ chi tiết từng đoạn đường trên lộ trình ..........................................77
Hình 3.18 Tuyến đường ngắn nhất khi có sự cố giao thơng xảy ra. .........................78
Hình 3.19 Tuyến đường ngắn nhất từ vụ cháy tới các trạm cứu hỏa ........................78
Hình 3.20 Kết quả hiển thị các trụ nước gần nhất vị trí xảy ra sự cố cháy nổ ..........79
Hình 3.21 Kết quả tìm các điểm lấy nước trong bán kính 1km tính từ tâm điểm
cháy. ..........................................................................................................................79
Hình 3.22 Phạm vi phục vụ của trạm PCCC với thời gian lái xe tương ứng là 2 phút,
5 phút và 10 phút .......................................................................................................80
Hình 3.23 Phạm vi bao phủ của các trạm PCCC theo khoảng cách đường giao thông
tương ứng 1, 2 và 5 km .............................................................................................80


10

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nhiều vụ cháy lớn đã xảy ra trên khắp cả nước, gây
thiệt hại lớn về kinh tế và nguy hiểm tới tính mạng của con người. Cơng tác phịng
cháy chữa cháy đã được chính phủ quan tâm và triển khai tới nhiều đơn vị trong các
ngành và nhân dân. Tuy nhiên, nhiều vụ cháy lớn đã xảy ra trên khắp cả nước, đặc
biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM,…[10] Phần lớn nguyên nhân là
do các cơ quan, đơn vị và người dân chủ quan trong quá trình lao động, sản xuất,
sinh hoạt,…các vụ cháy đã gây ra nhiều thiệt hại cả về kinh tế và con người. Trong
nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra, khi cơ quan chữa cháy đến thì hậu quả đã rất nghiêm
trọng, do việc phải xác định vị trí nơi xảy ra cháy đồng thời việc xác định hướng đi
trước khi xuất hành cũng gặp nhiều khó khăn do hệ thống cơ sở dữ liệu về giao
thông, dân cư phục vụ cho cơng tác phịng cháy chữa cháy chưa được xây dựng một
cách đồng bộ.
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Bản đồ và GIS đã

làm cho công tác xây dựng CSDL ngày càng được trú trọng, đặc biệt là các hệ
thống CSDL GIS phục vụ cơng tác hỗ trợ ra quyết định. Do đó để giảm thiểu những
phát sinh trong q trình triển khai cơng tác quản lý phòng và chữa cháy một cách
hiệu quả và chính xác để từ đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời ta cần
phải xây dựng cơ sở dữ liệu thật đầy đủ, chi tiết và chính xác về hệ thống giao
thơng, dân cư,…Vì vậy ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ
cho cơng tác phịng cháy, chữa cháy là một trong những giải pháp hữu hiệu có tính
khoa học và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế học viên đã lựa chọn đề
tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ GIS xây dựng CSDL phục vụ công tác phòng
cháy chữa cháy cho quận Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt
nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Cập nhật tất cả các thông tin về hệ thống giao thông của khu vực nghiên cứu,
nhà và số nhà, các khu chức năng,…


11

- Là tư liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau như: Quản lý, theo dõi sự cố,
tìm kiếm cứu nạn,...trong các q trình triển khai phịng cháy chữa cháy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu GIS trong đó tập trung nghiên
cứu và thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cơng tác phịng cháy chữa cháy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế cấu trúc của cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cơng tác phịng cháy chữa
cháy nói chung và cho khu vực nghiên cứu nói riêng.
- Thử nghiệm xây dựng CSDL GIS phục vụ cơng tác phịng cháy chữa cháy
cho quận Gị Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nội dung nghiên cứu

1- Khái quát về hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Đặc điểm địa lý của khu vực.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực.
- Hiện trạng CSDL về hệ thống giao thông của khu vực nghiên cứu, nhà và số
nhà, các khu chức năng,…
2- Cơ sở khoa học, nội dung và phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS.
- Tổng quan về GIS.
- Các vấn đề chung về phòng cháy chữa cháy.
- Nội dung thông tin cần thiết phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy.
- Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu phục vụ phòng cháy chữa cháy.
3 - Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ phòng cháy chữa cháy.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ phòng cháy chữa cháy.
-Tổ chức quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu GIS về phòng cháy chữa cháy cho
khu vực thực nghiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến
bản đồ, GIS và cơng tác phịng cháy chữa cháy.


12

- Phương pháp thu thập thông tin: Tiến hành thu thập và tổng hợp các tài
liệu đã công bố trong các Tạp chí, Kỷ yếu Hội thảo, Chuyên khảo, Báo cáo lưu trữ...
đồng thời thu thập các tài liệu liên quan trên mạng internet có nội dung liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài để có các tài liệu cập nhật với trình độ nghiên
cứu của thế giới.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu: Các thơng tin, tài liệu
thu thập được phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp phân loại phục vụ trực tiếp
cho các nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát: kết hợp với sự giúp đỡ của đơn vị có liên

quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài và tổng hợp các sản phẩm đã xuất bản
trước đây nhằm đánh giá lại các vấn đề còn tồn tại phục vụ công tác nghiên cứu về
mặt lý luận và phương pháp luận của đề tài được thực tế hơn.
- Phương pháp chuyên gia: Thường xuyên xin ý kiến các chuyên gia trong
lĩnh vực PCCC, Bản đồ và hệ thống thơng tin địa lý tư vấn, góp ý nhằm hoàn thiện
cho từng nội dung nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp bản đồ, GIS: Được sử dụng để nghiên cứu, thiết kế và xây
dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác PCCC cho khu vực nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ tổng hợp cơ sở lý thuyết và phương
thức thiết kế, xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS phục vụ cơng tác phịng cháy
chữa cháy hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cơ sở lý thuyết và sản phẩm thực nghiệm của luận văn có thể ứng dụng và hỗ
trợ trong công tác PCCC cho các khu đô thị và các khu công nghiệp, các đơn vị
hành chính trong cả nước.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày trong 77 trang bao gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận
và kiến nghị với 37 hình minh hoạ và 17 bảng.


13

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của TS Đỗ Thị Phương Thảo cùng các cán bộ, giảng viên thuộc Bộ môn Bản đồ,
khoa Trắc địa, Trường đại học Mỏ - Địa chất. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới sự giúp đỡ quý báu này. Trong thời gian học tập và nghiên cứu, học viên còn
nhận được những ý kiến trao đổi thẳng thắn về chuyên môn cũng như sự hỗ trợ về

tài liệu tham khảo rất quý báu từ cơ quan công tác là Xí nghiệp Bản đồ, Nhà xuất
bản Tài ngun, Mơi trường và Bản đồ Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi
trường,…học viên xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu này. Nhân đây,
học viên cũng xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình và bạn bè
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.


14

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY KHU
VỰC ĐƠ THỊ
1.1. Tình hình cháy nổ và PCCC khu vực đơ thị TP Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế-văn hóa-khoa học-kỹ thuật lớn
của cả nước, có tổng diện tích 2.095,239 km2, gồm 24 quận, huyện, 317 phường xã, 05 thị trấn và 1.786 khu phố, ấp, với dân số gần 8 triệu người. Cùng với sự phát
triển chung của cả nước trong giai đoạn cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phố
Hồ Chí Minh đã khơng ngừng phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội, từ đó các
cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao ngày càng nhiều. Theo báo cáo tổng kết công tác
PCCC năm 2009 [12], trên địa bàn thành phố có trên 200.000 cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ lớn nhỏ, trong đó có gần 19.000 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC,
trên 5.000 cơ sở thuộc diện có nguy hiểm về cháy nổ; 03 Khu chế xuất, 10 Khu
công nghiệp, 01 Khu công nghệ cao, 227 chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 755
nhà cao từ 5 tầng trở lên, trong đó có 189 nhà cao tầng trên 10 tầng, gần 1.000
khách sạn các loại ngồi ra cịn có 53 khu dân cư có nguy cơ cháy cao và một số sân
bay, nhà ga, bến cảng… là những đối tượng mà khi cháy, nổ không chỉ gây thiệt hại
về người và tài sản mà còn ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, tính từ ngày 16/11/2014 đến 15/5/2015, trên địa
bàn TPHCM xảy ra 1.041 vụ tai nạn, sự cố liên quan đến cháy nổ và cứu nạn, cứu
hộ.
Trong đó, riêng số vụ cháy là 330 vụ, giảm 46 vụ (12,23%) so với cùng kỳ,

làm chết 3 người, bị thương 19 người, thiệt hại tài sản ước tính hơn 335 tỷ đồng,
cịn 43 vụ chưa thống kê được thiệt hại. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp xử lý
164/330 vụ, số vụ còn lại được lực lượng PCCC tại chỗ tự dập tắt. Ngoài ra, trên địa
bàn còn xảy ra 7 vụ tự đốt gây cháy, làm 3 người chết, bị thương 6 người. Địa bàn
xảy ra cháy nhiều nhất là quận 1 với 29 vụ. Đối tượng xảy ra cháy nhiều nhất là nhà
dân với 165/330 vụ. Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do vi phạm các quy định trong
sử dụng điện (chiếm tỷ lệ 79,29%). Từ đầu năm đến nay, Thành phố xảy ra 4 vụ nổ


15

(không tăng, không giảm so với cùng kỳ), làm chết 2 người, bị thương 9 người. Đối
với công tác cứu nạn cứu hộ, Cảnh sát PCCC Thành phố tiếp nhận cứu nạn cứu hộ
74 vụ, cứu được 38 người, tìm được và bàn giao cho chính quyền địa phương và gia
đình 23 thi thể.
Nhìn chung, tình hình cháy nổ trên địa bàn Thành phố hiện vẫn tiềm ẩn những
diễn biến khó lường, tuy số vụ cháy giảm nhưng các vụ cháy lớn, gây thiệt hại cao
vẫn còn. Nguyên nhân dẫn đến cháy lớn, cháy lan là do lực lượng PCCC tại chỗ còn
thiếu và yếu về nhân lực và kinh nghiệm, tin báo đến cảnh sát chữa cháy còn chậm
và công tác phối hợp chữa cháy giữa các đơn vị liên quan cịn chưa nhịp nhàng,
đồng bộ.

Hình 1.1 Hiện trường vụ cháy quán karaoke New, tại số 180 Trần Quốc Thảo,
phường 7, quận 3, TP.HCM, vào lúc 21 giờ ngày 30/12
Làm thế nào để kiềm chế số vụ cháy nổ, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về
người và tài sản do cháy nổ gây ra, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, đảm
bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xã hội... là nhiệm vụ không đơn giản.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác PCCC nên trong
năm 2014, tồn lực lượng kiểm tra an tồn PCCC Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh
đã mở nhiều đợt tổng kiểm tra các cơ sở trọng điểm về cháy, nổ, trong đó tập trung

vào 7 chuyên đề lớn gồm: kiểm tra PCCC chợ, trung tâm thương mại; nhà và cơng
trình cao tầng; các cơ sở sản xuất, kho tàng, bến bãi; nơi tập trung đông người (nhà


16

hát, vũ trường, Câu lạc bộ…); các cơ sở giáo dục – đào tạo; các bệnh viện, cơ sở
khám chữa bệnh; lĩnh vực xăng dầu, khí đốt hóa lỏng; khu công nghiệp, khu chế
xuất, làng nghề; các điểm trông giữ phương tiện… Phối hợp với Liên đoàn lao động
Thành phố, Sở Lao động Thương binh xã hội, Sở Y tế triển khai kế hoạch kiểm tra
công tác vệ sinh an tồn lao động, phịng chống cháy nổ năm 2013, phối hợp với Sở
Công thương kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố.
Trong năm qua, lực lượng đã kiểm tra, phúc tra 18.630 lượt đơn vị, cơ sở về
công tác PCCC; phát hiện và yêu cầu các đơn vị, cơ sở khắc phục 50.781 tồn tại
thiếu sót về PCCC, gửi 20 cơng văn kiến nghị cơ sở về thực hiện công tác PCCC.
Lập biên bản, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính 3292 trường hợp vi phạm
(tăng 503 trường hợp so với năm 2012); phạt tiền hơn 3 tỷ đồng. Phối hợp với Sở
Cơng thương, Sở Giao thơng vận tải kiểm tra tồn bộ 489 cửa hàng kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn, đề xuất di dời, giải tỏa 14 cửa hàng không đảm bảo quy
chuẩn; cải tạo 32 cửa hàng để đảm bảo về công tác PCCC; cải tạo để đảm bảo tốt
hơn điều kiện an toàn PCCC 324 cửa hàng.
Ngoài ra, trong năm 2013, lực lượng kiểm tra an toàn PCCC cũng thực hiện
công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhiều văn bản
quan trọng, tham mưu cho Ban Giám đốc Sở thực hiện các văn bản, tích cực thực
hiện cơng tác tun truyền, cơng tác PCCC trong đầu tư xây dựng, cấp giấy phép
vận chuyển hàng nguy hiểm, vật liệu nổ công nghiệp, công tác điều tra, xử lý vi
phạm hành chính về cháy, nổ.
Nhìn chung, trong năm 2013, hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC được tăng
cường, chất lượng công tác nghiệp vụ PCCC (tuyên truyền, xây dựng phong trào
toàn dân PCCC, kiểm tra PCCC, xử lý vi phạm, PCCC trong đầu tư xây dựng…)

từng bước được nâng lên và đi vào nề nếp, đảm bảo đúng quy định pháp luật, thể
hiện rõ nét ở kết quả kiểm tra an toàn PCCC tăng hơn so với năm trước, nhiều loại
hình cơ sở, ngành trước đây cịn bỏ sót, thiếu kiểm tra hướng dẫn giờ đây đã được
quản lý chặt chẽ hơn; kết quả xử lý vi phạm về PCCC bước đầu đã có chuyển biến


17

tích cực, số tiền phạt tăng so với năm trước, nhiều lỗi vi phạm quy định về an toàn
PCCC đã bị xử phạt nghiêm theo quy định.
Tuy nhiên, trong công tác tun truyền, một số đơn vị cịn chưa tích cực, chủ
động, chưa phản ánh được thực trạng công tác PCCC và nguy cơ cháy nổ trên địa
bàn, do vậy chưa nâng cao được ý thức cảnh giác của các cấp chính quyền, người
đứng đầu cơ sở, hộ gia đình trước nguy cơ cháy, nổ. Công tác lưu giữ hồ sơ, sổ sách
còn chưa đầy đủ, chưa theo thời gian quy định.
Những yếu tố tác động đến tình hình cháy:
Phân tích nguyên nhân của sự gia tăng số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra
cho thấy một phần là do nguyên nhân chủ quan và một phần do tác động của nhiều
yếu tố khách quan, cụ thể:
a) Sự phát triển kinh tế: Nền kinh tế phát triển, các cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và quy mô hoạt động. Đầu tư cho PCCC của các
doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện nghiêm túc các quy định
về PCCC nên nguy cơ cháy, nổ cao, tỷ lệ số vụ cháy ở khu vực kinh tế tư nhân
chiếm tỷ lệ rất cao.
b) Sự phát triển xã hội: Q trình đơ thị hố tăng mạnh (các khu đơ thị, các
nhà cao tầng, chung cư được xây dựng ngày càng nhiều... Song song với sự phát
triển kinh tế xã hội, mức sống của nhân dân được cải thiện, thì số hộ gia đình tách
riêng, giá trị tài sản của mỗi hộ gia đình tăng đều hàng năm; việc sử dụng nhiên
liệu, năng lượng điện, các vật tư, hàng hoá là chất dễ cháy ngày càng nhiều. Cùng
với ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của người dân hiện nay còn thấp nên dễ

phát sinh các vụ cháy nổ ở khu vực dân cư gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
c)Sự tác động của thời tiết, khí hậu: Sự biến đổi khí hậu tồn cầu, khí hậu
nắng nóng, khơ hạn kéo dài đã tác động khơng nhỏ tới tình hình cháy nói chung và
cháy lớn nói riêng.
Phương hướng:
Cơng tác PCCC không chỉ là nhiệm vụ của lực lượng Công an mà cịn là trách
nhiệm của tồn dân. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp cần tiếp tục tổ


18

chức thực hiện nghiêm Luật PCCC và chỉ đạo của các cấp thẩm quyền. Cấp ủy
Đảng các cấp, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần
thường xun chỉ đạo trực tiếp, tồn diện các mặt cơng tác PCCC; chú trọng đầu tư
đúng mức các trang thiết bị PCCC; khơng ngừng củng cố, kiện tồn, bồi dưỡng lực
lượng làm công tác PCCC tại cơ sở. Bên cạnh đó, lực lượng Cơng an các cấp cần
phát huy tối đa vai trị nịng cốt, thực hiện tốt cơng tác tham mưu, hướng dẫn, kiểm
tra, chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót trong việc chấp hành các quy định PCCC;
thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền PCCC nhằm chuyển
tải các quy định của pháp luật đến đông đảo các tầng lớp nhân dân; kịp thời thông
tin, cảnh báo những nguy cơ, nguyên nhân, tác hại do cháy nổ gây ra. Lực lượng
công an các cấp cũng cần phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia PCCC;
xử lý nghiêm khi phát hiện những tổ chức, cá nhân có biểu hiện sai phạm. Làm tốt
những nhiệm vụ trên, tình trạng cháy nổ sẽ được kiềm chế, giảm thiểu tác hại, bảo
đảm tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững.
1.2. Hiện trạng quản lý về phòng cháy chữa cháy tại khu vực đơ thị Thành phố
Hồ Chí Minh
Ngày 04/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh cơng bố Pháp lệnh “Quy
định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC”. Đây là mốc son quan trọng

đánh dấu sự ra đời của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy. Ngày
04/6/1996, ký thay Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg lấy ngày 04/10 hàng năm là ngày PCCC toàn dân.
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP Hồ Chí Minh được thành lập
ngay sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (30/4/1975) với tên gọi là phịng
Cảnh sát Phịng cháy chữa cháy thuộc Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở
tiếp quản Sở cứu hỏa Đơ Thành Sài Gịn. Ngày 15/05/2006 Thủ tướng Chính phủ
đã có quyết định thí điểm thành lập Sở cảnh sát Phịng cháy và chữa cháy Thành
phố Hồ Chí Minh thuộc Bộ Cơng an trên cơ sở Phịng Cảnh sát phịng cháy và chữa


19

cháy - Cơng an thành phố Hồ Chí Minh với cơ cấu tổ chức ban đầu bao gồm 8
Phòng nghiệp vụ và 11 Trung tâm PC&CC Khu vực.
Cảnh sát chữa cháy là lực lượng cảnh sát có nhiệm vụ làm cơng tác chữa cháy
và phịng cháy. Tại Việt Nam Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ Việt Nam là một bộ phận thuộc lực lượng Cơng an Nhân dân Việt Nam.
Cơ quan này có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phịng
cháy và chữa cháy trên tồn quốc, góp phần giữ gìn trật tự, an tồn xã hội.
1.2.1. Giới thiệu Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy TP Hồ Chí Minh
Lực lượng Cảnh sát phịng cháy chữa cháy cơng an TP Hồ Chí Minh được
thành lập ngay sau ngày miền nam hồn tồn giải phóng (30/4/1975) với tên gọi là
phịng Cảnh sát phịng cháy chữa cháy thuộc Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh trên
cơ sở tiếp quản Sở-cứu hỏa Đơ Thành Sài Gịn.
Cơ cấu tổ chức của Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí
Minh khi mới thành lập (năm 2006) có 8 Phòng nghiệp vụ và 11 Trung tâm
PC&CC Khu vực quận, huyện. Đến năm 2011, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa
cháy thành phố Hồ Chí- Minh gồm Ban giám đốc (Giám đốc và 03 Phó giám đốc),
trong đó có 13 Phịng Cảnh sát PC&CC Quận - Huyện trong đó bao gồm Phịng

Cảnh sát PC&CC trên sơng và có 07 Phịng nghiệp vụ, Trung tâm huấn luyện
PCCC và Trung tâm thiết bị PCCC 4/10.
Địa chỉ: Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh Địa
chỉ: 258 Trần Hưng Đạo, P.NCT, Q.1, TP.HCM; Điện thoại: (08) 39200996;
Email:


20

Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức Sở Cảnh sát Phịng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí
Minh [Nguồn: Website Sở cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh]
Bảng 1.1 Thơng tin các phòng Cảnh sát PCCC của Thành phố năm 2013
STT

Tên đơn vị

Địa bàn quản lý

1

Phòng CS PCCC Q.1

Q.1, Q.10

2

Phòng CS PCCC Q.2

Q.2


3
4
5

Phòng CS PCCC Q.3
Phòng CS PCCC Q.4
Phòng CS PCCC Q.6

Q.3
Q.4, Q.7
Q.6

Địa chỉ
328 Võ Văn Kiệt, P.Cô Giang,
Q.1
15, Đường K1, Cụm II KCN Cát
Lái, P.Thạnh Mỹ lợi, Q.2
103, Lý Chính Thắng, P.8, Q.3
183C, Tơn Thất Thuyết, P.4, Q.4
149, Cao Văn Lầu, P.1, Q.6


21

6

Phòng CS PCCC Q.8

Q.5, Q.8


7

Phòng CS PCCC Q.9

Q.9, Q.Thủ Đức

8

Phòng CS PCCC Q.11

9
10
11
12
13
14
15
16
17

250, Tùng Thiện Vương, P.11,
Q.8
02, Xa Lộ Hà Nội, P.Hiệp Phú,
Q.9

Q.11, từ P.11-P.13
225, Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11
Q.Tân Bình
Quận 12, H.Hóc 2368 Quốc Lộ 1A, KP2, P.Trung
Phịng CS PCCC Q.12

Mơn
Mỹ Tây, Q.12
Phịng CS PCCC
Q.Bình Thạnh, 18A Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình
Q.BìnhThạnh
Q.Phú Nhuận
Thạnh
Phịng CS PCCC
Q. Gị Vấp
108 Phan Văn Trị, P.7, Q.Gị Vấp
Q.GịVấp
Phịng CS PCCC
628 Kinh Dương Vương, P.An
Q.Bình Tân
Q.BìnhTân
lạc, Q.Bình Tân
Phịng CS PCCC
Q.Tân Phú và
02 Đường T6, P.Tây Thạnh,
Q.TânPhú
P.14, 15 - Q.TB
Q.Tân Phú
Phòng CS PCCC
58 Giáp Hải, Ấp Bầu Tre 2, Xã
H.Củ Chi
H.CủChi
Tân An Hội, H.Củ Chi
Phòng CS PCCC
51 Đặng Nhữ Lâm, Tt.Nhà Bè,
H.Nhà Bè

H.NhàBè
H.Nhà Bè
Phòng CS PCCC
Rừng Sác, Ấp Long Thạnh, Xã
H.Cần Giờ
H.CầnGiờ
Long Hòa, H.Cần Giờ
Phòng CS PCCC
02 đường số 8, khu phố 2, thị trấn
H.Bình Chánh
H.BìnhChánh
Tân Túc, H. Bình Chánh
(Nguồn: Website Sở cảnh sát PCCC Thành Phố Hồ Chí Minh,2015 )
Năm 2014, theo [12] số lượng Phịng Cảnh Sát PCCC trên địa bàn thành phố

có nhiều đầu tư hơn cho các huyện như tổ chức thêm Phịng CS PCCC Huyện Bình
Chánh, Phịng Phịng CS PCCC Huyện Củ Chi, Phòng CS PCCC Nhà Bè, Phòng
CS PCCC Huyện Cần Giờ, Phòng CS PCCC Quận 2, chuyển Phòng PCCC trên
sơng sang phịng nghiệp vụ. Phân chia địa bàn chữa cháy trong giới hạn giữa các
phòng nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý và chữa cháy trên toàn địa bàn
thành phố. Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 6.105 trụ nước chữa cháy. Đối
với các con hẻm sâu (từ 200m trở lên) và các khu dân cư khơng có mạng lưới cấp
nước thành phố thì cách 200m phải xây dựng 1 giếng khoan chữa cháy hoặc 1 bể
chứa nước chữa cháy có trữ lượng lớn (trên 50m3) với số lượng khoảng trên 1000
bể để phục vụ tốt cho cơng tác chữa cháy khi có cháy xảy ra.


22

Sở đã trang bị thêm 40 xe chữa cháy, cứu nạn cứu hộ hiện đại, trong đó có xe

chữa cháy theo công nghệ 1-7, xe chữa cháy theo công nghệ Cafs, xe thang chữa
cháy và cứu nạn cứu hộ có gắn thiết bị định vị vệ tinh, tàu chữa cháy có động cơ
phản lực hiện đại nhất Đơng Nam Á.
1.2.2. Giới thiệu cơng tác PCCC trên địa bàn quận Gị Vấp
Quận Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những
năm 80, quận Gị Vấp được xem là một quận có tốc độ đơ thị hóa cao của Thành
phố Hồ Chí Minh và đã có thời điểm khơng kiểm sốt được. So với các quận khác
thì quận Gị Vấp cịn có quỹ đất lớn hơn nhiều.
Q trình đơ thị hóa q nhanh đã làm cho Gị Vấp trở thành một trong ba
quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cụ thể, năm 1976 Gị Vấp có
144 ngàn dân đến năm 1995 đã có 223 ngàn người, năm 2000 là 231 ngàn, năm
2003 là 413 ngàn và năm 2004 là 455 ngàn người. Tính từ năm 1980 đến năm 2003,
dân số của Gị Vấp tăng 2,87 lần, trung bình tăng mỗi năm 13,66%. Theo thống kê
vào năm 2011 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số quận Gị Vấp là
561.068 người.
Chính vì thế cơng tác Phịng cháy và chữa cháy quận đã gặp phải nhiều khó
khăn, phức tạp. Tuy nhiên, sau khi ban hành Luật PCCC, từ năm 2001 đến nay tình
hình cơng tác PCCC trên địa bàn Quận Gị Vấp có những chuyển biến tích cực, làm
thay đổi nhận thức của đại đa số người dân trong công tác PCCC. UBND quận
thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, pháp luật về
PCCC đến từng hộ dân và người dân, từng cơ quan, xí nghiệp, cơng ty trên địa bàn
tồn quận. Ngành cảnh sát PCCC quận còn chú trọng huấn luyện nghiệp vụ cho lực
lượng bảo vệ dân phố, cho người đứng đầu các cơ sở, đơn vị cơ quan, chủ doanh
nghiệp, trong đó nhấn mạnh cơng tác tự kiểm tra PCCC.
Trong năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội của quận tuy có những chuyển biến
tích cực nhưng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức; mật độ dân số của quận
tăng nhanh, nhất là các phòng trọ, nhà cho thuê ngày càng nhiều dẫn đến nguy cơ
cháy nổ ngày càng phức tạp. Về tình hình cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ, đã xảy ra 11



23

vụ cháy tại nhà dân, 3 vụ tại các cơ sở, 1 vụ cháy điện, tổng thiệt hại trên
143.000.000 đồng; tổ chức 3 vụ cứu nạn, cứu hộ; chi viện cho Phịng Cảnh sát
Phịng cháy và chữa cháy quận Bình Thạnh giải quyết 1 vụ ngập nước tại hầm tòa
nhà chung cư View Residences (số 117 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình
Thạnh).
Hàng năm, UBND quận ban hành trên 10 văn bản chỉ đạo về thực hiện công
tác PCCC theo từng thời điểm và chuyên đề. Với những nỗ lực trên, công tác PCCC
trên địa bàn quận đang được từng bước xã hội hóa. Nhiều ngành, địa phương đã chủ
động bố trí kinh phí cho mua sắm trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy, thực
hiện nghiêm quy định an toàn PCCC tại nơi làm việc, nơi sinh sống; tham gia tích
cực vào các hoạt động PCCC, tích cực hưởng ứng, tổ chức các hoạt động sơi nổi
“Ngày tồn dân phịng cháy chữa cháy”, “Tuần lễ quốc gia an tồn vệ sinh lao động
- phòng chống cháy nổ”,… Thực hiện Luật PCCC, năm 2009, sau khi khảo sát lại
các nhà trọ bình dân tại các khu dân cư, Phịng Cảnh sát PCCC quận đã kiến nghị và
các chủ nhà trọ trang bị bình chữa cháy tại chỗ. Định kỳ hàng năm, quận tổ chức
thực tập từ 2 đến 3 phương án chữa cháy và cứu hộ cứu nạn quy mô lớn, có nhiều
lực lượng, phương tiện tham gia, đặc biệt là đối với khu dân cư, các chung cư tập
trung đơng người. Từ đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức phòng chống
cháy nổ tại các đơn vị cũng như từng địa bàn dân cư.
Công tác giám sát, kiểm tra an toàn PCCC cũng được UBND quận, Phòng
cảnh sát PCCC quận quan tâm, chú trọng. Trong những năm qua đã thành lập nhiều
đoàn kiểm tra theo chuyên đề. Phòng cảnh sát PCCC quận kiểm tra nhiều cơ sở về
cơng tác an tồn PCCC, phát hiện nhiều cơ sở mắc các lỗi vi phạm và đã tiến hành
biên bản vi phạm hành chính về PCCC đối với các trường hợp này.
1.3. Tình hình nghiên cứu
1.3.1. Trên thế giới
Hiện nay các nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển đều đã ứng dụng các
công nghệ hiện đại để phục vụ cơng tác chữa cháy. Trong đó, mơ hình dữ liệu GIS

phục vụ cơng tác chữa cháy FireService/HazMat của ESRI được ghi nhận là đầy


×