Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu phương pháp xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm vilis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 99 trang )

1

Bộ giáo dục v đo tạo
Trờng đại học mỏ - ®Þa chÊt

PHẠM ĐỨC HUYỀN ANH

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ
DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MM VILIS
Chuyên ngành: Kỹ thuật trắc địa
MÃ số: 60.52.85

Luận văn th¹c Sü kü tht

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc
TS. Đồn Thị Xuân Hương

Hμ néi – 2012


2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HÌNH MINH HỌA .......................................................... 7
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 9

1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................10


4. Nội dung nghiên cứu của đề tài ....................................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................11
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................11
Chương 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH VÀ HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG, QUẢN
LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH...................................................................................14

1.1 Khái niệm về dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính ....................................14
1.1.1. Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu..........................................14
1.1.2. Dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính.......................................................15
1.2. Thực trạng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đia chính.....................15
1.2.1. Thực trạng dữ liệu địa chính................................................................15
1.2.2. Tình hình xây dựng hồ sơ địa chính ....................................................17
1.2.3. Hiện trạng phần mềm xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu địa
chính ................................................................................................. 20
1.3. Giới thiệu chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam .................................. 21
Chương 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU GEODATABASE VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG,
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN VILIS ............................................................ 37

2.1. Tổng quan về Geodatabase .....................................................................37
2.2. Giới thiệu phần mềm ViLis....................................................................40
2.3. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu bằng ViLis .....................................45
Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ
LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS ...................................................... 54

3.1. Nguồn tư liệu sử dụng..............................................................................54


3


3.1.1. Dữ liệu khơng gian ..............................................................................54
3.1.2. Dữ liệu thuộc tính ................................................................................54
3.2. Các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ............... 55
3.3. Quy trình cơng nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .................... 56
3.3.1 Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ................................. 56
3.3.2. Quy trình cơng nghệ tổng qt xây dựng sơ sở dữ liệu địa chính ..... 57
3.3.2.1. Quy trình cơng nghệ thiết lập dữ liệu khơng gian địa chính từ bản đồ
địa chính ............................................................................................ 58
3.3.2.2. Quy trình cơng nghệ thiết lập dữ liệu thuộc tính địa chính từ hồ sơ 67
3.4. Quản lý cơ sở dữ liệu địa chính....................................................... 70
3.4.1. Quản lý hồ sơ địa chính .............................................................. 71
3.4.2. Quản lý biến động ...................................................................... 71
3.4.3. Cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính .................................................. 71
3.4.4. Lập báo cáo thống kê.................................................................. 71
3.4.5. Hiển thị bản đồ ......................................................................... 72
3.4.6. Bảo đảm an tồn hệ thống thơng tin địa chính ............................... 72
3.4.7. Cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính .....................................72
3.5. Xây dựng và quản lý CSDL địa chính theo quy trình cơng nghệ chuẩn
dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLis.......................................................72
3.5.1. Xây dựng CSDL khơng gian địa chính ......................................... 72
3.5.2. Xây dựng CSDL hồ sơ địa chính.................................................. 75
Chương 4: THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA
CHÍNH XÃ LIÊN SANG, HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HỊA .............. 78

4.1. Mục đích và u cầu thực nghiệm................................................... 78
4.2. Khái quát về tình hình tài liệu khu vực thực nghiệm ....................... 78
4.2.1. Hệ thống điểm khống chế đo đạc ........................................................78
4.2.2. Hiện trạng dữ liệu bản đồ địa chính ....................................................78
4.3. Các bước thực nghiệm.................................................................... 79
4.3.1. Chuẩn hố dữ liệu khơng gian địa chính từ bản đồ địa chính .............79

4.4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính....................................82


4

4.4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính .............................................84
4.4.3. Cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính .........88
4.5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 99


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

DBMS

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

GCNQSDĐ


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

BĐĐC

Bản đồ địa chính

QSD

Quyền sử dụng đất

XML

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (eXtensible Markup Language )

GML

Ngôn ngữ đánh dấu địa lý mở rộng (Geography Markup
Language)


6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê các thông số personal và multiuser geodatabases ....................37
Bảng 4.1. Bảng thống kê tư liệu bản đồ địa chính xã Liên Sang.............................78


7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1. Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Địa chính ..................................................... 23
Hình 1.2. Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần ................................................... 24
Hình 1.3. Các nhóm dữ liệu cấu thành siêu dữ liệu Địa chính................................................. 27
Hình 1.4. Mơ hình tổng qt cấu trúc dữ liệu địa chính........................................................... 31
Hình 1.5. Kiểu đối tượng thửa đất............................................................................................ 34
Hình 1.6. Các kiểu đối tượng thuộc gói Người ........................................................................ 35
Hình 1.7. Các kiểu đối tượng mơ tả người là cá nhân.............................................................. 36
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc của một GeoDatabase....................................................................... 39
Hình 2.2. Giao diện kết nối cơ sở dữ liêu ................................................................................ 39
Hình 2.3. Giao diện hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu ................................................................ 39
Hình 2.4. Khởi tạo cơ sở dữ liệu .............................................................................................. 39
Hình 2.5. Sao lưu cơ sở dữ liệu ............................................................................................... 39
Hình 2.6. Xóa cơ sở dữ liệu ..................................................................................................... 40
Hình 2.7. Phục hồi cơ sở dữ liệu .............................................................................................. 40
Hình 2.8. Nén cơ sở dữ liệu ..................................................................................................... 45
Hình 2.9. Thiết lập kết nối đến máy chủ CSDL ...................................................................... 54
Hình 2.10. Thiết lập người sử dụng ......................................................................................... 54
Hình 2.11. Thiết lập phịng, tổ nghiệp vụ ................................................................................ 54
Hình 2.12. Phân cấp chức năng cho người sử dụng ................................................................. 54
Hình 2.13. Giao diện phân nhóm quyền sử dụng..................................................................... 54
Hình 3.1. Quy trình tổng quát xây dựng CSDL địa chính........................................................ 72
Hình 3.2. Quy trình cơng nghệ thiết lập CSDL khơng gian địa chính. .................................... 54
Hình 3.3. Quy trình cơng nghệ thiết lập CSDL thuộc tính địa chính....................................... 72
Hình 3.4. Đăng nhập hệ thống vào thao tác với Gis2ViLis ..................................................... 73
Hình 3.5. Đăng ký đơn vị làm việc .......................................................................................... 73
Hình 3.6. Tạo cơ sở dữ liệu khơng gian ................................................................................... 74
Hình 3.7. Cấu trúc cơ sở dữ liệu khơng gian............................................................................ 74
Hình 3.8. Nhập dữ liệu vào CSDL khơng gian ........................................................................ 75
Hình 3.9. Bảng nội dung dữ liệu khơng gian theo chuẩn địa chính ......................................... 75

Hình 3.10. Khởi tạo CSDL thuộc tính địa chính...................................................................... 75
Hình 3.11. Bảng nội dung CSDL thuộc tính theo chuẩn địa chính.......................................... 75


8

Hình 4.1. Kiểm tra chuẩn hệ quy chiếu khơng gian bằng Iras C ............................................ 78
Hình 4.2. Dữ liệu xã Liên Sang đã được chuẩn hóa khơng gian ............................................. 78
Hình 4.3. Chuyển đổi bản đồ từ định dạng DGN sang định dạng shape ................................ 78
Hình 4.4. Khởi tạo CSDL khơng gian cho xã Liên Sang ......................................................... 78
Hình 4.5. Hiển thị cấu trúc CSDL khơng gian trên ArcCatalog .............................................. 78
Hình 4.6. Hiển thị bảng thuộc tính của lớp thửa đất .............................................................. 78
Hình 4.7. Giao diện chuyển đổi dữ liệu từ Famis vào CSDL SDE.......................................... 78
Hình 4.8. Biểu diễn hình học của lớp THUDAT ..................................................................... 79
Hình 4.9.Thể hiện bảng thuộc tính của các thửa đất trong xã Liên Sang................................. 79
Hình 4.10. Thiết lập CSDL thuộc tính ..................................................................................... 82
Hình 4.11. Đồng bộ dữ liệu từ bản đồ vào hồ sơ ..................................................................... 84
Hình 4.12. Giao diện làm việc với CSDL địa chính xã Liên Sang .......................................... 88
Hình 4.13. Làm việc với phân hệ kê khai đăng ký................................................................... 93
Hình 4.14. Tạo đơn đăng ký..................................................................................................... 93
Hình 4.15. Biên tập Giấy chứng nhận...................................................................................... 93
Hình 4.16. Tạo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất ................................................................................... 93
Hình 4.17. Trang 2-3 của Giấy chứng nhận ............................................................................. 93
Hình 4.18. Menu Biến động của Hệ thống thơng tin đất đai.................................................... 94
Hình 4.19. Thực hiện và cập nhật thế chấp quyền sử dụng đất................................................ 94
Hình 4.20. Thực hiện tách thửa bằng các công cụ trên Tab Bản đồ ........................................ 94
Hình 4.21. Tìm kiếm và cập nhật biến động tách thửa ............................................................ 96
Hình 4.22. Hình ảnh thửa mới tách trên bản đồ................................................................ 96
Hình 4.23. Thực hiện chuyển quyền có tách thửa............................................................. 96
Hình 4.24. Cây biến động của thửa đất ........................................................................... 96

Hình 4.25. Sổ địa chính................................................................................................. 96
Hình 4.26. Lập và in các loại sổ ..................................................................................... 96
Hình 4.27. Lập và in các tài liệu, báo cáo liên quan.......................................................... 96


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng nghệ thơng tin đang đóng một vai trị ngày càng quan trọng trong mọi
lĩnh vực quản lý và sản xuất kinh doanh. Các hệ thống thơng tin có thể hỗ trợ cho
tất cả các loại hình quản lý, sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu
suất của sản xuất kinh doanh, quy trình quản lý, quá trình ban hành quyết định quản
lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trong nội bộ mỗi cấp quản lý.
Hiện nay, việc ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information
System - GIS) trong quản lý tài nguyên đất, đặc biệt là lĩnh vực quản lý đất đai ở
nước ta, đã có những chuyển biến tích cực. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá
mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên này sẽ đem lại nhiều giá trị kinh tế cho đất nước. Trong sự phát
triển nhanh của nền kinh tế cũng như sự phát triển mạnh mẽ của q trình đơ thị hóa
thì đất đai ngày càng giá trị và quản lý đất đai lại càng trở nên quan trọng.
Để đáp ứng các yêu cầu thực tế về quản lý đất đai trong thời gian qua nhiều
đơn vị, địa phương đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống phần mềm khác nhau phục
vụ công tác xây dựng, quản lý và cập nhật dữ liệu địa chính, tin học hố các quy
trình nghiệp vụ về quản lý đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành
Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Việt
Nam ngày 04 tháng 10 năm 2010, đây là văn bản Quy định kỹ thuật được xây dựng
để áp dụng thống nhất trong cả nước, là văn bản pháp lý, chỉ đạo toàn ngành thực
hiện về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong thời gian tới.
Dữ liệu địa chính có vai trị quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về

đất đai và là một loại dữ liệu được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực khác như quy
hoạch, xây dựng, giao thơng, nơng nghiệp,... Do đó việc xây dựng và quản lý tốt cơ
sở dữ liệu địa chính vừa giúp thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý đất đai một
cách hiệu quả, hỗ trợ cho các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác có nhu cầu sử dụng
dữ liệu địa chính được dễ dàng thuận tiện cũng như thúc đẩy việc sử dụng thông tin,
dữ liệu đất đai phục vụ các mục đích phát triển Kinh tế - Xã hội và Quốc phòng An ninh
Từ yêu cầu cấp thiết của thực tế và nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nêu


10

trên, tác giả đã nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu phương pháp xây dựng và
quản lý cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLis”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua nghiên cứu, thu thập, tổng hợp các nguồn thông tin liên quan đến
dữ liệu địa chính, thực trạng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính; nghiên
cứu Quy định kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam; nghiên cứu đặc điểm, tính
năng của phần mềm ViLis để đưa ra quy trình cơng nghệ xây dựng và quản lý cơ sở
dữ liệu địa chính bằng ViLis đồng thời đánh giá tính khả thi, sự phù hợp của phần
mềm này đối với yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung là quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa
chính, quy trình cơng nghệ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính bằng phần
mềm ViLis đáp ứng yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam.
Phạm vi thực nghiệm là xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài gồm các nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tổng quan về CSDL, dữ liệu địa chính và CSDL địa chính, thực
trạng xây dựng và quản lý CSDL địa chính, các quy định về chuẩn dữ liệu địa
chính.

- Nghiên cứu cơ sở dữ liệu Geodatabase, tổng quan về phần mềm ViLis, việc
xây dựng và quản lý CSDL của ViLis.
- Nghiên cứu quy trình xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính từ nguồn
dữ liệu bản đồ và hồ sơ địa chính đã có bằng phần mềm ViLis;
- Khảo sát, thu thập, phân tích dữ liệu, thực nghiệm xây dựng và quản lý
CSDL địa chính theo qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu đã trình bày tại xã Liên Sang,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa bằng phần mềm hệ thống thơng tin đất đai
ViLIS;
- Đánh giá tính khả thi, sự phù hợp của phần mềm đối với công tác xây dựng
và quản lý CSDL địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính.


11

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nội dung đề tài của luận văn, phương pháp nghiên
cứu được sử dụng trong luận văn này bao gồm tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu:
+ Nghiên cứu thực trạng tình hình dữ liệu địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu
và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay ở Việt Nam; Quy định kỹ thuật về chuẩn
dữ liệu địa chính và các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình kỹ thuật hiện hành
có liên quan;
+ Nghiên cứu các ứng dụng xây dựng và quản lý CSDL của phần mềm
ViLis;
+ Thu thập các thông tin tư liệu liên quan đến khu vực thực nghiệm, phân
tích, tổng hợp, đánh giá để xây dựng cơ sở dữ liệu theo quy trình cơng nghệ đã đưa
ra;
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu theo quy
định chuẩn dữ liệu địa chính bằng phần mềm ViLis;
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến góp ý của giáo viên hướng dẫn, các

nhà khoa học, các đồng nghiệp về các vấn đề trong nội dung luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở thành lập cơ sở dữ liệu địa chính xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hịa theo quy trình cơng nghệ đã đề xuất bằng phần mềm ViLis, các ưu
nhược điểm của phần mềm này trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo
chuẩn được đánh giá, kiểm nghiệm.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được xem xét và áp dụng vào thực tiễn
sản xuất, kịp thời phục vụ công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính theo
Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, góp phần hồn thiện và hiện đại hóa
hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính Việt Nam trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở dữ liệu địa chính và hiện trạng xây dựng, quản lý cơ sở dữ
liệu địa chính


12

Chương 2: Cơ sở dữ liệu Geodabase và phương pháp xây dựng, quản lý cơ
sở dữ liệu trên ViLis
Chương 3: Quy trình cơng nghệ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính
bằng ViLis
Chương 4: Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho xã Liên Sang,
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.


13

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn với sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo TS.

Đồn Thị Xuân Hương, sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp,
tác giả đã nhận được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu và trong
công tác.
Qua đây tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Trắc địa,
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, các đồng nghiệp đã có ý kiến đóng góp quý báu cho
bản luận văn. Đồng thời tác giả xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm định chất lượng sản phẩm địa chính, Tổng cục Quản lý
đất đai - đơn vị nơi tác giả đang công tác, sự hỗ trợ của một số cán bộ của Trung
tâm Ứng dụng và Phát triển cơng nghệ địa chính, Tổng cục Quản lý đất đai trong
việc nghiên cứu công nghệ phục vụ q trình thực nghiệm để có thể đạt được kết
quả báo cáo trong luận văn này.


14

Chương 1
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH VÀ HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG,
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

1.1 Khái niệm về dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính
1.1.1. Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu: Tập hợp dữ liệu được lưu trữ trong máy tính theo một quy
định nào đó và được gọi là cơ sở dữ liệu (Database - CSDL). Nó được tổ chức thuận
tiện cho việc sắp xếp, cập nhật, tra cứu, lưu trữ, cung cấp sao cho chúng được chia
sẻ cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Có nhiều cách để tổ chức cơ sở dữ liệu,
trong đó cách phổ biến hiện hay là tổ chức cơ sở dữ liệu dưới dạng quan hệ.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Phần chương trình có thể xử lý, thay đổi dữ liệu
gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database management System - DBMS).
Khả năng của Hệ quản trị cơ sở dữ liệu đó là: Khả năng quản lý những dữ
liệu cố định; Khả năng truy xuất có hiệu quả một khối lượng dữ liệu lớn; Hỗ trợ ít

nhất một mơ hình dữ liệu mà nhờ đó người sử dụng có thể xem được dữ liệu; Hỗ trợ
một số ngôn ngữ bậc cao cho phép người sử dụng định nghĩa các cấu trúc dữ liệu,
truy xuất và thao tác dữ liệu; Quản lý giao dịch, cho phép nhiều người sử dụng truy
xuất đồng thời và chính xác đến một cơ sở dữ liệu; Điều khiển các quá trình truy
xuất, giới hạn các quá trình truy xuất dữ liệu của những người không được phép và
kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu; Các đặc tính tự thích ứng, là khả năng tự phục hồi
lại dữ liệu do sự cố của hệ thống mà không làm mất dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu có một số ưu điểm sau:
- Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất. Do đó đảm bảo thơng tin
có tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.
- Đảm bảo dữ liệu có thể được truy suất theo nhiều cách khác nhau, có khả
năng xử lý một khối lượng dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
- Nhiều người có thể sử dụng một cơ sở dữ liệu


15

1.1.2. Dữ liệu và cơ sở dữ liệu địa chính
Dữ liệu địa chính: là dữ liệu khơng gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa
chính và các dữ liệu khác có liên quan.
Dữ liệu khơng gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn; hệ thống đường giao
thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh
và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành
lang an tồn bảo vệ cơng trình.
Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý, người sử dụng đất,
chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan
đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc
tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng

của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ
trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về
đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thơng tin có cấu trúc của dữ liệu địa
chính.
1.2. Thực trạng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu đia chính
1.2.1. Thực trạng dữ liệu địa chính
1.2.1.1. Nội dung bản đồ địa chính
Do việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ năm
1989, trong điều kiện hầu hết các địa phương chưa đo vẽ bản đồ địa chính, tiến độ
đo vẽ bản đồ địa chính rất chậm, nên kết quả cấp giấy chứng nhận và lập hồ sơ địa
chính hiện nay chủ yếu phải sử dụng các loại bản đồ giải thửa đo đạc theo Chỉ thị
299/TTg, bản vẽ trích đo thửa đất…Nội dung dữ liệu của các loại bản đồ, sơ đồ nói
trên như sau:
- Bản đồ giải thửa là loại bản đồ chủ yếu sử dụng cho việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn 1991-2000 ở các địa phương, bản đồ giải
thửa thường được đo theo lưới tọa độ độc lập (có thể lập cho phạm vi từng xã hoặc
từng khu dân cư, từng cánh đồng). Trên bản đồ giải thửa hầu như không thể hiện


16

các điểm khống chế tọa độ và độ cao. Độ chính xác của bản đồ này cịn hạn chế;
việc ghép nối giữa các tờ bản đồ hầu như không thể thực hiện được.
- Bản đồ địa chính được thành lập theo các quy phạm thành lập bản đồ địa
chính do Tổng cục Quản lý ruộng đất, Tổng cục Địa chính, Tổng cục Quản lý đất
đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (gồm các quy phạm ban hành vào các
năm 1991, 1995 và 1999, 2008); được triển khai thực hiện từ năm 1991 đến nay.
Bản đồ địa chính được thành lập trên cơ sở tốn học gồm: ê-líp-xơ-ít quy
chiếu, hệ tọa độ nhà nước, lưới chiếu, múi chiếu, các tham số khác. Trên bản đồ

theo quy định phải có đầy đủ các điểm toạ độ, độ cao nhà nước các cấp hạng, điểm
địa chính, điểm độ cao kỹ thuật; điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế
đo vẽ. Các giá trị tọa độ, độ cao được biểu thị là tọa độ, độ cao quốc gia theo hệ tọa
độ HN-72 hoặc VN-2000.
Nội dung bản đồ địa chính biểu thị một số nội dung chủ yếu về địa giới hành
chính các cấp, các yếu tố quy hoạch và hành lang an tồn cơng trình, các thơng tin
thửa đất, các đối tượng theo tuyến, yếu tố địa hình, các yếu tố địa vật. Ngoài các
yêu tố trên, trong bản đồ địa chính cịn có các ghi chú: ghi chú về địa danh, xứ
đồng, tên gọi các cơng trình, tên các cơ quan, đơn vị sử dụng đất để phục vụ việc
nhận dạng, định hướng khi sử dụng bản đồ. Mức độ biểu thị các ghi chú này tùy
thuộc vào từng địa phương và nhìn chung chưa thống nhất.
1.2.1.2. Nội dung hồ sơ địa chính
- Hệ thống dữ liệu hồ sơ địa chính đã thiết lập, đang có giá trị sử dụng hiện
nay trên phạm vi cả nước là rất đa dạng, không thống nhất giữa các loại mẫu quy
định ở các thời gian khác nhau. Các loại mẫu ban hành càng về sau càng có nhiều
nội dung, yêu cầu thể hiện thơng tin ngày càng địi hỏi chặt chẽ. Trong đó, các tài
liệu hồ sơ địa chính xây dựng theo các quy định trước trước năm 2005, nhìn chung
khơng có đủ nội dung theo yêu cầu quản lý đất đai hiện nay:
- Mẫu sổ địa chính ban hành theo Quyết định số 56/RĐ- ĐKTK (1981) thiếu
nhiều thông tin: Các thông tin bổ trợ cho việc xác định tên hộ gia đình, cá nhân
(năm sinh, họ tên vợ/chồng, giấy CMND); thời hạn sử dụng đất; mục đích sử dụng
đất; số vào sổ cấp GCN; những ràng buộc quyền sử dụng đất khi đăng ký; nguồn
gốc sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất và đặc biệt hạn chế trong việc cập nhật,
chỉnh lý biến động. Việc chuyển đổi loại sổ này sang mẫu mới thống nhất là hết sức


17

cấp thiết mới đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai.
- Mẫu sổ địa chính ban hành theo Quyết định số 499/QĐ-TCĐC cịn thiếu

các thơng tin: nguồn gốc sử dụng đất (được Nhà nước giao có thu tiền hay không
thu tiền; Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm hay trả một lần, Nhà nước công
nhận quyền sử dụng,…), giá đất, Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính (Ghi nợ và
tình hình trả nợ; miễn hoặc giảm nghĩa vụ tài chính), số phát hành GCN.
- Mẫu sổ Mục kê đất ban hành theo Quyết định số 56/RĐ- ĐKTK và Quyết
định số 499/QĐ-TCĐC cịn thiếu các thơng tin: hệ thống thơng tin mục đích sử
dụng đất theo GCN được cấp, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch;
- Hệ thống các loại đất (mục đích sử dụng đất) đã có nhiều thay đổi (theo
Quyết định số 56/RĐ- ĐKTK có 51 loại, theo Quyết định số 499/QĐ-TCĐC có 32
loại chi tiết, theo Thơng tư số 29/2004/TT-BTNMT có 47 loại, theo Thơng tư số
09/2007/TT-BTNMT hiện hành cịn 38 loại; trong đó đặc biệt là các loại đất trong
nhóm đất chuyên dùng có xu hướng ngày càng phân chi tiết hơn (Quyết định số
56/RĐ- ĐKTK có 6 loại đất, Quyết định số 499/QĐ-TCĐC có 11 loại, Thơng tư số
09/2007/TT-BTNMT hiện hành là 28 loại. Riêng loại đất xây dựng và đất chuyên
dùng khác trước đây, nay được xác định lại thành 12 loại khác nhau phải điều tra
thực tế mới điều chỉnh lại được.
- Loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở còn chưa
thống nhất nội dung giữa loại giấy theo Nghị định số 60/CP và giấy theo Nghị định
số 90/2006/NĐ-CP; đặc biệt nội dung về đất cịn thiếu nhiều thơng tin theo u cầu
của quản lý đất đai (nguồn gốc sử dụng đất, thời hạn sử dụng, những hạn chế quyền
sử dụng, nghĩa vụ tài chính về đất đai).
- Việc thể hiện các nội dung thông tin trên từng loại tài liệu hồ sơ địa chính ở
nhiều địa phương cịn chưa đầy đủ, chưa đúng theo quy định (như thông tin về tên
người sử dụng đất đối với trường hợp của hộ gia đình, về mục đích sử dụng đất,
thời gian sử dụng đất); nhất là các trường hợp hồ sơ thiết lập trước năm 2005.
- Tình trạng sai sót, nhầm lẫn trong việc thể hiện nội dung thông tin trên các
tài liệu hồ sơ địa chính cịn rất lớn và phổ biến ở nhiều địa phương.
1.2.2. Tình hình xây dựng hồ sơ địa chính
Việc xây dựng hồ sơ địa chính có thể tóm tắt thành một số giai đoạn sau:



18

Từ năm 1989, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chính thức
thực hiện. Cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xây dựng hồ
sơ địa chính được chú trọng thực hiện trên cơ sở rà sốt, hồn thiện hồ sơ đăng ký
ruộng đất lập trong giai đoạn từ 1981-1988.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, việc rà soát hồ sơ đăng ký ruộng đất
lập theo Chỉ thị 299/TTg đã phát hiện quá nhiều sai sót, tồn tại; hơn nữa hệ thống
chính sách đất đai lúc đó lại đang trong q trình đổi mới làm cho hiện trạng sử
dụng đất biến động rất mạnh mẽ so với bản đồ và sổ sách đăng ký đã lập trước đó.
Vì vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng hồ sơ địa
chính ở các địa phương thực hiện trong thời gian này rất chậm; hầu hết các địa
phương phải tổ chức đo đạc chỉnh lý lại bản đồ giải thửa hoặc đo vẽ mới bản đồ giải
thửa theo tọa độ độc lập; tổ chức kê khai đăng ký và xét duyệt lại để cấp giấy chứng
nhận và lập lại hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính giai đoạn này chủ yếu lập theo mẫu
quy định tại Quyết định số 56/ĐKTK; song bên cạnh đó, nhiều địa phương tự quy
định các mẫu sổ sách mới dùng trong đăng ký đất để đáp ứng yêu cầu thay đổi của
tình hình thực tế. Các hồ sơ này, đến nay nhiều địa phương đã chuyển đổi sang mẫu
quy định mới, song vẫn còn một số xã, huyện đang tiếp tục sử dụng. Việc đo vẽ bản
đồ địa chính theo hệ tọa độ thống nhất bắt đầu được triển khai thực hiện theo Quy
phạm đo vẽ bản đồ địa chính tỉ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 ban hành kèm Quyết định
số 220/QĐ-TCQLRĐ ngày 01 tháng 7 năm 1991 của Tổng cục Quản lý ruộng đất.
Từ sau Luật đất đai 1993, ruộng đất nông, lâm nghiệp được giao ổn định lâu
dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được hưởng các quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp QSDĐ... Do đó, việc cấp GCN trở
thành yêu cầu cấp bách phục vụ cho quản lý đất đai của Nhà nước và quyền lợi của
người sử dụng đất. Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN bắt
đầu được các địa phương tập trung chỉ đạo triển khai mạnh.
Để phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai theo Luật Đất đai năm 1993, Tổng

cục Địa chính đã sửa đổi hồn thiện để ban hành chính thức 4 loại sổ mới (gồm sổ
địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN và sổ theo dõi biến động đất đai), hệ thống đăng
ký đất đã có sự thay đổi cơ bản về nội dung dữ liệu đất đai. Quy định này đã được
các địa phương triển khai áp dụng rộng rãi, liên tục đến năm 2004. Các tài liệu hồ
sơ địa chính lập theo quy định này, hiện vẫn đang được sử dụng ở hầu hết các địa


19

phương và chiếm tỷ lệ chủ yếu trong hệ thống hồ sơ địa chính đã lập của cả nước
hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu quản lý Tổng cục Địa chính ban hành Quy phạm
thành lập bản đồ địa chính và Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000,
1:5000, 1:10000 và 1:25000 theo Quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC và Quyết định
720/1999/QĐ-ĐC (thay thế Quy phạm năm 1991).
Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ban hành có hiệu lực, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hướng dẫn
việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Theo quy định này, mẫu giấy chứng
nhận mới đã có sự thay đổi căn bản: cấp theo từng thửa đất và được cấp thành 2 bản
để lưu 1 bản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, nội dung trên giấy chứng
nhận có đầy đủ thơng tin như trên hồ sơ địa chính nhưng được ghi cụ thể bằng tên
gọi đối với tất cả các nội dung mà không ghi bằng ký hiệu như trước đây. Hồ sơ địa
chính vẫn bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi
biến động đất đai và được lập 3 bộ, để sử dụng ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh như trước
đây. Ngoài ra, việc xây dựng hồ sơ địa chính dạng số bắt đầu được chỉ đạo thực
hiện với chủ trương để thay thế dần cho hồ sơ địa chính trên giấy; tuy nhiên tại thời
điểm này, do điều kiện ứng dụng công nghệ chưa phát triển, nên Bộ vẫn chỉ đạo các
địa phương tiếp tục lập hồ sơ địa chính dạng giấy (kể cả nơi đã triển khai xây dựng
hồ sơ địa chính dạng số).
Theo quy định hiện nay, mẫu và nội dung dữ liệu địa chính trên hồ sơ địa
chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thay đổi so với các văn bản quy

định trong năm 2004, tuy nhiên giấy chứng nhận có thể được sử dụng để cấp chung
một giấy cho nhiều thửa đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; đặc biệt
bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định là một bộ phận và là tài
liệu pháp lý quan trọng trong hồ sơ địa chính. Ngồi ra theo quy định tại Thông tư
số 09/2007/TT-BTNMT các địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (hồ sơ địa
chính dạng số) sẽ khơng phải lập hồ sơ địa chính trên giấy để sử dụng ở các cấp
tỉnh, huyện như trước đây. Cơ sở dữ liệu địa chính trở thành mục tiêu của chủ yếu
việc đăng ký đất đai phải hoàn thành trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2020.
Việc ứng dụng công nghệ trong việc lập hồ sơ địa chính dạng số (cơ sở dữ
liệu địa chính) theo Thơng tư 09/2007/TT-BTNMT đã được triển khai thực hiện ở
hầu hết các tỉnh. Song phần lớn các tỉnh thực hiện còn ít, chủ yếu ở quy mô làm
điểm một số xã, huyện do còn nhiều bất cập về thiết bị, năng lực công nghệ, đặc


20

biệt chưa có phần mềm hồn chỉnh.
Việc áp dụng phần mềm ở các địa phương hiện nay không thống nhất, mỗi
tỉnh sử dụng một phần mềm khác nhau, thậm chí một số tỉnh cịn có sự khác nhau
phần mềm giữa cấp tỉnh và cấp huyện.
Đa số các địa phương đã sử dụng cơng nghệ để lập hồ sơ địa chính nhưng
chưa được kết nối tự động giữa các cấp; thậm chí nhiều địa phương chỉ được khai
thác sử dụng ở một cơ quan nơi đã thực hiện mà chưa sao cho các cấp sử dụng. Việc
cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên vào cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính cũng
chưa được thực hiện đầy đủ, khơng thống nhất giữa các cấp
Chất lượng hồ sơ địa chính đã lập cịn nhiều sai sót, khơng đúng quy định.
Hồ sơ địa chính sử dụng nhiều loại tài liệu đo đạc có chất lượng khác nhau.
1.2.3. Hiện trạng phần mềm xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính
Hiện nay nhiều địa phương đã ứng dụng cơng nghệ thông tin để xây dựng,
lưu trữ, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, nhưng công nghệ khác nhau gây khó

khăn cho cơng tác tổng hợp và lưu trữ thông tin.
Các phần mềm chuyên ngành đang áp dụng:
1. Phần mềm xây dựng bản đồ địa chính
Hiện tại, các doanh nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài
nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc
bản đồ đang sử dụng các phần mềm được xây dựng từ các dự án của Bộ Tài nguyên
và Môi trường và các doanh nghiệp tư nhân:
- Phần mềm FAMIS: phần mềm này được xây dựng từ khá sớm trong giai
đoạn đầu ứng dụng công nghệ số vào công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính.
Phần mềm này được cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp, các Sở Tài nguyên
và Môi trường để ứng dụng thành lập bản đồ địa chính;
- Phần mềm eMap: phần mềm này được xây dựng bởi công ty TNHH Tin
học eK. Phần mềm này hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp của
Bộ, các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ và một số Sở Tài
nguyên và Môi trường;
- Phần mềm CESMAP: phần mềm này được xây dựng trong môi trường


21

AutoCAD bởi cơng ty Địa chính cơng trình;
- Phần mềm CADAS: phần mềm được xây dựng bởi công ty TNHH Tin học
Hài Hoà. Phần mềm này chủ yếu được sử dụng trong cơng tác đo đạc, đền bù giải
phóng mặt bằng;
2. Phần mềm xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu
- Phần mềm CiLIS, ELIS: Các phần mềm được xây dựng bởi Cục Công nghệ
thông tin, Bộ Tài nguyên Môi trường;
- Phần mềm ViLIS: phần mềm được xây dựng bởi Trung tâm Viễn thám
Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Phần mềm eCIS: phần mềm được xây dựng bởi Công ty cổ phần công nghệ

thông tin địa lý eK.
1.3. Giới thiệu chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam
Xuất phát từ yêu cầu thực tế là các hệ thống thơng tin nói chung và các hệ
thống thơng tin dữ liệu địa chính nói riêng ln có nhu cầu giao tiếp với nhau, nghĩa
là thông tin sẽ được truyền tải từ hệ thống này sang hệ thống khác. Vì vậy yêu cầu
đặt ra là làm thế nào để các hệ thống có thể trao đổi thơng tin với nhau, phương
pháp đơn giản và có hiệu quả nhất là các hệ thống phải xây dựng cấu trúc thông tin
của mình theo một tập các quy tắc chung. Xuất phát từ các yêu cầu đó, Tổng cục
Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành quy định
kỹ thuật chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam để áp dụng thống nhất trong cả nước đối
với công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Quy định kỹ thuật về chuẩn địa
chính Việt Nam được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu chuẩn hoá cho các hoạt
động sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính phải được xây dựng
trên cơ sở một quy định chung, nhằm đảm bảo tồn bộ dữ liệu địa chính đều được
xây dựng dựa trên các mơ hình khái niệm và các quy tắc chung;
- Trao đổi và chia sẻ dữ liệu địa chính: dữ liệu địa chính được trao đổi và
chia sẻ trên cơ sở mọi dữ liệu địa chính được định nghĩa và xây dựng theo một quy
định chuẩn dữ liệu địa chính chung, được mã hố theo quy định, độc lập nền tảng,
và được chia sẻ thông qua các dịch vụ về dữ liệu mở;


22

- Cập nhật dữ liệu địa chính: các quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa
chính được thiết kế sao cho có thể hỗ trợ tối đa cho các hoạt động cập nhật dữ liệu
địa chính.
Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính gồm 06 quy định cụ thể sau
đây:
- Quy định nội dung, cấu trúc và kiểu thơng tin dữ liệu địa chính;

- Quy định hệ quy chiếu tọa độ áp dụng cho dữ liệu địa chính;
- Quy định siêu dữ liệu địa chính;
- Quy định chất lượng dữ liệu địa chính;
- Quy định trình bày dữ liệu địa chính;
- Quy định trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính.
Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính được xây dựng trên quan điểm
kế thừa của chuẩn thơng tin địa lý quốc gia, do đó, nó có quan hệ mật thiết với các
thành phần:
- Các chuẩn thông tin địa lý quốc tế đang được áp dụng để chuẩn hoá dữ liệu
địa lý cơ sở quốc gia;
- Các quy phạm kỹ thuật và các quy định hiện hành có liên quan đến việc
chuẩn hố thơng tin dữ liệu địa chính (các loại danh mục đối tượng bản đồ, các quy
phạm thành lập bản đồ địa chính, hướng dẫn thẩm định chất lượng sản phẩm bản đồ
địa chính…);
- Các sản phẩm dữ liệu địa chính có được từ việc áp dụng các quy định
chuẩn hóa dữ liệu địa chính;
- Các loại đối tượng sử dụng các sản phẩm dữ liệu địa chính, cũng như các
sản phẩm dẫn xuất từ dữ liệu địa chính;
- Các quy trình kỹ thuật - công nghệ và công cụ phần mềm cần thiết nhằm
thúc đẩy việc áp dụng và triển khai quy định chuẩn dữ liệu địa chính trong thực tiễn
1.3.1. Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam
1.3.1.1. Nội dung các quy định kỹ thuật về dữ liệu địa chính Việt Nam
1. Quy định nội dung, cấu trúc và kiểu thơng tin dữ liệu địa chính


23

Hình 1.1. Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Địa chính
Cơ sở dữ liệu Địa chính bao gồm:
- Nhóm thơng tin về Người;

- Nhóm thơng tin về Thửa đất;
- Nhóm thơng tin về Tài sản;
- Nhóm thơng tin về Quyền;
- Nhóm thơng tin về Thủy hệ;
- Nhóm thơng tin về Giao thơng;
- Nhóm thơng tin về Biên giới, địa giới;
- Nhóm thơng tin về Địa danh;
- Nhóm thơng tin về Điểm khống chế;
- Nhóm thơng tin về Quy hoạch;


24

Hình 1.2. Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần
Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin dữ liệu địa chính được thể hiện qua các
nhóm thơng tin. Mỗi nhóm thơng tin được phân thành các cấp theo các mức độ chi
tiết khác nhau gồm:
- Mã thông tin: được xác định đối với mỗi nhóm thơng tin, là một bộ gồm 03
thành phần được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm (.) ngăn cách. (KÝ HIỆU
NHĨM.CẤP.SỐ THỨ TỰ); trong đó thành phần thứ nhất bao gồm 02 ký tự là từ
viết tắt của nhóm thơng tin, thành phần thứ 02 là cấp của nhóm thơng tin, thành
phần thứ 03 là số thứ tự của mã thông tin trong cùng cấp;
- Đối tượng thông tin;
- Trường thông tin;
- Ký hiệu trường thông tin;
- Kiểu giá trị trường thông tin (được áp dụng chuẩn ISO19103);
- Độ dài trường thông tin;


25


- Mơ tả trường thơng tin.
Nhóm thơng tin về người: thể hiện nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin dữ
liệu thuộc tính về người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,
người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên
quan đến các giao dịch đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhóm thơng tin cấp 1: Cá nhân; Hộ gia đình; Vợ chồng đồng sử dụng; Tổ
chức; Cộng đồng dân cư; Nhóm người đồng sử dụng;
Nhóm thơng tin cấp 2: Họ tên; Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; Hộ khẩu;
Địa chỉ;
Nhóm thơng tin về thửa đất: thể hiện nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin
dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính của thửa đất.
Nhóm thơng tin cấp 1: Thửa đất; Ranh giới thửa đất;
Nhóm thơng tin cấp 2: Mã thửa đất; Giá đất; Loại đất; Tài liệu đo đạc; Thửa
đất topology; Thửa đất hình học; Thơng tin đo đạc; Địa chỉ;
Nhóm thơng tin cấp 3: Tên và mã mục đích sử dụng đất;
Nhóm thơng tin về tài sản: thể hiện nội dung, cấu trúc và kiểu thơng tin dữ
liệu khơng gian, dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhóm thơng tin cấp 1: Nhà; Căn hộ; Cơng trình xây dựng; Rừng sản xuất là
rừng trồng; Vườn cây lâu năm;
Nhóm thơng tin cấp 2: Địa chỉ;
Nhóm thơng tin về Quyền: thể hiện nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin dữ
liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; giao dịch đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhóm thơng tin cấp 1: Quyền; Nghĩa vụ; Hạn chế; Giao dịch bảo đảm; Hồ sơ
giao dịch;
Nhóm thơng tin cấp 2: Quyền sử dụng đất; Quyền quản lý đất; Quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng, quản lý
đất; Hạn chế về quyền sử dụng, quản lý đất; Văn bản pháp lý;



×