Tải bản đầy đủ (.doc) (245 trang)

Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 245 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI
----------

Lấ TH HUYấN

GIáO DụC TíNH Tự LậP CHO TRẻ MẫU GIáO 3 4 TuổI
THÔNG QUA CHế Độ SINH HOạT HàNG NGàY
ở TRƯờNG MầM NON

LUN N TIN S KHOA HC GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI
----------

Lấ TH HUYấN

GIáO DụC TíNH Tự LậP CHO TRẻ MẫU GIáO 3 4 TuổI
THÔNG QUA CHế Độ SINH HOạT HàNG NGàY
ở TRƯờNG MầM NON
Chuyờn ngnh: Giỏo dc hc (Giỏo dục Mầm non)
Mã số: 9.14.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HÒA




HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng ai
công bố trong bất kỳ luận án nào.
Tác giả

Lê Thị Huyên


LỜI CẢM ƠN
Luận án “Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua
chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non” được hoàn thành tại Khoa
GDMN,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa GDMN,
Trường ĐHSP Hà Nội đã đào tạo, giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu,
hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trường ĐH Hồng Đức, các thầy cô giáo
Khoa GDMN, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hịa, đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian góp ý và định hướng cho tơi trong
q trình thực hiện và hồn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của BGH, GVMN, các
cháu lớp 3 – 4 tuổi tại các trường MN Thực Hành Đại học Hồng Đức, MN
Quảng Tâm, MN Lam Sơn, MN An Hoạch, MN Đông Thọ, MN Trường Thi
A, MN Trường Thi B, MN Ngọc Trạo.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong Gia đình đã ln
bên cạnh động viên, giúp đỡ để tơi hồn thành luận án.
Tác giả

Lê Thị Hun


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐSHHN

: Chế độ sinh hoạt hàng ngày

ĐC STN

: Đối chứng sau thực nghiệm

ĐC TTN

: Đối chứng trước thực nghiệm

ĐC

: Đối chứng

GV

: Giáo viên

MN


: Mầm non

STN

: Sau thực nghiệm

TC

: Tiêu chí

TL

: Tự lập

TN STN

: Thực nghiệm sau thực nghiệm

TN TTN

: Thực nghiệm trước thực nghiệm

TN

: Thực nghiệm

TTN

: Trước thực nghiệm



MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................2
4. Giả thuyết khoa học........................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................3
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................3
9. Đóng góp mới của luận án .................................................................7
10. Cấu trúc của luận án ........................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC
TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON..............8
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH
HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON..........................................8
1.1.1. Những nghiên cứu về tính tự lập của trẻ em...............................8
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục tính tự lập cho trẻ em.............16
1.1.3. Những nghiên cứu về giáo dục tính tự lập cho trẻ thông
qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non..........................17
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.................................................................23
1.2.1. Khái niệm tính tự lập..................................................................23
1.2.2. Khái niệm tính tự lập của trẻ 3 - 4 tuổi.....................................26



1.2.3. Khái niệm chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm
non...........................................................................................................27
1.2.4. Khái niệm giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non...............28
1.3. TÍNH TỰ LẬP CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI .............................29
1.3.1. Vai trị của tính tự lập đối với sự phát triển nhân cách của
trẻ 3 - 4 tuổi............................................................................................29
1.3.2. Cấu trúc tâm lý tính tự lập của trẻ 3 – 4 tuổi.............................31
1.3.3. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 - 4 tuổi với sự phát triển
tính tự lập của trẻ..................................................................................32
1.3.4. Sự hình thành và phát triển tính tự lập của trẻ 3- 4 tuổi
.................................................................................................................35
1.3.5. Những biểu hiện tính tự lập của trẻ 3 - 4 tuổi...............................37
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON...................................................40
1.4.1. Chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non...................40
1.4.2. Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông
qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non..........................43
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH
HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON........................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................56


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG
NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON....................................................................57
2.1. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.............................................57
2.1.1. Mục đích khảo sát........................................................................57

2.1.2. Nội dung khảo sát.......................................................................57
2.1.3. Vài nét về một số trường mầm non ở thanh phố Thanh
Hóa..........................................................................................................57
2.1.4. Đối tượng khảo sát......................................................................59
2.1.5. Thời gian và địa bàn khảo sát....................................................59
2.1.6. Cách tiến hành khảo sát................................................................59
2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT..........................................................................64
2.2.1. Thực trạng giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4
tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở một số trường
mầm non Thành phố Thanh Hóa.........................................................64
2.2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục tính tự lập
cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường
mầm non.................................................................................................77
2.2.3. Thực trạng tính tự lập của trẻ 3 – 4 tuổi thông qua chế độ
sinh hoạt hàng ngày ở một số trường mầm non Thành phố
Thanh Hóa..............................................................................................78
2.2.4. Đánh giá chung thực trạng.........................................................84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................86


CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG
NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON.....................................................................87
3.1. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU
GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG
NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON...................................................................87
3.1.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp giáo dục tính tự lập cho
trẻ 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường
mầm non.................................................................................................87
3.1.2. Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3

- 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm
non...........................................................................................................89
3.1.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục tính tự lập cho
trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở
trường mầm non..................................................................................112
3.2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...............................................................116
3.2.1. Mục đích thực nghiệm...............................................................116
3.2.2. Nội dung thực nghiệm...............................................................116
3.2.3. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm........................116
3.2.4. Tiến trình thực nghiệm.............................................................117
3.2.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm..........................119
3.2.6. Phân tích kết quả thực nghiệm................................................120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM.................................................149


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................152
PHỤ LỤC....................................................................................................1PL


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của
việc giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi....................64

Bảng 2.2.


Thực trạng nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu
giáo 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non
..................................................................................................65

Bảng 2.3.

Thực trạng về vận dụng phương pháp giáo dục tính tự
lập cho trẻ 3 – 4 tuổi của giáo viên ở trường mầm non
..................................................................................................67

Bảng 2.4.

Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục tính tự lập
cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt
hàng ngày của GV ở trường MN.............................................68

Bảng 2.5.

Thực trạng biện pháp giáo viên sử dụng giáo dục tính
tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt
hàng ngày ở trường mầm non...............................................70

Bảng 2.6.

Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục tính tự lập cho trẻ
mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày
ở trường mầm non...................................................................74

Bảng 2.7.


Thực trạng nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết của
việc giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi....................76

Bảng 2.8.

Thực trạng phụ huynh sử dụng các hình thức phối hợp
với GV để giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi.................76

Bảng 2.9.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục tính tự
lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh
hoạt hằng ngày........................................................................77


Bảng 2.10.

Thực trạng tính tự lập của trẻ 3 - 4 tuổi qua từng tiêu chí
..................................................................................................79

Bảng 2.11.

Thực trạng tính tự lập của trẻ 3 – 4 tuổi qua 3 tiêu chí...........83

Bảng 3.1.

Kết quả trước và sau TN của nhóm thực nghiệm thăm
dị............................................................................................120

Bảng 3.2.


Mức độ tính tự lập của trẻ 2 nhóm ĐC và TN trước
TN qua 3 tiêu chí..................................................................122

Bảng 3.3.

Mức độ tính tự lập của trẻ 3 - 4 tuổi ở 2 nhóm ĐC và
TN trước TN qua từng tiêu chí...........................................123

Bảng 3.4.

Mức độ tính tự lập của trẻ trai và trẻ gái 3- 4 tuổi ở 2
nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN qua từng tiêu
chí...........................................................................................126

Bảng 3.5.

Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ nhóm ĐC và TN
sau TN qua từng tiêu chí......................................................128

Bảng 3.6.

Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ 3 – 4 tuổi nhóm
ĐC và TN sau TN.................................................................133

Bảng 3.7.

Kết quả tính TL của trẻ trước và sau TN của nhóm ĐC
................................................................................................135


Bảng 3.8.

Kết quả mức độ tính tự lập trước và sau TN của nhóm
TN..........................................................................................136

Bảng 3.9.

Kết quả mức độ biểu hiện tính TL trước và sau TN của
nhóm ĐC và nhóm TN.........................................................137

Bảng 3.10.

So sánh mức độ tính tự lập giữa trẻ gái và trẻ trai lớp
thực nghiệm trước và sau thực nghiệm..............................143


Bảng 3.11.

Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC trước và sau
TN..........................................................................................144

Bảng 3.12.

Kiểm định kết quả nhóm thực nghiệm trước và sau thực
nghiệm....................................................................................145


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1. Thực trạng tính tự lập của trẻ 3 - 4 tuổi qua từng tiêu chí
..................................................................................................79

Biểu đồ 2.2. Thực trạng tính tự lập của trẻ 3 – 4 tuổi qua 3 tiêu chí
(%)...........................................................................................83
Biểu đồ 3.1. Kết quả trước và sau TN của nhóm thực nghiệm thăm
dị............................................................................................120
Biểu đồ 3.2. Kết quả biểu hiện tính TL của trẻ 2 nhóm TN và ĐC
trước TN (qua 3 tiêu chí).....................................................123
Biểu đồ 3.3. Mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ 3 – 4 tuổi nhóm
ĐC và TN sau TN.................................................................133
Biểu đồ 3.4. Kết quả mức độ tính TL trước và sau TN của nhóm
ĐC..........................................................................................135
Biểu đồ 3.5. Kết quả mức độ biểu hiện tính TL của trẻ trước và sau
TN của nhóm TN...................................................................136
Sơ đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục tính tự lập
cho trẻ 3-4 tuổi thơng qua CĐSHHN ở Trường Mầm
non..........................................................................................115

Hình 1.1.

Các thành phần cấu trúc của tính tự lập của trẻ.....................13



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển chung về mọi mặt
của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tiếp

tục phát triển. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản
và toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [13, tr.3].
Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các nhà giáo dục, gia
đình và tồn xã hội nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam tự chủ, độc lập, năng
động, sáng tạo, có trách nhiệm, có khả năng thích ứng, hịa nhập, đáp ứng với
yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Tính TL là một trong những phẩm chất quan trọng trong tâm lý
của nhân cách. Tính TL giúp con người chủ động, dễ thích ứng, hịa nhập
với hồn cảnh thực tiễn và tạo cho họ có nhiều cơ hội thành cơng trong
cuộc sống.
Giáo dục tính TL cho trẻ ngay từ khi còn bé là hết sức cần thiết, giúp trẻ
tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay khi làm bất cứ một việc gì đó; trẻ có ý
thức trách nhiệm đối với bản thân, đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Đặc
biệt với trẻ 3 – 4 tuổi đã xuất hiện nhu cầu tự lập, mong muốn được tự làm, tự
giải quyết những công việc giống người lớn, không cần sự giúp đỡ của người
lớn. Vì vậy, đây chính là cơ hội để người lớn giáo dục tính tự lập cho trẻ.
1.3. CĐSHHN ở trường mầm non là phương tiện giáo dục tính TL cho trẻ
3- 4 tuổi phù hợp và hiệu quả. Thông qua CĐSHHN, trẻ có nhiều cơ hội được tự
làm, tự thực hành, trải nghiệm mọi khả năng của chính mình, củng cố và rèn luyện
nề nếp thói quen tốt trong các hoạt động, hình thành và phát triển tính TL cho trẻ.
1.4. Thực tiễn tại các trường mầm non hiện nay, do nhiều lý do khác
nhau mà vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ nói chung, trẻ 3 – 4 tuổi nói


2


riêng chưa được quan tâm đúng mức, cần tìm kiếm các biện pháp cải thiện,
khắc phục để quá trình giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm
non mang lại kết quả cao.
Mặt khác, do ảnh hưởng quan niệm của người Á Đơng trong đó có Việt
Nam, bố mẹ thường bao bọc, lo lắng cho con quá mức; con lệ thuộc vào cha
mẹ, từ suy nghĩ đến hành động ln vì ý muốn của cha mẹ hoặc người lớn.
Ngoài ra, hiện nay, số con trong mỗi gia đình ít nên đứa trẻ là đối tượng tập
trung sự quan tâm của gia đình và xã hội. Từ đó, một số gia đình q quan
tâm, q nng chiều nên người lớn thường làm thay, làm hộ những việc mà
trẻ có thể tự làm được. Điều này có thể hình thành ở trẻ tính tự ti hay ích kỷ,
coi mình là trung tâm, mình là nhất... làm hạn chế tính TL của trẻ.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, vấn đề: “Giáo dục tính tự lập
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường
mầm non” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục tính tự lập cho
trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường
mầm non, từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu
giáo 3 – 4 tuổi, tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ được tự làm trong các hoạt
động và sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non và ở nhà.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua
CĐSHHN ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở
trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi đã có thể tự làm được một số việc trong sinh



3

hoạt hàng ngày. Nếu tổ chức CĐSHHN theo hướng kích thích và khuyến
khích trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn được tự làm và tạo cơ hội cho trẻ được
tự làm, thường xuyên được hoạt động, luyện tập, thực hành, trải nghiệm,…
tính TL của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi sẽ tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 –
4 thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi ở một số trường mầm non.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục tính TL cho
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông
qua CĐSHHN ở trường mầm non.
6.2. Về khách thể khảo sát
- 80 giáo viên dạy lớp MG 3 – 4 tuổi
- 120 trẻ MG 3 – 4 tuổi
- 120 phụ huynh (bố mẹ của 120 trẻ đã tiến hành khảo sát)
6.3. Về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại 8 trường
MN trên địa bàn Thành Phố Thanh Hóa Hóa (MN Thực Hành Đại học Hồng
Đức, MN Quảng Tâm, MN Lam Sơn, MN An Hoạch, MN Đông Thọ, MN
Trường Thi A, MN Trường Thi B, MN Ngọc Trạo).
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hoạt động
Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động và thông qua

hoạt đông; tâm lý trẻ được bộc lộ trong hoạt động và hình thành bằng hoạt động
của chính mình. Tính tự lập là một phẩm chất trong nhân cách của trẻ, nó cũng
được hình thành và phát triển trong các hoạt động. Vì vậy, trong quá trình giáo


4

dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cần coi trẻ là một chủ thể hoạt động, tạo
cơ hội cho trẻ được tự làm, luyện tập, thực hành… trong các hoạt động của
CĐSHHN ở trường mầm non.
7.1.2. Tiếp cận tích hợp
Giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cần được tiến hành tích
hợp đan cài lồng ghép thông qua các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ
ở trường mầm non. GV là người tổ chức hướng dẫn, trẻ là trung tâm của quá
trình giáo dục. GV tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ nhu cầu tự làm, trẻ được tự
làm, tự mình ra quyết định, tự thực hiện nhiệm vụ được giao trong CĐSHHN.
7.1.3. Tiếp cận hệ thống
Trẻ em là một đối tượng toàn vẹn với những đặc điểm, những mối quan
hệ trong một hệ thống nhất định. Trong quá trình nghiên cứu về giáo dục tính
TL cho trẻ cần phải xem xét cả quá trình phát triển về các mặt thể chất, ngơn
ngữ, trí tuệ, tình cảm; những điều kiện, yếu tố ảnh hưởng, tác động tới trẻ để
tìm ra bản chất, qui luật hình thành phát triển tính TL của trẻ. Trên cơ sở kết
hợp với thực tiễn để có tác động phù hợp, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến
khó, diễn ra thường xuyên, liên tục trong các hoạt động, giúp q trình giáo
dục tính TL cho trẻ mang lại kết quả.
7.1.4. Tiếp cận phát triển
Thế giới luôn luôn vận động. Mọi sự vật, hiện tượng luôn phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhiệm vụ giáo dục tính TL cho trẻ cần
được tiến hành từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp phù
hợp với sự phát triển của trẻ từng độ tuổi (mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt

và có sự phát triển khác nhau)
7.1.5. Tiếp cận cá thể hóa
Trong q trình giáo dục trẻ nói chung, giáo dục tính TL cho trẻ nói
riêng cần quan tâm tới cá nhân trẻ, khai thác tiềm năng vốn có ở mỗi trẻ.
Đồng thời, có tác động phù hợp với nhu cầu, mong muốn, khả năng của từng
cá thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội tốt cho mọi trẻ được tự làm, tự
điều chỉnh hoạt động của cá nhân.


5

7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các
nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận
của luận án.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp quan sát
- Sử dụng phương pháp này nhằm phát hiện thực trạng giáo dục tính TL
của cơ và trẻ 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở một số trường mầm non thuộc
Thành phố Thanh Hóa. Đồng thời thu thập thơng tin trong q trình thực
nghiệm sư phạm.
- Tiến hành dự giờ, quan sát, trao đổi, kết hợp ghi chép, quay băng hình,
chụp ảnh hoạt động của cơ và trẻ trong sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra viết
- Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu về thực trạng giáo dục tính
tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở
trường mầm non (nhận thức của GV, phụ huynh về giáo dục tính TL cho trẻ;
việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và đặc biệt là biện pháp
của GV trong quá trình giáo dục tính TL cho trẻ).

- Tiến hành lập phiếu hỏi (phụ lục 1& phụ lục 2), phát phiếu hỏi cho
GV, phụ huynh và tiến hành thu phiếu, tổng hợp số liệu kết quả khảo sát.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Nhằm tìm hiểu thực trạng về giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi thông
qua CĐSHHN ở một số trường mầm non thuộc Thành phố Thanh Hóa.
- Dự kiến nội dung câu hỏi cho GV, phụ huynh, trẻ
Tiến hành hỏi trực tiếp GV, phụ huynh, trẻ
Ghi ghép thơng tin làm cơ sở phân tích thực trạng giáo dục tính TL trẻ
3 - 4 tuổi.
7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
- Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu, phân tích kế hoạch tổ


6

chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 ở trường mầm non của
các GV để phát hiện thực trạng về việc lập kế hoạch, lồng ghép nội dung giáo
dục tính TL cho trẻ thơng qua CĐSHHN, làm cơ sở để xác định thực trạng
của việc giáo dục tính TL cho trẻ.
- Tiến hành nghiên cứu các kế hoạch tổ chức các hoạt động hàng ngày
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 ở trường mầm non của các GV tại các trường MN,
phân tích và làm rõ cách thiết kế các hoạt động trong CĐSHHN để lồng ghép,
tích hợp nội dung giáo dục tính TL cho trẻ thông qua CĐSHHN.
7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng phương pháp này nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu
quả của các biện pháp đã đề xuất và khẳng định sự phù hợp của kết quả đạt được
với giả thiết khoa học đề ra.
- Tiến hành tác động một số biện pháp đề xuất vào nhóm thực nghiệm,
nhóm đối chứng sử dụng biện pháp giáo dục hiện hành, so sánh kết quả giữa
nhóm TN và ĐC từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp.

7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp này nhằm kiểm nghiệm kết quả thực trạng và
kết quả thực nghiệm làm căn cứ đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Luận án xử lý số liệu theo chương trình phần mềm SPSS phiên bản 20.0.
Các thơng số và phép tốn thống kê được chúng tơi sử dụng các chỉ số sau:
Điểm trung bình cộng (Mean) dùng để tính điểm đạt được của từng tiêu
chí của trẻ. Trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung
bình (compare means).
Độ lệch chuẩn (Standardie Deviation) dùng để mô tả mức độ phân tán
hay mức độ tập trung của trẻ trong từng tiêu chí.
Kiểm định Pair sample t– tets được sử dụng để kiểm định sự khác biệt
về Mean giữa các nhóm ĐC, TN trước TN và sau TN dựa vào chỉ số sig. Nếu
sig > 0.05, khơng có sự khác biệt về giá trị TB, kết quả trước và sau TN không
mang lại ý nghĩa. Nếu sig < 0.05 có sự khác về giá trị TB và kết quả trước và
sau TN mang lại ý nghĩa.
Tần xuất và phần trăm các phương án trả lời.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi có nhu cầu TL và có thể tự làm lấy một số


7

việc trong cuộc sống hàng ngày. Khi trẻ tích cực và thường xuyên được tự làm,
được trải nghiệm trong sinh hoạt hàng ngày thì tính TL của trẻ 3 - 4 tuổi được
hình thành và phát triển.
8.2. CĐSHHN ở trường mầm non là phương tiện phù hợp để giáo dục
tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi. GV là người thường xuyên tổ chức, hướng dẫn, trợ
giúp trẻ khi cần thiết trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non.
8.3. Kết quả giáo dục tính TL của trẻ sẽ cao hơn khi GV tổ chức CĐSHHN
theo hướng phát huy ưu thế của các hoạt động (Ăn, ngủ, chơi, học, lao động, vệ

sinh …) kích thích trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn được tự làm và tạo cơ hội cho
trẻ được hoạt động, luyện tập, thực hành, trải nghiệm, khuyến khích trẻ tự giác,
tích cực và nỗ lực tự làm, tự hồn thiện nhiệm vụ được giao.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Bổ sung và làm phong phú hơn lý luận về giáo dục tính tự lập cho
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
9.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
và vận dụng vào một số trường mầm non Thành Phố Thanh Hóa.
9.3. Cung cấp tài liệu cho GV, sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm
non, GV các trường mầm non, phụ huynh trong q trình giáo dục tính TL
cho trẻ 3 - 4 tuổi.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Nội dung nghiên cứu
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về giáo dục tính TL cho trẻ mẫu
giáo 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
thông qua CĐSHHN ở một số trường mầm non Thành phố Thanh Hóa.
Chương 3: Biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
Kết luận và kiến nghị


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ
SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP

CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1.1. Những nghiên cứu về tính tự lập của trẻ em
Vấn đề giáo dục tính TL cho trẻ em được các nhà khoa học trên thế giới
cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu theo các hướng sau:
1.1.1.1. Những nghiên cứu về bản chất tính tự lập của trẻ
Các tác giả L.L. Badina , E. M. Stepanov [57], A.M.Zhirikov [97], S.
Teplyuk [79], L. V. Marantseva [86], K.P. Kuzovkova [81], G.G. Alekseeva [65],
Nguyễn Hồng Thuận [20] ... đã xem tính TL của trẻ là một phẩm chất của
nhân cách, gắn với q trình tâm lý như: tư duy, chú ý, trí nhớ và hoạt động
ý chí của cá nhân và có mối liên quan trực tiếp với cảm xúc.
Theo K.P. Kuzovkova “Tính TL là một biểu hiện khơng thể thiếu
của nhiều đặc tính cảm xúc, trí tuệ, định hướng và ý chí của cá nhân” [81,
tr.56]. G.G.Alekseeva thì cho rằng: “Tính TL là một trong những phẩm
chất quan trọng hàng đầu của một người, thể hiện bởi khả năng đặt ra một
mục tiêu cụ thể, tính kiên trì hồn thành nhiệm vụ của chính mình; khả
năng ghi nhớ mục tiêu cuối cùng của một hành động và sắp xếp các hành
động phù hợp với thành quả của nó” [65, tr.2]. L.L. Badina xem tính TL là
một trong những phẩm chất của người có năng lực xã hội, là cơ sở để hình thành
các phẩm chất xã hội quan trọng khác như hoạt động tự chủ, sáng kiến [55].
Các tác giả S.L. Rubinshtein [74], Yuri Serov [98], E. M. Stepanova [57],
N.N. Bukina [53].... xem tính tự lập như một trạng thái hoạt động của cá nhân,
được phát triển trên cơ sở là một hình thức mới của tự ý thức, là khả năng con
người biết cố gắng để tự đặt ra và giải quyết những mục đích có ý nghĩa xã hội.
Theo Yuri Serov, “Tính tự lập là sự nỗ lực của một người để thực hiện
hành động hoặc hoạt động mà khơng có sự giúp đỡ của người khác” [98].


×