Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển thương mại biên giới với trung quốc tại địa bàn thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đến năm 2020 và tiếp theo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.92 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
_____________________________

HOÀNG NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VỚI TRUNG QUỐC TẠI
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TIẾP THEO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
_____________________________

HOÀNG NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VỚI TRUNG QUỐC TẠI
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TIẾP THEO
Ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẤN KHOA HỌC:
PGS.TS Hoàng Văn Thành

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi. Các số
liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.

Hà nội, ngày 08 tháng 10 năm 2013
Tác giả

Hoàng Ngọc Anh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CÁC QUỐC GIA ............................................ 6
1.1. Khái quát về hoạt động thương mại biên giới (TMBG) giữa các quốc gia ... 6
1.1.1. Khái niệm về hoạt động TMBG. ........................................................................ 6

1.1.2. Một số cơ sở lý thuyết của phát triển thương mại và sự vận dụng vào phát
triển thương mại của một tỉnh (hoặc thành phố) biên giới - (sau đây gọi
chung là tỉnh biên giới) .................................................................................. 13
1.1.3. Các hình thức hoạt động TMBG ...................................................................... 20
1.1.4. Vai trò của phát triển thương mại của một tỉnh biên giới trong bối cảnh hội
nhập KTQT.................................................................................................... 21

1.2. Những nhân tố thúc đẩy hoạt động TMBG và tiêu chí đánh giá phát triển
hoạt động TMBG ..................................................................................... 24
1.2.1. Những nhân tố thúc đẩy hoạt động TMBG ....................................................... 24
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động TMBG ............................................ 34

1.3. Nội dung phát triển TMBG với Trung Quốc tại Thành phố Móng Cái ....... 42
1.3.1. Phát triển thương mại nội địa ........................................................................... 42
1.3.2. Phát triển xuất, nhập khẩu ................................................................................ 48
1.3.3. Phát triển các dịch vụ thương mại .................................................................... 49

1.4. Kinh nghiệm phát triển TMBG của một số nước với Trung Quốc và bài
học rút ra cho Thành phố Móng Cái – Quảng Ninh .................................. 51
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động TMBG giữa Liên Bang Nga với Trung
Quốc .............................................................................................................. 51


1.4.2. Kinh nghiệm phát triển hoạt động TMBG giữa Myanma với Trung Quốc ........ 51
1.4.3. Bài học rút ra đối với Thành phố Móng Cái – Quảng Ninh ............................... 51

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VỚI
TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH GIAI
ĐOẠN 2008 - 2012 ............................................................................................... 54
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................... 54

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh .................................. 54
2.1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Móng Cái ......... 60

2.2. Phân tích thực trạng các giải pháp phát triển TMBG với Trung Quốc tại
Thành phố Móng Cái................................................................................ 69
2.2.1.Thực trạng phát triển thương mại nội địa........................................................... 69
2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động XNK .............................................................. 78

2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển TMBG với Trung Quốc tại
thành phố Móng Cái. ............................................................................... 84
2.3.1. Những kết quả đạt được. ................................................................................. 84
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân........................................................... 86

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI
VỚI TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, QUẢNG NINH TRONG
THỜI GIAN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TIẾP THEO.................................................... 92
3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển thương mại biên giới
của các quốc gia ....................................................................................... 92
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển thương mại biên giới tại
thành phố Móng Cái của Việt Nam ............................................................... 92
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển thương mại biên giới tại
thành phố Móng Cái của Trung Quốc. ........................................................... 96

3.2. Giải pháp phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc tại thành phố
Móng Cái, Quảng Ninh trong thời gian đến 2020 và tiếp theo. ............... 99
3.2.1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa .................................... 99
3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động XNK với Trung Quốc ........................ 102
3.2.3. Giải pháp đa dạng hoá các dịch vụ thương mại............................................... 107



3.2.4. Các giải pháp khác ......................................................................................... 108

3.3. Một số kiến nghị vĩ mơ............................................................................ 113
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................ 113
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Công Thương ..................................................................... 115
3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 116

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ACFTA

Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

BLHH

Bán lẻ hàng hóa

CK


Cửa khẩu

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

TMBG

Thương mại biên giới

DN

Doanh nghiệp

DNTM

Doanh nghiệp thương mại

ĐVT

Đơn vị tính

EHP

Chương trình thu hoạch sớm

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTTT

Giá trị tăng thêm

HLKT

Hành lang kinh tế

KCHTTM

Kết cấu hạ tầng thương mại

KCN

Khu công nghiệp

KDTM

Kinh doanh thương mại

KTCK


Kinh tế cửa khẩu

KTQT

Kinh tế quốc tế

NDT

Nhân dân tệ

QLNN

Quản lý Nhà nước

NSLĐ

Năng suất lao động

KKTCK

Khu Kinh tế cửa khẩu

NXB

Nhà xuất bản

QLTT

Quản lý thị trường


QLNN

Quản lý Nhà nước


TBT

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

KCN

Khu công nghiệp

TM-CN

Thương mại - Công nghiệp

KT – XH

Kinh tế - xã hội

AN – QP

An Ninh – Quốc phịng

THCS

Trung học cơ sở

PTTH


Phổ thơng trung học

TMĐT

Thương mại điện tử

TMQT

Thương mại quốc tế

TQ

Trung Quốc

TT

Thứ tự

TTHQĐT

Thủ tục hải quan điện tử

TTTM

Trung tâm thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

USD

Đô la Mỹ

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

NK

Nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất, nhập khẩu

TNTX


Tạm nhập tái xuất

XTTM

Xúc tiến thương mại

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. GDP tỉnh Quảng Ninh 2007-2011 phân theo ngành ............................... 58
Bảng 2.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011 ............ 60
Bảng 2.3. GDP thành phố Móng Cái 2008-2012 phân theo ngành ......................... 65
Bảng 2.4: Móng Cái trong kinh tế tỉnh Quảng Ninh và cả nước ............................. 66
Bảng 2.5. Tổng hợp hệ thống cửa khẩu, điểm thông quan trên địa bàn thành phố
Móng Cái .............................................................................................. 71
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về hoạt động chợ biên giới tại thành phố Móng Cái ....... 76
Bảng 2.7. Số vụ bn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu trên địa bàn
thành phố Móng Cái giai đoạn 2008-2012 ............................................ 76
Bảng 2.8. Kết quả XNK qua cửa khẩu Móng Cái giai đoạn 2008-2012 .................. 78
Bảng 2.9. Tổng thu ngân sách, thu từ xuất nhập khẩu và thu nội địa trên địa bàn

thành phố Móng Cái (giai đoạn 2008- 2012) ......................................... 80
Bảng 2.10. Thu ngân sách nhà nước phân theo các cửa khẩu trên địa bàn Móng
Cái giai đoạn 2008-2012 ....................................................................... 81
Bảng 2.11. Hoạt động xuất, nhập cảnh qua địa bàn thành phố Móng Cái .............. 82


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: ............................................................... 18
Hình 2.1: Số vụ vi phạm pháp luật được lập biên bản và xử lý ......................................... 77


1

MỞ ĐẦU
1 - Tính cấp thiết của đề tài
Móng Cái là Thành phố biên giới cửa khẩu nằm ở phía Đơng Bắc Tỉnh
Quảng Ninh có diện tích 518,278 Km 2 , dân số 108.016 người, có 50 Km đường
biên giới trên bộ và gần 22 Km đường biên giới trên biển tiếp giáp với Thành phố
Đông Hưng - Quảng Tây - Trung Quốc. Thành phố Móng Cái có cửa khẩu quốc tế
Móng Cái (được xác định là một trong những cửa khẩu biên giới quan trọng vào bậc
nhất của Việt Nam), cửa khẩu Ka Long, điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu Lục Lầm
và Khu chuyển tải Vạn Gia là cảng biển có thể đón tàu 10 vạn tấn ra vào chuyển tải
hàng hố) thơng thương với thành phố Đơng Hưng và các trung tâm kinh tế lớn của
Trung Quốc như: Phòng Thành, Bắc Hải, Nam Ninh, Quý Châu, Hồng Kông, Hải

Nam và nhiều khu vực quan trọng khác của Trung Quốc. Móng Cái giữ vị trí quan
trọng trong trục kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hiện nay
Móng Cái là một trong hai trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch của tỉnh Quảng
Ninh có mức ln chuyển hàng hố (kể cả đường bộ và đường thuỷ) rất lớn, là trung
tâm giao dịch trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các tỉnh
phía Nam Trung Quốc. Riêng hàng hóa TNTX, chuyển khẩu, chuyển tải, hàng qua
kho ngoại quan chiếm gần 90% loại hàng này trên toàn quốc.
Kể từ khi thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ- TTg ngày 7/11/2006 của
Thủ tướng chính phủ; Quyết định 139/2009/ QĐ- TTg ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định số 254/2006/ QĐ- TTg và Thông tư số 13/2009/
TT- BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công thương; Được sự quan tâm chỉ đạo của của
Đảng, nhà nước, Ban chỉ đạo thương mại biên giới Ttrung ương; Tỉnh ủy – HĐNDUBND tỉnh Quảng Ninh cùng các ban ngành có liên quan của Móng Cái với các địa
phương đối diện của Trung Quốc, hoạt động thương mại biên giới có sự chuyển
biến tích cực, đem lại sự phát triển nhanh chóng tồn diện về kinh tế xã hội và vẫn
đảm bảo tốt an ninh quốc phòng chủ quyền biên giới quốc gia. Các lĩnh vực kinh tế
xã hội phát triển nhanh, mạnh, khá toàn diện góp phần tạo ra bộ mặt đơ thị sầm uất,
sơi động, hình thành các phân khu chức năng: Khu thương mại, khu cửa khẩu, khu


2

du lịch, khu hành chính, các khu, cụm cơng nghiệp..với cơ cấu kinh tế các ngành
dịch vụ, thương mại du lịch chiếm gần 70%, công nghiệp– Xây dựng-Tiểu thủ công
nghiệp chiếm trên 16% là: nông – lâm - ngư nghiệp chiếm 14%; lĩnh vực văn hoá
xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống của các tầng lớp nhân dân
khơng ngừng nâng lên, tình hình an ninh quốc phịng trật tự an tồn xã hội được
đảm bảo, giữ vững. Có được những thành tựu đó là cũng bởi Thương mại biên giới
với Trung Quốc đã đóng góp một phần hết sức quan trọng, được coi là ngành kinh
tế mũi nhọn của Thành phố Móng Cái.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được vẫn cịn khơng ít

những khó khăn, tồn tại cần sớm được khắc phục và cần thiết phải có sự nghiên
cứu, đổi mới và có các giải pháp để phát triển hiệu quả ngành thương mại biên giới
với Trung Quốc tại địa bàn Thành phố Móng Cái trong tình hình mới.
Hiện nay, Thành phố Đông Hưng - Quảng Tây - Trung Quốc (đối diện với
Thành phố Móng Cái) đã được Quốc vụ viện nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa
chính thức phê chuẩn là “Khu thí điểm khai phát mở cửa trọng điểm Đơng Hưng Quảng Tây” theo mơ hình "Đặc khu kinh tế" với việc cho phép nghiên cứu đề xuất
những cơ chế chính sách đặc biệt ưu đãi; là cửa khẩu lớn nhất, điểm đầu của các
tuyến giao thương hàng hoá tạo thế và lực mới để tăng cường giao lưu hợp tác với
Việt Nam và các nước ASEAN. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để
thành phố Móng Cái mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ thuận lợi là cơ bản, song cũng đặt ra cho
Móng Cái nhiều cơ hội mới đan xen thách thức mới về năng lực cạnh tranh và đối
đẳng trong quan hệ hợp tác đối ngoại giữa hai địa phương.
Nhận thức rõ được tính cấp bách và tầm quan trọng của phát triển thương
mại biên giới với Trung Quốc tại địa bàn Móng Cái trong tình hình mới, đồng thời
với mong muốn xây dựng thành phố biên giới cửa khẩu Móng Cái văn minh, hiện
đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế - xã hội; Chủ động tăng
cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Tây; Tiếp tục
củng cố và duy trì quan hệ hợp tác với các địa phương, các tổ chức quốc tế, các


3

tỉnh, thành phố trong cả nước để thu hút các nguồn lực bên ngoài, đảm bảo phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, liên tục trong những năm tiếp theo. Việc nghiên cứu
giải pháp phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc tại địa bàn thành phố
Móng Cái đến năm 2015, định hướng đến 2020 là hết sức cần thiết và cấp bách.
2 - Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát
triển thương mại biên giới Việt - Trung tại địa bàn thành phố Móng Cái phù hợp với
chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương; tận dụng các cơ hội, phát huy hết

tiềm năng, thế mạnh của thành phố Móng Cái để phát triển thương mại biên giới với
Trung Quốc cả về quy mô và chiều sâu.
3 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ hoạt động thương mại biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc tại địa bàn thành phố Móng Cái trên các mặt: quy mơ, cơ
cấu, phương thức, hiệu quả hoạt động...
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Gồm các hoạt động thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc qua biên giới
quốc gia trên địa bàn thành phố Móng Cái.
- Gồm các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế trên địa bàn các tỉnh
biên giới của Việt Nam với Trung Quốc và qua một số cửa khẩu với Trung Quốc.
- Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: giai đoạn 2008 - 2012.
- Thời gian dự kiến thực hiện các giải pháp: đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020.
4 - Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu, cần phải giải quyết các vấn đề sau đây :
- Nghiên cứu tổng quan những vấn đề về thương mại biên giới với Trung Quốc
tại địa bàn thành phố Móng Cái để thấy được bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực thương
mại biên giới của thành phố Móng Cái cũng như điều kiện cần và đủ để có thể phát triển
được thành phố biên giới cửa khẩu Móng Cái trong tương lai; Nghiên cứu vai trị của
việc phát triển ngành thương mại biên giới với Trung Quốc trong tình hình hội nhập kinh


4

tế quốc tế hiện nay; nghiên cứu, tìm hiểu và đúc kết một số kinh nghiệm trong việc phát
triển ngành thương mại biên giới với Trung Quốc và các nước trên thế giới.
- Nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng các điều kiện về KTXH, các điều kiện
để phát triển ngành thương mại biên giới với Trung Quốc tại địa bàn Móng Cái để từ đó
đánh giá, nhận định những yếu tố đã cơ bản đáp ứng thực tiễn, những điều kiện cịn thiếu

hoặc chưa có trong việc phát triển ngành thương mại biên giới tại Móng Cái.
- Đưa ra các giải pháp cơ bản, đồng bộ nhằm phát triển thương mại biên giới với
tỉnh Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc nói chung tại địa bàn Thành phố Móng Cái.
5 - Phương pháp nghiên cứu
- Để phục vụ việc nghiên cứu và thực hiện đề tài, người viết sử dụng các phương
pháp: thống kê, khảo sát, thu thập các tài liệu, báo cáo số liệu có liên quan đến tình hình
phát triển thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương
pháp chi tiết, trích dẫn, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia... để phân tích, đánh giá thực
trạng làm cơ sở đề xuất các giải pháp.
6 - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn.
- Đề tài được xây dựng trên những căn cứ khoa học, thể hiện được tính cân
đối và tính hiệu quả trong phát triển và phù hợp với qui hoạch phát triển KT-XH
của thành phố Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Đề tài sau khi đưa vào thực hiện sẽ góp phần khai thác các tiềm năng,
nguồn lực và các lợi thế của địa phương. Thực hiện các chủ trương, định hướng
trong việc phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc một cách bền vững và
lâu dài;
- Xây dựng hướng phát phát triển thương mại biên giới tương xứng với sự
phát triển các ngành trên địa bàn thành phố Móng Cái.
- Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở cho các nhà quản lý tham khảo phục vụ cho
công tác chỉ đạo quản lý, hoạch định các chính sách phát triển thương mại biên giới
nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phù hợp với ngành, địa phương,
nhất là đối với khu vực biên giới cửa khẩu Móng Cái.


5

7 - Kết cấu của Đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương, luận

văn được kết cấu trong 121 trang, 11 bảng, 02 hình vẽ đồ thị.
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại biên giới
giữa các quốc gia.
Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc tại
Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 – 2012.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc
tại Thành phố Móng Cái, Quảng Ninh trong thời gian đến năm 2020 và tiếp theo.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CÁC QUỐC GIA
1.1. Khái quát về hoạt động thương mại biên giới (TMBG) giữa các quốc
gia
1.1.1. Khái niệm về hoạt động TMBG.
1.1.1.1. Khái niệm thương mại, hoạt động thương mại, hoạt động thương mại
biên giới
a. Khái niệm thương mại
Về mặt học thuật, Thương mại (Tiếng Anh là Trade hoặc Commerce; tiếng
Pháp là Commerce; tiếng La tinh là Commercium) đều được hiểu là mua bán, trao
đổi hàng hóa, hoạt động kinh doanh.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là q trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động trao đổi hàng
hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương (kinh doanh
quốc tế).
Trên thực tế, thương mại có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác
nhau: Theo phạm vi hoạt động, có thương mại nội địa (nội thương), thương mại
quốc tế (ngoại thương), thương mại khu vực, thương mại thành phố, nông thôn,

thương mại nội bộ ngành… Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong q
trình tái sản xuất xã hội, có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại
tư liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng... Theo các khâu của quá trình lưu
thơng, có thương mại bán bn, thương mại bán lẻ. Theo mức độ can thiệp của Nhà
nước vào quá trình thương mại, có thương mại tự do (hay mậu dịch tự do) và
thương mại có sự bảo hộ (hay bảo hộ mậu dịch). Theo kỹ thuật giao dịch, có thương
mại truyền thống và thương mại điện tử (TMĐT), hay thương mại có giấy tờ và
thương mại khơng có giấy tờ.


7

Theo Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL),
thuật ngữ “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh
ra từ mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay khơng có hợp đồng. Các
mối quan hệ mang tính chất thương mại gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về
cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa và dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại
lý thương mại; ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng cơng trình; tư vấn; kỹ
thuật cơng trình; đầu tư, cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác tơ
nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác cơng nghiệp hoặc kinh doanh;
chun chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường sắt hoặc đường bộ.
Hiện nay, Luật Thương mại (năm 2005) của Việt Nam và trong nhiều Hiệp
định thương mại song phương đã được ký kết mà điển hình là Hiệp định Thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ, khái niệm “Thương mại” đều đã được hiểu theo nghĩa
rộng, tức là bao gồm thương mại hàng hóa, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch
vụ, xúc tiến thương mại (XTTM) và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.
Việc quy định như vậy là phù hợp với Hiệp định thành lập WTO.
Trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh sự phát
triển thương mại luôn được đặt ở vị trí trọng tâm trong các mục tiêu tăng trưởng và
phát triển của các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, phát

triển thương mại là tất yếu cho quá trình tăng trưởng và hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Trong khuôn khổ của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT),
tại vòng đàm phán Uruguay diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994, các nước thành
viên của GATT đã thông qua Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).
Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương
mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ khơng chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực
thương mại hàng hố như trước đó. Theo phân ngành hiện nay của WTO thì ngành
thương mại là một ngành kinh tế dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ Luận văn, do hạn chế về nguồn tư liệu, tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu về thương mại hàng hóa từ góc độ ngành của một thành
phố biên giới; không nghiên cứu (hoặc chỉ đề cập một cách khái quát) về thương


8

mại dịch vụ, đầu tư liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại trên địa bàn một tỉnh biên giới. Trong Hệ thống tài khoản quốc gia
(System of National Accounts - SNA), ngành được phân theo hoạt động sản xuất,
bao gồm tất cả các đơn vị cơ sở (establishment) cùng một loại hoạt động sản xuất.
Theo Bảng phân ngành của hoạt động của Liên Hợp Quốc ISIC3, thương mại hàng
hóa được gọi là ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa nhỏ, là một
trong 17 ngành cấp I; tương tự như vậy, theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày
23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và
Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam thì
thương mại hàng hóa cũng chính là ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tơ, xe
máy và xe có động cơ khác, là một trong 21 ngành cấp I.
b. Khái niệm hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại mang bản chất của hoạt động dịch vụ, diễn ra trên
không gian thị trường cụ thể và thời gian xác định. Xét theo ý nghĩa đó và dựa theo

hệ thống phân loại sản phẩm (Central Products Classification - CPC) của Liên Hợp
Quốc, WTO đã phân định hoạt động thương mại hàng hóa trên thị trường các nước
thành viên là hoạt động dịch vụ phân phối. Theo phân loại các ngành dịch vụ của
WTO, ngành dịch vụ phân phối gồm 4 phân ngành: dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán
lẻ, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại; trong đó, bán bn và bán lẻ là
hoạt động dịch vụ chính trong ngành dịch vụ phân phối.
Luật Thương mại (năm 2005) của Việt Nam quan niệm: “Hoạt động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, XTTM và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác”. Cụ thể,
hoạt động thương mại gồm các nhóm sau:
1) Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên
mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và chuyển quyền sở hữu hàng
hóa theo thỏa thuận.


9

Các hình thức mua bán hàng hóa bao gồm:
- Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức XK, nhập
khẩu (NK), tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
- Mua bán hàng hóa trong nước: Thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán
hàng hóa.
- Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
2) Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi
là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận
thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán
cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Có một số hoạt động dịch vụ chủ yếu sau đây:
- Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức

thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao
bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố theo
thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
- Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
- Dịch vụ giám định
- Cho thuê hàng hóa
- Nhượng quyền thương mại
3) XTTM là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
4) Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để
thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác
định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác
mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.
Ngồi ra, cịn một số hoạt động thương mại cụ thể khác như: gia công trong
thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.


10

Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet, đã thúc đẩy, phát
triển và ứng dụng rộng rãi TMĐT ở nhiều nước. TMĐT đã góp phần thu hẹp
khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa người bán và người mua,
giữa các công ty, các quốc gia trong hoạt động XNK, rút ngắn đáng kể thời gian
giao dịch và nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại. Theo WTO: “TMĐT là hoạt
động sản xuất, quảng cáo, tiêu thụ và phân phối sản phẩm thông qua các mạng viễn
thơng”. Hoạt động kinh doanh TMĐT chính là việc ứng dụng công nghệ (chủ yếu
là công nghệ thông tin) để tự động hóa các giao dịch kinh doanh và các kênh thông
tin về kinh doanh. Tuy nhiên, cũng như internet, TMĐT cũng có thể bị mất an tồn

và bị tổn thất do bị phá hoại và bị trục trặc kỹ thuật, nên vấn đề an toàn khi tiến
hành TMĐT cần được quan tâm hàng đầu. Trong công cuộc đổi mới hiện nay,
TMĐT sẽ giúp nước ta có thêm khả năng hội nhập và hợp tác KTQT. Hơn nữa, sự
phát triển nhanh công nghệ thông tin và Internet ở nước ta thời gian qua cho phép
chúng ta từng bước phát triển và ứng dụng rộng rãi hình thức kinh doanh thương
mại (KDTM) hiện đại này
c. Khái niệm hoạt động thương mại biên giới
Hoạt động TMBG là sự lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới đất
liền trong phạm vi vùng biên giới hoặc gia tăng giá trị dịch vụ vùng biên giới giữa
các nước láng giềng. Hay hoạt động TMBG có thể được hiểu là các hoạt động bn
bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở khu vực biên giới giữa các nước láng giềng, là
hình thái mở đầu của hoạt động TMQT, là bộ phận quan trọng trong hoạt động
ngoại thương của mỗi nước.
Theo nghĩa rộng, hoạt động TMBG giữa hai nước láng giềng không chỉ đơn
thuần là hoạt động buôn bán tại các CK biên giới mà nó có phạm vi rộng hơn, bao
trùm các hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ được diễn ra trên toàn bộ khu vực
biên giới của hai nước, bao gồm cả thương mại chính ngạch, thương mại tiểu ngạch
và hoạt động mua bán của cư dân hai nước dọc biên giới.
Hoạt động TMBG, trước hết là một hoạt động TMQT, vì vậy, nó mang đầy
đủ các hoạt động chung của hoạt động TMQT. Ngoài ra, hoạt động TMBG cịn có
đặc điểm riêng của hoạt động thương mại tại khu vực biên giới.


11

Theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và
các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngồi,
Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc quản lý hoạt động TMBG với các nước có chung biên giới và Quyết định số

139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg, thì hoạt động TMBG có phạm vi rất
rộng, bao gồm:
- Hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngồi khác theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP.
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới;
- Buôn bán tại chợ biên giới, chợ CK, chợ trong khu KTCK;
- Hoạt động XNK hàng hóa qua biên giới theo các phương thức được thỏa
thuận trong Hiệp định Thương mại song phương giữa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới.
Hoạt động TMBG là một cơ chế thương mại đặc biệt, đặc thù, một ngoại lệ,
không bị ràng buộc và được quy định rõ ràng trong các điều khoản riêng lẻ của
WTO. Điều XXIV Hiệp định GATT nêu rõ “Các điều khoản của Hiệp định này sẽ
không được diễn giải nhằm ngăn cản các ưu đãi mà một bên ký kết dành cho quốc
gia láng giềng nhằm tạo thuận lợi cho TMBG’’. Trong Quy chế Tối huệ quốc
(MFN), Điều 25 - Điều khoản Tối huệ quốc về ưu đãi nhằm tạo thuận lợi cho
TMBG đã nêu: “Quốc gia được hưởng mà khơng phải nước láng giềng thì khơng
được hưởng những ưu đãi thuận lợi mà quốc gia kia dành cho một nước láng giềng
thứ ba để nhằm tạo thuận lợi cho TMBG”.

1.1.1.2. Khái niệm phát triển thương mại, phát triển thương mại của một tỉnh
biên giới
a. Khái niệm phát triển thương mại
Theo quan niệm chung nhất, phát triển là sự tăng thêm về quy mô, gia tăng
tốc độ và nâng cao chất lượng. Phát triển cũng được hiểu theo nội dung và nội hàm
của phát triển bền vững.


12


Phát triển thương mại là sự không ngừng mở rộng về quy mơ, đồng bộ và
hồn thiện về cơ cấu, gia tăng nhịp độ và chất lượng tăng trưởng thương mại và tạo
lập các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hoạt động thương mại tác
động thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội và quan niệm khác nhau của mỗi quốc
gia, mỗi địa phương trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, người ta có thể lựa chọn
những mơ hình phát triển thương mại khác nhau. Mơ hình phát triển thương mại của
mỗi quốc gia, địa phương trong mỗi thời kỳ nhất định có thể được hiểu là sự định
dạng phương thức huy động và phân bổ các nguồn lực của quốc gia, địa phương
cho lĩnh vực thương mại. Nhìn một cách khái qt, có thể phân chia thành 3 mơ
hình như sau:
- Thứ nhất, phát triển thương mại chủ yếu theo chiều rộng, như: mở rộng
phát triển thương mại hàng hoá sang thương mại dịch vụ; mở rộng quy mơ tăng
tổng mức lưu chuyển hàng hố và dịch vụ xã hội, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim
ngạch XNK; mở rộng thị trường trong tỉnh và sang các tỉnh khác, trong nước và
quốc tế; gia tăng số lượng và quy mô các DN, các hộ kinh doanh; mở rộng cơ sở hạ
tầng thương mại.
- Thứ hai, kết hợp giữa phát triển thương mại theo chiều rộng với phát triển
thương mại theo chiều sâu, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng thương mại từ chủ yếu
phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa
mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.
- Thứ ba, tập trung nguồn lực để phát triển thương mại theo chiều sâu là chủ
yếu, đó là nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng đối với các hoạt động
thương mại; chuyển dịch cơ cấu thương mại theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH), củng cố các yếu tố cho phát triển thương mại bền vững.
Sự phân định 3 mơ hình trên chỉ mang tính tương đối, thực tiễn lịch sử phát
triển thương mại của các quốc gia, địa phương cho thấy, đó là sự chuyển tiếp của 3
mơ hình phát triển thương mại, bắt đầu từ trạng thái phát triển chủ yếu theo chiều



13

rộng sang trạng thái thứ hai, đó là phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu và
cuối cùng là chuyển sang trạng thái phát triển chủ yếu theo chiều sâu.
b. Khái niệm phát triển thương mại của một tỉnh biên giới
Tỉnh biên giới là một đơn vị hành chính địa phương trực thuộc Trung ương,
gồm thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, huyện; trong địa giới hành chính của tỉnh có
đường biên giới quốc gia với các nước láng giềng.
Phát triển thương mại của một tỉnh biên giới là một khái niệm tập hợp, gồm
nội hàm đầy đủ về phát triển thương mại của một địa phương cấp tỉnh và gồm cả
nội hàm của TMBG trên địa bàn tỉnh (hoạt động thương mại qua biên giới). Đó là
quá trình khơng ngừng mở rộng quy mơ, nâng cấp trình độ và chuyển dịch cơ cấu
thương mại của một tỉnh biên giới theo cả chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất
lượng, hiệu quả các hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn
nội tỉnh, giữa tỉnh biên giới với các địa phương khác trong cả nước và với nước
ngoài; đồng thời gia tăng các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên
giới, hoạt động XNK hàng hóa qua biên giới và hoạt động buôn bán tại chợ biên
giới, chợ CK, chợ trong khu KTCK... phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của một tỉnh biên giới trong từng thời kỳ.

1.1.2. Một số cơ sở lý thuyết của phát triển thương mại và sự vận dụng
vào phát triển thương mại của một tỉnh (hoặc thành phố) biên giới (sau đây gọi chung là tỉnh biên giới)
1.1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723-1790) căn cứ vào thực tiễn phát triển KTQT thời kỳ cách
mạng công nghiệp bắt đầu bùng nổ và lan rộng để phê phán lý thuyết trọng thương,
đồng thời ông đưa ra những luận điểm mới của mình nhằm giải thích nguồn gốc,
bản chất và lợi ích của TMQT. Ơng cho rằng sự giàu có của một quốc gia khơng
phải chỉ được đo lường bằng số lượng vàng tích trữ được, mà chủ yếu là do lượng
giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra. Trong tác phẩm “Sự giàu có của các
quốc gia”, xuất bản năm 1776, Adam Smith đưa ra nhận định: “Sự giàu có của mỗi

quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ của chính quyền mang


14

lại mà là nhờ vào tự do kinh doanh. Một nền thương mại không bị can thiệp sẽ
mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia”.
Khi giải thích hiện tượng TMQT, Adam Smith cho rằng buôn bán ngoại
thương muốn bền vững phải mang tính chất bình đẳng và mang lại lợi ích cho cả hai
bên, nếu trao đổi giữa các nước căn cứ trên chi phí sản xuất của các hàng hóa.
Nội dung và tư tưởng cơ bản của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
được diễn giải như sau:
- Lợi thế tuyệt đối được hiểu là sự khác biệt tuyệt đối về NSLĐ (cao hơn)
hay chi phí lao động (thấp hơn) để làm ra cùng loại sản phẩm.
- Mơ hình TMQT của một quốc gia là chỉ XK sản phẩm mà mình có lợi thế
tuyệt đối và NK những sản phẩm khơng có lợi thế tuyệt đối.
- Mở rộng ra, nếu mỗi quốc gia tập trung chun mơn hóa sản xuất vào loại
sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối thì tài ngun kinh tế của đất nước sẽ được
khai thác có hiệu quả hơn và thông qua trao đổi TMQT, các quốc gia giao thương
đều có lợi hơn do tổng lượng các loại sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng cuối
cùng ở mỗi quốc gia tăng nhiều hơn và chi phí rẻ hơn so với trường hợp phải sản
xuất toàn bộ, mỗi nước đều có lợi hơn nhiều so với trường hợp không tiến hành trao
đổi TMQT (tuy sẽ không đều nhau giữa các quốc gia).
Tóm lại, lợi thế tuyệt đối là khái niệm chỉ sự trội hơn về lượng tuyệt đối của
nước này so với nước khác về một loại sản phẩm nào đó dựa trên cơ sở các chỉ số
như giá thành sản xuất thấp hơn, NSLĐ cao hơn hay chất lượng các nhân tố đầu vào
của sản xuất tốt hơn. Chun mơn hóa sản xuất dựa vào lợi thế tuyệt đối sẽ có lợi
cho các nước.
Vận dụng lý thuyết lợi thế tuyệt đối vào điều kiện phát triển thương mại của
một tỉnh biên giới, có thể rút ra hai vấn đề có tính phương pháp luận sau:

1) Mỗi tỉnh biên giới chỉ nên tập trung chun mơn hóa vào những ngành,
lĩnh vực, loại hình kinh doanh sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) mà mình có lợi thế
tuyệt đối thì tài nguyên kinh tế của tỉnh biên giới sẽ được khai thác có hiệu quả hơn,


15

và thơng qua trao đổi TMBG, tỉnh sẽ có lợi hơn do tổng lượng sản phẩm trao đổi
của tỉnh tăng nhiều hơn và chi phí rẻ hơn so với các tỉnh khơng có biên giới.
2) Các chính sách của Chính phủ, của tỉnh biên giới trong việc xác định đúng
những ngành, lĩnh vực hoặc những sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) mà tỉnh mình có
lợi thế tuyệt đối để khai thác, XK và phát triển sẽ góp phần quan trọng trong việc
thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

1.1.2.2. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo
David Ricardo (1772-1823) khi nghiên cứu về TMQT đã nhận thấy những
hạn chế trong lý thuyết của Adam Smith và phát triển lý thuyết lợi thế so sánh
(Comperatitive advantage) hay còn gọi là quy luật lợi thế so sánh.
Quy luật lợi thế so sánh được D. Ricardo trình bày trong tác phẩm “Những
nguyên lý Kinh tế Chính trị và Thuế”, xuất bản năm 1817. Theo đó, trong quan hệ
TMQT khơng nên đặt ra vấn đề lợi ích của hai bên bằng nhau, hiếm khi xảy ra, mà
căn bản là hai bên cùng có lợi hơn so với trường hợp khơng có trao đổi TMQT.
Để đơn giản hóa vấn đề và thuận tiện cho việc trình bày quy luật, D. Ricardo
đưa ra một số giả thiết rằng, trong trường hợp: mơ hình trao đổi TMQT chỉ có 2
quốc gia và 2 loại sản phẩm; thương mại tự do; thị trường cạnh tranh hoàn hảo; lao
động di chuyển tự do trong một quốc gia, nhưng không di chuyển trên phạm vi quốc
tế; khơng tính chi phí chun chở; kỹ thuật giữa các quốc gia giống nhau; lý thuyết
tính giá trị bằng lao động.
Với giả thiết nêu trên, D. Ricardo cho rằng, cơ sở để hai quốc gia giao
thương với nhau là lợi thế so sánh. Nội dung của quy luật lợi thế so sánh được phát

biểu như sau: Một quốc gia sẽ chun mơn hóa sản xuất để XK những sản phẩm mà
mình có lợi thế so sánh và NK trở lại những sản phẩm mình khơng có lợi thế so
sánh. Khác với lợi thế tuyệt đối của A. Smith, lợi thế so sánh được hiểu là sự khác
biệt tương đối về NSLĐ (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để làm ra cùng
loại sản phẩm. Mức lợi thế so sánh, biểu hiện khả năng cạnh tranh của quốc gia về
cùng loại sản phẩm (X) trên thị trường thế giới, được xác định bằng công thức sau:
RCA = E1/EC ÷ E2/EW

(1.1)


×