Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.35 KB, 12 trang )

Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo
theo tiếp cận kĩ năng nghề đáp ứng theo yêu
cầu đổi mới giáo dục mầm non
Phạm Thị Loan
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số 62 14 05 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS.TS. Nguyễn Văn Lê
Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo
(GVMG) theo tiếp cận kỹ năng nghề. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển
năng lực GVMG theo tiếp cận kỹ năng nghề (KNN) trong quá trình đào tạo và bồi
dưỡng GVMG. Đề xuất các biện pháp quản lý, phát triển năng lực GVMG theo tiếp
cận KNN và tiến hành thực nghiệm kiểm chứng một số biện pháp quản lý đã đề xuất.
Keywords. Giáo dục mầm non; Quản lý giáo dục; Giáo viên.

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta hiện đang trong xu thế hội nhập vào cộng đồng quốc tế và khu vực. Trong điều
kiện ấy, việc đào tạo những con người có đủ năng lực hội nhập, có trí tuệ, giàu tính sáng tạo và
tính nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
ở nước ta đã xác định nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nhằm phát triển nhanh và bền vững đất nước. Vấn đề đổi mới giáo dục và đào tạo một
cách đồng bộ đã được đặt ra từ Nghị quyết Trung ương 4 - Khoá VII và tiếp tục được khẳng
định tại Đại hội X của Đảng. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân, vì vậy đổi mới GDMN cũng nằm trong đổi mới chung của giáo dục và đào tạo. Nghị
quyết Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ giáo dục
mầm non và giáo dục phổ thông”. Trong việc thực hiện mục tiêu của GDMN, đội ngũ giáo viên
mầm non là lực lượng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Giáo viên mầm non



(thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi) nói chung
và giáo viên mẫu giáo (thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 6
tuổi) nói riêng giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các khả năng của trẻ, hình thành ở
trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt trong cuộc
sống sau này.
Nhìn lại chặng đường mấy chục năm qua, ngành GDMN đã đạt được những thành tựu cơ
bản trong đào tạo bồi dưỡng đội ngũ. Đội ngũ GVMN nói chung và GVMG nói riêng được
phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày một
tăng. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đội ngũ GVMG đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Tỉ lệ GVMG đạt
chuẩn và trên chuẩn cao, nhưng năng lực chuyên môn chưa tương xứng với trình độ đào tạo.
Một bộ phận GVMG chưa gương mẫu, chưa thực sự yêu thương các cháu. Số lượng GVMG
chưa qua đào tạo vẫn còn. Một số giáo viên còn lúng túng về phương pháp chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ. Qua khảo sát đánh giá sinh viên mới tốt nghiệp, chúng tôi nhận thấy
nhiều GVMG còn lúng túng khi thiết kế một chương trình học tập có nội dung theo chủ đề,
chưa sáng tạo trong thiết kế môi trường học tập cho trẻ. Các kĩ năng nghề của giáo viên mới ra
trường đã có nhưng còn yếu, ví dụ như kĩ năng sử dụng nhạc cụ, KN tổ chức hoạt động chung,
KN tổ chức hoạt động vui chơi, KN chăm sóc trẻ ... Thậm chí, trong thời gian gần đây, tại các
cơ sở GDMN tư thục còn để xảy ra tình trạng mất an toàn cho trẻ. Công tác quản lý đào tạo và
bồi dưỡng GVMG cũng còn những bất cập. Vì vậy, Bộ GD và ĐT đã có công văn số 13003
ngày 11/12/2007 yêu cầu tăng cường công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ,
đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Gần đây nhất, ngày 22/01/2008 Bộ trưởng GD
và ĐT cũng đã ban hành Quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT quy định Chuẩn nghề nghiệp
GVMN. Do đặc điểm đối tượng của GDMN là trẻ nhỏ với một cơ thể hoàn toàn non nớt, nhạy
cảm với mọi tác động bên ngoài và cũng là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và tinh
thần, vì vậy lao động của GVMG không những mang chức năng hình thành và phát triển mà
còn có chức năng chăm sóc bảo vệ, nuôi dưỡng. Để xứng đáng với vai trò quan trọng đó, người
GVMG phải có những phẩm chất và năng lực, có kiến thức, KN phù hợp mới có thể hoàn thành
tốt công tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, nhằm thực hiện có hiệu quả Công ước của Liên hiệp

quốc về quyền trẻ em, làm tiền đề vững chắc cho giáo dục tiểu học.
Chúng ta biết rằng, “Chất lượng giáo viên hình thành và biến đổi trong suốt quá trình
hoạt động nghề nghiệp với các khâu cơ bản là đào tạo sư phạm ban đầu, bồi dưỡng nghề
nghiệp, tự bồi dưỡng, đào tạo nâng cấp và đào tạo lại” [23]. Do vậy, để nâng cao năng lực


GVMG đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay, nhất thiết phải quan tâm tới đổi mới quản
lý mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và bồi dưỡng GVMG.
Hầu hết các nhà tâm lý học đều cho rằng giữa NL và tri thức, KN, kĩ xảo có mối quan hệ
biện chứng với nhau. Có tri thức, KN, kĩ xảo trong lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để
phát triển NL trong lĩnh vực ấy. Ngược lại, có NL trong một lĩnh vực sẽ thúc đẩy việc tiếp thu
tri thức, KN, kĩ xảo tương ứng với NL ấy được nhanh chóng, hiệu quả. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về NL, kĩ năng sư phạm của giáo viên nói chung, quá trình rèn KNN của giáo viên
mầm non nói riêng. Song, việc nghiên cứu một cách hệ thống quá trình quản lý phát triển NL
theo tiếp cận KNN của giáo viên, đặc biệt là GVMG nhằm giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi hầu như còn bỏ trống. Vì vậy, tác giả chọn
đề tài quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN nhằm góp phần giải quyết vấn đề
lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVMG. Mặt khác, kết quả nghiên
cứu được áp dụng trong các trường sư phạm có đào tạo GVMG và trong các trường MN sẽ góp
phần thúc đẩy sự nghiệp GDMN hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận
KNN, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVMG đáp
ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ
năng nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Hệ thống KNN phù hợp là thành tố quyết định hình thành NL nghề của GVMG. Năng

lực nghề có những biến chuyển do yêu cầu của bối cảnh nghề nghiệp và do chính sự phát triển
của nghề nghiệp. Do đó, hệ thống KNN phải được quan tâm đặc biệt cả về mặt nội dung và
phương pháp huấn luyện KN phù hợp với sự biến chuyển đó.
Vì vậy, nếu đề xuất được hệ thống KNN phù hợp và xây dựng được một hệ thống biện
pháp quản lý tác động đồng bộ từ cấp chỉ đạo, ban hành chính sách đến các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng và các trường mầm non thì sẽ đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cho GVMG trên cơ
sở phát triển kĩ năng nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận kĩ năng
nghề


5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN
trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng GVMG
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN và tiến
hành thực nghiệm kiểm chứng một số biện pháp quản lý đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
Khi nói đến NL là nói đến kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ. Tuy nhiên, đối với GVMG
hiện nay, hệ thống KNN còn yếu và chưa phù hợp. Chính vì vậy, luận án đi sâu nghiên cứu
quản lý phát triển KNN nhằm góp phần phát triển NL cho GVMG.
6.2. Về đối tượng nghiên cứu
Phát triển NL nói chung và KNN nói riêng là một quá trình xuyên suốt từ đào tạo đến bồi
dưỡng sau đào tạo. Song, trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, tác giả chủ yếu đi sâu nghiên
cứu quản lý phát triển NL theo tiếp cận KNN cho GVMG trong quá trình đào tạo. Còn việc
quản lý bồi dưỡng GVMG sau đào tạo được nghiên cứu như một giải pháp phát triển bền
vững KNN.
6.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 11 năm 2007: Tổ chức nghiên cứu cơ sở lý luận
và cơ sở thực tiễn cho công tác quản lý phát triển NL cho GVMG theo tiếp cận KNN.

Từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008: Hoàn thành luận án và thực nghiệm kiểm
chứng một số biện pháp quản lý đã đề xuất.
6.4. Địa bàn nghiên cứu
Việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN
được tiến hành thông qua lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý và giảng viên các Trường Đại
học Hải Phòng, trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá), trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;
một số SV năm cuối hệ cao đẳng SPMN của trường Đại học Hải Phòng; các cán bộ quản lý
cấp sở GD và ĐT, phòng GD và ĐT, ban giám hiệu các trường MN và GVMG đang công tác
tại các trường MN thuộc các loại hình trường khác nhau của thành phố Hải Phòng.
Thực nghiệm kiểm chứng biện pháp 2 được tiến hành ở bộ môn tạo hình khoa GDMN
Trường Đại học Hải Phòng; tổ chức thực nghiệm kiểm chứng biện pháp 6 được thực hiện với
các GVMG của trường mầm non xã Dương Quan - huyện Thủy Nguyên, trường mầm non Thị
trấn Núi Đối và mầm non Đại Đồng - huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
- Phương pháp duy vật biện chứng - duy vật lịch sử là cơ sở lý luận chung của mọi nhận
thức khoa học;


- Những quan điểm của lý thuyết hoạt động, quan điểm hệ thống cấu trúc, quan điểm
phát triển, quan điểm thực tiễn, quan điểm khách quan là cơ sở phương pháp luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích các văn bản quản lý GDMN;
- Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá lịch sử nghiên cứu quản lý phát triển năng lực giáo
viên mẫu giáo theo tiếp cận kĩ năng nghề.
7.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3.1. Quan sát sư phạm
- Quan sát hoạt động giảng dạy của giảng viên sư phạm mầm non để đánh giá về sử dụng
các PPDH và việc rèn KNN cho SV;
- Quan sát hoạt động thực hành, thực tập của SV và quan sát hoạt động chăm sóc- giáo

dục trẻ của GVMG trong các trường MN để đánh giá mức độ hình thành KNN của SV và
GVMG.
7.3.2. Điều tra giáo dục
- Trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên trường sư phạm, ý kiến của cán bộ
quản lý Sở GD và ĐT, phòng GD và ĐT, ban giám hiệu các trường MN và GVMG về thực
trạng công tác quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN, về sự cần thiết của các
KNN cần đào tạo cho GVMG ở trình độ cao đẳng và các yêu cầu cần đạt của từng KNN, về
tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN đã được
đề xuất trong luận án;
- Trưng cầu ý kiến SV cao đẳng SPMN năm cuối về thực trạng công tác quản lý phát
triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN.
7.3.3. Tổ chức thực nghiệm kiểm chứng một số biện pháp quản lý đã được đề xuất.
7.3.4. Nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm
- Nghiên cứu các chương trình đào tạo GVMN, giáo án của giảng viên sư phạm, hồ sơ
thực tập sư phạm của SV;
- Nghiên cứu các kế hoạch của trường MN, hồ sơ thanh tra GVMG, kế hoạch chăm sóc,
nuôi dưỡng và GD trẻ của GVMG.
7.4. Nhóm phương pháp xử lí thông tin
Các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống kê:
thống kê theo tỉ lệ %, kiểm chứng độ tin cậy, kiểm chứng sự khác biệt có ý nghĩa.
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. NL bao gồm nhiều thành tố, nhưng thành tố KN là quan trọng nhất đối với GVMG trong
bối cảnh hiện nay.


8.2. KNN của GVMG được hình thành và phát triển không chỉ trong quá trình đào tạo, mà
còn được bồi dưỡng tiếp tục sau đào tạo.
8.3. Để quản lý phát triển NL cho GVMG theo tiếp cận KNN cần phải có những biện pháp
quản lý tác động đồng bộ từ cấp chỉ đạo, ban hành chính sách đến các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng và các trường mầm non.

9. Đóng góp mới của đề tài
9.1. Về mặt lí luận
- Luận án đưa ra cách tiếp cận mới đối với vấn đề quản lý phát triển năng lực cho
GVMG: cách tiếp cận kĩ năng nghề. Luận án đã đề xuất các năng lực, kĩ năng nghề của
GVMG ở trình độ Cao đẳng, phân tích nội dung quản lý phát triển NL cho GVMG theo tiếp
cận KNN.
- Trên cơ sở phân tích lý luận, phân tích thực tiễn, luận án đã xác định được cơ sở lý luận
của các biện pháp quản lý phát triển NL cho GVMG theo tiếp cận KNN nhằm góp phần vào
việc đào tạo và bồi dưỡng GVMG đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
9.2. Về mặt thực tiễn
Thông qua các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, lần đầu tiên luận án đã nghiên cứu
một cách tổng thể vấn đề quản lý phát triển NL cho GVMG trong quá trình đào tạo và bồi
dưỡng; xác định những tồn tại trong công tác này và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những yếu
kém về NL của GVMG.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 6 biện pháp quản lý phát
triển NL cho GVMG. Các biện pháp đó đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, khả thi và phù hợp
với đối tượng nhằm đào tạo, bồi dưỡng NL cho GVMG, tăng cường khả năng thực hành nghề
nghiệp cho họ, làm cơ sở cho các trường sư phạm và các trường MN, các cấp quản lý đổi mới
công tác đào tạo, bồi dưỡng GVMG đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh
đổi mới GDMN hiện nay.
10. Cấu trúc luận án
* Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN
Chương 2. Thực trạng quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN trong quá
trình đào tạo và bồi dưỡng GVMG
Chương 3. Các biện pháp quản lý phát triển năng lực GVMG theo tiếp cận KNN đáp ứng
yêu cầu đổi mới GDMN và thực nghiệm kiểm chứng một số biện pháp quản lý đã đề xuất
* Kết luận
* Khuyến nghị
* Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án

* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục


Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo (2003), “Đội ngũ nhân lực chất lượng cao ngành giáo dục - đào tạo:
vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Thông tin quản lý giáo dục (5).

2. Trịnh Thị Hà Bắc (2006), “Vì sao cần coi trọng rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt cho sinh viên
cao đẳng sư phạm mẫu giáo”, Tạp chí Khoa học giáo dục (6).

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Chương trình sư phạm đào tạo giáo viên nhà trẻ - mẫu giáo
trình độ trung học sư phạm 12 + 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2287/GD - ĐT ngày 15
tháng 8 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Mục tiêu kế hoạch đào tạo giáo viên mầm non trình độ
cao đẳng sư phạm (ban hành kèm theo Quyết định số 5801/GD – ĐT ngày 27 tháng 12
năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ – BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ Trường Mầm non (Ban hành theo Quyết định số
14/2008/ QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo).


7. Ngô Thành Can (2004), “Đào tạo phát triển năng lực làm việc cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Thông tin quản lý giáo dục (1).

8. Phạm Mai Chi (2001), “Một số quan điểm trong giáo dục trẻ em và vai trò người giáo
viên”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học giáo dục (84).

9. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Bài giảng “Cơ sở khoa học quản
lý”, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Cao Danh Chính (2008), “Một số biện pháp tổ chức luyện tập kĩ năng nghề theo
hướng cá biệt hóa”, Tạp chí Giáo dục (188).

11. Nguyễn Đức Chính (2004), Chương trình đào tạo và đánh giá chương trình đào tạo,
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Chính (2009), “Cần có cách tiếp cận hệ thống trong việc xây dựng chương trình
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên nói chung và giảng viên các trường, khoa sư phạm
nói riêng”, Tạp chí Khoa học – Đại học quốc gia Hà Nội (tập 25, số 1S).


13. Chính phủ (2005), Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010”.

14. Trần Thị Ngọc Chúc (2004), “Xác định quy trình rèn luyện kĩ năng nghề trong
đào tạo giáo viên mầm non trình độ trung học sư phạm 12 + 2”, Tạp chí Giáo dục
(104).

15. Trần Thị Ngọc Chúc (2006), Biện pháp tổ chức rèn luyện kĩ năng nghề cho giáo sinh
trung học sư phạm mầm non 12 + 2, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Chiến lược và
chương trình giáo dục, Hà Nội.


16. V.A. Cruchetxki (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, Tập 2, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Trung ương 2- Khoá VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ X, Nxb Chính trị - Hành
chính quốc gia, Hà Nội.

19. Bùi Thị Mai Đông (2005), Một số thành tố tâm lý trong năng lực dạy học của người
giáo viên tiểu học, Luận án tiến sĩ tâm lý học, Viện Chiến lược và chương trình giáo
dục, Hà Nội.

20. Hà Nguyễn Kim Giang (2003), “Nguyên lý học đi đôi với hành của Hồ Chí Minh với
việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa giáo dục mầm non - Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục (71).

21. Ph.N. Gônôbôlin (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, tập 2, Nxb
Giáo dục, Hà nội.

22. .Lê Minh Hà - Lê Thị Ánh Tuyết (2006), Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới, Nxb Giáo dục, Hà nội.

23. Trịnh Hồng Hà (2004), “Chất lượng đào tạo giáo viên - Một yếu tố quan trọng tạo nên
chất lượng giáo dục”, Tạp chí Phát triển giáo dục (10).

24. Phạm Minh Hạc (1990), “Tâm lý học năng lực - Một cơ sở lý luận của việc đào tạo
học sinh năng khiếu”, Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu học sinh, Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.


25. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Đặng Xuân Hải (2003), Lý luận dạy học nói chung và dạy học đại học nói riêng, Khoa Sư
phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội.


28. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hoạt động dạy học và năng lực sư phạm, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Vụ giáo viên, Hà Nội.

29. Bùi Hiền - Nguyễn Văn Giao - Nguyễn Hữu Quỳnh - Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển
giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), “Dạy học thông qua thực hành dạy: một phương
hướng tích cực trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm Hà
Nội (6).

31. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên: những nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

32. Hồ Lam Hồng (chủ nhiệm đề tài - 2004), Nghiên cứu phương thức bồi dưỡng và
hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Chiến lược và
chương trình giáo dục, Hà Nội.

33. Hồ Lam Hồng (2008), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và quy trình xây
dựng chuẩn”, Tạp chí Giáo dục (183).

34. Lê Văn Hồng (chủ biên ), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1990), Tâm lý học lứa tuổi và
tâm lý học sư phạm (Tài liệu dùng cho các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm),

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Lê Xuân Hồng, Lê Thị Khang, Hồ Thị Lai Châu (2000), Những kĩ năng sư phạm
mầm non, tập 1, 2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng (2003),“Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của sinh viên”, Tạp chí Giáo dục (49).

37. Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành (2005), “Đổi mới phương pháp
đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục (108).

38. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Các giải pháp đổi mới quản lý dạy học thực hành theo tiếp
cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kĩ thuật, Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục,
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

39. Lê Thị Thu Hương và các cộng sự (1997), Một số định hướng về đổi mới mục tiêu, nội
dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường mầm non đầu thế kỷ XXI, Báo
cáo kết quả nghiên cứu, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

40. Nguyễn Thị Hường (2003), “Một số vấn đề về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
khoa giáo dục mầm non trường đại học sư phạm”, Tạp chí Giáo dục (70).


41. Đặng Bá Lãm - Nguyễn Ngọc Hùng (2006), “Các giải pháp cải tiến quản lý dạy học thực
hành cho sinh viên sư phạm kĩ thuật theo tiếp cận năng lực thực hiện”, Tạp chí Khoa học
giáo dục (4).

42. Nguyễn Văn Lê (2005), “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
mầm non hiện nay”, Tạp chí Giáo dục (115).


43. Lê Thị Xuân Liên (2006.), “Một số vấn đề về năng lực sư phạm và đào tạo năng lực sư
phạm cho sinh viên”, Tạp chí Giáo dục ( 131).

44. Trần Thị Bích Liễu (2002), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực hành trong
quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho hiệu trưởng trường mầm non, Luận án tiến sĩ
khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

45. Lê Thị Mỹ Linh (2006), “Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo cách tiếp
cận dựa trên năng lực”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (113).

46. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. A.V.Petrovski (chủ biên-1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tập 2, Đỗ
Vân dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

49. Hoàng Thanh Phương (2009), “Ảnh hưởng của văn hóa đến việc đào tạo giáo viên
mầm non”, Tạp chí Giáo dục (211).

50. Đỗ Quả (2008), “Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ quản lý trường học cần bồi
dưỡng cho hiệu trưởng trường mầm non”, Tạp chí Giáo dục (184).

51. Bùi Văn Quân (2006), “Phương pháp đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các biện
pháp quản lý”, Tạp chí Giáo dục (133).

52. Nguyễn Thị Quyên (2004), “Một số vấn đề về phân cấp quản lý giáo dục mầm non
trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Phát triển giáo dục (12).

53. Nguyễn Thị Quyên (2007), “Cần có sự định hướng chung của Nhà nước đối với việc chuyển
đổi các loại hình giáo dục mầm non thực hiện Luật Giáo dục 2005”, Tạp chí Khoa học giáo
dục (6).


54. Trần Thị Thanh (2000), “Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên mầm non”, Tạp chí
Giáo dục mầm non (1).

55. Nguyễn Thị Vân Thoa (2007), “Nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo các trường mầm non
Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục (161).

56. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 161/ 2002/ QĐ- TTg ngày 15 tháng 11
năm 2002 về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non.

57. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 149/2006/ QĐ - TTg phê duyệt đề án phát triển
giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015.


58. Trần Xuân Thức (chủ biên - 2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.

59. Mạc Văn Trang (chủ nhiệm đề tài), Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý phù hợp
nghề giáo viên mầm non và phương pháp xác định sự phù hợp nghề, Viện nghiên cứu
đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

60. Trần Thị Ngọc Trâm (2008), “Vấn đề đổi mới giáo dục mầm non và yêu cầu đối với
giáo viên mầm non, sách tham khảo”, Tạp chí Giáo dục (182).

61. Trần Thị Ngọc Trâm (2009), “Thực trạng về kĩ năng nghề của giáo viên mầm non”,
Tạp chí Giáo dục (208).

62. Nguyễn Đức Trí (Chủ nhiệm đề tài -1988), Góp phần nghiên cứu về các kĩ năng lao động
chung và việc hình thành chúng trong luyện tập thực hành nghề, Báo cáo khoa học,
Viện nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.


63. Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Ngọc Hùng (2005), “Cơ sở lý luận của dạy học thực hành
theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kĩ thuật”, Tạp chí Khoa học
Giáo dục (3).

64. Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), “Quy trình dạy học tiếp cận
chuẩn quốc tế”, Tài liệu tập huấn kĩ năng nghề nghiệp cho giảng viên.

65. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – Vụ Giáo dục mầm non (2005), Kỷ yếu hội thảo “
Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành giáo dục mầm non”.

66. Nguyễn Ánh Tuyết (2001), “Từ tích hợp trong chương trình nuôi dạy trẻ đến tích hợp
trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non”, Tạp chí Giáo dục (1).

67. Nguyễn Ánh Tuyết (2004), Giáo dục mầm non:những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.

68. Đinh Văn Vang (2002), Kĩ năng dạy học bằng trò chơi của giáo viên mẫu giáo, Luận án
tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà nội.

69. Đinh Văn Vang (1994), Một số vấn đề quản lý trường mầm non, Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

70. Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn (1990), Người thầy giáo theo yêu cầu của sự
nghiệp phát triển giáo dục, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 1 chủ trì.
II. Tiếng Anh

71. Association for the advancement of computing in education (aace)(2002).,“Early childhood
teacher candidates evaluate computer softwares for young children”, Information technology

in childhood education annual

72. Bellevue community college (2006), Bellevue, Washington, “Lead early childhood
teacher skill”, Skill standards for early childhood education professions.


73. Bellevue community college, Bellevue, Washington, “Family child care provider
skills”, Skill standards for early childhood education professions

74. Bellevue community college, Bellevue, Washington, “Infant and toddler specialist
skills”, Skill standards for early childhood education professions

75. Tom Bisschoff, Bennie Grobler (1998), “The managment of teacher compentence”, Professional
Development in Education, 24:2, 191 – 211, Publisher Routledge.
III. Tài liệu từ Internet
1. Tiếng Anh

76. Association for childhood education international (acei), prepation of early childhood
education teacher, />
77. North dakota (2006), Teacher education program approval standards, early childhood teacher
education standards, www.nd.gov/espb/progapproval/docs/50037.pdf.

78. Mexico Public Education Department, “Description of Teacher Competencies”,
and www.teachnm.org.
2. Tiếng Nga

79. Н А Аминов, Модельные

характеристики


спосностей и одаренности учителя

/>
80. А.А.Бодалев, А.М.Матюшкин (отв.ред.) и др., “Проблемы способностей в советской
психологии”, Сборник научных трудов, М. Издательство Академии педагогических
наук, http:// childpsy.ru/ lib/ books/ id/ 8449.php.

81. Тема 13. Педагогические способности

и стиль педагогической деятелноси,

/>
82. Творческие способности , pedagog.home.nov.ru/tvorc.htm.
83. Учитель детского сада , id=13093.
84. Н.А.Янковская, О психодиагностике педагогических способностей учителей начальной
школы, http:// www.ecsocman.edu.ru/ direktor/ msg/175007.html .



×