Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nghiên cứu về thuyết học tập của trẻ em của tác giả Jean Piaget

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.39 KB, 12 trang )

Đề bài: Nghiên cứu về thuyết học tập của trẻ em của tác giả Jean
Piaget.
BÀI LÀM
Jean Piaget (1896 – 1980) là một nhà tâm lý học Thụy Sĩ. Ông là một trong
những người sáng lập mơn tâm lí học phát triển, và chuyên nghiên cứu về tâm lí
học tư duy và tâm lí học trẻ em. Học thuyết về các giai đoạn phát triển nhận
thức ở trẻ nhỏ đã giúp các nhà giáo dục và cha mẹ hiểu kỹ hơn để đồng hành
cùng trẻ tốt hơn trong mỗi giai đoạn phát triển.
Theo học thuyết của Jean Piaget, mỗi lứa tuổi có đặc trưng riêng về chất lượng
trí tuệ và được coi là một giai đoạn phát triển.
Một giai đoạn trí tuệ có những đặc trưng sau:
− Các thành tựu trí tuệ giai đoạn này là sự kế tiếp giai đoạn trước
− Là sự kết hợp thống nhất các cấu trúc đã có từ giai đoạn trước
− Mỗi giai đoạn là một cấu trúc tổng thể các sơ đồ chứ không phải là sự xếp
chồng các sơ đồ lên nhau
− Mỗi giai đoạn đều gồm các cấu trúc đã có, đang có và các yếu tố chuẩn bị
cho giai đoạn tiếp sau.
Dựa vào các dấu hiệu trên, J.Piaget chia quá trình phát triển nhận thức ở trẻ
nhỏ thành các giai đoạn lớn, và trong mỗi giai đoạn lớn đó bao gồm những thời
kỳ nhỏ.
4 giai đoạn lớn của sự nhận thức ở trẻ nhỏ là:
− Giai đoạn cảm giác – vận động (từ 0 đến 2 tuổi), là giai đoạn trẻ nhận biết
thế giới thông qua sự phối hợp cảm giác và vận động.
− Giai đoạn tiền thao tác cụ thể (từ 2 đến 7 tuổi). Lúc này trẻ đã có thể nhận
biết thế giới qua các biểu tượng, đặc biệt là biểu tượng bằng ngôn ngữ.
− Giai đoạn thao tác cụ thể (từ 7 tuổi đến 11 tuổi): Trẻ có thể hiểu được thế
giới theo cách lý luận hơn là tri giác đơn giản thông qua các ý niệm về
đối tượng bên ngồi.
− Giai đoạn thao tác hình thức hay tư duy lôgic (từ 11 đến 14-15 tuổi).
Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng khái qt hố các ý tưởng và cấu
trúc các điều trừu tượng. Chúng có khả năng đưa ra kết luận từ những giả


thuyết hơn là dựa hồn tồn vào quan sát thực tế. Trí tuệ đứa trẻ đã đạt
mức phát triển hoàn chỉnh.
1. Giai đoạn cảm giác – vận động (từ 0 đến 2 tuổi)

Trong 2 năm đầu đời, trẻ học hỏi thông qua các hoạt động: quan sát, va
chạm, ngậm mút. Cơ bản thì ở thời kì này trẻ chưa hiểu được nguyên nhân, ảnh
hưởng của những mối quan hệ. Hằng định Đối tượng (Object Permanence) là
một phát triển quan trọng, chủ đạo trong thời kì này.
• Giai đoạn 1: Biến đổi của những phản xạ


Một sơ sinh là một búi phản xạ được buộc vào những trả lời gây ra do kích
thích. Nếu ta sờ vào đứa trẻ sơ sinh, nó mút tay ngay, hay đặt một ngón tay vào
bàn tay nó, nó liền nắm chặt lấy ngay. Do những phản xạ đó được hoạt hoá một
số lần, dần dần chúng được biến đổi đi để khớp với những địi hỏi của những
hồn cảnh hơi khác đi. Chẳng hạn vào những dịp khác nhau, mồm trẻ sẽ tìm đầu
vú từ những góc độ khác nhau.
Dần dà, khi trẻ tiếp xúc nhiều hơn với đồ vật, số lượng và các thể loại đồ vật
tác động có lợi cho phản xạ, các thể loại "mút" được tăng lên, bao gồm từ núm
vú đến vải đệm và then gỗ của cái nôi trẻ nằm.. Đồng thời với việc mở rộng
hành vi mút bao gồm nhiều đồ vật, nó cũng gia tăng sự phân biệt giữa các đồ
vật đó. Một trẻ đang đói khơng bao giờ nhầm cái đầu vú với ngón tay. Theo
nghĩa đó, nó đã "nhận ra" đồ vật.
Tóm lại, trong giai đoạn này, trẻ tăng cường khái quát hoá và phân biệt hoá
những hành vi ban đầu là những phản xạ. Do đó sơ cấu - mơ hình hành vi có tổ
chức - tiếp tục được tăng cường, khái quát hoá và phân biệt hoá trong thời kỳ
này. Trẻ xây dựng một thế giới của những vật thể để mút, bám víu, nhìn, nghe
thấy...Các sơ cấu nguyên thuỷ của giai đoạn này là những bước nhỏ có ý nghĩa
trong sự kiến tạo đó.
• Giai đoạn 2: Phản ứng vòng tròn cấp 1(Từ 1 đến 4 tháng)

Hình thành tri giác và thói quen vận động, qua điều kiện hố các phản xạ đã
có theo các tương tác của mơi trường (động tác mút khi nhìn thấy bầu sữa
v.v…). Bắt đầu từ tháng thứ hai xuất hiện những hành động được gọi là phản
ứng vòng tròn. Một hành động phản xạ tạo ra một kết quả nào đấy, kết quả ấy
lại thúc đẩy hành động và cứ thế lặp đi lặp lại. Phản ứng vịng trịn khơng phải
bẩm sinh mà xuất phát từ những sơ cấu đầu tiên để tạo ra những hành động mới
như tay nắm lấy những đồ vật thấy được, tay cầm đồ vật đút vào miệng. Đút
ngón tay cái vào miệng để mút là một hành động đồng hố, đồng thời cũng vì
thế nhận ra ngón tay và đầu vú của mẹ có khác nhau và điều chỉnh sơ cấu giác động ấy để cho phù hợp với đồ vật mới.
Giai đoạn 3: Phản ứng vòng tròn cấp 2 (Khoảng từ 4 đến 8 tháng).
Trẻ tiếp tục mở rộng thế giới của nó chủ yếu bằng chuyển từ phản ứng vòng
tròn cấp 1 sang phản ứng vòng tròn cấp 2. Nếu phản ứng vịng trịn cấp 1 là tập
trung vào cơ thể thì phản ứng vòng tròn cấp 2 hướng về thế giới bên ngồi. Em
bé may mắn làm được gì đưa tới một kết quả: lắc cái xúc xắc, có tiếng động,
đập một quả bóng, quả bóng lăn...nó lặp đi lặp lại động tác để duy trì và giải trí
với động tác. Đơi khi, các q trình đó mang lại kết quả như mong đợi, đơi khi
khơng.
Trong giai đoạn này, trẻ hồn tất vài sự phối hợp đơn giản giữa các sơ cấu.
Phối hợp mắt với tay (nhìn và nắm) đặc biết có ích để phát triển phản ứng vịng
trịn . Sự phối hợp các sơ cấu nhìn, bám, bú, nghe...tiếp tục trong thời kỳ giác
động. Bằng cách đó, cấu trúc nhận thức gia tăng sự thống hợp và tổ chức.
• Giai đoạn 4: Phối hợp các sơ cấu (Khoảng từ 8 đến 12 tháng)


Trẻ đã có thể có những vận động tương tác với thế giới bên ngồi một cách
có chủ ý. Trẻ biết được sự có mặt của các đồ vật xung quanh, phát hiện thấy sự
thú vị hoặc những mối liên hệ của các đồ vật khác nhau. Nếu như trẻ phát hiện
ra rằng khi ấn vào bụng con gấu bông, nó phát ra tiếng kêu, trẻ sẽ thấy thích thú
vì điều đó và sẽ tiếp tục lặp lại hành động ấn vào bụng con gấu. Những phát
hiện đầu tiên này rất quan trọng và có tính khai mở rất lớn đối với trẻ, hoặc trẻ

sẽ thích thú khám phá mọi đồ vật xung quanh mà trẻ nhìn thấy được hoặc trẻ sẽ
không thể phát triển khả năng vận động cảm giác khi trẻ khơng có cơ hội tiếp
xúc với những gì trẻ khơng được nhìn thấy. Cần nhấn mạnh thêm rằng trẻ ở giai
đoạn này khơng có hiểu biết về những gì khơng xuất hiện trong tầm mắt mình,
cho nên trẻ chỉ có thể tương tác với những gì trẻ thấy. Ví dụ quan sát ta sẽ thấy
trẻ tầm 8 hoặc 9 tháng tuổi có thể làm rơi từ đồ vật từ trên xuống nhưng khơng
hề bối rối vì với trẻ thì sự vật rời khỏi tầm nhìn của chúng thì chúng sẽ khơng
quan tâm đến nữa. Từ góc nhìn của trẻ thì đồ vật khơng cịn tồn tại. Nhưng đến
tháng thứ 8 đến 10, khi vật rơi xuống trẻ sẽ cúi nhìn về phía đó và cáu gắt lên
địi lại nó. Thường thì cha mẹ nhặt vật lên sẽ cảm thấy ngạc nhiên và lạ lùng khi
bé mỉm cười rồi lại ném đồ vật xuống chỗ cũ. Đây không phải là sự khởi đầu nỗ
lực làm người lớn phát điên mà là khoảnh khác bùng nổ của niềm vui sướng khi
học hỏi. Đây là sự khởi đầu của ổn định đối tượng. Nếu ta cho trẻ tiếp xúc với
những đồ vật an tồn và sinh động, trẻ có thể phát triển khả năng vận động và
tính chính xác của các cảm giác trong trẻ. Hoặc người lớn có thể đặt ra một vài
thử thách tương đối đơn giản để trẻ phát huy khả năng vận động của mình (Ví
dụ: Cho trẻ với tay để chạm được vào những đồ chơi treo trên đầu nôi ).
Con người cũng vậy, “xa mặt cách lịng” là thành ngữ hồn tồn phù hợp
với trẻ trong giai đoạn này. Những người thường xuyên xuất hiện trước mặt trẻ,
yêu thương và âu yếm trẻ thì sẽ để lại ấn tượng khiến trẻ nhớ đến, ngược lại, trẻ
sẽ không biết đến sự tồn tại của những người không tiếp xúc thường xuyên với
trẻ. Người mẹ ở giai đoạn này đóng vai trị hết sức quan trọng với trẻ, vì vậy mà
người mẹ nên có một khoảng thời gian cho trẻ tương đối nhiều để cùng trẻ
khám phá những hiểu biết mới thông qua cảm giác và vận động và trên hết là để
cho trẻ cảm thấy an toàn, tin tưởng vào khả năng khám phá của mình. Nếu sợi
dây liên kết giữa mẹ và con trong giai đoạn này không bền chặt, trẻ sẽ không ý
thức được rõ ràng vai trị của người mẹ và có thể sẽ gặp nguy hiểm cũng như
cảm thấy thiếu tin tưởng vào thế giới mới mẻ này. Trong quá trình giúp đỡ trẻ
khám phá, cần đảm bảo những đồ vật trẻ tiếp xúc phải hợp vệ sinh vì trẻ sẽ có
thói quen đưa đồ vật vào miệng hoặc mút ngón tay, cũng cần loại bỏ các tác

nhân có thể gây nguy hiểm cho trẻ như các vật sắc nhọn, dễ vỡ, nguồn điện hay
các vật có tính chuyển động với tốc độ lớn, vật có nhiệt độ cao… Tuy nhiên,
người mẹ cũng như những người xung quanh trẻ cần có những phương pháp
phù hợp, tránh việc thỏa mãn tối đa, thậm chí quá mức các nhu cầu của trẻ. Làm
như vậy sẽ khiến trẻ phụ thuộc và hình thành các thói quen xấu về sau. Cũng
cần phải đặt ra giới hạn cho sự khám phá của trẻ nếu không hành động của trẻ


sẽ trở thành phá hoại – cho dù chỉ là vơ tình – và sẽ tạo ra tiền lệ xấu cũng như
tâm lý không thoải mái ở trẻ và cả phụ huynh.
• Giai đoạn 5: Phản ứng vịng trịn cấp 3 ( Khoảng từ 12 đến 18 tháng)
Ở giai đoạn này, mơi trường là phịng thí nghiệm của trẻ. Nó thăm dò tiềm
năng mọi đồ vật. Qua những hoạt động tiến hành với đồ vật, nó thấy được
những phương tiện mới từ phương tiện và mục đích của giai đoạn trước.
Lớn thêm một chút, trẻ sẽ đạt đến giai đoạn phản ứng vòng tròn cấp 3. Trẻ sẽ
biết cách làm cho những điều thú vị xảy ra, phát hiện được cơ chế vận hành của
một số vật dụng đơn giản. Trẻ phát hiện ra các phương tiện mới, khả năng mục
đích - phương tiện (kéo chiếu để cho búp bê lại gần.v.v...). Lúc phối hợp các sơ
cấu giác - động với nhau, trẻ dần dần nhận ra mối liên quan một bên là giữa
những sơ cấu và một bên giữa những đồ vật. Lúc đầu nếu ta che giấu một đồ
chơi em bé đang sử dụng đặt vào một vị trí A, em bé có những hành động tìm
tỏi rồi tìm ra ở vị trí A. Nếu ta chuyển sang một vị trí khác B, em bé vẫn tiếp tục
tìm ở A. Như vậy trẻ đã bắt đầu nhận ra có những đồ vật cố định tồn tại độc lập
với những cảm giác chủ quan, nhưng vẫn chưa nhận ra những di chuyển của các
đồ vật, còn gắn chặt với những hành động đã thành công của bản thân. Trẻ cần
có các đồ vật để kéo và đẩy, thao tác. Chúng cần bò trườn, leo trèo và được
người lớn đỡ cho đứng lên mà không gặp nguy hiểm. Một môi trường dành cho
trẻ cần đa dạng, dành nhiều cơ hội leo trèo sẽ đem lại cho trẻ không gian để trẻ
thử nghiệm mối liên hệ và không gian và học qua thân thể mình. Đồ chơi cần đa
dạng, gây hiệu ứng (như tạo tiếng động). Trẻ cũng cần được trải nghiệm với đồ

chơi mềm mại như đất nặn khơng có độc, cát,…
Đến 1,5 tuổi, ở trẻ sẽ xuất hiện những hoạt động nhận thức lý tính như ghi
nhớ, bắt chước… Trẻ sẽ học được thói quen ngăn nắp của cha mẹ từ những việc
nhỏ như xếp đồ chơi, để giày lên kệ… bằng cách làm theo những gì cha mẹ trẻ
đã làm. Bắt chước là một trong những cơ chế học tập cơ bản của con người, cho
nên, khi trẻ ở giai đoạn này, người lớn cần chú ý đến hành vi và lời nói của
mình vì chúng sẽ được lặp lại bởi trẻ nhỏ. Nếu trẻ thường xuyên nhìn thấy hoặc
nghe thấy những cử chỉ, lời nói thơ tục, lỗ mãng, trẻ sẽ học theo và dần trở nên
giống những gì mà người lớn thể hiện. Ngược lại, nếu người lớn là một tấm
gương tốt cho con, cháu mình, trẻ sẽ dần tập nhiễm những thói quen tốt đẹp và
có xu hướng hồn thiện chính bản thân mình trong tương lai. Cha mẹ nên tập
cho trẻ những đức tính ngăn nắp, tự lập (tự ăn, tự ngủ…) trong giai đoạn này. Vì
nếu để trẻ lớn hơn, sẽ rất khó khiến trẻ bắt chước và vâng lời khi nhận thức và
sự chú ý của trẻ đã phân tán sang các đối tượng khác. Sự phát triển nhận thức
cũng được kích thích khi người lớn thường xun trị chuyện cùng trẻ, thủ thỉ
nói cho trẻ biết điều gì đang diễn ra và khen ngợi khi trẻ hồn thành nhiệm vụ
nào đó.


• Giai đoạn 6: Sáng tạo những phương tiện mới bằng những phối kết

hợp tâm trí.
Phát sinh các giải pháp sáng tạo trong ứng xử, xuất hiện khả năng nhập tâm
các hành vi (tìm cách mở nắp hộp hoặc bao diêm lấy kẹo hay vật hấp dẫn nào
đó.v.v...) Tiến một bước nữa, em bé gạt đồ vật cản trở sự tìm tịi, hoặc nắm lấy
tay người lớn nhờ tìm cho đồ chơi đã bị che dấu, hoặc xua đẩy bàn tay của mẹ
khi mẹ đưa cho một viên thuốc đắng. Mặc dù tất cả những đồ vật vẫn còn gắn
chặt với hành động, và mọi sự việc xẩy ra vẫn dính liền với hoạt động của em
bé, trẻ cũng đã bắt đầu xuất hiện sự nhìn nhận mơ hồ về sự tồn tại khách quan
của các đồ vật, những mối tương quan giữa các đồ vật được bố trí trong khơng

gian và sự bố trí của các sự việc trong thời gian.
Bước sang năm thứ hai xuất hiện những hành động mang tính thử nghiệm.
Em bé lật đi lật lại một cái hộp để xem mặt này mặt kia có khác nhau khơng,
hoặc ném một vật gì nhiều lần, mỗi lần ném một cách khác nhau để dò xem kết
quả, và từ kết quả ấy thay đổi dần cách làm của mình. Đến lúc em bé thấy một
đồ chơi ở xa nhưng đặt lên trên một tấm chiếu, lần mò rồi kéo tấm chiếu để đưa
đồ chơi gần lại mình; cũng như biết dùng một sợi dây buộc vào đồ chơi để kéo
nó gần lại mình; hoặc biết dùng một cái que dài hoặc một cái gậy để khều một
cái kẹo hoặc một đồ chơi nằm ở xa. Đến đây rõ ràng là sự điều ứng đã có những
bước tiến lớn. Và cơ chế đồng hố bắt đầu mang tính suy diễn. Chúng ta có thể
nói đến sự hình thành của trí tuệ giác - động.
Sau đó lại xuất hiện một lối ứng xử mới. Đứng trước một tình huống mới,
em bé khơng dùng tay chân lần mị nhưng đột xuất tìm ra giải pháp. Đây quả là
một "phát kiến" xuất hiện từ bên trong một sự cấu tạo mới của những sơ cấu
giác - động không thông qua những hành động trực tiếp mà qua một sự "suy
diễn bên trong". Đến đây chấm dứt thời kỳ trí tuệ cảm giác - vận động, và bắt
đầu thời kỳ trí tuệ có tư duy. Em bé bắt đầu nhìn nhận ra, ít nhất trong hành
động, một thế giới bên ngoài tách biệt với bản thân.
Một phát triển có ý nghĩa trong giai đoạn này là hằng định đối tượng (object
permanence).Trong những tháng đầu đời, trẻ khơng có biểu hiện cho thấy có
khả năng nhận ra sự mất đi của một đối tượng mà trẻ khơng nhìn thấy hay
khơng giữ trong tay nữa. Vì thế, thế giới chỉ tồn tại khi trẻ hành động trên đối
tượng đó hay cảm giác về nó. Dần dần, theo quá trình phát triển, trẻ nhận ra
rằng đối tượng tồn tại mà không cần đến hành động của trẻ hay cảm nhận của
trẻ trên nó - đối tượng tồn tại ở “ngoài kia” như một phần của mơi trường, trong
khi đó các hành động tồn tại “ ở đây” như là phần của tôi. Điều này cho thấy có
một bước nhảy lớn theo hướng tách biệt ra “ tôi” và “không ra tôi”.
Vậy những thành tựu chủ yếu của hoạt động trí tuệ trong giai đoạn này là:
hình thành các cấu trúc; xây dựng cái hiện thực; phát sinh tri giác và hình thành
mầm mống trí tuệ suy ngẫm, hoặc các chương trình tâm trí chỉ đạo các trình tự

giác động như: mút, nhìn, nắm lấy và đẩy đi. Trong giai đoạn này, khi trẻ tiếp
xúc với một đồ vật mới, ví dụ như chiếc lúc lắc, trẻ có thể xác định tính chất của


nó bằng cách đặt chiếc lúc lắc vào miệng (cảm giác) hay lắc nó (vận động). Vì
khơng có khả năng biểu tượng hoá trong giai đoạn này, nên trẻ nhỏ phải khám
phá và học bằng cách hành động trực tiếp trên môi trường và bằng cách sử dụng
cảm giác của mình. Đó là những năng lực và những bẩm chất vốn tồn tại được
sử dụng để thực hiện các kiểu chuỗi hành động giúp cho sự thích nghi của đứa
trẻ với mơi trường sống - mà ít hoặc khơng phải "suy nghĩ". Dần dần, các cấu
trúc tâm trí ngày càng hố thân vào các biểu tượng mang tính tượng trưng của
phần ngồi thực tại. Khi điều này xảy ra thì trẻ em đã thực hiện được các thao
tác tâm trí ngày càng phức tạp hơn.
2. Giai đoạn tiền thao tác cụ thể (từ 2 đến 7 tuổi):

− Trong thời kỳ thao tác, trẻ chưa đạt được đến các thao tác tâm trí phản hồi được,

là đặc điểm của thời kỳ tiếp theo, thời kỳ thao tác cụ thể. Giai đoạn này tư duy
của trẻ khác biệt so với tu duy của cha mẹ nhất
• Những đặc điểm chính của thời kỳ tiền thao tác là: duy kỷ, tư duy cứng
nhắc, suy luận bán logic và nhận thức xã hội còn hạn chế.
• Tính duy kỷ:
Trong giai đoạn này trẻ có tính duy kỷ (nghĩ về mọi thứ như thể
những thứ ấy gắn liền với chúng), trẻ chỉ tập trung vào một đặc tính sự vật hoặc
chú ý vào một người trong một thời điểm nhất định. Trẻ khơng thể có quan điểm
tri giác và khái quát của một người khác. Duy kỷ gây khó khăn cho việc đóng
vai trị và có quan điểm của người khác. Ví dụ: Khi trẻ muốn mua đồ chơi nhồi
bông làm quà cho ông bà cha mẹ vì trẻ nghĩ trẻ thích nó nên ơng bà cha mẹ
cũng sẽ thích.
• Tư duy cứng nhắc

Trong giai đoạn này, trẻ hình thành khái niệm từ những kinh nghiệm
trực tiếp của mình trong đời sống. Đây chính là lí do tại sao khi nói với trẻ điều
gì đó sẽ ít hiệu quả hơn là làm thế nào giúp trẻ nghĩ theo cách riêng của chúng
qua một vấn đề. Vì trẻ ở giai đoạn này có xu hướng tin vào những gì chúng
thấy nên chúng chưa có sự hiểu biết chắc chắn về phẩm chất của những đối
tượng trong thế giới. Ví dụ: Trẻ thường bị lẫn lộn giữa “nặng” và “lớn”, chưa
phân biệt chiều cao với tuổi như nghĩ ai cao sẽ nhiều tuổi. Piaget đã thực hiện
một thí nghiệm kinh điển với bài tập Bảo tồn để minh họa kiểu tư duy này.
Ông để hai đồng xu trên mặt bàn, cả hai dãy có cùng số lượng xu nhưng những
khoảng cách giữa các đồng xu là khác nhau, trẻ ở độ tuổi này có xu hướng sẽ
cho rằng dãy có đồng xu cách xa nhau là nhiều hơn. Vì trẻ ở giai đoạn này phụ
thuộc vào kinh nghiệm riêng của mình nên trẻ thường có xu hướng khái quát
hóa sai lầm, đặt niềm tin vào một kinh nghiệm đơn thuần nào đó.
Đặc điểm của tư duy tiền thao tác là tư duy như đóng băng. Trẻ có xu
hướng tập trung vào nét nổi bật của vật thể hoặc sự vật và không biết tới các
nét khác. Hai cốc giống nhau cùng đựng những mức nước bằng nhau, nếu đem
đổ chất nước của một cốc vào một đồ đựng cao hơn, nhỏ hơn, trẻ tập trung vào


độ cao của nước trong khi khơng biết gì đến bề ngang. Nó sẽ kết luận sai là có
nhiều nước hơn vì mức nước cao hơn.
Chúng ta cũng thấy sự cứng nhắc của tư duy trong xu hướng tập trung
vào những tình trạng hơn là biến đổi liên kết các tình trạng đó. Đứng trước bài
tốn liên quan đến số lượng nước trong cốc, đứa trẻ nghĩ đến cái "trước", cái
"sau", khơng biết tới q trình biến đổi từ A đến B khi nước được đổ từ cái

đựng này sang cái đựng kia. Tư duy cứng nhắc là do thiếu sự phản hồi. Trẻ
khơng thể, trong trí óc đảo ngược được chất nước đã đổ ra về cái đựng ban
đầu. Khả năng nhập tâm hành động còn chưa đầy đủ vì khơng hai chiều.
Để hỗ trợ giai đoạn này của trẻ, chúng ta có thể:

+ Sắp xếp những gói thời gian dài cho trẻ vui chơi mà không bị ngắt
quãng
+ Tạo cơ hội cho trẻ có nhiều trải nghiệm về thế giới thực
+ Xây dựng các hoạt động mang tính mở và đặt các câu hỏi mở
• Về cuối thời kỳ tiền thao tác, trẻ phần nào sửa được xu hướng tư duy trên.

Ta thấy ba sự hồn thiện tích cực của thời kỳ tiền thao tác: chức năng, điều
tiết, và bản sắc.
• Chức năng:
Chức năng là khái nịêm về đồng "biến" đổi giữa các yếu tố, thí dụ khi
càng kéo cái màn che, thì cái màn càng mở rộng ra hay khi kéo sợi dây trên cái
pu li, có sự tăng chiều dài trên một đoạn dây trong khi đoạn kia lại giảm đi về
chiều dài. Tuy nhiên, trẻ chưa thể làm rõ bản chất của mối quan hệ.
• Điều tiết:


Điều tiết là một hoạt động tâm trí đã bị mất đi một phần sự tập trung.
Tiếp tục sử dụng thí nghiệm với lượng nước, cho trẻ thấy chuyển đổi giữa chiều
cao và bề rộng của nước để cho nhận xét về lượng nước. Một cốc nước đựng
nhiều nước hơn một cốc khác vì có một mức nước cao hơn, hoặc có thể chứa ít
nước hơn vì kích thước nhỏ hẹp hơn.
• Bản sắc:
Bản sắc là một khái niệm về một vật có thể thay đổi vẻ bên ngồi,
khơng thay đổi bản chất của nó, hoặc bản sắc của nó. Nước trơng có vẻ khác đi,
khi đổ từ cốc này sang cốc khác, nhưng vẫn là một thứ nước. Đeo một cái mặt
nạ vào không biến đổi một người thành phù thuỷ nhưng trẻ bé hơn vẫn lầm
tưởng - Tư duy trở nên bớt cứng nhắc vì một khái niệm vẫn được duy trì tuy bị
biến đổi trên bề mặt.
− Trẻ có tư duy tưởng tượng, nhập vai:
Trẻ cố giải thích những sự vật bí ẩn tự nhiên hằng ngày, dưới danh nghĩa

hành vi con người. Ví dụ: Mặt trời, cũng như con người, được tạo nên do hành
động của con người và gắn với hoạt động của con người. Hay trẻ mới biết đi, có
thể tượng tượng mình như một siêu anh hùng, cảnh sát viên,… và có thể đóng
những vai này với các đạo cụ tượng trưng cho các vật thể trong đời thực. Ngồi
ra trẻ cũng có thể sáng tạo ra một bạn trong tưởng tượng cùng chơi với mình.

− Trẻ có thuyết vật linh:

Đây là niềm tin rằng những đồ vật vô tri (như gấu bông, đồ chơi) có cảm
xúc và suy nghĩ của con người. Theo thuyết vật linh, Piaget (1929) có nghĩa là
đối với đứa trẻ tiền hoạt động, thế giới tự nhiên vẫn sống động, có ý thức và có
mục đích.
− Nhận thức hạn chế về xã hội
Một trẻ tiền thao tác đánh giá một hành vi sai trái tuỳ thuộc vào các biến
tố bên ngoài như là thiệt hại gây nên là bao nhiêu, hoặc là hành vi bị trừng phạt.


Nó khơng biết tới những biến tố bên trong như là ý đồ của con người. Chẳng
hạn, một cậu bé đánh vỡ 15 cái chén khi giúp mẹ dọn bàn được coi như là có lỗi
hơn là một cậu bé chỉ đánh vỡ một cái chén trong khi định ăn cắp bánh bánh qui
để trên giá.
3. Giai đoạn thao tác cụ thể (từ 7 đến 11 tuổi):
− Đây là bước ngoặc lớn trong sự phát triển nhận thức ở trẻ, bởi vì nó đánh











dấu sự khởi đầu của tư duy logic và hoạt động nhận thức của trẻ nhưng
chỉ có thể áp dụng logic cho các đối tượng vật lí.
Trẻ có đầy đủ các khả năng như khả năng bảo tồn (số lượng, diện tích,
khối lượng, định hướng), khả năng đảo ngược,… Mặc dù trẻ có thể giải
quyết vấn đề theo cách logic, nhưng chúng ta không thể suy nghĩ trừu
tượng hoặc giả thuyết.
Hầu hết trẻ em trên 7 tuổi có thể trả lời chính xác về sự bảo tồn. Ví dụ
như khi cho trẻ em 5 tuổi sử dụng thí nghiệm với lượng nước, cho trẻ
thấy chuyển đổi giữa chiều cao và bề rộng của nước để cho nhận xét về
lượng nước. Một cốc nước đựng nhiều nước hơn một cốc khác vì có một
mức nước cao hơn, hoặc có thể chứa ít nước hơn vì kích thước nhỏ hẹp
hơn. Nhưng đối với trẻ 7 tuổi, bởi chúng hiểu rằng khi nước đổ vào chiếc
cốc có hình dạng khác nhau, lượng chất lỏng vẫn giữ nguyên, mặc dù bề
ngoài nó đã thay đổi.
Ngồi ra trẻ có khả năng đảo ngược. Ví dụ như trẻ có thể lần ngược lại
các bước trên sân trường để tìm hộp cơm bị quên. Hoặc trong mơn kể
chuyện, trẻ lên 7 tuổi có thể sắp xếp các câu chuyện bị đảo lộn thành câu
chuyện theo đúng logic.
Trẻ còn bắt đầu khả năng tư duy trừu tượng. Ví dụ: Trẻ khơng cịn đếm
ngón tay khi tính tốn mà sử dụng những cách tính nhẩm nhanh để tính
tốn.
Các thí dụ khác là những thao tác tốn học thông thường về nhân, chia,
sắp xếp (lớn hơn hay nhỏ hơn) và thay thế (môt vật bằng một vật khác).
Mỗi thao tác liên quan đến các vấn đề đó và đạt ý nghĩa của nó từ cấu
trúc tổng thể mà nó là một phần, do đó, cộng được phối hợp với trù, nhân
với chia để hình thành một hệ thống hành động trí não. Piaget cố gắng
miêu tả các hệ thao tác đó dưới danh nghĩa là những cấu trúc logic - tốn

học. Các cấu trúc đó là một mơ hình đặc trưng cho tư duy thao tác cụ thể:
+ Thao tác gộp lại thành loại: Ví dụ: Đưa cho trẻ 20 hạt đậu bằng gỗ: 17
hạt có màu nâu, 3 hạt màu trắng. Hỏi xem trẻ có thể làm đuợc hay
khơng một chiếc vịng cổ dài hơn với những hạt màu nâu hay với
những hạt bằng gỗ. Trẻ tiền thao tác sẽ phát biểu là có nhiều hạt nâu
hơn các hạt bằng gỗ. Nó chỉ có thể xử lý với các phần (hạt nâu hay
trắng) hoặc với tổng thể (hạt bằng gỗ) chứ không đồng thời với cả hai.


+
+

Nó khơng hiểu được là các phần riêng lẻ và tổng thể có thể phản hồi.
Trái lại, đứa trẻ thao tác cụ thể có những thao tác làm nền tảng cần
thiết để dẫn đến các câu trả lời đúng.
Thao tác áp dụng cho các quan hệ: Trẻ có thể xếp một hàng búp bê
theo chiều cao của búp bê.
Thao tác áp dụng cho biểu tượng không gian - thời gian: Trẻ tiền thao
tác vẽ mức nước trong bình chứa song song với đáy bình. Trẻ thao tác
cụ thể biết vẽ mức nước song song với mặt đất.

4. Giai đoạn thao tác chính thức (Khoảng từ 11 đến 15 tuổi):
− Trong thời kỳ thao tác cụ thể, các thao tác tâm trí được áp dụng cho các

vật và các sự vật. Trẻ phân loại chúng, sắp xếp chúng theo thứ tự, và đảo
ngược chúng. Ở thời kỳ thao tác chính thức, nó có thể lấy kết quả của các
thao tác cụ thể đó và khái qt hố thành những giả thuyết (đề xuất, qui
chế) về quan hệ logic của chúng. Chúng ta có những thao tác trên các
thao tác: các ý nghĩ trở thành thật sự logic, trừu tượng và mang tính giả
thuyết.

− Tư duy thao tác chính thức giống như loại tư duy thường được gọi là
phương pháp khoa học. Trẻ phát biểu giả thuyết về một sự vật hiện hữu
hoặc có thể xảy ra và thử nghiệm giả thuyết đó đối lập với thực tế. Vấn đề
thú vị là quá trình giải đáp hơn là bản thân câu trả lời đúng.
− Bài tập mẫu đầu tiên là vấn đề quả lắc. Một hoặc nhiều biến tố: chiều dài
sợi dây, trọng lượng quả lắc, lực đẩy,... có thể kiểm sốt tốc độ đung đưa
của quả lắc. Một thiếu niên thao tác cụ thể thí nghiệm với các biến tố,
thậm chí có thể đi đến câu trả lời đúng, nhưng tiếp cận của nó là ngẫu
nhiên, nó khơng có kế hoạch tổng thể. Nó khơng thay đổi một yếu tố
trong khi các yếu tố khác vẫn giữ ngun. Thí dụ, nó có thể so sánh một
quả lắc dài nhẹ với một quả lắc ngắn, nặng và kết luận là cả hai yếu tố
đều quan trọng. Trên thực tế, chiều dài sợi dây có vai trị quyết định trong
tốc độ dao động của quả lắc.
− Trái lại, cậu thiếu niên thao tác chính thức thì tưởng tượng ra mọi yếu tố
quyết định có thể đối với tốc độ dao động trước khi nó bắt đầu, thay đổi
có hệ thống từng yếu tố một, quan sát nghiêm túc các kết quả, nắm được
các kết quả và rút ra được những kết luận phù hợp (nhận ra yếu tố nào
kiểm soát tốc độ). Một cách có hệ thống, nó tách riêng yếu tố quyết định,
và xử lý tất cả các ý kiến đề xuất. Bằng thử nghiệm những dự đốn của
từng giả thuyết, nó chứng minh tư duy suy diễn giả thuyết. Một cách khái
quát hơn: "Thực tế", do đó, được quan niệm như một tổng hợp tổng thể
những gì mà dữ liệu chấp nhận như là những giả thuyết. Nó được coi như
"là" một phần của cái tồn thể "có thể là", cái phần công việc phải khám
phá ra của chủ thể(1963).


− Cũng như trong thời kỳ thao tác cụ thể, Piaget áp dụng mơ hình logic

tốn học cho tư duy của trẻ. Ông xác định một hệ thống 16 thao tác cặp
đơi hình thành một tổ chức đan kết chặt chẽ của các quan hệ logic. Chẳng

hạn: liên kết và không liên kết. Liên kết là một thao tác liên quan đến sự
đồng xảy ra của x và y. Không liên kết liên quan đến 3 khả năng: x và y;
x không phải y; y không phải x. Trong bài tốn tìm xem ngun nhân nào
làm cong cái que, chúng ta xem xét cặp đôi của nhiều khả năng: (1) chiều
dài lớn, độ cong lớn( liên kết) và (2) chiều dài ngắn, độ cong lớn; chiều
dài lớn, độ cong bé (khơng liên kết).
− Ngồi ra, trong mơ hình logic của Piaget, có một hệ thống nguyên tắc về
thao tác các quan hệ logic được các thao tác cặp đôi xuất hiện. Chẳng hạn
như trong bài toán về cân bằng trọng lượng. Một sự mất cân bằng có thể
được xố đi bằng cách trừ đi trong lượng ở phía nặng hơn, hoặc thêm cân
vào phía nhẹ hơn.
− Khả năng xem xét các tư duy trừu tượng tương lai và các khả năng khác
nhau là rõ từng giới xã hội của thanh thiếu niên. Nó mơ ước về tương lai
và tưởng tượng mình vào ở những cơng việc và có vai trị xã hội khác
nhau. Nó có thể thử nghiệm với một số vai trị đó. Nó liên quan đến thế
giới của những ý tưởng. Với bạn bè, nó tranh luận về những giải pháp đạo
lý và chính trị khác nhau. Chẳng hạn, về chiến tranh, nạn nạo phá thai, về
một cộng đồng lý tưởng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nấn ná của tính duy
kỷ. Thanh thiếu niên chịu ấn tượng của sức mạnh của tư duy và ngây thơ
đánh giá các vấn đề thực tế, bao hàm trong việc hoàn thiện một tương lai
lý tưởng cho bản thân và cho xã hội. Nó có cảm tưởng là sức mạnh của ý
muốn logic của nó sẽ chuyển được núi non.
− Hồn thiện các thao tác chính thức, thanh thiếu niên hồn tất các cấu trúc
nhận thức của mình. Những thao tác cụ thể logic khác nhau đã được phối
hợp thành một hệ tư duy độc nhất có tổ chức chặt chẽ, một tổng thể thống
nhất. Tư duy trở nên trừu tượng và linh hoạt. Suy nghĩ này tiếp tục phát
triển suốt tuổi thanh niên trong khi các thao tác chính thức được áp dụng
cho các lĩnh vực và tình huống.
5.





×