Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên than mạo khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.18 KB, 97 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng Đại học mỏ - địa chất
--------------***---------------

Trần Thị Thanh Hơng

Nghiên cứu các giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
tại công ty tnhh một thành viên
than mạo khê

Chuyên ngành: Kinh tế Công nghiệp
MÃ số: 60.31.09

luận văn thạc sỹ kinh tế

Ngời hớng dẫn khoa học
Pgs.ts. Ngô Thế Bính

Hà Nội - 2011


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê” là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin số liệu là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đó.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2011
Tác giả



Trần Thị Thanh Hương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, sơ ñồ
MỞ ðẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VỐN KINH DOANH ...4
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1. Những khái niệm cơ bản về vốn ............................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về vốn ............................................................................ 4
1.1.2. ðặc trưng của vốn ........................................................................... 5
1.1.3. Vai trị của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nhiệp ....... 6
1.1.4. Phân loại vốn................................................................................... 7
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn .......................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 17
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong DN .. 18
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng ñến hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn của DN
................................................................................................................. 26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN MẠO KHÊ .......................................... 34
2.1. Khái quát về Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê .............. 34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ............................... 34
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty ........ 36
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng ñến hiệu quả hoạt ñộng
sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê

giai ñoạn 2006-2010................................................................................ 36
2.1.4. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
................................................................................................................. 37


2.1.5. Kt qu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH mt
thnh viên than Mo Khê giai đoạn 2006- 2010.................................... 38
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty TNHH một thành viên than
Mạo Khê...................................................................................................... 43
2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty..................................... 43
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty............................................... 47
2.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty........................................... 52
2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty. ................................................................................................... 62
2.3. ðánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty........................ 66
2.3.1. Những kết quả ñạt ñược ................................................................ 66
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................... 67
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN MẠO KHÊ.................... 71
3.1. ðịnh hướng phát triển trong thời gian tới và mục tiêu nâng cao hiệu
quả sử dụng của Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê................ 71
3.1.1. ðịnh hướng chung phát triển Công ty........................................... 71
3.1.2. Một số mục tiêu chủ yếu của cơng ty đến 2015........................... 72
3.1.3. Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty .................................................................................................... 73
3.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty
TNHH một thành viên than Mạo Khê......................................................... 75
3.2.1. ðịnh hướng quản lý sử dụng vốn.................................................. 75
3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản nợ phải thu ....................... 75
3.2.3. Tăng cường khả năng kiểm soát các nguồn lực tài chính, hồn

thiện cơng tác kiểm tốn nội bộ. ............................................................. 77
3.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố ñịnh................................... 78
3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ................................ 80
3.2.6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cơng ty ........................................ 83
3.2.7. Nâng cao trình độ quản lý cho cán trong Công ty ........................ 84
3.3. Một số kiển nghị................................................................................... 86


3.3.1. Nhà nước cần tạo ñiều kiện ñể các doanh nghiệp tiếp cận và mở
rộng nguồn vốn. ...................................................................................... 86
3.3.2. Cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp
hoạt ñộng. ................................................................................................. 87
3.3.3. Phát triển thị trường tài chính ....................................................... 88
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viêt tắt

Chữ viết thường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TSCð

Tài sản cố ñịnh

TSLð

Tài sản lưu ñộng

TSDH

Tài sản dài hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

CSH

Chủ sở hữu


1

M U
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Vốn kinh doanh (sau đây gọi tắt là vốn) là yếu tố cơ bản không thể thiếu
đợc trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp, đồng thời là
yếu tố rất quan trọng đối với sự tăng trởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Trong điều kiện hiện nay, những biến động của thị trờng và điều kiện kinh
tế chính trị trong nớc và quốc tế luôn mang lại những cơ hội, nhng cũng không ít

nhng thách thức cho các doanh nghiệp. Việc mở rộng quyền độc lập, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc có vốn và tích lũy, tập
trung đợc vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để có thể đạt đợc mục tiêu của mình,
các nhà quản lý đều phải quan tâm đến nguồn vốn, đến hiệu quả của việc sử dụng
vốn kinh doanh ®Ĩ lµm sao tõ ngn vèn ®· cã cã thĨ sinh sôi nÃy nỡ ra nhiều hơn
nữa để có thể tái sản xuất mở rộng, để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể các yếu tố mang hình thái vật
chất và phi vật chất mà chủ thể kinh doanh cần phải có để tạo ra sản phẩm, hàng hóa
và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Vốn có vai trò quan trọng quyết định đến việc thành
lập, hoạt động, phát triển cũng nh phá sản doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp là
yếu tố về giá trị. Nó chỉ phát huy đợc tác dụng khi nó đợc bảo tồn và tăng lên sau
mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu vốn không đợc bảo tồn và tăng lên sau mỗi
chu kỳ sản xuất kinh doanh thì vốn đà bị thiệt hại.
Thực tế đà chỉ ra răng: Việc sử dụng vốn không có hiệu quả là nguyên nhân
lớn dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp, không kể doanh nghiệp lớn, nhỏ hay các
Tập đoàn.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp ở nớc ta
là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh
nghiệp đà đợc nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu, có thể kể đến nh sau:
1. Nguyễn Ngọc Định - Luận văn PTS khoa học kinh tế - Quản lý và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đầu t xây dựng cơ bản ở Việt Nam, năm 2003.


2

2. Trơng Thị Hà - Luận án TS kinh tế - Khai thác các nguốn vốn và biện
pháp quản lý sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đờng bộ ngành
Giao thống vận tải, 2002.
3. Trần Văn Hồng - Luận án TS kinh tế - Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn

đầu t xây dựng cơ bản của Nhà nớc, 2002.
4. Ngô Thị Năm - Luận án TS kinh tế - Giải pháp huy động vốn đầu t xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, 2002.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp đà đợc
nghiên cứu khá nhiều, dới các khía cạnh khác nhau và tại các doanh nghiệp khác nhau
song vấn đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty TNHH một thành viên than
Mạo Khê cho đến nay cha có tác giả nào nghiên cứu.
Tất cả những điều trình bày trên khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên
cứu đề tài Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
TNHH một thành viên than Mạo Khê mà tác giả đà chọn làm luận văn Thạc sĩ
kinh tế.
2. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Đối tợng nghiên cứu: Đối tợng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp
tổ chức sử dụng vốn kinh doanh.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than áp dụng cho
Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê trong giai đoạn 2011-2015.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Mục đích của luận văn là: Xây dựng căn cứ khoa học cho các giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên than Mạo
Khê.
4. Nội dung nghiên cứu.
- Tổng quan các nghiên cứu về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh trong doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH một thành
viên than Mạo Khê.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công
ty TNHH một thành viên than Mạo Khê.



3

5. Phơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phơng pháp sau để nghiên cứu
- Phơng pháp phân tích và tổng hợp
- Phơng pháp thực chứng so sánh
- Phơng pháp diễn dịch và quy nạp
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- ý nghĩa hoa học của đề tài:
Luận văn đà hệ thống, khái quát những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng
vốn sản xuất kinh doanh nh: Khái niệm vốn, nguồn vốn, mục đích, nội dung và các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đồng thời làm sáng tỏ các lý
luận trên bằng thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH một
thành viên than Mạo Khê.
- ý nghĩa thực tiến của đề tài:
Đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn của
Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê trong điều kiện hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và 3 chơng. Luận văn đợc
trình bày trong 103 trang, 2 sơ đồ và 13 bảng biểu.
Luận văn đợc hoàn thành dới sự hớng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo TGS.TS
Ngô Thế Bình - thầy giáo trực hớng dẫn học viên, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ
nhiệt tình của tập thể các thầy cô giáo khoa Kinh tế và khoa sau Đại học Trờng Đại
học Mỏ - Địa chất.
Học viên cũng xin chân thành cám ơn tới tập thể lÃnh đạo, cán bộ nhân viên
phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kế hoạch và các phòng ban của Công ty TNHH
một thành viên than Mạo Khê đà giúp đỡ học viên về mặt số liệu phục vụ cho việc
phân tích, đánh giá trong luận văn.
Cuối cùng học viên xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè đà ủng hộ về mặt
tinh thần cho học viên trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.

Trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2011


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VỐN KINH DOANH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Những khái niệm cơ bản về vốn
1.1.1. Khái niệm về vốn
Vốn là điều kiện tiên quyết và có ý nghĩa quyết ñịnh ñể tiến hành bất kỳ một
quá trình SXKD nào. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn.
Theo lý thuyết kinh tế vi mô của Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld
[15] thì: Vốn là một trong những yếu tố đầu vào ñể SXKD (ñất ñai, tài nguyên, lao
ñộng). Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền ñược chế tạo trong sản xuất kinh doanh
như máy móc, thiết bị, nhà cửa sản phẩm.... Quan điểm này nhìn nhận vốn dưới góc
độ hiện vật là chủ yếu.
Theo Paul A.Samuelson và William D.Nordhaus trong kinh tế học [14] cho
rằng: Vốn là khái niệm thường dùng để chỉ các hàng hóa là vốn nói chung, một
nhân tố sản xuất. Một hàng hóa là vốn khác với nhân tố sơ yếu ( ñất ñai, lao ñộng) ở
chỗ nó là một ñầu vào mà bản thân là một ñầu ra của một nền kinh tế gồm: vốn vật
chất ( nhà xưởng, thiết bị, kho tàng ....); vốn tài chính (tiền, chứng khốn ...). Theo
quan điểm này vốn bao gồm hai loại là vốn vật chất và vốn tài chính.
Trong bộ “ Tư bản” Các Mác đã khái qt hóa phạm trù vốn thơng qua phạm
trù tư bản. Theo Cac Mac: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư qua q trình
vận động của nó.
Theo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính: Vốn kinh
doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ giá trị tài sản được huy

ñộng, sử dụng vào hoạt ñộng sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Tổng hợp những định nghĩa trên theo học viên: Vốn là nguồn tạo ra toàn bộ
tài sản doanh nghiệp dùng ñể tiến hành hoạt ñộng sản xuất kinh doanh nhằm mục
đích sinh lời.


5

1.1.2. ðặc trưng của vốn
Từ những ñịnh nghĩa trên, theo học viên vốn có những đặc trưng cơ
bản sau đây:
Vốn ñại diện cho một lượng giá trị tài sản có nghĩa là vốn phải ñủ trang trải
cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vơ hình như: nhà xưởng, máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn ..... quyền sử dụng ñất, nhãn
hiệu hàng hóa, quyền phát hành phần mềm mày vi tính, bản quyền, bằng sáng chế,
giấy phép nhượng quyền .....
Vốn ñược huy động vào kinh doanh dưới mọi hình thức giá trị: Tiền, tài sản
hữu hình, vơ hình và chúng ln vận động để có thể tạo ra giá trị lớn hơn.
Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định nào đó mới có
thể phát huy tác dụng: Muốn ñầu tư vào SXKD, vốn phải ñược tập trung thành một
lượng đủ lớn để mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất và chủ
ñộng cho các phương án SXKD. Muốn làm được điều đó các doanh nghiệp
không chỉ khai thác các tiềm năng về vốn của mình mà phải tìm cách thu hút
vốn từ nhiều nguồn khác như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động từ
vốn liên doanh liên kết.
Vốn có giá trị biến động theo thời gian: một đồng hơm nay có giá trị hơn giá
trị đồng tiền ngày hơm sau do giá trị của ñồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như: giá cả, lạm phát, chính trị. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung vấn đề này
khơng được xem xét kỹ lưỡng vì nhà nước đã tạo ra sự ổn ñịnh của ñồng tiền một
cách giả tạo trong nền kinh tế. Trong ñiều kiện kinh tế thị trường cần phải xem xét

về yếu tố thời gian của ñồng vốn bởi do ảnh hưởng sự biến ñộng của giá cả thị
trường, lạm phát lên sức mua của ñồng tiền ở các thời điểm khác nhau. ðiều này có
ý nghĩa quan trọng trong việc ñầu tư vốn và ñánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn luôn gắn với chủ sở hữu nhất định: mỗi đồng vốn đều có chủ sở hữu
nhất định, nghĩa là khơng có những đồng vốn vơ chủ. Tùy theo hình thức đầu tư mà
người chủ sở hữu vốn và người sử dụng vốn có thể đồng nhất hoặc tách rời. Song,
dù trường hợp nào ñi chăng nữa người sở hữu vốn vẫn ñược ưu tiên ñảm bảo quyền


6

lợi và phải được tơn trọng quyền sở hữu vốn của mình. Có thể nói đây là một
ngun tắc cực kỳ quan trọng trong việc huy ñộng, quản lý và sử dụng vốn có hiệu
quả. Nhận thức được đặc trưng này sẽ giúp doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt được mua bán trên thị trường dưới nhiều
hình thức mua bán quyền sử dụng vốn. Người mua quyền sử dụng vốn phải trả cho
người ñã nhượng ñi quyền sử dụng vốn một khoản tiền lãi ñược thỏa thuận, có tính
chất xác định trước, cũng có thể chưa ñược xác ñịnh trước. Giá cả của vốn (lãi suất
vốn vay) phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó đặc biệt là quan hệ cung cầu trên thị
trường vốn.
1.1.3. Vai trị của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nhiệp
Tổng hợp các ý kiến được trình bày trong các nghiên cứu có trước, học viên
cho rằng vốn có những vai trị sau:
Khi thành lập doanh nghiệp phải có một lượng vốn tối thiểu cần thiết ñể cho
hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. Trong q trình SXKD vốn là điệu kiện ñể doanh
nghiệp ñầu tư thay thế TSCð, mua sắm tài sản lưu ñộng ñầu tư cho sự tăng trưởng
của doanh nghiệp. Như vậy vốn có thể được xem là ñiều kiện tiên quyết ñảm bảo
cho sự ra ñời và sự tồn tại của doanh nghiệp.
Quy mô vốn của doanh nghiệp nhiều hay ít sẽ quyết định quy mơ tài sản, ảnh

hưởng rất lớn đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực SXKD của
doanh nghiệp, quy mô thị trường và khả năng thâm nhập, mở rộng thị trường của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đủ vốn có thể mở rộng phạm vi hoạt động, có thể
đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới hoặc cũng có thể cải tiến nâng cao chất lượng
sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Vốn là yếu tố quyết ñịnh ñến việc ñáp ứng các yêu cầu nghiên cứu khoa học, ứng
dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào SXKD, quyết ñịnh khả năng đổi
mới trang thiết bị, quy trình cơng nghệ, phương pháp quản lý trong doanh nghiệp.
Quy mô vốn là một trong những tiêu thức quan trọng ñể phân biệt quy mô
doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có


7

thể ñánh giá hiệu quả SXKD trong doanh nghiệp, thực hiện giám sát kiểm tra
thường xuyên chặt chẽ các mặt hoạt động SXKD của doanh nghiệp từ đó đưa ra các
quyết ñịnh ñể ñiều chỉnh các hoạt ñộng phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.1.4. Phân loại vốn
ðể tiến hành SXKD các doanh nghiệp cần phải có lượng vốn nhất định. Số
vốn ñó ñược biểu hiện dưới dạng tài sản. Trong hoạt ñộng tài chính của doanh
nghiệp, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là nội dung quan trong nhất, có tính
chất quyết định đến mức độ tăng trưởng hay suy thối của doanh nghiệp. Do vậy, để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ta cần phải nắm ñược vốn có những loại nào, đặc
điểm vận động của nó ra sao. Có nhiều cách phân loại vốn tùy thuộc vào mục đích
nghiên cứu.
Tổng hợp các nghiên cứu có trước, theo học viên có thể phân loại vốn theo
những tiêu thức: ñặc ñiểm sở hữu, ñịa chỉ huy ñộng, thời gian huy động, đối tượng
bỏ vốn.
Có thể khái qt các loại vốn theo sơ ñồ 1.1:


CÁC LOẠI VỐN KINH DOANH

Theo ñặc điểm
sở hữu

Vốn
chủ
sở
hữu

Nợ
phải
trả

Theo địa chỉ
huy động vốn

Vốn
bên
trong

Vốn
bên
ngồi

Theo thời gian
huy động vốn

Vốn

thường
xun

Vốn
tạm
thời

Hình 1.1: Sơ ñồ phân loại vốn kinh doanh

Theo ñối tượng
bỏ vốn

Vốn
ngắn
hạn

Vốn
dài
hạn


8

1.1.4.1.Phân loại vốn theo ñặc ñiểm sở hữu
Theo cách phân loại này vốn của doanh nghiệp ñược chia thành 2 loại: vốn
chủ sở hữu và nợ phải trả.
a. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc sở hữu của chủ doanh
nghiệp. ðối với mọi loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu gồm các bộ
phận chủ yếu sau:
Vốn góp ban đầu: Khi doanh nghiệp mới ñược thành lập thì vốn chủ sở hữu do

các thành viên đóng góp hình thành vốn điều lệ. ðối với DNNN, vốn góp ban đầu
chính là vốn đầu tư của Nhà nước theo cơ chế giao vốn hiện hành thì nhà nước giao
vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp có nghĩa vụ nhận, quản lý
và sử dụng; bảo tồn và phát triển số vốn được giao; ðối với các doanh nghiệp khác
như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh,…Vốn chủ
sở hữu do các cổ đơng, thành viên tham gia góp vốn, thành viên tham liên doanh
đóng góp khi thành lập doanh nghiệp và bổ sung trong q trình hoạt động, theo
quy ñịnh của Luật Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có số vốn ban đầu cần
thiết để xin đăng ký kinh doanh.
Vốn từ lợi nhuận khơng chia: Trong q trình hoạt động kinh doanh, nếu
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để tăng
trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận khơng chia là bộ phận lợi
nhuận được sử dụng để tái ñầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn từ lợi nhuận không chia chỉ thực hiện ñược với các ñiều kiện:
Doanh nghiệp ñã và ñang hoạt ñộng sản xuất kinh doanh và có lợi nhuận,
ñược phép tiếp tục ñầu tư;
Mức chia lãi trên mỗi cổ phiếu của các năm trước;
Sự xếp hạng của cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu
của cơng ty, tâm lý và đánh giá của nhà ñầu tư về cổ phiếu ñó.
Vốn từ phát hành cổ phiếu: Trong q trình hoạt động kinh doanh, doanh
nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. ðây là nguồn
tài chính dài hạn quan trọng ñể huy ñộng vốn cho doanh nghiệp. Mặc dù việc phát


9

hành cổ phiếu có nhiều ưu thế so với các phương thức huy động vốn khác nhưng
cũng có những hạn chế và ràng buộc cần ñược doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng.
Giới hạn phát hành là một quy ñịnh ràng buộc có tính chất pháp lý. Lượng cổ phiếu
tối đa mà doanh nghiệp ñược quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu ñược cấp phép.

ðây là một trong những quy ñịnh của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nhằm quản lý
và kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Tại nhiều
nước, số cổ phiếu ñược phép phát hành ñược ghi trong ñiều lệ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ở một nước khác khơng quy định ghi số lượng đó trong điều lệ doanh
nghiệp. Muốn tăng vốn cổ phần thì trước hết cần được đại hội cổ đơng cho phép,
sau đó phải hồn tất những thủ tục quy ñịnh khác.
b. Nợ phải trả: Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có
trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay ( vay ngắn
hạn, vay dài hạn); các khoản phải trả cho người bán; các khoản phải thanh tốn cho
cơng nhân viên; các khoản phải trả; phải nộp khác. Trong đó, để bổ sung vốn cho
q trình SXKD, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân
hàng; tín dụng thương mại và vay thơng qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Vốn tín dụng ngân hàng: Là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất,
không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc khơng sử dụng tín
dụng ngân hàng để mở rộng SXKD, ñặc biệt là ñảm bảo ñủ vốn cho các dự án mở
rộng hoặc ñầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
Về thời hạn, vốn vay ngân hàng ñược chia theo thời hạn vay: Vay dài hạn
(trên 3 năm), vay trung hạn (từ 1 năm ñến 3 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 năm).
Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng mà doanh nghiệp có thể vay cho đầu tư
TSCð hoặc TSLð.
Vốn tín dụng ngân hàng phải chịu các điều kiện về tín dụng, kiểm sốt của
ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất).
ðiều kiện về tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại ngân hàng thương mại
cần đáp ứng những u cầu đảm bảo an tồn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp
cần xuất trình bộ hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu.


10

Trước tiên, ngân hàng cần phân tích hồ sơ vay vốn, đánh giá các thơng tin liên quan

đến dự án ñầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, các
bảo đảm tiền vay.
Sự kiểm sốt của ngân hàng: Một khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng,
doanh nghiệp phải chịu kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn.
Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vay
vốn ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất vay
quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí vốn lớn và làm giảm thu nhập của
doanh nghiệp.
Tín dụng thương mại:
Nguồn tín dụng thương mại hay tín dụng của người cung cấp chiếm một vị trí
quan trọng trong nguồn vốn của doanh nghiệp, nó được hình thành một cách tự
nhiên khi doanh nghiệp nhận ñược tài sản, dịch vụ của người cung cấp song chưa
phải trả tiền ngay. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trả khi chưa đến kỳ
hạn thanh tốn với khách hàng như một nguồn vốn bổ sung nhu cầu VLð ngắn hạn
cho doanh nghiệp.
Quy mơ vốn tín dụng thương mại phụ thuộc vào số lượng hàng hoá, dịch vụ
mua chịu và thời hạn mua chịu của khách hàng. Nếu số lượng hàng hoá, dịch vụ
mua chịu càng lớn và thời hạn mua chịu càng dài thì nguồn vốn tín dụng thương
mại càng lớn.
ðiều kiện thực hiện tín dụng thương mại là tình hình tài chính của cả người
mua và người bán, chiết khấu giảm giá hàng bán, tính chất kinh tế và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm ñược cung cấp.
Chi phí của vốn tín dụng thương mại chính là giá trị của khoản chiết khấu mà
doanh nghiệp bị mất ñi khi mua hàng hố trong thời hạn được hưởng chiết khấu. ðó
chính là chi phí cơ hội của việc chậm trả khi mua hàng.
Phát hành trái phiếu công ty
Trái phiếu công ty là giấy ghi nhận nợ do doanh nghiệp phát hành nhằm huy
ñộng vốn trung và dài hạn với các ñiều kiện về mệnh giá, lãi suất và thời gian hoàn



11

trả vốn gốc ñã ñược xác ñịnh cụ thể. Khi cơng ty phát hành trái phiếu tức là cơng ty
đó đã thực hiện một quan hệ tín dụng thơng qua việc bán trái phiếu này ra công
chúng. ðây là một loại chứng khốn ghi nợ, được xem như là một khoản vay của
doanh nghiệp ñối với người mua.
Trước khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần lựa chọn loại trái phiếu phù
hợp với ñiều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình tài chính trên thị trường vì
nó liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn
của trái phiếu.
Hiện nay, doanh nghiệp có thể huy động vốn thơng qua phát hành các loại trái
phiếu: trái phiếu có lãi suất cố định; trái phiếu có lãi suất thay đổi; trái phiếu có thể
thu hồi và chứng khốn có thể chuyển ñổi.
ðiều kiện ñể doanh nghiệp ñược quyền phát hành trái phiếu: tuỳ theo quy định
pháp lý của mỗi nước. Thơng thường các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn và cơng ty nhà nước mới có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy
động vốn, các cơng ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân khơng được phép phát
hành trái phiếu doanh nghiệp. Một số ñiều kiện cụ thể:
Doanh thu và lợi nhuận: là ñiều kiện cần ñược xem xét kỹ lưỡng. Nếu doanh
thu và lợi nhuận của doanh nghiệp là tương ñối ổn ñịnh và mức tăng lên trong tương
lai ñược ñánh giá là tương ñối chắc chắn thì việc quyết định sử dụng trái phiếu để
tăng thêm vốn kinh doanh là hợp lý và có cơ sở.
Hệ số nợ là ñiều kiện quan trọng cần ñược xem xét. Nếu hệ số nợ hiện tại của
doanh nghiệp là tương đối thấp thì quyết định sử dụng trái phiếu là phù hợp. Nếu hệ
số nợ hiện tại của doanh nghiệp là tương đối cao thì cần phải phân tích đánh giá
thận trọng tác động của việc sử dụng trái phiếu ñến hiệu quả kinh doanh và giá trị
doanh nghiệp.
ðiều kiện về xu hướng biến ñộng của lãi suất thị trường trong tương lai:
Nếu lãi suất thị trường trong tương lai được đánh giá là có xu hướng tăng thì
sử dụng trái phiếu để tăng vốn sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp. Vì giá trị thực

của số lợi tức và tiền vay doanh nghiệp phải hoàn trả sẽ thấp hơn so với dự


12

tính tại thời điểm phát hành.
ðiều kiện về quyền kiểm soát của doanh nghiệp: Khi mà các chủ sở hữu
doanh nghiệp cho rằng trong tương lai việc giữ quyền kiểm sốt doanh nghiệp vẫn
là vấn đề quan trọng thì việc sử dụng trái phiếu phát hành là ñiều cần thiết.
ðể ñảm bảo cho hoạt ñộng kinh doanh ñạt hiệu quả cao, thông thường một
doanh nghiệp cần thực hiện cơ cấu vốn hợp lý, kết hợp hài hòa giữa nợ phải trả với
nguồn vốn chủ sở hữu trong ñiều kiện nhất ñịnh. Cơ cấu nguồn vốn của các doanh
nghiệp thường biến ñộng trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực đến lợi ích của chủ cơ sở. Vì vậy việc xem xét lựa chọn ñiều chỉnh cơ
cấu nguồn vốn tối ưu là một trong những quyết định tài chính quan trọng của chủ
doanh nghiệp.
1.1.4.2. Phân loại theo ñịa chỉ huy ñộng vốn.
Theo cách phân loại này vốn của doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại: Vốn
bên trong doanh nghiệp và vốn bên ngoài doanh nghiệp.
Việc phân loại này chủ yếu ñể xem xét việc huy ñộng vốn của một doanh
nghiệp ñang hoạt ñộng.
a. Vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu
tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể
hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
Vốn từ bên trong doanh nghiệp bao gồm:
Lợi nhuận giữ lại ñể tái ñầu tư
Khoản khấu hao tài sản cố ñịnh
Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCð.
Khi sử dụng nguồn vốn bên trong có những ñiểm lợi và bất lợi chủ yếu sau:
Những ñiểm lợi:

Chủ ñộng ñáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời
cơ trong kinh doanh.
Tiết kiệm ñược chi phí sử dụng vốn
Giữ được quyền kiểm sốt doanh nghiệp


13

Tránh được áp lực phải thanh tốn đúng kỳ hạn
Hạn chế:
Hiệu quả sử dụng thường không cao
Sự giới hạn về mặt quy mơ nguồn vốn
Nguốn vốn huy động bên trong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát
triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường nguồn vốn bên trong khơng đủ
đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp đang trong q
trình tăng trưởng. ðiều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn vốn từ
bên ngồi doanh nghiệp.
b. Vốn bên ngồi doanh nghiệp: Là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động
từ bên ngồi để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt ñộng SXKD của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có nhiều hình thức huy động vốn bên
ngồi như: Phát hành trái phiếu, huy ñộng vốn liên doanh, vay vốn dài hạn của ngân
hàng và các tổ chức tín dụng, vay vốn dài hạn của nước ngồi, huy động vốn bằng
hình thức th tài chính...
1.1.4.3. Phân loại theo thời gian huy động vốn
Theo cách phân loại này có thể chia vốn của doanh nghiệp thành 2 loại:
a. Vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà
doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt ñộng kinh doanh. Vốn này thường được sử
dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố ñịnh và một bộ phận tài sản lưu ñộng
thường xuyên cần thiết cho hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn thương xuyên của doanh nghiệp tại một thời ñiểm có thể được xác định

bằng cơng thức.
Vốn thường xun của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc
Vốn thường xuyên của DN = Giá trị tổng tài sản của DN – Nợ ngắn hạn
b. Vốn tạm thời: Là loại vốn có tính chất ngắn hạn ( dưới một năm) bao gồm
tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, các khoản nợ tích lũy ( nợ tiền lương và
bảo hiểm xã hội ñỗi với người lao ñộng, các khoản nợ phí, thuế đối với ngân sách,


14

các khoản tiền ñặt cọc của khách hàng...). Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn
này để đáp ứng cho nhu cầu vốn tạm thời phát sinh trong hoạt ñộng kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.1.4.4. Phân loại theo ñối tượng bỏ vốn
Theo cách phân loại này vốn của doanh nghiệp ñược chia thành hai loại:
a. Vốn dài hạn
Vốn dài hạn là số vốn doanh nghiệp cần có để hình thành nên tài sản dài hạn.
Tài sản dài hạn là một bộ phận tài sản thuộc quyền sử dụng của doanh
nghiệp địi hỏi phải thu hồi giá trị trong thời gian dài (thường lấy từ 12 tháng trở
lên), gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở
dang, bất ñộng sản ñầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và những tài sản dài
hạn khác.
Trong những loại tài sản nêu trên, tài sản cố ñịnh (TSCð) thường chiếm tỷ
tọng lớn và là ñối tượng thu hút sự quan tâm của quản lý Nhà nước cũng như quản
lý doanh nghiệp vì quy mơ, chất lượng và tình trạng TSCð có ảnh hưởng lớn ñến
việc xác ñịnh giá trị doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh, bảo tồn vốn, thực hiện
chính sách thuế thu nhập…
Tài sản cố ñịnh (TSCð) là những tư liệu lao ñộng chủ yếu ñược sử dụng một
cách trực tiếp hay gián tiếp trong q trình SXKD. Tài sản cố định của doanh

nghiệp bao gồm : Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình.
Tài sản cố định hữu hình được hiểu là những tư liệu lao động có kết cấu độc
lập hoặc kết cấu liên kết nhiều bộ phận ñể thực hiện một hay một số chức năng nhất
ñịnh, tham gia và nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vần giữ ngun hình thái vật chất
ban đầu, thỏa mãn ñồng thời các tiêu thuẩn sau:
Chắc chắn thu ñược lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Ngun giá tài sản phải được xác ñịnh một cách ñáng tin cậy.
Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy ñịnh hiện hành (từ 10.000.000 ñồng trở lên)


15

Trong thực tiễn những tài sản như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị…
thường được xếp vào tài sản cố định hữu hình.
Với những tiêu chuẩn và đặc điểm nhận biết trên có thể thấy rằng: khơng
phải bất cứ tài sản có vai trị tư liệu nào cũng ñược cơ quan quản lý Nhà nước công
nhận là TSCð hữu hình, đồng thời để ghi nhận là TSCð hữu hình phải đảm bả những
điều kiện chặt chẽ. ðiều này cho phép hạn chế những khuynh hướng đầu tư khơng hiệu
quả cịn khá phổ biến ở các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước.
Tài sản cố định vơ hình là tài sản khơng có hình thái vật chất nhưng xác
ñịnh ñược giá trị và doanh nghiệp nắm giữ sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ
hoặc cho các ñối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCð vơ hình
như quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, bản quyền, phần
mềm mày tính, bằng sáng chế, giấy phép nhượng quyền....
ðặc ñiểm chung của các TSCð trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều
chu kỳ SXKD với vai trị là cơng cụ lao động. Trong q trình đó hình thái vật chất
và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCð khơng thay đổi, song giá trị của nó lại
chuyển dịch dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất. Bộ phận giá trị
chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí SXKD của doanh nghiệp và ñược bù

ñắp khi sản phẩm ñược tiêu thụ.
b. Vốn ngắn hạn
Vốn ngắn hạn của danh nghiệp là số vốn Cần có để hình thành nên tài sản
ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn là bộ phận tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
địi hỏi phải thu hồi giá trị trong thời gian ngắn (thường trong vịng 12 tháng), bao
gồm: tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; các
khoản phải thu ngắn hạn; hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.
Theo chế độ kế tốn doanh nghiệp, ban hành theo quyết ñịnh số
15/2006/Qð-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các
loại tài sản đó được hiểu như sau:


16

Tiền và các khoản tương ñương tiền: là tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp,
vàng bạc, kim khí q, đá q, tiền gửi ngân hàng (khơng kỳ hạn), tiền đang chuyển
và các chứng khốn ngắn hạn.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đầu tư
chứng khốn ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và ñầu tư ngắn hạn khác.
Các khoản phải thu ngắn hạn khác: là các khoản phải thu của khách hàng, trả
trước cho người bán, phải thu nội bộ ngắn hạn, phải thu theo tiến ñộ kế hoạch hợp
ñồng xây dựng và các khoản phải thu khác (khơng tính dự phịng phải thu ngắn hạn
khó địi).
Hàng tồn kho: là giá trị các loại hàng tồn kho dữ trữ cho quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hàng mua ñang ñi trên ñường, nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi
đi bán, hàng hóa kho bảo thuế (khơng tính dự phịng giảm giá hàng tồn kho).
Tài sản ngắn hạn khác: là các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị
gia tăng ñược khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước (do nộp thừa), số tiền

tạm ứng cho cơng nhân viên chưa thanh tốn, cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn…
Trong các khoản kể trên, trừ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là những tài
sản ít có quan hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cơng nghiệp
và có tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn, các tài sản ngắn hạn cịn lại có những đặc
điểm chung là:
Tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh với vai trị là tư liệu lao động
hoặc đối tượng lao động, trong đó vai trị đối tượng lao động là chủ yếu.
Tư liệu lao ñộng trong tài sản ngắn hạn là những tư liệu lao động khơng đủ
các tiêu chuẩn về giá trị theo nguyên giá và thời gian sử dụng của tài sản cố định,
được gọi là các cơng cụ (dụng cụ), phụ tùng.
ðối tượng lao ñộng trong tài sản ngắn hạn là nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,
năng lượng, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm, tiền nằm trên các giai
ñoạn của chu kỳ kinh doanh.


17

Thu hồi giá trị dưới hình thức tiền tệ khơng bằng phương thức khấu hao như
TSCð mà bằng phương thức chuyển hầu như toàn bộ, một lần giá trị tài sản ngắn
hạn vào chi phí kinh doanh tương đương với mỗi chu kỳ kinh doanh, làm cho quá
trình thu hồi giá trị cũng mang tính chất tuần hồn chu chuyển.
Tốc ñộ chu chuyển tuần hoàn tài sản ngắn hạn nhanh hơn so với TSCð vì
chu kỳ tuần hồn của nó tương ñối khớp với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ những tiêu thức phân loại nên trên, ñối tượng nghiên cứu của luận văn
chủ yếu liên quan tới cách phân loại theo ñối tượng bỏ vốn.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn
1.2.1. Khái niệm
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế với mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh nhằm ñạt ñược mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhận, khơng
ngừng gia tăng giá trị của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

trên thị trường. ðể ñạt ñược mục tiêu trên một trong những yêu cầu ñặt ra ñối với
doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh. Hiệu quả hoạt ñộng kinh
doanh của doanh nghiệp ñược biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được và
chi phí bỏ ra. Xét về mặt định lượng doanh nghiệp có được kết quả hoạt ñộng kinh
doanh khi kết quả ñầu ra lớn hơn chi phí đầu vào, chênh lệch này càng lớn thì hiệu
quả kinh doanh càng cao và ngược lại. ðể tăng hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp
có thể sử dụng những biện pháp như:
Giảm đầu vào, đầu ra khơng ñổi.
Giảm ñầu vào không ñổi, tăng ñầu ra.
Giảm ñầu vào, tăng ñầu ra.
Doanh nghiệp tổ chức sử dụng các nguồn lực đầu vào hợp lý tiết kiệm tránh
lãng phí, tránh những tổn thất có thể có nhằm tăng cường giá trị ñầu ra. Tuy nhiên
khi giảm ñầu vào trong nhiều trường hợp có thể sẽ làm giảm giá trị đầu ra và làm
cho hiệu quả giảm xuống. Vì thế để nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp
không những khơng giảm mà cịn phải tăng chất lượng đầu vào như: sử dụng
nguyên vật liệu tốt hơn, sử dụng lao động có trình độ tay nghề cao hơn, máy móc


18

thiết bị cơng nghệ hiện đại hơn, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học
sẽ tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn tạo ra sản phẩm với số lượng,
chất lượng cao. Như vậy ñể nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp thường
xun đổi mới thiết bị cơng nghệ sản xuất, ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào SXKD khơng ngừng hồn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất,
tổ chức lao ñộng nhằm làm cho giá trị ñầu ra ngày càng tăng lên ñồng thời doanh
nghiệp còn nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ đó nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường.
Hiệu quả sử dụng vốn là một mặt của quả hoạt động SXKD vì vốn chỉ là

một trong rất nhiều yếu tố của quá trình kinh doanh nhưng hiệu quả hoạt ñộng kinh
doanh phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp trước hết phải bảo tồn được vốn và góp phần đạt được mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp, đáp ứng được lợi ích của các nhà đầu tư.ðồng thời hiệu quả
sử dụng vốn thu ñược phải gắn với việc giải quyết yêu cầu và mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội. Kết quả tạo ra do việc sử dụng vốn phải đáp ứng được lợi ích doanh
nghiệp và lợi ích kinh tế xã hội. Khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn cần quan tâm
ñến cả 2 mặt là tối thiểu hóa số vốn và thời gian sử dụng.
Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt ñộng SXKD nhằm ñạt
ñược lợi ích tối ña hoặc tối thiểu hóa số vốn và thời gian sử dụng vốn trong ñiều kiện
nguồn lực xác ñịnh phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi ñánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, người ta thường so
sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài khoản khác nhau; so
sánh lợi nhuận ñạt ñược trong kỳ với giá trị tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp ñể thấy ñược khả năng sinh lợi của ñồng vốn.
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong DN
Theo các tài liệu [GT Tài chính DN- Học viện Tài chính, GT Tài chính DN –
Trường ðH Mỏ - ðịa chất, GT Kinh tế doanh nghiệp – Trường ðH Công nghiệp


19

Quảng Ninh…]. Hệ thống các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp gồm:
1.2.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp
1. Hiệu suất sử dụng vốn (Vịng quay tồn bộ vốn)
Doanh thu thuần ñạt ñược trong kỳ
Hiệu suất SD vốn =


, Vịng/kỳ

(1.1)

Vốn bình qn sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cịn gọi là vịng quay tồn bộ vốn, phản ánh vốn của doanh
nghiệp trong một kỳ quay ñược bao nhiêu vịng . Thơng qua chỉ tiêu này có thể
đánh giá ñược khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu
thuần ñược sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư . Vịng quay tồn bộ vốn
càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (Mức doanh lợi trước thuế và lãi vay của tổng vốn)
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ suất sinh lời của tài sản =

, đ/đ

(1.2)

Vốn bình qn sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho phép ñánh giá khả năng sinh lời của một ñồng vốn kinh
doanh, phản ánh cứ một ñồng vốn bình quân sử dụng trong kỳ mà doanh nghiệp ñã
huy ñộng vào SXKD sẽ tạo ra bao nhiêu ñồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
3. Tỷ suất lợi nhuận vốn (còn gọi là Sức sinh lời): là quan hệ tỷ lệ giữa lợi
nhuận trước (sau) thuế với vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ.
LN trước ( hoặc sau) thuế của DN
Tỷ suất lợi nhuận vốn =

, đ/đ

(1.3)


Vốn bình qn sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này ño lường mức ñộ sinh lời của ñồng vốn, phản ánh cứ một ñồng
vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu ñồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế của
doanh nghiệp.


×