Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỔI mới HOẠT ĐỘNG đào tạo GIÁO VIÊN đáp ỨNG yêu cầu đổi mới GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.8 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
ThS. Trần Thụy Như Phượng
Trường Đại học Đồng Tháp
Tóm tắt: Trong bối cảnh chung của thế giới, giáo dục - đào tạo đang vận động,
đổi mới và cải cách, việc nhanh chóng chuyển đổi cơ chế vận hành của hoạt động
đào tạo giáo viên, từ chỗ định hướng độc lập, khép kín sang cơ chế vận hành mở là
phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển giáo dục ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, sự lựa
chọn mô hình đào tạo giáo viên nào là phù hợp với xu thế mới đáp ứng được mục
tiêu đổi mới và cải cách giáo dục là một vấn đề mang tầm vĩ mô.
Từ khóa: đào tạo; đào tạo giáo viên; đổi mới giáo dục
Abstract: In the context of the world, education - training is changing,
innovating and reforming, the rapid transformation of the operational mechanism of
teacher training activities from where independent orientation, closed to the operating
mechanism openness is consistent with the actual needs educational development of
each country. However, the choice of teacher training model is consistent with the new
trends meet the goal of innovation and education reform is a macro issue.
Key words: Training; Teacher training; Education innovate
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, hầu hết giáo viên phổ thông (GVPT) và mầm non ở Việt Nam đều
được đào tạo ở các trường/khoa sư phạm, gọi chung là cơ sở đào tạo giáo viên
(ĐTGV). Chương trình ĐTGV phần lớn bao gồm kiến thức về tâm lí học, giáo dục
học, lí luận dạy học bộ môn, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, ứng dụng
công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và thực hành, thực tập sư phạm.
Vì vậy, đổi mới mô hình ĐTGV là cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang
tích cực chuẩn bị triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ
thông (GDPT). Do đó, các trường cần tìm ra những mô hình đào tạo hiệu quả. Ngoài ra,


cơ chế quản lý và phân cấp quản lý trong giáo dục cần đổi mới và tạo điều kiện như thế
nào? Xây dựng khung chương trình đào tạo ra sao cho các cơ sở ĐTGV?... để từ đó nâng

424


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

cao chất lượng đào tạo, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước ta là vấn đề
bức thiết hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đánh giá chung về đào tạo giáo viên ở Việt Nam
Đánh giá hoạt động ĐTGV trong các cơ sở GDĐH ở Việt Nam được tiến hành
thường xuyên, liên tục trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kết
quả đánh giá được thể hiện cụ thể ở hai mặt [2]:
(1). Những ưu điểm, thuận lợi của các trường sư phạm:
- Một số trường sư phạm hiện nay có đội ngũ cán bộ trình độ cao, đủ chuẩn và trên
chuẩn cho từng chuyên ngành đào tạo, đặc biệt là lực lượng cán bộ khoa học trẻ được đào
tạo ở các nước có nền giáo dục phát triển;
- Một số trường có bề dầy truyền thống trong ĐTGV;
- Một số trường có chất lượng đào tạo tốt, được xã hội đánh giá cao, được nhân dân
tin tưởng. Uy tính về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ giáo viên có chất
lượng tốt, có tính hệ thống được xác định là cơ sở cho mọi quyết định về chủ trương đầu tư,
về mục tiêu và kế hoạch phát triển của ngành sư phạm;
- Chính sách ĐTGV ở Việt Nam được đặt trong tổng thể chính sách xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
(2). Những hạn chế, khó khăn của các trường sư phạm:
- Do chưa nhận thức một cách sâu sắc về quan điểm đào tạo sư phạm nên thực tế các
trường, khoa sư phạm chưa hình thành được bản sắc sư phạm của mình. Điều này dẫn đến
nhiều hệ lụy trong chương trình, trong cách thức đào tạo, tổ chức thực hiện nên sinh viên ra

trường còn thiếu nhiều kỹ năng sư phạm, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo
dục;
- Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ còn thấp so với tỷ lệ trong của GDĐH. Một bộ
phận còn hạn chế về trình độ, chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy;
- Tư duy kinh nghiệm khá nặng nề, chưa tập trung xây dựng mô hình và chương trình
đào tạo một cách hệ thống, còn có tư tưởng thỏa mãn với những gì đang có. Một số ít giảng
viên chưa chịu khó học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, tạo nên sức
ì, thậm chí cản trở những tư tưởng tiến bộ;
- Sự thiếu năng động của hệ thống, của từng cá nhân, ngay cả với một số cán bộ quản
lý vẫn còn nặng nề, chưa chủ động thay đổi để thích ứng với yêu cầu mới. Công tác tuyển
dụng cán bộ đã có những cải thiện nhưng chất lượng chưa cao. Ngày càng khó tuyển dụng

425


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

được cán bộ xuất sắc. Một bộ phận giảng viên chưa xác định được vai trò, vị trí của mình
nên trong quá trình chuẩn bị giáo trình, tài liệu và đặc biệt trong giảng dạy chỉ hướng đến
nghiên cứu đơn thuần, xa rời chương trình phổ thông, không chú trọng hướng dẫn nghề
nghiệp cho sinh viên;
- Chưa chú trọng xây dựng bộ môn phương pháp dạy học ở từng bộ môn đủ mạnh;
việc đào tạo cán bộ ở cán bộ môn này chưa hợp lý, chưa trãi nghiệm;
- Vấn đề quy hoạch đào tạo giáo viên hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và bức xúc, đặc
biệt là quy hoạch về cơ cấu đào tạo giáo viên theo môn học, theo địa phương, vùng miền;
- Cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về giảng
đường, thư viện, thông tin, trang thiết bị, phòng thí nghiệm. Mặt khác, chưa có chiến lược
tổng thể nên còn đầu tư dàn trải, thiếu hệ thống dẫn đến hiệ quả sử dụng chưa cao;

- Tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho các trường chưa đủ đảm bảo hoạt
động nên các trường sư phạm vẫn phải dàn trải trên nhiều hoạt động khác. Việc phân bổ
kinh phí trên đầu sinh viên cũng buộc các trường chưa thể giảm nhanh chỉ tiêu đào tạo;
- Hệ thống quản lý giáo dục vẫn vận hành theo kinh nghiệm, ít thay đổi dẫn đến bó
buộc sự sáng tạo của giảng viên;
- So với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới và trọng trách của mình, các trường,
khoa ĐTGV còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật, diện tích hẹp,
phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành vừa thiếu vừa lạc hậu.
2.2. Những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD
Hiện tượng toàn cầu hóa ngày nay, ít nhất là đối với GDĐH, không thiếu những tiền
lệ. Ngay từ buổi đầu, các trường đại học đã phải giải quyết tình trạng căng thẳng giữa
những điều kiện trong nước và những áp lực quốc tế. Trong lúc ngày nay tiếng Anh được
xem như ngôn ngữ thống trị của nghiên cứu và học thuật.
Có thể khẳng định toàn cầu hóa là xu thế tất yếu đối với việc ĐTGV. Chúng ta
phải quan tâm tới những vấn đề cơ bản như: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở Việt Nam
phải đáp ứng được những tiêu chuẩn của quốc tế; hiện tượng quốc tế hóa về GD và
quản lý GD; GD đại chúng sẽ mở rộng các cơ hội GD cho mọi người; Đổi mới chương
trình đào tạo để đáp ứng những yêu cầu đổi mới; Đổi mới phương pháp giảng dạy theo
tiếp cận năng lực người học...
2.3. Quan niệm của quốc tế về vai trò của người giáo viên
Những đổi mới về vai trò của GD nói chung, về trường học, về chương trình đào
tạo, về hoạt động quản lý nói riêng, tất cả dẫn đến những thay đổi về vai trò của giáo

426


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

viên. Vai trò này không còn chỉ giới hạn ở việc truyền thụ kiến thức, nó đã khác trước
rất nhiều. Nhưng khác như thế nào là tùy cách tiếp cận cụ thể trong đó giáo viên được

đặt trong bối cảnh thay đổi, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vai trò giáo viên thường nằm giữa hai cực. USESCO
(1998) cho rằng ở một cực, vai trò giáo viên đơn giản là dạy học trên lớp, còn ở cực kia,
vai trò giáo viên là đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu của người học, nhà trường và xã hội
trong bối cảnh thay đổi. Axelrod (1973) đặt vai trò giáo viên giữa hai cực: một cực là
giáo viên - người thợ có vai trò đổ đầy các thùng rỗng trong trí tuệ của học sinh, cực kia
là giáo viên - người nghệ sĩ có vai trò thắp sáng ngọn lửa trong tâm hồn các em. Dĩ
nhiên, cách phân loại như trên là tương đối. Trên thực tế, tùy theo bối cảnh kinh tế - xã
hội và yêu cầu phát triển của đất nước mà vai trò của giáo viên được phát biểu cụ thể
[5].
Hội đồng Châu Âu (EC) cho rằng cần xác lập một số nguyên tắc chung về nghề
dạy học (EC, 2005), đó là: i) Một nghề trình độ cao; ii) Một nghề đặt trong bối cảnh học
suốt đời; iii) Một nghề lưu động; iv) Một nghề dựa trên các quan hệ đối tác.
2.4. Những thách thức trong tương lai gần đối với các cơ sở ĐTGV
Giáo dục đại học Việt Nam đang phải đối mặt với những thay đổi mang xu hướng
tất yếu:
- Sự cạnh tranh trong đào tạo giữa các trường đại học đang gia tăng nhanh chóng;
- Sự cắt giảm đáng kể các nguồn kinh phí do Nhà nước cấp;
- Sự tăng cường kiểm soát của Nhà nước;
- Sự phát triển “quyền của khách hàng” trong lĩnh vực GDĐH;
- Sự phổ cập nhanh chóng của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời
sống, trong đó có giáo dục và đào tạo.
Vì vậy, các cơ sở ĐTGV ở Việt Nam cũng sẽ đón nhận những thách thức lớn [1]:
(1) Giáo dục sư phạm sẽ được thử thách để điều chỉnh chương trình đào tạo của
mình theo hướng phù hợp với nhu cầu của các trường địa phương thể hiện trong sự thu
hẹp nhiệm vụ và mục đích (của chương trình đào tạo);
(2) Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở các trường sư phạm, không còn bộ khung
mà từng cơ sở đã thiết kế cho chương trình ĐTGV, sẽ có thể chấp nhận thay đổi chương
trình sao cho thích hợp với nhu cầu của thị trường nhân lực. Sự khẳng định chất lượng
sản phẩm của nhà trường từ thực tiễn bên ngoài có thể trở thành những chỉ tố đánh dấu

hữu ích cho việc tiếp thị của nhà trường;

427


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

(3) Các trường sư phạm sẽ phải xác định những vấn đề nghiên cứu, hoạt động khoa
học và đầu tư cho lĩnh vực này để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như tạo ra một hình
ảnh tốt hơn về nhà trường để gia tăng khả năng tiếp cận với thị trường;
(4) Chi phí đào tạo sẽ trở thành một khó khăn lớn vì nhà trường phải tạo ra nguồn
thu để chi trả cho cơ sở vật chất và thiết bị;
(5) Tính chủ động sáng tạo trong công việc của cán bộ giảng dạy sẽ được coi là một
giá trị như những giá trị truyền thống khác như là khả năng giảng dạy, nghiên cứu và tinh
phần phục vụ;
(6) Một số trường sẽ tồn tại và phát triển tốt trong lúc có những trường sẽ gặp
nhiều khó khăn trong tuyển sinh thì bị lùi lại hoặc thậm chí ngưng hoạt động.
3. Định hướng đổi mới hoạt động ĐTGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3.1. Đổi mới hệ thống chương trình, giáo trình theo hướng chuẩn hóa, liên
thông giữa các trình độ đào tạo và cơ sở ĐTGV
Chương trình và giáo trình phải xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực giáo dục,
dạy học của GV, đồng thời, đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa nội dung kiến thức chung,
kiến thức chuyên ngành, kiến thức tâm lý - giáo dục và thực hành, thực tập sư phạm.
Nội dung chương trình và giáo trình cần thiết kế theo hướng liên thông giữa các trình
độ đào tạo, giữa cơ sở ĐTGV với các trường cao đẳng, đại học khác, đồng thời phù
hợp với việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ,
đảm bảo cho người học có thể tham gia các khóa ĐTGV một cách linh hoạt tùy theo
năng lực, điều kiện, thời gian và đặc điểm vùng miền.

Đổi mới chương trình ĐTGV không chỉ đơn giản là chuyển đổi từ hệ thống các
môn học sang hệ thống các học phần như một sự đổi tên và quy đổi các đơn vị học
trình sang tín chỉ. Mô đun hóa chương trình đào tạo (CTĐT) là một quá trình, đòi hỏi
sự thiết kế lại CTĐT theo hướng tăng cường tính phức hợp của kiến thức trong một
mô đun và tăng tính năng rõ ràng của cấu trúc chương trình đào tạo. Vì vậy, số lượng
các mô đun thường ít hơn đáng kể so với số lượng các môn học truyền thống. Mặt
khác, khi xây dựng CTĐT về các khoa học giáo dục (KHGD) nhà trường cần xây
dựng mục tiêu năng lực cần đào tạo về KHGD, phù hợp với chuẩn nghề nghiệp GV và
hệ thống tri thức của các KHGD.
3.2. Đổi mới CTĐT theo định hướng phát triển năng lực thực hành cho SVSP
Thực hiện nội dung trên, tức là chuyển từ giáo dục tập trung vào nội dung sang
phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, điều đó phải được thực hiện ở các

428


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

cơ sở ĐTGV và GV phải được học tập trong môi trường thực tiễn, gắn với thực tiễn,
được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo. Ở nước ta, cần tiến hành song
song những nội dung sau: - Phát triển mô hình trường thực hành sư phạm ở các cơ sở
ĐTGV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo NVSP; - Đổi mới chương trình rèn luyện
NVSP và thực tập sư phạm theo đặc thù từng vùng miền. Tăng thời lượng đào tạo
NVSP ở các trường phổ thông; - Xây dựng các học phần bắt buộc trong chương trình
ĐTGV, nâng cao năng lực thực hành như: Kỹ năng mềm trong dạy học và giáo dục; ứng
dụng CNTT trong dạy học; các kỹ năng cá nhân...; - Xây dựng Chuẩn công tác xã hội để
SV thực hiện trách nhiệm công dân, tham gia các hoạt động xã hội góp phần nâng cao
kỹ năng, nghiệp vụ và tạo môi trường để SV trưởng thành như một tiêu chí bắt buộc
trong Chuẩn đầu ra của SV.
3.3. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và thực nghiệm khoa học giáo

dục cho GV
Các nhà trường cần đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động của
cơ sở ĐTGV để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm khoa học giáo dục;
triển khai ứng dụng các phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý giáo dục
tiên tiến vào thực tiễn hoạt động của nhà trường; đề xuất các giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng dạy học và giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo của cơ sở
ĐTGV. Mặt khác, cần tăng cường hoạt động GDPT cho giảng viên bộ môn phương
pháp dạy học ở các cơ sở ĐTGV và hoạt động giáo dục cho GV ở trường thực hành sư
phạm, trường phổ thông địa phương hoặc các trường thực hành vệ tinh như: tham gia
giảng dạy trực tiếp; sinh hoạt học thuật; biên soạn chương trình, tài liệu và tập huấn GV
tại các cơ sở đó.
3.4. Đẩy mạnh công tác quản lý, hợp tác toàn diện của các cơ sở đào tạo GV
đối với hệ thống các trường THPT
Trường phổ thông là bộ phận hữu cơ của quá trình ĐTGV, trong đó giáo viên nhà
trường, giảng viên ở các trường sư phạm và sinh viên làm việc cùng nhau để xác định
và đáp ứng các nhu cầu học tập của học sinh, cùng nghiên cứu khoa học và giải quyết
các vấn đề của trường phổ thông, qua đó nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ
thông lẫn chất lượng ĐTGV.
Trường phổ thông là nơi để sinh viên thực hành nghề nghiệp, trãi nghiệm sáng
tạo, đồng thời trường phổ thông phải có trách nhiệm cử giáo viên tham gia công tác
ĐTGV và chịu trách nhiệm một phần về chương trình đào tạo

429


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Cần có sự gắn kết chặt chẽ với các trường phổ thông ngoài việc phát huy tốt cho

hoạt động thực hành, thực tập cho sinh viên. Ngài ra, còn nhận được sự phản hồi cần
thiết nhất về mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng.
4. Kết luận
Đối với các cơ sở ĐTGV, việc nâng cao chất lượng đào tạo gắn với đổi mới và
hội nhập là nhiệm vụ chung, xuyên suốt quá trình phát triển của nhà trường. Trong đó,
việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần hình thành các khung năng
lực nghề nghiệp và những kỹ năng cho sinh viên sư phạm để chuẩn đầu ra đáp ứng
được chương trình giáo dục phổ thông mới và những tiêu chuẩn của quốc tế, một trong
những giải pháp chính góp phần nâng cao chất lượng ĐTGV là nhiệm vụ cần thiết và
cần phải thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Asia - Pacific Journal of Teacher Education & Development, December 2002,
Vol.5, No.2, pp. 241-254, (Nguyễn Thị Ly dịch).
[2]. Nguyễn Văn Minh (2014), Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và
cán bộ quản lý - Yêu cầu tất yếu của đổi mới giáo dục, NXB Chính trị quốc gia - Sư thật,
Hà Nội.
[3]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2014), Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa
GDPT.
[4]. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2013), “Đổi mới đào tạo giáo viên trước yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam”, NXB Giáo dục Việt Nam.
[5]. Lâm Quang Thiệp - D. BRUCE JOHNSTONE - PHILIP G. ALTBACH
(2007), Giáo dục Đại học Hoa Kỳ, NXB Giáo dục.

430




×