Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần than cao sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHAN MINH QUANG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN THAN CAO SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Bùi Thị Thu Thủy

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là đề tài nghiên cứu của tơi, hồn tồn do sự cố gắng
của bản thân và dựa vào những kiến thức đã tích lũy được. Kết quả nghiên cứu chưa
được công bố trong bất cứ cơng trình nào. Số liệu trong luận văn là trung thực.
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2014
Học viên

Phan Minh Quang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa



Trang

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH DOANH TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN Ở VIỆT NAM ............................ 4
1.1. Tổng quan lý luận về quản lý chi phí kinh doanh .......................................... 4
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về chi phí kinh doanh .............................................. 4
1.1.2. Khái niệm quản lý chi phí kinh doanh ..................................................... 11
1.1.3. Nội dung của cơng tác quản lý chi phí kinh doanh ................................ 13
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý chi phí kinh doanh ........ 22
1.2. Tổng quan thực tiễn về quản lý chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp
ngành than ......................................................................................................... 24
1.2.1. Thực tiễn về quản lý chi phí kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung ....................................................................................................... 24
1.2.2. Thực tiễn về quản lý chi phí kinh doanh tại Tập đoàn TKV ................... 25
1.2.3. Nh ng kinh nghiệm t ong quản lý chi phí kinh doanh tại một số đ n v
t ực thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) ............................... 27
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý chi phí kinh doanh ............................ 30
1.3.1. Nhóm các đề tài nghiên cứu .................................................................. 30
1.3.2. Nhóm các luận án ................................................................................. 30
1.3.3. Nhóm các luận văn ............................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH
DOANH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN ................................... 34
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần than Cao Sơn ............................................. 34
2.1.1. Khái quát l ch sử hình thành và quá t ình phát t iển của Cơng ty ......... 34

2.1.2. Quy t ình và cơng nghệ khai thác than.................................................. 35
2.1.3. C cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất của Công ty .......... 36


2.2. Thực trạng về cơng tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần than
Cao Sơn ............................................................................................................. 38
2.2.1. Khái quát về chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Than Cao

n ..... 38

2.2.2. Thực t ạng cơng tác quản lý chi phí kinh doanh tại Cơng ty ................. 41
2.2.3. Đánh giá công tác quản lý chi phí kinh doanh tại Cơng ty .................... 79
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI
PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THAN CAO SƠN..................... 83
3.1. Quan điểm và định hướng chung ................................................................. 83
3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí kinh doanh ........................ 83
3.2.1. Giải pháp hồn thiện việc phân loại chi phí .......................................... 84
3.2.2. Giải pháp xây dựng bổ sung đ nh mức dự tốn chi phí sản xuất chung ... 87
3.2.3. Giải pháp xây dựng dự toán linh hoạt ................................................... 88
3.2.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác hạch tốn chi phí nội bộ ....................... 93
3.3. Kiến nghị .................................................................................................... 98
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

SXKD

-


Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

-

Tài sản cố định

BHXH

-

Bảo hiểm xã hội

BHYT

-

Bảo hiểm y tế

KPCĐ

-

Kinh phí cơng đồn

BHTN

-


Bảo hiểm thất nghiệp

BCTC

-

Báo cáo tài chính

NVL

-

Ngun vật liệu

NVLTT

-

Nguyên vật liệu trực tiếp

NC

-

Nhân công

NCTT

-


Nhân công trực tiếp

SXC

-

Sản xuất chung

QLDN

-

Quản lý doanh nghiệp

TKV

-

Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam

CPSX

-

Chi phí sản xuất

CPTT

-


Chi phí tiêu thụ

ĐVSP

-

Đơn vị sản phẩm

DVMN

-

Dịch vụ mua ngoài

KBT

-

Khác bằng tiền

KH>SP

-

Kế hoạch và Giá thành sản phẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT


Nội dung

Trang

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp báo cáo giá thành than nguyên khai của Công ty Cổ phần
than Cao Sơn giai đoạn 2008-2012 ........................................................................ 39
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp báo cáo giá thành bóc đất của Cơng ty Cổ phần than Cao
Sơn giai đoạn 2008-2012 ....................................................................................... 40
Bảng 2.3: Bảng giá cả một số yếu tố đầu vào quy định của Tập đoàn TKV ........... 43
Bảng 2.4: Đơn giá chi phí máy xúc 4,6+5A của Cơng ty năm 2012 ....................... 44
Bảng 2.5: Kế hoạch chi phí sản xuất năm 2012...................................................... 45
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kế hoạch chi phí sản xuất giao khốn cho các đơn vị giai
đoạn năm 2008-2012 ............................................................................................. 46
Bảng 2.7: Tỷ lệ chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp ................... 49
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả giá thành sản xuất than sạch của Công ty CP than
Cao Sơn giai đoạn 2008-2012 ................................................................................ 54
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp chi phí theo yếu tố của Công ty CP than Cao Sơn .......... 55
giai đoạn 2008-2012 .............................................................................................. 55
Bảng 2.10: Bảng phân tích tình hình sử dụng vật liệu của Cơng ty CP than Cao Sơn
giai đoạn 2008-2012 .............................................................................................. 58
Bảng 2.11: Bảng phân tích chi phí vật liệu đơn vị của Cơng ty CP than Cao Sơn giai
đoạn 2008-2012 ..................................................................................................... 59
Bảng 2.12: Bảng phân tích tình hình sử dụng nhiên liệu của Cơng ty CP than Cao
Sơn giai đoạn 2008-2012 ....................................................................................... 60
Bảng 2.13: Bảng phân tích tình hình sử dụng động lực của Cơng ty CP than Cao
Sơn giai đoạn 2008-2012 ....................................................................................... 62
Bảng 2.14: Bảng phân tích tình hình sử dụng tiền lương của Công ty CP than Cao
Sơn giai đoạn 2008-2012 ....................................................................................... 64
Bảng 2.15: Bảng phân tích chi phí khấu hao của Cơng ty CP than Cao Sơn ........... 65

giai đoạn 2008-2012 .............................................................................................. 65
Bảng 2.16: Bảng phân tích chi phí dịch vụ mua ngồi của Cơng ty CP than Cao Sơn
giai đoạn 2008-2012 .............................................................................................. 67


Bảng 2.17: Bảng phân tích chi phí khác bằng tiền của Công ty CP than Cao Sơn giai
đoạn 2008-2012 ..................................................................................................... 68
Bảng 2.18: Bảng tổng hợp chi phí theo chức năng hoạt động................................. 72
của Công ty CP than Cao Sơn giai đoạn 2008-2012 ............................................... 72
Bảng 2.19: Bảng phân tích chi phí bán hàng của Công ty CP than Cao Sơn giai đoạn
2008-2012 ............................................................................................................. 75
Bảng 2.20: Bảng phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty CP than Cao
Sơn giai đoạn 2008-2012 ....................................................................................... 76
Bảng 2.21: Bảng phân tích chi phí kinh doanh theo dự tốn của Cơng ty Cổ phần . 78
than Cao Sơn giai đoạn 2008-2012 ........................................................................ 78
Bảng 3.1: Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ............................. 85
cho bộ phận sản xuất ............................................................................................. 85
Bảng 3.2: Bảng tính định phí và biến phí chi phí dịch vụ mua ngồi theo phương
pháp bình phương nhỏ nhất năm 2012 ................................................................... 90
Bảng 3.3: Bảng tính định phí và biến phí chi phí động lực theo phương pháp bình
phương nhỏ nhất năm 2012 ................................................................................... 91
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo cách ứng xử của chi phí năm
2012 ...................................................................................................................... 92
Bảng 3.5: Bảng xác định biến phí đơn vị dự tốn ................................................... 92
Bảng 3.6: Bảng dự toán linh hoạt........................................................................... 93


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT


Nội dung

Trang

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại chi phí .......................................................................... 13
Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ khai thác than ........................................... 40
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty ............................................ 44
Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của chi phí yếu tố đơn vị của Cơng ty Cổ
phần than Cao Sơn giai đoạn 2008-2012................................................................ 64
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ trọng các yếu tố chi phí của Công ty Cổ phần than Cao Sơn
giai đoạn 2008-2012 .............................................................................................. 64
Hình 2.5: Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục chi phí theo chức năng hoạt động của
Cơng ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2008-2012 .............................................. 81
Hình 2.6: Lưu đồ quy trình thực hiện khốn yếu tố chi phí khấu hao ................... 104


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơng tác quản lý doanh nghiệp, chi phí kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế
quan trọng, phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nên chúng luôn
được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu. Tài liệu về chi phí kinh doanh cịn là căn cứ
quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự tốn chi
phí và tình hình sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp, từ đó giúp cho nhà quản trị
đưa ra các quyết định phù hợp và có hiệu quả.
Trong nền kinh tế thì trường hiện nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội
đã dẫn tới những chuyển biến to lớn, đã tạo ra bộ mặt mới cho nền kinh tế thế giới nói
chung và đối với nước ta nói riêng. Trước những biến động của cơ chế thị trường đã
tạo ra những khó khăn thử thách mới như: vấn đề cạnh tranh thường xuyên xảy ra, sự

cạnh tranh này mang tính chất sống cịn đối với doanh nghiệp. Nó địi hỏi các doanh
nghiệp phải tìm ra các biện pháp đối phó nhằm tạo ra lợi thế kinh doanh cho doanh
nghiệp mình. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải xác định cho mình một hướng đi đúng
đắn, đồng thời phải đề ra những phương pháp quản lý kinh doanh, phát huy những thế
mạnh và hạn chế những điểm yếu kém của đơn vị, tìm cách ngăn ngừa phòng tránh
những rủi ro, giảm thiểu các khoản chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo cho sự thành
công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn là chỉ tiêu hàng đầu của
các doanh nghiệp hiện nay đang hướng tới. Các doanh nghiệp luôn muốn cắt giảm các
khoản chi phí đến mức thấp nhất nhằm hạ giá thành sản phẩm và làm tăng lợi nhuận.
Vì vậy, cơng tác quản lý chi phí kinh doanh là rất cần thiết. Tuy nhiên, cơng tác quản lý
chi phí kinh doanh không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt, đối với các doanh
nghiệp nói chung và Cơng ty Cổ phần than Cao Sơn cũng vậy. Đối với Công ty Cổ
phần than Cao Sơn, một doanh nghiệp hoạt động khai thác và chế biến than với quy mô
lớn. Nhiều năm qua, Công ty hoạt động rất hiệu quả và đang mong muốn quản lý chi
phí kinh doanh có hiệu quả nhất nên việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện cơng tác
quản lý chi phí kinh doanh là rất cần thiết.
Bên cạnh những vấn đề thực tiễn nêu trên, cơ s lý luận về quản lý chi phí trong
doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu hoàn thiện, nhằm đáp ứng với biến động
không ngừng của thị trường cùng như các điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.


2

Chính vì các lý do về lý luận và thực tiễn nêu trên nên tác giả đã lựa chọn đề tài
Giải pháp hồn thiện quản lý chi phí tại cơng ty Cổ phần than Cao Sơn làm luận văn
tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng các giải pháp có căn cứ khoa
học và thực tiễn nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi phí kinh doanh tại Cơng ty
Cổ phần than Cao Sơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là: Cơng tác quản lý chi phí kinh doanh
tại Cơng ty Cổ phần than Cao Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các tài liệu về chi phí và tình hình quản
lý chi phí tại Cơng ty Cổ phần than Cao Sơn với số liệu được thu thập trong 5 năm,
từ năm 2008 đến năm 2012.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chi phí kinh doanh, quản lý chi phí kinh
doanh trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp khai thác than nói
riêng.
- Phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo tài chính,báo cáo quản trị về chi
phí và quản lý chi phí tại Cơng ty Cổ phần than Cao Sơn nhằm chỉ r thực trạng về
quản lý chi phí kinh doanh tại Cơng ty.
-

ây dựng, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học và khả thi nhằm hồn

thiện cơng tác quản lý chi phí kinh doanh của Công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua việc thống kê, tập hợp số liệu về chi phí phát sinh, các mẫu biểu,
chứng từ, sổ sách được sử dụng trong Công ty để làm r hiện trạng về công tác quản
chi phí kinh doanh, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tốt chi phí kinh
doanh. Để làm được điều đó, trong luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như thống kê, so sánh, nghiên cứu thực tiễn, hệ thống hóa, kiểm tra và có sự kết hợp
các phương pháp đó với nhau nhằm vận dụng những kiến thức được học trong
trường vào giải quyết nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể trong thực tiễn. Bên



3

cạnh đó luận văn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chun gia để bổ sung, hồn
thiện tính thực tiễn của luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa, góp phần bổ sung và hồn thiện
cơ s lý luận về quản lý chi phí trong ngành than.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác quản lý chi phí kinh doanh dựa trên tình hình thực tế của cơng ty. Do đó kết quả
của những giải pháp đề xuất trong luận văn được áp dụng vào chính Cơng ty Cổ
phần than Cao Sơn và là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khác trong ngành
than.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về quản lý chi phí kinh doanh trong các doanh
nghiệp khai thác than

Việt Nam.

- Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ
phần than Cao Sơn.
- Chương 3: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi phí kinh doanh
tại Công ty Cổ phần than Cao Sơn.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC THAN Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan lý luận về quản lý chi phí kinh doanh

1.1.1. Một số vấn đề lý luận về chi phí kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm chi phí kinh doanh
Có nhiều tác giả đã đề cập tới khái niệm về chi phí kinh doanh, tuy nhiên có
một số khái niệm về chi phí sau đây được sử dụng rộng rãi trong thực tế.
Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm thì “chi phí kinh doanh là tồn bộ các chi
phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp
t ong một thời kỳ nhất đ nh, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai bộ
phận là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính”[5].
Theo PGS.TS. Nhâm Văn Tốn thì “Theo kế tốn tài chính, chi phí được hiểu
là một số tiền hoặc một phư ng tiện mà doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ a để đạt
được mục đích nào đó”[8].
Tổng hợp những khái niệm trên, tác giả cho rằng chi phí kinh doanh là biểu hiện
bẳng tiền của tồn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần
thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
trong một thời kì nhất định.
Qua đây, có thể chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chi phí kinh doanh là:
- Chi phí kinh doanh gắn với hao phí của các yếu tố đầu vào được sử dụng trong
quá trình S KD nhằm đạt mục đích kinh doanh.
- Chi phí kinh doanh gồm nhiều loại, được đo lường bằng các đơn vị tính
khác nhau.
- Chi phí kinh doanh phát sinh nhiều địa điểm, gắn liền với các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Quy mơ chi phí phụ thuộc vào lượng yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kì và
giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí. Chi phí thường xuyên biến động, phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.
- Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trong một
khoảng thời gian


5


1.1.1.2. Phân loại
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu
thức nhất định nhằm phục vụ cho cơng tác quản lý chi phí, giúp doanh nghiệp tìm ra
các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
* Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí S KD của doanh nghiệp được chia
thành các yếu tố sau đây:
- Chi phí vật tư là toàn bộ giá trị các loại vật tư mà doanh nghiệp mua từ bên
ngoài dùng vào hoạt động S KD của doanh nghiệp
- Chi phí nhân cơng là các chi phí liên quan đến nguồn lực lao động mà doanh
nghiệp sử dụng trong kỳ xem xét bao gồm lương và các khoản kèm theo lương
(thư ng, phụ cấp, BH H, BHYT,…).
- Chi phí khấu hao TSCĐ là khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng các
TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ xem xét. Khoản này được khấu trừ khỏi thu nhập của
doanh nghiệp trước khi tính thuế thu nhập.
- Chi phí dịch vụ mua ngồi là tồn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các
dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động S KD trong kỳ do các đơn vị khác bên ngoài cung
cấp như : các khoản chi về tiền điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tiền thuê kiểm
toán, tiền thuê dịch vụ pháp lý, …
- Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí ngồi các khoản đã nêu trên
như các khoản nộp về thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài, tiền thuê đất, trợ cấp
thôi việc hoặc mất việc cho người lao động, chi về đào tạo, nâng cao trình độ năng
lực quản lý cho người lao động, chi cho công tác y tế, nghiên cứu khoa học, đổi mới
công nghệ, chi thư ng sáng kiến, chi bảo vệ môi trường, chi phí giao dịch, tiếp thị,
khuyến mại, quảng cáo…
Nhận xét: Cách phân loại này cho biết chi phí S KD của doanh nghiệp bao
gồm những nội dung chi phí nào, tỷ trọng của từng loại chi phí, làm cơ s cho việc lập
dự tốn chi phí (kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương…), kiểm tra sự cân đối
giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.



KH

TSCĐ

nhân

cơng

vật tư

phí

phí

phí

Chi

Chi

Chi

ngồi
sản
xuất

phí
sản

xuất

phí

phí
bất
biế

phí
khả
biến

hợp

hỗn

Chi

Chi

Chi

kỳ

thời

phí

Chi


n
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại chi phí

Chi phí

Chi

khác

mua

ngồi

tiền

bằng

phí

Chi

vụ

dịch

phí

Chi

phẩm


phí sản

Chi

chìm

phí

Chi

phí

với sản

tế

tế
phẩm

ứng xử chi

quan hệ

dụng kinh

dung kinh

Theo cách


Theo mối

Theo cơng

Theo nội

SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI CHI PHÍ

lệch

chênh

phí

Chi

tiếp

được

sốt

kiểm

khơng

phí

phí
gián


và chi

được


chi

sốt

tiếp

hội

kiểm

phí

Chi
trực

phí

Chi


phí

Chi


quyết định

đích ra

Theo mục

6


7

* Phân loại chi phí theo cơng dụng kinh tế:
- Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất gồm ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm các loại
nguyên liệu và vật liệu dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải
trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo
lương của họ được tính vào chi phí.
+ Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong
phạm vi các phân xư ng để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí ngồi sản xuất:
Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục
vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả
các chi phí phục vụ cho cơng tác tổ chức và quản lý q trình S KD nói chung tồn
doanh nghiệp.

Nhận xét: Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và
tính giá thành cho từng loại sản phẩm, phục vụ yêu cầu quản lý chi phí S KD theo
định mức, cung cấp thông tin cho việc lập BCTC, giúp việc đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch giá thành sản xuất, phân tích ảnh hư ng của từng khoản mục chi phí đến
giá thành sản xuất cũng như cho thấy vị trí của chi phí sản xuất trong quá trình S KD
của doanh nghiệp.
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm:
Khi xem xét cách tính tốn và kết chuyển các loại chi phí để xác định lợi tức
trong từng kỳ hạch tốn, chi phí S KD trong các doanh nghiệp sản xuất được chia làm
hai loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất sản phẩm, do vậy các chi phí này kết hợp với nhau tạo nên giá chị
của sản phẩm hình thành qua giai đoạn sản xuất (được gọi là giá thành sản xuất hay giá


8

thành cơng xư ng). Chi phí sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung. ét theo mối quan hệ
với việc xác định lợi tức trong từng kỳ hạch tốn, chi phí sản phẩm chỉ được tính tốn,
kết chuyển để xác định lợi tức trong kỳ hạch toán tương ứng với khối lượng sản phẩm
đã được tiêu thụ trong kỳ đó. Chi phí của khối lượng sản phẩm tồn kho chưa được tiêu
thụ vào cuối kỳ sẽ được lưu giữ như giá trị tồn kho và sẽ được kết chuyển để xác định
lợi tức

các kỳ sau khi mà chúng được tiêu thụ. Vì lý do này, chi phí sản phẩm cịn

được gọi là chi phí có thể tồn kho.
- Chi phí thời kỳ: Chi phí thời kỳ gồm các khoản mục chi phí cịn lại ngồi các
khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm. Đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý

doanh nghiệp. Các chi phí thời kỳ phát sinh

kỳ hạch tốn nào được xem là có tác

dụng phục vụ cho q trình kinh doanh của kỳ đó, do vậy, chúng được tính tốn, kết
chuyển hết để xác định lợi tức ngay trong kỳ hạch toán mà chúng phát sinh. Chi phí
thời kỳ cịn được gọi là chi phí khơng tồn kho.
Nhận xét: Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xác định đúng thời điểm
ghi nhận các khoản chi tiêu trong việc mua sắm tài sản hoặc dịch vụ, tính đúng, tính đủ
chi phí cho từng kì, đánh giá được cơng tác kiểm sốt chi phí, xác định giá trị sản phẩm
thu hồi cũng như giá trị hàng tồn kho.
* Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí:
Khi nói đến cách ứng xử của chi phí, chúng ta thường hình dung đến một sự
thay đổi tỉ lệ giữa chi phí với các mức hoạt động đạt được: mức độ hoạt động càng cao
thì lượng chi phí phát sinh càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, loại chi phí có cách ứng
xử như vậy chỉ là một bộ phận trong tổng số chi phí của doanh nghiệp. Một số loại chi
phí có tính chất cố định, khơng phụ thuộc theo mức độ hoạt động đạt được trong kỳ và
ngồi ra, cũng có một số các chi phí khác mà cách ứng xử của chúng là sự kết hợp của
cả hai loại chi phí kể trên. Chính vì vậy, xét theo cách ứng xử, chi phí của doanh
nghiệp được chia thành ba loại: chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
- Chi phí khả biến:
ét về mặt lý thuyết, chi phí khả biến là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ với
các mức độ hoạt động. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khí có các hoạt động xảy ra.
Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng với sự tăng (hoặc giảm) của
mức độ hoạt động, nhưng chi phí khả biến tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì


9

không thay đổi. Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản mục chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thể hiện r nhất đặc trưng của chi phí khả
biến. Ngồi ra chi phí khả biến cịn bao gồm các chi phí khác thuộc khoản mục chi phí
sản xuất chung (như chi phí vật liệu phụ, chi phí động lực, chi phí lao động gián tiếp)
hoặc thuộc khoản mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (như chi phí vật liệu,
chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển,…). Chi phí khả biến cịn được gọi là chi phí biến
đổi hay biến phí.
- Chi phí bất biến:
ét về mặt lý thuyết, chi phí bất biến là những chi phí khơng có sự thay đổi theo
các mức hoạt động đạt được. Vì tổng số chi phí bất biến là không thay đổi cho nên khi
mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ
giảm và ngược lại. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí bất biến thường gặp là chi
phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, chi phí quảng cáo,… Chi phí
bất biến cịn được gọi là chi phí cố định hay định phí.
- Chi phí hỗn hợp:
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chi
phí khả biến và chi phí bất biến. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn
hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí
hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến. Hiểu theo một cách khác,
phần bất biến trong chi phí hỗn hợp thường là bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các
hoạt động

mức độ tối thiểu, còn phần khả biến là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệ

với mức độ hoạt động tăng thêm. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp
cũng chiếm một tỉ lệ khá cao trong các loại chi phí, chẳng hạn như chi phí điện
thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị,...
Nhận xét: Cách phân loại này thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi
phí, xác định điểm hịa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí S KD, đồng thời,
làm căn cứ để đề ra biện pháp thích hợp hạ thấp chi phí S KD trên một đơn vị sản
phẩm cũng như xác định phương án đầu tư thích hợp.

* Phân loại chi phí theo mục đích a quyết đ nh:
- Chi phí kiểm sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được:
Một khoản chi phí được xem là chi phí kiểm sốt được hay chi phí khơng kiểm
sốt được

một cấp quản lý nào đó phụ thuộc vào khả năng cấp quản lý này ra quyết


10

định chi phối, tác động đến khoản chi phí đó hay khơng. Khoản chi phí mà

một cấp

quản lý nào đó có quyền ra quyết định để chi phối nó thì được gọi là chi phí kiểm sốt
được ( cấp quản lý đó) và ngược lại thì là chi phí khơng kiểm sốt được. Chi phí
khơng kiểm sốt được
phí phát sinh

một bộ phận nào đó thường thuộc hai dạng: các khoản chi

ngoài phạm vi quản lý của bộ phận và các khoản chi phí phát sinh

thuộc phạm vi hoạt động của bộ phận nhưng thuộc quyền chi phối và kiểm soát từ
cấp quản lý cao hơn.
- Chi phí t ực tiếp và chi phí gián tiếp:
Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản chi phí phát sinh có liên quan
trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các đơn đặt hàng và do vậy
có thể tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm hay từng đơn đặt hàng thì được gọi là chi
phí trực tiếp. Ngược lại, các khoản chi phí phát sinh cho mục đích phục vụ và quản lý

chung, liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, nhiều đơn đặt
hàng cần tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng chi phí theo các tiêu thức phân
bổ được gọi là chi phí gián tiếp. Thơng thường, khoản mục chi phí NVLTT và chi phí
NCTT là các khoản mục chi phí trực tiếp, cịn các khoản mục chi phí sản xuất chung,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp.
- Chi phí chìm:
Khái niệm chi phí chìm chỉ nảy sinh khi ta xem xét các chi phí gắn liền với
các phương án hành động liên quan đến tình huống cần ra quyết định lựa chọn. Chi
phí chìm được hiểu là khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽ hiển hiện

tất cả

mọi phương án với giá trị như nhau. Hiểu một cách khác, chi phí chìm được xem
như là khoản chi phí khơng thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa
chọn thực hiện theo phương án nào. Chính vì vậy, chi phí chìm là loại chi phí khơng
thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của người quản lý.
- Chi phí chênh lệch:
Tương tự như chi phí chìm, chi phí chênh lệch (cịn được gọi là chi phí khác
biệt) cũng chỉ xuất hiện khi so sánh chi phí gắn liền với các phương án trong quyết
định lựa chọn phương án tối ưu. Chi phí chênh lệch được hiểu là phần giá trị khác
nhau của các loại chi phí của một phương án so với một phương án khác. Có hai
dạng chi phí chênh lệch: giá trị của những chi phí chỉ phát sinh

phương án này mà


11

khơng có


phương án khác và phần chênh lệch về giá trị của cùng một loại chi phí

các phương án khác nhau.
- Chi phí c hội:
Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thực hiện
phương án này thay cho phương án khác. Chi phí cơ hội là một yếu tố địi hỏi ln
phải được tính đến trong mọi quyết định của quản lý. Để đảm bảo chất lượng của
các quyết định, việc hình dung và dự đoán hết tất cả các phương án hành động có
thể có liên quan đến tình huống cần ra quyết định là quan trọng hàng đầu. Có như
vậy, phương án hành động được lựa chọn mới thực sự là tốt nhất khi so sánh với các
khoản lợi ích mất đi của tất cả các phương án bị loại bỏ.
Nhận xét: Để phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định trong quản lý, chi
phí của doanh nghiệp cịn được xem xét

nhiều khía cạnh khác. Nổi bật nhất là

việc xem xét trách nhiệm của các cấp quản lý đối với các loại chi phí phát sinh,
thêm nữa, các nhà quản lý nên nhìn nhận đúng đắn sự thích đáng của các loại chi
phí khác nhau phục vụ cho việc phân tích, so sánh để ra quyết định lựa chọn
phương án tối ưu trong các tình huống.

1.1.2. Khái niệm quản lý chi phí kinh doanh
1.1.2.1 Khái niệm về quản lý
Trước khi đưa ra khái niệm về quản lý chi phí kinh doanh, cần tiếp cận với khái
niệm quản lý. uất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra những định nghĩa không giống nhau về quản lý. Cho đến nay,
vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Các trường phái quản lý học đã đưa
ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết õ: muốn người khác làm việc gì và hãy
chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”[10].

- Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều
chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và
kiểm soát ấy”[11].
- Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy t ì một mơi t ường tốt giúp con
người hồn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã đ nh”[12].


12

- Peter F Druker: “ uy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó khơng
nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó khơng nằm ở sự logic mà ở
thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”[13].
- Peter. F. Dalark: “Đ nh nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi t ường
bên ngồi nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh
nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công”[14].
Tác giả tiếp cận khái niệm này theo góc độ quản lý trong phạm vi doanh
nghiệp, do đó, tác giả cho rằng: quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường
luôn biến động.

1.1.2.2. Khái niệm về quản lý chi phí kinh doanh
Với khái niệm về quản lý đã bàn luận

trên, có thể nhận thấy quản lý chi phí

kinh doanh là bộ phận quan trọng trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trong
một tổ chức và có đối tượng quản lý cụ thể là các loại chi phí kinh doanh trong một tổ
chức, hướng đích phải đạt được của quản lý chi phí là đảm bảo tiết kiệm chi phí, kiểm

sốt sự biến động của chi phí kinh doanh cũng như giá thành sản phẩm, kiểm soát được
sự phát sinh và nguồn gốc phát sinh chi phí kinh doanh.
Hiện nay, khơng có tác giả nào đưa ra khái niệm chính thống về quản lý chi phí
kinh doanh, do đó, sau khi tiếp cận khái niệm chi phí kinh doanh và khái niệm quản lý,
tác giả cho rằng:
Quản lý chi phí kinh doanh là tổng thể hoạt động có tổ chức, có hướng đích của
nhà quản lý lên các loại chi phí kinh doanh t ong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu
quả các chi phí của tổ chức đó nhằm kiểm sốt chặt ch các chi phí phát sinh phù hợp
với đặc điểm của t ng loại chi phí.
Như vậy, quản lý chi phí kinh doanh có những đặc trưng quan trọng sau:
- Chủ thể quản lý có thể được phân chia theo các cấp quản lý khác nhau trong
một tổ chức, một doanh nghiệp.
- Đối tượng của quản lý là chi phí kinh doanh các loại
- Mục tiêu của quản lý là sử dụng có hiệu quả đồng chi phí chi ra
- Có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trên cơ s có tổ chức, có mục
tiêu cụ thể.


13

- Để quản lý chi phí đạt hiệu quả cao, cần chú ý tới đặc điểm, quy mô, nơi phát
sinh chi phí và đối tượng gánh chịu chi phí cũng như nguồn bù đắp chi phí.
- Quản lý chi phí kinh doanh được thực hiện chủ yếu cung cấp các thông tin bên
trong cho bộ máy quản trị doanh nghiệp, làm cơ s cho việc ra quyết định quản trị.

1.1.2.3. Sự cần thiết của quản lý chi phí kinh doanh
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất
một loại sản phẩm trên cùng một địa bàn hoạt động. Để chiếm lĩnh thị trường, các
doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Sản
phẩm chỉ được khách hàng chấp nhận mua khi có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Chìa

khóa để giải bài tốn này chính là phải làm sao để tiết kiệm chi phí sản xuất mức thấp
nhất trong điều kiện có thể của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản
phẩm tương ứng với giá thành của nó. Giá cả hợp lý chính là cơng tác quản lý chi phí
sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do đó, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có biện
pháp giảm tối đa các khoản chi phí sản xuất kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời nếu làm tốt công tác này sẽ giúp cho doanh
nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong hoạt động
SXKD, chủ động về tài chính mà vẫn đảm bảo được sản phẩm chất lượng cao, từ đó
tạo cơ s cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
uất phát từ thực tế quản lý chi phí kinh doanh hiện nay

các doanh nghiệp

cịn chưa tốt và chưa hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, máy móc
thiết bị lạc hậu, tốn nhiều nhiên liệu, điện năng, sản phẩm hư hỏng nhiều, chất
lượng kém…do đó dẫn đến chi phí sản xuất tăng tạo nên giá thành sản phẩm cao,vì
vậy, giá bán sản phẩm cũng tăng lên dẫn đến sản phẩm tiêu thụ chậm và doanh
nghiệp thu được ít lợi nhuận hơn, thậm chí cịn thua lỗ và giải thể. Vấn đề còn tồn
tại chủ yếu trong các doanh nghiệp này là việc buông lỏng công tác quản lý nhân
lực, quản lý vật tư, tổ chức sản xuất,…
Từ những lý do trên có thể thấy việc nâng cao cơng tác quản lý chi phí kinh
doanh trong các doanh nghiệp là việc hết sức cần thiết.

1.1.3. Nội dung của cơng tác quản lý chi phí kinh doanh
Để quản lý chi phí sản xuất được hiệu quả, đầu tiên, đòi hỏi các nhà quản trị
phải làm là xác định r ràng về nội dung quản lý. Hoạt động quản lý nói chung bao
gồm 4 nội dung cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực


14


hiện kế hoạch và giám sát thực hiện kế hoạch. Hoạt động quản lý chi phí do có đối
tượng cụ thể là chi phí kinh doanh nên có nội dung được cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch, dự toán chi phí kinh doanh
- Tổ chức mua sắm, huy động các nguồn lực theo dự toán đã được lập
- Tổ chức hạch tốn chi phí kinh doanh theo các cấp quản lý
- Phân tích tình hình thực hiện chi phí, giá thành sản phẩm.

1.1.3.1. Lập kế hoạch chi phí kinh doanh
Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh (hay cịn gọi là lập dự tốn chi phí)
là việc xác định tồn bộ chi phí doanh nghiệp chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của kỳ kế hoạch. Khi lập kế hoạch chi phí, doanh nghiệp phải tính tốn trước
mọi chi phí, cụ thể là xây dựng kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh một cách tiết
kiệm và có hiệu quả. Thơng qua việc lập kế hoạch, doanh nghiệp có thể kiểm tra,
đánh giá tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năng tiết kiệm chi phí để nâng cao
hiệu quả S KD. Dự tốn chi phí được xây dựng cho toàn doanh nghiệp và cho từng
bộ phận trong doanh nghiệp theo từng yếu tố chi phí và có thể lập cho nhiều thời kì
như tháng, q, năm.
Trình tự lập dự tốn chi phí sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn này, việc dự tốn chi phí sản xuất nhằm xác định tồn bộ chi
phí để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm được xác định trước. Q trình sản xuất
nào cũng ln gắn với một trình độ kỹ thuật trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, khó
có thể có một phương pháp dự tốn chung cho tất cả mọi loại hình sản xuất cho nên
chỉ đề cập đến phương pháp tổng quát nhất. Như đã biết, chi phí để sản xuất sản
phẩm bao gồm ba khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cho nên dự tốn chi phí sản xuất phải thể hiện
đầy đủ ba loại chi phí này. Nhiệm vụ đặt ra trong phần này không chỉ xác định chi phí
sản xuất cụ thể cho từng loại mà cịn phải chú ý đến nhiệm vụ cắt giảm chi phí.
* Dự tốn chi phí ngun vật liệu t ực tiếp:
Dự tốn chi phí NVLTT phản ánh tất cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần

thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thực hiện trên cơ s dự toán khối lượng
sản phẩm sản xuất. Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định: định mức
tiêu hao nguyên vật liệu, đơn giá mua nguyên vật liệu, khối lượng sản phẩm sản
xuất trong kỳ. Định mức tiêu hao nguyên liệu được xác định theo phương pháp


15

thống kê và phân tích thống kê. Đơn giá nguyên vật liệu bao gồm giá mua nguyên
vật liệu cộng với các chi phí thu mua.
Dự tốn lượng ngun

=

vật liệu sử dụng

Định mức tiêu hao
nguyên vật liệu

x

Số lượng sản phẩm
sản xuất theo dự tốn

(1-1)

Dự tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất:
Dự tốn chi phí

=


NVLTT

Dự tốn lượng nguyên
vật liệu sử dụng

x

Đơn giá mua nguyên
vật liệu

(1-2)

Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu có đơn giá khác
nhau để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì cơng thức xác định chi phí
ngun vật liệu như sau:
(1-3)
Trong đó:

Mij - Mức hao phí ngun vật liệu j để sản xuất một sản phẩm i
Gj - Đơn giá vật liệu loại j
Qi - Số lượng sản phẩm I dự toán sản xuất

- Lập dự toán cung cấp nguyên vật liệu:
Dự toán cung cấp nguyên vật liệu được lập cho từng loại nguyên vật liệu cần
thiết để thực hiện quá trình sản xuất trên cơ s số lượng nguyên vật liệu dự toán cần
thiết sử dụng và chính sách dự trữ tồn kho của doanh nghiệp theo công thức sau:
Số lượng

Số lượng

nguyên vật

=

liệu mua vào

nguyên vật liệu
sử dụng theo
dự toán

Số lượng
+

Số lượng

nguyên vật liệu
tồn cuối kỳ
theo dự toán

-

nguyên vật
liệu tồn thực

(1-4)

tế đầu kỳ

Số tiền cần thiết phải chuẩn bị để mua ngun vật liệu được tính tốn dựa vào
việc dự báo đơn giá mua nguyên vật liệu và dự toán lượng nguyên vật liệu cần mua

được xây dựng.
Dự toán tiền mua
nguyên vật liệu

=

Dự toán lượng nguyên
vật liệu cần mua

x

Đơn giá ngun
vật liệu

(1-5)

Dự tốn chi phí ngun vật liệu cịn tính đến thời điểm và mức thanh tốn
tiền mua nguyên vật liệu căn cứ vào chính sách bán hàng của nhà cung cấp.
* Dự tốn chi phí nhân cơng t ực tiếp:
Dự tốn chi phí NCTT được xây dựng từ dự toán sản xuất. Dự toán này cung
cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy mô của lực lượng lao động cần


16

thiết cho kỳ dự toán. Mục tiêu cơ bản của dự tốn này là duy trì lượng lao động vừa
đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí lao động. Dự tốn lao
động cịn là cơ s để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong q
trình hoạt động S KD.
Chi phí nhân cơng trực tiếp thường là biến phí trong mối quan hệ với khối

lượng sản phẩm sản xuất nhưng trong một số ít các trường hợp thì chi phí NCTT
khơng thay đổi theo mức độ hoạt động. Đó là trường hợp các doanh nghiệp sử dụng
người lao động có trình độ tay nghề cao, không thể trả công theo sản phẩm hoặc
theo thời gian. Để lập dự tốn chi phí này, doanh nghiệp phải dựa vào số lượng
nhân công, quỹ lương, cách phân phối lương và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Đối với biến phí nhân cơng trực tiếp, để lập dự toán doanh nghiệp cần xây
dựng: định mức lao động để sản xuất sản phẩm và tiền công cho từng giờ lao động
(nếu doanh nghiệp trả lương theo thời gian) hoặc từng sản phẩm (nếu doanh nghiệp
trả lương theo sản phẩm). Chi phí nhân cơng trực tiếp được xác định theo cơng thức:
(1-6)
Hoặc

(1-7)
Trong đó:

Mij - Mức hao phí lao động trực tiếp loại j để sản xuất sản phẩm i
Gj - Đơn giá lương của lao động loại j
Li - Đơn giá lương tính cho mỗi sản phẩm
Qi - Số lượng sản phẩm i dự tốn sản xuất

Định mức chi phí NCTT cũng được xây dựng bao gồm định mức về lương và
định mức về giá. Định mức về lương bao gồm lượng thời gian cần thiết để sản xuất
một sản phẩm. Để xác định thời gian cần thiết cho việc sản xuất một sản phẩm, người
ta chia quá trình sản xuất thành các công đoạn, xác định thời gian định mức cho mỗi
công đoạn và thời gian định mức cho việc sản xuất sản phẩm được tính bằng tổng thời
gian để thực hiện các cơng đoạn. Một cách tính khác, có thể xác định thời gian định
mức để sản xuất sản phẩm thông qua việc bấm giờ từng công đoạn sản xuất của bộ
phận sản xuất thử. Cần chú ý rằng, thời gian định mức để sản xuất sản phẩm còn bao
gồm thời gian nghỉ giải lao, thời gian lau chùi máy móc và thời gian bảo trì. Định mức
hao phí lao động để sản xuất sản phẩm được xác định trên cơ s : thời gian cơ bản để



17

sản xuất một sản phẩm; thời gian nghỉ ngơi và thời gian dành cho nhu cầu cá nhân; thời
gian lau chùi máy và thời gian ngừng việc.
Định mức về giá giờ công lao động không chỉ bao gồm tiền lương, các khoản
phụ cấp mà cịn cả các khoản trích theo lương như BH H, BHYT, KPCĐ, BHTN.
Như vậy, định mức giá giờ công được xác định như sau: tiền lương cơ bản một giờ
cơng; phụ cấp (nếu có); các khoản trích theo lương.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng đơn giá giờ công chung cho tất cả người lao động
trong một bộ phận, còn đơn giá tiền lương của người lao động phụ thuộc vào kỹ năng
và thời gian công tác. Mục đích của việc xây dựng định mức này là cho phép các nhà
quản lý theo d i việc sử dụng nhân cơng trong bộ phận mình. Sau khi xây dựng được
định mức về lương và giá giờ công, định mức chi phí NCTT được xác định bằng cơng
thức sau:
Định mức chi phí
NCTT

=

Định mức lượng thời gian để
sản xuất một sản phẩm

x

Định mức giá
giờ cơng

(1-8)


* Dự tốn chi phí sản xuất chung:
Chi phí S C là các chi phí liên quan đến công tác phục vụ và quản lý hoạt động
sản xuất phát sinh trong phân xư ng. Chi phí S C bao gồm các yếu tố chi phí biển đổi
và chi phí cố định. Dự tốn chi phí S C phải tính đến cách ứng xử chi phí để xây dựng
mức phí dự tốn hợp lý trong kỳ. Cũng có thể dự tốn chi phí sản xuất chung theo từng
nội dung kinh tế cụ thể của chi phí, tuy nhiên, cách làm này khá phức tạp, tốn nhiều
thời gian. Do vậy, ta chỉ quan tâm đến việc phân biệt biến phí và định phí sản xuất
chung trong dự tốn.
Dự tốn này

các doanh nghiệp thường được xem là một nhiệm vụ cơ bản

nhằm giảm thấp chi phí và giá thành sản phẩm. Bên cạnh cơng tác hạ giá thành thì việc
đấu tranh chống sự tăng chi phí cũng được xem là một nhiệm vụ khá quan trọng. Các
chi phí này thường không liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể. Các chi phí này
thường độc lập tương đối với mức độ hoạt động, nó liên quan chủ yếu với cấu trúc của
phân xư ng, phải sử dụng chi phí hỗn hợp và các kỹ thuật tách biệt phần biến phí và
định phí. Như vậy, dự tốn chi phí S C được xác định theo cơng thức:
Dự tốn chi phí S C

= Dự tốn định phí S C

+ Dự tốn biến phí S C

(1-9)

Biến phí S C có thể được xây dựng theo từng yếu tố chi phí cho mỗi đơn vị
hoạt động (chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp,…). Tuy nhiên các làm



×