Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Một ngày cũng phải mua bảo hiểm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.58 KB, 4 trang )

Một ngày cũng phải mua bảo hiểm
Nếu như không phải là sập cầu mà là tai nạn lao động, một hai cái chết đơn
lẻ thì chắc chắn gia đình của các nạn nhân ấy cũng chỉ ngậm đắng nuốt cay
mà đưa tiễn người thân ra đi, còn cuộc sống còn lại của gia đình họ muốn
ra sao thì ra. Tôi là người Việt Nam xa xứ. Tất cả những gì đang xảy ra nơi
quê nhà đều là nhờ vào thông tin trên những trang báo điện tử. Tôi đã xem
những tai nạn khốc liệt trên thế giới như vụ 11/09 ở Mỹ, vụ sóng thần ở
Nam Á vào hồi cuối năm 2004, những vụ tai nạn máy bay, khủng bố... Quá thương tâm đấy
nhưng tôi lại không đau lòng bằng sự ra đi của các anh công nhân trên công trình này.
Bởi các anh là những người lao động nghèo khó, chỉ mong kiếm được đồng tiền bằng chính sức lao động của mình để
nuôi gia đình. Ước mơ của các anh trước khi mất có khi thật giản dị: nào mua lá sửa lại mái nhà dột, nào có tiền đóng
học phí cho con, nào có chút tiền lo thuốc thang cho bố mẹ, không ai trong số họ nghĩ đến một chuyến du lịch, một
chiếc xe hơi. Họ ít học, lại nghèo nên chỉ cần được nhận vào làm là đã mừng lắm rồi, đâu biết gì về hợp đồng lao
động hay bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động.

Các doanh nghiệp nước ta coi nhẹ việc mua bảo hiểm cho nhân viên vì nghĩ rằng phần trăm tai nạn là rất thấp, hoặc
không có trách nhiệm, hoặc chưa được đào tạo đến nơi đến chốn, hoặc không biết luật, hoặc biết luật nhưng không có
trái tim, cố tình vi phạm...

Nếu như không phải là sập cầu mà là tai nạn lao động, một hai cái chết đơn lẻ thì chắc chắn gia đình của các nạn
nhân ấy cũng chỉ ngậm đắng nuốt cay mà đưa tiễn người thân ra đi, còn cuộc sống còn lại của gia đình họ muốn ra
sao thì ra.

Tôi tự hào là người Việt Nam, vì người Việt Nam mình có tình tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách" rất cao.
Nhưng thật nghẹn ngào nếu phải nhận tiền đóng góp của cụ già đau yếu với số tiền còm cõi có được từ số tiền con cái
cho để ăn sáng, hay của anh lái xe ôm nghèo... "Thường người nghèo lại hay có lòng trắc ẩn vì họ hiểu rõ thế nào là
khó khăn". Chắn chắn những người nhận được nếu biết đó là những gì mà những đồng bào mình phải chắt chiu để
gửi cho mình thì họ cũng không vui.

Hy vọng qua sự cố đau lòng này, các doanh nghiệp hãy thức tỉnh, đừng đùa với số phận của những người dân nghèo,
hãy ký hợp đồng lao động và mua bảo hiểm hẳn hoi cho công nhân, nhân viên của mình. Nếu sự cố có xảy ra, xã hội


cũng đỡ một phần gánh nặng, gia đình các nạn nhân đỡ phần nào nỗI lo trước mắt, để con cáI người bị nạn cũng còn
có hy vọng sẽ được tiếp tục đến trường.

LÂM THANH NHÀN
Aix-en-Provence 29/09/07


Không mua bảo hiểm cháy nổ, sạt nghiệp như chơi!
Ngày 23.8 tại TP.HCM, hội thảo "Cháy nổ và giải pháp
bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp" (*) đã diễn ra trong bối
cảnh hàng loạt vụ cháy xảy ra thời gian qua trong cả
nước, gây thiệt hại với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Theo thống kê của Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM, chỉ trong 6 tháng đầu
năm trên toàn thành phố đã xảy ra 212 vụ cháy, gây thiệt hại gần 70 tỉ
đồng. Trong khi đó, năm 2006 thiệt hại do cháy, nổ gây ra là hơn 90,4 tỉ
đồng, điều này cho thấy thiệt hại do các vụ cháy gây ra đang ngày một
tăng.
Thượng tá Trần Thanh Châu,
Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM cho biết: "Tai nạn cháy nổ là
thảm họa đối với con người, xã hội và môi trường. Việc các doanh nghiệp
mua bảo hiểm hỏa hoạn là cần thiết và bức bách, nó phù hợp với nền kinh tế
của nước ta hiện nay và xu thế hội nhập". Theo thống kê của Vụ Bảo hiểm
(Bộ Tài chính), từ năm 2002 - 2006, cả nước đã xảy ra 11.795 vụ cháy, gây
thiệt hại hơn 1.710 tỉ đồng. Theo ông Lê Đinh Hùng, Phó giám đốc Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM, trên thực tế
con số thiệt hại phải gấp 15 lần con số được nêu trên.

Mặc dù nguy cơ cháy nổ có thể đe dọa bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào
nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng bỏ tiền cho chi phí bảo
hiểm cháy nổ. Đại diện của Công ty TNHH bảo hiểm AIG Việt Nam từng

nhận xét: "Các doanh nghiệp nước ngoài xem bảo hiểm cháy nổ là một chi
phí đầu tư bắt buộc, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại xem đó như
một chi phí có thể tiết kiệm".

Điều này cũng được chứng minh qua con số thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: toàn quốc có khoảng 35.000
cơ sở sản xuất nằm trong diện bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ nhưng chỉ mới có 20-30% tham gia. Còn theo
ông Châu, trên toàn TP.HCM có khoảng 10.000 cơ sở sản xuất nằm trong diện này, đến nay số các cơ sở tham gia
mua bảo hiểm cháy nổ là chưa đáng kể nhưng vì quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc vừa được ban hành nên chưa
thể xử phạt ngay các cơ sở này được.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, số tiền đền bù thiệt hại do cháy nổ trong thời gian qua chỉ hơn 600 tỉ đồng, tức
chiếm khoảng 40% tổng thiệt hại. Tại buổi hội thảo, rất nhiều doanh nghiệp bắt đầu bày tỏ sự quan tâm đến bảo hiểm
cháy nổ. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn cảm thấy rất mới mẻ với loại hình bảo hiểm này mặc dù Nghị định về bảo hiểm
cháy nổ của Chính phủ đã được ban hành từ ngày 8.11.2006. Ông Trần Thanh Châu cho biết, Sở Cảnh sát PCCC
TP.HCM sẽ hướng dẫn các cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tự kiểm tra an toàn PCCC và thực
hiện điều kiện an toàn PCCC theo quy định. Ngoài ra, Sở này sẽ kiểm tra định kỳ 4 lần/năm đối với các cơ sở có
nguy cơ cháy, nổ cao.

Trung Bảo - Quang Thuần
Nguồn: Thanh Niên [23-8-2007]
Trên địa bàn TP.HCM có 295 khu
dân cư dễ cháy, có nguy cơ gây
cháy lớn gây thiệt hại rất nghiêm
trọng do được xây dựng bằng các
vật liệu dễ cháy, nằm trong hẻm
sâu... xen lẫn với một số cơ sở
sản xuất. Theo thống kê, các vụ
cháy xảy ra trên địa bàn dân cư
hằng năm chiếm trên 53% tổng số
vụ cháy. Các cao ốc văn phòng,

cơ sở kinh doanh xăng dầu, gas...
cũng là mối lo cháy nổ rất lớn.
Theo cảnh sát PCCC, nếu xảy ra
cháy tại các nơi này thì thiệt hại về
người và của là không lường hết
được.



Tai nạn nghề nghiệp khi làm phim và vấn đề bảo hiểm
Khi những cảnh quay chương trình Nhật ký Vàng Anh
thực hiện tại hồ Đại Lải (Phúc Yên, Vĩnh Phúc), Nguyễn
Mạnh Cường - nhân viên đạo cụ - đã bị chết đuối. Cái
chết tức tưởi của chàng trai này thêm một lần nữa gióng
lên hồi chuông báo động về an toàn trường quay và bảo
hiểm tai nạn, rủi ro cho diễn viên và những người tham
gia hậu đài…
Những nguy hiểm chết người

Không riêng Nhật ký Vàng Anh, hầu như các đoàn phim, từ truyền hình
tới phim nhựa, khi thực hiện các cảnh sông nước đều “quên” mang theo
áo phao và các thiết bị cứu hộ cần thiết. Đúng hơn, ở VN chưa có “cái lệ” bảo đảm an toàn cho diễn viên và các nhân
viên đoàn phim khi thực hiện các cảnh quay nguy hiểm.

Việc diễn viên hay nhân viên trường quay bị chết là hy hữu, nhưng không hiếm người phải mang thương tật suốt đời,
phải nằm viện điều trị suốt mấy tháng trời hay đơn giản là bó bột, khâu vết thương…

Gần đây, Hoa hậu Hà Kiều Anh bị rách chân phải khâu nhiều mũi khi diễn cảnh chạy giữa đống lu và một chiếc lu vỡ
lăn vào chân trong phim Đẻ mướn. Diễn viên Ngô Thanh Vân cũng bị rạn xương chân do một chiếc máy quay phim
rơi trúng vào chân khi làm phim Dòng máu anh hùng ở Lạng Sơn. Diễn viên Quốc Tuấn khi đóng phim Đường thư,

lội suối gặp phải đá bám rêu nên bị trượt chân thâm tím cả đầu gối và mặt...

Rủi ro dễ xảy ra nhất là với các diễn viên đóng thế. Những cú nhảy vào lửa, tung mình trên không… trong điều kiện
làm phim thô sơ và thiếu thốn tứ bề như ở VN thì rõ ràng, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn!

Có hay không việc mua bảo hiểm?

Hãng phim Phước Sang khi thành lập đoàn phim đều mua bảo hiểm cho tất cả thành viên trong đoàn, kể cả các vai có
cát xê 1 triệu đồng. Khi sự cố xảy ra, người mua sẽ được nhận 100 triệu đồng và 30 tháng lương cộng với chi phí
bệnh viện.

Hãng phim Thiên Ngân, cũng mua bảo hiểm cho người của đoàn phim. Còn lại, hầu hết các đoàn phim đều “phớt lờ”
việc này, khi sự việc xảy ra mới hỗ trợ hay bồi thường, nhất là các hãng phim nhà nước…

Riêng vụ tai nạn của Cường, Hãng phim Truyền hình VN đã đứng ra tổ chức ma chay và quyên góp anh em khoảng
50 triệu đồng bù đắp nỗi đau cho gia đình anh. Tuy nhiên, không phải hãng phim nào cũng ít nhiều tình nghĩa với
người tham gia đoàn phim khi sự cố xảy ra mà chưa mua bảo hiểm.

Giới chuyên môn đề nghị có những quy định bắt buộc của nhà nước, chẳng hạn, bất cứ một đơn vị sản xuất phim
nào nếu chưa mua bảo hiểm cho diễn viên, anh em công nhân hậu đài, trường quay thì không cấp phép quay phim…,
nhưng đến nay, không hiểu sao vẫn chưa được chấp thuận?!


(Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng)



Từ chuyện diễn viên bị chó cắn...
Trong phim ảnh, để có những cảnh quay đẹp, chân thực, rõ ràng diễn
viên phải đổ mồ hôi trên phim trường. Cảnh phim sẽ được đánh giá

cao, có tiếng vang nếu diễn viên chấp nhận "hy sinh", tuy nhiên cái gì
cũng phải có giới hạn của nó...
Chuyện diễn viên - người mẫu D.Y.N vừa bị con chó bẹc- giê cắn trong lúc quay phim
khiến nhiều người... nổi da gà. Số là đạo diễn quyết định quay cảnh nhân vật nữ đối diện
với một con chó bẹc-giê đang gầm gừ. Ai ngờ chú chó diễn viên "khùng" lên táp vào người cô diễn viên xinh đẹp.
Quay lại lần nữa, chú ta cắn thêm một vết sâu hơn, khiến cô phải vào bệnh viện cấp cứu. Khổ nỗi, dù sau này vết
thương có lành thì chắc cơ thể cũng bị sẹo, mà với một người mẫu thì thật tội nghiệp! Người trong giới bức xúc bảo
nhau, rằng đâu có đáng để cố lấy một cảnh quay như thế, bởi có thể quay riêng con chó, quay riêng diễn viên, rồi xử
lý ghép lại. Đặc biệt khi con chó đã "khùng" một lần thì phải hết sức cảnh giác...

Trong một phim khác, người ta cũng hết hồn khi thấy cảnh quay một nữ diễn viên đặt đứa bé còn ẵm ngửa trên một
bờ tường cao (trong phim là hai mẹ con chạy trốn sự truy đuổi của bà mẹ nuôi). Lỡ đứa bé rớt xuống thì sao? Dù có
nệm bảo hiểm lót sẵn bên dưới đi chăng nữa thì đứa bé cũng sẽ bị chấn động. Khán giả nói thà cứ quay một con búp
bê mà họ đỡ lo lắng. Làm gì cũng phải nghĩ đến xác suất sự cố có thể xảy ra, và tránh trước vẫn hơn. Lại một phim,
nam diễn viên đóng vai phụ bị sự cố làm chấn thương mắt, thế mà không ai chở anh đi bệnh viện, bởi đạo diễn nêu lý
do cả đoàn phim phải làm cho kịp tiến độ quay, không thể cử người ra đưa anh đi được. Cuối cùng, một chị công
nhân trong đoàn thương tình chở anh đi.

Những chuyện đại loại như thế khiến người ta không khỏi băn khoăn. Ở nước ngoài, phim ảnh tha hồ tung hoành vì
họ có đầy đủ trang thiết bị lẫn chuyên viên làm kỹ xảo. Diễn viên được bảo vệ tối đa, ít nhất là được mua bảo hiểm
thương tật và sinh mạng. Còn ở nước ta, do thiếu thốn về kỹ xảo nên diễn viên phải đóng thật rất nhiều, và nguy cơ
cũng rất cao. Tệ nhất là diễn viên chẳng được mua bảo hiểm khi hành nghề, rủi gặp sự cố thì cát-sê chẳng bù lỗ
nổi. Cho nên, nói nghệ thuật phục vụ con người, cũng đừng quên chính con người mới là chủ thể làm nên nghệ thuật.
Và xin hãy "phục vụ" cũng như "quan tâm" ngay những con người đang làm nên tác phẩm.


×