Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu dứng dụng công nghệ gps trong trắc địa công trình cầu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

LÊ TRUNG HIẾU

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS TRONG TRẮC ĐỊA CƠNG
TRÌNH CẦU Ở VIỆT NAM

Chun ngành: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ
Mã số: 60520503

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN QUANG PHÚC

HÀ NỘI 2014


-1 -

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn:

Lê Trung Hiếu


-2 -



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................................................................03
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................................................................04
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................................................06
Chương 1 - CÔNG NGHỆ GPS VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG TRẮC
ĐỊA........................................................................................................................................................................................................08
1.1 Cấu trúc hệ thống định vị GPS...............................................................................................................08
1.2 Nguyên lý định vị GPS...................................................................................................................................12
1.3 Các nguồn sai số trong đo GPS..............................................................................................................14
1.4 Một số ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa..................................................................17
Chương 2 - TỔNG QUAN CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG KHẢO SÁT,
THI CƠNG VÀ SỬ DỤNG CƠNG TRÌNH CẦU............................................................................28
2.1 Cơng tác trắc địa trong q trình khảo sát cơng trình cầu..........................................28
2.2 Cơng tác trắc địa trong q trình thi cơng, xây dựng cơng trình cầu.............35
2.3 Cơng tác trắc địa trong khai thác sử dụng cơng trình cầu..........................................49
Chương 3 - NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS TRONG TRẮC
ĐỊA CƠNG TRÌNH CẦU Ở VIỆT NAM...................................................................................................52
3.1 Ứng dụng GPS trong thành lập lưới khống chế mặt bằng thi công
cầu.........................................................................................................................................................................................52
3.2 Ứng dụng GPS trong thành lập lưới khống chế độ cao thi cơng cầu.............59
3.3 Ứng dụng GPS trong bố trí tâm trụ cầu........................................................................................64
3.4 Thực tiễn thành lập lưới thi công cầu bằng GPS ở Việt Nam...........................68
Chương 4 - KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM...........................................................................................72
4.1 Thực nghiệm thành lập lưới khống chế mặt bằng thi cơng cầu bằng cơng
nghệ GPS.......................................................................................................................................................................72
4.2 Thực nghiệm bố trí tâm trụ cầu bằng công nghệ GPS...................................................78
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................87
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..........................................88

PHỤ LỤC 1..................................................................................................................................................................................89
PHỤ LỤC 2...............................................................................................................................................................................103


-3 -

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1

40

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

Thông tin một số máy toàn đạc điện tử

Quy định về số lượng cạnh trong vòng đo độc lập
hoặc tuyến phù hợp đối với các cấp lưới GPS
Tọa độ điểm khống chế đã biết tọa độ

4

Bảng 3.3

Kết quả bình sai lưới bờ nam cầu Nhật Tân

70

5

Bảng 4.1

75

6

Bảng 4.2

Thông số máy thu GPS Trimble R3 từ nhà sản xuất
Thông số đo đạc thực nghiệm lưới giả định thi cơng
cơng trình cầu.

7

Bảng 4.3


Tọa độ đã biết điểm khống chế GPSB

77

8

Bảng 4.4

77

9

Bảng 4.5

10

Bảng 4.6

Kết quả bình sai lưới khống chế tọa độ thi cơng cơng
trình cầu
Tọa độ trung bình đo được bằng kỹ thuật RTK
Khoảng cách điểm đánh dấu đến mốc sứ đo bằng
thước thép

11

Bảng 4.7

Khoảng cách tính bằng tọa độ RTK


82

12

Bảng 4.8

So sánh khoảng cách thực tế thước thép và tính từ
tọa độ RTK

83

13

Bảng 4.9

Tọa độ sau bình sai lưới bố trí tâm trụ ca đo 5 phút

83

14

Bảng 4.10

Tọa độ sau bình sai lưới bố trí tâm trụ ca đo 10 phút

83

15

Bảng 4.11


Tọa độ sau bình sai lưới bố trí tâm trụ ca đo 15 phút

84

16

Bảng 4.12

Tọa độ sau bình sai lưới bố trí tâm trụ ca đo 20 phút

84

17

Bảng 4.13

So sánh khoảng cách đo được bằng kỹ thuật tĩnh
nhanh và khoảng cách đo bằng thước thép

84

54
69

76

82
82



-4 -

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT Tên hình vẽ

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Cấu tạo đoạn khơng gian

08

2

Hình 1.2

Vệ tinh GPS

09

3

Hình 1.3


Vị trí các trạm điều khiển và trạm theo dõi

10

4

Hình 1.4

Quan hệ giữa các đoạn trong hệ thống GPS

12

5

Hình 2.1

Xác định chiều dài chỗ vượt cầu

29

6

Hình 2.2

Chọn mặt chiếu trong trắc địa cơng trình

31

7


Hình 2.3

Một dạng đồ hình lưới tam giác cầu

35

8

Hình 2.4

Lưới tam giác đo góc

38

9

Hình 2.5

Lưới tam giác đo cạnh

39

10

Hình 2.6

Lưới tam giác đo góc cạnh

39


11

Hình 2.7

Phương pháp thuỷ chuẩn hình học kép

42

12

Hình 2.8

Xác định vị trí tâm trụ trên thực địa

46

13

Hình 2.9

Bố trí trực tiếp trụ cầu bằng trục song song

47

14

Hình 2.10

Bố trị tâm trụ theo phương pháp giao hội


48

15

Hình 2.11

Bố trí tâm trụ theo phương pháp đặt khoảng cách

49

18

Hình 3.1

Cầu Coronado ở San Diego, Mỹ

51

19

Hình 3.2

Liên kết cạnh - điểm

54

20

Hình 3.3


Góc mở tại điểm đo GPS

55

21

Hình 3.4

Độ cao trắc địa và độ cao thủy chuẩn

59

22

Hình 3.5

Đo đạc GPS theo kỹ thuật RTK

65

23

Hình 3.6

Phối cảnh cầu Nhật Tân khi xong.

68

24


Hình 3.7

Sơ đồ lưới khống chế tọa độ thi cơng bờ Nam cầu
Nhật Tân

69

25

Hình 4.1

Sơ đồ lưới thực nghiệm

72

26

Hình 4.2

Mốc định tâm bắt buộc GPSA

73

27

Hình 4.3

Mốc định tâm bắt buộc GPSB

73



-5 -

TT Tên hình vẽ

Nội dung

Trang

28

Hình 4.4

Quá trình xây dựng mốc tâm sứ

74

29

Hình 4.5

Máy thu tín hiệu GPS Trimble R3

75

30

Hình 4.6


77

31

Hình 4.7

32

Hình 4.8

Kết quả giải cạnh thu được khi xử lý số liệu
Sơ đồ lưới đo GPS bố trí tâm trụ bằng kỹ thuật
đo tĩnh nhanh
Trạm base đo kỹ thuật RTK

33

Hình 4.9

Thiết lập thơng số trạm Base

80

34

Hình 4.10

Rover được gắn trên sào đo

81


35

Hình 4.11

Cân Rover vào điểm đo

81

36

Hình 4.12

Cố định và đo tọa độ

81

37

Hình 4.13

Đo liên tục 3 lần để lấy tọa độ trung bình

81

79
80


-6 -


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, công nghệ GPS ngày càng được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của trắc địa-bản đồ. Với nhiều ưu điểm vượt trội
so với công nghệ truyền thống, công nghệ GPS đang dần được ứng dụng trong
một số dạng cơng tác trắc địa độ chính xác cao của trắc địa cơng trình như thành
lập các mạng lưới khống chế thi cơng các cơng trình dân dụng-cơng nghiệp,
cơng trình cầu, cơng trình đường hầm v.v...
Ở nước ta, trong những năm gần đây đã và đang xây dựng nhiều cơng trình
cầu vượt hiện đại, có chiều dài và khẩu độ lớn. Quy trình cơng nghệ thi cơng
xây dựng cơng trình cầu cũng đã có nhiều thay đổi. Việc ứng dụng các phương
pháp trắc địa truyền thống trong thi công các đối tượng cơng trình cầu này tỏ
ra kém hiệu hiệu quả, thậm chí là khơng khả thi.
Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình cầu
ở nước ta là rất thời sự và cần thiết.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ GPS trong một số dạng công tác trắc địa
công trình cầu, làm cơ sở để đánh giá khả năng ứng dụng và đề ra giải pháp
nâng cao hiệu quả việc ứng dụng GPS trong trắc địa cơng trình cầu ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và ứng dụng của công nghệ GPS trong giai đoạn thiết kế và
thi cơng cơng trình cầu.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong thành lập lưới khống chế
mặt bằng thi công cầu.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong bố trí tâm trụ và mố cầu.


-7 -


- Nghiên cứu và khả năng ứng dụng công nghệ GPS trong lập lưới khống
chế độ cao thi công cầu.
- Thực nghiệm đo đạc và xử lý số liệu đo đạc để kiểm chứng các kết quả
nghiên cứu lý thuyết ứng dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đi từ lý thuyết đến thực tiễn, cụ thể là:
- Nghiên cứu lý thuyết ứng dụng công nghệ GPS vào cơng tác trắc địa
cơng trình cầu ở Việt Nam.
- Khảo sát thực nghiệm, đánh giá hiệu quả của nghiên cứu lý thuyết trên
và rút ra kết luận.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu, bổ sung và kiểm chứng các lý thuyết
của việc ứng dụng GPS vào công tác trắc địa cơng trình cầu ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức có quan tâm đến việc ứng dụng
cơng nghệ GPS trong trắc địa cơng trình cầu.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 4 chương, phần Mở đầu và Kết luận, được trình bày trong
88 trang nội dung (không kể phụ lục) với 17 bảng biểu và 37 hình vẽ.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn
Quang Phúc, bộ mơn Trắc địa cơng trình, khoa Trắc địa, trường Đại học Mỏ Địa chất. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học đã
tận tình hướng dẫn; xin cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Trắc địa và đặc biệt
là các thầy, các cô trong bộ môn Trắc địa cơng trình cũng như các bạn đồng
nghiệp đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ thực nghiệm, để tơi hoàn thành luận văn
này.


-8 -


Chương 1

CÔNG NGHỆ GPS VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG
TRONG TRẮC ĐỊA
1.1 CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ GPS
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) gồm 3 bộ
phận: Đoạn không gian, đoạn điều khiển và đoạn sử dụng.
1.1.1. Đoạn không gian
Đoạn không gian gồm các vệ tinh (theo thiết kế là 24 vệ tinh, đến nay có
tới 32 vệ tinh) chuyển động trên 6 mặt phẳng quỹ đạo. Độ cao của vệ tinh
khoảng 20.200 km. Quỹ đạo gần như tròn, chu kỳ chuyển động của vệ tinh
quanh Trái đất là 718 phút (gần 12 giờ). Các mặt phẳng quỹ đạo nghiêng với
mặt phẳng xích đạo Trái đất 55o. Với cách bố trí như trên thì tại mọi vị trí trên
Trái đất vào mọi thời điểm đều có thể quan sát được ít nhất 4 vệ tinh, đây là
điều kiện tối thiểu để định vị (Hình 1.1).
Các vệ tinh GPS có trọng lượng khoảng 1.600kg khi phóng và 800kg khi
bay trên quỹ đạo. Tuổi thọ theo thiết kế là 7.5 năm. Trên vệ tinh có các tấm pin
mặt trời gắn ở cánh vệ tinh để cung cấp năng lượng cho vệ tinh hoạt động (Hình
1.2). Mỗi vệ tinh được trang bị 4 đồng hồ nguyên tử có thể đo thời gian với độ
chính xác 10-12 giây. Vệ tinh tạo ra tần số dao động chuẩn là f0 = 10.23 MHz.

Hình 1.1: Cấu tạo đoạn khơng gian


-9 -

Từ tần số chuẩn, vệ tinh tạo ra 2 tần số sóng tải là L 1 có tần số f1 = 154f0
= 1575,42 MHz tương ứng bước sóng 1 = 19,032cm và L2 có tần số f2 = 120f0
= 1227,60 MHz tương ứng với bước sóng 2 = 24,42cm.


Hình 1.2: Vệ tinh GPS
Hình 1.2: Vệ tinh GPS

Các sóng tải L1 và L2 thuộc dải sóng cực ngắn, với tần số lớn làm nhiệm
vụ vận tải tín hiệu vệ tinh có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của tầng điện li vì
ảnh hưởng của tầng điện li tỉ lệ nghịch với bình phương của tần số tín hiệu.
Để phục vụ các mục đích khác nhau, các sóng tải lại được điều biến bởi
các mã (code) khác nhau như: C/A code, P code hay Y code.
C/A code (Coarse/Acquisition) là mã thô, cho phép sử dụng rộng rãi. Mã
này được tạo bởi một chuỗi các chữ số 0 và 1 sắp xếp theo qui luật tựa ngẫu
nhiên với tần số bằng 1/10 tần số chuẩn (1,023 MHz), và được lặp lại sau mỗi
miligiây. Mỗi vệ tinh được gán một mã C/A riêng biệt. C/A code chỉ điều biến
sóng tải L1 và dùng cho mục đích dân sự.
P code (Precise) là mã chính xác. Mã này được tạo bởi một chuỗi các chữ
số 0 và 1 sắp xếp theo qui luật tựa ngẫu nhiên với tần số bằng tần số chuẩn
(10,23 MHz). Độ dài toàn phần của mã này là 267 ngày (nghĩa là chỉ sau 267
ngày mới lặp lại). Người ta chia mã này thành các đoạn, mỗi đoạn dài 7 ngày
và gán cho mỗi vệ tinh một đoạn, sau một tuần lại đổi lại. Bằng cách này thì P


-10-

code rất khó bị giải mã nếu khơng được phép của Mỹ. P code điều biến cả sóng
tải L1 và sóng tải L2 và chỉ dùng cho mục đích qn sự của Mỹ.
Y code là mã bí mật, trong điều kiện cần thiết sẽ được phủ lên P code làm
cho P code càng khó giải mã hơn.
Ngồi ra, các vệ tinh cịn trao đổi thơng tin với các trạm điều khiển qua
các tần số 1.783,74 MHz và 227,50 MHz để truyền thông tin đạo hàng và nhận
các lệnh điều khiển từ trạm điều khiển.
1.1.2. Đoạn điều khiển

Đoạn này gồm 1 trạm điều khiển trung tâm đặt tại căn cứ quân sự của
Mỹ ở Colorado Spring và 4 trạm theo dõi đặt tại Hawaii (Thái Bình Dương),
Ascension Island (Đại Tây Dương), Diego Garcia (Ấn Độ Dương) và
Kwajalein (Tây Thái Bình Dương). Các trạm này tạo thành một vành đai bao
quanh Trái đất (Hình 1.3).
Nhiệm vụ của đoạn điều khiển là điều khiển toàn bộ mọi hoạt động của
các vệ tinh. Các trạm này luôn quan sát vệ tinh, đo đạc các số liệu cần thiết như:
Khoảng cách đến các vệ tinh, các yếu tố khí tượng, các yếu tố nhiễu…
Các số liệu này được truyền về trạm trung tâm. Trạm trung tâm xử lý tính
tốn ra lịch vệ tinh, các số hiệu chỉnh đồng hồ vệ tinh…

Hình 1.3: Vị trí các trạm điều khiển và trạm theo dõi


-11-

Từ đây các số liệu lại được truyền ngược lại các trạm theo dõi, từ trạm
theo dõi phát lên vệ tinh cùng với các lệnh điều khiển. Như vậy các thơng tin
đạo hàng thường xun được chính xác hố (đối với GPS là 3lần/ngày) và được
truyền đến người dùng thông qua sóng tải L1 và L2.
Hiện nay, cơ quan bản đồ thuộc Bộ quốc phòng Mỹ kết hợp với một số
nước khác để xây dựng mạng lưới theo dõi vệ tinh GPS trên tồn cầu nhằm
nâng cao độ chính xác xác định lịch vệ tinh.
1.1.3. Đoạn sử dụng
Đoạn sử dụng bao gồm tất cả các máy móc thiết bị thu nhận thông tin từ
vệ tinh để khai thác sử dụng vào các mục đích khác nhau. Hiện nay trên thị
trường có nhiều loại máy thu khác nhau về chủng loại, độ chính xác và giá tiền.
Theo cấu tạo có thể chia thành hai loại:
- Máy thu một tần số: là loại máy chỉ thu được tín hiệu trên 1 tần số L1.
- Máy thu hai tần số: có thể thu đầy đủ tín hiệu trên hai tần số L1 và L2.

Theo độ chính xác, có thể chia làm ba loại:
- Độ chính xác cao: là loại máy thu hai tần số đắt tiền nhất hiện nay được
dùng trong trắc địa. Thiết bị phần cứng phức tạp nên việc sử dụng khó khăn.
Ví dụ: Trimble 4800, Topcon Legacy, Topcon Hiper Series, Topcon GB-500,
Topcon GB-1000, Leica system 500,v.v…
- Độ chính xác trung bình: là loại máy thu một tần số, có cấu tạo đơn giản
dễ mang vác và dễ sử dụng cho thu thập dữ liệu phục vụ bản đồ và GIS. Ví dụ:
Trimble Geo-explorer XT, Ashtech Reliance
- Độ chính xác thấp: là loại máy thu một tần số nhưng có cấu tạo gọn nhẹ
nhất (thường là máy thu cầm tay) và rẻ tiền nhất, thường được dùng cho các
mục đích như định vị hàng hải, du lịch,… Ví dụ: Lowrance 200, Garmin III+,
Magenlan.


-12-

Đoạn khơng gian và đoạn điều khiển có quan hệ hai chiều với nhau. Đoạn
sử dụng và đoạn không gian quan hệ với nhau một chiều. Đoạn điều khiển và
đoạn sử dụng khơng có quan hệ gì với nhau (Hình 1.4).

Hình 1.4: Quan hệ giữa các đoạn trong hệ thống GPS

1.2 NGUYÊN LÝ ĐỊNH VỊ GPS
1.2.1. Định vị tuyệt đối
Định vị tuyệt đối còn gọi là định vị điểm đơn, tức là dựa vào trị đo khoảng
cách từ vệ tinh đến máy thu GPS để xác định trực tiếp vị trí tuyệt đối của anten
máy thu trong hệ toạ độ WGS-84 (hệ toạ độ có điểm gốc là tâm khối lượng Trái
đất). Định vị tuyệt đối còn được chia thành định vị tuyệt đối - tĩnh và định vị
tuyệt đối - động. "Tĩnh" hay "động" là nói trạng thái của (anten) máy thu trong
q trình định vị [2].

Độ chính xác của định vị tuyệt đối - tĩnh ước đạt cỡ mét, cịn độ chính
xác định vị tuyệt đối - động khoảng 10- 40 mét.


-13-

1.2.2. Định vị tương đối
Định vị tương đối là trường hợp dùng hai máy thu GPS đặt ở 2 điểm khác
nhau (2 điểm mút của một đường đáy) quan trắc đồng bộ cùng các vệ tinh để
xác định vị trí tương đối (X, Y, Z hoặc B, L, H) giữa 2 điểm mút của
đường đáy hoặc vector đường đáy trong hệ toạ độ WGS-84. Tương tự, nhiều
máy thu được đặt ở các điểm mút của một số đường đáy, quan trắc đồng bộ
cùng các vệ tinh GPS thì có thể xác định được một số vector đường đáy đó.
Nếu đã biết toạ độ của một điểm thì có thể dùng vector đường đáy để tính toạ
độ của điểm kia.
Định vị tương đối cũng được phân chia thành định vị tương đối - tĩnh và
định vị tương đối - động. Trong định vị tương đối trị đo thường được sử dụng
là pha sóng tải.
1.2.3. Định vị sai phân
Định vị GPS sai phân còn gọi là định vị GPS vi phân (Differential GPS
viết tắt là DGPS). Trong phương pháp này, một máy thu đặt tại một điểm đã
biết toạ độ, gọi là trạm gốc hoặc trạm tham khảo, đồng thời có máy thu khác
đặt ở điểm cần xác định toạ độ, gọi là trạm đo. Dựa vào toạ độ chính xác đã
biết của trạm gốc, tính số hiệu chỉnh khoảng cách từ trạm gốc đến vệ tinh và số
hiệu chỉnh này được máy GPS ở trạm gốc phát đi. Máy thu ở trạm đo, trong khi
đo đồng thời cũng thu được số hiệu chỉnh từ trạm gốc và tiến hành hiệu chỉnh
kết quả định vị, từ đó nâng cao độ chính xác định vị.
1.2.4. Các trạng thái đo GPS
1.2.4.1. Đo tĩnh
Đo tĩnh là đo trong trường hợp máy thu ở trạng thái tĩnh trong khoảng

thời gian tương đối dài, thường từ 1 - 3 giờ, có khi cịn dài hơn. Nếu máy thu ở
trạng thái tĩnh trong khoảng thời gian tương đối ngắn hơn thì gọi là đo tĩnh
nhanh. Ví dụ như với máy TRIMBLE 4600LS, thời gian thu tín hiệu khi đo tĩnh


-14-

nhanh được hướng dẫn là 30 phút, 20 phút tương ứng với số vệ tinh đo được là
4, 5 hoặc 6 trở lên.
Như vậy, tương ứng với định vị tuyệt đối và định vị tương đối, cũng có
định vị tuyệt đối - tĩnh và định vị tương đối - tĩnh. Định vị tương đối - tĩnh là
phương pháp định vị có độ chính xác cao nhất, với các máy thu GPS hiện đại
có thể đạt được độ chính xác tương đối cỡ 10-7 - 10-8 trên khoảng cách dài.
1.2.4.2. Đo động
Đo động là đo trong trường hợp máy thu ở trạng thái động. Trong trường
hợp này máy thu được đặt trên vật thể đang chuyển động như tàu thuyền, ôtô,
máy bay hoặc máy thu được người đo mang và di chuyển. Vì vậy trạng thái
động cịn được chia thành chuyển động liên tục và "stop & go" (dừng và đi).
Đạo hàng là định vị động nghĩa rộng.
1.3 CÁC NGUỒN SAI SỐ TRONG ĐO GPS
Định vị GPS về thực chất được xây dựng trên cơ sở giao hội không gian
các khoảng cách đo được từ máy thu đến các vệ tinh có toạ độ đã biết. Khoảng
cách đo được là hàm của thời gian và tốc độ lan truyền tín hiệu trong khơng
gian giữa vệ tinh và máy thu. Vì vậy kết quả đo chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các sai số của vệ tinh, của máy thu, của môi trường lan truyền tín hiệu và các
nguồn sai số khác. Các nguồn sai số đó có tính chất hệ thống và tính chất ngẫu
nhiên ảnh hưởng đến kết quả đo GPS.
1.3.1. Sai số đồng hồ
Sai số đồng hồ gồm sai số đồng hồ vệ tinh, đồng hồ máy thu và sự không
đồng bộ giữa chúng. Đồng hồ vệ tinh là đồng hồ ngun tử, độ chính xác cao

nhưng khơng phải hồn tồn khơng có sai số. Trong đó sai số hệ thống lớn hơn
sai số ngẫu nhiên rất nhiều, nhưng có thể dùng mơ hình để cải chính sai số hệ
thống, do đó sai số ngẫu nhiên trở thành chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ


-15-

chính xác của đồng hồ. Khi hai trạm đo tiến hành quan trắc đồng bộ đối với vệ
tinh thì ảnh hưởng của sai số đồng hồ vệ tinh đối với trị đo của 2 trạm là như
nhau.
Đồng hồ máy thu là đồng hồ thạch anh. Cùng một máy thu, khi quan trắc
đồng thời nhiều vệ tinh thì sai số đồng hồ máy thu có ảnh hưởng như nhau đối
với các trị đo tương ứng và các sai số đồng hồ của các máy thu có thể được coi
là độc lập với nhau.
Như đã biết vận tốc truyền tín hiệu xấp xỉ 3.10 8 m/s, do đó nếu đồng hồ
thạch anh có sai số 10-4 giây thì sai số tương ứng của khoảng cách là 30.000m;
nếu đồng hồ nguyên tử có sai số 10-7 giây thì sai số tương ứng của khoảng cách
là 30m.
Trong định vị GPS tương đối, sử dụng các sai phân bậc 1, 2, 3, có thể loại
trừ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng sai số đồng hồ trong kết quả đo.
1.3.2. Sai số quỹ đạo vệ tinh
Do sự thay đổi của trọng trường Trái đất, sức hút Mặt trăng, Mặt trời và
các thiên thể khác... tác động lên vệ tinh, nên chuyển động của vệ tinh trên quỹ
đạo khơng hồn tồn tn theo định luật Kepler. Đó là nguyên nhân gây nên
sai số quỹ đạo vệ tinh hay cịn gọi là sai số vị trí của vệ tinh. Trong định vị GPS
cần phải sử dụng lịch quỹ đạo vệ tinh (Ephemerit). Các trạm điều khiển quan
trắc liên tục để xác định quỹ đạo chuyển động của vệ tinh và đưa ra lịch dự báo,
gọi là lịch vệ tinh quảng bá, cung cấp đại trà cho người sử dụng bằng cách thu
trực tiếp nhờ máy thu GPS. Lịch vệ tinh quảng bá cho phép xác định vị trí tức
thời của vệ tinh với độ chính xác cỡ 20 - 100 m.

Ngồi lịch vệ tinh quảng bá cịn có lịch vệ tinh chính xác (Precise
Ephemerit). Lịch vệ tinh này được thành lập từ kết quả hậu xử lý số liệu quan
trắc ở các thời điểm trong khoảng thời gian quan trắc, có độ chính xác toạ độ
vệ tinh cỡ 10 - 50m.


-16-

Sai số vị trí của vệ tinh chịu ảnh hưởng gần như trọn vẹn đến độ chính
xác toạ độ điểm định vị tuyệt đối (định vị điểm đơn), nhưng lại được loại trừ
về cơ bản trong kết quả định vị tương đối.
1.3.3. Sai số do tầng điện ly và tầng đối lưu
Tầng đối lưu được tính từ mặt đất tới độ cao 50km và tầng điện ly ở độ
cao từ 50km đến 1000km. Tín hiệu truyền từ vệ tinh qua tầng điện ly, tầng đối
lưu đến máy thu, bị khúc xạ và thay đổi tốc độ lan truyền.
Đối với tầng điện ly, giá trị sai số tăng tỷ lệ thuận với mật độ điện tử tự
do và tỷ lệ nghịch với bình phương của tần số tín hiệu. Đối với tín hiệu GPS,
số hiệu chỉnh khoảng cách theo hướng thiên đỉnh có thể đạt giá trị tối đa là 50m,
theo hướng có góc cao 200, có thể đạt đến 150m. Để giảm thiểu sai số do tầng
điện ly thường dùng máy thu 2 tần số, dùng mơ hình hiệu chỉnh hoặc dùng hiệu
các trị đo đồng bộ.
Đối với tầng đối lưu, sự khúc xạ của đường truyền tín hiệu càng phức
tạp hơn, phụ thuộc vào sự biến đổi của khí hậu mặt đất, áp lực khơng khí, nhiệt
độ và độ ẩm, ảnh hưởng của khúc xạ trong tầng đối lưu phụ thuộc vào góc cao
của đường truyền tín hiệu. Giá trị ảnh hưởng sai số theo hướng thiên đỉnh có
thể đạt đến 2-3m, theo hướng có góc cao 100 có thể đạt đến 20m. Để giảm thiểu
sai số do tầng đối lưu có thể dùng mơ hình hiệu chỉnh đưa thêm tham số phụ
ước tính ảnh hưởng của tầng đối lưu vào q trình xử lý số liệu để tính hoặc
dùng hiệu các trị đo đồng bộ.
1.3.4. Sai số do nhiễu tín hiệu

Tín hiệu từ vệ tinh đến máy thu GPS có thể bị nhiễu do một số nguyên
nhân như: Tín hiệu phản xạ từ các vật khác (kim loại, bê tơng, mặt nước...) ở
gần máy thu GPS; tín hiệu bị nhiễu do ảnh hưởng của các sóng điện từ khác
(khi đặt máy thu ở gần các trạm phát sóng, gần đường dây tải điện cao áp); tín
hiệu bị gián đoạn do bị che chắn bởi các vật cản (nhà cửa, cây cối...). Các tín


-17-

hiệu bị nhiễu nói trên chập với tín hiệu truyền trực tiếp từ vệ tinh đến máy thu
gây ra sai số đối với trị đo.
Để khắc phục sai số do nhiễu tín hiệu, cần phải đặt máy thu cách xa các
vật dễ phản xạ tín hiệu hoặc các đối tượng gây nhiễu tín hiệu; khơng thu tín
hiệu khi trời đầy mây, đang mưa, không đặt máy thu ở dưới các rặng cây.
Ngoài các nguồn sai số chủ yếu trên đây cịn có các nguồn sai số khác
như sai số do ảnh hưởng xoay của Trái đất, do triều tịch của Trái đất, do hiệu
ứng của thuyết tương đối, sai số vị trí của máy thu, sai số vị trí tâm pha của
anten. Trong định vị chính xác cao cần phải xem xét và tìm biện pháp giảm ảnh
hưởng của các nguồn sai số này.
1.4 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS TRONG TRẮC ĐỊA
1.4.1. Ứng dụng GPS trong trắc địa cao cấp
Công nghệ GPS với các ưu điểm nổi bật như độ chính xác cao, đo nhanh,
kinh phí thấp, thao tác đơn giản... đã được ứng dụng rộng rãi để thành lập lưới
trắc địa.
Đến nay công nghệ GPS đã dần dần thay thế các phương pháp đo góc, đo
cạnh truyền thống trong việc thành lập lưới trắc địa. Có thể chia lưới GPS thành
hai loại:
Loại thứ nhất là lưới GPS độ chính xác cao có tính chất tồn quốc hoặc
tồn cầu. Trong loại lưới này khoảng cách giữa các điểm lân cận vào khoảng
mấy nghìn hoặc mấy chục nghìn km. Nhiệm vụ chủ yếu của lưới là xây dựng

hệ toạ độ cho cả một quốc gia hay toàn cầu phục vụ cho nghiên cứu khoa học
về động lực học và khoa học không gian, nghiên cứu quy luật biến dạng của vỏ
trái đất và vận động mảng lục địa.
Loại thứ hai là lưới GPS có tính chất khu vực như lưới GPS thành phố,
khu mỏ, lưới GPS cơng trình. Trong loại lưới này khoảng cách giữa các điểm
lân cận vào khoảng mấy km đến mấy chục km. Tác dụng của loại lưới này là


-18-

thành lập mới lưới khống chế mặt đất, kiểm tra cải thiện hoặc tăng dày lưới đã
có, làm phù hợp mặt geoid khu vực.
1.4.2. Ứng dụng GPS trong trắc địa ảnh hàng không
Một trong hai nhiệm vụ chủ yếu của trắc địa ảnh là thành lập tam giác
ảnh không gian, trong đó cần phải đo một số điểm khống chế ở mặt đất. Trước
đây, công việc này được thực hiện bằng phương pháp truyền thống với máy
kinh vĩ, máy đo dài hoặc toàn đạc điện tử. Trong phương pháp truyền thống,
giữa các điểm khống chế lân cận cần phải nhìn thơng nhau nên thường gặp
nhiều khó khăn. Với các ưu điểm nổi bật, cơng nghệ GPS đã nhanh chóng thay
thế công nghệ truyền thống và trở thành biện pháp chủ yếu để đo điểm khống
chế mặt đất trong trắc địa ảnh hàng không.
1.4.3. Ứng dụng GPS trong trắc địa biển
Trắc địa biển bao gồm các nội dung chủ yếu: định vị trên biển, trắc địa
cao cấp, trắc địa cơng trình biển và đo địa hình đáy biển. Cơng nghệ GPS đều
được ứng dụng trong các nội dung chủ yếu ấy của trắc địa biển.
Để đạt được độ chính xác cao, định vị trên biển được tiến hành bằng cách
kết hợp máy thu GPS và các thiết bị đạo hàng trên tàu. Hiện nay, sử dụng nhiều
và phát triển nhất là kết hợp máy thu GPS với các loại thiết bị đạo hàng như
Loran-C, máy ứng đáp âm thanh, máy con quay để tạo thành một hệ thống gọi
là" hệ thống tổ hợp định vị đạo hàng".

Lưới khống chế trắc địa cao cấp và trắc địa cơng trình biển được tạo thành
bởi các điểm khống chế trên các đảo lớn nhỏ, trên bãi đá ngầm và ở đáy biển.
Điểm khống chế ở đáy biển gồm tiêu cố định và máy ứng đáp âm thanh.
Đối với điểm khống chế trên các đảo lớn nhỏ, trên bãi đá ngầm, có thể dùng
định vị GPS tương đối để xác định toạ độ trong hệ toạ độ thống nhất. Đối với
điểm khống chế ở đáy biển thì phải dùng máy thu GPS đặt trên tàu hoặc trên


-19-

phao cố định và thiết bị định vị âm thanh, tiến hành đo đồng bộ vệ tinh GPS và
điểm khống chế đáy biển để xác định toạ độ điểm khống chế đáy biển.
Trong đo vẽ địa hình đáy biển cịn phải sử dụng máy thuỷ âm để đo độ
sâu. Định vị máy thuỷ âm khi đo ở vùng biển ven bờ có thể dùng phương pháp
truyền thống với máy quang học, toàn đạc điện tử; khi đo ở vùng biển xa bờ
phải dùng định vị vô tuyến. Ứng dụng GPS trong tất cả các trường hợp này đều
có thể nhanh chóng định vị máy thuỷ âm với độ chính xác cao. Định vị GPS
điểm đơn với độ chính xác cỡ hàng chục mét, chỉ có thể dùng để xác định điểm
khống chế ở vùng biển xa khi đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ nhỏ. Đối với
bản đồ tỷ lệ tương đối lớn, có thể ứng dụng kỹ thuật GPS sai phân tiến hành
định vị tương đối.
Trong thực tế, thường sử dụng kết hợp máy thu GPS và máy thuỷ âm; máy
GPS dùng để định vị, máy thuỷ âm dùng để đo sâu. Ngồi ra cịn dùng sổ tay
điện tử, máy tính điện tử, máy vẽ bản đồ, máy in tạo thành một hệ thống tự
động hoá đo vẽ địa hình đáy biển.
1.4.4. Ứng dụng GPS trong đạo hàng hàng hải, hàng không
GPS khắc phục được các mặt hạn chế của thế hệ thứ nhất của hệ thống
đạo hàng vệ tinh Transit, đã thay thế Transit và hệ thống đạo hàng vô tuyến lục
địa như Loran-C và Omega, mở ra thời kỳ mới trong lĩnh vực đạo hàng hàng
hải. Ngày nay GPS đã được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này, bao gồm

đạo hàng viễn dương, đạo hàng ven bờ, đạo hàng ở cảng, đạo hàng trong sông,
hồ.
Đối với đạo hàng hàng không, trên thực tế hệ thống đạo hàng vệ tinh Trasit
chưa được ứng dụng. Cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, hệ thống
GPS mới được hoàn thiện dần và hệ thống GLONASS cũng ra đời và đưa vào
sử dụng. Lúc đó GPS mới mở ra một thời kỳ mới trong đạo hàng hàng không.


-20-

Ngày nay, trong lĩnh vực này, có thể nói khơng có nơi nào khơng ứng
dụng GPS: từ đạo hàng hàng không trên biển, trên đất liền, dẫn đường bay đoạn
cuối, vào sân bay, hạ cánh, điều khiển, quản lý trên sân bay cho đến đạo hàng
đặc biệt trong nông nghiệp, lâm nghiệp.
1.4.5. Ứng dụng GPS trong đo đạc địa hình, địa chính và nhà đất
Bản đồ địa hình các loại tỷ lệ được thành lập ở khu vực đô thị, khu mỏ và
khu vực xây dựng cơng trình nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch và xây dựng đô
thị, khu mỏ, khu cơng nghiệp và các loại cơng trình. Bản đồ địa chính và nhà
đất là các loại bình đồ ở tỷ lệ khác nhau nhằm cung cấp cho các cơ quan quản
lý Địa chính - Nhà đất các tài liệu xác định chính xác vị trí các điểm ranh giới
và diện tích của phạm vi chủ quyền nhà đất.
Phương pháp thông thường để thành lập các loại bản đồ này là đầu tiên
thành lập lưới khống chế, thường là tăng dày lưới khống chế Nhà nước để được
các điểm lưới cấp thấp hơn và điểm lưới khống chế đo vẽ; sau đó tiến hành đo
chi tiết điểm địa vật, địa hình và theo các quy tắc và ký hiệu nhất định mà thành
lập bản đồ.Ứng dụng GPS có thể nhanh chóng xác định toạ độ điểm lưới khống
chế các cấp với độ chính xác cao. Đặc biệt, ứng dụng kỹ thuật định vị động thời
gian thực (RTK), có thể không cần thành lập lưới khống chế các cấp mà chỉ
cần dựa vào một số lượng nhất định điểm khống chế cơ sở là có thể xác định
nhanh chóng toạ độ các điểm chi tiết địa hình, địa vật, điểm ranh giới... với độ

chính xác cao.
1.4.6. Ứng dụng GPS trong trắc địa cơng trình
1.4.6.1 Nội dung chủ yếu của trắc địa cơng trình
Dựa vào đối tượng phục vụ, nội dung của trắc địa cơng trình bao gồm: trắc
địa cơng trình đường bộ; trắc địa cơng trình cầu vượt; trắc địa cơng trình ngầm;
trắc địa cơng trình thuỷ lợi - thuỷ điện; trắc địa cơng trình đường dây tải điện,
đường ống dẫn dầu; trắc địa cơng trình sân bay, bến cảng...


-21-

Công tác trắc địa phục vụ xây dựng các loại cơng trình khác nhau đều có
đặc điểm và u cầu riêng, nhưng về cơ bản lại có nhiều điểm chung. Vì vậy
cơng tác trắc địa có thể khơng phân chia theo chủng loại cơng trình mà theo
tuần tự các giai đoạn thiết kế quy hoạch, giai đoạn thi công xây dựng và giai
đoạn quản lý vận hành cơng trình.
a- Cơng tác trắc địa trong giai đoạn thiết kế quy hoạch cơng trình: chủ yếu
là đo đạc, thành lập bản đồ địa hình các loại tỷ lệ khác nhau để cung cấp cho
thiết kế quy hoạch.
b- Công tác trắc địa trong giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình: chủ yếu
là chuyển bản thiết kế cơng trình ra thực địa để dựa vào đó mà tiến hành thi
cơng. Cơng việc đó gọi là bố trí cơng trình và bao gồm thành lập lưới khống
chế thi công và định tuyến, định dạng cơng trình. Ngồi ra có khi cịn đo đạc
để lắp đặt thiết bị, đo hồn cơng và đo biến dạng.
c- Công tác trắc địa trong giai đoạn quản lý vận hành cơng trình: chủ yếu
là quan trắc chuyển dịch, biến dạng cơng trình. Trong đó gồm quan trắc lún,
quan trắc chuyển dịch ngang, quan trắc độ nghiêng, độ vặn xoắn, độ dao động
của cơng trình.
1.4.6.2. Ứng dụng GPS trong đo đạc, thành lập bản đồ địa hình
Trong trắc địa cơng trình, tuỳ thuộc giai đoạn thiết kế, mức độ phức tạp

của địa vật, địa hình, mật độ của các đường ống, dây dẫn... mà thường sử dụng
bản đồ ở các tỷ lệ 1:10 000, 1:5000, 1:2000, 1:1000 và 1:500 với khoảng cao
đều khác nhau.
- Yêu cầu độ chính xác vị trí mặt bằng thường được quy định:
+ Sai số giới hạn vị trí điểm của lưới khống chế đo vẽ so với điểm của lưới
cấp cao hơn không được vượt quá 0,2mm trên bản đồ.
+ Sai số giới hạn vị trí điểm địa vật quan trọng so với điểm khống chế đo
vẽ gần nhất không được vượt quá 0,4mm trên bản đồ.


-22-

- Yêu cầu độ chính xác độ cao thường được quy định:
+ Sai số độ cao điểm chi tiết không được vượt quá 1/4 khoảng cao đều ở
vùng bằng phẳng và không được vượt quá 1/3 khoảng cao đều ở vùng địa hình
dốc.
Đối với bản đồ địa hình cơng trình thường chọn khoảng cao đều:
h = 0,5m cho tỷ lệ bản đồ 1:500, 1:1000 ở đồng bằng và vùng có độ dốc
địa hình  < 60;
1:2000, 1:5000 ở đồng bằng
h = 1,0m cho tỷ lệ bản đồ 1:500, 1:1000 ở vùng núi
1:2000, 1:5000 ở vùng đồi
h = 2,0m cho tỷ lệ bản đồ 1:2000, 1:5000 ở vùng núi.
Như vậy yêu cầu cao nhất về độ chính xác độ cao của điểm chi tiết ở vùng
bằng phẳng (khoảng cao đều h = 0,5m) là 0,12m.
Có nhiều phương pháp đo đạc, thành lập bản đồ tỷ lệ lớn, nhưng quy trình
cơ bản vẫn bao gồm: lập lưới khống chế và đo vẽ chi tiêt.
Do đó nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ GPS trong đo đạc, thành lập bản
đồ địa hình có nội dung cơ bản là nghiên cứu ứng dụng GPS để thành lập lưới
khống chế và đo vẽ chi tiết.

So với các phương pháp truyền thống thì ứng dụng GPS để thành lập lưới
khống chế cịn có nhiều ưu điểm nổi bật: chọn điểm linh hoạt hơn, khơng cần
dựng tiêu vì khơng cần nhìn thơng giữa các điểm, đo nhanh hơn và có thể đo
cả ngày lẫn đêm, độ chính xác cao và từ đó hiệu quả cao hơn.
Ở nước ta hiện nay, ứng dụng GPS để thành lập lưới khống chế phục vụ
cho đo vẽ bản đồ đã trở thành phổ biến.
Với các chỉ tiêu kỹ thuật hiện hành về độ chính xác như đã nêu trên thì đo
GPS động có thể thay thế các phương pháp truyền thống để đo vẽ chi tiết, thành


-23-

lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Trong ứng dụng này, ưu điểm của công nghệ GPS
thể hiện ở chỗ:
- Giảm thiểu nhân lực đo ở thực địa:
Với một trạm tĩnh có thể đo với số trạm đo di động không hạn chế, không
cần người ghi sổ, người vẽ sơ đồ.
- Tăng năng suất lao động, giảm thời gian làm việc ở thực địa:
Với khả năng đo chi tiết ở khoảng cách lớn, ít phải chuyển trạm máy tĩnh
nên tốc độ đo nhanh. Với 1 máy đo, người đo có thể đạt đến 1000 điểm đo
trong một ngày ở vùng quang đãng.
- Tăng độ tin cậy của số liệu đo:
Tự động đo và ghi số liệu nên khơng cịn nhầm lẫn do người đọc số và ghi
sổ. Việc xác định tính chất điểm đo được tiến hành bằng cách mã hoá trực tiếp
tại điểm đo nên rất cụ thể, ít sai sót.
- Hiệu quả kinh tế cao:
Với khoảng cách trung bình 3 - 5km có một điểm thuộc lưới khống chế
hạng III thì khơng cần tăng dày và thành lập lưới khống chế đo vẽ mà có thể
trực tiếp ứng dụng kỹ thuật đo GPS động để đo và thành lập bản đồ địa hình tỷ
lệ lớn. Một số đánh giá ở nước ngồi cho thấy có thể giảm 50% - 80% chi phí

nhân cơng; giảm 25% - 50% giá thành sản phẩm bản đồ.
1.4.6.3 Ứng dụng GPS trong thi cơng xây dựng cơng trình
Nội dung chủ yếu của công tác trắc địa trong giai đoạn thi công xây dựng
cơng trình là bố trí cơng trình, trong đó bao gồm thành lập lưới khống chế thi
cơng, bố trí trục chính, trục phụ trợ và bố trí chi tiết từng phần của cơng trình.
Xuất phát từ hạn sai xây dựng tức dung sai hồn cơng cơng trình so với
thiết kế để xác định yêu cầu độ chính xác của bố trí cơng trình.


-24-

Sai số thực tế khi hồn cơng bao gồm sai số thi công (sai số chế tạo cấu
kiện, sai số thi cơng lắp đặt...) và sai số bố trí (sai số của lưới khống chế, sai số
bố trí trục chính, trục phụ trợ, từng phần...).
Sau khi xác định được yêu cầu độ chính xác bố trí cơng trình, có thể dựa
vào điều kiện thành lập lưới khống chế thi công và điều kiện bố trí chi tiết cơng
trình mà xác lập quan hệ tỷ lệ giữa sai số của lưới khống chế thi cơng và sai số
bố trí; từ đó ước tính độ chính xác cần thiết lưới khống chế thi cơng.
Sau đây sẽ nêu ra độ chính xác cần thiết của lưới khống chế thi công một
số loại công trình tiêu biểu.
1. Đối với lưới khống chế thi cơng cầu vượt
Nhiệm vụ chủ yếu của lưới khống chế thi công cầu vượt là xác định chiều
dài cầu và bố trí trụ cầu. Trong đó u cầu độ chính xác bố trí trụ cầu thường
cao hơn yêu cầu độ chính xác xác định chiều dài cầu vượt.
Thường yêu cầu sai số trung phương tâm trụ cầu trên hướng trục cầu
không được vượt quá 2cm. Để sai số của lưới khống chế thi công ảnh hưởng
không đáng kể đối với độ chính xác bố trí tâm trụ cầu thì sai số trung phương
vị trí điểm lưới khống chế thi cơng cầu không được vượt quá 8mm.
2. Đối với lưới khống chế thi cơng cơng trình thuỷ lợi - thuỷ điện
Nhiều tài liệu về lĩnh vực này quy định sai số trung phương vị trí điểm

được bố trí trên cơng trình này không được lớn hơn (10-20)mm. Tương tự, để
sai số điểm lưới khống chế thi công ảnh hưởng không đáng kể đến độ chính
xác của điểm được bố trí thì sai số trung phương vị trí điểm lưới khống chế thi
cơng cơng trình đầu mối thuỷ lợi - thuỷ điện khơng được vượt quá 8mm.
3. Đối với lưới khống chế thi cơng cơng trình cơng nghiệp
Lưới khống chế thi cơng cơng trình cơng nghiệp thường được chia làm 2
cấp. Cấp đầu tiên khi ứng dụng công nghệ truyền thống, thường được thành lập
dưới dạng lưới ơ vng (chữ nhật) có chiều dài cạnh trung bình khoảng 200m


×