Tải bản đầy đủ (.doc) (195 trang)

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp ba tại các trường tiểu học quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 195 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thanh Dư

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN
VÀ XÃ HỘI LỚP BA TẠI CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC QUẬN BÌNH THẠNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thanh Dư

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN
VÀ XÃ HỘI LỚP BA TẠI CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC QUẬN BÌNH THẠNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành


: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)

Mã số

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN SỸ THƯ


Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện do yêu cầu học tập. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong
luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được thu thập trong quá trình
nghiên cứu.
Người viết

Trần Thanh Dư


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn “Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp Ba tại các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành
phố Hồ Chí Minh” đối với tơi là một thử thách rất lớn. Tham gia vào hoạt
động nghiên cứu khoa học, tơi gặp khá nhiều khó khăn nhưng nhờ sự cố gắng
của bản thân, tơi cũng đã hồn chỉnh đề tài luận văn của mình. Trong suốt quá

trình thực hiện luận văn, tôi không thể nào không nhớ đến những người đã hết
lịng hỗ trợ tơi đạt được kết quả này.
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Sỹ Thư
– Giảng viên Khoa Khoa học Giáo dục, trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Thầy đã cảm thơng, động viên, tận tình hướng dẫn và hết lịng giúp đỡ tơi thực
hiện đề tài.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa cùng
Quý Thầy Cô đang công tác tại khoa Giáo dục Tiểu học, Phòng Sau Đại học,
Quý Cán bộ Thư viện trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Nhân đây, tôi cũng trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô và các em học sinh lớp
Ba của trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Yên
Thế, Thạnh Mỹ Tây – Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận
lợi, hỗ trợ chúng tơi trong suốt q trình tìm hiểu thực tế tại Q trường.

Cuối cùng tơi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình đã hỗ trợ, động viên tôi,
để tôi dành thời gian cho việc nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các bạn, các em sinh
viên khoa Giáo dục Tiểu học chia sẻ cùng tôi nhiều khó khăn trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Đề tài tuy hồn thành song khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp.

Người thực hiện
Trần Thanh Dư

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan



Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình ảnh, đồ thị
MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC MƠN TỰ
NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP BA BẰNG HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM................................................................ 7
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội bằng hoạt động trải nghiệm.................................................... 7
1.1.1. Nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm trên thế giới...7
1.1.2. Nghiên cứu học tập dựa vào trải nghiệm ở Việt Nam
14
1.2. Các khái niệm cơ bản...................................................................17
1.2.1. Hoạt động dạy học 17
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm 18
1.2.3. Hoạt động dạy học trải nghiệm 19
1.2.4. Hoạt động dạy học trải nghiệm trong môn TN & XH lớp Ba
20
1.2.5. Thiết kế hoạt động trải nghiệm 20
1.2.6. Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội lớp Ba 21
1.3. Cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội lớp Ba 21
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của HS lớp Ba
21
1.3.2. Môn Tự nhiên - Xã hội trong chương trình Giáo dục Tiểu
học Việt Nam hiện hành 24

1.3.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học 26
Kết luận chương 1...............................................................................35
Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ
HỘI LỚP BA BẰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI


CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH THẠNH, TP

HỒ CHÍ MINH 37
2.1. Khái quát về tình hình dạy học ở các trường tiểu học Quận Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
37
2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng................................................. 38
2.2.1. Mục đích khảo sát 38
2.2.2. Nội dung khảo sát 38
2.2.3. Đối tượng khảo sát 39
2.2.4. Phạm vi khảo sát 39
2.2.5. Phương pháp khảo sát 39
2.3. Kết quả khảo sát...........................................................................40
2.3.1. Thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba bằng
hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học Quận Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
40
2.3.2. Đánh giá chung 55
Kết luận chương 2...............................................................................59
Chương 3. THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN
VÀ XÃ HỘI LỚP BA 62
3.1. Mục đích và nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba 62

3.1.1. Mục đích thiết kế 62
3.1.2. Nguyên tắc thiết kế
62
3.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã

hội lớp Ba 65
3.2.1. Các tiêu chí lựa chọn nội dung mơn TN & XH lớp Ba và
hình thức hoạt động trải nghiệm để thiết kế 65
3.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp Ba
68
3.2.3. Một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội lớp Ba đề tài đã thiết kế
74


3.3. Thử nghiệm một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội lớp Ba 86
3.3.1. Mục đích thử nghiệm
87
3.3.2. Nội dung thử nghiệm
87
3.3.3. Đối tượng, thời gian và địa bàn thử nghiệm 87
3.3.4. Cách thức triển khai thử nghiệm
87
3.3.5. Chuẩn và thang đánh giá kết quả thử nghiệm 89
3.3.6. Kết quả thử nghiệm và bình luận
90
Kết luận chương 3...............................................................................95
KẾT LUẬN............................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................101
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

TN&XH

: Tự nhiên và Xã hội

NĐC

: Nhóm Đối chứng

NTN

: Nhóm Thử nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hình thức phù hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy
học môn TN & XH lớp Ba


47

Bảng 2.2. Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm
trong dạy học môn TN & XH lớp Ba 50
Bảng 2.3. Hình thức hoạt động trải nghiệm được HS yêu thích nhất trong
học tập môn TN & XH lớp Ba 54
Bảng 3.1. Nội dung môn TN & XH lớp Ba lựa chọn để thiết kế dạy học
bằng hoạt động trải nghiệm

66

Bảng 3.2. Một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp
Ba đề tài đã thiết kế

75

Bảng 3.3. Tổng hợp điểm làm bài kiểm tra của NTN và NĐC...............93
Bảng 3.4. Kết quả xếp loại điểm bài kiểm tra của NTN và NĐC...........93


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mơ hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kurt Lewin.......................9
Hình 1.2. Mơ hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb............................... 11
Hình 1.3. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn học....34


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Quan niệm của GV về khái niệm học tập bằng hoạt động

trải nghiệm........................................................................40

Biểu đồ 2.2.

Mức độ cần thiết của việc dạy học bằng hoạt động trải
nghiệm..............................................................................42

Biểu đồ 2.3.

Môn học phù hợp để tổ chức dạy học...............................42

Biểu đồ 2.4.

Mức độ quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm
trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp Ba........................ 43

Biểu đồ 2.5.

Nội dung môn TN & XH lớp Ba

phù hợp để tổ chức dạy

học bằng hoạt động trải nghiệm....................................... 46
Biểu đồ 2.6.

Mức độ cần thiết của quy trình thiết kế trong thiết kế hoạt
động trải nghiệm dạy học môn TN & XH lớp Ba............48

Biểu đồ 2.7.


Mức độ biểu hiện và kết quả thực hiện của việc tổ chức hoạt

động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba...49
Biểu đồ 2.8.

Hứng thú của HS đối với môn TN & XH lớp Ba.............52

Biểu đồ 2.9.

Hoạt động HS đã tham gia khi học môn TN & XH lớp
Ba......................................................................................53

Biểu đồ 3.1.

Đánh giá của giáo viên về mức độ khả thi của các hoạt động

trải nghiệm đã thử nghiệm................................................91
Biểu đồ 3.2.

Đánh giá của giáo viên về mức độ hiệu quả của các hoạt
động trải nghiệm đã thử nghiệm.......................................92

Biểu đồ 3.3.

Kết quả xếp loại điểm làm bài kiểm tra của NTN và
NĐC..................................................................................94


1


MỞ ĐẦU
0 Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể (7/2017) ra đời
đã chú trọng đến việc đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực cho người học
thông qua nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và
phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp. Trong chương trình giáo dục này, đã
có sự xuất hiện của một mơn học mới, đó là Hoạt động trải nghiệm. Đồng thời,
trong Chương trình chi tiết của từng mơn học - Chương trình giáo dục phổ
thơng tổng thể mới, phương pháp giáo dục đã đề cập đến việc tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong dạy học cho HS. Những điều này, yêu cầu và tạo cơ hội
thuận lợi để GV tiểu học tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn
học nhằm hướng đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, phát triển
phẩm chất và năng lực cho người học.
Học tập bằng hoạt động trải nghiệm hay học tập dựa vào trải nghiệm tạo
cơ hội để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh, huy động tất cả
vốn kinh nghiệm và các giác quan để khám phá kiến thức. Qua đó, HS được
phát huy tối đa vai trị chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo và rèn luyện các
phẩm chất và năng lực tích cực cho bản thân: trung thực, trách nhiệm; tự chủ
và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo,...
Trong chương trình giáo dục tiểu học, bên cạnh những mơn học như Tốn,
Tiếng Việt, Mĩ thuật,... mơn Tự nhiên - Xã hội cũng góp phần khơng nhỏ trong
việc hình thành phẩm chất và năng lực cho HS tiểu học. Bên cạnh đó, mục tiêu và
chương trình mơn Tự nhiên - Xã hội có những điểm phù hợp để dạy học bằng
hoạt động trải nghiệm: hoạt động trải nghiệm chú trọng đến những kinh nghiệm
sẵn có của người học, nó là ngun liệu đầu vào, là cơng cụ để người học giải
quyết những vấn đề cần lĩnh hội, đi tìm và hình thành kinh nghiệm mới. Trong khi
đó, với Tự nhiên - Xã hội, HS có nhiều vốn kiến thức, kinh nghiệm nhất, bởi vì
đối tượng học tập trực tiếp của môn học này là các sự vật, hiện tượng cụ thể



2

và mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh. Đối tượng này rất gần
gũi với HS, các em đã trực tiếp nghe, nhìn, được tiếp xúc trực tiếp bằng các
giác quan (nghe, nhìn, nếm, sờ,...) trước khi học tập môn học này. Mặt khác,
hoạt động trải nghiệm khuyến khích HS sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận
và có xúc cảm đối với sự vật, hiện tượng xung quanh. Đặc điểm này phù hợp
với đặc điểm nhận thức của HS tiểu học, từ lớp Một đến lớp Ba: tri giác mang
tính đại thể và thường gắn với hoạt động thực tiễn, tri giác về khơng gian cịn
hạn chế, tư duy mang tính cụ thể và trực quan. Do vậy, để hình thành kiến thức
mới, kinh nghiệm mới và tăng sự chú ý, nhớ nhanh, nhớ lâu kiến thức, cần tạo
cơ hội cho HS huy động tất cả vốn kinh nghiệm và sử dụng tất cả các giác
quan trong học tập. Riêng đối với HS lớp Ba, đặc điểm nhận thức của các em
bắt đầu chuyển từ giai đoạn tư duy trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng thì
việc dạy học bằng hoạt động trải nghiệm là vô cùng cần thiết. Mặt khác, môn
Tự nhiên - Xã hội có phương pháp dạy học đặc trưng là quan sát, nó u cầu
HS tiếp cận, khai thác thơng tin bằng tất cả giác quan để tìm hiểu sự vật, hiện
tượng. Điều này phù hợp với đặc điểm của hoạt động trải nghiệm.
Xét ở khía cạnh Tâm lí học, một trong những trí nhớ của con người là trí nhớ
vận động - loại trí nhớ này được hình thành nhờ vào hoạt động và có ý nghĩa to
lớn trong việc hình thành những kĩ năng, kĩ xảo trong học tập và lao động. Mặt
khác, HS tiểu học thường hoạt bát, hiếu động, ham học hỏi, phản xạ nhanh, có
cách nghĩ và làm độc đáo, khác biệt. Đặc biệt, các em thường thích hoạt động,
hành động hơn là ngồi tập trung (Nguyễn Thị Bích Hạnh và Trần Thị Thu Mai,
2009). Do đó, với HS tiểu học, học tập bằng hoạt động trải nghiệm là cần thiết.
Mặt khác, hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh, khá nhiều trường tiểu học
đang gặp khó khăn trong tổ chức dạy học trải nghiệm các mơn học nói chung và
mơn Tự nhiên và Xã hội nói riêng, đội ngũ giáo viên chưa thiết kế được các hoạt
động trải nghiệm một cách khoa học để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Ở một số
trường tiểu học, giáo viên có quan tâm, có thiết kế hoạt động trải nghiệm trong



3

dạy học các mơn học nhưng cịn gặp khơng ít khó khăn trong việc thực hiện vì
thiếu cơ sở lí luận, quy trình thiết kế một cách khoa học, rõ ràng.
Vì những lí do trên, tác giả thực hiện đề tài “Thiết kế hoạt động trải
nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba tại các trường tiểu học
quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp cơ sở lí luận và
nguồn tài nguyên trong việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học
Tự nhiên - Xã hội cho HS tiểu học.
0 Mục tiêu nghiên cứu
Thơng qua việc hệ thống hóa cơ sở lí luận và nghiên cứu thực trạng của
vấn đề hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba tại các
trường tiểu học trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài
thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba
nhằm giúp GV tổ chức dạy học có hiệu quả mơn học này, đồng thời giúp HS
phát triển phẩm chất và năng lực.
0 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
0Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn TN & XH lớp Ba.
1Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN &
XH lớp Ba.
1 Giả thuyết khoa học
Thực tế hiện nay, tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh, việc dạy học mơn TN & XH lớp Ba bằng hoạt động
trải nghiệm là vấn đề còn mới đối với GV tiểu học. Điều này dẫn đến việc thiết
kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học mơn TN & XH lớp Ba cịn gặp khá
nhiều khó khăn. Do đó, nếu có được cơ sở lí luận một cách vững chắc, có cơ
sở thực tiễn một cách khách quan, đề tài sẽ đề xuất được quy trình, thiết kế và
thử nghiệm được những hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH

lớp Ba một cách khoa học, phù hợp và khả thi.


4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
5888 Nghiên cứu, xác định cơ sở lí luận của đề tài Thiết kế hoạt động trải
nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba tại các trường tiểu học trên địa

bàn Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
23

Khảo sát, giải thích, đánh giá thực trạng dạy học môn TN & XH

lớp Ba bằng hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học trên địa bàn Quận
5888 Thiết kế và thử nghiệm một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học

môn TN & XH lớp Ba tại các trường tiểu học trên địa bàn Quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh theo chương trình giáo dục tiểu học hiện hành.
23 Phạm vi nghiên cứu
23

Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học trong mơn

TN & XH lớp Ba theo chương trình Giáo dục tiểu học hiện hành.
24

Đề tài tiến hành khảo sát và thử nghiệm sản phẩm ở một số trường


tiểu học trên địa bàn Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
25

Đề tài tiến hành khảo sát từ tháng 10/2017 đến tháng 02/2018 và thử

nghiệm sản phẩm từ 02/2018 đến tháng 5/2018 ở một số trường tiểu học trên
địa bàn Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
23 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu trên, tác
giả luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
23 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, bao gồm: phân tích, tổng
hợp, so
sánh tài liệu. Nhóm phương pháp này được sử dụng để thu thập, phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa các tài liệu trong nước và ngoài nước về các vấn đề liên quan
đến đề tài. Từ đó, tác giả luận văn xác lập cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.


5

5888 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm: phương pháp
điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, quan sát nhằm khảo sát, đánh giá thực
trạng vấn đề nghiên cứu.
5889 Nhóm phương pháp thống kê tốn học nhằm xử lí số liệu nghiên
cứu.
Phương pháp này giúp người thực hiện đề tài thống kê, phân loại, phân tích, so
sánh hệ thống các cứ liệu thực tế để đánh giá và rút ra kết luận.
23 Nhóm phương pháp thực nghiệm: Là một phương pháp quan trọng
trong
đề tài. Tiến hành thực nghiệm để có những dữ liệu để đánh giá mức độ hiệu quả,

chứng minh giả thuyết và tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Trong đề tài
này, phương pháp thực nghiệm khoa học được sử dụng để thử nghiệm tính khả
thi, hiệu quả của một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp
Ba mà đề tài thiết kế. Qua đó, người nghiên cứu nhìn nhận được những khuyết
điểm và ưu điểm của những hoạt động đó để cải tiến, hồn thiện hơn.

5888

Đóng góp của đề tài
Đề tài mong muốn cung cấp cơ sở lí luận của việc thiết kế hoạt động trải

nghiệm trong dạy học môn TN & XH lớp Ba. Bên cạnh đó, đề tài cũng cung
cấp những đánh giá về thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba
bằng hoạt động trải nghiệm. Đồng thời, đề tài đề xuất quy trình và thiết kế 29
hoạt động trải nghiệm trong dạy học 31 bài của môn TN & XH lớp Ba, tạo
nguồn tài liệu tham khảo hỗ trợ cho GV trong dạy học mơn TN & XH lớp Ba.
Với những đóng góp trên, đề tài tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng dạy
học mơn TN & XH, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.
23 Bố cục của luận văn
Phần Mở đầu gồm: lí do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; khách thể và đối
tượng nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên cứu; phạm vi nghiên
cứu; phương pháp nghiên cứu; đóng góp của đề tài; bố cục của luận văn.

Phần Nội dung gồm 3 chương:


6

5888 Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề dạy học môn TN & XH lớp Ba
bằng hoạt động trải nghiệm.

5889 Chương 2: Thực trạng dạy học môn TN & XH lớp Ba bằng hoạt động
trải nghiệm tại các trường tiểu học Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

5890 Chương 3: Thiết kế và thử nghiệm một số hoạt động trải nghiệm
trong dạy học môn TN & XH lớp Ba.
Phần Kết luận gồm những kết quả đạt được, những khuyến nghị và hướng
phát triển của đề tài.
Phần Tài liệu tham khảo: thống kê tài liệu tham khảo được sử dụng trong
quá trình tiến hành luận văn.
Phần Phụ lục: phiếu khảo sát, phiếu kiểm tra, phiếu câu hỏi phỏng vấn
GV, kiểm định T-Test, một số hình ảnh của quá trình thử nghiệm sản phẩm, kế
hoạch dạy học đã thử nghiệm, kế hoạch dạy học chưa thử nghiệm.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP BA BẰNG HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
bằng hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm trên thế giới
Lev Vygotsky – nhà tâm lí học người Nga (1896 – 1934) đã đề cập trong
một nghiên cứu của mình lí thuyết về “vùng phát triển gần” (the Zone of
Proximal Development). Lí thuyết này được đúc kết thông qua nghiên cứu việc
trẻ em giải quyết như thế nào những vấn đề chúng gặp mà những vấn đề đó
nằm ngồi mức độ phát triển của chúng. Theo tác giả, “vùng phát triển gần”
được hiểu là khu vực kinh nghiệm của cá nhân nằm giữa trình độ phát triển
tiềm tàng và trình độ phát triển hiện tại. Hay nói cách khác, đó là khu vực kinh
nghiệm mà cá nhân giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ từ bên ngoài đến giải quyết

vấn đề độc lập (Đặng Thành Hưng, 2012). Nội dung của “vùng phát triển gần”
chính là những giá trị và kinh nghiệm thường trực ở mỗi cá nhân. Tiềm năng
của mỗi cá nhân được quy định một cách tương đối dựa vào mức trải nghiệm
và di truyền. Khi tiếp xúc với môi trường qua giao tiếp, học tập, làm việc,...
những tiềm năng này được huy động từ vốn kinh nghiệm sẵn có để thực hiện
một cách tập trung vào nhiệm vụ cụ thể, có chia sẻ, thử thách,... dẫn đến vốn
kinh nghiệm này được cải thiện, phát triển ở mức cao hơn mà đặc trưng là
năng lực giải quyết vấn đề độc lập. Theo một chu kỳ, trình độ này lại trở thành
kinh nghiệm sẵn có, làm nền tảng trong hiện tại, qua thử thách, điều chỉnh rồi
lại làm giàu kinh nghiệm đó ở mức phát triển cao hơn. Cứ như thế, vốn kinh
nghiệm cá nhân lại phát triển hơn ở chu kỳ sau đó.
Cơng trình nghiên cứu Kinh nghiệm và giáo dục (Experience and Education,
1938), John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học Hoa Kỳ, “nhà lí luận giáo dục có
ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX”, đã làm rõ ý nghĩa của kinh nghiệm


8

cá nhân và mối quan hệ giữa vốn kinh nghiệm của người học với hoạt động
dạy học.
John Dewey (1859–1952), một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của
Hoa Kỳ thế kỷ 20, là người đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại của Hoa
Kỳ. Năm 1896, John Dewey bắt đầu ý tưởng về giáo dục dựa trên kinh nghiệm
(experiential education). Ông cho rằng mỗi đứa trẻ, mỗi người học với học tập,
chính là học qua trải nghiệm, thơng qua ngun lí giáo dục: “Nếu bạn nói, tơi
sẽ qn. Nếu bạn chỉ dẫn, tôi sẽ nhớ một nửa. Và nếu bạn để tôi làm, tôi sẽ
không thể quên”.
Dewey cho rằng học tập là q trình các đặc tính, năng lực cá nhân phát
triển một cách tự nhiên khi tương tác với cuộc sống. Đặc biệt, ở giai đoạn tiểu
học, đứa trẻ sẽ huy động tối đa các năng lực trí tuệ và thể chất để khám phá thế

giới xung quanh. Do đó, việc nhà trường áp đặt trẻ bằng các chương trình và
sách giáo khoa sẽ làm hủy hoại trí tuệ của chúng. Theo ơng, giáo dục là q
trình tích lũy dần những kinh nghiệm, trải nghiệm và tái thiết lập chúng để làm
chúng trở nên sâu sắc. Đồng thời, hoạt động trị chơi, hoạt động lao động là
hình thức học tập phù hợp với trẻ. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm lí của
trẻ hơn so với cách thức giáo dục truyền thống – cung cấp cho trẻ những tri
thức thuần túy từ bên ngồi mà khơng quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí, nhận
thức của trẻ (Dewey, J., 2012).
Mặt khác, đề cập đến kinh nghiệm trong giáo dục, Dewey chỉ ra hai đặc tính
cơ bản của nó là tính liên tục và tính tương tác (continuity and interaction).
23 tính

liên tục, ơng cho rằng kinh nghiệm này sẽ ảnh hưởng và hình thành những

kinh nghiệm tiếp theo. Do vậy, GV phải biết sử dụng vốn kinh nghiệm của mình
để dẫn dắt, định hướng cho những kinh nghiệm còn non nớt của người học.
Người dạy sẽ tạo ra được sự giáo dục dựa trên kinh nghiệm sống động (living
experience) khi họ nắm bắt được những gì đang và sẽ diễn ra trong suy nghĩ của
người học. Còn đối với tính tương tác, Dewey nói rằng kinh nghiệm thực sự chỉ


9

tồn tại trong hoàn cảnh khách quan (nội tại người học và mơi trường). Từ
những phân tích trên, Dewey đặt ra 2 yêu cầu khi lựa chọn kinh nghiệm dạy
cho người học: một là, kinh nghiệm phải mang tính mới nhưng vẫn nằm trong
khả năng có thể đạt được của người học; hai là, kinh nghiệm cần dạy phải thúc
đẩy người học chủ động tìm kiếm thêm kiến thức để đưa ra những ý tưởng
sáng tạo (Dewey, J., 2012).
Năm 1946, Zadek Kurt Lewin (1890 – 1947), chuyên gia về lĩnh vực hành


5888

tổ chức, động lực nhóm và sự phát triển phương pháp luận của

nghiên cứu hành động, đã thể hiện mối quan tâm chính là sự kết hợp giữa lí
luận và thực tiễn. Qua nghiên cứu, Lewin cho thấy, khi xuất hiện một cuộc
xung đột biện chứng giữa kinh nghiệm cá nhân với việc giải quyết nhiệm vụ
học tập thì kết quả học tập sẽ đạt được tối đa. Đồng thời, Lewin cũng đưa ra
cơng trình nghiên cứu đề cập đến việc học tập dựa vào trải nghiệm – công trình
“T-nhóm và phương pháp phịng thí nghiệm”. Trong đó, tác giả đánh giá cao
vai trò của kinh nghiệm cá nhân đối với học tập dựa vào trải nghiệm. Kurt
Lewin đưa ra mơ hình (Hình 1) học tập dựa vào trải nghiệm với 4 giai đoạn:
Reflect (suy nghĩ về tình huống học tập), Plan (lập kế hoạch giải quyết tình
huống học tập), Act (thực hiện kế hoạch), Observe (quan sát những kết quả đạt
được).

Hình 1.1. Mơ hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kurt Lewin


10

Năm 1960, Jean Piaget (1896 – 1980), nhà tâm lí học phát triển người
Thụy Sỹ, đã thực hiện một nghiên cứu về kinh nghiệm và kiến thức của con
người. Ông cho rằng trí thơng minh của một cá nhân được định hình bởi kinh
nghiệm của chính người đó. Đồng thời, trí thơng minh đó là sản phẩm của q
trình tương tác giữa con người với môi trường sống xung quanh của chính họ
chứ nó khơng phải là đặc tính bẩm sinh (Đặng Thành Hưng, 2012).
Năm 1984, kế thừa những nghiên cứu về kinh nghiệm và học tập dựa vào
kinh nghiệm của Dewey, Lewin, Piaget, Lev Vygotsky,... David Kolb (1939), nhà

lí luận giáo dục Hoa Kỳ, đã công bố nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm:
Study experience: Experience is the source of Learning and Development (Học
tập trải nghiệm: Kinh nghiệm là nguồn học tập và phát triển). David Kolb chính
thức đưa ra lí thuyết về học tập dựa vào trải nghiệm, cung cấp mơ hình học tập
dựa vào trải nghiệm để ứng dụng trong trường học, tổ chức kinh tế hay bất cứ nơi
nào con người được tập hợp với nhau. Trong cơng trình này, ơng cũng xác định
đặc điểm của học tập dựa vào trải nghiệm và các giai đoạn trong học tập dựa vào
trải nghiệm. Đối với Kolb, khái niệm học tập được hiểu như quá trình chuyển đổi
kinh nghiệm của chính người học để tạo ra kiến thức. Trong suốt q trình đó,
người học khơng phải chỉ tiếp thu kiến thức từ phía GV truyền đạt, mà còn tạo ra
kiến thức bằng cách kiểm nghiệm những kinh nghiệm sẵn có của bản thân trong
mơi trường học tập thực tiễn để điều chỉnh nó cho đúng. Kolb đã đưa ra mơ hình
học tập dựa vào trải nghiệm bao gồm bốn giai đoạn: trong môi trường học tập cụ
thể, người học bắt đầu với kinh nghiệm cụ thể sẵn có (Concrete experience) sẽ
quan sát, suy nghĩ và đưa ra những phản hồi (Observation and reflection) về tình
huống học tập trong mơi trường đó. Qua đó, họ rút ra những khái niệm, kiến thức
trừu tượng (Forming abstract concepts) rồi vận dụng, thử nghiệm nó trong giải
quyết những tình huống mới (Testing in new situations) trong học tập hay cuộc
sống (Kolb, D. A.,1984).


11

Hình 1.2. Mơ hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb
Cũng trong cơng trình này, Kolb nhấn mạnh rằng kiến thức sẽ liên tục
được hình thành thơng qua kinh nghiệm cá nhân và mơi trường. Đồng thời, để
có được kiến thức thực sự từ kinh nghiệm, người học phải hội đủ bốn yếu tố:
Một là, người học phải sẵn sàng, tích cực tham gia vào tình huống, huy động
kinh nghiệm vốn có; hai là, người học phải có khả năng suy nghĩ về kinh
nghiệm; ba là, người học phải sử dụng các kĩ năng phân tích để khái niệm hóa

kinh nghiệm; bốn là, người học phải có kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn
đề để sử dụng những ý tưởng mới thu được từ kinh nghiệm.
Sau khi cơng trình Study experience: Experience is the source of
Learning and Development của Kolb, D. A. ra đời, đã có nhiều nghiên cứu liên
quan đến học tập dựa vào trải nghiệm trong lĩnh vực giáo dục xuất hiện, có thể
kể đến như:
Năm 1999, Itin C. M. với nghiên cứu Reasserting the philosophy of
experiential education as a vehicle for change in the 21st century (Tái khẳng
định triết lí giáo dục trải nghiệm như một phương tiện để thay đổi trong thế kỷ


12

21) đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục trải nghiệm trong thời điểm hiện nay –
thế kỉ 21. Theo Itin, giáo dục trải nghiệm không chỉ là học tập dựa vào trải
nghiệm, mà nó cịn là triết lí giáo dục liên quan đến sự tương tác giữa người
học và GV. Đồng thời, nó cịn đóng vai trị quan trọng trong cải cách giáo dục
(Itin C. M., 1999).
Năm 2002, The power of experiential learning: a handbook for trainers
and educators (Sức mạnh của việc học tập dựa trên trải nghiệm: sổ tay dành
cho giảng viên và nhà giáo dục) của Beard, C. và Wilson, J. P. cũng đã đề cập
đến việc học tập dựa vào trải nghiệm qua sử dụng các hoạt động ngồi trời
hoặc trong mơi trường kín. Trong nghiên cứu này, các tác giả khẳng định xu
hướng học tập này đang phát triển như một quy luật học tập quan trọng, là kĩ
thuật phát triển và đào tạo nguồn nhân lực (Beard, C. và Wilson, J. P., 2002).
Năm 2004, Moon, J. A. với cơng trình A Handbook of Reflective and
Experiential Learning: Theory and Practice (Cẩm nang học tập phản hồi và trải
nghiệm: Lí thuyết và thực tiễn) đã cho thấy học tập trải nghiệm đòi hỏi sự tự chủ,
ý định học và giai đoạn học tập tích cực. Moon, J. A. cũng đã giải thích chi tiết về
chu trình học tập trải nghiệm của Kolb và nhận định rằng học tập trải nghiệm sẽ

hiệu quả tốt nhất khi nó bao gồm đầy đủ: giai đoạn học hỏi phản chiếu, giai đoạn
học tập kết quả từ những hành động vốn có trong học tập trải nghiệm, và giai
đoạn học hỏi từ phản hồi. Q trình học tập này có thể dẫn đến những thay đổi về
phán đoán, cảm xúc hay kĩ năng cho cá nhân người học và có thể đưa ra các phán
đoán như là một hướng dẫn để lựa chọn và hành động. Từ đó, tác giả cho rằng
yếu tố cảm xúc trong học tập trải nghiệm giữ vai trò rất quan trọng. Mặc dù học
tập trải nghiệm có thể xảy ra mà khơng cần yếu tố này nhưng nó có thể cải thiện
hiệu quả của học tập trải nghiệm. Theo đó, điều quan trọng trong học tập trải
nghiệm là khuyến khích người học trực tiếp tham gia vào hoạt động trải nghiệm,
rồi phản ánh những kinh nghiệm của mình bằng kĩ năng phân tích để hiểu rõ hơn
về kiến thức mới và lưu giữ nó lâu hơn (Moon, J. A., 2004).


×