Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Hâm mộ thần tượng trong đời sống giới trẻ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 208 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH VIỆT HÀ

HÂM MỘ THẦN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9 22 90 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM QUỲNH PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN............................................................................................................................ 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 12
1.1.1. Những nghiên cứu về văn hóa giới trẻ ............................................................... 12
1.1.2. Những nghiên cứu về hâm mộ thần tượng ..............................................................
1.2. Cơ sở lí luận và các khái niệm liên quan............................................................ 31
1.2.1. Các khái niệm được sử dụng trong luận án ........................................................ 31
1.2.2. Cơ sở lí luận của luận án .................................................................................... 34
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 39
CHƯƠNG 2: BỨC TRANH CHUNG VỀ HÂM MỘ THẦN TƯỢNG


Ở VIỆT NAM .............................................................................................................. 40
2.1. Những mẫu hình thần tượng trong lịch sử ........................................................ 40
2.2. Bối cảnh của hiện tượng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ Việt Nam hiện nay .. 44
2.2.1. Chính sách mở cửa, kinh tế thị trường, quá trình hiện đại hố và đơ thị hố
ở Việt Nam ..................................................................................................................... 44
2.2.2. Tồn cầu hố và các dịng chảy văn hố nước ngồi ......................................... 45
2.2.3. Sự phát triển của truyền thông đại chúng ........................................................... 48
2.3. Sự thịnh hành của các ngơi sao giải trí trong đời sống giới trẻ ....................... 52
2.3.1. Những ngơi sao giải trí nước ngồi .................................................................... 52
2.3.2. Các ngơi sao giải trí trong nước ......................................................................... 55
2.4. Hâm mộ thần tượng qua sự phản ánh của báo chí ........................................... 56
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 60
CHƯƠNG 3: NHỮNG THỰC HÀNH HÂM MỘ THẦN TƯỢNG CỦA GIỚI
TRẺ HIỆN NAY .......................................................................................................... 61
3.1. Like, view, share, vote, support: những thực hành hàng ngày ........................ 62
3.1.1.Theo dõi, cổ vũ, bênh vực thần tượng .................................................................. 63
3.1.2. Quảng bá cho thần tượng.................................................................................... 67
3.2. Câu lạc bộ người hâm mộ (Fanclub) .................................................................. 69
3.2.1. Mục đích và bối cảnh thành lập fanclub ............................................................. 70
3.2.2. Hoạt động của các fanclub ................................................................................. 73
3.2.3. Vai trò của các admin (ban quản trị FC)............................................................ 78
3.3. Các hoạt động tiêu dùng có liên quan đến thần tượng ..................................... 80


3.3.1. Tiêu thụ sản phẩm trực tiếp ................................................................................ 81
3.3.2. Các hình thức tiêu thụ trên khơng gian mạng ..................................................... 86
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 90
CHƯƠNG 4: HÂM MỘ THẦN TƯỢNG: MỘT PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO
BẢN SẮC Ở GIỚI TRẺ .............................................................................................. 91
4.1. Hâm mộ thần tượng trong quá trình định vị căn tính của giới trẻ ................. 91

4.1.1. Nhu cầu định vị căn tính của những người trẻ ................................................... 91
Vai trị của thần tượng trong q trình định vị căn tính ở giới trẻ ............................... 93
4.2. Những phương thức kiến tạo căn tính của người hâm mộ trẻ ........................ 99
4.2.1. Giải mã thần tượng: sự phản chiếu cá nhân....................................................... 99
4.2.2. Chia sẻ ý nghĩa biểu trưng: sự kiến tạo căn tính nhóm .................................... 107
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 115
CHƯƠNG 5: HÂM MỘ THẦN TƯỢNG Ở GIỚI TRẺ TRONG NHỮNG
ĐỘNG NĂNG CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .................................... 116
5.1. Đời sống giới trẻ trong bối cảnh nền cơng nghiệp giải trí ở Việt Nam hiện
nay ............................................................................................................................... 116
5.1.1. Sự phát triển công nghiệp giải trí ở Việt Nam hiện nay ................................... 116
5.1.2. Tác động của nền cơng nghiệp giải trí đến đời sống giới trẻ ........................... 119
5.2. Truyền thông, thần tượng và giới trẻ như một nhóm cơng chúng đặc biệt.. 122
5.2.1. Ảnh hưởng của truyền thơng tới các hình thức giải trí và tương tác của giới
trẻ ................................................................................................................................ 122
5.2.2. Sự tiêu thụ truyền thông mạnh mẽ ở giới trẻ..................................................... 124
5.3. Chủ nghĩa tiêu dùng và giới trẻ như một thị trường tiềm năng .................... 127
5.3.1. Giới trẻ - một thế hệ người tiêu dùng mới ........................................................ 127
5.3.2. Sự thẩm thấu ý thức hệ thị trường..................................................................... 133
5.4. Định vị bản thân và khao khát toàn cầu: giới trẻ và những giá trị mới ....... 137
5.4.1. Định vị bản thân ................................................................................................ 137
5.4.2. Khao khát toàn cầu ........................................................................................... 144
Tiểu kết chương 5 ...................................................................................................... 146
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hâm mộ thần tượng trở thành một hiện tượng nổi

bật, phổ biến của giới trẻ trên phạm vi toàn cầu. Từ phương diện học thuật, hâm mộ
thần tượng là một khía cạnh nghiên cứu quan trọng về văn hóa giới trẻ. Từ khi
Ngành Nghiên cứu văn hóa ra đời và phát triển vào những năm 1960 ở phương Tây,
văn hóa giới trẻ đã được tiếp cận bằng nhiều khung lí thuyết nhằm khám phá các
chiều kích khác nhau như tiểu văn hóa, bản sắc, sự phản kháng, mạng lưới xã hội,
văn hóa tiêu dùng... Ở trong nước, hai thập kỉ trở lại đây chứng kiến giới trẻ và văn
hóa giới trẻ trở thành đối tượng nghiên cứu của một số ngành như xã hội học, tâm lí
học, giáo dục học, văn hóa học. Đặc biệt, với sự phát triển của ngành nghiên cứu
văn hóa ở Việt Nam, các chiều cạnh của văn hóa giới trẻ ngày càng được nghiên
cứu đa chiều hơn. Ban đầu, các nhà nghiên cứu hầu như chỉ chú ý đến lối sống, hệ
giá trị, quan niệm sống hay nhận thức của giới trẻ, sau đó những đặc trưng cũng như
biến đổi của văn hóa giới trẻ trong bối cảnh đặc thù mà họ sống được quan tâm
nhiều hơn chẳng hạn hiện tượng sống thử, sự thay đổi thị hiếu, phong cách, sự thể
hiện bản sắc... trước những tác động của tồn cầu hóa, đặc biệt với vai trị của
internet. Văn hóa giới trẻ và những biểu hiện ngày càng đa dạng, phức tạp của nó
cần được nhìn nhận và có thể soi chiếu bằng những lăng kính đa chiều hơn mà hâm
mộ thần tượng là một hiện tượng nổi bật. Nghiên cứu về hâm mộ thần tượng sẽ giúp
nhận diện những chiều kích mới của văn hóa giới trẻ với những động năng của xã
hội Việt Nam đương đại.
Hâm mộ thần tượng không phải là hiện tượng hoàn toàn mới ở Việt Nam.
Khi đất nước cịn chìm đắm trong khói lửa chiến tranh, những lãnh tụ cách mạng,
những người lính anh dũng khơng tiếc tuổi xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
được xem là hình mẫu của lớp lớp thanh niên. Sau khi đất nước giải phóng và bước
vào cơng cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, những người được ngưỡng mộ và
được coi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chính là những anh hùng lao động. Trong
bối cảnh hiện nay, các ngơi sao giải trí, những người nổi tiếng lại là những thần
tượng có sức thu hút mạnh mẽ đối với số đông giới trẻ.

1



Việc giới trẻ hiện nay trở nên say mê với những ca sĩ, diễn viên, cầu thủ và
tham gia vào những cộng đồng người hâm mộ cuồng nhiệt chờ chực ở sân bay,
khóc lóc, ngất xỉu vì thần tượng, sẵn sàng bỏ ra những số tiền lớn so với khả năng
chi tiêu ở độ tuổi của họ để mua album, gậy cổ vũ, mua vé dự concert... đã khiến
khơng ít phụ huynh lo ngại và tỏ ra hoang mang vì khơng hiểu nổi con em họ đã
nghĩ gì và tại sao các ngơi sao giải trí kia lại có thể khiến con em họ “phát cuồng”
như thế. Đối lập với lo ngại của các thế hệ lớn hơn, giới trẻ vẫn hàng ngày, hàng giờ
theo dõi, chia sẻ, thậm chí “chạy theo” các thần tượng của mình. Điều này gợi ra
những câu hỏi nghiên cứu có tính then chốt để hiểu về giới trẻ Việt Nam trong bối
cảnh văn hoá tiêu dùng phát triển mạnh mẽ và sự khủng hoảng về căn tính của
những người trẻ cịn loay hoay tìm giá trị bản thân.
Từ góc nhìn nghiên cứu văn hóa, quan điểm của chính những người trẻ - như
là “tiếng nói người trong cuộc” - cần phải được “lên tiếng”. Những câu chuyện,
những thực hành văn hóa thường ngày nhỏ nhặt, riêng tư, “cái tôi”, “cái khác biệt”
của giới trẻ cần được phân tích. Khác với các ngành khác, nghiên cứu văn hóa nhìn
ra được những ý nghĩa của các thực hành bị gạt ra ngồi lề, nhìn hâm mộ thần tượng
khơng phải là một thực hành phi lí, nơng nổi, điên rồ mà có vai trị quan trọng trong
q trình tạo dựng ý nghĩa và căn tính giới trẻ. Trong quá trình biến đổi liên tục,
phức tạp của bối cảnh trong nước và thế giới, khi những khoảng cách thế hệ và định
kiến về giới trẻ vẫn luôn tồn tại, khi giới trẻ vẫn luôn loay hoay với những câu hỏi
trong việc xác định “họ là ai”, luôn không ngừng tìm kiếm những cách thức để phản
kháng lại những áp đặt, định kiến và khẳng định bản thân thì nghiên cứu cơ bản về
giới trẻ và văn hóa giới trẻ vẫn ln là một việc làm quan trọng. Tìm hiểu việc hâm
mộ thần tượng của giới trẻ có thể góp phần làm lộ ra các chiều kích phong phú, đa
chiều của văn hố giới trẻ ngày nay. Vì vậy, chúng tôi tin rằng việc nghiên cứu
“Hâm mộ thần tượng trong đời sống giới trẻ Việt Nam hiện nay” có tính cấp thiết
cao trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khám phá thực hành hâm mộ thần tượng

và chỉ ra phương thức kiến tạo bản sắc của giới trẻ trong những động năng của xã
hội Việt Nam đương đại.
Các câu hỏi nghiên cứu cơ bản:
2


1- Thực hành hâm mộ thần tượng của giới trẻ được thể hiện như thế nào?
2- Vai trò của những thực hành ấy trong việc kiến tạo nên bản sắc của giới trẻ?
3- Những động năng của xã hội Việt Nam đương đại đã góp phần định dạng
hiện tượng hâm mộ thần tượng của giới trẻ hiện nay như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
 Cung cấp một cái nhìn tổng quan những khía cạnh lí thuyết quan trọng trong
nghiên cứu về văn hóa giới trẻ và hâm mộ thần tượng.
 Nhận diện các thực hành hâm mộ thần tượng ở giới trẻ Việt Nam (qua
nghiên cứu trường hợp cụ thể một số cá nhân người hâm mộ và các câu lạc bộ
người hâm mộ).
 Tìm hiểu phương thức kiến tạo bản sắc của giới trẻ thông qua việc hâm mộ
thần tượng trong bối cảnh hiện nay.
 Phân tích những yếu tố tác động đến thực hành hâm mộ thần tượng của giới
trẻ Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các thực hành hâm mộ thần tượng của giới trẻ Việt
Nam hiện nay, cụ thể là các thần tượng giải trí trong nền văn hoá đại chúng, tập
trung chủ yếu vào các thần tượng âm nhạc. Sở dĩ tôi lựa chọn các thần tượng âm
nhạc là vì các hoạt động của họ và người hâm mộ của họ diễn ra phong phú, nổi bật
và đều đặn trên truyền thơng (truyền hình, youtube, báo điện tử...), dễ nhận thấy sự
ảnh hưởng của họ trong việc định hình và khiến cho đời sống giải trí của giới trẻ trở
nên sôi động như hiện nay. Thêm vào đó, vì đây là những ngơi sao biểu diễn, gắn
với một loại hình văn hóa đại chúng có tính chất phổ biến và sôi động nhất hiện nay

(nhạc Pop) nên đã tạo ra những đặc trưng riêng nhưng đồng thời cũng mang tính
bao quát khá đầy đủ cho những cộng đồng người hâm mộ (có tên gọi và lightstick
riêng của fandom, có những hoạt động đặc trưng: tham gia các show diễn cổ vũ
thần tượng - hoạt động này khơng có ở fan của ngơi sao điện ảnh, mua các sản
phẩm đa dạng gắn với thần tượng như album, nhạc số và các sản phẩm của thần
tượng hay do thần tượng làm đại diện quảng cáo)...

3


Trong những trường hợp nhất định, tôi vẫn sử dụng tư liệu về người hâm mộ
của những ngôi sao điện ảnh hay ngôi sao thể thao khác làm minh chứng để bổ sung
cho các kết luận của mình.
- Khách thể nghiên cứu: những người hâm mộ trẻ (fan), các câu lạc bộ người
hâm mộ (FC - fanclub) ở Việt Nam hiện nay. Trong luận án này, thuật ngữ “giới
trẻ” không hồn tồn trùng khít với thuật ngữ “thanh niên” (theo định nghĩa của
Luật Thanh niên là độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi), bởi “giới trẻ” còn chỉ tất cả những
người có “tính trẻ”, khao khát tìm kiếm định vị bản thân, thử nghiệm những điều
mới mẻ, liều lĩnh, năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, người hâm mộ đối với các thần
tượng trong giới nghệ sĩ giải trí, mà cụ thể là thần tượng âm nhạc, chủ yếu là những
người trẻ là học sinh, sinh viên, người mới đi làm. Vì vậy, nghiên cứu này chủ yếu
tiếp cận và phân tích người hâm mộ ở độ tuổi 16 - 30 này.
Để có thể tìm hiểu thấu đáo và cụ thể về người hâm mộ trẻ, đề tài luận án lựa
chọn nghiên cứu trường hợp người hâm mộ của ca sĩ nổi tiếng Sơn Tùng M-TP.
Sơn Tùng M-TP tên thật là Nguyễn Thanh Tùng, sinh ngày 5/7/1994, quê Thái
Bình, là một trong những ca sĩ “hot” nhất trong làng nhạc trẻ hiện nay ở Việt Nam.
Là một ca sĩ thành danh từ giới underground, Sơn Tùng hoạt động nghệ thuật từ khi
cịn là học sinh cấp 3, nhưng chính thức được biết đến rộng rãi từ năm 2013 sau khi
xuất hiện trên chương trình Vietnam Idol với ca khúc “Cơn mưa ngang qua”. Sáng
tác tầm 20 bài hát, ca sĩ này đã từng giành nhiều giải trên các sân khấu âm nhạc,

khơng ít bài đã trở thành “hit”, có lượt xem cao kỉ lục so với các ca sĩ Việt Nam:
“Em của ngày hôm qua”, “Không phải dạng vừa đâu”, “Chúng ta khơng thuộc về
nhau”, “Lạc trơi”, “Nơi này có anh”, “Chạy ngay đi”, “Hãy trao cho anh”... Trong
danh sách Top 10 tìm kiếm nhiều nhất trên Google Việt Nam năm 2015 có đến 4 từ
khóa liên quan đến nam ca sĩ này. Tháng 10/2017, ca sĩ này còn ra mắt tự truyện
Chạm tới giấc mơ với 17.000 bản in. Tháng 7/2019, sau khi MV Hãy trao cho anh
được phát hành, với sự góp mặt của những nghệ sĩ nước ngồi và đặc biệt là sự góp
giọng của huyền thoại nhạc Rap Snoop Dog của Mỹ thì tên tuổi Sơn Tùng đã vượt
xa hơn nữa khỏi lãnh thổ Việt Nam. Sự kiện này được nhắc đến trong một thời gian
dài trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam năm 2019. Sơn Tùng cũng trở
thành gương mặt thương hiệu, đại diện cho hàng chục nhãn hàng lớn nhỏ, là cái tên
xuất hiện liên tục trên báo chí, mạng xã hội, các chương trình truyền hình. Dù mới
4


chỉ tham gia lĩnh vực giải trí được 7 năm nhưng Sơn Tùng đã có một sự nghiệp
đáng kể, có lượng người hâm mộ trẻ đông đảo bậc nhất ở Việt Nam hiện nay. Có
một điều đặc biệt là khơng chỉ Sơn Tùng mà cộng đồng người hâm mộ của ca sĩ này
cũng luôn là đối tượng, chủ đề bàn luận của báo chí, cộng đồng mạng trong suốt
thời gian vừa qua. Các câu lạc bộ người hâm mộ (fanclub - FC) của ca sĩ này dù
hoạt động tự phát nhưng khá đông đảo và chuyên nghiệp, thu hút ngày càng nhiều
thành viên tham gia. Nghiên cứu trường hợp người hâm mộ Sơn Tùng M-TP sẽ
giúp nhận diện các chiều kích của vấn đề người hâm mộ trẻ hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khía cạnh nghiên cứu, luận án khơng bao qt mọi khía cạnh của hiện
tượng hâm mộ thần tượng (nghiên cứu thần tượng, người hâm mộ, các cơng ty giải
trí, mạng lưới kinh doanh và quản lý thần tượng, mối quan hệ xuyên quốc gia trong
ngành công nghiệp kinh doanh thần tượng...) mà tập trung nghiên cứu những thực
hành hâm mộ thần tượng của người hâm mộ - những người đã kiến tạo nên thần
tượng và tiêu thụ thần tượng theo cách riêng của họ, mặc dù bị chi phối trong mạng

lưới về “nghĩa” của thế giới tiêu dùng và ngành cơng nghiệp giải trí. Luận án chú ý
tới các khía cạnh cảm xúc, hành vi tiêu dùng, đặt chúng trong mối quan hệ với việc
kiến tạo căn tính của người hâm mộ trẻ. Ngành cơng nghiệp giải trí có ảnh hưởng
khơng nhỏ trong việc định hướng thẩm mỹ, định hướng thị trường, được cơng
nghiệp hóa trở thành một ngành cơng nghiệp. Chính trong bối cảnh của ngành công
nghiệp này mới khiến xuất hiện nhiều những người nổi tiếng, những thần tượng
như hiện nay. Đồng thời, công nghiệp văn hóa cũng tạo nên cả một hệ thống nghĩa
mới đối với cơng chúng nói chung và giới trẻ nói riêng.
Về thời gian nghiên cứu: q trình nghiên cứu được thực hiện từ giữa năm
2017 đến cuối năm 2019.
Về không gian nghiên cứu: chủ yếu tại nội thành Hà Nội vì đây là nơi thường
xuyên diễn ra những chương trình, sự kiện văn hóa văn nghệ và thể thao có sự tham
gia của các ngơi sao âm nhạc, thể thao trẻ tuổi và các fan hâm mộ của họ. Khơng
chỉ thế, đơ thị Hà Nội cịn là nơi có cơ sở hạ tầng phù hợp cho những sự kiện giải trí
thu hút một số lượng người đơng đảo (các sân vận động, nhà văn hoá, trung tâm
phát hành vé, trung tâm thương mại - nơi thường được các ekip tổ chức sự kiện thực
hiện các chương trình quảng bá, giao lưu, fan meeting...).
5


Ngồi phạm vi nghiên cứu là khơng gian thực tế, chúng tôi cũng tiến hành
nghiên cứu hiện tượng hâm mộ thần tượng và các cá nhân, hội nhóm những người
hâm mộ ở không gian trực tuyến (mạng xã hội Facebook, các diễn đàn của fan và
anti-fan, ví dụ diễn đàn về Sơn Tùng trên VOZ...). Việc này giúp chúng tôi có thêm
cơ sở dữ liệu để chỉ ra được những thứ mà giới trẻ muốn thể hiện cũng như những
yếu tố tác động đến quan niệm, thị hiếu, nhu cầu của họ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu định tính với mục tiêu khám phá diện mạo và ý nghĩa
của thực hành hâm mộ thần tượng của giới trẻ Việt Nam trong xã hội đương đại.
Trước khi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu định tính, tơi đã tiến hành khảo sát

sơ bộ một số nhóm bạn trẻ hâm mộ thần tượng Việt Nam và K-Pop thông qua phiếu
hỏi ý kiến để có được cái nhìn khái qt và những nhận định chung về người hâm
mộ và các thực hành hâm mộ của họ (xin xem Phụ lục 1). Sự nhất quán tương đối
trong những câu trả lời của các đối tượng được khảo sát này đã giúp tơi có cơ sở để
quyết định lựa chọn nghiên cứu định tính đối với một số người hâm mộ trẻ nhằm
tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của hâm mộ thần tượng trong đời sống giới trẻ Việt
Nam hiện nay. Các phương pháp định tính bao gồm quan sát tham dự, phỏng vấn
sâu, thảo luận nhóm. Ngồi ra, luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp các tư liệu thứ cấp.
Trước hết là phương pháp quan sát tham dự. Do có một thời gian dài tìm hiểu
trên các mạng xã hội, tham gia vào các diễn đàn, hội nhóm người hâm mộ, tơi nhận
thấy các thực hành hâm mộ thần tượng của giới trẻ đa dạng và đa chiều hơn nhiều
so với những gì báo chí phản ánh. Vì vậy, tơi đã đề nghị được trở thành “member”
(thành viên) của một số fanclub (FC) như 4 FC của những người hâm mộ Sơn Tùng
M-TP, 1 FC của ca sĩ Đức Phúc, 1 FC của những người hâm mộ nhóm nhạc nữ Hàn
Quốc T-ara, 1 FC của nhóm EXO, 1 FC của nhóm BTS, ngồi ra tơi cịn theo dõi
một số FC của các ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá Việt Nam và nước ngồi.
Để được chấp nhận là “member” (thành viên), tôi phải trả lời 3-5 câu hỏi của
“admin” (ban quản trị FC) để chứng minh được rằng tơi là fan thật sự, tơi phải có
những hiểu biết nhất định về thần tượng của cả nhóm và nếu muốn tham gia với tư
cách là thành viên chính thức, tơi phải nộp phí định kì và tham gia các hoạt động
offline với FC. Quỹ của FC sẽ do một thành viên trong dàn admin giữ để chi tiêu
6


vào những việc chung của FC như mua áo đồng phục, mua bảng đèn cổ vũ, in
banner và poster để tổ chức “đu show” cho các thành viên trong nhóm; thuê loa đài
để tổ chức các sự kiện offline của FC (kỉ niệm ngày thành lập FC, kỉ niệm ngày
thần tượng phát hành album hay bài hát nào đó đáng nhớ, sinh nhật của thần
tượng...); làm từ thiện khi có sự kiện như kỉ niệm ngày sinh của thần tượng hoặc khi

có những hồn cảnh cần trợ giúp. Tơi đã tham gia đóng quỹ và trở thành một thành
viên chính thức trong một FC của những người hâm mộ Sơn Tùng M-TP tại Hà Nội.
Để tăng cường các mối quan hệ và duy trì tư cách thành viên, tơi đã mua
“vương miện” đội đầu để cổ vũ khi đi xem show, đi dự offline tại phố đi bộ và tại
các quán trà sữa, cà phê cùng với cả FC. Nhờ q trình này, tơi nhanh chóng làm
quen với khá nhiều bạn trẻ cả nam và nữ. Tôi cùng xếp hàng với họ để đợi được vào
miễn phí trong một vài show tại phố đi bộ theo quyền lợi của các thành viên chính
thức trong FC, cùng họ kêu gọi những người hâm mộ khác mua vương miện cổ vũ
Sơn Tùng, cùng hồi hộp săn vé trên hệ thống VinID và xếp hàng tại cửa hàng Circle
K để đổi 3 thùng Pepsi lấy vé Vvip. Tôi cũng từng tụ tập từ 7 rưỡi sáng đến 12 giờ
đêm để tham dự Skytour (một liveshow có bán vé của Sơn Tùng năm 2019) cùng
FC. Nhờ vậy, dù hơn tuổi khá nhiều nhưng các bạn trẻ này coi tơi như “người trong
cùng gia đình Sky” của họ. Tơi đã cùng họ có những trải nghiệm tuyệt vời trong
suốt quãng thời gian từ 2017 đến nay. Ngoài quan sát tham dự những hoạt động
thực tế của FC này, tơi cịn tham gia bình luận trên facebook của các FC khác, để có
những thơng tin, những trải nghiệm khác của một thành viên online. Phương pháp
này đã giúp tôi thu được những tư liệu quan trọng, những cảm nhận sinh động, thực
tế, vừa bao quát vừa cụ thể từ góc độ của người trong cuộc.
Phương pháp phỏng vấn sâu được triển khai dựa trên những hiểu biết và mối
quan hệ tơi có được từ q trình quan sát tham dự dài ngày. Từ một vài thông tín
viên thân thiết, phương pháp “quả cầu tuyết” (snowball) đã giúp tơi mở rộng mạng
lưới những người có thể phỏng vấn. Tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn với 45
bạn trẻ là những người hâm mộ của các ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá của Việt
Nam và nước ngồi, trong đó 30 bạn là người hâm mộ của ca sĩ Sơn Tùng M-TP.
Họ là những người thể hiện tình cảm nồng nhiệt với thần tượng (like, share và
comment liên tục tại các fanpage, các diễn đàn về thần tượng, nhiệt tình trong các
sự kiện của FC). Các bạn trẻ được lựa chọn phỏng vấn khá đa dạng về độ tuổi, nghề
7



nghiệp, trình độ, quê quán. Họ là sinh viên (26 bạn), học sinh (6 bạn), người đã đi
làm (13 bạn, trong đó có 5 bạn làm các cơng việc văn phòng như y tá, giáo viên,
luật sư, nhân viên truyền thơng; 6 bạn cịn lại kinh doanh tự do hoặc là nhân viên
bán hàng); 14/45 bạn được phỏng vấn là người Hà Nội, còn lại là các bạn đến từ
nhiều tỉnh thành miền Bắc, miền Trung và cả miền Nam. Đây là những bạn trẻ
trong độ tuổi từ 16 - 30 (cũng có một số ít bạn ngồi 30 tuổi - 4 bạn). Những bạn là
fan của ca sĩ Sơn Tùng M-TP chủ yếu sinh sống tại nội thành Hà Nội (13/30 bạn).
Ngồi ra cũng có một vài trường hợp ngoại lệ (là người sống ở Sài Gịn hoặc tỉnh
ngồi nhưng đến Hà Nội để “off” - họp fan với những người hâm mộ khác). Với
một số fan sống ở Sài Gịn, qua thơng tín viên của mình - cũng là thành viên của
một FC, tôi đã liên hệ được với 2 admin của FC này. Khi họ ra Hà Nội cơng tác, tơi
có dịp cùng gặp gỡ, đi ăn, đi uống nước cùng họ và các admin đầu cầu Hà Nội. Nhờ
có những hiểu biết nhất định về Sơn Tùng M-TP, tơi bắt chuyện và hịa nhập khá
nhanh với họ.
Trong các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện trong khoảng từ 60 120 phút, những người tham gia cùng tôi trao đổi và chia sẻ về một số chủ đề: Cách
họ được giới thiệu/ biết tới thần tượng, tại sao hâm mộ thần tượng này; Những khía
cạnh của thần tượng mà họ thích hoặc khơng thích; Cách mà họ thể hiện sự hâm mộ
của mình và Tại sao họ lại hâm mộ như vậy? Cách hâm mộ của họ có ảnh hưởng từ
đâu?; Những sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm, thị hiếu, thẩm mỹ từ khi
hâm mộ ca sĩ này? Họ muốn cho người khác thấy họ là những người hâm mộ như
thế nào? Cách họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho các hoạt động của
người hâm mộ... Tất cả các cuộc phỏng vấn đều bắt đầu bằng câu chuyện về các
ngôi sao thần tượng, cấu trúc của cuộc phỏng vấn được phát triển linh hoạt theo các
chủ đề nổi lên trong suốt quá trình phỏng vấn. Nội dung các cuộc phỏng vấn được
ghi âm hoặc được ghi chép lại dưới dạng nhật kí, kết hợp với q trình quan sát
tham dự, có những đối tượng được phỏng vấn nhiều lần nhằm đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và phong phú của thông tin.
Phương pháp phỏng vấn sâu với nguyên tắc ẩn danh cho phép người được
phỏng vấn bộc lộ một cách thành thật, tự nhiên những thị hiếu, sở thích của họ,
thậm chí cả sự điên rồ, cuồng nhiệt của họ đối với thần tượng một cách không ngại

ngùng. Phương pháp này đã giúp tơi có được sự hiểu biết sâu và đa chiều hơn về
8


những cảm xúc, hành vi của các cá nhân và nhóm người hâm mộ. Những hiểu biết
này một mặt bổ sung tư liệu, một mặt là sự phản biện với những gì mà báo chí phản
ánh về hiện tượng hâm mộ thần tượng của giới trẻ Việt Nam trong những năm vừa
qua vì thực sự, trước khi tiếp cận những người hâm mộ cụ thể, tơi cũng từng có cái
nhìn đầy định kiến về họ.
Bên cạnh việc phỏng vấn những bạn trẻ là fan của ca sĩ Sơn Tùng M-TP, tôi
cũng tiến hành phỏng vấn một số fan của các ca sĩ, nhóm nhạc, cầu thủ nổi tiếng và
một số nhà báo, người làm truyền thông về các vấn đề như: các yếu tố làm nên sự
nổi tiếng và thành công của một ngôi sao, những yếu tố tác động đến việc hâm mộ
thần tượng ở giới trẻ hiện nay, mối quan hệ giữa các ngôi sao với truyền thông và
các thương hiệu, giữa thần tượng với người hâm mộ...
Ngoài phương pháp phỏng vấn sâu, tơi cịn tiến hành 4 cuộc thảo luận nhóm
(mỗi nhóm từ 3-5 người) với mục đích tăng tính tương tác, tranh luận giữa các cá
nhân người hâm mộ để tìm hiểu những suy nghĩ, góc nhìn đa chiều về thần tượng và
những thực hành hâm mộ cụ thể của các bạn trẻ hiện nay, cũng như để tìm những
điểm chung mang tính bối cảnh mà những người trẻ cùng trang lứa như họ từng trải
qua, chẳng hạn các kênh truyền hình, các trang web họ thường xem, các ứng dụng
internet và các trang mạng xã hội họ từng sử dụng, các dấu mốc thời gian và các sự
kiện văn hóa có liên quan tới quá trình hâm mộ thần tượng của họ.
Nghiên cứu người hâm mộ trẻ cũng gặp một số khó khăn nhất định. Các bạn
trẻ tuy khá cởi mở, sôi nổi trong khi nói chuyện, tuy nhiên cũng khơng dễ để sắp
xếp một buổi hẹn bởi họ thường xuyên phải học theo giờ giấc khơng ổn định (học
tín chỉ), hoặc đi thi, đi làm thêm... Do vậy, ngoài gặp gỡ ở quán cà phê, tôi đã tham
gia với các bạn trẻ một số sự kiện có thần tượng của họ biểu diễn, tham gia các buổi
họp fan của họ (đi ăn, đến trường mà họ học...) và thường xuyên trò chuyện với họ
qua mạng xã hội trực tuyến để tìm hiểu những thơng tin từ họ.

Do đặc trưng về giao tiếp và tương tác của lứa tuổi trong bối cảnh truyền
thông và mạng xã hội hiện nay, để khắc phục những hạn chế của việc phỏng vấn
trực tiếp, tơi cịn sử dụng phương pháp phân tích văn bản, coi những nội dung,
thơng tin trên các trang fanpage của các nhóm fandom, các fanclub và các tài khoản
facebook của các cá nhân người hâm mộ trẻ như là một văn bản để phân tích, đánh giá.

9


Ngoài ra, để hỗ trợ cho những bàn luận và diễn giải của mình, chúng tơi cũng
sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu thứ cấp. Nguồn tài liệu mà
chúng tơi tiếp cận và xử lí bao gồm: các tài liệu nghiên cứu về giới trẻ và văn hóa
giới trẻ, các tài liệu về thần tượng, người nổi tiếng và hâm mộ thần tượng trên thế
giới và ở Việt Nam, các tài liệu về bối cảnh đương đại ở Việt Nam nói riêng và thế
giới nói chung bao gồm tồn cầu hóa, truyền thơng, văn hóa đại chúng, văn hóa tiêu
dùng đặt trong mối quan hệ với văn hóa giới trẻ. Mặc dù hâm mộ thần tượng là một
hiện tượng văn hóa nổi bật ở giới trẻ Việt Nam trong khoảng 20 năm trở lại đây, tuy
nhiên, các tài liệu nghiên cứu của Việt Nam về hiện tượng này hầu như rất ít, chủ
yếu là các tư liệu báo chí truyền thơng, trong khi tư liệu nước ngoài lại khá đồ sộ.
Do vậy, để thu thập các tư liệu này, tôi chủ yếu phải sử dụng các cơng cụ tìm kiếm
như: Google, Google Scholar, ResearchGate, Academia.edu,... và khai thác tối đa
các nguồn tài liệu hỗ trợ từ phía các thầy cơ và các chun gia. Đây là nền tảng
quan trọng để chúng tơi có được cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu, trường
hợp nghiên cứu, từ đó có thể lên kế hoạch cho việc quan sát tham dự, lập câu hỏi
phỏng vấn và lựa chọn đối tượng để phỏng vấn. Đồng thời, khi đối chiếu với các tư
liệu điền dã, nguồn tư liệu thứ cấp này cịn giúp cho việc phân tích, lí giải vấn đề
nghiên cứu trở nên rõ ràng hơn, từ đó có thể đưa ra được những hướng tiếp cận mới,
những kết quả nghiên cứu mới cho đề tài.
Không chỉ khai thác các tư liệu mang tính học thuật nghiên cứu về văn hóa
giới trẻ và hâm mộ thần tượng, luận án cịn tìm kiếm những tư liệu trên báo chí về

đối tượng nghiên cứu qua một số tờ báo dành riêng cho thanh thiếu niên, tiêu biểu
nhất là Hoa Học trò. Chúng tôi đã khảo sát tờ báo này trong 29 năm liên tục từ số
báo đầu tiên năm 1991 đến 2019 để có thể lịch sử hóa hiện tượng hâm mộ thần
tượng cũng như thấy được những biến đổi trong đời sống văn hóa giới trẻ Việt Nam
trong quãng thời gian này.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án


Luận án là một trong những cơng trình đầu tiên khám phá những chiều kích

văn hóa của hiện tượng hâm mộ thần tượng ở Việt Nam trong thời đại hiện nay
cũng như các tác nhân tác động đến nó.
 Luận án khám phá cách thức giới trẻ kiến tạo nên căn tính của mình thơng
qua cách họ hâm mộ thần tượng và gán nghĩa cho các thực hành văn hoá.
10


 Luận án cung cấp những luận giải về căn nguyên và động lực của việc hâm
mộ thần tượng, từ đó chỉ ra những động năng của xã hội Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lí luận
Ý nghĩa lý luận của luận án được thể hiện trên hai phương diện:
Thứ nhất, từ việc lí giải sâu sắc về hiện tượng hâm mộ ở giới trẻ và lập luận
rằng những thực hành hâm mộ thần tượng (tiêu dùng, giải mã thần tượng và kiến
tạo văn hoá người hâm mộ) là một cách thức hữu hiệu để giới trẻ tạo dựng bản sắc
cá nhân và bản sắc nhóm, luận án đóng góp một quan điểm học thuật về phương
thức kiến tạo bản sắc của giới trẻ trong bối cảnh đương đại.
Thứ hai, cũng thông qua việc tranh luận rằng hâm mộ thần tượng khơng chỉ
đơn thuần là một hình thức giải trí mà còn là phương thức để những người hâm mộ
trẻ kiến tạo căn tính cá nhân và tập thể, khẳng định “quyền lực” của nhóm tuổi

trước những định kiến của các nhóm tuổi lớn hơn, thậm chí có sức hấp dẫn ngược
trở lại đối với các nhóm tuổi lớn hơn, luận án đóng góp vào lý thuyết về tiểu văn
hố giới trẻ.
- Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc nghiên cứu những ý nghĩa, giá trị, quan điểm, thị hiếu mà những
người hâm mộ trẻ cùng chia sẻ, luận án chỉ ra những cách thức mà những người
hâm mộ trẻ định danh về mình qua cách hâm mộ thần tượng của họ trong bối cảnh
xã hội đương đại. Với ý nghĩa đó, luận án là tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên
cứu văn hóa, những người làm chính sách về thanh niên cũng như những người
quan tâm đến vấn đề bản sắc văn hoá và văn hoá giới trẻ.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận;
Chương 2: Bức tranh chung về hâm mộ thần tượng ở Việt Nam;
Chương 3: Những thực hành hâm mộ thần tượng của giới trẻ hiện nay;
Chương 4: Hâm mộ thần tượng: một phương thức kiến tạo căn tính ở giới trẻ;
Chương 5: Hâm mộ thần tượng ở giới trẻ trong những động năng của xã hội
Việt Nam đương đại.

11


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về giới trẻ và văn hóa giới trẻ
1.1.1.1. Những nghiên cứu về văn hóa của các nhóm giới trẻ
Có rất nhiều khuynh hướng lí thuyết trong nghiên cứu về văn hóa của các
nhóm giới trẻ khác nhau, trong đó tiểu văn hóa là một khuynh hướng nổi bật. Tiểu
văn hóa (subculture) là một khái niệm để chỉ văn hóa của một nhóm người trong

một nền văn hóa, có những đặc trưng riêng so với nền văn hóa chung mà nó thuộc
về mặc dù vẫn duy trì những ngun tắc nền tảng của nền văn hóa đó. “Tiểu văn
hóa giới trẻ” được xem là một tiểu văn hóa dựa trên giới trẻ với phong cách, hành vi
và sở thích riêng biệt. Các tiểu văn hóa giới trẻ được nhận dạng dựa trên các yếu tố
có thể phân biệt về mặt xã hội như gia đình, cơng việc, nhà ở và trường học (Brake 1985) [79].
“Tiểu văn hóa” (sub-culture) được hiểu là văn hóa “con”, văn hóa “phụ”,
văn hóa “nhóm” được sản sinh trong chính nền văn hóa chính thống (nền văn hóa
“cha mẹ”). Lí thuyết này được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu văn hóa đương
đại Birmingham (CCCS) (1964) với các cơng trình quan trọng của Dick Hebdige
(1979) [116], Stuart Hall & Tony Jefferson (1993) [114]... Các nhà nghiên cứu cho
rằng một trong những đặc trưng của các tiểu văn hóa giới trẻ là thường thể hiện sự
đối lập có hệ thống với nền văn hóa chính thống. Dick Hebdige [116] mơ tả tiểu văn
hố như là một phản ứng của các nhóm ít quyền lực thách thức quyền bá chủ của
văn hóa thống trị/chi phối. Stuart Hall và Tony Jefferson [114] thì mơ tả các tiểu
văn hóa giới trẻ là những nỗ lực phản kháng lại quyền lực thống trị thơng qua việc
áp dụng có ý thức các hành vi mang tính biểu tượng hay nghi lễ có ý nghĩa đe dọa
đến việc thiết lập sự thống trị đó. Vì giới trẻ được xem như một nhóm phụ thuộc và
ít quyền lực trong mối quan hệ với sự chi phối của xã hội người lớn, nên tiểu văn
hoá giới trẻ có thể được xem như một hệ thống văn hoá thách thức sự thống trị của
xã hội người lớn.
Các tiểu văn hóa giới trẻ có thể được định nghĩa là các hệ thống biểu đạt ý
nghĩa (systems of meaning), phương thức biểu hiện (modes of expression) hoặc lối
sống (lifestyle) được phát triển bởi các nhóm yếu thế để đối phó với các hệ thống
12


chiếm vai trị chủ đạo trong xã hội và nó phản ánh nỗ lực của họ để giải quyết các
mâu thuẫn có tính cấu trúc phát sinh từ bối cảnh xã hội rộng lớn hơn (Brake) [79].
Do vậy, các nghiên cứu về các tiểu văn hóa thường bao gồm nghiên cứu về biểu
tượng gắn liền với trang phục, âm nhạc, những cảm xúc của các thành viên trong

nhóm cũng như cách thức mà các biểu tượng này được các thành viên của nền văn
hóa thống trị hiểu. Nhiều tiểu văn hóa giới trẻ trên thế giới có liên quan đến các thể
loại âm nhạc, chẳng hạn: punks, emos, ravers, juggalos, metalheads và goths trong
nghiên cứu của Brake [79] hay nhạc pop trong nghiên cứu của Huq [123] sau này.
Sau tiểu văn hoá là một số khuynh hướng mới chẳng hạn: “hậu tiểu văn hóa”
(post-subculture) tập trung vào văn hóa giới trẻ đương đại phù du và được tổ chức
xoay quanh lối sống cá nhân và các lựa chọn tiêu dùng, khả năng biến đổi với một
loạt các phong cách khác nhau ở giới trẻ. Văn hóa giới trẻ ngày càng được khai thác
ở khía cạnh “sự khác biệt” (Barker) [74]. “Nền “tiểu” văn hóa có nghĩa là những
khái niệm về tính đặc biệt và điểm khác biệt so với xã hội thống trị và chủ đạo” [74,
tr. 561]. Cũng theo Barker, tuổi trẻ như một sự trì hỗn, như một sự phân loại văn
hóa và đầy mơ hồ; tuổi trẻ là một kết cấu diễn ngôn1 - “những diễn ngôn về phong
cách, hình ảnh, điểm khác biệt và bản sắc đóng vai trị đặc biệt quan trọng” [74, tr.
559]. Theo đó, đặc điểm của tuổi trẻ là “sự kháng cự”, “sự bác bỏ và đảo ngược”, là
“việc diễn và nhấn mạnh những giá trị ngầm...” [74, tr. 562].
Ở Việt Nam, “tiểu văn hóa” khơng phải là một thuật ngữ được sử dụng
thường xuyên trong các nghiên cứu về giới trẻ. Có một số nhà nghiên cứu sử dụng
khái niệm “tiểu văn hóa thanh niên” (Từ Thị Loan [37], Đặng Cảnh Khanh [35],
Phạm Quỳnh Phương [45]). Đặng Cảnh Khanh [35, tr. 255] cho rằng “bên cạnh cái
dịng văn hóa chính thống của xã hội cịn có một dịng chảy văn hóa khác. Dịng
“Diễn ngơn” (discourse) là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến, đặc biệt trong các nghiên cứu gần đây
và được dùng sớm nhất trong ngôn ngữ học, nhằm ám chỉ phương thức hoạt động của ngôn từ, vượt ra ngồi
văn bản và có thể xem xét sự vận hành của ngôn từ để khám phá các quan hệ quyền lực chi phối sự tạo thành
và vận hành của chúng trong thực tiễn đời sống (Dẫn theo Phạm Quỳnh Phương, Hồng Cầm 2012: 50).
Diễn ngơn được hiểu là một q trình hiểu và tạo nghĩa mang tính xã hội (thay vì mang tính ngơn ngữ thuần
túy). Vì vậy, mặc dù khả năng tạo nghĩa của ngôn ngữ là vô hạn, nhưng trong mỗi giai đoạn lịch sử, việc
nghĩa nào được chấp nhận và nghĩa nào trở nên phổ biến lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội, chính trị
chứ khơng phải một q trình mang tính ngơn ngữ học thuần túy. Việc thương thỏa để tạo nghĩa này (cùng
với kết quả của nó) chính là các diễn ngơn đặc trưng của từng thời đại. Việc nhìn nhận người nổi tiếng như
một diễn ngôn, đồng nghĩa với việc nhìn nhận họ như một văn bản, và đọc “nghĩa” của văn bản đó trên điều

kiện lịch sử, xã hội của Việt Nam, thay vì hiểu chữ “người nổi tiếng” như là ý nghĩa ghi trong từ điển
(Nguyễn Thu Giang 2011: 152).
1

13


chảy ấy có thể là ít khn phép, ít bài bản và không hàn lâm nhưng lại rất mạnh mẽ
và sáng tạo”. Bên cạnh đó, một số ý kiến hoặc cịn ngập ngừng hoặc khơng tán
thành do cho rằng khái niệm này ra đời và phù hợp với bối cảnh Âu Mỹ nhưng có
vẻ chưa thật chính xác đối với giới trẻ Việt Nam (Phạm Hồng Tung [60]). Theo
Phạm Hồng Tung, “tiểu văn hóa thanh niên” thường để chỉ những trào lưu “phá
cách” của thanh niên phương Tây như hippies, punks... cịn ở Việt Nam, sẽ khơng
hợp lí khi cho rằng có một tiểu văn hóa như vậy vì những biểu hiện của tiểu văn hóa
như thế khơng tiêu biểu và đại diện cho số đông thanh niên nước ta. Mặc dù tồn tại
một “văn hóa nhóm thanh niên” và theo đặc trưng của lứa tuổi nên văn hóa nhóm
của thanh niên thường chứa những nhóm khơng đồng nhất, thậm chí trái ngược với
hệ giá trị được xã hội chấp thuận, tuy nhiên theo tác giả này, văn hóa thanh niên là
một bộ phận khơng tách rời của văn hóa dân tộc xét theo tất cả các chiều cạnh [60, tr. 75].
Các nghiên cứu khác (Nguyễn Ánh Hồng [27], Đinh Thị Vân Chi [6],
Nguyễn Thị Phương Châm [4], [5]...) tuy khơng khẳng định rõ việc tồn tại một “tiểu
văn hóa giới trẻ” nhưng phần đa đều cho rằng giới trẻ là một “nhóm dân số”, “nhóm
xã hội”, “nhóm văn hóa” đặc thù. Đây là nhóm có nhiều lí tưởng, nhiều cống hiến,
nhưng cũng là nhóm có nhiều nổi loạn so với nền văn hóa chính thống. Cách tiếp
cận giới trẻ dựa trên lí thuyết văn hóa nhóm giới trẻ giúp lí giải sâu sắc hơn những
vấn đề liên quan đến lứa tuổi hết sức “nhạy cảm” này.
1.1.1.2.

Những nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu, quan niệm, lối sống của giới trẻ


Có thể nói, dù được nhìn nhận thuộc về một tiểu văn hóa (subculture) hay là
một nhóm (group), giới trẻ ln được đánh giá là những người có nhu cầu, thị hiếu,
quan niệm, lối sống khác biệt rõ ràng với các thế hệ trước.
Trong những cơng trình nghiên cứu của nước ngoài, lối sống (lifestyle) của
giới trẻ đã được chú ý từ rất lâu, gắn với các tiểu văn hóa cụ thể, riêng biệt, theo đó
mỗi tiểu văn hóa sẽ có những phong cách sống, lối sống khác nhau (Bennett [75],
Brake [79], Huq [123]). Từ khóa của những nghiên cứu này là bản sắc (identity), sự
phản kháng (resistance), những băng nhóm (gangs).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu quan tâm tới việc chỉ ra và phân tích những
khuynh hướng, xu hướng, trào lưu thuộc về văn hoá giới trẻ như nhu cầu, thị hiếu,
quan niệm, lối sống… Một số bài viết của các tác giả Bùi Thị Tỉnh [57], Nguyễn
Thị Phương Hoa [26], Lê Thị Thanh Hương [30],... mặc dù nhấn mạnh những biến
14


đổi và thích ứng của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hiện đại (chẳng hạn như
sự năng động, sáng tạo và cập nhật) nhưng vẫn chủ yếu xoay quanh các chủ đề
“truyền thống” về thanh niên như đạo đức, thái độ chính trị, lối sống. Tác giả
Nguyễn Thị Phương Hoa [26] trong bài viết “Bàn về đạo đức lối sống của thanh
niên trí thức nước ta hiện nay” cho rằng giới trẻ hiện nay sống thực tế hơn, có ý
thức phấn đấu trong nghề nghiệp song ít có hồi bão lớn lao đối với xã hội, đất
nước, ít bày tỏ chính kiến của mình, mặc dù vậy nhưng vì có trình độ học vấn cao,
khả năng nhận thức tốt nên sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực về đạo đức và lối
sống của thanh niên trí thức khơng quá lệch lạc.
Đặng Cảnh Khanh [35], Phạm Hồng Tung [60] cũng nhấn mạnh lối sống của
giới trẻ, đặc biệt giới trẻ Việt Nam, bao hàm cả những biểu hiện tích cực và tiêu
cực. Theo Phạm Hồng Tung, do quan niệm văn hóa thanh niên khơng tách rời nền
văn hóa dân tộc, nên một số xu hướng tích cực của văn hóa thanh niên được tác giả
này chỉ ra là: 1. Trân trọng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, 2. Yêu nước, quan tâm đến tình hình đất nước và tin tưởng vào tương

lai của đất nước; 3. Thực tế, thực dụng; 4. Năng động, sáng tạo, luôn hướng tới cái
mới, cái khác biệt; 5. Tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu thành tựu văn minh và tinh
hoa văn hóa thế giới; 6. Có khát vọng, lạc quan, có tính tích cực chính trị - xã hội
cao. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra một số xu hướng tiêu cực là: 1. Lối sống buông thả
bản thân; 2. Hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; 3. Thờ ơ, vô cảm, thiếu trách
nhiệm; 4. Tiếp thu thiếu chọn lọc ảnh hưởng văn hóa từ bên ngồi. Có thể thấy các
nghiên cứu này tiếp cận từ góc độ xã hội học, khái quát hố tồn bộ những biểu
hiện và xu hướng biến đổi của văn hóa giới trẻ Việt Nam, chứ khơng đi sâu vào các
thực hành văn hóa cụ thể cũng như khơng tiếp cận từ phía chủ thể của nền văn hóa
này [60]. Cịn theo Đặng Cảnh Khanh [35, tr. 258], các hành vi lối sống, quan niệm,
cảm thụ và sáng tạo văn hóa đặc thù của thanh niên khơng phải lúc nào cũng lọt qua
được tầm mắt của các cư dân xã hội khác, đặc biệt các biểu hiện của lối sống thanh
niên thường bị phán xét và đánh giá về phương diện “đạo lí”.
Một số nghiên cứu khác đã chú ý đến những chủ đề gần gũi và mới hơn về
giới trẻ chẳng hạn giải trí, kết nối và tiêu dùng. Giới trẻ là những người có nhu cầu
cao về giải trí và giải trí được coi là một trong những phương tiện giúp thanh niên
phát triển toàn diện. Dù là giải trí trong nhà hay ngồi trời, các hình thức giải trí cũ
15


(băng đĩa, ti vi) (Đinh Thị Vân Chi [6], Đỗ Nam Liên [36]) hay mới (internet, game,
chat...) (Bùi Hoài Sơn [51], Trần Thị Minh Đức [14], Nguyễn Thị Phương Châm
[5], Tô Thúy Hạnh [20]) đều cho thấy giới trẻ là những người nhanh chóng bị thu
hút và dễ dàng tiếp cận các hình thức giải trí mới lạ, độc đáo. Qua các nghiên cứu
này, có thể thấy, trong khoảng 20 năm trở lại đây, sự thay đổi của công nghệ đã có
những tác động to lớn đến giải trí nói riêng và văn hóa giới trẻ Việt Nam nói chung.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa với sự phát triển của truyền thơng, văn hóa đại
chúng và văn hóa tiêu dùng, các nghiên cứu đều chỉ ra văn hóa giới trẻ Việt Nam có
những biến đổi sâu sắc từ học tập, đến giải trí và tiêu dùng, từ quan niệm đến định
hướng và lối sống (Nilan [149], Phan Thanh Thanh [171], Bùi Hoài Sơn [51], Phạm

Hồng Tung [60], Nguyễn Thị Phương Châm cb [5], Nguyễn Thị Hậu cb [67],
Huong Nguyen [122], Lê Thị Thanh Hương [31], Đặng Thiếu Ngân [41], Nhat
Nguyen Nguyen và cộng sự [148]...). Huong Nguyen [122] trong bài viết
“Globalization, consumerism, and the emergence of teens in contemporary
vietnam” [Toàn cầu hoá, chủ nghĩa tiêu dùng và sự xuất hiện của lứa tuổi thanh
thiếu niên ở Việt Nam đương đại] đã lịch sử hóa sự xuất hiện và phổ biến của thuật
ngữ “tuổi teen” ở Việt Nam đồng thời chỉ ra những yếu tố khiến “tuổi teen” trở
thành một thuật ngữ quen thuộc với giới trẻ Việt Nam đó là: sự nới lỏng của chính
phủ, việc gia nhập các tổ chức quốc tế của Việt Nam (ASEAN, WTO), sự tấn cơng
của các nhãn hàng và các tập đồn kinh tế đối với các “cơ quan” truyền thơng có tác
động mạnh và trực tiếp tới thanh thiếu niên Việt Nam như các tờ báo tuổi teen
(Thiếu niên tiền phong, Hoa Học trị), sự lan truyền của văn hóa tiêu dùng...
Một số nghiên cứu đã phân tích những ảnh hưởng của truyền thông tới giới
trẻ khi cho rằng trong một “thế giới phẳng” (từ dùng của Friedman [15]), công nghệ
thông tin phổ biến rộng rãi với những tiện ích khơng giới hạn. Chính vì vậy, nó có
sức thu hút mạnh mẽ với thanh niên, sinh viên - nhóm dân số trẻ và năng động
(Nguyễn Quý Thanh [53]). Đặc biệt internet là một phương tiện truyền thơng kiểu
mới đã góp phần hình thành nên một số giá trị xã hội mới ở giới trẻ (Bùi Hoài Sơn
[51]), “internet làm cho lối sống của sinh viên trở nên năng động hơn, hướng ngoại
nhiều hơn, định hướng giá trị mang tính tự do hơn so với các thế hệ sinh viên trước
kia” [53, tr. 239], góp phần “định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ hiện nay” [67], đặc biệt
internet còn là phương tiện để giới trẻ kiến tạo bản sắc và kết nối đa chiều [5].
16


1.1.1.3. Những nghiên cứu về bản sắc và kiến tạo bản sắc ở giới trẻ
Bản sắc là một khái niệm được nhắc đến thường xuyên và là một trong các
“từ khoá” quan trọng trong các nghiên cứu về tiểu văn hóa giới trẻ, giúp phân chia
một tiểu văn hóa với văn hóa chính thống bao trùm và tạo nên một nhận dạng đặc
trưng của tiểu văn hóa đó. Nó được hình thành trong tương tác xã hội với những

người khác ở các tiểu văn hóa khác (Brake [79]) và xét cho cùng thì bản sắc và tạo
dựng được một bản sắc riêng biệt có thể được cơng nhận bởi văn hóa dịng chính
(mainstream) là mục đích chung cho sự phản kháng của các tiểu văn hóa. Cũng theo
các nghiên cứu về các tiểu văn hóa giới trẻ, cách thức tạo dựng bản sắc riêng của
các trào lưu văn hóa là thông qua các nghi lễ, các biểu tượng, ngôn ngữ và các thực
hành văn hóa (trang phục, âm nhạc, việc tụ tập...) của nhóm giới trẻ trong những bối
cảnh xã hội nhất định.
Thay vì tập trung vào những vấn đề như phản kháng, lật đổ nền văn hóa
chính thống của lí thuyết tiểu văn hóa thời kì trước những năm 1980, xu hướng tiếp
cận hậu tiểu văn hóa (post-subculture) sau này lại tập trung nhiều hơn vào sự khác
biệt. Những câu hỏi về sự khác biệt, về bản sắc của giới trẻ liên quan chặt chẽ với
sự phát triển cá nhân trong tiến trình đi tìm kiếm căn cước của chính mình. Giới trẻ
hiện nay có rất nhiều cách thức để kiến tạo và thể hiện căn tính, và như nhiều tác giả
đã chỉ ra, khơng có hoạt động nào của con người đạt được tiềm năng bộc lộ bản sắc
cá nhân rõ hơn giải trí (Chris Rojek [160], Henderson và cộng sự [117]). Hoạt động
giải trí giúp một người bộc lộ bản thân mình rõ nhất so với các hoạt động khác, con
người cởi bỏ được mọi âu lo, ràng buộc, khn khổ để làm những gì bản thân họ
thực sự muốn và yêu thích, để làm thỏa mãn chính họ, là một trong những khơng
gian sống trong đó, con người tự định nghĩa và trình bày chúng trước người khác
như một bản sắc (Dẫn theo Henderson và cộng sự [117, tr. 3]. “Thực hành giải trí có
thể mở đường cho việc khám phá bản thân và thể hiện bản thân” (Rojek) [160, tr.
6], giải trí có liên quan đến những vấn đề về chủ thể, đến sự lựa chọn, sự tự do và tự
xác định mục tiêu cá nhân, cũng như ý nghĩa của sự nhân ái (Rojek) [160, tr. 8].
Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, các hình thức thời trang, âm nhạc,
phim ảnh, sử dụng mạng internet và các thiết bị công nghệ... đặc biệt là các hình
thức giải trí và tiêu dùng cũng là các phương tiện để giới trẻ kiến tạo và thể hiện bản
sắc một cách rõ ràng nhất.
17



Trang phục là một trong những cách góp phần quan trọng vào việc định danh
căn tính của cá nhân. Theo Carter (1967), quần áo là vỏ xã hội, là hệ thống các tín
hiệu mà qua đó chúng ta truyền bá ý định của mình, là sự tưởng tượng về bản thân,
là vũ khí, những thách thức, những vết thương có thể nhìn thấy... Chúng ta có thể sử
dụng quần áo để thách thức các định đề thống trị, nhưng chúng ta cũng dùng nó đưa
ra các tun bố về mơi trường. “Chúng ta nghĩ trang phục thể hiện bản thân, nhưng
trên thực tế nó thể hiện mơi trường của chúng ta, và như quảng cáo, nhạc pop, tiểu
thuyết... (Dẫn theo Brake [ 7 9 , t r . 13-14]. Nghiên cứu về thời trang và giới trẻ
hiện nay ở Việt Nam, Lương Thị Minh Hoa (2015) chỉ ra rằng nhiều bạn trẻ u
thích thời trang đã tìm ra cách thức thể hiện dấu ấn và tính cách cá nhân, diễn tả
cảm xúc, cái tơi của mình qua trang phục với mục đích khẳng định sự tồn tại của
mình trong xã hội và trở thành các “fashionista” (tín đồ thời trang). Sự ra đời của
fashionista đánh dấu cho sự ra đời của các sáng tạo văn hóa mới góp phần làm đa
dạng và phong phú, đây cũng là cơ hội, cũng là sân chơi để các bạn trẻ thể hiện cá
tính riêng và con người thật của chính mình, đó là những cá thể vượt trội, góp phần
tạo nên sự độc đáo và đặc biệt cho sự ra đời những con người mới trong xã hội [25].
Thời trang, âm nhạc và phim ảnh... khơng chỉ là những hình thức giải trí tiêu
biểu ở thanh niên, mà còn thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển các bản sắc, các tiểu
văn hóa thanh niên (Bennett [75]). Chẳng hạn, trước những năm 1950, thanh thiếu
niên Anh được nhìn nhận chỉ là những phiên bản trẻ hơn của cha mẹ. Ý tưởng về
một nền văn hoá thiếu niên riêng biệt, hoặc bản sắc riêng biệt của giới trẻ khơng tồn
tại. Q trình chuyển đổi giữa trẻ em và người lớn không được đánh dấu bởi bất kỳ
điều gì đặc biệt. Họ khơng phải là một nhóm riêng biệt với các giá trị và phong tục
riêng của mình cho đến khi chịu ảnh hưởng của văn hóa nhạc Rock’n Roll từ Mỹ
với biểu tượng của Elvis Presley. Đến 1960, tất cả đã thay đổi khi nhạc Pop và Rock
của Anh đứng nhất nhì thế giới, ngang hàng hoặc chỉ sau Mỹ. Văn hoá thanh thiếu
niên ở Anh như vậy được xem là chỉ ra đời từ nửa cuối những năm 1950 trở về sau2.
Trong nghiên cứu về tiểu văn hoá nhạc Pop, Rupa Huq [123] cho rằng Pop
có khả năng cung cấp những cách thức để thốt khỏi hồn cảnh của một người và
phát minh lại căn tính nhưng cũng có khả năng đóng vai trị trong việc nêu rõ hoặc

thậm chí củng cố giới tính, dân tộc và tầng lớp của giới trẻ. Trước đó, mối quan hệ
2

Theo “How It All Began- A Cultural Revolution”, nguồn: />
18


giữa văn hoá thanh thiếu niên và nhạc Pop cũng từng là chủ đề nghiên cứu của
nhiều cơng trình (Brake [79], Bennett [75]).
Những nghiên cứu về âm nhạc và giới trẻ ở Việt Nam cũng đã chỉ ra mối
quan hệ giữa các thể loại, phong cách âm nhạc và việc kiến tạo bản sắc của giới trẻ,
dù là qua Hip Hop (Nguyễn Mai Kiên [34]) hay qua việc gắn bó với cây đàn ghita
(Vũ Thị Thanh Trà [63]). Theo Vũ Thị Thanh Trà, việc giới trẻ lựa chọn ghi ta để
chơi khơng đơn thuần là vì mục đích giải trí hay để đáp ứng nhu cầu “thị hiếu thẩm
mỹ” mà là để tạo ra “thị hiếu khác biệt”, để “khu biệt họ với các nhóm người khác,
hình thành nên một nhóm xã hội có bản sắc riêng, có vị thế xã hội” [63, tr. 145].
Ở thời đại hiện nay, người ta khơng thể xem xét căn tính các cá nhân và
nhóm xã hội mà khơng đặt nó trong bối cảnh truyền thông mới. Truyền thông đã
thay đổi bối cảnh kiến tạo căn tính, đồng thời cung cấp những khía cạnh căn tính
mới. Việc tiêu thụ các chương trình giải trí, các sản phẩm công nghệ như điện thoại
di động, máy tính bảng, internet... giúp giới trẻ đạt được cảm giác “cool” (ngầu) của
“những người dẫn đầu xu hướng” và gia tăng sự kết nối (Wang [177], D’heer,
Courtois, Paulussen [95]; Goggin [109]). Từ việc khảo sát thói quen dùng Facebook
qua các thiết bị di động như một cách để giải trí, Purnama [155] đã tìm hiểu bản sắc
của giới trẻ đã thể hiện qua cách mà họ thực hành như thế nào trên facebook của
mình: giao tiếp, chơi các trị chơi trực tuyến... và chỉ ra rằng bản sắc của họ (những
người trẻ ưa thích và cập nhật nhanh các thiết bị cơng nghệ, những người tơn thờ
nền văn hóa đại chúng và truyền hình) là do chính họ tạo ra trước tác động của
truyền thơng và từ chính những thực hành truyền thông của họ (sử dụng facebook,
chơi game...). Thậm chí lựa chọn trở thành một hacker cũng là một cách để giới trẻ

định vị căn tính của mình (Nguyễn Trung Hiếu [22]).
Nhìn chung, các nghiên cứu về giới trẻ nói trên đã chỉ ra rằng văn hóa giới trẻ
là một tiểu văn hóa, một nhóm tuổi với những đặc trưng riêng. Qua những tư liệu
nghiên cứu đi trước, có thể thấy một bức tranh đa dạng, phong phú về đời sống giới
trẻ Việt Nam hiện nay: có những nhóm giới trẻ mê game online (Trần Thị Minh Đức
2007), có nhóm mê hip hop (Nguyễn Mạnh Kiên 2014), có nhóm thích ghita (Vũ Thị
Thanh Trà 2017), có nhóm hâm mộ thần tượng… Các nghiên cứu trên đã cho thấy
giới trẻ khơng phải là một nhóm thuần nhất mà khá đa dạng về cả tâm lí, sở thích, thị
hiếu, trình độ, lối sống… do đó, những ảnh hưởng của tồn cầu hóa, truyền thơng,
19


văn hóa đại chúng và tiêu dùng đối với giới trẻ cũng không đồng nhất mà theo những
mức độ khác nhau. Tuy vậy, trong bối cảnh tồn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão
của truyền thông - nơi mà thế giới ngày càng “phẳng”, hơn ai hết, giới trẻ ln là
những người nỗ lực định hình căn tính cá nhân một cách mạnh mẽ nhất.
1.1.2. Những nghiên cứu về hâm mộ thần tượng
1.1.2.1. Nghiên cứu về người nổi tiếng/ thần tượng
Những nghiên cứu về thần tượng - đối tượng được hâm mộ, chủ yếu xoay
quanh chức năng, ý nghĩa của thần tượng đối với người hâm mộ nói riêng và với
nền văn hố đại chúng nói chung.
Thần tượng được coi là người “có tài năng, thành tích, địa vị, hoặc sự xuất
hiện hình ảnh được đặc biệt cơng nhận hoặc đánh giá bởi người hâm mộ của mình”
(Yue & Cheung) [181, tr. 91]. Thần tượng, ngôi sao, người nổi tiếng được tiếp cận
như là một sản phẩm của truyền thơng và văn hóa đại chúng (Dyer [96]; Turner
[176]; Duffett [95]; Marshall [143]), một thương hiệu con người (human brand)
(Thomson [172])... Rojek [161] coi người nổi tiếng là những người thu hút “vốn chú
ý” của cơng chúng. Sự phóng đại của truyền thơng về văn hố người nổi tiếng đã
tạo ra một xu hướng mới mẻ cho khán giả để mô phỏng lại sự chú ý này.
Các ngôi sao còn được coi là sản phẩm của chủ nghĩa cá nhân (Dyer [96],

Marshall [143]). Trong cuốn sách Stars (1979 [1998]), dựa trên việc phân tích các
nhân vật ngơi sao cụ thể, Dyer đã chỉ ra ý nghĩa xã hội của họ, đồng thời tập trung
vào mối quan hệ giữa hình ảnh ngôi sao và diễn ngôn của chủ nghĩa cá nhân. Ngôi
sao là một “hiện tượng của sản xuất”, đồng thời là một “hiện tượng của tiêu thụ”
với hàm ý rằng chính khán giả cũng là một lực lượng để sản xuất ra các ngơi sao
[96, tr. 10-17]. Cịn Marshall [143] trong cơng trình Celebrity and Power: Fame in
Contemporary Culture [Người nổi tiếng và quyền lực: danh tiếng trong văn hoá
đương đại] đã đặt ra và giải quyết những câu hỏi cốt lõi như: Sự nổi tiếng trong văn
hóa đương đại là gì, ý nghĩa của người nổi tiếng là gì và họ có ảnh hưởng như thế
nào đến cơng chúng cũng như đến việc thay đổi diễn ngôn công cộng? cách người
nổi tiếng hoạt động trong thế giới ngày nay ra sao và họ thể hiện quyền lực, sức
mạnh gì?. Cũng giống như Dyer (1979), Marshall cho rằng hiện tượng người nổi
tiếng trong bối cảnh phương Tây bắt nguồn từ những ý tưởng triết học của chủ
nghĩa cá nhân, là một sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. Do đó, diễn ngơn về người
20


nổi tiếng và quyền lực của họ trở nên phổ biến và có tác động khơng nhỏ trong một
nền văn hóa dân chủ, tiêu dùng, trong đó khán giả đại chúng trở thành đối tượng
trung tâm của việc xác định giá trị của một cá nhân.
Các ngôi sao, người nổi tiếng, thần tượng được phân loại theo các cách khác
nhau. Marshall chia ngôi sao thành 3 loại: ngôi sao phim ảnh, ngơi sao truyền hình
và ngơi sao âm nhạc. Trái ngược với ngôi sao phim ảnh (hào quang và sự hấp dẫn
của ngôi sao được xây dựng xung quanh khoảng cách của họ với khán giả và sự bí
ẩn bao quanh cuộc sống của họ), người nổi tiếng trên truyền hình lại thu hút khán
giả bởi sự quen thuộc, được mọi người chấp nhận bởi sự hiện diện liên tục trên các
chương trình mà họ xem ở nhà (Marshall [143]). Các cơng cụ để phân tích người
nổi tiếng như một dạng sức mạnh văn hóa, đã khám phá những cách mà chúng ta có
thể giải nén bản chất của quyền lực của người nổi tiếng. Trong mơ hình tư bản của
người tiêu dùng, người nổi tiếng thấm vào thế giới xã hội của chúng ta ở một mức

độ cao, đến mức mọi thứ chúng ta trải nghiệm đều được lọc qua lăng kính của
người nổi tiếng.
Một số nghiên cứu lại chia các ngôi sao thành 3 loại: ngôi sao điện ảnh, ngôi
sao ca nhạc và ngôi sao thể thao (hay cịn gọi là mơ hình ‘tơn thờ ba ngơi sao’)
(Cheung & Yue [87]; Yue, Wong & Cheung [182]). Chiếm đa số trong các thần
tượng của giới trẻ là các ngôi sao âm nhạc. Lí giải về việc một phần lớn các thần
tượng của giới trẻ hiện nay là các ca sĩ nhạc Pop, Chan [85] cho rằng nghe nhạc Pop
là một hình thức giải trí quan trọng cho giới trẻ và các ca sĩ nhạc Pop thường được
giới trẻ tôn sùng bởi nó mang lại cho họ cảm giác về sự trẻ trung và đại chúng.
Thêm vào đó, những người hâm mộ trẻ tuổi dễ dàng bị thu hút bởi những ngơi sao
điện ảnh và ca sĩ nhạc Pop có vẻ ngồi đẹp đẽ, tính tình tốt và những màn trình diễn
xuất sắc (Leung [136]; Cheung & Yue [86], [87]).
Một số nghiên cứu phân loại người nổi tiếng dựa theo cách hiểu, cách định
nghĩa về người nổi tiếng trong bối cảnh văn hóa đại chúng và truyền thơng.
Hefzallah (1987) cho rằng: “Anh hùng là người trở nên nổi tiếng vì những thành
tích anh ấy hoặc cơ ấy phấn đấu và đạt được. Còn người nổi tiếng là người được
biết đến rộng khắp trong xã hội” (Dẫn theo Nguyễn Thu Giang [16]). Trước đó,
Broostin (1982: 61) quan niệm: “Người anh hùng tự tạo ra chính mình, cịn người
nổi tiếng do truyền thông tạo ra” (Dẫn theo Nguyễn Thu Giang [16]). Broostin cho
21


rằng chính các phương tiện truyền thơng đã tạo ra hệ thống kí hiệu riêng cho người
nổi tiếng bằng ngơn ngữ và hình ảnh đặc biệt, và bất cứ người bình thường nào
được đưa vào hệ thống này đều sẽ trở thành người nổi tiếng ngay lập tức.
Với sự phát triển của truyền thông, việc hâm mộ người nổi tiếng dường như
là tất yếu, thậm chí, theo Hills [118], việc tôn thờ người nổi tiếng tràn ngập, thấm
đẫm xã hội đương đại. Bất cứ ai cũng có thể trở thành người nổi tiếng và bất cứ sự
kiện nào cũng có thể trở thành sự kiện nổi tiếng. Tuy nhiên, với những nhân vật nổi
tiếng với thời gian như Elvis Presley, cơng nương Diana... thì ngồi những phẩm

chất độc đáo, sự nổi tiếng của họ còn được thúc đẩy bởi truyền thông. Theo Rojek
[160], người nổi tiếng được chia thành ba loại: người nổi tiếng do nhân thân của họ
(chẳng hạn như các thành viên trong gia đình hồng gia), người nổi tiếng do tài
năng thực sự của họ (nổi tiếng do tự họ đạt được, chẳng hạn các ngôi sao phim ảnh)
và người nổi tiếng do thu hút truyền thông và được truyền thông gán cho sự nổi
tiếng (chẳng hạn những người nổi lên nhờ các scandal hoặc được truyền thông chú ý đến).
Thần tượng hay người nổi tiếng cũng được xem xét với những chức năng xã hội
đặc thù. Bài viết của Nguyễn Thu Giang [16] về “Hiện tượng người nổi tiếng và chức
năng xã hội của nó” đã chỉ ra rằng người nổi tiếng như một diễn ngôn, bao chứa quyền
lực và được kiến tạo nên, như là hàng hóa. Tác giả cho rằng việc nhìn nhận người nổi
tiếng như một diễn ngơn dẫn đến việc có thể nhìn nhận họ như một văn bản (text) để từ
đó có thể “đọc” và tìm ra những ý nghĩa của văn bản đó trong điều kiện lịch sử, xã hội
nhất định. Bài viết cũng chỉ ra ba chức năng chính của người nổi tiếng: chức năng cân
bằng nhu cầu giao tiếp liên cá nhân của con người đô thị, chức năng cung cấp những
căn tính mới đa dạng và chức năng củng cố ý thức hệ.
Ngoài ra, người nổi tiếng có chức năng thúc đẩy tiêu dùng, “danh tiếng của
họ là một tài sản thương mại là nền tảng cho sự nghiệp của họ và phải được duy trì
và có chiến lược nếu họ tiếp tục hưởng lợi từ nó”, và nghiên cứu về người nổi tiếng
là cần thiết “để tìm ra cách lập bản đồ và hiểu được tầm quan trọng cấu trúc ngày
càng tăng của việc sản xuất và tiêu thụ danh tiếng đối với ngành công nghiệp truyền
thơng và giải trí” (Turner) [173, tr. 16-18]. Trong bài viết của mình, Turner cũng
bàn thêm về truyền thơng, văn hóa đại chúng, giải trí và tiêu dùng trong mối quan
hệ với chức năng xã hội và chức năng văn hóa của người nổi tiếng: “Chưa có dấu
hiệu nào cho thấy sự lan rộng của văn hoá người nổi tiếng đã đạt đến giới hạn của
22


×