Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thế giới nghệ thuật truyện đường rừng của lan khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.13 KB, 102 trang )

NGUYỄN THỊ MỴ

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ MỴ

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG
CỦA LAN KHAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NĂM 2013

Đà Nẵng, tháng 5/2013


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------------

NGUYỄN THỊ MỴ

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG
CỦA LAN KHAI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 66.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN PHONG NAM

Đà Nẵng, tháng 5/2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỵ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................. 10
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 11
5. Cấu trúc đề tài ....................................................................................... 11
Chương 1. LAN KHAI – NHÀ VĂN CỦA “XỨ ĐỒNG RỪNG”............ 12
1.1. LAN KHAI – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP..................................... 12

1.1.1. Lan Khai – Nhà văn tài hoa bạc mệnh.......................................... 12
1.1.2. Lan Khai – Hành trình sáng tạo.................................................... 16
1.2. “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI ............................... 22
1.2.1. Tác phẩm ..................................................................................... 22
1.2.2. “Truyện đường rừng” trong sự nghiệp văn học của Lan Khai ...... 25
1.3. “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI TRONG MẢNG
SÁNG TÁC VỀ ĐỀ TÀI “MIỀN NÚI” CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1930 – 1945 .................................................................................. 29
1.3.1. Văn học “miền núi” trong giai đoạn 1930 – 1945 ........................ 29
1.3.2. Vị trí của Lan Khai trong mảng sáng tác về đề tài “miền núi” giai
đoạn 1930 – 1945 .................................................................................. 35
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG
“TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI ...................................... 40
2.1. CÁC LOẠI HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG “TRUYỆN
ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI......................................................... 40
2.1.1. Hình tượng nhân vật xinh đẹp, cá tính mạnh mẽ .......................... 40
2.1.2. Hình tượng nhân vật lương thiện, tài trí nhưng bất hạnh .............. 45


2.1.3. Hình tượng nhân vật xấu xí, độc ác.............................................. 50
2.2. NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
“TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI ...................................... 53
2.2.1. Sự đa dạng, sinh động trong thế giới nhân vật.............................. 53
2.2.2. Bút pháp đa dạng trong miêu tả nhân vật .................................... 56
2.2.3. Nét tinh tế trong miêu tả tâm lí, hành động nhân vật .................... 61
Chương 3. THẾ GIỚI “ĐỒNG RỪNG” TRONG TRUYỆN LAN KHAI .. 68
3.1. ĐẶC ĐIỂM KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
“TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG” CỦA LAN KHAI ...................................... 68
3.1.1. Không - thời gian ngày đầy màu sắc, âm thanh............................ 68
3.1.2. Khơng – thời gian đêm trầm mặc, huyền bí.................................. 75

3.1.3. Không – thời gian trong cảm quan của con người vùng cao ......... 79
3.2. YẾU TỐ “XỨ LẠ”, “LY KÌ” TRONG “TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG”
CỦA LAN KHAI...................................................................................... 83
3.2.1. Cảnh vật, sự vật “ly kì”................................................................ 83
3.2.2. Văn hóa, phong tục mang bản sắc “xứ lạ”.................................... 86
KẾT LUẬN................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 95


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền văn xi hiện đại Việt Nam 1930 -1945 sự xuất hiện của nhà
văn Lan Khai đã trở thành một hiện tượng mới trong đời sống văn học nước
nhà. Lan Khai là nhà văn có sở trường sáng tạo ở nhiều lĩnh vực, trong đó
thành cơng nhất là thể loại tiểu thuyết. Ơng được nhà nghiên cứu văn học nổi
tiếng Vũ Ngọc Phan đánh giá là một “lão tướng trong làng tiểu thuyết” thời
bấy giờ, cịn Trương Tửu thì xem ơng cùng với Lưu Trọng Lư, Thế Lữ là
những “nhà văn mới mẻ” vì đã “cách mệnh lối tả cảnh trong văn học Việt
Nam hiện đại” ở nhiều bình diện. Đặc biệt, suốt thời kì trung đại sang đầu thế
kỉ XX, hình bóng cuộc sống và con người miền núi trong văn học Việt Nam
vẫn còn mờ nhạt. “Miền núi” là vùng đất đã từng được nhiều cây bút xem là
thế giới của nhữnh gì hoang vu, bí mật nhất thì với những truyện đường rừng
của mình, Lan Khai được xem là nhà văn đặt bước chân đầu tiên vào thế giới
“rừng thiêng” ấy. Đồng thời, đánh dấu một bước tiến mới trong việc khám
phá về mảng hiện thực miền núi mà từ lâu chưa được nhiều người quan tâm
tới. Ông đã vén được bức màn bí mật chốn sơn lâm mà xưa nay người ta vẫn
thường coi là chốn “rừng thiêng nước độc”. Vì thế, những đóng góp của nhà
văn Lan Khai cho nền văn học là rất lớn, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên,

những cơng trình nghiên cứu về con người cũng như văn nghiệp về ơng rất ít,
cơng trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc lại chưa thấy. Điều đó chứng tỏ
người ta chưa đánh giá đúng vị trí và sự ảnh hưởng của Lan Khai đối với sự
phát triển của văn xi hiện đại nói chung, truyện đường rừng nói riêng. Vì
vậy, chúng tơi thấy rằng cần phải nghiên cứu và đánh giá lại cho cơng bằng
những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học nước nhà.


2

Các truyện đường rừng là mảng sáng tác thành công trong sự nghiệp
văn chương của Lan Khai. Chúng tôi chọn nghiên cứu thế giới nghệ thuật
truyện đường rừng của ông với mong muốn tìm hiểu một cách tồn diện, sâu
sắc hơn về nội dung cũng như nghệ thuật trong mảng truyện này, và qua đó có
thể nắm bắt được những tâm tư, ước vọng của nhà văn muốn gởi gắm đến
người đọc. Với những lí do trên chúng tơi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thế
giới nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai” nhằm chỉ ra những giá trị
sáng tạo, những nét độc đáo trong sáng tác và qua đó minh chứng tài năng, vị
trí, đóng góp của Lan Khai đối với nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lan Khai đã xuất hiện và để dấu ấn trên diễn đàn văn học từ đầu những
năm 1930, nhưng nghiên cứu về nhà văn và truyện đường rừng của ông
không nhiều.
Trước năm 1945, phần lớn các truyện đường rừng của Lan Khai đã
được đăng tải trên các tạp chí, sách, báo, song nó chưa thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà phê bình văn học, thời điểm này chỉ thấy bài
viết của hai tác giả Trương Tửu và Vũ Ngọc Phan.
Trương Tửu trong bài viết “Lan Khai –Nghệ sĩ của rừng rú” đăng trên
báo Loa (1935) là viết chuyên về các truyện đường rừng của Lan Khai. Trong
đó, Trương Tửu đề cập đến nhiều phương diện nghệ thuật cũng như nội dung

của mảng sáng tác này. Ông gọi nhà văn là “nghệ sĩ của rừng rú” vì đã mở lối
cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ lùng, đầy rẫy những hiện trạng
nhiệm mầu đột thú. Trong phạm vi ấy ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi
như ca đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát [20]. Đồng thời trong một bài viết
khác, Trương Tửu đánh giá cao nét độc đáo trong ngôn từ nghệ thuật của Lan
Khai: “Văn ông bóng bẩy, đẹp đẽ…tổng hợp đằm thắm và dễ cảm động, văn
Lan Khai viết bằng hình tượng… làm người đọc bị mê sảng khơng biết mình ở


3

trong mộng hay cảnh thực” và đi đến kết luận: “Ông Lan Khai thật là một
nhà tiểu thuyết xứng đáng, một nhà văn có giá trị và hi vọng”[21].
Tác giả Vũ Ngọc Phan trong bài viết “Lan Khai” in trong Nhà văn hiện
đại (1942) đã đánh giá những điểm hay cũng như điểm chưa được trong hầu
hết các mảng sáng tác của Lan Khai và ông cho rằng Lan Khai “Đáng được
nổi tiếng tiểu thuyết đường rừng hơn cả. Về loại này ơng đứng hẳn một phía.
Người ta thấy Thế Lữ cũng viết đôi ba truyện, nhưng đọc Lan Khai người ta
mới thấy nhà tiểu thuyết đưa người ta vào tận rừng thẳm, dắt người ta một
cách thân mật vào các gia đình Thổ Mán, và cho người ta thấy những tâm
tính dị kỳ”[16, tr.259]. Vũ Ngọc Phan xếp tất cả truyện đường rừng của Lan
Khai vào thể loại “tiểu thuyết truyền kì”, đồng thời nhận định “Đọc các
truyện đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không
nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút
huyền ảo của cổ nhân, như khi đọc Liêu trai của Bồ Tùng Linh vậy”[16,
tr.263].
Giai đoạn 1945 -1975 việc nghiên cứu về Lan Khai nói chung, truyện
đường rừng của ơng nói riêng vẫn cịn ít ỏi, khảo sát các tài liệu nghiên cứu
về nhà văn thời điểm này chỉ có tác giả Phạm Thế Ngũ và Nguyễn Vĩ.
Phạm Thế Ngũ trong bài viết “Lan Khai” in trong Việt Nam Văn học sử

giản ước tân biên (1965) khẳng định trong ba mảng sáng tác: tiểu thuyết lịch
sử, tiểu thuyết đường rừng, tiểu thuyết phong tục miền xi của Lan Khai, thì
tiểu thuyết đường rừng có giá trị hơn. Ơng nhận xét về tiểu thuyết đường rừng
của Lan Khai: “Ở đây, có thể nói Lan Khai đã đứng trong thế giới riêng của
mình. Ông đã chinh phục độc giả bằng những cảm xúc sâu xa của mình”.
Dành một phần trong bài viết để nói về văn Lan Khai, Phạm Thế Ngũ nhận
định: “Trong những nhà văn của nhóm Tân Dân, có lẽ Lan Khai là cây bút
biết tự săn sóc và có nhiều đức tính văn chương hơn cả. Ở những trang viết


4

kỹ càng, ta thấy một bút pháp thật già giặn, điêu luyện. Ơng có một trí quan
sát tinh tế, có một số vốn ngôn ngữ chuẩn xác, khúc chiết, nhiều khi giàu
những hình ảnh rất tân kỳ…Ở tiểu thuyết đường rừng, ông thường huyễn
hoặc người đọc bằng những bức tranh thiên nhiên đầy những ấn tượng hình
sắc và âm thanh…” [12, tr.527 - 529].
Nguyễn Vĩ trong bài viết “Lan Khai” trích Văn thi sĩ tiền chiến (1970)
viết về niềm say mê “rừng núi” của Lan Khai như sau: “Nhà văn "đường
rừng" là biệt hiệu của anh em làng văn Bắc Hà đã tặng cho Lan Khai, vì anh
chuyên viết các truyện về Mạn Ngược, nghĩa là về các vùng Thượng du Bắc
Việt, nơi anh đã sinh ra...Anh bỏ nghề giáo viên, cũng chỉ vì anh mải nghe
tiếng gọi của “rừng thẳm”, tiếng gọi mà anh ghi chép say sưa thành những
bóng vang huyền bí trong các tác phẩm văn chương và trong các nét họa của
anh... [35, tr.98-100]. Về các truyện đường rừng Nguyễn Vĩ đánh giá cao vị
trí của ông trong mảng tác phẩm viết về đề tài miền núi: “Trong lịch sử văn
học hiện đại Việt Nam trước năm 1945, ông được xem là một cây bút sung
mãn, một nhà văn "đường rừng" sáng giá. Dù ở thể loại nào ngịi bút của ơng
vẫn thuyết phục được cảm tình và lí tính của độc giả. Đặc sắc nhất vẫn là ở
lĩnh vực sáng tác hiện thực về đời sống miền núi”.

Từ năm 2000 đến nay mảng truyện đường rừng mới thật sự được giới
phê bình nghiên cứu quan tâm nhiều hơn, trong đó người có cơng lớn nhất
trong việc sưu tầm và nghiên cứu về truyện đường rừng của Lan Khai là tác
giả Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường.
Trong cơng trình Lan Khai, truyện đường rừng tác phẩm và chuyên
khảo (2002), tác giả Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường đã đi vào tìm
hiểu thế giới thiên nhiên, hình tượng nhân vật miền núi, phong tục tập quán
và những bút pháp nghệ thuật trong những tiểu thuyết đường rừng của Lan
Khai. Hai ông đã chỉ ra ở tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai một thế giới


5

thiên nhiên chân thực, thơ mộng, đầy âm thanh, ánh sáng. Thế giới thiên
nhiên có mối quan hệ mật thiết với con người, gắn bó, gần gũi với con người.
Từ đây các tác giả nêu cao quan niệm cần bảo vệ thiện nhiên, nếu ai tàn phá
thiên nhiên sẽ nhận lấy những kết cục đau buồn. Với những nhân vật miền núi
trong tiểu thuyết của Lan Khai, đó là những cơ gái xinh đẹp, khỏe khoắn, tính
tình hồn nhiên, dám yêu và hi sinh cho tình yêu. Những chàng trai vạm vỡ,
khỏe mạnh, dũng cảm. Trong thế giới nhân vật ấy cịn có những mảnh đời éo
le bất hạnh, họ là nạn nhân của thế lực tiền, tài và cả những bi kịch riêng của
bản thân. Gây ra những bất hạnh cho những người thiện lương là thế lực hắc
ám chốn rừng xanh. Đó là những kẻ xảo trá, mưu mô, độc ác, dùng tiền và
quyền để hà hiếp những người lương thiện. Và qua những thiên truyện này
cho thấy Lan Khai là nhà văn có sự am hiểu về văn hóa, tập tục của những
con người miền núi một cách sâu sắc.
Về nghệ thuật trong tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai, hai tác giả
đánh giá cao ở nhà văn nghệ thuật mô tả thiên nhiên, con người linh hoạt, sắc
sảo và tinh tế. Cốt truyện tiểu thuyết đơn giản, ít nhân vật nhưng biết chọn lọc
chi tiết nghệ thuật để mỗi tác phẩm là một bức tranh hiện thực riêng. Ngôn

ngữ giàu chất thơ lan tỏa trong từng trang viết.
Năm 2006, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Lan Khai,
Trần Mạnh Tiến đã biên soạn những bài nghiên cứu về ông và in trong cuốn
Lan Khai – Nhà văn hiện thực xuất sắc. Cuốn sách đã tập hợp được rất nhiều
bài viết có giá trị của nhiều tác giả về con người, văn nghiệp cũng như mảng
truyện đường rừng của Lan Khai.
Trần Mạnh Tiến trong bài “Lan Khai nhà văn tiên phong” đã khảo sát
bộ phận truyện đường rừng ở cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Ông đánh
giá Lan Khai là nhà văn “mở đường vào thế giới sơn lâm”. Lan Khai là nhà
văn đầu tiên đặt ra vấn đề cần bảo vệ thiên nhiên, Lan Khai là người đầu tiên


6

tìm hiểu sâu truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của con người miền
núi qua các truyện đường rừng. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng được
các hình tượng nhân vật nam – nữ thanh tú miền núi, đặc biệt là qua các mối
tình của họ, Lan Khai đặt vấn đề về sự đoàn kết các cộng đồng dân tộc khác
nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Về truyện ngắn kì ảo đường rừng tác giả nhận
định Lan Khai là nhà văn có “năng lực tưởng tượng độc đáo của một cây bút
trong việc sử dụng các yếu tố hoang đường để tạo nên những hình tượng nghệ
thuật mới lạ nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của bạn đọc” [25, tr.38]. Còn
trong bài “Nhà văn Lan Khai – người mở đường vào thế giới sơn lâm” tác giả
không chỉ khái quát nội dung của toàn bộ mảng truyện đường rừng, mà còn
đề cập nội dung của từng tác phẩm. Tuy nhiên nhận định về nội dung cũng
như nghệ thuật truyện đường rừng của tác giả không khác nhiều so với những
bài viết trước đây.
Nguyễn Thanh Trường cũng là một trong số hiếm hoi các tác giả phê
bình nghiên cứu nghiêm túc về cuộc đời, sự nghiệp cũng như các truyện
đường rừng của Lan Khai. Trong cuốn Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc,

tác giả viết về “Hình tượng người phụ nữ miền núi trong tác phẩm của Lan
Khai” và “Vài nét về mô tả nghệ thuật nhân vật trong tiểu thuyết đường rừng
của Lan Khai”. Ở bài viết thứ nhất sau khi lần lượt phân tích về hình tượng
nhân vật nữ trong tiểu thuyết Rừng khuya; Tiếng gọi của rừng thẳm; Dấu
ngựa trên sương; Suối Đàn; Hồng Thầu; Chiếc nỏ cánh dâu và truyện ngắn
Tiền mất lực, tác giả đưa ra kết luận: “Người phụ nữ trong tác phẩm của Lan
Khai là bức tranh toàn cảnh về số phận con nguời ngàn đời trong rừng thẳm”
[25, tr.96]. Trong bài nghiên cứu thứ hai, tác giả chỉ ra bút pháp miêu tả nhân
vật của Lan Khai nằm ở nhiều nghệ thuật trần thuật với nhiều điểm nhìn trần
thuật khác nhau, miêu tả ngoại hình đi liền với hành động của nhân vật, mô tả
thế giới tâm hồn linh hoạt, tạo giọng điệu riêng của từng nhân vật và Lan


7

Khai thường sử dụng yếu tố tự truyện để tạo sự gần gũi tự nhiên giữa bạn đọc
và nhân vật. Cuối cùng tác giả khái quát: “Qua sự quan sát và thể hiện của
nhà văn, thế giới nhân vật hiện lên trong tác phẩm rất sinh động, mỗi con
người là một chân dung được đặt trong môi trường phong tục” [25, tr.103].
Ngoài ra, trong bài viết “Một vài đặc điểm của truyện viết về miền núi giai
đoạn 1930 – 1945” tác giả còn chỉ ra nét nổi bật, nét mới trong tiểu thuyết
đường rừng của Lan Khai: “Trong truyện, nhà văn đã kết hợp giữa các yếu tố
lãng mạn, hiện thực cùng những chất liệu lịch sử, đôi khi xen cả những yếu tố
truyền kì làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Riêng ở phương diện nghệ thuật
này có thể xem các nhà văn đã tìm ra một con đường cách tân tiểu thuyết.
Chẳng hạn, đọc những truyện: “Rừng khuya”, “Suối đàn”, “Mọi rợ”, “Chiếc
nỏ cánh dâu”, “Tiếng gọi của rừng thẳm (Lan Khai)…”[31].
Hà Minh Đức trong bài viết “Lan Khai và dấu ấn sáng tạo đậm nét
trong văn học Việt Nam hiện đại” cũng đã đề cập đến truyện đường rừng của
Lan Khai trong sự so sánh với các truyện đường rừng của Thế Lữ, tác giả

nhận xét rằng: “ở Lan Khai rừng núi như gần gũi hơn, có cảnh, có người.
Nhân vật miền ngược, miền xi có giao lưu rồi gắn bó yêu đương, Lan Khai
đã chỉ ra được một chân lí nhỏ là giá trị của con người trong cảnh ngộ thực
của mình. Cơ gái miền núi đẹp, nên thơ của miền núi sẽ trở nên ngơ ngác
thậm chí buồn cười trong mơi trường thành thị. Hãy để cho nhân vật giữ bản
sắc riêng trong hoàn cảnh của mình” [25, tr.71].
Lê Thị Tâm Hảo trong bài viết “Bút pháp miêu tả các nhân vật phản
diện trong truyện đường rừng của Lan Khai” nhận xét bút pháp nghệ thuật mà
Lan Khai sử dụng để miêu tả các nhân vật phản diện là bút pháp tả thực, nhà
văn thường so sánh ngoại hình những nhân vật này với ngoại hình của những
thú vật. Lan Khai miêu tả ngơn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân
vật làm nổi bật bản chất gian ác của chúng. Từ đây Lê Thị Tâm Hảo đúc kết


8

từ việc sử dụng bút pháp đa dạng Lan Khai đã “tạo nên một thế giới nhân vật
phong phú, đa dạng mang bản tính con người miền núi” [25, tr.131].
Vũ Thị Nhất khai thác truyện ngắn kì ảo truyện đường rừng của Lan
Khai ở khía cạnh nghệ thuật. Trong bài “Nghệ thuật truyện ngắn kì ảo của
Lan Khai”, tác giả đã chỉ ra khá đầy đủ và chân xác bút pháp nghệ thuật mà
Lan Khai sử dụng trong truyện ngắn kì ảo của ơng. Đó là ơng tạo cốt truyện
đơn giản, sử dụng những chi tiết li kì, bất ngờ tạo sức hút cho truyện. Khi xây
dựng nhân vật kì ảo, đối với nhân vật phụ nữ Lan Khai sử dụng bút pháp lãng
mạn, đối với nhân vật nam giới ông sử dụng bút pháp tả thực. Lan Khai có tài
tạo khơng khí truyện linh thiêng, rùng rợn, thời gian kể chuyện vào những lúc
tâm thức người Việt dễ bị tác động, ngôn ngữ trong truyện giàu sắc điệu, câu
văn nhịp nhàng, hài hòa, đăng đối. Cuối cùng Vũ Thị Nhất kết luận: “có thể
coi Lan Khai là một cây bút truyền kì đặc sắc đã đưa thể truyền kì Việt Nam
lên đỉnh cao mới” [25, tr.146].

Ngoài các bài viết trên truyện đường rừng của Lan Khai còn được nhắc
đến trong bài viết của Phạm Thị Thu Hương trong bài “Lan Khai” trích từ
cuốn Từ điển văn học (2004): “Ở mảng truyện đường rừng, Lan Khai thường
miêu tả rất kỹ, nhiều khi rề rà…rồi sau đó mới để cho các sự kiện xảy ra, tạo
cho tác phẩm một khơng khí hoang đường, căng thẳng từ đầu đến cuối...” [8,
tr.804]. Đơn Thương trong bài “Cuộc đời khốn khó của Lan Khai” nhận định:
“Riêng tập truyện đường rừng" của ông đã hút hồn nhiều người, làm mê mẩn
bao thiếu nữ Hà Nội lúc bấy giờ” [32].
Có thể thấy mảng truyện đường rừng của Lan Khai đã sớm được quan
tâm, nghiên cứu từ những năm Lan Khai chưa mất, song từ khoảng thời gian
đó đến những năm 2000 các cơng trình nghiên cứu không nhiều và không sâu.
Cụ thể là từ những năm 1930 đến năm 2002 chỉ vỏn vẹn bốn bài viết của
Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Vĩ. Các bài nghiên cứu


9

này đều đánh giá cao mảng truyện đường rừng của Lan Khai và cho rằng nó
là mảng sáng tác rất thành công của ông nhưng các tác giả nghiên cứu chỉ chỉ
ra một vài nét đặc sắc của truyện đường rừng chứ chưa đi sâu nghiên cứu, lí
giải một cách cụ thể và các ý kiến về truyện đường rừng chỉ gói gọn trong
phần viết về sự nghiệp của nhà văn Lan Khai, chưa có một bài viết nào
chuyên biệt và sâu sắc về mảng sáng tác này. Năm 2002 sự xuất hiện của
cơng trình Lan Khai – truyện đường rừng tác phẩm và chuyên khảo (2002)
của tác giả Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường đánh dấu bước tiến
mới trong lịch sử nghiên cứu về Lan Khai. Đây là cơng trình nghiên cứu có
giá trị. Các tác giả đã đánh giá cao những giá trị nội dung cũng như nghệ
thuật của những truyện đường rừng, song cơng trình chỉ hướng đến tiểu
thuyết mà chưa đề cập đến truyện ngắn, là bộ phận sáng tác khá thành công
của ông. Hơn nữa, cơng trình này nghiêng về khía cạnh nội dung và chưa

quan tâm đúng mức khía cạnh nghệ thuật của truyện. Sau này, cơng trình Lan
Khai – Nhà văn hiện thực xuất sắc (2006) đã tập hợp được nhiều hơn các bài
nghiên cứu của nhiều tác giả về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện
đường rừng. Các bài viết đã cung cấp những nguồn tư liệu có giá trị và những
gợi ý bổ ích ban đầu tạo nền tảng vững chắc cho người viết đi sâu nghiên cứu
thế giới nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai. Tuy nhiên ở cơng trình
này có một số bài viết của Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường được
rút ra từ công trình Lan Khai – Tác phẩm và chuyên khảo (2002), các bài viết
này đã được sửa chữa bổ sung thêm. Nhìn chung các bài nghiên cứu quy mơ
nhỏ, chỉ được trình bày trong một vài trang, chưa thật đầy đủ, chi tiết.
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu truyện đường rừng của Lan Khai cần phải
tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện hơn. Đây cũng chính là lí do
chúng tôi thực hiện đề tài này.


10

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là các hình tượng nhân vật,
hình tượng không gian - thời gian nghệ thuật cùng những yếu tố xứ lạ, những
nét văn hóa phong tục của núi rừng làm nên “Thế giới nghệ thuật truyện
đường rừng của Lan Khai”.
“Thế giới nghệ thuật” là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến và
cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì “thế giới nghệ thuật” là tập hợp tất cả
những yếu tố được thể hiện trong tác phẩm. Ở đây “thế giới nghệ thuật” là
những giá trị của tác phẩm.
“Thế giới nghệ thuật” hiểu theo nghĩa cụ thể, xác định chính là sự quy
chiếu hình ảnh của thế giới hiện thực vào tác phẩm, là sự phối kết các yếu tố
như: Nhân vật, không – thời gian, môi trường,… “thế giới nghệ thuật” trong

trường hợp này thực chất là hệ thống những hình tượng.
Truyện đường rừng được hiểu là một kiểu truyện viết về miền núi,
được giới hạn không gian ở vùng rừng núi. Truyện đường rừng gồm truyện
ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết.
Văn bản lựa chọn để khảo sát gồm:
- Về tiểu thuyết gồm có tác phẩm: Rừng khuya; Tiếng gọi của rừng
thẳm; Dấu ngựa trên sương; Suối Đàn; Chiếc nỏ cánh dâu (in trong Lan Khai
tuyển tập, tập 1, năm 2010, Nhà xuất bản Văn học); Hồng Thầu (in trong Lan
Khai – truyện đường rừng tác phẩm và chuyên khảo do tác giả Trần Mạnh
Tiến và Nguyễn Thanh Trường sưu tầm và tuyển chọn, xuất bản năm 2004,
nhà xuất bản Văn hóa thơng tin Hà Nội).
- Về truyện ngắn truyền kì gồm: Người lạ; Con Thuồng luồng nhà họ
Ma; Đơi vịt con; Con bò dưới Thủy Tề; Tiền mất lực; Khảm Khắc; Dưới


11

miệng hùm (in trong Lan Khai tuyển tập, tập 2, năm 2010, Nhà xuất bản Văn
học).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Chúng tôi sử dụng phương pháp này
để xem xét đối tượng nghiên cứu trong các truyện đường rừng của Lan Khai
trong tính chỉnh thể, hệ thống.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp phân tích để khám phá
tác phẩm, qua đó phát hiện được những nét độc đáo, nổi bật của các truyện
đường rừng của nhà văn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi cũng sẽ tìm
những nét tương đồng và khác biệt trong sáng tác về chủ đề miền núi giữa tác
giả Lan Khai và các tác giả khác qua phương pháp so sánh.
5. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn của chúng
tơi gồm ba chương chính sau:
Chương 1: Lan Khai – nhà văn của “xứ đồng rừng”
Chương 2: Đặc điểm hình tượng nhân vật trong “truyện đường rừng” của Lan
Khai
Chương 3: Thế giới “đồng rừng” trong truyện Lan Khai


12

Chương 1
LAN KHAI – NHÀ VĂN CỦA “XỨ ĐỒNG RỪNG”

Lan Khai sinh hạ vào một buổi trưa oi nồng, trong một ngơi nhà lá ba
gian, lưng tựa vào bìa rừng, mặt hướng về phía sơng Gấm đang cuồn cuộn
chảy dưới trái núi Thần. Tuổi thơ Lan Khai sống trong “xứ sở trùng trùng
điệp điệp núi non bốn bề mây khói phủ, nơi có những thung lũng đầy ắp tiếng
chim ca và những thảm rừng già bạt ngàn trong nắng như rải lụa và hàng vạn
loài khoe sắc đua hương…”[27, tr.504]. Cái nôi quê hương này đã thấm vào
hồn cậu bé Lan Khai và trở thành vốn liếng để góp phần làm nên thế giới
nghệ thuật của ông.
1.1. LAN KHAI – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.1.1. Lan Khai – Nhà văn tài hoa bạc mệnh
Lan Khai tên thực là Nguyễn Đình Khải, ngồi bút danh Lan Khai, ơng
cịn sử dụng các bút danh khác như: Huệ Khai, Thục Oanh, Lâm Tuyền
Khách, Lan, ĐKG…Ông sinh ngày 24 tháng 6 năm 1906 tại Bản Luộc xã
Vĩnh Lộc, châu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Thân phụ Lan Khai là ơng
Nguyễn Đình Chức (cịn gọi cụ Lang Chức) sinh năm Canh Ngọ (1870)
nguyên quán ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, vốn “là một ông nhà Nho kiêm nghề
lương y, tính thích uống rượu ngâm thơ và rất yêu say cảnh núi sông, hoa

cỏ”(Trần Mạnh Tiến). Cịn thân mẫu ơng là bà Lỗ Thị Thục sinh năm Canh
Thìn (1880), là con gái của một gia đình nghèo có nguồn gốc lâu đời ở Chiêm
Hóa, bà là người phụ nữ thuộc nhiều ca dao và truyện cổ dân gian, thích hát
Then, hát Lượn. Có thể thấy rằng Lan Khai đã được sinh ra và nuôi dưỡng
trong một mơi trường văn hóa tốt, lớn lên bên núi rừng Tuyên Quang thơ
mộng, giàu truyền thống văn hóa. Những điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm
hồn và sự nghiệp sáng tạo của ông.


13

Trong quãng đời đi học Lan Khai luôn là học sinh thông minh, ham
học, vượt trội bạn bè về Hán văn, Pháp văn và Tốn pháp, thơng thạo nhiều
ngơn ngữ dân tộc thiểu số. Năm 17 tuổi, ông theo học Trường Bưởi, là một
học sinh có ý chí tự do, khóa học đến kỳ kết thúc thì nổ ra cuộc biểu tình và
bãi khóa của học sinh, sinh viên ở Hà Nội vì tự do dân chủ (địi thả Phan Bội
Châu và để tang Phan Châu Trinh), tham gia tổ chức phong trào đó, Lan Khai
bị nhà cầm quyền thực dân bắt giữ và đuổi học quy tội “dính líu vào quốc sự”.
Thời gian này nhà văn có mối tình với một người thiếu nữ đẹp tên là Nguyễn
Thị Duyên (1909-1982) ngun qn tỉnh Sơn Tây, cuộc tình đã “trót dở
dang”, nhưng hai người khác nhau về tôn giáo, nên chỉ được cha mẹ cho sống
với nhau và không thành hôn lễ.
Năm 19 tuổi nhà văn trở về quê hương, chính thức kết hơn với thiếu nữ
Hà Thị Minh Kim - con một gia đình khá giả sống lâu đời ở tỉnh lị Tuyên
Quang. Đây là người phụ nữ tài, sắc vẹn toàn, lại sống nhận hậu, thủy chung.
Biết rõ cuộc tình đầu tiên của chồng bà đã tự mình đi đón người phụ nữ mang
bầu sáu tháng đó ở Hà Thành về Tuyên Quang sống với mình, rồi lại thay chị
nuôi dưỡng Lan Hương khi đứa trẻ mới chào đời, do người mẹ của Lan
Hương lâm sản nạn. “Hai người phụ nữ này đã gắn bó với cuộc đời văn
nghiệp của nghệ sĩ Lan Khai gần hai mươi năm. Họ đã đùm bọc nhau suốt

hơn năm mươi năm kể cả “những lúc lầm than nhất”.
Sau khi lập gia đình, Lan Khai thôi học ở Trường Bưởi tiếp tục thi vào
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương để học lên, nhưng rồi phải bỏ học
giữa chừng vì “bên mình lúc nào cũng kè kè mật thám”. Ông trở về quê, tại
đây, Lan Khai vừa dạy học, viết văn, say mê vẽ và bồi đắp thêm những kiến
thức về y nghiệp, rồi liên tục hành trình trong thế giới sơn lâm.
Cuối năm 1928, được sự giới thiệu của nhà giáo yêu nuớc Phạm Tuấn
Tài, Lan Khai gia nhập Quốc dân Đảng, do lãnh tụ Nguyễn Thái Học lãnh


14

đạo. Sau một thời gian Lan Khai bị bắt giam, mang số tù 8023, ơng bị khép án
tử hình, rồi chuyển xuống tội danh “a tòng nghịch phản”, bị tra tấn tổn thương
phổi và mờ mắt. Cha mẹ ông đã tiêu hết gia tài để cứu ơng thốt chết. Từ đó
trở đi, ơng chun tâm vào sáng tác, nghiên cứu, dịch sách, sưu tầm văn học
và dạy học. Lan Khai là nhà văn có thú chơi sách, là nhà văn có khả năng tự
học cao, ơng ln tranh thủ thời giờ trau dồi tri thức, vì vậy mà vốn kiến thức
của nhà văn ngày càng sâu rộng.
Từ những năm 30 trở đi tên tuổi của ông trở nên quen thuộc trên các tờ
báo Loa, Ngọ báo, Đông Phương, Đông Tây, Đơng Pháp, Văn học tạp chí,
Phổ Thơng bán nguyệt san, Ích Hữu, Tiểu thuyết Thứ Bảy, Tao Đàn... và ngày
càng trở nên gần gũi với độc giả Hà Thành, năm 1934 Lan Khai cùng gia đình
chuyển về Hà Nội sống theo nghiệp văn chương. Tại căn nhà số 27 phố Châu
Long, Lan Khai vừa viết văn, dạy học, dịch sách, diễn thuyết, diễn kịch, vẽ
truyền thần và tranh quảng cáo để nuôi sống 8 miệng ăn. Thời gian này Lan
Khai được ơng Vũ Đình Long - chủ bút Nhà xuất bản Tân Dân mời làm biên
tập cho tòa báo số 93 - Hàng Bơng. Vì vậy, Lan Khai có điều kiện dồn hết tài
năng, sức lực vào sáng tác và có cơ hội làm quen với nhiều văn sĩ Bắc Hà như
Tản Đà, Nguyễn Văn Tố, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư…và bản

thân ông cũng được nhiều văn nghệ sĩ yêu kính.
Năm 1939, Lan Khai làm Tổng thư ký tạp chí Tao Đàn - tạp chí tiêu
biểu của Nhà xuất bản Tân Dân, đồng thời ông là cây bút chủ lực của nhà
xuất bản này. Ngoài viết văn, dịch sách, vẽ…Lan Khai còn là diễn viên
nghiệp dư cho các rạp hát Hà Nội với các vai chính trong các vở tuồng và
kịch lịch sử, ông được nhà văn Ngọc Giao đánh giá rất cao về tài diễn xuất.
Thời gian này, Lan Khai còn là diễn giả thường xuyên cho Hội Trí tri và cộng
tác với Nguyễn Văn Tố trong Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.


15

Lan Khai là người thường xuyên đau yếu do bệnh hen suyễn “nhiều
trang bản thảo ông phải vừa nằm, vừa nghĩ, vừa đọc cho vợ viết” (hồi ức của
Hà Thị Minh Kim). Ơng sống và làm việc hết mình cho nghệ thuật, có trách
nhiệm, tự trọng cao trong nghề. Ơng cịn là người có khả năng đặc biệt, viết
và vẽ bằng cả tay phải và tay trái như nhau.
Cuối năm 1939, tạp chí Tao Đàn bị đình bản, do nhiều bài báo “có nội
dung chống đối”. Lan Khai lại bị thực dân Pháp bắt giam, chúng cho rằng,
cuốn Lầm than là “truyền đơn Cộng sản” và ra lệnh cho thu hồi cuốn sách đó.
Sau biến cố này, gia cảnh sa vào quẫn bách, nhà văn định hồi hương, nhưng
nhiều bạn hữu đã “ngăn chân lại”. Năm 1943, Lan Khai gia nhập Hội Văn hóa
cứu quốc tại Hà Nội, nhận nhiệm vụ tuyên truyền cho đường lối của mặt trận
Việt Minh và phát hành báo chí bí mật.
Đầu năm 1944, Lan Khai chính thức hồi hương trở về ngơi nhà lá gồi
xóm Gốc Nhội xưa tại phố Xn Hồ, thị xã Tuyên Quang. Ông vừa dạy học,
vẽ truyền thần, viết văn và mở hiệu sách Lan Đình bán đủ loại sách báo và
tranh ảnh. Thời gian này ông tập trung dịch sách và viết một số tác phẩm
nhưng chưa kịp in ra thì bị Việt gian tố giác: “Trong Hiệu sách Lan Đình có
lưu hành báo cấm” (Cờ giải phóng và Cứu quốc). Một ngày đầu mùa hè

năm1945, gia đình Lan Khai bị bọn Phát xít Nhật ập vào lục sốt, đánh đập
vợ con ông và hạ ngục Lan Khai ở nhà giam thuộc Đồn binh Nhật. Chúng tìm
mọi cách đe dọa, dụ dỗ không được và đã tra tấn ông chết đi sống lại nhiều
lần. Trước những ngày Nhật đầu hàng Đồng minh, tưởng ông đã chết, kẻ thù
mới ném tấm thân tàn ấy ra ngồi trại, ơng sống sót trở về với gia đình.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, gia đình ơng tích cực hưởng ứng. Lan
Khai được bầu làm Chủ tịch lâm thời khu phố Xuân Hòa. Một buổi trưa ngày
thu năm 1945, khi vừa dời Uỷ ban Hành chính lâm thời về nhà, ơng nhận


16

được một bức thư ngắn của Thượng cấp địa phương mời đi nhận nhiệm vụ
mới, ông vội vã ra đi và từ đó khơng về.
Năm mươi tám năm sau (2003) nhà báo Văn Hải xưa (tức Thiếu tướng
Hoàng Mai- Bộ Công an) đã cho biết ngày tháng năm ông mất và nơi nhà văn
nằm lại. Ông đã bị một tên côn đồ sát hại tại Khe Ngọn, đồng Ao Lân, bản
Lũng Cò, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, lúc tám giờ sáng ngày 29-111945.
Lan Khai là một nhà văn đa tài, đầy nhiệt huyết với đời, người và
duyên nợ văn chương. Ông là nhà văn sống khiêm nhường, yêu thương, chân
thành, thanh khiết như lồi hoa Lan mà ơng tơn thờ. Nhưng như cái tựa của
một bài lí luận phê bình “Tài hoa…cái lụy ngàn đời”, Lan Khai là nghệ sĩ tài
hoa nhưng lận đận. Cả đời ông bị quấn chặt, bủa vây bởi đói rét, khó khăn,
bệnh tật. Tìm hiểu cuộc đời của ông, chưa thấy khoảnh khắc an nhàn, hạnh
phúc kéo dài với ơng và gia đình, cả khi đã mất đi ông cũng “tha hương và
lạnh lẽo”. Đến với cuộc đời ông người đọc đến với một cuộc đời tài hoa mệnh
bạc, một “nốt trầm xao xuyến” trong bản nhạc văn học dân tộc.
1.1.2. Lan Khai – Hành trình sáng tạo
Lan Khai là một nghệ sĩ đa tài, ngay từ nhỏ đã có tài vẽ tranh (phong
cảnh và ký họa), làm thơ và yêu âm nhạc, nhưng hơn tất cả là tài năng và tình

yêu đối với văn chương, ông khát khao “sẽ trở thành một nhà tiểu thuyết”.
Lan Khai là nhà văn ln khơng bằng lịng với chính mình, ơng thử sức với
rất nhiều thể loại văn chương khác nhau từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, thơ,
câu đối, dịch thuật, kí, đến nghiên cứu lí luận phê bình văn học. Song ơng bắt
đầu sự nghiệp văn chương với tiểu thuyết, dành nhiều bút lực nhất cho thể
loại tiểu thuyết và ông cũng thành công nhất trong thể loại này.
Năm 1928 trên văn đàn bắt đầu xuất hiện tiểu thuyết Nước Hồ Gươm.
Đây là sáng tác đầu tay của Lan Khai. Nó là một cuốn tiểu thuyết ái tình kể về


17

bi kịch của một người phụ nữ đức hạnh nhưng bị chồng bội bạc, tuyệt vọng
phải tìm đến cái chết. Tác phẩm đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lịng bạn đọc và
mở đường cho sự thành cơng vang dội của hai tiểu thuyết Cô Dung và Lầm
Than sau này. Cô Dung cũng được sáng tác năm 1928, miêu tả mối tình q
của cơ gái q nết na, hiền thục. Cơ u Kính, học trị của cha mình nhưng
Kính lại nghèo. Muốn cho con gái mình khỏi khổ ơng Đồ gả Dung cho
Nhuận, cũng là một học trò của ơng như giàu có. Mặc dù rất u Kính nhưng
Dung vẫn phải vâng lời cha trong nước mắt, và hết lịng tận tụy, săn sóc
chồng, con. Sau này chồng mất, con không ở bên cạnh nữa nhưng vẫn không
chịu nối lại tình xưa. Với Cơ Dung, Lan Khai là một trong những nhà văn viết
về người phụ nữ nông thôn sớm nhất. Tác giả Thiều Quang cho rằng “Tác
phẩm Cô Dung tức là đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh của tất cả các thế hệ
phụ nữ Việt Nam, qua bao nhiêu đời, đã hy sinh cho sự tồn tại của Tổ
quốc”[25, tr.257]. Cịn nhà phê bình nổi tiếng Vũ Ngọc Phan thì khen nó là
một cuốn tiểu thuyết có giá trị, vừa thật, vừa đặc biệt: “Cái công dụng ấy là
chỗ Lan Khai đã tạo ra một cô con gái giống hệt hàng trăm nghìn cơ con gái
trong tất cả các tiểu thuyết xuất bản ở nước ta ngày nay” [16, tr.270].
Năm 1929, tiểu thuyết Lầm than ra đời, (xuất bản năm 1938) là một sự

kiện lớn của đời sống văn học. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở Việt Nam
viết về người công nhân. Lầm than là cảnh đời đau khổ và bi thảm của phu
mỏ mà nguyên do là sự đàn áp, bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai. Lan
Khai vạch trần và tố cáo sự vơ vét độc ác, tàn bạo của chúng đối với người
lao động và miêu tả bức chân đẹp đẽ của người chiến sĩ đi gieo mầm cách
mạng chuẩn bị cho một cuộc đổi đời. Đây là tác phẩm đã vạch “một khuynh
hướng trong văn học giới, cái khuynh hướng tả thực xã hội chủ nghĩa
(réalisme socialiste) vậy” (Hải Triều). Vũ Ngọc Phan đánh giá Lan Khai là
nhà văn năng động trong sáng tạo: “Lầm than của Lan Khai tuy là một tập


18

tiểu thuyết nhưng mọi việc đều thiết thực không khác gì những việc trong một
thiên phóng sự”. Đây cũng là năm Lan Khai cho ra đời cuốn truyện ngắn tâm
lí xã hội đầu tiên Cánh hoa mua (1929).
Đầu những năm 30 trở đi, Lan Khai liên tục cho ra đời những sản phẩm
nghệ thuật thuộc nhiều mảng đề tài, tuy nhiên ở giai đoạn này người ta thấy
ông không ưu ái tiểu thuyết nữa, ông sáng tác nhiều truyện ngắn. Những
truyện ngắn tâm lí xã hội có Khổ tình (1930), Nơi ước hẹn (1934), Thằng gầy
(1934), Anh Xẩm (1934), Cô Bụt (1934), Khóc thơng reo (1934), Kiếp con
tằm (1935), Chung tình (1935)… Các truyện này phần lớn viết về những con
người bất hạnh và bế tắc trong xã hội, thiếu cơm ăn áo mặc, tình năng bị
khinh rẻ, tình yêu chia lìa…thể hiện được cái nhìn sâu sắc và nhân văn của
nhà văn. Những truyện hiện thực và lịch sử đường rừng như: Pàng Nhả
(1933), Lô HNồ (1933), Dưới miệng hùm (1934), Sóng nước Lơ Giang
(1935)… Các truyện ngắn hiện thực đường rừng của Lan Khai chứa đựng
những “mảng màu” của cuộc sống, xoay quanh chuyện tình người, tình đời
với những éo le, bi kịch của cuộc sống con người. “Đằng sau những lời thuật
lạnh lùng là một bầu tâm sự chứa chất những nỗi niềm căm uất khôn nguôi

đối với cái ác, cái xấu và nỗi niềm thương cảm vơ tận trước cái đẹp và cái
thiện”. Ngồi truyện ngắn, Lan Khai cịn tác phẩm Kí nổi tiếng như: Con
ngựa hồng của tôi (1930); Biệt li (1934); Thầy đồ tôi (1934)…là những kỉ
niệm sâu lắng về tuổi thơ, về quê hương, bạn bè và những ngày tham gia cách
mạng.
Đến khoảng những năm 1933 – 1935, Lan Khai bắt đầu thử sức sáng
tạo với nhiều thể loại văn học mới như sưu tầm, phê bình và quay về sáng tác
tiểu thuyết với đề tài mới là lịch sử và hiện thực đường rừng. Về sưu tầm và
nghiên cứu văn học dân gian, Lan Khai cho ra đời cơng trình Gió núi trăng
ngàn (1934); về phê bình văn học ơng có các bài: Tài hoa…cái lụy ngàn đời


19

(1934); Tình và cảnh (1934); Đẹp (1935); về tiểu thuyết lịch sử có: Gái thời
loạn (1933); Chiếc ngai vàng (1935); tiểu thuyết đường rừng với tác phẩm
đầu tay là Rừng khuya (1935). Đây là những thể tài văn học mà sau này trở
thành một hướng sáng tạo chủ đạo trong sự nghiệp của Lan Khai.
Nếu nói trước năm 1935 là giai đoạn “khởi động” của hoạt động sáng
tác với sự thử sức bức đầu ở nhiều thể loại văn học nghệ thuật thì từ sau 1935
là giai đoạn “tăng tốc”, là khoảng thời gian sáng tác sung sức nhất của Lan
Khai, ông cho ra đời hàng loạt tác phẩm ở nhiều địa hạt văn học khác nhau,
trong đó nhiều nhất là tiểu thuyết. Ông tiếp tục mảng tiểu thuyết tâm lí xã hội
với các tác phẩm: Liếp Ly (1938), Sóng lúa reo (1938), Nàng (1940), Mực
mài nước mắt (1941), Tội nhân hay nạn nhân (1941), Tội và thương (1942),
Mưa xuân (1942-1943)... Đây là những bức tranh từ nông thôn đến thành thị,
hầm mỏ, nhà trường và mơi trường gia đình, xã hội cùng những cảnh đời và
số phận riêng. Tác phẩm có sự phối hợp linh hoạt giữa bút pháp hiện thực và
lãng mạn, làm sống dậy chiều sâu về đời sống nội tâm phức tạp của con người
“thời kỳ Âu hóa” đầu thế kỷ XX. Tiểu thuyết tâm lý - xã hội của Lan Khai thể

hiện bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ của xã hội những năm 1930,
mỗi truyện là một vấn đề bức thiết của cuộc sống, được viết bằng bút pháp
nghệ thuật đa dạng, dưới ngòi bút giàu vốn sống và trái tim đầy yêu thương.
Ở bộ phận tiểu thuyết đường rừng có: Tiếng gọi của rừng thẳm (1936), Dấu
ngựa trên sương (1939- 1940), Hồng Thầu (1940), Suối Đàn (1941), Chiếc nỏ
cánh dâu (1941). Tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai là những bức tranh
tuyệt đẹp về thế giới thiên nhiên và con người. Trong bức tranh đó con người
và thế giới thiên nhiên hịa hợp gắn bó với nhau. Có lẽ muốn “lấy người xưa
việc cũ áp dụng vào chính sự và chiến sự nhằm nâng cao tinh thần dân tộc” và
xác định “Cái thiên chức của chúng ta là truyền giao dĩ vãng cho tương lai”
cho nên Lan Khai đã để lại cho nền văn học dân tộc một di sản lớn gần 30 tiểu


20

thuyết lịch sử như: Chàng đi theo nước (1935), Cái hột mận (1936), Ai lên
phố Cát (1937), Chế Bồng Nga (1938), Chàng áo xanh (1938), Bóng cờ trắng
trong sương mù (1938), Cưỡi đầu voi dữ (1940), Gửi cái xuân tàn (1941), Sầu
lên ngọn ải (1941), Người thù mặt trời (1941), Trăng nước hồ Tây (1941),
Treo bức chiến bào (1942), Trong cơn binh lửa (1942), Thành bại với anh
hùng (1942)... Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai đề cập đến những mối tình
lãng mạn đặt trong một khung cảnh lịch sử có biến động. Các truyện bao quát
nhiều sự kiện và thường viết về những triều đại có nhiều biến động như Lý,
Trần, Lê. Các tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai không chỉ nhằm tái hiện lại
những danh nhân và sự kiện mà còn khám phá từng con người với số phận
riêng. Thế giới nhân vật của ông rất phong phú và đa dạng, có: vua, chúa, thái
tử, thế tử, khanh tướng, người anh hùng, người phụ nữ trong hoàng tộc, thị tỳ,
dân chúng, binh sĩ, kẻ cướp nước và bán nước... Tất cả làm thành tổng hoà
các mối quan hệ xã hội. Nổi bật nhất là hình tượng những nhân vật thống trị
của vương triều như vua chúa thế tử, thái tử…Những vua chúa này được xây

dựng ở hai thái cực tính cách: Có những vua chúa đức độ, tài giỏi và có
những vua chúa có giã tâm độc ác. Song trong thế giới nhân vật vua chúa ấy,
vẫn có (số ít) những hình vua chúa đức độ nhưng khơng đủ sức mạnh nắm giữ
ngai vàng. Có vua chúa tàn ác nhưng cũng cịn sót phần “người” có những
xúc cảm bình thường nhất của một con người. Qua những hình tượng này,
Lan Khai thể hiện quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh về hạnh
phúc, tình yêu, thiện ác… Như vậy, việc xây dựng những hình tượng này đã
thể hiện cái nhìn nhân bản của nhà văn dẫu là bậc vương bá, lúc mà tình cảm
đời thường nổi dậy cũng là lúc họ từ chối địa vị tối cao để trở về với con
người bình thường. Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai được tiếp nhận dưới
nhiều luồng ý kiến khác nhau, Trương Tửu khen Lan Khai, với tiểu thuyết
lịch sử ông khéo tả những cảnh oanh liệt và những cảnh say sưa tình ái, song


×