Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Dấu ấn văn hóa nam bộ trong tiểu thuyết hồ biểu chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.2 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM THỊ MINH HÀ

DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM

Đà Nẵng, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

PHẠM THỊ MINH HÀ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 8
5. Đóng góp của luận văn.......................................................................... 9
6. Bố cục của luận văn ............................................................................ 10
CHƢƠNG 1. HỒ BIỂU CHÁNH – NHÀ VĂN NAM BỘ ........................ 11
1.1. HỒ BIỂU CHÁNH – NHÀ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN
ĐẦU THẾ KỶ XX .......................................................................................... 11
1.1.1. Vài nét về tiểu sử Hồ Biểu Chánh ................................................ 11
1.1.2. Sự nghiệp văn học ......................................................................... 13
1.2. HỒ BIỂU CHÁNH TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA
VĂN XI QUỐC NGỮ NAM BỘ .............................................................. 23
1.2.1. Văn xuôi Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX .............................. 23
1.2.2. Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ giai đoạn đầu
thế kỷ XX ................................................................................................ 36
CHƢƠNG 2. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG NAM BỘ - NHỮNG
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH ....... 41
2.1. CẢNH QUÊ NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH .. 41
2.1.1. Thiên nhiên gần gũi, thơ mộng ..................................................... 41
2.1.2. Đời sống của ngƣời dân Nam Bộ .................................................. 44
2.2. TÍNH CÁCH NGƢỜI DÂN NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ
BIỂU CHÁNH ................................................................................................ 49
2.2.1. Nét cần cù, chất phác .................................................................... 50


2.2.2. Nét bộc trực, thẳng thắn ................................................................ 52

2.2.3. Trọng nghĩa khinh tài .................................................................... 55
2.3. PHONG TỤC, TẬP QUÁN TRONG ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN
NAM BỘ ......................................................................................................... 59
2.3.1. Lối sống của ngƣời dân quê .......................................................... 59
2.3.2. Nếp sống của thị dân đầu thế kỷ XX ............................................ 68
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT – MỘT ĐÓNG
GÓP QUAN TRỌNG VỀ PHƢƠNG DIỆN VĂN HÓA CỦA
HỒ BIỂU CHÁNH ........................................................................................ 73
3.1. TÍNH CHẤT TRUYỆN KỂ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ
BIỂU CHÁNH ................................................................................................ 73
3.1.1. Cốt truyện theo mô hình truyện kể truyền thống .......................... 73
3.1.2. Nét riêng trong thủ pháp kể chuyện của Hồ Biểu Chánh ............. 79
3.2. “SẮC THÁI NAM BỘ” TRONG NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT CỦA HỒ
BIỂU CHÁNH ................................................................................................ 88
3.2.1. Dấu ấn phƣơng ngữ Nam Bộ ........................................................ 88
3.2.2. Cách vận dụng thành ngữ.............................................................. 91
3.2.3. Chất Nam Bộ qua cách gọi tên đất, tên ngƣời .............................. 95
3.2.4. Lối văn giản dị, mang hơi thở cuộc sống...................................... 97
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 105
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) là nhà văn lớn của vùng đất Nam Bộ với
một di sản văn học đồ sộ. Cả cuộc đời cầm bút, Hồ Biểu Chánh đã để lại cho
nền văn học Việt Nam một khối lƣợng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12

tập truyện ngắn, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập tản văn và truyện thơ, 3 vở
cải lƣơng, 4 vở hát bội, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu và phê bình,… Hồ Biểu
Chánh là tác giả tiêu biểu, có vị trí quan trọng trong đời sống văn học những
năm đầu thế kỷ XX khơng chỉ vì số lƣợng sáng tác nhiều mà cịn bởi vì ơng
có ảnh hƣởng lớn đến văn học đƣơng thời. Trong lời giới thiệu tiểu thuyết
Tiền bạc bạc tiền của Hồ Biểu Chánh, GS. Nguyễn Huệ Chi đã khẳng định:
“Nhà tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã tạo đƣợc một khu vực ảnh hƣởng lâu dài
cho riêng mình, trong đời sống văn học. Từ góc độ tâm lý học sáng tạo và tiếp
nhận văn học mà nói thì đó là một thành công đáng cho ta suy nghĩ mà không
phải hễ cứ là ngƣời cầm bút có tên tuổi đều dễ dàng đạt đƣợc”[6, tr.5-6].
Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, nét đặc sắc nhất mà những nhà
văn khác không có đƣợc chính là chất Nam Bộ. Đọc tiểu thuyết của ông, độc
giả nhận ra dấu ấn địa phƣơng, chất vùng miềm đậm đặc trong từng trang
viết. “Ông đã đem vào văn học dân tộc một mảng đề tài mà trƣớc ơng cịn
tƣơng đối trống vắng: cuộc sống trên mảnh đất Lục tỉnh với những nét riêng
về phong tục tập quán, cung cách sinh hoạt, đặc điểm thiên nhiên và tính cách
con ngƣời...”[6, tr.7]. Có lẽ, chính vì thế mà độc giả thời bấy giờ và ngay cả
bây giờ vẫn ln u thích tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Gần một thế kỷ đã qua đi, văn chƣơng Hồ Biểu Chánh vẫn luôn là đề tài
thu hút sự quan tâm của rất nhiều ngƣời, nhất là tiểu thuyết. Số lƣợng cơng
trình nghiên cứu, bài tham luận về ơng có thể nói là phong phú. Các sáng tác
của ông đã đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu dƣới nhiều góc độ. Chất Nam Bộ trong


2

tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập
đến. Tuy nhiên, cho đến nay nội dung này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một
cách hệ thống, chƣa đƣợc lý giải và phân tích cặn kẽ, và đặc biệt là ít đƣợc
tiếp cận dƣới góc độ văn hóa học.

Chính những lí do trên đã thúc đẩy chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề
tài: Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Với đề tài này,
chúng tôi cố gắng làm rõ chất Nam Bộ – một trong những nguyên nhân làm
nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Về lịch sử quá trình nghiên cứu tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh dƣới góc
độ văn hóa, xã hội và phong tục, nhiều nhà phê bình nghiên cứu đã đề cập
đến, tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu này hoặc là điểm qua sơ lƣợc, hoặc
là viết chung với nhiều vấn đề khác xoay quanh tiểu thuyết của Hồ Biểu
Chánh.
Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn chủ đạo, mở đƣờng cho văn
xuôi quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XX. Ông đƣợc đề cập đến trong rất
nhiều những cơng trình nghiên cứu nhƣ: Phê bình và cảo luận (1933) của nhà
nghiên cứu Thiếu Sơn; Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan; Lịch sử
văn học Việt Nam (1962) của Nguyễn Đình Chú; Bản lược đồ văn học Việt
Nam (1967) của Thanh Lãng; Mảnh vụn văn học sử (1974) của Bằng Giang;
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974) của Phan Cự Đệ; Những bước đầu của
báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới (2002), Lược thảo lịch sử văn học
Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỷ XX (2005) của Bùi Đức Tịnh; Văn học
Việt Nam nơi miền đất mới (2007) của Nguyễn Quang Thắng...
Trong cơng trình nghiên cứu Nhà văn hiện đại (1942), tuy Vũ Ngọc
Phan viết về Hồ Biểu Chánh còn khá sơ lƣợc nhƣng cũng đã khẳng định Hồ
Biểu Chánh là một nhà tiểu thuyết nổi tiếng và “tiểu thuyết của Hồ Biểu


3

Chánh lại là những tiểu thuyết có tính bình dân, bình dân cả từ những nhân
vật ơng chọn đến những lời văn ông viết nữa. Hạng ngƣời ông tả là hạng tiểu
công chức, tiểu phú hào hay hạng thuyền thợ, hạng dân quê. Những hạng

ngƣời ấy không phải những hạng ngƣời sống về tƣ tƣởng, mọi cách hành vi
của họ khơng có gì là sâu sắc”[42, tr.337]. Khi nhận xét về nội dung tƣ tƣởng
và phƣơng thức thể hiện trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh, Vũ Ngọc
Phan đã so sánh Hồ Biểu Chánh với Hoàng Ngọc Phách:
Về đƣờng lý tƣởng, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng giống
nhƣ tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, nghĩa là cả hai nhà văn
này đều lấy luân lý làm gốc, lấy cổ gia đình làm khn mẫu, lấy
sự trung hậu làm điều cốt yếu trong mọi việc ở đời. Nhƣng tiểu
thuyết của họ Hồ lại khác tiểu thuyết của họ Hoàng về mấy
phƣơng diện. Tiểu thuyết của họ Hồng thiên về tả tình và giọng
văn nhiều chỗ ủy mị cầu kỳ, không tự nhiên, còn tiểu thuyết của
họ Hồ thiên về tả việc và lời văn mạnh mẽ, giản dị, nhiều chỗ
nhƣ lời nói thƣờng[42, tr. 335-336].
Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974) cũng đánh giá
cao nhƣng đồng thời cũng chỉ ra một số mặt hạn chế của Hồ Biểu Chánh.
Phan Cự Đệ cho rằng: Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, khuynh hƣớng
đạo lý tuy có ảnh hƣởng tích cực nhƣng đồng thời cũng lại hạn chế nội dung
hiện thực và “chƣơng trình “khai hóa” của Hồ Biểu Chánh ít nhiều có mang
tinh thần dân tộc tự chủ, nhƣng lại rơi vào lập trƣờng của chủ nghĩa cải lƣơng
tƣ sản, không đặt vấn đề đấu tranh để giải phóng dân tộc, giải phóng đất
nƣớc”[14, tr. 37,40].
Nguyễn Khuê trong Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974) cũng cho rằng:
“Tính chất ln lí bao trùm trong mọi tiểu thuyết của ơng (Hồ Biểu Chánh).
Ông viết tiểu thuyết phong tục cũng chỉ nhằm đạt chủ đích luân lí. Thế nên,


4

nếu cần phải xác định một ý hƣớng làm nền tảng cho sự sáng tác của Hồ Biểu
Chánh thì đó chính là ý hƣớng ln lí và ơng là một nhà văn đạo lí”[23, tr.

260].
Năm 1989, khi viết lời tựa cho cuốn tiểu thuyết Tiền bạc bạc tiền, GS.
Nguyễn Huệ Chi đánh giá cao những giá trị mà tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
đạt đƣợc nhất là ở phƣơng diện phản ánh hiện thực đời sống xã hội:
Hồ Biểu Chánh đã làm đƣợc những điều có lẽ chính ơng cũng
khơng ngờ tới: lần đầu tiên ông đem vào văn học dân tộc một
mảng đề tài mà trƣớc ơng vẫn cịn tƣơng đối trống vắng: Cuộc
sống trên mảnh đất lục tỉnh với những nét riêng về phong tục tập
quán, cung cách sinh hoạt, đặc điểm thiên nhiên, và tính cách con
ngƣời... Khơng chỉ có thế, ơng cịn cung cấp cho ta hình ảnh
cuộc sống ngƣời dân Nam bộ trong cái bối cảnh chuyển động
gấp rút vài ba thập kỷ đầu thế kỷ XX (...). Đặt trong tình hình
văn học 30 năm đầu thế kỷ XX, rõ ràng khơng có một nhà văn
nào có khả năng bao quát hiện thực rộng rãi đến nhƣ vậy[6, tr. 79].
Trong bài viết “Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết Tiền bạc bạc tiền”, Phạm
Ngọc Lan đã có cái nhìn cụ thể về thế giới nhân vật và bức tranh xã hội miền
Nam trên con đƣờng tƣ sản hóa trong một tác phẩm cụ thể của Hồ Biểu
Chánh. Đồng thời Phạm Ngọc Lan cũng đã chỉ ra mục đích luân lí đạo đức
chính là mục đích chính trong những sáng tác của nhà văn này: “Đối với Hồ
Biểu Chánh, “viết tiểu thuyết là để cảm hóa, đặng lần lần dẫn dắt quần chúng
về đƣờng chính đại quang minh”. Con đƣờng ấy là đạo làm ngƣời, lấy sự hiếu
nghĩa, nhân ái, trung hậu, trong sạch làm gốc (...) và mục đích đạo lí đã nhƣ
sợi chỉ đỏ xuyên suốt tồn bộ các tác phẩm của ơng”[6, tr. 18].


5

Nhận xét về tác phẩm tiểu thuyết bằng thơ của Hồ Biểu Chánh là U tình
lục, Bùi Đức Tịnh trong cơng trình nghiên cứu Những bước đầu của báo chí,
tiểu thuyết và Thơ mới (1865 – 1932) đã khẳng định: “Cốt truyện có một số

tình tiết khơng tránh đƣợc tính cách giả mạo, nhƣng mục đích chính của tác
giả là tiếp nối truyền thống luân lý của các truyện cổ điển: đề cao hiếu nghĩa
và chứng minh định luật làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ”[51, tr. 162]. Cùng
với việc tìm hiểu nội dung và hình thức tiểu thuyết Vậy mới phải, Bùi Đức
Tịnh cũng đã đƣa ra những đánh giá chung về Hồ Biểu Chánh: “Tóm lại, tác
giả đã đổi mới loại truyện cổ điển bằng cách chọn nhân vật trong xã hội Việt
Nam ở thời trƣớc tác giả không lâu”[51, tr. 163].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thắng trong cơng trình nghiên cứu Văn
học Việt Nam nơi miền đất mới (2007) cũng đã đề cập đến Hồ Biểu Chánh.
Nguyễn Quang Thắng cho rằng: “Hồ Biểu Chánh là một nhà văn sung sức
nhất ở Nam Bộ hồi đầu thế kỷ XX với một văn phong đậm màu sắc “Miệt
vƣờn Lục tỉnh Nam Kỳ””[46, tr.1010]. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng
chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu một số tác phẩm mà chƣa đi sâu làm rõ sắc
thái “miệt vƣờn Lục tỉnh” trong sáng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
Khi nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh, nhà nhiên cứu Nguyễn Phong Nam
đã cho rằng:
Hồ Biểu Chánh chính là gƣơng mặt sáng giá nhất của xu
hƣớng văn chƣơng thế sự thời điểm đầu thế kỷ XX. Ông đã kế
tục đƣợc tinh thần của truyện thơ Nơm đạo lí, đạo đức trong thể
loại tiểu thuyết; đã nối mạch văn chƣơng vệ đạo, tải đạo một
cách tự nhiên nhất; chuyển tải đƣợc nội dung tƣ tƣởng có tính
truyền thống đến ngƣời đọc dƣới một hình thức diễn đạt mới,
hiện đại hơn: tiểu thuyết văn xuôi. Hồ Biểu Chánh cũng là nhà
văn thể hiện rất thành công cái diện mạo văn hóa Nam Bộ xƣa


6

trong tác phẩm của mình. Hồ Biểu Chánh đã rất thành công ở thể
loại tiểu thuyết phong tục – điều không nhiều nhà văn đƣơng thời

làm đƣợc. Đây cũng là nét độc đáo của văn chƣơng Hồ Biểu
Chánh[34, tr. 92].
Ngày 17 và 18 tháng 11 năm 1988, tại Tiền Giang, Hội thảo khoa học
về cuộc đời và văn nghiệp của Hồ Biểu Chánh đã đƣợc tổ chức. Trong hội
thảo này, 30 bản tham luận của các nhà nghiên cứu nhƣ Trần Văn Giàu, Hồ Sĩ
Hiệp, Nguyễn Lộc, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Ngọc Hiếu,
Cù Đình Tú, Hồi Anh... đã đề cập nhiều đến cuộc đời và sự nghiệp văn
chƣơng của Hồ Biểu Chánh; đặc biệt là các nhà nghiên cứu này đã chỉ ra
nhiều giá trị mới về nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ những đặc sắc nghệ thuật
trong các sáng tác của nhà văn, nhất là trong lĩnh vực tiểu thuyết.
Năm 2005, nhóm tác giả Trang Quang Sen, Phan Tấn Tài, Huỳnh Thị
Lan Phƣơng đã thành lập website . Trang
website này đã đăng tải hầu nhƣ toàn bộ những sáng tác của Hồ Biểu Chánh
và hơn 70 bài viết có giá trị liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng
của nhà văn từ trƣớc tới nay. Tiêu biểu có thể kể tới một số bài viết nhƣ: “Hồ
Biểu Chánh – nhà văn Nam bộ” của Vân Trinh; “Xã hội, văn hóa Việt Nam
trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” của Nguyễn Thanh Liêm; “Cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh” của Huỳnh Thị Lan Phƣơng; “Một vài
cảm nghĩ về Hồ Biểu Chánh” của Trần Hữu Tá; “Hồ Biểu Chánh và tiểu
thuyết Tiền bạc bạc tiền” của Phạm Ngọc Lan; “Một vài suy nghĩ về ngôn
ngữ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh” của Cù Đình Tú; “Hồ Biểu Chánh, cây
cầu nối những giá trị cổ truyền với con ngƣời hiện đại” của Hoài Anh; “Sài
Gòn xƣa dƣới ngòi bút của Hồ Biểu Chánh” của Trần Vĩnh An; “Từ những
ảnh hƣởng của thể loại truyện thơ Nôm đến những cách tân theo hƣớng hiện
đại của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thời kì đầu” của Đinh Trí Dũng; “Cuộc


7

sống ở nông thôn Nam bộ trong một số tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” của

Huỳnh Thị Lan Phƣơng; “Hồ Biểu Chánh với tiến trình tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại” của Nguyễn Quang Thắng; “Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh” của Trà Thị Lam Vân; “Hồ Biểu Chánh (1885-1958),
nhà văn tiên phong xây dựng nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam” của
Thụy Kh...
Nhìn chung, qua các cơng trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh đã đƣợc
cơng bố từ trƣớc tới nay, có thể thấy, các nhà nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về
Hồ Biểu Chánh theo phƣơng pháp tiếp cận văn học sử nhằm làm sáng rõ vị trí
văn học sử của Hồ Biểu Chánh trong nền văn học dân tộc và khẳng định vai
trò mở đƣờng của Hồ Biểu Chánh đối với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Vấn
đề về văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng đã đƣợc
nghiên cứu nhƣng còn rải rác, chƣa đƣợc hệ thống. Trên cơ sở tiếp thu thành
tựu của những ngƣời đi trƣớc, trong luận văn Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chúng tôi sẽ tập trung đi sâu làm rõ và khái quát
một cách có hệ thống hơn những dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết của nhà
văn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là dấu ấn văn hóa Nam Bộ
trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Cụ thể là chân dung cuộc sống Nam Bộ qua
cảnh q, qua hình tƣợng ngƣời nơng dân, qua những phong tục tập quán
trong đời sống của ngƣời dân Nam Bộ. Ngồi ra, luận văn cịn tập trung làm
rõ nghệ thuật tiểu thuyết – một đóng góp quan trọng về phƣơng diện văn hóa
của Hồ Biểu Chánh.


8

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong tất cả các sáng tác của Hồ Biểu Chánh, văn hóa Nam Bộ đƣợc thể

hiện xuyên suốt. Song, với phƣơng châm chọn điểm lấy đích, chúng tôi chỉ
tập trung nghiên cứu một số tiểu thuyết mà trong đó nhà văn đã làm nổi bật
những vấn đề về văn hóa Nam Bộ. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đƣợc chia
ra làm hai loại: tác phẩm phỏng tác và tác phẩm hƣ cấu. Ở mảng tác phẩm
phỏng tác, chúng tôi lựa chọn khảo sát một số tác phẩm sau: Cay đắng mùi
đời, Chút phận linh đinh, Ngọn cỏ gió đùa, Thầy thơng ngơn, Cha con nghĩa
nặng. Ở mảng tác phẩm hƣ cấu, chúng tôi lựa chọn khảo sát tác phẩm: Ai làm
được, Những điều nghe thấy, Đại nghĩa diệt thân, Nặng gánh cang thường,
Tiền bạc bạc tiền, Tân phong nữ sĩ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng kết hợp một
số phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp chọn mẫu: Hoạt động sáng tác của Hồ Biểu Chánh trong
năm mƣơi năm với một số lƣợng tác phẩm khá lớn, riêng mảng tiểu thuyết,
Hồ Biểu Chánh đã cho ra đời 64 tác phẩm. Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu,
chúng tôi lựa chọn đƣợc một số tác phẩm tiêu biểu, điển hình – những tác
phẩm thể hiện rõ nét nhất dấu ấn văn hóa Nam Bộ có thể đại diện cho 64 tác
phẩm của Hồ Biểu Chánh. Phƣơng pháp chọn mẫu là phƣơng pháp nghiên
cứu tiêu biểu đƣợc chúng tôi sử dụng xuyên suốt.
Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc: Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi
xác định đƣợc đặc điểm chung và riêng về nội dung và hình thức của những
tác phẩm thuộc thể tài này. Từ đó, có cái nhìn cụ thể và tồn diện về dấu ấn
văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Nghiên cứu từng tiểu thuyết, chúng
tơi sẽ sử dụng phƣơng pháp phân tích để tìm hiểu tác phẩm đƣợc cụ thể trên


9

cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Sau đó, phƣơng pháp tổng hợp sẽ

đƣợc dùng để khái quát lại vấn đề.
Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi nhận ra điểm
tƣơng đồng và khác biệt giữa dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
với dấu ấn văn hóa trong các sáng tác của các tác giả khác.
Phƣơng pháp tiếp cận văn học dƣới góc độ văn hóa học, dân tộc học:
Trong q trình nghiên cứu tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, việc sử dụng
xuyên suốt phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học, dân tộc đã giúp chúng tơi tìm
hiểu rõ về vai trị sáng tạo những mơ hình văn hóa, cũng nhƣ những phê phán
có tính văn hóa trong những tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Đồng
thời, phƣơng pháp tiếp cận này cũng đã giúp ích rất nhiều trong việc xác định
những điểm mới của văn hóa đƣợc phản ánh trong văn học ở từng thời kì.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” đƣợc
chúng tôi thực hiện nhằm khảo sát những bản sắc địa phƣơng của Nam Bộ
đƣợc phản ánh trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Trên cơ sở đó luận văn
sẽ cho thấy rõ những thành tựu của nhà văn này trong việc phản ánh hiện thực
đời sống xã hội, những đóng góp tiến bộ đậm chất nhân văn và cả những quan
điểm còn lệch lạc về vấn đề văn hóa qua cái nhìn nghệ thuật của tác giả.
Ngồi ra, qua các tác phẩm chúng tơi cịn có mong muốn tìm ra những
nét đặc sắc riêng của tác giả trong nghệ thuật miêu tả những nét văn hóa của
Nam Bộ để thấy rõ những giá trị của chúng đƣợc khắc họa, lƣu giữ bằng nghệ
thuật ngôn từ. Luận văn vì vậy có thể sẽ góp phần để hiểu thêm về những tinh
hoa đẹp đẽ của bản sắc dân tộc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp cho
quá trình giảng dạy về những đóng góp của văn chƣơng Hồ Biểu Chánh đối
với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong nhà trƣờng phổ
thơng đi vào chiều sâu.


10


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có ba chƣơng chính nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Hồ Biểu Chánh – nhà văn Nam Bộ.
- Chƣơng 2: Chân dung cuộc sống Nam Bộ – những giá trị văn hóa trong
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
- Chƣơng 3: Nghệ thuật tiểu thuyết – một đóng góp quan trọng về
phƣơng diện văn hóa của Hồ Biểu Chánh.


11

CHƢƠNG 1
HỒ BIỂU CHÁNH – NHÀ VĂN NAM BỘ
Vào những năm đầu thế kỷ XX, văn xuôi quốc ngữ bắt đầu xuất hiện,
phát triển ở Nam Bộ và dần dần trở thành một bộ phận máu thịt của văn học
Việt Nam. Có thể nói, ở giai đoạn này, Hồ Biểu Chánh chính là nhà văn tiêu
biểu nhất. Tuy Hồ Biểu Chánh không phải là ngƣời tiên phong, mở ra một
loại hình mới (văn xi quốc ngữ) nhƣ Trƣơng Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản
nhƣng ơng chính là ngƣời góp phần tích cực trong việc hiện thực hóa những ý
tƣởng văn chƣơng mà các bậc tiền bối đã phác thảo. Bằng sự nghiệp trứ tác
đồ sộ của mình, Hồ Biểu Chánh đã chứng minh một cách hùng hồn sự đúng
đắn của chủ trƣơng cách tân văn chƣơng Việt; bƣớc đầu đƣa văn chƣơng Việt
Nam chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại.
1.1. HỒ BIỂU CHÁNH – NHÀ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU GIAI
ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1.1. Vài nét về tiểu sử Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) tên thật là Hồ Văn Trung, bút hiệu Thứ
Tiên, tự là Biểu Chánh. Ông sinh vào ngày 01 tháng 10 năm 1885 tại làng
Bình Thành, tỉnh Gị Cơng (nay là tỉnh Tiền Giang). Thân phụ ông là cụ Hồ

Hữu Tạo từng làm Hƣơng Chủ và Chánh Bái, có cơng tranh đấu với làng
Bình Xn, giành đƣợc hơn sáu trăm mẫu ruộng làm cơng điền cho làng Bình
Thành. Hồ Biểu Chánh là con thứ năm trong số mƣời hai anh chị em.
Sinh trƣởng trong một gia đình nghèo, thuở thiếu thời, Hồ Biểu Chánh
phải chịu nhiều vất vả, thiếu thốn. Năm lên 9 tuổi, ông bắt đầu theo học chữ
Nho tại trƣờng làng. Quãng thời gian theo các lớp ấu học dùi mài chữ nghĩa
và đạo lý thánh hiền khơng lâu, đến năm 13 tuổi thì ơng chuyển sang học chữ
quốc ngữ, chữ Pháp tại trƣờng Vĩnh Lợi. Năm 1905, Hồ Biểu Chánh thi đậu


12

bằng Thành chung. Theo lời khuyên của một vị thầy giáo cũ, ông bỏ ý định
xin đi làm giáo viên để đăng ký thi ngạch ký lục. Năm 1906, ông thi đậu Ký
lục soái phủ Nam kỳ và đƣợc sơ bổ làm việc tại dinh Thƣợng thƣ ở Sài Gòn.
Năm 1911, do bị nghi ngờ là thân thiện với nhóm Nghịch Pháp nên ông bị đổi
đi Bạc Liêu. Dù rằng rất dễ kiếm tiền từ nghề ký lục tại Bạc Liêu nhƣng ơng
đã giữ cho mình một cuộc đời thanh bạch.
Năm 1912, Hồ Biểu Chánh tình nguyện đi làm việc tại Cà Mau thay cho
một đồng liêu có con nhỏ, làm việc tại đây đƣợc 8 tháng thì lại đổi đi Long
Xuyên. Trong khoảng thời gian này, ông đã cùng bạn bè trong hội Khuyến
học Long Xuyên thành lập Đại Việt tạp chí. Đây là một sự kiện mang ý nghĩa
rất quan trọng trong cuộc đời trứ tác của ông.
Năm 1918, Hồ Biểu Chánh về làm việc tại Gia Định. Hai năm sau đó,
ơng làm việc tại văn phịng Thống đốc Nam kỳ. Năm 1921, ông thi đậu Tri
huyện. Sáu năm sau, ông đƣợc thăng Tri phủ, nhậm chức chủ quận Càng
Long (Vĩnh Bình). Năm 1932, ơng làm chủ quận Ô Môn (Cần Thơ). Năm
1934, do bất đồng ý kiến với viên chủ tỉnh nên ông đổi đi quận Phụng Hiệp.
Năm 1935, ơng đổi về Sài Gịn đến năm 1936, đƣợc thăng Đốc Phủ Sứ. Năm
1937, ông xin đƣợc về hƣu trí tuy nhiên chính phủ Pháp viện cớ khơng có

ngƣời thay thế nên tiếp tục bổ nhiệm ơng cho đến cuối tháng 6 năm 1941.
Tháng 8 năm 1941, Hồ Biểu Chánh lại đƣợc cử làm Nghị viên Hội đồng
Liên bang Đơng Dƣơng, sau đó ít ngày, ơng đƣợc cử làm Nghị viên Hội đồng
thành phố Sài Gòn kiêm chức phó Đốc lý. Từ năm 1942 đến năm 1944, ơng là
Nghị viên Hội đồng quản trị Sài Gòn – Chợ Lớn đồng thời giữ cƣơng vị giám
đốc tờ báo Nam Kỳ tuần báo. Tờ báo thực hiện đƣợc 85 số thì bị đình bản.
Cũng trong những năm này, ơng cho khơi phục lại Đại Việt tạp chí dƣới hình
thức bộ mới, phát hành đƣợc 54 số thì cũng bị đình bản.


13

Năm 1946, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh mời Hồ Biểu Chánh lãnh Bộ Nội
Vụ hoặc Bộ Thơng Tin trong Chính phủ Nam kỳ Cộng Hịa tự trị, nhƣng vì
tuổi cao sức yếu lại có bệnh nên ơng chỉ tạm nhận làm cố vấn và Đổng lý văn
phòng.
Cuối năm 1946, chán ngán cuộc đời hoạn lộ, Hồ Biểu Chánh từ giã
chính trƣờng, thật sự bắt đầu cuộc sống hƣu nhàn và dành trọn những năm
tháng còn lại cho sự nghiệp viết văn. Hồ Biểu Chánh mất ngày 04 tháng 11
năm 1958 (ngày 23 tháng 9 năm Mậu Tuất) tại tƣ thất Phú Nhuận, hƣởng thọ
74 tuổi. Linh cữu của ông đƣợc an táng tại xã Thơng Tây Hội, quận Gị Vấp,
tỉnh Gia Định.
Vì đã có một thời gian dài Hồ Biểu Chánh làm việc cho Chính phủ Pháp
nên nhiều nhà phê bình đều “phiền trách” cuộc đời chính trị của ơng. Tuy
nhiên dù làm việc cho Pháp nhƣng ông luôn giữ cho mình một cuộc sống
thanh tao, lấy tấm lịng hiền đức để đối đãi với mọi ngƣời. Ông quan niệm
“tuy làm tay sai cho Pháp, nếu mình cứ lấy lịng siêng năng, ngay thẳng mà
làm việc, đừng a dua, đừng bợ đỡ, phải thì ở, khơng phải thì đi, nói ốn dám
giận, nói bậy dám cãi thì phận mình khỏi hổ mà thiên hạ đƣợc nhờ”[dẫn theo
24, tr. 18]. Ngày nay, bên cạnh những ngƣời phê phán cuộc đời hoạn lộ của

Hồ Biểu Chánh thì vẫn có những ngƣời nhìn nhận nó một cách cởi mở hơn.
Mặc dù có nhiều bàn luận “vào ra” về cuộc đời chính trị của Hồ Biểu Chánh
nhƣng xét trên phƣơng diện văn học thì khơng ai có thể phủ nhận những đóng
góp của ơng cho văn học nƣớc nhà.
1.1.2. Sự nghiệp văn học
Hồ Biểu Chánh đã làm phong phú sự nghiệp văn học của mình bằng
cách thử sức trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông đã để lại cho đời 64 tiểu
thuyết, 12 tập truyện ngắn, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập tản văn và truyện
thơ, 3 vở cải lƣơng, 4 vở hát bội, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu và phê bình,…


14

Trong các lĩnh vực ấy, tiểu thuyết chính là thể loại mang đến thành cơng
nhiều nhất cho ơng. Có thể nói, Hồ Biểu Chánh chính là một trong những tiểu
thuyết gia tiêu biểu giai đoạn đầu thế kỷ XX. Ông có những đóng góp to lớn
cho tiểu thuyết quốc ngữ giai đoạn đầu cả trên phƣơng diện phỏng tác và
hƣ cấu.
a. Những tác phẩm theo lối phỏng tác
Phỏng tác là một trong những hƣớng đi ban đầu để nhà văn và cả độc giả
có thể làm quen với một loại hình văn chƣơng mới – văn xi quốc ngữ buổi
đầu. Xuất phát từ ý tƣởng, từ sự kiện, từ cốt truyện của một tác phẩm có
trƣớc, nhà văn tạo dựng nên một tác phẩm mới với tên gọi khác và đƣơng
nhiên ý nghĩa, giá trị, mục tiêu cũng sẽ khác. Phỏng tác chính là “dạng sáng
tác dựa trên những yếu tố có sẵn (kể cả ý tƣởng, cốt truyện... cho đến tình tiết,
sự kiện); nghĩa là tác phẩm mới hình thành này có một phần “chất liệu” lấy từ
tác phẩm tiền thân, gồm nhiều yếu tố, nhiều cấp độ khác nhau”[34, tr. 53] .
Trong chặng đƣờng đầu tiên của văn xuôi quốc ngữ, sự xuất hiện của tác
phẩm theo lối phỏng tác tƣơng đối nhiều. Hầu hết những tác phẩm này đƣợc
chế tác lại trên cơ sở những đoản thiên, truyện ngụ ngôn, tiểu thuyết của

phƣơng Tây; những thoại bản của Trung Quốc; hay những truyền thuyết của
Việt Nam. Có thể kể đến một số nhà văn tiêu biểu cho dạng sáng tác này nhƣ:
Trƣơng Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Trọng Thuật và
đặc biệt là Hồ Biểu Chánh.
Hồ Biểu Chánh chính là nhà văn tiêu biểu nhất trong hoạt động nghệ
thuật phỏng tác. Khác với Nguyễn Trọng Thuật, chủ yếu lấy cảm hứng từ các
truyện truyền kỳ của Việt Nam, Hồ Biểu Chánh chọn các tác phẩm của văn
học phƣơng Tây làm cơ sở để sáng tạo nên những tác phẩm mới. Trong số 64
tiểu thuyết thì đã có 12 tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh dựa theo tiểu thuyết
phƣơng Tây, gồm:


15

1. Chúa tàu Kim Quy phỏng theo Le Comte de Monte Crixto
(Dumas)
2. Cay đắng mùi đời phỏng theo Sans Famille (Hector Malot)
3. Thầy Thông ngôn phỏng theo Les Amours Desteves (Theuriet)
4. Ngọn cỏ gió đùa phỏng theo Les Miserables (Victo Hugo)
5. Chút phận linh đinh phỏng theo En Famille (Hector Malot)
6. Kẻ làm người chịu phỏng theo Les deux Gosses (Decourselle)
7. Vì nghĩa vì tình phỏng theo Fanfan et Claudinet (Decourselle)
8. Cha con nghĩa nặng phỏng theo Le Calvaire (Decourselle)
9. Ở theo thời phỏng theo Topaze (Marcel Pagnol)
10. Ông Cử phỏng theo Lartiste (Marcel Pagnol)
11. Đóa hoa tàn phỏng theo Le Rosaire (Marcel Pagnol)
12. Người thất chí phỏng theo Crimes et Châtiment (Dostoevski)
Tuy dựa trên những tác phẩm của phƣơng Tây nhƣng những tác phẩm
phỏng tác của Hồ Biểu Chánh vẫn mang những nét riêng, độc đáo, gần gũi
với ngƣời dân Nam Bộ vì vậy độc giả vẫn ln u thích tác phẩm của ơng.

Để làm đƣợc điều này, Hồ Biểu Chánh đã dựa trên những cảm quan tích cực,
nhân đạo của đạo lí Việt Nam từ đó ơng đã thay đổi khá nhiều trong đề tài,
cốt truyện, tính cách nhân vật. Chính Hồ Biểu Chánh cũng đã nói rõ quan
điểm phỏng tác của mình trong cuốn hồi kí Đời của tôi về văn nghệ: “Đọc
tiểu thuyết hay tuồng Pháp văn hễ tơi cảm thì tơi lấy chỗ tơi cảm đó mà làm
đề, rồi phỏng theo ít nhiều hoặc tách riêng ra mà sáng tác một tác phẩm hoàn
toàn Việt Nam. Tuy tơi nói phỏng theo song kỳ thiệt tơi lấy đại ý mà thơi, mà
có khi tơi lật ngƣợc tới đại ý, làm cho cốt truyện trái hẳn tâm lý khác xa với
truyện Pháp”.
Khảo sát một số tác phẩm phỏng tác của Hồ Biểu Chánh trong sự so
sánh, đối chiếu với những tác phẩm tiền thân, chúng tôi nhận thấy sự dày


16

cơng của ơng trong q trình Việt hóa những tác phẩm phƣơng Tây, làm cho
những tác phẩm ấy trở nên gần gũi với công chúng Nam Bộ.
Năm 1922, Hồ Biểu Chánh cho ra mắt độc giả tiểu thuyết Chúa tàu Kim
Quy. Tác phẩm này đƣợc phỏng theo truyện Le Comte de Monte Cristo của A.
Dumas. So sánh hai tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy, Hồ Biểu Chánh vẫn
giữ lại một số nhân vật trọng tâm nhƣ:
- Edmonde Dantès – Lê Thủ Nghĩa
- Fernand – Trần Tấn Thân
- Danglars – Lý Thiên Hùng
- Mercédès – cô Tƣ Chuyên
- Linh mục Maria – chú khách Mạc Tiễn
Tuy nhiên, nhà văn đã đơn giản hóa câu chuyện ly kỳ của A. Dumas để
cho câu chuyện trở nên phù hợp với tâm lý, thị hiếu của ngƣời dân Nam Bộ.
Xét về dung lƣợng, Chúa tàu Kim Quy chỉ bằng một phần sáu số trang của Le
Comte de Monte Cristo. Xét về cốt truyện, Hồ Biểu Chánh đã bỏ đi phần lớn

những chi tiết rƣờm rà. Cách xây dựng tình tiết truyện của nhà văn cũng ít
nhiều chịu ảnh hƣởng tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc. Đặc biệt, lối kết
thúc của Chúa tàu Kim Quy mang đậm cảm quan nhân đạo của ngƣời Việt.
Nếu nhƣ trong Le Comte de Monte Cristo của A. Dumas, Dantès thực hiện
hành động đền ơn báo oán bằng một kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết và tự mình ra tay
thì Thủ Nghĩa trong Chúa tàu Kim Quy lại hồn tồn ngƣợc lại. Tuy sự báo
ốn của Thủ Nghĩa cũng có sự chuẩn bị trƣớc nhƣng đến phút cuối cùng bao
giờ Thủ Nghĩa cũng nhờ sự can thiệp của pháp luật.
Năm 1923, dựa trên tác phẩm Sans Famille của Hector Malot, Hồ Biểu
Chánh viết tiểu thuyết Cay đắng mùi đời. Xét về dung lƣợng, Cay đắng mùi
đời có dung lƣợng ngắn hơn Sans Famille; tính cách nhân vật cũng đơn giản
hơn; không gian miêu tả cũng thu hẹp hơn... Nếu nhƣ trong tác phẩm Sans


17

Famille, Hector Malot miêu tả xã hội tƣ bản Pháp thế kỷ XIX với sự phát
triển mạnh mẽ về kinh tế bên cạnh đó là sự bóc lột và bần cùng hóa ngƣời dân
lao động; khơng gian đƣợc miêu tả trong tác phẩm là một không gian rộng
lớn, qua nhiều quốc gia thì trong Cay đắng mùi đời, Hồ Biểu Chánh lại miêu
tả xã hội Việt Nam thời thực dân nửa phong kiến; khơng gian bó hẹp ở một số
địa phƣơng của Nam Bộ. Hồ Biểu Chánh vẫn giữ lại một số nhân vật chính và
chi tiết quan trọng nhƣng tên nhân vật đã đƣợc thay đổi cho phù hợp với cách
xƣng hô của ngƣời Việt nhƣ:
- Rémi – Đƣợc
- Mère Barberin – Ba Thời
- Barberin – Hữu
- Vtalis – thầy Đàng
- Madame Milligan – bà hội đồng Nhàn
- Jame Milligan – Phan Đức Lợi

- Mattia – Bỉ
- Drisscoll – gia đình ở Khánh Hội
Bên cạnh đó, Hồ Biểu Chánh cũng lƣợc bỏ đi một số nhân vật nhƣ:
Gaspard, gia đình Acquin và các con, Bejamin, Alexis... Một số chi tiết cũng
đƣợc thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam nhƣ con bò cái của
Mère Barberin đƣợc thay bằng con heo Quắn của Ba Thời, nhân vật Mattia có
tài kéo violon thành nhân vật Bỉ có tài thổi kèn lá. Nhân vật của Hồ Biểu
Chánh cũng mang đậm tính cách, tâm lý của ngƣời Việt. Hành động và cách
cƣ xử của Hữu đối với Ba Thời phản ánh tính cách gia trƣởng, độc đốn của
một lớp đàn ông trong xã hội nông thôn miền Nam Việt Nam. Cách hành xử
và tình cảm của Đƣợc thể hiện tính chân chất, thật thà của những đứa trẻ miền
quê...


18

Khác với Sans Famille, đƣợc viết theo lối tự thuật, nhân vật Rémi tự kể
lại cuộc đời mình, Cay đắng mùi đời đƣợc kể lại theo ngôi thứ 3. Qua những
vấn đề mang tính xã hội trong tác phẩm, Hồ Biểu Chánh đã bày tỏ thái độ, đề
cao tình nghĩa, đạo lý làm ngƣời.
Tƣơng tự nhƣ Chúa tàu Kim Quy và Cay đắng mùi đời, tác phẩm Ngọn
cỏ gió đùa đƣợc phỏng tác từ tác phẩm Les Misérables của Victor Hugo. Về
cơ bản, Hồ Biểu Chánh vẫn giữ nguyên cốt truyện của Les Misérables nhƣng
cách xây dựng nhân vật, không gian nghệ thuật, tƣ tƣởng chủ đề thì lại hồn
tồn Việt Nam. Hồ Biểu Chánh giữ lại một số nhân vật chính nhƣng gọi tên
theo cách gọi của ngƣời Việt nhƣ:
- Giám mục Myriel – hòa thƣợng Chánh Tâm
- J.Valjean, Madeleine – Lê Văn Đó, Trần Chánh Tâm
- Fantine – Ánh Nguyệt
- Cosette – Thu Vân

- Gillenormand – ông ngoại Đàm Tự Chấn
- Colonel de Ponmercy – Vƣơng Thế Hùng
- Marius – Vƣơng Thế Phụng
- Thénardier – Đỗ Cẩm
- Javert – Phạm Văn Kỳ
Bên cạnh đó, nhà văn cũng thêm bớt một số nhân vật nhằm thực hiện tƣ
tƣởng chủ đề của mình. Một số chi tiết đƣợc nhà văn sửa đổi cho phù hợp với
hoàn cảnh xã hội Việt Nam nhƣ: thay vì J.Valjean ăn cắp bộ chân nến ở nhà
giám mục, Lê Văn Đó ăn cắp bộ chén trà của nhà chùa; J.Valjean giàu lên
nhờ khai thác kỹ nghệ và đƣợc bầu làm thị trƣởng, Lê Văn Đó giàu lên nhờ
khai thác rừng hoang và đƣợc triều đình phong tƣớc; Fantine khơng ngần ngại
khi bán cả thân mình để lấy tiền nuôi con, Lý Ánh Nguyệt dù trong bất cứ


19

hồn cảnh nào vẫn quyết giữ gìn trinh tiết theo đúng quan niệm của phƣơng
Đơng...
Nhìn chung, có thể nhận thấy, nghệ thuật xây dựng truyện phỏng tác của
Hồ Biểu Chánh có một số đặc trƣng cơ bản nhƣ: bối cảnh đƣợc xây dựng chủ
yếu là ở nông thôn, thành thị các tỉnh Nam Bộ trong những năm đầu thế kỷ
XX dƣới những ảnh hƣởng của nền văn hóa phƣơng Tây; nhà văn tập trung
vào miêu tả những cử chỉ, hành động của nhân vật mà không quan tâm lắm
đến việc miêu tả tâm lí; nhân vật trong những tác phẩm tiền thân đã đƣợc Việt
hóa, mang những nét đặc trƣng của ngƣời dân Nam Bộ; kết cấu đƣợc xây
dựng theo kiểu kết cấu truyền thống: hội ngộ – lƣu lạc – đồn viên và kết thúc
có hậu.
Tuy Hồ Biểu Chánh đã mô phỏng lại một số tác phẩm phƣơng Tây
nhƣng với tinh thần dân tộc mạnh mẽ trong quá trình phỏng tác, những tác
phẩm ấy vẫn mang đậm dáng dấp Nam Bộ vì vậy nó rất gần gũi và phù hợp

với tinh thần đạo lí Việt Nam. Đúng nhƣ nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã từng
nhận định:
Dù là ở Ý, ở Pháp hoặc ở phƣơng trời Châu Âu xa lạ nào trong
các tác phẩm của V. Hu-gô và A. Dumas, của H. Malot và
A.Thơ-ri-ê, nhƣng qua sự cảm thụ tinh tế của Hồ Biểu Chánh và
khả năng phóng tác tài hoa của ông, những Cay đắng mùi đời,
Chúa tàu Kim Quy, Ngọn cỏ gió đùa... vẫn có sắc thái riêng, có
giá trị riêng. Ngƣời đọc vẫn cứ ngỡ là gặp ở đây những vùng đất
Nam Bộ, sống lại không khí một thời của vùng đất này với
những con ngƣời chất phác trung thực, hiền lƣơng đã đổ mồ hôi
và máu trên các miệt đồng, các kênh rạch đồng bằng sông Cửu
Long[70].


20

b. Những tác phẩm hư cấu
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hƣ cấu là một hoạt động vận dụng trí
tƣởng tƣợng để sáng tạo nên những nhân vật, câu chuyện, những tác phẩm
nhằm phản ánh cuộc sống và thực hiện những mục đích nghệ thuật nhất định”
[18, tr.128]. Nhƣ vậy, tiểu thuyết hƣ cấu là thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ các tác
phẩm thuộc hình thái tự sự, đƣợc tác giả tƣởng tƣợng ra và trình bày dƣới
hình thức những câu chuyện có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi
giới hạn không gian và thời gian. Thuật ngữ tiểu thuyết hư cấu trong trƣờng
hợp này chủ yếu là dùng để phân biệt với thuật ngữ tiểu thuyết phỏng tác và
nhằm nhấn mạnh đến tính chất mới mẻ, khơng lặp lại của sự tích cốt truyện
trong các sáng tác của nhà văn.
Cùng với những tiểu thuyết phỏng tác, tiểu thuyết hƣ cấu đã góp phần
khẳng định tên tuổi của Hồ Biểu Chánh trong sự nghiệp văn chƣơng. Bắt đầu
bằng tiểu thuyết bằng thơ U tình lục đến Ai làm được ? (1912) Hồ Biểu

Chánh đã thu đƣợc một số thành tựu bƣớc đầu.
Vấn đề hiện thực đƣợc đề cập đến trong U tình lục chính là sự bóc lột tàn
ác của giới địa chủ ngƣời Hoa lai Ấn; lòng tham lam, sự thối nát của bọn địa
chủ, cơng chức địa phƣơng. Bên cạnh đó, qua những hành động táo bạo trong
tình u của hai nhân vật chính Cúc Hƣơng và Tấn Nhơn, vấn đề tự do yêu
đƣơng cũng đƣợc đặt ra.
Tiếp nối quan niệm tự do yêu đƣơng trong U tình lục, Bạch Tuyết trong
Ai làm được ? đã dám chống lại cuộc hôn nhân đƣợc sắp đặt của dì ghẻ. Nàng
đã bỏ nhà ra đi, tìm Chí Đại và hai ngƣời đã chung sống với nhau dù khơng
có hơn thú. Trƣớc cuộc sống vợ chồng của đứa cháu gái, Bạch Khiếu Nhàn
cũng tỏ ra thông cảm, ủng hộ và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ. Điều ấy đã thể
hiện một quan niệm xã hội mới, rất phóng khống của tác giả.


21

Khơng chỉ là vấn đề tình u, nhìn chung, Hồ Biểu Chánh đã đem vào
trong 52 tiểu thuyết hƣ cấu của mình tất cả hình ảnh cuộc sống của ngƣời dân
lục tỉnh Nam Kỳ. Đó là đời sống, tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời Nam Bộ với
những chuyển biến trƣớc sự tác động của văn hóa phƣơng Tây. Điều này đã
đƣợc chính nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi khẳng định:
Đề tài gần nhƣ bao quát phần lớn tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năn đầu
thế kỷ XX cho đến sau đại chiến I, với những xáo trộn do chủ
nghĩa thực dân mang lại. Cuộc sống đó diễn ra khẩn trƣơng, hối
hả, bị chi phối bởi tâm lý làm giàu, sự háo hức bon chen trên con
đƣờng tƣ sản hóa, và do đó, cũng bộc lộ những mặt trái xấu xa
nhất: cƣớp đoạt, lừa phỉnh, đầu cơ trục lợi, buôn gian bán lận,
mua danh bán tƣớc, nịnh bợ, luồng lọt, xa hoa trác táng, hãm
hiếp, giết ngƣời, thất nghiệp, khủng hoảng, bần cùng (...). Nhân

vật của ông (...) là những con ngƣời đa diện, đầy hoạt động, lắm
dục vọng, sản phẩm đích thực của xã hội thuộc địa ở miền Nam
đầu thế kỷ XX. Họ là những Hội đồng, điền chủ, Nghị viên, chủ
quận, Tri phủ, Cai tổng, chủ nhà máy, chủ hãng xe, chủ tàu, ký
lục, thông ngôn, Kĩ sƣ, bác vật, commi, hƣơng chức, thầu
khoáng, học sinh, thợ thuyền, tá điền, trộm cƣớp, gái đĩ, me
Tây... (...). Hồ Biểu Chánh đã vạch khá đúng tính cách lớp ngƣời
giàu sang, thống trị, không chỉ ở chỗ chúng vô luân, dâm ác, thất
đức, chạy theo tiền bạc, danh lợi, mà còn giở nhiều thủ đoạn để
làm giàu, nhƣ cho vay cắt cổ, cƣớp ruộng... Ơng cũng nhìn khá
đúng đện mạo của lớp ngƣời nghèo, khơng chỉ ở tính tình thật
thà, chất phác, là nạn nhân của mọi sự đè nén, áp bức, mà cịn là
những con ngƣời có tấm lòng nhân ái, cao thƣợng, biết giữ vững


×