Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đề cương giải chi tiết Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.48 KB, 19 trang )

ÔN TẬP LÍ LUẬN DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1 Ở TIỂU HỌC 2020 - 2021
Câu 1: Phân tích một ví dụ để làm sáng tỏ các khái niệm: Phương pháp, biện pháp, thủ pháp.
 Phương pháp dạy học: Là cách thức giáo viên dùng để tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện
nhiệm vụ học tập giúp học sinh tiếp nhận kiến thức mơn học, hình thành cho học sinh những kĩ
năng, kĩ xảo và năng lực cần thiết. Đặc biệt trong môn Tiếng việt, việc lựa chọn và kết hợp các
phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng.
VD: Trong phân môn học vần, giáo viên giúp học sinh nhận biết và viết đúng con chữ bằng
cách hướng dẫn học sinh viết theo chữ mẫu trên bảng hoặc trong vở tập viết. Đây gọi là phương
pháp luyện tập theo mẫu. Trong dạy học Tiếng Việt, giáo viên dùng kết hợp nhiều phương pháp
dạy học giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực.


Biện pháp dạy học: Là cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề hay tình huống cụ thể trong
dạy học.
VD: Để rèn kĩ năng nói trước đám đơng của trẻ, giáo viên cần có biện pháp “tạo tình huống”
chẳng hạn xây dựng nên câu chuyện có nút thắt để trẻ giải quyết nó theo nhóm rồi trình bài
trước lớp. Hoặc cho những bức tranh chưa được sắp xếp hợp lý để trẻ sắp xếp lại rồi kể về câu
chuyện/ nội dung trong tranh. Từ đó phát triển tư duy ngơn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ.



Thủ pháp dạy học: Là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó thuộc một phương pháp
nhất định hay nói khác đi, thủ pháp chính là thao tác bộ phận của một phương pháp. Tuy nhiên
thủ pháp có mang yếu tố nghệ thuật.
VD: Khi dạy vần “oe” hay vần “oa” cho trẻ, giáo viên có thể so sánh đối chiếu với những vần
khác để trẻ dễ dàng phân biệt và khắc sâu bài học hơn, chẳng hạn so sánh đối chiếu vần “eo”
với vần “oe” vừa học, chức đều có 2 âm “e” và “o” tuy nhiên vị trí khác nhau nên nó là 2 vần có
cách đọc khác nhau và ghép với một phụ âm khác sẽ ra nghĩa khác nhau.

Câu 2: Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu dạy học. Xác định mục tiêu của 1 bài học?


Mục tiêu dạy học định hướng cho các hoạt động dạy học, là cơ sở để lựa chọn nội dung giảng
dạy, phương pháp giảng dạy và đánh giá hiệu quả, giá trị của một bài giảng.

Mục tiêu dạy học định hướng cho việc làm tài liệu học tập. Giúp học sinh tiếp thu tốt, có hiệu
quả.

Mục tiêu dạy học là cái đích mà người dạy và người học cần hướng tới. Không có bài giảng
nào hiệu quả mà thiếu mục tiêu dạy học. Một bài học không xác định mục tiêu dạy học giống
như một chuyến đi mà khơng xác định đích đến.

Mục tiêu dạy học sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

Mục tiêu là cơ sở để viết được các câu hỏi kiểm tra, đánh giá tốt nhất, đúng với trình độ, tri
thức của học sinh.

Học sinh nắm được mục tiêu mà giáo viên đề ra sẽ tự đánh giá được trình độ bản thân, từ đó
lựa chọn cách học phù hợp.








Mục tiêu của 1 bài học:
* VD bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1.
Năng lực:
Đọc thành tiếng:
 Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

 Đọc trơi chảy được tồn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng.
 Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
Đọc - Hiểu
 Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, ăn hiếp, mai phục
 Hiểu nội dung câu chuyện
Phẩm chất:





Giáo dục cho học sinh biết giúp đỡ những người bạn yếu.
Hình thành thái độ yêu thương, quan tâm….

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung – PPDH.
 Mục tiêu chi phối nội dung:
 Mục tiêu định hướng cho nội dung kiến thức: Mục tiêu giáo dục sẽ cụ thể hóa định
hướng cho việc bồi dưỡng kiến thức khoa học, kĩ năng, các phẩm chất đạo đức, những
khả năng trí tuệ cần được rèn luyện,…
 Đây chính là sự định hướng cho các nội dung kiến thức đưa vào chương trình học, tức là
lựa chọn và sắp xếp các mơn học trong chương trình. Mục tiêu hướng dẫn lựa chọn nội
dung môn học: mọi nội dung kiến thức phải được lựa chọn theo mục tiêu giáo dục. Chính
các mục tiêu này sẽ quyết định việc lựa chọn các nội dung kiến thức của môn học, chủ đề
hoặc từng bài học.
 Nội dung tác động lại mục tiêu:
 Nội dung kiến thức trong bất kì lĩnh vực nào cũng vơ cùng phong phú và khơng có giới
hạn. Vì vậy, trong một hồn cảnh cụ thể nào đó, một phạm vi kiến thức chưa được khai
thác lại thể hiện rõ tác động tích cực của nó đối với con người, và do đó sẽ trở thành một
nguồn để mở rộng mục tiêu, hoặc xác định một mục tiêu giáo dục mới.
 Mục tiêu chi phối phương pháp:

 Trong quá trình dạy học, mục tiêu định hướng cho loại hình tổ chức dạy học: mục tiêu
chỉ có thể được thực hiện thông qua nội dung cùng với phương pháp. Do đó, cả nội dung
lẫn phương pháp đều được coi là các phương tiện để thực hiện mục tiêu. Vì vậy, mục tiêu
giáo dục sẽ định hướng các yếu tố được coi là phương tiện của mình bằng triết lí mà nó
đã tn theo các loại hình tổ chức dạy học. Mục tiêu hướng dẫn lựa chọn PPDH: Theo sự
hướng dẫn của mục tiêu, người dạy sẽ phải lựa chọn yếu tố nào cần được ưu tiên giữa nội
dung và phương pháp hoặc sáng tạo trong việc kết hợp phương pháp và nội dung.
 Phương pháp tác động lại mục tiêu:
 Phương pháp có thể chuyển thành mục tiêu: sự chi phối của phương pháp đối với mục
tiêu, đến một mức độ nào đó sẽ dẫn tới viêc chuyển phương pháp thành mục tiêu giáo
dục. Chẳng hạn, sự phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù
cần được thể hiện trong mục tiêu giáo dục. Mà phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng
lực chung và năng lực đặc thù chính là một loại hình tổ chức dạy học, thuộc về yếu tố
phương pháp.
 Nội dung chi phối phương pháp:
 Nội dung sẽ là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy học. Vì vậy, đối với nội dung đã được
xác định cần phải có những phương pháp dạy học thích hợp để có thể truyền tải được nội
dung đó cho người học.
 Phương pháp chi phối nội dung:
 Phương pháp dạy học được áp dụng sẽ địi hỏi liệu nội dung đó có phù hợp với phương
pháp đó hay chưa? Khơng chỉ lựa chọn nội dung thích hợp, phương pháp cịn địi hỏi
việc tổ chức lại nội dung kiến thức cho phù hợp với nó.
Câu 4: Vai trị của bộ mơn LLDHTV trong trường SP
Bộ môn LLDH TV trong trường SP làm cho SV thấy được vị trí, vai trị của tiếng Việt trong
trường TH và trong cuộc sống của HS, từ đó nâng cao trách nhiệm và tình cảm nghề nghiệp; những
phẩm chất đạo đức, những thói quen cần thiết của người thầy giáo, rèn những kĩ năng, kĩ xảo để học
tốt các bộ môn khác trong trường sư phạm.
Câu 5: Những căn cứ xây dựng chương trình Tiếng Việt tiểu học.
Căn cứ xây dựng chương trình Tiếng Việt tiểu học dựa trên cơ sở thực tiễn:
1. Mục tiêu





Mục tiêu đào tạo (chung): CTGDPT tổng thể 2018.
Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,
trung thực, trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
 Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng
lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Mục tiêu môn học (riêng): CTGDPT mơn Ngữ Văn.
 Góp phần giúp HS phát triển những phẩm chất cao đẹp đã nêu ở mục tiêu chung và giúp
HS bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ
năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản.
 Phát triển năng lực văn học qua việc rèn luyện cách đọc các văn bản văn học ở một số thể
loại tiêu biểu.
 Cuối bậc tiểu học nhận biết được vẻ đẹp của ngơn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu
và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người.
Các thành tựu khoa học liên quan
Có 2 thành tựu lớn:
 Tâm lý học và Tâm lý ngữ học
 Việt ngữ học
Điều kiện dạy học ở tiểu học hiện nay trên cả nước
Nhân lực
 Đội ngũ giáo viên
 Đội ngũ quản lí
 Các tổ chức liên quan
 Phụ huynh, học sinh
 ...
Vật lực
 Cơ sở vật chất (lớp học, bàn, ghế, bảng tương tác…)





2.


3.




Trong các căn cứ xây dựng chương trình thì “Mục tiêu” là quan trọng nhất vì:
 Để xây dựng và thực hiện chương trình một cách hiệu quả.
 Dựa vào mục tiêu chung của môn Ngữ Văn để xây dựng mục tiêu môn Tiếng Việt phù
hợp với học sinh tiểu học.
 Từ đó, xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh tiểu học.
 Căn cứ xây dựng chương trình là câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao cần phải thay đổi
chương trình?”
Câu 6: Sách giáo khoa có điểm khác - giống với tài liệu dạy học? Ví dụ minh họa.
 Giống:
+ Đều cung cấp kiến thức đến cho người học.
+ Là tư liệu để người học- người dạy có thể tham khảo.
+ Bắt buộc phải có trong khi học hoặc dạy học.
+ Tính chất của sgk / TLDH phải bám sát chương trình đào tạo, đảm bảo tính hệ thống,
tính chính xác về nội dung của mơn học
VD:
Sách giáo khoa mơn Tốn: cung cấp kiến thức Tốn
Tư liệu dạy học/ giáo án mơn Tốn: cung cấp kiến thức Toán
 Khác:

Sách giáo khoa

Tài liệu dạy học

- Bị hạn chế sử dụng ( mỗi nơi chỉ dùng 1 - Có đa dạng, có thể kết hợp nhiều tài
bộ sách)
liệu với nhau.


- Có kiến thức nền, cơ bản
- Có chi tiết các kiến thức, kiến thức
- Nhiều lí thuyết để học nhưng không thực sâu.
hành ứng dụng LT nhiều vào thực tiễn.
- Ít lí thuyết, chú trọng việc thực hành
ứng dụng các lí thuyết đã học vào thực
tiễn.
VD: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1: Dạy chữ a , o,... thì sách chỉ cung cấp các chữ, hình
ảnh ở mức độ cơ bản.
Tư liệu dạy học (giáo án) môn Tiếng Việt lớp 1 cung cấp ở mức độ kĩ hơn: Trong bài
dạy chữ a, o,..., tài liệu sẽ có những kiến thức chi tiết sâu như là cách viết chữ, cách đọc,... và
giúp người học biết phân biệt với các chữ khác, có thể ứng dụng vào thực tiễn để tìm các từ
có các chữ đã học.
Câu 7: Ưu/ nhược của việc 1 CT nhiều bộ SGK và CT 1 bộ SGK?

Ưu
điểm

CT 1 bộ SGK

CT nhiều bộ SGK


- SGK cung cấp một cơ cấu và kế
hoạch rõ ràng: Chương trình học cụ
thể, chi tiết hoạch định một cách hệ
thống và nội dùng ngôn ngữ được lựa
chọn một cách cân đối và thận trọng.
Bài học và bài tập được trang bị sẵn
giúp giáo viên tiết kiệm thời gian vì
khơng phải soạn bài cho riêng mình.
- Tiết kiệm: SGK cung cấp tài liệu
học tập rẻ nhất cho người học.
- Tiện lợi: Kết cấu chặt chẽ và được
sắp xếp trật tự. Nó nhỏ nhẹ dễ mang
đi xa và sử dụng SGK sẽ không bị
phụ thuộc vào các phương tiện thiết bị
điện hay điện tử.
- Tự học: người học có thể sử dụng
SGK để học tài liệu mới, ôn tập và tự
kiểm tra mức độ tiến bộ của việc học.

- Làm cho tri thức trang bị cho học
sinh hết sức phong phú, kích thích trí
tưởng tượng, say mê hứng thú học tập
của học sinh.
- Làm cho học sinh tự nhận ra nhận
thức của con người là khơng có giới
hạn. Kích thích trí sáng tạo, tìm tịi
phát hiện, kích thích khả năng phân
tích, phán đốn, lựa chọn, kích thích
phát triển năng lực vốn có phù hợp ở

trẻ.
- Việc có nhiều bộ sách giúp nhà
trường có nhiều phương án lựa chọn
thực hiện chương trình phù hợp với
điều kiện thực tế của cơ sở, phù hợp
với đặc điểm đối tượng học sinh vùng
miền
- Mỗi sách giáo khoa có một cách
tiếp cận riêng thì việc có nhiều sách
giáo khoa giúp giáo viên, các nhà
trường thuận lợi hơn trong việc xây
dựng kế hoạch dạy học sát với đối
tượng, phù hợp với điều kiện hiện có,
từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác dạy
học.
- Mỗi sách giáo khoa có một cách
tiếp cận khác nhau, nên việc học sinh
ở các nhà trường được học sách giáo
khoa khác nhau, sẽ giúp các em có đa
dạng cách tư duy hơn. Việc dạy và
học của giáo viên, học sinh cũng
được chủ động, sáng tạo, nhằm đáp
ứng mục tiêu đầu ra là hình thành và
phát triển năng lực, phẩm chất cho


người học.
- Giáo viên được sáng tạo dựa theo
nội dung dạy học, đảm bảo truyền tải
đủ nội dung, kiến thức cho học sinh.

- Có nhiều sự lựa chọn để chọn ra bộ
nào phù hợp nhất với trường mình.
Hoặc có thể lấy ngữ liệu hay của các
bộ sách khác mà bộ sách ban đầu
mình chọn khơng có.
Nhược - Khơng tồn diện: mỗi lớp học, mỗi
điểm
người học có nhu cầu học tập riêng
mình. Vì vậy, khơng một SGK nào có
thể đáp ứng những nhu cầu này một
cách thỏa đáng. Khơng thích hợp và
thiếu hấp dẫn
Hạn chế: cản trở sự mạnh dạn và sáng
tạo của giáo viên dẫn đến sự nhàm
chán và mai một dần động cơ của
người học.
- Sự đồng nhất và đơn điệu: các SGK
có những thể thức và phương hướng
dạy học của riêng mình. Các sách này
khó đáp ứng nhiều loại khả năng và
trình độ kiến thức khác nhau cúng
như khó khuyến khích những phong
cách hay phương pháp học tập khác
nhau đang tồn tại trong một lớp học
cụ thể nào đó.

- Hiện nay, nhiều trường cịn gặp khó
khăn trong tìm hiểu, đánh giá SGK.
- Các bộ sách đều do nhà xuất bản
cung cấp miễn phí nhưng có trường

nhận đủ, có trường còn thiếu. Số
lượng sách cũng hạn chế, mỗi trường
chỉ có một bộ nên giáo viên phải ln
phiên nhau tìm hiểu. Sách cung cấp
muộn, thời gian tiếp cận ngắn, ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng nghiên
cứu, đánh giá đối với từng bộ sách.
- Các nhà xuất bản mới cung cấp sách
mẫu cịn chưa cơng bố giá tiền mỗi
cuốn nên các trường băn khoăn
không biết giá thế nào để phù hợp với
điều kiện kinh tế của gia đình học
sinh.
- Chi phí sản xuất sách cao, tốn kém
kinh tế nhà nước.
- Nhiều sự cạnh tranh giữa các bộ
sách giáo khoa. Khó khăn trong việc
lựa chọn bộ SGK nào để dạy.
- Mỗi bộ đều có thứ tự chủ đề riêng.
Thiếu sự thống nhất giữa các bộ
sách.

Câu 8: Mục tiêu/ Nội dung của chương trình mơn Tiếng Việt trong chương trình mơn Ngữ
Văn 2018.
Mục tiêu của chương trình TV:
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể:
+ Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương, cái đẹp, cái thiện.
+ Có hứng thú học tập, ham thích lao động.
+ Thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống.
+ Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và mơi trường xung quanh.

- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các
kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản:
+ Đọc đúng, trôi chảy văn bản.
+ Hiểu được nội dung, thơng tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngồi văn bản.
+ Viết đúng chính tả, ngữ pháp.
+ Viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả).


+ Phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
- Phát triển năng lực văn học:
+ Phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện.
+ Có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới
xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
Nội dung của chương trình TV
- Kiến thức tiếng việt:
+ Một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến
thể ngôn ngữ (ngơn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu).
+ Có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngơn ngữ có liên quan và vận
dụng trong giao tiếp.
- Văn học:
+ Một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ, văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu; nhân vật
trong văn bản văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ ngữ, vần thơ, nhịp thơ, hình ảnh, lời
nhân vật, đối thoại.
- Nội dung cụ thể:
LỚP 1
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT:
1.1. Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh.
1.2. Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh.
1.3. Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng.
2. Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi.

3. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu.
4.1. Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường .
4.2. Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi,
xin phép.
5. Thơng tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Câu chuyện, bài thơ.
2. Nhân vật trong truyện.
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
- Cổ tích, ngụ ngơn, truyện ngắn, truyện tranh, đoạn văn miêu tả.
- Đoạn thơ, bài thơ (gồm cả đồng dao).
Độ dài của văn bản: truyện và đoạn văn miêu tả khoảng 90 – 130 chữ, thơ khoảng 50 – 70 chữ.
1.2. Văn bản thông tin: giới thiệu những sự vật, sự việc gần gũi với HS.
Độ dài của văn bản: khoảng 90 chữ.
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý.
3. Các từ có ý nghĩa tích cực, phù hợp với HS lớp 1.
LỚP 2
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Bảng chữ cái tiếng Việt, sự khác nhau giữa tên chữ cái (a, bê, xê,...) và âm (a, bờ, cờ,...)
2. Vốn từ theo chủ điểm.
3.1. Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất.
3.2. Cơng dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than:đánh dấu kết thúc câu; dấu phẩy: tách
các bộ phận đồng chức trong câu.
4.1. Hội thoại: lắng nghe, nói theo lượt lời.
4.2. Đoạn văn
- Đoạn văn kể lại một sự việc.
- Đoạn văn miêu tả ngắn, đơn giản theo gợi ý.



- Đoạn văn nói về tình cảm của mình với những người thân yêu.
- Đoạn văn giới thiệu loài vật, đồ vật; văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động, bưu thiếp, danh
sách, mục lục sách, thời khoá biểu, thời gian biểu.
5. Thơng tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Đề tài (viết, kể về điều gì).
2. Hình dáng, điệu bộ, lời thoại của nhân vật.
3. Tình cảm, thái độ giữa các nhân vật.
4. Vần trong thơ.
NGỮ LIỆU
1.1 Văn bản văn học
 Cổ tích, ngụ ngơn, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả.
 Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè
Độ dài của văn bản: truyện khoảng 180 - 200 chữ, bài văn miêu tả khoảng 150 - 180 chữ,
thơ khoảng 70 - 90 chữ.
1.2 Văn bản thơng tin
 Giới thiệu về lồi vật, đồ dùng, văn bản hướng dẫn
 Danh sách học sinh; mục lục sách; thời khóa biểu; thời gian biểu
Độ dài văn bản: khoảng 110 - 140 chữ.
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý
LỚP 3
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT ‘
1. Cách viết nhan đề văn bản.
2.1 Vốn từ theo chủ điểm.
2.2 Từ có nghĩa giống nhau và từ có nghĩa trái ngược nhau.
3.1 Từ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất.
3.2 Sơ giản về câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm.
3.3 Công dụng của dấu gạch ngang; dấu ngoặc kép; dấu hai chấm.
4.1 Biện pháp tu từ so sánh.
4.2 Sơ giản về đoạn văn và văn bản có nhiều đoạn.

4.4 Sơ giản về lượt lời thể hiện qua làm việc nhóm.
4.5 Kiểu văn bản và thể loại (kể lại câu chuyện, miêu tả đồ vật, chia sẻ cảm xúc, tình cảm; lí do vì
sao thích nhân vật, giới thiệu đồ vật)
5. Thơng tin bằng hình ảnh, số liệu.
KIẾN THỨC VĂN HỌC:
1. Bài học rút ra từ văn bản.
2. Địa điểm và thời gian.
3. Suy nghĩ và hành động của nhân vật.
NGỮ LIỆU
1.1 Văn bản văn học.
 Cổ tích, ngụ ngơn, truyện ngắn, đoạn (bài) miêu tả.
 Bài thơ, đồng dao, ca dao, vè.
Độ dài của văn bản: truyện 200-250 chữ, bài văn miêu tả khoảng 180-200 chữ, thơ khoảng 80-100
chữ.
1.2 Văn bản thông tin
 Văn bản giới thiệu một đồ vật, văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2-3 sự vật.
 Thông báo ngắn, tờ khai sinh in sẵn độ dài của văn bản: khoảng 120-150 chữ.
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý.
LỚP 4


KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1.
Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức.
2.1 Vốn từ theo chủ điểm.
2.2 Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển.
2.3 Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu.
2.4 Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng.
2.5 Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa.
3.1 Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng.

3.2 Danh từ chung và danh từ riêng: đặc điểm, chức năng.
3.3 Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng.
3.4 Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức năng.
3.5 Công dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
4.1 Biện pháp tu từ nhân hóa.
4.2 Câu chủ đề của đoạn văn.
4.3 Cấu trúc 3 phần của văn bản.
4.4 Kiểu văn bản và thể loại:
 Bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh
minh họa.
 Bài văn miêu tả: cây cối, đồ vật.
 Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một sự việc, nêu lí do.
 Văn bản hướng dẫn các bước thực hiện một công việc; giấy mời, đơn, thư, báo cáo cơng
việc.
5. Thơng tin bằng hình ảnh, số liệu.
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1.
Chủ đề.
2.
Đặc điểm nhân vật.
3.
Hình ảnh trong thơ.
4.
Lời thoại trong kịch bản văn học.
NGỮ LIỆU
1.1 Văn bản văn học
 Truyện cổ, truyện ngắn, đoạn (bài) văn miêu tả.
 Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ.
 Kịch bản văn học.
Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280-330 chữ, bài văn miêu tả khoảng 200-250 chữ, thơ

khoảng 100-200 chữ.
1.2. Văn bản thông tin
 Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản
phẩm.
 Giấy mời.
 Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học).
 Báo cáo công việc
Độ dài của văn bản: khoảng 150 - 180 chữ.
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý.
LỚP 5
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1.1. Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngồi.
1.2. Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
2.1. Vốn từ theo chủ điểm.
2.2. Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác.
2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng.


2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác nghĩa”.
2.5. Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng.
2.6. Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.
3.1. Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng.
3.2. Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng.
3.3. Công dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối.
4.1. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ: đặc điểm và tác dụng.
4.2. Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp. liên kết câu và các từ ngữ liên kết:
đặc điểm và tác dụng.
4.3. Kiểu văn bản và thể loại
 Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể.
 Bài văn tả người, phong cảnh.

 Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.
 Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hơi.
 Bài văn giải thích về một hiện tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo cơng
việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu, văn bản quảng cáo.
5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ).
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1.
Chủ đề.
2.
Kết thúc câu chuyện.
3.
Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng.
4.
Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện, hình ảnh trong thơ.
5.
Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại.
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
 Truyện dân gian, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng, đoạn (bài) văn miêu tả.
 Bài thơ, đoạn thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ.
 Kịch bản văn học
Độ dài văn bản: truyện và kịch bản khoảng 300 - 350 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ,
thơ khoảng 110 - 130 chữ.
1.2. Văn bản thông tin
 Văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên.
 Văn bản giới thiệu sách, phim.
 Chương trình hoạt động, quảng cáo.
Độ dài của văn bản: khoảng 230 chữ.
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý.
Câu 9: Phân tích một số ví dụ về GTSP trong DHTV ở TH để làm rõ những đặc thù của

DHTV ở TH
 Giải pháp sư phạm trong việc dạy “từ”, cụ thể là dạy “từ láy”:
 Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (cả âm đầu và vần) giống nhau lại tạo
thành từ có nghĩa.
 Trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, chấp nhận gọi nhóm từ: ba ba, chuồn chuồn, cào cào,
châu chấu, chôm chôm, thuồng luồng, núc nác, quốc quốc, gia gia, chà là, chích chịe...là từ
láy.
 Bản chất thực sự nhóm từ này là các từ láy giả, tức là có hình thức giống như từ láy nhưng
khơng phải từ láy đích thực. Tuy nhiên, nếu dạy từ láy giả với cách giải thích như thế sẽ gây
khó khăn cho HSTH, các em khó có thể hiểu và phân biệt được. Đặc thù của DHTV ở TH là
chuẩn xác về mặt ngôn ngữ và dạy cho HS dễ hiểu, dễ ghi nhận.


→ Chính vì vậy trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, GV chấp nhận gọi nhóm từ này là từ láy để
học sinh dễ hiểu hơn.
Câu 10: Phân tích cơ sở phương pháp luận của dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
1. Ngơn ngữ có chức năng quan trọng nhất là làm phương tiện giao tiếp của lồi người

“Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của lồi người” (Lê-nin)
Kết luận:

Việc nghiên cứu ngơn ngữ trong nhà trường phải nghiên cứu trong sự hành chức (chức
năng giao tiếp) của ngôn ngữ. Chẳng hạn, giáo viên phải đặt từ trong hoàn cảnh giao
tiếp khi dạy học từ mới.

Mục đích cơ bản, hàng đầu của việc dạy học tiếng Việt là hình thành và rèn luyện cho
học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. HS sử dụng được tiếng Việt làm
phương tiện giao tiếp, cả lời nói và chữ viết.

Học sinh phải ý thức được vai trị xã hội của ngơn ngữ. Vì ngơn ngữ là phương tiện

giao tiếp với xã hội nên HS cần ý thức được bản thân phải viết chữ viết đẹp; nói, đọc to,
rõ, rành mạch, diễn cảm..
2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
“ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác).
Kết luận:
 Kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ phải được xem xét là những yếu tố của sự tư duy. HS phát
triển tư duy thông qua q trình chiếm lĩnh ngơn ngữ
 Phải đảm bảo mối liên hệ giữa lời nói và tư duy; thường xuyên luyện tập cho HS khả
năng diễn đạt tư duy bằng nhiều hình thức ngơn ngữ. Chẳng hạn, khi HS phát biểu ý
kiến bằng lời, đó chính tư duy, vì trước khi nói HS cần suy nghĩ. HS có thể diễn đạt tư
duy bằng các hình thức: lời nói, chữ viết, vẽ tranh, làm thơ…
 Dạy học tiếng Việt không dựa vào sự phát triển tương hỗ giữa lời nói và tư duy thì đó là
phương pháp sai lầm về phương diện triết học. Nếu khơng có sự tác động qua lại giữa
lời nói và tư duy thì kiến thức mà HS đạt được sẽ khơng hiệu quả. HS có thể nói được
nhưng lời nói khơng có nghĩa, khơng hay. Ví dụ như: “Con heo của em biết bơi”.
3. Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhận thức
“Con đường nhận thức đi qua hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính: từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.”
Kết luận:
 Trong dạy học Tiếng Việt cần đề ra nguyên tắc trực quan. GV phải chú ý đến những đặc
điểm tiếng mẹ đẻ của HS, những hiện tượng ngơn ngữ cảm tính của trẻ, phải quan sát
những hiện tượng, lời nói của trẻ trong thực tiễn giao tiếp nói năng. Khi dạy học các lớp
nhỏ, cần sử dụng các dụng cụ, phương tiện dạy học trực quan sinh động, dạy tiếng phải
dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của HS (thực tiễn -> trừu tượng).
 Mục đích cuối cùng của dạy học tiếng Việt là hình thành và rèn luyện các kỹ năng sử
dụng tiếng Việt trong giao tiếp cho các em. HS có thể sử dụng kiến thức tiếng Việt của
mình (trừu tượng) để biểu đạt suy nghĩ khi giao tiếp (thực tiễn).
 Kết quả của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường chính là việc sử dụng tiếng Việt
của HS trong giao tiếp. Học sinh có thể sử dụng mẫu lời nói và các quy tắc ngơn ngữ
một cách có ý thức, chẳng hạn như khi nói chuyện phải có chủ ngữ, vị ngữ.

Câu 11: Xác định mục tiêu, cơ sở ngôn ngữ của 1 bài tập dạy học Tiếng Việt ở TH?
SGK TIẾNG VIỆT 3 – TẬP 1: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quê hương
1. Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm: cây đa, gắn bó, dịng sơng, con đị, nhớ thương, u
q, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.


Nhóm

Từ ngữ
1. Chỉ sự vật ở quê : M: cây đa
hương
2. Chỉ tình cảm đối với M: gắn bó
q hương
1. Mục tiêu:
 Hs mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Quê hương.
 Hs hiểu được đúng nghĩa của những từ thuộc chủ điểm Quê hương và sắp xếp được vào

nhóm thích hợp ở Bài tập 1.
2. Cơ sở ngơn ngữ học:
 Từ những định nghĩa của các từ ngữ để sắp xếp các từ được cho là thuộc một trường từ vựng
mà định nghĩa đưa ra.
 Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung. Cây đa, dịng sơng,
con đị, mái đình, ngọn núi, phố phường thuộc trường từ vựng sự vật ở quê hương. Gắn bó,
nhớ thương, yêu quý, yêu thương, bùi ngùi, tự hào thuộc trường từ vựng tình cảm đối với
quê hương.
 Với các dữ kiện của bài, GV hướng dẫn HS giải nghĩa những từ ngữ chưa biết, từ nghĩa của
các từ ngữ đó sắp xếp thành hai nhóm theo yêu cầu đề bài.
3. Dữ kiện của bài:
 Các từ ngữ cho sẵn: cây đa, gắn bó, dịng sơng, con đị, nhớ thương, u q, mái đình,
thương u, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.

 Hai nhóm cho sẵn: Chỉ sự vật ở quê hương và chỉ tình cảm đối với quê hương.
Câu 12: Yêu cầu của phương pháp phân tích ngơn ngữ.
 Phân tích đối tượng ngôn ngữ phải đảm bảo phản ánh đúng bản chất của đối tượng cần tìm
hiểu. Khơng thể phân tích một cách áp đặt, máy móc; phân tích miễn cưỡng sẽ dẫn tới việc
nhận thức đối tượng sai lệch, méo mó.
VD: Nếu lạm dụng việc phân tích ngữ nghĩa trong giờ dạy Tập đọc thì GV đã khơng tổ chức,
hướng dẫn HS tìm hiểu dùng bản chất của đối tượng cần tìm hiểu. Theo đó, giờ Tập đọc đã biến
thành một giờ giảng văn cấp trung học. Bởi vì, mục liệu cơ bản của việc DH Tập đọc ở tiểu học là
nên cho HS kĩ năng đọc thành tiếng. Nhiệm vụ tìm hiểu bài đọc chỉ là mục tiêu cơ sở. Muốn thực
hiện tốt yêu cầu phản ánh đúng đắn đối tượng cần tìm hiểu, GV phải nắm vững mục tiêu cơ bản của
từng phân mơn.
 Phân tích đối tượng ngơn ngữ phải đảm bảo phân tích theo một cơ sở nhất qn. Bảo đảm
tính hệ thống trong q trình phân tích.
 Phân tích đối tượng ngơn ngữ phải đảm bảo tính cấp bậc, khơng nhảy vọt, khơng cách qng
VD: Để phân loại từ theo cấu tạo, GV tổ chức, hướng dẫn HS phân từ thành 2 loại: từ đơn, từ
phức. Từ phức được phân thành 2 loại: từ láy và từ ghép. Từ láy được phân làm 2 loại: từ láy toàn
bộ và từ láy bộ phận. Từ láy bộ phận được phân làm 2 loại: từ láy âm và từ láy vần. Từ ghép, nếu
dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị, từ ghép được phân thành 2 loại: từ ghép đẳng lập và từ
ghép chính phụ. Còn nếu dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các hình vị lại có thể phân thành từ ghép
tổng hợp và từ ghép phân loại. Cách phân tích như thế đảm bảo tính cấp bậc, khơng nhảy vọt, khơng
cách qng. Nếu ngay từ đầu, chúng ta phân chia từ thành 3 loại: từ đơn, từ ghép, từ láy thì đã nhảy
vọt, cách quãng trong khi phân tích, vi phạm yêu cầu của phương pháp phân tích ngơn ngữ. Cịn nếu
chia từ ghép ra 2 loại: từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa thì vi phạm yêu cầu đảm bảo phân
tích theo một cơ sở nhất quán
Câu 13: Những ưu điểm và nhược điểm trong phương pháp luyện theo mẫu?


Ưu điểm

Nhược điểm


- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc vấn đề
có trình tự, từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng đến hoạt động thực tiễn.
- Giúp học sinh hình thành và phát triển
ngơn ngữ dễ dàng ngay trong hoạt động
giao tiếp với người khác.
- Làm cho bài học cụ thể, chi tiết hơn.
- Phát triển khả năng quan sát trước khi
làm.
- Khi GV dùng lời nói thì giúp HS phát
triển khả năng nghe- hiểu.
- Tăng khả năng ghi nhớ.
- Định hướng cách làm đúng cho HS.
- Tạo tiền đề cho những HS tiếp tục sáng
tạo.
- Thể hiện năng lực của GV.
- Phương pháp này dễ kết hợp với các
phương pháp khác, làm cho tiết học đa
dạng, sinh động, HS mau hiểu bài.
vd:
+ GV đọc mẫu vần “oi” thì HS dựa theo
mẫu đó qua cách GV phát âm để phát âm
vần “oi” cho đúng.
+ Khi GV viết mẫu thì HS ở bên dưới
quan sát và thực hiện viết đúng độ cao, ô
li của chữ qua cách GV viết.
Qua đó, có sự kết hợp giữa đọc, nghe và
viết thì HS dễ nhớ được vần (mặt chữ),
phát âm được khi nhận diện được vần.


- Khó khăn chủ yếu:
 vấn đề tạo mẫu

q trình phân tích mẫu.
- Mẫu phải đảm bảo tính tư tưởng, chứa
đựng nhiều nội dung lý thuyết cần giảng,
đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp với
tâm lý học sinh.
- Học sinh phải phát hiện ra những thuộc
tính của mẫu và mối liên hệ qua lại giữa
các thuộc tính, hiểu cơ chế tạo mẫu và có
khả năng vận dụng mẫu vào thực tiễn
giao tiếp.
- Nếu bắt chước, rập khn, máy móc
làm hạn chế khả năng sáng tạo của HS.
- Nếu GV khơng theo dõi q trình thực
hiện theo mẫu để hướng dẫn HS kịp thời,
thì tiết học kém hiệu quả.
- Hiện nay có rất nhiều mẫu, địi hỏi
người GV phải có năng lực chọn mẫu
chính xác và phù hợp nhất với độ tuổi
của HS TH.
vd:
+ GV đọc mẫu vần “oi” mà khơng có kết
hợp với viết vần "oi" lên bảng, phát âm
liên tục thì HS bên dưới bối rối, nhàm
chán và thụ động qua hành động: chống
cằm, ngáp, bắt chước đọc theo như cách
học vẹt. Dễ gây nên tình trạng HS khơng

nhớ vần (khơng nhớ mặt chữ) và cách
phát âm.
+ Khi làm tập làm văn tả người thân
trong gia đình, HS dựa vào bài văn mẫu
quá nhiều thì HS khơng thể hiện được
tình cảm của cá nhân cho người đó, làm
hạn chế khả năng diễn đạt của HS, khơng
sáng tạo được câu văn của riêng mình.

Câu 14. Những ưu điểm và nhược điểm của PP Luyện theo mẫu?
- Ưu điểm: Giúp học sinh nhận thức sâu sắc vấn đề có trình tự; từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng đến hoạt động thực tiễn. Như vậy giúp học sinh hình thành và phát triển ngơn ngữ dễ
dàng ngay trong hoạt động giao tiếp với người khác.
- Nhược điểm: Khó khăn chủ yếu là ở vấn đề tạo mẫu và q trình phân tích mẫu. Mẫu phải đảm
bảo tính tư tưởng, chứa đựng nhiều nội dung lý thuyết cần giảng, đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp
với tâm lý học sinh. Học sinh phải phát hiện ra những thuộc tính của mẫu và mối liên hệ qua lại
giữa các thuộc tính, hiểu cơ chế tạo mẫu và có khả năng vận dụng mẫu vào thực tiễn giao tiếp. Như
vậy đều đòi hỏi ở giáo viên và học sinh một trình độ nhận thức nào đó mới có thể áp dụng


Câu 15. Những hình thức/biện pháp/thủ pháp dạy học khi sử dụng PP giao tiếp là PP chủ đạo
trong DHTV ở TH?
PP giao tiếp khi sử dụng trong dạy học ở Tiểu học:
❖ Hình thức:
 Thực hành giao tiếp là phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích học sinh vận dụng ngôn ngữ
đã biết một cách tự do và sáng tạo thơng qua các bài tập tình huống giao tiếp cụ thể. Phương
pháp này được sử dụng sau khi học sinh đã nắm lý thuyết hoặc đã được luyện tập theo mẫu dưới
sự giám sát chặt chẽ của GV.
 Để thực hiện PP giao tiếp cần có mơi trường giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và các thao tác
giao tiếp.

 Các bước thực hiện cơ bản của PP giao tiếp:
 GV tạo tình huống giao tiếp.
 Hướng dẫn HS định hướng giao tiếp: nói về cái gì, nói cho ai, nói để tạo những tác động gì
( tạo lập mối quan hệ và hành vi ngơn ngữ thích hợp)
 HS chọn lựa các kỹ năng giao tiếp và ngôn từ thích hợp ( từ dùng, phong cách, các sắp xếp ý/
ngơn từ…)
 HS thể hiện giao tiếp theo hình thức đơn thoại hoặc đối thoại trong hoạt động học tập theo
cặp hay nhóm.
 GV và học sinh nhận xét đánh giá.
❖ Biện pháp :
1. Xây dựng những tình huống nói cụ thể:
Biện pháp này được thực hiện theo các bước sau:
 B1: GV tạo tình huống có vấn đề, kích thích sự tìm tịi, suy nghĩ ở HS.
 B2: HS tìm tịi, giải quyết vấn đề và trình bày trước tập thể
 B3: GV nhận xét và HS cùng rút kinh nghiệm.
Tình huống giao tiếp đưa ra phải bám sát nội dung bài học, bên cạnh đó phải gợi ra nhiều
nhận thức.
2. Tích cực hóa hoạt động thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là một cách tạo điều kiện luyện tập khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác và khả
năng thích ứng với hồn cảnh xung quanh, hướng tới rèn luyện năng lực ngôn ngữ và năng lực tư
duy cho HS.
3. Sử dụng đa dạng các hoạt động như sắm vai, trò chơi ngôn ngữ:
Sắm vai là một hình thức tổ chức hoạt động giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong
những tình huống tưởng tượng hay giả định. Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và
phát triển các kĩ năng giao tiếp cho HS.
Việc sử dụng các trị chơi ngơn ngữ giúp GV tạo ra được tình huống ngơn ngữ để thực hành hiệu
quả với HS. Một số trò chơi có thể áp dụng: Giải ơ chữ, Điền từ cịn thiếu, Đuổi hình bắt chữ,..
Muốn thực hiện được điều này, GV phải nắm được tâm lí lứa tuổi, khả năng tiếp nhân kiến thức,
tính hệ thống logic của kiến thức cung cấp cho các em.
❖ Thủ pháp:

Phương pháp giao tiếp có những thủ pháp riêng. Đó là việc sử dụng một loạt các phương tiện
dạy học, các loại bài tập rèn luyện như: tạo tình huống, tọa đàm,kể chuyện, ghi chép, thảo luận…
VD: Trong dạy học văn có phương pháp đọc sáng tạo. Phương pháp này bao gồm hàng loạt
thủ pháp như: đọc diễn cảm của GV và HS, đọc phân vai, đọc đồng thanh, đọc thầm, dựng hoạt
cảnh…
Câu 16. Trình bày cách làm và hướng dẫn sử dụng 1 phương tiện dạy học TV ở TH?
 Phương tiện dạy học : VÒNG XOAY BÍ ẨN
 Chuẩn bị: Tấm bìa các-tơng, giấy màu, xiên gỗ, 1 con vít 17 cm, 5 con ốc, 4 bu long, 2 bạc
đạn, súng bắn keo, 2 quy đè lưỡi và 1 nắp nhựa mỏng.


Cách làm:
 Cắt tấm bìa thành hình trịn có đường kính 38cm, sau đó dùng compa vẽ thêm 1 vịng
trịn nhỏ có kích thước bên trong là đường kính 36,6cm. Dùng bút chì tạo 1 lỗ ở tâm
vịng trịn.
 Chia hình trịn thành 16 hình tam giác bằng nhau.
 Dùng que xiên lỗ xung quanh mép. Cắt mấy que xiên gỗ thành 35 đoạn bằng nhau, mỗi
đoạn 3,5cm, rồi ghim vào các lỗ vừa xin khi nãy. Dùng súng bắn keo cố định các que ở
mặt sau.
 Cắt 16 hình tam giác giấy màu rồi dán chúng vào các ô tương ứng, xen kẽ màu.
 Tạo thân trụ cho bàn quay: Cắt 4 tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 7x28cm, sau khi
cắt xong thì kẻ ở mỗi đầu 2 tấm bìa hình chữ nhật đó một hình vng có kích thước
7x7cm.
 Đặt bạc đạn vào giữa hình vng, khoét lỗ tròn và dán chặt chúng.
 Dán 4 tấm bìa lại với nhau thành hình trụ. Dán cố định hình trụ đứng lên, xung quanh
nhớ dán thêm 3 miếng tam giác như chống đỡ để hình trụ thêm chắc chắn hơn.
 Phần bàn quay thì gắn con vít vào cái lỗ tròn ở tâm. Với phần trục gắn mũi tên thì cũng
dán một tấm bìa cứng kế bên trục vịng quay. Mũi tên thì làm bằng que đè lưỡi và miếng
nắp nhựa.
 Cắt 2 đầu của 1 thanh que đè lưỡi, sao cho ghép lại chúng như 1 hình trái tim rồi dán lên

cái que còn lại. Cắt miếng nắp dựa thành hình mũi tên hay chữ nhật gì đó rồi dùng súng
bắn kéo dán vào chỗ trống khi nãy chừa. Mũi tên tạo xong thì dán vào mép trục mũi tên.
 Bước cuối cùng của cách làm vòng quay may mắn chính là viết vào từng ơ những món
quà là xong.
 Hướng dẫn sử dụng:
 Dùng tay quay vịng trịn. Sau đó để vịng trịn chạy một cách tự nhiên khi hết lực vòng
tròn sẽ từ từ ngưng lại.
 Trên vòng tròn là những phần quà kèm với những thử thách nhỏ dành cho các em. Khi
vòng tròn ngưng lại, kim đồng hồ sẽ chỉ ngẫu nhiên vào các ơ tương ứng.
 Sau đó các em sẽ trả lời các câu hỏi đã được đặt ra trước đó. Nếu trả lời đúng các em sẽ
nhận được phần thưởng của mình nếu trả lời sai các em sẽ quay trở về và chờ lượt quay
tiếp theo.
 Có thể dạy được các bài ở tiếng Việt Tiểu học. Như Luyện từ và Câu “Truyền thống” ở
lớp 5 để hoạt động dạy học trở nên sơi động hơn thì vịng xoay sẽ giúp các em lần lượt
đốn ra ơ chữ ở hàng dọc một cách dễ dàng hơn.
Câu 17. Ý nghĩa của việc soạn giáo án?

Giáo án là kế hoạch giảng dạy của giáo viên dự định thực hiện cho một bài học, một tiết học
hay một buổi lên lớp. Như vậy, giáo án được xem là một bản kế hoạch và thay đổi tùy thuộc vào
đối tượng, điều kiện dạy học dù cùng một mục tiêu, nội dung.

Nếu GV lên lớp khơng có giáo án thì việc sử dụng phương pháp diễn giảng dựa trên nội dung
bài giảng (giáo trình) được sử dụng thường xuyên phổ biến là điều không thể tránh khỏi. GV có
thể dùng phương pháp đàm thoại nhưng câu hỏi khơng được dự tính trước thì tình trạng câu hỏi
tùy tiện, ngẫu hứng, hoặc vụn vặt, không đúng trọng tâm, khơng kích thích tư duy, q dễ hoặc
q khó, khơng phù hợp đối tượng... rất dễ xảy ra. Giờ dạy khơng được tính tốn, hoạch định kỹ
trước khi lên lớp thì việc sử dụng đồ dùng, thiết bị, phương tiện dạy học cũng sẽ không hợp lý,
hoặc tình trạng thực hiện chậm hoặc quá nhanh tiến độ, lịch trình của học phần cũng là điều tất
yếu.


Đối với GV chưa có kinh nghiệm giảng dạy, chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án giúp GV hình dung được
tiến trình dạy học, tự tin khi giảng dạy, chủ động với giờ học, tiết học thành cơng và có hiệu
quả. Đối với GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, họ đã dạy nhuần nhuyễn, thành thạo trong nội
dung bài học mà không cần phụ thuộc vào giáo án. Điều này có được qua quá trình soạn giáo án



và rèn luyện giảng dạy từ nhiều năm trước. Tức là giáo án đã được soạn, điều chỉnh, hoàn thiện
nhiều đến mức từ “kỹ năng thành kỹ xảo”.
Câu 18: Phân tích vị trí và nhiệm vụ của việc dạy học Học vần
 Vị trí:
 Ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy. Dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học trước
hết là dạy cho học sinh có khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu quả nhất trong học
tập và đời sống. Đây là môn học khởi đầu trong việc học TV và cũng là khởi đầu cho việc
học của 1 đời người, đánh dấu cột mốc lần đầu tiên trẻ học đọc viết, lần đầu tiên đến
trường với tư cách là học sinh.
 Học vần 1 lần ở học sinh tiểu học nhưng sẽ được sử dụng đến hết cả cuộc đời của học
sinh. Để chuẩn bị cho học sinh học lên trung học cơ sở, mục tiêu trọng tâm trong dạy học
Tiếng Việt ở cấp tiểu học là phát triển kỹ năng, trong đó, điểm nhấn là các kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết được đặc biệt ưu tiên. Điều này có nguyên nhân từ mục tiêu của phân
môn là dạy chữ - một phương tiện biểu đạt lời nói đặc biệt hiệu quả mà học sinh lớp 1 hầu
như chưa biết tới.
 Nhiệm vụ:
 Dạy học Học vần là cơ sở cung cấp cho HS hệ thống âm vị, các dạng chữ ghi âm. (Ví dụ:
HS làm quen với âm a, b, c, ô, ơ,…; vần an, un, ai, ao, eo,…� HS được tập viết các nét
cơ bản, âm, vần,…)
 Giúp HS biết ghép các âm thành vần, các phụ âm đầu với vần để thành tiếng, ghép các
tiếng để thành từ � biết nghe, đọc được các âm, các vần, các tiếng, các từ đó. Đây chính
là nhiệm vụ trọng tâm trong dạy học Học vần. (Ví dụ: HS làm quen và biết ghép âm a và
âm n thành vần an,…; HS biết và phân biệt được tại sao chỉ được ghép âm g với âm a, o,
ô mà không được ghép với i, e, ê; HS ghép các tiếng thành từ: gõ cửa, mưa rơi, xào xạc,

…� HS đọc được và nghe được các âm, vần, tiếng và từ)
 Bước đầu luyện kĩ năng nghe nói cho HS. Nhiệm vụ thứ 2 là trọng tâm và khi đã thực
hiện được thì HS đã có thể đọc được và nghe được nhưng chưa rõ ràng. Vậy nên đây là
nhiệm vụ giúp HS có thể phát triển kỹ năng đọc (đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt, nghỉ hơi
đúng chỗ;…) và kỹ năng nghe (nghe đúng chính tả các âm, vần có cách đọc gần giống
nhau: ch, tr; x, s;…) của mình hơn nữa
 Thông qua việc dạy học Học vần để phát triển vốn từ cho HS. Sau khi được học về các
âm, vần, HS có sự hiểu biết hơn về việc ghép âm, đọc chính xác � HS sẽ mở rộng hơn
nữa về vốn từ của mình trong đời sống và học tập.
 Bên cạnh những nhiệm vụ trên, dạy học Học vần cịn bồi dưỡng lịng ham thích thơ văn
cho các em mở đầu cho việc mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên và giáo dục đạo đức, tư
cách, tình cảm, tâm hồn của các em.
 Ngồi ra, Học vần cịn góp phần làm giàu vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội cho học sinh;
giáo dục nhân cách, đạo đức, tình cảm, tâm hồn cho các em.
⇨ Nhiệm vụ của học vần là vô cùng quan trọng, giáo viên cần có những phương pháp giảng dạy
phù hợp để cho các em học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức hơn.
Câu 19: Cơ chế đọc, viết và xác định mục đích của việc dạy học học vần.
Cơ chế đọc:

Văn bản

Lời nói
Ý/ Ý nghĩa
Giải mã 1
Giải mã 2
Đầu tiên khi dạy học đọc là dạy học sinh nhận diện từ dựa vào văn bản. Các em muốn đọc
được thì phải nhận diện được mặt chữ và hình dung mặt chữ viết của các tiếng khi nghe phát âm. Từ
đó, liên kết chữ viết với nghĩa của các từ đó và hiểu nghĩa. Trong dạy học đọc, người ta thường chú
trọng hơn vào giải mã 1 (chữ-âm).
Cơ chế viết: Ý nghĩa


Lời nói

Văn bản


Mã hóa 1
Mã hóa 2
Khi dạy viết, đầu tiên phải cho học sinh hiểu được nghĩa của từ ngữ đó và hình dung mặt chữ
của từ ngữ khi được nghe. Từ đó, liên kết các từ theo từng câu, đoạn. Khi dạy học viết, người ta
thường chú trọng vào mã hóa 2
Quy trình viết, đọc giúp xác định mục đích dạy học học vần: là dạy học sinh biết đọc, biết
viết. Tức là giúp học sinh nắm được cấu tạo của vần hay tiếng tiêu biểu có chứa âm, vần ấy, giúp
khắc sâu biểu tượng chữ viết ghi âm.
Câu 20: Trình bày và phân tích giải pháp sư phạm trong dạy học vần.
 Giải pháp sư phạm:
Cho học sinh đánh vần âm c thành các chữ c, k, q để học sinh dễ ghi nhớ, nhanh biết viết hơn,
vì mục tiêu chính là giúp học sinh biết đọc và biết viết trước.
 Phân tích:
Theo giải pháp trên, giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, và nhanh biết viết hơn nhưng theo lý thuyết
thì cách đọc như vậy khơng đúng, vì c, k, q là chữ nhưng khi đọc nó lại là âm c (c, k, q là cách viết
của âm c) nên để đánh vần đúng chữ qua thì phải là c-ua-qua hay chữ kênh đánh vần đúng là c-ênhkênh. Nếu ta dạy học sinh đánh vần theo đúng lý thuyết thì học sinh phải ghi nhớ 2 lần, cách đọc
khác nhưng cách viết lại khác, HS sẽ dễ nhầm lẫn, không giúp được học sinh, cũng không phù hợp
với đặc thù của dạy học Tiểu học.
Câu 21. Mô tả (dạy thử) một hoạt động dạy âm (vần) mới
Bài 24: UA ƯA
Tiếng việt 1 tập 1 – Sách kết nối tri thức với cuộc sống
1. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS có:
 Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa (tranh

hộp sữa chua; tranh mẹ đưa Hà đến lớp học múa).
 Nhận biết và đọc đúng các âm ua, ưa; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm ua, ưa; hiểu
và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
 Viết đúng các chữ ua, ưa; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ ua, ưa.
2. Chuẩn bị
 Của GV: tranh ảnh, giáo án, file ppt, thẻ từ, giỏ, nam châm.
 Của HS: sách, vở, bảng con.
3. Các hoạt động học

Hoạt động

Mục tiêu

PP, KTDH

Khởi động: -Tạo
sự -Trị chơi.
ơ chữ bí thoải mái
mật (5p)
trước khi
học.
-Liên
hệ
vào
bài
học.
-Phát triển

năng
quan sát.


Cách thức thực hiện
- Cho học sinh xem tranh, ảnh
và giải mã ô chữ bằng các câu
hỏi gợi mở. (vật trong hình là
vật gì? Từ khóa của có bao
nhiêu ơ chữ?)
S Ư A C H U A
̃

Phương án
đánh giá
-Sản phẩm
câu trả của
học
sinh:
sữa chua.
Sữavần
ƯA
Chua- vần
UA.
-PPĐG:
quan
sát,
vấn đáp.
-Công cụ
đánh giá:


- GV nhận xét và dẫn vào bài câu hỏi và

đáp án.
học.
Người thực
hiện: GV
đánh
giá
HS,
HS
đánh giá và
tự đánh giá.
-Nhận biết -Phương pháp luyện (
-Sản phẩm:

đọc theo mẫu.
câu trả lời
đúng các -Trực quan.
của HS, thẻ
âm ua, ưa; -Phân tích ngơn ngữ.
từ,
bảng
đọc đúng -Trị chơi.
con.
các tiếng,
-PPĐG: vấn
từ ngữ, câu
đáp, quan
có các âm
sát.
ua,
ưa;

-Cơng cụ
hiểu và trả
đánh giá:
lời
được
câu hỏi và
các câu hỏi
đáp án.

liên
quan đến
nội dung
đã đọc.
-Viết đúng
các chữ ua,
ưa;
viết
đúng các
tiếng,
từ
ngữ có chữ
ua, ưa.
*Nhận biết và phân tích:
-HS nghe GV giới thiệu vần mới ( UA/ƯA) và đọc theo cô lần lượt từng vần: UA/ƯA.
-GV chiếu vần UA/ƯA sau đó đặt câu hỏi ( Quan sát trên bảng và cho cơ biết, vần UA/ƯA gồm
có mấy âm?/Đó là những âm nào? )
- HS trả lời ( Vần UA/ƯA gồm có 2 âm/ Đó là âm U/Ư và âm A )
- GV chiếu mơ hình vần UA/ƯA và nhận xét đáp án: vần ua gồm âm U/Ư đứng trước và âm A
đứng sau.
-GV đánh vần và cho HS đánh vần theo mẫu: u a ua UA/ ư a ưa ƯA.

- GV chiếu bức tranh kèm câu “mẹ đưa Hà đến lớp học múa” và nêu cầu HS tìm tiếng chứa vần
UA/ƯA có trong câu.
- HS trả lời (tiếng có chứa vần ƯA là "đưa"/ vần UA là tiếng "múa"”
-GV chiếu tiếng đưa/ múa và yêu cầu HS phân tích, trong q trình HS phân tích GV đặt câu hỏi
gợi mở cho HS (tiếng đưa/ múa được tạo thành từ những âm/vần/dấu/vị trí đặt ?
-HS trả lời.
-GV nhận xét và kết luận. (tiếng “đưa” được tạo thành từ âm Đ đứng trước, vần ƯA đứng sau/
tiếng “múa” được tạo thành gồm âm M đứng trước, vần UA đứng sau và dấu sắc đặt trên âm u).
-GV cho HS nhắc lại.
-GV đánh vần mẫu: đ ưa đưa ĐƯA, m ua mua sắc múa MÚA.
-GV cho HS đánh vần nối tiếp theo tổ.

Khám phá:
*Nhận biết

phân
tích (5p).
*Nhanh
tay, lẹ mắt
(7p).
*Trị chơi
“đi
chợ”
(10p).
*Hoạt động
viết (8p).


*"Nhanh tay, lẹ mắt"- 7p
-GV dán thẻ từ (cua, đũa, rùa, cửa, dứa, nhựa, bát, hoa, hạt, bàn) lên bảng.

-GV u cầu HS tìm thẻ từ có chứa vần UA/ƯA và xếp vào chỗ trống trên bảng.
-HS tham gia trò chơi.
-GV cho HS nhận xét và kết luận. (tiếng có chứa vần UA/ƯA là cua, đũa, rùa, cửa, dứa, nhựa).
-GV đọc mẫu và cho HS luyện đọc.
*Trò chơi “đi chợ” – 10p
-GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử ra 5 bạn.
-GV phát cho mỗi nhóm 1 cái giỏ xách, trong 5 bạn cử 1 bạn đứng ở gian hàng, sau đó GV sẽ
chiếu slide hình ảnh cần mua, HS quan sát và chạy đến nơi bán hàng để mua vật phẩm là các thẻ
từ tương ứng, để lấy được thẻ từ ứng với hình ảnh cần tìm, HS phải tìm vật phẩm có màu sắc u
cầu của GV để trao đổi. Đội nào mua được nhiều thẻ từ trước sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý: các thành viên trong đội luân phiên nhau tham gia trò chơi.
-GV chiếu 4 tiếng: cà chua, múa ô, dưa lê, cửa sổ. Sau đó, u cầu HS dùng bút chì gạch dưới từ
có chứa vần UA/ƯA.
-GV yêu cầu HS đọc tiếng có chứa vần vừa xác định.
-HS thực hiện.
-GV đánh vần mẫu và đọc trơn.
-HS thực hiện theo.
Hoạt động viết (8p):
-GV đưa thẻ từ có chứa vần UA được viết chuẩn và hướng dẫn HS cách viết.
-GV phân tích vần UA: âm u gồm có 3 nét: nét hất, nét móc dưới lớn, nét móc dưới nhỏ. âm a
gồm 2 nét: nét cong kín, nét móc dưới nhỏ. Độ cao: 2 ơ li, điểm đặt bút: giữa li 1, điểm dừng bút:
giữa li 1, độ rộng: 6 phần.
-GV hướng dẫn cách viết vần ua bằng cách dùng ngón trỏ tì vào chữ ghi trên thẻ từ, sau đó viết
mẫu trên bảng và yêu cầu HS quan sát, viết lại vào bảng con.
-Cách viết vần ƯA tương tự.
-GV phân tích từ CÀ CHUA: từ cà gồm có 2 chữ cái: c và a. chữ c có 1 nét cong hở phải, chữ a
gồm: 1 nét cong kín và nét móc dưới nhỏ. Từ chua gồm 4 chữ cái c, h, u, a. Chữ c có 1 nét cong
hở phải; chữ h: nét khuyết trên, nét móc hai đầu; chữ u: nét hất, nét móc dưới lớn, nét móc dưới
nhỏ; chữ a: nét cong kín, nét móc dưới nhỏ. Khoảng cách giữa 2 tiếng là 1 chữ o. Chữ h cao 5 ô li,
các chữ cịn lại cao 2 ơ li.

-GV phân tích từ DƯA LÊ: từ DƯA gồm 3 chữ cái d, ư,a. Chữ d: nét cong kín và nét móc dưới
nhỏ; chữ ư: nét hất, nét móc dưới lớn, nét móc dưới nhỏ và dấu móc; chữ a: nét cong kín và nét
móc dưới nhỏ. Từ LÊ có 2 chữ cái. Chữ l: nét khuyết trên và nét móc dưới lớn; chữ ê. Độ cao: d
và l cao 5 ô li, các chữ cịn lại cao 2 ơ li. Khoảng cách giữa 2 từ là 1 chữ o.
-GV hướng dẫn cách viết và cho HS thực hiện.
-GV nhận xét và sửa lỗi sai.




×