Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả thương mại trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại tổng công ty thăm dò, khai dầu khí (pvep)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHẠM NGỌC TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ
VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI TỔNG CƠNG TY
THĂM DỊ, KHAI THÁC DẦU KHÍ (PVEP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

PHẠM NGỌC TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ
VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI TỔNG CƠNG TY
THĂM DỊ, KHAI THÁC DẦU KHÍ (PVEP)

Ngành: Quản lý kinh tế
Mãsố: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS.PhanThịThái

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tác giả.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các đánh giá, kết
luận khoa học chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào trước đó.
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2014
Tác giả

Phạm Ngọc Tuấn


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI TRONG ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư, dự án đầu tư và hiệu quả thương mại của dự án đầu
tư ......................................................................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư ........................................................................... 5

1.1.2. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư ................................................................. 6
1.2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả và hiệu quả thương mại của dự án đầu tư ........... 9
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả thương mại của dự án đầu tư ............ 9
1.2.2. Hệ thống các phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án
đầu tư ............................................................................................................. 12
1.3. Đặc thù và phương pháp đánh giá hiệu quả thương mại dự án đầu tư Thăm dị
và Khai thác Dầu khí.......................................................................................... 24
1.3.1. Đặc thù của dự án đầu tư Thăm dò và Khai thác Dầu khí ảnh hưởng đến
hiệu quả thương mại dự án đầu tư trong lĩnh vực này ..................................... 24
1.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả thương mại dự án đầu tư Thăm dị và
Khai thác Dầu khí........................................................................................... 27
1.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................... 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI CÁC DỰ ÁN THĂM
DỊ, KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CƠNG TY THĂM DỊ, KHAI THÁC
DẦU KHÍ (PVEP) ................................................................................................. 35
2.1. Tổng quan về Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí (PVEP) và thực
trạng công tác đầu tư của Công ty ...................................................................... 35


2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác
Dầu khí (PVEP) ............................................................................................. 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của PVEP...................................... 37
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................. 38
2.1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất của Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác
Dầu khí (PVEP) ............................................................................................. 39
2.2. Đánh giá hiệu quả thương mại các dự án thăm dò và khai thác dầu khí của
Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí (PVEP) ............................................ 41
2.2.1. Tình hình ký hợp đồng Thăm dị, Khai thác Dầu khí của PVEP trong giai
đoan 2000 ÷ 2012 ........................................................................................... 41
2.2.2. Đánh giá hiệu quả thương mại một số dự án thăm dò và khai thác dầu khí

trong nước do PVEP thực hiện ....................................................................... 43
2.2.3. Đánh giá hiệu quả thương mại một số dự án thăm dò và khai thác dầu khí
ở nước ngồi do PVEP thực hiện .................................................................... 53
2.3. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến
hiệu quả thương mại các dự án thăm dò và khai thác dầu khí của Tổng cơng ty
Thăm dị, Khai thác Dầu khí (PVEP) ................................................................. 65
2.3.1. Những điểm mạnh của Tổng công ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí PVEP ..... 65
2.3.2. Những điểm yếu của Tổng cơng ty Thăm dị và Khai thác Dầu khí ....... 66
2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả thương mại trong
các Hợp đồng/Dự án Thăm dị và Khai thác dầu khí của (PVEP).................... 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI
TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA TỔNG
CƠNG TY THĂM DỊ, KHAI THÁC DẦU KHÍ (PVEP) ..................................... 73
3.1. Mục tiêu kế hoạch và định hướng phát triển của Tổng cơng ty Thăm dị, Khai
thác Dầu khí (PVEP) .......................................................................................... 73
3.1.1. Mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của PVEP ................................ 73
3.1.2. Định hướng phát triển của Tơng cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí
(PVEP) ........................................................................................................... 75
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thương mại trong hoạt động Thăm dò và
khai thác dầu khí của Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác dầu khí (PVEP) ........... 79
3.2.1. Giải pháp về tổ chức ............................................................................. 79


3.2.2. Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực......................... 81
3.2.3. Giải pháp quản lý dự án ........................................................................ 82
3.2.4. Giải pháp về giảm chi phí ..................................................................... 84
3.2.5. Giải pháp về quản trị rủi ro các dự án thăm dị và khai thác dầu khí ...... 86
3.2.6. Giải pháp khác: Về kỹ thuật ................................................................. 90
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ICOR

Hệ số gia tăng vốn và đầu ra

HĐ/DA

Hợp đồng hoặc dự án

JOC

Hợp đồng điều hành chung

PSC

Hợp đồng phân chia sản phẩm

PVEP

Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí

TDKT


Thăm dị và khai thác

UNIDO

Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Bảng phân chia dầu lãi theo mức sản lượng ........................................... 44
Bảng 2.2. Bảng sản lượng khai thác Dầu và Khí giai đoạn 2014 – 2032 ................ 47
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tính tốn hiệu quả kinh tế vốn đầu tư ........... 48
Bảng 2.4. Bảng thống kê hiệu quả thương mai một số dự án TDKT Dầu khí
trong nước do PVEP thực hiện .............................................................. 51
Bảng 2.5. Bảng phân chia sản phẩm theo hợp đồng PSC ....................................... 55
Bảng 2.6. Bảng thống kê các công việc Nhà thầu đã thực hiện được...................... 56
Bảng 2.7. Bảng dự báo trữ lượng thu hồi các mỏ thuộc lơ SK305 .......................... 57
Bảng 2.8. Chi phí phát triển và khai thác ............................................................... 61
Bảng 2.9. Kết quả tính tốn hiệu quả đầu tư của PVEP toàn đời dự án và tính từ
năm 2012 trở đi và so sánh với kết quả tính lại cho trường hợp 2 .......... 62
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp hiệu quả thương mại của các dự án Thăm dị và Khai
thác dầu khí do PVEP thực hiện ở ngước ngoài .................................... 65
Bảng 2.11. Bảng thống kê các phần mềm chuyên dụng của PVEP ......................... 66
Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 đã điều chỉnh của
PVEP .................................................................................................... 74

Bảng 3.2. Bảng so sánh hiệu quả thương mại trước và sau khi sử dụng giải
pháp ...................................................................................................... 83
Bảng 3.3. Bảng thống tính tốn tỷ lệ chi phí quản lý/tổng chi phí của hai loại
hợp đồng PSC và JOC do PVEP thực hiện ............................................ 85
Bảng 3.4. Bảng tổng so sánh hiệu quả của giải pháp .............................................. 86
Bảng 3.5. Thang đo ảnh hưởng .............................................................................. 87
Bảng 3.6. Thang đo khả năng xảy ra ...................................................................... 88
Bảng 3.7. Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên quan tâm các rủi ro .................................... 88
Bảng 3.8. Bảng biện pháp tối thiểu hóa tổn thất khi rủi ro xuất hiện ...................... 89


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Mơ hình chia sản phẩm theo hợp đồng PSC ........................................... 28
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của PVEP ............................................... 40
Hình 2.2: Biểu đồ tổng kết số lượng Hợp đồng/Dự án do PVEP đã ký kết ............. 42
Hình 2.3: Biểu đồ tổng hợp số lượng HĐ/DA đã ký kết theo phạm vi lãnh thổ ...... 42
Hình 2.4: Biểu đồ tổng hợp các HĐ/DA theo các bể trầm tích ............................... 43
Hình 2.5: Sơ đồ thiết bị mỏ Cá Chó – Gấu Chúa ................................................... 46
Hình 2.6 : Biểu đồ thể hiện mức độ hiệu quả các dự án TDKT dầu khí trong nước
do PVEP thực hiện ................................................................................ 52
Hình 2.7: Biểu đồ tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án hiện có của PVEP
trong và ngồi nước ............................................................................... 68
Hình 3.1: Rủi ro qua các giai đoạn hoạt động của một dự án ................................. 87



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, việc hợp tác quốc tế
trong Thăm dò - Khai thác (TDKT) dầu khí của Tập đồn Dầu khí Việt Nam nói
chung và Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí (PVEP) nói riêng đã được đặc
biệt quan tâm và từng bước phát triển. Hoạt động TDKT dầu khí của PVEP khơng
chỉ được đẩy mạnh ở trong nước mà cịn mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Việt
Nam đã trở thành nước sản xuất dầu khí đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN với sản
lượng năm 2011 vào khoảng 15,2 triệu tấn dầu thơ và 8,7 tỷ m3 khí.
Đối với hoạt động TDKT dầu khí ở trong nước: Trong giai đoạn 1988 - 2012,
ngoài Viet Sov Petro, Tập đoàn đã ký được 92 hợp đồng TDKT dầu khí tại thềm lục
địa Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau (80
PSC, 11 PC do các JOC điều hành và 01 BCC), trong đó có 59 hợp đồng đang cịn
hiệu lực; đã có trên 300.000 km địa chấn 2D, trên 50.000 km2 địa chấn 3D, trên 700
giếng khoan và các hoạt động khác được thực hiện với tổng vốn đầu tư trên 24 tỷ
USD. Theo đó, có gần 70 mỏ được phát hiện với tổng trữ lượng có thể thu hồi cấp
2P vào khoảng 1400 triệu tấn quy dầu, trong đó có 24 mỏ (thuộc 13 lô hợp đồng) đã
được đưa vào khai thác, mang lại nguồn thu rất lớn cho Ngân sách quốc gia. Trong
số các hợp đồng còn hiệu lực, tỷ lệ tham gia của PVEP vào các hợp đồng dầu khí là
rất khác nhau song tỷ lệ bình quân chung khoảng 25%, tuy nhiên, do có sự ưu tiên
về tiến độ góp vốn trong một số hợp đồng (đa số chỉ góp từ sau khi có phát hiện
thương mại) nên tỷ lệ vốn đã góp chỉ vào khoảng 15% ( ~ 4 tỷ USD trong tổng số
trên 24 tỷ USD đã đầu tư của tất cả các hợp đồng).
Đối với hoạt động TDKT dầu khí ở nước ngồi: Tính đến cuối năm 2012,
PVEP đã ký được 26 hợp đồng TDKT dầu khí ở nước ngoài, tập trung chủ yếu ở
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi, Nam Mỹ, Nga. Hiện tại, có 19 hợp
đồng vẫn đang cịn hiệu lực, trong đó, 13 hợp đồng đang ở giai đoạn thăm dò, 03

hợp đồng đang trong giai đoạn phát triển và 03 hợp đồng đã có hoạt động khai thác
(bắt đầu vào tháng 9/2006 từ lô Hợp đồng PM 304 tại Malaysia). Tỷ lệ tham gia của


2
PVEP vào các hợp đồng/dự án có tỷ lệ khá cao (có 3 hợp đồng đầu tư 100% vốn,
hai hợp đồng tham gia từ 80%-85% và 7 hợp đồng tham gia từ 30%-50%). Tương
ứng, số vốn đã góp của PVEP vào các dự án TDKT dầu khí ở nước ngồi (kể các
các hợp đồng đã hết hiệu lực) vào khoảng 1 tỷ USD.
Mặc dù đầu tư hàng tỷ USD nhưng trong giai đoạn từ 1988 – 2012 cho thấy
hiệu quả đầu tư còn chưa cao, rất nhiều dự án, hợp đồng gặp rủi ro dẫn đến việc
không sinh lời thậm chí khơng thu hồi được vốn đầu tư. Những vấn đề trên địi hỏi
PVEP phải có một cơng trình nghiên cứu chính thức để đánh giá thực trạng, tìm ra
các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
của mình ở cả trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, trong các năm qua vấn đề này
của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin, dữ liệu và tổng kết, đánh giá
tình hình thực hiện và rút kinh nghiệm để phục vụ công tác quản lý thường xuyên
của Cơng ty.
Trong bối cảnh trên, để góp phần nâng cao hiệu quả phần vốn đầu tư trong
các dự án đã có và định hướng đúng cho cơng tác đầu tư tiếp theo trong hoạt động
TDKT của Cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí (PVEP) thì việc đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại trong hoạt động đầu tư thăm dò,
khai thác dầu khí là hồn tồn thiết thực.

2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng các giải pháp có căn cứ khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế
của Việt Nam cũng như của Quốc tế nhằm nâng hiệu quả thương mại cho các dự án
thăm dị và khai thác dầu khí của Cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí (PVEP).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thương mại của dự án và các giải pháp nâng cao
hiệu quả thương mại của dự án đầu tư.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số hợp đồng hoặc dự án TDKT dầu khí trong và ngồi nước mà PVEP
tham gia với vai trị như một nhà đầu tư từ năm 1993 đến cuối năm 2012, không


3
nghiên cứu, đánh giá đối với Vietsov Petro và các hợp đồng dầu khí trong nước đã
hết hiệu lực. Các giải pháp sẽ được áp dụng cho các năm sau.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan lý luận về dự án đầu tư, hiệu quả thương mại của dự án đầu tư
và các quan điểm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thương mại dự án đầu tư trong và
ngoài nước đã sử dụng.
- Phân tích thực trạng hiệu quả thương mại của các dự án đầu tư của PVEP
trong giai đoạn 1993-2012.
+ Tổng kết những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn cũng như bất cập
trong việc đầu tư của PVEP vào lĩnh vực TDKT trong bối cảnh kinh tế trong nước
và quốc tế.

+ Đánh giá thực trạng một số HĐ/DA TDKT dầu khí tiêu biểu với mục đích
đưa ra bức tranh tổng quát về hiệu quả đầu tư của PVEP trong hoạt động TDKT
trong và ngoài nước.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thương mại cho các dự án đầu
tư thăm dò và khai thác dầu khí của Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí (PVEP)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ các
đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động TDKT dầu khí, tiến hành thiết lập các bảng biểu
số liệu thống kê liên quan đến tồn bộ q trình hoạt động của từng dự án TDKT và
tổng hợp một số dự án tiêu biểu của tập đoàn phục vụ cho cơng tác phân tích.
- Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích các dữ liệu thu được của từng dự
án (số liệu quá khứ, điều kiện hợp đồng) và so sánh với các yêu cầu, điều kiện ban
đầu để đánh giá kết quả đạt được, những thành công, hạn chế cũng như bất cập,
thách thức đối với các dự án. Trong đó, có so sánh động giữa các dự án để tách bạch
ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (tình hình tăng trưởng kinh tế thế giới, giá dầu
thơ...) nhằm thấy rõ được kết quả, vấn đề nội tại của các dự án của PVEP.


4
- Phương pháp dự báo chuyên gia: Đưa ra các đánh giá về nguyên nhân của
hiện tượng kém hiệu quả và các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả
thương mại dự án đầu tư của PVEP.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hồn thiện hệ
thống lý luận về phân tích hiệu quả thương mại cho các dự án đầu tư đặc thù.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo
cho các Công ty trong lĩnh vực TDKT dầu khí trong việc đưa ra các quyết định đầu
tư của mình và những người quan tâm khác.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và 3 chương, Luận văn được
kết cấu trong 96 trang, 19 bảng, 09 hình.
Chương 1: Tổng quan về hiệu quả thương mại trong đánh giá hiệu quả dự án
đầu tư
Chương 2: Thực trạng hiệu quả thương mại các dự án thăm dò, khai thác dầu
khí của Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí (PVEP).
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thương mại trong hoạt động

thăm dò và khai thác dầu khí của Tổng cơng ty Thăm dị, Khai thác Dầu khí (PVEP)


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI TRONG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư, dự án đầu tư và hiệu quả thương mại của dự
án đầu tư
1.1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Theo luật đầu tư số 59/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 thì Đầu tư được hiểu như sau:
“Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan” [1]
Theo giáo trình đầu tư nước ngồi của trường Đại học Ngoại Thương của tác
giả Nguyễn Thị Việt Hoa thì: “Đầu tư là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất
định nhằm thu lợi nhuận và hoặc lợi ích kinh tế xã hội” [2]
Theo giáo trình kinh tế đầu tư của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân của tác
giả Nguyễn Bạch Nguyệt thì: “ Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các
nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu
tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được
kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, sức lao động trí
tuệ”. [3]
Theo giáo trình Quản trị dự án đầu tư của tác giả TS. Phan Thị Thái, trường
Đại học Mỏ - Địa Chất thì đầu tư được hiểu theo hai quan điểm:
- Theo quan điểm rộng: “Đầu tư là một q trình có thời gian nhất định nhằm
biến một nguồn lực nào đó (vốn, tài nguyên…) hiện tại thành những lợi ích kinh tế xã hội trọng một khoảng thời gian nhất định ở tương lai”.

- Theo quan điểm hẹp: “Đầu tư là đem một khoản tiền đã tích lũy được, sử
dụng vào một việc nào đó trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu được một
khoản tiền có giá trị lớn hơn”. [5]


6
Từ các quan điểm khác nhau về đầu tư đã được trình bày như trên tác giả
thấy khái niệm về đầu tư của tác giả Phan Thị Thái trình bày trong giáo trình Quản
trị dự án đầu tư, Nhà xuất bản Giao thơng Vận tải là khái niệm trình bày rõ ràng chi
tiết và đầy đủ nhất về các quan điểm, các khía cạnh khác nhau của q trình đầu tư.
Từ những lập luận trên tác giả sẽ nghiêng theo quan điểm này.

1.1.1.2. Mục đích của đầu tư
Mục đích của đầu tư theo góc độ của doanh nghiệp đó là lợi nhuận, kết quả
cuối cùng của quá trình đầu tư là phải đem lại mức lợi nhuận cao nhất có thể cho
chủ đầu tư đó chính là động lực để thúc đẩy chủ doanh nghiệp đầu tư. Ngồi lợi ích
kinh tế cho chủ đầu tư ra thì đầu tư cịn đem lại hiệu quả khác trong tương lai cho cả
xã hội. Cụ thể, mục tiêu của đầu tư bao gồm các vấn đề có thể là lợi ích kinh tế và
lợi ích xã hội như bảo vệ mơi trường mơi sinh, phát triển cơ sở hạ tầng công cộng
và các vấn đề xã hội khác mà cả cộng đồng xã hội được hưởng. Thậm chí có những
q trình đầu tư cơng ích khơng nhằm mục đích lợi ích kinh tế mà chỉ đem lại lợi
ích về xã hội. Tuy nhiên, đôi khi hoạt động đầu tư lại là hoạt động chứa đựng rất rủi
ro, nhất là đối với các hoạt động đầu tư phát triển. Lý do, trên thực tế, người ta bỏ
vốn vào mua những năng lực sản xuất – kinh doanh chưa hình thành, khơng nhận
biết một cách trực tiếp và việc đánh giá tính sinh lợi của nó lại rất khó khăn và phức
tạp. Do vậy, để tránh những cuộc đầu tư không sinh lợi, để đảm bảo tính sinh lợi tối
đa khi đã bỏ vốn thì đầu tư phát triển phải được tiến hành một cách có hệ thống, có
phương pháp – Đó là đầu tư theo dự án.

1.1.2. Cơ sở lý luận về dự án đầu tư

1.1.2.1. Khái niệm về dự án đầu tư
Theo luật đầu tư số 59/2005/QH11 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 thì dự án đầu tư được hiểu: “Dự án đầu tư là
tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên
địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định”[1].
Theo điều 5 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị định số
52/1999/NĐ-CP được đăng tải trên website văn bản pháp luật của Bộ Tư pháp: “Dự
án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở


7
rộng hoặc cải tạo những cơng trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời gian nhất
định”. Những hoạt động cấu thành một dự án đầu tư có thể bao gồm một số hoặc
tồn bộ các công việc sau: thứ nhất, việc nghiên cứu hoạch định các chính sách, các
chuẩn mực, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình; Thứ hai, Việc thiết kế, chế tạo,
mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; Thứ ba, việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; Thứ tư,
việc đổi mới tổ chức và phương thức quản trị điều hành; Thứ năm, việc đào tạo
nhân lực; Thứ sáu, việc chuyển giao phần mềm để cải tiến, đổi mới công nghệ. [8]
Cùng đưa ra quan điểm về dự án đầu tư trong giáo trình Hiệu quả và Quản lý
dự án Nhà nước của tác giả Mai Văn Bưu có đưa ra khái niệm như sau:
Về hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết và hệ thống các hoạt động sẽ được thực hiện với các nguồn lực và chi phí, được
bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả cụ thể để thực hiện
những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định; Về mặt nội dung, dự án đầu tư là tổng thể
các hoạt động dự kiến với nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế
hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải
tạo những đối tượng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất
định [9].
Từ việc nghiên cứu các khái niệm trên tác giả có thể khái quát khái niệm dự

án đầu tư bằng một số ý như sau:
Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định; Xét trên góc độ quản
lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra
các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài; Trên góc độ kế hoạch
hóa: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu
tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu
tư và tài trợ; Xét theo góc độ này dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt
nhỏ nhất trong cơng tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất
kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án đầu tư khác nhau); Xét về


8
mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố
trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục
tiêu nhất định trong tương lai.

1.1.2.2. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng
Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình thì nội dung của dự án đầu tư xây dựng
gồm 2 phần: Phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở:
* Nội dung thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng cơng trình
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản
phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã
hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng cơng trình; địa
điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và
các yếu tố đầu vào khác.
- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng cơng trình, các hạng mục cơng trình

thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
- Các giải pháp thực hiện bao gồm:
a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ
xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với cơng trình trong đơ thị và cơng
trình có u cầu kiến trúc;
c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các
yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
- Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng
cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn
và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án
* Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư


9
xây dựng cơng trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện
được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp
dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao
gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
- Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng
cơng trình, hoặc phương án tuyến cơng trình đối với cơng trình xây dựng theo
tuyến; vị trí, quy mơ xây dựng các hạng mục cơng trình; việc kết nối giữa các hạng
mục cơng trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với cơng trình có u
cầu cơng nghệ;
c) Phương án kiến trúc đối với cơng trình có u cầu kiến trúc;

d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của
cơng trình;
đ) Phương án bảo vệ mơi trường, phịng cháy, chữa cháy theo quy định của
pháp luật;
e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
- Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng cơng trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến
cơng trình đối với cơng trình xây dựng theo tuyến;
b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với cơng trình có u
cầu cơng nghệ;
c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với cơng trình có u cầu kiến trúc;
d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ
yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

1.2. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả và hiệu quả thương mại của dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả thương mại của dự án đầu tư
1.2.1.1. Khái niệm chung về hiệu quả
Hiệu quả theo nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt
được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả có được do kết quả của


10
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra. Người ta xác định hiệu quả
trên cơ sơ so sánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào của q trình sản xuất
kinh doanh. Hiệu quả chính là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho doanh nghiệp tồn
tại và phát triển trong tương lai, khi xét trên phạm vi rộng hơn đó là trên quy mơ
một nền kinh tế muốn có một nền kinh tế phát triển, trong khi các nguồn lực của nó
chỉ có hạn địi hỏi mọi hoạt động đều phải có hiệu quả cao.
Theo P.Samueleson và W.Nordhaus trình bày quan điểm của mình trong
cuốn Giáo trình kinh tế học năm 1991 cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã

hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà khơng cắt giảm sản lượng của
một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng
sản xuất của nó”[10]. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân
bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này, rõ ràng
phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên
đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét
trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có
thể đạt được. Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả kinh tế này cần rất nhiều điều
kiện trong đó có vấn đề dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp
với cầu thị trường, nên không phải lúc nào điều này cũng trở thành hiện thực.
Cùng đề cập tới vấn đề hiệu quả trong giáo trình Kinh tế học vi mô của nhà
xuất bản Giáo dục có định nghĩa như sau: “Hiệu quả, nói một cách khái qt nghĩa
là khơng lãng phí nhưng có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lực sản xuất
hiện có” [11]. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi nó khơng thể sản xuất
một hàng hóa với số lượng nhiều hơn mà không sản xuất một mặt hàng khác với số
lượng ít hơn khi nó nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Mức sản xuất có
hiệu quả nằm trên đường năng lực sản xuất, nhưng điểm có hiệu quả nhất là cho
phép vừa sản xuất tối đa các loại hàng hóa theo nhu cầu thị trường và sử dụng đầy
đủ năng lực sản xuất. Các điểm nằm ngoài năng lực sản xuất thay đổi do quá trình
phát triển và suy thối của doanh nghiệp.
Nhiều tác giả quan niệm hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho rằng:


11
Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tình theo đơn vị giá trị chi cho
chi phí kinh doanh. Cùng quản điểm này PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam trong giáo
trình Lập và Phân tích hiệu quản đầu tư cho rằng: Hiệu quả đầu tư là khái niệm để
chỉ kết quả so sánh giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí đầu tư đã bỏ
ra [12].

Từ các quan điểm trên đây, có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả là phạm
trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, vốn…) để
đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh
giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực
xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Hiệu quả phản ánh mặt chất lượng các
hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động khơng ngừng của các q
trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của
từng nhân tố. Hay nói cách khác hiệu quả của nền sản xuất xã hội được xác định
bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực vào việc tạo ra lợi ích vật chất nhằm đạt được các
mục tiêu kinh tế xã hội. Công thức xác định hiệu quả như sau:
E=

K
C

E=K–C

(Hiệu quả tuyệt tương đối)

(1-1)

(Hiệu quả tuyệt đối)

(1-2)

Trong đó: E: hiệu quả
K: kết quả theo mục đích (đầu ra)
C: chi phí sử dụng để tạo ra kết quả


1.2.1.2. Khái niệm hiệu quả đầu tư và hiệu quả thương mại dự án đầu tư
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả
quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để
có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.[4]
Hiệu quả hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu
quả. Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư (chủ thể


12
hiệu quả) đưa ra. Hoạt động đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số của các
chỉ tiêu đo lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định
mức hiệu quả do chủ đầu tư định ra.
Cũng đề cập đến vấn đề hiệu quả đầu tư trong giáo trình Hiệu quả và quản lý
dự án nhà nước có trình bày như sau: “Hiệu quả đầu tư là mối quan hệ giữa lợi ích
kinh tế xã hội mà dự án đem lại so với chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế
đó”. Hiệu quả đầu tư bao gồm hiệu quả thương mại (hay còn gọi là hiệu quả mang
lại cho chủ đầu tư hoặc hiệu quả kinh tế - tài chính) và hiệu quả kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả thương mại là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh
nghiệp. Hiệu quả thương mại phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Hiệu quả thương mại là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, những nhà
đầu tư.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân còn được gọi là hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu
quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể được hưởng hiệu
quả kinh tế quốc dân là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì
vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ
quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân.[7]
Như vậy, đa số các quan điểm của các nhà khoa học đều cho rằng nội dung của
phân tích hiệu quả đầu tư đều bao gồm hai nội dung: nội dung thứ nhất là phân tích

hiệu quả thương mại hay cịn gọi là hiệu quả kinh tế - tài chính và nội dung thứ hai
là phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét nhưng cụ thể
từng nội dung này.

1.2.2. Hệ thống các phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự
án đầu tư
1.2.2.1. Hiệu quả kinh tế quốc dân của dự án đầu tư
Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân của dự án nhằm xác định sự đóng góp của
dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước.
Để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế xã hội mà dự án mang lại, cần phải tiến hành


13
so sánh giữa lợi ích mà nền kinh tế và tồn xã hội thu được với chi phí xã hội đã bỏ
ra hay là sự đóng góp của xã hội khi thực hiện dự án. Cụ thể:
a) Tác động đến cầu của xã hội: để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần
đầu tư. Xét theo mơ hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn trong
tổng cầu
AD = C + I + G + X – M

(1-3)

Trong đó: C: Tiêu dùng; I: Đầu tư; G: Chi tiêu chính phủ; X: Xuất khẩu; M:
Nhập khẩu.
b) Tác động đến cung của xã hội: tổng cung của nền kinh tế bao gồm hai
nguồn chính là cung trong nước và cung ngoài nước. Bộ phận chủ yếu của cung
trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công
nghệ, thể hiện qua phương trình sau:
Q = F (K,L,T,R…)
Trong đó: K: vốn đầu tư; L: Lao động; T: Công nghệ; R: Tài nguyên

Như vậy, tăng quy mô đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của
nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi.
c) Tác động đến tăng trưởng kinh tế: đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng
trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng quy mô vốn đầu tư và sử
dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả
đầu tư, tăng năng suất tổng hợp và tác động đến việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng
kinh tế thể hiện ở cơng thức tính hệ số ICOR
ICOR =

K
Y

(1-4)

Trong đó: ∆K: Vốn đầu tư tăng thêm; ∆Y: Tổng sản phẩm tăng thêm
Ta có cơng thức tính tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế như sau:
g=

s
,%
ICOR

(1-5)

Với: g: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; s: tỷ lệ gia tăng tiết kiệm trên GDP
Ta thấy, nếu s trong nền kinh tế khơng đổi thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh


14

tế hay còn gọi tốc độ tăng trưởng GDP phụ thuộc vào hệ số ICOR. Nếu ICOR giảm
thì g tăng và ngược lại.
d) Tác động trực tiếp đến tổng sản phẩm của nền kinh tế
N

GDP =

 VA

i

(1-6)

I 1

Trong đó VA i : giá trị gia tăng của ngành i trong nền kinh tế, đây là chỉ tiêu cơ
bản để đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân các dự án đầu tư hiện nay.
VAt = Ot - (MIt + Dt+ RPt)

(1-7)

Trong đó:
VAt: Giá trị gia tăng dự kiến do dự án mang lại tại năm t.
Ot:

Giá trị đầu ra dự kiến của dự án tại năm t, thường là doanh thu bán hàng.

MIt: Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu
cầu để đạt được đầu ra trên tại năm t, gồm nguyên - nhiên - vật liệu, năng
lượng, chi phí vận chuyển, bảo dưỡng, các dịch vụ thuê ngoài ...

Dt: Khấu hao TSCĐ tại năm t.
RPt : Các khoản phải chuyển trả nước ngoài tại năm t, gồm lãi phân chia cho
phần vốn góp của nước ngồi, tiền lương và bảo hiểm của lao động nước
ngoài…
e) Tác động đến các mục tiêu kinh tế xã hội khác
Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội khác được coi là chỉ tiêu bổ sung phản ánh sự đáp
ứng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác ngoài mục tiêu tăng trưởng kinh tế
đã được đề cập trên. Các chỉ tiêu bổ sung thường được đưa vào để đánh giá dự án
gồm: tạo công ăn việc làm, đóng góp cho nguồn thu ngân sách, tạo nguồn thu ngoại
tệ cho đất nước, quan hệ đến việc thu hút lao động và định cư.

1.2.2.2. Hiệu quả thương mại của dự án đầu tư
Hiệu quả thương mại là nội dung rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả
dự án. Nó đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ tài chính, kinh
tế của doanh nghiệp hay của người chủ đầu tư. Bởi vậy, thu nhập và chi phí của dự
án được tính bằng tiền theo giá thị trường thực tế của các sản phẩm đầu ra và yếu tố
đầu vào. Nội dung của phân tích hiệu quả thương mại gồm:


15
a) Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư là xác định hiệu quả của các tiềm lực
đưa vào dự án hay nói rõ hơn là người ta xác định thu được bao nhiêu khi người ta
bỏ một số tiền cho dự án. Nội dung của phần này tập trung vào việc đánh giá lợi
ích tuyệt đối và tương đối của dự án đầu tư hay lựa chọn phương án xây dựng tối ưu
khi có nhiều phương án. Những phương pháp, những chỉ tiêu được sử dụng trong
phần này nhằm giải quyết những câu hỏi quan trọng sau:
+ Liệu có lợi ích kinh tế nếu tiến hành một dự án đầu tư đã nằm trong kế
hoạch, nghĩa là dự án đầu tư đó có lợi thế tuyệt đối khơng
+ Liệu phương án đầu tư nào trong số các phương án nêu ra sẽ là phương án
có lợi nhất hay kinh tế nhất, có nghĩa là phương án có lợi tương đối khơng.

b) Phân tích tài chính: là xem xét các đặc điểm về tài chính của dự án nhằm
đảm bảo rằng các nguồn tài chính sẵn có sẽ cho phép xây dựng và vận hành dự án
một cách trôi chảy. Nó bao gồm các nội dung sau:
+ Phân tích khả năng thanh toán:
Tiến hành so sánh các khoản phải thanh toán (Các khoản trả nợ cả gốc lẫn lãi,
trả lãi cổ phần, trả lãi bảo hiểm …) với số tiền có thể dùng để thanh tốn thơng qua
bản cân đối thu chi để xem xét các vấn đề: Vốn cổ phần và vốn vay dài hạn có đủ
đáp ứng cho yêu cầu của dự án không; Các điều kiện vay vốn có thích hợp khơng;
Các khoản thiếu hụt tiền mặt trong các năm có giới hạn ở mức có thể trang trải bằng
vay tín dụng ngân hàng ngắn hạn khơng hoặc có thể loại trừ bằng cách điều chỉnh
lại một số khoản thu hoặc chi không.
Số liệu được thực hiện trên cơ sở hàng năm, được đưa vào xem xét theo giá trị
danh nghĩa. Nếu chúng giải quyết thỏa đáng các câu hỏi đặt ra trên thì dự án được
coi là tốt từ phương diện này.
+ Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn của dự án là tỷ lệ % từng loại hình thành từ các nguồn
khác nhau so với tổng vốn đầu tư.
Trong quá trình xây dựng dự án, cơ cấu nguồn vốn do chủ đầu tư dự tính trên
cơ sở xét đốn khả năng đứng vững về mặt tài chính trong tương lai của dự án.


16
Rất khó đưa ra quy định chung về cơ cấu nguồn vốn hợp lý đối với các dự án
khác nhau mà phải căn cứ vào kết quả phân tích khả năng thanh toán của dự án.
Một cơ cấu nguồn vốn được coi là hợp lý khi các khoản tiền trả lãi vay cũng như trả
vốn gốc không gây ra việc vay vốn ngắn hạn trong bất kỳ giai đoạn hoạt động nào
của dự án.
Từ những lập luận bên trên ta thấy phân tích hiệu quả thương mại được các
nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, bởi vì nó đánh giá được các lợi ích đem lại trên vốn
đầu tư đã bỏ ra để tạo lập dự án của chủ đầu tư. Trong đó, với các dự án huy động

vốn từ nhiều nguồn khác nhau thì cần quan tâm đồng thời cả phân tích hiệu quả
kinh tế vốn đầu tư và tài chính cịn với dự án đầu tư sử dụng vốn chủ sở hữu thì chỉ
quan tâm đến phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư. Những chỉ tiêu cụ thể đánh giá
ở mục phân tích dưới đây.

1.2.2.3. Các phương pháp và các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế
vốn đầu tư của dự án đầu tư
A. Nhóm phương pháp tính tốn hiệu quả kinh tế dự án đầu tư theo quan điểm
của các nước Đông Âu trước đây
a 1 ) Mức giảm tuyệt đối chi phí sản xuất hàng năm
E = TCP s - TCP t ; đ
Trong đó:

(1-8)

E: mức giảm tuyệt đối chi phí sản xuất
TCP s : Tổng chi phí sau khi áp dụng các biện pháp giảm chi phí
TCP t : Tổng chi phí trước khi áp dụng các biện pháp giảm chi phí

Điều kiện áp dụng: cơng thức này khi muốn đánh giá hiệu quả các dự án đầu
tư hoặc giải pháp tổ chức, giảm chi phí sản xuất và khơng làm thay đổi sản lượng.
Nguyên tắc sử dụng: một dự án được chấp nhận khi có E <0 khi đó đảm bảo
rằng các giải pháp áp dụng vào dự án có tác dụng giảm chi phí và góp phần nâng
cao hiệu quả.
Ưu và nhược điểm của chỉ tiêu: Đơn giản, dễ tính, song nó chỉ tính được chênh
lệch về chi phí trước và sau khi áp dụng các giải pháp giảm chi phí mà chưa gắn nó


×