Tải bản đầy đủ (.doc) (222 trang)

Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 222 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Phạm Thị Loan

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẪU GIÁO
THEO TIẾP CẬN KĨ NĂNG NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC MẦM NON

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Phạm Thị Loan

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẪU GIÁO
THEO TIẾP CẬN KĨ NĂNG NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC MẦM NON

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Lê


HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình nào của các tác giả khác.

Tác giả

Phạm Thị Loan


Lời cảm ơn
Tơi xin dành sự kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn
Thị Mỹ Lộc và GS.TS. Nguyễn Văn Lê, những người hướng dẫn khoa học đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn tới tồn thể giảng viên, cán bộ,
viên chức Trường Đại học Giáo dục, mà người đứng đầu là Hiệu trưởng nhà
trường – GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tơi hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu sinh.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Trường Đại học Hải
Phòng, lãnh đạo Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ, các trường đại học, các
Sở GD & ĐT, các trường mầm non đã giúp đỡ tôi thực hiện luận án.
Tơi xin tri ân sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện luận án.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận án


Phạm Thị Loan


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Cao đẳng sư phạm mầm non

CĐSPMN

Chăm sóc

CS

Cử nhân giáo dục mầm non

CNGDMN

Dạy học

DH

Giáo dục

GD

Giáo dục và đào tạo

GD và ĐT

Giáo dục mầm non


GDMN

Giáo viên

GV

Giáo viên mẫu giáo

GVMG

Giáo viên mầm non

GVMN

Hoạt động



Kĩ năng

KN

Kĩ năng nghề

KNN

Kiểm tra, đánh giá

KT, ĐG


Mầm non

MN

Môi trường giáo dục

MTGD

Năng lực

NL

Năng lực sư phạm

NLSP

Nuôi dưỡng

ND

Phương pháp

PP

Phương pháp dạy học

PPDH

Sinh viên


SV

Sư phạm mầm non

SPMN

Thực hành thường xuyên

THTX

Thực tập sư phạm

TTSP

Trung cấp sư phạm mầm non

TCSPMN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

1.

Lý do chọn đề tài ..................................................................................


1

2.
3.
4.
5.
6.
7
8.
9
10.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................
Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................
Giả thuyết khoa học ..............................................................................
Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................
Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................
Luận điểm bảo vệ ..................................................................................
Đóng góp mới của đề tài .......................................................................
Cấu trúc luận án ....................................................................................
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ PHÁT

3
3
3
4
4
5
6

6
7

TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO VIÊN MẪU GIÁO THEO TIẾP
CẬN KĨ NĂNG NGHỀ ......................................................................
1.1 Tổng quan những cơng trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...
. 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ................................................
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................
1.2 Một số khái niệm, phạm trù cơ bản của đề tài.................................

8
8
8
13
18

1.2.1. Kĩ năng và Kĩ năng nghề ...........................................................
1.2.2. Năng lực ......................................................................................
1.2.3. Phát triển năng lực GVMG, phát triển năng lực GVMG theo
tiếp cận KNN ........................................................................................
1.2.4. Quản lý ........................................................................................
1.2.5.Giáo viên mẫu giáo ......................................................................
1.3. Một số lý thuyết khoa học làm luận cứ cho quản lý phát triển

18
22

năng lực GVMG theo tiếp cận KNN .................................................
1.3.1. Lý thuyết hoạt động của A.N.Lêonchep .....................................
1.3.2. Lý thuyết hệ thống ......................................................................

1.3.3. Quan điểm hành vi (hay thuyết quan hệ con người) ..................
1.4. Quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN đáp

25
25
26
26

23
24
25

ứng yêu cầu đổi mới GDMN .............................................................. 27


1.4.1. Năng lực của GVMG trước yêu cầu đổi mới GDMN ................
1.4.2. Kĩ năng nghề GVMG .................................................................

1.4.3. Quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN trong
quá trình đào tạo và bồi dưỡng GVMG ................................................
Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................

27
32
37
49

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC GIÁO VIÊN MẪU GIÁO THEO TIẾP CẬN KĨ NĂNG NGHỀ
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN

MẪU GIÁO…………………………………………………………….....

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .........................................................
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng .................................................
2.1.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian khảo sát ...................................
2.1.3. Nội dung nghiên cứu thực trạng .................................................
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng ...........................................
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ..........................................................
2.2.1. Về thực trạng quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp
cận KNN trong quá trình đào tạo GVMG ............................................
2.2.2. Thực trạng quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận
KNN trong quá trình bồi dưỡng GVMG ..............................................
Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................

51
51
51
51
51
52
52
53
67
79

CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC GIÁO VIÊN MẪU GIÁO THEO TIẾP CẬN KĨ NĂNG
NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC MẦM NON
VÀ THỰC NGHIỆM KIỂM CHỨNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ ĐÃ ĐỀ XUẤT..................................................................................


82

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý phát triển năng lực
GVMG theo tiếp cận kĩ năng nghề ....................................................

82

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................

82

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .............................................

83

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................

83

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đối tượng .......................

84

3.2. Các biện pháp quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận
kĩ năng nghề ........................................................................................

85



3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo đổi mới việc xác định mục tiêu đào tạo
GVMG theo hướng tăng cường kĩ năng hành nghề........................................... 85
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo xác định kiến thức cốt lõi và các thao
tác hành động của từng KN làm căn cứ đào tạo GVMG hướng vào
kĩ năng hành nghề........................................................................................................... 93
3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy
học trong trường sư phạm hướng vào mục tiêu kĩ năng hành nghề...........104
3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của sinh viên với trọng số hướng vào KN hành nghề.............114
3.2.5. Biện pháp 5: Huy động các trường mầm non tham gia vào quá
trình đào tạo GVMG với mục tiêu hướng vào kĩ năng hành nghề.............121
3.2.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới hoạt động bồi dưỡng KNN cho GVMG

hướng vào năng lực hành nghề theo yêu cầu của giai đoạn hiện nay........126
3.3. Thăm dị về tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển
năng lực GVMG theo tiếp cận KNN.................................................................. 134
3.3.1. Tổ chức lấy ý kiến............................................................................................ 134
3.3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến................................................................................ 134
3.4. Thực nghiệm kiểm chứng một số biện pháp quản lý đã đề xuất . 135
3.4.1. Thực nghiệm kiểm chứng biện pháp 2: Chỉ đạo xác định kiến
thức cốt lõi và các thao tác hành động của từng KN làm căn cứ đào
tạo GVMG hướng vào KN hành nghề................................................................... 135
3.4.2. Thực nghiệm kiểm chứng biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới hoạt
động bồi dưỡng KNN cho GVMG hướng vào năng lực hành nghề
theo yêu cầu của giai đoạn hiện nay....................................................................... 142
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................... 146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ……. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 152

PHỤ LỤC........................................................................................................................ 159


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3
Bảng 2.4

Bảng 2.5

Nội dung

Trang

Tổng hợp ý kiến của giảng viên và cán bộ quản lý trường sư
phạm về mức độ phù hợp giữa các khối kiến thức trong nội
dung chương trình đào tạo ........................................................

55

Tổng hợp ý kiến của sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non
năm cuối về mức độ phù hợp giữa các khối kiến thức trong
nội dung chương trình đào tạo ..................................................

55


Tổng hợp ý kiến của sinh viên cao đẳng sư phạm mầm non
về mức độ sử dụng các PPDH của giảng viên .........................

57

Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý trường sư phạm, giảng
viên sư phạm về thực trạng sử dụng các biện pháp quản lý
PPDH của giảng viên ................................................................

59

Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên sư phạm
về mức độ sử dụng các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của SV ..............................................
62

Bảng 2.6

Bảng 2.7

Bảng 2.8

Tổng hợp ý kiến của SV cao đẳng sư phạm MN năm cuối về
mức độ đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo
cho học tập của SV ...................................................................
Tổng hợp ý kiến của GVMG về mức độ sử dụng các
phương pháp bồi dưỡng ............................................................

64


70

Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý sở GD và ĐT, phòng GD
và ĐT, ban giám hiệu trường MN về mức độ sử dụng các biện
pháp quản lý PP bồi dưỡng ........................................
71

Bảng 2.9 Tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý Sở GD và ĐT, phòng
GD và ĐT, ban giám hiệu trường MN về mức độ sử dụng các
biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ......

73

Bảng 2.10 Tổng hợp ý kiến của GVMG về mức độ đáp ứng các
điều kiện cơ sở vật chất cho tổ chức các hoạt động bồi

dưỡng cho GVMG ............................................................

74


Bảng 3.1

Tổng hợp ý kiến thu được của 40 cán bộ quản lý và
giảng
viên sư phạm, 60 cán bộ quản lý Sở GD và ĐT, phòng GD
và ĐT, ban giám hiệu các trường MN về tầm quan trọng
của các KNN cần đào tạo cho sinh viên cao đẳng sư phạm

Bảng 3.2


90

mầm non ...................................................................................

Tổng hợp ý kiến thu được của 40 cán bộ quản lý và giảng
viên sư phạm, 60 cán bộ quản lý Sở GD và ĐT, phòng GD
và ĐT, ban giám hiệu các trường MN về mức độ phù hợp
của các yêu cầu đối với mỗi mức độ KNN của GVMG ở
Bảng 3.3

trình độ cao đẳng ......................................................................

Bảng 3.4

Yêu cầu về kiến thức và các thao tác để hình thành KN ..........

Thang đánh giá KN lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ
Bảng 3.5

95
117

theo năm học tại lớp .................................................................

Thang đánh giá KN tổ chức môi trường giáo dục phù hợp
Bảng 3.6

91


131

với điều kiện của nhóm,
lớp ....................................................
Kết quả trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý trường sư phạm,
giảng viên sư phạm, cán bộ quản lý Sở GD và ĐT, phòng
GD và ĐT, ban giám hiệu các trường MN về sự cần thiết và

Bảng
3.7.

tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển năng lực
GVMG theo tiếp cận KNN .......................................................

Bảng phân bố tần số Fi về số SV đạt điểm thi hết mơn tạo
Bảng
3.8.
Bảng
3.9.

137

hình ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm .........................

Phân bố tần suất  i và tần suất tích lũy  i  điểm thi mơn tạo 141
hình của hai nhóm đối chứng, nhóm thực
nghiệm ..................
Tổng hợp kết quả đánh giá KN

144


tổ chức môi trường giáo

dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp ................................
Bảng
3.10

135

Tổng hợp kết quả đánh giá KN phịng tránh và xử trí ban
đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ ......................

145


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1

Mức độ sử dụng thường xuyên các PPDH của giảng viên ....

Biểu đồ 2.2

Mức độ sử dụng thường xuyên các biện pháp quản lý

57

PPDH của giảng viên ............................................................. 60
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2

Biểu đồ 3.3

Mức độ sử dụng thường xuyên các biện pháp quản lý
phương pháp bồi dưỡng KNN cho GVMG ............................

71

Phân bố tần suất  i điểm thi hết mơn tạo
hình .......................

141

Phân bố tần suất tích lũy  i  điểm thi mơn tạo hình .............
Mức độ hình thành KN tổ chức môi trường giáo dục phù hợp

Biểu đồ 3.4

với điều kiện của nhóm, lớp trước và sau thực nghiệm .. Mức
độ hình thành KN phịng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh,
tai nạn thường gặp đối với trẻ trước và sau thực nghiệm ...

142

144

145


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nước ta hiện đang trong xu thế hội nhập vào cộng đồng quốc tế và khu vực.
Trong điều kiện ấy, việc đào tạo những con người có đủ năng lực hội nhập, có trí
tuệ, giàu tính sáng tạo và tính nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta đã xác định nguồn lực con người là
yếu tố cơ bản để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nhằm phát triển nhanh và
bền vững đất nước. Vấn đề đổi mới giáo dục và đào tạo một cách đồng bộ đã được
đặt ra từ Nghị quyết Trung ương 4 - Khoá VII và tiếp tục được khẳng định tại Đại
hội X của Đảng. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân, vì vậy đổi mới GDMN cũng nằm trong đổi mới chung của giáo dục và
đào tạo. Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Đổi
mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông”. Trong việc thực hiện mục
tiêu của GDMN, đội ngũ giáo viên mầm non là lực lượng nòng cốt biến các mục
tiêu giáo dục thành hiện thực. Giáo viên mầm non (thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,
ni dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi) nói chung và giáo viên mẫu
giáo (thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi)
nói riêng giữ vai trị rất quan trọng trong việc phát triển các khả năng của trẻ, hình
thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ phát
triển tốt trong cuộc sống sau này.
Nhìn lại chặng đường mấy chục năm qua, ngành GDMN đã đạt được những
thành tựu cơ bản trong đào tạo bồi dưỡng đội ngũ. Đội ngũ GVMN nói chung và
GVMG nói riêng được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trình độ giáo viên
đạt chuẩn và trên chuẩn ngày một tăng. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự nghiệp
giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ GVMG đã
bộc lộ những hạn chế, bất cập. Tỉ lệ GVMG đạt chuẩn và trên chuẩn cao, nhưng
năng lực chuyên môn chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Một bộ phận GVMG
chưa gương mẫu, chưa thực sự yêu thương các cháu. Số lượng GVMG chưa qua

1



đào tạo vẫn còn. Một số giáo viên còn lúng túng về phương pháp chăm sóc, ni dưỡng
và giáo dục trẻ. Qua khảo sát đánh giá sinh viên mới tốt nghiệp, chúng tơi nhận thấy
nhiều GVMG cịn lúng túng khi thiết kế một chương trình học tập có nội dung theo chủ
đề, chưa sáng tạo trong thiết kế môi trường học tập cho trẻ. Các kĩ năng nghề của giáo
viên mới ra trường đã có nhưng cịn yếu, ví dụ như kĩ năng sử dụng nhạc cụ, KN tổ
chức hoạt động chung, KN tổ chức hoạt động vui chơi, KN chăm sóc trẻ ... Thậm chí,
trong thời gian gần đây, tại các cơ sở GDMN tư thục còn để xảy ra tình trạng mất an
tồn cho trẻ. Cơng tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng GVMG cũng còn những bất cập.
Vì vậy, Bộ GD và ĐT đã có cơng văn số 13003 ngày 11/12/2007 yêu cầu tăng cường
công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong
các cơ sở GDMN. Gần đây nhất, ngày 22/01/2008 Bộ trưởng GD và ĐT cũng đã ban
hành Quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp GVMN. Do đặc
điểm đối tượng của GDMN là trẻ nhỏ với một cơ thể hoàn toàn non nớt, nhạy cảm với
mọi tác động bên ngoài và cũng là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và tinh
thần, vì vậy lao động của GVMG khơng những mang chức năng hình thành và phát
triển mà cịn có chức năng chăm sóc bảo vệ, ni dưỡng. Để xứng đáng với vai trị
quan trọng đó, người GVMG phải có những phẩm chất và năng lực, có kiến thức, KN
phù hợp mới có thể hồn thành tốt cơng tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, nhằm thực
hiện có hiệu quả Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, làm tiền đề vững chắc
cho giáo dục tiểu học.

Chúng ta biết rằng, “Chất lượng giáo viên hình thành và biến đổi trong suốt quá
trình hoạt động nghề nghiệp với các khâu cơ bản là đào tạo sư phạm ban đầu, bồi
dưỡng nghề nghiệp, tự bồi dưỡng, đào tạo nâng cấp và đào tạo lại” [23]. Do vậy, để
nâng cao năng lực GVMG đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay, nhất thiết
phải quan tâm tới đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp
đào tạo và bồi dưỡng GVMG.
Hầu hết các nhà tâm lý học đều cho rằng giữa NL và tri thức, KN, kĩ xảo có
mối quan hệ biện chứng với nhau. Có tri thức, KN, kĩ xảo trong lĩnh vực nào đó là
điều kiện cần thiết để phát triển NL trong lĩnh vực ấy. Ngược lại, có NL trong một


2


lĩnh vực sẽ thúc đẩy việc tiếp thu tri thức, KN, kĩ xảo tương ứng với NL ấy được nhanh
chóng, hiệu quả. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về NL, kĩ năng sư phạm của giáo
viên nói chung, quá trình rèn KNN của giáo viên mầm non nói riêng. Song, việc nghiên
cứu một cách hệ thống quá trình quản lý phát triển NL theo tiếp cận KNN của giáo
viên, đặc biệt là GVMG nhằm giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng và
giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi hầu như còn bỏ trống. Vì vậy, tác giả chọn đề tài quản
lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN nhằm góp phần giải quyết vấn đề lý
luận và thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVMG. Mặt khác, kết quả
nghiên cứu được áp dụng trong các trường sư phạm có đào tạo GVMG và trong các
trường MN sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp GDMN hiện nay.

콈࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿8콈콈࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿9ỉ콈࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿:콈ᐡ࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿;콈콈࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿<43H콈콈࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿I콈콈࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
࿿࿿࿿࿿࿿࿿L콈±࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿M콈콈࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿Nᚐ콈࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿O콈▗࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿P콈ອ࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿ Q
Mục

đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp
cận KNN, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
GVMG đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo
tiếp cận kĩ năng nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Hệ thống KNN phù hợp là thành tố quyết định hình thành NL nghề của GVMG.
Năng lực nghề có những biến chuyển do yêu cầu của bối cảnh nghề nghiệp và do

chính sự phát triển của nghề nghiệp. Do đó, hệ thống KNN phải được quan tâm đặc
biệt cả về mặt nội dung và phương pháp huấn luyện KN phù hợp với sự biến chuyển
đó.
Vì vậy, nếu đề xuất được hệ thống KNN phù hợp và xây dựng được một hệ
thống biện pháp quản lý tác động đồng bộ từ cấp chỉ đạo, ban hành chính sách đến
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các trường mầm non thì sẽ đạt được mục tiêu nâng
cao năng lực cho GVMG trên cơ sở phát triển kĩ năng nghề đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục mầm non.


3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận
kĩ năng nghề
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận
KNN trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng GVMG
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN
và tiến hành thực nghiệm kiểm chứng một số biện pháp quản lý đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Khi nói đến NL là nói đến kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ. Tuy nhiên, đối với
GVMG hiện nay, hệ thống KNN cịn yếu và chưa phù hợp. Chính vì vậy, luận án đi sâu
nghiên cứu quản lý phát triển KNN nhằm góp phần phát triển NL cho GVMG.

6.2. Về đối tượng nghiên cứu
Phát triển NL nói chung và KNN nói riêng là một quá trình xuyên suốt từ đào
tạo đến bồi dưỡng sau đào tạo. Song, trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, tác giả
chủ yếu đi sâu nghiên cứu quản lý phát triển NL theo tiếp cận KNN cho GVMG

trong q trình đào tạo. Cịn việc quản lý bồi dưỡng GVMG sau đào tạo được
nghiên cứu như một giải pháp phát triển bền vững KNN.
6.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 11 năm 2007: Tổ chức nghiên cứu cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn cho công tác quản lý phát triển NL cho GVMG theo tiếp cận
KNN.
Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008: Hoàn thành luận án và thực
nghiệm kiểm chứng một số biện pháp quản lý đã đề xuất.
6.4. Địa bàn nghiên cứu
Việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp
cận KNN được tiến hành thông qua lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý và giảng
viên các Trường Đại học Hải Phịng, trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hố),
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; một số SV năm cuối hệ cao đẳng SPMN của

4


trường Đại học Hải Phòng; các cán bộ quản lý cấp sở GD và ĐT, phòng GD và ĐT,
ban giám hiệu các trường MN và GVMG đang công tác tại các trường MN thuộc
các loại hình trường khác nhau của thành phố Hải Phòng.
Thực nghiệm kiểm chứng biện pháp 2 được tiến hành ở bộ mơn tạo hình khoa
GDMN Trường Đại học Hải Phòng; tổ chức thực nghiệm kiểm chứng biện pháp 6
được thực hiện với các GVMG của trường mầm non xã Dương Quan - huyện Thủy
Nguyên, trường mầm non Thị trấn Núi Đối và mầm non Đại Đồng - huyện Kiến
Thụy thành phố Hải Phòng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
0

Phương pháp duy vật biện chứng - duy vật lịch sử là cơ sở lý luận chung của


mọi nhận thức khoa học;
1 Những

quan điểm của lý thuyết hoạt động, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan

điểm phát triển, quan điểm thực tiễn, quan điểm khách quan là cơ sở phương pháp
luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận
0 Phân

tích các văn bản quản lý GDMN;

1 Phân

tích, tổng hợp, khái qt hố lịch sử nghiên cứu quản lý phát triển năng

lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề.
7.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3.1. Quan sát sư phạm
0 Quan

sát hoạt động giảng dạy của giảng viên sư phạm mầm non để đánh giá

về sử dụng các PPDH và việc rèn KNN cho SV;
- Quan sát hoạt động thực hành, thực tập của SV và quan sát hoạt động chăm
sóc- giáo dục trẻ của GVMG trong các trường MN để đánh giá mức độ hình thành
KNN của SV và GVMG.
7.3.2. Điều tra giáo dục
5888 Trưng


cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên trường sư phạm, ý kiến

của cán bộ quản lý Sở GD và ĐT, phòng GD và ĐT, ban giám hiệu các trường MN



5


GVMG về thực trạng công tác quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận
KNN, về sự cần thiết của các KNN cần đào tạo cho GVMG ở trình độ cao đẳng và
các yêu cầu cần đạt của từng KNN, về tính khả thi của các biện pháp quản lý phát
triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN đã được đề xuất trong luận án;
23

Trưng cầu ý kiến SV cao đẳng SPMN năm cuối về thực trạng công tác quản

lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN.
7.3.3. Tổ chức thực nghiệm kiểm chứng một số biện pháp quản lý đã được đề xuất.
7.3.4. Nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm
Nghiên cứu các chương trình đào tạo GVMN, giáo án của giảng viên sư

-

phạm, hồ sơ thực tập sư phạm của SV;


Nghiên cứu các kế hoạch của trường MN, hồ sơ thanh tra GVMG, kế hoạch


chăm sóc, ni dưỡng và GD trẻ của GVMG.
7.4. Nhóm phương pháp xử lí thơng tin
Các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp
thống kê: thống kê theo tỉ lệ %, kiểm chứng độ tin cậy, kiểm chứng sự khác biệt có
ý nghĩa.
← Luận

điểm bảo vệ

8.1. NL bao gồm nhiều thành tố, nhưng thành tố KN là quan trọng nhất đối với
GVMG trong bối cảnh hiện nay.
8.2. KNN của GVMG được hình thành và phát triển khơng chỉ trong q trình đào
tạo, mà còn được bồi dưỡng tiếp tục sau đào tạo.
8.3. Để quản lý phát triển NL cho GVMG theo tiếp cận KNN cần phải có những
biện pháp quản lý tác động đồng bộ từ cấp chỉ đạo, ban hành chính sách đến các cơ
sở đào tạo, bồi dưỡng và các trường mầm non.
9. Đóng góp mới của đề tài
9.1. Về mặt lí luận


Luận án đưa ra cách tiếp cận mới đối với vấn đề quản lý phát triển năng lực

cho GVMG: cách tiếp cận kĩ năng nghề. Luận án đã đề xuất các năng lực, kĩ năng

6


nghề của GVMG ở trình độ Cao đẳng, phân tích nội dung quản lý phát triển NL cho
GVMG theo tiếp cận KNN.



Trên cơ sở phân tích lý luận, phân tích thực tiễn, luận án đã xác định được

cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý phát triển NL cho GVMG theo tiếp cận
KNN nhằm góp phần vào việc đào tạo và bồi dưỡng GVMG đáp ứng yêu cầu đổi
mới GDMN hiện nay.


Về mặt thực tiễn
Thông qua các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, lần đầu tiên luận án đã

nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề quản lý phát triển NL cho GVMG trong quá
trình đào tạo và bồi dưỡng; xác định những tồn tại trong công tác này và chỉ rõ
nguyên nhân dẫn đến những yếu kém về NL của GVMG.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 6 biện pháp quản lý
phát triển NL cho GVMG. Các biện pháp đó đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, khả
thi và phù hợp với đối tượng nhằm đào tạo, bồi dưỡng NL cho GVMG, tăng cường
khả năng thực hành nghề nghiệp cho họ, làm cơ sở cho các trường sư phạm và các
trường MN, các cấp quản lý đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng GVMG đáp ứng
yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới GDMN hiện nay.


Cấu trúc luận án
←Mở

đầu

Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN
Chương 2. Thực trạng quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN


trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng GVMG
Chương 3. Các biện pháp quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận
KNN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN và thực nghiệm kiểm chứng một số biện
pháp quản lý đã đề xuất
←Kết

luận

←Khuyến
←Danh

nghị

mục cơng trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án

←Tài

liệu tham khảo

←Phụ

lục

7


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIÁO VIÊN MẪU GIÁO THEO TIẾP CẬN KĨ NĂNG NGHỀ
1.1. Tổng quan những cơng trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Vấn đề năng lực, đặc biệt là năng lực sư phạm, được các nhà tâm lý học Xô viết
nghiên cứu khá nhiều.
A.V.Petrovxki coi NL là một thành tố cấu tạo nên nhân cách. NL luôn gắn liền
với những yêu cầu đặt ra của một hoạt động nhất định. Đối với mỗi công việc, bên
cạnh NL chung, NL cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, đều đòi hỏi ở
mỗi cá nhân thực hiện nhiệm vụ có những NL riêng, mang tính đặc thù, gắn liền với
yêu cầu riêng của một hoạt động xác định. A.V.Petrovxki nghiên cứu năng lực sư
phạm và cho rằng NLSP là một tổ hợp xác định các phẩm chất tâm lý của nhân
cách, những phẩm chất này là điều kiện để đạt được kết quả cao trong việc dạy học
và giáo dục trẻ em. Ông cho rằng sự phát triển của các NLSP gắn liền một cách hữu
cơ với việc nắm các KN, kĩ xảo sư phạm, với tư cách là những cấu thành nhân cách
đảm bảo cho hoạt động của người GV thu được kết quả. Dựa trên kết quả nghiên
cứu HĐ dạy học ở người giáo viên, ông đã phân chia NLSP của họ thành các nhóm:
nhóm NL dạy học, nhóm NL thiết kế, nhóm NL tri giác, nhóm NL truyền đạt, nhóm
NL giao tiếp, nhóm NL tổ chức. Các NL này khơng chỉ là điều kiện để hoạt động sư
phạm đạt được hiệu quả cao mà còn là kết quả của HĐ đó [48]. Tuy nhiên, cách
phân chia của Petrovski chưa thật sự thuyết phục bởi lẽ ngay trong nhóm NL dạy
học đã bao hàm NL thiết kế, tổ chức, giao tiếp.
Ph.N.Gônôbôlin cho rằng, NL là những thuộc tính tâm lý riêng của cá nhân,
nhờ những thuộc tính này mà con người hồn thành tốt đẹp một hoạt động nào đó,
mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt kết quả cao. Như vậy, NL khác với
tri thức, KN, kĩ xảo, khác với kinh nghiệm, cũng như trình độ đào tạo. Điều đó được
thể hiện mặc dầu cũng có những điều kiện giống nhau (về trình độ đào tạo, kiến
thức, kinh nghiệm, KN, kĩ xảo, sức khoẻ và thời gian), nhưng người có NL bao giờ
cũng có kết quả tốt hơn, nhiều hơn trong một loại hoạt động nhất định. Tuy nhiên, ta

8


cũng phải hiểu, giữa NL, kiến thức, KN, kĩ xảo, kinh nghiệm có mối liên quan mật

thiết với nhau, có sự tác động qua lại với nhau và hỗ trợ nhau. Khác với KN, kĩ xảo
được hình thành qua quá trình luyện tập và học tập, NL được xuất hiện và phát triển
trong quá trình hoạt động. Để bồi dưỡng NL cịn cần phải có tư chất. Thực vậy, tâm
lý học đã chỉ ra rằng, chỉ có tư chất là bẩm sinh, cịn NL được hình thành và phát
triển trong quá trình hoạt động. NL gắn liền với tri thức và KN của con người. Con
người càng hiểu biết sâu một lĩnh vực nào đó thì NL của họ về mặt này càng phát
triển nhanh. NL cá nhân về một loại hoạt động nào đó bao giờ cũng là tổ hợp những
thuộc tính nhân cách. Một vài thuộc tính riêng lẻ dù có xuất sắc đến đâu chăng nữa
cũng khơng gọi là NL được.
Để làm tốt một nghề nghiệp nào đó, con người cần phải có NL. Để làm tốt nghề
sư phạm, người làm nghề sư phạm phải có NL sư phạm. NL nghề nghiệp của cá
nhân là điều kiện, phương tiện để hiện thực hoá xu hướng nghề nghiệp. Năng lực sư
phạm của người giáo viên là khả năng thực hiện các hoạt động giáo dục, dạy học
với chất lượng cao. NL được bộc lộ trong hoạt động và gắn với một số KN tương
ứng. Như vậy, để đào tạo NLSP cho SV cần rèn luyện những KN giáo dục, dạy học
cần thiết. NLSP cũng như mọi NL khác chỉ tồn tại trong sự vận động, phát triển,
chúng không thể nẩy nở ngoài sự HĐ và phụ thuộc vào tính chất của HĐ đó.
Ph.N.Gơnơbơlin cho rằng một người GV cơng tác có kết quả cần phải có các NL
sau: NL truyền đạt tài liệu học tập cho trẻ một cách dễ hiểu, NL hiểu học sinh, NL
thu hút học sinh, NL thuyết phục mọi người, NL tổ chức (bao gồm các KN lãnh đạo
tập thể lớp, hướng dẫn đúng đắn việc học tập,..), NL ứng xử sư phạm, NL dự đốn
trước các tình huống và kết quả cơng tác của mình, NL sáng tạo trong cơng tác, NL
nắm vững tài liệu giảng dạy [21]. Cách phân loại của Gônôbôlin như trên được coi
là tương đối đầy đủ, tuy nhiên ông chưa đề cập đến một vài NL khác như NL quan
sát, NL chế biến tài liệu học tập.
Một số nhà tâm lý học khác ở Nga cho rằng, NL là những đặc trưng cá nhân của
con người và được thể hiện trong hoạt động, là điều kiện để hoạt động có kết quả.
Tốc độ, chiều sâu, sự dễ dàng của việc nắm vững các tri thức, KN, kĩ xảo phụ

9



thuộc vào NL, nhưng bản thân NL không dẫn đến kết quả của quá trình nắm vững
tri thức, KN, kĩ xảo đó. Các nhà tâm lý học Nga đã nêu một số dấu hiệu của sự thể
hiện NL đối với một hoạt động nào đó. Những dấu hiệu đó là:


Tốc độ cao của việc nắm bắt các hoạt động tương ứng;



Độ rộng của sự di chuyển kĩ năng, thể hiện ở việc người học sau khi học

cách thực hiện hành động trong một tình huống thì người đó dễ dàng áp dụng chúng
trong những tình huống tương tự;


Sự tiết kiệm năng lượng trong khi hoạt động;



Biểu hiện đặc điểm cá nhân của việc hoàn thành hoạt động;



Động cơ cao đối với hoạt động này, đơi khi bất chấp hồn cảnh.

Theo quan điểm của Templov B.M. và các cộng sự, chỉ có những đặc điểm về giải
phẫu - sinh lý và các đặc điểm về hoạt động chức năng của con người là bẩm sinh,
chúng là tiền đề của sự phát triển NL và các tiền đề ấy được gọi là tư chất. Trong sự

phát triển của NL, tư chất chỉ như điểm khởi đầu. NL được phát triển trên nền tảng của
tư chất, được chế định bởi tư chất, nhưng khơng được xác định trước bởi nó [81].
Về sự hình thành và phát triển NL, các nhà tâm lý học Macxit cho rằng NL là
những hiện tượng tâm lý được hình thành và phát triển trong hoạt động đầy sáng tạo
của cá nhân. NL - đó là hiện tượng tâm lý điều khiển được và phải được điều khiển
dưới tác dụng chủ đạo của nhà giáo dục, của con người. NL của con người, dù ở bước
đầu của quá trình phát triển hay đã đạt đến mức độ thiên tài, bao giờ cũng là kết quả
của những HĐ đúng hướng và sáng tạo của cá nhân trong một xã hội nhất định và trong
một điều kiện lịch sử cụ thể. Điều kiện chung nhất và cơ bản nhất của sự hình thành và
phát triển NL là sự lĩnh hội nền văn hoá vật chất và tinh thần của nhân loại. Q trình
lĩnh hội đó tất yếu phải thơng qua HĐ của cá nhân với tư cách là chủ thể của các mối
liên hệ xã hội. Trong quá trình hoạt động nhằm chiếm lĩnh nền văn hố đó, con người
nhận thức được những thuộc tính của vật chất, những hiện tượng của thế giới xung
quanh, hiểu được phẩm chất nhân cách của cá nhân, đồng thời thấy được trình độ và
khả năng của mình, từ đó nỗ lực phát huy hoặc bổ sung những phẩm chất và NL của
bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu của HĐ. Do vậy, HĐ phải được coi là

10


nguồn gốc và nhân tố cơ bản nhất của sự hình thành và phát triển NL của cá nhân
thơng qua hoạt động “khơng điều khiển”, NL cũng có thể phát triển được một cách
tự phát, song nhiều khi phải đi đường vịng, tốn nhiều cơng sức. Chỉ có HĐ dạy học
và giáo dục, hoạt động “điều khiển được” mới tác động mạnh mẽ đến sự hình thành
và phát triển NL của cá nhân.
Theo tài liệu của Sở Giáo dục công cộng bang New Mexico (Mĩ), NL của
người giáo viên được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm A (các NL hướng dẫn) gồm có NL giải thích chính xác kiến thức thuộc
các lĩnh vực nội dung và chương trình hiện hành, NL sử dụng một cách hợp lý các
phương pháp và các nguồn tài liệu đối với mỗi nội dung giảng dạy, NL sử dụng một

cách hiệu quả kĩ thuật và quy trình đánh giá sinh viên.


Nhóm B (các NL làm việc với SV) gồm có NL giao tiếp với SV và nhận

được thông tin phản hồi từ họ để trên cơ sở đó nâng cao kiến thức và sự hiểu biết
của SV, NL hiểu thấu đáo các nguyên tắc về sự phát triển, sự học tập của SV và áp
dụng chúng một cách thích hợp, NL quản lý q trình giảng dạy để làm tăng lên
những hành vi tích cực của SV và mơi trường tâm lý thân thiện, an tồn, NL nhận
biết
được sự khác biệt của SV và tạo ra bầu khơng khí tâm lý thuận lợi cho việc thúc đẩy
sự tham gia tích cực của SV.


Nhóm C (các NL nghiên cứu nghề nghiệp) gồm có NL sẵn sàng đối với sự

kiểm nghiệm và áp dụng những thay đổi, NL làm việc với đồng nghiệp, với phụ huynh.

Đối với mỗi NL, người ta chia ra 3 cấp độ thể hiện và đã mơ tả các tiêu chí
tương ứng với mỗi cấp độ. Ví dụ, NL giải thích chính xác kiến thức thuộc các lĩnh
vực nội dung và chương trình hiện hành có 3 cấp độ sau:


Cấp độ 1 được thể hiện thơng qua các tiêu chí: GV sử dụng các chuẩn mực

của bang và chương trình hiện hành làm cơ sở cho lập kế hoạch hướng dẫn; truyền
đạt được nội dung kiến thức, mục tiêu môn học, sự hướng dẫn và các hành động cần
thực hiện; sự truyền đạt dễ hiểu và chuẩn xác, chữ viết đẹp; sử dụng ngôn ngữ phù
hợp với nội dung kiến thức và lứa tuổi của học sinh; thể hiện nội dung kiến thức và
thiết lập các mối liên hệ với các môn học khác.



11


×